Luận án Phát triển hợp tác xã vận tải thủy- Bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long

Luận án đã luận giải một cách tương đối đầy đủ về sự tồn tại và phát triển mô hình hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long là khách quan cả về lý luận và thực tiễn ở nước ta. Luận án đã làm rõ sự cần thiết phải phát triển hợp tác xã vận tải thủybộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long. Coi đây như một mô hình tổ chức kinh tế tập thể điển hình trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh vận tải thủy-bộ nội địa, trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta

pdf163 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 1850 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển hợp tác xã vận tải thủy- Bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa đồng bằng sông Cửu Long với các vùng miền nói chung, tạo điều kiện xoá dần khoảng cách chậm phát triển kinh tế giữa vùng này với các vùng nông thôn khác trong cả nước. Vận tải thuỷ -bộ nội địa có đặc thù: Phương tiện vận tải do người dân tự trang bị, tự quản lý, tự khai thác cho nên việc quản lý của Nhà nước là rất khó khăn nếu cứ để tư nhân, từng người tự kinh doanh, sẽ góp phần làm cho tai nạn giao thông ngày một gia tăng. Do vậy, đưa số tư nhân này vào làm ăn tập thể thông qua hợp tác xã, Nhà nước dễ quản lý và có điều kiện để tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông, an toàn giao thông một các dễ dàng hơn. Như thế, vừa có lợi về mặt kinh tế là đời sống của họ được nâng lên, họ không trốn thuế, vừa có lợi về mặt xã hội là quản lý, định hướng cho họ phát triển và góp phần giảm được tai nạn giao thông. Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng kênh rạch chằng chịt, giao thông chủ yếu là đường thuỷ, dân cư đông (chiếm 19% dân số cả nước), lao động trẻ, học vấn thấp, kinh tế còn khó khăn nhưng họ lại có kinh nghiệm làm ăn ở vùng sông nước, cho nên họ quen với công việc vận tải thuỷ nội địa. Đẩy mạnh phát triển hợp tác xã vận tải thuỷ-bộ nội địa sẽ tận dụng được lực lượng lao động này. Với chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực giao thông vận tải thuỷ-bộ nội địa, thông qua mô hình hợp tác xã là rất hiệu quả, Nhà nước chỉ cần cho vay vốn, xã viên sẽ tự trang bị phương tiện để kinh doanh, vì nguồn hàng hoá rất phong phú và đa dạng. 123 Việc thu hồi vốn sẽ dễ dàng hơn do các chủ phương tiện vận tải đều có mua bảo hiểm, đây là một yếu tố rất thuận lợi khi thực hiện chính sách khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, mặt khác thông qua chính sách khuyến khích này, góp phần giải được bài toán xoá đói giảm nghèo ở vùng đồng bằng sông Cửu Long một cách hiệu quả và cũng là giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp hiện nay. Với số liệu dự báo khối lượng vận chuyển hàng hoá đến năm 2020 trong khu vực ( bảng 4.1). Phát triển hợp tác xã vận tải thuỷ -bộ nội địa là phương án hiệu quả nhất để thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế của khu vực. Phát triển hợp tác xã vận tải phải theo hướng giúp cho xã viên thấy được sự cần thiết phải tham gia hợp tác xã và phải thực sự gắn bó với hợp tác xã để có thêm cơ hội kinh doanh, nâng cao đời sống, giải quyết việc làm. Tạo cơ sở pháp lý bình đẳng cho các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải, cần có những chính sách ưu tiên, ưu đãi khi các hợp tác xã vận tải tham gia một số ngành nghề như: Dịch vụ xếp dỡ, dịch vụ bến xe, dịch vụ tín dụng nội bộ. Thúc đẩy và khuyến khích liên doanh, liên kết giữa các hợp tác xã vận tải và giữa các hợp tác xã với các tổ chức, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, mở rộng ngành nghề và quy mô sản xuất kinh doanh. Việc tuyên truyền, phổ biến Luật hợp tác xã 2013 và các quy định liên quan đến phát triển hợp tác xã vận tải cần kịp thời đổi mới về phương pháp, tiến hành mở rộng, thiết thực hơn về nội dung, ngành Giao thông vận tải ở từng địa phương cần có những chính sách để thu hút xã viên mới từ các cá nhân, hộ cá thể kinh doanh vận tải tham gia các hợp tác xã. 124 4.2.1.2. Quan điểm phát triển Phát triển hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của xã viên, không chủ quan duy ý chí chạy theo phong trào, đồng thời không buông lỏng việc quản lý của Nhà nước, phải hỗ trợ hợp tác xã phát triển. Phát triển hợp tác xã phải thực chất, hoạt động đúng pháp luật, hướng vào nâng cao đời sống của xã viên và hiệu quả hợp tác xã. Phát triển hợp tác xã thủy-bộ nội địa phải vì mục tiêu phát triển kinh tế xã viên, đồng thời việc phát triển kinh tế của hợp tác xã. Cùng kinh tế của xã viên ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong GDP. Phát triển hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa phải đáp ứng yêu cầu của Quy luật quan hệ sản xuất thích ứng với tính chất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Thu hút sự tham gia đông đảo của cá nhân, hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ, nhằm tăng sự cạnh tranh của kinh tế xã viên và hợp tác xã. Gắn kết và phục vụ mục tiêu phát triển kinh xã hội của đất nước, tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Góp phần ngày càng lớn vào việc xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Phát triển hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa không chỉ vì ý nghĩa kinh tế, trước hết nó mang lại lợi kinh tế cho từng xã viên, hộ gia đình, mà còn mang ý nghĩa xã hội- văn hóa sâu sắc. Thông qua thực hiện hóa các giá trị và nguyên tắc hợp tác xã có ý nghĩa cao đẹp. Hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa phải là hạt nhân nhằm nâng cao đời sống cho xã viên, thu hút các cá nhân, hộ cá thể kinh doanh vận tải vào làm ăn tập thể có tổ chức, từ đó nâng cao được vị thế của họ trong xã hội nhằm giải quyết những mâu thuẫn giữa những người kinh doanh cá thể với nhau, 125 từng bước hình thành văn hóa trong kinh doanh vận tải, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa là cơ chế vừa phát huy tối đa tiềm năng của từng cá nhân hộ gia đình, tổ chức kinh tế, vừa phát huy tối đa tinh thần hợp tác tương trợ lẫn nhau. Thông qua liên kết giữa hộ gia đình và hợp tác xã, từ sức mạnh của từng thành viên thành sức mạnh cộng đồng trong kinh doanh, của những người kinh doanh vận tải cá thể. Hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa là tổ chức tập hợp của cá nhân hộ gia đình, cùng với hoạt động độc lập, tự chủ của riêng từng xã viên. Trong đó bao gồm cả hoạt động tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của hợp tác xã. Nói cách khác hợp tác xã và hoạt động kinh tế xã viên là hai chủ thể độc lập nhưng gắn bó hữu cơ với nhau cùng phát triển. Phát triển hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa, là thể chế hóa chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Là sự kết hợp giữa chính sách kinh tế của Nhà nước với qui luật thị trường trong thực tiễn tại địa phương. Phát triển hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long phải gắn liền với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng nông thôn mới, trong cả vùng và từng tỉnh. Thông qua hợp tác xã, xã viên ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào phát triển ngành nghề, đổi mới phương tiện, tiết kiệm chi phí sản xuất. Nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh vận tải. 4.2.2. Mục tiêu phát triển Thứ nhất, phát triển hợp tác xã vận tải thuỷ-bộ nội địa, nhằm mục đích thu hút những người kinh doanh cá thể, có năng lực thấp liên kết lại với nhau để kinh doanh vận tải. Huy động các nguồn vốn trong dân để nâng cao năng lực, chất lượng vận tải. Góp phần giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn 126 và nông dân. Củng cố và phát triển các hợp tác xã vận tải, tạo điều kiện để các cá nhân, hộ gia đình kinh doanh vận tải, dịch vụ bốc xếp, dịch vụ cơ khí sửa chữa phương tiện vận tải, thành lập mới hoặc tham gia hợp tác xã. Thứ hai, thúc đẩy việc nâng cao chất lượng cán bộ quản lý, tiếp cận và huy động tối đa các nguồn vốn để đầu tư đổi mới phương tiện, tăng năng lực vận tải. Từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải trong các hợp tác xã. Phát triển hợp tác xã vận tải phải vì mục tiêu thực hiện thắng lợi đường lối và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Đồng thời đáp ứng những nhu cầu về kinh tế, văn hoá, xã hội của đông đảo tầng lớp dân cư trong vùng. Thứ ba, ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, kinh tế hàng hoá ngày càng phát triển, các hộ sản xuất hàng hoá, các cơ sở kinh doanh nhỏ và vừa trong mọi lĩnh vực, ngành nghề đang và sẽ phát triển nhanh, thay thế dần các hộ kinh tế gia đình, tự cung tự cấp. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt và hội nhập, nhu cầu hợp tác sẽ trở thành cấp thiết đối với họ. Do vậy, phát triển hợp tác xã hướng tới liên kết rộng rãi các hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, thành phần kinh tế. Thứ tư, tận dụng lợi thế của hệ thống sông ngòi sẵn có để giảm chi phí vận tải, tăng khả năng vận chuyển hàng hoá nhất là lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng. Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, khu vực miền Đông Nam Bộ, thành phố Hồ Chí Minh và xuất khẩu. Hoàn thành được khối lượng vận chuyển hàng hoá, hành khách trong vùng góp phần tăng trưởng GDP, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân. Thứ năm, phát triển hợp tác xã vận tải thuỷ -bộ nội địa phải gắn với việc phát triển lực lượng sản xuất trong lĩnh vực vận tải thuỷ-bộ nội địa, theo 127 hướng kinh tế hợp tác phải là nền tảng cho phát triển ngành vận tải thuỷ-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long. Thứ sáu, phát triển hợp tác xã vận tải thuỷ-bộ nội địa phải gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, theo hướng văn minh, hiện đại. 4.2.3. Dự báo xu hướng phát triển hợp tác xã vận tải thuỷ-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 4.2.3.1. Dự báo nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách Bảng 4.1.Dự báo khối lượng vận chuyển hàng hóa và hành khách đến năm 2020 ở đồng bằng sông Cửu Long Chuyên ngành Đơn vị Năm 2015 khối lượng Năm 2020 khối lượng Tăng TB %/năm Hàng hoá Triệu tấn 124,3 174,6 8,1 Hành khách Triệu lượt khách 576,5 723,5 5,1 Nguồn số liệu: Quyết định số 11/2012/QĐ-TTg, ngày 10/02/2012[19] -Về vận tải: Theo Quyết định số 11/2012/QĐ-TTg, ngày 10 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt qui hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”, thì nhu cầu vận tải sẽ là: Khối lượng vận tải hành khách đạt từ 450-500 triệu lượt khách/năm với tốc độ tăng trung bình 5,1%/năm, trong đó năng lực thông các cảng hàng không-sân bay trong vùng đạt khoảng 11,8 triệu lượt người vào năm 2020. Vận tải hành khách công cộng tại thành phố Cần Thơ đạt tỉ lệ từ 10%-15% nhu cầu đi lại và tại các vùng khác đạt tỉ lệ từ 5%-10% nhu cầu đi lại. 128 Lượng vận chuyển hàng hóa đạt khoảng 100-110 triệu tấn/năm với tốc độ tăng trưởng bình quân 8,1%/năm, trong đó lượng hàng hóa thông qua cảng biển đến năm 2020 khoảng 58,5 triệu tấn/năm. Đáp ứng nhu cầu vận tải với chất lượng ngày càng cao, giá cả hợp lý đảm bảo an toàn, tiện lợi, phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ vận tải, ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại các đô thị, nhu cầu về vận tải hàng hóa qua đường thủy- bộ nội địa là rất lớn. Vận tải hàng hóa do đường thủy nội địa đảm nhận là chủ yếu, sau đó đến đường bộ. Vận chuyển hành khách do đường bộ đảm nhận là chủ yếu, sau đó là đường thủy nội địa, phấn đấu đến năm 2030 vận tải thủy-bộ nội địa thỏa mãn nhu cầu vận tải hàng hóa và dịch vụ vận tải của toàn vùng. -Dự báo các chỉ tiêu phát triển khác 1. Tổng số xã viên hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa hoạt động theo Luật hợp tác xã 2003 tăng từ 1,5 đến 2 lần. Năng lực toàn khối hợp tác xã vận tải có khả năng đáp ứng được từ 60 đến 65 % nhu cầu vận tải đường bộ và đường sông của toàn vùng. 2. Về ngành kinh doanh, tạo điều kiện và khuyến khích phát triển các loại hợp tác xã trong cả 3 lĩnh vực vận tải, xây dựng giao thông, cơ khí và các ngành nghề khác. Cụ thể là: + Hợp tác xã vận tải thủy-bộ chiếm khoảng 70-80%. + Hợp tác xã xây dựng công trình giao thông chiếm khoảng 10 – 15 %. + Hợp tác xã kinh doanh đa ngành nghề (vận tải, xây dựng CTGT, sửa chữa cơ khí dịch vụ, thương mại và sản xuất khác) chiếm khoảng15-20 %. 3. Giá trị sản phẩm trong các hợp tác xã chiếm khoảng 10 – 15 % tổng giá trị sản phẩm toàn ngành. 129 4. Nộp thuế cho Nhà nước tăng từ 2,5 đến 3 lần so với năm 2007. 5. Số lao động làm việc trong các hợp tác xã giao thông vận tải tăng từ 2,5 đến 3 lần so với năm 2007. 6. Thu nhập bình quân của người lao động đạt mức trung bình khá so với mặt bằng chung của xã hội, với mức từ 5 – 8 triệu đồng/người/tháng. 7. Về trình độ cán bộ 100% chủ nhiệm, kế toán và các bộ quản lý các hợp tác xã có trình độ từ trung cấp trở lên. 8. 100% số hợp tác xã giao thông vận tải có tổ chức Đảng, Công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho toàn bộ xã viên hợp tác xã. 9. Thực hiện các biện pháp quản lý, chấn chỉnh tổ chức, hoạt động hợp tác xã, đảm bảo 100% các hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa hoạt động theo đúng Luật Hợp tác xã năm 2013[19] 4.2.3.2. Xu hướng phát triển của các HTX vận tải thủy-bộ nội địa Cùng với sự vận động của nền kinh tế thị trường, quá trình xã hội hóa nền sản xuất đã tác động vào toàn bộ nền kinh tế, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, trong đó có ngành giao thông vận tải. Với nhiều hình thức tổ chức kinh doanh vận tải khác nhau. Đã tạo nên một thị trường cung cấp hàng hóa dịch vụ vận tải vừa hợp tác, vừa cạnh tranh theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một xu thế khách quan. Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long, do đặc điểm địa lý, hệ thống sông ngòi, kênh rạch cùng trình độ của lực lượng sản xuất(người lao động) trong nông thôn còn thấp, xã hội còn nhiều người nghèo, sản xuất nhỏ đang tồn tại. Việc tồn tại hợp tác xã vận tải thủy- bộ nội địa là nhu cầu rất thực tiễn phù hợp với lực lượng sản xuất ở vùng này. 130 Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không sau này có phát triển, nhưng với đặc điểm của đồng bằng sông Cửu Long, hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa vẫn là mô hình phù hợp với người nông dân tham gia kinh doanh vận tải nội địa. Với hệ thống pháp luật hiện nay, xu hướng phát triển kinh tế ngày một thông thoáng của thế giới mà Việt Nam hội nhập. Các hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa trong thời gian tới có cơ hội mở rộng qui mô một cách tối đa và đang dạng hóa ngành nghề kinh doanh. Trong tất cả các lĩnh vực mà luật pháp không cấm hoặc được khuyến khích. Như vậy, về lâu dài số lượng hợp tác xã có thể giảm, nhưng qui mô thì tăng, ngành nghề kinh doanh đa dạng hơn.Với sự vận động phát triển của hợp tác xã, đến mức độ chín mồi sẽ tiến tới thành lập Liên Hiệp hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa. 4.3. Các giải pháp phát triển 4.3.1. Những giải pháp mang tính lâu dài 4.3.1.1 Nhóm giải pháp về vĩ mô Một là, hoàn thiện hệ thống luật pháp về hợp tác, đặc biệt là hợp tác xã vận tải thủy -bộ nội địa. Chính phủ sớm ban hành nghị định hướng dẫn thi hành Luật Hợp tác xã 2013. Trong phạm vi thẩm quyền bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu bổ sung, sửa đổi các văn bản quản lý của ngành tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các cho các loại hình tham gia hoạt động kinh doanh vận tải. Hai là, đi cùng với việc phát huy và nâng cao hơn nữa vai trò quản lý nhà nước về hợp tác xã vận tải. Cần phổ biến rộng rãi pháp luật về kinh doanh vậy đến với tất cả người dân có kinh doanh vận tải. Bố trí cán bộ theo dõi thống kê đầy đủ quá trình phát triển của hợp tác xã để tham mưu cho 131 lãnh đạo các cấp. Chính quyền các địa phương kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho hợp tác xã. Phải coi phát triển hợp tác xã vận tải là một xu thế tất yếu trong cơ cấu phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Hai là, tiếp tục phát huy vai trò của Liên minh hợp tác xã Việt Nam và Hiệp hội vận tải, cùng với các đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách phát triển hợp tác xã vận tải của Nhà nước. Đồng thời Hiệp hội vận tải và Liên minh hợp tác xã phải giữ vai trò tư vấn, hỗ trợ cho các hợp tác xã. Xứng đáng là tổ chức đại diện cho các hợp tác xã vận tải trong cả nước. Ba là, chính quyền các cấp cần phải hoàn thiện tổ chức các phòng, ban chuyên môn phụ trách , hướng dẫn các hợp tác xã hoạt động theo hướng gắn kết chặt chẽ với các hợp tác xã. Đẩy mạnh công tác vận động phát triển hợp tác xã, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các hợp tác xã. Tập trung hơn nữa vào công tác hỗ trợ đối với hợp tác xã, xã viên. Chú trọng các lĩnh vực đào tạo, hỗ trợ về vốn, thông tin kinh tế, tổ chức tiêu thụ sản phẩm, tư vấn pháp lí, kế toán kiểm toán và khoa học công nghệ. Bốn là, tăng cường hơn nữa hiệu lực quản lý Nhà nước đối với các hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa, tổ chức và phân công, phân cấp quản lý hợp tác xã phải rõ ràng, nhất quán, ổn định lâu dài, lựa chọn các cán bộ có năng lực, tâm huyết với hợp tác xã để có thể đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý trong các hợp tác xã vận tải. Xây dựng chương trình đào tạo và bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã vận tải. Năm là, Bộ Giao thông Vận tải thường xuyên làm việc trực tiếp với các địa phương, các hợp tác xã trong ngành, tìm hiểu tình hình thực tế, tổ chức các hội nghị để phổ biến và nhân rộng các mô hình quản lý, hoạt động sản 132 xuất kinh doanh có hiệu quả, các điển hình tiên tiến. Xây dựng đề án phát triển hợp tác xã vận tải trong toàn ngành, làm tốt công tác thống kê hàng năm trên quy mô toàn quốc. Có những dự báo phát triển trong tương lai, có chương trình thực hiện hợp tác quốc tế về hợp tác xã giao thông vận tải. 4.3.1.2. Nhóm giải pháp về vi mô Một là, các hợp tác xã cần xây dựng phương án sản xuất kinh doanh dài hạn 10 năm, 15 năm. Chủ động cho cán bộ, nhân viên, xã viên đi tham quan, học tập kinh nghiệp từ các hợp tác xã mạnh. Qua đó họ sẽ thay đổi nhận thức về phát triển hợp tác xã, cùng nhau hợp tác xây dựng thành hợp tác xã mạnh, thu hút được người dân tự nguyện đem tài sản góp vào hợp tác xã. Hai là, xây dựng điều lệ hợp tác xã trên cơ sở Luật Hợp tác xã mới. Lấy ý kiến của tất cả xã viên một cách công khai dân chủ. Phải thực sự coi hợp tác xã là tổ chức xã hội làm kinh tế trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện, tự chịu trách nhiệm, tương trợ lẫn nhau. Các thành viên phải thật sự dân chủ, bình đẳng, có như vậy thì hợp tác xã mới phát triển bền vững theo qui mô lớn. Ba là, nâng cao năng lực và chất lượng vận tải. Tăng cường tích luỹ vốn để tái đầu tư, tiếp tục củng cố, phát triển hợp tác xã. Các hợp tác xã phải là những tổ chức tự nguyện, rộng mở cho tất cả các đối tượng có nhu cầu hợp tác kinh doanh và sử dụng các dịch vụ của hợp tác xã.Tổ chức hợp tác xã là dân chủ, do các thành viên kiểm soát. Xã viên có quyền bình đẳng trong các quyết định của hợp tác xã theo đúng nguyên tắc của ICA. Bốn là, việc đóng góp vốn của xã viên vào hợp tác xã phải bình đẳng và quản lý dân chủ, xã viên quyết định sử dụng lãi cho các mục đích phát triển hợp tác xã, lập các quỹ dự phòng, một phần không chia để tích luỹ chung. Chia lãi cho xã viên theo tỷ lệ đóng góp vốn, công sức và sử dụng dịch vụ hỗ 133 trợ. Các hoạt động khác của hợp tác xã phải được sự nhất trí của xã viên. Thông qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã, xã viên hiểu được quyền lợi, trách nhiệm của mình vào sự phát triển của hợp tác xã. 4.3.2. Các giải pháp có thể triển khai ngay Thứ nhất, tất cả các hợp tác xã vận tải phải có lộ trình chuyển đổi sang mô hình tổ chức hợp tác xã vận tải thủy-bộ, hoạt động theo phương thức điều hành sản xuất kinh doanh tập trung. Đảm bảo những hợp tác xã nào đủ điều kiện đều được chuyển đổi. Ngoại trừ những hợp tác xã vận tải mang tính đặc thù như: Hợp tác xã xe tắc xi, hợp tác xã xe lôi, hợp tác xã xây dựng công trình giao thông, hợp tác xã bốc xếp. Làm được việc này sẽ hạn chế được tư nhân núp bóng hợp tác xã để trốn thuế. Tiến chấm dứt tình trạng kinh doanh man mún, nhỏ lẻ như hiện nay. Thứ hai, các sở Giao thông vận tải rà soát lại tất các các hợp tác xã, của địa phương, điều chỉnh lại tên gọi, chức năng cho đúng với thực tế ngành nghề mà hợp tác xã đăng ký kinh doanh, yêu cầu các hợp tác xã xây phương án sản xuất kinh doanh hàng năm. Thống nhất biểu mẫu thống kê trong toàn ngành. Định kỳ thời gian báo cáo thống kê về bộ phận theo dõi của sở. Cử cán bộ chuyên trách có trình độ chuyên môn, để hỗ trợ hợp tác xã trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thứ ba, đẩy mạnh liên kết giữa các hợp tác xã với nhau cả về mặt kinh tế, xã hội và tổ chức. Từng bước hình thành các hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa vững mạnh và phát triển với quy mô khác nhau. Đây là nhân tố cực kỳ quan trọng bảo đảm sự phát triển lớn mạnh hơn và vững chắc hơn của hợp tác xã vận tải thủy-bộ trong giai đoạn tới. Thứ tư, các hợp tác xã cần cử cán bộ quản lý, nhân viên đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về quản lý hợp tác xã vận tải, bố trí kinh 134 phí cho những nhân viên đi học. Có như vậy mới đảm bảo năng lực điều hành quản lý khi hợp tác xã phát triển nên qui mô lớn. 4.4. Kiến nghị và kết luận 4.4.1. Kiến nghị 4.4.1.1.Đối với Chính phủ, Bộ, Ngành Ban hành các văn bản giải quyết những vướng mắc về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với cán bộ quản lý, xã viên và người lao động làm việc trong hợp tác xã vận tải. Để họ yên tâm và gắn bó lâu dài với hợp tác xã, nhất là những cán bộ hợp tác xã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp hợp tác xã trước năm 2003. Bổ sung các quy định về chế độ báo cáo thống kê theo đặc thù hoạt động kinh doanh vận tải, cụ thể là: Hợp tác xã thực hiện chế độ báo cáo định kỳ cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành của địa phương. Chính phủ phải quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, Ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc quản lý kinh tế hợp tác xã. Cơ chế phối hợp quản lý hợp tác xã giữa cơ quan quản lý chuyên ngành và chính quyền các cấp. Yêu cầu chính quyền địa phương các cấp phải triển khai thực hiện các quy định hiện hành ưu tiên, ưu đãi, hỗ trợ khuyến khích phát triển hợp tác xã. Bố trí cho phép các hợp tác xã vận tải được giao đất hoặc thuê đất dài hạn để làm văn phòng, bến bãi, nhà xưởng, tạo điều kiện để hợp tác xã cung cấp dịch vụ tốt hơn cho thị trường và xã viên. Ban hành chính sách ưu tiên giảm thuế thu nhập; hỗ trợ vốn (giảm lãi suất, cho vay bằng tín chấp) cho các hợp tác xã vận tải các địa bàn vùng sâu, vùng xa, hải đảo Kiến nghị Quốc hội sửa đổi Luật Thuế môn bài cho phép hợp tác xã chỉ nộp 01 thuế môn bài cho tất cả các phương tiện vận tải đăng 135 ký kinh doanh trong hợp tác xã, trước mắt là cho những phương tiện đã thuộc sở hữu hợp tác xã. Chính phủ chỉ đạo thực hiện thống nhất các loại thuế cho hoạt động kinh doanh vận tải đối với các thành phần kinh tế tham gia. Cho phép tạm thời miễn phần thuế từ khoản thu dịch vụ quản lý để hoạt động cho Ban quản trị (do xã viên trích nộp hàng tháng). Hoàn trả cho hợp tác xã phần hoa hồng uỷ nhiệm thu thuế của xã viên. Chính phủ sớm ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Hợp tác xã 2013. Tăng vốn cho quỹ hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể đối với các ngành nghề. Trong đó chú ý đến đặc điểm của hoạt động kinh doanh vận tải. Tạo điều kiện hỗ trợ về vốn sản xuất kinh doanh đối với các hợp tác xã mới thành lập và hợp tác xã có dự án phát triển dài hạn. Bộ Tài chính nghiên cứu quy định về chế độ kế toán, hoạch toán kinh tế trong các hợp tác xã vận tải, cho phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh vận tải. Ngân hàng Nhà nước cùng với Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã có chính sách, tạo điều kiện cho hợp tác xã giao thông vận tải vay vốn đổi mới phương tiện vận tải với lãi suất ưu đãi. Được vay dài hạn theo các hình thức thế chấp, tín chấp. Nhằm tạo nguồn vốn cho hợp tác xã giao thông vận tải đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, phương tiện vận tải, mở rộng sản xuất, kinh doanh. Đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế, tích cực hội nhập khu vực và quốc tế. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các trường trong ngành mở các lớp bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý hợp tác xã. 136 4.4.1.2.Đối với Liên minh HTX Việt Nam -Tiếp tục phối hợp với các Bộ, Ngành xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã. Đẩy mạnh việc hướng dẫn thành lập, giải thể, sáp nhập hợp tác xã. Xây dựng đề án thành lập trường đào tạo cán bộ quản lý hợp tác xã trực thuộc Liên minh hợp tác xã như ở Ấn Độ và Hàn Quốc - Tiếp tục phối hợp với chính quyền các địa phương thực hiện các biện pháp tuyên truyền Luật Hợp tác xã. Thông tin về phát triển các hợp tác xã giao thông vận tải, tổ chức hội thảo về chính sách khuyến khích hợp tác xã. - Tiếp tục phối hợp thúc đẩy công tác thi đua, tạo thêm động lực phát triển hợp tác xã. Theo dõi thống kê, cập nhật thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã trên trang Web của Liên minh. - Phối hợp xây dựng mô hình hợp tác xã tiên tiến, Liên hiệp hợp tác xã vận tải điển hình để nhân rộng trong toàn ngành. Tổ chức tham quan, giao lưu học tập kinh nghiệm giữa các hợp tác xã. 4.4.1.3.Đối với Chính quyền các cấp - Chỉ đạo việc tăng cường phối hợp giữa các liên minh hợp tác xã cấp tỉnh và Sở Giao thông vận tải, Sở giao thông công chính. Hướng dẫn và tạo điều kiện để hợp tác xã ngày càng hoạt động ổn định và đúng pháp luật. Vận động, hướng dẫn và kịp thời hỗ trợ thành lập mới các hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã Giao thông vận tải. Nghiên cứu một số mô hình quản lý hợp tác xã điển hình để nhân rộng trong ngành Giao thông vận tải ở địa phương. - Quy định cụ thể hình thức bắt buộc cán bộ hợp tác xã phải đi đi đào tạo, bồi dường nghiệp vụ. Có chính sách cụ thể khuyến khích các cán bộ quản lý hợp tác xã theo học tập trung, tại chức ở các trường đào tạo. Mở các lớp bồi 137 dưỡng dài hạn, ngắn hạn về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ quản lý, điều hành cho nhân viên quản lý hợp tác xã và xã viên. - Đối với các hợp tác xã đã chuyển đổi hoặc thành lập mới trong những năm vừa qua, cần đánh giá lại một cách toàn diện những mặt được, những mặt chưa được để có sự điều chỉnh. Tổ chức lại cho phù hợp, đảm bảo theo đúng nguyên tắc tổ chức hoạt động mà luật hợp tác xã quy định. - Tiến hành rà soát và phân loại các hợp tác xã đã chuyển đổi, nhưng hoạt động yếu kém, chỉ tồn tại hình thức và các hợp tác xã chưa chuyển đổi để có biện pháp xử lý thích hợp theo hướng: Thứ nhất, những hợp tác xã vận tải nào còn có điều kiện để củng cố và phát triển, cần làm rõ những nguyên nhân yếu kém, để có biện pháp khắc phục. Thông qua Đại hội xã viên bàn bạc tìm biện pháp thực hiện. Thứ hai, đối với các hợp tác xã vận tải thực sự yếu kém hoặc không có khả năng chuyển đổi. Thông qua Đại hội xã viên quyết định giải thể hoặc tổ chức lại theo mô hình mới cho phù hợp với thực tế. -Chỉ đạo việc kiện toàn tổ chức Đảng, Công đoàn, các tổ chức quần chúng khác trong các hợp tác xã. Nhằm động viên mọi người gắn bó với hợp tác xã và thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước. Thông các đoàn thể nắm được tâm tư nguyện vọng của xã viên, những vướng mắc của hợp tác xã để đề xuất hướng giải quyết với cơ quan quản lý Nhà nước. -Chỉ đạo cơ quan chuyên môn, phân công cán bộ hướng dẫn các hợp tác xã chủ động xây dựng chương trình, dự án và phương án sản xuất kinh doanh. Tích cực tham gia vào các chương trình phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương, của ngành Giao thông vận tải và địa bàn sản xuất kinh doanh. -Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước đối với các hợp tác xã, chỉ đạo sở Giao thông vận tải, các cơ quan có liên quan phân công cán bộ có trách 138 nhiệm theo dõi hợp tác xã giao thông vận tải. Đồng thời hướng dẫn các hợp tác xã vận tải thống kê đầy đủ kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm của hợp tác xã. Chủ động xây dựng các dự án và phương án sản xuất kinh doanh cụ thể để tham gia vào chương trình phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương. 4.4.2.Kết luận 4.4.2.1.Ý nghĩa tổng quan của luận án Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vận dụng vào thực tiễn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Luận án đã phân tích tính tất yếu khách quan của việc tồn tại và phát triển hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long. Và cũng đáp ứng yêu cầu của Quy luật quan hệ sản xuất luôn thích ứng với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Phù hợp với điều kiện tự nhiên, lực lượng sản xuất của vùng này. Từ thực tiễn phát triển của hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long. Luận án đã làm rõ sự cần thiết phải phát triển mô hình này và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. Luận án cũng nêu lên định hướng, quan điểm, mục tiêu và những giải pháp cơ bản nhằm phát triển mô hình hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa trong thời gian tới. Luận án đã luận giải khi các hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng Sông Cửu Long phát triển tốt, sẽ có ý nghĩa không nhỏ vào việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế-xã hội của khu vực. Góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở đồng bằng Sông Cửu Long. Đẩy nhanh quá trình giải quyết mối quan hệ giữa nông nghiệp – nông thôn – nông dân. Do vậy, việc phát triển hợp tác xã vận tải thuỷ -bộ nội địa ở khu vực này là hoàn toàn phù hợp cả về lý luận cũng như thực tiễn. 139 4.4.2.2.Tóm tắt kết quả nghiên cứu luận án Luận án đã luận giải một cách tương đối đầy đủ về sự tồn tại và phát triển mô hình hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long là khách quan cả về lý luận và thực tiễn ở nước ta. Luận án đã làm rõ sự cần thiết phải phát triển hợp tác xã vận tải thủy- bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long. Coi đây như một mô hình tổ chức kinh tế tập thể điển hình trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh vận tải thủy-bộ nội địa, trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Thông qua những nguyên nhân thành công và những hạn chế qua quá trình phát triển mô hình này. Luận án đã chỉ ra những vấn đề cần giải quyết, cùng một số giải pháp để phát triển hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn tới. 4.4.2.3. Nhận định về giới hạn của luận án Mặc dù bản thân cũng đã cố gắng rất nhiều, nhưng luận án vẫn còn một số giới hạn sau: -Các số liệu thống kê chưa đầy đủ về các hợp tác xã vận tải thủy-bộ ở 13 tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long. Do nhiều hợp tác xã hàng năm không thống kê báo cáo về sở Giao thông vận tải và Liên minh hợp tác xã. -Do thời gian và kinh phí hạn chế, tác giả không đến được tất cả các hợp tác xã vận tải này để khảo sát, tìm hiểu, mà chỉ khảo sát điển hình một số hợp tác xã ở một số tỉnh. -Trên cở sở lý luận kết hợp với phân tích số liệu của một số hợp tác xã đại diện mà tác giả chọn. Luận án còn mang tính chủ quan của tác giả. -Luận án chưa đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hợp tác xã như: Trình độ người lao động, hiệu quả sử dụng vốn trong HTX. 140 4.4.2.4. Những vấn đề cần nghiên cứu tiếp -Sự vận động của hợp tác xã vận tải thủy- bộ nội địa như thế nào khi hệ thống đường sắt, đường cao tốc hoàn chỉnh. -Vấn đề đào tạo nhân lực cho hợp tác xã vận tải. - Chính sách huy động và sử dụng vốn trong hợp tác xã vận tải 141 Danh mục công trình của tác giả 1. Trần Ngọc Hạnh (2008), “Phát triển hợp tác xã vận tải thủy nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Giao thông vận tải (số 12/2008), tr 43-45,30 2. Trần Ngọc Hạnh, Trần Đỗ Liêm (2010),” Phát triển vận tải bằng ô tô ở tỉnh Đắclắk”, Tạp chí Giao thông vận tải (số 7/1010), tr 57-57 3. Trần Ngọc Hạnh (2011),” Về mô hình hợp tác xã vận tải trong nền kinh tế hội nhập quốc tế hiện nay ở nước ta”, Tạp chí Giao thông vận tải (số12/2011), tr 59-61 4. Trần Ngọc Hạnh (2012),” Hợp tác xã trong ngành Giao thông vận tải hiện nay ở nước ta, Tạp chí Khoa học xã hội (số 2(162)2012), tr 24- 26,40. 5. Trần Ngọc Hạnh (2014),”Định hướng và giải pháp cơ bản chủ yếu để phát triển hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Giao thông vận tải (số 3/2014)tr 46-48. 142 Danh mục tài kiệu tham khảo Tiếng việt 1. Ban chấp hành trung ương, Kết luận của bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và năng cao hiệu quả kinh tế tập thể tháng 01/2013 2. Ban chỉ đạo tổng kết Nghị quyết trung ương 5 khóa IX (BCHTW), Báo cáo tóm tắt tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và năng cao hiệu quả kinh tế tập thể năm2013 3. Bộ kế hoạch và Đầu tư, Thông tư 02/2006/TT-BKH, ngày 13/6/2006, Hướng dẫn thi hành Nghị định 88/2005/NĐ-CP, 4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư – vụ Hợp tác xã (2008), Một số nội dung cơ bản, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế tập thể, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Bộ giao thông vận tải (2007), Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX, Hà Nội. 6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Quyết định 1801/2003/QĐ-BGTVT, ngày 17/6/2003, Phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã trong ngành giao thông vận tải, 7. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Quyết định 32/2005/QĐ-BGTVT, ngày 17/6/2005, về : Xếp loại đường để tính cước vận tải, 8. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Quyết định 15/2007/QĐ-BGTVT, Qui định điều kiện tiêu chuẩn bến xe ô tô, 9. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Quyết định 16/2007/QĐ-BGTVT, Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo tuyến cố định, 10. Bộ Giao thông vận tải, Thông tư 20/2011/TT-BGTVT, ngày 31/3/2011 Qui định vận tải hành khách đường thủy nội địa, 11. Bộ Giao thông vận tải, Thông tư 16/2013/TT-BGTVT, ngày 30/7/2013 Qui định quản lý vận tải hành khách thủy từ bờ ra đảo, 12. Bộ Giao thông vận tải, Thông tư 18/2013/TT-BGTVT, ngày 06/8/2013 Qui định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải, 143 13. Chính phủ, Nghị định 177/2004/NĐ-CP, ngày 12/10/2004, Qui định chi tiết thi hành Luật Hợp tác xã 2003 14. Chỉ thị số 22/2003/CT-TTg ngày 03/10/2003 của Thủ Tướng Chính phủ về: Tiếp tục thúc đẩy thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về kinh tế tập thể. 15. Chính phủ, Nghị định 88/2005/NĐ-CP, ngày 11/7/2005, về: một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích thành lập hợp tác xã. 16. Chính phủ, Nghị định số 93/2012/QĐ-TTg, ngày 08 tháng 11 năm 2012, về việc: Điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, 17. Cục đường sông Việt Nam (2002), Tài liệu hội thảo phát triển vận tải thủy nội địa Việt Nam, Hà Nội. 18. Cục Thống kê Kiên giang, Niên giám thống kê 2010, 2012 19. Cục Thống kê Cà Mau, Niên giám thống kê 2010, 2012 20. Cục Thống kê Tp Cần Thơ, Niên giám thống kê 2010, 2012 21. Cục Thống kê Tiền giang, Niên giám thống kê 2010, 2012 22. Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. (trang 27 – 39). 23. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới( Đại hội VI, VII, VIII, IX), về phát triển kinh tế – xã hội, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2005. 24. Đảng Cộng sản Việt Nam với phong trào hợp tác xã ở Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia, Hà nội năm 2005 25. Đảng cộng sản Việt Nam,Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2011 26. Đại hội Liên minh hợp tác xã Châu Á – TBD (2008), Kỷ yếu 27. Học viện chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh – Tạp chí Cộng sản – Liên minh HTX Việt Nam – Báo Nhân dân (2007), tài liệu hội thảo khoa học quốc gia: Tư tưởng Hồ Chí Minh về hợp tác xã – những vấn đề lý luận và thực tiễn, Hà Nội. 28. Hợp tác xã vận tải thủy-bộ Tân Tiến, Hà Tiên, Kiên Giang (2005- 2012), Báo cáo tổng kết họat động sản xuất kinh doanh. 29. Hợp tác xã vận tải cơ giới thủy- bộ TP Mỹ Tho Tiền Giang (2009- 2012), Báo cáo tổng kết họat động sản xuất kinh doanh. 30. Hợp tác xã dịch vụ vận tải Toàn Thắng Cà Mau (2012), Báo cáo kết hoạt động sản xuất kinh doanh từ 1996 đến 2012. 144 31. Hợp tác xã Rạch Gầm Tiền Giang (2010), Báo cáo tổng kết họat động sản xuất kinh doanh (2006-2010). 32. Luật Hợp tác xã 1996, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 33. Luật hợp tác xã 2003 (2005), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 34. Luật Hợp tác xã năm 2013. Nxb Chính trị quốc gia- Hà Nội 35. Liên minh hợp tác xã Việt Nam, 100 HTX điển hình tiên tiến giai đoạn 2005-2010, Hà nội, tháng 10 năm 2010 36. Liên minh hợp tác xã Việt Nam (2004), Những hợp tác xã điển hính tiên tiến trong thời kỳ đổi mới, Nxb. Đại học sư phạm, Hà Nội 37. Liên minh hợp tác xã Việt Nam (2013) Tài liệu Hội nghị Ban chấp hành Liên minh hợp tác xã Việt Nam lần thứ VII(khóa IV) 38. Liên minh hợp tác xã Việt Nam (2013) Tài liệu Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết TW5 khóa IX về kinh tế tập thể 39. Liên minh hợp tác xã Tiền Giang (2010), Báo cáo tổng kết HTX điển hình tiên tiến, tỉnh Tiền Giang. 40. Liên minh hợp tác xã Cần Thơ (2007), Báo cáo tổng kết HTX điển hình tiên tiến, thành phố Cần Thơ. 41. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành TW Đảng khóa IX về: Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. 42. Thủ tướng Chính phủ-Quyết định số 1581/QĐ-TTg, ngày 09 tháng 10 năm 2009, về việc: Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. 43. Thủ tướng Chính phủ-Quyết định số 11/2012/QĐ-TTg, ngày 10 tháng 02 năm 2012, về việc: Phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long đến 2020 và định hướng 2030, 44. Tỉnh Ủy Cà Mau (2007), số 81/BC-TU, Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và năng cao hiệu quả kinh tế tập thể. 45. Tổng Cục Thống kê (2013), Niên giám thống kê 2012, Nxb Thồng kê, Hà nội 46. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Khuôn khổ pháp lý và kinh nghiệm phát triển hợp tác xã ở một số nước, NXB Hà Nội 1996, 47. Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau (2006), Số 90/BC-UBND, Báo cáo kế hoạch phát triển khu vực kinh tế tập thể 5 năm (2006-2010) tỉnh Cà Mau. 145 48. Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau (2011), Số 09/KH-UBND, Kế hoạch phát triển và năng cao hiệu quả kinh tế tập thể tỉnh Cà Mau giai đọan 2011-2015. 49. Phóng viên P.A (2008), Châu Âu vẫn còn hợp tác xã vận tải; Kinh nghiệm tổ chức hợp tác xã ở ThaiLan. Báo Giao thông vận tải online, (18/01; 11/4) 50. Phóng viên P.A (2010), Hợp tác xã giao thông vận tải: Cơ hội và thách thức. Báo Giao thông vận tải online, (25/8) 51. C. Mác-Ph. Ăngghen (1997), Toàn tập, tập 37, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà nội 52. C. Mác-Ph. Ăngghen (1981),Tuyển tập, tập 1, 2, Nxb, Sự thật, Hà Nội 53. C. Mác-Ph. Ăngghen (1983), Tuyển tập, tập 5,6, Nxb, Sự thật, Hà Nội 54. C.Mác (1986), Tư bản,tập 3, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà nội 55. C.Mác (1986), Tư bản,tập 3, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà nội 56. Đào Xuân Cần (chủ biên), (2012), Phong trào hợp tác xã một số nước trên thế giới và Việt Nam, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà nội 57. Mai Ngọc Cường (2005), Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội 58. Phạm Như Cương (2005), Một số vấn đề về đổi mới tư duy ở nước ta. Nxb Khoa học xã hội, Hà nội 59. Đặng Đình Cung (2012), Hợp tác xã và Việt Nam, diendan.org 60. Võ Văn Dũng (chủ biên), (2012), Kinh tế đồng bằng sông Cửu Long 2001-2011. Nxb Đại học Cần Thơ tập 1, tập 2 61. Lê Đình Doanh (2004), Trao đổi về sự nghiệp phát triển GTVT thủy nội địa ở Việt Nam, Tạp chí Cánh buồm (91+92) (tr 11, 50). 62. Võ Hùng Dũng (chủ biên) (2012), Kinh tế đồng bằng sông Cửu Long 2001-2011. Nxb Đại học Cần Thơ 63. Phạm Vân Đình (2007), Vấn đề hợp tác xã nông nghiệp của Việt Nam,Nxb, Nông nghiệp, Hà nội 64. Trần Đình Đằng - Bùi Minh Vũ - Hà Văn Khương (2007), Quản trị doanh nghiệp thích ứng với kinh tế thị trường trong giai đoạn phát triển mới ở Việt Nam, Nxb, Nông nghiệp, Hà Nội (tr 19, 222-242) 65. Việt Hà (2004) Mô hình HTX vận tải trong nền kinh tế mới, Tạp chí cánh buồm (97). (tr 24, 25). 66. Trần Ngọc Hạnh, Phát triển hợp tác xã vận tải thủy nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long, luận văn Thạc sỹ, năm 2008 146 67. Đình Phi Hổ (Chủ biên) (2006), Kinh tế Phát triển.Nxb,Thống kê, Hà Nội 68. Phương Huyền (2007), 5 năm thực hiện Nghị quyết TW 5(khóa IX) kết quả và các giải pháp, số 134+135, (tr 11-13) 69. Trần Đỗ Liêm (2002), Bước phát triển về phương tiện vận tải thủy ở đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Cánh buồm số 74,(tr7,9) 70. Trần Đỗ Liêm (2002),Vận tải thuỷ ngoài quốc doanh thời đổi mới, Tạp chí cánh buồm (78), (tr 11, 12). 71. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4,Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội 72. Hồ Chí Minh, Đường cách mệnh năm 1927 73. Lê Hữu Nghĩa - Đinh Văn Ân (đồng chủ biên) (2008), Phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam, lý luận và thực tiễn. Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội 74. Phạm Hữu Nghĩa (2000), Phát triển giao thông vận tải thủy nội địa hợp lý, phù hợp với từng vùng lãnh thổ, số 46,(tr 12,13) 75. Vũ Thị Ngọc Phùng (Chủ biên) (2006), Giáo trình kinh tế phát triển, Nxb, Lao động xã hội, Hà nội 76. Võ Thị Kim Sa (2012), Vai trò kép của hợp tác xã và vị trí của nó trong không gian xã hội, Tạp chí Nghiên cứu phát triển bền vững, số 2(35) 2012,( tr 40-48) 77. Nguyễn Văn Sang (2004), Các quốc gia trên thế giới, Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Đại Dương Nxb Trẻ, Hà nội 78. Ngô Xuân Sơn (2000), Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò vận tải thủy đa phương thức, tạp chí Cánh buồm (44), (tr 4, 22). 79. Ngô Xuân Sơn (2008), Đôi điều về sự phát triển đường thủy nội địa trong thời kỳ hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tạp chí Cánh Buồm, số146 80. Đặng Kim Sơn (2009), Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã ở Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản, Viện chính sách và Chiến Lược, Vụ Hợp tác xã, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 81. Ts Nguyễn Minh Tú (chủ biên) (2010), Mô hình tổ chức hợp tác xã kiểu mới. Nxb. Khoa học và kỹ thuật 82. Đào Công Tiến (chủ biên) (2001), Vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long, hiện trạng và giải pháp, Nxb Đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh 83. Nguyễn Ty (chủ biên) (2001), Phong trào hợp tác xã quốc tế qua gần hai thế kỷ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 147 84. Nguyễn Thanh Tuyền - Nguyễn Quốc Tế - Lương Minh Cừ (Đồng chủ biên) (2003), Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, Nxb, Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.(tr 163-168) 85. Nguyễn Thanh Tuyền (chủ biên) (2006), Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.(tr 19,20,21) 86. Hồ Thế Thường (2006), Vận tải đường sông-đồng bằng sông Cửu Long tiềm năng chưa được đánh thức, Tạp chí kinh tế phát triển, số 3 (tr24-26) 87. Văn Thái (2003), Địa lý kinh tế Việt Nam, Nxb Thống Kê, Hà nội 88. Bùi Thiềm - Cao Minh Phụng (1996), Sông và đường sông Việt Nam, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội (tr 13,17) 89. Bùi Thị hải Yến (chủ biên) (2009), Địa lý kinh tế-xã hội Châu Á, Nxb Giáo dục Viêt Nam, Hà Nội 90. V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 45, Nxb, Tiến bộ, Mascơva 91. Bùi Thị hải Yến (chủ biên) (2006), Địa lý kinh tế-xã hội Thế giới, Nxb Giáo dục Viêt Nam, Hà Nội 92. Hồng Vân (2010), Mô hình kinh tế hợp tác của một số nước Châu Á.Tạp chí công nghiệp số 10 93. www.lienminhhoptacxavietnam.com.vn 94. www.mpi.gov.vn 95. www.mt.gov.vn 96. www.giaothongvantai.com.vn 97. www.nhandan.org.vn 98. www.lmhoptacxakiengiang.gov.vn 99. www.rachgam.com.vn 100. www.vietask.com 101. www.clv.Triangle.vn 102. www.ICA.com 148 Tiếng Anh 1. Nao Imagawa, (2000), Giới thiệu kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản, Nxb Nông nghiệp, Hà nội. 2. Ja-Zenchu, (2000), Sowing the Seed of the Future- Japan is Agricultural Cooperative Country Paper 3. N.GREGORY MANKIW, Nguyên lý kinh tế học,(tập I) Khoa kinh tế học trường đại học Kinh tế quốc dân dịch (2003), Nxb Thống kê, Hà nội 4. Kimberly A.Zeuli anh Robert Cropp: Cooperative: Principles anh Practices in the 21 st century; University of Wisconsin-Extension, 2003. 5. Markus Hanisch: A Governance Perspective on the Role of Cooperatives in the EU-25, Humboldt University Berlin, June 2005. PHỤ LỤC Bảng phụ lục số 1 TÌNH HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ HTX VẬN TẢI Ở 04 TỈNH ĐBSCL TT Tên HTX, địa chỉ Năm thành lập Vốn điều lệ (triệu đồng) Tổng số xã viên (người) Tổ chức nhân sự Phương tiện Giá trị tài sản (triệu đồng) Ban quản trị (người) Cán bộ nghiệp vụ (người) Lao động trực tiếp (người) Xe khách (cái) Xe tải (cái) Tàu thuyền (cái) Tỉnh Bến Tre 1 HTX VT thủy bộ Bình Đại 2002 1.809,6 8 3 4 3 3 4 1.809,60 2 HTX VT thủy bộ Thạnh Phú 1995 27,0 27 4 6 9 2 27,00 3 HTX VT thủy bộ TX Bến Tre 1995 19.397,0 116 4 3 119 3 10,00 4 HTX Thủy bộ Châu Thành 1995 17.123 76 3 5 76 3 17.123 5 HTX xe khách Thống Nhất 1995 20.000 128 13 6 161 21.000 6 HTX Thủy bộ huyện Ba Tri 1996 5.191,0 31 4 5 35 2 5.191,00 Cộng 63.547,6 386,0 29,0 27,0 0,0 404 3 14 45.160 Tỉnh Tiền Giang 3 1 HTX Rạch Gầm 1979 50.000,0 258 3 6 5 500 220.000,00 2 HTX VT Chợ Gạo 1998 27.365,5 99 3 5 124 27.363,00 3 HTX VT cơ giới thủy bộ Tp Mỹ Tho 1984 67.618,0 437 3 6 167 158 119 68.433,00 4 HTX VT thủy bộ Toàn Thắng Gò Công 1998 63,8 153 3 3 61 4 63,80 5 HTX Thủy bộ Gò Công Tây 1999 903,9 55 3 3 33 4 297,70 6 HTX VT TX Gò Công 1999 8.232,0 41 3 5 46 8.232,00 7 HTX VT Tân Phước 1998 26.186,3 53 3 4 26 22.619,00 8 HTX Thủy bộ 2,9 Cái Bè 1978 12.871,0 223 3 3 182 5 11.961,00 9 HTX VT Thủy bộ H Cai Lậy 1989 4.769,0 246 3 3 132 6 4.569,00 10 HTX VT Thủy bộ Châu Thành 1978 12.423,0 135 3 4 120 8 11,90 Cộng 210.432, 5 1.700,0 30,0 42,0 0,0 891,0 158,0 646,0 363.550,7 Thành Phố Cần Thơ 1 HTX GTVT Kim Long 2004 751,0 25 2 3 10 751,00 2 HTX VT thủy bộ TP. Cần Thơ 1978 590,0 346 1 5 432 150 10 628,95 3 HTX VT Thủy bộ Phi Long TP. Cần Thơ 1988 85,0 54 1 5 35 30 476,00 4 HTX VT Thủy bộ Hoàng Nam 2004 4.400,0 7 1 4 4 3 3.600,00 5 HTX VT Thủy bộ Hoàng Tú 2004 205,0 51 3 3 48 6 5 40,00 6 HTX Thủy bộ H. Châu Văn Liêm 1997 5,0 290 2 4 8 12 3 1.000,00 7 HTX VTTB Phường Lê Bình 1996 30,0 65 2 3 65 8 36,00 8 HTX VTTB Thành Công Q. Ninh Kiều 2005 100,0 9 1 5 13 7 412,10 9 HTX Long Giang, Q. Ninh Kiều 2001 3.720,0 19 4 4 2 1.940,36 Cộng 9.886,0 866,0 17,0 36,0 0,0 609,0 156,0 66,0 8.884,4 Tỉnh Cà Mau 1 HTX GTVTTHH & DV TM Phương Ngân 2005 1.484,0 32 2 3 32 1.484,00 2 HTX Tân Phát H Cái Nước 1997 75,0 10 3 3 2 56,00 3 HTX VT Thủy bộ Thới Bình 1999 78,0 39 3 3 15 3 63,00 4 HTHX VT TB Đồng Tâm 1999 79,0 40 3 2 40 40 3.258,00 5 HTX Đồng Tiến 1998 237,4 145 3 5 107 1,50 6 HTX VT TB Minh Hải 1998 37,0 49 3 3 49 1 37,00 7 HTX Thủy bộ Toàn Thắng 1997 65,0 9 2 4 10 3 65,00 8 HTX VT Thủy bộ Thống Nhất 1997 20,0 17 3 4 27 2 6.750,00 Cộng 2.075,4 341,0 22,0 27,0 0,0 248,0 0,0 81,0 11.714,5 Nguồn số liệu: Ban chỉ đạo tổng điều tra về phát triển HTX vận tải nội địa năm 2007 – Bộ Giao thông vận tải Bảng phụ lục số 2 KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG HTX VẬN TẢI CỦA 04 TỈNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Đơn vị tính: triệu đồng TT Tên HTX, địa chỉ Doanh thu Chi phí Lợi nhuận sau thuế Lương (bq) Bộ phận gián tiếp Tổng số Từ hoạt động vận tải Từ hoạt động khác Tổng chi Nộp thuế Khách Hàng hóa Tỉnh Bến Tre HTX VT thủy bộ Bình Đại 250,00 28,00 135,00 0,5 HTX VT thủy bộ Thạnh Phú 209,12 162,12 30,00 17,00 115,80 75,00 93,32 0,6 HTX VT thủy bộ TX Bến Tre 1.971,37 1.497,27 468,00 6,10 1.182,23 253,09 556,69 1,2 HTX Thủy bộ Châu Thành 872,79 690,00 148,15 182,79 1,0 HTX xe khách Thống Nhất 17.978,72 17.978,72 17.889,20 536,43 89,53 1,8 HTX Thủy bộ huyện Ba Tri 3.719,35 1.258,80 2.375,80 84,75 3.398,11 42,42 322,23 0,7 Cộng 25.001,35 20.896,91 2.873,80 107,85 23.275,34 1.083,09 1.379,56 5,30 Tỉnh Tiền Giang HTX Rạch Ngầm 251.000,00 186.000,00 65.000,00 2.584,00 2.300,00 3,5 HTX VT Chợ Gạo 5.312,67 2.603,09 2.709,58 238,94 393,67 0,6 HTX VT cơ giới thủy bộ Tp Mỹ Tho 14.225,89 9.348,78 4.877,11 13.812,17 614,58 413,72 2,5 HTX VT thủy bộ Toàn Thắng Gò Công 215.563,68 108.482,81 75.480,87 31.600,00 146,67 1,2 HTX Thủy bộ Gò Công Tây 60,20 51,05 209,63 6,58 0,9 HTX VT TX Gò Công 2.724,38 2.183,35 541,03 2.333,27 120,39 391,11 1,0 HTX VT Tân Phước 11.926,80 419,35 11.341,64 165,81 286,13 250,05 1,6 HTX Thủy bộ 2,9 Cái Bè 4.875,82 4.299,82 576,00 246,50 1.586,34 1,0 HTX VT Thủy bộ H Cai Lậy 4.822,00 4.396,00 426,00 3.237,00 80,40 1.584,99 1,0 HTX VT Thủy bộ Châu Thành 174,25 85,65 88,60 126,02 9,86 0,6 Cộng 510.685,69 317.818,85 161.040,83 31.765,81 19.433,49 4.653,26 5.349,98 13,90 Thành Phố Cần Thơ HTX GTVT Kim Long 165,65 165,65 1,89 2,28 3,0 HTX VT đường bộ TP. Cần Thơ 6.946,25 6.700,05 246,20 336,19 142,50 2,5 HTX VT Thủy bộ Phi Long TP. Cần Thơ 11.133,00 1.368,00 9.765,00 694,05 976,6 1,5 HTX VT Mê Công Q. Ninh Kiều 13.023,10 9.530,74 1.742,36 1.750,00 11.877,29 483,61 824,98 3,5 HTX VT Thủy bộ Hoàng Nam 2.789,00 1.493,00 1.296,00 1,50 978,90 1,5 HTX VT Thủy bộ Hoàng Tú 2.259,38 700,00 1.518,19 41,19 112,31 875,4 1,8 HTX Thủy bộ H. Châu Văn Liêm 165,92 145,31 3,18 17,43 175,27 81,63 2,28 1,5 HTX VTTB Phường Lê Bình 37,93 37,93 4,73 1,5 1,0 HTX VTTB Thành Công Q. Ninh Kiều 1.128,44 360,00 768,44 304,23 3,,6 HTX Long Giang, Q. Ninh Kiều 3.575,00 3.575,00 32,47 19,92 2,8 Cộng 41.223,67 20.500,68 18.914,37 1.808,62 12.052,56 1.748,38 2.272,81 12,80 Tỉnh Cà Mau HTX GTVTTHH & DV TM Phương Ngân 19.300,00 19.300,00 19.000,00 804,00 294,00 1,5 HTX Tân Phát H Cái Nước 4.567 145,00 67,8 1,5 HTX VT Thủy bộ Thới Bình 9.245 321,00 78,5 0,5 HTHX VT TB Đồng Tâm 158.008,32 155.865,60 2.142,72 156.069,65 1.113,60 1.056,00 1,1 HTX Đồng Tiến 12.457,0 324,8 237,0 0,6 HTX VT TB Minh Hải 36.000,00 22.000,00 14.000,00 21.772,00 14,00 14,00 2,0 HTX Thủy bộ Toàn Thắng 439,54 4,10 142 0,2 HTX VT Thủy bộ Thống Nhất 8.000,00 7.000,00 1.000,00 1.368,10 4,10 0,7 Cộng 221.308,32 184.865,60 36.442,72 196.841,65 1.368,10 4,60 Nguồn: Ban chỉ đạo tổng điều tra phương tiện vận tải nội địa toàn quốc năm 2007 – Bộ giao thông vận tải

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfla_tran_hong_hanh_6767.pdf
Luận văn liên quan