Luận án Vốn cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội

1. Xây dựng khung lý luận về vốn và huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn gắn với địa bàn nghiên cứu là các huyện ngoại thành. Nội dung trên tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính trị và đặt trong bối cảnh mới của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. Đặc biệt phân tích sâu ở hai khía cạnh là vai trò của vốn trong phát triển kinh tế - xã hội và quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể cung vốn với chủ thể cầu vốn cũng như chủ thể trung gian. Đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước và địa phương trong nước liên quan đến nội dung luận án. 2. Từ khung lý thuyết đã xây dựng làm căn cứ lý luận để khảo sát thực trạng quá trình huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội theo phương thức và chủ thể huy động vốn trên nền tảng thể chế cả vĩ mô và vi mô. Đánh giá những kết quả đạt được, những khó khăn bất cập và nguyên nhân của tình hình trên. 3. Xuất phát từ những dự báo về tình hình thế giới và trong nước có ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn nói chung và các huyện ngoại thành Hà Nội nói riêng, và căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành đến năm 2025, tầm nhìn 2030 theo những phương hương đã xác định, luận án đề xuất những giải pháp vừa mang tính chung vừa mang tính đặc thù của địa bàn nghiên cứu, xuất phát từ những nguyên nhân đã được phân tích. Mục đích đóng góp những nghiên cứu có hệ thống dựa vào các căn cứ khoa học kinh tế thị trường hiện đại, đặt trên nền tảng lý luận của kinh tế chính trị Mác-Lê nin. Luận án mong muốn đóng góp những kiến nghị, đề xuất thiết thực, khả thi để đẩy mạnh huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội xứng tầm là nông thôn văn minh, hiện đại.

pdf179 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vốn cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ay, tự trả nợ thông qua cam kết đối với các đối tác trên cơ sở pháp luật. Đây chính là lối thoát dài hạn, tiềm tàng nhưng có triển vọng, có hiệu quả cao cho kinh tế - xã hội, làm lành mạnh hoá hệ thống tài chính tiền tệ Hà Nội cũng như các huyện ngoại thành. Mặc dù vậy, chính quyền thành phố cũng không nên thả nổi trong việc kiến tạo vốn của doanh nghiệp mà cần phải có sự kiểm tra, kiểm soát của chính quyền các cấp để tránh đổ vỡ, ảnh hưởng xấu tới hiệu quả kinh tế - xã hội. Vì vậy, cần đẩy mạnh hoạt động kiểm soát, phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh và tín dụng của thành phố, chuyển cơ chế huy động vốn doanh nghiệp như hiện nay sang cơ chế pháp trị thông qua hợp đồng trách nhiệm giữa nhà nước - doanh nghiệp, ghi rõ quyền lợi, trách nhiệm các bên để đảm bảo quyền lợi cho nhà nước, doanh nghiệp và cá nhân người lao động. 4.2.1.4. Đối với nguồn vốn từ dân cư các huyện ngoại thành Do có tiềm lực kinh tế mạnh hơn so với các huyện của các thành phố khác. Vì vậy, trong thời gian tới, chính quyền thành phố Hà Nội, mà trực tiếp là cấp huyện cần tìm mọi biện pháp khuyến khích cư dân đầu tư vốn để phát triển sản xuất - kinh doanh theo hướng thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế, với quy mô lớn. Song cần lưu ý, không cần đẩy mạnh huy động vốn quá mức so với điều kiện hiện có của địa phương cũng như khả năng tích luỹ của các tầng lớp dân cư. Biện pháp là, vừa tạo điều kiện mới và gỡ bỏ những trở ngại về hành lang luật pháp, kích thích tâm lý cho nhân dân, khuyến khích 146 những người có vốn ở nông thôn có cơ hội tự tổ chức hoặc hợp tác với nhau. Huy động vốn đầu tư thông qua việc hình thành doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh , dịch vụ của mình. Trong đó, hình thức kinh tế trang trại và hợp tác xã dịch vụ là điển hình. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách cho kinh tế trang trại, hợp tác xã kể cả cung ứng vốn ưu đãi cho các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh mới, có triển vọng như: chuỗi liên kết từ sản xuất - chế biến - tiêu dùng hay cung ứng sản phẩm đầu vào cho công nghiệp chế biến tại các huyện ngoại thành. Huy động vốn phải có cơ chế điều tiết các khoản thu, thống nhất, nhưng lại phù hợp với điều kiện của từng vùng theo quy hoạch để có thể vừa khai thác triệt để mọi nguồn vốn, vừa “khoan sức dân”, tạo đà cho kinh tế - xã hội tại 3 vùng các huyện ngoại thành. Để thu hút được tối đa các nguồn vốn tiềm tàng trong dân, trước mắt cần phải hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn khu vực ngoại thành. Cần củng cố các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư để nâng cao tính hiệu quả trong việc áp dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Tiếp tục mở rộng thị trường để tiêu thụ sản phẩm, hình thành các khu thương mại, dịch vụ thông qua hệ thống chợ nông thôn, chợ đầu mối. Áp dụng các hình thức bán buôn, bán lẻ, cùng với các chính sách về giá để giúp cho người nông dân sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả thiết thực, tiếp tục có chính sách trợ cước, trợ giá và thu mua nông phẩm cho nông dân, để người dân hăng hái đầu tư vốn vào sản xuất nông nghiệp. Hoàn thiện các chính sách về lãi suất vay vốn, chính sách thuế, quyền sử dụng đất để khơi dậy và thu hút được các nguồn vốn từ khu vực thành thị về khu vực nông thôn. 4.2.2. Phát triển bền vững thị trường tài chính các huyện ngoại thành Thị trường tài chính các huyện ngoại thành Hà Nội là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán quyền sử dụng các nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thông qua thị trường, mọi khoản tiết kiệm của các chủ thể, từ các thành phần kinh tế được tập trung, chuyển đến tay các nhà đầu tư cần vốn và thiếu vốn cho phát triển kinh tế - xã hội. 147 Quá trình cung - cầu vốn trên thị trường tài chính các huyện ngoại thành Hà Nội hiện nay được thực hiện bởi các phương thức giao dịch và công cụ tài chính khác nhau, thông qua hai kênh dẫn vốn trực tiếp và gián tiếp. Để hoạt động có hiệu quả cao, phải đảm bảo cho sự vận hành của cả hai kênh dẫn vốn này. Hai kênh dẫn vốn bổ sung, tác động lẫn nhau, làm tiền đề, điều kiện cho nhau, thúc đẩy quá trình tạo lập, phân bổ và sử dụng vốn một cách hiệu quả theo nguyên tắc thị trường. Nhằm đẩy mạnh phát triển thị trường tín dụng tại các huyện trở thành trung tâm “bơm - hút” và phân bổ hiệu quả các nguồn vốn, đáp ứng yêu cầu vốn ngày càng cao phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong thời gian tới, cần thực hiện tốt những biện pháp sau: Một là, nâng cao năng lực của các bên tham gia cung - cầu vốn trên thị trường tín dụng tại các huyện. Các thành viên tham gia cung cấp vốn, cụ thể là các tổ chức tín dụng, chủ yếu là ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách, quỹ tín dụng nông dân Nhằm nâng cao năng lực của chủ thế cung vốn tín dụng phát triển tại các huyện, cần tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại hệ thống các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, quỹ đầu tư, quỹ bảo hiểm, quỹ tín dụng nông dân; nâng cao năng lực huy động vốn, tạo nguồn vốn lớn, tập trung, cung ứng vốn cho địa phương phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao năng lực và hiệu quả cho vay vốn. Các thành viên tham gia cầu vốn trên thị trường tín dụng các huyện là các chủ thể kinh doanh nông nghiệp và các ngành nghề phi nông nghiệp; đa số họ là nông dân. Cần tích cực bồi dưỡng kiến thức sản xuất kinh doanh phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường cho các chủ thể sản xuất, mà trước hết là đội ngũ các doanh nhân; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các nghiệp vụ tín dụng có liên quan đến khách hàng vay vốn; khuyến cáo khách hàng thông tin kịp thời về tình hình sản xuất - kinh doanh, thực trạng tài chính và những rủi ro nếu có, để tổ chức tín dụng có điều kiện giúp đỡ, xử lý kịp thời; thuyết phục khách hàng 148 tham gia vào các hiệp hội ngành nghề, tổ chức quần chúng như Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Hội Thanh niên nhằm tăng cường mối liên kết kinh tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ khi tham gia vay vốn tín dụng. Hai là, các cấp chính quyền thành phố thực hiện vai trò “bà đỡ” trong phát triển thị trường tín dụng các huyện ngoại thành Hà Nội. Các huyện ngoại thành Hà Nội còn nhiều hạn chế về kinh tế, kết cấu hạ tầng, môi trường đầu tư Đây là một rào cản khó hấp dẫn các nhà đầu tư tìm đến và tiếp cận với địa phương. Do đó, sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các cấp đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển thị trường tín dụng tại các huyện ngoại thành. Cụ thể, Nhà nước tạo dựng, duy trì và thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua việc điều tiết vĩ mô; đảm bảo điều kiện cần và đủ để phát triển đồng bộ các loại thị trường, trong đó phát triển thị trường tài chính - tín dụng là trọng tâm. Ba là, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật đồng bộ theo hướng minh bạch, rõ ràng và tác động thuận chiều với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác huy động, cho vay vốn tín dụng ở các huyện ngoại thành, tạo nên một sân chơi bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể cung - cầu tín dụng trên thị trường tài chính các huyện; phát huy cao độ quyền tự chủ kinh doanh của các chủ thể đó, giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp mang tính chất hành chính hoá cũng như hình sự hoá các quan hệ tín dụng của chính quyền các cấp trong công tác huy động và cho vay vốn; tháo gỡ rào cản không cần thiết để vừa đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nguồn vốn, vừa đảm bảo an toàn hoạt động của thị trường tài chính các huyện ngoại thành Hà Nội. Bốn là, từng bước mở cửa thị trường tài chính, thúc đẩy hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ. Từng bước mở cửa thị trường tài chính nói chung, thị trường tín dụng các huyện ngoại thành Hà Nội nói riêng. Chuẩn bị tốt các điều kiện về kinh tế, môi trường kinh doanh, con người, công nghệ ngân hàng đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế. Song song với việc đẩy mạnh phát triển thị trường tín dụng tại các huyện ngoại thành, cần tích cực chuẩn bị tốt điều kiện về cơ sở vật chất, 149 trình độ tri thức mở rộng và phát triển thị trường chứng khoán, đáp ứng yêu cầu vốn cho phát triển các huyện ngoại thành theo hướng nông thôn văn minh. 4.2.3. Đổi mới và hoàn thiện chính sách tài chính đẩy mạnh huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Chính sách tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong việc huy động các nguồn vốn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Các công cụ tài chính cung cấp những phương tiện huy động, phân phối và sử dụng các lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế, thông qua đó tác động đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước. Vì thế, chúng trở thành những phương tiện để thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội phù hợp với những mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng tại các huyện ngoại thành trong từng thời kỳ cụ thể. Tại 3 vùng các huyện ngoại thành Hà Nội, trong đó mỗi vùng có nhiều tiềm năng và triển vọng khác nhau nhưng điểm chung là về cơ bản chưa khai thác được sức người, sức của để biến tiềm năng thành lực lượng vật chất phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, đổi mới và hoàn thiện các chính sách tài chính, điều tiết hợp lý phù hợp với từng vùng nhằm đẩy mạnh huy động vốn để phát triển toàn vùng. Trước hết, cần phải đổi mới và hoàn thiện chính sách tài chính trong lĩnh vực ngân sách nhà nước, bao gồm: chính sách thu ngân sách và chính sách chi ngân sách. Chính sách ngân sách nhà nước đóng vai trò quyết định trong việc huy động vốn để hình thành nên lượng vốn lớn, tập trung phục vụ cho nhu cầu chi, nhất là chi cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội .Chính sách về thu - chi có thể và cần phải đổi mới theo hướng điều tiết tỷ lệ % thu về ngân sách nhà nước linh hoạt, không áp đặt nhằm giải quyết kịp thời những mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng chi với nguồn thu còn eo hẹp; mâu thuẫn giữa nhu cầu vốn lớn để xây dựng nông thôn văn minh với việc phân bổ và sử dụng vốn ngân sách nhà nước còn lãng phí, hiệu quả thấp Trong đó, trực tiếp phải đổi mới, hoàn thiện chính sách thuế. Tiếp tục cải cách hệ thống chính sách thuế; cải tiến hình thức thu lệ phí qua ngân sách; chuẩn bị phương án cải cách thuế cho phù hợp với từng vùng. 150 Đẩy mạnh thực hiện chính sách tiết kiệm để đầu tư vốn cho sản xuất, duy trì quá trình tăng trưởng cao và phát triển kinh tế lâu bền. Đổi mới và hoàn thiện chính sách đầu tư, tăng vốn và tập trung vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội. Đồng thời, đổi mới và hoàn thiện chính sách tài chính về đất đai nhằm tạo điều kiện cho dân cư yên tâm đầu tư vào sản xuất, làm giàu cho mình, cho xã hội. Chính sách tài chính đóng vai trò quyết định trong việc huy động các nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành. Vì vậy, cần tích cực đổi mới và hoàn thiện chính sách tài chính, biến nó thành bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng và là công cụ sắc bén trong tổng thể chính sách kinh tế của thành phố đối với các huyện ngoại thành. 4.2.4. Tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và đào tạo nguồn nhân lực để tạo động lực và thu hút vốn Để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo nền tảng vững chắc để huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành, trong thời gian tới cần thực hiện tốt các biện pháp chủ yếu như sau: Tiếp tục hoàn thiện công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội. Trên cơ sở đó, thực hiện quy hoạch chi tiết phát triển các ngành kinh tế trong nông thôn cho phù hợp với điều kiện cụ thể theo hướng sản xuất gắn với thị trường ở ngay địa phương, trong vùng và quốc tế. Tập trung xây dựng các chương trình dự án phát triển sản xuất hướng về xuất khẩu; đồng thời cụ thể hoá những chương trình, dự án này đến tận xã, thôn, xóm nhằm huy động tổng lực các nguồn vốn để đầu tư cho phát triển, đặc biệt là huy động tốt nguồn vốn tín dụng vào chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đào tạo nghề cho lực lượng lao động ngoại thành, xem đây là một giải pháp có vai trò quan trọng để đẩy mạnh huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành. Thông qua công tác đào tạo mà 151 nâng cao trình độ khoa học - công nghệ và kiến thức, kinh nghiệm sản xuất cho bộ phận nông dân khu vực ngoại thành. Để thực hiện điều này, trong những năm tới, công tác đào tạo nghề cho lao động ngoại thành Hà Nội cần tập trung vào đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý và kỹ thuật; đào tạo công nhân, kỹ thuật viên cho các ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, bảo quản và chế biến nông sản; đào tạo công nhân, kỹ thuật viên cho các ngành cơ khí, động lực, điện lạnh, sinh học phục vụ công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn. Ứng dụng nhanh, có hiệu quả khoa học công nghệ hiện đại vào phát triển nông nghiệp khu vực ngoại thành, nhằm thúc đẩy nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng nông sản hàng hoá. Khi đảm bảo được lực lượng lao động tại chỗ về chất lượng và cơ cấu phù hợp, đáp ứng yêu cầu của thị trường sẽ là kênh dẫn vốn có tác dụng lan tỏa nhất để phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành. 4.2.5. Phân bổ hợp lý và sử dụng hiệu quả là cơ sở thúc đẩy huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành trong những năm tới cần xác định là mục tiêu, không những là điều kiện để phát triển mà còn là cơ sở để đảm bảo gia tăng khả năng huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Bởi vì, sử dụng vốn có hiệu quả sẽ đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động; đó cũng là điều kiện để đẩy mạnh tích luỹ nội bộ dành cho tái đầu tư và mở rộng phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy kinh tế xã hội tăng trưởng và phát triển. Mặt khác, sử dụng vốn có hiệu quả là bằng chứng xác đáng khẳng định khả năng “hấp thụ” tốt các nguồn vốn trong quá trình đầu tư, đẩy mạnh việc khai thác và huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, cũng như trong các tầng lớp dân cư các huyện ngoại thành Hà Nội. Sử dụng vốn có hiệu quả liên quan đến nhiều vấn đề như chính sách, môi trường, thể chế, sự ổn định chính trị - xã hội, quy luật của kinh tế thị trường song, yếu tố đầu 152 tiên có ý nghĩa quyết định đó là phải xác định đúng đắn mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và kiên trì theo đuổi nó. Để sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả trước hết và cơ bản nhất là phải phân bổ các nguồn vốn hợp lý. Quyết định đầu tư phải dựa trên nguyên tắc lấy hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường làm mục tiêu bao trùm để ưu tiên lựa chọn dự án đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư và phân bổ vốn hàng năm. Trong những năm tới, để xây dựng các huyện ngoại thành trở thành nông thôn văn minh cần rất nhiều vốn cho nhiều chương trình, dự án... Bài học về sự đầu tư dàn trải, lãng phí kém hiệu quả phải được rút kinh nghiệm. Thay vào đó, đầu tư trọng điểm, thực hiện dứt điểm để quay vòng vốn sinh lời, mang lại hiệu quả ngay cần phải thực hiện thường xuyên liên tục. Trong tái cơ cấu kinh tế, mỗi huyện ngoại thành Hà Nội hiện nay đang đi theo hướng riêng để phát huy tiềm năng lợi thế... Tuy nhiên, ngoài thế mạnh mang tính địa phương, phải tính tới định hướng lợi thế của vùng nhằm phối hợp, liên kết trên nhiều phương diện: phát triển thị trường; xây dựng kết cấu hạ tầng, ứng dụng khoa học - công nghệ.... tránh tình trạng trùng lặp, cát cứ địa bàn; cung vượt cầu, không đúng tiêu chuẩn của thị trường. Để làm tốt điều này, cần xây dựng đội ngũ nghiên cứu thị trường nhanh nhạy, trong khi các huyện chưa có khả năng thì giải pháp trước mắt là cần chủ động khai thác, tư vấn thông tin từ các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành. Đây vốn là lợi thế của các huyện ngoại thành thủ đô. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện cơ chế phân cấp, quản lý đầu tư; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, minh bạch và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cá nhân trong quá trình sử dụng vốn đầu tư, đảm bảo kiểm soát nợ công trong giới hạn an toàn. Xây dựng và áp dụng quy trình hợp lý, chặt chẽ và hiệu quả về xác định, thẩm định, lựa chọn, phân bổ vốn đầu tư; Thực hiện nhất quán kế hoạch đầu tư trung hạn; tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế huy động nguồn lực, chế độ ưu đãi, khuyến khích đầu tư, cơ chế 153 quản lý đầu tư mở rộng, thu hút đầu tư tư nhân trong và ngoài nước thông qua xác định, công bố danh mục dự án hạ tầng khả thi có khả năng thu hồi vốn, xác định cơ chế cần có cho từng dự án để thu hút đầu tư theo các hình thức kết hợp công tư thích hợp, cải cách thủ tục hành chính giảm phiền hà, chi phí cho nhà đầu tư trong tiếp cận thông tin, triển khai các dự án; Ngoài ra, phải sử dụng minh bạch, hiệu quả nguồn lực khoáng sản, đất đai, tài nguyên thông qua cơ chế đấu thầu, cấp phép, giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện; hướng tới phát triển xanh, bền vững Từ việc phân bổ nguồn vốn hợp lý, để phát huy được hiệu quả của các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội, cần tập trung vào các giải pháp như: phát huy cao nhất các nguồn vốn từ nội lực và tranh thủ vốn đầu tư từ bên ngoài; xây dựng và ban hành hệ thống chính sách ưu tiên để khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đẩy mạnh những giải pháp tổ chức sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó, thành uỷ, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cần tăng cường thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành nhằm kiểm tra, giám sát sử dụng vốn tại các dự án ở những doanh nghiệp có dấu hiệu yếu kém, bất cập; trong đó, chủ yếu đi sâu xem xét việc lập dự án chưa thực hiện đúng quy trình, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Kiên quyết không để các dự án kéo dài, dây dưa, không quyết toán dứt điểm được từng hạng mục công trình. Đối với hệ thống các tổ chức tín dụng, cần phải được minh bạch lãi suất giữa tiền gửi và cho vay, nhất là phải minh bạch trong việc sử dụng lãi suất hợp lý để thu hút tối đa những khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội khi cơ cấu nguồn vốn biến động, không có lợi cho ngân hàng do ảnh hưởng của lạm phát. Các tổ chức tín dụng ngân hàng cần tích cực đổi mới nghiệp vụ huy động tiền gửi, cho vay để tập trung đầu tư có trọng điểm, không dàn trải để cho vay vốn đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích, giám sát chặt chẽ quỹ cho vay bằng cách kiểm tra cụ thể các đối tượng vay vốn vào mục đích sản xuất sau khi đã giải ngân và nắm bắt được kết quả thực hiện sau khi đã được vay vốn. 154 4.2.6. Thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành theo tinh thần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển Tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư nhằm đảm bảo hoạt động đầu tư theo đúng mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quy định pháp luật về đầu tư, giúp các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nắm bắt kịp thời và đánh giá đúng tình hình, kết quả hoạt động đầu tư và những tồn tại, khó khăn trong đầu tư để có biện pháp điều chỉnh thích hợp, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm và tiêu cực trong quá trình thực hiện đầu tư. Tuy nhiên, để khắc phục những lệch lạc, bất cập trong công tác này cần thực hiện hài hòa: Phát huy quyền làm chủ của người dân, cộng đồng trong việc giám sát, đánh giá đầu tư về các công trình trong địa bàn. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng công trình xây dựng, nâng cao năng lực các cơ quan quản lý nhà nước và chỉ đạo quyết liệt trong công tác thanh tra, kiểm tra, thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về đầu tư phát triển trên địa bàn ngoại thành Hà Nội. Trên cơ sở chính sách vốn đầu tư cho phát triển, cần quán triệt việc thực hiện đảm bảo quy trình, quy định. Đồng thời, tiến hành rà soát, kiểm tra, giám sát và đánh giá hàng năm để điều chỉnh phù hợp hơn với thực tiễn, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách vốn đầu tư cho phát triển khu vực nông thôn. Điều chuyển ngay vốn đầu tư nhà nước tại các dự án không có khả năng giải ngân sang các dự án thiếu vốn. Chấn chỉnh và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra trong đầu tư các hạng mục, phát hiện và xử lý kịp thời những bất cập, tồn tại trong công tác quản lý đầu tư và sử dụng vốn. Thanh tra, kiểm tra trong đầu tư cần kết hợp với việc phổ biến giải thích pháp luật, để ngăn ngừa những hành vi vi phạm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đồng thời phát hiện, đề xuất sửa đổi kịp thời các cơ chế, chính sách, quy định không còn phù hợp. Thanh tra, kiểm tra phải kết hợp chặt chẽ với giám sát, đánh giá đầu tư, tiến hành thanh tra một số công trình, 155 dự án trọng điểm, dự án lớn. Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu phục vụ tổng hợp, phân tích, đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực nhằm cung cấp luận cứ, giải pháp nâng cao hiệu quả của vốn. 4.2.7. Đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế để đảm bảo huy động ngày càng có hiệu quả các nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội Đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế bao gồm các nội dung đổi mới việc thực hiện các chức năng quản lý về kinh tế; đổi mới hoàn thiện các công cụ, quản lý kinh tế và đổi mới tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế. Thực hiện được những nội dung này sẽ đem lại tác động tích cực đến việc huy động ngày càng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; đảm bảo đầu tư được tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, thúc đẩy kinh tế - xã hội ở ngoại thành Hà Nội phát triển. Một là, cần phải đổi mới việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế. Về thực chất, quản lý nhà nước trong cơ chế thị trường đã có sự thay đổi căn bản. Tuy nhiên, đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế là một quá trình lâu dài, tuân thủ theo nấc thang của sự phát triển. Vì vậy, chính quyền cấp thành phố và cấp huyện cần tiếp tục nhận thức rõ vai trò, chức năng của quản lý nhà nước trong cơ chế thị trường, phân định rõ chức năng quản lý của nhà nước với sản xuất - kinh doanh. Quản lý nhà nước về kinh tế chỉ mang tính định hướng, không can thiệp quá sâu vào quá trình sản xuất - kinh doanh. Đồng thời, luôn quán triệt đặc điểm của sản xuất - kinh doanh khu vực nông thôn để tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế trong khu vực có hiệu quả. Đổi mới quản lý nhà nước ở ngoại thành còn cần quán triệt mục tiêu, định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn ngoại thành; đặc điểm kinh tế - xã hội của từng vùng, quận, huyện để có bước đi thích hợp. Trong thời gian tới, quản lý nhà nước về kinh tế ở các huyện ngoại thành cần hướng vào các công trình trọng điểm, quản lý chương trình, dự án phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó có chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp sao cho giảm diện tích trồng trọt, đặc biệt là diện tích trồng lúa, 156 chuyển sang trồng hoa cây cảnh, cây gia vị; tăng tỉ trọng chăn nuôi; hướng tới chương trình rau sạch, thịt sạch; đảm bảo vệ sinh môi trường sinh thái trong lành cho Thủ đô. Bên cạnh đó, cần đổi mới chức năng điều tiết của Nhà nước về giá cả, lãi suất; có sự trợ giá đối với nông sản hàng hoá, sử dụng tổng hợp các công cụ và chính sách kinh tế - xã hội thúc đẩy việc huy động vốn vào phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện; coi trọng kỷ cương phép nước, kịp thời xử lý những sai phạm và tích cực phòng ngừa hiện tượng tham nhũng, chống thất thoát vốn và tài sản trong các chương trình, dự án kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Chính quyền các cấp cần đặt trọng tâm kiểm tra, kiểm soát một số lĩnh vực quan trọng, như: việc thực hiện Luật đất đai, việc quy hoạch và xây dựng bảo vệ môi trường, kiểm soát công tác giết mổ gia súc, gia cầm Hai là, đổi mới và hoàn thiện các công cụ quản lý kinh tế. Cần sử dụng tổng hợp các công cụ, trong đó chú trọng công tác kế hoạch hóa, thực hiện đồng bộ các chính sách và coi pháp luật là một trong những công cụ đóng vai trò quyết định. Thông qua việc đổi mới có hiệu quả công tác kế hoạch sẽ xây dựng và hình thành các vùng kinh tế ngoại thành theo hướng nông thôn thủ đô văn minh hiện đại. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô để xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp ngoại thành; xây dựng các chương trình, dự án kinh tế nông nghiệp, nông thôn cụ thể, theo sát đúng với xu hướng phát triển của thị trường. Trên cơ sở đó xây dựng chương trình, kế hoạch huy động tổng lực các nguồn vốn, bố trí, phân bổ vốn huy động được một cách hợp lý để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, cần nhận thức rằng, các kế hoạch chỉ mang tính chất định hướng. Vấn đề là ở chỗ phải định hướng đúng và sử dụng linh hoạt các công cụ để điều tiết kinh tế nông thôn phát triển, đáp ứng yêu cầu thị trường, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, từ đó tìm nguồn và huy động nguồn vốn để đầu tư phát triển. Ba là, phải đổi mới tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với kinh tế. Trên cơ sở đổi mới chức năng quản lý; đổi mới và hoàn thiện các công cụ cần phải đổi mới bộ máy quản lý. Đổi mới bộ máy quản lý kinh tế phải xuất phát 157 từ yêu cầu, nhiệm vụ trong cơ chế mới. Đổi mới bộ máy quản lý kinh tế tốt sẽ có tác động tích cực trở lại thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Trên cơ sở đổi mới tổ chức bộ máy quản lý nhà nước cấp thành phố, cần tiếp tục đổi mới bộ máy quản lý nhà nước cấp cơ sở, huyện, xã làm cho bộ máy quản lý gọn, nhẹ, có hiệu quả, mà việc đầu tiên là phải tuân thủ các nguyên tắc của công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia; trong đó, khâu then chốt, có tính đột phá là cải cách thủ tục hành chính. Sắp xếp hợp lý cơ cấu bộ máy quản lý nông thôn trên cơ sở rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của các sở, phòng, ban... Nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các tổ chức trên. Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, phân công rành mạch rõ ràng để phối hợp được chặt chẽ, đồng bộ; đảm bảo sự điều hành tập trung, thống nhất, thông suốt và kỷ luật cao. Xét đến cùng, đổi mới tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với nông thôn là nhằm huy động mọi nguồn lực, nhất là nguồn lực vốn cho phát triển kinh tế -xã hội nông thôn, hướng đến thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành thủ đô Hà Nội là nông thôn văn minh hiện đại. 158 KẾT LUẬN Phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội theo hướng nông thôn thủ đô văn minh hiện đại đòi hỏi phải đạt được những chỉ tiêu phát triển cao hơn, chất lượng tốt hơn. Để đạt được mục tiêu đó, vấn đề huy động các nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế và thực hiện linh hoạt, sáng tạo các hình thức huy động vốn hướng đến mục đích đảm bảo đủ vốn cho phát triển kinh tế - xã hội tại các huyện ngoại thành Hà Nội là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Trước yêu cầu đó, luận án đã tập trung làm rõ những vấn đề huy động vốn để phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội gồm các nội dung cơ bản sau: 1. Xây dựng khung lý luận về vốn và huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn gắn với địa bàn nghiên cứu là các huyện ngoại thành. Nội dung trên tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính trị và đặt trong bối cảnh mới của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. Đặc biệt phân tích sâu ở hai khía cạnh là vai trò của vốn trong phát triển kinh tế - xã hội và quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể cung vốn với chủ thể cầu vốn cũng như chủ thể trung gian. Đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước và địa phương trong nước liên quan đến nội dung luận án. 2. Từ khung lý thuyết đã xây dựng làm căn cứ lý luận để khảo sát thực trạng quá trình huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội theo phương thức và chủ thể huy động vốn trên nền tảng thể chế cả vĩ mô và vi mô. Đánh giá những kết quả đạt được, những khó khăn bất cập và nguyên nhân của tình hình trên. 3. Xuất phát từ những dự báo về tình hình thế giới và trong nước có ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn nói chung và các huyện ngoại thành Hà Nội nói riêng, và căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành đến năm 2025, tầm nhìn 2030 theo những phương hương đã xác định, luận án đề xuất những giải pháp 159 vừa mang tính chung vừa mang tính đặc thù của địa bàn nghiên cứu, xuất phát từ những nguyên nhân đã được phân tích. Mục đích đóng góp những nghiên cứu có hệ thống dựa vào các căn cứ khoa học kinh tế thị trường hiện đại, đặt trên nền tảng lý luận của kinh tế chính trị Mác-Lê nin. Luận án mong muốn đóng góp những kiến nghị, đề xuất thiết thực, khả thi để đẩy mạnh huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội xứng tầm là nông thôn văn minh, hiện đại. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 1. Ngô Đại Sơn (2017), “Huy động vốn để phát triển nông nghiệp nông thôn, kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Thuế (23), tr.30-31. 2. Ngô Đại Sơn (2017), “Đa dạng hoá nguồn huy động vốn để phát triển kinh tế xã hội ở các huyện ngoài thành Hà Nội”, Tạp chí Tài chính (kỳ 1), tr.90-92. 3. Ngô Đại Sơn (2017), “Giải pháp huy động vốn để phát triển kinh tế xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội”, Tạp chí Tài chính (kỳ 2), tr.78-80. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Đinh Văn Ân (2009), Vượt thách thức, mở thời cơ phát triển bền vững, Nxb Tài chính, Hà Nội. 2. Lê Vũ Anh (2001), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Tây Bắc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 3. Nguyễn Văn Bách, Chu Tiến Quang (chủ biên) (1999), “Phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội. 5. Ban chấp hành Trung ương khóa IX (2002), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông nghiệp, nông dân, nông thôn thời kỳ 2001-2010, Hà Nội. 6. Phạm Đăng Bình và Nguyễn Văn Lập (1998), Từ điển kinh tế, Nxb Hà Nội. 7. Vũ Trọng Bình (2007), Nông thôn Việt Nam: Thực tiễn, hạn chế thực hiện chính sách tại các địa phương, Tham luận Hội thảo "Chiến lược Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá và hội nhập", Hà Nội. 8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011- 2020, Hà Nội. 9. Chi cục thống kê các huyện phía Tây Thành phố Hà Nội, Niên giám thống kê 2005, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, Hà Nội. 10. Chính phủ (2007), Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác, Hà Nội. 11. Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Thống kê, Hà Nội. 12. Nguyễn Sinh Cúc (2013), Tổng quan nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 25 năm thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (khóa VI); Tạp chí Kinh tế và quản lý (số 6), Hà Nội. 13. Nguyễn Sinh Cúc, Nguyễn Văn Tiêm (1995), Đầu tư trong nông nghiệp, thực trạng và triển vọng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Cục thống kê Thành phố Hà Nội, Niên giám thống kê 2005, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, Hà Nội. 15. Mai Ngọc Cường (chủ biên) (1995), Các học thuyết kinh tế - lịch sử phát triển, tác giả và tác phẩm, Nxb thống kê, Hà Nội. 16. Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2010), Văn kiện Đại hội lần thứ XV, Hà Nội. 17. Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2015), Văn kiện Đại hội lần thứ XVI, Hà Nội. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội XI của Đảng, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 25. Nguyễn Thị Bích Đào (2004), Một số vấn đề lý luận và định hướng phát triển kinh tế nông thôn ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Viện kinh tế Việt Nam, Hà Nội. 26. Đề tài cấp bộ (2007), Thực trạng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách đầu tư ở Việt Nam, Viện Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 27. Đề tài cơ sở (2009), Đầu tư ngân sách Nhà nước cho nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng trong thực hiện cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Đề tài cơ sở, Hà Nội. 28. Đề tài cơ sở (2012), Tín dụng hỗ trợ xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam - một số vấn đề lý thuyết, Đề tài cơ sở, Hà Nội. 29. Bùi Quang Dũng (2009), Một số vấn đề phát triển xã hội nông thôn năm 2009 (Lao động và việc làm nông thôn), Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội. 30. Phùng Văn Dũng (2014), Phát triển nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Luận án tiến sỹ kinh tế chính trị, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia, Hà Nội. 31. Hoàng Ngọc Hoà (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. Vương Đình Huệ (2013), Nâng cao hiệu quả đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn, Hà Nội. 33. Nguyễn Văn Hùng (2009), Tăng cường huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, Hà Nội. 34. Phạm Thị Khanh (2003), Huy động vốn phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay, Hà Nội. 35. Phạm Thị Khanh (2007), Phát triển thị trường tín dụng nông thôn góp phần đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 36. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, Tập 35, Nxb Tiến bộ Matxcơva. 37. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, Tập 36, Nxb Tiến bộ Matxcơva. 38. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, Tập 39, Nxb Tiến bộ Matxcơva. 39. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, Tập 45, Nxb Tiến bộ Matxcơva. 40. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, Tập 73, Nxb Tiến bộ, Matxcơva. 41. C. Mác và Ph.Ăng-Ghen (1981), Toàn tập, Tập 3, Nxb Sự thật, Hà Nội. 42. C. Mác và Ph.Ăng-Ghen (2002), Toàn tập, Tập 23, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 43. C. Mác và Ph.Ăng-Ghen (2002), Toàn tập, Tập 25, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 44. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. 45. Trần Thị Ngọc Minh (2012), Vốn để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở Yên Bái. 46. Nam Đỗ Hoài, Đoàn Lê Cao (2001), Xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 47. Vũ Văn Nâm (2009), Phát triển nông nghiệp bền vững, Nxb Thời đại, Hà Nội. 48. Đinh Thị Nga (2017), Tập trung đất và tích tụ vốn trong nông nghiệp ở nước ta, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 49. Ngân hàng thế giới (2007), Báo cáo phát triển Thế giới 2008 về lĩnh vực nông nghiệp, Hà Nội. 50. Trần Viết Nguyên (2015), Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế. 51. Nhà xuất bản chính trị quốc gia (1997), Kinh tế học, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. 52. Nguyễn Quốc Oánh (2012), Nghiên cứu hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành, Hà Nội. 53. Lê Quang Phi (2007), Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 54. Nguyễn Minh Phong (2010), Phát triển thị trường tín dụng nông nghiệp và nông thôn: Kinh nghiệm Trung Quốc và thực tiễn ở Việt Nam, Hà Nội. 55. Nguyễn Minh Phong (2014), Những đột phá cần có về tín dụng cho nông nghiệp, Hà Nội. 56. Đỗ Đức Quân (2009), Phát triển bền vững đồng bằng Bắc bộ trong quá trình phát triển, xây dựng các khu công nghiệp, Đề tài khoa học cấp bộ, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 57. Trần Hồng Quảng (2015), Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 58. Chu Hữu Quý (1996), Phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, nông nghiệp Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 59. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 60. Đặng Kim Sơn, Hoàng Thu Hoà (2002), Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp và nông thôn, Nxb Thống kê, Hà Nội. 61. Lê Quốc Sử (2001), Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI “trong thời đại kinh tế trí thức”, Nxb Thống kê, Hà Nội. 62. Nguyễn Hữu Tập (2010), Phát triển kinh tế nông thôn và tác động của nó đến xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị - Bộ quốc phòng, Hà Nội. 63. Lê Đình Thắng (chủ biên) (2000), “Chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 64. Thành Uỷ Hà Nội (2011), Chương trình 02Ctr/TU ngày 26/4/2016 về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020, Hà Nội. 65. Thành Uỷ Hà Nội (2011), Chương trình 02Ctr/TU ngày 29/8/2011 về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân 2011 - 2015, Hà Nội. 66. Lê Sỹ Thọ (2016), Huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội, Học viện Tài chính, Hà Nội. 67. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 05 tháng 5 năm 2008 về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội. 68. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/ 4/ 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới, Hà Nội. 69. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2011 về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội. 70. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 124/QĐ-TTg, ngày 02 tháng 02 năm 2012 về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, Hà Nội. 71. Đoàn Xuân Thuỷ (2009), Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 72. Đoàn Xuân Thuỷ (2011), Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 73. Tổng cục thống kê (2010), Báo cáo điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá gia đình, Hà Nội. 74. Tổng cục Thống kê (2012), Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011, Hà Nội. 75. Tổng cục Thống kê (2012), Niên giám thống kê Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội. 76. Tổng cục Thống kê (2013), Niên giám thống kê Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội. 77. Tổng cục Thống kê (2014), Niên giám thống kê Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội. 78. Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường đại học quốc gia Hà Nội (2002), Phát triển bền vững miền núi Việt Nam, 10 năm nhìn lại và những vấn đề đặt ra, Hà Nội. 79. Trung tâm tri thức doanh nghiệp quốc tế (2009), Nông dân dựa vào đâu, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 80. Nguyễn Từ (2004), Nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 81. Cấn Quang Tuấn (2009), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ ngân sách nhà nước do thành phố Hà Nội quản lý, Học viện Tài chính, Hà Nội. 82. Ủy ban nhân dân các huyện ngoại thành Hà Nội, Đề án về công tác dồn điền đổi thửa, Hà Nội. 83. Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì (2016), Báo cáo việc thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội. 84. Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ (2016), Báo cáo việc thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội. 85. Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng (2016), Báo cáo việc thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội. 86. Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh (2016), Báo cáo việc thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội. 87. Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm (2016), Báo cáo việc thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội. 88. Ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức (2016), Báo cáo việc thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội. 89. Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh (2016), Báo cáo việc thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội. 90. Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức (2016), Báo cáo việc thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội. 91. Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên (2016), Báo cáo việc thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội. 92. Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ (2016), Báo cáo việc thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội. 93. Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai (2016), Báo cáo việc thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội. 94. Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn (2016), Báo cáo việc thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội. 95. Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất (2016), Báo cáo việc thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội. 96. Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai (2016), Báo cáo việc thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội. 97. Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì (2016), Báo cáo việc thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội. 98. Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín (2016), Báo cáo việc thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội. 99. Ủy ban nhân dân huyện Ứng Hòa (2016), Báo cáo việc thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội. 100. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2016), Báo cáo phát triển kinh tế của thành phố Đà Nẵng. 101. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2009), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Thành phố Hà Nội đến năm 2020, Hà Nội. 102. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2010), Báo cáo "Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông thôn các huyện", Hà Nội. 103. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2010), Báo cáo "Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn", Hà Nội. 104. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2010), Đề án xây dựng nông thôn mới các huyện ngoại thành, Hà Nội. 105. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2012), Quyết định số 17/2012/QĐ- UBND ngày 09 tháng 7 năm 2012 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng 2030, Hà Nội. 106. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2014), Báo cáo tổng kết 5 năm hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã, Hà Nội. 107. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2014), Quyết định số 31/2014/QĐ- Ủy ban nhân dân ngày 04 tháng 08 năm 2014 về việc ban hành quy định về chính sách khuyến khích phát triển làng nghề, Hà Nội. 108. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo hoạt động của các quỹ TDND trên địa bàn 17 huyện ngoại thành, Hà Nội. 109. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo hoạt động của chi nhánh Agribank trên địa bàn các huyện ngoại thành, Hà Nội 110. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo hoạt động của chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội trên địa bàn 17 huyện ngoại thành Hà Nội, Hà Nội. 111. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo Kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015 tại các huyện phía Tây, Hà Nội. 112. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo Kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015 của các huyện ngoại thành, Hà Nội. 113. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình 02/CTr-TU của Thành ủy, Hà Nội. 114. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo Kinh tế - xã hội và Niên giám thống kê các huyện ngoại thành, Hà Nội. 115. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2015), Niên giám thống kê Hà Nội và 17 huyện ngoại thành, Hà Nội. 116. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2015), Niên giám thống kê từ năm 2007 đến 2015, Hà Nội. 117. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2015), Niên giám thống kê, Hà Nội. 118. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2015), Tổng hợp và tính toán dựa trên Điều tra lao động việc làm, Hà Nội. 119. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2015), Tổng hợp và tính toán từ Niên giám thống kê, Hà Nội. 120. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2016), Báo cáo kinh tế - xã hội hàng năm của các huyện ngoại thành, Hà Nội. 121. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2016), Niên giám thống kê, Hà Nội. 122. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2016), Sở Tài nguyên - Môi trường, Hà Nội. 123. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2016), Tổng hợp số liệu điều tra tại 7 huyện ngoại thành, Hà Nội. 124. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2011), Quyết định 36/2011/QĐ - Uỷ ban nhân dân ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân thành phố, về ban hành Quy định về chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội. II. Tài liệu tiếng nước ngoài 125. Cuong Tat Do (2015), Investment and agricultural development in developing countries - the case in Vietnam, Nxb Agriculture, Hanoi. 126. David L. Debertin, Stephan J.Goetz (2013), Social Capital formation in rural, urban and suburban communities, Nxb Statistical, Hanoi. 127. Elies Seguí-Mas, Ricardo J.Server Izquierdo (2012), Financial resources in rural development - an analysis of relational capital in credit cooperatives, Nxb Knowledge. 128. Fedes C.van Rijn (2014), The role of social capital in agricultural development projects, (English) London. 129. Hans Westlund, Kiyoshi Kobayashi (2013), Social capital and rural development in the knowledge society (New Horizons in regional science series), (English) Nathan. 130. Jikun Huang, Hengyun Ma (2010), Capital formation and agriculture development in China, Hai2 A.PasT.Palanivel, Pro-poor Policy and Growth: The Asia Pacific Regional Program Experience on Macroeconomic Poverty Reduction, United Nations Development Program's Agricultural Development Policy. 131. Joanna Mitchell-Brown (2013), Revitalizing the first-suburbs: The importance of the social capital - community development link in suburban neighborhood revitalization, (English) London. 132. Khan S., Kazami S., Rifaqat Z. (2007), Harnessing and guiding social capital for rural development, (English) Nathan. 133. M. Woolcock, D. Narayan (2000), Social capital: implication for development theory, research and policy, World Development Indicators. 134. Massoud Karshenas (1999), Agriculture and economic development in Sub- Sahara Africa and Asia. World Development Indicators. 135. OECD (2006), Investment priorities for rural development. World Development Indicators. 136. Rashid Solagberu Adisa (2012), Rural development - contemporary issues and practices, World Development Indicators.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_von_cho_phat_trien_kinh_te_xa_hoi_o_cac_huyen_ngoai.pdf
Luận văn liên quan