Luận án Hình phạt chính không giam giữ trong luật hình sự Việt Nam

- Sửa đổi, bổ sung quy định về hình phạt trục xuất là hình phạt chính theo hướng quy định chi tiết hơn về phạm vi áp dụng64 nhằm đảm bảo tính pháp chế, tính khả thi và hiệu quả của hình phạt; - Quy định bổ sung một số các hình phạt chính không giam giữ Phạt tiền theo ngày và Quản chế tại gia đình mà có sử dụng vòng điện tử với tính chất là các hình phạt thay thế cho hình phạt tù; - Sửa đổi, bổ sung một số quy định của BLHS năm 2015 có liên quan đến hình phạt tiền và hình phạt cải tạo không giam giữ, cụ thể: Sửa đổi quy định về tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội, có nhiều bản án đối với hình phạt cải tạo không giam giữ theo hướng mức hình phạt tối đa của hình phạt cải tạo không giam giữ là năm năm; Bổ sung quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt đối với hình phạt tiền và hình phạt cải tạo không giam giữ nhằm tạo nhận thức thống nhất, tránh tùy tiện trong áp dụng quy định của BLHS; - Khắc phục các hạn chế trong quy định của Phần các tội phạm BLHS năm 2015 về hình phạt cải tạo không giam. - Sửa đổi, bổ sung quy định của BLTTHS và Luật thi hành án hình sự cho phù hợp với các quy định của BLHS. - Cần ban hành các văn bản hướng dẫn quy định của BLHS năm 2015 như hướng dẫn việc quyết định mức tiền phạt trong trường hợp người phạm tội đã bị tạm giữ, tạm giam trước đó; hướng dẫn áp dụng quy định “xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội” (Điều 36 BLHS năm 2015);65 hướng dẫn cách thức xác định thu nhập của người bị kết án làm cơ sở để xác định mức thu nhập bị khấu trừ. Kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức và biện pháp bảo đảm thi hành các hình phạt chính không giam giữ - Nâng cao nhận thức của người áp dụng pháp luật và cộng đồng về vai trò, hiệu quả của các hình phạt chính không giam giữ. Đẩy mạnh và phổ biến các nghiên cứu về hiệu quả của hình phạt chính không giam giữ, thông tin về hiệu quả áp dụng hình phạt này ở các nước nhằm tác động vào nhận thức của người áp dụng pháp luật và cộng đồng. - Tổ chức cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các hình phạt chính không giam giữ, bao gồm bộ máy tổ chức, cơ sở hạ tầng, và các chuyên viên được đào tạo, huấn luyện phù hợp trong việc giám sát người bị kết án chấp hành các biện pháp. - Cần xây dựng mạng lưới các cơ quan, tổ chức, công ty, đội ngũ tình nguyện viên nhằm hỗ trợ cho Nhà nước trong việc tổ chức thi hành các hình phạt chính không giam giữ đặc biệt là đối với các hình phạt mang tính chất cộng đồng. - TANDTC cần công bố các án lệ về áp dụng các hình phạt chính không giam giữ nhằm hướng dẫn các Tòa án cách thức vận dụng quy định của BLHS về các điều kiện áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ và khuyến khích các Tòa án tăng cường áp dụng các hình phạt này.

pdf95 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hình phạt chính không giam giữ trong luật hình sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yên nhân của các hạn chế, bất cập trong quy định của BLHS năm 2015 về các hình phạt chính không giam giữ. 41 3. Thực tiễn áp dụng các hình phạt chính không giam giữ trong những năm gần đây còn tồn tại nhiều hạn chế như tỷ lệ áp dụng các hình phạt chính không giam giữ qúa thấp so với hình phạt tù; hình phạt cảnh cáo và trục xuất không phát huy được vai trò; còn tồn tại các trường hợp vận dụng chưa đúng tinh thần quy định của BLHS. Các hạn chế trong thực tiễn áp dụng các hình phạt chính không giam giữ có nguyên nhân từ những hạn chế trong quy định của BLHS, nguyên nhân từ sự nhận thức chưa đúng đắn và đầy đủ của những người áp dụng pháp luật và cộng đồng, sự thiếu vắng các biện pháp bảo đảm áp dụng và thi hành các hình phạt này. 42 CHƢƠNG 3 KINH NGHIỆM CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ NƢỚC VỀ HÌNH PHẠT CHÍNH KHÔNG GIAM GIỮ 3.1 Kinh nghiệm của pháp luật hình sự quốc tế về các hình phạt chính không giam giữ 3.1.1 Những vấn đề chung về hình phạt chính không giam giữ trong pháp luật hình sự quốc tế Pháp luật hình sự quốc tế không quy định các chuẩn mực riêng mà ban hành các tiêu chuẩn luật mềm cho các biện pháp không giam giữ. Năm 1990, Đại Hội Đồng đã thông qua Quy tắc của Liên hợp quốc về tiêu chuẩn tối thiểu về những biện pháp không giam giữ (Quy tắc Tokyo) nhằm khuyến khích và hướng dẫn các quốc gia cân nhắc các lựa chọn khác thay thế khi quy định và áp dụng các biện pháp giam giữ. Những điều khoản liên quan của Quy tắc Tokyo được áp dụng cho tất cả những người bị truy tố, xét xử hay thi hành án, trong tất cả các giai đoạn của hoạt động tư pháp hình sự. Việt Nam đã là thành viên của hầu hết các Công ước quốc tế về quyền con người,6 điều này thể hiện sự tiến bộ, hội nhập của Việt Nam trên trường quốc tế nhưng đồng thời cũng đặt ra nghĩa 6 Hồng Nguyên (2013), Việt Nam tham gia hầu hết các Công ước về quyền con người, Cong-uoc-ve-quyen-con-nguoi/184765.vgp. Truy cập vào lúc 7h20 phút ngày 28/9/2016 43 vụ nội luật hóa các cam kết quốc tế nhằm đảm bảo quyền con người trong tư pháp hình sự nói chung và trong chính sách hình phạt nói riêng, trong đó có giới hạn pháp lý về các hình phạt chính không giam giữ. 3.1.2 Kinh nghiệm của pháp luật hình sự quốc tế về quy định nguyên tắc và biện pháp bảo đảm áp dụng các hình phạt chính không giam giữ Các nguyên tắc cơ bản khi quy định và áp dụng các hình phạt chính không giam giữ phải cố gắng bao gồm: - Cần tính đến các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của từng quốc gia cũng như mục đích và mục tiêu của hệ thống tư pháp hình sự của quốc gia đó. - Đảm bảo một sự cân bằng hợp lý giữa các quyền của cá nhân người phạm tội, quyền của các nạn nhân và sự quan ngại của xã hội đối với an ninh công cộng và việc phòng ngừa tội phạm theo tinh thần quy định tại Mục 1.4 Quy tắc Tokyo. - Đảm bảo sự đa dạng và linh hoạt khi quy định các hình phạt chính không giam giữ. - Đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự, không có sự phân biệt đối xử. Các biện pháp bảo đảm cho việc quy định, áp dụng và thực thi các hình phạt chính không giam giữ nói riêng. Các biện pháp bảo đảm về chính sách cho các hình phạt chính không giam giữ bao gồm: 44 - Cần sử dụng các hình phạt chính không giam giữ phù hợp với nguyên tắc can thiệp tối thiểu theo Mục 2.6 Quy tắc Tokyo. - Việc sử dụng những biện pháp không giam giữ phải là một phần của tiến trình hướng tới bãi bỏ hình phạt và loại bỏ hành vi đó ra khỏi số hành vi phạm tội, thay vì can thiệp hay làm trì hoãn những nỗ lực theo hướng đó (mục 2.7 Quy tắc Tokyo) Các biện pháp bảo đảm về pháp luật: - Việc giới thiệu, định nghĩa và áp dụng những biện pháp không giam giữ phải do pháp luật quy định. - Danh dự, nhân phẩm của người phạm tội chịu các biện pháp không giam giữ phải luôn được bảo vệ. Bên cạnh đó, cần có các biện pháp bảo đảm về cơ sở hạ tầng trong quá trình áp dụng các hình phạt chính không giam giữ. Việt Nam cần tham khảo Quy tắc Tokyo khi xây dựng các nguyên tắc và biện pháp bảo đảm cho việc quy định, áp dụng và thực thi các hình phạt chính không giam giữ nhằm tạo ra định hướng dài hạn cho việc hoàn thiện chính sách hình phạt. 3.1.3 Kinh nghiệm của pháp luật hình sự quốc tế về quy định các hình phạt chính không giam giữ cụ thể Quy tắc Tokyo đã giới thiệu nhiều biện pháp không giam giữ thay thế cho hình phạt tù khác nhau trong giai đoạn xét xử mà Việt Nam có thể tham khảo để bổ sung, hoàn thiện các hình phạt chính không giam giữ như phạt tiền theo ngày, hình phạt cộng đồng, quản chế và quản thúc tại nhà. 45 Các hình phạt về kinh tế (Economic penalties) là các biện pháp thay thế cho hình phạt tù hiệu quả nhất. Quản chế và giám sát tư pháp (Probation and judicial supervision) là những biện pháp không được định nghĩa trong Quy tắc Tokyo bởi tính thông dụng của nó. Buộc lao động công ích (A community service order) là biện pháp yêu cầu người bị kết án thực hiện các công việc không được trả lương trong một thời gian nhất định hoặc thực hiện một nghĩa vụ nhất định. Chuyển cho các trung tâm quản giáo (Referral to an attendance centre) là nơi mà người phạm tội phải chấp hành hình phạt vào ban ngày và trở về nhà vào buổi tối. Quản thúc tại nhà (House arrest) là một biện pháp hình sự khá cứng nhắc nhưng vẫn linh hoạt hơn hình phạt tù. 3.2 Kinh nghiệm của pháp luật hình sự một số quốc gia khi quy định về hình phạt chính không giam giữ 3.2.1 Kinh nghiệm của pháp luật hình sự Hoa kỳ Quy định của pháp luật hình sự Hoa Kỳ về các hình phạt chính không giam giữ phản ánh các điểm nổi bật nhất định, qua đó rút ra được các bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam. Thứ nhất: Các hình phạt chính không tước tự trong pháp luật hình sự Hoa Kỳ được quy định khá muộn so với các quốc gia khác nhưng đã dần khẳng định vai trò trong hệ thống hình phạt. 46 Thứ hai: Các hình phạt chính không giam giữ được quy định trong pháp luật hình sự Hoa kỳ chủ yếu là các hình phạt kinh tế (Economic Sanctions) và các hình phạt mang tính cộng động (Community Sanctions) Thứ ba: Pháp luật hình sự Hoa Kỳ quy định các hình phạt chính không giam giữ khá linh hoạt, có hình phạt tương xứng với tính chất nguy hiểm của tội phạm đối với các tội phạm ít nguy hiểm nhưng cũng có hình phạt mang tính chất thay thế cho hình phạt tù. Thứ tư: Pháp luật hình sự Hoa Kỳ quy định hệ thống cơ quan độc lập để tổ chức thi hành các hình phạt và các biện pháp cưỡng chế hình sự mang tính cộng đồng. Các trung tâm quản chế (Probation Center) được tổ chức ở cấp Liên bang, cấp bang và ở các quận/thành phố. Ngày nay, tất cả các tiểu bang đều có các trung tâm quản chế người chưa thành niên và người trưởng thành phạm tội.7 3.2.2 Kinh nghiệm của pháp luật hình sự Cộng hòa Pháp Quy định của BLHS Pháp đã đạt được các thành công nhất định và Việt Nam có thể tham khảo trong qúa trình hoàn thiện pháp luật hình sự về các hình phạt chính không giam giữ. 7 47 Thứ nhất: Pháp luật hình sự của Pháp luôn ưu tiên và đặt lên hàng đầu mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội, chính sách này xuyên suốt từ giai đoạn kết án và thi hành án. Thứ hai: BLHS Pháp quy định các hình phạt chính không giam giữ rất đa dạng với các điều kiện áp dụng cụ thể, được quy định đa số các tội phạm cụ thể. Thứ ba: BLHS Pháp quy định các hình phạt chính không giam giữ mang tính chất thay thế hình phạt tù. Thứ tư: BLHS Pháp quy định rất linh hoạt trong việc áp dụng các hình phạt chính không giam giữ, các hình phạt chính không giam giữ có thể thay thế cho hình phạt tù hoặc thay thế cho nhau. Thứ năm: BLHS Pháp quy định các biện pháp bảo đảm thi hành các hình phạt chính không giam giữ rất hiệu quả. Thứ sáu: Bộ máy tổ chức thi hành các hình phạt chính không giam giữ được tổ chức rất chặt chẽ, rộng khắp và hiệu quả. 3.2.3 Kinh nghiệm của pháp luật hình sự Liên bang Nga Pháp luật hình sự Liên bang Nga đạt được các thành công nhất định khi quy định về các hình phạt chính không giam giữ và Việt Nam có thể tham khảo trong qúa trình hoàn thiện pháp luật hình sự. Thứ nhất: BLHS Liên bang Nga quy định hình phạt chính không giam giữ rất đa dạng và chặt chẽ, tỷ lệ quy định các hình 48 phạt chính không giam giữ trong các tội phạm khá cao, được quy định trong đa số các tội phạm cụ thể. Thứ hai: Pháp luật hình sự Liên bang Nga quy định hình phạt hạn chế tự do và quản chế trong các đơn vị kỷ luật quân đội là các hình phạt chính không giam giữ mang bản chất thay thế cho hình phạt tù nhằm mục tiêu giảm thiểu việc áp dụng hình phạt tù. Thứ ba: Pháp luật hình sự Liên bang Nga quy định biện pháp pháp lý nhằm đảm bảo cho các hình phạt chính không giam giữ bằng cách cho phép chuyển từ các hình phạt chính không giam giữ sang hình phạt tước tự do như hình phạt giam giữ và hình phạt tù. Thứ tư: Thực tiễn xét xử tại Liên bang Nga trong những năm gần đây đã phản ánh tỷ lệ áp dụng các hình phạt không giam giữ ở mức cao, hình phạt tù tuy chiếm tỷ trọng lớn so với các hình phạt cụ thể khác nhưng các hình phạt chính không giam giữ đóng vai trò chủ lực và quan trọng trong thực tiễn áp dụng hình phạt. 49 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 1. Quy tắc Tokyo đã quy định các nguyên tắc của hình phạt không giam giữ và các biện pháp bảo đảm cho việc quy định và áp dụng các hình phạt này. Đây là cơ sở, nền tảng lý thuyết cho các quốc gia đối chiếu đánh giá quy định của pháp luật hình sự và hoàn thiện pháp luật về các hình phạt không giam giữ. Bên cạnh đó, Quy tắc Tokyo đã giới thiệu nhiều hình phạt không giam giữ khác nhau mà Việt Nam có thể tham khảo nhằm quy định đa dạng các hình phạt chính không giam giữ. Các hình phạt này đã được quy định trong pháp luật hình sự của nhiều nước và đã chứng minh được hiệu quả của hình phạt, phát huy tốt vai trò trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. 2. Pháp luật hình sự của Hoa Kỳ, Pháp có thể được xem là các đại diện tiêu biểu cho từng hệ thống luật và pháp luật hình sự của Nga đã có nhiều ảnh hưởng đến pháp luật hình sự Việt Nam. Các quốc gia trên đã có những thành công và hạn chế nhất định khi quy định và áp dụng các hình phạt chính không giam giữ mà Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm. Điểm chung nhất trong kinh nghiệm quy định của pháp luật hình sự các nước là các hình phạt chính không giam giữ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống hình phạt và được áp dụng rất phổ biến trong thực tiễn xét xử. Pháp luật hình sự Hoa Kỳ khá dè dặt trong việc quy định các hình phạt chính không giam giữ nhưng hiện nay ngày càng được 50 chú trọng. Trong khi đó, các hình phạt chính không giam giữ được quy định rất phong phú trong BLHS Pháp và BLHS Liên Bang Nga. Đặc biệt pháp luật hình sự các nước trên đều quy định các hình phạt chính không giam giữ mang tính chất thay thế hình phạt tù và quy định chặt chẽ các biện pháp bảo đảm áp dụng hình phạt. 51 CHƢƠNG 4 KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC HÌNH PHẠT CHÍNH KHÔNG GIAM GIỮ 4.1 Cải cách tƣ pháp và định hƣớng hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả của các hình phạt chính không giam giữ - Hoàn thiện lý luận về hình phạt chính không giam giữ, đồng thời đánh giá một cách đầy đủ vai trò, các ưu và nhược điểm của bốn hình phạt chính không giam giữ để quy định cho phù hợp nhằm phát huy tối đa hiệu quả hình phạt và hoạch định chính sách hình phạt phù hợp. - Hoàn thiện quy định của BLHS về các hình phạt chính không giam giữ theo xu hướng nhân đạo hóa luật hình sự - một xu hướng nhất quán của chính sách hình sự.8 - Khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn áp dụng các hình phạt chính không giam giữ như thiếu các văn bản hướng dẫn, định hướng áp dụng của các cơ quan chức năng và nhận thức của người áp dụng pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. - Nghiên cứu nội luật hóa các điều ước quốc tế có liên quan đến chính sách hình phạt nói chung và các hình phạt chính không 8 Đào Trí Úc (2017), “Chính sách hình sự thể hiện trong BLHS năm 2015”, Tạp chí KHPL số 01(104)/2017, tr 5. 52 giam giữ nói riêng mà Việt Nam là thành viên, góp phần tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Cụ thể là các văn bản pháp lý quốc tế như Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hiệp quốc, Công ước về các quyền chính trị, dân sự, Công ước chống tra tấn và đối xử hoặc hình phạt dã man, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm khác, Công ước về quyền trẻ em và Quy tắc Tokyo. - Hoàn thiện kỹ thuật lập pháp hình sự về các hình phạt chính không giam giữ theo hướng nâng cao tính minh bạch, khả thi, bảo đảm tính thống nhất về mặt kỹ thuật giữa Phần chung và Phần các tội phạm. 4.2 Các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hình phạt chính không giam giữ 4.2.1 Kiến nghị hoàn thiện lý luận về hình phạt chính không giam giữ Cần thống nhất về định nghĩa các hình phạt chính không giam giữ nhằm tạo sự thống nhất trong nội hàm thuật ngữ sử dụng, làm cơ sở mở rộng nghiên cứu các biện pháp cưỡng chế Nhà nước khác trong tư pháp hình sự như các biện pháp ngăn chặn không giam giữ của bị can, bị cáo. Trên cơ sở phân tích bản chất của hình phạt chính không giam giữ, có thể định nghĩa như sau: “Hình phạt chính không giam giữ là các hình phạt tuy người bị kết án không bị cách ly khỏi cộng đồng nhưng phải chịu sự tác động của Nhà nước và xã hội bằng việc bị hạn chế hoặc tước bỏ 53 các quyền, lợi ích nhất định. Hình phạt chính không giam giữ được Tòa án tuyên độc lập, trường hợp phạm một tội cụ thể thì chỉ được áp dụng một hình phạt”. . Nhằm tạo sự thống nhất trong lý luận về hình phạt, luận án cũng mạnh dạn đưa ra định nghĩa khoa học về hình phạt và hình phạt chính. Định nghĩa khoa học về hình phạt cần xác định các đặc trưng và mục đích cụ thể, đặc biệt nhấn mạnh vào mục đích trọng tâm của hình phạt. Theo đó, định nghĩa hình phạt như sau: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất được quy định trong luật hình sự, do Tòa án áp dụng cho chính người, pháp nhân thương mại phạm tội đã thực hiện tội phạm. Hình phạt nhằm răn đe, ngăn ngừa, phòng ngừa người phạm tội tiếp tục thực hiện tội phạm và nhằm mục đích cao nhất là cải tạo, giáo dục họ tuân thủ pháp luật. Hình phạt còn nhằm ngăn ngừa, giáo dục ý thức pháp luật cho những người khác trong xã hội, góp phần đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Hình phạt nhằm răn đe, ngăn ngừa, phòng ngừa pháp nhân thương mại thực hiện tội phạm” Đối với hình phạt chính, cần xây dựng định nghĩa làm rõ đặc trưng vai trò và quy tắc áp dụng. Theo đó hình phạt chính được định nghĩa như sau: “Hình phạt chính là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất được áp dụng cho tội phạm và được Tòa án tuyên một cách độc lập, đối với trường hợp phạm một tội cụ thể thì chỉ được áp dụng một hình phạt chính nhằm mục đích giáo 54 dục cải tạo, răn đe, ngăn ngừa và phòng ngừa tội phạm” 4.2.2 Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về các hình phạt chính không giam giữ Quy định các hình phạt chính không giam giữ trong BLHS cần đảm bảo yêu cầu lý luận, các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự và tăng cường hiệu quả của hệ thống hình phạt. Trên cơ sở tính chất đặc thù với các ưu và nhược điểm nhất định của từng loại hình phạt, luận án tập trung kiến nghị hoàn thiện quy định của BLHS năm 2015 về các hình phạt chính không giam giữ với các nội dung cơ bản sau: Thứ nhất: Sửa đổi, bổ sung quy định của BLHS năm 2015 về hình phạt cảnh cáo theo hướng tăng cường tính cưỡng chế của hình phạt. Thứ hai: Sửa đổi, bổ sung quy định BLHS năm 2015 về phạt tiền là hình phạt chính. Thứ ba: Sửa đổi, bổ sung quy định của BLHS năm 2015 về hình phạt cải tạo không giam giữ. Thứ tư: Sửa đổi, bổ sung quy định của BLHS năm 2015 về hình phạt trục xuất theo hướng xác định cụ thể phạm vi áp dụng của hình phạt. Thứ năm: Quy định bổ sung hình phạt chính không giam giữ là Phạt tiền theo ngày và Quản chế tại gia đình có sử dụng vòng điện tử vào hệ thống hình phạt 55 Thứ sáu: sửa đổi, bổ sung một số quy định của BLHS năm 2015 có liên quan đến hình phạt tiền và hình phạt cải tạo không giam giữ, cụ thể: Thứ bảy: Khắc phục các hạn chế trong quy định của Phần các tội phạm BLHS năm 2015 về hình phạt cải tạo không giam giữ. Thứ tám: sửa đổi, bổ sung quy định của BLTTHS và Luật thi hành án hình sự cho phù hợp với các quy định của BLHS. Thứ chín: cần ban hành các văn bản hướng dẫn quy định của BLHS năm 2015 4.2.3 Kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức và biện pháp bảo đảm thi hành các hình phạt chính không giam giữ Nhận thức của người áp dụng, của cộng đồng và các biện pháp bảo đảm thi hành đóng vai trò quan trọng trong việc phát huy hiệu quả của các hình phạt chính không giam giữ. Luận án tập trung vào các kiến nghị cụ thể sau: Thứ nhất: nâng cao nhận thức của người áp dụng pháp luật và cộng đồng về vai trò, hiệu quả của các hình phạt chính không giam giữ. Thứ hai: Tổ chức cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các hình phạt chính không giam giữ, bao gồm bộ máy tổ chức, cơ sở hạ tầng, và các chuyên viên được đào tạo, huấn luyện phù hợp trong việc giám sát người bị kết án chấp hành các biện pháp. 56 Thứ ba: Cần xây dựng mạng lưới các cơ quan, tổ chức, công ty và đội ngũ tình nguyện viên nhằm hỗ trợ cho Nhà nước trong việc tổ chức thi hành các hình phạt chính không giam giữ đặc biệt là đối với các hình phạt mang tính chất cộng đồng. Thứ tư: TANDTC cần công bố các án lệ về áp dụng các hình phạt chính không giam giữ nhằm hướng dẫn các Tòa án cách thức vận dụng quy định của BLHS về các điều kiện áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ và khuyến khích các Tòa án tăng cường áp dụng các hình phạt này. 4.3 Kiến nghị những hƣớng nghiên cứu tiếp theo Mở rộng phạm vi nghiên cứu các biện pháp không giam giữ trong toàn bộ quá trình tố tụng từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Đẩy mạnh nghiên cứu về hiệu quả hình phạt nói chung và hình phạt chính không giam giữ nói riêng nhằm tạo cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn cho việc hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự và nâng cao hiệu quả áp dụng. 57 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 1. Hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về các hình phạt chính không giam giữ là một trong các yêu cầu của cải cách tư pháp được quy định trong Nghị quyết 49 của Bộ chính trị và theo các định hướng cụ thể. Xu hướng nhân đạo hóa luật hình sự là định hướng chủ đạo đồng thời khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn áp dụng các hình phạt chính không giam giữ. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu nội luật hóa các điều ước quốc tế có liên quan đến chính sách hình phạt nói chung và các hình phạt chính không giam giữ mà Việt Nam là thành viên, góp phần tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và hoàn thiện kỹ thuật lập pháp hình sự theo hướng nâng cao tính minh bạch, khả thi, bảo đảm tính thống nhất về mặt kỹ thuật giữa Phần chung và Phần các tội phạm. Qúa trình hoàn thiện quy định của BLHS và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các hình phạt chính không giam giữ cần tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của một số nước đã thành công trong quy định và áp dụng các hình phạt này như Pháp, Nga và Mỹ. 2. Các hình phạt chính không giam giữ chưa phát huy được hiệu quả trong thực tiễn áp dụng có nguyên nhân từ nhiều yếu tố như lý luận, quy định của pháp luật hình sự, nhận thức của người áp dụng pháp luật, của cộng đồng và các biện pháp hạ tầng để đảm bảo thi hành hình phạt. Do vậy, để nâng 58 cao hiệu quả áp dụng các hình phạt này, cần giải quyết các hạn chế, vướng mắc trên tất cả các bình diện. 3. Để hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự và nâng cao hiệu quả áp dụng các hình phạt chính không giam giữ, các kiến nghị tập trung nhằm hoàn thiện lý luận, quy định của BLHS năm 2015 và các luật khác có liên quan. Đồng thời cần có các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người áp dụng pháp luật và cộng đồng, và các biện pháp bảo đảm thi hành các hình phạt này. Các kiến nghị về pháp luật tập trung chủ yếu ở hoàn thiện quy định ở Phần chung và Phần các tội phạm của BLHS về các hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ và trục xuất. Bên cạnh đó luận án cũng mạnh dạn đề xuất bổ sung thêm hai hình phạt chính không giam giữ là Phạt tiền theo ngày và Quản chế tại gia đình có sử dụng vòng điện tử. Hai hình phạt này nhằm thay thế cho hình phạt tù và mở rộng khả năng áp dụng hình phạt chính không giam giữ cho người bị kết án nhằm tránh việc áp dụng hình phạt tù với thời gian ngắn. Trong gia đoạn hiện nay, với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội ở nước ta, Phạt tiền theo ngày và Quản chế tại gia đình có sử dụng vòng điện tử hoàn toàn có khả năng đáp ứng về lý luận, pháp lý, hiệu quả kinh tế và biện pháp bảo đảm. 59 KẾT LUẬN Các hình phạt chính không giam giữ có vai trò quan trọng trong hệ thống hình phạt nhưng chưa phát huy được vai trò trên thực tế. BLHS năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung về các hình phạt chính không giam giữ theo yêu cầu cải cách tư pháp nhưng vẫn còn tồn tại các hạn chế, bất cập nhất định. Bên cạnh đó, thực tiễn áp dụng các hình phạt chính không giam giữ còn nhiều hạn chế, hiệu quả áp dụng chưa cao. Để đưa ra được những kiến nghị hoàn thiện quy định của BLHS năm 2015 và nâng cao hiệu quả áp dụng các hình phạt chính không giam giữ, luận án đã nghiên cứu những vấn đề sau đây: Thứ nhất, nghiên cứu một số vấn đề lý luận về hình phạt như các học thuyết, khái niệm, đặc trưng, mục đích và phân loại hình phạt làm nền tảng để nghiên cứu lý luận hình phạt chính không giam giữ. Việc nghiên cứu các học thuyết về hình phạt nhằm hoàn thiện lý luận và củng cố quan niệm về hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam; Thứ hai, nghiên cứu lý luận về hình phạt chính không giam giữ như khái niệm, đặc trưng, cơ sở, vai trò ý nghĩa, hình thức và phân biệt các hình phạt chính không giam giữ với các biện pháp cưỡng chế nhà nước khác nhằm tạo cơ sở lý luận cho việc đánh giá các quy định của pháp luật hình sự. Thứ ba, nghiên cứu sự phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam về các hình phạt chính không giam giữ từ thời kỳ Phong 60 kiến đến nay, đặc biệt là từ năm 1945 đến trước khi ban hành BLHS năm 2015. Quy định của pháp luật hình sự về hình phạt chính không giam giữ, đặc biệt trong các BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999 ngày càng hoàn thiện, phản ánh đúng chính sách hình sự và đảm bảo các nguyên tắc của luật hình sự. Thứ tư, nghiên cứu thực trạng quy định của BLHS năm 2015 về các hình phạt chính không tước do nhằm xác định các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong quy định của BLHS. Luận án tập trung nghiên cứu phạm vi, điều kiện áp dụng; giới hạn và hậu quả pháp lý; các quy định khác có liên quan đến các hình phạt chính không giam giữ như tổng hợp hình phạt, miễn, giảm hình phạt, xóa án tích, quy định cho người dưới 18 tuổi phạm tội. Luận án cũng đánh giá thực trạng quy định các hình phạt chính không giam giữ trong Phần các tội phạm của BLHS nhằm đánh giá sự tương thích trong quy định của Phần chung và Phần các tội phạm. Thứ năm, nghiên cứu thực trạng áp dụng các hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ và trục xuất, qua đó đánh giá các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong thực tiễn áp dụng các hình phạt này. Các hạn chế trong thực tiễn áp dụng hình phạt chính không giam giữ có thể do các hạn chế trong quy định của BLHS, do nhận thức của người áp dụng pháp luật và thiếu các biện pháp bảo đảm thi hành hình phạt. 61 Thứ sáu, nghiên cứu quy định của pháp luật hình sự quốc tế và một số nước nhằm tham khảo kinh nghiệm cho việc hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các hình phạt chính không giam giữ. Quy tắc Tokyo và quy định của pháp luật hình sự các nước Hoa Kỳ, Pháp và Nga đã có những thành công nhất định trong việc quy định các nguyên tắc và biện pháp bảo đảm cho việc quy định và áp dụng; các hình phạt chính không giam giữ cụ thể; xây dựng bộ máy thi hành các hình phạt chính không giam giữ mà Việt Nam có thể tham khảo. Cuối cùng trên cơ sở nghiên cứu các nội dung cơ bản trên, luận án xác định định hướng hoàn thiện và kiến nghị hoàn thiện quy định của BLHS và nâng cao hiệu quả áp dụng các hình phạt chính không giam giữ như sau: Kiến nghị hoàn thiện lý luận về hình phạt chính không giam giữ: - Pháp luật hình sự Việt Nam cần thống nhất các mục đích khác nhau và xác định mục đích ưu tiên của hình phạt, cần ưu tiên mục đích cải tạo, giáo dục người phạm tội; - Xây dựng lý luận về hình phạt chính không giam giữ tiệm cận với khoa học pháp lý hình sự thế giới, luận án đưa ra khái niệm, các đặc trưng và cơ sở của hình phạt chính không giam giữ. Cơ sở lý luận của hình phạt chính không giam giữ cần dựa trên cả ba cơ sở là sự tương xứng giữa tính nguy hiểm của tội phạm và tính nghiêm khắc của hình phạt; sự ảnh hưởng của xu hướng phát 62 triển tiến bộ của luật hình sự gồm xu hướng xã hội học pháp luật, nhân đạo và đảm bảo quyền con người và tính hiệu quả của hình phạt. Ba cơ sở này sẽ là nền tảng lý luận cho việc cân nhắc đánh giá các biện pháp cưỡng chế có thể được sử dụng là hình phạt chính không giam giữ; - Nhằm tạo sự thống nhất trong lý luận về hình phạt, luận án cũng mạnh dạn đưa ra định nghĩa khoa học về hình phạt và hình phạt chính. Định nghĩa khoa học về hình phạt cần xác định các đặc trưng và mục đích cụ thể, đặc biệt nhấn mạnh vào mục đích trọng tâm của hình phạt. Đối với hình phạt chính, cần xây dựng định nghĩa làm rõ đặc trưng vai trò và quy tắc áp dụng. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về các hình phạt chính không giam giữ - Sửa đổi, bổ sung quy định của BLHS năm 2015 về hình phạt cảnh cáo theo hướng tăng cường tính cưỡng chế của hình phạt bằng cách quy định nội dung giám sát tại cộng đồng cho người bị kết án; - Sửa đổi, bổ sung quy định BLHS năm 2015 về phạt tiền là hình phạt chính, gồm: sửa đổi quy định tại Điều 35 BLHS năm 2015 theo hướng phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính cho người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng trong một số nhóm tội phạm; Bãi bỏ quy định phạt tiền là hình phạt chính đối với các tội cố ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, các tội phạm về ma túy và các tội phạm về chức vụ vì 63 không phù hợp với tính nguy hiểm và bản chất của nhóm tội phạm; Tăng mức tiền phạt tối thiểu của hình phạt tiền là hình phạt chính; Bổ sung quy định cho phép Tòa án quyết định cách thức chấp hành hình phạt tiền có thể là một lần hoặc nhiều lần; Thay đổi trật tự của cụm từ “trật tự cộng cộng, an toàn công cộng” thành “an toàn công cộng, trật tự công cộng” cho phù hợp với tên nhóm tội phạm được quy định tại Chương 21 BLHS năm 2015. - Sửa đổi, bổ sung quy định của BLHS năm 2015 về hình phạt cải tạo không giam giữ như bổ sung vào quy định của Điều 36 BLHS năm 2015 cơ quan chịu trách nhiệm giám sát, giáo dục cho người bị kết án cải tạo không giam giữ là người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự; BLHS năm 2015 cần bổ sung quy định về nghĩa vụ thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian chấp hành hình phạt đối với người bị phạt cải tạo không giam giữ; Sửa đổi quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội theo mức tối đa của hình phạt cải tạo không giam giữ là 5 năm; Sửa đổi tên Điều 105 BLHS năm 2015 theo hướng tên gọi của điều luật phải bao hàm được nội dung của điều luật, tên điều luật phải là “Miễn chấp hành hình phạt, giảm mức hình phạt đã tuyên”; - Sửa đổi, bổ sung quy định về hình phạt trục xuất là hình phạt chính theo hướng quy định chi tiết hơn về phạm vi áp dụng 64 nhằm đảm bảo tính pháp chế, tính khả thi và hiệu quả của hình phạt; - Quy định bổ sung một số các hình phạt chính không giam giữ Phạt tiền theo ngày và Quản chế tại gia đình mà có sử dụng vòng điện tử với tính chất là các hình phạt thay thế cho hình phạt tù; - Sửa đổi, bổ sung một số quy định của BLHS năm 2015 có liên quan đến hình phạt tiền và hình phạt cải tạo không giam giữ, cụ thể: Sửa đổi quy định về tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội, có nhiều bản án đối với hình phạt cải tạo không giam giữ theo hướng mức hình phạt tối đa của hình phạt cải tạo không giam giữ là năm năm; Bổ sung quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt đối với hình phạt tiền và hình phạt cải tạo không giam giữ nhằm tạo nhận thức thống nhất, tránh tùy tiện trong áp dụng quy định của BLHS; - Khắc phục các hạn chế trong quy định của Phần các tội phạm BLHS năm 2015 về hình phạt cải tạo không giam. - Sửa đổi, bổ sung quy định của BLTTHS và Luật thi hành án hình sự cho phù hợp với các quy định của BLHS. - Cần ban hành các văn bản hướng dẫn quy định của BLHS năm 2015 như hướng dẫn việc quyết định mức tiền phạt trong trường hợp người phạm tội đã bị tạm giữ, tạm giam trước đó; hướng dẫn áp dụng quy định “xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội” (Điều 36 BLHS năm 2015); 65 hướng dẫn cách thức xác định thu nhập của người bị kết án làm cơ sở để xác định mức thu nhập bị khấu trừ. Kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức và biện pháp bảo đảm thi hành các hình phạt chính không giam giữ - Nâng cao nhận thức của người áp dụng pháp luật và cộng đồng về vai trò, hiệu quả của các hình phạt chính không giam giữ. Đẩy mạnh và phổ biến các nghiên cứu về hiệu quả của hình phạt chính không giam giữ, thông tin về hiệu quả áp dụng hình phạt này ở các nước nhằm tác động vào nhận thức của người áp dụng pháp luật và cộng đồng. - Tổ chức cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các hình phạt chính không giam giữ, bao gồm bộ máy tổ chức, cơ sở hạ tầng, và các chuyên viên được đào tạo, huấn luyện phù hợp trong việc giám sát người bị kết án chấp hành các biện pháp. - Cần xây dựng mạng lưới các cơ quan, tổ chức, công ty, đội ngũ tình nguyện viên nhằm hỗ trợ cho Nhà nước trong việc tổ chức thi hành các hình phạt chính không giam giữ đặc biệt là đối với các hình phạt mang tính chất cộng đồng. - TANDTC cần công bố các án lệ về áp dụng các hình phạt chính không giam giữ nhằm hướng dẫn các Tòa án cách thức vận dụng quy định của BLHS về các điều kiện áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ và khuyến khích các Tòa án tăng cường áp dụng các hình phạt này. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN 1. Hoàn thiện quy định của BLHS về các hình phạt chính không tước tự do, Tạp chí Khoa học pháp lý số 08/2015; 2. Một số thành công và hạn chế trong quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về các hình phạt chính không tước tự do, Tạp chí Khoa học pháp lý số 08/2016; 3. Hoàn thiện chính sách hình phạt trong quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 theo tinh thần của các công ước quốc tế về quyền con người, Tạp chí Khoa học pháp lý số 06/2017 4. Hoàn thiện quy định của BLHS về các hình phạt chính không tước tự do, Tham luận Hội thảo khoa học quốc tế “Sửa đổi BLHS, BLTTHS theo Hiến pháp 2013 và tham khảo kinh nghiệm nước ngoài” do Trường ĐH Luật Tp. HCM tổ chức, tháng 9/2015; 5. “Hình phạt cải tạo không giam giữ trong Luật hình sự Việt nam và vấn đề bảo đảm quyền con người” – Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, thực hiện tại Trường Đại học Luật Tp. HCM năm 2013 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LUẬT a) Văn bản pháp luật Tiếng Việt 1.BLHS CHXHCN Việt Nam năm 1985; 2.BLHS CHXHCN Việt Nam năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009; 3.BLHS CHXHCN Việt Nam năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017; 4.Hiến pháp 2013; 5.Luật thi hành án 2010; 6.Luật xử lý vi phạm hành chính 2012; 7.Luật cư trú năm 2006; 8.Luật xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014; 9.Sắc lệnh số 68-SL ngày 30/11/1945 về Về việc trưng thu, trưng dụng và trưng tập trong thời kỳ kháng chiến; 10. Sắc lệnh số 27/SL ngày 28/3/1946 trừng trị các tội bắt cóc, tống tiền, ám sát; 11. Sắc luật số 27/SL ngày 14/11/1946 trừng trị tội hối lộ, biển thủ, phù lạm; 12. Sắc lệnh số 154/SL ngày 17/11/1950 quy định hình phạt đối với tội tiết lộ bí mật cơ quan hoặc công tác; 13. Sắc lệnh số 128/SL ngày 17/7/1950 quy định hình phạt đối với tội bóc trộm, ăn cắp, hay thủ tiêu công văn của Chính phủ hoặc thư từ của tư nhân; 14. Luật số 101-SL/L2 ngày 20/5/1957; 15. Luật số 102-SL-L004 ngày 20/5/1957; 16. Pháp lệnh về việc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp ngày 18/1/1961; 17. Sắc lệnh số 200-SL ngày 15-10-1946 quy định việc buôn bán vàng bạc; 18. Sắc lệnh 61 -SL ngày 5-7-1947 Về việc ấn định thể thức xuất cảng và nhập nội các tư bản; 19. Sắc lệnh số 168/SL ngày 14/4/1948 quy định trừng trị các tội đánh bạc; 20. Pháp lệnh ngày 13-6-1966 về cấm nấu rượu trái phép; 21. Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1981; 22. Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép nước CHXHCN Việt Nam năm 1982; 23. Sắc lệnh số 21-SL ngày 14/2/1946; 24. Sắc lệnh số 175-SL ngày 18/8/1953; 25. Nghị định của Chính phủ số 54/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2001 hướng dẫn thi hành hình phạt Trục xuất; 26. Nghị quyết số 01/2007/HĐTP-TANDTC của Hội đồng Phẩm phán TANDTC Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt; 27. Nghị Quyết 01/2013 của HĐTP TANDTC hướng dẫn áp dụng Điều 60 BLHS; b) Văn bản pháp luật bằng tiếng Anh 28. Penal Code of France. 29. Penal Code of New Jersey State; 30. Penal Code of New York State; 31. Penal Code of Pennsylvania State; 32. Penal Code of Oregon State; 33. Penal Code of Russia; 34. The American Model Penal Code; 35. United Nations Standard Minimum Rules for Non- custodial Measures (The Tokyo Rules); 36. The Code of Hammurapi, The Original Version of this Text was Rendered into HTML by Jon Roland of the Constitution Society. Converted to PDF by Danny Stone as a Community Service to the Constitution Society. II. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO a.Tài liệu Tiếng Việt 37. Phạm Văn Beo (2005), “Một số vấn đề về khái niệm hình phạt”, Tạp chí NN và PL, (11); 38. Bộ Tư Pháp, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý (1995), Hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam, NXB CTQG; 39. C. Mác và Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, NXB CTQG, Hà Nội; 40. Nguyễn Huy Chiểu (1971-1972), Hình luật, Viện Đại Học Sài Gòn (Luật Khoa Đại học đường), Sài Gòn; 41. Đỗ Văn Chỉnh (2007), “Về hình phạt tiền quy định trong BLHS”, Tạp chí TAND, (09); 42. Đỗ Văn Chỉnh (2009), “Hình phạt tiền và thực tiễn áp dụng”, Tạp chí TAND, (05); 43. Trần Văn Độ (1994), Quan niệm về hình phạt, trong chuyên đề: BLHS: thực trạng và phương hướng đổi mới, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, Hà Nội; 44. Trần Văn Độ (2014), “Hoàn thiện hệ thống hình phạt đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Hoàn thiện quy định của BLHS về các hình phạt không tước tự do” của Bộ Tư pháp; 45. Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên) (2001), Trách nhiệm hình sự và hình phạt, Trường ĐH Luật Hà Nội, NXB CAND, Hà Nội; 46. Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên) (2010), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (tập 1), Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB CAND; 47. Nguyễn Thị Ánh Hồng (2013), Hình phạt cải tạo không giam giữ trong Luật hình sự Việt Nam và vấn đề bảo đảm quyền con người, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường tại Trường ĐH Luật Tp.HCM; 48. Nguyễn Thị Ánh Hồng (2015), “Hoàn thiện quy định của BLHS về các hình phạt chính không tước tự do”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (08); 49. Nguyễn Thị Ánh Hồng (2017), “Một số thành công và hạn chế trong quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về các hình phạt chính không tước tự do”, Tạp chí KHPL Số 08 (102) 50. Nguyễn Thị Ánh Hồng (2017), “Hoàn thiện chính sách hình phạt trong quy định của BLHS năm 2015 theo tinh thần của các Công ước quốc tế về quyền con người”, Tạp chí KHPL số 06(109), 51. Nguyễn Mạnh Kháng (2000), “Hình phạt – Một số vấn đề lý luận”, Tạp chí NN và PL, (10); 52. Nguyễn Mạnh Kháng (2002), “Quan điểm tiếp cận hiệu quả của hình phạt”, Tạp chí NN và PL, (08); 53. Nguyễn Minh Khuê (2016), Các hình phạt chính không tước tự do trong Luật hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam. 54. Nguyễn Hoàng Lâm (2009), “Một số vấn đề lý luận về hình phạt tiền”, Tạp chí TAND, (16). 55. Phạm Văn Lợi (2006), “Thực trạng pháp luật thi hành án phạt tù và phương hướng hoàn thiện”, Tạp chí NN và PL, (02) 56. Vũ Văn Mẫu (1973), Cổ luật Việt Nam và Tư pháp sử, Giáo trình Luật khoa – Đại học Sài Gòn; 57. Dương Tuyết Miên (2000), “Bàn về mục đích của hình phạt”, Tạp chí Luật học, (03); 58. Dương Tuyết Miên (2006), “Sự mâu thuẫn giữa hình phạt tiền quy định tại Khoản 1 Điều 30 BLHS với một số tội phạm cụ thể và những bất cập của hình phạt này”, Tạp chí TAND, (15); 59. Dương Tuyết Miên (2009), “Chế định hình phạt theo quy định của pháp luật hình sự một số nước Asean”, Tạp chí TAND. (15); 60. Dương Tuyết Miên (2009), “Hệ thống hình phạt theo pháp luật hình sự của một số quốc gia Hồi giáo”, Tạp chí TAND, (22); 61. Dương Tuyết Miên (2010), Giáo trình Tội phạm học, NXB Giáo dục Việt Nam; 62. Dương Tuyết Miên (2013), Tội phạm học đương đại, NXB Chính trị - Hành chính; 63. Nguyễn Văn Nghĩa (2006), “Thi hành hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo và hình phạt cải tạo không giam giữ trước yêu cầu của cải cách tư pháp”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (12); 64. Cao Thị Oanh (2009), “Nghiên cứu so sánh các quy định của Luật hình sự Singapore và Luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (12); 65. Đinh Văn Quế (2000), Tìm hiểu về hình phạt và quyết định hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam, NXB CTQG; 66. Nguyễn Quang Quýnh (1973), Hình Luật tổng quát, NXB Lửa thiêng; 67. Nguyễn Sơn (2002), “Bàn về bản chất và chức năng của hình phạt”, Tạp chí NN và PL, (09); 68. Nguyễn Sơn (2002), “Về vai trò của các hình phạt chính trong hệ thống hình phạt”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (09); 69. Nguyễn Sơn (2002), Các hình phạt chính trong luật hình sự Việt Nam, Luận án tiến sỹ luật học, Viện Khoa học xã hội; 70. Lê Thị Sơn (Chủ biên) (2004), Quốc triều hình luật- Lịch sử hình thành, nội dung và giá trị, NXB KHXH; 71. Hồ Sỹ Sơn (2001), “Tìm hiểu hình phạt trong Luật hình sự Anh”, Tạp chí NN và PL, (08); 72. Hồ Sỹ Sơn (2007), “Khái niệm hình phạt và mục đích của hình phạt nhìn từ hệ thống pháp luật Anh Mỹ”, Tạp chí NN và PL, (02); 73. Hồ Sỹ Sơn (2009), “Chế định hình phạt trong BLHS Cộng hòa Pháp và một số gợi mở nhằm hoàn thiện BLHS nước ta”, Tạp chí NN và PL, (03); 74. Hồ Sỹ Sơn (2007), “Khái niệm hình phạt và mục đích của hình phạt nhìn từ hệ thống pháp luật Anh Mỹ”, Tạp chí NN và PL, (02); 75. Nguyễn Quang Thắng và Nguyễn Quang Tài (dịch và hiệu đính) (1994), Hoàng Việt luật lệ (Tập 1), NXB Văn hóa Thông tin; 76. Kiều Đình Thụ (1998), Tìm hiểu Luật hình sự Việt Nam, NXB Đồng Nai; 77. Trần Quang Tiệp (2004), “Vai trò của gia đình trong việc thi hành các loại hình phạt không tước tự do và các biện pháp tư pháp”,Tạp chí NN và PL, (02); 78. Trịnh Quốc Toản (2001), “Tìm hiểu hệ thống hình phạt trong BLHS mới của Cộng hòa Pháp”, Tạp chí NN và PL, (05); 79. Trịnh Quốc Toản (2011), Hình phạt bổ sung trong Luật hình sự Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội; 80. Trịnh Quốc Toản (2002), “Về hình phạt tiền trong luật hình sự một số nước”, Tạp chí NN và PL, (07); 81. Nguyễn Văn Trượng (2009), “Một số vấn đề rút ra từ thực tiễn áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ”, Tạp chí TAND, (04); 82. Phạm Quý Tỵ (2014), “Hoàn thiện quy định của BLHS về hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ theo hướng mở rộng khả năng áp dụng các hình phạt này”, Tham luận Hội thảo “Hoàn thiện quy định của BLHS về hệ thống hình phạt không tước tự do” do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 14/7/2014; 83. Trường ĐH Luật Hà Nội (2011), BLHS Liên bang Nga, NXB CAND; 84. Đào Trí Úc (Chủ biên) (1995), Tội phạm học, Luật hình sự và Tố tụng hình sự, Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, NXB CTQG, Hà Nội; 85. Đào Trí Úc (2017), “Chính sách hình sự thể hiện trong BLHS năm 2015”, Tạp chí KHPL số (01); 86. Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (2002), “Chuyên đề: Những vấn đề cơ bản về pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới”, Thông tin khoa học pháp lý; 87. Võ Khánh Vinh (2004), “Khái quát những thành tựu và những phương hướng nghiên cứu của khoa học Luật hình sự nước ta”, Tạp chí NN và PL, (03); 88. Võ Khánh Vinh Chủ biên (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Trường Đại Học Huế, NXB CAND; 89. Trần Thị Quang Vinh (Chủ biên) (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần chung, Trường ĐH Luật Tp.HCM, NXB Hồng Đức; 90. Trương Quang Vinh (Chủ biên) (2008), Tội phạm và Hình phạt trong Hoàng Việt luật lệ, NXB Tư pháp; 91. Trịnh Tiến Việt, Nguyễn Cửu Đức Bình (2003), “Một số ý kiến về hình phạt trục xuất”, Tạp chí KHPL (04); 92. Trịnh Tiến Việt (2013), Tội phạm và trách nhiệm hình sự, NXB CTQG. b. Tài liệu Tiếng Anh 93. A. Krishna Kumari (2007), “Role of theories of punishment on the policy of sentencing”, ICFAI University,Hyderabad, A.P India; (Electronic copy of this paper is available at: 94. Abhishek Mohanty, “Retributive Theory of Punishment: A Critical Analysis”, punishment-a-critical-analysis/. Truy cập lúc 10h ngày 24/1/2016; 95. Ahmad Siddique (1983), Criminalogy: Problems and Perpective; Truy cập lúc 10h ngày 2/4/2014; 96. Alice Ristroph (2009), “Respect and Resistance in Punishment Theory”, California Law Review (07-12); 97. Berryl Gordon Thompson (1999), “The Justification, purpose and function of punishment in our domestic society”, Southern University law Review (Vol 26.2.1999); 98. Cecelia Klingele (2013), “Rethinking The Use of Community Supervision”, The Journal of Criminal law & Criminology, Vol. 103,No. 4. 99. Chris Mai and Ram Subramanian (2017), The Price of Prisons: Examining State Spending Trends, 2010-2015, Vera Institute of Justice 2017. 100. D.van Zyl Smit (1993), “Legal Standards and the Limits of Community Sanctions”, Eur. J. Crim. L & Crim Just (309). 101. Dato’ Param Cumaraswamy & Manfred Nowak, “Human Rights in Criminal Justice Systems” Seminal Report of 9TH INFORMAL ASIA-EUROPE MEETING (ASEM) SEMINAR ON HUMAN RIGHTS, Strasbourg, France, 18-20 February 2009. 102. David K. Scott (2008), Penology, SAGE Publications. 103. Dermot Walsh (2005), “The Principle deficit in Non- custodial sanctions”, Judicial Studies Institute Journal. Tài liệu được truy cập vào lúc 8h15 ngày 21/11/2016 tại B2%5D_Walsh_The%20Principle%20Deficit%20in%20Non- Custodial%20Sanctions.pdf; 104. Edwin H. Sutherland and Donald R. Cressey (1978), Criminology; 105. Franklin E. Zimring (2005), “Penal Policy and Penal Legislation in Recent American Experience”, Stanford Law Review, Vol. 58, No. 1; 106. G. Farrell and K. Clark (2004), “What does the world spend on criminal justice?, The European Institute for Crime Prevention and Control affiliated to the United Nations”, HEUNI Paper No 20; 107. George Mair (1995), “Evaluating the Impact of Community Penalties”, 2 U. Chi. L. Sch. Roundtable 455. Content downloaded/printed from HeinOnline ( Wed Nov 25 05:42:54 2015; 108. Kevin Murtagh, “Theory of punishment”, 109. H.L.A.Hart (1968), Punishment and Responsibility, Oxford: Clarendon Press; 110. Hannah Graham & Gill McIvor, (2017), Electronic monitoring in the criminal justice system, Tài liệu truy cập lúc 8h17 phút tại https://www.iriss.org.uk/resources/insights/electronic- monitoring-criminal-justice-system; 111. In Daems, T., Snacken, S and Van Zyl Smit, D. (2013) European penology. Hart Publishing; 112. Jeffrey A. Bouffard, Lisa R. Muftic′ (2007), “The Effectiveness of Community Service Sentences Compared to Traditional Fines for Low-Level Offenders”, The Prison Journal Volume 87 Number 2 June 2007 171-194, Sage Publications. 113. Jessica M. Eaglin (2015), “Improving Economic Sanctions in the States”, Minnesota Law Review; 114. John K. Roman, Ph.D; Akiva M. Liberman, Ph.D; Samuel Taxy; P. Mitchell Downey, (2012), The Costs and Benefits of Electronic Monitoring for Washington, D.C, District of Columbia Crime Policy Institute; 115. Killias. M and Villettaz. P (2008), “The Effects of Custodial vs. Non-Custodial sanctions on reoffending: Lesson from a systematic review”, Psicothema, 20 (1); 116. Larry J. Siegel (1999), Criminology, West Publishing Company; 117. Ledger Wood (Princeton University) (1937-1938), “Responsibility and Punishment”, Am.Inst. Criminal.L & Criminology (28); 118. Mahajan. V.D (1987), “Jurisprudence and Legal Theory”, Tài liệu truy cập lúc 11h ngày 2/4/2014 tại 119. Marc O.DeGirolami, “Against Theories of Punishment: The Thought of Sir James Fitzjame Stephen”, Ohio State Journal of Criminal law, Vol 9:699; 120. Markus Dirk Dubber (2005), “Theory of Crime and Punishment in German Criminal Law”, University at Buffalo Law School, Legal Studies Research Paper (02); 121. Marshall Croddy and Bill Hayes (2012), Criminal Justice in America, Constitutional Rights Foundation; 122. Martin Killias, Patrice Villettaz, Isabel Zoder (2006), “The Effects of Custodial vs. Non-Custodial Sentences on Re- Offending: A Systematic Review of the State of Knowledge”, Campbell Systematic Reviews; 123. Matthew K.Suess (2015), “Punishment in the State of Nature: John Locke and Criminal punishment in The United Stae of America”, Washington University Jurisprudence Review, Volume 7, Issue 2; 124. Michel Foucault (1975), Discipline and Punish: The birth of the Prison, Pulished in the United States by Random House, Inc, New York. 125. Michael Tonry (2000), The handbook of Crime and Punishment, Oxford University Press; 126. Mirko Bagaric (2001), Punishment and Sentencing: A Rational Approach, Cavendish Publishing, Great Britain; 127. Oznur Sevdiren, Alternatives to Imprisonment in England and Wales, Germany and Turkey, Sringer; 128. Natalia Khutorskaya, “Alternatives in Russia”, Tài liệu được truy cập tại cep- probation.org/uploaded_files/Alternatives%20in%20Russia.doc x; 129. NSW Sentencing Council, The Effectiveness of Fines as a Sentencing Option: Court-imposed fines and penalty notices (Interim Report); 130. Sally T. Hillsman (1990), “Fines and Day Fines”, Crime & Just (49), The University of Chicago; 131. Steven A. Hatfld (1990), “Criminal Punishment in America: from the Colonial to the Modern Era”, U.S. A.F. Acad. J. Legal Stud; 132. Pat O’Malley (2009), “Theorizing Fines”, The University of Sydney, Sydney Law School Legal Studies Research Paper (85); 133. Paul H. Robinson and Markus D. Dubbers (2007), “The American Model Penal Code: A Brief Overview”, New Criminal Law Review, Vol 10, No 3; 134. Paul H. Robinson (2011), “A Brief Comparative Summary of the Criminal Law of the United States”, Public Law and Legal Theory Research, University of Pennsylvania Law School, Paper Series Research Paper No. 11-02; 135. Peter Gillies (1990), Criminal Law, The Law Book Company Limited; 136. Roy Walmsley, World Prison Population List (eleventh edition). Tài liệu được truy cập vào lúc 9h ngày 18/11/2016 tại oads/world_prison_population_list_11th_edition.pdf; 137. Russ Shafer-Landau (1996), “The Failure of Retributivism”, Philosophical Studies, (82); 138. Tarun Jain, “Fine versus Imprisonment”, 139. UNODC (2007), Hanbook of Basic Principles and Promising Practices on Alternatives to Imprisonment, Publish online; 140. UNODC (2013), Handbook on strategies to reduce overcrowding in prisons, Publish online 141. Wang Shizhuo (2010), “Rethinking The Purpose of Criminal Punishment”, Peking University Jounal of Legal Studies, (82). Các website 142. 143. 144. https://legal-dictionary.thefreedictionary.com/punishment. 145. Continental-Europe-Criminal-law-reform-in-continental- Europe.html#ixzz4bx72keFo. 146. 147. www.cep-probation.org/wp- content/uploads/2015/03/France1.pdf. 148. Continental-Europe-Criminal-law-reform-in-continental- Europe.html#ixzz4bx72keFo; 149. Hồng Nguyên (2013), Việt Nam tham gia hầu hết các Công ước về quyền con người. Truy cập vào lúc 7h20 phút ngày 28/9/2016, tham-gia-hau-het-cac-Cong-uoc-ve-quyen-con- nguoi/184765.vgp. 150. Vũ Nguyên, “Khó khăn trong xử lý người nước ngoài phạm tội”. Tài liệu được truy cập lúc 14h30 ngày 19/11/2017 tại khan-trong-xu-ly-nguoi-nuoc-ngoai-pham-toi.htm; 151. Hoàng Yến, “Nữ tiếp viên hàng không bị phạt 1,2 tỉ đồng thay ở tù”, Tài liệu truy cập lúc 21h.00 ngày 4/12/2017 dong-thay-o-tu-691369.html. 152. Phạm Dũng - Nguyễn Quyết, “Người nước ngoài phạm tội ngày càng nhiều”. Tài liệu truy cập lúc 14h40 ngày 19/11/2017 tại pham-toi-ngay-cang-nhieu-20170521214118118.htm. 153. Lý Văn Tầm (2012), “Nên bỏ hình phạt cảnh cáo trong Bộ luật Hình sự Việt Nam”, Tài liệu được truy cập lúc 15.45 ngày 11/6/2018 tại viet/chuyen-de-nghiep-vu/nen-bo-hinh-phat-canh-cao-trong-bo- luat-hinh-su-viet-nam-7097.html. 154. Bo-luat-Hinh-su-sua-doi/Truc-xuat-la-hinh-phat-chinh-hay-chi- la-hinh-phat-bo-sung/234327.vgp. Truy cập lúc 15h ngày 12/6/2018.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hinh_phat_chinh_khong_giam_giu_trong_luat_hinh_su_vi.pdf
Luận văn liên quan