Luận án Quản trị công ty trong các doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa - Nghiên cứu điển hình tại Tập đoàn Bảo Việt

Ủy ban QTCT cùng với HĐQT chịu trách nhiệm tổ chức họp ĐHĐCĐ hàng năm. Quyết định họp, thời gian và chương trình nghị sự được đăng tải trên trang tin điện tử của SET. Thông báo họp và các tài liệu liên quan được đăng tải trên trang tin điện tử của tập đoàn 30 ngày trước khi diễn ra cuộc họp. Thailand Security Depository Co, Ltd (TSD) – phòng lưu trữ thông tin đăng kí chứng khoán được tập đoàn PTT ủy nhiệm gửi thư điện tử về các tài liệu liên quan đến cuộc họp cho cổ đông trước 14 ngày diễn ra cuộc họp; và thông báo họp được gửi trước 03 ngày kèm theo đăng tải trên một tờ báo tiếng Thái và một báo tiếng Anh trong 03 số liên tiếp. Cuộc họp ĐHĐCĐ ngoài các cổ đông còn có sự tham dự của các thành viên HĐQT, ban GĐ điều hành, đại diện kiểm toán độc lập, đại diện tư vấn pháp luật. Ngay trong ngày kết thúc cuộc họp, công ty phải gửi bản tóm tắt các quyết định, nghị quyết được đưa ra lên Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan SET và trong vòng 14 ngày sau phải gửi đầy đủ các văn bản liên quan tới cuộc họp như biên bản họp, số lượng thành phần tham gia, các câu hỏi của cổ đông và câu trả lời của công ty, kết quả bỏ phiếu Sau đó, các thông tin và văn bản liên quan tới họp ĐHĐCĐ cũng phải được công khai trên trang tin điện tử của tập đoàn. Trong khoảng thời gian từ 01/10 đến 31/12 hàng năm, cổ đông có quyền đề xuất nội dung cho chương trình nghị sự ĐHĐCĐ và đề cử ứng viên giữ vị trí lãnh đạo của công ty, tuy nhiên, trong thực tế, số lượng cổ phần do cổ đông hoặc nhóm cổ đông từvi 100.00 cổ phiếu trở lên mới được thực hiện quyền này. Thông báo về quy trình và tiêu chuẩn trên được công ty công bố trên trang tin điện tử của SET và của PTT.

pdf242 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản trị công ty trong các doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa - Nghiên cứu điển hình tại Tập đoàn Bảo Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều hành hiệu quả, đảm bảo tính độc lập của HĐQT khi hầu hết các thành viên trong HĐQT là thành viên không điều hành và tách bạch vai trò của Chủ tịch và CEO. v Về thành phần HĐQT Theo Low (2000), thành viên HĐQT và các nhà quản lý cấp ca của GLC chủ yếu là các chính trị gia đã nghỉ hưu và các công chức bao gồm cả các sĩ quan thuộc Bộ Quốc phòng Singapore. Điều này tạo ra cơ chế kiểm soát tốt hơn đối với hoạt động của các GLC. Theo Christopher Chen, 2013, số lượng thành viên HĐQT trung bình của các GLC thuộc TOP 30 STI (gồm 14 công ty nắm giữ trực tiếp/gián tiếp trên 5% vốn) đạt mức 10,5 thành viên, thấp hơn số lượng trung bình của các công ty còn tại thuộc TOP STI 30 là 11,56 thành viên. Trong khi đó, số lượng thành viên HĐQT độc lập lại cao hơn các công ty niêm yết còn lại. Theo Bộ nguyên tắc Quản trị công ty Singapore- CCG 2012, công ty niêm yết để để đảm bảo tính độc lập và vững mạnh của HĐQT “cần có số lượng thành viên HĐQT độc lập chiếm ít nhất 1/3 HĐQT”. Đối với các công ty có mối liên hệ giữa Chủ tịch HĐQT và CEO (ví dụ 2 vị trí này do một người đảm nhiệm hoăc có mối liên hệ gia đình) hoặc chủ tịch HĐQT đồng thời là thành viên của Ban điều hành hoặc không phải là thành viên HĐQT độc lập thì tỷ lệ này phải tăng lên 50%. Theo báo cáo của Isabel Sim et al, 2014, tỷ trọng các thành viên HĐQT độc lập cao hơn cũng như Chủ tịch HĐQT độc lập cao hơn so với các doanh nghiệp khác. Cụ thể là 89% các GLC có Chủ tịch HĐQT là thành vên độc lập hoặc thành viên không tham gia điều hành và không có mối liên hệ với CEO, trong khi tỷ lệ này tại các DN khác là 32%. Các GLC cũng nhấn mạnh đến tính độc lập của thành viên HĐQT và công bố cách thức đánh giá tính độc lập của các thành viên HĐQT. Ngược lại, các DN khác thường có thành viên HĐQT độc lập nắm giữ vị trí ở nhiều tiểu ban khác nhau trong HĐQT và không công bố các thông tin này. Một báo cáo khác của Chen 2013 cũng khẳng định điều này. v Bảng 1: Số thành viên HĐQT độc lập của các công ty STI 30 SL công ty TB Trung vị Cao nhất Thấp nhất 30 công ty niêm yết thuộc STI 27 6,41 7 11 3 Công ty mà Temasek không có cổ phần chi phối 13 6,31 6 11 3 Công ty mà Temasek có cổ phần chi phối trực tiếp và gián tiếp trên 5% 14 6,5 7 9 5 Công ty mà Temasek có cổ phần trực tiếp 7 7,43 7 9 7 Công ty mà Temasek có cổ phần chi phối trực tiếp 3 7 7 7 7 Nguồn: Chen, 2013 Bảng 7.1 cho thấy, số lượng thành viên HĐQT độc lập tại các công ty mà Temasek là cổ đông lớn (cả trực tiếp và gián tiếp) có tăng hơn so với các công ty khác. Về tỷ trọng thành viên HĐQT độc lập tại các công ty thuộc STI 30 cũng như 50 công ty niêm yết lớn nhất Singapore. Tỷ trọng này cũng cao hơn tại các công ty mà Temasek sở hữu và cao hơn mức quy định là 50%. Về thành phần HĐQT CCG 2012 quy định: cần có sự tách biệt về trách nghiệm giữa HĐQT và Ban điều hành. “Không một cá nhân nào có thể đại diện cho việc tập trung quyền lực trong công ty”. Bộ nguyên tắc cũng yêu cầu Chủ tịch HĐQT và CEO nên là hai người tách biệt để tăng tính trách nhiệm và năng lực của HĐQT khi đưa ra các quyết định độc lập. Nếu có mối liên hệ giữa hai vị trí này, điều này cần được công bố. Trong số 30 công ty thuộc STI 30 của Singpore, có đến 28 công ty có CEO là thành viên HĐQT. Tuy vậy, chỉ có 2 CEO đồng thời là chủ tịch HĐQT. Về tính độc lập của Chủ tịch HĐQT thì có 10/30 công ty Chủ tịch HĐQT được coi là thành viên độc lập, trong đó có 6/10 công ty là do Temasek có cổ phần. Điều này có thể dẫn tới nhận định, tính độc lập của các Chủ tịch HĐQT tại các công ty có cổ phần của Temasek có thể cao hơn các công ty còn lại. Nghiên cứu của Chen, 2013 cũng cho thấy, các công ty niêm yết thuộc STI 30 của Singapore do Temasek sở hữu đáp ứng các tiêu chuẩn quản trị công ty tốt hơn v thông thường khi có tỷ trọng thành viên độc lập trong HĐQT cao hơn, nhiều Chủ tịch HĐQT đáp ứng tiêu chuẩn độc lập hơn. Điều này có thể phần nào cho thấy việc Temasek đã có những ảnh hưởng tốt đến việc quản trị công ty của các công ty mà họ kiểm soát. Cơ cấu HĐQT của GLC ngoài việc đa số là thành viên độc lập còn có sự tham gia của thành viên không phải quốc tịch Singapore, thành viên nữ giới, thành viên thuộc ban điều hành của Temasek. Việc mời các chuyên gia nước ngoài tham gia làm thành viên HĐQT các GLC đã đem lại một văn hóa khá cởi mở và đưa ra những cách tiếp cận đa quốc gia để ra quyết định. Tỷ lệ các thành viên HĐQT độc lập cao cũng hạn chế được các quyết định định kiến phục vụ lợi ích cho các thành viên HĐQT nội bộ. Tuy vậy, số lượng thành viên nữ vẫn khá thấp so với thông lệ quốc tế, mặc dù con số này cũng là khá cao so với các quốc gia Châu Á khác. Việc đề cử thành viên HĐQT: Hầu hết các GLS đều có ít nhất một thành viên HĐQT độc lập có kiến thức chuyên môn liên quan đến lĩnh vực hoạt động của GLC so với tỷ lên gần 50% các công ty không phải GLC do quy trình đề cử, việc tìm kiếm các nhân sự với chuyên môn và kỹ năng được các GLC công bố thường xuyên. Hiệu quả hoạt động của HĐQT: các GLC có HĐQT thường xuyên họp mặt hơn và khá thận trọng trong việc lựa chọn các thành viên HĐQT dựa trên tư vấn độc lập bên ngoài. Chế độ đãi ngộ cho HĐQT: Tính trách nhiệm của CEO và thành viên Ban điều hành của các GLC cũng cao hơn vì chế độ đãi ngộ của họ được công bố thường xuyên: chỉ có 5% các công ty không phải GLC công bố cụ thể chế độ đãi ngộ đối với thành viên HĐQT điều hành trong khi tỷ lệ này là 51%. Ngoài ra, các GLC còn công bố chế độ khuyến khích dài hạn. 67% các công ty GLC cũng công bố chế độ đãi ngộ cho thành viên không điều hành trong khi con số này của các công ty không phải GLC là 6%. Việc kiểm toán và trách nhiệm giải trình Các công ty GLS có khuôn khổ, quy trình quản trị rủi ro khá tốt và hệ thống kiểm soát nội bộ tốt hơn so với các công ty không phải GLC. Điều này có được từ việc các công ty có tiểu ban rủiro thuộc HĐQT (66% of GLCs and 4% of non-GLCs). Ngoài ra, 55% of non-GLCs có thành viên HĐQT độc lập đồng thời nằm trong tiểu ban nhân sự, đãi ngộ và kiểm toán của công ty trong khi tỷ lệ này tại GLC chỉ là 10%. Việc truyền thông với cổ đông v Các GLC thực hiện việc truyền thông với cổ đông tốt hơn vì họ thường xuyên công bố kết quả tài chính sớm hơn 2 tuần so với các công ty khác. Đồng thời họ thường xuyên cập nhật thông tin thông qua nhân viên phụ trách Quan hệ đầu tư và đưa thông tin lên website của công ty. Các công ty này cũng thường xuyên thông báo về đại hội cổ đông sớm hơn mức quy định 14 ngày là 25 ngày. Bảng so sánh điểm GTI (điểm đánh giá về quản trị công ty và minh bạch thông tin của các công ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Singapore) trong thời gian năm 2009-2013 cũng cho thấy, các công ty GLC đều có điểm cao hơn so với các công ty khác, xét về bốn khía cạnh: hoạt động của HĐQT, các vấn đề liên quan đến cơ chế đãi ngộ, trách nhiệm giải trình và chất lượng kiểm toán cũng như việc duy trì quan hệ với các cổ đông. Hình 4: So sánh điểm GTI của các GLC và non-GLC từ 2009-2013 Nguồn: Isabel et al, 2014 5. Đánh giá chung Kết quả đạt được Mô hình quản trị công ty DNNN tại Singapore đã có những điểm ưu việt và điều này đã được khẳng định ở rất nhiều các công trình nghiên cứu trên thế giới. Thực tiễn cũng cho thấy, rất nhiều quốc gia đã học tập mô hình này như Malaysia, Trung Quốc, Việt Nambằng việc thiết lập một cơ quan quản lý vốn Nhà nước trung gian và độc lập. Thậm chí theo Anwar, S., & Sam, C.-Y. (2006), mô hình này còn đáng để khu vực kinh tế tư nhân học tập. Những nhân tố tạo nên sự thành công trong mô hình quản trị công ty tại Singapore với sự phát triển của Temasek holding là: v  Temasek nhấn mạnh đến việc tối đa hóa lợi ích dài hạn của cổ đông, đây được coi là mục tiêu chính  HĐQT của công ty đề cao tính chính trực của các thành viên HĐQT và ban điều hành.  Việc tách bạch vai trò của Chủ tịch HĐQT và CEO được thực hiện tốt. (bản thân Chủ tịch của Temasek đã quyết định rời bỏ vị trí Chủ tịch HĐQT của DBS- 1 GLC thuộc Temasek để có nhiều thời gian cống hiến cho Temasek hơn.  Chế độ đãi ngộ HĐQT và ban điều hành được thực hiện dựa trên việc đánh giá EVA của doanh nghiệp.  HĐQT khuyến khích các ý tưởng và quan điểm mới bằng cách cho phép tham gia của các thành viên HĐQT nước ngoài vào các GLC. Với mô hình Quản trị công ty DNNN mà Singapore tiến hành, đã giải quyết được những vấn đề quan trọng nhất trong Quản trị công ty DNNN nói chung: giải quyết được sự xung đột lợi ích trong DNNN bằng việc chuyển giao quyền quản lý vốn DNNN cho một công ty đầu tư tư nhân, từ đó cũng giải quyết được trở ngại thứ hai là giảm sự can thiệp chính trị của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc vận hành, kiểm soát các DNNN. Ngoài ra, bằng việc áp dụng các chuẩn mực QTCT tiêu chuẩn quốc tế, việ cminh bạch thông tin của các DNNN Singparore cũng thực hiện khá tốt. Những tồn tại Mặc dù có nhiều ưu điểm như trên, mô hình quản trị công ty các DNNN tại Sing,đặc biệt là mô hình Temasek vẫn còn một số vấn đề cần nghiên cứu thêm: Thứ nhất là quan điểm của Temasek chủ yếu bảo vệ quyền lợi của cổ đông đa số mà chưa xem xét đến quyền lợi của các cố đông thiểu số, đặc biệt trong các GLC mà công ty quản lý. Thứ hai là việc tham gia của các công chức, chính trị gia, sĩ quan quân đội vào HĐQT Temasek và các GLC vẫn dấy lên vấn đề về sự can thiệp chính trị của chính phủ Singapore, đặc biệt khi Temasek mở rộng phạm vi đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia. Rất khó để thuyết phục các nhà đầu tư bên ngoài về việc Temasek được điều hành một cách độc lập với chính phủ Singapore và các mục tiêu chính trị. Chính vì vậy, Temasek gặp phải nhiều cản trở khi thâm nhập vào thị trường quốc tế như tại Thái Lan, Indonesia, Australia, Ấn Độ. v Thứ ba là do Temasek vẫn là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt nên các yêu cầu về công bố thông tin, đặc biệt về quản trị công ty vẫn chưa được chú trọng đúng mức. 6. Bài học rút ra đối với Việt Nam Sự thành công của các DNNN Singapore xuất phát từ những đặc điểm nội tại của nền kinh tế nước này. Bản thân các DNNN đã hoạt động hiệu quả trước cả khi Temasek quản lý. Điều này dẫn đến việc thực thi quản trị công ty tại các DN này cũng ưu việt hơn so với các DNNN tại các quốc gia khác. Singapore cũng duy trì việc chống tham nhũng rất kiên quyết bằng việc tạo cơ chế tạo động lực phù hợp cho các quan chức chính phủ cũng như các quy định luật pháp liên quan đến chống tham nhũng. Ý thức về việc thương mại hóa nền kinh tế cũng cho phép Chính phủ Singapore sẵn sang giao tài sản của Nhà nước cho Temasek quản lý và cho phép công ty độc lập trong việc ra các quyết định điều hành. Đây cũng là mộ trong nhân tố tạo nên sự thành công của mô hình Temasek. Do đó, việc áp dụng y nguyên mô hình Temasek vào Việt Nam chưa hẳn đã đảm bảo sự thành công của quản trị công ty cho các DNNN Việt Nam. Các bài học rút ra là: Độc lập hoá khỏi Nhà nước trong quá trình ra quyết định và cơ chế tự chịu trách nhiệm: Đối với các công ty có vốn đầu tư Nhà nước, Nhà nước có vai trò như các cổ đông trong công ty, được hưởng phần lợi nhuận cũng như bù vào phần thiếu hụt tuỳ tình trạng lợi nhuận âm hay dương. Tuy nhiên, để cho các công ty này làm ăn có hiệu quả thì cần phải có một cơ quan quản lý và điều hành độc lập với bộ phận cổ đông này. Cơ quan này cần được giao quyền quản lý tài sản độc lập với chức năng sở hữu của Nhà nước và không phụ thuộc vào quyết định của Nhà nước hay các can thiệp về chính trị. Để giải quyết các mâu thuẫn về lợi ích trong DNNN, cần xác định rõ ràng các mục tiêu quan trọng của DN một cách dài hạn, quy định rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn cũng như việc thực hiện chức năng sở hữu của Nhà nước với tư cách cổ đông lớn và có hướng dẫn cụ thể để giải quyết nếu mâu thuẫn về lợi ích phát sinh. Việc duy trì HĐQT và Ban điều hành hoạt động hiệu quả là một trong nhân tố quan trọng dẫn đến sự thành công của quản trị công ty DNNN: Đó phải là những thành viên được tuyển chọn, có năng lực, có đạo đức và đảm bảo tính độc lập Cần có tách bạch giữa Chủ tịch HĐQT và CEO của DNNN. Muốn thực hiện được điều này, cần có chế độ đãi ngộ, tạo động lực phù hợp và cơ chế đánh giá hiệu quả hoạt động của v HĐQT, Ban điều hành cũng như cả DNNN một cách ưu việt (dựa trên lợi nhuận, EVA). Coi trọng việc công bố thông tin ra bên ngoài: Mặc dù các DNNN có chủ sở hữu là Nhà nước và nếu như không niêm yết trên TTCK thì cũng không có nghĩa vụ công bố thông tin ra công chúng nhưng việc chủ động minh bạch thông tin là một bằng chứng tạo lòng tin cho người dân, khuyến khích tính chịu trách nhiệm của HĐQT, Ban điều hành, nâng cao hiệu quả quản trị công ty của DNNN. Phát triển các nhân tố khác để đảm bảo sự thành công của quản trị công ty: Đó là việc tái cơ cấu lại các DNNN trên cơ sở loại bỏ các DN yếu kém, khuyến khích sự phát triển bền vững của các DN lớn. Đồng thời việc xây dựng một cơ chế chống tham nhũng hiệu quả cũng là một trọng tâm để nâng cao tính trách nhiệm, chính trực của các thành viên HĐQT, ban điều hành của các DNNN. vi PHỤ LỤC 6: Kinh nghiệm Quản trị công ty DNNN sau cổ phần hóa tại Thái Lan 1. Tổng quan về quản trị công ty của các DNNN tại Thái Lan Tính đến năm 2012, Thái Lan có 58 DNNN tại Thái Lan bao gồm các doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước từ 50% trở lên đồng thời có sở hữu cổ phần tại một số DN khác. Trong số 58 DNNN này có 5 DNNN được niêm yết trên thị trường chứng khoán Thái Lan và 12 DN niêm yết khác Nhà nước là cổ đông thiểu số. 58 DNNN này sử dụng 250.000 nhân viên, tổng tài sản là 6000 tỷ baht, tổng doanh thu là 270 tỷ baht và nằm trong các lĩnh vực chủ chốt như năng lượng, phân phối, giao thông vận tải và nước, tài chính (WB 2013). Mô hình quản lý các DNNN Thái Lan được mô tả ở hình sau: Hình 1: Mô hình quản lý các DNNN Thái Lan Nguồn: SEPO, 2006 Theo mô hình trên, Bộ Tài chính (MoF) đóng vai trò là cổ đông chính, các Bộ chủ quản (line ministry) chịu trách nhiệm về các chính sách phát triển ngành, Bộ Lao động Thái (MOL) chịu trách nhiệm về lương thưởng cho nhân viên của DNNN, Cục Phát triển Kinh tế và xã hội quốc gia NESDB chịu trách nhiệm về chính sách đầu tư phù hợp với chiến lược phát triển quốc gia, Tổng kiểm toán Nhà nước (OAG) tiến hành kiểm toán chính thức với DNNN, các ủy ban đặc biệt khác chịu trách nhiệm về các chính sách Nhà nước, các cơ quan điều tiết ngành giám sát chất lượng và giá cả của các DNNN. vi Từ mô hình trên, 2 cơ quan Nhà nước quan trọng nhất tác động trực tiếp đến DNNN Thái là Bộ Tài chính và Bộ chủ quản. Đối với Bộ Tài chính, để quản lý các DNNN, Cục chính sách DNNN (State Enterprise Policy Office -SEPO) thuộc Bộ Tài chính được thành lập chịu trách nhiệm thực hiện quyền sở hữu tại các DNNN và đảm bảo việc thực thi quản trị công ty hiệu quả tại các DNNN cũng như các công ty mà NN có cổ phần thiểu số. SEPO đồng thời là thư ký cho Ủy ban chính sách DNNN, một cơ quan nội các do Thu tướng Thái Lan đứng đầu và có nhiệm vụ thiết lập chính sách của các DNNN, kiểm soát hoạt động của DNNN và thực hiện một số chức năng sở hữu khác. Tại các DNNN bao gồm cả DN niêm yết, việc sở hữu được tiến hành đồng thời bởi 2 cơ quan: Bộ Tài chính và Bộ chuyên ngành như Bộ Năng lượng, Bộ Giao thông vận tải. Các bộ chủ quản thực hiện chức năng giám sát thường có ảnh hưởng đến việc ra quyết định của các DNNN đồng thời xây dựng chính sách tổng thể cho tất cả các DNNN đồng thời thực hiện chức năng điều tiết của người làm luật. SEPO đến nay đã tiến hành nhiều biện pháp để cải thiện hiệu quả quản trị công ty tại các DNNN. Cơ quan này đã ban hành hướng dẫn QTCT đối với DNNN và đã rà soát sửa đổi năm 2009. Giống như các công ty niêm yết, DNNN cũng buộc phải công bố báo cáo thường niên, có ủy ban kiểm toán và thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ. SEPO cũng đã ký thỏa thuận hợp tác về KPI và thuê công ty Thailand Rating Information Service (TRIS) tiến hành. Theo đó, các DNNN buộc phải công bố kết quả KPI trong báo cáo về DNNN, báo cáo này còn bao gồm chính sách điều hành, số liệu tài chính, hoạt động theo chính sách của chính phủ và được công bố trên website của SEPO. SEPO đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu về ứng viên thành viên HĐQT tài năng (director’s pool) để giới thiệu cho các DNNN. Tuy vậy, cơ quan nay cũng chưa công bố được hướng dẫn chi tiết về quy trình đề cử thành viên HĐQT và cách thức mà Nhà nước thực hiện các chức năng sở hữu tại DNNN cũng như quyền lực thực tế của SEPO và các Bộ ngành phụ trách cũng chưa rõ ràng. Đối với các DNNN đã niêm yết, việc Nhà nước nắm giữ cổ phần trực tiếp hoặc cổ phần gián tiếp chi phối cho phép Nhà nước có thể điều khiển được Đại hội cổ đông trong đó bao gồm việc đề cử, phê duyệt thành viên HĐQT và giao dịch bên thứ ba. Đối với các doanh nghiệp mà Nhà nước có cổ phần thiểu số, SEPO cũng là một nhà đầu tư khá chủ động khi họ đều chỉ định 1 đến 2 đại diện tham gia HĐQT, tham gia các đại hội cổ đông và đánh giá các thông tin liên quan đến công ty. Tuy vậy, SEPO cũng vi không công bố chính sách biểu quyết hoặc cách thức biểu quyết của mình tại các công ty này. Kiểm toán đối với DNNN không phải là kiểm toán độc lập mà được tiến hành bởi Tổng kiểm toán Nhà nước Office of the Auditor OAG). Điều này có thể cho thấy, bản thân các kiểm toán viên Nhà nước cũng không hoạt động hiệu quả như các kiểm toán viên độc lập khi tiến hành kiểm toán các báo cáo tài chính phức tạp của các công ty niêm yết. Hầu hết các DNNN Thái Lan chịu sự điều tiết của Luật giống nhau của DN tư nhân là Bộ Luật thương mại và dân sự Thái Lan, tuy nhiên còn chịu sự điều chỉnh của các quy định của các cơ quan quản lý Nhà nước khác. Về chính sách sở hữu, Nhà nước Thái Lan có chính sách sở hữu từ 75% trở lên đối với ngành điện nước, sở hữu từ 50% trở lên đối với các DNNN niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Về công bố thông tin, các DNNN phải tuân thủ quy định công bố thông tin do SEPO ban hành. Riêng đối với các DNNN đã cổ phần hóa và niêm yết trên TTCK, các DN chỉ cần tuân thủ các quy định công bố thông tin của Sở giao dịch chứng khoán Thái lan. 2. Kinh nghiệm Quản trị công ty của Tập đoàn Petroleum Authority of Thailand (PPT)  Giới thiệu chung Tập đoàn Petroleum Authority of Thailand (PTT) – Tập đoàn Dầu khí Thái Lan thành lập ngày 29 tháng 12 năm 1978. Theo chính sách cổ phần hóa DNNN của Chính phủ Thái Lan, Tập đoàn Petroleum Authority of Thailand đăng ký kinh doanh với tên Công ty TNHH Đại chúng PTT bắt đầu từ ngày 01/10/2001 và niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thái Lan từ năm 2003, chịu sự quản lý của Bộ Năng lượng Thái Lan. Về nguồn vốn, 51% vốn của PTT là của Nhà nước do Bộ Tài chính Thái lan trực tiếp quản lý. Cơ cấu sở hữu của công ty như sau, tính đến tháng 3/2014: vi Bảng 1: Cơ cấu sở hữu của PTT (tháng 3/2014) No. Cổ đông SL CP % /tổng số CP 1 Bộ Tài chính 1,459,885,575 51.111 2 Quỹ VAYUPAK1 BY MFC ASSET MANAGEMENT PLC. 212,730,000 7.45 3 Quỹ VAYUPAK 1 BY KRUNG THAI ASSET MANAGEMENT PLC. 212,730,000 7.45 4 THAI NVDR CO., LTD. 122,334,399 4.28 5 CHASE NOMINEES LIMITED 42 54,769,901 1.92 6 HSBC (SINGAPORE) NOMINEES PTE LTD 48,765,497 1.71 7 THE BANK OF NEW YORK MELLON 33,415,663 1.17 8 STATE STREET BANK EUROPE LIMITED 32,784,692 1.15 9 STATE STREET BANK AND TRUST COMPANY 29,591,150 1.04 10 GIC PRIVATE LIMITED - C 27,823,900 0.9 Nguồn: PTT, 2014 Việc xác định sứ mệnh của Tập đoàn PTT được thực hiện là đáp ứng công bằng lợi ích của tất cả các bên liên quan sau:  Đối với quốc gia: Đảm bảo an ninh năng lượng dài hạn thông qua cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, chất lượng cao và giá cả hợp lý để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.  Đối với cộng đồng và xã hội: Duy trì danh hiệu doanh nghiệp có trách nhiệm đối với xã hội thông qua bảo vệ môi trường phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và hỗ trợ cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư.  Đối với cổ đông: Hoạt động kinh doanh vừa đảm bảo tăng trưởng bền vững vừa đảm bảo lợi nhuận tối ưu vi  Đối với khách hàng: Duy trì sự hài lòng và trung thành của khách hàng bằng cách cung cấp những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng đẳng cấp thế giới với giá cả hợp lý  Đối với đối tác kinh doanh: Hoạt động kinh doanh trên cơ sở tôn trọng lợi ích của nhau, đồng thời xây dựng sự tin tưởng, mối quan hệ và sự hợp tác lâu dài để mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh  Đối với người lao động: Hỗ trợ rèn luyện tính chuyên nghiệp và đảm bảo sự hài lòng của nhân viên ngang với nhân viên của các công ty hàng đầu khác. Mặc dù tuyên bố trên là rõ ràng, được lặp đi lặp lại ở rất nhiều tài liệu của công ty cho thấy sự nhất quán cao nhưng cho thấy tập đoàn đang đặt ra khá nhiều mục tiêu đảm bảo lợi ích của nhiều bên, điều này sẽ không tránh khỏi mâu thuẫn về lợi ích của các bên liên quan. Về kết quả kinh doanh, PTT là tập đoàn năng lượng lớn nhất Thái Lan, có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất thị trường chứng khoán Thái lan. Các kết quả kinh doanh của tập đoàn trong thời gian qua cũng khá ấn tượng. Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của PTT từ 2010-2012 Kết quả Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Doanh thu (triệu baht) 1.898.682 2.428.126 2.793.833 Lợi nhuận ròng (triệu baht) 83.992 106.260 104.666 Tổng tài sản (triệu baht) 1.229.109 1.401.846 1.631.320 Tổng nợ (triệu baht) 671.695 758.133 899.656 Tổng vốn chủ sở hữu (triệu baht) 557.414 643.713 731.664 EPS (baht) 29,58 37,2 36,64 DPS (baht) 10,25 13 13 Giá CP cuối năm tài chính (baht) 320 318 332 Lợi nhuận ròng/DT (%) 4,35 4,29 3,69 ROE(%) 18,46 20,5 18,02 ROA(%) 7,2 8,06 6,9 Hệ số chi trả lãi vay (lần) 12,3 13,23 12,33 Nguồn: PTT, 2012 vi Biểu đồ trên cho thấy, tổng tài sản của tập đoàn tăng đều qua các năm. Doanh thu và lợi nhuận cũng có sự đi lên và ổn định trong năm 2012. Chỉ số EPS của PTT khá cao do với các doanh nghiệp cùng ngành đồng thời các con số về tỷ suất lợi nhuạn (LN ròng/DT, ROA và ROE) đều khá cao và ổn định.  Thực trạng hoạt động QTCT  Về chính sách QTCT Trên cơ sở xác định 6 nguyên tắc của quản trị công ty gồm trách nhiệm giải trình (Accountability), tính trách nhiệm (Responsibility); đối xử công bằng (Equitable Treatment); tính minh bạch (Transparency); tầm nhìn về giá trị dài hạn (Vision to Create Long-term Value và Đạo đức (Ethics), PTT đã xây dựng chính sách QTCT từ năm 2003 để hướng dẫn cho các thành viên HĐQT, các nhà quản lý và tất cả nhân viên tuân theo. Chính sách này đến nay đã được chỉnh sửa và cập nhật lần thứ 3 để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Đồng thời PTT cũng ban hành Quy tắc đạo đức kinh doanh hướng dẫn ứng xử của các thành viên trong PTT liên quan đến việc tuân thủ luật pháp, an toàn và sử dụng thông tin nội bộ (Ethics for Confidentially, Safeguarding and Use of Inside Information), tương tác với khách hàng, người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh,đối tác kinh doanh, đối xử với nhân viên , bảo vệ môi trườngĐây là một trong những thành tựu đạt được của PTT nhằm đảm bảo lợi ích của các bên liên quan và thực hiện nguyên tắc đạo đức trong QTCT.  Về thành phần HĐQT Cơ cấu thành viên và các tiêu chuẩn thành viên HĐQT tuân thủ các quy định của pháp luật và của công ty. Cơ cấu HĐQT tập đoàn PTT vào cuối năm tài chính 2013 gồm 15 thành viên trong đó có 14 thành viên không điều hành (10 người trong số này là thành viên độc lập), 01 thành viên điều hành. Điểm đáng chú ý trong thành phần HĐQT của PTTT là có đến 9 thành viên là quan chức chính phủ, bao gồm: - Thư ký thường trực, Bộ Năng lượng (Chủ tịch HĐQT) - Cục trưởng Cục phát triển và hiệu quả năng lượng thay thế, Bộ Năng lượng - Cục trưởng Cục thực thi, Bộ Tài Chính -Attorney General (thành viên HĐQT độc lập và là chủ tịch Tiểu ban kiểm toán) - Thư ký trường trực Bộ Ngoại giao (thành viên độc lập) vi - Tổng thư ký Hiệp hội phát triển kinh tế và xã hội quốc gia (thành viên độc lập, Chủ tịch Tiểu ban Đãi ngộ). -Tư vấn Thư ký Bộ trưởng quốc phòng (thành viên độc lập) - Commanding General, 1st Division King’s Guard (thành viên độc lập) -Chủ tịch PTT, CEO và các thành viên điều hành khác Các thành viên còn lại của HĐQT không có mối liên hệ với tập đoàn, 3 thành viên từ khu vực kinh tế tư nhân và một từ khu vực nghiên cứu (WB 2012). Như vậy, đại diện của Nhà nước có mặt trong HĐQT của PTTT khá đông đảo và điều này cho thấy ảnh hưởng của Nhà nước lên các quyết định của PTT là không tránh khỏi. HĐQT thành lập 05 Ủy ban hỗ trợ các hoạt động gồm Ủy ban Kiểm toán, Ủy ban Bổ nhiệm, Ủy ban Lương thưởng, Ủy ban QTCT, Ủy ban Quản trị rủi ro doanh nghiệp. Mỗi Ủy ban hoạt động tuân theo quy định và hướng dẫn của công ty.  Về việc thực hiện quyền của cổ đông Ủy ban QTCT cùng với HĐQT chịu trách nhiệm tổ chức họp ĐHĐCĐ hàng năm. Quyết định họp, thời gian và chương trình nghị sự được đăng tải trên trang tin điện tử của SET. Thông báo họp và các tài liệu liên quan được đăng tải trên trang tin điện tử của tập đoàn 30 ngày trước khi diễn ra cuộc họp. Thailand Security Depository Co, Ltd (TSD) – phòng lưu trữ thông tin đăng kí chứng khoán được tập đoàn PTT ủy nhiệm gửi thư điện tử về các tài liệu liên quan đến cuộc họp cho cổ đông trước 14 ngày diễn ra cuộc họp; và thông báo họp được gửi trước 03 ngày kèm theo đăng tải trên một tờ báo tiếng Thái và một báo tiếng Anh trong 03 số liên tiếp. Cuộc họp ĐHĐCĐ ngoài các cổ đông còn có sự tham dự của các thành viên HĐQT, ban GĐ điều hành, đại diện kiểm toán độc lập, đại diện tư vấn pháp luật. Ngay trong ngày kết thúc cuộc họp, công ty phải gửi bản tóm tắt các quyết định, nghị quyết được đưa ra lên Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan SET và trong vòng 14 ngày sau phải gửi đầy đủ các văn bản liên quan tới cuộc họp như biên bản họp, số lượng thành phần tham gia, các câu hỏi của cổ đông và câu trả lời của công ty, kết quả bỏ phiếu Sau đó, các thông tin và văn bản liên quan tới họp ĐHĐCĐ cũng phải được công khai trên trang tin điện tử của tập đoàn. Trong khoảng thời gian từ 01/10 đến 31/12 hàng năm, cổ đông có quyền đề xuất nội dung cho chương trình nghị sự ĐHĐCĐ và đề cử ứng viên giữ vị trí lãnh đạo của công ty, tuy nhiên, trong thực tế, số lượng cổ phần do cổ đông hoặc nhóm cổ đông từ vi 100.00 cổ phiếu trở lên mới được thực hiện quyền này. Thông báo về quy trình và tiêu chuẩn trên được công ty công bố trên trang tin điện tử của SET và của PTT. Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức QTCT của PTT Nguồn: PTT, 2013  Vai trò của các bên liên quan Như đã đề cập ở trên, PTT đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hành và bộ quy tắc ứng xử đối với các bên liên quan của tập đoàn. Cụ thể, năm 2013, Hướng dẫn thực hành QTCT, các quy tắc ứng xử được bổ sung, cập nhật lần thứ ba để đảm bảo tuân thủ PGCG do SET ban hành, tham khảo thông lệ quốc tế của các công ty hàng đầu trên thế giới trên cơ sở so sánh với Hướng dẫn Đánh giá Sự phát triển Bền vững Kiểm toán Cổ đông Hội đồng Ủy ban Quản trị rủi ro Ủy ban Bổ nhiệm Ủy ban Kiểm toán Ủy ban Lương thưởng Ủy ban QTCT Chủ tịch Ban GĐ điều hành và GĐ điều hành SEVP Quản trị doanh nghiệp SEVP Chiến lược và Phát triển doanh nghiệp Giám đốc tài chính Giám đốc hoạt động Upstream Giám đốc hoạt động Downstream Petrolium & Gas Đơn vị kinh doanh Gas Đơn vị kinh doanh dầu Đơn vị kinh doanh hóa dầu và lọc dầu Đơn vị thương mại quốc tế vi DJSJ (DJSJ Sustainability Assessment guidelines). Ngoài ra, PTT còn tiến hành những hoạt động riêng đối với từng nhóm quyền lợi liên quan như sau:  Đối với các cổ đông nhỏ, các nhà đầu tư Hàng năm, công ty tổ chức cho các cổ đông nhỏ có cơ hội được tham quan công ty/ các công ty con để cập nhật thông tin và gặp gỡ các nhà quản trị cấp cao ; tham gia vào các hoạt động xã hội cùng với nhân viên công ty. Các thông báo, quy trình đăng kí và danh sách những người tham gia tham quan sẽ được công bố trên trang tin điện tử của PTT. Ngoài ra, bộ phận chuyên trách sẽ chịu trách nhiệm liên hệ với các cổ đông về việc tham gia các cơ hội đó . Trong năm 2013, với lượng cổ đông muốn đăng ký tham quan lên tới hơn 2.000 người nên đã phải tổ chức làm 02 đợt.  Đối với các chủ nợ (Debenture Holders) Từ năm 2010 đến nay, công ty đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm tăng cường mối quan hệ giữa PTT và các bên chủ nợ như chương trình hòa nhạc thường niên, các hoạt động dành cho cả gia đình/ người thân của các bên chủ nợ, chương trình chăm sóc sức khỏe, mời tham gia đi du lịch cùng với nhân viên công ty  Nhà đầu tư tổ chức Các nhà đầu tư tổ chức, các chuyên gia chứng khoán được mời tham quan hoạt động của công ty, các công ty con của công ty, gặp gỡ các lãnh đạo cấp cao của PTT để được giải đáp những thắc mắc và cập nhật thông tin về PTT. Trong năm 2013, hàng quý, PTT tổ chức họp các nhà đầu tư tổ chức và các chuyên gia chứng khoán để công bố thông tin về hoạt động của tập đoàn.  Công bố thông tin và tính minh bạch PTT đảm bảo về tính chính xác, trung thực, đầy đủ và kịp thời của thông tin công bố và hỗ trợ nhiều phương tiện, nhiều kênh thông tin để đảm bảo những bên quan tâm có thể dễ dàng tiếp cận. Các thông tin tài chính (báo cáo tài chính, thông tin chi tiết về các khoản nợ, cổ tức chi trả ) và phi tài chính đều được công bố trên trang tin điện tử của công ty và không hạn chế quyền truy cập và tải về. Hàng năm, công ty lập Báo cáo Phát triển Bền vững (Corporate Sustainability Report) trong đó cung cấp thông tin về chính sách, sự quản trị và kết quả hoạt động liên quan tới các mảng kinh tế, xã hội, môi trường theo hướng dẫn báo cáo Phát triển vi Bền vững cho ngành kinh doanh dầu khí và khí đốt (OGSS) và được công bố trên trang tin điện tử của PTT. Báo cáo này bắt đầu từ năm 2011 đã được xác nhận bởi một bên độc lập mà PTT lựa chọn thuê dịch vụ nhằm kiểm tra, xác minh tính chính xác, minh bạch, tin cậy. Từ khi công ty được cổ phần hóa vào năm 2011, bộ phận Quan hệ Nhà đầu tư được thành lập chuyên trách công bố thông tin, và là kênh liên lạc với nhà đầu tư hiệu quả thông qua nhiều phương tiện như thư điện tử, điện thoại, mục Quan hệ Nhà đầu tư trên trang tin điện tử công ty và có quy tắc ứng xử dành riêng cho nhân viên bộ phận này do PTT ban hành. Hàng quý, công ty xuất bản các tập san, bản tin nhằm cung cấp thông tin về hoạt động của PTT dành cho một số đối tượng như tập san “Happiness” cho các chủ nợ (Debenture Holders), bản tin “PTT Bizway” cho các cổ đông và được phát hành bằng cả tiếng Thái lẫn tiếng Anh. Các nhà đầu tư cũng có thể trực tiếp liên lạc với phòng Quan hệ Nhà đầu tư hoặc truy cập trang tin của PTT để cập nhật các thông tin và báo cáo hàng năm. Các phương thức công bố thông tin được tập đoàn sử dụng:  Phương thức trực tiếp: PTT đều đặn cung cấp thông tin cho các nhà phân tích, nhà đầu tư, nhân viên tại các buổi họp, hội thảo hoặc qua các chương trình tổ chức chung với SET và các công ty khác để tiếp cận các nhà đầu tư nhỏ.  Phương thức gián tiếp: Thông tin về hoạt động của PTT, báo cáo tài chính, các báo cáo khác được công bố trên trang tin điện tử của SET ( trang tin điện tử của PTT, tập san, bản tin. Ngoài ra, các nhà đầu tư, các bên liên quan khác có thể liên lạc với phòng Quan hệ Nhà đầu tư, phòng Thư ký công ty, phòng Truyền thông, Trung tâm Chăm sóc khách hàng qua thư điện tử, điện thoại, trang web công ty. Một số thông tin khác có thể được đăng báo để công bố rộng rãi hơn.  Về hoạt động của HĐQT Hàng năm, HĐQT thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động thông qua 04 cách: cá nhân tự đánh giá, đánh giá của HĐQT, đánh giá chéo giữa các cá nhân và đánh giá của toàn HĐQT và các Ủy ban trực thuộc dựa trên các tiêu chí đã được xây dựng. Ba năm một lần, HĐQT mời các bên cung cấp dịch vụ xem xét, hướng dẫn, góp ý về hệ thống đánh giá của công ty. Các thành viên tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng của IOD Thái Lan (Hiệp hội các nhà quản lý Thái Lan) về vai trò của Chủ tịch HĐQT, vai trò của Ủy ban vi Bổ nhiệm và Quản trị, Quản lý rủi ro gian lận, Kiểm soát chất lượng Báo cáo tài chính Hàng năm, một số thành viên HĐQT sẽ đại diện cho Tập đoàn tới các công ty con ở nước ngoài để kiểm tra hoạt động và đưa ra những kiến nghị nâng cao hiệu quả cho từng đơn vị thành viên. Cuộc họp HĐQT thường diễn ra vào ngày thứ sáu của tuần thứ tư của tháng hoặc bất cứ khi nào có vấn đề nảy sinh cần được thảo luận. Cuộc họp được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử bằng máy tính kết nối internet, các tài liệu họp được Thư ký Công ty sao chép vào các đĩa CD gửi cho từng thành viên ít nhất 07 người trước ngày diễn ra cuộc họp. Các thành viên có lợi ích liên quan tới một vấn đề nào đó, ngoài việc không được thực hiện quyền biểu quyết đối với vấn đề đó còn không được nhận các tài liệu có liên quan, không dự họp khi HĐQT bàn về vấn đề đó.  Chế độ đãi ngộ đối với HĐQT, các Ủy ban trực thuộc và bộ máy điều hành Chế độ đãi ngộ của HĐQT do ĐHĐCĐ quyết định và bao gồm các khoản sau: lương; phụ cấp tham gia họp (khoản cố định hàng tháng và khoản trả riêng tại mỗi cuộc họp có tham gia, Chủ tịch HĐQT/ Ủy ban có mức trợ cấp cao hơn các thành viên khác khoảng 25%); thưởng được xác định dựa vào kết quả kinh doanh của công ty nhưng không quá một mức tối đa cho phép (mức tối đa năm 2012 là 1 triệu Baht/ người; mức tối đa năm 2013 là 3 triệu Baht/ người) (PTT 2014). Thông tin về chế độ đãi ngộ gồm các quy định, chính sách, định mức, con số được nhận cụ thể của từng thành viên đều phải công khai trong các báo cáo của công ty. HĐQT xây dựng chính sách và chế độ đãi ngộ đối với các thành viên bộ máy quản lý công ty dựa trên kết quả đánh giá hiệu quả công việc do Ủy ban Bổ nhiệm thực hiện.  Kiểm soát nội bộ HĐQT xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn SSHE (Security – An ninh, Safety – An toàn, Health – Sức khỏe, and Environment - Môi trường) đối với hoạt động kiểm soát của Ủy ban Quản lý do GĐ điều hành đứng đầu, phối hợp với tiêu chuẩn quản lý SSHE tập đoàn (PTT Group Management Standard – PTTG SSHE MS) của Ủy ban Chính sách QSHE Tập đoàn (Quality – Chất lượng, Security – An ninh, Safety – An toàn, Health – Sức khỏe, and Environment - Môi trường). Những khuôn khổ chính sách và những đơn vị này đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát nội bộ, quản lý rủi vi ro SSHE đối với tất cả các đơn vị kinh doanh của PTT, là một bộ phận đóng góp vào hiệu quả QTCT. Hệ thống kiểm soát nội bộ gồm nhiều các đơn vị, phòng ban chức năng như Ủy ban Kiểm toán, phòng Kiểm toán nội bộ, phòng Quản trị rủi rophối hợp chặt chẽ với nhau và phối hợp với kiểm toán độc lập. Mỗi đơn vị có trách nhiệm, nhiệm vụ riêng nhưng đều hoạt động nhằm đảm bảo hệ thống kiểm soát nội bộ và công tác ngăn ngừa rủi ro, đối phó với rủi ro có hiệu quả. Hàng năm, các đơn vị sẽ thực hiện tự đánh giá kết quả hoạt động và được đánh giá lại bởi HĐQT.  Phát triển hệ thống công nghệ thông tin HĐQT ý thức rất rõ về tầm quan trọng của hệ thống công nghệ thông tin nhằm lưu giữ, đảm bảo an ninh thông tin, an ninh mạng. Do vậy, tập đoàn PTT với sự tham gia của các công ty con đã thành lập Công ty TNHH Giải pháp ICT (PTT ICT Solutions Co., Ltd –PTTICT) để hỗ trợ hoạt động công nghệ thông tin của các đơn vị thành viên. Công ty tạo điều kiện thuận lợi và được trang bị các thiết bị phục vụ tốt cho công việc của mình. Công ty đã thúc đẩy việc ứng dụng phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) và phần mềm SAP vào hoạt động quản lý doanh nghiệp của các công ty con. Hệ thống ERP là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (còn được gọi là hệ thống quản trị doanh nghiệp tổng thể) làm thay đổi cách thức vận hành mà các doanh nghiệp đã sử dụng từ nhiều thập kỷ trước. SAP là một hệ thống ERP như vậy, nó không chỉ giúp các doanh nghiệp chuyển đổi cách thức mà còn giúp đạt được sự vượt trội trong việc vận hành.  Quản trị rủi ro PTT coi quản trị rủi ro là một yếu tố rất quan trọng trong tất cả các hoạt động và đối với tất cả các đơn vị thuộc tập đoàn. vi Hình 2: Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro của tập đoàn PTT Nguồn: PTT, 2013 Quản trị rủi ro tại PTT là hoạt động của một bộ máy kết hợp được chia làm nhiều cấp độ gồm cấp độ doanh nghiệp (corporate level), cấp độ đơn vị kinh doanh (business unit level), cấp độ chức năng (functional level)  Cấp độ doanh nghiệp (corporate level) HĐQT (Board of Directors) phối hợp với Ủy ban Quản trị rủi ro doanh nghiệp (Enterprise Risk Management Committee) và Ủy ban Kiểm toán (Audit Committee) để quản lý Ủy ban Quản lý (PTT Management Committee – PTTMC), đồng thời PTTMC lại chịu trách nhiệm quản lý phòng Quản trị rủi ro và Kiểm soát nội bộ (Risk Management and Internal Contrl Committee – RMCC) vi  Cấp độ đơn vị kinh doanh (business unit level) Các phòng ban chức năng chuyên trách về từng mảng như nhân sự (HR), tài chính (Finance), Kế hoạch (Corporate Planning), thương mại (Trading), nghiên cứu và công nghệ (research and technology), trách nhiệm xã hội (CSR), an ninh – an toàn – sức khỏe – môi trường (QSHE), biến đổi khí hậu (climate change) chịu trách nhiệm trực tiếp với phòng Quản trị rủi ro và Kiểm soát nội bộ (RMCC).  Cấp độ chức năng (functional level) Các Phó Chủ tịch Ban GĐ điều hành (Executive Vice Presidents) và các Phó Chủ tịch khác (Vice Presidents) quản lý các đơn vị chức năng phòng ban, nhân viên cấp dưới (Division Managers/ Employee) của từng mảng như bộ phận đầu tư (Invesment), bộ phận tài chính (Finance), bộ phận bảo hiểm (Insurance), bộ phận thương mại (Trading), bộ phận SSHE, bộ phận trách nhiệm xã hội (CSR) Khuôn khổ quy định và quy trình Quản trị rủi ro của PTT phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế gồm các tiêu chuẩn của Ủy ban Hỗ trợ doanh nghiệp thuộc Ủy ban Treadway (the Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission - COSO), Quản trị rủi ro doanh nghiệp (Enterprise Risk Management – ERM), nguyên tắc và hướng dẫn Quản trị rủi ro ISO 31000. Quy trình quản trị rủi ro được thiết kế cho từng khâu, từng bộ phận, từng bước của mỗi kế hoạch chiến lược, hoạt động. Hàng năm, PTT phân tích và đánh giá rủi ro để cập nhật hồ sơ rủi ro doanh nghiệp (Corporate Risk Profile) liên quan tới mục tiêu tổ chức và kế hoạch chiến lược kết hợp với các yếu tố như kỳ vọng của các bên liên quan, xu hướng kinh tế, tình hình chính trị - xã hội, vấn đề môi trường. Những rủi ro này được phân loại thành các nhóm như rủi ro chiến lược, rủi ro kinh doanh, rủi ro hoạt động và rủi ro tài chính mà có thể có khả năng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của công ty, nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, uy tín của PTT, hoặc cộng đồng và môi trường. Hồ sơ rủi ro doanh nghiệp ghi nhận cả những sự kiện bất thường có thể xảy ra trong năm. Từ hồ sơ quản trị rủi ro và các nguyên nhân rủi ro, nhân viên chịu trách nhiệm liên quan đến từng lĩnh vực rủi ro sẽ lập kế hoạch quản trị rủi ro và gửi lên cấp trên tương ứng như trong sơ đồ cơ cấu tổ chức. Kế hoạch kinh doanh liên tục (BCP) PTT đã phát triển Hệ thống Quản trị Kinh doanh liên tục (the Business Continuity Management - BCMS) dựa trên Các tiêu chuẩn Hệ thống Quản trị Kinh doanh liên tục của tập đoàn được xây dựng trên cơ sở vi tham khảo tiêu chuẩn ISO 22301. Hệ thống bao gồm các chức năng bảo vệ, phản ứng, quản lý và phục hồi. Quy trình hành động được chia thành 3 giai đoạn: ngăn chặn / chuẩn bị, ứng phó và phục hồi. Các đơn vị chức năng chịu trách nhiệm vận hành hệ thống dưới sự giám sát của phòng Quản trị rủi ro và phòng Kiểm toán nội bộ (RMCC), phòng QSHE (Quality – Chất lượng, Security – An ninh, Safety – An toàn, Health – Sức khỏe, Environment – Môi trường). Với hệ thống này, doanh nghiệp sẽ có khả năng đối phó với các rủi ro và phục hồi, đảm bảo đạt mục tiêu và không gây ảnh hưởng tới các bên liên quan. Quản trị rủi ro ở PTT là sự phối hợp của các biện pháp phòng ngừa, tinh thần sẵn sàng và ý thức trách nhiệm của mọi thành viên trong công ty. Để đối phó với những tình huống khẩn cấp, PTT xác định 04 cấp độ dựa vào mức độ tham gia của các đối tượng bên ngoài.  Một số thành tựu về công tác QTCT Trong thời gian qua, PTT luôn được ghi nhận bởi những nỗ lực thực hiện quản trị công ty tốt bằng cách giải thưởng trong và ngoài nước. PTT đứng thứ 9 về điểm QTTC trong đánh giá 529 công ty niêm yết của 5 quốc gia Đông Nam Á do Diễn đàn thị trường vốn Đông Nam Á thực hiện năm 2014. Tập đoàn đạt danh hiệu Doanh nghiệp xuất sắc về QTCT năm 2012 của Thái Lan, do IOD, SET và SEC tiến hành; Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm cộng đồng tốt nhất (2 năm liên tiếp 2011, 2012) do SET bình chọn; Hai giải thưởng về QTCT năm 2012 khu vực châu Á: Giải thưởng công ty có HĐQT xuất sắc (3 năm liên tiếp) và Giải thưởng QTCT tốt nhất khu vực châu Á (7 năm liên tiếp); Giải thưởng DN thực hiện QTCT tốt nhất ( 4 năm liên tiếp) và DN thực hiện trách nhiệm cộng đồng tốt nhất (2 năm liên tiếp) do Tạp chí FinanceAsia bình chọn. 3. Đánh giá chung Kết quả đạt được: Quản trị công ty của các DNNN Thái Lan nói chung và QTCT tại Tập đoàn PTT Thái Lan đã đạt được những thành tựu đáng kể. Về mô hình quản trị công ty của các DNNN Thái Lan, đây là mô hình sở hữu kết hợp khi các DNNN chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ chủ quản cũng như Bộ Tài chính. Mô hình này có ưu điểm là kết hợp được sự hiểu biết chuyên môn của các Bộ chủ quản đồng thời vẫn đảm bảo có sự quản lý tập trung của SEPO thuộc Bộ Tài chính. Do đó, các DNNN Thái Lan được trực tiếp hướng dẫn thực hiện QTCT từ SEPO là cơ quan chuyên trách về QTCT. vi Về thực tiễn thực hiện QTCT tại Tập đoàn PTT, công ty đã thể hiện sự chuyên nghiệp trong việc triển khai các nội dung về QTCT, bao gồm việc đảm bảo quyền lợi của các cổ đông, các bên có quyền lợi liên quan, việc công bố thông tin cũng như hoạt động của HĐQT. Các nội dung này đều được nhấn mạnh và thực hiện khá bài bản tại công ty. Điều này thể hiện được sự thống nhất, quyết tâm từ cấp các cơ quan quản lý đối với DNNN, đến HĐQT và Ban điều hành của PTT.Đây cũng chính là những lý do dẫn đến PTT cũng như các DNNN Thái Lan niêm yết trên TTCK luôn thuộc nhóm những doanh nghiệp thực hiện QTCT tốt nhất trên toàn khu vực Đông Nam Á (ADB, 2013). Một số điểm hạn chế  Đối với trường hợp của PTT, số lượng thành viên HĐQT từ các cơ quan quản lý Nhà nước khá lớn, điều này dẫn đến năng lực của HĐQT sẽ bị hạn chế cũng như tính khách quan, chính trực HĐQT có nguy cơ bị ảnh hưởng. Tính độc lập của các thành viên HĐQT (trường hợp PTT) cũng nên xem xét. Theo thông lệ đối với các DNNN thì thành viên độc lập cũng không nên xuất phát từ các cơ quan quản lý Nhà nước. Tuy vậy, PTT đều cho rằng, các quan chức này là thành viên HĐQT độc lập.  Các tiêu chuẩn lựa chọn HĐQT cần được công khai hơn  Việc kiểm toán PTT cũng như các DNNN niêm yết khác thông qua kiểm toán công chưa đảm bảo được tính tin cậy, khách quan của thông tin tài chính được kiểm táon  Cần quy định rõ hơn về quyền hạn của các cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt là SEPO và Bộ Năng lượng trong quá trình ra quyết định của PTT.  Chưa rõ các chính sách để giải quyết xung đột lợi ích và cách thức biểu quyết tại SEPO cũng như tại các DNNN như PTT. 4. Bài học rút ra đối với Việt Nam Việc thực hiện QTCT tốt tại các DNNN sau cổ phần hóa trước hết phải xuất phát từ ý thức hệ của Chính phủ, các cơ quan quản lý Nhà nước về việc đảm bảo tính độc lập của các DNNN và quyết tâm thực hiện QTCT nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn khu vực và quốc tế- đây là điểm cốt lõi để tạo sự đột phá về QTCT. Về cấp doanh nghiệp, việc thực hiện QTCT bài bản, nhấn mạnh đến việc đảm bảo lợi ích của chủ sở hữu, các bên liên quan, việc công bố thông tin tốt và hoạt động hiệu quả của thành viên HĐQT . vi Để đảm bảo hiệu quả hoạt động của HĐQT, các DNNN cũng cần có công bố rõ ràng hơn về tính độc lập của các thành viên, cơ chế biểu quyết ra quyết định đối với thành viên HĐQT đại diện cho vốn chủ sở hữu Nhà nước, cách thức giải quyết xung đột lợi ích giữa các bên liên quan khi phát sinh mâu thuẫn. vii PHỤ LỤC 7: CÁC KẾT QUẢ CHẠY ĐỊNH LƯỢNG DỰA TRÊN SPSS 22.0 Bảng 1: Kiểm định giả thuyết về giá trị trung bình của các nội dung quản trị công ty ở hai nhóm công ty Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means F Sig. t df Sig. (2- tailed) Mean Difference Std. Error Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper C6.1 Equal variances assumed 12,085 ,001 -1,632 108 ,106 -,421 ,258 -,933 ,090 Equal variances not assumed -4,122 94,000 ,000 -,421 ,102 -,624 -,218 C6.2 Equal variances assumed ,027 ,871 ,192 108 ,848 ,053 ,274 -,490 ,595 Equal variances not assumed ,218 20,779 ,829 ,053 ,241 -,450 ,555 C6.3 Equal variances assumed ,228 ,634 1,727 108 ,087 ,421 ,244 -,062 ,904 Equal variances not assumed 1,782 19,147 ,091 ,421 ,236 -,073 ,915 C6.4 Equal variances assumed ,063 ,802 -3,228 108 ,020 -,053 ,231 -,511 -,405 Equal variances not assumed -2,225 18,523 ,025 -,053 ,234 -,544 -,438 C6.5 Equal variances assumed 12,339 ,029 -1,857 103 ,066 -,389 ,209 -,804 ,026 Equal variances not assumed -2,581 27,834 ,015 -,389 ,151 -,698 -,080 C6.6 Equal variances assumed 6,750 ,011 -2,377 108 ,019 -,719 ,303 -1,319 -,120 Equal variances not assumed -4,164 44,365 ,000 -,719 ,173 -1,067 -,371 C6.7 Equal variances assumed ,690 ,408 ,000 103 1,000 ,000 ,279 -,554 ,554 Equal variances not assumed ,000 19,298 1,000 ,000 ,273 -,572 ,572 C6.8 Equal variances assumed 4,472 ,037 -1,193 103 ,235 -,333 ,279 -,887 ,221 Equal variances not assumed -1,979 40,721 ,055 -,333 ,168 -,673 ,007 Nguồn: Tính toán dựa trên SPSS Bảng 2: Kiểm định giả thuyết về giá trị trung bình của hiệu quả hoạt động QTCT ở hai nhóm công ty Independent Samples Test Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means F Sig. t df Sig. (2- tailed) Mean Difference Std. Error Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper C27 Equal variances assumed 8,728 ,006 -1,294 103 ,199 -,342 ,264 -,866 -,182 Equal variances not assumed -1,834 14,033 ,038 -,342 ,187 -,742 -,058 Nguồn: Tính toán dựa trên SPSS vii Bảng 3: Kết quả thống kê độ tin cậy của nhóm các yếu tố bên ngoài Reliability Statistics Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha Based on Standardized Items N of Items .677 .677 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Squared Multiple Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted THAUTOM 8.88 6.123 .434 .197 .628 CANHTRANH 9.11 5.294 .531 .282 .561 TTLD 9.07 5.471 .461 .218 .609 PHAPLUAT 8.91 5.726 .414 .180 .641 Nguồn: Tính toán dựa trên SPSS Bảng 4: Kết quả thống kê độ tin cậy của nhóm các yếu tố bên trong Reliability Statistics Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha Based on Standardized Items N of Items .802 .805 7 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Squared Multiple Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted QUYMO 24.47 12.783 .613 .404 .762 TVDOCLAP 24.74 13.357 .448 .243 .792 THAMGIA 24.58 12.553 .620 .419 .760 DADANG 24.58 12.971 .574 .346 .769 DAINGO 24.66 12.421 .602 .387 .763 CODONG 24.74 13.724 .368 .179 .808 DONBAYTC 24.46 13.540 .541 .302 .776 Nguồn: Tính toán dựa trên SPSS vii Bảng 5: Kết quả hồi quy đối với các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả QTCT (Mô hình 1) Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson 1 .492a .242 .217 .891 1.901 a. Predictors: (Constant), THAUTOM, CANHTRANH, TTLD, PHAPLUAT b. b. Dependent Variable: HIEUQUA ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 30.455 4 7.614 9.582 .000b Residual 95.353 120 .795 Total 125.808 124 a. Dependent Variable: HIEUQUA b. Predictors: (Constant), THAUTOM, CANHTRANH, TTLD, PHAPLUAT Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF 1 (Constant) 1.237 .337 3.673 .000 THAUTOM .288 .094 .272 3.072 .003 .803 1.245 CANHTRANH .100 .088 .107 1.140 .257 .718 1.392 TTLD .081 .082 .089 .991 .324 .782 1.279 PHAPLUAT .194 .081 .209 2.388 .019 .820 1.219 a. Dependent Variable: HIEUQUA b. Predictors: (Constant), THAUTOM, CANHTRANH, TTLD, PHAPLUAT Nguồn: Tính toán dựa trên SPSS Bảng 6: Kết quả hồi quy đối với các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến hiệu quả QTCT (Mô hình 2) Model Summaryb Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson 2 ,636a ,404 ,376 ,779 2,193 a. Predictors: (Constant), QUYMO, TVDOCLAP, THAMGIA, DADANG, DAINGO, CODONG, DONBAYTC b. Dependent Variable: HIEUQUA ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 2 Regression 60,492 7 8,642 14,250 ,000b Residual 89,147 117 ,606 Total 149,639 124 a. Dependent Variable: HIEUQUA b. Predictors: (Constant), QUYMO, TVDOCLAP, THAMGIA, DADANG, DAINGO, CODONG, DONBAYTC vii Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF 2 (Constant) -,878 ,974 -,901 ,369 QUYMO ,018 ,181 ,008 2,101 ,019 ,620 1,613 TVDOCLAP ,314 ,242 ,101 1,901 ,095 ,677 1,478 THAMGIA ,218 ,186 ,089 -1,171 ,244 ,705 1,419 DADANG ,273 ,185 ,117 1,807 ,042 ,648 1,543 DAINGO ,423 ,133 ,294 3,166 ,002 ,471 2,001 CODONG -,193 ,108 -,155 -1,784 ,077 ,539 1,854 DONBAYTC ,556 ,114 ,438 4,872 ,000 ,501 1,995 a. Dependent Variable: HIEUQUA Nguồn: Tính toán dựa trên SPSS

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_tri_cong_ty_trong_cac_doanh_nghiep_nha_nuoc_sau.pdf
Luận văn liên quan