Luận án Mô hình liên kết kinh doanh giữa các loại hình kinh tế nông nghiệp nước ta trong điều kiện ứng dụng công nghệ cao

Đối với liên kết giữa các chủ thể trong kinh tế nông nghiệp thì nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các mối quan hệ giữa các chủ thể của kinh tế nông nghiệp, vai trò định hướng, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Vai trò điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế nông nghiệp như: Giám sát ký kết hợp đồng giữa bên sản xuất và bên tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo nguyên tắc các bên tham gia liên kết đều bình đẳng và cùng có lợi, góp phần xây dựng các mối liên kết bền vững, hiệu quả. Điều chỉnh bằng cách giúp đỡ, tạo môi trường thuận lợi cho các quan hệ giữa các chủ thể kinh tế nông nghiệp phát triển tối ưu, phát huy hiệu quả. Vai trò định hướng, hỗ trợ bao gồm: Hỗ trợ nghiên cứu bằng cách thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu một cách có hệ thống để xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng các công nghệ mới vào trong lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài ra, để các chủ thể kinh tế nông nghiệp áp dụng các công nghệ mới, công nghệ cao vào sản xuất kinh doanh thì cần nhận dạng được các thách thức, khó khăn khi hội nhập quốc tế. Thực tế thì các động cơ tốt nhất để khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đầu tư tìm kiếm các công nghệ mới trong nông nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp đó phải thu được lợi nhuận trên kinh phí nghiên cứu. Trong khi các nghiên cứu các giống mới, công nghệ mới thường hàm chứa mức độ rủi ro cao, dẫn đến các doanh nghiệp tư nhân sẽ không khuyến khích hoạt động nghiên cứu nến như không được tài trợ trực tiếp từ khu vực công. Hỗ trợ kỹ thuật thông qua chuyển giao kỹ thuật, công nghệ trong nông nghiệp, đặc biệt là các hộ nông dân.

docx210 trang | Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 84 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Mô hình liên kết kinh doanh giữa các loại hình kinh tế nông nghiệp nước ta trong điều kiện ứng dụng công nghệ cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đó đưa nông nghiệp Việt Nam hướng đến sản xuất thông minh dựa trên nền tảng công nghệ 4.0. 4.2.5. Giải pháp tăng cường khả năng hội nhập quốc tế của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở nước ta Quá trình phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam sau hơn 30 năm đổi mới đã chứng kiến sự vươn mình mạnh mẽ trong đó có sự đóng góp quan trọng của kinh tế nông nghiệp. Chúng ta cũng nhận thấy các sản phẩm nông nghiệp và các doanh nghiệp, nông dân Việt Nam đứng trước sự cạnh tranh gay gắt, trong khi đó hàng hóa nông sản và nông dân là những đối tượng dễ bị tổn thương và kém sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế. Để có thể nâng cao sức mạnh của kinh tế nông nghiệp, khẳng định được vai trò của các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường trong nước và xuất khẩu, cần có những giải pháp đồng bộ, sáng tạo. 4.2.5.1. Giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư FDI cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Nếu như vốn là vấn đề lớn đối với đa số các doanh nghiệp trong nước gặp phải trong quá trình đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao thì đối với các doanh nghiệp FDI, vấn đề thường gặp phải lại nằm ở “quy mô sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam còn nhỏ lẻ, cơ sở hạ tầng và dịch vụ phụ trợ còn thiếu và yếu” hay vấn đề vận chuyển hàng hóa, vấn đề logistics. Do đó, cần vận động để người dân thấy được hiệu quả để chủ động hợp tác, tập trung đất đai. Bên cạnh đó, Việt Nam cần vận dụng tối đa các biện pháp được WTO cho phép để tăng cường thu hút FDI vào ngành nông nghiệp. Từng bước giảm thiểu rủi ro đầu tư trong nông nghiệp và tăng cường thực hiện quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ bản quyền đối với sản phẩm nông nghiệp [73]. Đồng thời rà soát, điều chỉnh các thủ tục, chính sách để giảm rào cản đang cản trở khuyến khích đầu tư FDI, tạo được sân chơi bình đẳng, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, loại bỏ đối xử ưu tiên cho các doanh nghiệp trong nước. 4.2.5.2. Các giải pháp hướng đến liên kết trong kinh tế nông nghiệp Thúc đẩy mô hình hợp tác xã nông nghiệp một cách hiệu quả: Đây là hình thức liên kết theo chiều ngang trong kinh tế nông nghiệp. Thực tế thì nông nghiệp Việt Nam vẫn do kinh tế hộ và các hợp tác xã làm chủ đạo, quy mô sản xuất còn nhỏ, năng suất, chất lượng thấp; liên kết giữa các hộ sản xuất nông nghiệp với nhau còn lỏng lẻo khiến năng lực phân tích, dự báo thị trường còn hạn chế, chưa tiếp cận dòng chảy thị trường. Để nâng cao vai trò và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp thì liên kết là giả pháp quan trọng để hạn chế các hạn chế của sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chi phí cao trong sản xuất nông nghiệp; đồng thời phát huy được các thế mạnh như tận dụng nguồn cung, hệ thống phân phối sản phẩm cũng như tạo được đối trọng đối với các chủ thể trung gian trong phân phối sản phẩm nông nghiệp. Ở đây, hình thức hợp tác xã là một phương thức tốt để thực hiện vai trò liên kết giữa các nhà. Thông qua các hợp tác xã, các hộ nông nghiệp, các nhà sản xuất nhỏ có thể tập hợp tài sản của mình và có được năng lực đủ mạnh để vượt qua các rào cản thị trường và các ràng buộc khác như như thiếu khả năng tiếp cận tài nguyên thiên nhiên và thiếu tiếng nói mang tính quyết định. 4.2.5.3. Phát huy hiệu quả của mô hình liên sản xuất giữa người nông dân, hợp tác xã với các doanh nghiệp nông nghiệp Ngoài mô hình liên kết nông nghiệp mang tính chiều ngang như hợp tác xã cũng cần tích cực phát huy liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với hợp tác xã và các hộ nông nghiệp. Đây là liên kết theo chiều dọc nhằm xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng nông sản hướng đến nông nghiệp bền vững. Cần thu hút doanh nghiệp đầu tư và lĩnh vực nông nghiệp, liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ nông sản, tạo các đầu mối kết nối giữa các chủ thể trong chuỗi liên kết sản xuất, tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm. Liên kết sản xuất là yếu tố quan trọng trong giai đoạn hiện nay nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. 4.2.5.4. Tăng cường vai trò của nhà nước trong hình thành và phát huy chuỗi liên kết giá trị trong nôn nghiệp, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế Đối với liên kết giữa các chủ thể trong kinh tế nông nghiệp thì nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các mối quan hệ giữa các chủ thể của kinh tế nông nghiệp, vai trò định hướng, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Vai trò điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế nông nghiệp như: Giám sát ký kết hợp đồng giữa bên sản xuất và bên tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo nguyên tắc các bên tham gia liên kết đều bình đẳng và cùng có lợi, góp phần xây dựng các mối liên kết bền vững, hiệu quả. Điều chỉnh bằng cách giúp đỡ, tạo môi trường thuận lợi cho các quan hệ giữa các chủ thể kinh tế nông nghiệp phát triển tối ưu, phát huy hiệu quả. Vai trò định hướng, hỗ trợ bao gồm: Hỗ trợ nghiên cứu bằng cách thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu một cách có hệ thống để xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng các công nghệ mới vào trong lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài ra, để các chủ thể kinh tế nông nghiệp áp dụng các công nghệ mới, công nghệ cao vào sản xuất kinh doanh thì cần nhận dạng được các thách thức, khó khăn khi hội nhập quốc tế. Thực tế thì các động cơ tốt nhất để khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đầu tư tìm kiếm các công nghệ mới trong nông nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp đó phải thu được lợi nhuận trên kinh phí nghiên cứu. Trong khi các nghiên cứu các giống mới, công nghệ mới thường hàm chứa mức độ rủi ro cao, dẫn đến các doanh nghiệp tư nhân sẽ không khuyến khích hoạt động nghiên cứu nến như không được tài trợ trực tiếp từ khu vực công. Hỗ trợ kỹ thuật thông qua chuyển giao kỹ thuật, công nghệ trong nông nghiệp, đặc biệt là các hộ nông dân. Một khó khăn và thách thức khi chuyển giao kỹ thuật, công nghệ cho các chủ thể kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là các hộ nông dân thường gặp khó khăn trong việc lựa chọn các kỹ thuật, công nghệ thay thế phương thức đang tồn tại. Cần có phương thức để thúc đẩy khả năng người dẫn được tiếp cận nhiều hơn với các tiến bộ khoa học, công nghệ và chuyển giao kiến thức cho họ thông qua các hình thức đào tạo, chia sẻ kiến thức. Trong đó, tập trung vào sự đa dạng, sản xuất, chế biến và quản lý chuỗi giá trị. Áp dụng các chính sách ưu đãi để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, xanh, sạch và hữu cơ. Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ cho nông nghiệp. Áp dụng công nghệ trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp cần phải tính đến hiệu quả về mặt kỹ thuật cũng như kinh tế. Các giải pháp công nghệ trung gian như máy móc giản đơn, dễ sử dụng, giá thành hợp lý có thể khuyến khích nông dân quy mô nhỏ thử nghiệm chúng.  4.2.5.5. Phát triển các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo địa phương Chính phủ đã xác định được danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia, là cơ sở quan trọng để tập trung nguồn lực cho các sản phẩm nông nghiệp hướng đến thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên hiện nay, mỗi địa phương là một đơn vị kinh tế dẫn đến tỉnh nào cũng muốn tăng trường GDP theo hướng nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội hoàn chỉnh gây lãng phí nguồn lực và cơ hội phát triển, tạo ra mâu thuẫn lợi ích giữa các địa phương trong khi thiếu sự quan tâm cần thiết vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Việc đưa ra được chiến lược phát triển sản phẩm nông nghiệp quốc gia cho mỗi địa phương phát huy được hiệu quả, năng lực cạnh tranh cũng như giải quyết được bài toán mẫu thuẫn để tập trung nguồn lực cho phát triển. Các địa phương, dựa trên lợi thế và nhu cầu thị trường nội địa, thị trường xuất khẩu lựa chọn sản phẩm chính để quy hoạch sản xuất nông nghiệp cho địa phương mình đồng thời địa phương cũng xác định được cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ hỗ trợ kèm theo, kết nối các chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp một cách phù hợp. “Cần kết nối với các doanh nghiệp chế biến, nhà phân phối quy mô lớn và thị trường mục tiêu. Chính phủ phải đóng vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp địa phương, các tổ chức nông dân và thị trường hoặc các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh lớn bằng cách cung cấp thông tin thị trường, môi giới thị trường và môi giới đầu tư”. 4.2.5.6. Giải pháp thúc đẩy các sản phẩm chủ lực Ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất; các chính sách tài chính, tín dụng để khuyến khích phát triển mô hình mỗi xã một sản phẩm, tăng vốn tín dụng ưu đãi cho các cơ sở sản xuất được vay vốn trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi nhằm đổi mới thiết bị, công nghệ, sản xuất mặt hàng mới, tăng cường xuất khẩu. Thông tin kịp thời đến các cơ sở sản xuất kinh doanh: tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn về khởi sự doanh nghiệp, quản lý, hợp lý hoá sản xuất, hạ giá thành sản phẩm; tăng thời lượng và chất lượng đối với các chương trình phát thanh, đài truyền hình, báo đài địa phương các nội dung liên quan đến chương trình mỗi xã một sản phẩm. Hỗ trợ xây dựng website, đăng ký tên miền và các nội dụng thể hiện trên trang web cho các sản phẩm chủ lực. Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công, hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức cá nhân khởi sự doanh nghiệp, lập dự án đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, tuyển dụng đào tạo lao động, huy động vốn, xin ưu đãi và các thủ tục hành chính khác theo đúng quy định của pháp luật. Hướng dẫn, tư vấn cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới và ứng dụng khoa học - công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường. Mở rộng hợp tác liên doanh, liên kết để phát triển các sản phẩm chủ lực, hợp tác, trao đổi và phân công các lĩnh vưc về công nghệ sản xuất, chế biến, xây dựng thương hiệu hàng hoá, trao đổi tham quan học tập kinh nghiệm - kỹ thuật sản xuất. Vận động để các hình thức hợp tác trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và từng bước tiến tới thành lập các hợp tác xã; hỗ trợ xây dựng các điểm trưng bày, giới thiệu, quảng bá và bán các sản phẩm. Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, số lượng các hội chợ, triển lãm cũng có xu thế tăng nhanh; quy mô hội chợ rất đa dạng, từ cấp huyện, cấp tỉnh, cấp vùng, cả nước đến hội chợ quốc tế; những hội chợ lớn thường có các buổi hội thảo chuyên đề. Đây là cơ hội lớn để các tổ chức, cá nhân tham gia quảng bá về sản phẩm tìm kiếm đối tác hợp tác, mở rộng thị trường Với vai trò quan trọng của hội chợ trong xúc tiến thương mại như trên, các ngành, các cấp có liên quan cần phải theo dõi chặt chẽ chương trình kế hoạch của các hội chợ liên quan, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức cá nhân tham gia đầy đủ các buổi hội chợ, trong đó có cả việc tài trợ kinh phí tham gia. 4.2.6. Giải pháp tăng cường công tác nghiên cứu lí luận và tuyên truyền, giáo dục trong cộng đồng dân cư nông thôn 4.2.6.1. Công tác nghiên cứu lý luận Luôn luôn là giải pháp hàng đầu trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội. Đối với quá trình xây dựng liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp với nông dân, công tác nghiên cứu lý luận lại vừa có ý nghĩa cơ bản lâu dài lại vừa có tính cấp bách. Tính cơ bản lâu dài xuất phát từ tính chất lâu dài của quá trình hình thành và phát triển của thể chế liên kết kinh doanh trong nông nghiệp. Tính cấp bách xuất phát từ sự mới mẽ của quá trình nầy ở nước ta; thời gian hình thành và phát triển của nó chưa nhiều chỉ trong khoản 30 năm trở lại, ít hơn rất nhiều so với nhiều quốc gia trên thế giới đã có nhiều kinh nghiệm trên lĩnh vực nầy. Đã vậy, liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp với nông dân ở nước ta hình thành và phát triển trong những hoàn cảnh rất đặc thù so với các nước đang phát triển khác, đó là: (i) Nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế đang chuyển đổi từ cơ thế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường; (ii) Thể chế kinh tế thị trường ở nước ta lại là thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy những quan điểm lý luận về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp với nông dân, về thể chế sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng (Contract farming) vốn phổ biến rộng rãi trên thế giới cũng có những khía cạnh không thích hợp với điều kiện đặc điểm của nước ta. Mặt khác, trong thời gian qua thực tiễn hình thành và phát triển liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp với nông dân ở nước ta tuy có bước phát triển nhất định, nhưng đã xuất hiện những biểu hiện của sự bất cập, lúng túng thậm chí là khủng hoảng về lòng tin về hiệu quả của nó, cũng như cách thức tiếp cận, thực hành và quản lý nó. Điều đó có nguyên nhân từ công tác nghiên cứu lý luận chưa đáp ứng được nhu cầu và chưa giải đáp được những vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn. Những nội dung chủ yếu mà công tác nghiên cứu lý luận về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp với nông dân cần tập trung giải đáp đó là: Vai trò vị trí của thể chế liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp với nông dân trong mối quan hệ với thị trường và sự quản lý của nhà nước; những điều kiện cho sự hình thành và phát triển của liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp với nông dân; những mô hình, nội dung và hình thức của liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp với nông dân; các giải pháp chủ yếu của nhà nước, doanh nghiệp và nông dân cần thực hiện để nâng cao hiệu quả liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp với nông dân. Trong công tác lý luận, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình nhân rộng các mô hình tốt, cũng như rút ra được những bài học không thành công để dần hoàn thiện các giải pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn Để đẩy mạnh được công tác nghiên cứu lý luận cần huy động sự tham gia của đội ngũ các nhà nghiên cứu khoa học kinh tế, khoa học quản lý và khoa học xã hội ở các viện nghiên cứu, trường đại học cả nước. Nhất là vai trò đầu tàu của Viện nghiên cứu chính sách nông nghiệp thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Để tổng kết thực tiễn làm cơ sở cho lý luận, bên cạnh các nhà khoa học, cần tổ chức nhiều cuộc hội thảo, hội nghị để thu hút sự tham gia của những người làm công tác thực tiễn. Đó là những cán bộ làm công tác quản lý nhà nước, đoàn thể có liên quan; đội ngũ doanh nhân từ các doanh nghiệp và cả những người nông dân đã từng tham gia thực hiện liên kết với doanh nghiệp. 4.2.6.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục Nội dung tuyên truyền cần tập trung vào các chủ đề trọng yếu sau: Nâng cao nhận thức về xu hướng tất yếu khách quan của liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp với nông dân trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn. Liên kết kinh tế là giải pháp đột phá của quá trình xây dựng và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất của nông nghiệp; là phương thức động viên nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp về nông thôn; là phương thức giải quyết đầu ra có hiệu quả cho nông dân, chuyển giao khoa học kỹ thuật mới cho nông dân, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho nông sản phẩm; cuối cùng là để nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả sản xuất, cải thiện đời sống nông dân và góp phần xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên cần làm cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp nhận thức rõ liên kết kinh tế doanh nghiệp - nông dân chỉ là một phương thức hỗ trợ cho quan hệ thị trường và chỉ có thể thực hiện thành công trong những điều kiện khách quan và chủ quan nhất định. Vì vậy cần tích cực thực hiện nhưng không nên nóng vội, chạy theo phong trào, áp dụng phương thức liên kết với mọi cây con hoặc công thức hóa các hình thức tổ chức thực hiện. Việc tuyên truyền phổ biến các điều kiện của liên kết kinh tế doanh nghiệp - nông dân có ý nghĩa đặt biệt quan trọng. Tuyên truyền, phổ biến và công khai hóa các chủ trương chính sách, pháp luật của nhà nước về lĩnh vực liên kết để bảo đảm quyền lợi của các đối tượng được thủ hưởng chính sách và biết cách tổ chức thực hiện chính sách có hiệu quả. Tuyên truyền về cách làm hay, bài học kinh nghiệm tốt để giúp hướng dẫn nông dân, doanh nghiệp và các và quản lý biết cách để thực hiện có hiệu quả liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp với nông dân. Thu thập và phản ảnh kịp thời những khó khăn vướng mắc, tâm tư nguyện vọng nông dân, doanh nghiệp để các cơ quan nhà nước hứu quan biết và có giải pháp kịp thời xử lý tháo gỡ. Tuyên truyền và giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, tuân thủ hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân. Nâng cao dần ý thức đạo đức cho cả nông dân và doanh nghiệp, chống chủ nghĩa cơ hội trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng. Để làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục cần huy động nhiều lực lượng khác nhau. Đó là hệ thống thông tin đại chúng, tổ chức đoàn thể quần chúng, lực lượng báo cáo viên của các cấp của ngành tuyên giáo, thông qua các cuộc hội thảo, hội nghị chuyên đề và nhất là thông qua chính đội ngũ cán bộ nhân viên của các doanh nghiệp chế biến làm công tác tổ chức cho nông dân tham gia liên kết với doanh nghiệp. Nhìn chung những kết quả đã đạt được của liên kết kinh tế, kinh doanh trong nền kinh tế nông nghiệp thời kỳ ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam tuy chưa thể là một hiện tượng phổ biến về lượng, còn rất không hoàn hảo về chất, nhưng có ý nghĩa kinh tế và kinh tế-xã hội rất quan trọng đóng vai trò tạo ra một thể chế kinh tế bổ sung cho thị trường và kế hoạch; tạo bước đột phá về áp dụng tiến bộ kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, thị trường, xóa đói giảm nghèo, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và hội nhập kinh tế quốc tế. 4.3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỚI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 4.3.1. Khuyến nghị với các cơ quan Trung ương Thứ nhất, đề nghị Chính phủ giao một cơ quan đầu mối (như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổng hợp và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu khoa học liên quan đến sản xuất nông nghiệp, thị trường công nghệ 4.0 và thị trường sản phẩm nông nghiệp. Từ đó tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được quy hoạch và phê duyệt đầu tư, trong đó chú trọng xây dựng các vườn ươm nông nghiệp 4.0 phục vụ sản xuất nông nghiệp. Thứ hai, đề nghị Chính phủ và các cơ quan hứu trách đưa vào kế hoạch việc đảm bảo nguồn vốn dành cho các chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ 4.0 vào nông nghiệp theo đúng quy định nhưng theo tinh thần cởi mở hơn. Qua đó, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của chính sách, củng cố niềm tin của khu vực sản xuất vào các định hướng và cam kết của Nhà nước trong phát triển nông nghiệp 4.0. 4.3.2. Khuyến nghị với các cơ quan địa phương Đề nghị các cơ quan chính quyền địa phương các cấp có sự quan tâm cao hơn và tạo thuận lợi nhiều hơn cho các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế tích cực và đi đầu trong việc thực hiện các chính sách về ứng dụng khoa học - kỹ thuật, đặc biệt là ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. KẾT LUẬN Trong nền nông nghiệp Việt Nam đang xuất hiện một số mô hình liên kết kinh tế, hoặc ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản cho các hộ gia đình nông dân và hợp tác xã như liên kết “4 nhà” dưới dạng “Cánh đồng mẫu lớn” nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp. Tuy nhiên đến nay,việc triển khai và nhân rộng mô hình này vẫn còn gặp trở ngại, vẫn ẩn chứa tính rủi ro cao, tình hình ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp nói chung vẫn ở mức thấp. Vấn đề đặt ra là, có loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh nào có thể đáp ứng yêu cầu vừa nâng cao năng suất mà vẫn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là khi mà thế giới đang bước sang cách mạng công nghệ 4.0. Ứng dụng công nghệ cao có khả năng khắc phục những bất lợi của tự nhiên, phát huy được lợi thế của nông nghiệp nhiệt đới, tao ra các nông sản hữu cơ, sạch, đáp ứng đòi hỏi nghiêm ngặt của thị trường. Từ đó phải đi tìm được mô hình liên kết kinh doanh nào có thể phát huy được sức mạnh tổng hợp của các đơn vị canh tác cơ sở với quy mô, trình độ tổ chức quản lý, khả năng đầu tư khác nhau theo các yêu cầu hội nhập quốc tế và ứng dụng công nghệ cao. Trên góc độ đó, đề tài “Mô hình liên kết kinh doanh giữa các loại hình kinh tế nông nghiệp nước ta trong điều kiện ứng dụng công nghệ cao” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Đề tài đã thực hiện được một số nội dung sau: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về phát triển nông nghiệp - nông thôn và các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp - nông thôn trong điều kiện ứng dụng công nghệ cao. Tổng kết và đánh giá những nhân tố mới đang nảy sinh trong thực tiễn, đồng thời căn cứ vào những xu hướng và yêu cầu phát triển mới đặt ra và khả năng vươn tới của lĩnh vực nông nghiệp nước ta phù hợp với những điều kiện trong quá trình phát triển giai đoạn hiện nay cũng như của cách mạng công nghệ 4.0 để đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu trong liên kết liên doanh và nguyên nhân của chúng. Luận án đi sâu vào một lĩnh vực sản xuất nông nghiệp cụ thể, như việc chăn nuôi bò sữa - chế biến sữa tập trung; hoặc việc trồng hoa công nghệ cao, nơi đang đặt ra yêu cầu cao của thị trường và có khả năng áp dụng công nghệ hiện đại vào xản xuất nông nghiệp để khảo sát và đánh giá cụ thể. Đề xuất mô hình liên kết kinh doanh giữa các loại hình kinh tế nông nghiệp ở nước ta trong điều kiện ứng dụng công nghệ cao, làm rõ các giải pháp nhằm đưa lĩnh vực nông nghiệp nước ta phát triển và nâng tầm lên một giai đoạn mới, tiếp tục hội nhập sâu rộng và có hiệu quả vào nền kinh tế thế giới. DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Nguyễn Đình Thành (2017). Liên kết chuỗi sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phục vụ phát triển kinh tế bền vững. Tạp chí Sao Đỏ, Đại Học Sao Đỏ của Bộ Công Thương,số 56, Tr67 - 74 2. Nguyễn Đình Thành (2019). Mô hình thương mại hóa công nghệ. Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam. Tạp chí kinh tế và dự báo.Cơ quan ngôn luận của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Số 34, Tr67- 69 3. Nguyễn Đình Thành (2020). Năng lực hội nhập quốc tế của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Việt Nam. Tạp chí kinh tế và dự báo. Cơ quan ngôn luận của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Số 3, Tr47- 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tiếng Việt 1. Nguyễn Vân Anh (2011), Thương mại hoá kết quả nghiên cứu - Nhìn từ góc độ của quá trình R&D. Tạp chí Hoạt động khoa học Số tháng 7 năm 2011 Từ tr24 - 27. Nguồn: https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2011/09/13/ 2. Cac Mac (1982), Mác-Ănghen tuyển tập, Tập 4, NXB Sự Thật, Hà Nội. 3. Võ Chí Công, Những vấn đề cơ bản trong đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta, NXB Chính trị quốc gia Sự thật Năm 1989. Nguồn: https://catalog.hathitrust.org/Record/002189192 4. Tô Xuân Dân, Lê Văn Viện, Đỗ Trọng Hùng đồng chủ biên (2013): Xây dựng NTM ở Việt Nam: Tầm nhìn mới, Tổ chức quản lý mới, Bước đi mới, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Lê Huy Du (2009), Báo cáo tổng hợp và phân tích các mô hình thành công về liên kết tiêu thụ nông sản theo hợp đồng và phân tích lựa chọn chính sách thúc đẩy tiêu thụ nông sản phẩm theo hợp đồng trong thời gian tới, Kỷ yếu diễn đàn tiêu thụ nông sản theo hợp đồng, Hải Phòng, ngày 19 - 20/02/2009. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Nguồn: 7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Nguồn: https://dangcongsan.vn/xay-dung-dang/cong-bo-du-thao-cac-van-kien-dai-hoi-xiii-cua-dang-de-lay-y-kien-nhan-dan-566046.html 8. Nguyễn Điền (1996) Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp và nông thôn trên thế giới và ở Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội. Nguồn: https://books.google.com.vn/books/about/Kinh_t%E1%BA%BF_h%E1%BB%A3p_t%C3%A1c_trong_n%C3%B4ng_nghi%E1%BB%87.html?id=EQztAAAAMAAJ&redir_esc=y 9. Lê Cao Đoàn (2001), Triết lí phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thành thị, nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 10. Cao Đông và cộng sự (1995), Đề tài cấp bộ 94 - 98 - 084/ĐT, Phát triển các hình thức liên kết kinh tế nông thôn ở các tỉnh phía bắc trong nền kinh tế thị trường hiện nay. 11. Đường lối của Đảng về nông nghiệp, nông thôn và nông dân - tư tưởng Hồ Chí Minh về Hợp tác xã, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật năm 2008. 12. Ban chấp hành TW Đảng (2008), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành TW khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, số 26 - NQTW, Hà Nội. Nguồn: https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/hoi-nghi-bch-trung-uong/khoa-x/nghi-quyet-so-26-nqtw-ngay-0582008-hoi-nghi-lan-thu-bay-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-x-ve-nong-nghiep-nong-dan-nong-613 13. Frans Elltics, (1994) Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 14. Hoàng Kim Giao (1989), Các hình thức liên kết kinh tế trong thời kỳ quá độ ở nước ta, chú ý đến liên kết Nông - Công nghiệp, liên kết ngành lãnh thổ, liên kết các thành phần kinh tế, Đề tài cấp nhà nước 98A-03-08. 15. Nhật Hạ, Vì sao ngành nông nghiệp Mỹ đứng đầu thế giới? Nguồn: 16. Hồ Quế Hậu (2009), Một số vấn đề lý luận về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân. Tạp chí kinh tế và phát triển, số kỳ 2, tháng 10/2009. 17. Hồ Quế Hậu (2011a), Những tiền đề để thực hiện thành công liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở Việt Nam, Tạp chí Công nghiệp, kỳ 1, tháng 11/2011. 18. Hồ Quế Hậu (2011b), Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân Việt Nam, Luận án Tiến Sĩ Kinh tế Chính trị, mã số: 62.31.01.01, Đại học Kinh tế Quốc dân. 19. Johann_Heinrich_von_Thünen, Lý thuyết vành đai giữa trung tâm và ngoại vi, Nguồn: https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Johann_Heinrich_von_Th%C3%BCnen 20. Vũ Văn Hiền, Công nghiệp Hoá - Hiện đại hoá và vấn đề tam nông, Viện Chính sách và chiến lược PTNT. Nguồn: 21. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2005), Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng theo quyết định số 80/2002/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ, Mã số đề tài: 2004-78-012, Viện nghiên cứu Thương Mại, Hà Nội. 22. Hội đồng bộ trưởng (1984) Quyết định số 162/HĐBT ngày 14/12/1984 của Hội Đồng bộ trưởng về tổ chức hoạt động liên kết trong kinh tế, Hà Nội. 23. Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (2015), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn giai đoạn 2010 - 2015. Nguồn: 24. Hội Khoa học kinh tế Việt Nam (2000), Kinh tế và chính sách đất đai ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 25. Nguyễn Thị Bích Hồng (2008), Lợi ích của mối liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp qua hợp đồng. Tạp chí kinh tế số tháng 3/2008, Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn: https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/12/04/2045/ 26. Đỗ Trọng Hợp (1997), Của cải của dân tộc Adam Smith, NXB Giáo dục, Hà Nội. 27. Nguyễn Thị Huyền, Một số giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp Việt Nam, Nguồn: Tạp chí công thương 28. J.M.Keyne, Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ, Xuất bản năm 1936, dịch giả Đỗ Trọng hợp, Trần Mạnh Chín, Lê Minh Nguyệt (1994), NXB Giáo dục. 29. Phạm Thị Khanh (2010), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 30. Nguyễn Đình Kháng, Vũ Văn Phúc (2000), Một số vấn đề về lý luận của Các Mác Lênin về địa tô và ruộng đất, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 31. Vũ Trọng Khải, Tổng kết và xây dựng mô hình phát triển KT-XH nông thôn mới, kết hợp truyền thống làng xã với văn minh thời đại. Đề tại NCKH cấp nhà nước. 32. V. I. Lênin, Bàn về chế độ hợp tác xã, Nguồn: 33. Lê Quốc Lý, Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiêp, nông thôn - vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 34. Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bộ NN&PTNT (2002), Con đường CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 35. Đỗ Long, Vũ Dũng (2002), Tâm lý nông dân trong thời kỳ đầu phát triển kinh tế thị trường, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 36. Phạm Thị Kim Len (2019), Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, Tạp chí tài chính 07/02/2019. Nguồn: 37. Nguyễn Sơn Lộ (2015), Hướng đi mới cho thương mại hoá công nghệ tại Việt Nam, Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ Quốc gia. Nguồn: 38. Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18/06/2013. 39. Ngân hàng Thế giới và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016), Việt Nam 2035 - Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng, và Dân chủ, NXB Hồng Đức. 40. Phạm Xuân Nam, Tạo lập một “Tâm quyển” cho sự phát triển bền vững của đất nước, Nguồn Tạp chí Cộng sản số 17, ngày 26/09/2007. 41. Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ. 42. Nguyễn Văn Ngọc (2012), Từ điển Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 43. Hồng Nhung, Nông nghiệp Công nghệ cao: Cần giải pháp để phát triển rau sạch. Nguồn: Cổng TTĐT Bộ NN&PTNT: 44. Đề tài cấp Nhà nước KC.07-13 “Tổng kết và xây dựng mô hình phát triển KT-XH nông thôn mới, kết hợp truyền thống làng xã với văn minh thời đại” 45. Nguyễn Đình Phan (1992), Phát triển và hoàn thiện cơ chế hoạt động, các hình thức liên kết kinh tế giữa các thành phần kinh tế trong sản xuất - kinh doanh công nghiệp, đề tài khoa học cấp bộ, Đại học KTQD, Hà Nội. 46. Báo cáo Brundtland của UB Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED). Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1t_tri%E1%BB%83n_b%E1%BB%81n_v%E1%BB%AFng 47. Dương Bá Phượng (1995), Liên kết kinh tế giữa sản xuất và thương mại trong quá trình chuyển sang nề kinh tế thị trường, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 48. Chu Tiến Quang (2011) Nông nghiệp Việt Nam sau 4 năm thực hiện cam kết WTO, tạp chí Cộng sản số 824, ngày 17/06/2011. Nguồn: 49. Phạm Ngọc Quỳnh (2019), Một số kinh nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Tạp chí Quản lý Nhà nước, ngày 29/06/2019. Nguồn: 50. Phạm Hồng Quất, Nguyễn Đức Phường (2013), Trường đại học/viện nghiên cứu trong STI: thực trạng chuyển giao tri thức và gợi ý một số giải pháp cơ bản. Đề tài KX06.06/11-15. Trường đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội. 51. Nguyễn Thị Tố Quyên (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011 - 2020, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 52. Chu Hữu Quý, Nguyễn Kế Tuấn (2002), Con đường Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 53. P.A Samuelsom và W.D. Nordhaus (1997), Kinh tế học, NXB Thống kê. 54. Đặng Kim Sơn (2001), Công nghiệp hoá từ nông nghiệp: Lí luận thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 55. Đặng Kim Sơn (2008), Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp. nông dân, nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 56. Đặng Kim Sơn (2009) Xây dựng chiến lược nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 57. Vũ Trọng Bình, Đào Thế Anh (2004), Lý luận và thực tiễn về phát triển HTX chuyên ngành trong nông nghiệp, Tạp chí NN&PTNT, tháng 7/2004. 58. Nhung Điện Tâm (2003), Điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp Trung Quốc và hướng đi trong tương lai, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 59. Nguyễn Tập (2014), Thái Lan đã đưa người nông dân trở lại ngôi vương, Nguồn: báo Thanh niên 60. Bùi Tất Thắng, Hoàng Văn Định (2002), Giáo trình kinh tế phát triển nông thôn, NXB Thống kê, Hà Nội. 61. Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Hoàng Long (2002), Những nguyên lý của kinh tế chính trị học, thuế khoá, David Ricardo, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 62. Trần Đức Thịnh (1984), Liên kết kinh tế trong ngành nuôi ong, Luận án TS Kinh tế, Mã LA84.0074.3, đại học KTQD, Hà Nội. 63. Nguyễn Kế Tuấn (2006), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam - con đường và bước đi, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 64. Nguyễn Từ (2008), Tác động của hội nhập Kinh tế quốc tế đối với phát triển nông nghiệp Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 65. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/06/2002 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng, Hà Nội. 66. Thủ tướng Chính phủ (2008), Chỉ thị số 25/2008/CT-TTg ngày 25/08/2008 về việc tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. 67. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010 - 2020, số 800, QĐ-TTg tháng 6/2010. 68. Bộ NN&PTNT (2011), Dự thảo đề án chính sách thúc đẩy phát triển liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản giữa nông dân với các đối tác kinh tế khác trong nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2010 - 2020, Hà Nội. 69. Huỳnh Kim Thừa (2018), Vai trò của liên kết sant xuất nông nghiệp đối với kinh tế hộ tại đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Công thương. Nguồn: -cuu-long-55761.htm 70. Nguyễn Văn Tiêm (2005), Gắn bó cùng nông nghiệp - nông thôn - nông dân trong đổi mới, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 71. Phùng Đức Tiến (2012), 8 giải pháp tăng cường đầu tư vào tam nông, Theo báo Dân Việt. Nguồn: 72.V. A. Ti-khô-nốp (1980), Cơ sở Kinh tế - xã hội của liên kết Nông - công nghiệp, NXB Sự Thật, Hà Nội. 73. Dương Thị Trang, Thu hút nguồn vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam. Nguồn: Tạp chí tài chính: 74. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn (2006), Tổng quan phân tích các trường hợp nghiên cứu về hợp đồng tiêu thụ nông sản, Hội thảo: Sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng - 30 trường hợp điển hình, Trung tâm tư vấn chính sách Nông nghiệp, Viện chính sách và chiến lược PTNT - Ngân hàng phát triển A - Châu, Hà Nội 75. Bảo Trung, các bài: Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản theo ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp với nông dân - mô hình HTX, tổ kinh tế hợp tác (2006); Luận cứ khoa học sản xuất nông sản theo hợp đồng (2007); Phát triển các hình thức sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng ở Việt Nam (2008), Thể chế giao dịch nông sản (2008). Nguồn: 76. Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2002), Tổng quan phát triển nông thôn theo hướng Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Hà Nội. 77. Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Báo cáo tổng hợp đề án quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 78. Ngô Doãn Vịnh (2011), Nguồn lức và động lực cho phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2020, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 79. Bộ NN&PTNT, Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011 - 2020, Kèm theo công văn số: 3310/BNN-KH ngày 12/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. 80. Hồ Văn Vĩnh, Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta, Nguồn: Civillawinfor, thông tin pháp luật dân sự. 81. Võ Tòng Xuân, Mô hình phát triển nông nghiệp bền vững của Malaysia. Nguồn: Báo Tia sáng. 82. Võ Tòng Xuân, Nghiên cứu ứng dụng chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản, Nguồn: AutoDetectCookieSupport=1 83. Võ Tòng Xuân, Mô hình liên kết bốn nhà, Nguồn: 84a. Bộ kế hoạch và đầu tư (2010), Báo cáo tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với nền kinh tế sau ba năm Việt Nam gia nhập WTO, Hà Nội. 84b. Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng chính phủ “về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng”. 84c. Chính phủ Quyết định số 38/HĐBT ngày 10 tháng 4 năm 1989 về “Liên kết kinh tế trong sản xuất, lưu thông, dịch vụ”. 2. Tài liệu nước ngoài 85. Pratama, B., Sfenrianto, S., Fajar,A.N., Amyus, A., & Nurbadi, R. (2019). A smart agriculture systems based on service oriented architecture. Proceedings - 2018 3rd International Conference on Information Technology, Information Systems and Electrical Engineering, ICITISEE 2018, 281 - 286. Retrieved from: https://ieeexplore.ieee.org/document/8720989 86. Ashok B Sharma (2006), “Contract farming did no good to farmers”, 87. OECD (2002), Foreign Direct Investment for Development: Maximising benefits, minimising costs. Retrieved from: https://www.oecd.org/investment/investmentfordevelopment/1959815.pdf 88. OECD (2014), Science, Technology and Industry Outlook 2014. Retrieved from: https://www.oecd-ilibrary.org/science-and-technology/oecd-science-technology-and-industry-outlook-2014_sti_outlook-2014-en 89. Oliver E, Williamson (1998), The Economic Institution of Capitalism. Retrieved from: https://www.amazon.com/Economic-Institutions-Capitalism-Oliver-Williamson/dp/068486374X 90. Sukhpal Singh (2002), Contracting Out Solutions: Political Economy of Contract Farming in the Indian Punjab. Retrieved from: https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0305750X02000591 91. Van Noorden, Israel edges out South Korea for top spot in research investment, Nature, Feb.2017. Retrieved from: https://www.nature.com/news/israel-edges-out-south-korea-for-top-spot-in-research-investment-1.21443 92. Adelman,I. (1984), Beyond export-led growth. World developmenr, 12(9), 937-949. Retrieved from: 93. Barbara Chmielewska (2009), The Problems of Agriculture and Rural Areas in the Process of European Integration. Retrieved from: https://www.jois.eu/files/ChmielewskaV2N1.pdf 94. Buzzanell, P.J., Gray, F.and Dull, R. (1995), The Spice Market in the United States - Recent Developments and Prospects, Agriculture Information Bulletin Number 709. U. S. Department of Agriculture. Retrieved from: https://www.ers.usda.gov/publications/pub-details/?pubid=42049 95. Cheng, Y., Mullen, J. D., & Zhao, S. (2010). Has growth in productivity in Australian broadacre agriculture slowed? Austrailian Agriculyure and Resource Economics Society Conference 2010 (54th). Retrieved from: https://austinpublishinggroup.com/agriculture-crop-sciences/fulltext/aacs-v1-id1011.php 96. Coxhead, I.J.P. (1998). Thailand’s economic boom and agricultural bust: Some economic question and policy puzzles (Vol. 419). Retrieved from: https://ideas.repec.org/p/ags/wisagr/200600.html 97. Duval, Yann and Chorthp Utoktham (2011). Trade facilitation in Asia and the Pacific: wchich policies and measures affect trade costs the most? Trade and Investment Division Staff Working Paper No.94, 01/2011. Retrieved from: https://www.unescap.org/sites/default/files/AWP%20No.%2094.pdf 98. The Economist (18/11/1999) China and the WTO: The read leap forward, Retrieved from: https://www.economist.com/special/1999/11/18/the-real-leap-forward 99. Harrigan J., Loader R., and Thirtle C. (1992). Agricultural price policy: government and the market, FAO. Retrieved from: https://catalogue.nla.gov.au/Record/508931 100. Julian M.Alston and Philip G. Pardey, Agriculture in the global economy. Retrieved from: https://www.aeaweb.org/articles?id=10.1257/jep.28.1.121 101. Josipovic, S., & Molnar, D. (2018). Human Capital, Entrepreneurship and Rural Growrth of the Serbian Economy. Acta Economical, 16(29). Retrieved from: 102. FAO, Rapid growth of selected Asian economies Lessons and implication for agriculture and food security China and India. Retrieved from: 103. Fukase, E., and Martin, W. (1999), The effect of the United States granting most favored nation status to Vietnam, World Bank, Washington, DC, USA. Retrieved from: https://elibrary.worldbank.org/doi/abs/10.1596/1813-9450-2219 104. Reardon, T., Barrett, CB, (2000), Agroindustrialization, globalization, and international development: An overview of issues, patterns, and determinants. Retrieved from: https://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:H6j6rcDVLRMJ:https://ageconsearch.umn.edu/record/176200/files/agec2000v023i003a001.pdf+&cd=2&hl=vi&ct=clnk&gl=vn 105. Sartorius, K., Kirsten, The boundaries of the firm: why do sugar producers outsource sugarcane production. Retrieved from: https://www.semanticscholar.org/paper/The-boundaries-of-the-firm-%3A-why-do-sugar-producers-Sartorius-Kirsten/b9d0f19745fd5f64348528b16f20a8854783179f 106. M. Lai and S. Yap, Technology Development in Malaysia and the Newly Industrializing Economies: A Comparative Analysis, Asia-Pacific Dev. J., vol.11, no. 2, pp. 53-80,2004. Retrieved from: https://www.un-ilibrary.org/content/journals/24119873/11/2/3 107. Minna Mikkola (2008), Coordinative structures and development of food supply chains. Retrieved from: https://www.researchgate.net/publication/235282525_Coordinative_structures_and_development_of_food_supply_chains 108. A.V. Chayanov (1925), Tổ chức trang trại nông dân, https://vi. wikipedia. org/wiki/Aleksandr_Vasilievich_Chayanov. PHỤ LỤC PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ NÔNG DÂN TRỰC TIẾP CHĂN NUÔI VÀ CUNG CẤP SỮA TƯƠI CHO CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA ĐÀ LẠT Đà Lạt, ngày.......tháng.......năm 2022 Lời mở đầu Dựa trên Hợp Đồng giữa: CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA ĐÀ LẠT (gọi là “Bên Mua” hoặc “Công ty”) với Các hộ nông dân (gọi là “Bên Bán” hoặc “Nông hộ”) CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA ĐÀ LẠT Địa chỉ: 11A Cô Giang, P9, Tp.Đà Lạt, Lâm Đồng Phiếu Phỏng vấn được thực hiện và hoàn thành trên cơ sở tự nguyện của các Hộ gia đình (là hộ chăn nuôi bò sữa trực tiếp chăn nuôi và cung cấp sữa tươi) đã ký Hợp đồng Mua bán sữa tươi nguyên liệu với Công ty Cổ phần Sữa Đà Lạt. Phiếu Phỏng vấn nhằm mục đích thu thập số liệu thực tế cho Luận án Tiến sĩ của NCS. Nguyễn Đình Thành (Đề tài: Mô hình liên kết kinh doanh giữa các loại hình kinh tế nông nghiệp nước ta trong điều kiện ứng dụng công nghệ cao ). Chúng tôi cam đoan nội dung của Phiếu phỏng vấn chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học của NCS. Nguyễn Đình Thành. Nội dung xin ý kiến các hộ gia đình A/ THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ HỘ GIA ĐÌNH VÀ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ SỮA CỦA HỘ Ông/Bà:...............................................Điện thoại........................................ Địa chỉ:....................................................................................................... A1. Tổng số nhân khẩu:.................................................người. A2. Tổng số lao động nông nghiệp:...............................người. Trong đó: * Tổng số lao động của hộ gia đình:...............người. * Thuê thêm lao động bên ngoài: + Thuê thường xuyên:...............người + Thuê theo vụ:............... người A3. Hộ có thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không? 1. Có £ 2. Không £ 3. Hộ thoát nghèo £ A4. Số lượng bò sữa của hộ: .. (con bò sữa) + Hộ có kế hoạch tăng số lượng đàn và sản lượng sữa không? 1. Có £ 2. Không £ + Nếu có thì dự kiến tăng thêm bao nhiêu (con bò sữa) A5. Năng suất và sản lượng sữa tươi * Năng suất sữa của hộ (niên vụ gần đây nhất) lít/con bò/tháng * Sản lượng thu hoạch sữa tươi:.................lít/tháng * Sản lượng sữa tươi bán ra:.......................lít/tháng A6. Nguồn gốc bò sữa giống mà hộ sử dụng 1. Từ Công ty, ước tính chiếm tỷ lệ . .. (%) 2. Mua từ nguồn khác, ước tính chiếm tỷ lệ....... (%) A7. Tình hình cung cấp thức ăn cho quá trình nuôi dưỡng bò sữa 1. Từ Công ty, ước tính chiếm tỷ lệ . (%) 2. Mua từ nguồn khác, ước tính chiếm tỷ lệ ... (%) A8. Tình hình cung cấp thuốc thú y cho quá trình nuôi dưỡng bò sữa 1. Từ Công ty, ước tính chiếm tỷ lệ. . (%) 2. Tự mua nguồn khác, ước tính chiếm tỷ lệ ....(%) A9. Tình hình hỗ trợ vốn vay cho quá trình nuôi dưỡng bò sữa 1. Từ Công ty, ước tính chiếm tỷ lệ. .(%) 2. Tự vay nguồn khác, ước tính chiếm tỷ lệ......(%) B- TÌNH HÌNH KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN SỮA TƯƠI NGUYÊN LIỆU B1 - Về điều 1: Bên Bán cam kết tuân thủ nguyên tắc cung cấp thông tin cho Bên Mua về bất kỳ sự thay đổi liên quan tới số lượng đàn bò cung cấp sữa, số lượng Hàng Hóa xuất bán, số lượng bò loại thải, sinh thêm (nếu có) v.v... Bên Bán tuyệt đối không được nhận ký gửi, kinh doanh/bán hộ sữa bò tươi Bên Mua chỉ mua sữa đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. Câu hỏi về điều 1: 1- Điều 1 có phù hợp thực tế? Có £ Không £ Nếu Không thì không phù hợp ở điểm nào: 2- Điều 1 có gây khó khăn cho bên bán? Có £ Không £ Nếu Có thì khó khăn ở điểm nào: B2 - Về điều 2: Quy định về chất lượng hàng hóa sữa tươi Hàng Hóa cần tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng theo quy định: Chỉ tiêu cảm quan; Chỉ tiêu hóa, lý; Chỉ tiêu vi khuẩn; Không có chất trộn thêm, kể cả nước. Câu hỏi về điều 2: 1- Quy định về chất lượng phù hợp thực tế: Có £ Không £ Nếu Không thì không phù hợp ở điểm nào: 2- Việc lấy mẫu sữa kiểm tra thường xuyên: Có £ Không £ 3- Bên Bán phải bồi thường thiệt hại do vi phạm chất lượng sữa: Có £ Không £ B3 - Về điều 3: Các điều kiện khác đối với Bên Bán Câu hỏi về điều 3: 1- Sức khoẻ của người chăn nuôi đảm bảo quy định: Có £ Không £ 2- Sức khoẻ đàn bò đảm bảo quy định: Có £ Không £ 3- Dụng cụ vắt sữa đảm bảo quy định: Có £ Không £ 4- Chuồng trại và xử lý chất thải đảm bảo quy định: Có £ Không £ B4 - Về điều 4: Phương thức giao nhận Phương thức giao nhận Hàng Hóa thuận tiện, phù hợp: Có £ Không £ Nếu Không thì không phù hợp ở điểm nào: B 5 - Về điều 5: Gíá cả Câu hỏi về giá bán trong hợp đồng so với giá thị trường: 1- Cao hơn giá thị trường, ước tính cao hơn (%) 2- Ngang bằng giá thị trường là chủ yếu Có £ Không £ 3- Thấp hơn giá thị trường, ước tính thấp hơn.(%) B6 - Về điều 6: Thanh toán Câu hỏi: Lịch biểu thanh toán thuận tiện, phù hợp: Có £ Không £ Nếu Không thì không phù hợp ở điểm nào: B7- Về điều 7: Trách nhiệm của Bên mua Câu hỏi về điều 7 1- Định kỳ cử nhân viên để kiểm tra vệ sinh chuồng trại/ dụng cụ vắt, đựng sữa/máy vắt sữa/quy trình vắt sữa của Bên Bán: Có £ Không £ 2- Thanh toán đúng hạn cho Bên Bán theo Hợp Đồng: Có £ Không £ Nếu Không thì thời gian sai lệch bình quân là..................... ngày. B8 - Về điều 8: Trách nhiệm của Bên Bán Câu hỏi về điều 3 1- Phối hợp chặt chẽ với Bên Mua trong thực hiện Hợp Đồng: Có £ Không £ Nếu Không thì không chặt chẽ ở điểm nào: 2- Cam kết tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về chăn nuôi, bảo quản Sữa và chất lượng Sữa cung cấp: Có £ Không £ Nếu Không thì không tuân thủ yêu cầu nào, tại sao? C- NHẬN THỨC CỦA HỘ VỀ LIÊN KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG C1. Theo ông/bà thì liên kết với Dalatmilk có cần thiết không? Lý do Khâu vật tư đầu vào 1. Rất cần 2. Cần 3. Có hoặc không cũng được 4. Hoàn toàn không cần Khâu sản xuất 1. Rất cần 2. Cần 3. Có hoặc không cũng được 4. Hoàn toàn không cần Khâu tiêu thụ SP 1. Rất cần 2. Cần 3. Có hoặc không cũng được 4. Hoàn toàn không cần C2. Để liên kết với Dalatmilk tốt hơn, hộ cần được hỗ trợ những gì? Đánh giá mức độ quan trọng (giảm dần) 1.Rất quan trọng 2. Quan trọng 3. Bình thường 4. Không quan trọng 5. Rất không quan trọng I-Các vấn đề doanh nghiệp có thể hỗ trợ 1. Cung cấp giống bò sữa 2. Cung cấp thức ăn 3. Hỗ trợ kỹ thuật 4. Trợ giá vận chuyển Hỗ trợ các vấn đề khác a b. II-Các vấn đề chính quyền có thể hỗ trợ 1. Dịch vụ tín dụng 2. Dịch vụ khuyến nông 3. Dịch vụ pháp lý Hỗ trợ các vấn đề khác a. b. Người thu thập thông tin (Ký, ghi rõ họ tên) Đại diện Hộ gia đình (Ký, ghi rõ họ tên) PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ NÔNG DÂN TRỰC TIẾP TRỒNG VÀ CUNG CẤP HOA CHO CÔNG TY TNHH DALAT HASFARM Đà Lạt, ngày.......tháng.......năm 2022 Lời mở đầu Dựa Trên Hợp Đồng Giữa: CÔNG TY TNHH DALAT HASFARM (gọi là “Bên Mua”) với các hộ nông dân (gọi là “Bên Bán” hoặc “Nông hộ”) CÔNG TY TNHH DALAT HASFARM Địa chỉ:450 Nguyên Tử Lực - Tp.Đà Lạt.Lâm Đồng Phiếu Phỏng vấn được thực hiện và hoàn thành trên cơ sở tự nguyện của các Hộ gia đình (là hộ Trồng hoa trực tiếp và cung cấp hoa tươi) đã ký Hợp đồng Mua bán hoa tươi với Công ty TNHH DALAT HASFARM Phiếu Phỏng vấn nhằm mục đích thu thập số liệu thực tế cho Luận án Tiến sĩ của NCS. Nguyễn Đình Thành (Đề tài: Mô hình liên kết kinh doanh giữa các loại hình kinh tế nông nghiệp nước ta trong điều kiện ứng dụng công nghệ cao ). Chúng tôi cam đoan nội dung của Phiếu phỏng vấn chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học của NCS. Nguyễn Đình Thành. A/ THÔNG TIN VỀ HỘ GIA ĐÌNH VÀ VIỆC TRỒNG HOA CỦA HỘ Ông/Bà:....................................................Điện thoại............... Địa chỉ:.................................................................................. A1. Tổng số nhân khẩu:..................... người. A2. Tổng số lao động nông nghiệp:........................ người. Trong đó: *Tổng số lao động của hộ gia đình: .người * Thuê thêm lao động bên ngoài:...............người A3. Diện tích trồng hoa của hộ: m2.. + Hộ có kế hoạch mở rộng diện tích trồng không? 1. Có £ 2. Không £ + Nếu có thì dự kiến tăng thêm bao nhiêu A4. Sản lượng hoa tươi bán ra:.......................triệu đ/tháng A5. Tình hình cung cấp phân bón cho quá trình trồng hoa 1. Từ HASFAM, ước tính chiếm tỷ lệ . (%) 2. Mua từ nguồn khác, ước tính chiếm tỷ lệ ... (%) A6. Tình hình cung cấp thuốc trừ sâu cho quá trình trồng hoa 1. Do HASFAM giới thiệu, ước tính chiếm tỷ lệ (%) 2. Tự mua nguồn khác, ước tính chiếm tỷ lệ ....(%) A7. Tình hình hỗ trợ vốn vay cho quá trình trồng hoa 1. Có £ 2. Không £ B- VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM . B1-Giống hoa cẩm chướng do bên A cung cấp có đảm bảo chất lượng: Có £ Không £ B2- Theo dõi kỹ thuật làm đất của bên A đối với bên B ở mức độ nào: Phần lớn £ Trung bình£ Ít£ Hầu như không £ B3- Giới thiệu về mua phân bón: Có £ Không £ B4- Giới thiệu về mua thuốc trừ sâu: Có £ Không £ B5- Định kỳ cử nhân viên để kiểm tra kỹ thuật canh tác: Có £ Không B6-Phương thức giao nhận hoa thành phẩm thuận tiện, phù hợp: Có £ Không £ B7 - Giá bán hoa thành phẩm trong hợp đồng so với giá thị trường: a- Cao hơn giá thị trường, ước tính cao hơn (%) b- Ngang bằng giá thị trường là chủ yếu Có £ Không £ 3- Thấp hơn giá thị trường, ước tính thấp hơn.(%) B8- Phương thức thanh toán có thuận tiện, phù hợp: Có £ Không £ B9- Phối hợp chặt chẽ với Bên Mua trong thực hiện Hợp Đồng: Có £ Không £ C- NHẬN THỨC CỦA HỘ VỀ LIÊN KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG C1. Theo ông/bà thì liên kết với HASFARM có cần thiết không? Lý do Khâu vật tư đầu vào 1. Rất cần 2. Cần 3. Có hoặc không cũng được 4. Hoàn toàn không cần Khâu sản xuất 1. Rất cần 2. Cần 3. Có hoặc không cũng được 4. Hoàn toàn không cần Khâu tiêu thụ Sản Phẩm 1. Rất cần 2. Cần 3. Có hoặc không cũng được 4. Hoàn toàn không cần C2. Để liên kết với HASFARM tốt hơn, hộ GĐ cần được hỗ trợ những gì? I-Các vấn đề doanh nghiệp có thể hỗ trợ 1. Cung cấp giống cây hoa 2. Cung cấp phân bón thuốc trừ sâu 3. Hỗ trợ kỹ thuật 4. Trợ giá vận chuyển Hỗ trợ các vấn đề khác Người thu thập thông tin (Ký, ghi rõ họ tên) Đại diện Hộ gia đình (Ký, ghi rõ họ tên)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_mo_hinh_lien_ket_kinh_doanh_giua_cac_loai_hinh_kinh.docx
  • docBản tóm tắt LA30.5 ..doc
  • docxĐONG GOP MOI LA THÀNH.docx
  • docxĐÓNG GÓP MỚI T ANH.docx
Luận văn liên quan