Luận án Kế toán quản trị chi phí trong các công ty cổ phần xây lắp trên địa bàn Hà Nội

+ Về mặt nhận thức, tư tưởng Thông tin KTQT thực sự có vai trò to lớn đối với việc ra quyết định của nhà quản trị. Tuy nhiên, không phải nhà quản trị nào cũng biết được điều này. Vì vậy, trước hết các nhà quản trị các doanh nghiệp cần phải nắm vững những kiến thức lý luận về KTQTCP và tùy điều kiện cụ thể của đơn vị mình để vận dụng cho phù hợp. Chỉ khi mà nhà quản trị nhận thức rõ vai trò quan trọng của KTQTCP thì mới có thể định hướng và xây dựng hệ thống KTQTCP trong doanh nghiệp mình được, và có như vậy thì nhân viên kế toán mới nhận thức đúng đắn tác dụng thiết thực của KTQTCP và họ mới cung cấp các nội dung liên quan đến KTQTCP để giúp nhà quản trị ra quyết định đúng đắn, tránh bỏ lỡ cơ hội khi gặp những tình huống phải quyết định nhanh chóng. Các nhà quản trị cần chủ động tìm hiểu, nghiên cứu để có sự hiểu biết cũng như những kiến thức cơ bản về phương pháp KTQTCP. + Về cách thức triển khai Xây dựng phương thức làm việc theo nhóm. Đây là phương thức làm việc của cả phương pháp chi phí mục tiêu và phương pháp Kaizen. Mối quan hệ hợp tác, cởi mở giữa người lãnh đạo và người lao động sẽ khuyến khích tư duy sáng tạo của người lao động đối với việc cải tiến quá trình sản xuất. Trọng tâm ở đây chính là sự182 linh hoạt và chất lượng của phương thức làm việc theo nhóm. Công khai kế hoạch cắt giảm chi phí. Mục tiêu cắt giảm chi phí cần được cụ thể hóa và giao xuống từng bộ phận, từng trung tâm trách nhiệm. Thường xuyên đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch cắt giảm chi phí, có các biện pháp khen thưởng, xử phạt kịp thời đối với từng bộ phận thực hiện, công khai kết quả đánh giá này cho toàn bộ doanh nghiệp.

pdf203 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kế toán quản trị chi phí trong các công ty cổ phần xây lắp trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân giá thực tế thay đổi so với định mức, cho sản xuất thi công công tác xây lắp số 1, thuộc công trình số 1 và phát sinh ở đội số 1621(11112) – Chênh lệch chi phí xi măng trực tiếp do nguyên nhân lượng thực tế thay đổi so với định mức, cho sản xuất thi công công tác xây lắp số 1, thuộc công trình số 1 và phát sinh ở đội số 1. 3.3.3.3. Đánh giá kết quả thực hiện chi phí Sau khi chi phí mục tiêu được thiết lập, chi phí mục tiêu được xem là giới hạn chi phí để đạt được hiệu quả sản xuất và mức lợi nhuận theo mong đợi. Các nhà quản trị phải nỗ lực để quản trị chi phí theo từng giai đoạn từ khâu thiết kế kỹ thuật, biện pháp thi công và tổ chức sản xuất thi công làm sao cho chi phí thực tế không thể vượt quá chi phí mục tiêu. Qua thực tế khảo sát kế toán quản trị chi phí trong các công ty cổ phần xây lắp trên địa bàn Hà Nội ở chương 2, để vận dụng phương pháp chi phí mục tiêu từ giai đoạn thiết kế một cách hữu hiệu, tác giả chia ra làm hai trường hợp như sau: Trường hợp 1: Dự án thực hiện theo hình thức tổng thầu bao gồm cả thiết kế - thi công. Để có cơ sở tiến hành lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư tiến hành thuê đơn vị tư vấn có kinh nghiệm để lựa chọn được bảng thiết kế tổng thể và xác định được tổng mức đầu tư. Sau đó chủ đầu tư tiến hành mời thầu. Trong mô hình này, việc ứng dụng chi phí mục tiêu để quản lý chi phí bao gồm hai bước chính như sau: 165 Bước 1: Xác định chi phí mục tiêu của dự án Ở bước này, các DNXL vận dụng kinh nghiệm ở những dự án tương tự và phân tích bảng thiết kế hiện hành để xác định được giá dự thầu (mà có khả năng cạnh tranh và trúng thầu), sau đó lấy giá trúng thầu trừ đi mức lợi nhuận mong muốn của nhà thầu để xác định chi phí mục tiêu. Mục tiêu là khống chế mức chi phí và giảm chi phí để đạt mức lợi nhuận cao. Yêu cầu đối với công ty cổ phần xây lắp trên địa bàn Hà Nội: - Phải xây dựng hệ thống dữ liệu cho các dự án đã thực hiện thành công với mức chi phí tốt hay đem lại lợi nhuận cao. - Người thực hiện phân tích thiết kế hiện hành phải có kinh nghiệm trong những dự án tương tự và thành công. Bước 2: Giảm chi phí Giảm chi phí là công việc nhằm giúp cho nhà thầu đạt được lợi nhuận cao, nhưng đồng thời không làm giảm tính năng, chất lượng và thời gian của dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư. Từ mức chi phí mục tiêu được xác định cho cả dự án ở bước 1, các giám đốc bộ phận và quản lý dự án (những người có kinh nghiệm trong các dự án tương tự) đã thiết lập chi phí mục tiêu cho các bộ phận công trình (hệ thống phụ) có liên quan với sự hỗ trợ từ bộ phận ước tính chi phí. Khi dự án bắt đầu, các nhà thầu chính đã ký hợp đồng, DNXL này bắt đầu tổ chức các cuộc họp để phát triển các thiết kế chi tiết, bao gồm cả chủ đầu tư và các nhà cung cấp. Các cuộc họp này được tổ chức ít nhất mỗi tuần một lần trong suốt thời gian đầu của dự án bởi những người quản lý hợp đồng. Họ phối hợp với nhau để tìm ra các giải pháp thiết kế và phương pháp thi công nhằm đáp ứng các yêu cầu của chủ đầu tư, cũng như mức lợi nhuận mong muốn của nhà thầu. Yêu cầu đối với các công ty cổ phần xây lắp trên địa bàn Hà Nội: - Thực hiện tốt sự phối hợp với nhau các bộ phận bên trong công ty cũng như bên ngoài công ty như: bộ phận kinh tế - bộ phận kỹ thuật, nhà cung cấp - nhà thầu - chủ đầu tư, 166 - Có chính sách khuyến khích về kinh tế áp dụng vào bước này. - Thành lập các nhóm làm việc đa năng từ 3 đến 6 người cho mỗi gói thiết kế Trường hợp 2: Dự án không được thực hiện theo hình thức tổng thầu (tức là thực hiện rời rạc thiết kế - đấu thầu – thi công) Về điều kiện: Trước tiên, chủ đầu tư cần xác định cách tính chi phí phải trả cho đơn vị tư vấn là bằng khối lượng công việc thực tế thực hiện (m2, m3) nhân với định mức tư vấn thiết kế theo quy định hiện hành. Thứ hai, chủ đầu tư đưa ra những điều kiện nghiêm khắc để lựa chọn đơn vị tư vấn, như về kinh nghiệm thực hiện ở những dự án tương tự, năng lực chuyên môn hiện tại của đội ngũ làm việc trong đơn vị tư vấn, phương án triển khai thực hiện công việc thiết kế, mua bảo hiểm trách nhiệm công việc,... Thứ ba, đơn vị tư vấn phải biết vận dụng những công cụ quản trị chi phí để có thể nhận biết và loại bỏ những chi phí không cần thiết mà không tạo nên giá trị sản phẩm cho chủ đầu tư trong giai đoạn thiết kế, cụ thể như: Công cụ phân tích giá trị, phân tích phá hủy,.. Về mô hình chi phí mục tiêu đề xuất vận dụng, Sơ đồ 3.1. 167 Sơ đồ 3.1: Mô hình chi phí mục tiêu đề xuất vận dụng trong trường hợp 1 Nguồn: Anna Sobotka, Agata Czarnigowska, Target costing in public construction projects, www.vgtu.lt/leidiniai/leidykla/MBM_2007 Với mô hình chi phí mục tiêu được vận dụng trong trường hợp này bao gồm các bước sau: Bước 1: Ý tưởng dự án và xác định ngân sách của chủ đầu tư Mục tiêu bước 1: các nhà tư vấn thiết kế tiếp nhận mọi yêu cầu và xác định được nguồn ngân sách sẵn có của chủ đầu tư. 168 Bước 2: Đề xuất phác thảo lựa chọn phương án thiết kế và ước tính chi phí của các phương án được lựa chọn dựa trên chi phí thực tế của các dự án tương tự. Mục tiêu bước 2: các nhà thầu tư vấn thiết kế đưa ra các phương án thiết kế. Bước 3: Thiết kế tổng thể của phương án được lựa chọn (thiết kế cơ sở), xác định chi phí hiện hành của phương án thiết kế được lựa chọn và so sánh với ngân sách (nguồn vốn) hiện có của chủ đầu tư. Mục tiêu bước 3: các nhà thầu tư vấn thiết kế và chủ đầu tư lựa chọn được phương án thiết kế tối ưu. Cả hai bước 2 và bước 3 các nhà thầu tư vấn thiết kế vận dụng công cụ phân tích giá trị để lựa chọn phương án thiết kế tốt nhất, nhưng để thực hiện có hiệu quả, các nhà thầu tư vấn, chủ đầu tư cần quan tâm đến các việc sau đây: Ước tính chi phí của phương án thiết kế được lựa chọn dựa trên chi phí thực tế của các dự án tương tự (nếu có). So sánh chi phí hiện hành của phương án thiết kế được lựa chọn với ngân sách sẵn có của chủ đầu tư cho phương án được lựa chọn đó (nghĩa là xác định chi phí theo cách tính thông thường mà đơn vị thiết kế áp dụng cho các dự án gần đây). Bước 4: Các gói thiết kế (có thể được phát triển độc lập) và ấn định chi phí mục tiêu cho mỗi gói thiết kế. Từ thiết kế tổng thể (thiết kế cơ sở) đơn vị tư vấn thiết kế phân bổ ra thành các gói thiết kế nhỏ, ví dụ như gói thiết kế điện, gói thiết kế nước, gói thiết kế chiếu sáng, gói thiết kế tường rào,Sau khi các gói thiết kế hoàn thành, đơn vị tư vấn thiết kế sẽ ghép các gói thiết kế nhỏ lại thành bảng thiết kế đầy đủ (thiết kế kỹ thuật hay thiết kế thi công). Mục tiêu ở bước 4 nhằm giúp cho chi phí sẽ bắt đầu kiểm soát được bởi những người thiết kế và khống chế được việc tăng chi phí hay thay đổi thiết kế ở bước thi công. Các công ty cổ phần trên địa bàn Hà Nội phải phối hợp với chủ đầu tư để quyết định mức chi phí cho từng gói thiết kế. 169 Bước 5: Phát triển một gói thiết kế và ước tính chi tiết chi phí của các công việc trong một gói thiết kế. Ở bước này tương tự như hoàn thiện một bảng thiết kế và lập dự toán cho bảng thiết kế. Mục đích là yêu cầu người thiết kế các gói thiết kế phải đưa ra được ước tính chi tiết chi phí về phần do mình thiết kế. Yêu cầu cụ thể với các công ty cổ phần xây lắp trên địa bàn Hà Nội: người thiết kế và người lập dự toán phải cùng phối hợp với nhau trong gói thiết kế. Nếu ở bước này, các gói thiết kế không đáp ứng được chi phí mục tiêu đã ấn định hay mức ngân sách sẵn có của chủ đầu tư thì yêu cầu đơn vị tư vấn thiết kế phải điều chỉnh lại thiết kế bằng cách điều chỉnh phạm vi, hay thay đổi phương pháp thi công, hay vật liệu xây dựng. Nếu đạt chuyển sang bước 6. Bước 6: Phân chia các công việc bao gồm trong một gói thiết kế thành các gói cung ứng và ấn định chi phí mục tiêu cho mỗi gói cung ứng. Ở bước này, đơn vị tư vấn tính đến kế hoạch cung ứng cho các vật tư hay công cụ để hoàn thành các công việc trong gói thiết kế. Mục tiêu là yêu cầu các nhóm thiết kế phải có kế hoạch vật liệu và nhân công cụ thể ở mức chi phí tối thiểu để hoàn thành công việc ở gói thiết kế này. Yêu cầu đối với các công ty cổ phần xây lắp trên địa bàn Hà Nội: phải có đầy đủ những thông tin về chi phí cung cấp trên thị trường. Như vậy, để thực hiện tốt các DNXL phải phối hợp với các nhà cung cấp và chủ đầu tư. Các bước đã thực hiện hoàn chỉnh, các DNXL hoặc chủ đầu tư có thể ký hợp đồng các gói cung ứng và hoàn tất các việc thi công. 3.3.4. Hoàn thiện phân tích chi phí sản xuất phục vụ việc ra quyết định Bên cạnh những nội dung phân tích và đánh giá cần thực hiện ở chương 2 kết hợp với các nghiên cứu thực nghiệm thì việc phân tích và xử lý thông tin KTQTCP đáp ứng nhu cầu thông tin của nhà quản trị cần hoàn thiện phân tích các thông tin sau: (1) Phân tích thông tin thích hợp Để có thể cung cấp được thông tin thích hợp cho các nhà quản trị DN trong việc 170 ra quyết định, thông tin từ các sổ chi tiết và các báo cáo kế toán quản trị chi phí cần được trình bày dưới dạng bảng phân tích thông tin chênh lệch như sau, Bảng 3.3. Bảng 3.3: Bảng phân tích chi phí sản xuất Gói thầu: EX -17SA1 trạm dịch vụ Km53+400 Hạng mục: Phần kết cấu khu nhà chính TT Chỉ tiêu Số dự toán Số thực tế Chênh lệch 1 Chi phí NVLTT 3.223.008.862 6.027.376.981 (2.804.368.119) 2 Chi phí nhân công TT 808.776.597 2.676.298.122 (1.867.521.525) 3 Chi phí máy thi công 811.709.068 1.291.565.398 (479.856.330) 4 Chi phí SXC 617.243.459 662.684.445 (45.440.986) 5 Cộng 5.460.737.986 9.657.924.946 (4.197.186.960) Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát của tác giả Kết quả phân tích âm cho biết chi phí thực tế cao hơn dự toán và ngược lại. Tuy nhiên, để phục vụ hoạt động quản lý thì kết quả phân tích chi phí âm hay dương, tốt hay không tốt đều cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân và đề ra hướng giải quyết. (2) Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận Đây là công cụ hữu ích giúp nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định liên quan đến việc lựa chọn phương án với lợi nhuận tối ưu. Căn cứ vào các nguồn lực hiện có mà doanh nghiệp lựa chọn các yếu tố đầu vào như thế nào để đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng cho trước. Căn cứ vào kết quả phân tích, bộ phận tư vấn sẽ đưa ra những cảnh báo về sự thay đổi của lãi thuần khi các yếu tố giá cả vật liệu, tiến độ thi công, phương án thi công có sự biến động. Trong các DNXL doanh thu của từng CT, HMCT là hầu như không thay đổi nên để đạt được mục tiêu lợi nhuận thì cần có biện pháp giảm chi phí. Việc phân tích mối quan hệ Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận sẽ giúp nhà quản trị lựa chọn phương án thi công tối ưu nhất. Kết quả xử lý và phân tích thông tin KTQTCP cần được tổng hợp thành các báo cáo quản trị. 3.3.5. Hoàn thiện tổ chức kế toán trách nhiệm chi phí Mỗi đội xây lắp được tổ chức và kiện toàn theo mô hình của một trung tâm 171 trách nhiệm chi chí. Các thành viên của đội như đội trường, đội phó, kế toán, thống kê, tổ trưởng đều phải được quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm trong việc tổ chức sản suất và kiểm soát chi phí. Định kỳ, hàng tháng hoặc khi kết thúc điểm dừng kỹ thuật hợp lý, đội thi công đánh khối lượng thực hiện so với kế hoạch tiến độ thi công và định mức thiết kế. Việc theo dõi thường xuyên, liên tục không chỉ giúp đội thi công quản lý được chi phí trong phạm vi, trách nhiệm của mình mà còn kịp thời phát hiện những sai sót phát sinh ngoài dự toán, kiểm soát được chất lượng công trình và tiến độ thi công, bảng 3.4. Bảng 3.4 : Báo cáo phân tích chênh lệch chi phí tại trung tâm chi phí Trung tâm chi phí : Xí nghiệ xây dựng số 1 ĐVT : Đồng TT Khoản mục chi phí Định mức Dự toán Thực tế Chênh lệch Nguyên nhân biến động SL Tỷ lệ I Chi phí NVLTT 1. Xi măng 2. Cát 3. Đá 4. Thép . II Chi phí nhân công . III Chi phí sử dụng MTC .. IV Chi phí SXC V Chi phí ngoài SX được phân bổ Tổng cộng 172 Khi CT, HMCT hoàn thành, đội thi công lập báo cáo tổng hợp chi phí thực tế phát sinh để đánh giá hiệu quả của trung tâm chi phí. Báo cáo của trung tâm chi phí được lập qua các bước sau: Bước 1: Tập hợp các chi phí phát sinh; Bước 2: Tổng hợp chi phí của từng hạng mục công trình, công trình; Bước 3: Lập báo cáo tình hình thực hiện chi phí của trung tâm. Ngoài ra, để thể hiện trách nhiệm quản lý tại các trung tâm chi phí, thì nhà quản trị của các trung tâm chi phí khối quản lý và khối sản xuất cần có thêm các báo cáo phản ánh trách nhiệm của từng trung tâm thuộc khu vực quản lý của mình, qua đó để đánh giá được trách nhiệm và khả năng kiểm soát chi phí của người đứng đầu trung tâm chi phí. Đây cũng là cơ sở để cắt giảm chi phí từ những phát hiện cụ thể về biến động chi phí tại trung tâm. 3.3.6. Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị Như phân tích ở chương 2, hệ thống báo cáo KTQT hiện nay tại các DNXL chỉ mới cung cấp được thông tin thực hiện, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của quản lý. Thông tin trên các báo cáo mới chỉ đáp ứng được yêu cầu của KTTC, cần thiết phải xây dựng hệ thống báo cáo vừa phản ánh được thông tin định hướng, thông tin thực hiện, và các phân tích đánh giá. Mục tiêu của giải pháp: nhằm xây dựng hệ thống báo cáo đầy đủ, cung cấp cho các nhà quản trị DNXL có được những thông tin cần thiết để thực hiện tốt các chức năng của mình. Tuy nhiên, không thể có một hệ thống báo cáo quản trị bắt buộc, thống nhất cho các doanh nghiệp. Về hình thức, kết cấu các báo cáo cần đa dạng, linh hoạt tùy thuộc vào tiêu chuẩn đánh giá thông tin trong mỗi báo cáo phục vụ cho từng tình huống cụ thể. Các biện pháp cụ thể: - Xây dựng hệ thống báo cáo định hướng hoạt động SXKD * Hệ thống báo cáo định hướng hoạt động: Hệ thống báo cáo định hướng (dự toán) hoạt động SXKD cung cấp thông tin định hướng để triển khai, giám sát, là thước đo để đánh giá kết quả các hoạt động SXKD. Hoạt động SXKD của các DNXL theo nhu cầu của thị trường đặt định 173 hướng hoạt động tạo ra giá trị theo công đoạn kết gắn liền với từng trung tâm trách nhiệm trong mô hình tổ chức quản trị của DN như trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận, trung tâm đầu tư. Quản trị quá trình tạo ra giá trị của DN gắn liền với việc hoạch định những thông tin cần thiết như giá bán, doanh thu, sản xuất, chi phí, kết quả SXKD. Do vậy, hệ thống báo cáo định hướng hoạt động SXKD được xây dựng linh hoạt phải bao quát được các hoạt động SXKD trong các DNXL bao gồm các báo cáo cơ bản sau: - Dự toán giá bán theo phương pháp trực tiếp: cung cấp những thông tin định hướng giá bán trong mối quan hệ với chi phí được phân thành định phí, biến phí và với lợi nhuận mục tiêu. - Dự toán giá bán theo phương pháp toàn bộ: cung cấp những thông tin định hướng giá bán trong mối quan hệ với các bộ phận cấu thành nên giá bán theo phương pháp toàn bộ: giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, lợi nhuận mục tiêu * Quy trình thu thập thông tin lập hệ thống báo cáo định hướng - Bước 1: xác định năng lực, điều kiện thực tế của bộ phận ở kỳ báo cáo. - Bước 2: dự báo năng lực, điều kiện và triển vọng của bộ phận trong kỳ dự toán. - Bước 3: xây dựng chiến lược, mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp kỳ dự toán. - Bước 4: trên cơ sở giữa năng lực, điều kiện thực tế của bộ phận trong mối quan hệ chung với chiến lược, mục tiêu chung của doanh nghiệp xây dựng hệ thống định mức và nhiệm vụ của bộ phận trong kỳ dự toán. - Bước 5: căn cứ vào hệ thống định mức, nhiệm vụ của từng bộ phận kỳ dự toán kết hợp với các phương pháp dự toán, mô hình dự toán tiến hành xây dựng hệ thống dự toán cho từng bộ phận. - Xây dựng hệ thống báo cáo kết quả thực hiện * Hệ thống báo cáo kết quả thực hiện Hệ thống báo cáo kết quả thực hiện cung cấp thông tin về kết quả thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh là cơ sở để nhận định, kiểm soát, đánh giá, điều 174 chỉnh tình hình thực hiện trong doanh nghiệp. Hệ thống báo cáo kết quả thực hiện phải phản ánh được đầy đủ thông tin về kết quả thực hiện của các hoạt động kinh doanh đã lập dự toán như: Báo cáo chi phí sản xuất và giá thành CT, HMCT; Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất; Báo cáo kết quả hoạt động tiêu thụ, * Quy trình thu thập thông tin lập hệ thống báo cáo kết quả thực hiện Trên cơ sở hệ thống chứng từ và hệ thống tài khoản được ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp hiện nay, các DNXL căn cứ vào yêu cầu cung cấp thông tin của nhà quản trị có thể thiết kế chi tiết bổ sung thêm các thông tin phù hợp, Sơ đồ 3.2. Sơ đồ 3.2: Quy trình thu thập thông tin lập báo cáo kết quả thực hiện Do hiện nay, hầu hết các DNXL trên địa bàn Hà Nội thực hiện cơ chế khoán với các hình thức khoán khác nhau, các bộ phận nhận khoán có tổ chức công tác kế toán riêng và không tổ chức công tác kế toán riêng nên việc thiết kế, xây dựng báo cáo KTQT theo các mẫu sau nhằm giúp các nhà quản trị sẽ đánh giá được việc tiết kiệm hay lãng phí chi phí ở từng đơn vị nội bộ, trách nhiệm của từng bộ phận để đề ra biện pháp tiết kiệm chi phí, Bảng 3.5, Bảng 3.6. Chứng từ kế toán Tài khoản chi tiết về tài sản, nguồn vốn, chi phí, doanh thu, lợi nhuận Hệ thống báo cáo kết quả thực hiện 175 Bảng 3.5: Báo cáo chi phí (Dùng cho bộ phận trực tiếp thi công) Xí nghiệp, Đội thi công:. Quý , năm Phần I: Chi phí dự toán chi tiết Yếu tố chi phí Công trình, hạng mục công trình Định mức Khối lượng Dự Toán Thực hiện Chênh lệch A 1 2 3 4 5 Tổng Phần II: Chi phí dự toán chung Loại chi phí Dự toán Thực hiện Chênh lệch A 1 2 3 Tổng 176 Bảng 3.6: Báo cáo chi phí sản xuất Công trình, hạng mục công trình............ Xí nghiệp, Đội thi công: Quý , năm Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch Ghi chú A 1 2 3 B 1. Biến phí + Nguyên vật liệu trực tiếp + Nhân công trực tiếp + Biến phí sử dụng máy thi công + Biến phí sản xuất chung 2. Định phí + Định phí sử dụng máy thi công + Định phí sản xuất chung Tổng cộng Lập mô hình chi phí mục tiêu là quá trình nằm trong giai đoạn ban đầu của dự án. Nó làm chi phí xây dựng phù hợp với thiết kế bằng việc tạo ra mô hình chi phí mục tiêu. Như được ứng dụng trong ngành sản xuất, lập mô hình chi phí mục tiêu là một phương pháp cấu trúc để xác định chi phí vòng đời sản phẩm mà tại đó sản phẩm với những chức năng và chất lượng xác định phải được sản xuất ra để tạo ra mức lợi nhuận mong muốn khi sản phẩm được bán ra ở mức giá bán định trước của nó. Với việc lập dự toán chi phí xây dựng của dự án, sau đó trừ đi các khoản chi phí mang tính dự đoán, có thể xác định được chi phí mục tiêu – chi phí mà tại đó dự án được xây dựng. Trong các ngành sản xuất, việc lập chi phí mục tiêu thành công là việc thiết kế ra sản phẩm làm thoả mãn khách hàng và được sản 177 xuất ở chi phí mục tiêu của nó. Trong ngành xây dựng việc lập chi phí mục tiêu thành công là việc thiết kế và xây dựng một dự án thoả mãn chủ đầu tư và được xây dựng trong chi phí mục tiêu. Để có thể kiểm soát được chặt chẽ chi phí của doanh nghiệp thì biện pháp là phân tích hệ thống chỉ tiêu quản trị chi phí. Thông qua đó sẽ cho phép các doanh nghiệp kịp thời phát hiện những tồn tại, thiếu sót cũng như những ưu điểm trong quá trình SXKD, thi công xây dựng. Trên cơ sở thiết lập hệ thống chỉ tiêu dưới dạng tỷ trọng, tỷ suất, sẽ biểu thị ý nghĩa các mối quan hệ và phản ánh khuynh hướng có thể kết luận được. Mặt khác, phân tích thông tin không những giúp doanh nghiệp thực hiện được chức năng kiểm soát thành công mà còn phát hiện được nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của các chỉ tiêu. Từ đó, các nhà quản trị có kết luận chính xác, góp phần nâng cao năng lực quản lý và năng lực cạnh tranh trên thị trường. Để tổng hợp toàn bộ kết quả tính toán biến động biến phí NVLTT, NCTT, SDMTC, SXC, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, xác định nguyên nhân và khuyến nghị các biện pháp kiểm soát cho nhà quản lý, DNXL trên địa bàn Hà Nội có thể lập "Báo cáo phân tích biến động" cho từng loại biến phí (như biến phí NVL trực tiếp, biến phí nhân công trực tiếp, biến phí sử dụng máy thi công, biến phí sản xuất chung) theo mẫu, Bảng 3.7: 178 Bảng 3.7: Báo cáo phân tích biến động biến phí CÔNG TY XÂY DỰNG . BÁO CÁO PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG Biến phí . Hạng mục công trình, Công trình: . Quý ., năm Phần I - Kết quả phân tích biến động Loại biến phí Biến phí thực tế Biến phí dự toán Biến động biến phí Các nhân tố ảnh hưởng Tổng cộng Phần II - Đánh giá, khuyến nghị Báo cáo này thường được cấu trúc thành 2 phần: Phần I: Kết quả phân tích biến động: phần này trình bày kết quả tính toán biến động biến phí, tính toán mức độ ảnh hưởng của các nhân tố biến động như đối với biến phí NVL trực tiếp, các nhân tố ảnh hưởng là sản lượng, mức tiêu hao NVL, nhân tố đơn giá; hoặc biến phí sử dụng máy thi công thì các nhân tố ảnh hưởng như: sản lượng, giờ máy, biến phí... Phần II: Đánh giá, khuyến nghị: phần này đề cập đến các giải trình và thuyết minh cho kết quả tính toán ở phần I, đề xuất các trọng tâm và biện pháp kiểm soát nhằm hạn chế các nhân tố ảnh hưởng tiêu cực và thúc đẩy, khuyến khích các yếu tố tích cực. 179 3.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Để hoàn thiện được hệ thống KTQTCP trong các công ty cổ phần xây lắp trên địa bàn Hà Nội thì nhất thiết phải có những điều kiện cơ bản về phía nhà nước cũng như cơ quan chức năng kết phối hợp với ngành, cũng như với doanh nghiệp. 3.4.1. Về phía nhà nước Một là, nhà nước cần có những quy định mang tính hướng dẫn, định hướng về tổ chức KTQT đối với các doanh nghiệp nói chung và các DNXL nói riêng. Như chúng ta đã biết, kế toán quản trị có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với các nhà quản trị doanh nghiệp, bởi vì nhờ chúng mà nhà quản trị mới có thể ra quyết định đúng đắn, kịp thời mà không có hệ thống nào có thể cung cấp tốt hơn hệ thống kế toán mà cụ thể là hệ thống KTQT được. Nhằm phục vụ cho quyết định giá bỏ thầu của nhà quản trị thì đòi hỏi nhà quản trị không thể dựa vào các chi phí thực tế phát sinh mà bên KTTC cung cấp, rồi mới đưa ra mức giá để đấu thầu được, do đặc thù của ngành là giá phải xác định trước khi tiến hành sản xuất. Ngoài ra, để kiểm soát chi phí, có biện pháp cắt giảm chi phí, hạ giá thành nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, thì không thể chỉ dựa vào những báo cáo mang tính khái quát của KTTC, nhà quản trị không thể nhận ra được sản phẩm nào hoạt động có hiệu quả, bộ phận nào hoạt động tốt hơn bộ phận nào được. Có thể khẳng định rằng KTQT là một công cụ quản lý không thể thiếu được đối với các nhà quản trị trong nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Tuy nhiên, hiện nay KTQT còn khá mới mẻ, các doanh nghiệp vẫn chưa thật sự nhận thức rõ vai trò quan trọng mà KTQT mang lại. Nhà nước cần có những văn bản hướng dẫn tổ chức KTQT nói chung và tổ chức KTQTCP trong các DNXL ở Việt nam nói riêng. Bộ tài chính đã ban hành thông tư hướng dẫn áp dụng KTQT trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên các hướng dẫn thực hiện trong thực tế mới chỉ là hướng dẫn mà chưa mang tính bắt buộc nên các nhân viên kế toán của các doanh nghiệp cũng tỏ vẻ thờ ơ với các khái niệm liên quan đến KTQTCP chứ chưa nói gì đến việc vận dụng vào thực tế. Họ chỉ thực sự lưu tâm đến các phần hành kế toán thuộc mảng KTTC mà thôi. Trong thời gian tới, Bộ tài chính cần nghiên cứu các nội dung KTQT cụ thể áp dụng cho từng ngành, và thống nhất thành chuẩn mực tương tự như KTTC để nhân 180 viên kế toán hiểu một cách đầy đủ về hệ thống kế toán tại đơn vị nhằm giúp cho đơn vị ngày càng phát triển hơn nữa đáp ứng nhu cầu cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Hai là, để có một môi trường cạnh tranh thật lành mạnh thì nhà nước cần có những chế tài xử phạt trong trường hợp cạnh tranh thiếu lành mạnh để các doanh nghiệp được bình đẳng tham gia đấu thầu trên thị trường. Các DNXL thường tham gia bỏ thầu dựa trên cơ sở giá dự toán. Có nghĩa là việc tính giá phí của sản phẩm thường dựa trên chi phí định mức cũng như dự toán. Còn sau khi thắng thầu thì tính giá thành sản phẩm theo phương pháp chi phí thực tế để phục vụ mục tiêu của hệ thống kế toán tài chính. Tuy nhiên Nhà nước cần có hướng dẫn DNXL tổ chức mô hình kế toán thế nào cho phù hợp, để nhân viên làm công tác kế toán chi phí cũng phải hiểu KTQTCP chẳng hạn như nội dung lập dự toán chi phí, vì dự toán là cơ sở để xác định giá phí trong KTQTCP của DNXL, chứ không thể như hiện nay các nhân viên hầu như chỉ biết phần hành kế toán chi phí mà mình đảm nhiệm trên phạm vi KTTC mà thôi. Ba là, các tiêu chuẩn xây dựng, định mức xây dựng ,dùng để tính toán chi phí xây dựng công trình Bộ Xây dựng nên giao cho các Công ty tư vấn xây dựng chuyên nghiệp, để họ đứng ra nghiên cứu, phát hành, vì ở họ có đầy đủ thông tin và kinh nghiệm thực tế cụ thể hơn theo từng vùng, từng địa phương, hơn nữa, hàng năm chúng được cập nhật, đánh giá và xuất bản thông qua sự đóng góp và cung cấp dữ liệu của các chuyên gia, các tổ chức tư vấn khác cũng như của các nhà thầu trong ngành xây dựng. Tài liệu này là căn cứ tham khảo quan trọng cho các chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn, thiết kế và các nhà thầu trong quan hệ hợp đồng. Bốn là, việc thu thập và tích lũy tư liệu của các công trình đã hoàn thành mà có chi phí tốt nhất là rất quan trọng, nhằm làm cơ sở đối chiếu, phân tích cho những thiết kế hiện tại hoặc làm cơ sở cho những công trình chưa có bản vẽ thiết kế tham khảo và nhất là những công trình tham gia đấu thầu. Năm là, trong công tác đấu thầu, cần nghiên cứu đề ra những quy định cụ 181 thể về các căn cứ và phương pháp lập giá dự thầu, giúp cho nhà thầu phát huy được những thế mạnh riêng của mình trong quá trình xác định giá dự thầu. Trong thực tế hiện nay, giá dự thầu được tính toán không phải dựa trên cơ sở đơn giá nội bộ mà thường dựa vào đơn giá do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ban hành cũng như các định mức chi phí tính theo tỉ lệ được quy định đối với việc lập dự toán hạng mục công trình làm cho giá dự thầu không phản ánh đúng thực tế xây dựng của nhà thầu. Sáu là, nhà nước cần kiểm tra, chấn chỉnh công tác quản lý tài chính, kế toán tại các DNXL đặc biệt là các DNXL có sử dụng vốn Nhà nước, tăng cường công tác quản lý và kiểm soát chi phí trong loại hình DNXL này. Trên cơ sở đó, đề ra các phương án hoàn chỉnh cơ chế quản lý kinh tế, tài chính cho phù hợp với đặc thù của ngành xây lắp. 3.4.2. Về phía doanh nghiệp + Về mặt nhận thức, tư tưởng Thông tin KTQT thực sự có vai trò to lớn đối với việc ra quyết định của nhà quản trị. Tuy nhiên, không phải nhà quản trị nào cũng biết được điều này. Vì vậy, trước hết các nhà quản trị các doanh nghiệp cần phải nắm vững những kiến thức lý luận về KTQTCP và tùy điều kiện cụ thể của đơn vị mình để vận dụng cho phù hợp. Chỉ khi mà nhà quản trị nhận thức rõ vai trò quan trọng của KTQTCP thì mới có thể định hướng và xây dựng hệ thống KTQTCP trong doanh nghiệp mình được, và có như vậy thì nhân viên kế toán mới nhận thức đúng đắn tác dụng thiết thực của KTQTCP và họ mới cung cấp các nội dung liên quan đến KTQTCP để giúp nhà quản trị ra quyết định đúng đắn, tránh bỏ lỡ cơ hội khi gặp những tình huống phải quyết định nhanh chóng. Các nhà quản trị cần chủ động tìm hiểu, nghiên cứu để có sự hiểu biết cũng như những kiến thức cơ bản về phương pháp KTQTCP. + Về cách thức triển khai Xây dựng phương thức làm việc theo nhóm. Đây là phương thức làm việc của cả phương pháp chi phí mục tiêu và phương pháp Kaizen. Mối quan hệ hợp tác, cởi mở giữa người lãnh đạo và người lao động sẽ khuyến khích tư duy sáng tạo của người lao động đối với việc cải tiến quá trình sản xuất. Trọng tâm ở đây chính là sự 182 linh hoạt và chất lượng của phương thức làm việc theo nhóm. Công khai kế hoạch cắt giảm chi phí. Mục tiêu cắt giảm chi phí cần được cụ thể hóa và giao xuống từng bộ phận, từng trung tâm trách nhiệm. Thường xuyên đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch cắt giảm chi phí, có các biện pháp khen thưởng, xử phạt kịp thời đối với từng bộ phận thực hiện, công khai kết quả đánh giá này cho toàn bộ doanh nghiệp. + Về đội ngũ nhân sự làm kế toán quản trị chi phí Phải có những nhân viên có trình độ và năng lực thực sự, vừa am hiểu kiến thức KTTC cũng như KTQT, ngoài kiến thức ra thì cần có khả năng sáng tạo, và vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học vào trong thực tế của doanh nghiệp ở mọi tình huống, các nhân viên này phải có sự kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong DN. Tạo điều kiện về kinh phí, thời gian và ủng hộ việc vận dụng các phương pháp KTQTCP hiện đại vào hoạt động quản trị nói chung và công tác KTQTCP nói riêng. Cử nhân viên KTQT tham gia các khóa đào tạo chuyên môn KTQT. Bản thân các cán bộ, nhân viên làm KTQT phải học, thi lấy chứng chỉ KTQT và trở thành hội viên của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế. Đồng thời phải nhận thức tầm quan trọng của hệ thống thông tin KTQT để chủ động trau dồi và nâng cao kiến thức của bản thân, hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy KTQT và hệ thống thông tin KTQT thực sự hữu ích cho doanh nghiệp. + Về cơ sở vật chất Tổ chức ứng dụng công nghệ tin học trong việc tổ chức công tác kế toán. Bởi vì các thông tin trong thực tế rất nhiều, việc phân tích một cách nhanh chóng thông tin thích hợp cho nhà quản trị ra quyết định thì theo bản thân cần có phần mềm KTQT riêng để xử lý thông tin này và như vậy sẽ giúp cho công tác kế toán trở nên đơn giản, tiết kiệm sức lao động, đồng thời cung cấp thông tin nhanh chóng cho nhà quản trị. + Định mức kinh tế- kỹ thuật Cần thường xuyên phải xem lại để điều chỉnh cho phù hợp, sát với tình hình thực tế DNXL cần xây dựng và hoàn thiện quy chế quản lý, hệ thống định mức, đơn 183 giá chi phí nội bộ dựa trên cơ cở quy định, hệ thống định mức chi phí của Nhà nước cũng như trên cơ sở thực tế tại DN. Đặc điểm nổi bật trong tổ chức quản lý, thi công CT, HMCT trong các DNXL là cơ chế khoán. Vì vậy, để hoàn thiện kế toán chi phí SX nhằm tăng cường kiểm soát chi phí thì ngoài việc vận dụng tổ chức kế toán trách nhiệm cho các đơn vị nhận khoán, các DNXL cần xây dựng, hoàn thiện cơ chế khoán nội bộ trong DNXL phù hợp các quy định, văn bản hướng dẫn của Nhà nước. + DNXL cần căn cứ vào đặc điểm điều kiện cụ thể của mình xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý, phân cấp quản lý SXKD thực sự hiệu quả và phù hợp của DN mình, của ngành để tổ chức công tác kế toán nói chung và KTQTCP nói riêng hiệu quả và phù hợp trên cơ sở tuân thủ chấp hành pháp luật trong quản lý kinh tế, tài chính kế toán của Nhà nước. Củng cố và hoàn thiện việc vận dụng hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản kế toán, sổ kế toán, đa dạng hóa việc phân loại chi phí, chú trọng việc phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí. 3.4.3. Về phía các tổ chức đào tạo, tư vấn tài chính kế toán Hiện nay, hoạt động đào tạo và hướng dẫn về KTQT tại Việt Nam còn rất mờ nhạt. Những người làm kế toán chủ yếu được trang bị kiến thức về kế toán quản trị qua chương trình đào tạo tại bậc đại học và sau đại học. Tuy nhiên, chưa có chương trình đào tạo chuyên sâu về KTQT, Việt Nam cũng chưa có hội nghề nghiệp về KTQT mặc dù các tổ chức nghề nghiệp về KTQT quốc tế đã vào Việt Nam như CIMA, IMA. Do vậy, một số kiến nghị đối với các tổ chức đào tạo như sau: Thứ nhất, thường xuyên cập nhật các kiến thức mới về KTQT nói chung và KTQT chi phí nói riêng của các nước phát triển để truyền bá vào Việt Nam thông qua tài liệu phổ biến kiến thức hoặc hội thảo khoa học đặc biệt là từ các tổ chức nghề nghiệp quốc tế về KTQT như CIMA... Thứ hai, tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu về KTQT và KTQT chi phí cho người làm kế toán và các chương trình đào tạo về KTQT nhưng thiết kế phù hợp để đáp ứng yêu cầu quản trị cho ban lãnh đạo doanh nghiệp. Thứ ba, cần tập trung nghiên cứu và đổi mới hoàn thiện chương trình đào tạo cũng như công tác tư vấn về kế toán đặc biệt là về KTQT phải gắn với thực tế hoạt động SXKD của từng ngành nghề, từng loại hình doanh nghiệp. 184 Thứ tư, đào tạo loại hình kỹ sư, chuyên gia giá xây dựng, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực xây dựng: yêu cầu cơ bản các kỹ sư phải có kiến thức tổng hợp và kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực để đảm bảo được các yêu cầu về bảng thiết kế và chất lượng của bảng dự toán, nhất là đối với những công trình phức tạp, đòi hỏi tính chuyên môn cao. Thứ năm, cần có sự nghiên cứu, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm về đào tạo, tư vấn về kế toán chi phí với các nước trên thế giới từ đó rút ra kinh nghiệm đào tạo và vận dụng cho các DNXL Việt Nam. Thứ sáu, hợp tác với các tổ chức hội nghề nghiệp kế toán quản trị nước ngoài như IMA (Mỹ và Canada), CIMA (Vương quốc Anh) hoặc ICMA (Australia) để đào tạo và tổ chức thi cấp chứng chỉ Kế toán quản trị công chứng cho những người muốn hành nghề kế toán quản trị một cách chuyên nghiệp. Kết luận chương 3 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp và thực trạng kế toán quản trị chi phí trong các công ty cổ phẫn xây lắp trên địa bàn Hà Nội, luận án đã trình bày sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện kế toán quản trị chi phí, từ đó luận án đã đưa ra các nhóm giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các công ty cổ phần xây lắp trên địa bàn Hà Nội + Hoàn thiện phân loại chi phí + Hoàn thiện xây dựng định mức chi phí và lập dự toán + Hoàn thiện vận dụng phương pháp quản trị chi phí mục tiêu bao gồm 3 bước: xây dựng chi phí mục tiêu, tổ chức thực hiện các mục tiêu chi phí đã xác định, đánh giá kết quả thực hiện chi phí. + Hoàn thiện phân tích chi phí sản xuất phục vụ việc ra quyết định + Hoàn thiện báo cáo kế toán quản trị chi phí Luận án cũng đưa ra một số kiến nghị để thực hiện giải pháp từ phía Nhà nước và các cơ quan chức năng,về phía các DNXL trên địa bàn Hà Nội và các tổ chức đào tạo, tư vấn tài chính kế toán. 185 KẾT LUẬN Với việc ký kết thành công nhiều hiệp định kinh tế quan trọng trong năm 2015 qua, Việt nam đang từng bước đi lên về mọi mặt, quan hệ kinh tế quốc tế được mở rộng, có điều kiện để giao lưu và học hỏi các nước phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, việc hội nhập kinh tế mang lại cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội cũng như thách thức. Việc cạnh tranh giữa các tập đoàn kinh tế không chỉ ở phạm vi quốc gia mà còn mở rộng đến phạm vi xuyên quốc gia. Với tình hình như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn Hà Nội nói riêng nếu không có chiến lược kinh doanh phù hợp thì khó có thể đứng vững được trong môi trường cạnh tranh đó. Xuất phát từ thực tế này mà việc nghiên cứu kế toán quản trị chi phí thông qua hệ thống các công việc như phân loại chi phí, lập dự toán, phân tích chi phí,tổ chức bộ máy KTQT chi phí...với mục đích kiểm soát chi phí, và ra quyết định kinh doanh đúng đắn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xây lắp là vấn đề cấp bách được đặt ra đối với các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn Hà Nội trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Chính vì lẽ đó, mà luận án “ Kế toán quản trị chi phí trong các công ty cổ phần xây lắp trên địa bàn Hà Nội” nghiên cứu và rút ra các kết luận sau đây: Một là, hệ thống hóa và làm rõ thêm lý luận về kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp. Trên cơ sở phân tích sâu sắc các quan điểm khác nhau về bản chất chi phí SXKD, tác giả nêu rõ quan điểm riêng về chi phí SXKD và vai trò của KTQT chi phí trong các DNXL, các phương pháp kế toán quản trị chi phí, các nội dung của kế toán quản trị chi phí. Hai là, luận án nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới như Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Singapovề KTQT chi phí, về phương pháp kế toán quản trị chi phí qua đó rút ra bài học cho các DNXL Việt Nam Ba là, trên cơ sở nghiên cứu đặc thù về tổ chức quản lý SXKD của các DNXL trên địa bàn Hà Nội, bằng phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp, khảo sát thực trạng về KTQT chi phí của các doanh nghiệp được chọn trong mẫu nghiên cứu, luận 186 án đã đánh giá một cách khách quan những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng. Bốn là, luận án nghiên cứu định hướng phát triển của các DNXL trên địa bàn Hà Nội, nghiên cứu yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện, qua đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện KTQT chi phí trong các doanh nghiệp này. Các đề xuất luận án đưa ra bao gồm phân loại chi phí, xây dựng định mức chi phí và lập dự toán, vận dụng phương pháp chi phí mục tiêu, phân tích chi phí sản xuất phục vụ việc ra quyết định, lập báo cáo kế toán quản trị chi phí. Các giải pháp được phân tích có căn cứ khoa học và mang tính khả thi. Năm là, để các giải pháp được áp dụng vào thực tiễn có hiệu quả, luận án đã phân tích các điều kiện thuộc về Nhà Nước, doanh nghiệp và các tổ chức đào tạo, tư vấn tài chính kế toán. Tác giả luận án hy vọng những giải pháp của tác giả trong luận án sẽ là những gợi ý để các công ty cổ phần xây lắp trên địa bàn Hà Nội nghiên cứu vận dụng nhằm hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp mình góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh quốc tế. Hướng phát triển của luận án Dù đạt được một số kết quả nghiên cứu nhất định do thời gian và trình độ còn hạn chế nên luận án không tránh khỏi những thiếu sót và khiếm khuyết. Hướng phát triển tiếp theo của luận án có thể là nghiên cứu sâu hơn hệ thống thông tin kế toán quản trị phục vụ cho quản trị chiến lược và cắt giảm chi phí của doanh nghiệp; Vận dụng hệ thống phương pháp kế toán quản trị chi phí vào chu kỳ sống sản phẩm tại các doanh nghiệp. 187 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 53/2006/TT-BTC về hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp, Hà Nội 2. Bộ Tài chính (2004), Tài liệu bồi dưỡng kế toán trưởng doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội. 3. Bộ Tài chính, Những điều cần biết về quản lý tài chính trong đầu tư xây dựng cơ bản, NXB Tài chính, 2002 4. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 200/2014/TT/BTC ngày 22/12/2014 ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp và TT 53/2016/TT-BTC ngày 21/3/2016 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 200. 5. Bộ Tài chính (2006), Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp, Hà Nội 6. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 244/2009/ TT- BTC ngày 31/12/2009 Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp 7. Bộ Tài chính (2006), Quyết định 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/9/2006 ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa. 8. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa. 9. Bộ Tài chính (2005), Thông tư số 103/2005/TT-BTC ngày 24/11/2005 Hướng dẫn tiêu chuẩn và điều kiện của phần mềm kế toán 10. Bộ Tài chính (2002), Chuẩn mực số 15: Hợp đồng xây dựng được ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và thông tư HD chuẩn mực 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007. 11. Bộ xây dựng, Thông tư 04/2005/TT – BXD ngày 01/04/2005 của Bộ xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình. 12. Bộ Xây dựng (2009), Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15 tháng 04 năm 2009 về hướng dẫn điều chỉnh dự toán. 188 13. Bộ Xây dựng (2008), Thông tư số 18/2008/TT-BXD ngày 06 tháng 10 năm về hướng dẫn bổ sung một số một số phương pháp xác định chi phí xây dựng công trình. 14. Bộ Xây dựng (2016), TT 06/2016/TT-BXD (10-3-2016) hướng dẫn thực hiện NĐ 32 hương dẫn xác định và quản lý chi phí đtư xây dựng 15. Bộ Xây dựng (2015), Nghị định số 32/2015/NĐ-CP (25-3-2015) của Chính phủ hướng dẫn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. 16. Bộ Xây dựng (2007), Công văn số 1776/BXD- BXD ngày 16 tháng 8 năm 2007 của Bộ Xây dựng công bố định mức dự toán xây dựng công trình - phần xây dựng 17. Bộ xây dựng (2014), Quyết định 588/QĐ-BXD ngày 29/5/2014 của Bộ xây dựng công bố định mức dự toán xây dựng công trình - phần xây dựng (sửa đổi, bổ sung). 18. Bộ xây dựng (2010), Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. 19. Chế độ kế toán doanh nghiệp xây lắp (2009), NXB Thống kê, Hà Nội. 20. Công ty cổ phần xây dựng số 9, Báo cáo tài chính và các văn bản quản lý, Hà Nội. 21. Công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Hà Nội, Báo cáo tài chính và các văn bản quản lý, Hà Nội 22. Đặng Thị Loan (2009), Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 23. Đoàn Xuân Tiên (2009), Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội 24. Đào Thúy Hà (2015), Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân. 25. Đinh Thị Kim Xuyến (2014), Công tác kế toán quản trị chi phí và giá thành tại các doanh nghiệp viễn thông di động Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài Chính. 189 26. Giáp Đăng Kha (2015), Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất nhằm tăng cường kiểm soát chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp. Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài Chính. 27. Hồ Văn Nhàn (2010), Tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí và giá thành dịch vụ vận chuyển hành khách trong các doanh nghiệp taxi. Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài Chính. 28. Hoàng Văn Tưởng (2010), Tổ chức kế toán quản trị với việc tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân. 29. Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 30. Luật xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 31. Lê Thị Diệu Linh (2011), Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây dựng dân dụng. Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính. 32. Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 Quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán 33. Nguyễn Trọng Cơ (2009), Phân tích Tài chính doanh nghiệp thực hành, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội 34. Nguyễn Trọng Cơ, Nguyễn Đình Đỗ (2003), Kế toán và phân tích hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp xây lắp, NXB Xây dựng, Hà Nội. 35. Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Thị Đông (2007), Kế toán quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội. 36. Nguyễn Phú Giang (2009), Kế toán quốc tế, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 37. Nguyễn Minh Phương (2006), Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội 38. Niên giảm thống kê các năm 2013,2014,2015 39. Nguyễn Ngọc Quang (2009), Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội 190 40. Nguyễn Thị Thu (2009), Kế toán cơ sở cho quyết định quản lý, Nhà xuất bản thống kê, Hà nội 41. Nguyễn Minh Triết (2008), Bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống ngành Xây dựng Việt Nam, Hà Nội 42. Ngô Thế Chi (1995), Đặc điểm kế toán Mỹ và Pháp, NXB Thống kê, Hà Nội. 43. Ngô Thế Chi (1998), Kế toán chi phí giá thành và kết quả kinh doanh dịch vụ, NXB Thống kê, Hà Nội. 44. Ngô Thế Chi (1999), Kế toán quản trị và các tình huống cho nhà quản lý, NXB Thống kê, Hà Nội. 45. Nguyễn Thanh Huyền (2015), Vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí vào chu kỳ sống của sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất gạch ốp lát ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân. 46. Ngô Thế Chi, Trương Thị Thủy (2013), Giáo trình kế toán tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội. 47. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012), Tổ chức kế toán quản trị chi phí vận tải hàng hóa trong các công ty vận tải đường bộ Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài Chính. 48. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2005), Hướng dẫn thực hành hạch toán kế toán - Lập báo cáo và phân tích tài chính công ty cổ phần, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội. 49. Phạm Văn Dược (2009), Mô hình và cơ chế vận hành kế toán quản trị, Nhà xuất bản Tài chính, Thành phố Hồ Chí Minh. 50. Phạm Thị Kim Vân (2002), Tổ chức kế toán quản trị chi phí và kết quả kinh doanh ở các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài Chính. 51. Trương Thị Thủy, Nguyễn Thị Hòa (2010), Giáo trình kế toán xây lắp – NXB Tài chính, Hà Nội 52. Trương Thị Thủy (2001), Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong các doanh nghiệp nhà nước thuộc loại hình xây dựng cầu đường. Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài Chính. 191 53. Võ Văn Nhị (2009), Kế toán doanh nghiệp xây lắp kế toán đơn vị chủ đầu tư, Nhà xuất bản Tài chính 54. Vũ Thị Kim Anh (2012), Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí vận tải tại các doanh nghiệp vận tải đường sắt Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài Chính. 55. 56. www.xaydung.gov.vn 57. www.tapchiketoan.com 58. www.danhbadoannhnghiep.vn 59. www.soxaydung.hanoi.gov.vn 60.www.niengiamtrangvang.com 61. www.chinhphu.com Tiếng anh 62. Bhimani, A. (ed.), Management Accounting - European, Perspectives 63. Bromwich, M. & Wang, G. (1991), Management accounting in China: a current evaluation. International Journal of Accounting, 26(1), 51-66. 64. Chee W. Chow, Rong-Ruey Duh, Jason Zezhong Xiao (2006), Management Accounting Practices in the People's Republic of China, In: Christopher S. Chapman, Anthony G. Hopwood and Michael D. Shields, Editor(s), Handbooks of Management Accounting Research, Elsevier, Volume 2, Pages 923- 967, ISSN 1751-3243, ISBN 9780080447544, ( 06020190) 65. Garison, Norren, Brewer (2008), Managerial Accounting, Mc GrawHill 66. H. Wijewardena and A. De Zoysa (1999), "Comparative Analysis of Management Accounting Practices in Australia and Japan: An Empirical Investigation" Faculty of Commerce - Papers. Available at: 67. International, Federation of Accountants (1998), International Management Accounting Practice Statement: Management Accounting Concepts, chief author, Financial and Management Accounting Committee, New York, pp. 82-100. 68. IMA (1994), "Implementing Target costing", Statement 192 on Management accounting. 69. IFAC (1998), Management accounting consepts, page 84, 99 70. IFS (2001), "Kaizen costing and value analysis", IFS research and development, White paper. 71. Imai, M (1986), Kaizen: The key to Janpan's Competitive success, McGraw Hill, New York, USA. 72. Kaplan, R s, Johnson, H T (1987), Relevance lost: The rise andfall of Management accounting, Harvard Business School, Boston, MA. 73. Kaplan, R. S. and A. A. Atkinson (1998) Cost-Based Decision Makin, Prentice Hall, Upper Saddle River, New Jersey. 74. L.V. Orman (1998), A model management approach to business process reengineering, Journal of Management Information Systems, (15)1,pp 187-212 75. Micael W. Maher, Clyde P. Stickney, Roman, Managerial accounting, sixth edition 76. Nanjing University International Accounting Department Project Group (2001c), Responsibility units and their evaluation and problems in Chinese firms. Accounting Research, 9, 38-49. 77. Nishimura, A (2002), "Malaysian Accounting review", Asian Economic Growth and management accounting, 1(1), pp. 87-101. 78. Sharaf-Addin, H, Omar, N, Sulaiman, s (2014), "Target costing evolution: A review of the literature from IFAC's (1998) perspective model", Asian Social Science, 10(9), pp. 82-98. 79. Sakurai, M (1989), "Target costing and how to use it", Joumal of Cost management, Summer, pp. 39-50. 80. Tom Wingren (2005), Essays on activity – based costing masstailorization, implementation and new applications 81. Teemu Malmi (1997), Adoption and implementation of activity-based osting: practice, problems and motives 82. Young, At Kinson anh Kaplan (2004), Management Accouting, Prencise Hall, New Jerse 83. Williams, J et all (2010), Financial and Managerìal accounting, 15, ed, McGraw- Hill. 193 DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1A: Danh sách các công ty cổ phần xây lắp trên địa bàn Hà Nội Phụ lục 2A: Phiếu khảo sát Phụ lục 2B: Phỏng vấn tổng quát Phụ lục 3: Tổng hợp kết quả khảo sát kế toán quản trị chi phí Phụ lục 4: Quá trình tổ chức sản xuất Phụ lục 5: Quá trình tổ chức thi công Phụ lục 6: Hợp đồng giao khoán Phụ lục 7: Bảng phân giao phạm vi trách nhiệm hợp đồng giao khoán Phụ lục 8: Bảng tổng hợp giá trị hợp đồng giao khoán Phụ lục 9: Bảng chi tiết giao khoán Phụ lục 10: Bảng dự toán hạng mục công trình Phụ lục 11: Bảng tính giá vật liệu trong đơn giá dự thầu Phụ lục 12: Hao phí vật liệu, nhân công, máy cho công tác xây dựng Phụ lục 13: Bảng tổng hợp vật tư và chênh lệch giá Phụ lục 14: Bảng tổng hợp dự toán chi phí xây dựng Phụ lục 15: Phân tích đơn giá dự thầu Phụ lục 16: Biểu chi tiết giá dự thầu Phụ lục 17: Bảng tổng hợp kinh phí Phụ lục 18: Tổng hợp chi phí xây dựng 194 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 1. Lê Thị Hương (2015), Hạch toán chi phí sản xuất xây lắp theo phương thức khoán, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, số 10 (147) , tr 17-18 2. Lê Thị Hương (2016), Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong các doanh nghiệp xây lắp, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, số 09 (158) , tr 37-39 3. Lê Thị Hương và cộng sự (2012) “Chuyển giá các công ty đa quốc gia – Lý luận và thực tiễn”. Đề tài cấp học viện. 4. Lê Thị Hương và cộng sự (2011) “Cơ sở lý luận về tạo lập, quản lý và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ trong doanh nghiệp”. Đề tài cấp học viện. 5. Lê Thị Hương và cộng sự (2015) “Kế toán thuế giá trị gia tăng trong các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội”. Đề tài cấp học viện.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_ke_toan_quan_tri_chi_phi_trong_cac_cong_ty_co_phan_x.pdf
Luận văn liên quan