Luận án Xếp hạng tín dụng nội bộ theo phân khúc thị trường tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM nói chung và của Agribank nói riêng là điều kiện sống còn để các ngân hàng tồn tại và phát triển. Quản trị rủi ro tín dụng cũng là nền tảng để các ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nền kinh tế đất nước. XHTDNB là một trong những công cụ có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại nội bộ mỗi ngân hàng. Qua phần trình bày của Luận án, tác giả đã phân tích khái quát hóa hoạt động XHTD trên thế giới và tại Việt Nam cho đến nay, tìm ra những khoảng trống trong các công trình nghiên cứu cũng như trong các phương pháp, mô hình XHTD. Tác giả đã nghiên cứu các vấn đề lý thuyết và thực tiễn về thị trường và phân khúc thị trường; những yếu tố thị trường tác động, ảnh hưởng đến việc đánh giá XHTDNB; vai trò của phân khúc thị trường đối với hoạt động XHTDNB của các NHTM Việt Nam, đặc biệt đối với Agribank. Qua đó, tác giả đã nêu bật những tồn tại, hạn chế - là những vấn đề cần khắc phục, giải quyết, hoàn thiện đối với hệ thống XHTDNB của Agribank trong luận án.

pdf12 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1329 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận án Xếp hạng tín dụng nội bộ theo phân khúc thị trường tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện Hiệp ước quốc tế về tiêu chuẩn an toàn vốn, XHTDNB đã và đang trở thành công cụ quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay và kiểm soát rủi ro tín dụng rất hiệu quả của các NHTM nói chung và của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) nói riêng. Theo Quyết định số 214/QĐ-NHNN ngày 30/01/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank được chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Với vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của Agribank: Dư nợ tín dụng chiếm xấp xỉ 79% tổng tài sản; thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tới khoảng 70% tổng thu nhập. Do đó, rủi ro trong kinh doanh của Agribank có xu hướng tập trung vào hoạt động tín dụng. Theo Quyết định số 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày 18/10/2011, Agribank đã đưa vào sử dụng, vận hành hệ thống XHTDNB do Công ty Ernst&Young tư vấn xây dựng từ năm 2007 đã có nhiều đóng góp tích cực cho việc hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, việc xây dựng và áp dụng XHTDNB hiện nay của Agribank còn tồn tại nhiều bất cập về nội dung, đối tượng khách hàng, bộ tiêu chí chấm điểm Từ thực tiễn vận hành và nghiên cứu, phân tích hệ thống XHTDNB của Agribank, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Xếp hạng tín dụng nội bộ theo phân khúc thị trường tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” để nghiên cứu nhằm khắc phục những hạn chế trên cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung: Xây dựng mô hình XHTDNB theo phân khúc thị trường. - Mục tiêu cụ thể: Phân tích đánh giá các nhân tố từ phía khách hàng; phân tích sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố từ phía khách hàng theo từng vùng; đánh giá thực trạng XHTDNB tại Agribank để xây dựng mô hình XHTDNB theo phân khúc thị trường; đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống XHTDNB tại Agribank. 2 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Luận án nghiên cứu về công tác XHTDNB theo phân khúc thị trường đối với khách hàng cá nhân tại Việt Nam có quan hệ tín dụng với Agribank. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Về không gian Nghiên cứu lý thuyết phân khúc thị trường; nghiên cứu thực tiễn việc XHTDNB theo phân khúc thị trường đối với các đối tượng khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân, khách hàng hộ sản xuất, khách hàng định chế tài chính của Agribank và một số NHTM lớn tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất hệ thống XHTD đối với khách hàng cá nhân của Agribank theo phân khúc thị trường. 3.2.2. Về thời gian - Số liệu thứ cấp: Hệ thống số liệu về tín dụng và số liệu liên quan đến khách hàng tại hệ thống Agribank và các NHTM Việt Namqua các trang mạng, thông qua số liệu của Tổng cục Thống kê trong khoảng 5 năm từ năm 2010 đến 30/6/2015. - Số liệu sơ cấp: Thông qua bảng hỏi gửi tới các khách hàng cá nhân của Agribank tại 48/63 tỉnh, thành phố ở tất cả các vùng miền Việt Nam. Mẫu khảo sát khoảng 210 phiếu/mỗi đoạn thị trường được phân chia. Thực hiện từ tháng 11/2014 đến tháng 4/2015. 4. Phương pháp, câu hỏi và mô hình nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu 4.1.1. Phương pháp nghiên cứu định tính - Luận án sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh và phương pháp chuyên gia nhằm làm sáng tỏ và biện chứng những nhận định, đánh giá; phương pháp phán đoán logic nhằm xác định cơ hội thách thức trong công tác XHTDNB theo phân khúc thị trường. 4.1.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng Thực hiện qua dữ liệu thứ cấp của Agribank và hệ thống các NHTM trong hơn 5 năm; dữ liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ các khách hàng cá nhân của Agribank với quy mô mẫu là 1123 số phiếu có giá trị/1470 phiếu phát ra. - Sử dụng các mô hình thống kê để kiểm định; mô hình kinh tế lượng đề xuất mô hình cho từng phân khúc khách hàng. 3 4.2. Câu hỏi nghiên cứu (1) Có thể phân khúc khách hàng theo những tiêu thức nào? Mối liên hệ giữa việc phân khúc khách hàng với việc hình thành hệ thống chỉ tiêu XHTDNB của Agribank? Mức độ tác động? (2) Làm thế nào để xây dựng được một hệ thống XHTDNB phù hợp với sự phân khúc khách hàng? Cách thức tính điểm cho từng chỉ tiêu như thế nào để đánh giá chính xác năng lực của khách hàng? 4.3. Mô hình nghiên cứu Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu dưới đây: 5. Những đóng góp mới của luận án 5.1. Phương diện lý thuyết Luận án hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về XHTDNB, hệ thống hóa các tiêu chí, các nhân tố có tác động đến kết quả XHTDNB; đánh giá và đo lường hệ thống các tiêu chí trong đánh giá XHTDNB theo phân Khả năng trả nợ của KH (Biến phụ thuộc) CÁC NHÂN Tố THUộC NHÓM THÔNG TIN THÂN NHÂN CủA KH VớI NH (BIếN ĐộC LậP) Các chỉ tiêu thuộc nhóm Quan hệ của KH với NH (Biến Phụ thuộc) Tác động theo từng phân đoạn thị trường Các chỉ tiêu thuộc nhóm Quan hệ của KH với NH (đã có tác động ảnh hưởng của các nhân tố thuộc Thông tin thân nhân của KH) (Biến độc lập) Tác động theo từng phân đoạn thị trường 4 khúc thị trường; khiếm khuyết cũng như các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tiền đề để các nhà nghiên cứu sau này tiếp tục bổ sung và hoàn thiện công tác XHTDNB tại các NHTM Việt Nam. 5.2. Phương diện thực tiễn Kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng ngay vào công tác XHTDNB tại Agribank; giúp các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý trong ngành ngân hàng Việt Nam có cái nhìn cụ thể hơn về một phương pháp tiếp cận mới trong đo lường và đánh giá các tiêu chí của hệ thống XHTDNB; là hệ thống số liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm đến XHTDNB tại các NHTM. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Một số mô hình xếp hạng tín dụng Phần 1 luận án đã trình bày 6 mô hình XHTD tiêu biểu hiện nay đang được sử dụng trên thế giới và ở Việt Nam. Theo đó, luận án đã đánh giá những điểm đã đạt được và những hạn chế của các mô hình gồm: - Mô hình chấm điểm: là mô hình được các công ty xếp hạng tín nhiệm (Credit Rating Agency) trên thế giới sử dụng một cách phổ biến như: Moody’s; Standard and Poor; Fitch. - Mô hình điểm số của Altman: là một mô hình định lượng dựa trên việc mô hình hoá các mối quan hệ giữa các biến qua đó phản ánh chất lượng tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng từ phía khách hàng. - Mô hình logistic là một mô hình toán học hồi quy sử dụng biến (Y) là biến phụ thuộc và tất cả các biến còn lại là biến độc lập - Mô hình điểm số tín dụng cá nhân của FICO: là phương tiện kiểm soát tín dụng được gán cho mỗi cá nhân tại một số nước phát triển, giúp cho tổ chức tín dụng ước lượng mức rủi ro khi cho vay. - Mô hình điểm số tín dụng cá nhân áp dụng cho các ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam (2006). - Mô hình chấm điểm XHTD cá nhân của Ernst & Young (E&Y). 1.2. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến XHTDNB Luận án đã trình bày 5 luận án tiến sĩ có nội dung liên quan mật thiết đến hoạt động XHTDNB tại các NHTM Việt Nam hiện nay. Các nội dung 5 này được thể hiện từ mục 1.2.1 đến 1.2.5. Thông qua các công trình này, tác giả đã đưa ra những luận điểm, nhận định, đánh giá những điểm đã đạt được và những hạn chế về công tác XHTDNB. 1.3. Một số bài báo, bài nghiên cứu chuyên đề liên quan đến XHTD Tác giả đã nghiên cứu và trình bày 12 công trình nghiên cứu được đăng tải, công bố trên các tạp chí hàng đầu trên thế giới liên quan đến công tác XHTD. 1.4. Những khoảng trống của các công trình nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu các mô hình, các công trình nghiên cứu và bài viết liên quan đến XHTD, tác giả đã tìm ra những khoảng trống cần nghiên cứu gồm 4 nội dung sau: Một là, phương pháp XHTD và xây dựng hệ thống chỉ tiêu, thang điểm, cách tính điểm số ở mỗi NHTM có sự khác biệt. Hai là, hệ thống chỉ tiêu xếp hạng không được xây dựng riêng cho từng nhóm đối tượng có những đặc điểm khác nhau. Ba là, các chỉ tiêu trong hệ thống XHTD thường mang tính chủ quan, được xác định theo phương pháp chuyên gia, dẫn đến kết quả hạn chế. Bốn là, chưa đi sâu vào nghiên cứu cho đối tượng khách hàng cá nhân. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ XHTDNB THEO PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM 2.1. Phân khúc thị trường của các NHTM 2.1.1. Thị trường của NHTM Từ những nghiên cứu về lý thuyết về thị trường, tác giả đã khái quát hóa thị trường của NHTM là nơi các khách hàng được các NHTM hướng dẫn sử dụng và thỏa mãn nhu cầu về các dịch vụ về tài chính- ngân hàng.\ 2.1.2. Phân khúc thị trường của NHTM Trên cơ sở nghiên cứu các khái niệm có liên quan đến phân khúc thị trường, tác giả đã đưa ra khái niệm về phân khúc thị trường của NHTM: là phân chia tổng thể khách hàng của ngân hàng thành những nhóm khách hàng nhỏ hơn có nhu cầu tương đồng về tập quán, văn hóa, thói quen, sở thích; về quy mô tài sản; về tiềm năng huy động hoặc vay vốn. 6 Luận án đã phân tích và khẳng định rõ: Việc phân khúc thị trường tại các NHTM có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong quản trị rủi ro tín dụng nói riêng. Vai trò đó được thể hiện cụ thể ở 4 nội dung: nhận biết được các sản phẩm mà khách hàng lựa chọn; định hướng nhu cầu về các sản vay vốn của khách hàng; nhận biết sớm khả năng thực hiện các nghĩa vụ của khách hàng; dự đoán, dự phòng và đối phó với những rủi ro tín dụng. 2.1.3. Cơ sở phân khúc thị trường Luận án đã trình bày những tiêu chí thường được sử dụng để phân khúc thị trường. Một trong những tiêu chí đó là phân khúc theo vùng kinh tế. Luận án đã đề cập đến Thông tư số 193/UB-VP ngày 11/2/1963 về tiến hành việc nghiên cứu phân vùng kinh tế. Trong những giai đoạn khác nhau, với mục tiêu phát triển nền kinh tế, Việt Nam đã đưa ra các thức phân vùng kinh tế khác nhau. Hiện nay, Tổng cục Thống kê cũng đã điều tra, khảo sát các số liệu về kinh tế, dân số, thu nhập của 63 tỉnh, thành phố được phân chia theo 7 vùng đó là: (1)Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc gồm 14 tỉnh; (2)Vùng Đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh; (3)Vùng Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh; (4)Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh; (5)Vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh; (6)Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh; (7)Vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh. Luận án đã tổng kết một số đặc điểm chung của 7 vùng và tiếp tục nghiên cứu, đánh giá các số liệu để tìm sự khác biệt về tác động của các chỉ tiêu đến khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn thông qua mô hình ở chương 4 và chương 5 theo hướng phân khúc khách hàng Agribank theo 7 vùng nêu trên. 2.1.4. Thực tiễn phân khúc các vùng kinh tế Việt Nam Hiện nay, tại Việt Nam các vùng kinh tế thường được phân khúc theo một số phương pháp như sau: Phân khúc theo địa lý; phân khúc theo trình độ dân cư; phân khúc theo mức thu nhập. 2.2. Xếp hạng tín dụng nội bộ tại các NHTM 2.2.1. Khái niệm XHTDNB Thông qua nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn về XHTD, dưới góc độ nghiên cứu về hoạt động XHTDNB một NHTM, tác giả đã đưa ra khái niệm: XHTDNB là một công cụ đo lường rủi ro tín dụng của NHTM trên cơ 7 sở phân tích, đánh giá, chấm điểm khách hàng thông qua hệ thống thông tin khai thác được liên quan đến khách hàng. 2.2.2. Phương pháp XHTDNB Hiện nay, các NHTM thường sử dụng 2 phương pháp XHTDNB chính là: Phương pháp chuyên gia và phương pháp mô hình toán học. Trong đó: Phương pháp mô hình toán học gồm 2 mô hình chính được sử dụng là: Mô hình hồi qui logistic và mô hình phân tích nhân tố. Luận án đã chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của 2 phương pháp XHTDNB trên. 2.2.3.Vai trò của quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại các NHTM Vai trò của quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại các NHTM được thể hiện rõ ở các nội dung sau: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng; làm giảm thiểu các tổn thất, giúp cho các khách hàng tránh được những rủi ro trong quá trình vay vốn, thực hiện nghĩa vụ đối với các khoản vay, góp phần vào sự ổn định và phát triển của toàn xã hội. 2.2.4. Vai trò của XHTDNB trong quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM Luận án đã trích dẫn khái niệm nợ xấu của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (2005). Trong đó nhấn mạnh hoạt động quan trọng nhất trong quản lý nợ xấu là tăng cường các biên pháp phòng ngừa và hạn chế sự phát sinh nợ xấu. Tác giả đã liệt kê 8 vấn đề cần thực hiện để phòng ngừa rủi ro tín dụng. Trong đó, 4/8 vấn đề được áp dụng trong hoạt động XHTDNB. Có thể coi đây là một trong những biện pháp quan trọng nhất, giúp các NHTM có thể phân loại khách hàng và đưa ra quyết định cho vay chính xác, khách quan, quản trị rủi ro hiệu quả. 2.3. XHTDNB theo phân khúc thị trường của NHTM. 2.3.1. Khái niệm XHTDNB theo phân khúc thị trường Trên cơ sở khái niệm về XHTDNB của một NHTM tại mục 2.2.1 và khái niệm về phân khúc thị trường tại mục 2.1.2.2, tác giả đưa ra khái niệm: XHTDNB theo phân khúc thị trường là việc xếp hạng, đánh giá về khả năng hoàn trả của khách hàng khi phát sinh quan hệ tín dụng với một NHTM dựa trên hệ thống tiêu chí được xây dựng phù hợp với tính chất, đặc điểm của khách hàng theo từng khúc thị trường phù hợp với hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó. 2.3.2. Đặc trưng của XHTDNB theo phân khúc thị trường Gồm 3 đặc trưng: (1)hệ thống XHTDNB được xây dựng dựa trên cơ sở phân khúc thị trường trong nội bộ NHTM; (2) hệ thống XHTDNB có hệ 8 thống chỉ tiêu đánh giá phù hợp với những nhóm khách hàng ở cùng một khúc thị trường; (3)hệ thống chỉ tiêu khác nhau trên những khúc thị trường khác nhau. 2.3.3. Vai trò của XHTDNB theo phân khúc khách hàng vay vốn với hạn chế rủi ro tín dụng tại các NHTM Vai trò của XHTDNB theo phân khúc thị trường được luận án phân tích cụ thể và trình bày rõ ở 3 nội dung chính là: Vai trò trong quản trị rủi ro tín dụng; trong quản lý khách hàng; trong hoạch định chính sách. 2.4. Thực trạng công tác XHTDNB theo phân khúc thị trường tại các NHTM Việt Nam, bài học kinh nghiệm 2.4.1. Sự hình thành và quá trình phát triển XHTDNB theo phân khúc thị trường tại các NHTM Việt Nam Quá trình hình thành và phát triển XHTDNB được chia thành 2 giai đoạn: Thời kỳ thực hiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung (1952 -1988) và giai đoạn nền kinh tế chuyển đổi từng bước sang cơ chế thị trường (từ năm 1989 đến nay). Từ năm 1989 đến nay, NHNN đã ban hành nhiều qui định để kiểm soát và quản lý tình hình nợ xấu tại các NHTM. XHTD doanh nghiệp được đề cập lần đầu trong nội dung Quyết định số 57/2002/QĐ-NHNN nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế. 2.4.2. Thực trạng công tác XHTDNB theo phân khúc thị trường tại một số NHTM Việt Nam Hệ thống XHTDNB ở các NHTM Việt Nam hiện nay thường được xây dựng cho 4 nhóm khách hàng sau: Khách hàng doanh nghiệp; khách hàng cá nhân; khách hàng hộ/cá nhân kinh doanh; khách hàng là định chế tài chính, tổ chức. Tác giả đã mô hình hóa hoạt động chấm điểm XHTDNB của các NHTM Việt Nam hiện nay theo mô hình dưới đây: 9 Mô hình 1.2: Mô hình XHTDNB theo phân khúc tại các NHTM Việt Nam Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phân khúc XHTDNB của một số NHTM lớn Việt Nam, tác giả đã rút ra: XHTDNB tại các NHTM Việt Nam hiện nay đã có sự phân khúc thị trường. Tuy nhiên việc phân khúc còn diễn ra đơn giản và tập trung chủ yếu ở khách hàng doanh nghiệp. 2.4.3. Đánh giá thực trạng công tác xếp hạng tín dụng theo phân khúc thị trường tại một số NHTM tại Việt Nam Thông qua đánh giá thực trạng công tác XHTDNB tại các NHTM Việt Nam, tác giả đã tổng kết một số kết quả đạt được bao gồm các nội dung sau: Đã xây dựng được hệ thống chỉ số, thang điểm, trọng số rất chi tiết, cụ thể; phân loại khách hàng theo khả năng sử dụng và hoàn trả các khoản vay; đánh giá khách hàng một cách đa chiều hơn, khách quan hơn. Bên cạnh đó, luận án đã khẳng định công tác XHTDNB tại các NHTM Việt Nam còn tồn tại 4 hạn chế cơ bản và nêu rõ nguyên nhân của từng hạn chế đó gồm: (1)chưa có sự nhất quán trong việc xây dựng hệ thống XHTDNB tại các NHTM; (2)hệ thống chỉ tiêu chưa được xác định KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VAY TIÊU DÙNG KHÁCH HÀNG HỘ/CÁ NHÂN KD/HỘ NÔNG DÂN KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP KHÁCH HÀNG KHÁC THU THẬP THÔNG TIN -VỀ THÂN NHÂN/ CHỦ HỘ - VỀ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA NGƯỜI VAY - PHÂN KHÚC THEO NGÀNH - PHÂN KHÚC THEO QUY MÔ -PHÂN KHÚC THEO LOẠI HÌNH SỞ HỮU CHẤM ĐIỂM THEO BỘ CHỈ TIÊU TỔNG HỢP ĐIỂM ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG PHÂN KHÚC ĐỐI TƯỢNG CHẤM ĐIỂM - BỘ CHỈ TIÊU PHI TÀI CHÍNH - BỘ CHỈ TIÊU PHI TÀI CHÍNH 10 trên cơ sở tính toán mức độ ảnh hưởng tới khả năng sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ của khách hàng; (3)chưa được tính đến yếu tố tác động của vùng miền, địa phương; (4)công nghệ thông tin trong phòng ngừa rủi ro tín dụng của các NHTM còn hạn chế. 2.4.4. Bài học kinh nghiệm đối với Agribank Agribank cần hoàn thiện hệ thống XHTDNB theo 3 hướng sau: Một là, cần phải có sự phân khúc thị trường trên cơ sở coi trọng việc đánh giá các yếu tố khác biệt về địa lý, môi trường... làm nền tảng để xây dựng hệ thống XHTDNB. Hai là, hệ thống chỉ tiêu phải được xây dựng phù hợp với mỗi đoạn thị trường đã được phân khúc trên cở sở lượng hóa các chỉ tiêu thông qua việc áp dụngcác mô hình toán kinh tế. Ba là, vần xây dựng một cách đồng bộ hệ thống công nghệ nhằm giảm thiểu những yếu tố tác động chủ quan của người thực hiện chấm điểm XHTD. CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG XHTDNB THEO PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG TẠI AGRIBANK 3.1. Tổng quan về Agribank 3.1.1. Sự hình thành và phát triển của Agribank Từ ngày thành lập 26/3/1988 đến 15/10/1996, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được đổi tên 2 lần: Theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 tên lần đầu là Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, sau lần đổi tên lần thứ hai là: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNo&PTNT) Việt Nam, tên tiếng Anh là Agribank. Ngày 31/01/2011, thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN, Agribank được chuyển đổi hoạt động theo mô hình Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý điều hành của Agribank được mô hình hóa như sau: 11 3.1.2. Khái quát chung về hoạt động của Agribank Đến 31/7/2015, tổng tài sản của Agribank đạt trên 797.959 tỷ đồng; tổng nguồn vốn trên 742.473 tỷ; vốn điều lệ 29.605 tỷ; tổng dư nợ 607.242 tỷ; nhân sự xấp xỉ 40.000 cán bộ, nhân viên; gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch; số lượng khách hàng xấp xỉ 4 triệu. Trong đó: khách hàng cá nhân xấp xỉ 3,4 triệu, chiếm 85%; khách hàng hộ và doanh nghiệp xấp xỉ 600 ngàn chiếm 15%. Hệ thống công nghệ thông tin, quy mô, tốc độ xử lý HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN BAN KIỂM SOÁT TỔNG GIÁM ĐỐC UBQ L RỦI RO CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC HỆ THỐNG CÁC BAN CHUYÊN MÔN TSC CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP HỆ THỐNG CÁC TRUNG TÂM NH LIÊN DOANH, CÔNG TY SGD, HỆ THỐNG CÁC CHI NHÁNH LOẠI I, II HỆ THỐNG CÁC CHI NHÁNH LOẠI III, PGD KẾ TOÁN TRƯỞNG TRƯỞNG BAN KTKSNB ỦY BAN NHÂN SỰ BỘ PHẬN GIÚP VIỆC HĐTV UBQL TÀI SẢN 12 và tổng lượng xử lý giao dịch bình quân lớn nhất hệ thống NHTM trong cả nước. Agribank hoạt động kinh doanh đa năng, cung ứng từ các sản phẩm truyền thống đến các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, với 253 sản phẩm dịch vụ. 3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh yếu của Agribank: Đến 30/4/2014, Agribank dẫn đầu trong hệ thống các NHTM Việt Nam về thị phần trên các lĩnh vực như: Huy động vốn, tín dụng, thẻ phát hành lần lượt là: 16,6%; 17%; và 20%. Biểu đồ 3.2: Thị phần huy động vốn của một số NHTM Việt Nam đến 31/12/2014 Agribank NHTM quốc doanh NHTM cổ phần 32% 17% 51% Biểu đồ 3.3: Thị phần tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam đến 31/12/2014 Thông qua công tác đầu tư tín dụng, Agribank đã góp phần thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, phát triển các vùng kinh tế khó khăn, các chương trình chính sách của Chính phủ. Agribank Các NHTM quốc doanh khác Các NHTM cổ phần 43.8 39.6% 16.6% 13 3.2. Thực trạng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ theo phân khúc thị trường tại Agribank Xây dựng và hoàn thiện hệ thống XHTDNB là một trong những giải pháp lớn giúp Agribank có thể đánh giá chính xác khả năng sử dụng vốn và khả năng trả nợ của khách hàng nhằm hỗ trợ phòng ngừa rủi ro tín dụng hiệu quả trong hệ thống. 3.2.1. Thực trạng phân khúc thị trường tín dụng tại Agribank: Trong hệ thống Agribank hiện nay không có văn bản nào qui định riêng về việc phân khúc thị trường tín dụng. Tuy nhiên, phân tích nội dung hệ thống văn bản liên quan đến hoạt động tín dụng trong hệ thống, phân khúc khách hàng tín dụng tại Agribank được phân định rất rõ trong từng văn bản chỉ đạo hoạt động tín dụng. Bên cạnh việc phân khúc khách hàng tín dụng nêu trên, Agribank cũng quản trị hoạt động tín dụng theo 10 vùng tại Phụ lục 23 đính kèm. Với cách phân chia quản lý tín dụng của Agribank cho thấy, phân khúc thị trường của Agribank khá tương đồng với cách phân chia vùng kinh tế của Tổng cục Thống kê được trình bày tại chương 2. 3.2.2 Thực trạng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ theo phân khúc thị trường tại Agribank Thực hiện qui định tại Điều 7 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN, Agribank đã ban hành Quyết định số 1197/QĐ-NHNo-XLRR hướng dẫn sử dụng,vận hành hệ thống XHTDNB. Hệ thống XHTDNB của Agribank được xây dựng theo 5 nhóm khách hàng được phân khúc như sau: (1)Doanh nghiệp; (2)Cá nhân; (3)Hộ nông dân; (4)Hộ kinh doanh; (5)Định chế tài chính. Đối với mỗi nhóm khách hàng, Agribank đều xây dựng quy trình và hệ thống chỉ tiêu riêng. Tác giả đã tổng hợp quy trình XHTDNB theo phân khúc khách của Agribank được thể hiện ở sơ đồ dưới đây: 14 Luận án đã mô tả chi tiết các bước chấm điểm, bộ chỉ tiêu, cách thức chấm điểm, thang điểm của nhóm khách hàng. Cụ thể là: - Khách hàng doanh nghiệp được chấm điểm bằng phương pháp đánh giá các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính, được xây dựng trên cơ sở 34 ngành được chia thành 10 nhóm. Mỗi bộ chỉ tiêu gồm 60 chỉ tiêu: 14 chỉ tiêu tài chính và 46 chỉ tiêu phi tài chính với 7 bước. - Nhóm khách hàng cá nhân, Agribank đã xây dựng 01 bộ chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng duy nhất sử dụng cho tất cả khách hàng cá nhân. Bộ chỉ tiêu gồm 20 chỉ tiêu chia thành 3 phần: Thông tin về thân nhân (12 chỉ Phân khúc khách hàng Nhập thông tin Tài chính; Phi tài chính Khách hàng cá nhân/ hộ Khách hàng tổ chức kinh tế/ Định chế tài chính Nhập thông tin Thân nhân/hộ; Khả năng trả nợ của KH;/Phương án KD Chấm điểm, xếp hạng phân loại nợ Báo cáo chấm điểm xếp hạng KH Chấm điểm tài sản đảm bảo Tổng hợp và ra quyết định Đăng ký thông tin khách hàng 15 tiêu); khả năng trả nợ của người vay: (4 chỉ tiêu); thông tin tài sản bảo đảm (4 chỉ tiêu). - Đối với khách hàng hộ nông dân, Agribank chỉ xây dựng một hệ thống chỉ tiêu chấm điểm duy nhất gồm 22 chỉ tiêu - Khách hàng hộ kinh doanh, Agribank xây dựng bộ chỉ tiêu và phương pháp chấm điểm khách hàng hộ kinh doanh khá đồ sộ với 55 chỉ tiêu được chia thành 4 phần lớn: - Khách hàng định chế tài chính gồm 2 nhóm chỉ tiêu: Nhóm chỉ tiêu tài chính và nhóm chỉ tiêu phi tài chính. 3.2.3. Một số trường hợp chấm điểm khách hàng vay vốn tại Agribank Trong phạm vi nghiên cứu được trình bày tại Chương I, tác giả đã lựa chọn đối tượng nghiên cứu của luận án là khách hàng cá nhân vay tiêu dùng tại Agribank. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu một số trường hợp vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân tại Agribank từ đầu năm 2012 đến năm 2014. Kết quả nghiên cứu XHTDNB trên thực tế tại Agribank đối với khách hàng cá nhân cho thấy một số trường hợp: Kết quả chấm điểm XHTD rất tốt nhưng lại phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi và ngược lại. Hạng khách hàng Tổng số khách hàng tại NH A Đã từng có NQH trong 12 tháng %KH đang có nợ quá hạn/tổng số khách hàng AAA 324 4 1.23 AA 2.134 40 1.87 A 11.000 1.240 11.27 BBB 2.215 1.269 57.29 BB 439 272 61.96 B 165 62 37.58 CCC 322 21 6.52 CC 174 0 0.00 C 453 33 7.28 D 132 69 52.27 Cộng 17.358 3010 17.34 16 3.3. Đánh giá thực trạng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ theo phân khúc thị trường tại Agribank 3.3.1. Kết quả đạt được Công tác XHTDNB theo phân khúc thị trường tại Agribank đã đạt được một số kết quả thể hiện ở 6 nội dung sau: Mô hình chấm điểm XHTDNB của Agribank được xây dựng theo khung hướng dẫn của NHNN; Agribank đã xây dựng các tiêu chí để nhận dạng, đo lường, kiểm soát rủi ro; từng bước tăng cường quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế; đã ban hành các văn bản về chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; đã phân khúc theo 4 đối tượng khách hàng; hệ thống XHTD đối với khách hàng doanh nghiệp đã được xây dựng trên cơ sở phân khúc khách hàng theo ngành, theo qui mô và hình thức sở hữu của doanh nghiệp. 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân - Việc triển khai một số văn bản liên quan đến thực hiện XHTDNB còn một số nội dung chưa phù hợp do số lượng khách hàng rất lớn khó khăn trong triển khai. - Về hệ thống chỉ tiêu trong chấm điểm XHTDNB còn một số chỉ tiêu chưa chù hợp và phụ thuộc vào cảm tính của người đánh giá, - Về hệ thống điểm số và thang điểm không có cơ sở tính toán rõ ràng do các chỉ tiêu chưa được khảo sát đánh giá theo phương pháp chuyên gia. - Phân khúc thị trường trong XHTDNB chỉ dược thực hiện rõ nét đối với khách hàng doanh nghiệp. Từ phân tích trên đây cho thấy, Agribank cần phải khắc phục các hạn chế trên nhằm hoàn thiện hệ thống XHTDNB. CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 4.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu Chương IV trình bày quy trình nghiên cứu, trong đó bao gồm: - Mô tả cách thức xây dựng thang đo; - Thiết kế bảng câu hỏi; - Quá trình khảo sát sơ bộ, khảo sát chính thức trong quy trình nghiên cứu - Các kết quả phân tích dữ liệu. 17 4.1.1. Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính gồm các bước sau: - Thiết kế thang đo sơ bộ: Thang đo khảo sát sơ bộ được tác giả thiết kế dựa trên việc tổng hợp các thông tin từ phía ngân hàng; các công trình nghiên cứu tổng quan tại Chương I; hệ thống chỉ tiêu được đưa ra trong hệ thống XHTD cá nhân của các NHTM tại chương II. Các câu hỏi nghiên cứu được sử dụng là các câu hỏi cung cấp thông tin của khách hàng. - Phỏng vấn chuyên gia: để đánh giá lại tính phù hợp của các chỉ tiêu được đưa ra khảo sát. Các chuyên gia góp ý về sự cần thiết của các chỉ tiêu cũng như có ý kiến về thêm, bớt các chỉ tiêu trong nghiên cứu chính thức. - Phỏng vấn sơ bộ: Phỏng vấn sơ bộ được thực hiện tại các chi nhánh của Agribank trên cả nước, mỗi chi nhánh phỏng vấn 2 lãnh đạo về các chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu. 4.1.2. Nghiên cứu định lượng Mẫu khảo sát: số phiếu phát ra là: 7(chi nhánh)*30(khách hàng)* 7(vùng) =1470 phiếu Danh sách khách hàng cá nhân tại các vùng được khảo sát dựa trên việc lựa chọn ngẫu nhiên từ danh sách khách hàng của các chi nhánh trên địa bàn 7 vùng. Kết quả khảo sát thu về có 1400 phiếu và có 1123 phiếu khảo sát là hợp lệ. Dữ liệu từ các phiếu khảo sát hợp lệ được tiến hành mã hóa và sử dụng để phân tích. Mô hình được đề xuất là hồi qui logistic với hai dấu hiệu. Mô hình này thuận tiện cho việc tính toán các khả năng khách hàng rơi vào các tính trạng của biến mục tiêu và đo lường được tác động của các nhân tố (với tư cách là các biến độc lập). Trong đó: Mỗi biến mục tiêu Y tương ứng với 1 mô hình. Trong đó các biến độc lập được lựa chọn nếu nhân tố tương ứng có tác động đến thay đổi khả năng (xác suất) của các trạng thái. Mô hình có dạng: ( ) 1 2 2 2 2 k k 1 2 2 2 2 k k X X ... X X X ... X e 1 Y 1 e P β + β + β + + β β + β + β + + β+ = = (1) Với các nhân tố thể hiện bằng các biến định tính chúng ta có thể chỉ ra sự khác nhau của các biến định lượng chúng ta sử dụng công thức: i i i j j P(Y 1) ˆ ˆ ˆp (1 p ) X ∂ = = − β ∂ (2) 18 Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn hệ số P value (sig) <0.1 là đảm bảo độ tin cậy cho các kiểm định thống kê. Mô hình 4.1 Tác động của các nhân tố đến khả năng trả nợ của khách hàng 4.2. Kết quả phân tích dữ liệu Luận án đã thực hiện và trình bày kết quả phân tích dữ liệu qua 4 phần: Thống kê đặc điểm nhóm đối tượng khảo sát tại mục 4.2.1; thống kê mô tả các yếu tố quan hệ ngân hàng tại mục 4.2.2; kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng của đặc điểm khách hàng tới mối quan hệ với ngân hàng tại mục 4.2.3; kết quả phân tích ảnh hưởng của yếu tố quan hệ ngân hàng tới khả năng trả nợ của khách hàng tại mục 4.2.4. Kết quả tổng hợp cho thấy, các mô hình đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng qua các biến mối quan hệ của khách hàng và ngân hàng có sự phù hợp và tin cậy cao và phù hợp với việc phân tích tại các nội dung trên. Giới tính V01 .... V24 Tuổi V25 ..V04 .. . V23 ......... V30 KHẢ NĂNG TRẢ NỢ 19 CHƯƠNG 5 MÔ HÌNH XHTDNB THEO PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG TẠI AGRIBANK, KẾT QUẢ VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Đề xuất mô hình XHTDNB theo phân khúc thị trường tại Agribank 5.1.1. Cơ sở lý thuyết về phân khúc khách hàng có quan hệ tín dụng tại Agribank Trên cơ sở phần lý thuyết về tổng quan nghiên cứu ở chương 1, cơ sở phân khúc thị trường tại chương 2 tác giả đã chỉ rõ định hướng nghiên cứu về XHTDNB theo phân khúc thị trường của luận án: Đối tượng khách hàng được phân khúc là các khách hàng cá nhân vay tiêu dùng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và theo 7 vùng: (1) Vùng Trung du và miền núi phía Bắc: Gồm 14 Tỉnh sau: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Cạn. (2) Vùng Đồng bằng sông Hồng: Gồm 11 tỉnh, thành phố sau: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nội, Quảng Ninh. (3) Vùng Bắc Trung Bộ: Gồm 6 tỉnh sau: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. (4) Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ: Gồm 8 tỉnh, thành phố sau: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. (5) Vùng Tây Nguyên: Gồm 05 tỉnh sau: Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, KonTum. (6) Vùng Đông Nam Bộ: Gồm 06 tỉnh, thành phố sau: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai. (7) Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Gồm 13 tỉnh, thành phố sau: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau. 5.1.2. Đề xuất mô hình Qua nghiên cứu và thực hiện mô hình tại chương IV, các mô hình được sử dụng như sau: 20 - Mô hình đánh giá tình trạng quan hệ của khách hàng theo từng biến mục tiêu - Mô hình hồi qui logistic với các biến V24 đến V30 (tương ứng câu 24 đến câu 30 của bảng hỏi). Kết quả phân tích có thể thiết lập khung phân khúc khách hàng theo hai cách: - Cách thứ nhất: Theo từng vùng phân chia các mức xác suất của các tình trạng theo mức xấu đến tốt (hoặc ngược lại). Tính toán khoảng giá trị của các biến giải thích lập bảng tính điểm cho các khách hàng. - Cách thứ hai: Theo từng vùng tính điểm cho từng trạng thái của các biến giải thích căn cứ vào tỷ lệ khách hàng ở các trạng thái của biến mục tiêu. 5.2. Kết quả xử lý mô hình logistic về XHTDNB theo phân khúc thị trường 5.2.1. Phân tích hệ thống chỉ tiêu theo từng phân khúc. Luận án đã trình bày kết quả của mức độ tác động, so sánh sự tác động của 30 chỉ tiêu theo từng vùng. Qua hệ thống kết quả cho thấy, các chỉ tiêu tác động vào khả năng trả nợ của khách hàng ở mỗi vùng khác nhau có sự khác biệt rõ ràng. Kết quả kiểm định cũng rất phù hợp với việc phân tích định tính theo vùng miền ở chương II. 5.2.2. Kết quả phân khúc hệ thống chỉ tiêu Luận án đã trình bày kết quả thực hiện phương pháp phân tích hồi quy Binary logistic với biến phụ thuộc là khả năng trả nợ của khách hàng và các biến độc lập là các biến mô tả mối quan hệ với khách hàng. Kết quả ảnh hưởng của các yếu tố thuộc nhóm mối quan hệ với ngân hàng theo 7 vùng (đã tính đến sự tác động của 23 chỉ tiêu thông tin thân nhân ở mỗi vùng). 5.2.3. Kết hợp mô hình logistic tính điểm cho khách hàng Phương pháp xác định khả năng này được thực hiện với trình tự 5 bước sau: Bước 1: Thu thập thông tin khách hàng; Bước 2: Ước lượng xác suất các biến đặc trưng quan hệ với ngân hàng thông qua kết quả 5 mô hình hồi quy; Bước 3: Tính toán giá trị của các biến thể hiện mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng; Bước 4: Tính toán xác suất nợ gốc quá hạn; Bước 5: Xếp hạng (tính điểm) tín dụng cho từng khách hàng. Tất các các bước trên thực hiện trên một file tính toán tự động cho từng khách hàng theo thông tin khách hàng. File gồm hai trang bảng tính: 21 Trang thông tin KH: Bao gồm các thông tin của khách hàng được mã hóa bằng giá trị số học; trang bảng tính: để xác định các giá trị: Xác suất nợ quá hạn, điểm, hạng trên cơ sở tính toán. Đối với các khách hàng tại các vùng khác nhau, chỉ số, hệ số đã được xác định theo từng vùng được sử dụng có sự khác biệt. Luận án đã trình bày phương pháp tính điểm XHTDNB của khách hàng thông qua 01 ví dụ cụ thể. Theo thông lệ xếp hạng hiện nay tại các NHTM, luận án đã đề xuất hệ thống 10 thứ bậc xếp hạng trong XHTDNB từ AAA, AA, A,....., CCC, CC, C, D theo bảng sau: Bảng 5.321: Bảng Xếp hạng khách hàng cá nhân AAA AA A BBB BB B CCC CC C D 95+ 90-94 85-89 75-84 65-74 55-64 45-54 35-44 25-34 < 25 Tất cả các bước trên được thực hiện như nhau đối với các khách hàng tại các vùng khác nhau, chỉ có sự khác biệt khi sử dụng các hệ số đã được xác định theo từng vùng được nêu trong hệ thống chỉ tiêu và phân khúc theo từng vùng. 5.3. Thảo luận kết quả mô hình 5.3.1. Kết quả đã đạt được Một là, đã xác định được bộ chỉ tiêu thực sự có tác động, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng theo 7 vùng. Hai là, mô hình xếp hạng theo từng vùng đã tính toán được mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu đến khả năng trả nợ của khách hàng theo từng vùng gián tiếp qua sự ảnh hưởng đến các chỉ tiêu quan hệ với ngân hàng Thứ ba, hệ thống XHTDNB này có thể tích hợp được trên nền công nghệ Ipcas hiện nay của Agribank trên cơ sở cập nhật các chỉ tiêu và tỷ trọng theo từng vùng. Thứ tư, phương pháp XHTDNB tương đối đơn giản, dễ dàng áp dụng và có thể tiết kiệm chi phí. 5.3.2. Hạn chế Có 2 hạn chế chính: (1) Thông tin thu thập qua khảo sát là nguồn thông tin từ phía khách hàng, do đó, không thể tránh khỏi việc khách hàng chưa điền thông tin chuẩn; (2) quy mô nghiên cứu của luận án còn hạn hẹp cả về không gian và thời gian nên phần nào ảnh hưởng đến kết quả tính toán mô hình. 22 5.4. Một số đề xuất kiến nghị 5.4.1. Đề xuất một số nội dung cần được tiếp tục nghiên cứu Với mục tiêu ngày càng hoàn thiện hệ thống XHTDNB tại Agribank và các NHTM Việt Nam, Luận án kiến nghị một số nội dung cần tiếp tục được nghiên cứu như sau: a. Về thu thập số liệu: Do hạn chế về thời gian cũng như về phạm vi, quy mô nghiên cứu theo phạm vi cá nhân nên kết quả khảo sát của Luận án còn hạn chế. Do vậy, Agribank nên tổ chức khảo sát trên phạm vi lớn hơn để đảm bảo hơn nữa tính xác thực, mức độ tin cậy của các chỉ tiêu trong quá trình kiểm định, thống kê. b. Về hệ thống thông tin: Để đảm bảo nguồn số liệu có giá trị về các khách hàng cho hệ thống khai thác phục vụ cho hoạt động XHTDNB, Agribank cần khảo sát thông tin đa chiều: Từ phía khách hàng, từ phía NH, từ hệ thống thông tin tín dụng của hệ thống các NHTM; có giải pháp nhằm lành mạnh hóa nguồn thông tin từ phía khách hàng, từ phía thị trường. c. Tiếp tục nghiên cứu, kiểm định sâu hơn về độ lệch chuẩn giữa các vùng nhằm tăng độ chính xác của kết quả chấm điểm XHTD theo phân khúc thị trường 5.4.2. Kiến nghị nhóm giải pháp vĩ mô: Luận án đã đã đề xuất 2 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác XHTDNB tại Agribank và của hệ thống NHTM đó là: - Nhóm giải pháp vĩ mô đối với các cơ quan nhà nước, NHNN: (1) Cần tạo ra hành lang pháp lý vững chắc cho hệ thống NHTM trong công tác XHTDNB. Hiện nay các văn bản hướng dẫn và chỉ đạo cho các NHTM triển khai việc XHTDNB của NHNN là văn bản số 493/NHNN năm 2005, các NHTM gần như xây dựng hệ thống XHTDNB cho các khách hàng có quan hệ tín dụng một cách riêng lẻ, thiếu sự đồng bộ. (2) Chuẩn hóa phương pháp XHTDNB thể hiện ở 3 nội dung: Thứ nhất, hệ thống XHTDNB của các NHTM phải tiếp cận theo chuẩn Basel II. Thứ hai, việc XHTD phải áp dụng các tỷ lệ điều chỉnh phù hợp nhằm giảm sự khác biệt trong kết quả đánh giá XHTDNB đối với cùng một khách hàng giữa các NHTM . Thứ ba, cần có qui định cụ thể về điều kiện cần và đủ đối với chuyên gia tham gia xây dựng hệ thống XHTD. 23 Trong đó nhấn mạnh hệ thống XHTDNB của các NHTM phải tiếp cận theo chuẩn Basel II (3) Thiết lập khung pháp lý trong việc trao đổi, cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp và thông tin tín dụng giữa các NHTM tại Việt Nam. (4) Nâng cao chất lượng cán bộ trong công tác XHTDNB 5.4.3. Nhóm giải pháp vi mô: (1) Cần xây dựng phần mềm chuyên biệt cho công tác XHTDNB; (2) Ứng dụng phương pháp/mô hình phân khúc thị trường trong công tác XHTDNB tại NHNo&PTNT Việt Nam; (3)Thiết lập hệ thống chỉ số, trọng số phù hợp với từng khúc thị trường; (4) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hệ thống Agribank. KẾT LUẬN CHUNG Quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM nói chung và của Agribank nói riêng là điều kiện sống còn để các ngân hàng tồn tại và phát triển. Quản trị rủi ro tín dụng cũng là nền tảng để các ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nền kinh tế đất nước. XHTDNB là một trong những công cụ có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại nội bộ mỗi ngân hàng. Qua phần trình bày của Luận án, tác giả đã phân tích khái quát hóa hoạt động XHTD trên thế giới và tại Việt Nam cho đến nay, tìm ra những khoảng trống trong các công trình nghiên cứu cũng như trong các phương pháp, mô hình XHTD. Tác giả đã nghiên cứu các vấn đề lý thuyết và thực tiễn về thị trường và phân khúc thị trường; những yếu tố thị trường tác động, ảnh hưởng đến việc đánh giá XHTDNB; vai trò của phân khúc thị trường đối với hoạt động XHTDNB của các NHTM Việt Nam, đặc biệt đối với Agribank. Qua đó, tác giả đã nêu bật những tồn tại, hạn chế - là những vấn đề cần khắc phục, giải quyết, hoàn thiện đối với hệ thống XHTDNB của Agribank trong luận án. Trên cơ sở đó, luận án đã tập trung nghiên cứu và xây dựng hệ thống XHTDNB theo phân khúc thị trường đối với khách hàng cá nhân có quan hệ tín dụng tại Agribank trên lãnh thổ Việt Nam, làm tiền đề nghiên cứu 24 cho các đối tượng khách hàng khác trong thời gian tiếp theo. Sau 4 năm nghiên cứu, luận án đã đạt được một số kết quả nổi bật như sau: Thứ nhất: Chứng minh được các chỉ tiêu trong hệ thống XHTDNB của Agribank bị tác động, ảnh hưởng bởi yếu tố vùng, miền thông qua kết quả chạy mô hình 23 chỉ tiêu – biến độc lập, 7 chỉ tiêu – biến phụ thuộc được khảo sát thông tin trên 1470 phiếu khảo sát được phân bố đều trên 7 vùng; Thứ hai: Tính toán được mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu trên mỗi vùng đã được phân khúc; hình thành nên 7 hệ thống XHTD đối với khách hàng cá nhân với bộ chỉ tiêu thực sự có tác động ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng có quan hệ tín dụng với Agribank; Thứ ba: Xác định được hệ số điều chỉnh giữa các vùng và hệ thống điểm trên bảng phân loại xếp hạng; Thứ tư: Đề xuất 2 nhóm giải pháp: Giải pháp vĩ mô và giải pháp vi mô nhằm khắc những tồn tại hạn chế của hoạt động XHTDNB của hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và của Agribank nói riêng. Với kết quả nêu trên, tác giả đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đề ra./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxep_hang_tin_dung_noi_bo_theo_phan_khuc_thi_truong_tai_ngan_hang_nong_nghiep_va_phat_trien_nong_thon.pdf
Luận văn liên quan