Luận án Phát triển nguồn nhân lực ngành kiểm sát nhân dân

Bảo đảm tài chính để có kinh phí tăng cường cơ sở, vật chất, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, phục vụ việc đổi mới nội dung, phương pháp nghiên cứu, giảng dạy; động viên khuyến khích được người dạy và người học tích cực, say mê nghiên cứu, thu hút được các nhà khoa học có uy tín tham gia đào tạo từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng NNL ngành KSND. Do đó, Ngành KSND cần huy động có hiệu quả các nguồn lực, đa dạng hóa các nguồn tài chính cho đào tạo, bồi dưỡng. Trên cơ sở dự toán về tổng nhu cầu kinh phí chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành KSND giai đoạn 2021 - 2025 và hàng năm, Viện KSND tối cao đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và cấp kinh phí đào tạo, bồi dưỡng hằng năm theo giúp cho ngành KSND có điều kiện quy hoạch chuẩn phát triển NNL, mở rộng quy mô đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo NNL ngành KSND đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. Đồng thời, mở rộng các nguồn lực tài chính phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng thông qua thể chế hóa cơ chế nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Nghiên cứu đổi mới cơ chế phân bổ và quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đảm bảo thiết thực và hiệu quả, tránh lãng phí.

doc194 trang | Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 219 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển nguồn nhân lực ngành kiểm sát nhân dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i ngũ giảng viên yên tâm công tác. Thường xuyên đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng NNL ngành KSND theo hướng cơ bản, thiết thực, hiện đại gắn với hội nhập quốc tế. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cần tập trung vào nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật những kiến thức mới cho NNL ngành KSND đáp ứng với yêu cầu của cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. Việc xây dựng chương trình giảng dạy đảm bảo tính khoa học, hệ thống, toàn diện, hợp lý, thiết thực và phù hợp với quy định của Luật Tổ chức VKSND năm 2014 và các luật mới về tư pháp bảo đảm có chất lượng, chuyên sâu về nghiệp vụ, sát thực tiễn, gắn với yêu cầu nhiệm vụ và chuẩn hóa đội ngũ công chức, viên chức theo quy định. Rà soát, biên soạn lại giáo trình, tài liệu giảng dạy về tố tụng dân sự, tố tụng hành chính và công tác kiểm sát dân sự, hành chính. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu cho cán bộ, kiểm sát viên làm công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hành chính trong toàn Ngành để kịp thời triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật tố tụng dân sự; Luật tố tụng hành chính. Đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng theo hướng hiện đại, phải kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phát huy tính tích cực, chủ động của người học, tăng cường trao đổi thông tin, kiến thức giữa giảng viên với học viên, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng NNL ngành KSND thông qua thực tế hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Vụ Tổ chức cán bộ hướng dẫn VKSND địa phương tăng cường phối hợp với các cơ sở đào tạo của Ngành mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng hoặc tự đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là bồi dưỡng kỹ năng tranh tụng, kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, các vụ án hành chính cho Kiểm sát viên, nâng cao chất lượng bài phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, các kỹ năng nghiệp vụ khác của công chức; đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, kỹ năng lãnh đạo, quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ ở trong nước và nước ngoài. Kiện toàn các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Ngành. Tập trung củng cố, tăng cường hai Trường đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát (Trường đại học Kiểm sát Hà Nội và Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại thành phố Hồ Chí Minh) về mọi mặt để đủ sức đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của Ngành theo yêu cầu cải cách tư pháp. Hai Trường phải phối hợp chặt chẽ với Vụ tổ chức cán bộ VKSND tối cao, các đơn vị hữu quan đẩy mạnh xây dựng Nhà trường thực sự trở thành các Trung tâm mạnh về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm sát và tập huấn nghiệp vụ cho Ngành. Tiếp tục trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Kiểm sát tại thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở nâng cấp Trường Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại thành phố Hồ Chí Minh để cơ sở đào tạo này thực hiện hai chức năng đào tạo cử nhân luật bổ sung nguồn tuyển dụng công chức nghiệp vụ kiểm sát và đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trong ngành. Củng cố, nâng cấp các Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ của Ngành tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An và tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; xây dựng mới các Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ tại thành phố Cần Thơ và tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Đồng thời, khuyến khích Viện KSND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên môn, nghiệp vụ; tăng cường quan hệ phối hợp giữa các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng với các đơn vị trực thuộc Viện KSND tối cao, Viện KSND các địa phương để tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, các lớp tập huấn về chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học, tiết kiệm chi phí và huy động được các chuyên gia thực tiễn ở Viện KSND các địa phương vào công tác đào tạo, bồi dưỡng góp phần thực hiện tốt Quy chế công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân. Ba là, tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng NNL ngành KSND Trong điều kiện nước ta đang đẩy mạnh hội nhập quốc, hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo là một xu thế khách quan mang tính toàn cầu, đem lại cơ hội lớn, quan trọng đối với phát triển giáo dục, đào tạo của đất nước, trong đó có đào tạo, bồi dưỡng NNL ngành Kiểm sát để nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Do đó, cần tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng NNL ngành KSND với các nước có nền tư pháp tiên tiến nhằm đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý, những chuyên gia về nghiệp vụ và nâng cao trình độ ngoại ngữ cho công chức, viên chức trong Ngành. Mời giảng viên, chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm tham gia giảng dạy cho cán bộ, công chức của Ngành tại Việt Nam. Xây dựng và thực hiện Đề án Trao đổi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Kiểm sát viên với một số nước có nền tư pháp tiên tiến nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ, kiến thức pháp luật của NNL ngành KSND phục vụ hội nhập quốc tế; tổ chức tốt các hoạt động đi nghiên cứu, học tập kinh nghiệm để nâng cao kiến thức thực tế cho cán bộ, công chức. Tranh thủ các nguồn lực và kinh nghiệm của các tổ chức, dự án quốc tế về công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực; trang bị tốt các điều kiện, nhất là về trình độ ngoại ngữ cho cán bộ, công chức đáp ứng tiêu chuẩn để được cử đi học ở nước ngoài theo các Đề án của Chính phủ Việt Nam, Ban Tổ chức Trung ương Đảng hoặc dự án, quỹ học bổng của một số nước và tổ chức quốc tế. Bốn là, bảo đảm tài chính cho công tác đào tạo, bồi dưỡng NNL ngành KSND Bảo đảm tài chính để có kinh phí tăng cường cơ sở, vật chất, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, phục vụ việc đổi mới nội dung, phương pháp nghiên cứu, giảng dạy; động viên khuyến khích được người dạy và người học tích cực, say mê nghiên cứu, thu hút được các nhà khoa học có uy tín tham gia đào tạotừ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng NNL ngành KSND. Do đó, Ngành KSND cần huy động có hiệu quả các nguồn lực, đa dạng hóa các nguồn tài chính cho đào tạo, bồi dưỡng. Trên cơ sở dự toán về tổng nhu cầu kinh phí chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành KSND giai đoạn 2021 - 2025 và hàng năm, Viện KSND tối cao đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và cấp kinh phí đào tạo, bồi dưỡng hằng năm theo giúp cho ngành KSND có điều kiện quy hoạch chuẩn phát triển NNL, mở rộng quy mô đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo NNL ngành KSND đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. Đồng thời, mở rộng các nguồn lực tài chính phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng thông qua thể chế hóa cơ chế nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Nghiên cứu đổi mới cơ chế phân bổ và quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đảm bảo thiết thực và hiệu quả, tránh lãng phí. 4.2.5. Phát huy tính thần tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện của nguồn nhân lực ngành Kiểm sát nhân dân Đây là giải pháp mang tính then chốt, quyết định đến việc phát triển NNL ngành KSND. Bởi vì, lý luận mácxít đã khẳng định, trong sự vận động, phát triển của mỗi sự vật, hiện tượng cũng như mỗi con người, yếu tố tự thân vận động bao giờ cũng là nguồn gốc, động lực của sự phát triển. Thực tiễn cho thấy, chính vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo, tự học tập, nghiên cứu, tu dưỡng rèn luyện của từng người trong NNL ngành KSND là yếu tố trực tiếp nhất quyết định sự phát triển các phẩm chất nhân cách của họ. Đối với mỗi người trong NNL ngành KSND, họ là những người phải có trình độ kiến thức, năng lực chuyên môn tốt, đồng thời phải có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt. Không có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt, trình độ, năng lực chuyên môn kém thì họ sẽ không thể thực hiện được chức năng, nhiệm vụ được giao. Song, những phẩm chất nhân cách đó của họ không tự nhiên mà có hoặc hình thành, phát triển trong một sớm, một chiều mà là kết quả của quá trình tự nghiên cứu, học tập, tu dưỡng, rèn luyện thường xuyên, liên tục, bền bỉ, công phu, với sự tích cực, tự giác rất cao. Thực tế cho thấy, dù tổ chức quan tâm, môi trường, điều kiện thuận lợi, chính sách đãi ngộ thỏa đáng cũng chưa chắc mỗi người trong NNL ngành KSND có sự tiến bộ nếu bản thân họ không nỗ lực phấn đấu. Vì vậy, phát huy vai trò tích cực, tự học tập, nghiên cứu, tu dưỡng, rèn luyện là yêu cầu khách quan, là giải pháp cơ bản góp phần phát triển NNL ngành KSND hiện nay. Trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ phát triển, bùng nổ thông tin toàn cầu, việc phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo, tự học tập, nghiên cứu, tu dưỡng, rèn luyện của từng người trong NNL ngành KSND không chỉ là yêu cầu khách quan mà còn mang tính cấp bách. Bởi, nếu không nỗ lực tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện thì trình độ kiến thức của họ sẽ bị cùn mòn, bị lạc hậu, không theo kịp với sự phát triển của tri thức nhân loại nói chung, tri thức ngành nói riêng. Và do đó, chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của họ sẽ thấp, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Đúng như V.I.Lênin đã khẳng định: “Người ta chỉ có thể trở thành người cộng sản khi biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra” [52, tr.362]. Ngày nay, chúng ta coi tri thức đồng nghĩa với phát triển, tri thức là chìa khóa của mỗi người giải quyết các vấn đề đặt ra cho bản thân, chìa khóa đi vào tương lai thì việc thường xuyên, tích cực tự học tập, tự nghiên cứu đối với mỗi người nói chung, từng người trong NNL ngành KSND nói riêng càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Thực trạng phát triển NNL ngành KSND cho thấy, bên cạnh đại đa số từng người trong NNL ngành KSND có ý thức phấn đấu tốt, thường xuyên tích cực, tự giác nghiên cứu, học tập, tu dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất và năng lực của mình, vẫn còn một số người có biểu hiện thỏa mãn dừng lại, thiếu tích cực nghiên cứu, học tập, tu dưỡng, rèn luyện, dẫn đến trình độ, năng lực còn hạn chế, kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ không tương xứng với vị thế và trình độ đào tạo, Để phát huy vai trò tích cực, sáng tạo, tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện của từng người trong NNL ngành KSND cần thực hiện tốt một số biện pháp cơ bản sau: Một là, thường xuyên giáo dục, xây dựng động cơ, xu hướng nghề nghiệp đúng đắn cho từng người trong NNL ngành KSND Chỉ có trên cơ sở động cơ, xu hướng nghề nghiệp đúng đắn, yêu ngành, yêu nghề, say mê, gắn bó với công việc trồng người thì từng người trong NNL ngành KSND mới tích cực, chủ động, sáng tạo, tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện để nâng cao trình độ kiến thức, năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức, lối sống; mới phát huy cao độ vai trò, tiềm năng sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, mang lại chất lượng, hiệu quả lao động cao, xứng đáng với vị thế và trình độ đào tạo. Cấp ủy, quản lý các cấp cần thường xuyên làm tốt công tác giáo dục làm cho NNL ngành KSND hiểu sâu sắc hơn về vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của mình; luôn quán triệt sâu sắc yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ ngành KSND Trên cơ sở đó, mỗi giảng viên cần xác định cho mình động cơ, thái độ, trách nhiệm đúng đắn với chức trách, nhiệm vụ được giao; không thỏa mãn dừng lại, hoặc bằng lòng với chính mình mà luôn đặt ra yêu cầu cao đối với bản thân để rèn luyện, phấn đấu. Từng người trong NNL ngành KSND cần đề cao lòng “tự trọng” đối với nghề nghiệp, với vị thế của mình; thường xuyên rèn luyện, phấn đấu cho xứng đáng với vị thế, chức danh và nhiệm vụ được giao. Không để cho những cám dỗ vật chất tầm thường làm mờ đi nhân cách và những danh hiệu cao quý đó. Đồng thời, luôn tích cực, tự học tập, nghiên cứu, tu dưỡng, rèn luyện, coi đó là một nhu cầu thiết yếu, một việc làm thường xuyên để không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; trình độ tri thức, năng lực chuyên môn của mình đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cải cách tư pháp. Hai là, từng cán bộ, công chức, viên chức trong NNL ngành KSND cần có kế hoạch tự phấn đấu, tu dưỡng rèn luyện Trên cơ sở xác định tốt động cơ, thái độ trách nhiệm đối với chức trách, nhiệm vụ của mình, từng người trong NNL ngành KSND cần xây dựng kế hoạch tự phấn đấu, tu dưỡng rèn luyện bản thân. Kế hoạch phải xác định rõ nội dung tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện trên cơ sở tự đánh giá bản thân về mọi mặt; đối chiếu với yêu cầu đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ của ngành và yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ NNL ngành KSND; nhận rõ những điểm mạnh, điểm yếu, những thiếu hụt của bản thân, từ đó tự đặt ra yêu cầu cao, xác định quyết tâm và biện pháp cụ thể để phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện không ngừng nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực của mình. Ba là, tổ chức tốt, thường xuyên phong trào thi đua yêu nước trong ngành KSND Thông qua phong trào thi đua, tiếp tục giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho đội ngũ giảng viên trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, cổ vũ, khích lệ mọi giảng viên tích cực phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ, năng lực chuyên môn; khơi dậy và phát huy tiềm năng sáng tạo của họ trong giảng dạy và nghiên cứu, đóng góp tích cực cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và nghên cứu khoa học của các học viện. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong đội ngũ cán bộ giảng viên, nhất là tấm gương tự học của người. Từng người trong NNL ngành KSND, nhất là người đứng đầu, chủ trì các cơ quan, đơn vị, địa phương phải là một tấm gương mẫu mực về đạo đức, tự học và sáng tạo. Cấp ủy, chỉ huy các cấp thường xuyên tiến hành sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, kịp thời biểu dương khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu về tự học tập, nghiên cứu, tự tu dưỡng, rèn luyện; có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ tự học, tự rèn, nhân rộng điển hình để mọi người học tập, noi theo. Bốn là, thường xuyên quan tâm lãnh đạo tạo điều kiện thuận lợi để từng người trong NNL ngành KSND tự học tập, nghiên cứu, tu dưỡng, rèn luyện Cấp ủy, quản lý các cấp, trực tiếp là cấp ủy, quản lý các cấp cơ sở cần lãnh đạo, quản lý chặt chẽ, thường xuyên việc tự học tập, nghiên cứu, tự tu dưỡng, rèn luyện của từng người trong NNL ngành KSND. Cần đưa nội dung tự học tập, nghiên cứu, tự tu dưỡng, rèn luyện của họ vào trong nghị quyết lãnh đạo hàng tháng, hàng quý, năm và nhiệm kỳ. Coi việc tự học tập, nghiên cứu, tu dưỡng, rèn luyện là một tiêu chí trong xem xét, đánh giá, phân loại cán bộ; phân tích chất lượng đảng viên cuối năm. Chỉ đạo, triển khai cho từng người trong NNL ngành KSND xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tự học tập, nghiên cứu, tu dưỡng, rèn luyện của mình. Trong bối cảnh hiện nay, cần định hướng cho từng người trong NNL ngành KSND tự học tập, nghiên cứu, tu dưỡng, rèn luyện nâng cao toàn diện phẩm chất, năng lực của họ. Bên cạnh việc tự học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ kiến thức chuyên ngành, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cần tích cực học tập, nghiên cứu nâng cao kiến thức kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hộiĐặc biệt, để đáp ứng yêu cầu hội nhập hiện nay từng người trong NNL ngành KSND cần tích cực, chủ động học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, khả năng sử dụng, khai thác các phương tiện, kỹ thuật hiện đại đồng thời rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức, tinh thần dân tộc. Đó là những nội dung cần phải được coi trọng trong quá trình tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện của từng người trong NNL ngành KSND trong giai đoạn hiện nay. Cấp ủy, quản lý các cấp thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc tự học, tự nghiên cứu, tu dưỡng, rèn luyện của từng người trong NNL ngành KSND. Định kỳ tiến hành tổ chức kiểm tra, sát hạch trình độ, năng lực của NNL ngành KSND cả về nhận thức chính trị và chuyên môn nghiệp vụ, qua kết quả sát hạch, kiểm tra để điều chuyển sang làm công tác phù hợp với trình độ, năng lực và sở trường của cán bộ, Kiểm sát viên. Những cán bộ, Kiểm sát viên có những vi phạm pháp luật trong thực hiện công tác kiểm sát do năng lực kém thì miễn nhiệm hoặc không tái bổ nhiệm khi hết nhiệm kỳ. Có như vậy, Kiểm sát viên mới nâng cao ý thức trách nhiệm và tự giác trong học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ và năng lực công tác đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho. Mặt khác, thường xuyên quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần; tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để họ yên tâm công tác, gắn bó với nghề, tích cực, học tập, nghiên cứu, tu dưỡng, rèn luyện không ngừng nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngành KSND. Năm là, tăng cường công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện cán bộ, công chức, viên chức trong Ngành Công tác quản lý NNL phải đảm bảo yêu cầu toàn diện, bao gồm quản lý cả về số lượng và chất lượng, nắm chắc từng người về các mặt: tư tưởng lập trường, trình độ năng lực, sức khỏe, mối quan hệ trong công tác, ưu điểm, khuyết điểm, hoàn cảnh gia đình... cả trong quá khứ, hiện tại và triển vọng phát triển. Trong công tác quản lý phải gắn quản lý người với quản lý việc, xoá bỏ cách đánh giá đơn thuần chỉ dựa theo các tiêu thức trung gian (học vị, bằng cấp, tuổi tác, thâm niên công tác), song song với việc quản lý tại hồ sơ lý lịch, phải quản lý thông qua kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Để quản lý tốt đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cần tiến hành đổi mới việc phân công, phân cấp quản lý cán bộ nhằm xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cấp quản lý, theo hướng phân cấp mạnh hơn cho các VKSND địa phương, bảo đảm nguyên tắc trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Gắn trách nhiệm quản lý cán bộ, công chức, viên chức với trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, xuất phát từ nhiệm vụ chính trị để đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng cán bộ. Phải nắm chắc phẩm chất, năng lực và sức khoẻ của từng cán bộ để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm, sử dụng, đãi ngộ một cách hợp lý, đồng thời lập hồ sơ cá nhân và thường xuyên bổ sung đầy đủ các mặt phát sinh của cán bộ. Việc giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ chính trị và nghiệp vụ, thực hiện đúng lương tâm và trách nhiệm của người cán bộ kiểm sát là yêu cầu có tính thường xuyên, liên tục. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”, gắn với việc thực hiện tốt 5 đức tính mà Bác Hồ đã dạy đối với người cán bộ Kiểm sát: “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”. Thường xuyên quan tâm quản lý sức khỏe của cán bộ, công chức, viên chức trong Ngành. Đối với nhưng người không đáp ứng tiêu chí phải có biện pháp khuyến khích họ rèn luyện thân thể, điều trị bệnh tật để đạt tiêu chí. Ví dụ, đối với những người thừa cân, béo phì phải có biện pháp để họ giảm cân; đối với những người mắc các bệnh nền phải có biện pháp để họ đi khám, chữa bệnh... Kết luận chương 4 Phát triển NNL ngành KSND là một nội dung quan trọng để đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế xây dựng ngành tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình phát triển NNL ngành KSND cần quán triệt 4 quan điểm mang tính định hướng, đó là: (1) phát triển NNL ngành KSND phải trên cơ sở Chiến lược cải cách tư pháp, Chiến lược phát triển NNL ngành tư pháp giai đoạn 2021 - 2030 và Luật tổ chức VKSND năm 2014; (2) phát triển NNL ngành KSND là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và ngành KSND; (3) phát triển NNL ngành KSND phải gắn với quá trình hội nhập quốc tế; (4) phát triển NNL ngành KSND phải toàn diện phù hợp với từng giai đoạn. Quán triệt các quan điểm trên luận án đề xuất 05 giải pháp phát triển NNL ngành KSND về: nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể; xây dựng, bổ sung, hoàn thiện chiến lược, quy hoạch; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng; hoàn thiện cơ chế, chính sách; phát huy tính thần tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện của NNL ngành KSND. Mỗi giải pháp có vị trí, vai trò, biện pháp khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất, biện chứng với nhau, đòi hỏi cần phải được thực hiện đồng bộ để tạo thành sức mạnh tổng hợp nhằm không ngừng phát triển NNL ngành KSND thời gian tới. KẾT LUẬN 1. Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế nước ta đã đạt ra yêu cầu phải cải cách tư pháp. Điều nay đòi hỏi ngành tư pháp nói chung và ngành KSND nói riêng phải đẩy mạnh phát triển NNL đáp ứng với yêu cầu thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở tổng quan khá toàn diện các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án có thể khẳng định: vẫn còn những “khoảng trống” về lý luận và thực tiễn để tác giả nghiên cứu; do đó, đề tài “Phát triển nguồn nhân lực ngành Kiểm sát nhân dân” là một công trình khoa học độc lập, vừa kế thừa biện chứng kết quả nghiên cứu đã có, vừa đóng góp mới ở cả phương diện nội dung và hình thức. 2. Nguồn nhân lực ngành KSND là tổng hòa thể lực, trí lực, tâm lực của cán bộ, công chức, viên chức trong Ngành với số lượng phù hợp và cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành KSND. NNL ngành KSND bên cạnh những điểm chung của NNL Việt Nam hiện nay cũng có những đặc điểm riêng, đó là: chất lượng NNL ngành KSND có một số yêu cầu mang tính đặc thù của ngành; nguồn nhân lực ngành KSND có hiểu biết sâu sắc và vận dụng nhanh chóng luật pháp; nguồn nhân lực ngành KSND có cơ cấu phức tạp, nhiều lĩnh vực trong hoạt động tố tụng khác nhau; nguồn nhân lực ngành KSND được tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm và sử dụng theo một quy trình riêng và rất chặt chẽ. NNL ngành KSND trong bối cảnh hiện nay chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố cả bên ngoài và bên trong, khi nhìn nhân về NNL ngành KSND cần nhận thức rõ những yếu tố ảnh hưởng này. Đặc biệt cần dựa vào các tiêu chí cả về định tính và định lượng đẻ xem xét đánh giá NNL của ngành KSND cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Đó cũng là những cơ sở lý luận xác đáng để đánh giá thực trạng NNL ngành KSND Việt Nam. Phát triển NNL ngành KSND là đòi hỏi khách quan của yêu cấu nhiệm vụ hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Theo đó cần nhận thức đúng về bản chất của phát triển NNL ngành KSND, đồng thời cần nghiên cứu kinh nghiệm phát triển NNL ngành Kiểm sát ở một số nước trên thế giới, từ đó rút ra bài học cho phát triển NNL ngành KSND. 3. Thực trạng NNL ngành KSND đã cho thấy: số lượng và chất lượng nguồn nhân lực ngành KSND về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành; cơ cấu NNL ngành KSND về cơ bản đã phù hợp với yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng cấp trong ngành. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn một số hạn chế như: số lượng chưa đáp ứng đủ theo biên chế, chất lượng có mặt còn hạn chế; cơ cấu về trình độ, lứa tuổi cũng còn những bất cập. Từ thực trạng NNL ngành KSND của nước ta hiện nay cho thấy nổi lên một số mâu thuẫn như: mâu thuẫn giữa yêu cầu bảo đảm số lượng NNL ngành KSND theo yêu cầu nhiệm vụ với thực hiện chủ trương của Đảng về tinh giản biên chế đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; mâu thuẫn giữa yêu cấu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành KSND với chất lượng NNL có mặt còn hạn chế; mâu thuẫn giữa yêu cầu cao về chất lượng NNL ngành KSND với những hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng NNL của Ngành hiện nay. 4. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu trên đây tác giả đề xuất 4 quan điểm, 5 giải pháp phát triển NNL ngành KSND thời gian tới. Trong đó, giải pháp về mặt nhận thức; xây dựng, bổ sung, hoàn thiện chiến lược, quy hoạch phải đi trước một bước và là điều kiện tiên quyết để thực hiện các giải pháp tiếp theo; giải pháp về công tác đào tạo, bồi dưỡng; hoàn thiện cơ chế, chính sách; phát huy tính thần tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện của NNL ngành KSND phải tạo động lực thực sự cho phát triển phát triển NNL ngành KSND. Tác giả luận án cho rằng, việc tiến hành đồng bộ, toàn diện những giải pháp nêu trên trong mối quan hệ biện chứng với nhau sẽ tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển NNL ngành KSND thời gian tới. 5. Phát triển NNL ngành KSND là vấn đề lớn mang tầm quốc gia, đòi hỏi phải được nghiên cứu công phu, trên quy mô rộng lớn, với sự đầu tư của nhiều nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực hoạch định đường lối, chính sách dưới góc độ Kinh tế chính trị học. Yêu cầu của việc thực hiện nó phải có chiến lược, chương trình, kế hoạch thật sự khoa học, cụ thể, phù hợp. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của luận án mới chỉ là bước đầu, với mong muốn có được đóng góp nhất định vào vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trên. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Khắc Hải (2022), “Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành Kiểm sát nhân dân”, Tạp chí Công thương số 21 - tháng 9/2022, tr.142-145. 2. Nguyễn Khắc Hải (2022), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp”, Tạp chí Quản lý nhà nước điện tử, ngày 11/10/2022, Https://www.quanlynhanuoc.vn/2022/10/11/. 3. Nguyễn Khắc Hải (2022), “Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ngành kiểm sát ở Liên bang Nga và Trung Quốc - bài học rút ra cho Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 28 - tháng 10/2022, tr.65-68. 4. Nguyễn Khắc Hải (2022), “Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ngành Kiểm sát nhân dân hiện nay”, Tạp chí Tài chính, số tháng 10/2022, tr.112-114. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Đào Ngọc Anh (2019), “Cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra đối với đào tạo nguồn nhân lực du lịch”, Tạp chí Khoa học và công nghệ, Trường đại học Hùng Vương, số (3), tr.69-76. Hoàng Chí Bảo (2016), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập”, Tạp chí Tuyên giáo, số (7), tr.65-68. Lưu Tiểu Bình (2011), Lý luận và phương pháp đánh giá nguồn nhân lực hiện nay, Nxb Đại học Vũ Hán. Bộ Chính trị (2010), Về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Nghị quyết 49-NQ/TW, ngày 02/6/2005, Hà Nội. Bộ Chính trị (2010), Về việc thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Kết luận số 79 - KL/TW, ngày 28/7/2010, Hà Nội. Bộ Chính trị (2015), Về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Nghị quyết 39-NQ/TW ngày 17/4/2015, Hà Nội. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Tổng cục Dạy nghề (2014), Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực và cơ hội việc làm, Nxb Dân trí, Hà Nội. Bộ Tư pháp (2012), Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển NNL ngành Tư pháp giai đoạn 2011 - 2020, Quyết định 358/QĐ-BTP, ngày 06/3/2012, Hà Nội. Hoàng Bổng (2019), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Kiểm toán nhà nước Việt Nam, Luận án tiến sĩ Quản trị kinh doanh, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam Nguyễn Thị Hồng Cẩm (2013), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Cao Minh Công (2015), Giáo trình đạo đức người cán bộ kiểm sát, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Hoàng Văn Châu (2009), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho hội nhập kinh tế - vấn đề cấp bách sau khủng hoảng”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số (38), tr.3-9. Trần Thanh Chuyền (2013), Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp quốc phòng nòng cốt thời kỳ mới, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. Nguyễn Sinh Cúc (2014), “Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực”, Tạp chí Lý luận Chính trị, số (02), tr.101-102. Đỗ Văn Cương (2022), “Phát triển nhân lực khoa học và công nghệ: Những vấn đề cần quan tâm”, Tạp chí Khoa học và công nghệ Việt Nam, số 9, tr. 20-22. Đỗ Văn Dạo (2013), Phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa Quân đội nhân dân Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị, Hà Nội. Phạm Thị Diễm (2018), “Chính sách nhân tài của Singapore và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số (6), tr.59-64. Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng có hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội. Nguyễn Tiến Dũng (2011), Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng nhu cầu cạnh tranh của thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Mã số: CT2011-01) của Viện Nghiên cứu Khoa học dạy nghề, Tổng cục Dạy nghề, Hà Nội. Chu Quốc Dũng (2019), Phát triển nguồn nhân lực báo chí Công an nhân dân, Luận án tiến sĩ, chuyên ngành Kinh tế Chính trị, Học viện Chính trị, Hà Nội. Chu Quốc Dũng (2019), “Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của cơ quan báo chí ngành Tư pháp”, Tạp chí Tài chính, số (701), tr.128-130. Bùi Xuân Dũng (2022), Giá trị văn hoá truyền thống dân tộc với nguồn nhân lực Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết số 27-NQ/TW về Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Hội nghị Trung ương 4 (Khoá XII), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia - Sự Thật, Hà Nội. Đảng ủy Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2020), Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao lần thứ XXIV nhiệm kỳ 2015 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020 - 2025, Hà Nội. Lê Thị Hồng Điệp (2012), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và đào tạo: phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nxb giáo dục, Hà Nội. Trương Thị Hồng Hà (2008), “Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp của Nhật Bản”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số (5), tr.31-34. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Phạm Minh Hạc (2008), Phát triển con người, nguồn nhân lực - quan niệm và chính sách, trong tình hình hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Lương Đình Hải (2009), “Trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 6, tr.28-30. Đỗ Phú Hải (2014), “Chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số (74), tr. 21-29 Nguyễn Chí Hải (2015), “Kinh tế Việt Nam: giải pháp vượt đáy và tăng trưởng bền vững”, Kỷ yếu hội thảo Kinh tế mùa xuân năm 2015, Ủy ban kinh tế của Quốc hội, Hà Nội. Thẩm Vinh Hoa, Ngô Quốc Diện (2008), Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Lê Nguyên Hoàn (2012), Phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài - Một số kinh nghiệm thế giới, Nxb Chính trị Hành chính, Hà Nội. Cảnh Chí Hoàng, Trần Vĩnh Hoàng (2013), “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Hội nhập và Phát triển, số (12), tr.70-77. Ngũ Quang Hồng (2009), “Nghiên cứu so sánh cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát giữa Việt Nam và Trung Quốc”, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, số (25), tr.110-114. Phạm Mạnh Hùng (2010), Xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm sát đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, Đề tài khoa học cấp Bộ, VKSND tối cao. Đặng Hữu (2010), “Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài theo yêu cầu phát triển kinh tế tri thức”, Tạp chí Lý luận chính trị, số (8), tr.60-65. Đoàn Khải (2000), Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Đoàn Văn Khái (2005), Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội. Nguyễn Ngọc Khánh (2008), “Về Viện kiểm sát Liên bang Nga”, Công thông tin điện tử Viện KSND tối cao, https://vksndtc.gov.vn/tintuc/ Pages/lists.aspx?Cat=16&ItemID=7841, ngày 13/4/2008. Nguyễn Văn Khánh (2012), Nguồn lực trí tuệ Việt Nam lịch sử, hiện trạng và triển vọng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Ngọc Khương, Nguyễn Hoàng Phong (2016), “Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016 - 2020”, Tạp chí Giáo dục, số (375), tr.2-5. Jang Ho Kim (2005), Khung mẫu mới về phát triển nguồn nhân lực: các sáng kiến của chính phủ để phát triển kinh tế để hội nhập xã hội tại Hàn Quốc, Nxb Krivet Seoul, 135949, Hàn Quốc. V.I.Lênin (1920), “Nhiệm vụ của đoàn thanh niên”, V.I.Lênin toàn tập, tập 41, Nxb CTQG-ST, 2005. Hoàng Thế Liên (2011), Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp của 5 quốc gia Trung Quốc, Indonexia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Nxb Tư pháp, Hà Nội. Luật Liên bang về Viện kiểm sát Liên bang Nga (được Đu ma quốc gia Liên bang Nga thông qua ngày 18/10/1995 và được Tổng thống Liên bang Nga công bố ngày 17/11/1996), bản dịch tiếng Việt của VKSND tối cao. Hoàng Minh Lợi (2018), Chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Nhật Bản và Hàn Quốc gợi ý cho Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Lương Công Lý (2014), Giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 46 phần 2, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000 Hồ Chí Minh (1947), “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011. Hồ Chí Minh (1948) “Thư gửi Hội nghị tư pháp toàn quốc”, Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011. Hồ Chí Minh (1952), “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu”, Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011. Lê Thị Ngân (2005), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Phạm Thành Nghị (2008), Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Bùi Văn Nhơn (2006), Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội, Nxb Tư pháp, Hà Nội. Nguyễn An Ninh (2009), Phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã hội Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trần Công Phàn (2019), “Trường đại học Kiểm sát Hà Nội phải tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học”, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, số (02), tr.3-6. Nguyễn Hải Phong (2017), Đề tài đổi mới tổ chức và cán bộ đáo ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKSND trong giai đoạn mới, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Viện KSND tối cao. Phạm Ngọc Phú (2010), Thực trạng nguồn nhân lực, nhân tài của đất nước hiện nay: Những vấn đề đặt ra - giải pháp, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng (Đồng chủ biên) (2012), Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. Vũ Thị Mai Phương (2013), Nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Nguyễn Minh Phương, Đào Thị Lanh (2023), “Hoàn thiện chính sách thu hút, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài trong khu vực công ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 01/2023, tr.64-67 Nguyễn Hồng Quân, Nguyễn Thu Thủy (2019), “Chiến lược và chính sách phát triển nguồn nhân lực quốc gia của Hàn Quốc”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số (116), tr.27-45. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, Luật số: 63/2014/QH13, ngày 24/11/2014, Hà Nội Nguyễn Thị Quyết (2022), “Phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 5, tr.24-32 Trần Văn Quý (2017), “Nâng cao năng lực đội ngũ kiểm sát viên đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay”, Tạp chí Lý luận Chính trị, (số 9), tr.81-85. Nguyễn Ngọc Quỳnh (2015), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học, trường Đại học Khoa học xã hội & nhân văn, Hà Nội. Tào Thị Quyên, Trần Thị Hương (2018), “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Kiểm sát, số (10), tr.3-7 Nguyễn Thanh (2005), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Bùi Đức Thanh (2023), Chất lượng nhân lực ở Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị. Đỗ Tuấn Thành (2018), “Nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số (01), tr.50-56. Từ Diệp Công Thành (2022), “Đào tạo nguồn nhân lực ứng phó với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Khoa học và công nghệ Việt Nam, số 3, tr.16-18. Lê Thị Hiếu Thảo (2017), Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế biển ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Công thương, số (4+5), tr.67-72. Lê Hữu Thể (2011), “Công tác nghiên cứu khoa học và công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ ngành Kiểm sát trong giai đoạn mới”, Tạp chí Kiểm sát, số (14), tr.20-25. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Hà Nội. Trần Văn Thuân, Nguyễn Thế Vinh (2021), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong xây dựng chính quyền ở tỉnh Bình Dương hiện nay”, Tạp chí Dân tộc, số 4, tr.76-81. Đặng Văn Thực (2023), “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Kiểm sát viên trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Khoa học kiểm sát, số 02, tr.38-43. Nguyễn Minh Trí (2020), “Phát triển nguồn nhân lực thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế”, Tạp chí Cộng sản, số 944, tr.87-92. Nguyễn Ngọc Tú (2012), Nhân lực chất lượng cao của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Lê Minh Tuấn (2005), “Khái quát về tổ chức, hoạt động của VKS Liên Bang Nga trong tố tụng hình sự”, Thông tin khoa học pháp lý, số (3 + 4), Viện khoa học kiểm sát,VKSND Tối cao. Từ điển Bách khoa Việt Nam , Tập 1, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội 1995. Phạm Hồng Tung (2008), Lược khảo về kinh nghiệm phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài trong lịch Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2012), Quy hoạch Phát triển nhân lực ngành kiểm sát nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, Hà Nội. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2011), Báo cáo nghiên cứu tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp của năm quốc gia Trung Quốc, In-đô-nê-xia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga, Hà Nội. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2017), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: Đổi mới tổ chức và cán bộ đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn mới Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2016), Đề án tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành KSND giai đoạn 2016 - 2020. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2016), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Kiểm sát nhân dân giai đoạn 2011-2020, Báo cáo số: 4997/VKSTC, ngày 02/12/2016, Hà Nội. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2021), Quy chế tuyển dụng công chức VKSND (Ban hành kèm theo Quyết định số 401/QĐ-VKSTC ngày 17/11/2021 của Viện trưởng VKSND tối cao). Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2016), Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành KSND giai đoạn 2016 - 2020, Kế hoạch số 115/KH-VKSTC, ngày 16/9/2016. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2018), Kế hoạch thực hiện tinh giản biên chế trong ngành KSND từ năm 2018 - 2021, Kế hoạch số 111/KH-VKSTC, ngày 19/9/2018. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2019), Chỉ thị nâng cao chất lượng công tác tổ chức cán bộ, Chỉ thị số 03/CT-VKSTC, ngày 04/5/2019. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2020), Báo cáo đánh giá, phân loại công chức giai đoạn 2015 - 2020. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2022), Báo cáo đánh giá, phân loại công chức năm 2022. Nguyễn Danh Vinh (2019), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Văn phòng Chính phủ, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị, Bộ Quốc Phòng, Hà Nội. Tiếng Anh Mohammad Zahid Hossain Bhuiyan, Md. Mahi Uddin, Afzal Ahmad, and Nazamul Hoque (2017), “Does investment in human resource development affect financial performance? Empirical evidence from the banking sector of Bangladesh”, IIUC Studies, Vol. 14(2), Dec. 2017 pp. 35-54. Renata Peregrino de Brito, Lucia Barbosa de Oliveira (2016), “The relationship between human resource management and organizational performance”, Brazilian Business Review, vol. 13, (3), pp. 90-110. V.V.Chumak (2021), “Prosecutor as a Subject of Guaranteeing Human Rights in Ukraine”, Bulletin of Kharkiv National University of Internal Affairs, Vol. 94(3), pp.181-187. Marc Effron, Robert Gandossy, Marshall Goldsmith (2008), Human resourses in the 21st century, Publisher ‏Wiley. Jafaru M. Egieya and Associate (2022), “Human resource development and needs analysis for nuclear power plant deployment in Nigeria”, Nuclear Engineering and Technology, Vol.54, pp.749-763. Thomas N. Garavan (2007), “A Strategic Perspective on Human Resource Development”, Advances in Developing Human Resources, Vol. 9, No. 1 February 2007 11-30 DOI: 10.1177/1523422306294492. T.N. Garavan, A. McCarthy (2008) “Collective Learning Processes and Human ResourceDevelopment”, Advances in Developing Human Resources, 10 (4), 451-471. Amanda E. Green (2010), Managing Human Resources in a Decentralized Context, The International Bank for Reconstruction and Development, The World Bank. David Mc Guire (2014) Human resource development, Publisher: SAGE Publications Ltd; Second edition. Rosemary Harrison (2003), Human Resoruce Development in a Knowledge Economy, Publisher: Palgrave Macmillan; First Edition edition (October 3, 2003). Meijun Ji (2022), Brief Introduction to the Procuratorial System in China (Giới thiếu tóm tắt về hệ thống Viện kiểm sát ở Trung Quốc), Publisher Springer Singapore. D.J. Kelly (2001), Dual Perception of HRD: Issues for Policy: SME’s, Other Constituencies, and the Contested Definitions of Human Resource Development, Human Resource Development outlook, Pacific Economic Cooperation Council Development Task Force, 2000 - 2001. Geoffrey Kimutai, Patrick Amisi Aluvi, Nehemiah Kipruto (2013), “The role of human resource development in the realization of Kenya's vision 2030”, International Journal of Business Economics & Management Research, Vol.3 (5), pp.1-15. D. Muntu, R. Setyawati, L.S. Riantini, M. Ichsan (2021), Effect of human resources management and advances to improveconstruction project performance, Physics and Chemistry of the Earth, Vol, 122, pp.1-8. B. Newton, Jennifer Hurstfield, Linda Miller, Rosie Page và Karen Akroyd (2005), What employers look for when recruiting the unemployed and inactive: Skills, characteristics and qualifications, The Institute for Employment Studies, UK. Insun Park, Tae Choo, Chongmin Na (2022), “Burnout in the DA’s office: Correlates and coping strategies among male and female prosecutors”, International Journal of Law, Crime and Justice, Vol.69, pp.02-13. Gabriel Cachon Rodríguez and Associates (2022), “How sustainable human resources management helps in the evaluation and planning of employee loyalty and retention: Can social capital make a difference?”, Evaluation and Program Planning, Vol.95, pp.1-10. Hamdan Rampadio (2022), “Reconstruction of the Role From the Prosecutor Based on the Socio-Legal Approach”, Rechtsidee, December 2022, DOI:10.21070/jihr.v11i0.792. Jing Su (2020), “Research on Talents Training in Colleges and Universities Under the Background of “Belt and Road” Strategy”, Journal of Human Resource Management, Volume 8, Issue 3, September 2020, pp.109-114. Kristine Sydhage, Peter Cunningham (2007), “Human Resource Development International”, The Academy of Human Resource Development, Volume 10, No.2. June, pp. 29-38. Julia Storberg và Walker Claire Gubbins (2007), “Social Networks as a Conceptual and Empirical Tool to Understand and ‘Do’ HRD”, Advances in Developing Human Resources, The Academy of Human Resource Development, Vol. 9 Number 3, August, 2007, Sage Publications, Georgia, USA, pp 293 - 294. Venelin Terziev (2017), “Importance of Human Resources to Social Development”, Oxford Journal of Legal Studies, No Issue 4 (2), pp. 933-939. Greg G.Wang và Judy Y.Sun (2009), “Perspectives on Theory Clarifying the Boundaries of Human Resource Development”, Human Resource Development International, Volume 12, Number 1, Feb, 2009. M.Y.Yusupov and Associate (2017), “The role of the prosecutor in the system of criminal prosecution in Russia”, Journal of Advanced Research in Law and Economics, Vol.8 (2), pp.679-688. Da Zhou (2021), “Role of green data center in human resources development model”, Sustainable Computing: Informatics and Systems, Vol.30, pp.1-7. PHỤ LỤC Phụ lục 1: cơ cấu tổ chức bộ máy ngành Kiểm sát nhân dân Ủy ban kiểm sát Văn Phòng Cơ quan điều tra VIỆN KSND TỐI CAO Các cục, vụ viện và tương đương Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, các cơ quan báo chí và các đơn vị sự nghiệp công lập khác Ủy ban kiểm sát Văn Phòng VKS QUÂN SỰ TRUNG ƯƠNG VKSND CẤP CAO Các viện và tương đương Ủy ban kiểm sát Văn Phòng VKS QUÂN SỰ QUÂN KHU VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG VKSND CẤP TỈNH Các phòng và tương đương Văn Phòng Các phòng hoặc các tổ công tác và bộ máy giúp việc VKSND CẤP HUYỆN VKS QUÂN SỰ KHU VỰC Nguồn:Luật Tổ chức VKSND năm 2014 Phụ lục 2: số lượng biên chế hiện có ở Viện KSND các cấp giai đoạn 2015 - 2022 (đơn vị tính: người) Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Toàn ngành 14377 14476 14462 14924 14739 14457 14207 14018 VKSND tối cao 993 892 930 987 1014 1004 992 962 VKSND cấp cao 173 237 293 369 366 364 369 359 VKSND cấp tỉnh 4406 4355 4374 4410 4378 4296 4182 4352 VKSND cấp huyện 8805 8992 8865 9158 8981 8793 8664 8345 Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ, VKSND tối cao Phụ lục 3: Trình độ học vấn của NNL ngành KSND giai đoạn 2016 -2022 Năm 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Trình độ TS ThS ĐH TS ThS ĐH TS ThS ĐH TS ThS ĐH TS ThS ĐH TS ThS ĐH TS ThS ĐH VKS ND tối cao 35 286 481 36 290 448 38 327 522 37 337 547 37 343 468 30 355 585 37 343 468 VKSND cấp cao 2 52 181 4 81 188 5 99 258 4 99 257 6 114 246 6 114 241 6 122 232 VKSND cấp tỉnh 10 414 3823 7 488 3744 5 579 3695 10 613 3669 14 653 3539 14 746 3732 16 785 3582 VKSND cấp huyện 422 8115 2 613 7842 2 798 7875 1 1061 7441 2 1179 7068 3 1277 6741 4 1642 6524 Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ, VKSND tối cao Phụ lục 4: Số người được công nhận các chức danh tư pháp của ngành KSND giai đoạn 2015 - 2022 (đơn vị tính: người) Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Kiểm sát viên 8323 8405 8655 9217 9480 9605 9677 9608 - KSV VKSTC 14 17 17 17 10 14 17 17 - KSV cấp cao 104 178 264 271 282 277 284 277 - KSV trung cấp 3103 2961 3496 3615 3617 3612 3731 3612 - KSV sơ cấp 5102 5249 4878 5314 5571 5702 5645 5702 Điều tra viên 65 86 101 101 100 105 103 125 - cấp cao 16 29 24 24 23 30 27 29 - trung cấp 33 42 63 62 62 61 61 61 - sơ cấp 16 15 14 15 15 14 15 35 Kiểm tra viên 1563 1794 2208 1979 1851 1727 1835 1727 - cấp cao 39 28 22 18 16 14 30 14 - trung cấp 109 99 66 52 46 39 153 39 - sơ cấp 1415 1667 2120 1909 1789 1674 1652 1674 Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ, VKSND tối cao Phụ lục 5: Trình độ lý luận chính trị của NNL ngành KSND giai đoạn 2015 - 2022 (đơn vị tính: người) Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Toàn ngành - Cao cấp 2988 3146 3220 3311 3285 3253 2739 3577 - Trung cấp 3856 4197 3911 4158 4106 4101 4396 4356 VKSND tối cao - Cao cấp 363 368 364 372 369 363 417 363 - Trung cấp 203 145 158 172 174 168 176 168 VKSND cấp cao - Cao cấp 71 61 127 132 133 137 149 137 - Trung cấp 39 17 35 103 60 40 47 40 VKSND cấp tỉnh - Cao cấp 1357 1370 1411 1441 1457 1450 1485 1497 - Trung cấp 1150 1109 1130 1191 1199 1187 1190 1200 VKSND cấp huyện - Cao cấp 1197 1347 1318 1366 1326 1303 1316 1335 - Trung cấp 2464 2926 2588 2692 2673 2706 2722 2743 Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ, VKSND tối cao Phụ lục 6: Trình độ ngoại ngữ, tin học của NNL ngành KSND giai đoạn 2015 - 2022 (đơn vị tính: người) Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Trình độ ngoại ngữ A 2346 2571 1913 1719 2212 2018 2920 2018 B 7060 7819 8261 9176 9074 9009 8337 9009 C 1395 1444 1592 1533 1924 1914 1800 1914 Đại học 60 99 108 112 102 103 69 103 Trình độ tin học B 1701 5390 11303 12663 13183 12717 12621 12717 Đại học 190 187 154 219 228 234 172 234 Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ, VKSND tối cao

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_phat_trien_nguon_nhan_luc_nganh_kiem_sat_nhan_dan.doc
  • doc1 BIA LUAN AN - Khac Hai.DOC
  • doc2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - Khac Hai.doc
  • doc2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - Khac Hai.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH - Khac Hai.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH - Khac Hai.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH - Khac Hai.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT - Khac Hai.doc
Luận văn liên quan