Luận án Quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch qua khảo sát lễ hội Kiếp Bạc (Hải Dương) và lễ hội Tịch Điền (Hà Nam)

a) Phần nghi lễ Lễ rước chân nhang vua Lê Đại Hành: Sáng mồng 5 Tết, người dân trong vùng cùng cán bộ tỉnh, huyện, xã địa phương đã tham gia lễ rước chân nhang thờ Vua Lê Đại Hành. Đoàn rước chân nhang do sư trụ trì chùa Long (Đọi Sơn) và các tăng ni phật tử thực hiện. Tới đền thờ Vua Lê Đại Hành, cả đoàn rước xuống xe, đi đầu là 2 lá cờ, tiếp theo là bát hương, các nhà sư, cán bộ, lãnh đạo tỉnh, huyện, địa phương, bô lão. Sau đó, nhà sư tiến hành làm lễ xin chân nhang vào bát hương. Nghi lễ này được thực hiện nhằm bảo đảm tính linh thiêng cho toàn bộ lễ Tịch điền và đại lễ giải hạn cầu an ở chùa Đọi. Khi chân nhang được cắm vào bát hương, nhà225 sư khấn xin rước ra xe, đưa linh vị Vua Lê Đại Hành lên kiệu Long đình. Sau đó cả đoàn rước lên xe trở về với đội hình ban đầu từ đền Lăng về chùa Long Đọi Sơn. Lễ rước nước: Sáng mồng 6 Tết, người dân và cán bộ trong vùng tập trung ở chùa Long Đọi để tiến hành lễ rước nước từ giếng Lạc lên chùa Đọi. Nghi lễ rước nước mở ra một không gian văn hóa trang trọng, linh thiêng cho lễ cầu an. Đi đầu đoàn rước nước là rồng vàng. Tiếp đến hàng chục người được tuyển chọn làm chân kiệu và dân binh mặc áo đỏ, quần đỏ, viền vàng, chân đi hài, cầm cờ, quạt lọng. Trung tâm của buổi lễ là kiệu Phật đình do 4 thanh niên khỏe mạnh, trang phục gọn gàng khênh. Trên kiệu đặt một chóe đựng nước có nắp, phủ kín bằng vải đỏ. Đại đức Thích Thanh Vũ - trụ trì chùa Long Đọi đi trước kiệu rước chóe, phật tử và dân làng lập thành đoàn nối bước đi sau kiệu, kéo dài tới nửa km. Đoàn rước đi từ chùa Long Đọi xuống đền Thánh thì dừng lại. Đây là một am nhỏ được tạo thành từ một hõm đá dưới chân núi Long Đọi. Giữa am ngay dưới bệ thờ Thánh có một giếng nước bốn mùa luôn trong vắt. Trên bờ giếng lấy nước có cắm cờ ngũ hành và một bức trướng có 4 chữ Hán “Thanh thủy mộc dục”. Đại đức Thích Thanh Vũ tự tay lấy nước ở giếng đưa vào chóe để đoàn rước lên chùa. Nước này sẽ được dùng để “làm phép” tẩy rửa mọi bụi bặm trần thế, thanh tịnh tâm hồn trong lễ mộc dục và lễ sái tịnh. Khi chóe đầy nước, hai thanh niên khỏe mạnh rước đặt lên kiệu, đậy nắp chóe, phủ khăn đỏ lên trên. Sau đó theo thứ tự như khi đi, rước nước về chùa, đặt trước cửa thượng điện, làm lễ yên vị, đặt chóe lên ban thờ. Lễ mục dục: Sau khi nước được rước lên chùa Đọi, Đại đức Thích Thanh Vũ cùng các tăng ni, phật tử đã tiến hành lễ mộc dục. Trước khi tắm rửa cho tượng, dùng khăn đỏ cùng với nước sạch được rước từ giếng lên cùng với nước thơm. Phải tắm 2hai lần, lần đầu dùng nước giếng hoặc nước sông trong sạch, nhúng khăn đỏ vào lau. Lau xong lại lau một lần nữa bằng nước thơm. Trong khi tắm cho tượng, nhà chùa cùng các tăng ni và các tín lão Phật tử tụng kinh Địa tạng, kinh Dược sư. Sau khi tắm xong tiến hành lễ an vị cho thần tượng. Lễ cáo yết đình Đọi Tam: Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn diễn ra dưới chân núi Đọi thuộc làng Đọi Tam. Do đó, theo truyền thống, mỗi lần mở hội, các cộng đồng226 sở tại phải làm một nghi lễ mở cửa đền hay lễ cáo yết với ý nghĩa xin phép vị thần của cộng đồng ấy cho dân làng mở hội. Ngôi đình làng Đọi Tam thờ hai anh em cụ Năng và cụ Bản là Tổ nghề của làng trống Đọi Tam, sau đó hai ông được tôn làm thành hoàng làng. Nghi lễ Cáo yết bắt đầu bằng ba hồi trống, chiêng. Ban Khánh tiết mang lễ vật gồm có hương, nến, hoa quả, rượu, bánh cổ truyền của dân làng vào đình. Tại đình Đọi Tam, hương án đặt chính giữa, trên hương án đặt đồ thờ. Trước hương án rải 4 chiếu cói in hoa theo một hàng, hai bên hàng chiếu đặt hai chiếc bàn nhỏ, bàn bên đông để bình rượu, bàn bên tây để trầu cau. Trên mỗi bàn đều có cây nến đặt sẵn. Đội tế của thôn Đọi Tam gồm chủ tế đội mũ, mặc áo thụng đỏ đi giày; hai bồi tế; Đông xướng và Tây xướng, hai nội tán, mười chấp sự đội mũ, mặc áo thụng xanh, đi giày và dàn nhạc bát âm. Đội tế tiến hành ba tuần tế, lễ Cáo yết được diễn ra theo trình tự hành tế thống nhất, hoàn chỉnh và chi tiết. Sau lễ tế, các đại biểu và người dân trong xã tiến hành lễ dâng hương. Như vậy, nghi lễ Cáo yết đã tiến hành xong, các thần thánh đã chứng giám, cho phép người dân Đọi Sơn khai mở lễ hội Tịch điền Đọi Sơn. Lễ rước kiệu của làng Đọi Tam đón vua và Lễ rước vua từ chùa xuống núi Đọi: Ngày mồng 7 tháng Giêng, lễ hội tịch điền chính thức diễn ra. Đám rước làng Đọi Tam đi đầu là 5 lá cờ ngũ hành, chiếc trống cái do hai người khiêng có thủ hiệu đánh trống, một người vác lọng che cho thủ hiệu và trống, đội trống khẩu có 10 người, đội trống bỏi gồm 10 người, chiêng do hai người khiêng một người đánh chiêng, một người che lọng cho thủ hiệu và chiêng. Các chấp kích viên vác đồ lỗ bộ gồm 2 thanh mác dài, 1 búa, 1 rìu, 2 dùi, 1 tay văn, 1 tay võ, hàng bát bửu, 2 biển “Hồi tỵ”, “Tĩnh túc”. Khi đoàn rước Tổ nghề làng Đọi Tam gần hoàn thành chuyến hành trình thì cũng là lúc đoàn rước linh vị của Vua Lê Đại Hành từ trên chùa Long Đọi xuống tới chân núi. Đoàn rước từ trên chùa Đọi xuống đi đầu là 5 cờ ngũ hành, 1 cờ Phật, đội trống, đội chiêng, kiệu Long đình - kiệu có mái, kiệu do 4 thanh niên khiêng, quanh kiệu có lọng che, trên dặt bát hương chân nhang Vua Lê Đại Hành.227 Các nhà sư cầu kinh, niệm Phật bày tỏ lòng thành kính dưới kiệu Long đình Vua Lê Đại Hành, vị vua mở đầu cho lễ hội Tịch điền thiêng liêng. Dưới chân núi, hai đoàn rước gặp nhau và hợp lại làm một trở thành một biểu tượng cho tình đoàn kết một lòng giữa quân vương và nhân dân trong quá khứ, cho vai trò chủ thể của người dân trong lễ hội hiện nay. Lễ cày Tịch điền được tổ chức tại khoảng ruộng rộng 1 ha trước trường Tiểu học, Trung học cơ sở xã Đọi Sơn, và trước núi Đọi. Tại thửa ruộng này, dựng một đàn tế Thần Nông, trong đó có linh vị Vua Đại Hành được phối thờ, đàn tế rộng 180 m², chiều cao tính từ mặt ruộng lên đến đỉnh của các bức phướn trang trí là 10m. Sau khi hai đoàn rước được hợp nhất đã tiến về khu vực tiến hành lễ cày tịch điền. Kiệu Long đình sau khi được rước, được đặt trên một bục vải đỏ, hai bên bày bộ bát biểu, bộ nghi trượng. Phía sau kiệu treo bức trướng lớn đề hai chữ đại tự: Thần Nông. Theo các nghi thức cổ truyền, một vị bô lão của địa phương thực hiện diễn xướng, ứng nhâp linh khí quân vương, biểu tượng qua hình ảnh vị minh quân Lê Đại Hành. Vị bô lão thay vua cày những sá cày đầu tiên phải là người cao tuổi, khỏe mạnh, có tướng mạo, mặt mũi hồng hào, râu dài quắc thước, có uy tín trong dòng họ, địa phương, được mọi người kính nể. Sau khi làm lễ nhập thế xin phép khoác áo long bào và đeo mặt nạ, vị bô lão này đã được xem là Vua Lê Đại Hành, bắt đầu nghi lễ Tịch điền. Để chuẩn bị cho nhà vua đi cày, trâu đã được chuẩn bị kỹ càng, là một trong 15 con trâu được các họa sỹ vẽ, trang trí đẹp mắt trong ngày mồng 6 tháng Giêng. Cày của nhà vua cũng đóng rất trang trọng. Đích thân nhà vua phải cầm cày rạch luống cày đầu tiên để cầu mong mọi sự được hài hòa, may mắn. Cứ mỗi đường cày lật lên, các cô gái theo sau rắc những hạt giống ươm mầm vào trong đất. Nghi trình cày Tịch điền kết thúc với màn múa Lả Lê, dâng hương bái tạ trước bàn thờ Thần nông và kiệu Vua Lê Đại Hành của đông đảo nhân dân địa phương cùng du khách thập phương. Sau đó,

pdf219 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch qua khảo sát lễ hội Kiếp Bạc (Hải Dương) và lễ hội Tịch Điền (Hà Nam), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch. Điều 19. Phát triển du lịch cộng đồng 1. Cá nhân, hộ gia đình nơi phát triển du lịch cộng đồng được ưu đãi, khuyến khích cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống; hướng dẫn khách du lịch tham quan, trải nghiệm văn hóa, nếp sống tại cộng đồng; sản xuất hàng hóa, hàng thủ công truyền thống và các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch. 2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức nghiên cứu, khảo sát, lựa chọn địa điểm có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng; có chính sách hỗ trợ về trang thiết bị cần thiết ban đầu và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phục vụ khách du lịch cho cá nhân, hộ gia đình trong cộng đồng tham gia cung cấp dịch vụ du lịch; hỗ trợ xúc tiến sản phẩm du lịch cộng đồng. 3. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát triển du lịch cộng đồng tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của cộng đồng; chủ trì xây dựng cam kết của cộng đồng nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa, bảo vệ môi trường, ứng xử văn minh đối với khách du lịch. 4. Tổ chức, cá nhân khai thác, phát triển du lịch cộng đồng có trách nhiệm tôn trọng văn hóa, nếp sống và chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch với cộng đồng. 206 PHỤ LỤC 5 BẢN ĐỒ DU LỊCH HẢI DƯƠNG VÀ HÀ NAM (Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh Hải Dương và Hà Nam) 207 208 PHỤ LỤC 6. GIỚI THIỆU CHUNG LỄ HỘI KIẾP BẠC (HẢI DƯƠNG) VÀ LỄ HỘI TỊCH ĐIỀN (HÀ NAM) 1. Giới thiệu Lễ hội Kiếp Bạc (Hải Dương) 1.1. Tổng quan về Kiếp Bạc Nói tới địa danh Kiếp Bạc, cần phải nói tới những câu thơ sau: “Vạn Kiếp hữu sơn giai kiếm khí Lục Đầu vô thuỷ bất thu thanh” (Ngọn núi nào ở Vạn Kiếp cũng âm vang tiếng hò reo giết giặc. Không có giọt nước nào ở sông Lục Đầu không rên rỉ tiếng kêu than (của quân giặc bị chết trận)) Vạn Kiếp, Lục Đầu – 2 địa danh nổi tiếng của vùng đất lịch sử Chí Linh – Hải Dương. Nhắc đến hai địa danh này không ai có thể quên được 3 lần chiến thắng lịch sử chống đế quốc Nguyên – Mông vĩ đại của dân tộc và vị anh hùng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Vạn Kiếp có hình sông, thế núi hiểm yếu về quân sự, đắc địa về phong thuỷ, có tứ linh quần tụ, chung đúc khí thiêng. Núi ở Vạn Kiếp là dãy núi cuối cùng về phía tây bắc của hệ thống núi Yên Tử từ Quảng Ninh đổ về. Núi Yên Tử chạy gần tới Vạn Kiếp thì toả thành hai dãy song song là Côn Sơn ở về phía Bắc và Phượng Hoàng ở về phía Nam. Khi càng gần tới Vạn Kiếp thì dãy Côn Sơn càng thấp dần, tạo thành nhiều quả đồi nhỏ nằm rải rác ở thung lũng phía đông bắc Vạn Kiếp. Trái lại, dãy núi Phượng Hoàng chạy gần tới phía nam Kiếp Bạc thì càng cao lên, các ngọn núi lại hợp mạch liên hoàn với hệ thống núi Phả Lại, Phượng Hoàng, Côn Sơn tạo thành bức tường thành tự nhiên đồ sộ che chắn khu vực Vạn Kiếp. Núi ở Vạn Kiếp tuy không cao lắm (độ cao trung bình 50 m – 200 m) nhưng ở thế liền dải, tạo thành nhiều hình vòng cung chạy nhô ra tận bờ sông Lục Đầu. Trên các đỉnh núi, có thể quan sát một vùng sông nước làng mạc bao la, tạo thế chủ động cho quân sĩ khi tiến cũng như lui. Khu di tích Kiếp Bạc bao gồm hệ thống các di tích, trong đó đền Kiếp Bạc nằm ở trung tâm và các di tích vệ tinh như: đền Nam Tào, Bắc Đẩu; các di tích khảo 209 cổ học: Lò Gốm, Hang Tiền, Hố Thóc, di tích lịch sử như Sinh Từ, Hành Cung, Sông Vang, Xưởng Thuyền 1.2. Di sản vật thể gắn với lễ hội Kiếp Bạc Xung quanh đền Kiếp Bạc là hệ thống di tích đền, chùa Nam Tào - Bắc Đẩu, Sinh Từ, Hang Tiền, Hố Thóc, Xưởng Thuyền, Hành Cung, Viên Lăng, Ao Cháo... Thời Trần đây là những công trình kiến trúc bề thế, nguy nga nhưng hiện nay nhiều di tích chỉ còn là phế tích. Qua các cuộc khai quật khảo cổ học cho thấy đây là di sản quí giá về mặt lịch sử, văn hoá, khoa học của khu di tích Kiếp Bạc a) Đền Kiếp Bạc: Đền Kiếp Bạc thờ anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử đặc biệt quan trọng của Quốc gia, thời Trần thuộc hương Vạn Kiếp, lộ Lạng Giang. Thời Lê, Nguyễn thuộc trấn Kinh Bắc, nay thuộc xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Trấn giữ cửa ngõ phía đông thủ đô Thăng Long, có vị trí địa lý, phong thuỷ hiểm yếu, nơi hội tụ các giá trị văn hoá, tôn giáo, quân sự, kinh tế, chính trị ở các triều đại, Kiếp Bạc là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của tỉnh Hải Dương. Đền Kiếp Bạc toạ lạc trên khu đất bằng, trung tâm khu di tích Kiếp Bạc. Đền nhìn theo hướng Tây nam, ở thế "Ỷ sơn quan thuỷ". Phía trước là dòng Lục Đầu Giang - nơi tụ thuỷ, tụ linh khí, tụ phúc, tụ đức của 6 con sông hội về. Với chiều dài trên 10 km, sông Lục Đầu nhận nước của 4 nhánh sông từ phía Bắc đổ xuống (Thiên Đức - sông Đuống, Nhật Đức - sông Thương, Nguyệt Đức - sông Cầu, Minh Đức - sông Lục Nam) và hợp với hai nhánh sông dưới hạ lưu là sông Thái Bình, sông Kinh Thầy đổ ra biển Đông. Đền tựa lưng (chẩm) vào núi trán Rồng. Hai bên tả, hữu là 2 dãy núi rộng mở thế tay ngai, long mạch toả ra hình rồng uốn khúc từ đỉnh dãy núi Rồng kéo thành "tay Long" núi Nam Tào (Dược Sơn) chầu bên tả và "tay Hổ" núi Bắc Đẩu bao bên hữu. Trên hai ngọn núi có đền Nam Tào, đền Bắc Đẩu chầu vào đền Kiếp Bạc như thể Ngọc Hoàng Thượng Đế. Vạn Kiếp có thế núi, hình sông đan xen, dày đặc, với nhiều đường giao thông thuỷ bộ thuận lợi liên hệ với các miền trong nước và tiện cho việc tiến, lui, 210 tấn công, phòng thủ và phản công chiến lược. Với cảnh quan xinh đẹp và vị trí hiểm yếu, Vạn Kiếp đã sớm thu hút sự chú ý của vị hoàng thân trẻ tuổi, có tài thao lược - Trần Quốc Tuấn. Ông đã đặt đại bản doanh ở Vạn Kiếp, án ngữ mặt Đông bắc của kinh thành Thăng Long trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông thế kỷ XIII. Địa danh Vạn Kiếp là bài ca chiến thắng: “Gươm khua Hàm Tử kinh hồn giặc; Chiêng lường Vạn Kiếp tiếng quân reo”. Quá trình phát triển khu di tích Kiếp Bạc gắn với lịch sử về cuộc đời sự nghiệp Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Qua hệ thống văn bia và hệ thống thư tịch cũ còn để lại cho thấy đền Kiếp Bạc đã được khởi dựng vào những năm đầu thế kỷ 14 (sau khi Hưng Đạo Vương từ trần năm 1300). Sang thời Lê, theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, năm 1427 ngay sau kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Vua Lê Thái Tổ đã cắt ngân quỹ, cử Dương Thái Nhất về tu sửa thái miếu đền Kiếp Bạc, ra sắc chỉ nghiêm cấm chặt phá và xâm hại đất đai khu vực di tích. Qua nhiều thế kỷ, do nắng mưa và chiến tranh, các công trình kiến trúc nguy nga, lộng lẫy thời Trần, Lê không còn, quy mô xây dựng của các lần trùng tu không còn đẩy đủ: Trung từ và tả hữu vu đã bị giặc Pháp đốt phá, chỉ còn lại hậu cung, tiền bái và nghi môn. Các công trình kiến trúc hiện nay chủ yếu do một số quan lại xứ Bắc, xứ Đông, khởi xướng cùng nhân dân trùng tu tôn tạo. Hệ thống các công trình kiến trúc tuân thủ theo nguyên tắc âm dương, ngũ hành... Từ núi Trán Rồng, các công trình kiến trúc phát triển ra sông Lục Đầu gồm các hạng mục: Sinh Bia nay là Hố chân bia (do Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông soạn văn bia), gò đất chữ Vương, đền Chính, nhà Bạc, tả, hữu Thành Các, tả, hữu Giải vũ, giếng Mắt Rồng, Nghi môn. Đền chính kết cấu kiến trúc kiểu tiền nhất hậu đinh, liên hoàn, thống nhất gồm: Tiền tế, Trung từ, Hậu cung. Là công trình kiến trúc thời Nguyễn, mang đậm phong cách trang trí, chạm khắc đương thời, không cầu kỳ và quá công phu với các đồ án chủ đạo “tứ linh quần hung”, “văn triện hoá long”, “Cúc, trúc hoá long”, “tiêu cảnh tứ quý” nhưng đã tạo được điểm nhấn, đạt hiệu quả trong việc chuyển tải ý tưởng tâm linh và nghệ thuật của nghệ nhân về những ước vọng cầu mùa của cư dân nông nghiệp. 211 Nghi môn đền là công trình kiến trúc đồ sộ hoàng tráng, thiết kế kiểu cổng thành dạng bức cuốn thư với ba cửa vòm và hai trụ biểu lớn. Đây là bức tranh sinh động hội đủ tứ linh, tứ quý, khái quát cả âm dương, trời đất, thiên nhiên, con người nơi đất Thánh. Đáng chú ý là biểu tượng hình tròn đặt ở tư thế long chầu trên đỉnh nghi môn. Thời Trần mặt tròn này đã mang bóng dáng của vòng tròn vũ trụ. Đó là 1 vòng tròn sinh lực đang bốc lửa tượng cho bầu trời, phần trên là hội tụ của hai yếu tố âm - dương, bao phủ lấy phần dưới, tượng cho sự giao hoà của vũ trụ, nhằm cầu sinh sôi phát triển. Phần dưới vòng tròn vũ trụ là từng cặp tứ linh đối xứng trong tư thế “long mã hà đồ”, “thần qui lạc thư”, “phượng hàm thư”... là điểm nhấn cho các bức hoành phi, câu đối ca ngợi Đức Thánh Trần: “Dữ thiên vô cực” (sự nghiệp hiển hách với đất trời), “Âm dương hợp đức” (Đức của Thánh hợp với trời đất), “Nhạc độc chung linh” (sông núi hun đúc lên khí thiêng) và “Trần Hưng Đạo Vương từ” (đền thờ Trần Hưng Đạo). Mặt sau nghi môn trang trí từng cặp tiêu cảnh biến thể từ tứ quý “đào - tùng lộc”, “trúc tước - mai điểu”, “tiêu tượng - hồng trĩ”, “cúc - điệp” thể hiện cho sự trường tồn bền vững. Ngày nay, nghi môn là công trình kiến trúc độc đáo, hiếm thấy trong các công trình văn hoá cổ ở khu vực Bắc Bộ. Qua nghi môn là tả - hữu Thành Các. Công trình được tôn tạo thời Nguyễn, là nơi các quan hàng tỉnh về nghi ngơi, chuẩn bị các kỳ lễ hội. Trong sân là giếng Mắt Rồng. Giếng nằm ở trung tâm thung lũng dãy núi Rồng do mạch nước ngầm từ núi chảy ra gọi là giếng mắt rồng. Tương truyền, Giếng xây dựng thời Trần gắn với tên tuổi của danh tướng Yết Kiêu - Người có công tìm và phát hiện ra nguồn nước. Đây là nước giếng thiêng, trong mát đã tiếp sức cho quân sỹ nhà Trần mỗi khi ra trận. Sau này, nước giếng được dùng trong các nghi lễ cúng, tế của đền. Giữa sân là Nhà Bạc. Công trình nằm trên đường Thần đạo, là cầu nối giữa nghi môn và đền chính, mang ý nghĩa như một tắc môn chắn tà khí cho Đền. Đây là nơi tổ chức các nghi lễ trọng thể của Nhà nước dâng hương tưởng niệm anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương. Hai bên sân có tả, hữu hành lang là nơi dành cho nhân dân thập phương nghi ngơi, tu sửa lễ phẩm trước khi vào lễ Thánh. 212 Đền chính gồm: Tiền tế, Trung từ, Hậu cung. Toà Tiền Tế có ban thờ Công đồng Trần triều. Trung từ thờ vọng ngai, bài vị tứ vị hoàng tử (4 vị con trai của Trần Hưng Đạo - Hưng Vũ Vương Trần Quốc Hiến, Hưng Hiến Vương Trần Quốc Nghiễn, Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, Hưng Trí Vương Trần Quốc Uy), thờ tượng Điện suý Phạm Ngũ Lão (con rể thứ 2), hai bên tả - hữu thờ vọng quan Nam Tào, quan Bắc Đẩu. Toà hậu cung gồm: Cung chính thờ tượng Đức Thánh Trần; cung cấm thờ vọng gia tiên Đức Thánh, tượng Thiên Thành công chúa phu nhân, hai bên thờ tượng Quyên Thanh công chúa - cô đệ nhất và Anh Nguyên quận chúa - cô đệ nhị. Trong đền còn lưu giữ nhiều hiện vật, cổ vật quý như 5 pho tượng đồng, sơn son thiếp vàng, đúc cuối thế kỷ XIX, hoành phi, câu đối, bia đá... đặc biệt là Thánh Ấn nhà Trần. Bất cứ ai hành hương về đền Kiếp Bạc đều mong xin được ấn dấu nhà Ngài, mang bên mình cầu an. b) Đền Nam Tào: Đền Nam Tào thờ Thiên quan Nam Tào tọa lạc trên đỉnh núi Nam Tào (còn gọi là Dược Sơn) ở độ cao 42 m, thuộc thôn Dược Sơn, Hưng Đạo, Chí Linh, Hải Dương, cách đền Kiếp Bạc 500 m về phía Tây Nam. Qua tư liệu khảo cổ học, văn bia, truyền thuyết dân gian thì di tích xây dựng vào thời Trần. Với ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của di tích, năm 2006, UBND tỉnh Hải Dương ra quyết định số 2532/QĐ-UBND cho phép quy hoạch, xây dựng, tu bổ tôn tạo di tích đền Nam Tào, gồm 11 hạng mục chính với kinh phí đầu tư trên 10 tỷ đồng. Đền Nam Tào hiện nay được xây dựng trên một không gian thoáng với diện tích trên 2000m2 gồm các hạng mục công trình: trụ biểu, tam quan, gác chuông, gác trống, tả hữu hành lang, đền chính và hậu đường. Đền chính kiến trúc hình chữ Đinh gồm tiền bái và hậu cung. Trong quần thể di tích Kiếp Bạc, đền Nam Tào có ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Nam Tào là vị thần trong hệ thống điện thần của Đạo giáo có nhiệm vụ coi sự sống ở chốn trần gian. Nam Tào giữ sổ sinh, đứng chầu bên trái giúp việc Ngọc Hoàng Thượng Đế trên thiên đình. Hệ thống thờ tự ở đền Kiếp Bạc gồm bộ ba: Nam Tào - 213 Trần Hưng Đạo - Bắc Đẩu; là hiện tượng đặc biệt - một hình thức tôn vinh cao nhất dành cho Trần Hưng Đạo, sánh Ngài với Ngọc Hoàng thượng đế. c) Đền Bắc Đẩu: Đền Bắc Đẩu toạ lạc trên đỉnh núi Bắc Đẩu ở độ cao 60,5 m, cách đền Kiếp Bạc 500 m về phía Đông bắc. Phía Bắc đền là thung lũng Vạn Yên - lưu giữ nhiều dấu tích gắn liền với Hưng Đạo Vương trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông như: Sinh Từ, Sông Vang, Xưởng Thuyền, Hành Cung. Năm 2006, UBND tỉnh Hải Dương ra quyết định số 2532/QĐ-UBND cho phép quy hoạch, xây dựng, tu bổ tôn tạo di tích đền Bắc Đẩu. Đền hiện nay được xây dựng trên đỉnh núi Bắc Đẩu trong một không gian thoáng rộng gồm 11 hạng mục chính với bố cục kiến trúc và họa tiết trang trí giống với đền Nam Tào. d) Sinh Từ: Di tích Sinh Từ cách đền Kiếp Bạc 800 m về phía Đông bắc. Tương truyền, sau khi Hưng Đạo Đại Vương qua đời, nhân dân đã chuyển vật liệu của Sinh từ về xây dựng tại vị trí đền Kiếp Bạc hiện nay. Đường vận chuyển vật liệu ra đền Kiếp Bạc gọi là đường Gánh gạch. Vì thế, khu di tích Sinh từ nay chỉ còn là phế tích, nhưng lại là di tích khảo cổ học có giá trị đặc biệt quan trọng ở khu di tích Kiếp Bạc. e) Vườn thuốc Dược Sơn: Dược Lĩnh Cổ Viên là vườn thuốc nam do Trần Hưng Đạo trồng trên núi Dược Sơn. Núi Dược Sơn nằm ở phía nam đền Kiếp Bạc với diện tích xấp xỉ 10.000 m2. Theo thống kê, trên núi Dược Sơn và một số ngọn núi lân cận ở khu di tích Kiếp Bạc hiện nay còn khoảng trên 300 vị thuốc như: tán tía, cam thảo, hoàng chỉ nam... Qua khảo sát của Viện Y học cổ truyền trung ương, ngành y tế địa phương cho thấy những cây thuốc trên núi Dược Sơn có giá trị cao về y học, có thể chữa được nhiều bệnh: phong tê thấp, xơ gan cổ chướng, viêm họng, sâu răng, thận, thoái hoá cột sống, hậu sản, thương hànnhân dân địa phư- ơng cũng như khách thập phương vẫn có tục lệ về xin lá thuốc tại Dược Sơn để chữa bệnh. Vườn thuốc Dược Sơn đã và đang từng bước được khôi phục. f) Ao Cháo, hố Chân Bia: Qua gò đất chữ vương thẳng trục với đền Kiếp Bạc 500m về phía Đông là di tích ao Cháo - hố Chân Bia. Ao Cháo - hố Chân Bia rộng hơn 600m2 nằm phía dưới chân núi Trán Rồng, thuộc thôn Bắc Đẩu, xã Hưng Đạo, 214 thị xã Chí Linh.Di tích Ao Cháo - hố Chân Bia bị phá huỷ nặng nề, dấu tích còn lại chỉ là một số ít nền móng kiến trúc, gạch, ống nước, kèmang đặc điểm thời Trần. Đặc biệt là trong thung lũng này còn 4 gò đất nổi cao khoảng 1m, mỗi gò rộng khoảng 300 – 500 m2, cách nhau từ 100 – 150 m. Gò ngoài cùng phía Đông bắc là nơi đặt Sinh Bi.Hiện nay, Ao Cháo - hố Chân Bia là di tích có giá trị khảo cổ học của khu di tích Kiếp Bạc cần được quan tâm bảo vệ, nghiên cứu. g) Sông Vang, Xưởng Thuyền: Sông Vang, Xưởng Thuyền nằm trên cánh đồng Vạn Yên cách đền Kiếp Bạc 1.000 m về phía Bắc. Sông Vang là đường giao thông thuỷ quan trọng nối trung tâm Đại bản doanh (thung trong) của Đức Thánh Trần với Lục Đầu Giang và ngòi Mô. Sông Vang dài khoảng 1 km, từ phố Vạn chảy qua xóm Hống. Xung quanh sông là hệ thống căn cứ quân sự liên hoàn như: Trại lính, Cửa khâu, Ao vải, Lò gốmHiện nay, các địa danh trên chỉ còn là phế tích. h) Hang Tiền: Hang Tiền nằm dưới chân núi Bắc Đẩu, cách đền Kiếp Bạc 500 m về phía Bắc. Tương truyền hang Tiền là nơi để ngân khố của phủ đệ Vạn Kiếp phục vụ kháng chiến. Hang rộng khoảng 1 ha, còn dấu tích các vòm hầm đào vào núi cao 1,5 m; rộng 1,3 m. Hiện nay di tích nằm trong khu vực đất thổ cư của người dân địa phương. Di tích được xếp vào các hạng mục tu bổ, tôn tạo đặc biệt trong quy hoạch tổng thể khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc giai đoạn 2006 - 2020. i) Hố Thóc: Di tích Hố Thóc thuộc địa phận xã Lê Lợi, cách đền Kiếp Bạc 2km về phía Đông Nam. Nằm trong thung lũng lòng chảo rộng 1ha, xung quanh có núi bao bọc, đây là địa hình thuận lợi được Hưng Đạo Vương chọn là nơi cất giữ lương thảo. Lương thực từ các vùng lân cận do Thiên Thành Công chúa, phu nhân Trần Hưng Đạo phụ trách thu gom về Hố Thóc dự giữ và cất giấu. k) Cồn Kiếm: Trên sông Lục Đầu, trước cửa đền Kiếp Bạc có một cồn cát chạy dài 200 m gọi là Cồn Kiếm. Tương truyền sau khi đánh thắng giặc Nguyên Mông đem lại thái bình cho đất nước. Hưng Đạo Vương đã thả thanh kiếm xuống dòng sông, sau này thanh kiếm báu đã hiện hình thành một bãi bồi chạy dài rất giống hình thanh kiếm, dân gian gọi đó là Cồn Kiếm.Hiện nay, tại Lục Đầu Giang vẫn diễn ra nhiều nghi lễ cổ truyền gắn với lễ hội đền Kiếp Bạc như: bơi chải, lễ cầu 215 siêu và thả hoa đăng, đặc biệt là lễ hội quân trên sông Lục Đầu với hàng chục chiếc thuyền lớn của nhân dân ở các làng chài ven biển tham gia, đã trở thành nét đặc trưng của lễ hội mùa thu Kiếp Bạc. Ngoài các di tích trên còn hệ thống các di tích liên quan như: Viên Lăng, di tích xóm Hống, Trạm Điền, Hành Cung hiện đang được trùng tu, tôn tạo thuộc quy hoạch tổng thể Côn Sơn - Kiếp Bạc từ nay đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 1.3. Di sản phi vật thể lễ hội Kiếp Bạc Lễ hội Kiếp Bạc là một lễ hội độc lập những không tách rời Lễ hội Côn Sơn vì những liên quan của hai cụm di tích này. Trên thực tế, quản lý và tổ chức hai lễ hội này thường gộp chung thành Lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc nhằm phát huy tối đa nguồn lực di sản tạo thương hiệu lễ hội truyền thống cho tỉnh Hải Dương. Từ đó có cách đặt tên có tính phân biệt: Lễ hội mùa xuân và Lễ hội mùa thu. Lễ hội Kiếp Bạc chính là lễ hội mùa thu. Hầu hết các phần lễ, phần hội tại các lễ hội mùa thu được tổ chức trong vòng 10 năm trở lại đây đều được phục dựng lại. Nổi bật với những lễ hội/hoạt động sau: a) Lễ hội đền Kiếp Bạc: Trong tâm thức dân gian, sau quá trình “thiêng hóa”, Ngài đã trở thành một vị Thánh - Đức Thánh Trần - có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh người Việt, được các triều đại phong kiến rất nhiều lần sắc phong bậc “Thượng đẳng thần”. Không chỉ đứng ở bậc cao nhất của bảng phong thần và được thờ ở đền Kiếp Bạc - ngôi đền được xây ngay trên mảnh đất xưa kia dựng phủ đệ của mình, Đức Thánh Trần còn được thờ phụng ở nhiều nơi trên địa bàn cả nước và trở thành một tín ngưỡng riêng của người Việt.Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam và có sức lan tỏa mạnh mẽ, khiến cho ngày 20 tháng Tám (âm lịch) vốn là ngày mất của Trần Hưng Đạo không chỉ đơn thuần là ngày giỗ, ngày tưởng niệm ông mà còn là dịp để người dân được thỏa mãn nhu cầu văn hóa, tâm linh của mình; từ mọi vùng miền, họ đến để cầu xin những mong ước của mình và tin tưởng chắc chắn rằng, với quyền năng siêu nhiên như Đức Thánh Trần, lòng mong 216 mỏi cũng như những cầu xin của họ sẽ được đáp ứng. Vì lẽ ấy, lễ hội đền Kiếp Bạc dần được hình thành và trường tồn cùng thời gian. b) Hội quân trên sông Lục Đầu: Lễ rước thuỷ - hội quân trên sông Lục Đầu ngoài phần nghi lễ tâm linh, đây còn là diễn xướng độc đáo, tái hiện lại cảnh hội quân trên sông Lục Đầu, nhắc nhớ lại chiến thắng hào hùng của quân dân nhà Trần dưới sự chỉ huy thần thánh của Đức Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo tại đại bản doanh Vạn Kiếp. Đây là một hoạt cảnh lớn, cũng là cuộc biểu trưng lực lượng, sức mạnh của thế hệ con cháu hôm nay kính thỉnh tri ấn trước anh linh của Đức Thánh và thành kính mong Ngài chứng dám, phù hộ cho quốc thái dân an, giang sơn, bền vững, biển dảo bình yên; cho nhân dân mùa màng tuơi tốt, bội thu tôm cá... Để tổ chức lễ hội quân này, việc chuẩn bị lực lượng tham gia là rất quan trọng, vì thế, Ban Tổ chức đã chọn 40 thuyền của ngư dân Quần Mục, Kiến Thuỵ (Hải Phòng), 40 thuyền của ngư dân Kênh Giang (Chí Linh, Hải Dương), 200 võ sinh phái võ Nhất Nam, 100 tay võ gậy ở thị trấn Gia Lộc (Hải Dương), 300 quân cờ, đội múa rồng và dàn trống trận Vạn Kiếp. Dưới sông, các thuyền được chia thành 2 đội (mỗi đội 40 thuyền), tập kết ở hai đầu sông trước cửa đền Nam Tào và Bắc Đẩu. Mỗi thuyền cắm 10 lá cờ thần, căng tấm biển lớn ghi tên hiệu của vị tướng chỉ huy: Đội 1 (12 thuyền, mang số hiệu thuyền màu đỏ) gồm thuyền của 12 vị tướng tiến về tập kết ở bến Nam Tào; đội 2 (12 thuyền, mang biển hiệu thuyền màu vàng) gồm thuyền của 12 vị tướng tập kết ở bến Bắc Đẩu.Hai thuyền chủ trang trí thân rồng, trên mỗi thuyền là một tấm biển lớn mang hàng chữ Hán: Âm Dương Hợp Đức và Nhạc Độc Chung Linh. Có thể thấy lễ hội quân trên sông Lục Đầu là hình bóng cuộc ra quân xưa với nhiều tướng lĩnh cùng các đạo quân gồm đủ các thành phần. Sự hùng hậu và rực rỡ của nghi lễ tạo lên không khí tưng bừng của ngày lễ xuất quân, làm sống lại những chiến công hiển hách của Hưng Đạo đại vương. Điều đó đã góp phần giáo dục, khích lệ các thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời hiện đại. c) Lễ hội cầu an, hội hoa đăng trên sông Lục Đầu: Thực hiện đề án nâng lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc (2006 - 2010), nghi lễ cầu siêu - hội hoa đăng trên sông 217 Lục Đầu đã được phục hồi, trở thành một trong những điểm nhấn quan trọng của lễ hội.Sau khi thực hiện những nghi lễ mang đậm tính tôn giáo như khoá lễ, phần chính kinh, phần hồi hướng và chạy đàn sẽ đến phần quan trọng nhất của lễ này, đó là thả hoa đăng.Nghi thức truyền đăng theo trình tự này diễn ra từ 10 - 15 phút. Khi đó, tại Cồn Kiếm, 2000 hoa đăng được thắp lên, pháo bông bừng sáng... Dưới sông, từng đoàn thuyền chở đầy ắp hoa đăng, lung linh những cánh hoa rực rỡ sắc màu chở tình cảm tri ân của các thế hệ ở trần gian gửi gắm về các linh hồn nơi thế giới âm.Lễ cầu an và hội hoa đăng trên sông Lục Đầu để lại ấn tượng sâu sắc, đáp ứng được nhu cầu tâm linh của nhân dân thập phương; là nghi lễ đặc trưng của lễ hội đền Kiếp Bạc trong hệ thống các lễ hội tôn vinh Đức Thánh Trần. d) Nghi lễ và diễn xướng hầu đồng tại Kiếp Bạc: Trong tâm thức của người Việt, Trần Hưng Đạo được coi là người Cha thiêng liêng, sánh với Ngọc Hoàng thượng đế. Ngài là sự hiển hóa của Thanh Y Đồng Tử nên có đủ quyền năng cứu nhân độ thế, có khả năng diệt trừ tà ma và pháp thuật chữa trị bệnh tậtNhững người theo hầu về Đức Thánh Trần gọi là Thanh đồng. Vào dịp lễ hội (và những thời điểm cấp thiết khác), Thanh đồng thực hiện nghi lễ này để giúp người có nhu cầu tấu trình những sở nguyện của mình tới Đức Thánh. Hầu đồng ở Kiếp Bạc xưa chủ yếu diễn ra dưới hai hình thức là hầu đồng thánh và hầu đồng tà. Hầu đồng thánh là xin thần dược để chữa bệnh. Hầu đồng tà là xin tróc trừ tà ma.Vào những ngày hội, các cơ cánh, thanh đồng, dù xa, dù gần đều tề tựu về đền Kiếp Bạc mở canh đồng, lập trai đàn làm việc Thánh. Hầu Thánh ở đấy được xem là nét văn hoá tâm linh đặc sắc và linh thiêng.Hình thức lên đồng, hầu bóng cổ đặc trưng ở Kiếp Bạc đã thu hút và quy tụ đông đảo con nhang đệ tử. Đức tin của họ với Đức Thánh khá lớn nên là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển mạnh mẽ của đạo phái Thanh đồng. Trần Hưng Đạo Đại Vương - Đức Thánh Trần đã sản sinh ra một dòng phái thanh đồng đặc sắc, tiêu biểu của Đạo giáo Việt Nam, phản ánh chân thực bản chất về đức tin, sùng bái của người Việt. Dù có biến đổi ít nhiều về mục đích và hình thức, song cốt lõi của nghi thức hầu đồng ở Kiếp Bạc là sự thể hiện lòng tôn kính hướng về cội nguồn và mong sự 218 bình an, thịnh vượng cho muôn dân, cứu độ chúng sinh. Đó chính là những giá trị nhân văn sâu sắc mà ở bất cứ thời điểm nào cũng được trân trọng và gìn giữ. Ngoài ra còn có các lễ hội nổi bật khác như: Lễ rước bộ, Lễ tế, Lễ khai ấn. e) Một số trò chơi dân gian đặc trưng Trò chơi bắt vịt: Bắt vịt là trò chơi vui nhộn dễ tổ chức và được nhiều người tham gia. Để chuẩn bị trò chơi bắt vịt, Ban Tổ chức thành lập ba đội chơi, mỗi đội có 15 người, chọn 20 con vịt đực, khoẻ mạnh. Trò chơi này được tổ chức vào sáng ngày 17 tháng 8 âm lịch tại hồ trước của đền Kiếp Bạc.Trò chơi bắt vịt tạo cho lễ hội Kiếp Bạc một không khí vui vẻ, qua đó thúc đẩy việc rèn luyện sức khoẻ để lao động sản xuất, nhắc nhở thế hệ hôm nay không quên một thời gian khổ mà hào hùng của dân tộc. Đi cầu thùm: Đi cầu thùm tái hiện cảnh sinh hoạt của cư dân vùng sông nước Kiếp Bạc, thể hiện sự khéo léo, thông minh, bản lĩnh nên thu hút được sự tham gia của đông đảo mọi người. Trò chơi này cũng diễn ra tại hồ trước cửa đền Kiếp Bạc nhưng vào sáng ngày 19 tháng 8 âm lịch. Đây là trò chơi gắn liền với đời sống sinh hoạt của cư dân vùng Kiếp Bạc, được người dân ở đây rất ưa thích. Bơi chải: Cùng với trò chơi bắt vịt, đi cầu thùm, trong lễ hội đền Kiếp Bạc còn tổ chức thi bơi chải giữa các địa phương quanh vùng tham gia như: Kênh Giang (Chí Linh), Yết Kiêu (Gia Lộc), Hào Xá (Thanh Hà). Đây là trò chơi mang tinh thần thượng võ, rèn luyện cho con người sức khoẻ, sự dẻo dai trong cuộc sống. Thời gian tổ chức là ngày 18 - 19 tháng 8 âm lịch. Hiện nay, Ban tổ chức lễ hội đã nâng cấp quy mô, phạm vi của trò chơi thành giải đua thuyền chải mở rộng, có sự tham gia của các tỉnh lân cận. Đến nay, giải đã thu hút sự quan tâm, ủng hộ của đông đảo nhân dân địa phương và du khách thập phương. Năm 2012, Liên đoàn đua thuyền Việt Nam đã tổ chức giải đua thuyền toàn quốc tại sông Lục Đầu. Đây là hoạt động hội nổi bật, báo công, trình diễn trước Đức Thánh về sức mạnh của sự đoàn kết, khéo léo và khổ luyện của nhân dân cả nước, trong việc rèn luyện sức khoẻ, bảo vệ lãnh hải của Tổ quốc, phát triển đất nước. 219 Nhảy phỗng: Tại những di tích thờ Phạm Ngũ Lão, trước tượng Phạm Ngũ Lão có hai phỗng đá hai tay bưng nước hoặc rượu quỳ dưới chân tượng. Hình ảnh này được thể hiện rõ nét tại đền Kiếp Bạc. Trong lễ hội truyền thống ở đây, dân làng vẫn tổ chức trò chơi nhảy phỗng nhằm nhắc nhở nhau nhớ đến chiến công oai hùng của cha ông thủa trước. Mọi người đến dự hội đều có thể tham gia trò chơi này. Ông phỗng được làm bằng gỗ nhẹ (gỗ vông, gỗ sung) hoặc đơn giản hơn được bện bằng rơm, cao khoảng 40 cm. Sân chơi của trò chơi này không cần rộng lắm. Trước đó, Ban tổ chức đã vẽ hai vòng tròn, vòng ngoài có đường kính 6 m, vòng trong có đường kính 5 m. Các ông phỗng được đặt trong khoảng giữa hai vòng tròn này. 2. Giới thiệu Lễ hội Tịch Điền (Hà Nam) 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển lễ hội Lễ hội Tịch Điền được tổ chức hàng năm tại chân núi Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam là một lễ hội có gốc văn hóa từ hơn 1.000 năm nay với ý nghĩa khuyến nông rõ nét, đề cao vai trò sản xuất nông nghiệp. Tại Việt Nam, theo lịch sử ghi chép, cách đây 1029 năm, tức năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (năm 987), lần đầu tiên vua Lê Đại Hành cùng văn võ bá quan cày ruộng ở Đọi Sơn và bắt được chum vàng, năm 988 cày ở Bàn Hải bắt được chum bạc, vì thế những thửa ruộng này còn được gọi là Kim Ngân Điền. Lần đầu tiên nghi thức lễ tịch điền này được diễn ra vào thế kỷ X ở Hà Nam, trên quê hương vua Lê Đại Hành và sau nhiều năm thất truyền, được khôi phục từ năm 2009 vào mùng 7 tháng Giêng. Lễ hội liên hoàn các nghi lễ và diễn xướng, kết hợp với văn hóa, nghệ thuật, thể thao, diễn ra trong không gian rộng từ mồng 5-7 tết âm lịch với nhiều hoạt động như: rước chân nhang vua Lê Đại Hành từ đền Lăng, xã Liêm Cần, Thanh Liêm về xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, lễ rước nước, lễ sái tịnh Nghi lễ chính trong toàn bộ lễ hội là lễ tịch điền Đọi Sơn, tái hiện huyền tích từ thời Thập đạo tướng quân Lê Hoàn khi ông nhận thấy núi Đọi có vị trí chiến lược quan trọng đối với kinh đô Hoa Lư đến khi lên ngôi vua, Lê Đại Hành về chân núi Đọi cày ruộng để khuyến khích mở mang nông trang. 220 Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, lễ hội Tịch Điền đã trở thành một nét sinh hoạt văn hoá tâm linh quan trọng, là di sản văn hoá dân tộc. Hàng năm vào đầu xuân, nhà vua ra đồng cày ruộng, làm Lễ tịch điền (đích thân xuống cày ruộng), cầu được mùa và các triều đại sau đó đều duy trì nghi lễ cày tịch điền với các hình thức khác nhau. Đến thời nhà Lý, các lễ này được tổ chức long trọng hơn và là một trong những ngày hội chính của đất nước vào mùa xuân. Đến đời Trần, do bận việc giữ nước, chống ngoại bang nên lễ cày tịch điền không hưng thịnh như trước. Tuy nhiên, khi có điều kiện, các vua vẫn đích thân điều hành lễ này. Đến các thời nhà Hồ, thì hầu như phong tục này không còn được giữ. Đến triều Nguyễn, lễ Tịch Điền có nhiều "niêm luật" cụ thể, được tổ chức quy mô, do bộ lễ chủ trì. Vua Gia Long đã quy định ruộng tịch điền và vua Minh Mạng khôi phục lại tập tục này và xem như việc rất cần thiết. Minh Mạng từng xuống dụ xem việc này "thực là chính sự quan trọng của đấng vương giả". Minh Mạng xét lại các nghi thức cử hành đại lễ này dưới các triều đại trước và cho rằng nghi lễ còn quá giản lược, vì thế tháng 2 âm lịch năm 1828 vua giao cho bộ Lễ soạn thảo chu đáo các điển lễ làm thành luật lệ lâu dài. Đại lễ kéo dài 5 ngày trong tháng 5 âm lịch (tháng trọng Hạ) tại ruộng tịch điền tại phường An Trạch và Hậu Sinh, kinh thành Huế, 5 ngày trước, vua thường ngự ra xem dân tập cày. Đến thời vua Tự Đức, nghi lễ được chỉnh sửa cho bớt rườm rà và phù hợp với hoàn cảnh hơn. Từ nghi thức cho đến cách tổ chức, người được cày đều được quy định rất cụ thể, rõ ràng, nghiêm túc, thành kính vì nhà Nguyễn xem đây là một nghi lễ hết sức quan trọng thể hiện sự coi trọng nông nghiệp của nhà vua. Theo đó, sau nghi lễ, vua là người đầu tiên xuống ruộng cày, 3 lần đẩy cày đi, 3 lần đẩy cày lại, sau đó đến các vị hoàng công thân phiên, chỉ những người chức cao bổng hậu mới được tham dự, cày 5 lần rồi đến bá quan văn võ mỗi người cày 9 lần, cuối cùng là các vị kỳ lão hương thôn và lão nông chi điền... lần lượt cho đến khi kết thúc. Thời hiện đại, các vị nguyên thủ Việt Nam cũng từng đích thân đi cày. Có lần Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã xuống ruộng để cày vài đường làm nức lòng nhân dân miền Bắc Xã hội chủ nghĩa. Năm 2009, sau gần 100 năm ngừng tổ chức 221 như một lễ quan trọng của quốc gia, nghi lễ này chính thức được tái hiện tại Đọi Sơn thuộc tỉnh Hà Nam vào mùng 5 - 7 tháng giêng và từ năm 2010, có sự tham gia của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, tiếp sau đó là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, các nguyên thủ quốc gia hoặc quan chức cấp cao. Hiện nay, lễ hội thu hút đông đảo người dân khắp nơi đến tham gia bởi đây là dịp để mọi người nhớ lại hình ảnh một vị vua - người đứng đầu đất nước đích thân xuống ruộng đi cày cùng dân. Lễ hội kéo dài từ mùng 5 đến mùng 7 Tết âm lịch với hai phần chính: lễ và hội. Phần lễ gồm: lễ cáo yết xin Thành Hoàng cho mở lễ hội tại đình Đọi Tam; lễ rước nước lên chùa Đọi; lễ sái tịnh tại chùa Đọi; hội thi vẽ và trang trí trâu; lễ cầu an trên chùa Đọi; biểu diễn nghệ thuật và đốt cây bông, pháo thăng thiên; lễ rước kiệu của làng Đọi Tam đi đón vua; lễ rước kiệu vua từ trên chùa xuống núi Đọi; lễ tịch điền. Phần hội tổ chức các gian hàng trưng bày sản phẩm, bán hàng lưu niệm; tổ chức giải vật Tịch điền Đọi Sơn và một số trò chơi dân gian, vui chơi giải trí. Lễ hội liên hoàn các nghi lễ và diễn xướng, kết hợp với văn hóa, nghệ thuật, thể thao, diễn ra trong không gian rộng từ mồng 5 - 7 tết âm lịch với nhiều hoạt động như: rước chân nhang vua Lê Đại Hành từ đền Lăng, xã Liêm Cần, Thanh Liêm về xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, lễ rước nước, lễ sái tịnh Hội thi trang trí trâu cũng là một hoạt động khá sôi nổi trong lễ hội này. Thay vì trang trí bằng vải đỏ thời xưa, nay những chú trâu tham gia lễ tịch điền được trang trí bằng những nét vẽ tứ linh, tứ quý và nhiều phong cách đương đại khác. Năm 2009 cũng là năm đầu tiên mà tỉnh Hà Nam tổ chức giải đấu vật tại Đọi Sơn. Lễ tịch điền mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của các vị vua (của Nhà nước) đối với nông dân, đồng thời góp phần tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, lòng biết ơn tiền nhân, tích cực phát triển sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây, ngoài yếu tố là một lễ hội truyền thống được phục dựng với tất cả các ý nghĩa cổ truyền, lễ hội Tịch Điền còn là một “thương hiệu”, một điểm đến nổi tiếng gần xa, mang lại cho Hà Nam nói chung và Đọi Sơn nói riêng điểm nhấn về phát triển du lịch và nhiều giá trị khác. 2.2. Phục dựng lễ hội Tịch Điền 222 Phục dựng để bảo tồn lễ hội Tịch Điền là công việc có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Qua đó khơi dậy lòng tự hào, trách nhiệm với di sản văn hóa trong tỉnh. Tổ chức lễ hội Tịch điền, sự kiện văn hóa mang tầm vóc quốc gia, là cơ hội để quảng bá hình ảnh của Hà Nam, nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước; là thử nghiệm đầu tiên được Tỉnh ủy, UBND và Sở VHTTDL chọn lựa. Phục dựng và tổ chức để bảo tồn lễ hội Tịch điền cũng là một hoạt động hướng tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội vào năm 2010 theo chỉ đạo của Ban Bí thư. Lễ hội Đọi Sơn vốn là lễ hội nổi tiếng cả vùng ven sông Châu tưởng niệm các Vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và vương phi Ỷ Lan tổ chức vào ngày 19 đến ngày 21 tháng Ba hàng năm. Khi phục dựng và tổ chức để bảo tồn lễ hội Tịch điền có thể lồng ghép toàn bộ các nghi lễ của lễ hội này vào lễ hội Tịch điền. Trong bối cảnh đó, tỉnh Hà Nam và Viện Văn hóa Nghệ thuật (Bộ VH-TT-DL) đã lập dự án khôi phục lễ hội Tịch điền Đọi Sơn (sau gọi chung la lễ hội Tịch Điền). Tuy nhiên, sau gần một trăm năm không được tổ chức, việc phục dựng lại nội dung và diễn trình hội đúng với “nguyên bản” gặp nhiều khó khăn. Để có được kịch bản tổng thể của lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2009 và hiện thực hóa được nó, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Hà Nam gấp rút xây dựng nội dung Dự án “Phục dựng lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2009”. Sau khi Dự án được xây dựng và phê duyệt, các công việc được tiến hành để có tư liệu xây dựng kịch bản là: Tiến hành điền dã tại khu vực xã Đọi Sơn, khu di tích chùa Long Đọi Sơn, làng trống Đọi Tam và các làng, các di tích trong vùng; Nghiên cứu các tư liệu viết về nguồn gốc, cách thức tổ chức lễ cày tịch điền qua các triều đại phong kiến Việt Nam, qua các cuốn sách viết về nghi lễ cày Tịch điền thời Vua Lê Đại Hành. Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn được phục dựng dựa trên một số sự kiện lịch sử được sử cũ ghi lại và tư liệu văn hóa dân gian, nhằm tái hiện lại lễ cày Tịch điền của Vua Lê Đại Hành, tham khảo lễ Tịch điền thời Nguyễn (thông qua quyển sách Đại 223 Nam hội điển sử lệ); kết hợp với một số hội truyền thống của xã Đọi Sơn như lễ hội chùa Đọi được tổ chức từ ngày 19 đến 21 tháng Ba, lễ hội làng trống Đọi Tam ngày mồng 7 tháng Giêng. Việc tổ chức hội cũng dựa trên Quy chế tổ chức lễ hội do Bộ trưởng Bộ VHTTDL ban hành theo Quyết định số 39/2001/QĐ - BVHTT ngày 28/8/2001. Dựa vào phương pháp điều tra hồi cố đối với các bậc cao niên là chính, sau 5 tháng nghiên cứu và tiến hành phục dựng (từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2008), dự án đã hoàn thành và đạt được các phần việc sau: Khôi phục nghi lễ rước chân nhang Vua Lê Đại Hành từ đền Lăng, xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm về chùa Long Đọi Sơn; Khôi phục lễ cáo yết thành hoàng xin mở cửa đình và lễ hát cửa đình tại đình làng Đọi Tam; Khôi phục lễ rước kiệu của làng Đọi Tam đi đón vua; Khôi phục lễ rước kiệu vua từ trên chùa xuống núi Đọi; Đặc biệt phục dựng thành công nghi lễ cày Tịch điền nghi lễ quan trọng trong suốt quá trình diễn ra lễ hội. Dự án phục dựng lễ hội Tịch điền Đọi Sơn nhằm thử nghiệm một mô hình mới trong tổ chức và quản lý lễ hội với các mục tiêu chính là: Phục dựng các nghi lễ của lễ hội Tịch điền, đặc biệt là lễ cày Tịch điền có từ thời Vua Lê Đại Hành; Trao cho người dân của các cộng đồng sở tại vai trò chủ thể trong hội; Đưa một số trò diễn, trò chơi, cuộc thi dân gian vào hội, như múa rồng (cho dân làng Đọi Tam), vật dân tộc; Đưa những nghi lễ đương đại vào trong lễ hội một cách hài hòa; Do năng lực kinh tế của các cộng đồng còn hạn chế, tỉnh đã đầu tư kinh phí vào những khâu mấu chốt nhất là sắm kiệu, trang phục, đạo cụ và mời chuyên gia giỏi về tập huấn cho dân các làng những kỹ năng văn hoá dân gian và cách thức tổ chức lễ hội. Quá trình phục dựng lễ hội Tịch điền Đọi Sơn, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam phối hợp với Sở VHTTDL Hà Nam dựa trên nguyên tắc sau: - Trang trí lễ hội được tính toán để bảo đảm tính trang nghiêm, phù hợp với nội dung lễ hội, lại vừa đơn giản, dễ tháo lắp. Có như vậy, đến lần lễ hội sau, người dân mới có thể dùng lại được. Nếu trang trí cầu kỳ và tốn kém quá, lần sau người dân không thể làm được. - Các lực lượng tham gia trình diễn lễ hội là những người dân của các làng của xã Đọi Sơn. Mỗi làng đảm nhiệm một vài trò diễn và quản lý các trò chơi dân 224 gian của mình; không chỉ phục vụ lễ cày Tịch điền vào ngày mồng 7 tháng Giêng, mà còn làm phong phú và nâng cao thêm chất lượng của hội. Vì thế người dân tham gia tích cực hơn và quan trọng hơn là họ có ý thức hơn về việc bảo tồn các giá trị văn hoá phi vật thể trong từng cộng đồng. - Những người tham gia các nghi lễ, diễn xướng không phải chỉ đóng vai người diễn, mà còn trực tiếp tham dự các nghi lễ nhằm tôn kính vị thần của mình và khi hết phần nghi thức họ cũng được tham dự vào các trò vui của ngày hội. - Các diễn xướng được truyền dạy cho các người dân các làng trong xã đều đạt được những tiêu chuẩn của một diễn xướng dân gian, truyền thống: tính tập thể, hoành tráng, số lượng tham gia đông, chú trọng vào đội hình và đặc biệt là tính nghi lễ. 2.3. Mô tả lễ hội Tịch Điền hiện tại Không gian chính của hội là núi Đọi, chùa Đọi - trung tâm của một quần thể di tích, danh thắng nổi tiếng nằm trên địa bàn xã Đọi Sơn. Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn được tổ chức trên cơ sở một số lễ hội truyền thống của xã Đọi Sơn, đồng thời khôi phục lại một số nghi lễ trong lễ hội tại khu vực xung quanh núi Đọi mà trọng tâm là khôi phục lễ hội Tịch điền. Theo kịch bản tổng thể, hội Tịch điền Đọi Sơn được phục dựng có cơ quan chỉ đạo, cơ quan tổ chức, các cơ quan phối hợp, lực lượng tham gia các nghi lễ và thành phần khách mời. a) Phần nghi lễ Lễ rước chân nhang vua Lê Đại Hành: Sáng mồng 5 Tết, người dân trong vùng cùng cán bộ tỉnh, huyện, xã địa phương đã tham gia lễ rước chân nhang thờ Vua Lê Đại Hành. Đoàn rước chân nhang do sư trụ trì chùa Long (Đọi Sơn) và các tăng ni phật tử thực hiện. Tới đền thờ Vua Lê Đại Hành, cả đoàn rước xuống xe, đi đầu là 2 lá cờ, tiếp theo là bát hương, các nhà sư, cán bộ, lãnh đạo tỉnh, huyện, địa phương, bô lão. Sau đó, nhà sư tiến hành làm lễ xin chân nhang vào bát hương. Nghi lễ này được thực hiện nhằm bảo đảm tính linh thiêng cho toàn bộ lễ Tịch điền và đại lễ giải hạn cầu an ở chùa Đọi. Khi chân nhang được cắm vào bát hương, nhà 225 sư khấn xin rước ra xe, đưa linh vị Vua Lê Đại Hành lên kiệu Long đình. Sau đó cả đoàn rước lên xe trở về với đội hình ban đầu từ đền Lăng về chùa Long Đọi Sơn. Lễ rước nước: Sáng mồng 6 Tết, người dân và cán bộ trong vùng tập trung ở chùa Long Đọi để tiến hành lễ rước nước từ giếng Lạc lên chùa Đọi. Nghi lễ rước nước mở ra một không gian văn hóa trang trọng, linh thiêng cho lễ cầu an. Đi đầu đoàn rước nước là rồng vàng. Tiếp đến hàng chục người được tuyển chọn làm chân kiệu và dân binh mặc áo đỏ, quần đỏ, viền vàng, chân đi hài, cầm cờ, quạt lọng. Trung tâm của buổi lễ là kiệu Phật đình do 4 thanh niên khỏe mạnh, trang phục gọn gàng khênh. Trên kiệu đặt một chóe đựng nước có nắp, phủ kín bằng vải đỏ. Đại đức Thích Thanh Vũ - trụ trì chùa Long Đọi đi trước kiệu rước chóe, phật tử và dân làng lập thành đoàn nối bước đi sau kiệu, kéo dài tới nửa km. Đoàn rước đi từ chùa Long Đọi xuống đền Thánh thì dừng lại. Đây là một am nhỏ được tạo thành từ một hõm đá dưới chân núi Long Đọi. Giữa am ngay dưới bệ thờ Thánh có một giếng nước bốn mùa luôn trong vắt. Trên bờ giếng lấy nước có cắm cờ ngũ hành và một bức trướng có 4 chữ Hán “Thanh thủy mộc dục”. Đại đức Thích Thanh Vũ tự tay lấy nước ở giếng đưa vào chóe để đoàn rước lên chùa. Nước này sẽ được dùng để “làm phép” tẩy rửa mọi bụi bặm trần thế, thanh tịnh tâm hồn trong lễ mộc dục và lễ sái tịnh. Khi chóe đầy nước, hai thanh niên khỏe mạnh rước đặt lên kiệu, đậy nắp chóe, phủ khăn đỏ lên trên. Sau đó theo thứ tự như khi đi, rước nước về chùa, đặt trước cửa thượng điện, làm lễ yên vị, đặt chóe lên ban thờ. Lễ mục dục: Sau khi nước được rước lên chùa Đọi, Đại đức Thích Thanh Vũ cùng các tăng ni, phật tử đã tiến hành lễ mộc dục. Trước khi tắm rửa cho tượng, dùng khăn đỏ cùng với nước sạch được rước từ giếng lên cùng với nước thơm. Phải tắm 2hai lần, lần đầu dùng nước giếng hoặc nước sông trong sạch, nhúng khăn đỏ vào lau. Lau xong lại lau một lần nữa bằng nước thơm. Trong khi tắm cho tượng, nhà chùa cùng các tăng ni và các tín lão Phật tử tụng kinh Địa tạng, kinh Dược sư. Sau khi tắm xong tiến hành lễ an vị cho thần tượng. Lễ cáo yết đình Đọi Tam: Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn diễn ra dưới chân núi Đọi thuộc làng Đọi Tam. Do đó, theo truyền thống, mỗi lần mở hội, các cộng đồng 226 sở tại phải làm một nghi lễ mở cửa đền hay lễ cáo yết với ý nghĩa xin phép vị thần của cộng đồng ấy cho dân làng mở hội. Ngôi đình làng Đọi Tam thờ hai anh em cụ Năng và cụ Bản là Tổ nghề của làng trống Đọi Tam, sau đó hai ông được tôn làm thành hoàng làng. Nghi lễ Cáo yết bắt đầu bằng ba hồi trống, chiêng. Ban Khánh tiết mang lễ vật gồm có hương, nến, hoa quả, rượu, bánh cổ truyền của dân làng vào đình. Tại đình Đọi Tam, hương án đặt chính giữa, trên hương án đặt đồ thờ. Trước hương án rải 4 chiếu cói in hoa theo một hàng, hai bên hàng chiếu đặt hai chiếc bàn nhỏ, bàn bên đông để bình rượu, bàn bên tây để trầu cau. Trên mỗi bàn đều có cây nến đặt sẵn. Đội tế của thôn Đọi Tam gồm chủ tế đội mũ, mặc áo thụng đỏ đi giày; hai bồi tế; Đông xướng và Tây xướng, hai nội tán, mười chấp sự đội mũ, mặc áo thụng xanh, đi giày và dàn nhạc bát âm. Đội tế tiến hành ba tuần tế, lễ Cáo yết được diễn ra theo trình tự hành tế thống nhất, hoàn chỉnh và chi tiết. Sau lễ tế, các đại biểu và người dân trong xã tiến hành lễ dâng hương. Như vậy, nghi lễ Cáo yết đã tiến hành xong, các thần thánh đã chứng giám, cho phép người dân Đọi Sơn khai mở lễ hội Tịch điền Đọi Sơn. Lễ rước kiệu của làng Đọi Tam đón vua và Lễ rước vua từ chùa xuống núi Đọi: Ngày mồng 7 tháng Giêng, lễ hội tịch điền chính thức diễn ra. Đám rước làng Đọi Tam đi đầu là 5 lá cờ ngũ hành, chiếc trống cái do hai người khiêng có thủ hiệu đánh trống, một người vác lọng che cho thủ hiệu và trống, đội trống khẩu có 10 người, đội trống bỏi gồm 10 người, chiêng do hai người khiêng một người đánh chiêng, một người che lọng cho thủ hiệu và chiêng. Các chấp kích viên vác đồ lỗ bộ gồm 2 thanh mác dài, 1 búa, 1 rìu, 2 dùi, 1 tay văn, 1 tay võ, hàng bát bửu, 2 biển “Hồi tỵ”, “Tĩnh túc”. Khi đoàn rước Tổ nghề làng Đọi Tam gần hoàn thành chuyến hành trình thì cũng là lúc đoàn rước linh vị của Vua Lê Đại Hành từ trên chùa Long Đọi xuống tới chân núi. Đoàn rước từ trên chùa Đọi xuống đi đầu là 5 cờ ngũ hành, 1 cờ Phật, đội trống, đội chiêng, kiệu Long đình - kiệu có mái, kiệu do 4 thanh niên khiêng, quanh kiệu có lọng che, trên dặt bát hương chân nhang Vua Lê Đại Hành. 227 Các nhà sư cầu kinh, niệm Phật bày tỏ lòng thành kính dưới kiệu Long đình Vua Lê Đại Hành, vị vua mở đầu cho lễ hội Tịch điền thiêng liêng. Dưới chân núi, hai đoàn rước gặp nhau và hợp lại làm một trở thành một biểu tượng cho tình đoàn kết một lòng giữa quân vương và nhân dân trong quá khứ, cho vai trò chủ thể của người dân trong lễ hội hiện nay. Lễ cày Tịch điền được tổ chức tại khoảng ruộng rộng 1 ha trước trường Tiểu học, Trung học cơ sở xã Đọi Sơn, và trước núi Đọi. Tại thửa ruộng này, dựng một đàn tế Thần Nông, trong đó có linh vị Vua Đại Hành được phối thờ, đàn tế rộng 180 m², chiều cao tính từ mặt ruộng lên đến đỉnh của các bức phướn trang trí là 10m. Sau khi hai đoàn rước được hợp nhất đã tiến về khu vực tiến hành lễ cày tịch điền. Kiệu Long đình sau khi được rước, được đặt trên một bục vải đỏ, hai bên bày bộ bát biểu, bộ nghi trượng. Phía sau kiệu treo bức trướng lớn đề hai chữ đại tự: Thần Nông. Theo các nghi thức cổ truyền, một vị bô lão của địa phương thực hiện diễn xướng, ứng nhâp linh khí quân vương, biểu tượng qua hình ảnh vị minh quân Lê Đại Hành. Vị bô lão thay vua cày những sá cày đầu tiên phải là người cao tuổi, khỏe mạnh, có tướng mạo, mặt mũi hồng hào, râu dài quắc thước, có uy tín trong dòng họ, địa phương, được mọi người kính nể. Sau khi làm lễ nhập thế xin phép khoác áo long bào và đeo mặt nạ, vị bô lão này đã được xem là Vua Lê Đại Hành, bắt đầu nghi lễ Tịch điền. Để chuẩn bị cho nhà vua đi cày, trâu đã được chuẩn bị kỹ càng, là một trong 15 con trâu được các họa sỹ vẽ, trang trí đẹp mắt trong ngày mồng 6 tháng Giêng. Cày của nhà vua cũng đóng rất trang trọng. Đích thân nhà vua phải cầm cày rạch luống cày đầu tiên để cầu mong mọi sự được hài hòa, may mắn. Cứ mỗi đường cày lật lên, các cô gái theo sau rắc những hạt giống ươm mầm vào trong đất. Nghi trình cày Tịch điền kết thúc với màn múa Lả Lê, dâng hương bái tạ trước bàn thờ Thần nông và kiệu Vua Lê Đại Hành của đông đảo nhân dân địa phương cùng du khách thập phương. Sau đó, đoàn rước kiệu tiễn Vua lên chùa và đoàn rước kiệu làng Đọi Tam trở về làng. 228 b) Phần hội Hội thi vẽ trang trí trâu: Hội thi vẽ trang trí được tổ chức trên một cánh đồng rộng lớn ngay phía dưới chân núi Đọi. Sau khi trang trí, Ban tổ chức chọn lựa 10 con trâu được vẽ đẹp nhất, độc đáo nhất để tham gia nghi lễ Tịch điền diễn ra vào sáng hôm sau. Mỗi họa sĩ có một phong cách riêng biệt với những gam màu, cách thức trang trí và nội dung hình vẽ khác nhau. Song tất cả đều xuất phát từ tấm lòng, tình cảm đối với giá trị văn hóa của dân tộc với sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của đất nước đang đà phát triển. Du khách có thể vừa như đi ngược dòng thời gian trở về một thời điểm nhất định chất chứa bao nỗi niềm trong quá khứ, nhưng vừa có thể hướng ngay tới tương lai mở ra một viễn cảnh đẹp. Thông qua đó mỗi họa sĩ đã gửi gắn ước mơ, khát vọng niềm tin tưởng vào sự phồn thịnh trong năm mới. Năm 2009, sau hàng thế kỷ thất truyền, lễ hội Tịch điền được phục dựng như là một lễ hội có tầm quốc gia, bà con nhân dân địa phương cũng như đông đảo khách thập phương được chứng kiến nghi thức vua đi cày. Bên cạnh đó đây cũng là lần đầu tiên hội thi vẽ trang trí trâu được diễn ra trong sự tò mò, quan tâm của giới họa sĩ cũng như du khách. Hội thi trang trí trâu cho lễ Tịch Điền đầu tiên diễn ra vào sáng mùng 6 tết Kỷ Sửu tại khu vực chùa Đọi, xã Đọi Tam huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam cũng nằm trong kế hoạch tổng thể của lễ hội. 30 con trâu được tuyển chọn và thuần dưỡng trong xã được tham dự hội thi này. Đây là những con trâu sẽ được dùng trong nghi lễ Tịch Điền diễn ra vào sáng mùng 7 tết. Xưa, khi các vua chúa thực hiện nghi lễ tịch điền, các con trâu cày cũng được nghi thức hoá bằng cách trang trí vải đỏ lên lưng. Nay, thay vì trang trí bằng vải, các con trâu tham gia nghi lễ này sẽ được các hoạ sĩ vẽ, trang trí hoa văn lên thân trâu bằng các sắc màu hiện đại, rực rỡ nhưng vẫn mang tính nghi lễ. Hình ảnh vị vua đích thân xuống ruộng cầm cày mở luống đã đi vào lịch sử nước nhà. Tuy nhiên lễ tịch điền không thể diễn ra nếu thiếu chú trâu kéo cày đi 229 trước. Vì thế, hội thi vẽ trang trí trâu cũng là cách mà người đời tôn vinh loài vật gắn bó mật thiết với làng quê Việt. Cờ người: 32 quân cờ được chọn từ các nam thanh, nữ tú là người trong làng. Tiếng chuông, tiếng trống, cờ xí, võng lọng cùng với áo mão của “ba quân tướng sỹ” làm sống dậy hình ảnh của triều đình thời phong kiến. Các quân cờ đều được mặc áo rực rỡ có thêu biểu tượng quân cờ mình thủ vai ở trước ngực và sau áo để người xem theo dõi diễn biến ván đấu. Cứ mỗi bước đi, các quân cờ thường múa các điệu múa dân gian truyền thống kèm theo các bài vè đặc trưng quen thuộc. Đấu vật: Tham dự đấu vật là những đô vật lực lưỡng. Theo quy định của Ban tổ chức lễ hội, khi đấu vật, muốn được công nhận thắng cuộc, phải làm cho đối thủ ngã trắng bụng, hoặc phải dùng sức, dùng mẹo nâng bổng đối thủ lên khỏi xới vật. Các đô vật phải tiếp tục đấu cho đến khi phân biệt rõ thắng, bại. Cũng theo quy định của Ban tổ chức, giải vật có ba loại chính gồm nhất, nhì, ba. Ngoài ba giải chính còn có các giải loại. Cuộc đấu phải trải qua bốn bước chính: trọng tài cho các đô vật đấu loại theo từng cặp; cho các đô vật đấu để tranh giải ba; trọng tài cho các đô vật đấu tranh giải nhì; trọng tài cho các đô vật đấu tranh giải nhất. 230 PHỤ LỤC 7. MỘT SỐ HÌNH ẢNH LỄ HỘI KIẾP BẠC Lễ rước bộ (Lễ hội Kiếp Bạc 2015) Nguồn: Ban Quản lý khu di tích Công Sơn, Kiếp Bạc Rước cỗ (lễ hội Kiếp Bạc 2015) Nguồn: Ban Quản lý khu di tích Công Sơn, Kiếp Bạc 231 Thả hoa đăng (lễ hội Kiếp Bạc 2015) Nguồn: Ban Quản lý khu di tích Công Sơn, Kiếp Bạc Trò chơi dân gian (lễ hội Kiếp Bạc 2015) Nguồn: Ban Quản lý khu di tích Công Sơn, Kiếp Bạc 232 Lễ ban ấn (Lễ hội Kiếp Bạc 2015) Nguồn: Ban Quản lý khu di tích Công Sơn, Kiếp Bạc Lễ cáo yết (lễ hội Kiếp Bạc 2015) Nguồn: Ban Quản lý khu di tích Công Sơn, Kiếp Bạc 233 Lễ cầu siêu (Lễ hội Kiếp Bạc 2015) Nguồn: Ban Quản lý khu di tích Công Sơn, Kiếp Bạc Lễ tưởng niệm Trần Hưng Đạo (Lễ hội Kiếp Bạc 2015) Nguồn: Ban Quản lý khu di tích Công Sơn, Kiếp Bạc 234 PHỤ LỤC 8. MỘT SỐ HÌNH ẢNH LỄ HỘI TỊCH ĐIỀN Hội thi trang trí trâu (lễ hội Tịch Điền 2015) Nguồn: Tác giả Tổng duyệt lễ chính (lễ hội Tịch Điền 2015) Nguồn: Tác giả 235 Tổng duyệt màn biểu diễn trống nữ Đọi Tam (lễ hội Tịch Điền 2015) Nguồn: Tác giả Bô lão tham gia lễ rước (lễ hội Tịch Điền 2015) Nguồn: Tác giả 236 Thôn nữ tái hiện nghi thức gieo hạt trong nông nghiệp (lễ hội Tịch Điền 2015) Nguồn: Tác giả Ban thờ thần Nông (lễ hội Tịch Điền 2015) Nguồn: Tác giả 237 Sân khấu chính lễ hôm tổng duyệt (lễ hội Tịch Điền 2015) Nguồn: Tác giả Hội các bà trong lễ rước (lễ hội Tịch Điền 2015) Nguồn: Tác giả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_le_hoi_truyen_thong_gan_voi_phat_trien_san_p.pdf
Luận văn liên quan