Luận án Phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía bắc Việt Nam theo hướng bền vững

Theo quan sát, những lớp đất nhiều đá, sỏi được làm tơi xốp và lên luống. Từ những hố nhỏ, từng khóm thảo quả, hương thảo, ấu tẩu, giảo cổ lam. đã bén rễ, xanh tốt. Dù mới đi những bước đầu tiên, nhưng người dân và chính quyền địa phương đã có niềm tin vào thành công của dự án. Trao đổi với chúng tôi, chị Trần Thị Vân (dân tộc Tày) và chị Dương Thị Chuyên (dân tộc Nùng), công nhân của dự án, cho biết: Công việc hằng ngày của NCS là nhổ cỏ, làm đất tơi xốp và lên luống, đào hố trồng cây. Không được dùng thuốc diệt cỏ hoặc thuốc trừ sâu vì ảnh hưởng đến chất lượng cây thuốc.

pdf172 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2522 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía bắc Việt Nam theo hướng bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
háp tưới này đất sẽ bị xói mòn và rửa trôi rất nhanh. Cơ giới hoá cũng vậy, cũng phải được sử dụng ở những vùng đất canh tác có quy mô tương đối lớn và tương đối bằng phẳng.v.v. - Phù hợp với khả năng đầu tư của từng địa phương, đặc biệt là khả năng tài chính của hộ nông dân, của chủ các trang trại cũng như của các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn. Nguồn lực tài chính có hạn, đầu tư vào lĩnh vực nào mang lại hiệu quả cao và nhanh là điều phải được cân nhắc kỹ. - Phù hợp với trình độ của người dân nói chung, người lao động nông nghiệp tại địa phương nói riêng. Máy móc, thiết bị tốt thật, phương pháp canh tác tiến tiến, hiện đại, nhưng người sử dụng chưa đủ trình độ sử dụng, chưa nhận thức hết mặt ưu, nhược điểm của nó, thì việc đưa ngay vào sử dụng, lợi ích mang lại không nhiều mà gây ra tác hại thì lớn. Chẳng hạn: Phân hoá học, thuốc trừ sâu bệnh, các loại hoá chất kích thích cây trồng vật nuôi, hoặc bảo quản các loại nông sản sau thu hoạch là những sản phẩm của khoa học-công nghệ tạo ra nhằm giúp cho nông nghiệp phát triển tốt hơn, thuận lợi hơn, đem lại hiệu quả cao hơn, nhưng sử dụng không đúng, không có ý thức thì ngược lại làm cho đất bị chai, cứng; môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí bị ô nhiễm, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người. Bởi vậy, xuất phát từ điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc, NCS cho rằng: Về tổng thể nên tập trung ưu tiên đầu tư cho việc ứng dụng các tiến bộ của công nghệ sinh học vào sản xuất, nhất là sử dụng 135 các giống cây trồng, con vật nuôi thích ứng với điều kiện thời tiết, khí hậu của vùng, nhưng lại cho năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt. Tiếp đến là đầu tư cho việc ứng dụng các tiến bộ về tưới tiêu, về hoá học hoá, cơ giới hoá và điện khí hoá. Về mặt cụ thể, NCS cho rằng: Ở những vùng sản xuất tập trung, chuyên môn hoá cần khuyến khích áp dụng đồng bộ các tiến bộ mới về khoa học công nghệ, nhằm vừa nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi; năng suất lao động, vừa nâng cao số lượng, chất lượng các loại sản phẩm làm ra cung cấp cho thị trường và hiệu quả của sản xuất. Đối với các trang trại trồng trọt (kể cả theo phương thức nông-lâm kết hợp) nên khuyến khích họ mạnh dạn đầu tư và cơ giới hoá, và đổi mới phương pháp tưới tiêu, sử dụng các giống cây trồng có chất lượng tốt. Đối với các cơ sở chăn nuôi theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp, khuyến khích họ đầu tư áp dụng các tiến bộ về cơ giới hoá, Điện khí hoá và tự động hoá (rửa chuồng trại, sưởi ấm cho gia súc, gia cầm, chế biến thức ăn chăn nuôi, ấp trứng.v.v.). Đối với sản xuất của các hộ nông dân, khuyến khích họ mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ trong công nghệ sinh học, trước hết là sử dụng các loại giống cây trồng, con vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu của địa phương, cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt. Áp dụng phương pháp tưới tiêu phù hợp, sử dụng hợp lý, theo đúng quy định các loại phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật và các hoá chất phục vụ sản xuất nông nghiệp khác. 4.4.7. Đầu tư thoả đáng cho việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ sản xuất nông nghiệp của vùng Như NCS đã đề cập, lao động của các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc chủ yếu là lao động nông nghiệp, và điều đáng nói là một bộ phận không nhỏ trong số lao động này là đồng bào các dân tộc thiểu số. Vì vậy, đa phần là họ làm nông nghiệp theo kinh nghiệm cha truyền, con nối từ đời này sang đời khác là chính, 136 những hiểu biết về chuyên môn là rất hạn chế, thậm chí một số người còn chưa thoát nạn mù chữ. Trong khi đó, muốn phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững thì đòi hỏi phải ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Đây là một mâu thuần lớn của các địa phương vùng trung du miền núi phía Bắc cần được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư giải quyết. Nâng cao trình độ cho người nông dân là một việc làm không dễ, bởi vậy đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, phải được đầu tư thoả đáng về nguồn lực tài chính và phải được tiến hành sâu rộng, liên tục trong một thời gian nhất định. [3] NCS cho rằng dựa trên chiến lược và chương trình mục tiêu quốc gia đào tào nghề cho thanh niên nông thôn của Chính phủ, căn cứ vào các chủ trương, chính sách và kế hoạch của Tỉnh uỷ, Uỷ Ban nhân dân các tỉnh về vấn đề này, các cơ quan có trách nhiệm của từng địa phương, trước hết là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo nên mạnh dạn xây dựng chiến lược bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ mọi mặt cho nông dân của địa phương mình. Việc bồi dưỡng, đào tạo chủ yếu dựa vào các trung tâm dạy nghề của các huyện, các trường nghề, trường trung cấp, cao đẳng, đại học trên địa bàn từng tỉnh hoặc liên tỉnh, cũng như thông qua các lớp bồi dưỡng, các lớp tập huận do các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, hoặc do Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh.v.v. tổ chức. Trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần và hội nhập sâu, rộng với khu vực và thế giới, việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho người nông dân trong vùng cũng có thể dựa vào các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hoặc vào các chương trình, dự án do Nhà nước ta và các tổ chức quốc tế hỗ trợ. Tuỳ đối tượng và điều kiện cụ thể mà lựa chọn hình thức bồi dưỡng, đào tạo cho sát và phù hợp. Đối với những nông dân đã lớn tuổi (trên 35 tuổi) chủ yếu là bồi dưỡng các kiến thức mới, đặc biệt là kỹ thuật trồng trọt, chăm nuôi mới, cách phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng, dịch bệnh cho con vật nuôi, cách sử dụng các loại phân 137 bón, thuốc hoá học trong sản xuất sao cho vừa không hại sức khoẻ của bản thân, vừa không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, không tác động xấu đến môi trường.v.v. Việc bồi dưỡng chủ yếu dưới các hình thức tập huấn và do các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm của từng địa phương đảm nhận. Đối với thanh niên nông dân (dưới 35 tuổi) cố gắng đào tạo bài bản qua các trường, lớp của các trung tâm dạy nghề và các trường chính quy. Đối tượng này nên đào tạo nghề chuyên sâu (Vừa căn cứ vào nguyện vọng của mỗi người và căn cứ vào nhu cầu nguồn nhân lực của xã và huyện, tỉnh. Nếu theo nguyện vọng cá nhân thì người học phải tự trang trải về mặt kinh phí học tập và tự tìm việc sau khi được đào tạo; còn theo yêu cầu của địa phương thì chính quyền các cấp hỗ trợ kinh phí học tập và bố trí công việc sau khi hoàn thành việc học tập). Như vậy, sẽ có một bộ phận lao động trẻ học các nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, để sau đó họ rời khỏi khu vực nông nghiệp, gia nhập vào đội quân phát triển công nghiệp và dịch vụ. Một bộ phận sẽ học sâu về nghề nông, để dần dần thay thế lớp cha anh hiện tại. Đây là cách thức để chúng ta thay đổi căn bản chất lượng giai cấp nông dân, tạo ra một giai cấp nông dân có kiến thức vững vàng và có lối sống theo kiểu công nghiệp. Kinh nghiệm đào tạo nghề cho thanh niên của Đài Loan đã cho thấy rằng, muốn có một giai cấp nông dân mới hiện đại, chính quyền không những phải hỗ trợ cho họ trong việc đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng tổ chức và quản lý, tác phong và lối sống công nghiệp, mà còn phải hỗ trợ, tạo điều kiện để họ có thể có được các cơ hội tiếp cận thuận lợi với các thể chế tài chính nhằm tìm kiếm nguồn lực phục vụ cho việc lập nghiệp của bản thân. Chúng ta cũng phải thực hiện cách ấy thì mới hy vọng tạo dựng được giai cấp nông dân mới hiện đại, góp phần đắc lực vào việc đưa sản xuất nông nghiệp của các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc phát triển nhanh theo hướng bền vững trong những năm tới. 4.4.8. Đầu tư phát triển các loại dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp Để sản xuất nông nghiệp đi sâu vào chuyên môn hoá sản xuất, từ đó tạo ra được ngày càng nhiều các loại nông sản có chất lượng cao cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước, vấn đề không thể thiếu được là phải xây dựng và 138 phát triển đồng bộ hệ thống dịch vụ hỗ trợ nó, tách hệ thống dịch vụ ra thành một ngành độc lập là xu hướng tất yếu của quá trình xây dựng và phát triển nền nông nghiệp hiện đại. Có nhiều loại dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp: Dịch vụ tưới tiêu, dịch vụ làm đất, dịch vụ cung ứng máy móc, thiết bị, vật tư, dịch vụ cung cấp các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc phòng trừ dịch bệnh, dịch vụ thu hoạch sản phẩm, dịch vụ bảo quản và chế biến các loại sản phẩm.v.v. Hệ thống dịch vụ phát triển đến mức độ nào chủ yếu phụ thuộc vào trình độ chuyên môn hoá của sản xuất nông nghiệp tại thời điểm đó, cũng như tầm nhìn của đội ngũ cán bộ quản lý và các nguồn lực mà địa phương có thể huy động được. Quan điểm và xu hướng chung của mà Đảng và Nhà nước ta đề ra là phải nhanh chóng hình thành và phát triển đồng bộ, theo hướng hiện đại hệ thống dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, tại từng địa phương và tại từng thời điểm cụ thể, phát triển dịch vụ nào trước, dịch vụ nào sau cần phải có sự cân nhắc, tính toán có cơ sở khoa học, dựa trên yêu cầu thực tế của sản xuất nông nghiệp, trên nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực hiện có của địa phương mình. Đối với các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc, xuất phát từ thực trạng phát triển của nền nông nghiệp trên địa bàn những năm vừa qua, cũng như định hướng phát triển của những năm tới, NCS cho rằng các địa phương trong vùng cần ưu tiên đầu tư phát triển những lĩnh vực dịch vụ chủ yếu sau đây: - Thứ nhất, ưu tiên phát triển dịch vụ tưới tiêu. Bảo đảm tưới đủ, tưới kịp thời và tưới hợp lý cho các vùng trồng lúa nước, trồng ngô, trồng rau, màu và hoa, trồng cây ăn quả và cây công nghiệp tập trung trên địa bàn từng tỉnh. - Thứ hai, đầu tư phát triển mạnh dịch vụ cung cấp các loại giống cây trồng, con vật nuôi có chất lượng, phục vụ sản xuất của người dân trong vùng. Chất lượng ở đây được hiểu là các con giống, cây giống thích hợp với điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu của các tỉnh, cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt. - Thứ ba, đầu tư và khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài địa bàn đầu tư hình thành rộng rãi, đều khắp mạng lưới dịch vụ cung cấp các loại máy 139 móc, thiết bị, vật tư, phân bón, thuốc phòng trừ dịch bệnh, thức ăn gia súc, gia cầm.v.v, để phục vụ kịp thời cho nhu cầu của người dân kết hợp với việc hộ trợ tư vấn kỹ thuật và bao tiêu đầu ra sản phẩm. - Thứ tư, xây dựng mạng lưới dịch vụ thú y, bảo đảm phủ kín địa bàn tất cả các xã thuộc mọi tỉnh trong vùng. Mạng lưới dịch vụ có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển ngành chăn nuôi của các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc. Đây là vùng mùa đông thường xuyên chịu rét đậm, rét hại, đàn gia súc, gia cầm rất dễ bị bệnh và chết. Bởi vậy, màng lưới dịch vụ thú y của vùng phải vừa có đủ cán bộ chuyên môn có trình độ, có đủ năng lực giải quyết kịp thời và nhanh chóng các dịch bệnh đối với tất cả đàn vật nuôi tại địa phương, vừa có đủ các phương tiện và các loại thuốc để làm việc đó. Mạng lưới dịch vụ thú y phải thường xuyên có mặt tại địa bàn, vừa tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho người dân các kiến thức cần thiết về phòng trừ dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm, vừa vận động người dân tổ chức cuộc sống hợp vệ sinh, giữ gìn sức khoẻ cho gia đình và cộng đồng. - Thứ năm, có cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế trên địa bàn hình thành mạng lưới tiêu thụ nông sản ổn định cho người nông dân. Cách tốt nhất là có sự liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất, chế biến và người tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp có vai trò quản lý của nhà nước (liên kết 4 nhà). Sự liên kết này phải dựa trên những hợp đồng có tính pháp lý chặt chẽ. Chính quyền Nhà nước các cấp có trách nhiệm gì, người sản xuất nông nghiệp có trách nhiệm gì, người tiêu thụ sản phẩm có trách nhiệm gì, ai vi phạm sẽ bị xử lý như thế nào đều phải được quy định rõ trong hợp đồng. Đương nhiên, để việc làm này thành công, chính quyền các cấp phải chủ động đứng ra vận động các bên cùng tham gia. 4.4.9. Mở rộng thị trường tiêu thụ các loại nông sản hàng hoá do người dân trong vùng làm ra Cùng với quá trình đầu tư thâm canh sản xuất, nhiều loại nông sản hàng hoá trong vùng sẽ được sản xuất ra với số lượng ngày càng lớn, nếu không tạo dựng được thị trường tiêu thụ tốt và ổn định, việc sản xuất lập tức sẽ bị đình trệ, và nông 140 dân sẽ phải gánh chịu nhiều tổn thất nặng nề. Vì thế, mở rộng thị trường tiêu thụ cho các loại nông sản được người nông dân trên địa bàn sản xuất ra là một yêu cầu bức xúc đối với mỗi địa phương trong vùng. Để làm được điều này, theo chúng tôi, các tỉnh trong vùng cần thực hiện tốt các việc sau đây: - Thứ nhất, cần cũng cố và tiếp tục phát triển hệ thống chợ tiêu thụ nông sản ở các địa phương, tiến tới sao cho mỗi xã đều có được một chợ. Tất nhiên, phải có sự đầu tư ban đầu của chính quyền các cấp đối với việc xây dựng cơ sở vật chất cho các chợ, cũng như quan tâm chỉ đạo công tác quản lý tại các chợ. - Thứ hai, trên địa bàn mỗi tỉnh, thậm chí là địa bàn các vùng sản xuất chuyên canh, cần xây dựng các trung tâm, hoặc các chợ đầu mối mua bán các loại nông sản do nông dân sản xuất ra, từ đó các cơ sở này sẽ thực hiện việc tiêu thụ các loại nông sản đi các thị trường khác ngoài vùng. - Như đã đề cập, vùng trung du miền núi phía Bắc có biên giới chung với Nước CHND Trung Hoa, đây là thị trường lớn có thể tiêu thụ tất cả các loại nông sản hàng hoá do vùng sản xuất ra. Vì vậy, các địa phương trong vùng phải nghiên cứu để xâm nhập tốt vào thị trường này. Thị trường Trung Quốc cũng có cái dễ và cũng có cái khó, cái phức tạp, do đó phải có sự nghiên cứu cẩn trọng để có chính sách xâm nhập thị trường này phù hợp, tránh để xảy ra những thất thiệt không đáng có cho người nông dân. 4.4.10. Giải quyết có hiệu quả vấn đề an sinh xã hội cho người nông dân Như NCS đã trình bày, nông nghiệp, nông thôn, nông dân là khu vực đi đầu trong đổi mới và cũng là khu vực dành được những thành tựu rực rỡ nhất trong công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển của đất nước trong gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới vừa qua cũng cho thấy một sự thật là: Khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân lại là nơi được thụ hưởng ít nhất các thành quả do sự nghiệp đổi mới mang lại: + Trong khi đóng góp của khu vực nông nghiệp cho đất nước ngày càng lớn, thì trái lại đầu tư của Nhà nước dành cho nông nghiệp ngày càng giảm. Đầu tư cho 141 nông nghiệp của ngân sách nhà nước từ 12,25% năm 2000 giảm xuống 9,03% năm 2001, giảm xuống 8,22% năm 2002, xuống 7,17% năm 2005, xuống 6,77% năm 2006 xuống 5,88% năm 2009 và khoảng 6,15% năm 2010. + Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị rất nhiều. Năm 2004, trong khi tỷ lệ hộ nghèo của khu vực thành thị là 8,6%, thì của khu vực nông thôn là 21,2%, năm 2006 con số tương ứng là 7,7 và 18,0% năm 2008 là 6,7 và 16,1% và năm 2010 là 6,9 và 17,4%. Trong đó, vùng trung du miền núi phía Bắc là vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước (29,4% năm 2010). + Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố năm 2006, trong tổng số hộ nghèo của cả nước, thì khu vực nông- lâm- thuỷ sản chiếm tới 82,6%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 11,1%, khu vực dịch vụ chiếm 5%, các lĩnh vực khác chiếm 1,3%. + Đương nhiên, khi nghèo về vật chất thì cũng không có điều kiện cải thiện đời sống tinh thần, việc thụ hưởng về văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí của người nông dân là rất hạn chế. Ở vùng trung du miền núi phía Bắc, mặc dù những năm qua các tỉnh đã có rất nhiều cố gắng để cải thiện vấn đề này, song do tiềm lực có hạn, nên kết quả mang lại cũng còn khá khiêm tốn. Chính vì thế, trong những năm tới, giải quyết vấn đề an sinh xã hội cho nông dân là một trong những việc các địa phương trong vùng cần phải đặt trọng tâm chú ý, trong đó quan trọng là: - Thứ nhất, điều quyết định là phải phát triển mạnh sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ đó tạo ra nhiều việc làm cho nông dân, giúp họ có thu nhập ổn định và ngày càng tăng. Đây là giải pháp chủ yếu để thực hiện giảm nghèo nhanh và chắc chắn tại từng tỉnh, từ đó giảm khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa người nông dân của vùng với người dân ở các vùng khác trong nước. Riêng đối với những người dân sống chủ yếu dựa vào rừng, NCS đề nghị: bên cạnh việc giao đất, khoán rừng cho họ trông coi, chăm sóc, cần cấp không gạo cho họ và gia đình để họ bảo đảm cái ăn, không tham gia vào việc phá rừng làm nương rẫy. 142 Ngay nay đất nước ta đã có thừa lương thực để làm việc này. - Tiếp tục tranh thủ sự trợ giúp của Trung ương, có chính sách động viên mọi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài vùng hỗ trợ để giải quyết căn bản nhà ở, việc làm và thu nhập cho các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào các dân tộc thiểu số, nhất là số sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng biên giới, sao cho đúng với tinh thần Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã phát biểu trong dịp kỷ niệm 65 năm ngày thương binh, liệt sĩ vừa qua là: “Bảo đảm mức sống của các gia đình này tương đương với mức trung bình của xã hội”. - Tiếp tục quan tâm đầu tư cho việc phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi, chăm sóc sức khoẻ đối với những người lớn tuổi, tiến tới thực hiện bảo hiểm y tế cho toàn thể người dân trên địa bàn. Để có nguồn lực tài chính hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp vùng trung du miền núi phía Bắc theo hướng bền vững, bên cạnh ngân sách nhà nước, NCS cho rằng Chính phủ cũng cần có chính sách thu lại một phần lợi nhuận của các doanh nghiệp khai thác tài nguyên của vùng này thông qua chính sách thuế sử dụng tài nguyên để trả lại cho vùng, đặc biệt là các doanh nghiệp làm thuỷ điện, doanh nghiệp khai thác gỗ, khai thác các loại khoáng sản. 4.4.11. Mạnh dạn điều chỉnh một số chính sách đối với vùng dân tộc miền núi nói chung với sản xuất nông nghiệp nói riêng - Trước hết nên xem xét, điều chỉnh lại các chương trình đầu tư của nhà nước đối với khu vực này. Nên tập trung thành một chương trình hỗ trợ miền núi nói chung và giao cho một đầu mối phụ trách. Vốn đầu tư của chương trình mỗi năm (hoặc 2 năm) tập trung giải quyết cho vùng một vấn đề căn bản, có tác dụng lớn và tương đối dài hạn đối với sự phát triển kinh tế xã hội hoặc nông nghiệp của vùng tránh đầu tư nhỏ giọt, dàn trải, chồng chéo. - Mở rộng hơn nữa việc giao đất, giao rừng cho người dân quản lý sử dụng. Cần kiểm kê lại đất do các nông - lâm trường (doanh nghiệp nhà nước) quản lý và 143 sử dụng (cả nước là khoảng trên 4 triệu ha), tất cả các đất nông - lâm trường quản lý sử dụng không tốt, không hiệu quả giao hết cho dân quản lý và sử dụng. Đối với các hộ dân sống quanh các rừng đặc dụng, rừng phòng hộ cần nâng mức hỗ trợ đối với người dân trong việc khoán chăm sóc, bảo vệ. - Kiểm tra, đánh giá lại toàn bộ các dự án thủy điện chưa xây dựng trên địa bàn. Kiên quyết dừng các dự án có ảnh hưởng xấu đến nguồn tài nguyên rừng, tài nguyên đất và nước, cũng như đến đời sống của người dân. Tăng mức thuế sử dụng tài nguyên và dành một phần thuế đó đầu tư lại cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng nói chung, cho phát triển sản xuất nông nghiệp của vùng theo hướng bền vững nói riêng. - Khẩn trương xây dựng chính sách biên mậu đối với Trung Quốc (kể cả chính ngạch và tiểu ngạch) nhằm khai thác lợi thế của thị trường này và hạn chế tối đa những bất lợi do chính sách biên mậu của họ gây ra cho kinh tế xã hội vùng trung du miền núi phía Bắc nói chung, cho sản xuất nông nghiệp của vùng nói riêng. - Về chính sách đào tạo nguồn nhân lực của vùng trung du miền núi phía Bắc, NCS đề nghị bỏ chính sách trường nội trú dân tộc dân nuôi. Đồng bào dân tộc phần lớn là nghèo, làm sao nuôi được. Với tiềm lực kinh tế của nhà nước ta hiện nay, NCS cho rằng các trường dân tộc nội trú nhà nước nên đảm nhận, chính sách này giống như chính sách đối với các trường học sinh miền Nam trong thời chống Mỹ (thời đó còn làm được thì ngày nay không có gì là khó cả). Tiểu kết chương Trên cơ sở phân tích, dự báo tình hình thế giới và trong nước có thể tác động đến phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc đến năm 2020; căn cứ vào những quan điểm của Đảng, nhà nước NCS đã đưa ra hai quan điểm cần được quán triệt và đưa ra những định hướng cho từng ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, tủy sản và đề xuất 11 nhóm giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp tại các vùng trung du miền núi phía Bắc theo hướng bền vững đến năm 2020. 144 KẾT LUẬN Vùng Trung du miền núi phía Bắc là địa bàn cực kỳ quan trọng về kinh tế - xã hội cũng như môi trường và an ninh quốc phòng đối với cả nước. Trong vùng ẩn chứa nhiều nguồn tài nguyên phong phú, bao gồm nhiều triệu ha rừng, nguồn tài nguyên nước dồi dào và thủy năng to lớn, hàng triệu ha đất đai các loại, nhiều khoáng sản quý hiếm và có trữ lượng lớn. Vùng trung du miền núi phía Bắc là một trong những vùng kinh tế dựa vào nông nghiệp. Tuy có những lợi thế nhất định trong phát triển nông nghiệp về đất đai, đồi rừng, với nhiều tiểu vùng sinh thái, tạo lợi thế cho phát triển nhiều loại nông, lâm, thủy đặc sản, thế nhưng nhiều năm qua, do điểm xuất phát thấp, điều kiện phát triển kinh tế hàng hóa có những khó khăn; công tác quản lý hành chính, quảng bá và tạo điều kiện thu hút đầu tư ở một số địa phương còn hạn chế, nên nhiều tiềm năng, lợi thế của vùng vẫn chưa được tập trung khai thác mạnh mẽ. Vùng Trung du miền núi Bắc bộ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức không nhỏ trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa. Để giúp sản xuất nông nghiệp của vùng trung du miền núi phía Bắc phát triển nhanh theo hướng bền vững trong những năm sắp tới, luận án đã đi sâu nghiên cứu và hoàn thành các vấn đề sau: Đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững nói riêng. Đặc biệt đã đi sâu làm rõ nội dung của phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững (về kinh tế-xã hội-môi trường) và các tiêu chí đánh giá tính bền vững đó. Luận án cũng đã tìm hiểu và trình bày kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững và rút ra được những bài học bổ ích cho Việt Nam nói chung, cho vùng trung du miền núi phía Bắc nói riêng. Trên cơ sở các căn cứ lý luận và thực tiễn đã tổng kết được, luận án đã vận dụng để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2012 145 trên cả ba phương diện: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường. Qua phân tích, đánh giá, luận án đã nêu bật được những kết quả bước đầu đáng khích lệ của các địa phương trong vùng trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, cũng như đã chỉ rõ những mặt còn hạn chế, yếu kém cần khắc phục và các nhân tố ảnh hưởng (cả tích cực và tiêu cực) đến phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của vùng trong giai đoạn này. Từ thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của vùng trung du miền núi phía Bắc thời gian qua, và trên cơ sở dự báo bối cảnh trong nước và quốc tế có thể ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của vùng đến năm 2020, luận án đã nêu lên quan điểm, định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của vùng này đến năm 2020 và một số giải pháp nhằm thực hiện thành công định hướng đó. NCS hy vọng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích giúp các địa phương vùng trung du miền núi phía Bắc tham khảo trong việc phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trong những năm sắp tới./. 146 CÁC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thanh Hải (2009), “Một số giải pháp quản lý Nhà nước nhằm phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (tháng 10/2009- kỳ II). 2. Nguyễn Thanh Hải (2010), "Đầu tư cơ sở hạ tầng và công nghiệp chế biến để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở tỉnh Phú Thọ", Tạp chí Quản lý Nhà nước (174). 3. Nguyễn Thanh Hải (2011), “Phát triển bền vững nông nghiệp các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (165). 4. Nguyễn Thanh Hải (2013), "Một số giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững ở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc", Tạp chí Kinh tế và Phát triển,(số đặc biệt tháng 8/2013). 5. Nguyễn Thanh Hải (2013),“Phát triển nông nghiệp vùng trung du miền núi phía Bắc theo hướng bền vững”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo( 14). 147 TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TRONG NƯỚC 1- Lê Quý An, Dự án VIE/01/021, Báo cáo nghiên cứu: Ngưỡng phát triển và quan điểm phát triển bền vững đối với Việt Nam. 2- Đinh Văn Ân (2005), "Quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội tốc độ nhanh, bền vững, chất lượng cao ở Việt Nam'', NXB Thống kê, Hà Nội 2005. 3- Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa, Nguyễn Văn Áng (2001), "Đào tạo cán bộ ở các xã đặc biệt khó khăn vùng miền núi phía Bắc", NXB Nông nghiệp, Hà nội. 4- Nguyễn Đăng Bình (2012), "Đầu tư phát triển theo hướng tăng trưởng nhanh gắn với giảm nghèo tại Việt Nam trong thời kỳ đến năm 2020". Luận án tiến sĩ kinh tế. 5- Nguyễn Văn Bích (2007), "Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới: quá khứ và hiện tại", NXB Chính trị quốc gia. 6- Hà Ban (2007), "Thách thức và triển vọng phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn tỉnh Kon Tum", NXB Đà Nẵng. 7- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), “Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn trong CNH, HĐH thời kỳ 2001-2010”. 8- Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam, "Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam”. 9- Nguyễn Hồng Cử (2010), "Phát triển nông sản xuất khẩu theo hướng bền vững ở Tây Nguyên", Luận án tiến sĩ kinh tế. 10- Đảng cộng sản Việt Nam, “Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị quốc gia”, Hà Nội 2005 11- Chu Tiến Quang - Lê Xuân Đình (2007), "Kinh nghiệm của Hàn quốc trong phát triển nông nghiệp bền vững”, Tạp chí Cộng sản (125). 12- Nguyễn Quang Dũng (2010), "Nghiên cứu hỗ trợ xây dựng mô hình Phát triển 148 nông thôn dựa vào cộng đồng để làm cơ sở cho việc đề xuất cơ chế chính sách Phát triển nông thôn mới trong điều kiện của Việt Nam", đề tài khoa học cấp Bộ. 13- Đỗ Quang Giám (2013), "Kết nối sản xuất của hộ nông dân với thị trường khu vực Trung du miền núi đông Bắc", Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số B2011 - 1109. 14- Từ Thái Giang (2012), "Nghiên cứu phát triển sản xuất cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk", Luận án Tiến sĩ kinh tế. 15- Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa (1999), "Kinh tế thị trường và sự phân hoá giàu nghèo ở vùng dân tộc và miền núi phía Bắc nước ta hiện nay", NXB Chính trị Quốc gia. 16- Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa (1998), "Phát triển kinh tế- xã hội các vùng dân tộc và miền núi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa", NXB Chính trị Quốc gia. 17- Lưu Văn Huy (2012), "Phát triển sản xuất rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình", Luận văn thạc sĩ. 18- Hội nghị Quốc gia về phát triển bền vững: Diễn đàn “Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững”, Hà Nội, tháng 12/2004. 19- Kết quả tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2012, NXB Thống kê năm 2013. 20- Kết quả tổng điều tra Nông thôn, Nông nghiệp và thủy sản năm 2011, NXB thống kê năm 2012. 21- Ngô Thắng Lợi (2010), "Phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm bắc Bộ đến năm 2020", Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. 22- Nguyễn Quang Thái- PGS.TS. Ngô Thắng Lợi (2007), "Phát triển bền vững ở Việt Nam: Thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng”, NXB Lao động- xã hội. 23- Mác-Anghen, Tuyển tập, tập II, NXB Sự thật, Hà Nội, năm 1962. 149 24- Lê Du Phong-Tô Đình Mai (2007), "Góp phần nghiên cứu chính sách Lâm nghiệp ở Việt Nam". NXB Nông nghiệp, Hà Nội 2007. 25- Bùi Thảo Nguyên (2013), "Giải pháp góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ" , Luận văn thạc sĩ. 26- Niên giám thống kê 2000, 2005, 2010, 2011, 2012. 27- Cao Thị Kim Oanh (2013), "Giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Cẩm Khê - tỉnh Phú Thọ", Luận văn thạc sĩ. 28- Ngọc Thị Hoài Phương (2013), "Giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Kạn", Luận văn Thạc sĩ. 29- Đặng Kim Sơn (2006), "Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển". NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006. 30- Tạp chí Công nghiệp, Tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Trung du miền núiBắc bộ, NXB Lao động- xã hội, năm 2006 31- Bùi Tất Thắng (2010), "Phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam thời kỳ 2011-2020", NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội 2010. 32- Đào Duy Tâm (2010) "Nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững rau an toàn ở Hà Nội", Luận án tiến sĩ. 33- Nguyễn Ngọc Sơn, Bùi Đức Tuân (2012), "Giáo trình Kinh tế Phát triển", Trường Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2012. 34- Nguyễn Thị Thắng (2013), "Xây dựng và phát triển thương hiệu gạo nếp Vải của huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên", Luận văn thạc sĩ 35- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Hành chính, Hà nội, năm 2010. 36- Tổng cục Thống kê, Niên Giám Thống kê, năm 2000, 2004, 2010, 2011. 37- Trần Thị Thu Thủy (2010), "Phát triển nông lâm kết hợp theo hướng kinh tế trang trại tại một số tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc", Luận án tiến sĩ. 38- Võ Văn Tuấn (2013), "Phát triển chăn nuôi trâu trên địa bàn huyện Văn Chấn 150 - tỉnh Yên Bái", Luận văn thạc sĩ. 39- Viện Chiến lược Phát triển, "Các vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Tiềm năng và triển vọng đến năm 2020”, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội, năm 2009. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI 40- Robert Goodland (1987), "George Ledec, Neoclasical economics and Principles of sustainable Development,” Elsevier B.V, USA 41- Sudhir Anand và Amartya Sen (1996), "Phát triển bền vững: Khái niệm và các ưu tiên” (bản dịch), New York, January 42- Dakley, Peter et al, "Projects with People: The Practice of Participation in Rural Development”, Geneva: International Labour Office 43- Frank Ellis (1995), "Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển (bản dịch), NXB Nông nghiệp 44- World Bank, (1998),"Agriculture and Environment, Perspectives on Sustainable Rural Development”, Ernst Lutz 45- World Bank (2003), "Phát triển bền vững trong một thế giới năng động, thay đổi thể chế, tăng trưởng và chất lượng cuộc sống”. 151 PHỤ LỤC Phụ lục số 1: Năng suất, sản lượng lúa của các địa phương vùng trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn 2000- 2012 Đơn vị tính: Năng suất: Tạ/ha; Sản lượng: 1000 tấn Tiêu chí 2000 2003 2005 2007 2008 2010 2012 1- Hà Giang - Năng suất 38,9 42,6 43,9 45,0 45,7 52,6 54,1 - Sản lượng 121,4 146,0 154,8 161,7 167,3 192,0 202,3 2-Cao Bằng - Năng suất 30,7 35,5 36,6 39,2 39,9 40,2 40,4 - Sản lượng 88,0 104,6 110,3 119.8 124,6 122,1 124,1 3-Bắc Kạn - Năng suất 35,3 40,8 41,9 43,6 44,2 45,0 45,7 - Sản lượng 66,3 81,2 87,6 92,9 93,8 98,0 101,9 4-Tuyên Quang - Năng suất 41,5 52,0 54,6 55,5 56,8 57,4 58,2 - Sản lượng 184,5 244,3 248,9 252,4 256,6 260,7 266,7 5-Lào Cai - Năng suất 31,0 37,1 41,4 44,0 41,8 42,4 47,6 - Sản lượng 113,0 136,9 117,5 124,0 118,4 126,8 145,7 6-Yên Bái - Năng suất 37,6 40,9 41,0 42,9 43,0 45,5 49,0 - Sản lượng 150,0 167,9 169,5 178,2 170,2 186,7 197,8 7-Thái Nguyên - Năng suất 38,7 44,5 46,0 46,2 48,3 49,2 51,0 - Sản lượng 265,5 313,5 322,2 324,4 332,6 343,6 370,0 8-Lạng Sơn - Năng suất 30,7 39,3 40,2 40,5 39,0 39,3 39,5 - Sản lượng 144,7 190,7 198,9 199,2 191,8 194,7 198,8 152 Tiêu chí 2000 2003 2005 2007 2008 2010 2012 9-Bắc Giang - Năng suất 41,1 45,4 48,8 48,2 47,2 52,9 56,0 - Sản lượng 472,8 525,9 556,7 539,5 518,4 593,2 627,8 10-Phú Thọ - Năng suất 39,4 47,6 48,6 45,2 48,9 51,2 54,3 - Sản lượng 282,3 350,1 355,4 324,2 331,8 352,3 375,5 11-Điện Biên - Năng suất - - 31,9 31,2 32,0 33,3 32,7 - Sản lượng - - 127,5 131,5 138,4 154,3 157,9 12-Lai Châu - Năng suất - - 30,4 33,1 34,2 38,3 46,2 - Sản lượng - - 92,8 99,9 104,7 115,8 114,6 13-Sơn La - Năng suất 26,0 33,4 32,9 29,3 32,6 34,5 34,4 - Sản lượng 108,1 128,6 128,3 148,8 148,5 146,2 165,8 14-Hoà Bình - Năng suất 37,9 45,6 44,8 46,0 50,0 48,9 52,2 - Sản lượng 163,9 204,8 194,2 195,4 206,8 194,6 215,5 15- NSBQV 34,9 40,9 41,6 43,0 44,1 46,4 48,4 16- BQTQ 42,4 46,4 48,9 49,9 52,3 53,2 56,3 17-SL cả vùng 2.292,6 2.749,2 2864,6 2.891,9 2.903,9 3.081,0 3.264,4 18-% cả nước 7,0 7,9 8,0 8,0 7,5 7,7 7,5 Nguồn: Tập hợp từ Niên giám Thống kê năm 2005, 2010, 2012 153 Phụ lục số 2: Năng suất và sản lượng ngô của các địa phương vùng trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn 2000- 2012 Đơn vị tính: Năng suất: Tạ/ha; Sản lượng: 1.000 tấn Tiêu chí 2000 2003 2005 2007 2008 2010 2012 1-Hà Giang -Năng suất 17,2 19,5 21,0 20,9 24,1 28,0 31,8 -Sản lượng 71,7 88,0 92,6 90,7 111,7 133,4 167,2 2-Cao Bằng -Năng suất 24,1 26,0 27,3 29,3 29,3 29,6 32,5 -Sản lượng 75,8 86,2 96,1 109,1 112,7 113,8 127,7 3-Bắc Kạn -Năng suất 21,4 26,5 27,3 34,5 35,0 36,7 37,2 -Sản lượng 21,2 35,0 39,8 55,6 58,4 58,3 61,4 4-Tuyên Quang -Năng suất 33,0 37,6 40,7 41,4 41,2 42,3 43,1 -Sản lượng 38,6 53,0 59,9 73,2 66,7 70,2 60,4 5-Lào Cai -Năng suất 17,0 23,3 24,2 28,5 28,0 32,4 34,0 -Sản lượng 38,3 57,3 64,6 75,8 80,7 100,8 114,6 6-Yên Bái -Năng suất 19,7 22,9 23,5 25,3 26,0 28,5 30,6 -Sản lượng 19,5 26,3 33,4 39,9 45,3 64,3 75,5 7-Thái Nguyên -Năng suất 28,8 32,6 34,7 42,0 41,1 42,1 42,2 -Sản lượng 30,8 43,7 55,1 74,8 84,6 75,4 75,5 8-Lạng Sơn -Năng suất 35,3 41,1 43,4 46,6 45,8 47,9 47,8 -Sản lượng 44,8 61,7 79,8 89,0 94,9 96,8 104,3 9-Bắc Giang 154 Tiêu chí 2000 2003 2005 2007 2008 2010 2012 -Năng suất 25,8 28,2 33,3 35,0 32,7 36,5 39,1 -Sản lượng 29,4 29,0 44,3 49,7 51,0 44,9 33,6 10-Phú Thọ -Năng suất 26,2 34,5 36,8 38,1 38,7 43,7 45,5 -Sản lượng 42,5 66,5 74,8 82,2 89,5 90,4 79,1 11-Điện Biên -Năng suất - - 19,3 20,7 22,2 23,1 24,5 -Sản lượng - - 49,1 56,5 64,3 67,3 71,6 12-Lai Châu -Năng suất - - 18,1 21,1 22,1 25,5 26,9 -Sản lượng - - 28,9 37,5 40,2 48,5 57,3 13-Sơn La -Năng suất 26,3 31,1 28,2 37,7 38,1 31,5 39,2 -Sản lượng 135,8 200,9 228,0 444,0 503,5 418,5 524,2 14-Hoà Bình -Năng suất 22,7 26,6 28,7 36,4 39,3 40,3 39,7 -Sản lượng 48,8 74,3 96,9 123,7 141,1 144,5 143,8 15-NSBQ vùng 23,9 28,2 29,2 32,9 33,6 33,2 36,3 16-NSBQ cả nước 27,5 34,4 36,0 39,3 40,1 40,9 43,0 17-SL của vùng 640,4 883,0 1.043,3 1.401,7 1.544,6 1.527,1 1.696,2 18-SL vùng so cả nước (%) 31,9 28,2 27,5 32,6 33,8 33,1 35,3 Nguồn: Tập hợp từ Niên giám Thống kê năm 2005, 2010, 2012 155 Phụ lục số 3: Thực trạng phát triển ngành chăn nuôi các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc giai đoạn 2000-2012 Đơn vị tính: 1000 con Tỉnh 2000 2003 2005 2007 2008 2010 2012 1-Hà Giang -Đàn trâu 132,2 133,0 138,1 147,0 146,4 158,3 158,7 -Đàn bò 54,6 65,6 72,7 84,3 90,1 101,7 103,8 -Đàn lợn 248,0 290,6 329,1 352,9 373,0 431,7 449,5 -Đàn gia cầm 1223,0 2055,0 2139,0 2595,0 2742,0 3041,0 3166,0 2-Cao Bằng -Đàn trâu 108,7 108,8 112,5 117,4 107,1 109,3 100,8 -Đàn bò 104,3 114,5 124,4 129,5 123,1 129,8 121,1 -Đàn Lợn 245,0 284,1 308,8 310,8 322,3 339,8 356,0 -Đàn gia cầm 1549,0 1845,0 1968,0 2089,0 2113,0 2145,0 1975,0 3-Bắc Kạn -Đàn trâu 87,0 81,7 83,0 87,9 77,7 73,9 53,0 -Đàn bò 32,5 35,3 38,6 44,9 36,2 27,1 20,2 -Đàn lợn 157,2 154,0 157,7 155,0 164,1 193,2 178,9 -Đàn gia cầm 1227,0 1208,0 1205,0 1012,0 1200,0 1182,0 1142,0 4-Tuyên Quang -Đàn trâu 137,4 129,5 133,1 143,2 145,1 146,6 104,9 -Đàn bò 19,3 32,5 43,0 55,3 56,2 46,7 18,4 -Đàn lợn 266,1 315,0 343,0 418,1 441,1 519,6 419,9 -Đàn gia cầm 2432,0 3982,0 4374,0 3032,0 3611,0 5118,0 3519,0 5-Lào Cai -Đàn trâu 100,3 124,4 106,7 127,0 125,5 134,9 123,7 -Đàn bò 17,6 19,2 19,5 23,9 23,3 23,4 16,3 -Đàn lợn 229,1 342,9 334,4 353,4 382,1 459,3 413,3 -Đàn gia cầm 1376,0 2100,0 1981,0 2506,0 2623,0 2881,0 2390,0 156 Tỉnh 2000 2003 2005 2007 2008 2010 2012 6-Yên Bái -Đàn trâu 83,3 93,2 101,1 111,7 110,0 112,4 97,4 -Đàn bò 30,1 26,5 28,1 38,8 36,5 34,3 19,0 -Đàn lợn 283,0 321,2 354,4 376,0 397,8 422,6 423,3 -Đàn gia cầm 2411,0 2674,0 2507,0 2784,0 2881,0 3097,0 3363,0 7-Thái Nguyên -Đàn trâu 135,9 114,7 111,1 108,6 106,9 93,5 70,6 -Đàn bò 23,4 32,4 43,3 57,0 55,0 42,9 34,8 -Đàn lợn 348,1 465,9 519,3 509,0 529,2 577,5 514,8 -Đàn gia cẩm 2621,0 4818,0 4669,0 5071,0 5295,0 6823,0 7564,0 8-Lạng Sơn -Đàn trâu 188,8 188,2 188,5 182,2 160,9 155,3 122,7 -Đàn bò 42,5 48,4 52,7 57,1 50,4 44,3 31,9 -Đàn lợn 277,5 333,6 350,6 332,8 372,7 369,0 328,4 -Đàn gia cầm 2962,0 3641,0 3703,0 3055,0 3284,0 3758,0 3330,0 9-Bắc Giang -Đàn trâu 125,3 94,2 92,0 91,2 87,3 83,7 68,8 -Đàn bò 68,0 82,4 99,8 148,4 149,4 151,0 132,8 -Đàn lợn 718,3 843,0 928,4 1002,3 1050,6 1162,4 1173,1 -Đàn gia cầm 7077,0 9662,0 9075,0 10979,0 12067,0 15425,0 14962,0 10-Phú Thọ -Đàn trâu 88,5 94,3 97,1 95,2 89,2 88,5 735 -Đàn bò 100,5 105,2 129,3 163,4 142,8 122,1 91,9 -Đàn lơn 448,3 530,4 568,0 552,3 593,0 665,7 658,0 -Đàn gia cầm. 6559,0 7757,0 7887,0 8068,0 8495,0 11127,0 9499,0 11-Điện Biên -Đàn trâu - - 99,6 105,2 107,9 115,4 1162,0 -Đàn bò - - 27,7 32,2 34,7 39,1 42,0 157 Tỉnh 2000 2003 2005 2007 2008 2010 2012 -Đàn Lợn - - 210,6 232,3 245,3 276,8 288,6 -Đàn gia cầm - - 917,0 1417,0 1634,0 2020,0 2302,0 12-Lai Châu -Đàn trâu - - 84,7 92,4 89,0 98,8 89,3 -Đàn bò - - 12,4 12,4 13,6 15,1 14,9 -Đàn lợn - - 155,8 160,6 179,4 209,6 181,4 -Đàn gia cầm - - 526,0 853,0 900,0 1011,0 915,0 13-Sơn La -Đàn trâu 119,2 133,1 155,2 162,1 158,5 170,2 168,5 -Đàn bò 87,6 106,4 119,9 159,9 169,8 191,3 196,5 -Đàn lợn 340,4 441,0 476,0 405,1 460,8 523,8 535,3 -Đàn gia cầm 2016,0 3306,0 3402,0 4848,0 5014,0 4890,0 4604,0 14-Hoà Bình -Đàn trâu 128,3 122,2 122,6 126,1 112,8 113,4 105,5 -Đàn bò 48,0 56,5 64,3 81,7 77,8 72,9 61,0 -Đàn lợn 294,7 370,6 410,3 398,0 416,0 451,2 426,4 -Đàn gia cầm 2323,0 3543,0 3483,0 3383,0 3588,0 3882,0 3876,0 Nguồn: Tập hợp từ Niên giám Thống kê năm 2005, 2010, 2012 158 Phụ lục số 4: Hoa hồng pháp giữa núi rừng Sapa Từ những cành hoa đầu tiên được nhập từ Pháp với giá trên 100 USD, các loài hồng nhung, hồng bạch, hồng xác pháo đã bén duyên với vùng đất ôn đới và thương hiệu "hoa hồng Sa Pa" đang ngày càng khẳng định mình. Nằm ở vùng khí hậu ôn đới, Sa Pa (Lào Cai) có nhiều tiềm năng to lớn phát triển nghề trồng hoa, nhất là hoa hồng. Đến Sa Pa, du khách sẽ có dịp được chiêm ngưỡng những thung lũng hoa hồng rực đỏ. Với đặc điểm bông to, màu sắc đẹp, cánh dày và tươi lâu, hoa hồng Sa Pa đang khẳng định thương hiệu của mình. Dọc trên những tuyến tham quan du lịch như Sa Pa - Tả Van hay Sa Pa - Thác Bạc , phóng tầm mắt nhìn xuống những thung lũng hay như vạt đồi hai bên đường, du khách sẽ lập tức bị lôi cuốn bởi bạt ngàn vườn hồng. Sắc hoa hồng làm cho những thung lũng vốn đã nên thơ bởi núi, lại càng trở nên rực rỡ, lung linh hơn. Theo thống kê, hiện toàn huyện Sa Pa có khoảng 40 hộ trồng hoa các loại, trong đó chủ yếu là hoa hồng thương phẩm. Hằng năm, nơi đây cung cấp cho thị trường, đặc biệt là Hà Nội hàng vài triệu bông chất lượng cao. Thị trường của hồng Sa Pa đang mở rộng ra nhiều nước trên thế giới. Nghề trồng hoa hồng đang góp phần không nhỏ nâng cao đời sống người dân Sa Pa mà còn góp phần không nhỏ trong việc tạo cho Sa Pa một sản phẩm du lịch. Những thung lũng và sườn đồi Sa Pa phủ đầy hoa hồng. 159 Phụ lục số 5: Trồng vải thiều Lục Ngạn Nhắc tới Bắc Giang là người ta nhớ tới vùng đất văn hiến lâu đời, đồng thời cũng là nơi đất lành với nhiều hoa thơm trái ngọt. Trong số các sản vật nổi tiếng không thể không nhắc tới Vải thiều mà đặc biệt hơn là Vải thiều Lục Ngạn. Vải thiều Lục Ngạn đã trở thành đặc sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước hình thành nên vùng cây ăn quả tập trung tại Bắc Giang mà thủ phủ là Lục Ngạn, với diện tích khoảng 40.000ha, đạt sản lượng hàng năm 250.000 tấn (Lục Ngạn trên 150.000 tấn). Vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá; chính quyền địa phương đã và đang chủ động phối hợp với nhiều đơn vị nghiên cứu khoa học triển khai thâm canh, xản xuất Vải thiều theo quy trình VietGAP nhằm tạo ra sản phẩm Vải thiều sạch và đạt yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm. Vải thiều được dùng như thực phẩm hàng ngày như: Vải tươi, Vải sấy khô, Vải đóng hộp; ngoài ra Vải thiều còn làm nên nhiều vị thuốc tốt cho sức khoẻ con người: chữa tiêu chảy, viêm miệng, mụn nhọt, đau răng, làm đẹp daHiện nay Vải thiều Lục Ngạn không chỉ được ưa chuộng trong nước mà còn xuất sang thị trường nước ngoài: EU, Trung Quốc, Đông Âu. 160 Phụ lục số 6: Phát triển nuôi bò tại Mộc Châu Trong khi nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn cả nước đang gặp khó khăn thì người dân ở thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) lại đang làm giàu từ nghề nuôi bò sữa. Nhiều hộ đã trở thành "tỷ phú chân đất" với thu nhập hàng chục triệu đồng/tháng. Trong hai ngày 22, 23-3, phóng viên Hanoimoi có mặt tại thị trấn Mộc Châu đã tận mắt mục sở thị và không khỏi ngỡ ngàng với những "đại gia nông dân". Có tới thăm trang trại chăn nuôi bò sữa của các hộ nông dân ở thị trấn Mộc Châu, mới thấy người nông dân nơi đây nhiệt tình và coi con bò sữa như một tài sản quý báu thế nào. Với độ cao 1.050m so với mực nước biển, Mộc Châu không chỉ nổi tiếng về khí hậu mát mẻ mà còn có nhiều sản vật đặc sắc, trong đó có sữa bò. Nghề chăn nuôi bò sữa đã tạo nên diện mạo nông thôn mới trù phú tại vùng cao nguyên này. Mộc Châu có truyền thống hơn nửa thế kỷ phát triển chăn nuôi bò sữa. Vì vậy, số lượng đàn bò sữa ở Mộc Châu tăng lên hằng năm và năng suất sữa ngày càng đạt chất lượng cao với năng suất trung bình 23,5kg/con/ngày. Bên cạnh đó, quy mô các hộ chăn nuôi tăng đều, hiện đạt bình quân 20-25 con/hộ, hộ nuôi nhiều nhất có 180 con. 100% hộ chăn nuôi đã mua sắm, trang bị đủ máy cắt cỏ, máy vắt sữa và máy tắm bò; 90% hộ đã trang bị máy thái băm thức ăn, có 85 hộ đã đầu tư mua máy cơ giới canh tác nông nghiệp, nhiều hộ đã mua sắm ô tô bán tải để phục vụ sản xuất. Trong khuôn viên trang trại 7,2ha, ông Nguyễn Văn Quất, tiểu khu 84, thị trấn Mộc Châu, giọng đầy tự hào: "Ngày mới đặt chân lên đất Mộc Châu với hai bàn tay trắng, mới đó đã hơn 30 năm, nay tôi có cơ ngơi trị giá hơn 20 tỷ đồng. Với quy mô 180 con bò sữa, trong đó 100 con cho khai thác, mỗi tháng trừ chi phí, gia đình ông thu lãi hàng chục triệu đồng". Anh Nguyễn Văn Chiến, tiểu khu số 70, cho biết: "Gia đình tôi mới bắt đầu nuôi bò từ năm 2008, hiện đang có 15 con, trong đó 7 con cho khai thác sữa. Trong những năm tới, khi cả 15 con cho khai thác sữa, số tiền thu về kha khá". Hiện nay, những hộ có thâm niên chăn nuôi bò sữa, thu nhập hằng tháng vào loại "khủng", từ vài chục đến cả trăm triệu đồng, không hiếm ở Mộc Châu; Đơn cử như gia đình anh Hà Văn Tới, gia đình anh Nguyễn Viết Thái... 161 Phụ lục số 7: Đề án phát triển trồng dược liệu tại Hà Giang Chính phủ vừa có văn bản chấp thuận cho tỉnh Hà Giang lập Dự án trồng cây dược liệu gắn với công cuộc xóa đói, giảm nghèo tại sáu huyện trong chương trình 30A của tỉnh, bao gồm: Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Ðồng Văn, Hoàng Su Phì, Xín Mần. Hiệu quả bước đầu Việt Nam là quốc gia sở hữu nhiều loại dược liệu quý, mỗi năm cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu hàng nghìn tấn sản phẩm dược liệu như quế, hồi, thảo quả, hòe, địa liền, hương nhu, ích mẫu, đương quy, địa hoàng, bạch chỉ, bạc hà, bạch truật... Tuy nhiên, tình trạng phá rừng và khai thác tràn lan đang làm cạn kiệt nguồn dược liệu quý hiếm này và hiện nay, Việt Nam phải nhập phần lớn dược liệu từ nước ngoài với giá cao hơn trong nước rất nhiều và chất lượng chưa được bảo đảm. Trong khi đó, người dân Việt Nam có truyền thống sử dụng các loại thuốc y học cổ truyền và các bài thuốc dân gian để điều trị hoặc bồi bổ sức khỏe. Các đơn vị sản xuất dược hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng dược liệu của người dân, nhất là dược liệu sạch và bảo đảm chất lượng. Theo Viện Dược liệu - Bộ Y tế, trong tổng số 3.948 loài cây thuốc trong nước, có gần 90% là cây thuốc mọc tự nhiên, tập trung chủ yếu trong rừng, chỉ có hơn 10% là cây thuốc trồng. Vì thế, việc đầu tư xây dựng những vùng nguyên liệu để trồng và sản xuất các loại dược liệu đặc sản đang được đặt ra, nhất là với các địa phương có điều kiện địa lý và khí hậu phù hợp. Ðể hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn dược liệu thu hái tự nhiên và nhập khẩu, nhiều công ty dược trong nước đã và đang gây dựng những vùng nguyên liệu để chủ động trong việc phát triển nền đông dược hiện đại, đồng thời tạo điều kiện giúp người dân vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn có việc làm và thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo. Sau thời gian khảo sát, nghiên cứu thổ nhưỡng, khí hậu và nguồn nhân lực, đầu năm 2012: Công ty Cổ phần Thương mại công nghệ Bình Minh triển khai dự án 162 "Rau, hoa, cây dược liệu" tại xã Quyết Tiến (huyện Quản Bạ). Ðể triển khai dự án nói trên, công ty đã đầu tư xây dựng một số cơ sở hạ tầng, mở các lớp tập huấn kỹ thuật từ hai đến ba tháng cho người lao động là người dân tộc thiểu số tại địa phương... Bên cạnh đó, công ty áp dụng biện pháp kỹ thuật tiên tiến xây dựng quy trình sản xuất các loại cây dược liệu quý, từ quy trình sản xuất cây giống và dược liệu thành phẩm đến các quy trình sản xuất cây dược liệu cho từng loại... Ðồng thời, xây dựng mạng lưới sản xuất, quản lý chất lượng và tiêu thụ sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP. Với quy mô sản xuất 100 ha, khoảng 30 giống dược liệu đã được trồng, trong đó có 20 giống thuộc danh mục dược liệu khuyến khích sản xuất của Bộ Y tế. Theo quan sát, những lớp đất nhiều đá, sỏi được làm tơi xốp và lên luống. Từ những hố nhỏ, từng khóm thảo quả, hương thảo, ấu tẩu, giảo cổ lam... đã bén rễ, xanh tốt. Dù mới đi những bước đầu tiên, nhưng người dân và chính quyền địa phương đã có niềm tin vào thành công của dự án. Trao đổi với chúng tôi, chị Trần Thị Vân (dân tộc Tày) và chị Dương Thị Chuyên (dân tộc Nùng), công nhân của dự án, cho biết: Công việc hằng ngày của NCS là nhổ cỏ, làm đất tơi xốp và lên luống, đào hố trồng cây. Không được dùng thuốc diệt cỏ hoặc thuốc trừ sâu vì ảnh hưởng đến chất lượng cây thuốc. Quy hoạch và phát triển vùng trồng dược liệu Theo kết quả điều tra, trên địa bàn tỉnh Hà Giang hiện có hơn 1.000 loài dược liệu với tổng diện tích 7.939 ha, tiêu biểu như: thảo quả, hương thảo, giảo cổ lam, đỗ trọng, đương quy, thiên niên kiện... Cây dược liệu được phân bố tại tất cả các huyện trong tỉnh, tập trung tại một số xã vùng cao: Lao Chải, Xín Chải (Vị Xuyên); Tả Ván, Tùng Vài, Thái An (Quản Bạ); Pờ Ly Ngài, Tả Sử Choóng, Ðản Ván (Hoàng Su Phì). Thị trường tiêu thụ dược liệu trên địa bàn tỉnh Hà Giang những năm gần đây khá sôi nổi, với nhiều chủng loại. Trong khi đó, việc quản lý, phát triển cây dược liệu chưa tốt; sự phát triển mang tính tự phát, thiếu định hướng phát triển bền vững; sản xuất chủ yếu phụ thuộc thị trường tiêu thụ, thiếu ổn định, phần lớn tiêu thụ qua đường tiểu ngạch sang các nước lân cận. Nhiều loài cây thảo dược 163 phát triển tự nhiên, bị khai thác quá mức có nguy cơ tuyệt chủng như: củ khúc khắc, hà thủ ô, thiên niên kiện... Từ quá trình khảo sát, trên quan điểm phát triển cây dược liệu nhằm bảo tồn các nguồn gien quý, dần hình thành các vùng sản xuất nông - lâm nghiệp kết hợp, góp phần tăng hệ số sử dụng đất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; đồng thời nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên rừng, nguồn dược liệu quý; tỉnh Hà Giang đã có định hướng phát triển cây dược liệu từ nay tới năm 2015. Cụ thể: tiếp tục cải tạo, chăm sóc tốt 6.433 ha diện tích cây dược liệu hiện có; tiến hành trồng mới 10.000 ha, chú trọng, đẩy mạnh phát triển đối với sáu huyện được Chính phủ chấp thuận lập Dự án trồng cây dược liệu gắn với công cuộc xóa đói, giảm nghèo, là: Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Ðồng Văn, Hoàng Su Phì, Xín Mần. Ðể góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững, cùng với việc trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng, tỉnh Hà Giang xác định phát huy cao nhất diện tích đất dưới tán rừng để duy trì, bảo tồn và phát triển lợi thế cây dược liệu ở khu vực này. Trồng và sản xuất thành công các sản phẩm dược liệu sẽ thu hút và đáp ứng nhu cầu khách đến tham quan, du lịch và là hướng đi đúng đắn, khả thi trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nhằm mang lại lợi nhuận cao, tăng tính ổn định, bền vững hệ sinh thái rừng và không ảnh hưởng quỹ đất của các loại cây trồng khác. Như vậy, với việc triển khai dự án quy mô 10.000 ha tại sáu huyện trong Chương trình 30A trên địa bàn tỉnh Hà Giang, sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 50 nghìn lao động hằng năm, góp phần tăng mức thu nhập bình quân của tỉnh (mức thu mua dược liệu dự kiến từ 150 đến 200 triệu đồng/ha). Và, cùng với các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của tỉnh và huyện về việc ổn định đời sống dân cư; việc triển khai dự án trồng dược liệu nói trên sẽ góp phần giúp người dân không chỉ trong vùng dự án mà cả các vùng lân cận yên tâm, gắn bó với hoạt động sản xuất nông nghiệp, tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa chính quyền và nhân dân trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở những huyện nghèo, nhất là những huyện vùng cao, vùng xa./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_ts_phat_trien_nong_nghiep_cac_tinh_tdmn_phia_bac_viet_nam_theo_huong_ben_vung_nguyen_thanh_h.pdf
Luận văn liên quan