Luận án Quản trị rủi ro thị trường tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam

Theo phương pháp khoảng thời gian, các ngân hàng có đủ điều kiện có thể sử dụng các phương pháp chính xác hơn để đo lường tất cả RRTT chung của mình bằng cách tính toán sự nhạy cảm giá cả của từng trạng thái riêng lẻ khi có sự đồng ý của các cơ quan giám sát. Các ngân hàng cần lựa chọn và sử dụng một phương pháp trên cơ sở liên tục (trừ khi được cơ quan giám sát quốc gia cho phép thay đổi) và phải theo dõi các hệ thống được sử dụng. Cơ chế cho phương pháp này như sau:

docx199 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 1973 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản trị rủi ro thị trường tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hể đánh giá lãi/lỗ cho từng giao dịch viên và cho phép người quản lý kiểm soát rủi ro trong việc kinh doanh một cách dễ dàng. Ngoài ra các hệ thống chuyên dụng khác cũng góp phần vào việc quản trị rủi ronhư hệ thống môi giới yết giá điện tử (EBS - Electronics Brokerage Systems), hệ thống MIDAS- phần mềm chuyên dụng phục vụ cho bộ phận hậu phòng (Back Office). - Hệ thống giao dịch quốc tế: Reuters International Dealing 2012 là hệ thống máy giao dịch toàn cầu có độ bảo mật cao, có thể sử dụng giao dịch với các đối tác thị trường trong nước và nước ngoài. Tuy vậy để giao dịch với các ngân hàng trên thế giới, Ngân hàng TMCP công thương VN cần phải có chuyên môn sâu và phải có hạn mức giao dịch với các đối tác nước ngoài. Khi đó giá nhận được sẽ cạnh tranh và tính chuyên nghiệp sẽ rất cao. - Hệ thống quản lý thông tin MIS (Management Information System): là hệ thống quản lý thông tin chung cho toàn bộ ngân hàng cũng cần phải được sử dụng. Khi đó việc quản lý thông tin nói chung và cả việc quản trị rủi ro thị trường trong cũng sẽ được làm tốt hơn. 3.2.5. Tăng cường khả năng dự báo biến động của thị trường Như chúng ta đã biết việc dự báo sự chuyển biến của thị trường là một việc làm khó khăn, tuy nhiên nếu NHTMCP CT VN có một bộ phận chuyên phân tích thị trường và có thể đưa ra các dự báo cho biến động của thị trường trong tương lai thì đó cũng là một lợi thế lớn của ngân hàng. Một nguyên lý rất đơn giản trong bộ phận kinh doanh nguồn vốn là khi ngân hàng dự đoán lãi suất đi lên trong tương lai, nếu đường cong lợi suất là positive thì ngân hàng nên đi vay dài và cho vay ngắn (Borrow Long and Lend Short) và ngược lại nếu ngân hàng cho rằng lãi suất trong tương lai đi xuống thì phản ứng của họ sẽ là đi vay ngắn và cho vay dài (Borrow Short and Long). Như vậy với sự nhận định chính xác về lãi suất thị trường ngân hàng không những hạn chế được RRLS của mình mà còn có điều kiện tìm kiếm thêm lợi nhuận cho ngân hàng bằng cách tạo ra các trạng thái vốn có lợi cho mình khi lãi suất thay đổi đúng như dự đoán. Hơn nữa khi dự đoán được chiều hướng biến động của lãi suất, NHTMCP CT VN sẽ có cơ cấu khe hở nhạy cảm lãi suất phù hợp tương ứng với các dự đoán của mình. Do vậy ngân hàng sẽ tránh được các tổn thất và sinh lời khi lãi suất biến động. Việc dự đoán tỷ giá hối đoái cũng như nhiều chiều hướng biến động của tỷ giá là điều rất quan trọng trong công tác quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái, đồng thời tận dụng được các cơ hội kinh doanh ngoại tệ để thu được lợi nhuận cao. Việc đánh giá đúng chiều hướng của tỷ giá sẽ mang lại nguồn lợi lớn cho ngân hàng, nhưng nếu dự đoán sai cũng sẽ gây ra các tổn thất lớn. Cán bộ KDNT cần nắm vững hai phương pháp phân tích chiều hướng của giá cả trong tương lai, đó là phương pháp phân tích kỹ thuật (Technical Analysis) và phân tích thị trường theo các tin tức hiện thời (Fundamental Analysis). Phương pháp phân tích kỹ thuật là việc nghiên cứu các hành vi của thị trường, dự đoán sự biến động của tỷ giá dựa trên cơ sở phân tích các đồ thị và nghiên cứu các quy luật thay đổi của tỷ giá đã diễn ra trong quá khứ. Phương pháp phân tích kỹ thuật dựa trên 3 giả thuyết cơ bản là: (1) Tất cả các thông tin có thể gây ảnh hưởng tác động tới thị trường phản ánh qua sự thay đổi của tỷ giá (2) Tỷ giá vận động theo hướng của nó, (3) Lịch sử được lặp lại, tức là nghiên cứu sự thay đổi của tỷ giá trong quá khứ có thể đoán được xu hướng vận động của tỷ giá trong tương lai. Từ đó lý thuyết này đưa ra các khái niệm như các mức mua có lợi và bán có lợi (Support và Resistance) và các mẫu hình đồ thị chuẩn (Patterns). Nếu tỷ giá chạy theo giai đoạn đầu của các mẫu hình đã định thì có khả năng sẽ chạy tiếp theo mẫu đồ thị trong tương lai. Ngoài ra lý thuyết này cũng đưa ra các nguyên lý cơ bản dựa trên cơ sở phân tích đồ thị từ đó có thể giúp các giao dịch viên phân tích dự đoán tỷ giá trong tương lai. Các điểm Support và Resistance là những điểm cốt lõi quan trọng trong phân tích đồ thị, nó thường là dấu hiệu hiệu của sự biến động tỷ giá hối đoái tiếp theo. Đó là những điểm biến chuyển trong cơ cấu đồ thị, sự vượt qua điểm này chỉ ra những khuynh hướng biến động trong tương lai. Ví dụ như một khi mà các giá Support đã bị trường phá qua thì nó sẽ trở thành các điểm Resistance và ngược lại. Phương pháp phân tích thị trường theo các tin tức hiện thời (Fundalmental Analysis) dựa trên các tin tức của thị trường để đoán ra chiều hướng của tỷ giá trong tương lai. Lý thuyết này nghiên cứu nguyên nhân của sự thay đổi của tỷ giá. Dựa vào các thông tin trên thị trường, các chỉ số kinh tế.v.v, các nhà phân tích dự đoán về chiều hướng của giá cả trong tương lai. Tuy nhiên có những tin tức gây ra biến đổi lớn về tỷ giá trong trường hợp này, nhưng trong trường hợp khác lại không ảnh hưởng gì tới tỷ giá. Bằng việc phân tích theo các tin tức cũng khó có thể đánh giá được tỷ giá trong trường hợp các dữ liệu kinh tế mâu thuẫn với nhau khi chúng tác động tới tỷ giá hối đoái. Ví dụ: ở một nước nếu nhận thấy có chiều hướng tăng thâm hụt cán cân vãng lai, nhưng đồng thời lãi suất cũng tăng, thì hầu như không thể đánh giá được yếu tố nào chiếm ưu thế trong việc tác động đến tỷ giá hối đoái. Trong khi đó việc dự đoán tỷ giá hối đoái bằng kỹ thuật đồ thị loại trừ được khó khăn này. Nó hoàn toàn không lưu ý tới các tin tức mà chỉ phân tích quá trình diễn biến tỷ giá hối đoái bằng đồ thị, từ đó sẽ đưa ra khả năng về diễn biến của tỷ giá trong tương lai. Tuy nhiên, ngay cả khi phân tích bằng đồ thị, trong thực tế tỷ giá cũng biến động hết sức phức tạp vì vậy, việc phân tích kỹ thuật là một phương tiện định hướng có tính bổ sung, nó cũng không thể đảm bảo rằng việc dự đoán tỷ giá sẽ chính xác, việc còn lại tuỳ thuộc vào kinh nghiệm và tài phán đoán các cán bộ KDNT của ngân hàng. Do đó, cán bộ KDNT của Vietinbank cần am hiểu thông tường cả hai phương pháp trên và cần phải biết kết hợp cả hai phương pháp trong việc dự đoán tỷ giá. Việc đa dạng hoá các loại ngoại tệ trong kinh doanh cũng góp phần làm giảm rủi ro về tỷ giá. Trong một số loại tiền tệ, khi một ngoại này mất giá so với USD, thì sẽ có loại ngoại tệ khác lên giá so với USD do vậy sẽ giảm rủi ro trong KDNT khi ngân hàng đa dạng hoá các loại ngoại tệ kinh doanh. Như vậy việc tăng cường khả năng dự đoán tình hình thị trường trong đó có sự biến động về lãi suất, của tỷ giá là một yếu tố quan trọng trong việc QTRRTT. Để tăng cường được sự đánh giá về tình hình thị trường, của lãi suất, tỷ giá..vv, ngân hàng cần có một bộ phận độc lập chuyên thu thập, sàng lọc phân tích các tin tức trên thị trường rồi từ đó đưa các nhận định về thị trường. Phòng/bộ phận này có thể đăng tải các nhận định của mình cho các đơn vị kinh doanh làm cơ sở tham khảo ra các quyết định kinh doanh. 3.2.6. Đào tạo đội ngũ cán bộ quản trị rủi ro thị trường có năng lực và trình độ chuyên môn Vietinbank mặc dù đã có nhiều nhân viên am hiểu nghiệp vụ Ngân hàng nhưng vẫn thiếu các nhân viên giỏi làm trong lĩnh vực QTRRTT. Ngân hàng cần thiết phải xây dựng đội ngũ cán bộ giỏi nghề trong lĩnh vực này. Vietinbank cần phải từng bước xây dựng đội ngũ chuyên gia để quản lý rủi ro, đặc biệt là RRLS., RRHĐ Hơn thế nữa Vietinbank cần có các phân loại chuẩn các TSC và TSN theo mức độ nhạy cảm với lãi suất và theo kỳ hạn chuẩn của riêng mình. Sự quản lý sẽ thực hiện được tốt khi kết hợp được việc đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ giỏi. Việc đào tạo cán bộ QTRRTT có chuyên môn sâu sẽ góp phần lớn vào việc thành bại trong hoạt động. Công tác đào tạo và đào tạo lại thường xuyên đội ngũ cán bộ này sẽ giúp họ không bị lạc hậu so với yêu cầu về kiến thức và những diễn biến mau lẹ của thị trường trong nước và thế giới, tạo điều kiện cho cán bộ đi sâu hơn về chuyên môn, nghiệp vụ. Công tác đào tạo cán bộ kinh doanh ngoại tệ cần đáp ứng được yêu cầu về trình độ nghiệp vụ kinh doanh cao và việc nghiên cứu thị trường chặt chẽ, đòi hỏi các cán bộ có tính năng động nhạy bén, có khả năng phân tích đánh giá xu hướng biến động của thị trường trong nước cũng như quốc tế. Vietinbank cần đặc biệt chú ý đào tạo chuyên sâu dài hạn. Việc đào tạo cán bộ kinh doanh ngoại tệ phải có thời gian tối thiểu là một năm và đào tạo gối đầu, khi cán bộ được đào tạo thành thạo thì mới đào tạo tiếp. Yêu cầu cán bộ cho bộ phận KDNT và nghiên cứu thị trường là nam giới trẻ, có khả năng phân tích nhạy bén với thị trường, giỏi tiếng Anh. Việc tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực để tạo cơ sở cho sự phát triển sau này. Phương thức đào tạo có thể là ngân hàng cử đi đào tạo (trong nước hoặc nước ngoài), tham dự các khoá đào tạo ngắn hạn do các ngân hàng nước ngoài hoặc NHNN tổ chức. Hoặc khi Vietinbank có quan hệ giao dịch tốt với các ngân hàng nước ngoài, họ có thể mời ta sang tham dự các khoá học về KDNT, quản lý rủi ro, hoặc có thể gửi người nhờ các ngân hàng nước ngoài đào tạo. Các tài liệu chuyên ngành về QTRRTT của nước ngoài (bằng tiếng Anh) là những tài liệu quý cung cấp các kiến thức một cách đầy đủ và cập nhật. Vietinbank cũng cần tài trợ cho việc mua tài liệu chuyên ngành QTRRTT, KDNT., để cập nhật kiến thức chuyên môn cho cán bộ. Việc mua các tài liệu nước ngoài có thể thực hiện qua mạng, với Website nổi tiếng như: www.amazon.com. Kinh doanh tiền tệ trên thị trường quốc tế là một công việc căng thẳng, đòi hỏi sức làm việc cao, bền bỉ. Việc kiếm ra lợi nhuận cho ngân hàng khi các đối tác trên thị trường quốc tế là những người có chuyên môn rất cao là việc không hề đơn giản. Chính vì vậy ngân hàng cần có các chính sách khen thưởng hợp lý đối với các cán bộ kinh doanh giỏi, mức thưởng được quy định gắn liền với mức lợi nhuận đạt được trong từng kỳ nhằm khuyến khích các cán bộ KDNT ngày càng phát huy hơn khả năng của mình và tinh thần trách nhiệm với đồng vốn kinh doanh của ngân hàng, khích lệ khách hàng gắn bó với Vietinbank. Việc hoàn thiện mô hình tổ chức QTRRTT không thể thực hiện được nếu không kết hợp với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khi mà các NHTM Việt Nam nói chung và Vietinbank nói riêng đang thiếu trầm trọng nguồn nhân lực chuyên sâu và được đào tạo bài bản về QTRR nói chung, QTRRTT nói riêng.Để gỡ được bài toán này, ngoài việc khuyến khích tinh tần ham học hỏi, phát huy năng lực của từng cá nhân, Vietinbank cần có một chiến lược đào tạo hợp lý, thiết thực, biết tận dụng được những thành quả nghiên cứu khoa học của các NHTM trong nước và trrên thế giới; có thể yêu cầu nhà cung cấp giải pháp hệ thống/phần mềm thực hiện đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ chuyên trách QTRRTT, như là một phần trong Dự án triển khai phần mềm QTRRTT. Tuy nhiên, các Ngân hàng không thể thụ động, ngồi yên chờ đến khi lựa chọn được tư vấn, triển khai phần mềm thì mới khởi động. Hơn nữa, lộ trình này có thể gặp phải những khó khăn về tài chính, thủ tục..., dẫn đến kéo dài thời gian so với dự kiến. Mặt khác, để thực hiện lộ trình này, các Ngân hàng cũng phải chuẩn bị sẵn một đội ngũ nhân viên có kiến thức về QTRRTT và trình độ ngoại ngữ tốt để có thể tham gia vào Dự án triển khai phần mềm QTRRTT, cùng làm việc với đối tác. Trong thời gian tới, Vietinbank cần chủ động tự đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách QTRRTT thông qua các hình thức như: - Tích cực cử cán bộ tham gia các Hội thảo, các khoá đào tạo trong và ngoài nước về QTRR nói chung, QTRRTT nói riêng. - Mời các chuyên gia nước ngoài giảng dạy về QTRRTT và kinh nghiệm thực hành QTRRTT tại các nước khác, nhằm nâng cao kiến thức cũng như học hỏi kinh nghiệm thực hành QTRRTT thống nhất với quy trình, thông lệ quốc tế. - Tổ chức và tham gia các Diễn đàn về QTRR, QTRRTT nhằm trao đổi kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế về QTRRTT. - Tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu về QTRRTT mang tính ứng dụng và thực tiễn cao đối với hoạt động của Ngân hàng. - Về lâu dài, Vietinbank nên có kế hoạch tuyển chọn và cử các cán bộ nòng cốt, có năng lực đi học chuyên sâu dài hạn về QTRRTT ở các Trường Đại học nổi tiếng của nước ngoài, khi mà ở Việt Nam các Trường đại học đều chưa có Chuyên ngành về QTRRTT. Ngân hàng cần xem xét các điều kiện ràng buộc cần thiết để những cán bộ này sau khi đi học, sẽ trở về làm việc cho Ngân hàng, tránh tình trạng chảy máu chất xám. - Bên cạnh đó, Vietinbank có thể dựa vào mối quan hệ hợp tác với các Ngân hàng bạn trên thế giới, đề nghị chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ đào tạo cán bộ bằng cách cử cán bộ sang làm việc và học tập tại chính Ngân hàng bạn.... 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ - Có chính sách hỗ trợ tăng vốn điều lệ cho các NHTM Việt Nam để tăng cường năng lực tài chính; - Có chính sách về cơ chế tiền lương phù hợp để đảm bảo thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao làm việc tại các NHTM Việt Nam; - Có chính sách cải cách khu vực Ngân hàng, bao gồm cả NHNN và NHTM, thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các NHTM Nhà nước nhằm tăng cường năng lực tài chính, tăng cường quản trị, điều hành của các NHTM Nhà nước hiện nay; - Khuyến khích hoạt động của Công ty Kiểm toán độc lập, nhằm tạo lập môi trường công khai minh bạch về tài chính của tất cả doanh nghiệp; - Cần có sự rà soát thường xuyên các văn bản pháp luật, các quy định, hướng dẫn có liên quan đến hoạt động của NHTM để nắm bắt các khó khăn vướng mắc khi áp dụng, từ đó có sự chỉnh sửa kịp thời và tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động hiệu quả hơn trong QTRRTT góp phần làm cho nền kinh tế phát triển vững chắc. 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 3.3.2.1. Hoàn thiện chính sách tỷ giá và lãi suất Để cho NHTM quản trị được rủi ro lãi suất và tỷ giá tốt thì cần thiết NHNN cần có cơ chế quản lý và công cụ thị trường phù hợp hạn chế sự can thiệp từ NHNN cũng như các biện pháp hành chính làm méo mó thị trường, để cho hoạt động kinh doanh của các NHTM là hướng tới lãi suất và tỷ giá thị trường linh hoạt phản ảnh đúng quan hệ cung cầu. Đối với tỷ giá, do có tính nhạy cảm cao nên việc điều hành tỷ giá phải diễn ra theo từng giai đoạn. Hiện nay biên độ giao động của tỷ giá đã được thu hẹp từ +-3% xuống còn +-1%, trong giai đoạn này việc thu hẹp biên độ của tỷ giá là cần thiết nhằm hạn chế những biến động quá lớn của tỷ giá trong các giao dịch hàng ngày, góp phần hạn chế rủi ro cho DN và các TCTD. Trong tương lai, tỷ giá hối đoái do NHNN công bố sẽ phải theo thông lệ quốc tế là xóa bỏ tỷ giá bình quân thay bằng tỷ giá hối đoái của phiên giao dịch cuối cùng trước giờ đóng cửa.Tiếp theo cần phải điều chỉnh cách công bố tỷ giá hiện tại bởi tỷ giá VND mới chỉ gắn định với USD mà chưa có gắn định với các ngoại tệ khác, điều này được thể hiện trên 2 phương diện: Xét về phương diện tập quán thị trường, khối lượng giao dịch bằng USD chiếm tỷ trọng rất lớn. Xét về phương diện công bố tỷ giá, hiện nay tỷ giá VND/USD được xác định và được công bố dường như độc lập hoàn toàn với quan hệ tỷ giá giữa USD và các loại ngoại tệ khác. Khi USD lên giá hoặc giảm giá so với các loại ngoại tệ khác hầu như không ảnh hưởng gì đến tỷ giá VND/USD, điều này khiến cho thị trường có xu hướng chuộng USD dẫn tới tình trạng đô la hóa càng cao, còn các ngoại tệ khác ít được sử dụng, chứa đựng rủi ro tiềm ẩn cho Ngân hàng khi giá trị USD đột ngột thay đổi lớn so với giá trị các loại ngoại tệ khác, gây khó khăn cho việc quản trị rủi ro thị trường của Ngân hàng. Vì vậy, trong công bố tỷ giá NHNN nên tham khảo phương pháp xác định tỷ giá của VND so với rổ tiền tệ và tiến tới công bố tỷ giá trung bình của VND với cả rổ ngoại tệ. Đối với lãi suất, giải pháp hoàn thiện cơ chế lãi suất hiện nay của NHNN và trong thời gian tới là tập trung nâng cấp phát triển thị trường tiền tệ, sớm khắc phục những vấn đề như NHNN vẫn quy định lãi suất tiền gửi thanh toán của các NHTM và việc tham gia có giới hạn của tổ chức này vào thị trường, làm cho thị trường chưa phát triển, lãi suất chưa phản ảnh đúng quan hệ cung cầu. Tăng cường hiệu quả của chế độ tự do hóa lãi suất, mặc dù hiện nay lãi suất cơ bản là lãi suất tham chiếu của các NHTM, trong một số giai đoạn vẫn có trần lãi suất, điều này đã ảnh hưởng đến hiệu quả của cơ chế lãi suất và sự cạnh tranh giữa các NHTM. NHNN cũng nên tránh sự điều chỉnh vào lãi suất bằng những mệnh lệnh hành chính. NHNN nên để thị trường hoạt động theo cung cầu và lãi suất phản ánh chính xác cung cầu trên thị trường tiền tệ. Phát triển thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu: Phát triển mạnh đối tượng tham gia thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu, đảm bảo lãi suất trên thị trường này phản ánh đủ thông tin về tình hình kinh tế vĩ mô và vi mô. Từ đó mới có thể xây dựng đường lợi tức (yield curve) thị trường, phục vụ cho công tác quản trị RRLS. Hoạt động trên thị trường tiền tệ (money market) còn hạn chế và lãi suất ngắn hạn trên thị trường tiền tệ không thể là chuẩn mực (benchmark) cho các NHTM để dự đoán lãi suất trên thị trường cũng như lãi suất của trái phiếu và của các công cụ phái sinh. Thị trường tài chính chưa phát triển gây khó khăn cho các NHTM trong việc dung các công cụ phái sinh để che chắn RRLS. NHNN và Chính phủ cần phát triển hơn nữa thị trường tài chính, hoàn thiện khung pháp lý cho các hoạt động trên thị trường tài chính để hỗ trợ các NHTM và nền kinh tế. 3.3.2.2. Nâng cao vai trò của NHNN trong tổ chức, quản lý và can thiệp vào thị trường ngoại hối Hiện nay thị trường ngoại hối Việt nam mới chỉ ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, còn yếu kém về nhiều mặt như: Tổ chức thị trường, hàng hóa, các nghiệp vụ kinh doanh. Đây chính là những trở ngại cho việc phát triển kinh doanh ngoại tệ cũng như quản trị rủi ro KDNT của Ngân hàng mà cần phải được khắc phục càng sớm càng tốt. -NHNN cần thúc đẩy việc hoàn thiện tổ chức thị trường: Hiện nay nước ta chưa có một thị trường ngoại hối thống nhất điều này thể hiện ở sựkhác biệt giữa tỷ giá giao ngay ở các khu vực. Do vậy cần phải nhanh chóng cải thiện hệ thống thanh toán bù trừ và tạo ra một sự giao dịch liên tục giữa các Trung tâm lớn để nhanh chóng loại bỏ sự chênh lệch tỷ giá giao ngay theo vùng. Ngoài ra cần tiến hành thiết lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng theo mô hình tổ chức kép, bao gồm thị trường ngoại tệ liên ngân hàng trực tiếp giữa các Ngân hàng và thị trường gián tiếp qua môi giới. Các công ty môi giới ngoại hối sẽ góp phần hạn chế sự gián đoạn trên thị trường. Trong thời gian qua thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động đôi khi bị gián đoạn lúc trầm, lúc bổng. Ngoài các nguyên nhân cố hữu thuộc về cơ chế tỷ giá, vai trò can thiệp NHNN, tình trạng găm giữ ngoại tệ và phương tiện giao dịch còn lạc hậu.v.v thì việc thiếu vắng các công ty môi giới ngoại tệ cũng được xem là nguyên nhân của tình trạng trên. Với tư cách là trung gian cho các ngân hàng, các công ty môi giới tạo điều kiện để NHTM có nhu cầu bán gặp gỡ giao dịch với ngân hàng có nhu cầu mua và ngược lại. Về mặt nguyên tắc, các công ty môi giới không được phép kinh doanh cho chính mình, mà chỉ môi giới cho ngân hàng (không phải các công ty). Chính vì vậy các công ty môi giới sẽ duy trì thông tin liên lạc thường xuyên với các phòng kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng để chắp nối nhu cầu mua bán ngoại tệ. Sau mỗi cuộc chắp nối thành công, công ty thu một khoản phí giao dịch vụ môi giới từ cả hai phía đối tác tham gia vào dịch vụ mua bán ngoại tệ. Giao dịch qua công ty môi giới có ưu điểm hơn so với giao dịch trực tiếp giữa các ngân hàng ở chỗ: Nhu cầu mua bán được truyền đi trong khắp với tốc độ xử lý nhanh chóng; Ngân hàng có nhu cầu mua hay bán ngoại tệ không phải xưng danh, do đó giữ được bí mật kinh doanh của mình; Giá của nhà môi giới đưa ra bao gồm cũng là giá cạnh tranh nhất của thị trường. Ngoài ra việc môi giới có thể áp dụng cho mọi giao dịch trên thị trường. Vì vậy, cần có giải pháp khuyến khích, cấp phép cho một vài công ty môi giới ngoại tệhoạt động trên thị trường ngoại tệViệt Nam trong thời gian tới. Trước mắt, do hệ thống các công ty môi giới chưa kịp hình thành, NHNN có thể cho phép một số NHTM hoạt động Kinh doanh ngoại tệ lớn, có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực Kinh doanh ngoại tệthành lập công ty con với chức năng môi giới ngoại tệ trên thị trường ngoại tệViệt Nam. Thực hiện vai trò của NHNN là người mua bán cuối cùng trên thị trường ngoại tệ. Tức là NHNN có thể bán ngoại tệ cho các NHTM trong trường hợp NHTM không thể mua ở đâu trên thị trường liên ngân hàng và ngược lại NHNN có thể mua lại ngoại tệ cho các NHTM trong trường hợp các NHTM không thể bán đâu được trên thị trường liên ngân hàng. Việc can thiệp của NHNN phải diễn ra kịp thời với quy mô thích hợp, có như vậy thì thị trường hoạt động mới thông suốt. Một khi NHNN không tiến hành can thiệp hoặc việc can thiệp diễn ra chậm hoặc quy mô can thiệp không thích hợp sẽ làm phát sinh tâm lý rụt rè ngóng đợi, chờ vào sự can thiệp của NHNN khiến cho thị trường rơi vào tình trạng trầm lắng, kích thích đầu cơ và áp lực lên tỷ giá. Điều cần lưu ý rằng, sự can thiệp của NHNN ảnh hưởng tới thị trường ngoại tệlớn hơn nhiều so với quy mô tự điều tiết của chính nó. Như vậy, chỉ cần một động thái khôn ngoan thích hợp của NHNN cũng đủ để thị trường tiếp tục hoạt động thông suốt và hiệu quả. -NHNN cần tăng cường vai trò của Ngân hàng trong việc phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ:Đặc biệt là việc tiếp tục phát triển nghiệp vụ kỳ hạn, hoán đổi, hợp đồng tương lai. Thực tế cho thấy, các nhân tố xác định và ảnh hưởng đến tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá hoán đổi bao gồm tỷ giá giao ngay, mức chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền trong giao dịch và thời hạn của hợp đồng. Để các nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi nói riêng có thể phát triển hơn thì cơ chế xác định tỷ giá và lãi suất phải theo thị trường. Có thể thấy rằng, mục đích chính việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn và hoán đổi là để phòng rủi ro tỷ giá. Bởi vì trong cơ chế thị trường tỷ giá là đại lượng nhạy cảm với nhiều biến số, do đó tỷ giá biến động khôn lường. Rõ ràng là định hướng chính trong chính sách tỷ giá của NHNN cần phải tăng dần hàm lượng các biến số thị trường trong việc xác định tỷ giá, có như vậy tỷ giá mới phản ánh thực chất quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại tệ. Hiện nay các NHTM đã đã được phép thực hiện quyền chọn giữa VND và USD. Tuy nhiên khi thị trường ngoại hối phát triển, NHNN cần cho phép tiến hành nghiệp vụ quyền chọn giữa ngoại tệ/ngoại tệ. Đối với nghiệp vụ tương lai, do nghiệp vụ này kích thích đầu cơ, tuy nhiên để đa dạng các nghiệp vụ kinh doanh, NHNN nên cho phép cá NHTM có thể mở rộng nghiệp vụ này tùy thuộc vào năng lực và khách hàng. Đối với nghiệp vụ hoán đổi kỳ hạn – kỳ hạn, NHNN cần phải cho phép các Ngân hàng tiến hành nghiệp vụ hoán đổi với khách hàng khác không phải chỉ với NHNN, tiếp đó có thể hoán đổi ngoại tệ khác nhau chứ không chỉ dừng lại ở USD, VND như hiện nay. Khi đó các NHTM sẽ có nhiều công cụ hơn để phòng chống rủi ro. 3.3.2.3. Hoàn thiện khung pháp lý và các qui định về đo lường và QTRR của các NHTMVN Hiện nay, từ phía NHNN chưa có văn bản pháp lý nào qui định việc đo lường và QTRRTT tại các NHTM Việt nam. Nếu các qui định chi tiết về QTRRTT chưa đưa ra, các NHTM có thể chưa nhận thức được đầy đủ sự cần thiết cũng như cách thức đúng đắn để QTRRTT. Các văn bản pháp lý về các hoạt động phái sinh cũng còn thiếu (mới chỉ dừng lại ở hoạt động mua bán kỳ hạn, hoán đổi ngoại tệ và hoán đổi lãi suất). NHNN nên ra thêm các văn bản và hướng dẫn các NHTM trong việc QTRRTT cũng như các qui định về các sản phẩm phái sinh. Đó là nền tảng đầu tiên cho các NHTM để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phức tạp để tự bảo vệ mình với RRTT hoặc thậm chí là đầu cơ kiếm lợi nhuận trên các biến động của lãi suất, tỷ giá. 3.3.2.4. Cung cấp cho các NHTM các thông lệ chuẩn mực QTRRTT, hỗ trợ các NHTM trong việc đào tạo cán bộ nghiệp vụ Như đã trình bày ở phần trên, hiện nay NHNN chưa có các hướng dẫn nào cho các NHTM thiết lập các qui định về QTRRTT. NHNN cũng có thể cân nhắc xem xét cung cấp cho các NHTM Việt nam các thông lệ chuẩn mực, cập nhật về QTRRTT và giúp đỡ đào tạo các cán bộ QLRR. Các thông lệ cần thiết đưa ra tất cả các chính sách, qui trình mà mỗi NHTM cần dùng để áp dụng vào công tác QTRRTT. Hơn nữa, NHNN cần đưa ra các tiêu chí tối thiểu mà các NHTM cần dùng để quản lý đúng đắn và kiểm soát RRTT. RRTT cần thiết phải thực hiện trong các bối cảnh kinh doanh khác nhau của các NHTM khác nhau. Việc hỗ trợ các ngân hàng trong công tác đào tạo cán bộ Tổ chức định kỳ các buổi thảo luận cho các ngân hàng để trao đổi về kinh nghiệm QTRRTT, vừa tạo điều kiện cho các ngân hàng rút ra phương án hiệu quả cho mình, vừa  tạo cơ sở để NHNN xây dựng được quy chế QTRR cần thiết, cơ bản và thống nhất từ đó tạo tiền đề cho việc giám sát, thanh tra trong thời gian tới. Lên phương án đào tạo nghiệp vụ và phổ biến những kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các ngân hàng nước ngoài thường xuyên cho các NHTM. 3.3.2.5. Thiết lập đại lý dự đoán các chỉ số tài chính-Financial Index Forecasting Agency Việt Nam chưa có các đại lý như trên để cung cấp các số liệu dự đoán định kỳ và dự đoán các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản trong đó có cả lãi suất và tỷ giá. Dự đoán này rất có ích cho các NHTM trong việc định lượng rủi ro dự đoán các tổn thất tiềm năng. Khi các NHTM chưa đủ lớn để có các dự báo trên của riêng mình thì các đại lý như trên rất có ích cho việc dự đoán của các NHTM. 3.3.3. Kiến nghị với Hiệp hội Ngân hàng Là tổ chức nghề nghiệp trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh Ngân hàng, Hiệp hội Ngân hàng có chức năng tham mưu cho Ngân hàng Nhà nước và tư vấn cho các NHTM giải quyết những vấn đề nghiệp vụ phát sinh trong thực tế.Vì vậy, để góp phần nâng cao năng lực QTRRTT của các NHTM tại Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cần: Một là: Tham mưu cho NHNN hình thành khung pháp lý cho hoạt động QTRRTT của các NHTM. Hai là: Hiệp hội Ngân hàng cần nghiên cứu, tổ chức toạ đàm, hội thảo về QTRRTT, trong đó cần tập trung vào một số chuyên đề quan trọng như: sự phối hợp giữa các TCTD tham gia QTRRTT, hạn chế rủi ro trong hoạt động QTRRTT... Trên cơ sở đó, kiến nghị lên NHNN ban hành văn bản hướng dẫn QTRRTT cho phù hợp với tình hình thực tế. Ba là: Hiệp hội ngân hàng làm đầu mối cho các NHTM Việt Nam cùng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình tìm kiếm đối tác, nghiên cứu triển khai hệ thống QTRRTT... cũng như chia sẻ nguồn dữ liệu về RRTT tại Việt Nam. Bốn là: Tổ chức tìm hiểu và nghiên cứu việc triển khai hoạt động QTRRTT tại các nước trên thế giới, qua đó có sự tư vấn kịp thời cho các Ngân hàng về vấn đề xây dựng và hoàn thiện quá trình QTRRTT, cụ thể như việc xây dựng Quy định QTRRTT đối với các NHTM, các Mẫu biểu áp dụng để đảm bảo tính khoa học, thống nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế.... Kết luận chương 3 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiền công tác QTRRTT tại NHTM CP công thương Việt Nam, Chương 3 của luận án đã nêu lên định hướng, mục tiêu phát triển của Vietinbank từ nay đến năm 2015, tầm nhìn tới năm 2025 trong bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam có nhiều biến động phức tạp; Từ đó, luận án đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao năng lực QTRRTT của Vietinbank để đạt tới mục tiêu đã được nêu lên. Các giải pháp tập trung vào các vấn đề như xây dựng khung, chính sách QTRRTT theo chuẩn mức quốc tế, hoàn thiện mô hình, quy trình, phương pháp và công cụ QTRRTT kết hợp các giải pháp về công nghệ, dự báo, đào tạo., qua đó thực hiện tốt việc QTRRTT tại NHTM cổ phần công thương Việt Nam. Chương 3 của luận án cũng đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và hiệp hội Ngân hàng để các giải pháp trên mang tính khả thi hơn. KẾT LUẬN CHUNG Trải qua nhiều năm liền tăng trưởng mạnh mẽ với những cải cách toàn diện về tổ chức, quản lý, công nghệ, nhân lực, Vietinbank đã đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc trong công tác kinh doanh. Tuy nhiên, với những bất lợi về kinh tế vĩ mô và sự phát triển hàng loạt các sản phẩm mới gần đây, Vietinbank đã đối mặt và chịu không ít tổn thất do rủi ro thị trường gây nên. Chính vì vậy, luận án tiến sỹ với tên: “Quản trị rủi ro thị trường tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam” được thực hiện là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao. Luận án đã giới thiệu được hệ thống lý luận về quản trị rủi ro thị trường, giới thiệu một cách tổng quát về các tiêu chuẩn quốc tế và phương pháp thực hành QTRRTT tiên tiến trên thế giới. Đồng thời nghiên cứu các giải pháp quản trị rủi ro thị trường tại một số ngân hàng tiên tiến trên thế giới trên cơ sở đó làm rõ những nội dung quan trọng mà một ngân hàng cần quan tâm để nâng cao năng lực quản tị rủi ro thị trường. Bên cạnh đó, luận án làm rõ thực trạng QTRRTT tại NHTMCPCT Việt Nam, đánh giá một cách khách quan thực trạng công tác QTRRTT tại ngân hàng này, đề xuất những giải pháp thực hiện quản trị rủi ro thị trường cũng như một số kiến nghị và yêu cầu cần thiết cho công tác QTRRTT đối với các NHTM Việt Nam nói chung và tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam nói riêng. Hy vọng rằng những thông tin cập nhật trong luận án sẽ góp một phần nhỏ trong việc gợi mở cho các nhà Quản trị ngân hàng của Vietinbank trong việc nghiên cứu, định hướng và triển khai công tác QTRRTT cho phù hợp với yêu cầu thực tế, đồng thời hướng tới đáp ứng được các chuẩn mực, thông lệ quốc tế, tăng năng lực cạnh tranh và nâng cao vị thế của Vietinbank trên nội địa và trường quốc tế. Tuy nhiên, QTRRTT là một vấn đề rất rộng cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Mỗi một phương pháp QTRRTT của Ngân hàng cũng chỉ tồn tại trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Bởi lẽ chính bản thân RRTT cũng không ngừng thay đổi và xuất hiện dưới những hình thức mới khó lường trước. Rủi ro thị trường luôn tồn tại và phát triển cùng với quá trình biến đổi của tình hình kinh tế, xã hội, của ngành ngành ngân hàng ở trong nước và trên thế giới. Trong thời gian tới, thị trường tiền tệ sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, lãi suất, tỷ giá còn biến động khôn lường. Việc QTRRTT sẽ còn nhiều khó khăn. Do đó, những đề xuất, gợi mở khoa học của luận án này vẫn cần tiếp tục được bổ sung. Tác giả Luận án rất mong nhận được nhiều ý kiến nhận xét, đóng góp của các thầy giáo và Hội đồng khoa học để tác giả có điều kiện hoàn thiện hơn nữa những hiểu biết, kiến thức và nghiên cứu của bản thân về vấn đề này./. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ Hoàng Xuân Phong, (2008), Ngân hàng công thương Việt Nam giữ vững và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực tín dụng, Tạp chí Ngân hàng, số 5 tháng 3/2008, trang 58-60. Hoàng Xuân Phong, (2013), Nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất tại hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số 1 tháng 1/2013, trang 27-30. Hoàng Xuân Phong, (2013), Nâng cao năng lực quản trị rủi ro kinh doanh ngoại tệtại các ngân hàng thương mại, Tạp chí Khoa học đào tạo Ngân hàng, số 131 tháng 04/2013, trang 41-48. Hoàng Xuân Phong, (2014), Kinh nghiệm quản trị rủi ro thị trường của Ngân hàng nước ngoài, Tạp chí Khoa học đào tạo Ngân hàng, số 143 tháng 04/2014, trang 71-77. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Joel Bessis (2012), Quản trị rủi ro trong Ngân hàng, NXB Lao động Xã hội, Hồ Chí Minh. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội. Nguyễn Đăng Dờn (2009), Tiền tệ ngân hàng, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh. Đỗ Thị Kim Hảo (2013) - Chương trình bài giảng Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng . Frederic S. Mishkin (1995), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. Peter S. Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội. Nguyễn Văn Tiến (2010),Thị trường ngoại hối các nghiệp vụ phát sinh, NXB Thống kê, Hà Nội. Lê Văn Tư (2004), Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội. TS. Nguyễn Ninh Kiều (2005), Thị trường ngoại hối và các giải pháp phòng ngừa rủi ro, NXB Thống kê, Hà Nội. Đỗ Thi Kim Hảo (2005), Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế- Học Viên Ngân hàng. Hoàng Mạnh Hà(2012), Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế – Học viện Ngân hàng. Nguyễn Hương Lan (2011), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại cổ phẩn Quân đội – Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế- Học Viện Ngân hàng. Dư Thị Minh (2012), Quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại cổ phẩn Quân đội – Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế- Học Viện Ngân hàng. Nguyễn Thị Chiến (2002), Những giải pháp mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Quyết định số 112/2006/QĐ-TTG ngày 24/05/2006 về việc phê duyệt đề án phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020. Ủy ban thường vụ quốc hội (2005), Pháp lệnh ngoại hối, ban hành theo quyết định số 28/2005/PL_UBTVQH11 ngày 13/11/2005, Hà Nội. Nguyễn Khắc Minh (2002), Các phương pháp phân tích và dự báo trong kinh tế, Nhà Xuất bản khoa học kỹ thuật, Trang 331-348. NHCTVN: Đề án xây dựng Tập đoàn Tài chính – Ngân hàng Công thương Việt Nam ( 6/2008 ). NHTMCPCTVN: Điều lệ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam ( 2009 ) Chương trình bài giảng đào tạo Risk management của ING cho Vietinbank (2006) Chương trình bài giảng đào tạo Risk management của KDB cho Vietinbank (2009) Vietinbank: Cáo bạch Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam ( 8/2010 ) Các báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietinbank qua các năm: 2007, 2008, 2009, 2010, 2011,2012 ) Tiếng Anh Moorad Choudhry (2006), An introduction to value-at-risk, John wiley& sons, ltd. R.S Raghavan. Managing Market risk- 2006 Adam B. Gilmuor (2002), Option Basics An Overview, Asia Pacific Option Sales Head, Citigroup. Basel Committee on Banking Supervision (2001), Principles for the Management and Supervision of Interest Rate Risk, Bank for International Settlements BTC (2002), Assets and Liabilities Management Workshop Comptroller’s Handbook (1998), Interest Rate Risk, Comptroller of the Currency Administrator of National Banks. David Begg, Staley Fischer, Rudiger Dornbusc (1992), Economics, McGraw Hill Book Company, London. DC Gardner Group Plc (1989), Identifying and Managing Rish, DC Gardner Workbook. Federic S. Minhkin (2002), Money, Banking and Financial Market. Guy MERTENS (2005), Assets and Liabilities Management, ATTF, Luxembourg. Heinie van Greuning, Sonja Brajovic Bratanovic (2003),Analyzing and Managing Banking Risk. Higgins Robert C, 1995, Analysis for Financial Management, Fourth Edtion, Mc Graw Hill. Guideline on Market Risk Management of Financial Institutions – Finacial Services Regulatory Commision ( May 2011). Glantz Morton (2003), Managing Bank Risk, Amsterdam Boston Academic Press. Marrision Christopher lan (2002), The fundamentals of Risk Measurment, Newyork, Mc Grand-Hill. Moix, Pierre Yves (2001), The measurement of Maket risk, Berlin Newyork Springer. Chance, Don.M (2008), An Introduction to Derivatives of Risk management, Mason South-Wester, Cengage Learning. Guop, Benton.E (2007), Commercial Banking: The Management of Risk, Milton, Qld: John Wiley and Sons, Australia. Jorion Philipe (2009), Financial Risk Management Handbook, Hoboken, N.Y. John Wiley and Sons. Allen, Steven (2003), Financial Risk management: A Practitioner’s Guide to Managing Market and Credit Risk , New Jersey, John Wiley and Sons. Riehl, Heinz (1999), Managing Risk in Foreign Exchange , Money and Derivatives, Newyork, Mc Grand-Hill. Levi, Maurice D. (2005). International Finance, 4th Edition. New York, NY Moffett, Michael H.; Stonehill, Arthur I.; Eiteman, David K. (2009). Fundamentals of Multinational Finance, 3rd Edition. Boston, MA: Addison-Wesley. Homaifar, Ghassem A. (2004). Managing Global Financial and Foreign Exchange Risk. Hoboken, NJ: John Wiley & Sons. Moosa, Imad A. (2003). International Financial Operations: Arbitrage, Hedging, Speculation, Financing and Investment. New York. Wang, Peijie (2005). The Economics of Foreign Exchange and Global Finance. Berlin, Germany  Eun, Cheol S.; Resnick, Bruce G. (2011). International Financial Management, 6th Edition. New York, NY: McGraw-Hill/Irwin. Dunn, Robert M., Jr.; Mutti, John H. (2004). International Economics, 6th Edition. New York, NY: Routledge. Pilbeam, Keith (2006). International Finance, 3rd Edition. New York, NY: Palgrave Macmillan.  Reszat, Beate (2003). The Japanese Foreign Exchange Market. New Fetter Lane, London: Routledge. Pilbeam, K (2006), international Finance, 3rd edition, Palgrave Publishing. Federal Reserve Bank of NewYork, The Foreign Exchange and Interest rate derivatives Markets: Turnover in United States April 2010, USA. MC Graw-Hill (1998), Foreign currency Trading, Russell R. Wasendorf. Sbv.com.vn Vietinbank.vn Bis.org hvnh.edu.vn stockbiz.vn cafef.vn gso.org.vn PHỤ LỤC 1 Dự báo Tỷ giá B1: Kiểm định tính dừng của chuỗi tỷ giá (lấy mẫu từ 03/03/2011 tới 23/12/2011) Kiểm tra tính dừng của chuỗi tỷ giá bằng kiểm định unit root được kết quả Null Hypothesis: RATEF has a unit root Exogenous: Constant Lag Length: 1 (Automatic based on SIC, MAXLAG=14) t-Statistic   Prob.* Augmented Dickey-Fuller test statistic  0.755825  0.9931 Test critical values: 1% level -3.460739 5% level -2.874804 10% level -2.573917 *MacKinnon (1996) one-sided p-values. T-statistic có trị tuyệt đối nhỏ hơn giá trị tra bảng (test critical values) ở tất cả các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% Tỷ giá là một chuỗi không dừng B2.1: Lấy sai phân bậc 1 của tỷ giá Kiểm tra tính dừng của sai phân bậc 1 của tỷ giá: Không có tính dừng do dạng sai phân gần như ma trận đơn (near single matrix) B 2.2: Lấy sai phân bậc 2 của tỷ giá Kiểm định tính dừng của sai phân bậc 2 của tỷ giá: Null Hypothesis: D(RATE,2) has a unit root Exogenous: Constant Lag Length: 7 (Automatic based on SIC, MAXLAG=13) t-Statistic   Prob.* Augmented Dickey-Fuller test statistic -9.517355  0.0000 Test critical values: 1% level -3.470179 5% level -2.878937 10% level -2.576124 Nhận thấy T-statistic có trị tuyệt đối lớn hơn T tra bảng tại các mức ý nghĩa 1, 5, 10% Sai phân bậc 2 của tỷ giá là một chuỗi dừng (d = 2) Phân tích giản đồ tự tương quan của sai phân bậc 2 Phân tích biểu đồ tự tương quan, lấy các giá trị p khi PAC nằm ngoài đường diền và các giá trị q khi AC nằm ngoài đường diền Phân tích các bước để lựa chọn mô hình ta nhận thấy mô hình ARIMA với p=1, 2, 3,4, 6; q=1 có thể là mô hình phù hợp. B4: Ước lượng mô hình ARIMA {(1,2,3,4,6) (2) (1)} Dependent Variable: D(D(RATE)) Method: Least Squares Date: 11/24/11 Time: 08:34 Sample (adjusted): 3/15/2011 11/22/2011 Included observations: 181 after adjustments Convergence achieved after 18 iterations MA Backcast: 3/14/2011 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.   C 0.186756 0.094041 1.985905 0.0486 AR(1) -0.477886 0.076293 -6.263851 0.0000 AR(2) -0.239668 0.084283 -2.843612 0.0050 AR(3) -0.165725 0.085584 -1.936406 0.0544 AR(4) -0.155318 0.085656 -1.813265 0.0715 AR(5) -0.150860 0.084418 -1.787060 0.0757 AR(6) -0.117756 0.075997 -1.549472 0.1231 MA(1) -0.988615 0.012470 -79.27638 0.0000 R-squared 0.704463     Mean dependent var -0.039463 Adjusted R-squared 0.692505     S.D. dependent var 188.5816 S.E. of regression 104.5728     Akaike info criterion 12.18084 Sum squared resid 1891835.     Schwarz criterion 12.32221 Log likelihood -1094.366     Hannan-Quinn criter. 12.23815 F-statistic 58.91066     Durbin-Watson stat 1.953971 Prob(F-statistic) 0.000000 Inverted AR Roots  .52+.51i      .52-.51i   -.15-.68i -.15+.68i -.62+.30i     -.62-.30i Inverted MA Roots       .99 Nhận thấy các giá trị ar(2) ar(3) ar(4) ar(6) có hệ số Probility > 0,05 nên không khác 0 một cách có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5%. Loại bỏ các biến này ra khỏi mô hình Sử dụng mô hình d(d(rate) phụ thuộc vào ar (1,2) ma(1) Kết quả hồi quy theo mô hình ARIMA {(1) (1)}: Dependent Variable: D(D(RATE)) Method: Least Squares Date: 11/24/11 Time: 08:32 Sample (adjusted): 3/08/2011 11/22/2011 Included observations: 186 after adjustments Convergence achieved after 19 iterations MA Backcast: 3/07/2011 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.   C 0.162802 0.116477 1.397720 0.1639 AR(1) -0.372351 0.068496 -5.436088 0.0000 MA(1) -0.992716 0.008456 -117.4026 0.0000 R-squared 0.685378     Mean dependent var 0.768049 Adjusted R-squared 0.681940     S.D. dependent var 186.2769 S.E. of regression 105.0543     Akaike info criterion 12.16283 Sum squared resid 2019662.     Schwarz criterion 12.21486 Log likelihood -1128.143     Hannan-Quinn criter. 12.18391 F-statistic 199.3253     Durbin-Watson stat 2.116142 Prob(F-statistic) 0.000000 Inverted AR Roots      -.37 Inverted MA Roots       .99 Mô hình cho thấy các hệ số ar và ma đều có ý nghĩa thống kê, adjusted R-squared 0,68 cho biết biến giải thích giải thích được 68% biến phụ thuộc. B5: Dự báo bằng mô hình ARIMA {(1) (2) (1)} Mở rộng chuỗi dữ liệu hết 30/01/2011 ta được kết quả dự báo tỷ giá như sau: Ngày Trung bình Khoảng biến thiên Giá trị tối đa Giá trị tối thiểu 1/2/2012 21,320.90 194.75 21,710.41 20,931.40 1/3/2012 21,333.92 209.36 21,752.64 20,915.21 1/4/2012 21,347.09 223.11 21,793.30 20,900.87 1/5/2012 21,360.37 236.17 21,832.72 20,888.02 1/6/2012 21,373.79 248.66 21,871.11 20,876.46 1/9/2012 21,387.32 260.65 21,908.63 20,866.02 1/10/2012 21,400.99 272.21 21,945.42 20,856.57 1/11/2012 21,414.78 283.40 21,981.58 20,847.99 1/12/2012 21,428.70 294.25 22,017.20 20,840.21 1/13/2012 21,442.75 304.80 22,052.35 20,833.15 1/16/2012 21,456.92 315.08 22,087.09 20,826.76 1/17/2012 21,471.22 325.12 22,121.47 20,820.98 1/18/2012 21,485.65 334.94 22,155.54 20,815.76 1/19/2012 21,500.20 344.56 22,189.33 20,811.07 1/20/2012 21,514.88 354.00 22,222.88 20,806.88 1/23/2012 21,529.69 363.26 22,256.22 20,803.16 1/24/2012 21,544.62 372.37 22,289.36 20,799.88 1/25/2012 21,559.68 381.33 22,322.35 20,797.01 1/26/2012 21,574.87 390.16 22,355.19 20,794.55 1/27/2012 21,590.18 398.86 22,387.90 20,792.46 1/30/2012 21,605.62 407.44 22,420.50 20,790.74 Đồ thị kết quả dự báo: PHỤ LỤC 2 Phương pháp tiêu chuẩn hoá đo lường rủi ro lãi suất chung theo Basel II 1. Theo phương pháp đáo hạn, các trạng thái thừa hoặc thiếu đối với các chứng khoán nợ và các hình thức có thể gây RRLS khác bao gồm các công cụ phái sinh, được sắp xếp vào một thang gồm 13 thời hạn (hoặc 15 thời hạn trong trường hợp các công cụ có mức coupon thấp). Các công cụ có LSCĐ cần được phân bổ dựa trên thời hạn còn lại cho tới ngày đáo hạn còn các công cụ có LSBĐ được phân loại theo thời hạn còn lại tới ngày định giá tiếp theo. Các trạng thái trái dấu có cùng số lượng thực tế hoặc theo ước tính của một loại giấy tờ (chứ không phải của các giấy tờ khác nhau của cùng một người phát hành) có thể được bù trừ trên cơ sở thời hạn về lãi suất cũng như các giao dịch FRAs, kỳ hạn, tương lai, hoán đổi được cân đối chặt chẽ và đáp ứng được các điều kiện được quy định dưới đây. Bước đầu tiên trong việc tính toán là xác định quyền số cho các trạng thái trong cùng một khoảng thời hạn bằng các hệ số được đưa ra để phản ánh sự nhạy cảm về giá cả của các trạng thái này đối với những thay đổi dự tính của lãi suất. Quyền số cho mỗi khoảng thời hạn được quy định ở Bảng PL1.1 dưới đây. Các trái phiếu không có coupon và các trái phiếu có coupon thấp (được định nghĩa là các trái phiếu có coupon dưới 3%) được được phân theo nhóm thời hạn quy định tại cột thứ 2 của bảng. Bảng PL1.1. : Phương pháp đáo hạn: khoảng thời hạn và quyền số Coupon từ 3% trở lên Coupon dưới 3% Quyền số rủi ro Thay đổi LN dự kiến Từ 1 tháng trở xuống Từ 1 tháng trở xuống 0.00% 1.00 Từ 1 tới 3 tháng Từ 1 tháng tới 3 tháng 0.2% 1.00 Từ 3 tới 6 tháng Từ 3 tháng tới 6 tháng 0.40% 1.00 Từ 6 tới 12 tháng Từ 6 tới 12 tháng 0.70% 1.00 Từ 1 tới 2 năm Từ 1 tới 1.9 năm 1.25% 0.90 Từ 2 tới 3 năm Từ 1.9 tới 2.8 năm 1.75% 0.80 Từ 3 tới 4 năm Từ 2.8 tới 3.6 năm 2.25% 0.75 Từ 4 tới 5 năm Từ 3.6 tới 4.3 năm 2.75% 0.75 Từ 5 tới 7 năm Từ 4.3 tới 5.7 năm 3.25% 0.70 Từ 7 tới 10 năm Từ 5.7 tới 7.3 năm 3.75% 0.65 Từ 10 đến 15 năm Từ 7.3 tới 9.3 năm 4.50% 0.60 Từ 15 đến 20 năm Từ 9.3 tới 10.6 năm 5.25% 0.60 Trên 20 năm Từ 10.6 tới 12 năm 6.00% 0.60 Từ 12 tới 20 năm 8.00% 0.60 Trên 20 năm 12.50% 0.60 Bước tiếp theo là việc bù trừ các trạng thái thừa và thiếu đã được nhân với quyền số trong một khoảng thời hạn để tính ra một trạng thái thừa hoặc thiếu duy nhất cho mỗi khoảng thời hạn. Tuy nhiên, do mỗi khoảng có các công cụ khác nhau, với thời hạn khác nhau nên yêu cầu về vốn là 10% đối với mức thấp hơn trong trạng thái dư thừa và dư thiếu để phản ánh rủi ro cơ bản và rủi ro không cân đối. Ví dụ nếu tổng trạng thái thừa trong một khoảng thời hạn sau khi được nhân với quyền số là 100 triệu đô la và tổng trạng thái thiếu là 90 triệu đô la thì "phần tính thêm khi bù trừ trong từng nhóm" cho khoảng thời hạn đó sẽ là 10% của 90 triệu đô la (tức là 9 triệu đô la). Kết quả của các tính toán ở trên nhằm để đưa ra 2 loại trạng thái được tính theo quyền số là trạng thái thừa hoặc thiếu ròng cho mỗi khoảng thời hạn (10 triệu đô la trong ví dụ ở trên) và một phần tính thêm khi bù trừ trong từng nhóm không dấu. Ngoài ra, các ngân hàng cũng được thực hiện việc “bù trừ” hai vòng, vòng một là giữa các trạng thái ròng của một trong 3 khoảng (từ 0 tới 1 năm, từ 1 năm tới 4 năm và trên 4 năm) (Khoảng thời hạn tương ứng cho các trái phiếu có coupon dưới 3% là từ 0 tới 1 năm, từ 1 tới 3.6 năm và trên 3.6 năm) và sau đó là giữa các trạng thái của 3 khoảng trên. Việc bù trừ cần đảm bảo phần tính thêm khi bù trừ giữa các nhóm bằng một tỷ lệ phần trăm của các trạng thái được cân đối như được quy định ở Bảng PL1.1.2 dưới đây. Bảng PL1.2 : Tỷ lệ phần tính thêm khi bù trừ giữa các nhóm Nhóm Khoảng thời hạn Trong cùng nhóm Giữa 2 nhóm liên quan Giữa nhóm 1 & nhóm 3 Nhóm 1 Từ 0 tới 1 tháng 40% 40% 40% 100% Từ 1 tới 3 tháng Từ 3 tới 6 tháng Từ 6 tới 12 tháng Nhóm 2 Từ 1 năm tới 2 năm 30% Từ 2 năm tới 3 năm Từ 3 năm tới 4 năm Từ 4 năm tới 5 năm Nhóm 3 Từ 5 năm tới 7 năm 30% Từ 7 nămtới 10năm Từ10 nămtới15năm Từ 15 năm- 20 năm Trên 20 năm Các trạng thái thừa hoặc thiếu được tính theo quyền số trong từng nhóm có thể được bù trừ với điều kiện là có phần tính thêm khi bù trừ giữa các nhóm bằng một tỷ lệ phần trăm của số lượng đã được bù trừ. Phần trạng thái ròng của từng khoảng có thể được bù trừ với những phần trái dấu của nhóm khác với những tỷ lệ áp dụng cho phần tính thêm khi bù trừ giữa các nhóm. 2. Theo phương pháp khoảng thời gian, các ngân hàng có đủ điều kiện có thể sử dụng các phương pháp chính xác hơn để đo lường tất cả RRTT chung của mình bằng cách tính toán sự nhạy cảm giá cả của từng trạng thái riêng lẻ khi có sự đồng ý của các cơ quan giám sát. Các ngân hàng cần lựa chọn và sử dụng một phương pháp trên cơ sở liên tục (trừ khi được cơ quan giám sát quốc gia cho phép thay đổi) và phải theo dõi các hệ thống được sử dụng. Cơ chế cho phương pháp này như sau: - Đầu tiên tính toán sự nhạy cảm về giá cả của từng công cụ khi có sự biến động lãi suất giữa 0.6 và 1% tuỳ thuộc vào kỳ hạn của công cụ đó (xem Bảng PL1.3 dưới đây); - Chia các kết quả thu được thành một thang với 15 khoảng thời hạn được quy định ở Bảng PL1.3; - Áp dụng phần tính thêm khi bù trừ trong từng nhóm với tỷ lệ 5% để phản ánh rủi ro cơ sở; - Thực hiện việc bù trừ giữa các nhóm và tính phần thêm khi bù trừ giữa các nhóm theo quy định ở Bảng PL1.2. Bảng PL1.3 : Phương pháp khoảng thời gian: các khoảng thời gian và thay đổi LN dự kiến Thay đổi LN dự kiến Thay đổi LN dự kiến Nhóm 1 Nhóm 3 Dưới 1 tháng 1.00 Từ 3.6 tới 4.3 năm 0.75 Từ 1 tới 3 tháng 1.00 Từ 4.3 tới 5.7 năm 0.70 Từ 3 tới 6 tháng 1.00 Từ 5.7 tới 7.3 năm 0.65 Từ 6 tới 12 tháng 1.00 Từ 7.3 tới 9.3 năm 0.60 Từ 9.3 tới 10.6 năm 0.60 Nhóm 2 Từ 10.6 tới 12 năm 0.60 Từ 1 tới 1.9 năm 0.90 Từ 12 tới 20 năm 0.60 Từ 1.9 tới 2.8 năm 0.80 Trên 20 năm 0.60 Từ 2.8 tới 3.6 năm 0.75 Đối với trường hợp các đồng tiền còn lại, tổng trạng thái trong từng khoảng thời hạn cần được tính tỷ trọng rủi ro như được quy định ở Bảng 1 nếu các trạng thái được báo cáo sử dụng phương pháp đáo hạn, hoặc sử dụng mức thay đổi lợi nhuận dự kiến như ở Bảng PL1.3, nếu các trạng thái được tính theo phương pháp khoảng thời gian mà không được bù trừ thêm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxla_hoang_xuan_phong_ngan_hang_8443.docx
Luận văn liên quan