Luận án Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ ở Tổng công ty Bưu điện Việt Nam

Qua các nội dung trình bày tại 3 chương của Luận án, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận , đánh giá thực trạng về hệ thống KSNB và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tổng công ty Bưu điện Việt Nam theo chủ trương tái cơ cấu Tông công ty đến năm 2020. Để tạo điều kiện thực hiện giải pháp, luận án cũng đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước, với các cơ quan chức năng và Tổng công ty Bưu Điện Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống KSNB. Hệ thống KSNB là bộ phận thực hiện chức năng giám sát các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý. Nó là sản phẩm được tạo ra từ yêu cầu của nhà quản lý. KSNB là những phương pháp và chính sách được thiết kế để ngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót, khuyến khích hiệu quả hoạt động nhằm đạt được sự tuân thủ các chính sách, quy trình được thiết lập. Quy mô của Tổng công ty ngày càng lớn, việc duy trì hệ thống KSNB là một yêu cầu bắt buộc. Có thể nói hệ thống KSNB có ý nghĩa sống còn đối với Tổng công ty vì nó giúp cho Tổng công ty đạt được các mục tiêu đã đặt ra và giảm thiểu tác hại của các rủi ro đối với Tổng công ty. Với mục đích nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tổng công ty Bưu Điện Việt Nam Luận án đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau: Một là, Luận án đã cụ thể hoá để làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống KSNB tại doanh nghiệp. Phân tích các quan điểm khác nhau về hệ thống KSNB, từ đó tổng quát đưa ra mô hình tổ chức hệ thống KSNB làm khung lý thuyết nghiên cứu hệ thống KSNB tại Tổng công ty Bưu Điện Việt Nam gồm: Nội dung (chính sách kiểm soát, thủ tục kiểm soát), các yếu tố cấu thành (môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin, thủ tục kiểm soát), mục tiêu của hệ thống KSNB (bảo vệ tài sản của đơn vị, đảm bảo độ tin cậy của thông tin, bảo đảm hiệu quả hoạt động). Phân tích được đặc điểm hoạt động (địa vị pháp lý, cơ cấu tổ chức, quy mô và phạm vi hoạt động, quan hệ liên kết và quản lý vốn, ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, chế độ sở hữu), đặc điểm về vốn (sở hữu vốn, quyền sở hữu và quyền điều hành vốn, công khai minh bạch và điều chỉnh cơ cấu vốn, chịu sự điều tiết của cơ chế quản lý tài chính, rủi ro vốn) đến việc thiết kế và187 vận hành hệ thống KSNB tại Tổng công ty. Phân biệt được hệ thống KSNB tại Tổng công ty với hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp đơn lẻ nhằm làm rõ hơn vấn đề thiết kế và vận hành hệ thống KSNB mô hình hoạt động Tổng công ty. Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức hệ thống KSNB của các công ty trên thế giới như ở: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và trên cơ sở đó đã rút ra được các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: Môi trường kiểm soát cần phải có Uỷ ban Kiểm toán; Cần phải có bộ phận KTNB trực thuộc BKS tại các cấp của Tổng công ty để cảnh báo sớm các rủi ro, giám sát tài chính Tổng công ty, đánh giá tính hiệu năng và hiệu quả của hệ thống KSNB; Trong Tổng công ty nhà nước cần phân định, tách biệt rõ ràng chức năng quản lý kinh doanh và chức năng quản lý hành chính, giữa mục tiêu hiệu quả kinh doanh và mục tiêu quản lý nhà nước điều tiết nền kinh tế, công ty mẹ cử đại diện của công ty xuống các công ty thành viên.

pdf225 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 644 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ ở Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cần tính đến việc kết hợp các nhân tố đó để đạt được mục tiêu chung của hệ thống KSNB. Thứ bảy, hướng dẫn ban hành quy chế KSNB tại Tổng công ty. Cần hình thành lý luận cơ bản về hệ thống KSNB hoạt động trong mô hình Tổng công ty Nhà nước nói chung. Việc hướng dẫn ban hành quy chế giao cho kiểm toán Nhà nước là phù hợp vì khi tiến hành kiểm toán thì nội dung kiểm toán bao giờ cũng có công tác đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán. Trong quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm toán thì mọi khía cạnh của KSNB được xem xét đánh giá, đề xuất phương hướng khắc phục. Kiểm toán Nhà Nước là cơ quan đánh giá khách quan và nắm rõ những bất cập, yếu kém của hệ thống KSNB trong đơn vị nên hướng dẫn xây dựng quy chế KSNB rất phù hợp và có tính khả thi cao. Các kết luận của Kiểm toán Nhà Nước không chỉ xác nhận sự trung thực của báo cáo tài chính, là cơ sở để xử lý các sai phạm mà còn khắc phục các yếu kém hiện có trong đơn vị được kiểm toán. c. Kiến nghị với Bộ Tài chính Một là, thành lập Hội Kiểm toán viên nội bộ để tổ chức nghiên cứu, ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán nội bộ, các quy định về chuyên môn, 184 nghiệp vụ kiểm toán nội bộ làm cơ sở để tổ chức đào tạo cũng như tổ chức thực hiện kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty. Kiểm toán nội bộ là một nhân tố cơ bản của hệ thống KSNB đó là công cụ kiểm tra và đánh giá thường xuyên về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, về tính hiệu quả của việc thiết kế và vận hành các chính sách, các bước và các thủ tục KSNB, từ đó phát hiện cải tiến các yếu kém trong hoạt động quản lý hệ thống KSNB giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm toán nội bộ đối với hệ thống KSNB và hoạt động quản lý của Tổng công ty cũng như đối với hoạt động kiểm tra tài chính Nhà nước tại tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, Bộ Tài chính đã nghiên cứu, ban hành một số văn bản liên quan đến việc tổ chức và hoạt động của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp Nhà nước. Nhưng các văn bản này chỉ mang tính định hướng, không cụ thể do vậy các doanh nghiệp rất khó triển khai và thực hiện. Để hệ thống KSNB đi vào đời sống thực tế tại Tổng công ty Bưu Điện Việt Nam, Bộ Tài chính cần thành lập Hội kiểm toán viên nội bộ tổ chức nghiên cứu, ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán nội bộ, các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán nội bộ đồng thời tổ chức đào tạo đội ngũ Kiểm toán viên nội bộ cho Tổng công ty. 185 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Xuất phát từ những quan điểm định hướng về tái cấu trúc Tổng công ty trong tương lai cùng với nhận diện và phân tích những thuận lợi và khó khăn trong thời kỳ mới cho thấy hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tổng công ty nhằm giúp cho nhà quản lý đạt được các mục tiêu phát triển là rất cần thiết. Tại chương này tác giả đã đưa ra sự cần thiết và phương hướng cần hoàn thiện hệ thống KSNB. Các giải pháp hoàn thiện được đề cập trong luận án bao gồm: Một là, Hoàn thiện các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB trong đó: Hoàn thiện các yếu tố thuộc về môi trường kiểm soát trong đó giải pháp có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của hệ thống KSNB tại Tổng công ty là nhận thức và quan điểm của nhà quản lý về tầm quan trọng của hệ thống KSNB; ý nghĩa của việc nhận diện và đánh giá và phân tích rủi ro; tiếp cận và áp dụng hệ thống quản lý hiện đại để tăng cường tính hiệu quả của hệ thống KSNB; tầm quan trọng của kiểm soát tài chính; Hoàn thiện hệ thống thông tin tập trung vào hoàn thiện hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ kế toán, báo cáo kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý của Tổng công ty. Hoàn thiện việc thu nhận xử lý và cung cấp thông tin, áp dụng công nghệ thông tin trong xử lý và cung cấp thông tin; Hoàn thiện các thủ tục kiểm soát, hoàn thiện các nguyên tắc cơ bản trong việc thiết kế các thủ tục kiểm soát, trong đó nhấn mạnh đến việc xây dựng quy chế tài chính. Bên cạnh đó cũng hoàn thiện các thủ tục kiểm soát liên quan đến chu trình hoạt động quan trọng và cơ bản tại Tổng công ty . Hai là, hoàn thiện quy chế quản lý người đại diện, nhằm kiểm soát tốt phần vốn của Nhà nước có trong các công ty cổ phần. Ba là, vốn trong Tổng công ty rất lớn đòi hỏi phải có cách thức kiểm soát phù hợp và hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước nên giải pháp thứ năm tập trung vào hoàn thiện kiểm soát tài chính tại Tổng công ty. 186 KẾT LUẬN Qua các nội dung trình bày tại 3 chương của Luận án, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận , đánh giá thực trạng về hệ thống KSNB và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tổng công ty Bưu điện Việt Nam theo chủ trương tái cơ cấu Tông công ty đến năm 2020. Để tạo điều kiện thực hiện giải pháp, luận án cũng đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước, với các cơ quan chức năng và Tổng công ty Bưu Điện Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống KSNB. Hệ thống KSNB là bộ phận thực hiện chức năng giám sát các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý. Nó là sản phẩm được tạo ra từ yêu cầu của nhà quản lý. KSNB là những phương pháp và chính sách được thiết kế để ngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót, khuyến khích hiệu quả hoạt động nhằm đạt được sự tuân thủ các chính sách, quy trình được thiết lập. Quy mô của Tổng công ty ngày càng lớn, việc duy trì hệ thống KSNB là một yêu cầu bắt buộc. Có thể nói hệ thống KSNB có ý nghĩa sống còn đối với Tổng công ty vì nó giúp cho Tổng công ty đạt được các mục tiêu đã đặt ra và giảm thiểu tác hại của các rủi ro đối với Tổng công ty. Với mục đích nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tổng công ty Bưu Điện Việt NamLuận án đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau: Một là, Luận án đã cụ thể hoá để làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống KSNB tại doanh nghiệp. Phân tích các quan điểm khác nhau về hệ thống KSNB, từ đó tổng quát đưa ra mô hình tổ chức hệ thống KSNB làm khung lý thuyết nghiên cứu hệ thống KSNB tại Tổng công ty Bưu Điện Việt Nam gồm: Nội dung (chính sách kiểm soát, thủ tục kiểm soát), các yếu tố cấu thành (môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin, thủ tục kiểm soát), mục tiêu của hệ thống KSNB (bảo vệ tài sản của đơn vị, đảm bảo độ tin cậy của thông tin, bảo đảm hiệu quả hoạt động). Phân tích được đặc điểm hoạt động (địa vị pháp lý, cơ cấu tổ chức, quy mô và phạm vi hoạt động, quan hệ liên kết và quản lý vốn, ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, chế độ sở hữu), đặc điểm về vốn (sở hữu vốn, quyền sở hữu và quyền điều hành vốn, công khai minh bạch và điều chỉnh cơ cấu vốn, chịu sự điều tiết của cơ chế quản lý tài chính, rủi ro vốn) đến việc thiết kế và 187 vận hành hệ thống KSNB tại Tổng công ty. Phân biệt được hệ thống KSNB tại Tổng công ty với hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp đơn lẻ nhằm làm rõ hơn vấn đề thiết kế và vận hành hệ thống KSNB mô hình hoạt động Tổng công ty. Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức hệ thống KSNB của các công ty trên thế giới như ở: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và trên cơ sở đó đã rút ra được các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: Môi trường kiểm soát cần phải có Uỷ ban Kiểm toán; Cần phải có bộ phận KTNB trực thuộc BKS tại các cấp của Tổng công ty để cảnh báo sớm các rủi ro, giám sát tài chính Tổng công ty, đánh giá tính hiệu năng và hiệu quả của hệ thống KSNB; Trong Tổng công ty nhà nước cần phân định, tách biệt rõ ràng chức năng quản lý kinh doanh và chức năng quản lý hành chính, giữa mục tiêu hiệu quả kinh doanh và mục tiêu quản lý nhà nước điều tiết nền kinh tế, công ty mẹ cử đại diện của công ty xuống các công ty thành viên. Hai là, Luận án đã nêu được đặc điểm chung về sản xuất kinh doanh, công tác quản lý cũng như những thuận lợi và khó khăn thuộc về môi trường kinh doanh có ảnh hưởng đến việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB tại Tổng công ty Bưu Điện Việt Nam. Tác giả đã khảo sát, chọn mẫu điều tra và đi sâu phân tích làm sáng tỏ thực trạng về môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin, các thủ tục kiểm soát tại công ty mẹ và các công ty thành viên. Từ đó tiến hành phân tích, đánh giá rút ra được những ưu điểm và những hạn chế cơ bản mà Tổng công ty cần khắc phục và hoàn thiện nhằm đảo bảo các mục tiêu của hệ thống KSNB, nêu lên sự cần thiết và phương hướng cần phải hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tổng công ty . Ba là, để đảm bảo các nội dung hoàn thiện là xác đáng và có tính khả thi Luận án đã tìm ra nguyên nhân của các tồn tại về hệ thống KSNB tại Tổng công ty Bưu Điện Việt Nam, trên cơ sở nghiên cứu lý về thiết kế và vận hành hệ thống KSNB tại các công ty trên thế giới, Tác giả đã đưa ra các nội dung hoàn thiện cụ thể về hệ thống KSNB theo từng yếu tố cấu thành, hoàn thiện đầu tư và kiểm soát vốn, hoàn thiện quy chế quản lý người đại diện phần vốn của Tổng công ty Bưu Điện Việt Nam đầu tư vào doanh nghiệp khác, hoàn thiện kiểm soát 188 vốn và một số giải pháp tăng cường KSNB theo chủ trương tái cơ cấu Tổng công ty đến năm 2020. Những nội dung này được đưa ra trên cơ sở các phân tích, đánh giá cụ thể, có căn cứ khoa học, phù hợp với thực tế và có tính khả thi, phù hợp với định hướng phát triển của Tổng công ty trong thời gian tới. Bốn là, Luận án cũng đưa ra các kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước, các cơ quan chức năng và với Tổng công ty Bưu Điện Việt Nam nhằm tạo những tiền đề, cơ sở giúp cho những nội dung hoàn thiện có thể áp dụng vào thực tế, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, hiệu quả hoạt động của Tổng công ty. Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù Tác giả đã có nhiều cố gắng song Luận án không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong được sự đóng góp của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp để Luận án được hoàn thiện và phong phú hơn, có giá trị về lý luận và thực tế cao hơn. 189 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Thị Lan Anh (2013), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 2. Alvin A. Arens và James K.Loebbecke (2000), Kiểm toán, NXB thống kê, Hà Nội 3. Bộ tài chính (2001), Quyết định số 143/QĐ – BTC ngày 21 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành và công bố sáu chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam (đợt 3). 4. Bộ Tài Chính (2004), Hệ thống văn bản pháp luật về kiểm toán Việt Nam, NXB tài chính, Hà Nội. 5. Bộ Tài Chính (2005), Thông tư 72/2005/TT –BTC này 1 tháng 9 năm 2005 về “Hướng dẫn xây dựng Quy chế quản lý tài chính của công ty Nhà Nước hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con 6. Bộ tài chính (2006), Quyết định số 15/QĐ – BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp. 7. Bộ tài chính (2009), Thông tư 242/2009/TT – BTC ngày 30 tháng 12 năm 2009 về Hướng dẫn thi hành một số điều của Quy chế quản lý tài chính của công ty Nhà nước và quản lý vốn của Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác. 8. Bộ tài chính (2009), Thông tư 245/2009/ TT – BTC ngày 31/12/2009 về Qui định thực hiện một số nội dung của NĐD52/2009/NĐ – CP ngày 3/6/2009 của Chính Phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà Nước 9. Bộ tài chính (2005), Hướng dẫn xây dựng qui chế tài chính của công ty nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con” ngày 1/9/2005 10. Bộ tài chính (2010), Thông tư số 79/2010/TT – BTC, ngày 24/05/2010, về “Hướng dẫn xử lý tài chính khi chuyển đổi công ty Nhà Nước thành công ty TNHH MTV 190 11. Bộ tài chính (2010), Thông tư 138/2010/TT- BTC ngày 19/7/2010 về “Hướng dẫn chế độ phân phối lợi nhuận đối với Công ty TNHH MTV do Nhà Nước làm chủ sở hữu 12. Bộ tài chính (2010), Thông tư 117/2010/ TT – BTC ngày 05/08/2010 về Hướng dẫn cơ chế tài chính của Công ty TNHH MTV do Nhà Nước làm chủ sở hữu 13. Bộ Tài chính (2012), Thông tư 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 về Ban hành hệ thống chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam. 14. Bộ tài chính (2013), Nghị định 50/2013/NĐ – CP ngày 14 tháng 05 năm 2013 Ban hành Qui định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong Công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu 15. Bộ tài chính (2013), Nghị định 51/2013/NĐ – CP ngày 14 tháng 05 năm 2013 Ban hành Qui định chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng Giám Đốc, Giám Đốc, Phó Giám Đốc, Phó Tổng Giám Đốc, Kế toán trưởng trong Công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu 16. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. 17. Chính phủ (2004), Nghị định 199/2004/NĐ – CP ngày 3 tháng 12 năm 2004 Ban hành quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác 18. Nguyễn Văn Công (2005), Chuyên khảo về báo cáo tài chính, lập, đọc, kiểm tra phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội. 19. Đậu Ngọc Châu, Nguyễn Viết Lợi (chủ biên) (2008), Giáo trình Kiểm toán báo cáo tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội. 20. Ngô Thế Chi- Đoàn Xuân Tiên - Vương Đình Huệ (1995), Kế toán- Kiểm toán và phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội. 21. Chính phủ (2009), Nghị Định 09/2009/NĐ – CP, ngày 5/2/2009, về Ban hành qui chế quản lý tài chính của Công ty Nhà Nước và quản lý vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác. 191 22. Chính phủ (2009), Nghị Định 52/2009/NĐ – CP, ngày 3/6/2009, về Qui định chi chiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý và sử dụng tài sản Nhà Nước 23. Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương (2008), Kế toán quản trị, Nxb Thống kê, TP.Hồ Chí Minh. 24. Bùi Thị Minh Hải (2012), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam, Luận án tiễn sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh tế Hà Nội. 25. Nguyễn Thị Phương Hoa, Giáo trình kiểm soát quản lý, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2009 26. Nguyễn Thu Hoài (2011), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam, Luận án tiễn sỹ kinh tế, Học viện tài chính 27. Đặng Thái Hùng (2008), Củng cố và kiện toàn bộ máy kiểm toán nội bộ trong các tập đoàn kinh tế, Tạp chí Kiểm toán, (11/96), tr.12-16. 28. Vương Đình Huệ, Đoàn Xuân Tiên (chủ biên) (1997), Thực hành kiểm toán báo cáo tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội. 29. Khoa kế toán – Kiểm toán Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2007), Kiểm toán, NXB Lao động Xã hội. 30. Phan Trung Kiên (2008), Xu hướng trên thế giới và những vấn đề đặt ra đối với kiểm toán nội bộ Việt Nam, Tạp chí Kiểm toán 31. Hugh A. Adams và Đỗ Thùy Linh (2008), Hệ thống các qui định về kiểm toán và Kiểm toán Việt Nam hội nhập với các nguyên tắc kế toán và kiểm toán quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 32. Nguyễn Thị Luyến và Trần Đức Triều (2003), Tập đoàn kinh doanh, nhu cầu hình thành và phát triển ở Việt Nam, Đề tài khoa học, Hà nội 33. Nguyễn Viết Lợi (2009), Giáo trình Lý thuyết kiểm toán, Nhà xuất bản tài chính, năm 2009 34. Nguyễn Viết Lợi, Đậu Ngọc Châu (chủ biên) (2007), Giáo trình Lý thuyết kiểm toán, Nxb Tài chính, Hà Nội. 192 35. Phạm Bá Luân (2010), Quản lý rủi ro – Công cụ hiệu quả, Tạp chí Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng Số 6 tháng 3 năm 2010 36. Michelle Capron và Francoise Quairel – Lanoizelee (2009), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, Người dịch: Lê Minh Tiến và Phạm Như Hồ, Nhà Xuất bản Trí thức, Hà Nội 37. Phạm Bính Ngọ (2011), Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ trong các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ quốc phòng, Luận án tiễn sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân 38. Nguyễn Hải Quang (2008), Hàng không Việt Nam - Định hướng phát triển theo mô hình Tập đoàn Kinh tế, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh 39. Nguyễn Quang Quynh (2005), Lý thuyết kiểm toán, Nhà xuất bản Tài chính - Hà Nội, năm 2005. 40. Nguyễn Quang Quynh – Chủ biên (2009), Giáo trình kiểm toán hoạt động, Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 41. Nguyễn Quang Quynh. Ngô Trí Tuệ - đồng chủ biên (2006), Giáo trình kiểm toán tài chính, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân 42. Ngô Trí Tuệ - Chủ nhiệm đề tài (2004), Xây dựng Hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại Tổng Công ty Bưu chính – Viễn thông Việt Nam 43. Nguyễn Thị Hồng Thuý (2010), Tổ chức Kiểm toán nội bộ trong các Tập đoàn kinh tế của Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, đại học Kinh tế quốc dân 44. Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Báo cáo thường niên các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 45. Phạm Quang Trung (2013), Mô hình tập đoàn kinh tế Nhà Nước ở Việt Nam đến năm 2020, Nhà xuất bản chính trị quốc gia – sự thật Hà Nội – 2013 46. Vũ Huy Từ (2002), Mô hình Tập đoàn Kinh tế trong công nghiệp hóa hiện đại hóa, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội 193 47. James, H, Donnelly (2001), Quản lý, Bản dịch, Nhà Xuất bản Thống kê, Hà Nội. 48. Viện nghiên cứu quản lý trung ương (2003), Báo cáo hội thảo: Tập đoàn kinh doanh – Liên kết doanh nghiệp vừa và nhỏ với các doanh nghiệp lớn – Kinh nghiệm Trung Quốc, Hà Nội. 49. Victor Z. Bring and Herbert Witt (2000), Kiểm toán nội bộ hiện đại, đánh giá các hoạt động và hệ thống kiểm soát, Bản dịch của Khoa Kế toán, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, Nhà Xuất bản Tài chính, Hà Nội Tiếng Anh 50. Barry Ackers (2010), Corporate Social Responsibility - An Internal Audit Perspective, School of Accounting Sciences - University of South Africa 51. Charles T.Hongren at al (2009), Cost Accounting A Managerial Emphasis - Thirteenth Edition, Pearson International Edition, Prentice Hall 52. David Brewer & William List (2014), Measuring the effectiveness of an internal control system, Gamma Secure Systems Limited, 53. Durbin, A.J (2000), Essential of Management, South Western College Publishing, NewYork. 54. Ender Bulgun & Arzu Vuruskan (2005), Development of a Software about Caculating the Production Parameters in Knitted Garment Plants, World Academy of Science - Engineering and Technology, No 9, page 6-11 55. Intenational Organization of Standardization (2009), ISO 31000:2009, Risk Management - Principles and Guide 56. KPMG (2005), International Survey - Global Reporter 2005: Sustanability. 57. Mina Zhang (2009), Analysis of Chinese Garment Export Sector, Thesis of MBA Degree, Simon Fraser University. 58. O.Ray Whittington, Kurt Pany (1995), Principle of Auditing - Twelfth Edition, Irwin McGraw Hill. 59. Phillippa Collins & Sarah Glendinning (2004), Production Planning in the Clothing Industry: Failing to Plan is Planning to Fail, Control, No 1, page 16-20 194 60. Richard M. Locke (2002), The Promise and Perils of Globalization: The Case of Nike, Massachusetts Institute of Technology. 61. Robert R Moeller (2009), Brink’s Modern Internal Auditing - Seventh Edition, John Wiley & Sons, Inc, 62. Robert W.Sexty (2008), Canadian Business and Society: Ethics and Responsibilities, First Edition, Mc Graw-Hill Ryerson Limited , p.133 63. Siriyama Kanthi Herath (2007), A framework for management control research, Journal of Management Development, Vol 26, No 9, , Emerald group Publishing 64. Social Accountability Intenational (2008), SA 8000: 2008 65. Yuanlue Fu (2006), Cyber-Coordinating Mechannism anf Strategic Management Accounting, Center for Accounting Studies of Xiamen University, Working paper No 08-01.87. www.bussinessdictionarry.com 66. www.Wikipedia.com 67. 68. www.coso.org 195 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Hoàng Thanh Hạnh (2013), “Nhận dạng rủi ro báo cáo tài chính năm 2012 ở Tổng công ty Bưu chính Việt Nam”. Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán số 8/2013. 2. Hoàng Thanh Hạnh (2016), “Các nhân tố đánh giá chất lượng kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp”. Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán số 3/2016. 3. Hoàng Thanh Hạnh (2016), “Tổ chức hoạt động hệ thống kiểm soát nội bộ ở một số doanh nghiệp trên thế giới và bài học cho Việt nam”. Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán số 4/2016. 4. Hoàng Thanh Hạnh (2016), “Nâng cao chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tổng công ty Bưu điện Việt Nam”. Tạp chí nghiên cứu khoa học kiểm toán số 104 – 6/2016. 5. Hoàng Thanh Hạnh (2016), “Vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ: Nhìn từ thực tế Tổng công ty Bưu điện Việt Nam”. Tạp chí Tài chính kỳ 2 – tháng 6/2016 (635). 196 Phụ lục 1. Danh sách các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam STT Tên đơn vị Lĩnh vực hoạt động chính Quyền kiểm soát của công ty mẹ Đơn vị trực thuộc100% trên 50% dưới 50% 1 63 Bưu điện Tỉnh , Thànhphố trên cả nước Kinh doanh các hoạt động bưu chính X 2 Công ty CP PHBC TrungƯơng Phát hành, cuất bản báo chí X 3 Công ty Vận Chuyển vàKho Vận Bưu Điện Vận chuyển hàng hóa dịch vụ bưu điện X 4 Công ty DATAPOST In ấn , kinh doanh cácdịch vụ chuyển phát X 5 Trung tâm đào tạo và bồidưỡng nghiệp vụ Bưu Điện Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ bưu điện X 6 Công ty TNHH MTV TemBưu Chính Phát hành ấn phẩm tem bưu điện X 7 Công ty TNHH MTV InTem Bưu Điện In ấn phẩm, sách tài liệu X 8 Công ty CP Chuyển PhátNhanh Bưu Điện Chuyển phát nhanh, vận chuyển, giao hàng X 9 Công ty CP Du Lịch BưuĐiện Du lịch, khách sạn X 10 Công ty CP Truyền Thôngvà Quảng Cáo Bưu Chính Quảng cáo, tiếp thị X 12 Công ty TNHH Hai ThànhViên DHL - VNPT Dịch vu hậu cần, kho vận, vận chuyển hàng hóa X 13 Tổng công ty CP Bảo HiểmBưu Điện Bảo hiểm xe, con người, tài sản X 14 Công ty CP TT-QC ĐaPhương Tiện Quảng cáo, marketing, PR X 15 Công ty CP Đầu Tư QuốcTế VNPT Data, giải pháp công nghệ, giá trị gia tăng X 16 Công ty CP Quản Lý vàKhai Thác Tòa Nhà VNPT Dịch vu quản lý tòa nhà, văn phòng X 17 Công ty CP Công NghệCông nghiệp BCVT Dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, sản phẩm điện tử X 18 Ngân hàng TMCP BưuĐiện Liên Việt Cho vay, đầu tư tài chính X 19 Hợp Tác Xã Dịch Vụ NôngNghiệp Số 2 Gáo Giống Sản xuất nông nghiệp X 197 Phụ lục 2. Báo cáo nhanh chi phí tháng...năm STT Yếu tố chi phí Kế hoạch năm Thực hiện tháng Thực hiện 4 tháng A Yếu tố chi phí I Nguyên vật liệu 1 Nguyên vật liệu 2 Phụ tùng 3 Công cụ dụng cụ II Nhân công 5 Tiền Lương 6 Bảo hiểm xã hội III KH TSCĐ IV Chi Phí quản lý khác 9 Hành chính phí 10 Chi phí khác V Chi phí thuê toa xe Giám đốc Người lập biểu 198 Phụ lục 3. Chu trình kiểm kê và hạch toán hàng tồn kho KIỂM Tổ kiểm kê Thủ kho Kế toán Giám đốc Hội đồng kiểm kê Kế toán trưởng Thực hiện kiểm kê Biên bản kiểm kê Điều chỉnh Lập bút toánđiều chỉnh Lập chứng từ hạch toán và ghi sổ Hướng dẫn, tham mưu Xây dựng hướng dẫn kiểm kê Hướng dẫn kiểm kêPhê duyệt Hướng dẫn kiểm kê đã phê duyệt Đào tạo, hướng dẫn kiểm kê Tập hợp báo cáo kiểm kê - Lập bảng tổng hợp chênh lệch. - Báo cáo chênh lệch và xử lý 199 Phụ lục 4. Báo cáo hoạt động kinh doanh Quý..Năm... Tên doanh nghiệp:..................................................................................... Địa chỉ, điện thoại, Fax: ..................................................................................... Vốn điều lệ.......... Tr: ......................................................................................... 1. Tóm tắt hoạt động của doanh nghiệp quý............ năm.................................... - Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:............................................ - Tình hình quản lý sử dụng vốn, khả năng thanh toán nợ: ................................. - Tình hình thực hiện các dự án đầu tư: ............................................................... - Tình hình thanh toán các khoản nợ tập đoàn:.................................................... - Thực hiện các nội dung khác theo nghị quyết đại hội đồng cổ đông/ Hội đồng thành viên: Phát hành cổ phần, chia cổ tức:................................................ - Những thuận lợi khó khăn phát sinh:................................................................. 2. Tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan đến tập đoàn: Cổ tức, công nợ 3. Các đánh giá và kiến nghị Đơn vị/ Người đại diện (Ký và ghi rõ họ tên ) 200 Phụ lục 5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật Ký Chung tại các công ty thuộc Tổng Công ty Bưu Điện Việt Nam Chú thích: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu để kiểm tra Chứng từ gốc Sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Sổ nhật ký chung Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh 201 Phụ lục 6: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật Ký Chứng từ tại các công ty thuộc Tổng Công ty Bưu Điện Việt Nam Chú thích: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu để kiểm tra Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Sổ nhật ký đặc biệt Sổ thẻ, kế toán chi tiết Sổ Nhật Ký Chung BCĐ số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính 202 Phụ lục 7: Tổng hợp Phiếu khảo sát hệ thống KSNB dành cho các công ty trực thuộc Tổng công ty Bưu Điện Việt Nam CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc *** PHIẾU KHẢO SÁT HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ (Phiếu dùng cho Bưu điện tỉnh/thành phố và công ty thành viên thuộc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam) Lời giới thiệu: Tôi tên là Hoàng Thanh Hạnh, giảng viên Học viện Tài chính. Hiện nay Tôi đang làm nghiên cứu sinh tại Học viện Tài chính với đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ ở Tổng công ty Bưu điện Việt Nam”. Để có thêm thông tin về thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ ở Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, tôi đã thiết kế sẵn các câu hỏi dưới đây xin Ông/Bà vui lòng dành cho tôi ít phút quý báu để đọc và trả lời các câu hỏi này. Những thông tin mà Ông/Bà cung cấp chỉ nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài mà không được cung cấp cho ai khác. Tất cả các câu trả lời cũng như danh tính của quý Ông/Bà sẽ được hoàn toàn giữ bí mật, bởi vì dữ liệu thu thập được sẽ chỉ được dùng cho mục đích phân tích, tổng hợp và bình luận trong đề tài nghiên cứu với mong muốn có được những ý kiến đóng góp để hoàn thiện hơn nữa hệ thống kiểm soát nội bộ cho Tổng công ty Bưu điện Việt Nam. Tôi rất mong được sự hợp tác của quý Ông/Bà. Xin chân thành cảm ơn! Cách trả lời - Với mỗi câu hỏi, quý Ông/Bà lựa chọn phương án trả lời nào phù hợp với ý kiến của mình và đánh dấu chọn (dấu x) vào ô mà quý Ông/Bà lựa chọn. - Với các phương án trả lời mở, quý Ông/Bà viết câu trả lời vào dòng gạch chấm bên cạnh - Một số câu hỏi có thể có nhiều phương án lựa chọn, quý Ông/Bà có thể lựa chọn nhiều phương án trả lời cho cùng một câu hỏi, chsỉ cần chúng không mâu thuẫn với nhau. Phương pháp thu thập thông tin: Điện thoại Email Phỏng vấn trực tiếp PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BƯU ĐIỆN/ CÔNG TY 1. Số hiệu bảng khảo sát: ................................................................................................. 2. Ngày khảo sát:............................................................................................................. 3. Tên Bưu điện/ công ty (đơn vị): .................................................................................... 4. Số lượng cán bộ công nhân viên: ............................................................................... 203 5. Trước khi làm việc tại đơn vị này, Ông/Bà đã làm việc cho đơn vị nào trong cùng lĩnh vực kinh doanh này hay chưa? Có Không 6. Ông/Bà đã từng tham gia quản lý trong lĩnh vực gì? - Tài chính - Kế toán - Kiểm toán Có Không - Quản lý chung Có Không - Lĩnh vực khác Có Không PHẦN II: NHỮNG YẾU TỐ CỦAHỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG BƯU ĐIỆN/ CÔNG TY A- Môi trường kiểm soát A.1. Đặc thù về quản lý 7. Theo Ông/Bà kiểm tra, kiểm soát có cần thiết và quan trọng đối với doanh nghiệp không? Có 78 Không 3 Không áp dụng 0 8. Nhà quản lý trong đơn vị của Ông/Bà có coi trọng tính chính trực và giá trị đạo đức trong công việc không? Có 76 Không 5 Không áp dụng 0 9. Cam kết của nhà quản lý với tính chính trực và sự ứng xử đạo đức có được truyền đạt hiệu quả đến khắp đơn vị cả bằng miệng và bằng văn bản không? Có 70 Không 11 Không áp dụng 0 10. Nhà quản lý có nghiên cứu các rủi ro trong kinh doanh và áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro thích hợp và thỏa đáng không? Có 75 Không 6 Không áp dụng 0 11. Để đạt được lợi nhuận là cao nhất nhà quản lý có sẵn lòng chấp nhận rủi ro cao hay không? Có 72 Không 9 Không áp dụng 0 12. Trong đơn vị có thường xuyên xảy ra sự biến động về nhân sự ở các vị trí lãnh đạo không? Có 72 Không 9 Không áp dụng 0 13. Các quyết định quản lý hoạt động kinh doanh chủ yếu (qui chế chi tiêu nội bộ, qui chế hoạt động...) có thông qua trước tập thể trước khi ra quyết định không? Có 78 Không 3 Không áp dụng 0 14. Nhà quản lý có những biện pháp kỷ luật kịp thời đối với những hành vi vi phạm các chính sách và các qui chế ứng xử hay không? Có 81 Không 0 Không áp dụng 0 204 15. Đơn v ị có xây dựng qui chế hoạt động và qui chế tài chính nội bộ không? Có 81 Không 0 Không áp dụng 0 16. Nhà quản lý có thường xuyên quan tâm chỉ đạo để các thành viên, bộ phận trong đơn vị tuân thủ các qui định về tài chính cũng như các hoạt động khác hay không? Có 81 Không 0 Không áp dụng 0 17. Chủ tài khoản có uỷ quyền cấp phó theo dõi việc chi tiêu tài chính tại đơn v ị hay không? Có 81 Không 0 Không áp dụng 0 18. Đơn vị có thường xuyên nhận được sự quan tâm chỉ đạo về tài chính, cũng như các hoạt động khác của Tổng công ty không? Có 81 Không 0 Không áp dụng 0 19. Tổng công ty có can thiệp vào các quyết định quan trọng của đơn vị không? Có 81 Không 0 Không áp dụng 0 A.2 Về cơ cấu tổ chức 20. Cơ cấu tổ chức của đơn vị hiện nay có phù hợp với việc triển khai thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh không? Có 81 Không 0 Không áp dụng 0 21. Các vị trí chủ yếu trong từng bộ phận của đơn vị đã đáp ứng được yêu cầu của công việc hay không? Có 79 Không 2 Không áp dụng 0 22. Tổ chức bộ máy hoạt động của đơn vị có đảm bảo được sự độc lập tương đối giữa các bộ phận hay không? Có 78 Không 3 Không áp dụng 0 23. Giữa các bộ phận trong đơn vị có sự chồng chéo về chức năng và nhiệm vụ không? Có 12 Không 69 Không áp dụng 0 24. Nhà quản lý có thường xuyên soát xét và tiến hành các điều chỉnh đối với cơ cấu tổ chức khi các điều kiện hoạt động của đơn vị thay đổi không? Có 75 Không 6 Không áp dụng 0 25. Trong phòng kế toán tài chính của đơn vị thì tổ chức công tác kế toán có đảm bảo được sự tách biệt ba chức năng: thực hiện nghiệp vụ, ghi chép sổ sách và bảo quản tài sản hay không? Có 75 Không 6 Không áp dụng 0 26. Đơn v ị có qui định bằng văn bản để giao quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và nghĩa vụ, mối quan hệ hợp tác và sự phối hợp giữa các phòng ban, bộ phận trong đơn vị hay không? Có 75 Không 6 Không áp dụng 0 27. Đơn vị có xây dựng “Bảng mô tả công việc” tương ứng với từng vị trí công việc của từng bộ phận, cá nhân hay không? Có 81 Không 0 Không áp dụng 0 205 28. Tổng công ty có tham gia vào việc xây dựng cơ cấu tổ chức của đơn vị không? Có 73 Không 8 Không áp dụng 0 29. Tổng công ty có cử người đại diện nằm trong bộ phận quản lý của đơn vị không? Có 77 Không 4 Không áp dụng 0 A.3 Chính sách nhân sự 30. Đơn vị có bộ phận chuyên trách về nhân sự không? Có 78 Không 3 Không áp dụng 0 31. Đơn vị có đề ra những chính sách và tiêu chuẩn cho việc tuyển dụng, đào tạo, thúc đẩy, đánh giá, đề bạt, đền bù, chuyển giao và xa thải nhân viên cho các bộ phận không? Có 79 Không 2 Không áp dụng 0 32. Chính sách tuyển dụng nhân sự của đơn vị ngoài việc tuân thủ những qui định của Nhà nước thì đơn vị còn ưu tiên tuyển dụng nhân sự theo các tiêu chí nào sau đây? a.Tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn cao Có 78 Không 3 Không áp dụng 0 b.Tuyển dụng lao động có kinh nghiệm, năng lực đã làm việc ở các đơn vị khác Có 65 Không 16 Không áp dụng 0 c.Tuyển dụng lao động là con em trong đơn vị Có 62 Không 19 Không áp dụng 0 d.Tuyển dụng lao động tại các trường của Tổng công ty Có 81 Không 0 Không áp dụng 0 33. Các chính sách về nhân sự có rõ ràng và thường xuyên được xem xét điều chỉnh kịp thời phù hợp với từng thời điểm hoạt động sản xuất kinh doanh không? Có 78 Không 3 Không áp dụng 0 34. Đ ơ n v ị có những chính sách bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn đáp ứng được những yêu cầu của công việc hay không? Có 81 Không 0 Không áp dụng 0 35. Đơn vị có những hình thức nào để xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên? a. Cử đi học trong nước, nước ngoài: Có 81 Không 0 Không áp dụng 0 b. Mở các lớp đào tạo nghiệp vụ: Có 81 Không 0 Không áp dụng 0 c. Mời các chuyên gia về để hội thảo: Có 81 Không 0 Không áp dụng 0 d.Tổ chức các cuộc thi nâng bậc lương của nhân viên: Có 79 Không 2 Không áp dụng 0 206 e. Liên hệ với các tổ chức bên ngoài (bộ tài chính, bộ chủ quản, tổ chức nghề nghiệp...) để khi có những thay đổi về chính sách, chế độ thì gửi về ngay cho công ty để nhân viên có thể cập nhật kiến thức mới nhanh nhất. Có 79 Không 2 Không áp dụng 0 f. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi sáng kiến cải tiến, lao động giỏi để đề bạt, khen thưởng Có 63 Không 18 Không áp dụng 0 36. Kết quả công việc của mỗi nhân viên có được định kỳ đánh giá và soát xét không? Có 79 Không 2 Không áp dụng 0 37. Theo Ông/Bà hình thức tính và trả lương cho người lao động tại đơn v ị như hiện nay đã thực sự khuyến khích được người lao động cống hiến cho sự phát triển của đơn vị không? Có 74 Không 7 Không áp dụng 0 38. Đơn v ị có tổ chức các cuộc thi để đánh giá năng lực và trình độ của cán bộ nhân viên qua mỗi năm không? Có 74 Không 7 Không áp dụng 0 39. Đơn vị của Ông/Bà có văn bản ban hành qui định chế độ thưởng, phạt với các cá nhân bộ phận hoàn thành hoặc không hoàn thành kế hoạch đề ra không? Có 69 Không 12 Không áp dụng 0 40. Trong Đơn vị các tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá thành tích của toàn bộ nhân viên được xây dựng. a.Theo từng vị trí việc làm ở từng bộ phận. Có 81 Không 0 Không áp dụng 0 b.Được xây dựng và áp dụng cho từng bộ phận Có 81 Không 0 Không áp dụng 0 c.Được xây dựng và áp dụng cho toàn bộ nhân viên trong đơn vị nhưng có qui định riêng Có 81 Không 0 Không áp dụng 0 41. Kết quả đánh giá thành tích của cán bộ, nhân viên có được trao đổi và phản hồi lại với từng cá nhân một cách cụ thể, chi tiết để họ nhận ra những ưu, nhược điểm của mình không. Có 0 Không 81 Không áp dụng 0 42. Đơn vị Ông/Bà có gặp trở ngại lớn về quản lý và sử dụng lao động thuê ngoài không? Có 76 Không 5 Không áp dụng 0 43. Tổng công ty có can thiệp vào các chính sách nhân sự của đơn vị không? Có 81 Không 0 Không áp dụng 0 A.4 Công tác kế hoạch 44. Đơn vị có chủ động trong việc lập kế hoạch không ? 207 Có 75 Không 6 Không áp dụng 0 45. Để thực hiện được kế hoạch các cách thức kiểm soát có phù hợp và hiệu quả không? Có 76 Không 5 Không áp dụng 0 46. Theo Ông/Bà việc lập kế hoạch cho mọi hoạt động của đơn vị có quan trọng và cần thiết không? Có 75 Không 6 Không áp dụng 0 47. Theo Ông/Bà hoạt động quản lý rủi ro có quan trọng đối với đơn vị không? Có 70 Không 11 Không áp dụng 0 48. Đơn vị của Ông/Bà có tiến hành đánh giá rủi ro trong quá trình lập kế hoạch cho mọi hoạt động của đơn vị không? Có 74 Không 7 Không áp dụng 0 49. Phòng kế hoạch có xây dựng qui trình quản lý rủi ro không ? Có 50 Không 31 Không áp dụng 0 50. Đơn vị của Ông/Bà có thành lập một bộ phận riêng biệt để xây dựng chính sách quản lý rủi ro và triển khai thực hiện chúng không? Có 78 Không 3 Không áp dụng 0 51. Trong quá trình hoạt động kinh doanh có khi nào kế hoạch đặt ra không thực hiện được không? Có 71 Không 10 Không áp dụng 0 52. Trong một kế hoạch được lập thì người lập kế hoạch có qui định về trình tự, thời gian, trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của những người, bộ phận tham gia trong kế hoạch này hay không? Có 69 Không 12 Không áp dụng 0 53. Đơn vị có ban hành qui định về các loại kế hoạch được lập trong năm không? Có 70 Không 11 Không áp dụng 0 54. Đơn vị có biện pháp gì để xây dựng kế hoạch sát với tình hình thực tiễn? a. Phân công trách nhiệm rõ ràng Có 74 Không 7 Không áp dụng 0 b. Chủ động nắm bắt tình hình thực tế Có 73 Không 8 Không áp dụng 0 c. Được đào tạo trong công tác lập kế hoạch Có 71 Không 10 Không áp dụng 0 55. Để lập kế hoạch đơn vị có sử dụng phần mềm máy tính ứng dụng không? Có 78 Không 3 Không áp dụng 0 56. Việc phân tích tình hình thực hiện hệ thống kế hoạch được thực hiện không? Có 69 Không 12 Không áp dụng 0 208 57. Hệ thống kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được xây dựng có thường xuyên phải điều chỉnh hay không? Có 43 Không 38 Không áp dụng 0 58. Tổng công ty có tham gia vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị không? Có 67 Không 14 Không áp dụng 0 A.5 Tổ chức bộ máy kiểm soát 59. Trong đơn vị của Ông/Bà có tổ chức ban kiểm soát không? Có 73 Không 8 Không áp dụng 0 a.Các thành viên trong ban kiểm soát có tham gia chức vụ quản lý nào khác không? Có 79 Không 2 Không áp dụng 0 b.Theo Ông/Bà thành viên ban kiểm soát có am hiểu về kế toán tài chính không? Có 66 Không 15 Không áp dụng 0 c.Theo Ông/Bà ban kiểm soát tại đơn vị có phát huy được hiệu quả hay chưa? Có 55 Không 26 Không áp dụng 0 A.6 Tổ chức kiểm toán nội bộ 60. Đơn vị của Ông/Bà có tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ không ? Có 5 Không 76 Không áp dụng 0 61. Theo Ông/Bà thì hoạt động của ban kiểm soát có giống như kiểm toán nội bộ không? Có 37 Không 44 Không áp dụng 0 62. Theo Ông/Bà vai trò của kiểm toán nội bộ trong quản lý được đánh giá là quan trọng đúng không? Có 69 Không 12 Không áp dụng 0 63. Theo Ông/Bà thì cho đến nay Nhà nước có ban hành những văn bản hướng dẫn về qui trình và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp không? Có 5 Không 76 Không áp dụng 0 64. Theo Ông/Bà ngay cả khi có kiểm toán nội bộ thì có cần thiết phải có kiểm toán từ bên ngoài không? Có 35 Không 46 Không áp dụng 0 65. Định kỳ đơn vị Ông/Bà có tiến hành đánh giá về tính hiệu quả của các hoạt động của một bộ phận hay một chi nhánh không? Có 72 Không 9 Không áp dụng 0 B. Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp B.1 Hệ thống thông tin toàn công ty 66. Đơn vị có áp dụng hệ thống mạng nội bộ để truyền đạt thông tin tới những mọi người trong đơn vị không? Có 68 Không 13 Không áp dụng 0 209 67. Khi có nhu cầu ra quyết định, nhà quản lý có được những thông tin kịp thời và đầy đủ không? Có 68 Không 13 Không áp dụng 0 68. Sự truyền đạt thông tin trong đơn vị có thực sự hiệu quả, nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ đến từng nhân viên không, bộ phận không? Có 65 Không 16 Không áp dụng 0 69. Hệ thống thông tin trong đơn vị có giúp ích cho Nhà quản lý nhận diện và đối phó với những rủi ro và tận dụng được tối đa các cơ hội trong kinh doanh hay không? Có 68 Không 12 Không áp dụng 0 70. Đơn vị có cơ chế phù hợp để thu thập thông tin từ bên ngoài không? Có 77 Không 4 Không áp dụng 0 71. Sự truyền đạt thông tin từ Tổng công ty xuống có kịp thời, đầy đủ và chính xác không? Có 68 Không 13 Không áp dụng 0 B.2 Hệ thống thông tin kế toán 72. Hiện nay công ty của Ông/Bà đang áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC đúng không? Có 81 Không 0 Không áp dụng 0 73. Thủ tục phê duyệt chứng từ tại đơn vị có được thực hiện trên máy vi tính không? Có 81 Không 0 Không áp dụng 0 74. Đơn vị có qui định rõ bằng văn bản trình tự lập và luân chuyển chứng từ không? Có 73 Không 8 Không áp dụng 0 75. Đơn vị có qui định việc phân cấp ký chứng từ kế toán bằng văn bản để đảm bảo yêu cầu quản lý, kiểm soát chặt chẽ và an toàn tài sản không? Có 76 Không 5 Không áp dụng 0 76. Đơn vị có hướng dẫn việc sử dụng các loại chứng từ, mẫu biểu không? Có 81 Không 0 Không áp dụng 0 77. Đơn vị có qui định nơi lưu trữ chứng từ, tài liệu kế toán không? Có 76 Không 5 Không áp dụng 0 78. Hệ thống tài khoản kế toán của đơn vị có mở chi tiết đến tài khoản cấp 2,3 để phù hợp với đặc điểm của đơn vị và đáp ứng được yêu cầu quản lý không? Có 81 Không 0 Không áp dụng 0 79. Hình thức ghi sổ kế toán hiện nay đang được áp dụng tại đơn vị là hình thức Nhật ký chung có sử dụng phần mềm kế toán đúng không? Có 76 Không 5 Không áp dụng 0 80. Phần mềm kế toán có phân quyền để giải quyết các công việc kế toán không? Có 70 Không 11 Không áp dụng 0 210 81. Hệ thống báo cáo tài chính theo chế độ kế toán mà đơn vị đang áp dụng có phù hợp với việc cung cấp thông tin thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà Nước không? Có 81 Không 0 Không áp dụng 0 82. Hàng tháng đơn vị có in sổ kế toán không? Có 81 Không 0 Không áp dụng 0 83. Đơn vị có tổ chức hệ thống kế toán quản trị không? Có 78 Không 3 Không áp dụng 0 C. Các thủ tục kiểm soát 84. Đơn vị của Ông/Bà có qui định những công việc không được kiêm nhiệm không? Có 70 Không 13 Không áp dụng 0 85. Đơn vị có văn bản phân công công tác cho các bộ phận và cá nhân không? Có 67 Không 14 Không áp dụng 0 86. Theo Ông/Bà đơn vị có lĩnh vực công việc nào mà nội dung phân công không rõ ràng không? Có 81 Không 0 Không áp dụng 0 87. Đơn vị Ông /Bà có qui định về thẩm quyền phê duyệt liên quan đến quản lý tài chính không? Có 81 Không 0 Không áp dụng 0 88. Đơn vị của Ông/Bà áp dụng các cách thức kiểm soát nào sau đây ? - Phê duyệt Có 81 Không 0 - Báo cáo bất thường Có 75 Không 6 - Đối chiếu, kiểm tra Có 81 Không 0 - Gặp gỡ, phỏng vấn Có 81 Không 0 - Bồi dưỡng ý thức tự kiểm soát cho nhân viên Có 70 Không 11 - Điều tra (bằng bảng trả lời câu hỏi) Có 81 Không 0 89. Đơn vị có thiết lập hộp thư góp ý để nhân viên có thể tố giác, đóng góp ý kiến những sai phạm và hiện tượng bất thường xảy ra trong đơn vị không ? Có 81 Không 0 Không áp dụng 0 90. Tổng công ty có đưa ra những văn bản hướng dẫn cụ thể về những thủ tục kiểm soát được thực hiện tại đơn vị không? Có 81 Không 0 Không áp dụng 0 C1. Kiểm soát mua hàng và thanh toán 91. Chất lượng của vật tư, hàng hóa mua vào có đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh hay không? Có 78 Không 3 Không áp dụng 0 92. Đối với nhà cung cấp, đơn v ị có thiết lập các tiêu chuẩn để đánh giá và lựa chọn hay không? 211 Có 81 Không 0 Không áp dụng 0 93. Qui trình mua hàng có được thiết lập bằng văn bản cụ thể hay không? Có 81 Không 0 Không áp dụng 0 94. Tại đơn v ị , các nghiệp vụ mua hàng có được phê chuẩn trước khi thực hiện không? Có 81 Không 0 Không áp dụng 0 95. Đơn vị có bộ phận kiểm nhận hàng mua vào độc lập với bộ phận cung ứng, bộ phận kế toán và bộ phận kho hay không? Có 70 Không 11 Không áp dụng 0 C2. Kiểm soát bán hàng và thu tiền 96. Đơn vị có xây dựng qui trình tiêu thụ sản phẩm hay không? Có 64 Không 17 Không áp dụng 0 97. Các chính sách và thủ tục liên quan đến quá trình tiêu thụ có được qui định bằng văn bản cụ thể không? Có 81 Không 0 Không áp dụng 0 98. Đơn vị có các chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm không? Có 59 Không 22 Không áp dụng 0 99. Đơn vị có cán bộ kế toán chuyên trách thực hiện theo dõi chi tiết tình hình thanh toán đến từng khách hàng không? Có 81 Không 0 Không áp dụng 0 100. Đơn vị có thực hiện đối chiếu công nợ kịp thời và đúng đắn đến từng khách hàng không? Có 81 Không 0 Không áp dụng 0 101. Trong quá trình hoạt động kinh doanh đơn v ị Ông/Bà thường đối mặt với những rủi ro về công nợ khó đòi không? Có 81 Không 0 Không áp dụng 0 C3. Kiểm soát hàng tồn kho 102. Đơn vị có xây dựng qui trình kiểm kê vật tư, hàng hóa trong kho hay không? Có 59 Không 22 Không áp dụng 0 103. Đơn vị có bố trí xắp xếp vật tư, hàng hóa thuận lợi đảm bảo cho việc kiểm soát kho và xuất bán không? Có 81 Không 0 Không áp dụng 0 104. Định kỳ đơn vị có rà soát đánh giá thực trạng vật tư, thành phẩm tồn kho để xác định và phân loại hàng hóa ứ đọng, kém phẩm chất nhằm xử lý kịp thời không? Có 65 Không 16 Không áp dụng 0 105. Định kỳ đơn vị có kiểm kê hàng tồn kho tùy theo tính chất của từng hàng tồn kho không? 212 Có 58 Không 23 Không áp dụng 0 106. Danh mục vật tư, hàng hóa tồn kho có được lập rõ ràng, thống nhất, phổ biến rộng rãi đến các bộ phận liên quan trong việc quản lý và theo dõi hàng tồn kho không? Có 40 Không 51 Không áp dụng 0 107. Việc cân, đong, đo, đếm hàng tồn kho có được chính xác không? Có 73 Không 8 Không áp dụng 0 108. Đơn vị có quan tâm việc quản lý hao hụt trong quá trình lưu kho không? Có 81 Không 0 Không áp dụng 0 C4. Kiểm soát chất thải ra môi trường 109. Đơn vị có qui trình xử lý chất thải ra ngoài môi trường không? Có 2 Không 0 Không áp dụng 79 110. Đơn v ị có những văn bản qui định cụ thể liên quan đến xử lý chất thải ra ngoài môi trường không? Có 2 Không 0 Không áp dụng 79 111. Đơn vị có thường xuyên đánh giá tác động của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tới môi trường không? Có 2 Không 0 Không áp dụng 79 112. Đơn vị có bộ phận chuyên trách để quản lý và xử lý chất thải ra môi trường không? Có 2 Không 0 Không áp dụng 79 113. Đơn vị có trang bị đủ các thiết bị để ngăn chặn được chất thải ra ngoài môi trường không? Có 2 Không 0 Không áp dụng 79 114. Ban lãnh đạo đơn vị có quan tâm và chỉ đạo thường xuyên đến chất thải ra ngoài môi trường không? Có 2 Không 0 Không áp dụng 79 115. Đơn vị đã bao giờ bị phạt vì thải chất thải gây ô nhiễm môi trường chưa? Có 0 Không 2 Không áp dụng 79 116. Khi xảy ra ô nhiễm đơn vị có khắc phục được kịp thời hay không? Có 0 Không 0 Không áp dụng 81 117. Đơn vị có thường xuyên đánh giá, sửa chữa, thay thế các trang thiết bị xử lý chất thải ra môi trường không ? Có 2 Không 0 Không áp dụng 79 118. Đơn v ị có hợp tác với chính quyền địa phương nơi công ty tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh để cùng nhau giải quyết vấn đề chất thải ra môi trường không? Có 2 Không 0 Không áp dụng 79 119. Đơn vị có nhận được các qui định và các chính sách của nhà nước về việc xử lý chất 213 thải ra môi trường không? Có 2 Không 0 Không áp dụng 79 C5. Kiểm soát về tài sản cố định 120. Tài sản cố định có được phân công tới bộ phận hoặc cá nhân để theo dõi không? Có 78 Không 3 Không áp dụng 0 121. Các tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ có được thực hiện đúng theo qui định của nhà nước không ? Có 76 Không 5 Không áp dụng 0 122. Các TSCĐ có được đánh số và ghi mã tài sản không? Có 67 Không 14 Không áp dụng 0 123. Công việc kiểm kê tài sản có được thực hiện 1 năm 1 lần không? Có 81 Không 0 Không áp dụng 0 124. Kết quả kiểm kê có được trình bày bằng văn bản và lập báo cáo không? Có 78 Không 3 Không áp dụng 0 125. Đơn vị có tổ chức đánh giá tình trạng tài sản để lập kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng không? Có 79 Không 2 Không áp dụng 0 126. Hàng năm đơn vị có lập kế hoạch, dự toán để sửa chữa TSCĐ không? Có 76 Không 5 Không áp dụng 0 Xin chân thành cảm ơn ý kiến trả lời của Ông/Bà. Kính chúc Ông/Bà sức khỏe, hạnh phúc và nhiều thành công! 214 Phụ lục 8: Đánh giá chi tiết một số thủ tục kiểm soát tại Tổng công ty theo Mô hình Hoạt động kinh doanh Rủi ro Thủ tục kiểm soát Phân cấp thủ tục kiểm soát Đánh giá các thủ tục kiểm soát Linh hoạt Nhanh nhạy Dự phòng Mua hàng và thanh toán Công tác mua hàng bị thực hiện sai quy trình hoặc tốn nhiều thời gian do chưa quy định cụ thể trách nhiệm của từng bộ phận Ban hành quy trình mua hàng tại đơn vị, tách biệt, xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận tham gia quá trình mua hàng: bộ phận kiểm nhận hàng, bộ phận cung ứng, bộ phận kế toán, bộ phận kho. Quy trình tự kiểm soát Đạt yêu cầu tối thiểu Đạt yêu cầu tối thiếu Đạt yêu cầu tối thiếu Chất lượng của vật tư, hàng hóa mua vào không đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh Giám đốc phê chuẩn đơn hàng trước khi thực hiện Cấp 2 Hàng hóa đặt mua bị vượt số lượng cần thiết hoặc không đúng với mục đích sử dụng Xây dựng kế hoạch mua hàng chi tiết theo tháng, năm phù hợp với tình hình thực tế Cấp 1 Sai sót về số lượng, phân loại, chất lượng trong quá trình nhập hàng Bộ phận nhận hàng kiểm tra hàng hóa dựa trên phiếu xuất kho của nhà cung cấp. Sau đó bộ phận kho hàng kiểm tra lại một lần nữa và ký phiếu nhập kho Cấp 3 Sai sót trong quá trình ghi nhận và thanh toán các khoản phải trả người bán. Trước khi hạch toán các khoản phải trả người bán, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu các thông tin trên hóa đơn với các chứng từ gốc như: Phiếu nhập kho, biên bản giao nhận hàng hóa. Cấp 2 Trước khi thanh toán các khoản phải trả người bán, người ký duyệt chứng từ chi phải kiểm tra các chứng từ như: Hóa đơn, biên bản giao nhận hàng, đơn đặt hàng. Những chứng từ sau khi đã được sử dụng để thanh toán thì cần được đánh dấu “đã thanh toán” để đảm bảo các chứng từ không sử dụng lại Cấp 1 Nhà cung cấp không đủ tiêu chuẩn Thiết lập các tiêu chuẩn để đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp Cấp 1 215 Hoạt động kinh doanh Rủi ro Thủ tục kiểm soát Phân cấp thủ tục kiểm soát Đánh giá các thủ tục kiểm soát Linh hoạt Nhanh nhạy Dự phòng Bán hàng và thu tiền Không theo dõi đủ các khoản công nợ khó đòi. Bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi chi tiết tình hình thanh toán của từng khách hàng Cấp 1 Đạt yêu cầu tối thiểu Đạt yêu cầu tối thiếu Đạt yêu cầu tối thiếu Phát sinh các khoản công nợ khó đòi do các nguyên nhân chủ quan (theo dõi không sát sao, dẫn đến không có hành động xử lý, thu nợ kịp thời) Bô trí cán bộ thực hiện đối chiếu công nợ hàng ngày, báo cáo thường xuyên tình hình thanh toán của từng khách hàng cho nhà quản lý để có các biện pháp đối phó kịp thời Cấp 2 Phát sinh thêm chi phí do sai thông tin, địa chỉ khách hàng khi cung cấp dịch vụ bưu chính Kiểm tra thông tin viết trên phiếu gửi và bưu phẩm để đảm bảo tính trùng khớp, đầy đủ, hợp lệ nhằm hạn chế rủi ro khách hàng ghi không đúng giữa phiếu gửi và bưu gửi, hay sai địa chỉ thiếu dẫn đến không thể chuyển đến tay người nhận Cấp 3 Phát sinh chi phí đền bù thiệt hại do hỏng hàng hóa trong quá trình chuyển phát Kiểm tra cách gói bọc để bảo đảm bưu gửi được an toàn trong quá trình vận chuyển và không làm ảnh hưởng đến các bưu gửi khác Cấp 2 Sai sót trong quá trình tính giá, thu tiền đối với dịch vụ bưu chính chuyển phát Cân lại trọng lượng, tính lại cước để đảm bảo giao dịch viên đã tính đủ, tính đúng. Để lại bút tích kiểm soát trên bưu phẩm và phiếu gởi bằng chữ ký trước khi giao bưu phẩm sang bộ phận khai thác chuyển đi, để xác định bưu gửi đã được kiểm soát gửi Cấp 2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hoan_thien_he_thong_kiem_soat_noi_bo_o_tong_cong_ty.pdf
Luận văn liên quan