Luận án Thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020 (theo QĐ số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012) đã khẳng định phát triển khoa học và công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước nhanh và bền vững. Khoa học và công nghệ phải đóng vai trò chủ đạo để tạo được bước phát triển đột phá về lực lượng sản xuất, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời chỉ rõ cần tập trung thực hiện đồng bộ 3 nhiệm vụ chủ yếu: tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoa học và công nghệ; tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, gắn nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, các ngành.

doc192 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 1831 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức hàng năm sẽ là một căn cứ quan trọng trong việc xem xét quyết định để viên chức khoa học, công nghệ công lập tham gia thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Bên cạnh việc đó, cần quy định chi tiết về chức danh công nghệ xét trong mối tương quan với chức danh nghiên cứu khoa học; quy định về việc xét, công nhận bổ nhiệm chức danh nghiên cứu khoa học và chức danh công nghệ không phụ thuộc vào số năm công tác (không theo quy trình thi hoặc xét thăng hạng) áp dụng đối với một số đối tượng đặc thù dựa trên các thành tích trong hoạt động khoa học và công nghệ. Thứ năm, ban hành các quy định về chính sách đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoa học và công nghệ; chú trọng xây dựng và hoàn thiện các quy định về công tác đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt chú trọng tự đào tạo theo nhu cầu của viên chức khoa học, công nghệ. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng viên chức khoa học, công nghệ cần bố trí gắn với chức danh và công việc, tránh áp dụng những chương trình chung chung cho mọi viên chức, những chương trình này có thể đáp ứng nhu cầu chuẩn hóa nhưng thực tế thời gian qua ở nước ta cho thấy không mang lại nhiều ý nghĩa phát huy tiềm lực khoa học, công nghệ của mỗi viên chức. Đặc biệt với đối tượng viên chức khoa học, công nghệ, những chương trình đào tạo, bồi dưỡng do đơn vị sự nghiệp khoa học, công nghệ công lập tổ chức và cử viên chức đi học là cần thiết, nhưng cần thiết hơn là việc đơn vị đó tạo cơ chế cho viên chức khoa học, công nghệ của mình tự đào tạo với cơ chế xét duyệt và hỗ trợ kinh phí từ cơ quan chủ quản. Với đặc thù hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng chế, giảng dạy việc đào tạo, bồi dưỡng là nhu cầu tự thân của mỗi viên chức khoa học, công nghệ trên bước đường sự nghiệp, nếu có sự định hướng và hỗ trợ của cơ quan thì kết quả đạt được sẽ rất thực chất, không rơi vào tình trạng đào tạo, bồi dưỡng chung chung hay tham gia đào tạo chỉ vì bằng cấp. Thứ sáu, trên cơ sở một số nội dung về ưu đãi trong việc sử dụng nhân lực, nhân tài khoa học và công nghệ được quy định tại Luật Khoa học và Công nghệ (Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ V thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014), cần sớm ban hành quy định một số chính sách ưu tiên trong sử dụng đối với cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ nói chung và chính sách trọng dụng đặc biệt áp dụng đối với nhà khoa học đầu ngành, nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng và nhà khoa học trẻ tài năng. Xây dựng quy định cần chú ý đến vị trí, vai trò của từng nhóm đối tượng để quy định các chính sách, mức độ ưu đãi cho phù hợp. Đối với các nhà khoa học đầu ngành, nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học, công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng, thì chính sách trọng dụng với 02 nhóm đối tượng này là tạo môi trường làm việc tốt, tôn trọng quyền cá nhân và trao quyền chủ động cho nhà khoa học trong tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ. Đối với nhóm đối tượng là cán bộ khoa học trẻ tài năng, chính sách trọng dụng cần tập trung vào việc đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện để cán bộ trẻ tài năng phát huy năng lực, sở trường trong nghiên cứu và triển khai. Thứ bảy, thể chế hóa nội dung về tạo môi trường thuận lợi, điều kiện vật chất để cán bộ khoa học và công nghệ phát triển bằng tài năng và hưởng lợi ích xứng đáng với giá trị lao động sáng tạo của mình theo các Nghị quyết của Trung ương, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, cần sớm thực hiện cải cách tiền lương đối với viên chức khoa học, công nghệ, tạo điều kiện để hình thành chế độ đãi ngộ công bằng, xứng đáng với trình độ, năng lực, mức độ đóng góp của viên chức khoa học, công nghệ, tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả công việc. Quy định về chế độ tiền lương đối với viên chức khoa học, công nghệ cần tính đến yếu tố lao động đặc thù của đối tượng này, nhằm thu hút nhân tài và hạn chế nạn chảy máu chất xám; đổi mới căn bản chế độ tiền lương, áp dụng hệ thống bảng lương có tính linh hoạt, mềm dẻo trên cơ sở thực hiện quyền tự chủ của các đơn vị sự nghiệp khoa học, công nghệ công lập; xây dựng hệ thống thang bảng lương riêng cho viên chức khoa học, công nghệ và từng vị trí, chức danh viên chức khoa học, công nghệ với mức lương tối thiểu phù hợp đảm bảo cho viên chức khoa học, công nghệ sống được bằng nghề, tạo điều kiện tái sản xuất sức lao động cho đội ngũ viên chức khoa học, công nghệ, tạo sự hấp dẫn và trọng thị đối với loại hình nghề nghiệp đặc thù này trong xã hội. Thứ tám, bên cạnh việc quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các đơn vị sự nghiệp khoa học, công nghệ công lập theo các quy định và hướng dẫn hiện hành, thì trong lĩnh vực khoa học, công nghệ cần tính đến yếu tố đặc thù trong việc quy hoạch đội ngũ chuyên gia khoa học trong từng lĩnh vực, nhất là chuyên gia đầu ngành và các nhà khoa học làm công tác quản lý. Đối với các đơn vị sự nghiệp khoa học, công nghệ thì đội ngũ chuyên gia khoa học là lực lượng nòng cốt của hoạt động khoa học của đơn vị, là người định hướng, chủ trì và tập hợp lực lượng nghiên cứu của các lĩnh vực chuyên môn của đơn vị. Chuyên gia khoa học là người có trình độ chuyên mô cao, có năng lực nghiên cứu và giải quyết những vấn đề ở tầm chiến lược, vĩ mô. Chính vì vậy, cần sớm ban hành các quy định và hướng dẫn thực hiện thống nhất, đồng bộ việc quy hoạch đội ngũ chuyên gia khoa học, công nghệ, nhằm tạo nền nếp trong công tác quy hoạch ở tất cả các đơn vị sự nghiệp khoa học, công nghệ công lập. Trong đó, quy định rõ tiêu chuẩn, điều kiện và phẩm chất đặc biệt cần có của một chuyên gia khoa học; chế độ đào tạo, bồi dưỡng đặc biệt đối với những viên chức khoa học, công nghệ được đưa vào quy hoạch; căn cứ phân loại chuyên gia khoa học theo các lĩnh vực chuyên sâu, theo trình độ. 4.3.2.3. Nhóm giải pháp về tổ chức và cán bộ (quản lý) Xây dựng hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ hợp lý và đồng bộ, với cơ chế hoạt động bảo đảm có hiệu quả, phù hợp với các mục tiêu và định hướng nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ trong từng giai đoạn. Xây dựng các trung tâm nghiên cứu hiện đại, làm hạt nhân cho việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ ở các lĩnh vực được ưu tiên. Phát triển, nâng cao năng lực hệ thống các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ, đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường khoa học và công nghệ .phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thích ứng với sự đổi mới của cơ chế quản lý kinh tế - xã hội của nước ta trong thời kỳ mới. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, kiện toàn và nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ theo hướng tinh gọn, tập trung vào việc xây dựng chiến lược, quy hoạch cơ chế, chính sách; tăng cường điều phối liên ngành, liên vùng. Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở trung ương và địa phương; gắn trách nhiệm của người đứng đầu các Bộ, ngành ở trung ương và chính quyền địa phương. Thực hiện cải cách hành chính trong cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ theo hướng tập trung vào nhiệm vụ quản lý nhà nước, tách nhiệm vụ sự nghiệp ra khỏi cơ quan hành chính, tăng cường chức năng giám sát, kiểm tra. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ nhân lực quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ. Tăng cường sự điều phối của Chính phủ để tạo sự gắn kết các hoạt động khoa học và công nghệ với các hoạt động kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh. Thực hiện sự phân công, phân cấp rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm về quản lý khoa học và công nghệ giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Điều chỉnh, bổ sung chức năng nhiệm vụ quản lý khoa học, công nghệ của các bộ, ngành, địa phương. Trong đó, tăng cường phân công, phân cấp, quyền chủ động xây dựng và duyệt kế hoạch, quyền đề xuất phân bổ ngân sách cho khoa học và công nghệ; tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học, công nghệ; tăng cường sự tự chủ trong việc tuyển dụng, sử dụng, đánh giá nhân lực khoa học, công nghệ trong đơn vị sự nghiệp công lập. Mặt khác, cần thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do trong tư tưởng và trong hoạt động nghiên cứu sáng tạo, đồng thời có sự tư vấn và trao đổi phản biện khoa học nhằm ứng dụng nhanh nhất các thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất và đời sống. Trong nhiều năm qua, những người làm công tác nghiên cứu khoa học nói chung luôn đề đạt nguyện vọng được dân chủ hơn và tự do hơn trong việc tìm tòi chân lý, sáng tạo cái mới, nhất là cái mới trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội, về chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Do đó, cần phải sớm ban hành qui chế tự do, dân chủ trong khoa học và học thuật, nhằm tạo điều kiện và cơ hội để các nhà khoa học được tự do bộc lộ chính kiến, bộc lộ những tìm tòi, phát hiện cái mới. Các cơ quan tham mưu về tổ chức và cán bộ ở các cơ quan quản lý, các đơn vị sự nghiệp khoa học, công nghệ công lập phải được đổi mới, kiện toàn mạnh mẽ, theo hướng bảo đảm yêu cầu về chất lượng, hiệu quả, nhanh chóng, thuận tiện; tăng cường đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tổ chức và cán bộ ở các đơn vị này đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, trong sạch, tận tụy, trách nhiệm, gương mẫu, có đủ trình độ chuyên môn để có thể hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá việc thực hiện các quy định và hướng dẫn thực hiện về công tác tổ chức và cán bộ tại các đơn vị trực thuộc hay tại chính đơn vị mình. Công tác tổ chức và cán bộ là một nghề khó khăn và phức tạp vì đối tượng lao động của họ là các nhà khoa học, các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ được thực thi thông qua đội ngũ tham mưu này. Chính vì vậy mà cán bộ làm công tác tham mưu về tổ chức, cán bộ ở các đơn vị sự nghiệp khoa học, công nghệ phải được chọn lựa cẩn thận, họ phải được đào tạo những kiến thức cơ bản về chính trị học, tâm lý học, sinh học, xã hội học, văn hóa ứng xử và nhiều môn học khác của khoa học quản trị nhân sự. Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, công chức làm công tác tổ chức, cán bộ, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc. KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 Thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về khoa học, công nghệ và về viên chức khoa học, công nghệ là một yêu cầu cấp thiết hiện nay, nhằm cải cách căn bản khu vực sự nghiệp công, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị khoa học, công nghệ công lập đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Xây dựng thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ phù hợp với điều kiện làm việc, tính chất và đặc điểm hoạt động nghề nghiệp đặc thù của viên chức khoa học, công nghệ, nhằm tạo điều kiện xây dựng đội ngũ viên chức khoa học, công nghệ có phẩm chất, trình độ, năng lực, đóng vai trò quyết định thành công của sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ nước nhà, góp phần nâng tầm trí tuệ và sức mạnh của dân tộc. KẾT LUẬN Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020 (theo QĐ số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012) đã khẳng định phát triển khoa học và công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước nhanh và bền vững. Khoa học và công nghệ phải đóng vai trò chủ đạo để tạo được bước phát triển đột phá về lực lượng sản xuất, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời chỉ rõ cần tập trung thực hiện đồng bộ 3 nhiệm vụ chủ yếu: tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoa học và công nghệ; tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, gắn nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, các ngành. Gần đây nhất, cùng với việc tiếp tục khẳng định khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) đã nhận định: “nhân lực khoa học và công nghệ là tài nguyên vô giá của đất nước, trí thức khoa học và công nghệ là nguồn lực đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế tri thức”. Một trong những nhiệm vụ và giải pháp mà Nghị quyết đưa ra là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức và hoạt động của khoa học và công nghệ, trong đó nhấn mạnh việc đổi mới quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, cơ chế, chính sách sử dụng và trọng dụng cán bộ khoa học và công nghệ. Thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ ở nước ta thời gian qua đã đáp ứng tương đối tốt nhu cầu quản lý viên chức bằng pháp luật. Các quy định của pháp luật về quản lý viên chức khoa học, công nghệ đã kịp thời thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển khoa học, công nghệ, kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước, nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng pháp luật. Pháp luật cũng đã thể hiện chính sách của Nhà nước về xây dựng và phát triển nhân lực khoa học, công nghệ đáp ứng được yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ ở nước ta thời gian qua cũng bộc lộ những hạn chế như: vẫn còn nhiều nội dung quan trọng chưa được quy định đầy đủ, khoa học, phù hợp; các quy phạm pháp luật vẫn chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành, mà hình thức phổ biến là Nghị định của Chính phủ và thường xuyên thay đổi nên chưa tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho việc quản lý viên chức khoa học, công nghệ trên thực tế. Thực hiện pháp luật về quản lý viên chức khoa học, công nghệ thời gian qua cũng có những bất cập như nhiều quy định về trao quyền tự chủ, phân cấp quản lý về biên chế, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thi nâng ngạch viên chức vẫn bộc lộ yếu tố xin - cho. Những bất cập trong xây dựng và thực hiện thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ có cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó có nguyên nhân là sự nhận thức chưa đúng đắn của các cơ quan quản lý nhà nước về tính chất, vị trí, vai trò của đội ngũ viên chức khoa học, công nghệ đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước; nhận thức của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng pháp luật về viên chức khoa học, công nghệ chưa tính đến yếu tố lao động đặc thù của đội ngũ viên chức khoa học, công nghệ là hoạt động mang tính nghề nghiệp và chuyên môn cao. Điểm đặc thù này đòi hỏi yêu cầu để phát triển đội ngũ viên chức khoa học, công nghệ tài năng, tâm huyết cần phải xây dựng cơ chế quản lý đặc thù để thu hút được nhiều người tài tham gia vào các đơn vị sự nghiệp khoa học, công nghệ công lập. Xây dựng thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau để thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ có thể đáp ứng các yêu cầu phát triển của khoa học, công nghệ, hội nhập quốc tế, cũng như đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và yêu cầu của việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực khoa học, công nghệ có chất lượng cao. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ Lê Thị Thu Hằng (2010), “Đổi mới chính sách nhân lực góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội ở các cơ quan trung ương”, Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, 3 (11). Lê Thị Thu Hằng (2013), “Một số nội dung trong thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ ở Việt Nam và một số nước: nghiên cứu so sánh”, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, 3 (4). Lê Thị Thu Hằng (2013), “Đánh giá, khen thưởng, xử lý kỷ luật viên chức khoa học, công nghệ ở Việt Nam và một số nước trên thế giới”, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, 7(8). TÀI LIỆU THAM KHẢO Anne Richmond (2010), The use of labor and employment in the public sector expansion - Province of British Columbia, Kỷ yếu Hội thảo “Pháp luật về viên chức”, Ủy ban Pháp luật Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam, Huế, 11-12/10/2010. Đinh Văn Ân, Võ Trí Thành (2002), Thể chế - cải cách thể chế và phát triển. Lý luận về thực tiễn ở nước ngoài và Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1996), Nghị quyết 02-NQ/HNTW ngày 24/12/1996 về định hướng chiến lược phát triển KH&CN trong thời kì công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước đến năm 2000. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2002), Kết luận số 14-KL/TW ngày 26/07/2002 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII Về phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo, KH&CN từ nay đến năm 2005 và đến 2010. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2012), Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ (2004), Kết quả nghiên cứu về cải cách hành chính tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore. Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (1993), Quyết định 416/TCCP-VC ngày 29/05/1993 về việc ban hành tiêu chuẩn ngạch công chức ngành nghiên cứu KH&CN. Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (1998), Quyết định số 466/1998/QĐ-TCCP-BCTL ngày 29/05/1998 về việc tổ chức thi tuyển, thi nâng ngạch công chức. Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (1999), Thông tư số 28/1999/TT-BTCCBCP ngày 31/7/1999 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 96/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 về chế độ thôi việc đối với cán bộ, công chức. Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (1999), Thông tư số 05/1999/TT-TCCP ngày 27/3/1999 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức. Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (2000), Thông tư số 15/2001/TT-BTCCBCP hướng dẫn thực hiện Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp. Đinh Việt Bách (2003), "Phát triển nhân lực khoa học và công nghệ: cần thực hiện đồng bộ các giải pháp", Tạp chí Khoa học công nghệ Việt Nam, (8). Bộ Chính trị (1991), Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/03/1991 về KH&CN trong sự nghiệp đổi mới. Bộ Chính trị (2004), Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Bộ Chính trị (2007), Quyết định số 67-QĐ/TW ngày 04/7/2007 ban hành Quy định về phân cấp quản lý cán bộ. Bộ Công an - Bộ Khoa học & Công nghệ (2007), Thông tư liên tịch số 12/2007/ TTLT/BCA-BKHCN ngày 27/07/2007 hướng dẫn tổ chức khoa học và công nghệ công lập mời chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài vào Việt Nam và cử cán bộ ra nước ngoài hoạt động khoa học và công nghệ. Bộ Khoa học & Công nghệ - Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ (2006), Thông tư liên tịch số 12/2006/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 05/6/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 quy định cơ chế tự chủ, tực chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Bộ Khoa học & Công nghệ - Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ (2011), Thông tư liên tịch số 36/2011/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 26/12/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 12/2006/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 05/6/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 quy định cơ chế tự chủ, tực chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Bộ Nội vụ (2003), Thông tư số 89/2003/TT-BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định số 71/2003/NĐ-CP ngày 19/6/2003 về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước. Bộ Nội vụ (2004), Thông tư số 10/2004/TT-BNV ngày 19/02/2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước. Bộ Nội vụ (2006), Thông tư số 03/2006/TT-BNV ngày 08/02/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức. Bộ Nội vụ (2006), Quyết định số 10/2006/QĐ-BNV ngày 05/10/2006 ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, thi nâng ngạch đối với cán bộ, công chức. Bộ Nội vụ (2007), Thông tư số 04/2007/TT-BNV ngày 21/6/2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước. Business Edge (2007), Bản chất quản trị nguồn nhân lực - gây dựng đội quan tinh nhuệ, Nxb Trẻ, Hà Nội. Đặng Văn Chiến (2010), Một số vấn đề về tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng viên chức, Kỷ yếu Hội thảo “Pháp luật về viên chức”, Ủy ban Pháp luật Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam, Huế, 11-12/10/2010. Chính phủ (1998), Nghị định số 95/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Chính phủ (1998), Nghị định số 96/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 về chế độ thôi việc đối với cán bộ, công chức. Chính phủ (1998), Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức. Chính phủ (2000), Nghị định số 56/2000/NĐ-CP ngày 12/10/2000 sửa đổi khoản 2, điều 6 Nghị định số 95/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Chính phủ (2000), Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp. Chính phủ (2003), Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước. Chính phủ (2003), Nghị định số 71/2003/NĐ-CP ngày 19/6/2003 về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước. Chính phủ (2004), Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Chính phủ (2005), Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức. Chính phủ (2005), Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Chính phủ (2006), Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước. Chính phủ (2007), Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 Quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức. Chính phủ (2007), Nghị định số 102/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007 Quy định thời hạn không được kinh doanh trong lĩnh vực có trách nhiệm quản lý đối với những người là cán bộ, công chức, viên chức sau khi thôi giữ chức vụ. Chính phủ (2007), Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 về doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Chính phủ (2007), Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 Quy định chế độ trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ. Chính phủ (2009), Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Chính phủ (2010), Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 về doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Chính phủ (2010), Nghị quyết số 30c/NQ-CP về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2010-2020. Christian Batal (2002), Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực nhà nước, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. Vũ Huy Chương (Chủ trì) (2007), Nghiên cứu luận cứ khoa học cho các chính sách và giải pháp xây dựng, phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - Năng lực sáng tạo của các tổ chức khoa học và công nghệ. Đề tài, Mã số XH.12.41.45. Nguyễn Duy Dũng (Chủ biên) (2008), Đào tạo và quản lý nhân lực (kinh nghiệm Nhật Bản, Hàn Quốc và những gợi ý cho Việt Nam), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. Phan Xuân Dũng, Hồ Thị Mỹ Duệ (2006), Đổi mới quản lý và hoạt động các tổ chức khoa học và công nghệ theo cơ chế doanh nghiệp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. Bùi Thị Đào (2008), Tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính, Luận án tiến sĩ Luật học, Hà Nội. Trịnh Hồng Giang (2011), Nghiên cứu khoa học tại Hoa Kỳ, Nxb Hồng Đức. Lê Thị Thu Hằng (2010), "Đổi mới chính sách nhân lực góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội ở các cơ quan trung ương", Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, 3 (11). Lê Thị Thu Hằng (2010), "Một số nội dung trong thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ ở Việt Nam và một số nước: nghiên cứu so sánh", Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, 3 (4). Lê Thị Thu Hằng (2010), "Đánh giá, khen thưởng, xử lý kỷ luật viên chức khoa học, công nghệ ở Việt Nam và một số nước trên thế giới", Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, 7(8). Huỳnh Văn Hiệp (2006), Thúc đẩy quản lý nguồn nhân lực Khoa học và Công nghệ trên địa bàn Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Khoa học và Công nghệ, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Trần Văn Hồng (2003), Đổi mới cơ chế quản lý nhân lực khoa học và công nghệ trong cơ quan nghiên cứu và triển khai theo hướng chuyển chế độ công chức sang chế độ viên chức đối với nhân lực nghiên cứu khoa học (nghiên cứu trường hợp trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Hội đồng Bộ trưởng, Quyết định 134/HĐBT về một số biện pháp khuyến khích công tác khoa học và kĩ thuật. John W Boudreau (2005), Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Thống kê, Hà Nội. Nguyễn Văn Khánh (2010), Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước trong thế kỷ XXI, Đề tài mã số KX.03.22/06-10. Vũ Đức Khiển (2010), Một số vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của viên chức, những việc viên chức không được làm, Kỷ yếu Hội thảo “Pháp luật về viên chức”, Ủy ban Pháp luật Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam, Huế, 11-12/10/2010. Phạm Quý Long (2008), Quản lý nguồn nhân lực ở doanh nghiệp Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho doanh nhân Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Đặng Đình Luyến (2010), Bình luận, góp ý về dự thảo Luật Viên chức, Kỷ yếu Hội thảo “Pháp luật về viên chức”, Ủy ban Pháp luật Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam, Huế, 11-12/10/2010. Phạm Văn Mợi (2010), Giải pháp phát triển nhân lực Khoa học và Công nghệ ở Hải Phòng phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Đoàn Năng (2010), Một số ý kiến về việc sử dụng và quản lý viên chức tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ KH&CN - Thực trạng và giải pháp, Kỷ yếu Hội thảo “Pháp luật về viên chức”, Ủy ban Pháp luật Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam, Huế, 11-12/10/2010. Đoàn Năng, Việc sử dụng và quản lý viên chức tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế - Bộ Khoa học và công nghệ. Bùi Văn Nhơn (2006), Quản lí và phát triển nguồn nhân lực xã hội, Nxb Tư pháp, Hà Nội. Lê Du Phong (2004), Nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, thuộc chương trình Khoa học Công nghệ cấp Nhà nước giai đoạn 2000 - 2005 “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Đề tài khoa học cấp nhà nước, Mã số KX.01.08. Quốc hội (1980), Hiến pháp năm 1980. Quốc hội (1992), Hiến pháp năm 1992. Quốc hội (2008), Luật Cán bộ, công chức. Quốc hội (2000), Luật Khoa học và Công nghệ. Quốc hội (2010) Luật Viên chức. Phạm Văn Quý (2005), Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Lê Minh Tâm (2000), “Về khái niệm hiệu quả pháp luật và những tiêu chí xác định hiệu quả pháp luật”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (11). Lê Minh Tâm (2003), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Nguyễn Thanh (2005), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đinh Văn Thái (2003), Hiện trạng chính sách phát triển nhân lực Khoa học và Công nghệ ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Khoa học và Công nghệ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ (1996), Quyết định 419/TTg ngày 21/07/1996 về cơ chế quản lý các hoạt động khoa học. Thủ tướng Chính phủ (1996), Quyết định số 782/TTg về sắp xếp các cơ quan Nghiên cứu và Triển khai ngày 20/10/1996. Thủ tướng Chính phủ (1996), Quyết định số 874/TTg ngày 20/11/1996 về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 về Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04/8/2003 ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg ngày 31/12/2003 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam đến năm 2010. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 97/2009/2009/QĐ-TTg ban hành ngày 24/07/2009 về việc ban hành danh mục các lĩnh vực các nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1374/QĐ/TTg ngày 12/8/2011 phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/04/2012 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Nguyễn Phương Thủy (2010), Khái niệm viên chức trong quá trình phát triển của pháp luật Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo “Pháp luật về viên chức”, Ủy ban Pháp luật Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Huế, 11-12/10/2010. Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh (2010), Giới thiệu Bộ máy nhà nước Hoa Kỳ. Trung tâm Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (2005), Khoa học và công nghệ thế giới, Hà Nội. Trung tâm Thông tin khoa học (Viện Nghiên cứu lập pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội) (2013), Thông tin chuyên đề: Chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, Hà Nội. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Trần Anh Tuấn (2007), Hoàn thiện thể chế quản lý công chức ở Việt Nam trong điều kiện phát triển và hội nhập quốc tế, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Hà Nội Trần Anh Tuấn (2010), Về một số nội dung cơ bản của dự án Luật Viên chức, Kỷ yếu Hội thảo “Pháp luật về viên chức”, Ủy ban Pháp luật Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam, Huế, 11-12/10/2010. Ủy ban Cải cách cơ cấu Trung Quốc, Học viện Hành chính Thượng Hải (2012), Tài liệu Hội thảo, Hà Nội. Ủy ban Khoa học kỹ thuật nhà nước (1984), Thông tư số 561/CBKH ngày 21/04/1984 về việc hướng dẫn thực hiện chế độ công tác kiêm nhiệm đối với cán bộ khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1998), Pháp lệnh Cán bộ, công chức, Hà Nội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2000), Pháp lệnh số 21/2000/PL-UBTVQH10, ngày 28/4/2000 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức, Hà Nội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2003), Pháp lệnh số 11/2003/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2003 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức, Hà Nội. Viện Khoa học pháp lý (2004), Luật Hành chính một số nước trên thế giới, Nxb Tư pháp, Hà Nội. Nguyễn Cửu Việt (2008), Luật Hành chính, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Hồ Văn Vĩnh (Chủ biên) (2002), Giáo trình khoa học quản lý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Website: www.cphud.danang.gov.vn Website: www.mfa.gov.sg Website: www.vn.china-embassy.org/vn/ Website: www.hochiminh.usconsulate.gov Website: www.lanl.gov Website: www.psc.gov.sg Website: www.usajobs.gov Website: www.uni-speyer.de/HILL. Website: www.nature.com/news ngày 22/10/2012. Website: hop/Ban_hanh_ Nghi_quyet_Trung_uong_6_ve_phat_trien_Khoa_hoc_va_Cong_nghe Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành (1996), Từ điển Tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Tiếng Anh Douglass C.North: Institution, Institutional Change and Economic Performance, Cambridge University press,1990; George Bohlander - Scott Snell: Managing Human Resources, Cornell University, 2007. www.psc.gov.sg/content/psc/default.html “While the PSC’s functions have moved with the times, it continues to safeguard the principles of integrity, impartiality and meritocracy in the Singapore Public Service”. Anne Richmond: The use of labor and employment in the public sector expansion - Province of British Columbia, Kỷ yếu Hội thảo “Pháp luật về viên chức”, Ủy ban Pháp luật Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam, Huế, 11-12/10/2010; Đinh Văn Ân, Võ Trí Thành (2002), Thể chế - cải cách thể chế và phát triển. Lý luận về thực tiễn ở nước ngoài và Việt Nam, Nxb Thống kê; Đinh Việt Bách (số 8/2003), Phát triển nhân lực khoa học và công nghệ: cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, Tạp chí Khoa học công nghệ Việt Nam; Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VIII): Nghị quyết 02-NQ/HNTW ngày 24/12/1996 về định hướng chiến lược phát triển KH&CN trong thời kì công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước đến năm 2000; Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa IX): Kết luận số 14-KL/TW ngày 26/07/2002 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII Về phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo, KH&CN từ nay đến năm 2005 và đến 2010; Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI): Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ (2004): Kết quả nghiên cứu về cải cách hành chính tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore; Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ: Thông tư số 28/1999/TT-BTCCBCP ngày 31/7/1999 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 96/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 về chế độ thôi việc đối với cán bộ, công chức; Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ: Thông tư số 05/1999/TT-TCCP ngày 27/3/1999 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức; Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ: Quyết định 416/TCCP-VC ngày 29/05/1993 về việc ban hành tiêu chuẩn ngạch công chức ngành nghiên cứu KH&CN; Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ: Quyết định số 466/1998/QĐ-TCCP-BCTL ngày 29/05/1998 về việc tổ chức thi tuyển, thi nâng ngạch công chức; Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ: Thông tư số 15/2001/TT-BTCCBCP hướng dẫn thực hiện Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp; Bộ Chính trị: Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/03/1991 về KH&CN trong sự nghiệp đổi mới; Bộ Chính trị: Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Bộ Chính trị: Quyết định số 67-QĐ/TW ngày 04/7/2007 ban hành Quy định về phân cấp quản lý cán bộ; Bộ Công an - Bộ Khoa học & Công nghệ: Thông tư liên tịch số 12/2007/TTLT/BCA-BKHCN ngày 27/07/2007 hướng dẫn tổ chức khoa học và công nghệ công lập mời chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài vào Việt Nam và cử cán bộ ra nước ngoài hoạt động khoa học và công nghệ; Bộ Khoa học & Công nghệ - Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ: Thông tư liên tịch số 12/2006/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 05/6/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 quy định cơ chế tự chủ, tực chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập; Bộ Khoa học & Công nghệ - Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ: Thông tư liên tịch số 36/2011/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 26/12/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 12/2006/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 05/6/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 quy định cơ chế tự chủ, tực chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập; Bộ Nội vụ: Thông tư số 10/2004/TT-BNV ngày 19/02/2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước; Bộ Nội vụ: Thông tư số 04/2007/TT-BNV ngày 21/6/2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước; Bộ Nội vụ: Thông tư số 89/2003/TT-BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định số 71/2003/NĐ-CP ngày 19/6/2003 về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước; Bộ Nội vụ: Thông tư số 03/2006/TT-BNV ngày 08/02/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức; Bộ Nội vụ: Quyết định số 10/2006/QĐ-BNV ngày 05/10/2006 ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, thi nâng ngạch đối với cán bộ, công chức; Chính phủ: Nghị định số 95/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Chính phủ: Nghị định số 56/2000/NĐ-CP ngày 12/10/2000 sửa đổi khoản 2, điều 6 Nghị định số 95/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Chính phủ: Nghị định số 96/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 về chế độ thôi việc đối với cán bộ, công chức; Chính phủ: Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức; Chính phủ: Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước; Chính phủ: Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước; Chính phủ: Nghị định số 71/2003/NĐ-CP ngày 19/6/2003 về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước; Chính phủ: Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức; Chính phủ: Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 Quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức; Chính phủ: Nghị định số 102/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007 Quy định thời hạn không được kinh doanh trong lĩnh vực có trách nhiệm quản lý đối với những người là cán bộ, công chức, viên chức sau khi thôi giữ chức vụ; Chính phủ: Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 Quy định chế độ trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ; Chính phủ: Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp; Chính phủ: Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Chính phủ: Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập; Chính phủ: Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 về doanh nghiệp khoa học và công nghệ; Chính phủ: Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 về doanh nghiệp khoa học và công nghệ; Chính phủ: Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Chính phủ: Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Christian Batal (2002), Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực nhà nước, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội; Đặng Văn Chiến, Một số vấn đề về tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng viên chức, Kỷ yếu Hội thảo “Pháp luật về viên chức”, Ủy ban Pháp luật Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam, Huế, 11-12/10/2010; GS.TSKH Vũ Huy Chương (chủ trì, năm 2007), đề tài: Nghiên cứu luận cứ khoa học cho các chính sách và giải pháp xây dựng, phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - Năng lực sáng tạo của các tổ chức khoa học và công nghệ. Mã số XH.12.41.45; PGS.TS Nguyễn Duy Dũng (chủ biên, 2008), Đào tạo và quản lý nhân lực (kinh nghiệm Nhật Bản, Hàn Quốc và những gợi ý cho Việt Nam), Nxb Từ điển Bách khoa; TSKH. Phan Xuân Dũng, TS. Hồ Thị Mỹ Duệ (2006), Đổi mới quản lý và hoạt động các tổ chức khoa học và công nghệ theo cơ chế doanh nghiệp, Nxb Chính trị Quốc gia; Douglass C.North: Institution, Institutional Change and Economic Performance, Cambridge University press,1990; Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, 2011; Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2004; Business Edge (2007), Bản chất quản trị nguồn nhân lực – gây dựng đội quan tinh nhuệ, Nxb Trẻ; George Bohlander - Scott Snell: Managing Human Resources, Cornell University, 2007; Trịnh Hồng Giang (2001): Nghiên cứu khoa học tại Hoa Kỳ, Nxb Hồng Đức; Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam 1980, 1992; Lê Thị Thu Hằng: Đổi mới chính sách nhân lực góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội ở các cơ quan trung ương. Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung số 3(11)/2010; Lê Thị Thu Hằng: Một số nội dung trong thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ ở Việt Nam và một số nước: nghiên cứu so sánh, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 3(4); Lê Thị Thu Hằng: Đánh giá, khen thưởng, xử lý kỷ luật viên chức khoa học, công nghệ ở Việt Nam và một số nước trên thế giới, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 7(8); Trần Văn Hồng (2003), Luận văn Thạc sĩ Đổi mới cơ chế quản lý nhân lực khoa học và công nghệ trong cơ quan nghiên cứu và triển khai theo hướng chuyển chế độ công chức sang chế độ viên chức đối với nhân lực nghiên cứu khoa học (nghiên cứu trường hợp trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Mã số LV.05, Phòng Tư liệu khoa, khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội; Hội đồng Bộ trưởng: Quyết định 134/HĐBT về một số biện pháp khuyến khích công tác khoa học và kĩ thuật; Huỳnh Văn Hiệp (2006), Luận văn Thạc sĩ Quản lý Khoa học và Công nghệ, Thúc đẩy quản lý nguồn nhân lực Khoa học và Công nghệ trên địa bàn Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Mã số LV 17, Phòng Tư liệu khoa, khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội; John W Boudreau (2005), Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Thống kê, Hà Nội; GS.TS Nguyễn Văn Khánh (2010), đề tài “Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước trong thế kỷ XXI”. Mã số KX.03.22/06-10; TS. Vũ Đức Khiển, Một số vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của viên chức, những việc viên chức không được làm, Kỷ yếu Hội thảo “Pháp luật về viên chức”, Ủy ban Pháp luật Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam, Huế, 11-12/10/2010; Phạm Văn Mợi (2010), Luận án Tiến sĩ kinh tế Giải pháp phát triển nhân lực Khoa học và Công nghệ ở Hải Phòng phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Học viện Chính trị hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Mã số LA10.0519.1/LA10.0519.2 Thư viện Quốc gia; GS.TS Bùi Văn Nhơn (2006), Quản lí và phát triển nguồn nhân lực xã hội, Nxb Tư pháp, Hà Nội; PGS.TS. Đoàn Năng, Một số ý kiến về việc sử dụng và quản lý viên chức tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ KH&CN – Thực trạng và giải pháp, Kỷ yếu Hội thảo “Pháp luật về viên chức”, Ủy ban Pháp luật Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam, Huế, 11-12/10/2010; Phạm Quý Long (2008), Quản lý nguồn nhân lực ở doanh nghiệp Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho doanh nhân Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội; ThS. Đặng Đình Luyến, Bình luận, góp ý về dự thảo Luật Viên chức, Kỷ yếu Hội thảo “Pháp luật về viên chức”, Ủy ban Pháp luật Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam, Huế, 11-12/10/2010; GS.TS Lê Du Phong (chủ nhiệm, năm 2004), Đề tài khoa học cấp nhà nước “Nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, thuộc chương trình Khoa học Công nghệ cấp Nhà nước giai đoạn 2000 - 2005 “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Mã số KX.01.08; Quốc hội: Luật Cán bộ, công chức (Luật số 22/2008/QH12, ngày 13/11/2008); Quốc hội: Luật Khoa học và Công nghệ (Luật số 21/2000/QH10 ngày 28/06/2000); Quốc hội: Luật Viên chức (Luật số ngày 15/11/2010); Phạm Văn Quý (2005), Luận án Tiến sĩ kinh tế, Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Mã số LA05.0220.2, Thư viện Quốc gia; Lê Minh Tâm, “Về khái niệm hiệu quả pháp luật và những tiêu chí xác định hiệu quả pháp luật”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Số tháng 11/2000; Đinh Văn Thái (2003), Luận văn Thạc sĩ Quản lý Khoa học và Công nghệ Hiện trạng chính sách phát triển nhân lực Khoa học và Công nghệ ở Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Mã số LV.13 – Phòng Tư liệu khoa, khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội; TS Nguyễn Thanh (2005), Pháp triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Phương Thủy, Khái niệm viên chức trong quá trình phát triển của pháp luật Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo “Pháp luật về viên chức”, Ủy ban Pháp luật Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam, Huế, 11-12/10/2010; Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 về Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo; Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 874/TTg ngày 20/11/1996 về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước; Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04/8/2003 ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 1374/QĐ/TTg ngày 12/8/2011 phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015; Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 782/TTg về sắp xếp các cơ quan Nghiên cứu và Triển khai ngày 20/10/1996; Thủ tướng Chính phủ: Quyết định 419/TTg ngày 21/07/1996 về cơ chế quản lý các hoạt động khoa học; Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg ngày 31/12/2003 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam đến năm 2010; Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/04/2012 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam giai đoạn 2011-2020; Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh (2010): Giới thiệu Bộ máy nhà nước Hoa Kỳ; Trang thông tin: www.cphud.danang.gov.vn Trang thông tin: www.mfa.gov.sg Trang thông tin: www.vn.china-embassy.org/vn/ Trang thông tin: www.hochiminh.usconsulate.gov Trang thông tin: www.lanl.gov Trang thông tin: www.psc.gov.sg Trang thông tin: www.usajobs.gov Trang thông tin: www.uni-speyer.de/HILL. Trần Anh Tuấn, Hoàn thiện thể chế quản lý công chức ở Việt Nam trong điều kiện phát triển và hội nhập quốc tế, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Hà Nội, 2007, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Kí hiệu VL07.175.1; Trần Anh Tuấn, Về một số nội dung cơ bản của dự án Luật Viên chức, Kỷ yếu Hội thảo “Pháp luật về viên chức”, Ủy ban Pháp luật Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam, Huế, 11-12/10/2010; Trung tâm Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia: Khoa học và công nghệ thế giới, 2005; Trung tâm Thông tin khoa học (Viện Nghiên cứu lập pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội) (5/2013): Thông tin chuyên đề: Chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ; Viện Khoa học pháp lý: Luật Hành chính một số nước trên thế giới, Nxb Tư Pháp, H, 2004; Hồ Văn Vĩnh (chủ biên, 2002), Giáo trình khoa học quản lý, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Cửu Việt: Luật Hành chính, Nxb Chính trị quốc gia, 2008; Ủy ban Cải cách cơ cấu Trung Quốc, Học viện Hành chính Thượng Hải (10/2012): Tài liệu Hội thảo; Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Pháp lệnh Cán bộ, công chức (Pháp lệnh số 01/1998/PL – UBTVQH10, ngày 26/02/1998); Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Pháp lệnh số 21/2000/PL-UBTVQH10, ngày 28/4/2000 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức; Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Pháp lệnh số 11/2003/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2003 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức; Ủy ban Khoa học kỹ thuật nhà nước: Thông tư số 561/CBKH ngày 21/04/1984 về việc hướng dẫn thực hiện chế độ công tác kiêm nhiệm đối với cán bộ khoa học và kỹ thuật; Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành (1996), Từ điển Tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 1. Lê Thị Thu Hằng (2010): “Đổi mới chính sách nhân lực góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội ở các cơ quan trung ương”, Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung số 3(11). 2. Lê Thị Thu Hằng (2013): “Một số nội dung trong thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ ở Việt Nam và một số nước: nghiên cứu so sánh”, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 3(4). 3. Lê Thị Thu Hằng (2013): “Đánh giá, khen thưởng, xử lý kỷ luật viên chức khoa học, công nghệ ở Việt Nam và một số nước trên thế giới”, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 7(8).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_le_thi_thu_hang_2887.doc
Luận văn liên quan