Luận án Huy động nguồn tài chính tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập ở Việt Nam

Đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng cao là một trong ba khâu đột phá chiến lược, trong đó hệ thống GDNN là một trong những mắt xích quan trọng thực hiện đột phá chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.Trong điều kiện hiện nay, khi lợi thế sự phát triển đang chuyển dần từ yếu tố tài nguyên thiên nhiên dồi dào, giá nhân công rẻ sang nguồn nhân lực ổn định và có chất lượng thì càng đòi hỏi phải nâng cao chất lượng đào tạo. Trong quá trình đào tạo nghề nghiệp, ba nhân tố: Tuyển sinh, đào tạo, giải quyết việc làm sau đào tạo đã trở thành những nhân tố quan trọng và có mối quan hệ biện chứng với nhau trong sự phát triển của GDNN. Trong hợp phần đó, tuyển sinh là yếu tố quan trọng, là "Đầu vào" của quá trình đào tạo; Nâng cao chất lượng đào tạo là yếu tố then chốt góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sản phẩm "Đầu vào" và xây dựng thương hiệu nhà trường; Giải quyết việc làm sau đào tạo là yếu tố quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế và thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Chất lượng và phát triển nguồn nhân lực là một trong những vấn đề quan trọng nhất của quốc gia, của địa phương, của quá trình sản xuất, nhất là trong quá trình CNH, HĐH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội. Việt Nam một đất nước đang trong quá trình thực hiện CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế rất cần có đội ngũ công nhân có tay nghề giỏi đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của nền kinh tế. Những năm vừa qua, nguồn ngân sách Nhà nước và nguồn ngoài ngân sách Nhà nước đầu tư cho công tác GDNN ở nước ta tuy có tăng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của hoạt động này. Vì vậy, việc huy động nguồn tài chính cho phát triển GDNN có ý nghĩa rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Các nội dung và kết quả nghiên cứu của luận án đã tập trung giải quyết những vấn đề sau:176 - Phân tích các luận cứ khoa học cho thấy sự cần thiết phải triển khai và tăng cường huy động nguồn tài chính, đặc biệt là nguồn tài chính ngoài NSNN cho các cơ sở GDNN. - Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các cơ sở GDNN công lập của Việt Nam giữ vai trò chủ đạo, góp phần cung cấp đội ngũ người làm nghề có trình độ cao. - Phân tích và đi đến thống nhất quan niệm, nội dung, phương thức huy động nguồn tài chính, đặc biệt là nguồn tài chính ngoài ngân sách cho các cơ sở GDNN công lập . - Phân tích thực trạng huy động nguồn tài chính cho các cơ sở GDNN công lập ở Việt Nam để thấy được những kết quả đạt được những hạn chế, nguyên nhân làm giảm khả năng thu hút các nguồn lực xã hội hóa, từ đó làm thiếu hụt nguồn tài chính để đảm bảo chất lượng đào tạo của các cơ sở GDNN, nghiên cứu khoa học và phục vụ sự phát triển của xã hội. Đây là một trong các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của các cơ sở GDNN công lập. - Trên cơ sở định hướng của Nhà nước về đổi mới GDNN công lập ở Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, luận án đề xuất một số giải pháp huy động nguồn tài chính cho các cơ sở GDNN công lập theo hướng gắn với kết quả và chất lượng đầu ra đảm bảo phát triển nguồn lực tài chính bền vững. Bên cạnh đó, tăng cường liên kết với các doanh nghiệp để đào tạo tại chỗ cho doanh nghiệp. - Để thực hiện tốt các giải pháp đã đề xuất, luận án đưa ra những kiến nghị đối với Nhà nước nhằm đổi mới quản lý cho các cơ sở đào tạo GDNN, tạo điều kiện tốt nhất để các cơ sở GDNN huy động và sử dụng hiệu quả nguồn tài chính.

pdf197 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Huy động nguồn tài chính tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đơn vị sự nghiệp công khi liên doanh liên kết; Được giảm thuế thu nhập cá nhân... * Xây dựng phương thức huy động nguồn tài chính thông qua sự tham gia của khu vực tư nhân trong GDNN Để đạt được mục tiêu đến năm 2020 có hệ thống GDNN đạt chuẩn Quốc gia và có nguồn nhân lực tiếp cận được các nước trong khu vực và thế giới, cần thiết xem xét các cách thức tham gia của khu vực tư nhân trong GDNN như: Đối thoại công - tư, sự đóng góp đến phát triển chương trình đào tạo và quá trình đào tạo, đóng góp của khu vực tư nhân hỗ trợ tài chính cho GDNN... trên cơ sở kinh nghiệm vùng và bối cảnh Việt Nam. Tăng cường vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp, doanh nghiệp vào quản lý dạy nghề; xây dựng chương trình dạy nghề theo hướng đổi mới phù hợp với nội dung hội nhập KTQT. * Áp dụng cơ chế tài chính theo mô hình công ty TNHH một thành viên Nội dung được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp bao gồm: được xác định vốn điều lệ và bảo toàn vốn; được vay vốn, huy động vốn, đầu tư vốn ra ngoài đơn vị theo quy định của pháp luật; quản lý, sử dụng, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp; quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận; thực hiện chế độ kế toán, thống kê áp dụng như doanh nghiệp. Đơn vị được góp vốn, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực GDNN; kết hợp với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gắn với đào tạo 159 nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội nhưng đúng với quy định của pháp luật, đảm bảo tiếp tục cung cấp dịch vụ công với chất lượng tốt hơn. Đơn vị được giao quyền tự chủ được áp dụng cơ chế tài chính theo mô hình của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, khi đáp ứng đủ các điều kiện như: là đơn vị có hoạt động dịch vụ sự nghiệp công có điều kiện xã hội hóa cao; giá dịch vụ sự nghiệp công có tính đủ chi phí (bao gồm cả trích khấu hao tài sản cố định); được Nhà nước xác định giá trị tài sản và giao vốn cho đơn vị quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; hạch toán kế toán để phản ánh các hoạt động theo quy định của các chuẩn mực kế toán có liên quan. Đẩy mạnh phát triển đào tạo tại doanh nghiệp, phát triển các trường trong doanh nghiệp để đào tạo nhân lực phù hợp với công nghệ và tổ chức của doanh nghiệp.Tăng cường việc gắn kết giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp, trên cơ sở trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, hướng tới doanh nghiệp thực sự là “cánh tay nối dài” trong hoạt động đào tạo của cơ sở GDNN; có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp tham gia các cuộc thi tay nghề khu vực, thế giới thông qua việc bồi dưỡng tay nghề cho người học tham gia các cuộc thi. Thứ hai, mở rộng thu hút đầu tư, tài trợ của các tổ chức cá nhân nước ngoài. Nhìn chung việc huy động đầu tư, tài trợ của các tổ chức nước ngoài vẫn chiếm tỷ lệ còn khiêm tốn tính đến giai đoạn 2006 - 2017. Bình quân cả giai đoạn mới chiếm 15,47% tổng nguồn huy động ngoài NSNN. Trong những năm tới nhằm bổ sung thêm nguồn tài chính cho hoạt động GDNN cần phải nâng tỷ lệ nguồn tài chính đầu tư và tài trợ của các tổ chức và cá nhân trong tổng số nguồn tài chính huy động ngoài NSNN. Biện pháp để có thể gia tăng nguồn đầu tư, tài trợ của các cơ sở GDNN công lập là thực hiện hợp tác, liên kết GDNN. Để có thể thực hiện có hiệu quả hợp tác liên kết đào tạo với các tổ chức, cá nhân ngoài nước phải có sự phối hợp đồng bộ giữa Chính sách của Nhà nước với sự nỗ lực của các cơ sở GDNN công lập. 160 Đối với các cơ sở GDNN công lập, cần hoàn thiện, đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch GDNN, nghiên cứu đề ra các danh mục cần hợp tác, liên kết trong hoạt động GDNN, đặc biệt đối với lĩnh vực GDNN đòi hỏi chất lượng cao, yêu cầu nguồn lực đầu tư lớn. Trên cơ sở đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của nhà trường đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị khách hàng, hội thảo khoa học Thứ ba, xây dựng cơ chế thu hút nguồn thu từ các doanh nghiệp và người sử dụng các sản phẩm đào tạo và khoa học - công nghệ Việc thu hút nguồn thu từ các doanh nghiệp và người sử dụng các sản phẩm đào tạo và khoa học - công nghệ là điểm hạn chế rất lớn của các cơ sở GDNN của Việt Nam. Hiện nay, các doanh nghiệp được trích quỹ phát triển khoa học - công nghệ trước khi nộp thuế thu nhập, cần có các quy định cụ thể về việc sử dụng quỹ này để đầu tư trở lại cho hoạt động NCKH và đào tạo của các cơ sở GDNN. Nhà nước cần có quy định về việc doanh nghiệp phải có trách nhiệm đóng góp chi phí khi sử dụng các sản phẩm của các cơ sở GDNN (ví dụ nhân lực được đào tạo, các kết quả NCKH...); hoặc quy định về các ưu đãi mà doanh nghiệp được hưởng nếu đầu tư cho các cơ sở GDNN. Khi có các quy định cụ thể thì các trường đại học mới có thể tiếp cận nguồn tài chính của các doanh nghiệp dành cho hoạt động này và sẽ tăng cường sự hợp tác giữa các cơ sở GDNN và doanh nghiệp. Đầu tư cơ sở vật chất cho cơ sở GDNN công lập theo hướng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho đội ngũ cán bộ, giảng viên trong các cơ sở GDNN công lập; Đổi mới hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các cơ sở GDNN công lập; Hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các cơ sở GDNN công lập; Huy động hiệu quả các nguồn lực tài chính cho hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ. 161 Thứ tư, khuyến khích các cá nhân, tổ chức đóng góp từ thiện cho phát triển GDNN Ở Việt Nam hiện nay, việc khuyến khích và đưa ra ý tưởng khuyến khích đóng góp từ thiện từ các cá nhân, tổ chức, các nhà hảo tâm cho các cơ sở GDNN chưa được chú trọng. Thông thường, các hoạt động đóng góp, ủng hộ cho sự phát triển của trường chỉ thực sự rầm rộ khi các trường tổ chức các sự kiện lớn, do vậy, chưa thu hút được nhiều và thường xuyên. Để thu hút được nhiều nguồn tài trợ, đóng góp từ thiện, các trường cần thành lập và duy trì hoạt động thường xuyên của ban liên lạc cựu sinh viên, có hình thức vinh danh đối với những đóng góp của cựu sinh viên và các nhà tài trợ, đồng thời, tuyên truyền sâu, rộng đến cộng đồng để huy động được ngày càng nhiều các nguồn đóng góp. Muốn làm được điều đó các các cơ sở GDNN cần phải nâng cao chất lượng và uy tín trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài trợ cho sự nghiệp phát triển của các trường. Về phía Nhà nước, cần có quy định cụ thể để khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân tài trợ, biếu, tặng, đóng góp cho các các cơ sở GDNN. Ví dụ như cho phép doanh nghiệp, cá nhân được hạch toán giá trị các khoản biếu tặng đóng góp vào chi phí hoặc trích từ lợi nhuận trước thuế. 3.3.2.5. Tăng nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ đào tạo liên kết Đây là nguồn thu quan trọng và cấp thiết đối với bất kỳ một cơ sở đào tạo nào, đặc biệt là các cơ sở GDNN. Thời gian gần đây, các cơ sở GDNN công lập đã có sự quan tâm đúng mức trong việc mở rộng các hoạt động dịch vụ đào tạo. Các chương trình đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn nâng cao tay nghề cho công nhân ở nhiều lĩnh vực khác nhau... Đây là hoạt động hết sức thiết thực, một mặt tạo điều kiện cho các giáo viên đi sâu tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn, nâng cao trình độ, mặt khác cũng tạo nguồn tài chính ngoài ngân sách hết sức đáng kể cho các cơ sở GDNN công lập. 162 Các các cơ sở GDNN cần mở rộng và chủ động hơn nữa trong hoạt động liên kết đào tạo trong nước với các cơ sở GDNN ở nước ngoài, tiếp tục tìm kiếm đối tác, mở rộng quan hệ quốc tế với các cơ sở GDNN có uy tín để từng bước tăng thêm nguồn thu từ các dịch vụ đào tạo trong nước. Thực hiện minh bạch hóa các hoạt động liên doanh, liên kết của các đơn vị sự nghiệp công lập; khắc phục tình trạng công - tư lẫn lộn. Các chương trình này không được Nhà nước cấp ngân sách nhưng đã góp phần tạo ra nguồn thu rất lớn hỗ trợ các hoạt động của các cơ sở GDNN, nâng cao thu nhập cho cán bộ, giảng viên. Tuy nhiên, cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình này cũng còn nhiều bất cập. Cần gắn quyền lợi về tự chủ tài chính, tự chủ trong việc quyết định chương trình đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, hợp tác quốc tế... của các cơ sở GDNN công lập với trách nhiệm đảm bảo chất lượng và công khai minh bạch trong giám sát xã hội. Vì vậy, các trường này phải đáp ứng đủ các tiêu chí về đảm bảo chất lượng, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất theo chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phải đạt yêu cầu trong kiểm định chất lượng giáo dục. Tóm lại, trong giai đoạn hiện nay với chủ trương, mở rộng, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở GDNN công lập một trong những vấn đề quan trọng có tính chiến lược lâu dài là phải tìm mọi giải pháp gia tăng nguồn tài chính ngoài NSNN để đầu tư phát triển GDNN coi đây là vấn đề căn cơ nhất đối với việc mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các cơ sở GDNN công lập. Nguồn tài chính ngoài NSNN có nhiều nguồn song trọng tâm đối với các cơ sở GDNN công lập vẫn là nguồn thu từ học phí, nguồn thu từ thương mại hóa các sản phẩm, dịch vụ từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở, nguồn đầu tư và tài trợ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Do tính chất mỗi một nguồn tài chính ngoài NSNN có khác nhau, do đó để huy huy động được cần có những giải pháp riêng. 163 3.4. Điều kiện thực hiện 3.4.1. Rà soát nghiên cứu đổi mới cơ chế quản lý tài chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp Trong thực tế giai đoạn 2006 - 2017, Nhà nước đã ban hành hàng loạt chính sách liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động GDNN, trong số đó, nổi bật có hai loại chính sách liên quan trực tiếp đến hoạt động đào tạo nghề và huy động nguồn tài chính, đó là chính sách xã hội hóa và cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở GDNN công lập. Phải nói rằng trong những năm qua, các chính sách của Nhà nước đã có nhiều tác động tích cực đến hoạt động GDNN nói chung và hoạt động huy động nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động GDNN trong các cơ sở GDNN công lập nói riêng, tuy vậy, chính sách của Nhà nước nhất là chính sách xã hội hóa hoạt động GDNN và cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở GDNN công lập vẫn còn bộc lộ những hạn chế như đã đề cập ở trên. Nhằm khắc phục những hạn chế, đáp ứng nhu cầu huy động nguồn tài chính đầu tư phát triển hoạt động GDNN trong những năm tới cần thiết phải nghiên cứu hoàn thiện, đổi mới chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực GDNN theo các hướng sau đây: Một là, sửa đổi, bổ sung những quy định về tài chính đối với GDNN trong các văn bản pháp lý cao nhất có liên quan như Luật GDNN, Luật NSNN. Đối với Luật GDNN cần có điều khoản cụ thể về đầu tư cho GDNN theo hướng cụ thể hóa quy định cho phù hợp với tính chất, đặc điểm riêng có của lĩnh vực GDNN. Đối với Luật NSNN cần sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể về vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành ở Trung ương và địa phương trong việc tham gia vào quá trình xây dựng, tổng hợp, phân bổ 164 giám sát ngân sách GDNN, đồng thời cần có quy định loại chi riêng cho lĩnh vực GDNN trong Mục lục NSNN. Hai là, đổi mới cơ chế, chính sách huy động nguồn lực tài chính đầu tư cho hoạt động GDNN. Đối với nguồn lực tài chính từ NSNN: GDNN với đặc thù đầu tư lớn về cơ sở vật chất, chi phí tốn kém, hơn nữa NSNN vẫn phải đóng vai trò chủ đạo trong các nguồn lực tài chính cho GDNN để thực hiện được mục tiêu đổi mới và phát triển GDNN Với đặc điểm quản lý đó, cần quy định tỷ lệ NSNN chi cho GDNN trong tổng chi ngân sách cho giáo dục, đào tạo để các cơ quan quản lý có cơ sở xây dựng và bảo vệ kế hoạch ngân sách cho GDNN hàng năm, qua đó bảo đảm được chất lượng và hiệu quả GDNN. Đối với nguồn thu học phí phải tuân thủ theo cơ chế thị trường dựa vào các quy luật của kinh tế thị trường làm chủ đạo, có sự kết hợp chặt chẽ chính sách xã hội của Nhà nước. Cơ chế học phí học nghề cần phải được đổi mới theo nguyên tắc mức học phí phải được xây dựng trên cơ sở tính đủ giá dịch vụ GDNN theo từng trình độ, ngành nghề đào tạo. Việc xây dựng giá dịch vụ đào tạo cho GDNN phải đặt trong mối quan hệ tổng thể giữa các yếu tố ảnh hưởng đến giá dịch vụ GDNN, bao gồm chi phí đào tạo thực tế hợp lý; Chi phí xã hội nói chung trong quá trình đào tạo một học sinh, sinh viên học nghề. Về nguồn đầu tư, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước Nhà nước cần có chính sách khuyến khích để huy động tối đa sự tham gia của các doanh nghiệp, làng nghề trong việc phát triển GDNN dưới các hình thức như tổ chức đào tạo tại doanh nghiệp, đầu tư cơ sở GDNN; Liên kết với các cơ sở GDNN để học sinh được thực tập trong thực tiễn sản xuất; Doanh nghiệp đóng góp kinh phí vào Qũy hỗ trợ khi tiếp nhận lao động qua đào tạo nghề vào làm việc trong doanh nghiệp. Nhà nước cũng cần có Chính sách tăng cường hợp tác quốc tế về dạy nghề, sớm ban hành Thông tư hướng dẫn về tài chính, kiểm toán và thuế đối với hợp tác, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực 165 GDNN nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực GDNN. Ba là, sửa đổi cơ chế tài chính đối với lĩnh vực GDNN. * Đối với chính sách thuế Quan điểm chung của chính sách thuế đối với việc đầu tư và tài trợ cho hoạt động GDNN trong giai đoạn tới là ưu tiên khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước góp công sức, tiền của cùng với các cơ sở GDNN công lập phát triển và nâng cao chất lượng GDNN đáp ứng những đòi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng. Quán triệt quan điểm trên, trong thời gian tới, nhằm bảo đảm thúc đẩy hoạt động đầu tư, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước đối hoạt động GDNN của các cơ sở GDNN công lập, chính sách thuế phải có những đổi mới nhất định. Cụ thể: - Nhà nước trước tiên cần sử dụng chính sách thuế theo hướng ưu tiên khuyến khích sự hợp tác, liên kết của các tổ chức, cá nhân nước ngoài với các cơ sở GDNN công lập trong hoạt động đào tạo nghề. Mặt khác, Nhà nước cần thiết có cơ chế rõ ràng trong việc phân chia lợi ích do sự hợp tác, liên kết mang lại theo hướng giải quyết hài hòa lợi ích nhằm thúc đẩy sự hợp tác, liên kết trong quá trình đào tạo nghề. - Nghiên cứu miễn, giảm thuế TNDN đối với phần thu nhập tăng thêm của các chủ thể bao gồm các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nước bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực dạy nghề đối với các chủ thể nhập trang thiết bị trong nước chưa sản xuất được nhằm phục vụ cho hoạt động GDNN. - Miễn thuế phần thu nhập do kết quả liên kết với các cơ sở GDNN công lập mang lại, cũng như phần thu nhập của các chủ thể dùng để tài trợ cho các cơ sở GDNN công lập nhằm thực hiện chiến lược GDNN của Nhà nước. * Đối với tín dụng ưu đãi của Nhà nước 166 Để có thể thúc đẩy hoạt động đầu tư, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước trước mắt cần nghiên cứu tạo điều kiện tốt nhất cho các chủ thể đầu tư, tài trợ hoạt động GDNN. Cụ thể: - Đơn giản hóa các điều kiện tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHPT và của các Quỹ phát triển đào tạo nghề. - Song song với việc đơn giản hóa các điều kiện thủ tục tiếp cận tín dụng ưu đãi, cần có chính sách khuyến khích các chủ thể đầu tư vốn vào các Quỹ phát triển nghề. * Đối với cơ chế quản lý tài chính đối với lĩnh vực GDNN Từng bước chuyển cơ chế cấp phát và quản lý tài chính đối với lĩnh vực GDNN theo đầu vào hiện nay sang cơ chế cấp phát và quản lý tài chính đầu ra, cụ thể là mở rộng cơ chế đặt hàng dạy nghề đối với những nghề đặc thù, ưu tiên người học là đối tượng chính sách, người có công, người nghèo, người dân tộc thiểu sốtiến tới thực hiện cơ chế đấu thầu chỉ tiêu đào tạo do Nhà nước đặt hàng đối với cơ sở GDNN đã được kiểm định chất lượng, đủ điều kiện tham gia đào tạo. Thực hiện quản lý tài chính lĩnh vực GDNN theo trung hạn thay bằng cơ chế quản lý hàng năm như hiện nay. Nhà nước và cơ sở GDNN chủ động xác định được nguồn lực tài chính trong khoảng thời gian trung hạn; Đảm bảo được tính nhất quán của việc phân bổ và cấp phát tài chính cho lĩnh vực GDNN, gắn việc chi tiêu tài chính với kết quả đầu ra. Bên cạnh đó xây dựng bộ tiêu chí và quy trình đánh giá hiệu quả tài chính đầu tư cho lĩnh vực GDNN. Bốn là, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính đối với GDNN. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý tài chính dạy nghề sẽ quyết định chất lượng, hiệu quả công tác hạch toán kế toán và quản lý tài chính. Vì vậy, nâng cao năng lực cán bộ kế toán, tài chính là yêu cầu tất yếu đối với bất kỳ 167 đơn vị nào. Để có thể nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý tài chính, lĩnh vực GDNN cần hướng dẫn các cơ sở GDNN xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với đội ngũ kế toán, tài chính trong lĩnh vực GDNN; Thường xuyên mở rộng các lớp tập huấn, bồi dưỡng và các chế độ, chính sách mới về quản lý tài chính về các định mực chi tiêu tài chính. Về phía các cơ sở GDNN cần tạo điều kiện cho cán bộ làm công tác kế toán, tài chính được tham gia các khóa học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn trong và ngoài nước khi có cơ hội. Năm là, tăng cường tính công khai, minh bạch về tài chính lĩnh vực GDNN. Công khai, minh bạch tài chính lĩnh vực GDNN được xem là cơ sở thiết yếu cho cải tiến công tác quản lý tài chính hiệu quả, hiệu lực bởi thông tin đầy đủ và tin cậy hơn sẽ giúp Chính phủ kiểm soát tình hình chuẩn xác hơn và giúp các nhà hoạch định chính sách nắm chắc thực tế và từ đó đề ra các chính sách có cơ sở khoa học và khả thi hơn, bảo đảm môi trường chính sách bớt thay đổi hơn, các chính sách tài chính có thể đáp ứng kịp thời và tốt hơn các vấn đề tài chính lĩnh vực GDNN phát sinh. Các biện pháp chính để tiếp tục cải thiện tính minh bạch công khai tài chính là: Phân định từ vai trò trách nhiệm giữa các cấp quản lý nguồn tài chính lĩnh vực GDNN nhằm tạo cơ sở cho sự minh bạch trong báo cáo tài chính và trách nhiệm giải trình giữa các cơ quan, qua đó, cho phép phản ảnh đúng thực trạng của ngân sách và sẽ tạo điều kiện phân bổ ngân sách GDNN công bằng hơn, hiệu quả hơn. Cuối cùng là tiếp tục nâng cao năng lực của bộ máy quản lý nhà nước cũng như trình độ cán bộ ở tất cả các cấp kể cả việc nhận thức về tầm quan trọng của minh bạch tài chính dạy nghề là nhằm quản lý các mục tiêu phát triển GDNN tốt hơn, chống lãng phí và tham nhũng. Trong số các giải pháp chung như đã đề cập, trong thời gian tới đặc biệt cần chú trọng đổi mới và hoàn thiện chính sách xã hội hóa hoạt động GDNN 168 và cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với cơ sở GDNN công lập. Bởi lẽ chính sách xã hội hóa và cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính có tác động trực tiếp đến vấn đề huy động nguồn tài chính đầu tư phát dạy nghề trong các cơ sở GDNN công lập. Hướng chủ yếu hoàn thiện chính sách xã hội hóa và tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các cơ sở GDNN công lập là: - Hoàn thiện thể chế để đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công trong lĩnh vực GDNN bằng cách rà soát, đánh giá các quy định của pháp luật GDNN, sửa đổi, bổ sung theo hướng khuyến khích nhà đầu tư thành lập các cơ sở GDNN. - Nghiên cứu để hoàn thiện, bổ sung chính sách về GDNN nhằm bảo đảm công bằng đối với các cơ sở GDNN công lập và tư thục, quan tâm hỗ trợ kỹ thuật đối với cơ sở GDNN tư thục (hỗ trợ về chương trình, giáo trình, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên và cán bộ quản lý GDNN). Hoàn thiện bổ sung một số chính sách hỗ trợ đối với người học nghề bảo đảm học sinh, sinh viên tại các cơ sở GDNN tư thục cũng nhận được sự hỗ trợ như học sinh viên tại các cơ sở GDNN công lập (bình đẳng về học phí, học bổng). - Làm rõ hơn các vấn đề lý thuyết về quyền sở hữu trong loại hình trường học, các quan niệm về lợi nhuận và phân phối lợi nhuận trong các cơ sở GDNN, các vấn đề góp vốn, thừa kế, phân chia lợi nhuận do góp vốn đầu tư vào các trường công lập, dân lập và tư thục. - Cải cách hệ thống thi cử, kiểm tra, đánh giá, kiểm định để có thể quản lý và bảo đảm chất lượng của mọi loại hình GDNN, mọi loại hình trường lớp. 3.4.2. Hoàn thiện cơ chế tự chủ, phát triển xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp Thứ nhất, về chính sách đất đai Ban hành quy định cụ thể chế độ giao đất có thu tiền sử dụng, cho thuê đất có thu tiền thuê đất cho các cơ sở GDNN tư thục, đồng thời quy định ché độ miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật; 169 Thực hiện miễn, giảm lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn với đất, xem xét miễn, giảm các khoản phí, lệ phí liên quan đến quyền sử dụng đất, tài sản gắn với đất, miễn, giảm phí sử dụng hạ tầng hiện có; Nhà nước thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng một phần hoặc toàn bộ nhà trường hoặc sử dụng quỹ nhà, cơ sở hạ tầng hiện có để cơ sở GDNN tư thục thuê có thời hạn. Cần nghiên cứu, bổ sung các nội dung của Nghị định 69/NĐ-CP ngày 30/05/2008 theo các hướng chủ yếu sau đây: - Nếu nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp để thực hiện dự án đầu tư xây dựng các công trình xã hội hóa mà phải chuyển mục đích sử dụng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được Nhà nước cho thuê đất theo quy định của pháp luật đất đai và được ưu đãi miễn tiền thuê đất cho cả thời hạn của dự án nếu sử dụng đất ngoài các đô thị. Nhà đầu tư chỉ được miễn tiền thuê đất với mức tối đa cho cả thời gian của dự án, tối thiểu bằng mức ưu đãi theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật đầu tư nếu sử dụng đất tại các đô thị. Ngoài ra, trường hợp nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất cho cả thời gian của dự án thì số tiền nhà đầu tư đã trả để nhận quyền sử dụng đất thì được tính vào chi phí đầu tư của dự án. - Nếu nhà đầu tư chỉ được miễn tiền thuê đất cho một số năm thì khoản tiền nhà đầu tư đã trả để nhận quyền sử dụng đất được coi là khoản tiền thuê đất mà nhà đầu tư đã trả trước cho Nhà nước để được thuê đất theo quy định của pháp luật đất đai. Khoản tiền này được xác định trên cơ sở giá đất theo mục đích sử dụng đất nhận chuyển nhượng tại thời điểm có quyết định của cơ quan nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nhưng không vượt quá tiền bồi thường, hỗ trợ tương ứng với trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ về thuế, tín dụng để khuyến khích tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển cơ sở GDNN tư thục và 170 cơ sở GDNN có vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời miễn thuế cho hoạt động GDNN của doanh nghiệp khi tham gia hoạt động GDNN; miễn thuế đối với phần thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hóa; miễn, giảm thuế theo quy định đối với lợi nhuận thu được từ sản phẩm, dịch vụ tạo ra từ hoạt động đào tạo nghề, Nghiên cứu cho phép các cơ sở GDNN công lập được vay vốn tín dụng, hoặc hỗ trợ sau đầu tư; ưu đãi thuế đối với việc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo ra từ hoạt động đào tạo. Thực hiện các chính sách ưu đãi đối với giáo viên trong các cơ sở GDNN như phụ cấp thâm niên, phụ cấp độc hại đối với giảng dạy các ngành nặng nhọc, độc hại, giảng dạy cho người khuyết tật. Xác lập mức giá dịch vụ dựa trên cơ sở tính đủ giá dịch vụ GDNN theo từng tŕnh độ, ngành nghề đào tạo; đối với cơ sở GDNN tư thục học phí phải bảo đảm trang trải các khoản chi phí cần thiết, có tích lũy để đầu tư phát triển; đối với cơ sở GDNN công lập, giá dịch vụ là khoản bổ sung cùng với NSNN và các nguồn khác để bảo đảm chi phí đào tạo. Việc xây dựng giá dịch vụ phải đặt trong mối quan hệ tổng thể giữa các yếu tố ảnh hưởng đến giá dịch vụ GDNN bao gồm chi phí đào tạo thực tế hợp lý; chi phí xã hội nói chung trong quá trình đào tạo một học sinh, sinh viên học nghề; tiền lương, tiền công của một học sinh, sinh viên sau khi hoàn thành khóa học và khả năng đóng góp của học sinh, sinh viên hoặc của cha mẹ họ; Thực hiện tính chi phí GDNN theo hệ thống định mức kinh tế, kỹ thuật trong GDNN hoặc có thể áp dụng phương pháp tính theo chi phí thực tế qua khảo sát, thống kê chi phí thực tế của các nhóm nghề đào tạo trong các cơ sở GDNN. Ngoài ra, Nhà nước cần bảo đảm ngân sách để thực hiện chế độ miễn, giảm học phí cho các đối tượng chính sách trong các trường đào tạo nghề công lập, dân lập và tư thục. Song song với việc hoàn thiện các chính sách chủ yếu trên, cần tiếp tục đa dạng hóa các loại hình GDNN; khuyến khích hợp tác, liên doanh, liên kết giữ các cơ sở GDNN với các cá nhân, doanh nghiệp có uy tín trong nước phù 171 hợp với chức năng, nhiệm vụ hoạt động nhằm huy động vốn, nhân lực và công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ; Tạo điều kiện cho các cơ sở GDNN công lập, dân lập, tư thục, các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế được tham gia cung cấp các dịch vụ công do nhà nước tài trợ, đặt hàng, tham gia đấu thầu nhận các hợp đồng, dự án sử dụng nguồn vốn trong và ngoài nước phù hợp với chức năng nhiệm vụ hoạt động theo quy định của pháp luật; Thục hiện GDNN theo nhu cầu của xã hội, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty liên doanh, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực GDNN, nhất là quá trình chuyển giao công nghệ, cải tiến các yếu tố về mặt pháp lý Thứ hai, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để thực hiện xã hội hóa dịch vụ công trong lĩnh vực GDNN. Nâng cao chất lượng dự báo chiến lược trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch để thực hiện xã hội hóa. Việc phát triển cơ sở GDNN cả công lập, dân lập, tư thục phải phù hợp với định hướng phát triển từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng, từng địa phương. Quan điểm chung là chỉ mở thêm trường, thêm ngành nghề đào tạo khi địa phương, ngành có nhu cầu đã được xác định. Tuy nhiên, để thực hiện quan điểm này cần có sự phối hợp liên ngành, đa ngành trong việc dự báo, lập quy hoạch, kế hoạch. Thứ ba, phát triển hệ thống các tổ chức, đơn vị cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực GDNN. Dịch vụ sự nghiệp công là một loại dịch vụ công (cùng với dịch vụ hành chính công, dịch vụ công ích) được phân chia dựa trên tính chất và tác dụng của dịch vụ được cung ứng. Dịch vụ sự nghiệp công bao gồm các hoạt động cung ứng những dịch vụ mang tính chất phúc lợi xã hội thiết yếu, cơ bản cho người dân như giáo dục, văn hóa, khoa học, y tế, thể thao, bảo hiểm, an sinh xã hội. Việc phát triển mạnh các loại dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực 172 GDNN cũng là tạo điều kiện, tiền đề cần thiết để thực hiện có hiệu quả việc huy động nguồn tài chính đầu tư phát triển GDNN. Thứ tư, bố trí NSNN và huy động các nguồn lực ngoài NSNN để đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công trong lĩnh vực GDNN. Tiếp tục tăng đầu tư ngân sách Nhà nước cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề ở các vùng khó khăn, các cơ sở GDNN trọng điểm. Bộ LĐ-TB&XH chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nhanh chóng đổi mới cơ chế vận hành của các cơ sở GDNN công lập theo hướng đẩy mạnh tính năng động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình, tiến tới giảm dần đầu tư từ NSNN đối với GDNN ở vùng kinh tế phát triển. Tăng cường đa dạng hóa các nguồn lực ngoài NSNN đầu tư phát GDNN; Khuyến khích đẩy mạnh việc huy động, có chính sách quy định trách nhiệm và quyền lợi đối với sự đóng góp của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, các tập thể, các tổ chức quốc tế và các cá nhân trong và ngoài nước cho GDNN; Đẩy mạnh triển khai nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ gắn với nhu cầu xã hội trong các cơ sở GDNN để tạo thêm nguồn thu cho các cơ sở GDNN. Thứ năm, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tăng nguồn tài chính cho GDNN. Tranh thủ mọi nguồn viện trợ quốc tế để tăng cường đầu tư cho GDNN, ưu tiên đầu tư xây dựng một số cơ sở GDNN chất lượng cao, tiến tới đạt tiêu chuẩn quốc tế; Tận dụng nguồn học bổng để gửi giảng viên, cán bộ nghiên cứu, sinh viên đi đào tạo ở các cơ sở dạy nghề tiên tiến nước ngoài; Có chính sách động viên, thu hút đội ngũ trí thức Việt kiều về nước tham gia giảng dạy, nghiên cứu trong các trường cao đẳng nghề; Khuyến khích mở rộng chương trình liên kết đào tạo với đối tác nước ngoài và người Việt Nam định cư nước ngoài cùng đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển triển khai ứng dụng công nghệ mới, đáp ứng nhu cầu xã họi với chi phí thấp hơn; tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức giáo dục đào tạo nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mở cơ sở GDNN tại Việt Nam. Khuyến khích và tạo điều kiện 173 thuận lợi cho các hình thức du học bằng nguồn kinh phí tự có của người học, cung cấp thông tin và định hướng cho người học chọn ngành nghề theo nhu cầu phát triển của quốc gia. Thứ sáu, phát triển thị trường dịch vụ công trong lĩnh vực GDNN. Chuyển mạnh mẽ việc cung ứng dịch vụ GDNN từ các cơ quan nhà nước sang xã hội. Nhà nước chỉ tập trung phát triển các trường chất lượng cao, các ngành, nghề nhà nước có nhu cầu nhưng các trường ít đào tạo; Có cơ chế phá sản, cổ phần hóa các cơ sở GDNN công lập; Lấy chất lượng “đầu ra” để đánh giá uy tín, chất lượng các trường, qua đó có cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển và cơ chế “thải loại” nhằm nâng cao chất lượng chung. Thực hiện đối xử bình đẳng trong hoạt động cung ứng dịch vụ công về đào tạo. Thứ bảy, tăng cường công tác giám sát, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong xã hội hóa dịch vụ công trong lĩnh vực GDNN. Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế kiểm tra, kiểm soát hợp lý nhằm bảo đảm chất lượng đào tạo của các cơ sở GDNN công lập, dân lập và tư thục; Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn hóa về cán bộ, cơ sở vật chất đối với cơ sở GDNN dân lập và tư thục, đồng thời hình thành các tổ chức kiểm định, đánh giá chất lượng dịch vụ độc lập theo ngành, lĩnh vực 174 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kinh nghiệm các nước cũng như thực tiễn Việt Nam, luận án đã đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường việc thu hút các nguồn tài chính tại các cơ sở GDNN công lập ở nước ta trong thời gian tới. Các giải pháp sẽ góp phần triển khai các chương trình, đề án đổi mới cơ bản của hệ thống GDNN công lập ở Việt Nam một cách có hiệu quả, đạt được các mục tiêu đề ra. Liên quan đến giải pháp hoàn thiện, luận án đề xuất cần phải có những nghiên cứu để xác định giá dịch vụ của các cơ sở GDNN công lập phù hợp với chất lượng cung cấp dịch vụ, để có cơ sở tăng giá dịch vụ phù hợp với người sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó, luận án đã đề xuất một số giải pháp cụ thể liên quan đến ba nhóm đối tượng: Nhà nước, các cơ sở GDNN và người học nhằm tăng cường nguồn tài chính cho việc phát triển GDNN công lập ở Việt Nam. Giải quyết thành công những giải pháp này có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự gia tăng và duy trì ưu thế cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, đồng thời thúc đẩy sự công bằng xã hội. Ngoài ra, luận án đề xuất hoàn thiện cơ chế thúc đẩy hoạt động đầu tư, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước trước mắt cần nghiên cứu tạo điều kiện tốt nhất cho các chủ thể đầu tư, tài trợ hoạt động GDNN. Trình tự thực hiện các giải pháp này phụ thuộc vào tầm quan trọng và điều kiện để thực hiện, nhưng vẫn phải đảm bảo tính đồng bộ mới mang lại hiệu quả cao. Những kết quả nghiên cứu và phân tích sâu trong chương 2 cũng là căn cứ để NCS đề xuất các nhóm giải pháp nhằm tăng cường huy động nguồn tài chính tại các cơ sở GDNN công lập ở Việt Nam. Nếu được triển khai và thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên, các cơ sở GDNN công lập ở Việt Nam sẽ có điều kiện đảm bảo được nguồn tài chính cho hoạt động chuyên môn như: đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển cơ sở vật chất. 175 KẾT LUẬN Đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng cao là một trong ba khâu đột phá chiến lược, trong đó hệ thống GDNN là một trong những mắt xích quan trọng thực hiện đột phá chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.Trong điều kiện hiện nay, khi lợi thế sự phát triển đang chuyển dần từ yếu tố tài nguyên thiên nhiên dồi dào, giá nhân công rẻ sang nguồn nhân lực ổn định và có chất lượng thì càng đòi hỏi phải nâng cao chất lượng đào tạo. Trong quá trình đào tạo nghề nghiệp, ba nhân tố: Tuyển sinh, đào tạo, giải quyết việc làm sau đào tạo đã trở thành những nhân tố quan trọng và có mối quan hệ biện chứng với nhau trong sự phát triển của GDNN. Trong hợp phần đó, tuyển sinh là yếu tố quan trọng, là "Đầu vào" của quá trình đào tạo; Nâng cao chất lượng đào tạo là yếu tố then chốt góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sản phẩm "Đầu vào" và xây dựng thương hiệu nhà trường; Giải quyết việc làm sau đào tạo là yếu tố quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế và thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Chất lượng và phát triển nguồn nhân lực là một trong những vấn đề quan trọng nhất của quốc gia, của địa phương, của quá trình sản xuất, nhất là trong quá trình CNH, HĐH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội. Việt Nam một đất nước đang trong quá trình thực hiện CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế rất cần có đội ngũ công nhân có tay nghề giỏi đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của nền kinh tế. Những năm vừa qua, nguồn ngân sách Nhà nước và nguồn ngoài ngân sách Nhà nước đầu tư cho công tác GDNN ở nước ta tuy có tăng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của hoạt động này. Vì vậy, việc huy động nguồn tài chính cho phát triển GDNN có ý nghĩa rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Các nội dung và kết quả nghiên cứu của luận án đã tập trung giải quyết những vấn đề sau: 176 - Phân tích các luận cứ khoa học cho thấy sự cần thiết phải triển khai và tăng cường huy động nguồn tài chính, đặc biệt là nguồn tài chính ngoài NSNN cho các cơ sở GDNN. - Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các cơ sở GDNN công lập của Việt Nam giữ vai trò chủ đạo, góp phần cung cấp đội ngũ người làm nghề có trình độ cao. - Phân tích và đi đến thống nhất quan niệm, nội dung, phương thức huy động nguồn tài chính, đặc biệt là nguồn tài chính ngoài ngân sách cho các cơ sở GDNN công lập . - Phân tích thực trạng huy động nguồn tài chính cho các cơ sở GDNN công lập ở Việt Nam để thấy được những kết quả đạt được những hạn chế, nguyên nhân làm giảm khả năng thu hút các nguồn lực xã hội hóa, từ đó làm thiếu hụt nguồn tài chính để đảm bảo chất lượng đào tạo của các cơ sở GDNN, nghiên cứu khoa học và phục vụ sự phát triển của xã hội. Đây là một trong các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của các cơ sở GDNN công lập. - Trên cơ sở định hướng của Nhà nước về đổi mới GDNN công lập ở Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, luận án đề xuất một số giải pháp huy động nguồn tài chính cho các cơ sở GDNN công lập theo hướng gắn với kết quả và chất lượng đầu ra đảm bảo phát triển nguồn lực tài chính bền vững. Bên cạnh đó, tăng cường liên kết với các doanh nghiệp để đào tạo tại chỗ cho doanh nghiệp. - Để thực hiện tốt các giải pháp đã đề xuất, luận án đưa ra những kiến nghị đối với Nhà nước nhằm đổi mới quản lý cho các cơ sở đào tạo GDNN, tạo điều kiện tốt nhất để các cơ sở GDNN huy động và sử dụng hiệu quả nguồn tài chính. 177 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Trần Thế Lữ (11/2014), "Cần thực hiện đúng kế hoạch, lộ trình tăng lương cho cán bộ công chức, viên chức", Tạp chí Lao động và xã hội (490), tr.12. 2. Trần Thế Lữ (03/2015), "Một số giải pháp phát triển dạy nghề góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam", Tạp chí Lao động và xã hội (499), tr.11. 3. Trần Thế Lữ (6/2017), "Tự chủ tài chính – “Chìa khóa” giúp cơ sở GDNN trụ vững", Tạp chí Thanh tra tài chính (180), tr.37. 4. Trần Thế Lữ (4/2018). "Cơ chế tự chủ - “chìa khóa” huy động nguồn tài chính cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp", Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán (04/177), tr.68. 5. Trần Thế Lữ (5/2018), "Huy động nguồn lực tài chính phát triển giáo dục nghề nghiệp công lập ở Việt Nam", Tạp chí Tài chính Kỳ 1 (680), tr.48. 178 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Đề án đổi mới cơ chế tài chính của giáo dục và đào tạo Việt Nam giai đoạn 2008-2012, Hà Nội. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Báo cáo tổng kết 10 năm (2006- 2016) về thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng về XXH dịch vụ công. 3. Bộ Giáo dục Trung Quốc (2002), Đạo Luật thúc đẩy giáo dục trường dân lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. 4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2017), Báo cáo tổng kết việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng về xã hội hóa dịch vụ công số 229/LĐTBXH-KHTC ngày 19/01/2017 5. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ban hành ngày 25/04/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. 6. Chính phủ (2006), Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015 quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. 7. Chính phủ (2011), Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020. 8. Chính phủ (2012), Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển dạy nghề Việt Nam thời kỳ 2011-2020. 9. Chính phủ (2013), Quyết định số 371/QĐ-TTg ngày 28/2/2013 về việc phê duyệt Đề án Chuyển giao các bộ chương trình; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý GDNN; đào tạo thí điểm các nghề trọng điểm các cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế giai đoạn 2012 - 2015. 10. Đỗ Minh Cương, Mạc Văn Tiến, (2004), Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn, NXB Lao động - xã hội. 11. Đặng Văn Du (2004), "Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho đào tạo đại học", Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện tài chính, Hà Nội. 179 12. Đào Ngọc Dung (2017), "Đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước", Tạp chí Lao động và Xã hội (4)/2017. 13. Trương Anh Dũng (2014), "Đổi mới cơ chế quản lý tài chính thúc đẩy phát triển đào tạo nghề đến năm 2020", Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện tài chính, Hà Nội. 14. Nguyễn Hữu Dũng, Trần Hữu Trung (1997), Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 15. Nguyễn Tiến Đạt (2004), Kinh nghiệm và thành tựu phát triển giáo dục và đào tạo trên thế giới, NXB Giáo dục, Hà Nội. 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đạị biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Hà Nội. 18. Trần Thị Thu Hà (1993), "Đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý hệ thống ngân sách, hệ thống giáo dục quốc dân", Luận án Tiến sỹ. 19. Bùi Tiến Hanh (2007), "Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam", Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện tài chính, Hà Nội. 20. Học viện Tài chính (2009), Giáo trình lý thuyết tài chính, Hà Nội. 21. Học viện Tài chính (2015), Giáo trình Quản lý tài chính công, Hà Nội. 22. Học viện Tài chính (1999), Bài giảng môn nguồn lực tài chính dùng cho cao học và nghiên cứu sinh 23. Trần Trọng Hưng (2015), "Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam", Luận án tiến sỹ , Học viện tài chính, Hà Nội. 180 24. Nguyễn Thu Hương (2014), "Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường Đại học công lập tại Việt Nam", Luận án Tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 25. Khoa Tài chính công - Học Viện Tài chính (2012), Hà Nội Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo khoa học bàn về Cơ chế quản lý Ngân sách Nhà nước. 26. Phạm Văn Linh (2012), Định hướng chiến lược, giải pháp đột phá nhằm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Nguyễn Thị Kim Nguyên (2015), "Nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng Sông Hồng", Luận án Tiến sỹ, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. 28. Khương Thị Nhàn (2016), "Giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao", Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện tài chính, Hà Nội. 29. Phạm Ngọc Linh, Nguyễn Thị Kim Dung (2011), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 30. Quốc hội (2003), Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002. 31. Quốc hội (2005), Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ban hành ngày 14/06/2005. 32. Quốc hội (2005), Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015 . 33. Quốc hội (2006), Luật GDNN số 76/2006/QH11 ban hành ngày 29/11/2006. 34. Quốc hội (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục số 44/2009/QH12 ban hành ngày 25/11/2009. 35. Quốc hội (2014), Luật GDNN Luật số 74/2014/QH13 ngày 27/11/2014. 36. Tạp chí Giáo dục (84), tháng 4/2004. 181 37. Tạp chí Khoa học Giáo dục (13), tháng 10/2006. 38. Bùi Đức Thiệp (2004), "Cải cách giáo dục trung học chuyên nghiệp ở CHND, Trung Hoa", Chuyên đề viết cho đề tài B2004-CTGD-04. 39. Phạm Đức Thuần, Dương Ngọc Thành (2015), "Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia đào tạo nghề của lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Cần Thơ", Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ (40), tr.83-91. 40. Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức và Bộ Lao động Thương binh Xã hội (2012), Nghiên cứu của các chuyên gia công bố tại Hội nghị khu vực về đào tạo nghề tại Việt Nam. 41. Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê từ 2002, 2003, 2004, 2005, 2006 2007, NXB Thống kê, Hà Nội. 42. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia (2001), Đổi mới và sự nghiệp phát triển con người, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 43. Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội và Bộ Tài chính (2012), Kỷ yếu Hội thảo Đổi mới cơ chế tài chính đối với giáo dục đại học, Hà Nội. 44. Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề - Tổng cục Dạy nghề (2014), Một số giải pháp đầu tư đồng bộ phát triển nghề trọng điểm, Đề tài cấp bộ. 45. Viện Nghiên cứu Khoa học GDNN (2011-2017), Báo cáo GDNN Việt Nam 2011, 2012, 2013,2014, 2016,2017, Hà Nội. 46. Thái Yến (2018), "Liên kết doanh nghiệp tạo đầu ra cho học nghề: Khó cũng phải làm", Tạp chí Tài chính số ra ngày 01/04/2018. 47. Đặng Thị Hải Vân (2012), "Đầu tư ngân sách Nhà nước cho các cơ sở GDNN tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp", Luận văn Thạc sỹ. 48. E.Wayne Nafziger (1998), Kinh tế học của các nước đang phát triển, NXB Thống kê, Hà nội. 182 Tiếng Anh 49. ADB and MOLISA Vietnam (September 1999), TA 3063-VIE. Capacity Building in Vocational and Technical Education Project, ASHTON BROWN ASSOCIATES limited. 50. Becker, G. S (1993), Human Capital: A Theoretical and Empirical Analysis with Special Reference to Education, University of Chicago Press. 51. Becker & Tomes (1979), An Equilibrium Theory of the Distribution of Income and Intergenerational Mobility, Journal of Political Economy, 1979, vol. 87, issue 6, 1153-89. 52. Brown, Scholz, & Seshadri (2012), A New Test of Borrowing Constraints for Education, The Review of Economic Studies, Volume 79, Issue 2, 1 April 2012, Pages 511–538. 53. Brown, Haughwout, Lee, Scally, & van der Klaaw (2014), Measuring Student Debt and Its Performance, Staff Report No. 668, Federal Reserve Bank of New York. 54. Browne (2010), The Browne report: higher education funding and student finance, www.independent.gov.uk/browne-report. 55. Gasskov, Vladimir (2000), Managing Vocational Training Systems - A handbook for Senior Administrators, Geneva International Labour Office. 56. Hee Kyung Hong & Jae-Eun Chae (2011), Student loan policy in Korea: Evolution, Opportunities and Challenges, Educational Research Journal, Vol.26, No.1, Summer 2011, Hong Kong Educational Research Association, p.109-122. 57. Hua shen & Ziderman (2008), Student Loans Repayment and Recovery: International Comparisons, IZA DP No. 3588,Germany. 58. ILO (1950), Vocational Training (Adults) Recommendation (No. 88). 183 59. Kau Winand (1999), Costs and Benefits of Vocational Education and Training at the Microeconomic level. 53. Kirkpatrick, D.L (1995), Evaluating training programs, San Francisco. 54. Johnson (2012), Do new student loan borrowers know what they are signing? A phenomenological study of the financial aid experiences of high school seniors and college freshmen, Iowa State University 55. Jutta Franz (2007), Financing of Technical and Vocational Education and Training (TVET), Vietnam. 56. Maureen Woodhall (2004), Student loans: prospects issues and lessons from international experience, Council for the Development of Social Sciences Research in Africa, ISSN 0851-7762 57. National People's Congress of the People's Republic of China (1996), Vocational Education Law. 58. OECD (1998), Who pay for training? Some policy approaches to financing vocational training. 59. UNESCO (1972), Learning to be – The world of education today and tomorrow 60. UNEVOC (1996), Financing Technical and Vocational Education: Modalities and Experiences, Berlin. 61. William McGehee, Paul W. Thayer (1967), Training in Business and Industry. 62. 184 PHỤ LỤC 01 Phiếu khảo sát Xin chào các bạn! Tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài: “Huy động nguồn tài chính tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập ở Việt Nam”. Mục đích của phiếu khảo sát nhẳm thu thập thông tin về các yếu tố khiến các bạn cảm nhận có mong muốn theo học chương trình GDNN. Những thông tin mà bạn cung cấp chỉ nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài và sẽ không được cung cấp bất kỳ ai khác. Tất cả các câu trả lời cũng như danh tính của bạn được hoàn toàn giữ bí mật. Tôi rất mong sự hợp tác của bạn. Xin chân thành cảm ơn! Phần I. Thông tin chung 1. Giới tính Nam Nữ 2. Ngành học: 3. Bạn đang học năm thứ: Phần II. Cảm nhận về việc tham gia chương trình GDNN Hãy chỉ ra mức độ đồng ý của bạn với các khẳng định sau Nội dung Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý 1. Tôi cảm thấy lực học của mình rất tốt 2. Nếu có cơ hội, tôi sẽ tiếp tục học lên cao trong tương lai 3. Đi học nghề tiết kiệm thời gian và tiền bạc hơn so với các loại hình đào tạo khác 4. Đi học nghề làm tăng cơ hội kiếm việc làm 5. Đi học nghề có thể đảm bảo thu nhập cao sau khi hoàn thành. 6. Theo tôi, sẽ có nhiều người chọn học nghề hơn nếu họ dễ dàng vay được vốn để trả học phí và sinh hoạt phí với thủ tục đơn giản, không mất thời gian 185 Nội dung Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý 7. Sẽ có nhiều người chọn học nghề hơn nếu được vay vốn trong thời gian đủ dài để tránh bị áp lực trả nợ 8. Sẽ có nhiều người chọn học nghề hơn nếu được vay vốn đi học và số tiền trả nợ sau này được điều chỉnh theo thu nhập thực tế nhằm cân đối giữa thời gian trả nợ và áp lực trả nợ 9. Sẽ có nhiều người chọn học nghề hơn nếu được vay vốn đi học với lãi suất thấp hơn thị trường 10. Sẽ có nhiều người chọn học nghề hơn nếu được miễn giảm thuế thu nhập cá nhân trong thời gian trả nợ khoản vay học tập sau này. 11. Sẽ có nhiều người chọn học nghề hơn nếu được hỗ trợ tìm kiếm việc làm sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. 12. Học nghề là hình thức đào tạo phù hợp nhất với bản thân tôi 13. So với các hình thức đào tạo khác, học nghề là lựa chọn hàng đầu của tôi Nguồn: Nghiên cứu của NCS 186 PHỤ LỤC 02 Cronbach's Alpha của các thang đo trong nghiên cứu Biến quan sát Trung bình thước đo nếu loại biến Phương sai thước đo nếu loại biến Hệ số tương quan biến tổng Tương quan bội bình phương Cronbach's Alpha nếu loại biến Cronbach’s Alpha MM = .755 MM1 11.35 5.952 .481 .240 .745 MM2 11.26 5.281 .604 .387 .678 Cronbach’s Alpha HV = .856 HV1 19.20 15.476 .638 .418 .829 HV2 19.62 16.378 .508 .273 .848 Cronbach’s Alpha LI = .723 LI1 7.30 2.631 .570 .329 .611 LI2 7.27 2.551 .544 .305 .636 LI3 7.22 2.299 .530 .286 .661 Cronbach’s Alpha TD = .804 TD1 10.44 17.861 .575 .350 .778 TD2 11.02 17.897 .614 .392 .770 TD3 11.01 17.501 .613 .411 .769 Cronbach’s Alpha HT = .774 HT1 5.99 2.694 .590 .356 .741 HT2 5.97 2.634 .661 .442 .667 HT3 5.96 2.594 .619 .398 .710 Nguồn: Nghiên cứu của NCS 187 PHỤ LỤC 03 Ma trận nhân tố xoay cho tất cả các biến Thành phần 1 2 3 4 5 MM1 .742 MM2 .656 HV1 .707 HV2 .571 LI1 .741 LI2 .837 LI3 .695 TD1 .766 TD2 .599 TD3 .681 HT1 .741 HT2 .696 HT3 .723 Phương pháp trích: Principal Component Analysis Phương pháp quay: Varimax with Kaiser Normalization Nguồn: Nghiên cứu của NCS 188 PHỤ LỤC 04 Hệ số hồi quy nhân tố ảnh hưởng tới cảm nhận mong muốn theo học nghề Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Sig. Tương quan Thống kê đa cộng tuyến B Std. Error Beta Zero- order Partial Part Tolerance VIF Hằng số 1.091 .171 6.607 .000 Trình độ học vấn -.460 .057 -.552 -.352 .001 .239 -.111 -.328 .988 1.307 Lợi ích của GDNN .078 .050 .066 3.455 .001 .264 .129 .105 .997 1.023 Khả năng tiếp cận tín dụng .183 .070 .137 3.367 .004 .238 .132 .114 .930 1.179 Chính sách hỗ trợ học viên .174 .036 .155 5.063 .001 .345 .121 .157 .978 1.382 Nguồn: Nghiên cứu của NCS

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_huy_dong_nguon_tai_chinh_tai_cac_co_so_giao_duc_nghe.pdf
Luận văn liên quan