Luận án Xây dưng chỉ tiêu tổng hợp đo lường chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Dựa vào số liệu thực tế, tác giả đã tiến hành phân tích chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006-2015 trên từng khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường. Phân tích đã cung cấp bức tranh khái quát về chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam, nhận định những mặt tích cực cũng như những hạn chế về tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Đó là những gợi mở đối với các nhà quản lý trong việc ban hành các chủ chương chính sách nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới. Qua phương pháp tính toán chỉ tiêu tổng hợp chất lượng tăng trưởng kinh tế đã đề xuất trong chương 2, tác giả tiến hành thử nghiệm tính toán chỉ tiêu tổng hợp chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2006-2015. Qua đó khẳng định tính khả thi của việc tính toán chỉ tiêu tổng hợp chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam đồng thời làm căn cứ cho các phân tích, nhận định về chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2006-2015. Việc tính toán và tính chính xác của chỉ tiêu tổng hợp chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguồn thông tin hiện có. Qua việc tính toán chỉ tiêu tổng hợp, tác giả cũng đưa ra một số nhận định khi triển khai tính toán chỉ tiêu tổng hợp chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam làm căn cứ xác đáng các kế hoạch, mục tiêu về tăng trưởng kinh tế trong tương lai.

docx138 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 666 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xây dưng chỉ tiêu tổng hợp đo lường chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho số người trong độ tuổi chưa tham gia làm việc (thất nghiệp hoặc đang đi học hoặc bị khuyết tật,...). Số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc liên tục tăng lên qua các năm. Số liệu về lao động đang làm việc của một số năm được thể hiện qua Hình 3-15. Nguồn: Tổng cục Thổng kê. Hình 3-15: Lao động đang làm việc Tốc độ tăng lao động làm việc đã chậm lại: nếu bình quân năm thời kỳ thời kỳ 2006-2010 tăng 2,77%, thì thời kỳ 2011-2015 chỉ còn tăng 0,97% (trong khi đó thời kỳ 1991-1995 tăng 2,32%, thời kỳ 1996-2000 tăng 2,34%, thời kỳ 2001-2005 tăng 2,9%). Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam thuộc loại thấp, một mặt do thực tế của Việt Nam khác với thế giới (những người làm việc trong khu vực không chính thức lớn); mặt khác do bảo hiểm thất nghiệp tự nguyện còn ít, trợ cấp thấp,... tỷ lệ thiếu việc làm cũng ở mức khá thấp (xem Hình 3-16). ■ Thất nghiệp Thiếu việc làm Nguồn: Tống cục Thống kê. Hình 3-16: Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm Tuy nhiên, về lao động việc làm cũng còn đặt ra một số vấn đề cần giải quyết. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi tuy thấp (năm 2016 tỷ lệ thất nghiệp là 2,3%), nhưng về số tuyệt đối cũng lên đến hàng triệu người do quy mô lượng lượng lao động khá lớn. Đó là tính theo “chuẩn” quốc tế; còn thực tế ở Việt Nam, khu vực không chính thức còn chiếm tỷ trọng lớn (55,9%), thì có một lực lượng đáng kể làm việc ít thời gian hom, với thu nhập vừa thấp, vừa bấp bênh. Đáng lưu ý là số thanh niên (từ 15 đến 24 tuổi) có tỷ lệ thất nghiệp khá cao (7,04% hay cứ gần 15 người có 1 người thất nghiệp), trong đó có cả những người tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng. Tỷ lệ thiếu việc làm vẫn còn cao. Thất nghiệp và thiếu việc cần được đặc biệt quan tâm, bởi tình trạng này không những không tạo ra thu nhập để nuôi sống bản thân, mà còn phải phụ thuộc vào người có việc làm. Điều đáng quan tâm là tình trạng “nhàn cư vi bất thiện”. Người thất nghiệp, thiếu việc làm dễ sa vào các tệ nạn xã hội, tạo gánh nặng cho gia đình, cộng đồng và nhà nước. Cơ cấu lao động tuy tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, nhưng tỷ trọng lao động đang làm việc ở nhóm ngành nông, lâm nghiệp- thủy sản còn cao; ở nhóm ngành công nghiệp- xây dựng, ở nhóm ngành dịch vụ vẫn còn thấp. Tỷ trọng lao động trong nhóm ngành nông, lâm nghiệp- thủy sản còn cao, trong khi nhóm ngành này có năng suất lao động thấp nhất. Lao động nông nghiệp chủ yếu vẫn là “lấy công làm lãi”; lao động công nghiệp phần lớn còn là gia công lắp ráp; lao động dịch vụ chưa chuyên nghiệp còn kiêm nhiệm nhiều. Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, tốc độ tăng số lao động đang làm việc cao lên, nên tốc độ tăng năng suất lao động sẽ chậm lại (năm 2015 tốc độ tăng năng suất lao động chỉ còn 6,49%). Mức năng suất lao động tính bằng USD của Việt Nam chỉ bằng 4,4% của Singapore, bằng 17,4% của Malaysia, bằng 35,2% của Thái Lan, bằng 48,5% của Philipines, bằng 48,8% của Indonesia,... Tỷ lệ lao động qua đào tạo tuy tăng lên nhưng hiện còn ở mức rất thấp; cơ cấu đào tạo còn bất hợp lý về ngành nghề, lý thuyết- thực hành, về tỷ lệ giữa công nhân kỹ thuật/trung cấp/đại học, cao đẳng là 1 : 0,78 : 2,2 (có nghĩa là cứ có 1 công nhân kỹ thuật 1, thì sẽ có 0,78 trung cấp và có 2,2 đại học, cao đẳng); giữa đào tạo với làm việc thực tế (sử dụng),... Cơ cấu lao động đang làm việc theo độ tuổi đã chuyển dịch, nhóm tuổi từ 15-29 giảm từ 31% năm 2010 xuống còn 25,6% năm 2015; nhóm trên 50 tuổi tăng từ 20,5% năm 2010 lên 26,3% năm 2015,... Chất lượng tăng trưởng xét về mặt xã hội về chỉ số phát triển con người (HDI) tính đến năm 2014 đã đạt 95,1% mục tiêu. Trong đó, chủ yếu là do chỉ số về tuổi thọ tăng khá, số năm học bình quân đầu người của Việt Nam ở mức thấp so với chuẩn cao (7,8 năm so với 13 năm) và chỉ số về thu nhập (GNI bình quân đầu người) còn thấp. Một số chỉ tiêu quan trọng khác là các chỉ tiêu có liên quan đến nghèo, khoảng cách nghèo, trong đó có hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (Hệ số Gini), Gini càng gần 0 thì càng bình đẳng; càng gần 1 thì càng bất bình đẳng. Hệ số Gini của Việt Nam quan các năm như Hình 3-17: Nguồn: Tổng cục Thắng kê Hình 3-17: Hệ số Gỉnỉ qua các năm Theo đó, hệ số Gini của Việt Nam chưa đến mức bất bình đẳng cao trong phân phối thu nhập. Nhưng đây là hệ số cao hơn hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập theo tiêu chuẩn (từ 0,32-0,38) của một nước công nghiệp và cao hơn hệ số của một số nước lân cận (Campuchia, Indonesia, Thái Lan - từ 0,33 đến dưới 0,4). Tỷ lệ nghèo của Việt Nam qua một số năm được thể hiện qua Hình 3-18. Nguồn: Tổng cục Thắng kê Hình 3-18: Tỷ lệ hộ nghèo Theo đó, tỷ lệ nghèo thu nhập đã giảm từ 15,5% năm 2004 xuống còn 7% năm 2015; bình quân mỗi năm trong thời gian trên giảm gần 1 điểm phần trăm. Tỷ lệ nghèo ở khu vực thành thị (2,5%) ở một số vùng còn thấp hơn (Đông Nam Bộ 0,7%, Đồng bằng sông Hồng 3,2%; Đồng bằng sông Cửu Long 6,5%). Đây là kết quả tích cực của tăng trưởng kinh tế, giảm sinh,... và việc thực hiện các chương trình, chính sách về xóa đói giảm nghèo (chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo, chính sách hỗ trợ học sinh nghèo về giáo dục - đào tạo, chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số, chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, chính sách tín dụng ưu đãi, chính sách hỗ trợ giúp pháp lý cho người nghèo, chính sách hỗ trợ tiền điện,....). Tuy nhiên, việc giảm nghèo chưa thật bền vững, tỷ lệ nghèo ở nông thôn (9,2%) và một số vùng còn cao (Trung du và miền núi phía Bắc 16%, Tây Nguyên 11,3%, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 9,8%). Việc giảm nghèo chưa bền vững, tình trạng tái nghèo và cận nghèo còn nhiều. Đó là mới chỉ xem xét tỷ lệ nghèo về thu nhập, còn tỷ lệ nghèo đa chiều ước tính vẫn ở mức từ 1/5 đến 1/4 dân số cả nước. Một chỉ tiêu quan trọng về xã hội nói chung và liên quan đến giàu/nghèo là chênh lệch giàu/nghèo - chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người 1 tháng giữa nhóm hộ dân cư cao nhất và thấp nhất trong 5 nhóm thu nhập (xem Hình 3-19). Nguồn: Tổng cục Thắng kê Hình 3-19: Chênh lệch thu nhập bình quân đầu người giữa nhóm cao nhất và nhóm thấp nhất Chênh lệch thu nhập bình quân đầu người giữa nhóm cao nhất và nhóm thấp nhất được nhận diện ở các góc độ khác nhau. Ở góc độ thứ nhất là chênh lệch giữa nhóm giàu nhất với nhóm nghèo nhất tăng lên nhanh chóng. Vào các năm trước 2000, tuy có điều tra, nhưng do mẫu điều tra nhỏ, độ tin cậy của số liệu chưa cao, nhưng mức chênh lệch còn thấp (năm 1990 là 4,1 lần, năm 1991 là 4,2 lần, năm 1993 là 6,2 lần, năm 1994 là 6,5 lần, năm 1995 là 7 lần, năm 1996 là 7,3 lần, năm 1999 là 7,6 lần) sau đó tăng nhanh. Nguyên nhân chủ yếu chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, phân phối hiện vật có tính bình quân, chuyển sang cơ chế thị trường, nên thu nhập giữa các tầng lớp dân cư có sự chênh lệch là không tránh khỏi. Một yếu tố quan trọng khác khi chuyển sang cơ chế thị trường, nhưng là thị trường chưa hoàn chỉnh, cơ chế chính sách có nhiều kẽ hở, nên một bộ phần dân cư đã làm giàu nhờ lợi dụng hoặc lách chính sách,... Ở góc độ thứ hai, với một nền kinh tế mới chuyển đổi nhưng chênh lệch giữa nhóm giàu và nhóm nghèo đã ở mức tương đương, thậm chí còn cao hơn so với những nước có hàng trăm năm trải qua nền kinh tế thị trường (như Hoa Kỳ 9 lần, Thái Lan 7,6 lần, Canada 5,2 lần, Nhật Bản 3,4 lần, Hàn Quốc 5,3 lần, Indonesia 4,6 lần, Ấn Độ 5,7 lần, Anh 7,1 lần, Italia 4,2 lần, Pháp 5,6 lần, Đức 4,7 lần, Australia 7 lần,....) Chất lượng tăng trưởng xét về mặt môi trường Môi trường là một trong 3 đỉnh của tam giác phát triển (kinh tế, xã hội, môi trường), là yếu tố quan trọng của phát triển bền vững. Theo tính toán sơ bộ, thiệt hại về môi trường do bão, lũ, ô nhiễm,... đã làm cho GDP bị giảm trên dưới 2%. Hơn nữa, Việt Nam còn là một trong 5 nước được dự báo sẽ bị thiệt hại lớn nhất khi nước biển dâng do biến đổi khí hậu. Có nhiều chỉ tiêu về môi trường, nhưng việc thu nhập, tổng hợp thông tin gặp khó khăn. Ở đây chỉ đề cập đến một số mặt liên quan đến bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý nước thải công nghiệp, xử lý nước thải nông nghiệp, xử lý nước thải y tế, xử lý ô nhiễm không khí và xử lý chất thải khí,... với một số chỉ tiêu chủ yếu. - Tỷ lệ che phủ rừng: số liệu về tỷ lệ che phủ rừng của một số năm được thể hiện qua Hình 3-20. Nguồn: Tổng cục Thắng kê Hình 3-20: Tỷ lệ che phủ rừng Nhìn tổng quát, tỷ lệ che phủ rừng đã có xu hướng tăng lên qua các năm. Kết quả này đạt được nhờ nhiều biện pháp được thực hiện. Diện tích rừng trồng tập trung tính từ năm 1995 đến năm 2015 đã đạt hơn 3,5 triệu ha, bình quân 1 năm đạt khoảng 170 nghìn ha. Cơ chế khoán rừng, giao rừng góp phần hạn chế tình trạng phá rừng. An ninh lương thực được bảo đảm với lượng gạo xuất khẩu lớn, kéo dài trong 30 năm cũng góp phần hạn chế phá rừng làm rẫy, du canh du cư, du cư du mục,... Tuy nhiên, tỷ lệ che phủ rừng cho đến hiện nay vẫn chưa bằng năm 1943 - năm trước cách mạng. Diện tích rừng bị cháy và bị chặt phá qua các năm như Hình 3-21: Nguồn: Tổng cục Thống kê Hình 3-21: Diện tích rừng bị cháy, bị chặt phá Tổng diện tích rừng bị cháy, bị chặt phá rất lớn, hàng năm lên đến hàng nghìn ha, có năm lên đến hàng chục nghìn ha. Tỷ lệ che phù rừng tuy vẫn đạt khá, nhung chất lượng rừng đã bị “nghèo” hon. Sản lượng gỗ khai thác hàng năm vẫn rất lớn (xem Hình 3-22). Nguồn: Tổng cục Thống kê Hình 3-22: Sản lượng gỗ khai thác Sản lượng gỗ khai thác lớn và tăng nhanh qua các năm tuy có làm tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp, tăng kim ngạch xuất khẩu,... nhung với quy mô và tốc độ tăng nhanh như trên thì không thể tái sinh rừng, trồng rừng kịp được,... mà rừng không chỉ là gỗ củi, mà quan trọng là chống lũ, điều hòa khí hậu,... về xử lý nước thải sinh hoạt, cả nước hiện có 29 nhà máy xử lý tập trung, với tổng công suất khoảng 790 nghìn m3/ngày. Tỷ lệ xử lý nước thải sinh hoạt năm 2014 đạt khoảng 10-11%, tăng khoảng 4-5% so với năm 2010. Trong tổng số 786 đô thị trên cả nước, có 40 đô thị có công trình xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quy định, trong đó có đô thị đặc biệt đạt 2/2, đo thị loại I đạt 8/15, đô thị loại II đạt 10/24, đô thị loại III đạt 7/42, đô thị loại V đạt 13/630. về xử lý nước thải công nghiệp, trong 209 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, có 165 khu đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tâp trung (chiếm 78,9% tổng số); 24 khu đang xây dựng (chiếm 11,5% tổng số), còn lại đang xây dựng lộ trình đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung. Trong 878 cụm công nghiệp (với trên 32,84 nghìn ha) có 614 cụm đang hoạt động (với diện tích trên 16,25 nghìn ha), nhưng chỉ có khoảng 3-5% có hệ thống xử lý nước thải tập trung, còn lại là tự xử lý hoặc xả thải trực tiếp ra môi trường,... về xử lý nước thải nông nghiệp, ước tính có 8,5 triệu hộ chăn nuôi, 18 nghìn trang trại chăn nuôi, nhưng chưa đến 9% hộ, trang trại xây dựng hầm biogas; 10% có chuồng trại hợp vệ sinh, còn 23% số hộ chăn nuôi xả thẳng chất thải ra môi trường. về xử lý nước thải y tế, mới có các bệnh viện thuộc Bộ Y tế đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung, còn phần lớn các bệnh viện thuộc ngành khác hoặc địa phương quản lý, các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung,... về xử lý ô nhiễm không khí và xử lý chất thải khí, do sự gia tăng của các phương tiện giao thông cơ giới, do nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, nhất là các nhà máy xi măng, khai khoáng, nhiên liệu,... còn sử dụng công nghệ lạc hậu, quản lý môi trường kém, do hoạt động sản xuất nông nghiệp, làng nghề,... Bài học của nhiều nước và của Việt Nam cho thấy, để đạt được mục tiêu cuối cùng không phải bằng chạy theo tốc độ tăng cao như hiện nay mà bằng sự bền vững của tốc độ tăng đó nhờ nâng cao chất lượng tăng trưởng. Thử nghiệm tính chỉ tiêu tổng hợp chất lượng tăng trưởng kỉnh tế Việt Nam Như đã trình bày trong mục 2.2.3.1, có 12 chỉ tiêu được lựa chọn để tính toán chỉ tiêu tổng hợp chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Trong đó có chỉ tiêu chỉ được tính bình quân trong cả thời kỳ, có chỉ tiêu tính theo chu kỳ 2 năm, có chỉ tiêu thì không đủ độ dài trong giai đoạn 2006-2015,... Qua công bố của Tổng cục Thống kê, các chỉ tiêu trong tính toán chỉ tiêu tổng hợp chất lượng tăng trưởng được thể hiện qua Bảng 3-2: Bảng 3-2: Các chỉ tiêu trong tính toán chỉ tiêu tổng hợp chất lượng tăng trưởng kinh tế Năm Tốc độ tăng GDP (%) Tỷ trọng đóng góp của tốc độ tăng TFP vào tốc độ tăng GDP (%) Hệ số ICOR (lần) Năng suất lao động xã hội (trđ/người) Tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa so với GDP (%) Tốc độ tăng GDPbình quân đầu người (giá so sánh) (%) Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ (%) Kỳ vọng sống khi sinh (tuổi) Tỷ lệ nghèo (%) Hệ số giãn cách thu nhập (lần) Tỷ lệ che phủ rừng(%) Diện tích rừng bị cháy, bị phá (ha) (A) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) 2006 6,98 24,1 60,0 4,0 93,6 72,3 15,5 8,4 5502 2007 7,13 27,6 62,7 4,2 93,8 72,8 6536 2008 5,66 -4,52 6,96 34,8 64,3 2,8 93,6 72,8 13,4 8,9 38,7 4577 2009 5,40 37,9 57,2 2,6 94,0 72,8 39,1 3221 2010 6,42 44,0 65,3 3,6 93,7 72,9 14,2 9,2 39,5 8677 2011 6,24 21,53 55,2 72,7 3,5 94,2 73,0 12,6 39,7 8457 2012 5,25 19,08 63,1 73,8 3,1 94,7 73,0 11,1 9,4 40,7 3937 2013 5,42 30,26 6,91 68,7 77,1 3,8 94,8 73,1 9,8 41,0 1700 2014 5,98 39,71 74,7 80,7 4,9 94,7 73,2 8,4 9,7 40,4 1892 2015 6,68 32,95 79,4 83,8 6,5 94,9 73,3 7,0 41,2 1889 Nguôn: Tông cục Thông kê Với điều kiện dữ liệu nêu ở bảng trên, chúng ta thấy có những năm không có dữ liệu (chẳng hạn đối với chỉ tiêu tỷ lệ hộ nghèo hay hệ số giãn cách thu nhập). Đối với những trường hợp này, tác giả xử lý bằng cách ngoại suy từ số liệu các năm trước và năm sau đó (theo cách tính bình quân giản đơn). Đối với các chỉ tiêu chỉ có số liệu bình quân trong cả thời kỳ đó (Hệ số ICOR và Tỷ lệ đóng góp TFP vào tốc độ tăng trưởng), tác giả lấy giá trị bình quân trong cả giai đoạn gán cho từng năm. Riêng đối với chỉ tiêu tỷ lệ che phủ rừng, do 2 năm đầu trong giai đoạn nghiên cứu không có số liệu, tác giả sử dụng phương pháp dự đoán bằng lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân để ước tính dữ liệu cho hai năm đầu. Vì đây là những số liệu phục vụ cho việc tính toán thử nghiệm, trong thực tiễn khi tính toán sẽ cần nghiên cứu, phân tích thật kỹ để ước lượng các giá trị khuyết thiếu. Các số liệu sau khi đã ngoại suy theo các phương pháp đã nêu được thể hiện trong Bảng 3-3: Bảng 3-3: Các chỉ tiêu trong tính toán chỉ tiêu tổng hợp chất lượng tăng trưởng kinh tế (sau khỉ ngoại suy) Năm Tốc độ tăng GDP (%) Tỷ trọng đỏng góp của TFP vào tốc độ tăng GDP (%) Hệ số ICOR (lần) Năng suất lao động xã hội (trđ/người) Tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa so với GDP (%) Tốc độ tăng GDPbình quân đầu người (giá so sánh) (%) Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ (%) Kỳ vọng sống khi sinh (tuổi) Tỷ lệ nghèo (%) Hệ số giãn cách thu nhập (lần) Tỷ lệ che phủ rừng (%) Diện tích rừng bị cháy, bị phá (ha) (A) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) 2006 6,98 -4,52 6,96 24,1 60,0 4,0 93,6 72,3 15,5 8,4 38,0 5502 2007 7,13 -4,52 6,96 27,6 62,7 4,2 93,8 72,8 14,5 8,7 38,3 6536 2008 5,66 -4,52 6,96 34,8 64,3 2,8 93,6 72,8 13,4 8,9 38,7 4577 2009 5,40 -4,52 6,96 37,9 57,2 2,6 94,0 72,8 13,8 9,1 39,1 3221 2010 6,42 -4,52 6,96 44,0 65,3 3,6 93,7 72,9 14,2 9,2 39,5 8677 2011 6,24 21,53 6,91 55,2 72,7 3,5 94,2 73,0 12,6 9,3 39,7 8457 2012 5,25 19,08 6,91 63,1 73,8 3,1 94,7 73,0 11,1 9,4 40,7 3937 2013 5,42 30,26 6,91 68,7 77,1 3,8 94,8 73,1 9,8 9,6 41,0 1700 2014 5,98 39,71 6,91 74,7 80,7 4,9 94,7 73,2 8,4 9,7 40,4 1892 2015 6,68 32,95 6,91 79,4 83,8 6,5 94,9 73,3 7,0 9,9 41,2 1889 Nguôn: Tông cục Thông kê, tính toán của tác giả Chuẩn hóa dữ liệu Với dữ liệu hiện có, tất cả các trường hợp đều sử dụng phương pháp chuẩn hóa min-max với thang điểm từ 1 đến 10, cụ thể được áp dụng theo công thức 2.17 như sau: Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, đối với các chỉ tiêu dạng nghịch: như hệ số ICOR, hệ số giãn cách - Các chỉ tiêu này chính là đại lượng nghịch đảo (theo quan hệ tích số) của các chỉ tiêu nghiên cứu. Khi tính toán các chỉ tiêu nghịch đảo sẽ lấy 1 chia cho các chỉ tiêu nghiên cứu đã được tính toán. Đối với chỉ tiêu tỷ lệ hộ nghèo là tỷ trọng của một bộ phận cấu thành từ 2 bộ phận trái ngược nhau của tổng thể tức là có quan hệ tổng với nhau, thì lấy 100 trừ đi giá trị sau đó áp dụng theo công thức trên. Đối với chỉ tiêu diện tích rừng bị cháy, bị phá là chỉ tiêu có quan hệ không cùng chiều, giá trị tăng thêm lại phản ánh hiện tượng có xu hướng tiêu cực hơn. Đồng thời đây là chỉ tiêu có khoảng biến thiến khá lớn để giảm bớt sự khác biệt giữa các trường hợp, chúng ta lấy logarit cơ số tự nhiên (ln) của các giá trị sau đó. Cụ thể được áp dụng theo công thức sau: x9 + l Inĩ -In V. max rmn Trong đó các giới hạn min - max được xác định bằng cách lấy giá trị trung bình cộng trừ với 3 lần độ lệch chuẩn (X ± 3 X s) (Công thức 3.1) để bảo đảm giá trị min là giá trị nhỏ nhất so với các giá trị nghiên cứu và giá trị max là giá trị lớn nhất so với các giá trị nghiên cứu. Việc xác định giá trị min-max theo công thức 3.1 sẽ phụ thuộc vào mức độ biến động thực tế của chỉ tiêu trong giai đoạn nghiên cứu. Tuy nhiên công thức này sẽ phù hợp hơn khi chúng ta nghiên cứu trong một giai đoạn tương đối dài. Tuy nhiên có một số trường hợp, khi giá trị min và max được xác định theo công thức 3.1 lại là các giá trị mà thực tế không thể xảy ra, chẳng hạn như năng suất lao động xã hội không thể nhận giá trị âm. Trong trường đó sẽ lấy giátrị tối thiểu hoặc tối đa mà trong thực tế có thể xảy ra, cụ thể các giá trị min - max được thể hiện trong Bảng 3-4: Bảng 3-4: Giá trị Mỉn-Max dùng để chuẩn hóa Chỉ tiêu Min Max Tốc độ tăng GDP 4,07 8,16 Tỷ trọng đóng góp của tốc độ tăng TFP vào tốc độ tăng GDP -43,09 67,28 l/(Hệ số ICOR) 0,14 0,15 Năng suất lao động xã hội 0,00 110,95 Tỷ lệ xuất khấu hàng hóa so với GDP 42,41 97,11 Tốc độ tăng GDP bình quân đầu người (tính theo giá so sánh) 0,49 7,31 Tỷ lệ dân số từ 15 tuối trở lên biết chữ 92,61 95,79 Kỳ vọng sống khi sinh 72,09 73,75 100 - Tỷ lệ nghèo 79,47 96,48 l/(Hệ số giãn cách thu nhập) 0,09 0,13 Tỷ lệ che phủ rừng 36,26 43,07 Logarit (Diện tích rừng bị cháy, bị phá) 6,43 10,13 Dựa vào các giá trị min-max, áp dụng công thức đã nêu trên, chẳng hạn đối với chỉ tiêu tốc độ tăng GDP, chúng ta chuẩn hóa như sau: • 8,18 — 6,98 n . 1 -7 An 1 X -1 __Ẵ 1 ' — --■> xA_ _ -1 1 A, - - X 9 +1 = 7,40; lân lượt chuân hóa năm của từng chỉ tiêu, 8,16-4,07 & giá trị sau khi đã được chuẩn hóa được thể hiện ở Bảng 3-5: Bảng 3-5: Các chỉ tiêu trong tính toán chỉ tiêu tổng hợp chất lượng tăng trưởng kinh tế đã chuẩn hóa Năm Tốc độ tăng GDP Tỷ trọng đỏng góp của TFP vào tốc độ tăng GDP l/(Hệ sổ ICOR) Năng suất lao động xã hội Tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa so với GDP Tốc độ tăng GDP bình quân đầu người (giá so sánh) Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ Kỳ vọng sống khi sinh 100- Tỷ lệ nghèo l/(Hệ số giãn cách thu nhập) Tỷ lệ che phủ rừng Ln(Diện tích rừng bị cháy, bị phá) (A) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) 2006 7,40 4,15 4,08 2,95 3,89 5,63 3,80 2,16 3,66 8,23 3,28 4,70 2007 7,73 4,15 4,08 3,24 4,34 5,90 4,37 4,85 4,22 7,30 3,76 4,28 2008 4,50 4,15 4,08 3,82 4,60 4,05 3,80 4,85 4,77 6,42 4,23 5,14 2009 3,92 4,15 4,08 4,07 3,43 3,79 4,93 4,85 4,56 5,92 4,76 6,00 2010 6,17 4,15 4,08 4,57 4,77 5,10 4,08 5,39 4,35 5,44 5,28 3,59 2011 5,77 6,27 6,92 5,48 5,98 4,97 5,50 5,93 5,20 5,12 5,55 3,65 2012 3,59 6,07 6,92 6,12 6,16 4,45 6,92 5,93 5,99 4,81 6,87 5,51 2013 3,97 6,98 6,92 6,57 6,71 5,37 7,20 6,47 6,68 4,36 7,27 7,55 2014 5,20 7,75 6,92 7,06 7,30 6,82 6,92 7,01 7,42 3,93 6,47 7,29 2015 6,74 7,20 6,92 7,44 7,81 8,93 7,48 7,55 8,16 3,47 7,53 7,30 Tính các chỉ tiêu thành phần Từ các giá trị đã chuẩn hóa của từng chỉ tiêu, tiến hành tính toán chỉ tiêu thành phần (từng khía cạnh đối với kinh tế, xã hội và môi trường) theo công thức bình quân nhân giản đơn. Chẳng hạn đối với năm 2006, chỉ số kinh tế được tính toán như sau: 7, = 3/7,40 X 4,15 X 4,08 X 2,95 X 3,89 = 4,282, lần lượt tính toán cho các năm khác và tương tự đối với chỉ số xã hội và môi trường. Kết quả chỉ tiêu thành phần của từng khía cạnh được thể hiện ở Bảng 3-6: Bảng 3-6: Chỉ tiêu thành phần trong tính chỉ tiêu tổng hợp chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam Năm Chỉ số kinh tể Chỉ số xã hội Chỉ số môi trường 2006 4,282 4,252 3,927 2007 4,496 5,212 4,008 2008 4,219 4,698 4,663 2009 3,922 4,762 5,341 2010 4,691 4,840 4,354 2011 6,066 5,334 4,500 2012 5,637 5,548 6,153 2013 6,101 5,922 7,408 2014 6,785 6,262 6,871 2015 7,214 6,775 7,413 Từ bảng số liệu trên, để thấy rõ hơn về xu hướng biến động của từng chỉ tiêu thành phần, có thể biểu diễn trên Hình 3-23: Hình 3-23: Chỉ tiêu thành phần trong tính chỉ tiêu tổng hợp chất lượng tăng trưởng kinh tế Qua số liệu và đồ thị có thể dễ dàng nhận thấy trong giai đoạn 2006-2015, từng khía cạnh (kinh tế, xã hội và môi trường) có xu hướng biến động khác nhau, thậm chí có năm còn có xu hướng biến động ngược chiều nhau. Trong 3 khía cạnh nghiên cứu, có thể thấy khía cạnh về xã hội có xu hưởng “ổn định” nhất; khía cạnh về kinh tế và môi trường gần như có xu hướng biến động “ngược chiều” nhau, có nghĩa là khi khía cạnh về kinh tế có dấu hiệu khả quan (tăng lên) thì khía cạnh về môi trường lại có xu hướng “tiêu cực” hơn, hay có thể cho rằng chúng ta tăng trưởng kinh tế nhưng chưa chú ý đến yếu tố bảo vệ môi trường, thậm chí còn hủy hoại môi trường. Tuy nhiên trong 2 năm (2014 và 2015) xu thế này gần như đã tránh được, cả hai khía cạnh về kinh tế và môi trường đều có cùng xu hướng tốt dần lên. Tính chỉ tiêu tổng hợp chất lượng tăng trưởng Khi đã có chỉ số từng thành phần, công việc tiếp theo là tính toán chỉ tiêu tổng hợp. Như đã đề cập, tác giả lựa chọn công thức tính bình quân nhân gia quyền. Như vậy, vấn đề mấu chốt đối với công việc ở bước này là xác định trọng số (vai trò) của nhóm yếu tố trong đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế. Như đã đề cập ở trên, tác giả thử nghiệm tính toán dựa vào 2 phương án: - Phương án 1: Sử dụng quyền số bằng nhau; - Phương án 2: Sử dụng quyền số theo ý kiến chuyên gia. Đây là phương pháp mang tính khoa học, có cơ sở hơn mặc dù trong thực tế việc xác định quyền số theo phương pháp này khó khăn, phức tạp hơn. Nhóm yếu tố Điểm trung bình Tỷ trọng điểm số (%) (A) (1) (2) Kinh tế 8,52 50,52 Xã hội 5,11 30,29 Môi trường 3,24 19,19 Chung 16,86 100,00 Bảng 3-7: Điểm trung bình của từng nhóm yếu tố Một trong những nội dung quan trọng trong phiếu thu thập thông tin của các chuyên gia (đã trình bày trong mục 2.1.4.1) đó là xác định vai trò của từng nhóm yếu tố trong đánh giá về chất lượng tăng trưởng kinh tế, kết quả (theo thang điểm 10) của từng nhóm yếu tố được thể hiện trong Bảng 3-7: Ngụôn: tông hợp từ kêt quả điều tra Từ kết quả điểm trung bình (ở cột 2) của Bảng 3-7, sẽ tính được vai trò của từng nhóm yếu tố thông qua việc tính trọng số về điểm số bằng cách lấy điểm của từng nhóm yếu tố chia cho tổng điểm của tất cả các yếu tố (số liệu được thể hiện ở cột 3) Từ kết quả tổng hợp các ý kiến của các đối tượng điều tra, tác giả lấy trọng số đối với từng yếu tố như sau: Khía cạnh kinh tế (a=0,5), khía cạnh xã hội (P=0,3) và khía cạnh môi trường (y=0,2) để tính toán chỉ tiêu tổng hợp theo công thức bình quân nhân gia quyền. Kết quả chỉ tiêu chất lượng tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006-2015 của 2 phương án tính toán được thể hiện qua Hình 3-24: 7.500 Hình 3-24: Chỉ tiêu tổng hợp chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006-2015 Qua kết quả tính toán thử nghiệm có thể nhận thấy cả 2 phương án thì chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam đều có xu hướng chung là tăng lên. Có một số năm kết quả giữa 2 phương án này chênh lệch khá nhiều đó là năm 2009, 2011, 2013 đó là những năm có chỉ số kinh tế và chỉ số về môi trường chênh lệch nhau khá nhiều, thậm chí là ngược chiều nhau. Trong điều kiện, số chỉ tiêu trong chỉ số môi trường khá ít, độ tin cậy chưa thật cao, thì tác giả cho rằng phương án 2 cho kết quả phù hợp hơn. Chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện rõ rệt qua các năm - có xu hướng tăng liên tục với giá trị tương đối lớn, đặc biệt trong những năm gần đây (từ năm 2011-2015). Giai đoạn chất lượng tăng trưởng kinh tế giảm sút là 20082010, do tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế toàn cầu. Trên cơ sở tính thử nghiệm chỉ tiêu tổng hợp chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam 2006 - 2015, có thể rút ra một số nhận định sau đây. - về hệ thống chỉ tiêu thống kê chất lượng tăng trưởng kinh tế: Một số chỉ tiêu chưa bảo đảm tính thống nhất (kể cả về nội dung) trong giai đoạn tính toán, phân tích; một số chỉ tiêu có số liệu không hoàn toàn liên tục,... điều này ảnh hưởng tới tính chính xác của các thông tin cũng như kết quả tính toán. về các công thức tính đã đề xuất: việc tổng hợp cũng như đề xuất áp dụng các công thức trong tính toán chỉ tiêu tổng hợp đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế được tổng hợp từ các chỉ tiêu tổng hợp ở các lĩnh vực khác; khi có sự thay đổi trong hệ thống chỉ tiêu thống kê vẫn có thể áp dụng theo công thức đã đề xuất. Tầm quan trọng (vài trò) của từng chỉ tiêu trong nhóm chỉ tiêu kinh tế, xã hội và môi trường đều mang tính lịch sử cụ thể, phụ thuộc vào mục tiêu phát triển của của đất nước cũng như sự thay đổi về nhận thức của xã hội. TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Dựa vào số liệu thực tế, tác giả đã tiến hành phân tích chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006-2015 trên từng khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường. Phân tích đã cung cấp bức tranh khái quát về chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam, nhận định những mặt tích cực cũng như những hạn chế về tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Đó là những gợi mở đối với các nhà quản lý trong việc ban hành các chủ chương chính sách nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới. Qua phương pháp tính toán chỉ tiêu tổng hợp chất lượng tăng trưởng kinh tế đã đề xuất trong chương 2, tác giả tiến hành thử nghiệm tính toán chỉ tiêu tổng hợp chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2006-2015. Qua đó khẳng định tính khả thi của việc tính toán chỉ tiêu tổng hợp chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam đồng thời làm căn cứ cho các phân tích, nhận định về chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2006-2015. Việc tính toán và tính chính xác của chỉ tiêu tổng hợp chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguồn thông tin hiện có. Qua việc tính toán chỉ tiêu tổng hợp, tác giả cũng đưa ra một số nhận định khi triển khai tính toán chỉ tiêu tổng hợp chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam làm căn cứ xác đáng các kế hoạch, mục tiêu về tăng trưởng kinh tế trong tương lai. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Luận án đã trình bày tổng quan về chất lượng tăng trưởng, bao gồm các quan điểm khác nhau về chất lượng tăng trưởng kinh tế, khái niệm và nội dung của chất lượng tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu chất lượng tăng trưởng kinh tế, người ta quan tâm nhiều đến nguồn gốc của sự tăng trưởng, sự kết hợp hài hoà có hiệu quả các yếu tố nguồn lực, đồng thời còn xem xét cấu trúc nội tại (cơ cấu kinh tế), quan tâm đầu ra của sản phẩm và việc phân phối các kết quả sản xuất, tức là xem xét cả quá trình tăng trưởng kinh tế, các yếu tố như xã hội, môi trường cũng được xem xét nhưng được xem xét cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế và được xem như kết quả của quá trình tăng trưởng (trong khi phát triển bền vững quan tâm đồng thời đến ba lĩnh vực đó là kinh tế, xã hội và đặc biệt là yếu tố môi trường). Luận án cũng đã đề cập tới các yếu tố tác động đến chất lượng tăng trưởng kinh tế, có nhiều yếu tố khác nhau, trong đó đề cập đến các nhân tố chính đó là: cơ cấu đầu tư hình thành các loại tài sản; Mô hình tăng trưởng; Phân phối thu nhập và phân phối cơ hội; Hiệu quả quản lý của nhà nước. Để đánh giá về chất lượng tăng trưởng kinh tế, tác giả đã đề xuất lựa chọn các chỉ tiêu thống kê - đây là sự kế thừa, chọn lọc từ ý kiến chuyên gia đồng thời dựa vào thực trạng các thông tin thống kê. Tuy nhiên, để đánh giá trên từng khía cạnh hoặc từng chỉ tiêu riêng rẽ sẽ dẫn đến các kết luận không thống nhất thậm chí trái ngược nhau về chất lượng tăng trưởng kinh tế. Như vậy, cần thiết phải có chỉ tiêu tổng hợp đánh giá quá trình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Nhằm góp phần thực hiện yêu cầu đó, luận án đã nghiên cứu và giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau: Tổng quan chung khái niệm, ý nghĩa, vai trò và nội dung của tăng trưởng kinh tế. Đây là cơ sở lý luận để nghiên cứu, lựa chọn các chỉ tiêu thống kê trong hệ thống chỉ tiêu thống kê chất lượng tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở các nghiên cứu về chất lượng tăng trưởng kinh tế, kế thừa có chọn lọc và đề xuất các chỉ tiêu nhằm đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam gồm 16 chỉ tiêu chia ra thành 3 nhóm (kinh tế, xã hội và môi trường). Mặc dù nhận thức được việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu là rất khó khăn và hệ thống chỉ tiêu còn một số hạn chế, đặc biệt trong nhóm chỉ tiêu môi trường. Tuy nhiên, so với các nghiên cứu trước đây thì có thể đánh giá hệ thống chỉ tiêu tác giả đề xuất khá cụ thể, đặc biệt mang tính khả thi trong điều kiện hiện nay. Tổng hợp lại quy trình tính toán chỉ tiêu tổng hợp trên thế giới cũng như Việt Nam làm cơ sở cho việc đề xuất quy trình tính toán chỉ tiêu tổng hợp chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Đồ xuất quy trình đánh xây dựng, tính toán chỉ tiêu tổng hợp chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ việc lựa chọn các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu thống kê chất lượng tăng trưởng kinh tế; chuẩn hóa dữ liệu; tính toán chỉ tiêu thành phần và chỉ tiêu tổng hợp chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Đây là nội dung quan trọng trong luận án. Kết quả của quá trình này sẽ cho thấy bức tranh khái quát về chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Đây là đóng góp mới của tác giả trong việc đo lường, đánh giá về chất lượng tăng trưởng kinh tế mà các nghiên cứu trước đây chưa đề cập đến nội dung này. Thu thập số liệu các chỉ tiêu trong giai đoạn 2006 - 2015 để tính toán thử nghiệm chỉ tiêu tổng hợp chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Việc tính toán thử nghiệm này là minh chứng cho tính khả thi trong nghiên cứu của luận án. Qua số liệu và chỉ tiêu tổng hợp đề xuất, tác giả thực hiện phân tích thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015. Tuy nhiên, trong khuôn khổ nghiên cứu đề tài nhận thấy còn có những hạn chế và là những gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo: Việc phân tích các đặc trưng của chất lượng tăng trưởng kinh tế làm cơ sở cho việc đề xuất hệ thống chỉ tiêu thống kê; cỡ mẫu trong nghiên cứu còn khá nhỏ do nguồn lực hạn chế, hơn nữa việc tiếp cận các đối tượng điều tra tương đối phức tạp nên tính đại diện chưa thật cao; chưa nghiên cứu xây dựng được mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam; Một sổ kiến nghị, giải pháp Việc tính toán chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chất lượng tăng trưởng kinh tế ở trên phần nào khẳng định tính khả thi trong việc tính toán. Tuy nhiên, để trở thành chỉ tiêu quan trọng làm cơ sở cho việc lập kế hoạch cũng như đánh giá về chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam cần thực hiện một số giải pháp sau đây: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế mang tính vĩ mô, liên quan đến nhiều lĩnh vực (kinh tế, xã hội, môi trường). Việc đề xuất hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế trong nghiên cứu này mới chỉ tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong phạm vi hẹp. Vì vậy cần được tiếp tục nghiên cứu tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia hơn nữa, cần tổ chức thành các hội thảo để tham khảo ý kiến đóng góp của các bộ, ngành làm cơ sở cho việc lựa chọn các chỉ tiêu có ý nghĩa nhất phản ánh được bản chất của hiện tượng nghiên cứu. Cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung về quy trình tính toán chỉ tiêu tổng hợp chất lượng tăng trưởng kinh tế cho phù hợp với điều kiện thực tiễn, có những thay đổi phù hợp trong quá trình áp dụng; Cần thiết phải ban hành thành chế độ báo cáo thống kê chính thức về chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Cần tiếp tục nghiên cứu đề xuất đưa chỉ tiêu tổng hợp chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam vào hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, hay trong các báo cáo hàng năm. Việc tính toán chỉ tiêu tổng hợp chất lượng tăng trưởng kinh tế hoàn toàn mang tính khả thi. cần phân công các đơn vị thu thập, tính toán chỉ tiêu tổng hợp nhằm đánh giá, phân tích một cách có hệ thống. Trong điều kiện thực tế hiện nay, cơ quan Thống kê sẽ là đơn vị tổ chức thu thập thông tin, tính toán và công bố chỉ tiêu tổng hợp về chất lượng tăng trưởng kinh tế. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Đỗ Văn Huân (2014), ‘Tăng trưởng GDP dưới cả tiềm năng và yêu cầu’, Tạp chỉ Thuế nhà nước số 17 (479) Đỗ Văn Huân, Trần Thị Kim Thu (2015), ‘Nhìn lại thực trạng và hiệu quả vốn đầu tư Việt Nam’, Hội thảo khoa học quốc gia Kỉnh tế Việt nam 2015: Khơi nguồn động lực tăng trưởng trong bổi cảnh mới của hội nhập Đỗ Văn Huân (2015), ‘Đo lường chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam’, Hội thảo khoa học quốc gia Đổi mới đào thổng kê theo định hướng nghiên cứu và ứng dụng Đỗ Văn Huân (2015), ‘Ba yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng GDP’, Tạp chỉ Thuế nhà nước số 47 (561) Đỗ Văn Huân (2016), ‘Nhận diện tam giác phát triển bền vững’, Tạp chí Thuế nhà nước số 27 (594) Đỗ Văn Huân (2016), ‘Tăng trưởng kinh tế chưa đảm bảo về chất’, Tạp chỉ Thuế nhà nước số 29 (596) Đỗ Văn Huân (2016), ‘Tăng trưởng kinh tế chưa vững chắc’, Tạp chí Thuế nhà nước số 32 (599) PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA LựA CHỌN VÀ ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CÁC CHỈ TIÊU TRONG NGHIÊN cứu CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG VIỆT NAM Kỉnh gửi quý ông/bà Hiện nay, chủng tôi đang nghiên cứu đề tài ‘‘Đo lường chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam ”, Kỉnh mong ông/bà bớt chút thời gian chia sẻ ỷ kiến đối với một số nội dung dưới đây. Ỷ kiên của ông/sẽ là nguồn thông tin quan trọng và đóng góp lớn đến sự thành công của đề tài! Xin chân thành cám ơn sự hợp tác của ông/bà! Xin ông (bà) cho biết một sổ thông tin cá nhân: Họ và tên: Giới tính: □ 1. Nam CJ2. Nữ Lmh vực công tác: 1. Thống kê I |2. Kinh tế I |3. Khác (xin ghi rõ) Thâm niên công tác: Dưới 5 năm Từ 5 dưới 10 năm Từ 10 dưới 15 năm Từ 15 dưới 20 năm Từ 20 năm trở lên Xin ông (bà) cho biết ỷ kiến của mình về sự cần thiết của từng nhóm chỉ tiêu trong đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam - bằng cách cho điểm từ 0 đến 10, trong đó 0 là không cần thiết và 10 là rất cần thiết. Nhóm chỉ tiêu Điểm đánh giá 1. Nhóm các chỉ tiêu thống kê kinh tế 2. Nhóm các chỉ tiêu thống kê xã hội 3. Nhóm các chỉ tiêu thống kê môi trường Xin ông (bà) cho biết ỷ kiến bằng cách sắp xếp thứ tự quan trọng cho mỗi chỉ tiêu trong từng nhóm (trong đó 1 là quan trọng nhất). Thứ tự quan trọng trong mỗi nhóm Nhóm chỉ tiêu kỉnh tế - Tốc độ tăng tống sản phấm trong nước (GDP) - Cơ cấu tống sản phấm trong nước (GDP) - Hiệu quả vốn đầu tư (ICOR) - Năng suất lao động xã hội - Tỷ trọng đóng góp của TFP vào tốc độ tăng GDP - Tỷ lệ xuất khấu/GDP - Khác (xin ghi rõ): Nhóm chỉ tiêu xã hội - Tốc độ tăng GDP bình quân đầu người - Tỷ lệ dân số từ 15 tuối trở lên biết chữ - Kỳ vọng sống khi sinh - Hệ số Gini - Tỷ lệ nghèo - Hệ số giãn cách thu nhập - Khác (xin ghi rõ): Nhóm chỉ tiêu môi trường - Diện tích đất và hiện trạng sử dụng đất - Tỷ lệ che phủ rừng - Diện tích rừng bị cháy, bị chặt phá - Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý - Tỷ lệ chất thải rắn được xử lý - Khác (xin ghi rõ): XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN Ý KIẾN CỦA ÔNG/BÀ! PHỤ LỤC 2: HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (Hồ Khắc Tân trong nghiên cứu “Thử nghiệm và vận dụng hệ thống chỉ số đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam” đề xuất) Các chỉ tiêu, chỉ số lựa chọn để đánh giá về hiệu quả sản xuất về lĩnh vực kinh tế Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng nông lâm nghiệp và thủy sản Tổng sản phẩm nội địa (giá hiện hành, giá so sánh) Tổng chi phí năng lượng qui đổi Chỉ số chi phí năng lượng/tổng sản phẩm nội địa Tỷ trọng kinh tế khu vực nhà nước Tỷ trọng kinh tế khu vực có vốn đầu tư nước ngoài về lĩnh vực xã hội Lao động đang làm việc Lao động sản xuất nông lâm nghiêp và thủy sản Lao động khu vực nhà nước Lao động làm việc theo hợp đồng ở ngoài nước Chỉ số năng suất lao động Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo về lĩnh vực tài nguyên và môi trường Diện tích canh tác Khai thác gỗ Khai thác hải sản Khai thác tài nguyên khoáng (than đá, dầu thô, boxit) Lượng khí thải nhà kính Chỉ số phát thải khí nhà kính bình quân đầu người Sử dụng phân bón hóa học Sử dụng thuốc trừ sâu về lĩnh vực thể chế nhà nước Tỷ lệ thất nghiệp Các chỉ tiêu, chỉ số lựa chọn để đánh giá về công bằng phân phối của quốc gia về lĩnh vực kinh tế Yếu tố tiền lương trong tổng sản phẩm nội địa Thu ngân sách nhà nước Thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) về lĩnh vực xã hội Chỉ số tiền lương Lương tối thiểu về lĩnh vực tài nguyên và môi trường Diện tích rừng Tỷ lệ che phủ rừng về lĩnh vực thể chế nhà nước Thu ngân sách từ các doanh nghiệp nhà nước Nộp ngân sách của khu vực đầu tư nước ngoài Thuế thu nhập cá nhân Các chỉ tiêu, chỉ số lựa chọn để đánh giá về sử dụng hợp lý của cải quốc gia về lĩnh vực kinh tế Tiêu dùng cuối cùng Đầu tư phát triển Chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa Chênh lệc xuất nhập khẩu dịch vụ về lĩnh vực xã hội Ytế: + số y bác sĩ Giáo dục: + Số học sinh phổ thông + Số sinh viên + Số giáo viên Văn hóa, thể thao, du lịch Mức sống dân cư Tỷ lệ nghèo Hệ số Gini Chỉ số phát triển con người về lĩnh vực tài nguyên và môi trường -Tài nguyên thiên nhiên + Khai thác tài nguyên khoáng vật + Khai thác tài nguyên tái tạo về lĩnh vực thể chế nhà nước Tỷ lệ lạm phát Chi ngân sách nhà nước Chi đầu tư phát triển Bội chi ngân sách nhà nước Nợ nước ngoài Nợ công PHỤ LỤC 3 : HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (Trịnh Quang Vượng trong “nghiên cứu xác định các chỉ tiêu thống kê đánh giá chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế” đề xuất) Nhóm chỉ tiêu thong kê kinh tế (12 chỉ tiêu) Vốn đầu tư phát triển Vốn đầu tư cho giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá thể dục, thể thao Vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường sinh thái Tích luỹ tài sản cố định Tích luỹ tài sản cố định là thiết bị máy móc Tích luỹ tài sản cố định là nhà ở của dân cư Tổng sản phẩm trong nước (GDP) Tổng thu nhập quốc gia (GNI) Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) và tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp Hệ số ICOR Năng suất lao động xã hội Năng lực cạnh tranh trong sản xuất Nhóm chỉ tiêu thong kê phản ánh đời sổng văn hoá xã hội (7 chỉ tiêu) GDP bình quân đầu người Đường cong Lorenz -Hệ số GINI Chỉ số phát triển con người Chất lượng giáo dục, đào tạo Bảo vệ và năng cao sức khoẻ của dân cư Dân số và lao động Nhóm chỉ tiêu môi trường (7 chỉ tiêu) Diện tích đất và hiện trạng sử dụng đất Tỷ lệ chi phí bảo vệ môi trường so với GDP Tỷ lệ che phủ rừng Tỷ lệ diện tích rừng đặc dụng được bảo vệ Diện tích rừng bị cháy, bị phá Tỷ lệ diện tích đất được bảo vệ, duy trì đa dạng sinh học Tỷ lệ nước thải được xử lý Tỷ lệ chất thải khí được xử lý Tỷ lệ chất thải rắn được xử lý Hàm lượng chất độc hại trong nước Tỷ lệ chất độc hại trong không khí PHỤ LỤC 4: HỆ THỐNG CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (Nguyễn Việt Hồng trong “Nghiên cứu xây dựng nội dung báo cáo thống kê về CLTT Việt Nam và áp dụng cho giai đoạn 2006-2010” đề xuất Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả và cạnh tranh . Vị trí địa lý Qui mô dân số Tài nguyên thiên nhiên GDP bình quân đầu người . Năng suất lao động . Hệ số ICOR Hiệu quả sử dụng vốn FDI và ODA . Năng suất tài sản cố định . Mức trang bị tài sản cố định cho một lao động . Năng suất nhân tố tổng hợp . Tỷ lệ tiêu hao năng lượng cho sản suất so với GDP . Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong độ tuổi lao động . Tỷ lệ xuất khẩu (hoặc nhập khẩu) so với GDP . Tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo và sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao . Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với một số đối tác chính . Cán cân thương mại . Chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam Tăng trưởng với ổn định kinh tế vĩ mô . Tỷ lệ lạm phát . Lượng cung tiền so GDP (M2/GDP) . Biên độ giao động tỷ giá hối đoái . Tỷ giá hối đoái bình quân năm . Lãi suất danh nghĩa của VND bình quân trong năm . Thâm hụt thương mại . Tốc động tăng trưởng tín dụng . Tỷ lệ nợ công so với GDP . Để dành so với GDP . Lượng dự trữ ngoại hối Tăng trưởng theo cơ cẩu ngành, thành phần kinh tế và khu vực thể chế . Cơ cấu nhóm ngành kinh tế hay khu vực kinh tế . Tăng trưởng kinh tế theo cơ cấu giữa các ngành kinh tế cấp I . Tăng trưởng kinh tế theo cơ cấu nội bộ một số ngành kinh tế cấp I . Tăng trưởng kinh tế theo cơ cấu theo khu vực sở hữu . Tăng trưởng kinh tế theo cơ cấu theo 5 thành phần kinh tế . Tăng trưởng kinh tế theo khu vực thể chế Nhóm chỉ tiêu công bằng xã hội Thu nhập bình quân một nhân khẩu một tháng chia theo 5 nhóm TN Tỷ lệ nghèo Chỉ số khoảng cách nghèo Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (hệ số Gini:) Chi tiêu cho giáo dục BQ đầu người của dân số trong độ tuổi đi học Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người của hộ dân cư Nhóm chỉ tiêu bền vững môi trường Tổng sản phẩm trong nước xanh (GDP xanh). Tốc độ tăng cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp Lưu lượng nước thải sinh hoạt ở đô thị Sản lượng khai thác một số tài nguyên quan trọng Sản lượng thủy hải sản đánh bắt hàng năm Diện tích rừng hiện có Tỷ lệ che phủ rừng Diện tích rừng tự nhiên bị suy thoái Số vụ và diện tích rừng bị cháy, bị chặt phá Nồng độ SO2 đo trên dân số đô thị; Nồng độ TSP đo trên dân số đô thị; Phát thải CO2 bình quân đầu người Khối lượng chất thải nguy hại từ công nghiệp Tỷ lệ khu/cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải/chất thải rắn Hàm lượng một số chất độc hại trong nước Số doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 14000 PHỤ LỤC 5: MỘT SỐ KẾT QUẢ TỪ cuộc ĐIỀU TRA Ý KIẾN CHUYÊN GIA Đối tượng điều tra phân theo giới tính Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Nam 29 34.1 34.1 34.1 Valid Nữ 56 65.9 65.9 100.0 Total 85 100.0 100.0 Đối tượng điều tra phân theo lĩnh vực công tác Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Thống kê 70 82.4 82.4 82.4 Kinh tế 6 7.1 7.1 89.4 Valid Khác 9 10.6 10.6 100.0 Total 85 100.0 100.0 Đối tượng điều tra phân theo thâm niên cõng tác Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Dưới 5 năm 10 11.8 11.8 11.8 Từ 5 đến 10 năm 21 24.7 24.7 36.5 Từ 10 đến 15 năm 20 23.5 23.5 60.0 Valid Từ 15 đến 20 năm 22 25.9 25.9 85.9 Từ 20 năm trở lên 12 14.1 14.1 100.0 Total 85 100.0 100.0 Điểm đánh giá vai trò từng khía cạnh trong nghiên cứu chất lượng tăng trưởng kinh tế Count Median Minimum Maximum Mean Kinh tế 85 9.00 1 10 8.52 Xã hội 85 5.00 2 7 5.11 Môi trường 85 3.00 1 6 3.24 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Bùi Trường Giang và Phạm Sĩ An (2011), Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam dưới góc độ hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, soạn), Hội thảo khoa học quổc tế “Chat lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam: giai đoạn 2001-2010 và định hướng tới năm 2020”: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, 59-68. Chiemela Ikonne (2005), Quality anh Growth, Tạp chí Journal of Adventist Education, số summer 2005. Đỗ Đức Bình (2011), Một số ý kiến về về chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam dưới góc độ hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, soạn), Hội thảo khoa học quổc tế “Chat lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam: giai đoạn 2001-2010 và định hướng tới năm 2020": Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, 149-156. Hồ Khắc Tân (2011), Thử nghiệm và vận dụng hệ thống chỉ số đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Tạp chí Đe tài Khoa học cẩp Bộ. Hollis Chenery (1986), Industrialization and growth - a comparative study, Nhà xuất bản A world bank research publication, Jiawei Han Micheline Kamber, Jian Pei, (2011), Data Mining, Concepts and Techniques (Third edition), Nhà xuất bản Morgan Kaufmann, Joan Robinson (1962), Essays in the Theory of Economic Growth, Nhà xuất bản Palgrave Macmillan UK, Joseph E Stiglitz (1989), The Economic Role of the State, Tạp chỉ Basil Blackwell. Keynes John M. (1936), General Theory on Employment, Interest and Money, Nhà xuất bản Macmillan and co., Limited, Kuznets Simon (1955), Economic Growth and Income Inequality, Tạp chi American Economic Review 45 (March): 1-28. Lê Cao Đoàn (2011), Bàn thêm về tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế, soạn), Chat lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam: giai đoạn 2001-2010 và định hướng tới năm 2020: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. Lewis c. Solmon (1994), Labor Markets, Employment Policy, &Job Creation, Nhà xuất bản The Milken Institute, Mark Bils - Peter J. Klenow (2001), Quantifying Quality Growth, Tạp chỉ The American Economic Review, So 91(4). Montfort Mlachila - René Tapsoba and Sampawende J. A. Tapsoba (2014), A Quality of Growth Index for Developing Countries: A Proposal International Monetary Fund. Moses Abramovitz (1973), Economic Growth and Its Discontents Tạp chỉ American Academy of Arts and Sciences, So 27(1),Trang: 11-27. Nguyễn Minh Thu (2013), 'Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam', Đại học Kinh tế quốc dân. Nguyễn Thị Tuệ Anh và Lê Xuân Bá (2005), Chất lượng tăng trưởng kinh tể - một so đánh giá ban đầu cho Việt Nam, từ liên kết: tang truong - 2005 - 23-3-06.pdf Nguyễn Thị Việt Hồng (2011), Chất lượng tăng trưởng của Việt Nam thời kỳ 2000-2009 quan số liệu đầu tư và năng suất, soạn), Hội thảo khoa học quổc tế “Chat lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam: giai đoạn 2001-2010 và định hướng tới năm 2020 Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, 137-148. Nguyễn Thị Việt Hồng (2012), Nghiên cứu xây dựng nội dung báo cáo thong kê về chat lượng tăng trưởng của Việt Nam và áp dụng cho giai đoạn 20062010, Nhà xuất bản Đề tài khoa học cấp bộ, Nguyễn Trọng Hậu (2006), Phương pháp tổng quát xây dựng các chỉ số tổng hợp, Tạp chỉ Thông tin Khoa học Thong kê, số 4. Nguyễn Văn Thường (2005), Tăng trưởng kinh tế-những rào cản cần phải vượt qua, Nhà xuất bản NXB Lý luận Chính trị, Nicholas Kaldor (1959), Economic Growth and the Problem of Inflation, Tạp chỉ Economica. OECD (2008), Handbook on contracting composite indicators (methodology and user guide), Nhà xuất bản OECD publishing, Phan Công Nghĩa - Bùi Đức Triệu (2012), Giáo trĩnh Thổng kê kinh tế, Nhà xuất bản Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2005-2013), Chỉ sổ năng lực cạnh tranh cap tỉnh của Việt Nam Robert J. Barro (2002), Quantity and Quality of Economic Growth, Tạp chỉ Central Bank of Chile Working Papers No, 168. Robert M Solow (1970), Growth Theory - An Exposition Nhà xuất bản Oxford University Press, Tăng Văn Khiên (2015), Nghiên cứu phương pháp luận xây dựng chỉ sổ đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu thong kê khác nhau về kinh tế - xã hội ở Việt Nam Đề tài cấp cơ sở, Tổng cục Thống kê Trần Thị Kim Thu - Nguyễn Huyền Trang (2015), Những điểm mới của Luật Thong kê (sửa đổi) 2015 và hệ thong chỉ tiêu thong kê đưa vào luật, Đại học Kinh tế Quốc dân Trần Thọ Đạt - Ngô Thắng Lợi (2015), Quan điểm và định hướng hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, soạn), Hội thảo khoa học quổc tế "Hoàn thiện hệ thong chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội": Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. Trần Thọ Đạt (2005), Các mô hĩnh tăng trưởng kinh tể Nhà xuất bản Nhà xuất bản Thống kê Trần Thọ Đạt (2011), Tổng quan về chất lượng tăng trưởng và đánh giá về chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam, soạn), Hội thảo khoa học quổc tế “Chat lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam: giai đoạn 2001-2010 và định hướng tới năm 2020": Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, 3-21. Trịnh Quang Vượng (2006), Nghiên cứu xác định các chỉ tiêu thống kê đánh giá chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế soạn): Nhà xuất bản Tổng cục Thống kê Trung tâm nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Chương trình phát triển Liên hợp quốc (2010), Chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chỉnh công cap tỉnh ở Việt Nam UNDP (2002-2013), Human Development Report, United Nations Development Programme. Viện Khoa học Thống kê (2005), Một sổ vẩn đềphưomgpháp luận thổng kê Nhà xuất bản Thống kê. Vios Thomas and collegues (2000), The quality of growth, Nhà xuất bản Oxford University Press, World Bank. Document Viewer Turnitin Báo cáo Độc sáng Đã xử lý vào: 25-thg 5-2018 23:26 +07 ID: 968059167 Đếm Chữ: 44071 Đã Nộp: 2 Luận án Bởi Huân Đỗ 1% match (Internet từ 16- ...Chỉ.sốTựdng ..đồng... 17% Tương đồng theo Nguồn trítemet Sources: 17% ■ Ấn phẩm xuất bàn: 2% Bài của Học Sinh: 1% thg 3-2012) 1% match (Internet từ 03- thg 5-2012) 1% match (Internet từ 14-thg 12-2012) 1% match (Internet từ 19-thg 4-2013) 1% match (Internet từ 27-thg 4-2011) 1% match (Internet từ 09-thg 8-2013) .qov.vn 1% match (Internet từ 04-thg 10-2012) 1% match (Internet từ 01-thg 2-2013) <1% match (Internet từ 04-thg 11-2014) <1% match (Internet từ 15-thg 5-2018) <1% match (Internet từ 29-thg 3-2012) <1% match (Internet từ 26-thg 8-2010) <1% match (Internet từ 09-thg 8-2013) <1% match (Internet từ 11-thg 9-2012) <1% match (Internet từ 20-thg 6-2011) <1% match (ãn phẩm) Bọi canh REDD+ Viet Nam Nguyên nhạn doi tuonọ và the che, 2012. <1% match (Internet từ 27-thg 4-2014) <1% match (Internet từ 30-thg 1-2013)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_xay_dung_chi_tieu_tong_hop_do_luong_chat_luong_tang.docx
  • pdfla_dovanhuan_5875_2147040.pdf
Luận văn liên quan