Luận án Hoàn thiện pháp luật về kiểm toán Nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Một là, bổsung nhiệm vụphòng, chống tham nhũng: Đểnâng cao vai trò, trách nhiệm của KTNN trong phòng, chống tham nhũng, cần bổsung nhiệm vụphòng, chống tham nhũng vào Điều 15 của Luật Kiểm toán nhà nước với nội dung nhưsau: “Phòng ngừa, phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động kiểm toán; trường hợp phát hiện hành vi tham nhũng thì đềnghịcơ quan, tổchức có thẩm quyền xửlý theo quy định của pháp luật”. Hai là, bổsung nhiệm vụkiểm toán thuế: Việc bổsung nhiệm vụkiểm toán thuếcủa KTNN là phù hợp Tuyên bốLima, tạo cơsởpháp lý đểKTNN thực hiện kiểm toán các đối tượng có nghĩa vụnộp NSNN và kiểm soát các nguồn thu của NSNN. Quy định này nhằm xác định thẩm quyền kiểm tra tài chính của Nhà nước với tưcách là chủthểcông quyền có quyền huy động sự đóng góp của các chủthểkinh tếvào NSNN, còn kếhoạch kiểm toán hàng năm của KTNN được thực hiện theo nguyên tắc chọn mẫu theo yêu cầu quản lý của Nhà nước và phù hợp với năng lực (biên chế, kinh phí) của KTNN trong từng thời kỳ. Ba là, bổsung nhiệm vụkiểm toán nợcông: Việc bổsung nhiệm vụ kiểm toán nợcông là phù hợp thông lệquốc tếvà yêu cầu hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay. Đồng thời, bảo đảm phát huy vai trò của công cụKTNN trong việc kiểm toán đểxem xét mức vay nợvà an toàn nợcông của quốc gia; kiến nghịcác biện pháp nhằm quản lý, sửdụng nợcông có hiệu quảcho mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

pdf173 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2017 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện pháp luật về kiểm toán Nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hời gian Quốc hội không họp chịu trách nhiệm và báo cáo trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội”. Đồng thời, bổ sung quy định về thẩm quyền của Quốc hội liên quan đến tổ chức và hoạt động của KTNN (ở Chương quy định về Quốc hội) như việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Tổng KTNN; KTNN chịu sự giám sát tối cao của Quốc hội; mối quan hệ giữa KTNN với các cơ quan của Quốc hội, thẩm quyền của KTNN trong việc trình dự án luật ra trước Quốc hội... Các quy phạm trên là những quy định cơ bản làm nền tảng cho những quy định cụ thể trong Luật Kiểm toán nhà nước và các luật có liên quan đến tổ chức và hoạt động của KTNN, bảo đảm sự thống nhất và đồng bộ giữa Luật Kiểm toán nhà nước và các luật có liên quan trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta. 4.2.2.2. Sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán nhà nước Sau hơn 7 năm thi hành Luật Kiểm toán nhà nước, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện Luật cũng đã phát sinh nhiều vấn đề mới cần phải giải quyết, một số quy định của Luật Kiểm toán nhà nước bộc lộ những bất hợp lý cần phải được xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn hoạt động của KTNN. Việc sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán nhà nước phải quán triệt các quan điểm chỉ đạo sau đây: Một là, thể chế hóa đầy đủ và toàn diện các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển KTNN; phát triển KTNN thành công cụ trọng yếu và hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; hỗ trợ, phục vụ đắc 143 lực cho hoạt động của Quốc hội, HĐND trong thực hiện chức năng giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của các địa phương. Hai là, bảo đảm tính độc lập cao đối với hoạt động KTNN; hoàn thiện địa vị pháp lý của KTNN bảo đảm tương xứng vị trí, vai trò của KTNN với tư cách là cơ quan kiểm tra tài chính công cao nhất của Nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; phân định rõ vị trí, chức năng của KTNN với các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát khác của Nhà nước, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu quản lý ngân sách, tiền và tài sản nhà nước trong công cuộc đổi mới. Ba là, kế thừa và phát huy những mặt tích cực của Luật Kiểm toán nhà nước hiện hành; bổ sung những nội dung chưa được điều chỉnh hay quy định chưa rõ hoặc thiếu thống nhất, bãi bỏ những quy định không còn phù hợp với thực tế hoạt động của KTNN; bảo đảm sự phù hợp và đồng bộ giữa Luật Kiểm toán nhà nước với các luật khác có liên quan trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta. Bốn là, mở rộng phạm vi, đối tượng kiểm toán của KTNN bảo đảm bao quát hết nhiệm vụ của KTNN đối với việc kiểm tra, kiểm soát mọi nguồn lực tài chính nhà nước, tài sản công; mở rộng kiểm toán doanh nghiệp theo hướng vừa kiểm toán như hiện nay, vừa kiểm toán việc quản lý và sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không giữ cổ phần chi phối. Năm là, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm quốc tế về tổ chức và hoạt động của KTNN bảo đảm phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Quán triệt các quan điểm chỉ đạo nêu trên, việc sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán nhà nước được thực hiện theo các nội dung định hướng như sau: Thứ nhất, địa vị pháp lý của KTNN Trên cơ sở Hiến pháp được Quốc hội thông qua, sửa đổi lại Điều 13 của Luật Kiểm toán nhà nước về địa vị pháp lý của KTNN cho phù hợp với quy định của Hiến pháp. Đây là những quy định nền tảng cho tổ chức và hoạt 144 động của KTNN; đồng thời, là cơ sở pháp lý cho việc quy định địa vị pháp lý của KTNN trong Luật Kiểm toán nhà nước phù hợp với vị trí, vai trò là cơ quan kiểm tra tài chính nhà nước cao nhất do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Thứ hai, bổ sung thêm một số nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước Một là, bổ sung nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng: Để nâng cao vai trò, trách nhiệm của KTNN trong phòng, chống tham nhũng, cần bổ sung nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng vào Điều 15 của Luật Kiểm toán nhà nước với nội dung như sau: “Phòng ngừa, phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động kiểm toán; trường hợp phát hiện hành vi tham nhũng thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật”. Hai là, bổ sung nhiệm vụ kiểm toán thuế: Việc bổ sung nhiệm vụ kiểm toán thuế của KTNN là phù hợp Tuyên bố Lima, tạo cơ sở pháp lý để KTNN thực hiện kiểm toán các đối tượng có nghĩa vụ nộp NSNN và kiểm soát các nguồn thu của NSNN. Quy định này nhằm xác định thẩm quyền kiểm tra tài chính của Nhà nước với tư cách là chủ thể công quyền có quyền huy động sự đóng góp của các chủ thể kinh tế vào NSNN, còn kế hoạch kiểm toán hàng năm của KTNN được thực hiện theo nguyên tắc chọn mẫu theo yêu cầu quản lý của Nhà nước và phù hợp với năng lực (biên chế, kinh phí) của KTNN trong từng thời kỳ. Ba là, bổ sung nhiệm vụ kiểm toán nợ công: Việc bổ sung nhiệm vụ kiểm toán nợ công là phù hợp thông lệ quốc tế và yêu cầu hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay. Đồng thời, bảo đảm phát huy vai trò của công cụ KTNN trong việc kiểm toán để xem xét mức vay nợ và an toàn nợ công của quốc gia; kiến nghị các biện pháp nhằm quản lý, sử dụng nợ công có hiệu quả cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bốn là, bổ sung nhiệm vụ kiểm toán dự toán, dự án: Sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 4 Điều 15 về nhiệm vụ trình ý kiến để Quốc hội xem xét, 145 quyết định dự toán, dự án theo hướng quy định rõ KTNN thực hiện kiểm toán dự toán NSNN, các dự án, công trình quan trọng quốc gia phục vụ cho việc xem xét quyết định của Quốc hội. Năm là, bổ sung quyền xử lý vi phạm: Bổ sung quyền của KTNN trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kiểm toán nhà nước của tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước. Thứ ba, đối tượng và phạm vi kiểm toán Căn cứ vào định hướng của INTOSAI và từ thực tiễn hoạt động kiểm toán ở nước ta trong thời gian qua, cần bổ sung quy định theo hướng mở rộng phạm vi đối tượng kiểm toán của KTNN, bảo đảm bao quát hết các nguồn lực tài chính nhà nước và tài sản công, bao gồm: Ngân sách nhà nước, tiền và tài sản nhà nước, đất đai, tài nguyên khoáng sản và những đối tượng khác thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của Nhà nước theo quy định của pháp luật. Thứ tư, hoàn thiện chế định Tổng KTNN, Phó Tổng KTNN Để tăng tính độc lập cho Tổng KTNN, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và phù hợp với thông lệ quốc tế, cần sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán nhà nước theo hướng phân cấp mạnh hơn và tăng cường trách nhiệm cho Tổng KTNN trong một số vấn đề về tổ chức và hoạt động của KTNN, như: Bổ sung thêm một điều quy định về quyền miễn trừ đối với Tổng KTNN như quy định về quyền miễn trừ đối với đại biểu Quốc hội; bổ sung nhiệm vụ xây dựng Chiến lược phát triển KTNN trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định; sửa đổi, bổ sung Điều 21 của Luật Kiểm toán nhà nước theo hướng quy định cho Tổng KTNN quyền quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị trực thuộc KTNN sau khi Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành (phê chuẩn) Chiến lược phát triển KTNN trong từng thời kỳ hoặc đã có Nghị quyết cho phép thành lập thêm các đơn vị trực thuộc KTNN. Về Phó Tổng KTNN (Điều 20): Cần xem xét sửa đổi quy định về việc 146 bổ nhiệm Phó Tổng KTNN theo hướng: Phó Tổng KTNN do Tổng KTNN đề nghị Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Nhiệm kỳ của Phó Tổng KTNN là 5 năm cho phù hợp với quy định của Luật Cán bộ, công chức. Thứ năm, Kiểm toán viên nhà nước Về chức danh KTV nhà nước (Điều 27): Xem xét bỏ ngạch KTV dự bị để bảo đảm sự phù hợp và tương thích với Luật Cán bộ, công chức và khắc phục những hạn chế trong tuyển dụng và sử dụng đội ngũ KTV của KTNN. Về tiêu chuẩn chung của KTV nhà nước (Điều 29): Xem xét sửa lại tiêu chuẩn quy định tại khoản 4: “Đã tốt nghiệp chương trình bồi dưỡng KTV nhà nước và được Tổng KTNN cấp chứng chỉ” thành: “Được Tổng KTNN cấp chứng chỉ KTV nhà nước” cho chuẩn xác. Thực tế, những năm qua, chứng chỉ bồi dưỡng KTV nhà nước chỉ như là một giấy chứng nhận công chức đã học qua lớp bồi dưỡng KTV nhà nước, không thể thay thế được chứng chỉ KTV nhà nước do Tổng KTNN cấp (có giá trị như là chứng chỉ nghề nghiệp). Việc cấp chứng chỉ KTV nhà nước phải qua kỳ thi do KTNN tổ chức theo quy định của pháp luật sau khi KTV đã học qua lớp bồi dưỡng KTV nhà nước và có giấy chứng nhận do Giám đốc Trung tâm Khoa học và Bồi dưỡng cán bộ cấp. Thứ sáu, về hoạt động kiểm toán nhà nước Một là, bổ sung “Kiểm toán viên nhà nước” vào thành phần của Đoàn kiểm toán (Điều 44) cho đầy đủ và bảo đảm sự thống nhất trong các quy định của Luật Kiểm toán nhà nước. Hai là, bổ sung theo hướng luật hóa nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu KTNN chuyên ngành, KTNN khu vực trong tất cả các bước của quy trình kiểm toán; nâng cao trách nhiệm của kiểm toán trưởng trong chỉ đạo khảo sát, thu thập thông tin lập kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán, lựa chọn, bố trí nhân sự Đoàn kiểm toán trình Tổng KTNN ban hành quyết định kiểm toán bảo đảm phù hợp về thời gian và nhân sự với nội dung và phạm vi kiểm toán. Ba là, xác định một cách hợp lý đối tượng, quy mô, phạm vi của một 147 cuộc kiểm toán của KTNN; nghiên cứu quy định rõ các tiêu chí về thời gian, nhân sự và kinh phí cho một cuộc kiểm toán nhằm bảo đảm tính hiệu quả của hoạt động kiểm toán nhà nước. Bốn là, bổ sung quy định về nội dung, hình thức kiểm soát chất lượng kiểm toán và trách nhiệm kiểm soát chất lượng kiểm toán của các chủ thể có liên quan trong hoạt động kiểm toán của KTNN. Kiểm soát chất lượng kiểm toán là biện pháp hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng kiểm toán và kiểm soát đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ Kiểm toán viên nhà nước, tạo niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân vào kết quả kiểm toán của KTNN. Năm là, nâng cao trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện đầy đủ, kịp thời kiến nghị kiểm toán của KTNN, nhằm bảo đảm tính hiệu lực của hoạt động kiểm toán nhà nước. Thứ bảy, về đơn vị được kiểm toán Về các đơn vị được kiểm toán (Điều 63): Bổ sung thêm đơn vị được kiểm toán là các đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động vào khoản 7 Điều 63 của Luật Kiểm toán nhà nước cho phù hợp với quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập. Đề nghị thay thế quy định tại khoản 11, Điều 63 của Luật Kiểm toán nhà nước về “Doanh nghiệp nhà nước” bằng “Các doanh nghiệp có quản lý và sử dụng vốn và tài sản nhà nước”, nhằm bảo đảm sự phù hợp với Luật Doanh nghiệp năm 2005; đồng thời, bảo đảm bao quát nhiệm vụ của KTNN đối với việc kiểm soát mọi nguồn lực tài chính nhà nước và tài sản công. Về quyền của đơn vị được kiểm toán (Điều 64): Để bảo đảm trật tự pháp lý trong việc giải quyết kiến nghị kiểm toán, cần bổ sung quy định về thời hạn để đơn vị được kiểm toán thực hiện quyền kiến nghị; đồng thời quy định đơn vị được kiểm toán có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các bằng chứng để chứng minh cho ý kiến kiến nghị của mình. Về nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán (Điều 65): Đề nghị bãi bỏ 148 khoản 5 Điều 65 Luật Kiểm toán nhà nước quy định: “Người đứng đầu đơn vị được kiểm toán phải ký biên bản kiểm toán” để bảo đảm sự chuẩn xác về mặt pháp lý trong việc ghi nhận kết quả kiểm toán của Tổ kiểm toán và tính độc lập của hoạt động kiểm toán nhà nước. 4.2.2.3. Sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan Nghiên cứu sửa đổi Luật Kiểm toán nhà nước và các luật có liên quan để phân định rõ vị trí, chức năng của KTNN với các cơ quan thanh tra, kiểm tra giám sát khác của Nhà nước; đồng thời, bảo đảm sự đồng bộ và phù hợp giữa Luật Kiểm toán nhà nước với Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật NSNN..., cụ thể: Đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Quốc hội và Luật tổ chức Chính phủ liên quan đến KTNN nhằm khẳng định KTNN là cơ quan kiểm tra tài chính nhà nước cao nhất, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; Nghiên cứu sửa đổi một số quy định của Luật Ngân sách nhà nước cho phù hợp với quy định của Luật Kiểm toán nhà nước về một số nội dung như: Việc chuẩn bị ý kiến về dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách trung ương của KTNN, thời hạn nộp báo cáo quyết toán ngân sách năm của các bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương... 4.2.2.4. Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kiểm toán nhà nước Để nâng cao hiệu lực thi hành của Luật Kiểm toán nhà nước, cần phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản QPPL cụ thể hoá và hướng dẫn thi hành. Đây là công việc cấp bách phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Đến năm 2015 cần tập trung xây dựng và ban hành các văn bản QPPL chủ yếu sau đây: Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định vị trí làm việc, cơ cấu chức danh công chức của KTNN Quy định rõ vị trí làm việc, cơ cấu chức danh công chức của KTNN phù hợp với Luật Cán bộ, công chức; tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của KTNN bảo đảm đủ về số lượng, có cơ cấu và chất 149 lượng phù hợp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định về tiêu chuẩn Tổng KTNN Tạo cơ sở pháp lý cho việc đào tạo, bồi dưỡng và lựa chọn những cán bộ, công chức có đủ tiêu chuẩn để bầu vào chức danh Tổng KTNN. Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nội bộ tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị có quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước Xác định các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thành lập Kiểm toán nội bộ; mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, hoạt động và bảo đảm hoạt động của Kiểm toán nội bộ; trách nhiệm của KTNN đối với Kiểm toán nội bộ... Quyết định của Tổng KTNN quy định về trưng cầu giám định chuyên môn trong hoạt động kiểm toán của KTNN Quy định trình tự, thủ tục, hình thức và nội dung thực hiện giám định chuyên môn trong thực hiện kiểm toán; sử dụng kết quả giám định trong kiểm toán và trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện giám định. Quyết định của Tổng KTNN quy định về giải quyết kiến nghị của đơn vị được kiểm toán Quy định những trường hợp được thực hiện quyền kiến nghị và thời hạn kiến nghị của đơn vị được kiểm toán; trình tự, thủ tục giải quyết kiến nghị; trách nhiệm của KTNN, của đơn vị được kiểm toán và các bên có liên quan. Quyết định của Tổng KTNN quy định về sử dụng cộng tác viên kiểm toán Quy định đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện, hình thức pháp lý sử dụng cộng tác viên kiểm toán; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cộng tác viên; hình thức, phạm vi và phương thức hoạt động của cộng tác viên kiểm toán. 4.2.2.5. Hoàn thiện hệ thống chuẩn mực, quy trình kiểm toán Kiểm toán là một nghề, đòi hỏi khắt khe về tính cẩn trọng trong chuyên môn, nghề nghiệp. Hoạt động kiểm toán là một trong những hoạt động mang tính chuyên nghiệp cao, luôn phải tuân thủ theo hệ thống chuẩn mực, quy trình nghề nghiệp thống nhất. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán không chỉ là cơ 150 sở cho hoạt động nghề nghiệp mà còn là cơ sở để kiểm tra, đánh giá hoạt động của KTV. Vì vậy, KTNN cần sớm hoàn thiện hệ thống chuẩn mực, quy trình kiểm toán nhằm ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán của KTNN. Đến năm 2015, KTNN có đầy đủ hệ thống chuẩn mực, các quy trình về kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động; từng bước cụ thể hoá quy trình kiểm toán theo chuyên ngành hẹp phù hợp với các loại hình kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước. Để thực hiện tốt quy định của Luật Kiểm toán nhà nước, chuẩn mực kiểm toán và quy trình kiểm toán, cần hoàn thiện quy trình kiểm tra, soát xét chất lượng kiểm toán. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo cho các báo cáo kiểm toán khi phát hành có chất lượng cao, các kết luận đưa ra có tính thuyết phục, các kiến nghị kiểm toán phù hợp với pháp luật và có tính khả thi cao. Đồng thời, qua đó đánh giá được chất lượng công tác kiểm toán của các Đoàn kiểm toán. Nội dung quy trình kiểm tra, soát xét chất lượng kiểm toán cần quy định rõ: Các nguyên tắc, hình thức, nội dung, trình tự kiểm soát chất lượng kiểm toán; trách nhiệm các chủ thể kiểm soát. Tăng cường kiểm soát chất lượng kiểm toán ở tất cả các khâu của quy trình kiểm toán và trách nhiệm của từng cấp kiểm soát từ bên trong và bên ngoài đối với từng Đoàn kiểm toán. Việc kiểm tra, soát xét chất lượng kiểm toán trước hết phải do chính bản thân các KTV, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, Trưởng đoàn kiểm toán, Kiểm toán trưởng tự thực hiện nhằm nâng cao trách nhiệm của những người thực hiện kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán và lập hồ sơ kiểm toán. Đối với các cuộc kiểm toán có quy mô lớn, nội dung phức tạp, có liên quan đến nhiều đơn vị hoặc những cuộc kiểm toán có dấu hiệu vi phạm pháp luật của thành viên Đoàn kiểm toán, ngoài việc kiểm tra, soát xét chất lượng kiểm toán từ bên trong, cần phải có sự kiểm soát chất lượng kiểm toán từ bên ngoài của các vụ chức năng thuộc KTNN (Vụ Pháp chế, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, Thanh tra KTNN) nhằm đảm bảo tính độc lập, khách quan; kịp 151 thời ngăn chặn, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp của KTV và các thành viên Đoàn kiểm toán. 4.2.2.6. Ban hành Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước Trong hoạt động kiểm toán luôn có những hành vi cố ý hay vô ý của đơn vị được kiểm toán, của tổ chức, cá nhân có liên quan vi phạm các quy định của Nhà nước về hoạt động kiểm toán nhà nước. Đó chính là các hành vi vi phạm pháp luật về kiểm toán nhà nước. Các hành vi vi phạm pháp luật này tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm đều phải bị xử lý, có những hành vi bị xử lý hình sự khi gây nguy hiểm lớn cho xã hội và có đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, đa số các hành vi vi phạm pháp luật kiểm toán nhà nước không phải là tội phạm mà là vi phạm hành chính và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Thực tế hoạt động kiểm toán những năm qua cho thấy nhiều trường hợp vi phạm pháp luật của đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan như: Không cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu; không thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán..., song những hành vi vi phạm đó chưa bị xử lý đã làm giảm hiệu lực của hoạt động kiểm toán nói riêng và tính nghiêm minh của pháp luật nói chung. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng nêu trên là do Nhà nước chưa có quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này. Vì vậy, việc sớm ban hành Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước là rất cần thiết. Việc xây dựng Nghị định của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước cần tập trung vào 03 nhóm hành vi vi phạm sau đây: Thứ nhất, hành vi của đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan vi phạm các điều cấm, vi phạm các nghĩa vụ pháp lý theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước trong quá trình thực hiện kiểm toán, bao gồm: (1) Không chấp hành quyết định kiểm toán; 152 (2) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho cuộc kiểm toán theo yêu cầu của KTNN và KTV nhà nước; (3) Không lập và gửi đầy đủ, kịp thời báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán dự án đầu tư; kế hoạch thu, chi; báo cáo tình hình chấp hành và quyết toán ngân sách cho KTNN theo yêu cầu; (4) Không cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu cần thiết để thực hiện việc kiểm toán theo yêu cầu của KTNN, KTV nhà nước; (5) Báo cáo sai lệch, không trung thực, không đầy đủ và thiếu khách quan thông tin liên quan đến cuộc kiểm toán của KTNN; sửa đổi, chuyển dời, cất giấu, huỷ hoại tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm toán; (6) Không trả lời và giải trình đầy đủ, kịp thời các vấn đề do Đoàn kiểm toán, KTV nhà nước yêu cầu; (7) Người đứng đầu đơn vị được kiểm toán không ký hoặc trì hoãn ký biên bản kiểm toán; (8) Mua chuộc, hối lộ KTV nhà nước; (9) Che giấu các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, ngân sách; (10) Cản trở công việc của KTNN và KTV nhà nước; (11) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán của KTNN. Thứ hai, trong việc thực hiện kết luận, kiến nghị của KTNN, hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực KTNN bao gồm: (1) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị của KTNN về sai phạm trong báo cáo tài chính và sai phạm trong việc tuân thủ pháp luật; (2) Không thực hiện các biện pháp để khắc phục yếu kém trong hoạt động theo kết luận, kiến nghị của KTNN; (3) Không báo cáo bằng văn bản về kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán cho KTNN theo quy định. Thứ ba, trong công khai kết quả kiểm toán, hành vi vi phạm hành chính 153 trong lĩnh vực KTNN bao gồm: (1) Không thực hiện công khai kết quả kiểm toán theo quy định; (2) Công khai kết quả kiểm toán không đầy đủ về nội dung, hình thức, thời hạn quy định; (3) Công khai tài liệu, số liệu sai sự thật; (4) Công khai tài liệu, số liệu thuộc bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp của cơ quan, đơn vị, tổ chức được kiểm toán theo quy định của pháp luật; (5) Đưa tin, bài phản ánh về công khai kết quả kiểm toán không chính xác, không trung thực, khách quan. 4.2.3. Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện 4.2.3.1. Nâng cao năng lực đội ngũ công chức làm công tác xây dựng pháp luật về kiểm toán nhà nước Để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước ta nói chung và pháp luật về từng lĩnh vực quản lý nhà nước nói riêng, trước hết cần đổi mới cơ bản quy trình, thủ tục xây dựng pháp luật từ sáng kiến pháp luật đến thông qua luật nhằm đẩy nhanh quá trình soạn thảo, ban hành luật; nâng cao trình độ, năng lực làm luật của Quốc hội, phát huy vai trò, trách nhiệm của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội trong việc chuẩn bị, thẩm tra dự án luật, pháp lệnh. Đối với lĩnh vực kiểm toán nhà nước, xây dựng hệ thống pháp luật về kiểm toán nhà nước bảo đảm tính khoa học, tính khả thi, trước hết và quan trọng nhất là yếu tố con người. Công việc quan trọng này đòi hỏi phải có các chuyên gia am hiểu chuyên môn kiểm toán, am hiểu pháp luật và việc xây dựng các văn bản pháp luật. Lực lượng soạn thảo các văn bản pháp luật về kiểm toán nhà nước cần có sự phối hợp của ba nhóm chuyên gia: (1) Nhóm chuyên gia nghiệp vụ về kiểm toán của cơ quan KTNN, một số trường đại học, viện nghiên cứu; (2) Nhóm các chuyên gia pháp lý của KTNN, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội… và (3) Nhóm chuyên gia tư vấn của nước ngoài. Sự phối hợp này nhằm bảo đảm cho hệ thống pháp luật về kiểm toán nhà nước vừa kế thừa được kinh nghiệm 154 nước ngoài, vừa phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam. Trong quá trình hoàn thiện pháp luật kiểm toán nhà nước, cũng cần chú trọng tổng kết thực tiễn xây dựng và thực hiện pháp luật kiểm toán nhà nước, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm nước ngoài về tổ chức và hoạt động của KTNN để vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta. Do KTNN là lĩnh vực còn khá mới mẻ đối với nước ta, địa vị pháp lý của KTNN và của Tổng KTNN chưa được quy định trong Hiến pháp; trong khi đó nhiều nước trên thế giới KTNN có lịch sử phát triển hàng trăm năm và ở hầu hết các nước đều quy định địa vị pháp lý của KTNN và của Tổng KTNN trong Hiến pháp. Do vậy, KTNN Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền cần tăng cường tổ chức các đoàn cán bộ là những người có thẩm quyền, những chuyên gia pháp luật của KTNN; lãnh đạo và chuyên gia của các cơ quan, tổ chức có liên quan như: Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội; các đại biểu Quốc hội ... khảo sát nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài trong xây dựng thể chế về tổ chức và hoạt động của KTNN, đặc biệt là việc quy định địa vị pháp lý của KTNN trong Hiến pháp, nhất là những nước kinh tế phát triển và những nước có điều kiện kinh tế, xã hội tương đồng với Việt Nam. KTNN cần tích cực tranh thủ sự tài trợ của các tổ chức quốc tế, các đối tác nước ngoài để tổ chức các diễn đàn, các Hội thảo khoa học quốc tế, mời các nhà quản lý, các nhà khoa học của INTOSAI, ASOSAI, của các nước có hoạt động kiểm toán nhà nước phát triển hoặc có điều kiện tương đồng với Việt Nam trình bày về vị trí, vai trò của cơ quan KTNN trong xây dựng nhà nước pháp quyền và phát triển kinh tế thị trường, sự cần thiết và kinh nghiệm quy định địa vị pháp lý của KTNN trong Hiến pháp, nhằm góp phần nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận của các cấp, các ngành và các nhà làm luật của Việt Nam về tổ chức và hoạt động của KTNN. Đồng thời, coi trọng công tác nghiên cứu khoa học pháp lý về kiểm toán nhà nước để tạo cơ sở khoa học cho hoạt động xây dựng pháp luật về kiểm toán nhà nước; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng pháp luật nói chung và 155 pháp luật về kiểm toán nhà nước nói riêng; có cơ chế, chính sách huy động đông đảo các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn ở trong và ngoài nước tham gia công tác xây dựng pháp luật về kiểm toán nhà nước. 4.2.3.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về kiểm toán nhà nước cho cán bộ, công chức của Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan, đơn vị, tổ chức Pháp luật về kiểm toán nhà nước được coi là hoàn thiện không chỉ được thể hiện ở chỗ được ban hành dưới hình thức một đạo luật mang tính pháp điển cao, mà quan trọng hơn là đạo luật đó phải đi vào cuộc sống, nghĩa là nó phải được tuân theo và chấp hành thường xuyên, nghiêm chỉnh trong cuộc sống. Hiệu quả của việc chấp hành pháp luật tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định về mặt chủ quan, đó là ý thức pháp luật. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, biện pháp có ý nghĩa quyết định trong tổ chức thực hiện là giáo dục và nâng cao ý thức pháp luật, năng lực thực hiện pháp luật cho cán bộ, công chức nhà nước. Không có ý thức pháp luật và am hiểu pháp luật thì không thể tự giác tuân theo và chấp hành nghiêm chỉnh, cũng như không thể áp dụng đúng pháp luật trong quản lý nhà nước. Phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật là việc làm cần thiết vừa để nâng cao ý thức pháp luật, phòng ngừa vi phạm pháp luật; đồng thời, cũng là biện pháp tích cực đấu tranh chống lại những hành vi vi phạm pháp luật. Do vậy, để hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục sâu rộng Luật Kiểm toán nhà nước, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản QPPL có liên quan đến toàn thể cán bộ, công chức KTNN, các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi kiểm toán của KTNN làm cho cán bộ, công chức KTNN, các tổ chức, cơ quan có liên quan hiểu được các quy định của pháp luật về kiểm toán nhà nước, nhất là các quy định về quyền và nghĩa vụ của mình, trên cơ sở đó thực hiện đúng luật, giám 156 sát và phối hợp giúp KTNN hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. 4.2.3.3. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị đội ngũ cán bộ, công chức, Kiểm toán viên nhà nước Pháp luật về kiểm toán nhà nước được coi là hoàn thiện còn phải được thể hiện thông qua hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật của các đối tượng có liên quan, trong đó có đội ngũ cán bộ, công chức, KTV nhà nước. Do vậy, bên cạnh việc xây dựng thể chế về kiểm toán nhà nước, cần phải giáo dục nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức, KTV nhà nước. Muốn vậy, phải có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng để bảo đảm cho đội ngũ cán bộ, công chức, KTV nhà nước có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, tinh thông về nghiệp vụ chuyên môn, chuyên nghiệp, tương xứng với yêu cầu của nghề nghiệp kiểm toán. Để đáp ứng yêu cầu trên đây, cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây: Thứ nhất, xây dựng và đổi mới chương trình, nội dung đào tạo theo từng chức danh gắn với tiêu chuẩn hoá công chức; gắn lý luận với thực tiễn, kết hợp trang bị kiến thức nghiệp vụ với việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức văn hoá nghề nghiệp, kiến thức pháp luật và kỹ năng thực hành nhằm đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động; bồi dưỡng, bổ sung một số nội dung đào tạo về một số lĩnh vực kiểm toán mới, như: Kiểm toán môi trường, kiểm toán trách nhiệm kinh tế, kiểm toán hoạt động, kiểm toán chuyên đề; tăng cường đào tạo nghiệp vụ kiểm toán trong môi trường công nghệ thông tin; đào tạo ngoại ngữ, tin học cho cán bộ, công chức, đặc biệt là cho KTV nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế... Thứ hai, đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng công chức; phát triển hình thức tổ chức đào tạo từ xa, tự đào tạo, đào tạo thông qua hình thức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm... Thứ ba, tổ chức tuyển dụng công chức, KTV, tổ chức thi cấp Chứng chỉ 157 KTV nhà nước, quản lý việc cấp và sử dụng Thẻ KTV nhà nước theo đúng quy định. Có kế hoạch đào tạo trong thời gian không dài một đội ngũ chuyên gia đầu ngành đối với từng lĩnh vực chuyên môn, tiếp cận trình độ các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới; xây dựng đội ngũ giảng viên giỏi về chuyên môn, có kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện tốt công tác giảng dạy. Thứ tư, đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc tế, tăng cường giao lưu học tập về nghiệp vụ kiểm toán, đặc biệt là thi Chứng chỉ kiểm toán viên quốc tế; cử cán bộ đi tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm về Chính phủ điện tử, về tin học hoá các hoạt động kiểm toán tại một số nước tiên tiến. 4.2.3.4. Phát triển đồng bộ và hiện đại cơ sở vật chất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm toán nhà nước Đảm bảo đầy đủ, kịp thời phương tiện, kinh phí và cơ sở vật chất là một trong những nhân tố quyết định để bảo đảm tính độc lập và chất lượng hoạt động của KTNN. Do vậy, để thực hiện giải pháp quan trọng này, cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây: Thứ nhất, phát triển cơ sở vật chất và chế độ đãi ngộ thoả đáng phù hợp đặc thù nghề nghiệp đối với cán bộ, công chức, KTV của KTNN Cần có chính sách ưu tiên để tạo bước mạnh mẽ trong việc huy động nguồn lực nhằm đảm bảo cơ sở vật chất mang tính đặc thù cho toàn hệ thống KTNN. Việc xây dựng cơ sở vật chất và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức, KTV của KTNN cần tập trung vào một số vấn đề sau: Một là, xây dựng, trang bị đầy đủ hệ thống trụ sở, phương tiện làm việc cho KTNN ở trung ương và các khu vực, chú trọng việc đầu tư thiết bị phục vụ công tác kiểm toán. Phấn đấu đến 2015 xây dựng xong và cơ bản trang bị đầy đủ, đồng bộ trang thiết bị, phương tiện làm việc tại tất cả các đơn vị trực thuộc KTNN theo tiêu chuẩn, định mức Chính phủ quy định. Hai là, phối hợp với Bộ Tài chính và các đơn vị có liên quan nghiên cứu, xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, định mức sử dụng kinh phí, ngân sách và phương tiện phù hợp với tính chất và đặc thù của hoạt động kiểm toán 158 và chức trách, nhiệm vụ của KTV. Đảm bảo đầy đủ kinh phí cho các hoạt động kiểm toán, có chế độ đãi ngộ thích hợp cho cán bộ, công chức, KTV nhà nước; đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và các phương tiện, máy tính, công cụ trợ giúp hoạt động kiểm toán. Ba là, đẩy mạnh việc huy động, khai thác có hiệu quả nguồn vốn tài trợ, viện trợ quốc tế nhằm trang bị, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ tốt cho hoạt động của KTNN. Thứ hai, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán nhà nước Để phát triển KTNN đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, việc ứng dụng công nghệ thông tin là yếu tố quan trọng, nhằm đáp ứng các yêu cầu cơ bản: Một là, cơ bản hoàn thiện xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin trong phạm vi toàn ngành, đảm bảo phương tiện thông tin và truyền thông phục vụ quản lý điều hành và hoạt động kiểm toán. Củng cố và nâng cấp hệ thống mạng diện rộng, đảm bảo sự hoạt động ổn định thông suốt của hệ thống mạng và an toàn bảo mật hệ thống thông tin dữ liệu. Hai là, xây dựng, hoàn thiện và đưa vào khai thác có hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin kiểm toán, các phần mềm ứng dụng phục vụ công tác quản lý, điều hành và hoạt động kiểm toán. Ba là, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đồng bộ; bồi dưỡng đào tạo kiến thức tin học cho cán bộ, công chức tiếp cận sử dụng công nghệ mới trong công việc thường xuyên, đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng và hiệu quả. Bốn là, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, tạo bước đột phá trong ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động kiểm toán, đưa ứng dụng công nghệ thông tin ngang tầm với các cơ quan KTNN trên thế giới. 4.2.3.5. Tăng cường công tác giám sát đối với hoạt động của Kiểm 159 toán Nhà nước Để hoạt động kiểm toán của KTNN tuân thủ theo các quy định của pháp luật, cần phải có cơ chế giám sát thích hợp. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc, bởi vì KTNN là cơ quan có vị thế cao, quyền hạn lớn, thì cùng với những quy định nâng cao trách nhiệm của KTNN, cần phải có cơ chế giám sát chặt chẽ đối với hoạt động của KTNN. Do KTNN là cơ quan kiểm tra tài chính nhà nước cao nhất, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, nên pháp luật kiểm toán nhà nước cần quy định trách nhiệm giám sát hoạt động kiểm toán của KTNN do các chủ thể thuộc cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất thực hiện (Quốc hội, UBTV Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội...) nhằm bảo đảm tính khách quan và hiệu lực của hoạt động giám sát. KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 Để xây dựng được một hệ thống pháp luật về kiểm toán nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, trước hết phải dựa trên cơ sở lý luận khoa học và tổng kết thực tiễn; phân tích, đánh giá đầy đủ những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập của thực trạng pháp luật về kiểm toán nhà nước xét trên cả hai mặt hình thức và nội dung của pháp luật và luận giải rõ những nguyên nhân chủ yếu của thực trạng đó. Đồng thời, quá trình hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước cần quán triệt các quan điểm cơ bản, đó là: Quán triệt và thể chế hoá các quan điểm của Đảng về phát triển KTNN; xác định hợp lý mô hình của cơ quan KTNN trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Nhà nước ta; bảo đảm tính độc lập của cơ quan KTNN; xây dựng KTNN thực sự trở thành công cụ quan trọng và đủ mạnh của Nhà nước thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt việc quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; đáp ứng yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế, phù hợp với các nguyên tắc, thông lệ quốc tế và điều kiện thực tế của Việt Nam. Mục tiêu hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước chỉ có thể đạt 160 được khi tiến hành thực hiện đồng bộ ba nhóm giải pháp cơ bản sau đây: Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về nội dung (địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn; đối tượng và phạm vi kiểm toán; mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của KTNN; xử lý vi phạm pháp luật về kiểm toán nhà nước); nhóm giải pháp hoàn thiện hình thức pháp luật (quy định địa vị pháp lý của KTNN trong Hiến pháp; sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán nhà nước; sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan; hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kiểm toán nhà nước; hoàn thiện hệ thống chuẩn mực, quy trình kiểm toán; ban hành Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước và nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện pháp luật về kiểm toán nhà nước. 161 KẾT LUẬN Qua gần 20 năm hoạt động, đặc biệt là sau hơn bảy năm thực hiện Luật Kiểm toán nhà nước, địa vị pháp lý của KTNN đã được nâng cao; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức được quy định đầy đủ, cụ thể hơn; nhận thức của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, tổ chức và của toàn xã hội về cơ quan KTNN và hoạt động kiểm toán nhà nước đầy đủ hơn, đúng đắn hơn, nhất là sau khi KTNN thực hiện việc công bố công khai kết quả kiểm toán; hoạt động kiểm toán được tăng cường cả về quy mô kiểm toán, chất lượng và hiệu lực kiểm toán; các kết luận, kiến nghị kiểm toán được các đơn vị thực hiện đầy đủ và nghiêm túc hơn. Tuy nhiên trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế, khuôn khổ pháp lý cho tổ chức và hoạt động của KTNN vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập. Chế định về địa vị pháp lý chưa tương xứng với vị trí, vai trò của KTNN. Địa vị pháp lý của KTNN và Tổng KTNN chưa được quy định trong Hiến pháp - đạo luật cơ bản của Nhà nước như hầu hết các nước trên thế nên không tránh khỏi khó khăn khi xác định vị trí pháp lý, xây dựng mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của cơ quan KTNN. Đây là bất cập lớn nhất hiện nay của KTNN. Trong bối cảnh đó nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật kiểm toán nhà nước là yêu cầu khách quan và cấp bách nhằm xây dựng KTNN trở thành công cụ mạnh của Nhà nước về kiểm tra tài chính nhà nước, góp phần làm minh bạch và lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia. Bằng phương pháp tiếp cận và nghiên cứu khoa học phù hợp, Luận án "Hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam" đã đạt được mục đích và hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đề ra. Kết quả nghiên cứu có thể được khái quát: 1. Trên cơ sở nghiên cứu có hệ thống những vấn đề lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản 162 Việt Nam về pháp luật và pháp chế XHCN, luận án đã xây dựng được khái niệm pháp luật kiểm toán nhà nước, phân tích làm rõ đặc điểm, nội dung và vai trò của pháp luật về kiểm toán nhà nước phù hợp với quan điểm của Đảng và thực tiễn hoạt động của KTNN. 2. Luận án cũng phân tích làm rõ những tiêu chí xác định mức độ hoàn thiện và những điều kiện đảm bảo hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước; yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN đối với việc hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước. Đây là vấn đề hoàn toàn mới, có ý nghĩa về lý luận và phương pháp luận trong việc đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước ở nước ta hiện nay. 3. Luận án đã tiến hành phân tích, đánh giá những kết quả đã đạt được, những hạn chế và bất cập của pháp luật về kiểm toán nhà nước; đồng thời, luận giải những nguyên nhân hạn chế, tồn tại của hệ thống pháp luật về kiểm toán nhà nước ở nước ta hiện nay. Đây là cơ sở thực tiễn để đề ra các giải pháp có tính khả thi cao nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam. 4. Căn cứ vào những yêu cầu khách quan và xuất phát từ thực trạng pháp luật về kiểm toán nhà nước hiện nay, luận án đã đề xuất những quan điểm định hướng và các nhóm giải pháp cơ bản hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, cụ thể như sau: Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung và hình thức pháp luật về kiểm toán nhà nước, bao gồm các giải pháp: Xác lập địa vị pháp lý của KTNN trong Hiến pháp - đạo luật cơ bản của Nhà nước; sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán nhà nước; sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản để cụ thể hoá và hướng dẫn thi hành Luật Kiểm toán nhà nước; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống chuẩn mực, quy trình kiểm toán; ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong 163 lĩnh vực kiểm toán nhà nước. Ngoài các nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung, hình thức pháp luật về kiểm toán nhà nước nêu trên, luận án còn đề xuất nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng pháp luật về kiểm toán nhà nước; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về kiểm toán nhà nước cho cán bộ, công chức của KTNN và các cơ quan, đơn vị, tổ chức; đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị đội ngũ cán bộ, công chức, KTV nhà nước; phát triển đồng bộ và hiện đại cơ sở vật chất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm toán; tăng cường công tác giám sát đối với hoạt động của KTNN. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp cơ bản nêu trên là nền tảng, cơ sở, điều kiện để hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước, tạo cơ sở pháp lý xây dựng KTNN từng bước trở thành cơ quan kiểm tra tài chính nhà nước có uy tín và có trách nhiệm, đáp ứng lòng mong đợi của Đảng, Nhà nước và nhân dân, góp phần làm minh bạch và lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”./. 164 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Đặng Văn Hải (2010), “Hoàn thiện cơ sở pháp lý đầy đủ và toàn diện cho tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước”, Tạp chí Kiểm toán, (7), tr. 47 - 49. 2. Đặng Văn Hải (2011), “Kinh nghiệm các nước trên thế giới xác lập địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước trong Hiến pháp và vận dụng cho Việt Nam”, Tạp chí Kiểm toán, (3), tr. 40 - 43. 3. Đặng Văn Hải (2011), “Kinh nghiệm quốc tế trong quy định về xử lý hành vi vi phạm Luật Kiểm toán nhà nước và khả năng vận dụng ở Việt Nam”, Tạp chí Kiểm toán, (5), tr. 54 - 56; (6), tr. 49 - 51. 4. Đặng Văn Hải (2012), “Yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đối với hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Kiểm toán, (2), tr. 36 - 39. 5. Đặng Văn Hải (2012), “Những tiêu chí xác định mức độ hoàn thiện của pháp luật về kiểm toán nhà nước ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Kiểm toán, (4), tr.19 - 22. 6. Đặng Văn Hải (2012), “Quy định về Kiểm toán Nhà nước trong Hiến pháp là yêu cầu khách quan hỗ trợ thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (13), tr. 11 - 15. 7. Đặng Văn Hải (2012), “Yêu cầu khách quan và định hướng sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán nhà nước”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (24), tr. 51 - 56. 165 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alvin A.Arens (1995), Kiểm toán, Nxb Thống kê, Hà Nội. 2. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1994), Nghị định số 70/CP về việc thành lập cơ quan Kiểm toán Nhà nước, ngày 11- 7, Hà Nội. 3. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Tờ trình Quốc hội về Dự án Luật Kiểm toán nhà nước, ngày 20-5, Hà Nội. 4. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Nghị định số 91/2008/NĐ-CP về công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, ngày 18-8, Hà Nội. 5. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị quyết số 01/NQ-CP ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020, ngày 12-5, Hà Nội. 6. Hà Hùng Cường (2009), "Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (1). 7. Đại hội đồng Liên hiệp quốc (2011), Nghị quyết A/66/209 về thúc đẩy tính hiệu lực, trách nhiệm giải trình, tính hiệu quả và minh bạch của quản lý công bằng cách tăng cường các cơ quan kiểm toán tối cao, Hà Nội. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 166 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình lý luận Nhà nước và pháp luật, Tập 1, Hà Nội. 20. Học viện Tài chính (2007), Giáo trình lý thuyết kiểm toán, Nxb Tài chính, Hà Nội. 21. Vương Đình Huệ (2009), Giải pháp nâng cao vị trí, vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong phòng, chống tham nhũng, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp bộ, KTNN, Hà Nội. 22. Vương Đình Huệ (2012), Vai trò của KTNN Việt Nam trong hội nhập và phát triển, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Hà Nôi. 23. Vương Đình Huệ (2010), "Ban hành Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2020 là sự kiện có tầm quan trọng đặc biệt đối với tiến trình phát triển của KTNN", Tạp chí NCKH kiểm toán, (5). 24. Kiểm toán Nhà nước (1995), Tăng cường các thể chế Kiểm toán Nhà nước ở các nước đang phát triển, Tài liệu dịch, Hà Nội. 167 25. Kiểm toán Nhà nước (2001), So sánh quốc tế về địa vị pháp lý và các chức năng của cơ quan Kiểm toán tối cao, Tài liệu dịch, Hà Nội. 26. Kiểm toán Nhà nước (2002), Phương hướng và giải pháp xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm toán nhà nước, Đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội. 27. Kiểm toán Nhà nước (2003), Những điều khoản quy định về địa vị pháp lý và tính độc lập của KTNN trong Hiến pháp của một số nước trên thế giới, Tài liệu dịch, Hà Nội. 28. Kiểm toán Nhà nước (2003), Chức năng nhiệm vụ và địa vị pháp lý của cơ quan Kiểm toán trong cơ cấu nhà nước, Tài liệu dịch, Hà Nội. 29. Kiểm toán Nhà nước (2003), Luật Kiểm toán nhà nước của một số nước trên thế giới, Tài liệu dịch, Hà Nội. 30. Kiểm toán Nhà nước (2004), Địa vị pháp lý của KTNN trong Nhà nước pháp quyền, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Hà Nội. 31. Kiểm toán Nhà nước (2004), 10 năm xây dựng và phát triển KTNN Việt Nam, Hà Nội. 32. Kiểm toán Nhà nước (2005), Vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Hà Nội. 33. Kiểm toán Nhà nước (2006), Định hướng chiến lược và giải pháp phát triển KTNN Việt Nam, Đề tài khoa học cấp nhà nước, Hà Nội. 34. Kiểm toán Nhà nước (2008), Đề án trình Bộ Chính trị về tăng cường năng lực hoạt động của KTNN và các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát của Đảng và Nhà nước, ngày 15-6, Hà Nội. 35. Kiểm toán Nhà nước (2009), Tờ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội về Chiến lược phát triển KTNN giai đoạn 2009-2015 và tầm nhìn đến năm 2020, Hà Nội. 36. Kiểm toán Nhà nước (2009), KTNN Việt Nam- 15 năm xây dựng và phát triển, Hà Nội. 168 37. Kiểm toán Nhà nước (2012), Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Luật Kiểm toán nhà nước và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán nhà nước, Hà Nội. 38. Kiểm toán Nhà nước (2012), Địa vị pháp lý của KTNN và Tổng KTNN trong Hiến pháp Nước cộng hoà XHCN Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Hà Nội. 39. Quốc hội (1992), Hiến pháp 1992, Hà Nội. 40. Quốc hội (1995), Luật Doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội. 41. Quốc hội (1996), Luật Ngân sách nhà nước, Hà Nội. 42. Quốc hội (1997), Luật Các tổ chức tín dụng, Hà Nội. 43. Quốc hội (1998), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách nhà nước, Hà Nội. 44. Quốc hội (2001), Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992, Hà Nội. 45. Quốc hội (2002), Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi, Hà Nội. 46. Quốc hội (2005), Luật Kiểm toán nhà nước, Hà Nội. 47. Quốc hội (2005), Luật Phòng, chống tham nhũng, Hà Nội. 48. Quốc hội (2005), Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Hà Nội. 49. Quốc hội (2008), Luật Cán bộ, công chức, Hà Nội. 50. Quốc hội (2008), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nộị. 51. Đặng Văn Thanh (2006), Vai trò vị trí của KTNN trong việc thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội và HĐND, Đề tài nhánh số 08 của Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, KTNN, Hà Nội. 52. Thủ tướng Chính phủ (1995), Quyết định 61/TTg ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước, Hà Nội. 53. Trịnh Đức Thảo (2009), Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam hiện nay - Vấn đề và giải pháp, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp bộ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 169 54. Tổ chức Quốc tế các cơ quan Kiểm toán tối cao - INTOSAI (1997), Tuyên bố Lima về hướng dẫn các nguyên tắc kiểm toán, (sửa đổi, bổ sung năm 2008). 55. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2003), Giáo trình lý thuyết kiểm toán, Nxb Tài chính, Hà Nội. 56. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 57. Từ điển luật học (2006), Nxb Từ điển bách khoa - Nxb Tư pháp, Hà Nội. 58. Từ điển tiếng Việt, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội. 59. Đào Trí Úc (2010), “Về hệ thống pháp luật Việt Nam và một số định hướng đổi mới, hoàn thiện”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (1). 60. Uỷ ban thường vụ Quốc hội (2005), Nghị quyết số 916/2005/NQ- UBTVQH11 về tổ chức bộ máy của Kiểm toán Nhà nước, Hà Nội. 61. Uỷ ban thường vụ Quốc hội (2010), Nghị quyết số 927/2010/NQ- UBTVQH12 về việc ban hành Chiến lược phát triểm Kiểm toán Nhà nước đến năm 2020, Hà Nội. Tiếng Anh 62. INTOSAI (2001), Independence of SAIs Project, Final Task Force Report, 31 March 2001. 63. INTOSAI (2001), Mandates of Supreme Audit Institutions.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_sau_pbk__6207.pdf
Luận văn liên quan