Luận văn Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập phần hóa học hữu cơ lớp 11 nâng cao

- Điểm bài kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng, chứng tỏ việc sử dụng hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực tự học đã góp phần nâng cao kết quả học tập. - Học sinh ở lớp thực nghiệm do được tự học, tự nghiên cứu các bài trong chương trình hóa hữu cơ lớp 11 nâng cao nên các em học tốt hơn, dẫn đến kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Từ những kết quả thu được ở trên phần nào cũng cho thấy việc sử dụng hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực tự học cho HS đã góp vai trò quan trọng trong việc lĩnh hội ki ến thức của học sinh, là công cụ tự học hiệu quả.

pdf23 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5523 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập phần hóa học hữu cơ lớp 11 nâng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN ĐỀ TÀI: “ Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập phần hóa học hữu cơ lớp 11 nâng cao” Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập phần hóa học hữu cơ lớp 11 nâng cao Nguyễn Thị Hoài Thanh Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS ngành: Lý luận và PP giảng dạy; Mã số: 60 14 10 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Xuân Trường Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về tự học và bài tập hóa học. Sưu tầm và xây dựng hệ thống bài tập (HTBT) bồi dưỡng năng lực tự học phần hoá học hữu cơ thuộc Hóa học 11 nâng cao. Hướng dẫn học sinh (HS) sử dụng HTBT đã xây dựng một cách hợp lí, hiệu quả. Thực nghiệm (TN) sư phạm để đánh giá hiệu quả của HTBT đã xây dựng và các biện pháp đã đề xuất, từ đó rút ra kết luận về khả năng áp dụng đối với HTBT đã đề xuất. Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng hệ thống bài tập hóa học (BTHH) bồi dưỡng năng lực tự học cho HS trong quá trình dạy học. Keywords: Hóa học; Phương pháp dạy học; Hóa hữu cơ; Lớp 11 Content MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hiện nay, nước ta đang tiến hành việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh và bồi dưỡng phương pháp học tập mà cốt lõi là tự học để họ tự học suốt đời. Một trong những phương pháp bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh môn Hóa học ở trường Trung học phổ thông là sử dụng hệ thống bài tập. Bài tập hoá học đóng vai trò vừa là nội dung vừa là phương tiện để chuyển tải kiến thức, phát triển tư duy và kỹ năng thực hành bộ môn một cách hiệu quả nhất. Bài tập hoá học không chỉ củng cố nâng cao kiến thức, vận dụng kiến thức mà còn là phương tiện để tìm tòi, hình thành kiến thức mới. Mặt khác, do thời gian dạy học môn Hoá học trên lớp còn hạn hẹp, thời gian ôn tập, hệ thống hoá kiến thức Hóa học 11 nâng cao và giải bài tập chưa được nhiều, không phải học sinh nào cũng đủ thời gian để thấu hiểu, ghi nhớ và vận dụng những kiến thức mà giáo viên truyền thụ ở trên lớp. Vì vậy, việc tự học ở nhà của học sinh là rất quan trọng và cần thiết. Với những lí do nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài : “Bồi dƣỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập phần hóa học hữu cơ lớp 11 nâng cao ”. 2. Mục đích nghiên cứu Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập phần hóa học hữu cơ thuộc Hóa học 11 nâng cao trường Trung học phổ thông. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. 3.2. Sưu tầm và xây dựng hệ thống bài tập (HTBT) bồi dưỡng năng lực tự học phần hoá học hữu cơ thuộc Hóa học 11 nâng cao. 3.3. Hướng dẫn học sinh (HS) sử dụng HTBT đã xây dựng một cách hợp lí, hiệu quả. 3.4. Thực nghiệm (TN) sư phạm để đánh giá hiệu quả của HTBT đã xây dựng và các biện pháp đã đề xuất, từ đó rút ra kết luận về khả năng áp dụng đối với HTBT đã đề xuất. 3.5. Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng hệ thống bài tập hóa học (BTHH) bồi dưỡng năng lực tự học cho HS trong quá trình dạy học. 4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu : Việc xây dựng HTBT bồi dưỡng năng lực tự học cho HS phần hóa học hữu cơ thuộc Hóa học 11 nâng cao . - Khách thể nghiên cứu : Quá trình dạy học hóa học ở trường Trung học phổ thông (THPT). 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận : - Nghiên cứu lý luận về việc HS tự học. - Nghiên cứu về tác dụng và cách sử dụng bài tập trong dạy học hoá học. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Điều tra bằng các phiếu câu hỏi. - Phỏng vấn. - TN sư phạm đánh giá hiệu quả, tính khả thi của HTBT và các biện pháp bồi dưỡng HS tự học đã đề xuất. 5.3. Xử lí kết quả TN sư phạm bằng các phương pháp thống kê toán học. 6. Phạm vi nghiên cứu Nội dung kiến thức được giới hạn trong 6 chương : “Đại cương về hoá học hữu cơ”, “Hiđrocacbon no”, “ Hiđrocacbon không no”, “Hiđrocacbon thơm - nguồn hiđrocacbon thiên nhiên”, “Dẫn xuất halogen – Ancol - Phenol” và “Anđehit –Xeton - Axit cacboxylic ” thuộc Hóa học 11 (chương trình nâng cao) ở trường THPT. 7. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng và sử dụng hợp lí, có hiệu quả HTBT bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh phần hóa học hữu cơ thuộc Hóa học 11 nâng cao thì sẽ nâng cao được chất lượng dạy học hóa học hiện nay ở trường Trung học phổ thông (THPT). 8. Những đóng góp của đề tài 8.1. Về lý luận Bước đầu xác định được cơ sở lý luận của việc xây dựng hệ thống bài tập theo từng chương phần hoá học hữu cơ thuộc Hóa học 11 nâng cao nhằm bồi dưỡng năng lực tự học cho HS 8.2. Về thực tiễn - Nội dung của luận văn giúp giáo viên có thêm tư liệu bổ ích cho việc giảng dạy hoá học phần hữu cơ lớp 11. - Giúp HS rèn luyện các kĩ năng giải BTHH góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường THPT. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong ba chương : Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tự học và bài tập hoá học Chương 2: Hệ thống bài tập hóa học hữu cơ bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh Chương 3:Thực nghiệm sư phạm CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỰ HỌC VÀ BÀI TẬP HÓA HỌC Trong chương này, chúng tôi trình bày các vấn đề : 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.2. Tự học 1.2.1. Khái niệm tự học Theo GS.TSKH. Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp...) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như tính trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biến khó khăn thành thuận lợi... vv...) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình” 1.2.2. Các hình thức của tự học 1.2.3. Chu trình tự học của học sinh Chu trình tự học của HS là một chu trình 3 thời : - Tự nghiên cứu - Tự thể hiện - Tự kiểm tra, tự điều chỉnh 1.2.4. Vai trò của tự học Tự học là một giải pháp khoa học giúp giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức đồ sộ với quỹ thời gian ít ỏi ở nhà trường. Nó giúp khắc phục nghịch lý : học vấn thì vô hạn mà tuổi học đường thì có hạn. Tự học giúp tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người bởi lẽ nó là kết quả của sự hứng thú, sự tìm tòi, nghiên cứu và lựa chọn. Có phương pháp tự học tốt sẽ đem lại kết quả học tập cao hơn. Khi HS biết cách tự học, HS sẽ “có ý thức và xây dựng thời gian tự học, tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu, gắn lý thuyết với thực hành, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. 1.3. Bài tập hóa học 1.3.1. Khái niệm bài tập hóa học Theo từ điển tiếng việt, bài tập là yêu cầu của chương trình cho HS làm để vận dụng những điều đã học và cần giải quyết vấn đề bằng phương pháp khoa học. Một số tài liệu lý luận dạy học “thường dùng bài toán hoá học” để chỉ những bài tập định lượng - đó là những bài tập có tính toán - khi HS cần thực hiện những phép tính nhất định. Theo các nhà lý luận dạy học Liên Xô (cũ), bài tập bao gồm cả câu hỏi và bài toán, mà trong khi hoàn thành chúng, HS vừa nắm được, vừa hoàn thiện một tri thức hay một kỹ năng nào đó, bằng cách trả lời miệng, trả lời viết hoặc kèm theo thực nghiệm. 1.3.2. Tác dụng của bài tập hóa học 1.3.3. Phân loại bài tập hóa học Theo quan niệm thông thường, bài tập gồm cả câu hỏi và bài toán. Bài tập hóa học được chia làm 2 loại là bài tập trắc nghiệm tự luận (thường quen gọi là bài tập tự luận) và bài tập trắc nghiệm khách quan (thường quen gọi là bài tập trắc nghiệm). 1.3.4. Hoạt động của học sinh trong quá trình tìm kiếm lời giải cho bài tập hóa học 1.3.4.1. Các giai đoạn của quá trình giải bài tập hóa học Bao gồm 4 giai đoạn cơ bản như sau : a) Nghiên cứu đầu bài b) Xây dựng tiến trình luận giải c) Thực hiện tiến trình giải d) Đánh giá việc giải 1.3.4.2. Mối quan hệ giữa nắm vững kiến thức và giải bài tập hóa học 1.4. Thực trạng về việc sử dụng hệ thống bài tập và việc tự học của học sinh ở trƣờng Trung học phổ thông - Chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu tham khảo ý kiến 68 giáo viên (GV) hóa học ở các trường THPT ở Tp.Hà Nội. Số phiếu thu hồi được là 66 phiếu. - Chúng tôi cũng đã gửi phiếu điều tra đến 600 HS (13 lớp) ở các trường THPT khác nhau ở Tp. Hà Nội. Số phiếu thu hồi được là 597 phiếu. 1.4.3. Kết quả điều tra 1.4.3.1. Phiếu điều tra cho học sinh Gồm 17 câu hỏi xoay quanh 6 vấn đề: a) Tìm hiểu thái độ, tình cảm, nhận thức của HS về BTHH Câu 1: Thái độ của HS đối với các giờ BTHH Thái độ Số ý kiến Tỉ lệ % Rất thích 66 11,1 Thích 231 38,7 Bình thường 270 45,2 Không thích 30 5,0 Câu 4: Ứng xử của HS khi gặp một bài tập khó Phương án Số ý kiến Tỉ lệ % Mày mò tự tìm lời giải 117 19,7 Xem kỹ bài mẫu GV đã hướng dẫn 243 40,6 Tham khảo lời giải trong sách bài tập 156 26,1 Chán nản, không làm 81 13,6 b) Việc chuẩn bị cho tiết bài tập và giải bài tập của HS Câu 2: Thời gian HS dành để làm BTHH trước khi đến lớp Thời gian Số ý kiến Tỉ lệ % Không cố định 414 69,4 Khoảng 30 phút 51 8,5 Từ 30 đến 60 phút 75 12,6 Trên 60 phút 57 9,5 Câu 3: Chuẩn bị cho tiết bài tập Phương án Số ý kiến Tỉ lệ % Làm trước những bài tập về nhà 237 39,7 Đọc, tóm tắt, ghi nhận những chỗ chưa hiểu 147 24,6 Đọc lướt qua các bài tập 147 24,6 Không chuẩn bị gì cả 66 11,1 Câu 5: Số lượng bài tập HS làm được Ai% 12,5 37,5 62,5 87,5 Số ý kiến 63 252 201 81 %1,50 597 )5,8781()5,62201()5,37252()635,12(   A Câu 7: Việc giải bài tập tương tự của HS Mức độ Số ý kiến Tỉ lệ % Chưa bao giờ 84 14,1 Thỉnh thoảng 468 78,4 Thường xuyên 39 6,5 Rất thường xuyên 6 1,0 c) Tìm hiểu những khó khăn mà các em gặp phải khi giải bài tập và các yếu tố giúp HS giải thành thạo một dạng bài tập Câu 6 : Thời gian GV dành để giải bài mẫu ở lớp Số ý kiến Tỉ lệ % Dư để theo dõi và ghi chép 36 6,0 Vừa đủ để theo dõi và ghi chép 348 58,3 Đủ để theo dõi nhưng chưa kịp ghi chép 144 24,1 Không đủ để theo dõi và ghi chép 69 11,6 Câu 8 : Những khó khăn mà HS gặp phải khi giải BTHH Số ý kiến Tỉ lệ % - Thiếu bài tập tương tự 330 55,3 - Không có bài giải mẫu 387 64,8 - Các bài tập không được xếp từ dễ đến khó 291 48,7 - Không có đáp số cho bài tập tương tự 297 49,8 Câu 9 : Yếu tố giúp HS giải tốt bài tập Số ý kiến Tỉ lệ % - GV giải kỹ 1 bài mẫu 393 65,8 - Em xem lại bài tập đã giải 381 63,8 - Em tự làm lại bài tập đã giải 297 49,7 - Em từng bước làm quen và nhận dạng bài tập 351 58,8 - Em làm các bài tập tương tự 351 58,8 d) Tìm hiểu nhận thức của HS về tự học và vai trò của tự học Câu 11 : Sự đầu tư để học tốt môn hóa học Số ý kiến Tỉ lệ % Xếp hạng Chỉ cần học trên lớp là đủ 252 42,2 3 Học thêm (ở nhà GV hoặc trung tâm) 387 64,8 1 Dành nhiều thời gian tự học có sự hướng dẫn của thầy cô 357 59,8 2 Câu 12 : Sự cần thiết của tự học để đạt kết quả cao trong các kì thi hoặc kiểm tra Số ý kiến Tỉ lệ % Rất cần thiết 351 58,8 Cần thiết 201 33,7 Bình thường 36 6,0 Không cần thiết 9 1,5 Câu 13 : Lý do HS cần phải tự học Số ý kiến Tỉ lệ % Giúp HS hiểu bài trên lớp sâu sắc hơn 375 62,8 Giúp HS nhớ bài lâu hơn 399 66,8 Phát huy tính tích cực của HS 321 53,8 Kích thích hứng thú tìm tòi nâng cao mở rộng kiến thức 324 54,3 Tập thói quen tự học và tự nghiên cứu suốt đời 294 49,2 Rèn luyện thêm khả năng suy luận logic 369 63,7 Nội dung đang học thường đề cập trong các kì thi 384 64,3 e) Tìm hiểu về vấn đề sử dụng thời gian và cách thức tự học Câu 14 : HS sử dụng thời gian tự học Số ý kiến Tỉ lệ % Để đọc lại bài trên lớp 390 65,3 Để chuẩn bị bài trên lớp theo hướng dẫn 318 53,3 Để đọc tài liệu tham khảo 282 47,2 Câu 15 : Cách thức tự học của HS Số ý kiến Tỉ lệ % Chỉ học bài, làm bài khi cần thiết 336 56,3 Học theo hướng dẫn, có nội dung câu hỏi, bài tập của GV 327 54,8 Chỉ học phần nào quan trọng, cảm thấy thích thú 339 56,8 f) Tìm hiểu những khó khăn mà các em gặp phải khi tự học và các yếu tố tác động đến hiệu quả của việc tự học Câu 16: Những khó khăn mà HS gặp phải trong quá trình tự học Số ý kiến Tỉ lệ % Xếp hạng Thiếu tài liệu học tập, tham khảo 345 57,8 3 Thiếu sự hướng dẫn cụ thể cho việc học tập 375 62,8 1 Kiến thức rộng khó bao quát 360 60,3 2 Câu 17 : Những tác động đến hiệu quả của việc tự học Số ý kiến Tỉ lệ % Xếp hạng Niềm tin và sự chủ động của HS 357 59,8 3 Sự tổ chức, hướng dẫn của thầy 372 62,3 1 Tài liệu hướng dẫn học tập 366 61,3 2 1.4.3.2. Phiếu điều tra cho giáo viên Chúng tôi nêu lên 12 câu hỏi, xoay quanh 4 nội dung : a) Tình hình xây dựng HTBT của GV Câu 2 : Sự đầy đủ các dạng và bao quát kiến thức của BTHH trong SGK và sách bài tập Thái độ Số ý kiến Tỉ lệ % Rất đầy đủ 2 3,0 Đầy đủ 20 30,3 Chưa đầy đủ 44 66,7 Câu 3 : Sự cần thiết phải sử dụng thêm HTBT để nâng cao kết quả học tập của HS Số ý kiến Tỉ lệ % Rất cần thiết 46 69,7 Cần thiết 18 27,3 Bình thường 1 1,5 Không cần thiết 1 1,5 Câu 4 : Mức độ sử dụng thêm HTBT Số ý kiến Tỉ lệ % Rất thường xuyên 18 27,3 Thường xuyên 36 54,5 Thỉnh thoảng 12 18,2 Chưa bao giờ 0 0,0 Câu 5 : Nguồn gốc của HTBT mà thầy cô đã sử dụng thêm Số ý kiến Tỉ lệ % sách tham khảo 50 Mạng internet 24 tự xây dựng 18 Câu 6 : HTBT được thiết kế theo Số ý kiến Tỉ lệ % bài học 20 Chương 34 chuyên đề 32 Câu 7 : Cách thức sử dụng HTBT Số ý kiến Tỉ lệ % - HS tự giải sau khi học xong bài học. 12 - GV giải bài mẫu, HS về nhà làm bài tập tương tự. 30 - GV giải bài mẫu, HS về nhà làm bài tập tương tự có kèm theo đáp số. 36 b) Cách nhìn nhận và suy nghĩ của GV về vai trò của BTHH trong dạy học hóa học Câu 1 : Mức độ quan trọng của những nội dung dạy học hóa học Nội dung Mức độ quan trọng 1 2 3 4 - Kiến thức hóa học mới 0 0 4,48 8 18 - BTHH 0 0 4,64 4 16 - Thí nghiệm thực hành 0 2 4,03 14 30 - Liên hệ giữa lý thuyết và thực tế 0 0 4,12 12 34 c) Tình hình dạy BTHH ở trường THPT: mức độ thành công, những khó khăn gặp phải khi dạy BTHH Câu 8 : Số lượng bài tập trung bình mà thầy cô hướng dẫn giải trong 1 tiết học Ai 2 bài 3 bài 4 bài 5 bài > 5 bài Số ý kiến 8 24 16 18 0 6,3 66 )518()416()324()28(   A Số bài tập được thực hiện trong một tiết học trung bình là 3,6 bài Câu 9 : Số HS làm được bài tập (ở lớp) Ai% 12,5 37,5 62,5 87,5 Số ý kiến 0 30 30 6 %4,53 66 )5,876()5,6230()5,3730()05,12(   A Câu 10 : Những khó khăn mà thầy cô gặp phải trong khi dạy BTHH Nội dung Mức độ khó khăn 1 2 3 4 5 - Không đủ thời gian 0 6 8 18 34 - Trình độ HS không đều 0 0 10 36 20 - Không có HTBT chất lượng hỗ trợ HS tự học 0 5 7 18 36 c) Biện pháp xây dựng và sử dụng hệ thống BTHH bồi dưỡng năng lực tự học, tự làm bài tập cho HS Câu 11 : Mức độ cần thiết của việc xây dựng hệ thống BTHH bồi dưỡng năng lực tự học cho HS Số ý kiến Tỉ lệ % Rất cần thiết 62 93,9 Cần thiết 4 6,1 Bình thường 0 0,0 Không cần thiết 0 0,0 Câu 12 : Mức độ cần thiết của các biện pháp xây dựng hệ thống BTHH bồi dưỡng năng lực tự học cho HS Biện pháp Mức độ cần thiết 1 2 3 4 5 - Soạn theo từng bài học 0 6 10 16 34 - Phân dạng 0 0 4 8 54 - Có hướng dẫn cách giải cho từng dạng 0 4 4 12 46 - Có bài giải mẫu cho từng dạng 0 2 4 20 40 - Có đáp số cho các bài tập tương tự 0 2 8 28 28 - Xếp từ dễ đến khó 0 0 2 14 50 - Có bài tập tổng hợp để HS hệ thống và củng cố kiến thức 0 2 2 22 40 Từ kết quả điều tra trên là cơ sở cho phép chúng tôi nêu lên một số vấn đề cần được hiểu và làm theo quan điểm tiếp cận hệ thống, góp phần thúc đẩy việc tự học, tự nghiên cứu của học sinh lên một mức cao hơn. CHƢƠNG 2 HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC HỮU CƠ BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH 2.1. Những nguyên tắc khi xây dựng hệ thống bài tập Nguyên tắc 1: Đảm bảo tính chính xác, khoa học. Nguyên tắc 2: Lựa chọn các bài tập tiêu biểu điển hình. Biên soạn hệ thống bài tập đa cấp để tiện sử dụng. Nguyên tắc 3: Bài tập trong một chương, một học kì, một năm phải kế thừa nhau, bổ sung lẫn nhau. Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính phân hóa, tính vừa sức với cả 3 loại trình độ học sinh. Nguyên tắc 5: Đảm bảo sự cân đối về thời gian học lý thuyết và làm bài tập. Không tham lam bắt học sinh làm bài tập quá nhiều ảnh hưởng đến các môn học khác. 2.2. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập -Triệt để sử dụng các bài tập có sẵn trong sách giáo khoa, sách bài tập hoặc các tài liệu tham khảo khác. - Biết cách xây dựng một số bài tập mới phù hợp với đối tượng học sinh và quan trọng hơn cả là bài tập mới phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh lớp mình giảng dạy. Để biên soạn một bài tập mới cần tiến hành các bước sau đây : Bước 1: Chọn nội dung kiến thức để ra bài tập. Bước 2: Xét tính chất và mối quan hệ qua lại giữa các chất (phù hợp với nội dung kiến thức đã chọn) và tạo ra các biến đổi hóa học. Trên cơ sở các biến đổi hóa học, xây dựng các giả thiết (tạo ra các số liệu) và kết luận của bài toán (hướng đến cái phải tìm). Bước 3: Viết đề bài tập (cần diễn đạt mạch lạc, dễ hiểu, ngắn gọn và súc tích). Bước 4: Giải bài tập vừa xây dựng bằng nhiều cách, phân tích ý nghĩa hóa học, tác dụng của mỗi cách giải và xem mỗi cách giải đó ứng với trình độ tư duy của đối tượng học sinh nào. Bước 5: Loại bỏ các dữ kiện thừa; các câu, chữ gây hiểu nhầm đồng thời sửa chữa các lỗi ngữ pháp, chính tả để hoàn thiện bài tập. 2.3. Các dạng bài tập điển hình và hƣớng dẫn giải phần hóa học hữu cơ thuộc hóa học 11 nâng cao Để tiện lợi cho việc tự học của học sinh chúng tôi đã phân các dạng bài tập điển hình phần hóa học hữu cơ 11 nâng cao theo từng chương. Chúng tôi trình bày phương pháp giải, xây dựng bài tập mẫu và hướng dẫn giải cụ thể một số bài tập cho từng dạng. * Với mục đích rèn luyện năng lực tư duy độc lập, chúng tôi đã đưa ra một số bài tập mẫu. Chúng tôi xin trích ra bài tập sau : Xác định công thức phân tử của hợp chất hữu cơ A chứa C, H, O. Biết A có tỉ khối so với heli là 15. Phân tích: Để giải được bài tập này, HS phải tính được MA, lập được công thức tổng quát, xác định điều kiện của ẩn. Tiếp đó là mấu chốt quan trọng tìm ra công thức phân tử của A là điều kiện về số nguyên tử H trong phân tử. Giải: MA = 15.4 = 60 g/mol Đặt công thức tổng quát của A là: CxHyOz; x, y, z: nguyên dương; y (chẵn) ≤ 2x + 2 -> 12x + y + 16z = 60 (1 ≤ z ≤ 2) z = 1 => 12x + y = 44 (1 ≤ x ≤ 3) 6y3x3 14 42 x2x2x1244y  -> CTPT của A là: C3H6O z = 2 -> 12x + y = 28 (1 ≤ x ≤ 2) 4y2x85,1 14 26 x2x2x1228y   CTPT của A là: C2H4O2 * Với mục đích rèn luyện năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề,chúng tôi đã đưa ra một số bài tập mẫu. Chúng tôi xin trích ra 2 bài tập sau : + Một hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là bao nhiêu ? A. 25% B, 20% C. 50% D. 40% Phân tích : Để giải được bài tập này học sinh phải phát hiện : Khối lượng X = khối lượng Y. Số mol X giảm = số mol H2 phản ứng. Giải : Giả sử có 1 mol hỗn hợp X gồm H2 và C2H4 MX = 3,75 . 4 = 15 ; MY = 5 . 4 = 20 PTHH: C2H4 + H2  C2H6 Gọi 2H n ban đầu: x mol ; 42HC n ban đầu = (1 – x) mol Ta có: 2x + 28 (1 – x) = 15 => x = 0,5 mol Áp dụng ĐLBT khối lượng: mhhX = mhhY nX . MX = nY . MY 1.15 = nY.20 => nY = 0,75 mol 2H n phản ứng = 1 – 0,75 = 0,25 mol %50%100. 5,0 25,0 H  -> Đáp án C + Hỗn hợp khí X gồm etilen, metan, propin và vinyl axetilen có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp X rồi hấp thu toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là A. 5,85 B. 3,39 C. 6,6 D. 2,3 Phân tích : HS phải nhận ra rằng mỗi chất ở bài ra đều có cùng số nguyên tử hi đro. Từ đó chọn công thức chung rồi sử lí dữ liệu Giải : Gọi công thức chung của X là CxH4 Ta có: MX = 17.2 = 34 => 12x + 4 =34 => x = 2,5 CxH4  xCO2 + 2H2O 0,05 0,125 0,1 => mbình tăng = gam3,218.1,044.125,0mm OHCO 22  -> Đáp án D * Với mục đích rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo, chúng tôi đã đưa ra một số bài tập mẫu. Điển hình như bài : Công thức đơn giản nhất của một anđehit no, mạch hở B là C2H3O. Tìm CTPT của B. Phân tích : Với bài tập kiểu này, HS sẽ biết cách giải bài tập bằng nhiều phương pháp, tìm ra hướng giải ngắn nhất. Giải : Cách 1 : Anđehit no, mạch hở hay CmH2m + 2 – z (CHO)z  Cm+zH2m+2Oz Công thức anđehit trên có thể viết C2nH3nOn Ta phải có :         nz nm nzm 322 2          2 2 2 n z m Vậy CTPT của B là C4H6O2. Cách 2 : Công thức B có thể viết C2nH3nOn hay CnH2n(CHO)n Số liên kết  trong phân tử = số nhóm –CHO = n  n nn   2 32)2(2 Vậy n = 2, tức B có CTPT là C4H6O2. Cách 3 : Công thức B có thể viết C2nH3nOn hay CnH2n(CHO)n B no nên 2n + n = 2n + 2 Vậy n = 2, tức B có CTPT là C4H6O2 2.4. Hệ thống bài tập bồi dƣỡng học sinh tự học Chúng tôi đã xây dựng được hệ thống bài tập gồm 200 bài tập, trong đó có : 103 bài tự luận và 97 bài trắc nghiệm. Hệ thống bài tập được phân chia trong 6 chương phần hóa học hữu cơ thuộc Hóa học 11 nâng cao, có tham khảo nhiều tài liệu khác về bài tập hóa học 11. Chương “ Đại cương về hóa học hữu cơ” : 20 bài tự luận và 19 bài trắc nghiệm. Chương “Hiđrocacbon no”:21 bài tự luận và 17 bài trắc nghiệm. Chương “Hiđrocacbon không no”: 20 bài tự luận và 19 bài trắc nghiệm. Chương “Hiđrocacbon thơm – nguồn hiđrocacbon thiên nhiên”: 13 bài tự luận và 12 bài trắc nghiệm. Chương “ Dẫn xuất halogen - ancol - phenol”: 16 bài tự luận và 19 bài trắc nghiệm. Chương “Anđehit - xeton – axit cacboxylic” : 13 bài tự luận và 11 bài trắc nghiệm. Trong khuôn khổ bản tóm tắt, xin được trích ra một số bài tập sau: * Bài tập tự luận : 9. Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol chất hữu cơ X mạch hở cần dùng 10,08 lít khí O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (gồm CO2, H2O và N2) qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 23,4 gam và có 70,92 gam kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 1,344 lít (đktc). Xác định công thức phân tử của X. 10. Đốt cháy hoàn toàn 0,4524 gam hợp chất A sinh ra 0,3318 gam CO2 và 0,2714 gam H2O. Đun nóng 0,3682 gam chất A với vôi tôi xút để chuyển tất cả nitơ trong A thành amoniac, rồi dẫn khí NH3 vào 20 ml dung dịch H2SO4 0,5 M. Để trung hoà axit còn dư sau khi tác dụng với NH3 cần dùng 7,7 ml dung dịch NaOH 1M. Biết MA= 60. Tìm công thức phân tử của A. 41. Nhiệt phân C3H8, giả sử xảy ra 2 phản ứng: C3H8 CH4 + C2H4 C3H8 C3H6 + H2 ta thu được hỗn hợp Y. Biết có 70% C3H8 bị nhiệt phân.Tính giá trị của YM . 60. Khi crackinh 40 lít C4H10 ta thu được 56 lít hỗn hợp khí X gồm C4H8, H2, C2H4, C2H6, C3H6, CH4 và C4H10 dư. Hiệu suất phản ứng crackinh là (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). 97. Hỗn hợp X gồm C2H2, C2H6, C3H6. Đốt cháy hoàn toàn 24,8 gam hỗn hợp X thu được 28,8 g H2O. Mặt khác, 0,5 mol hh này tác dụng vừa đủ với 500 g dd Br2 20%. Tính % thể tích của mỗi khí trong hh X. Chúng tôi cũng đưa ra đáp án để học sinh có thể kiểm tra kết quả: 9. C3H7O2N. 10. CH4ON2 41. 25,88 gam/mol 60. 40% 97. 50%, 25%, 25% * Bài tập trắc nghiệm 76. Nạp một hỗn hợp khí X gồm hiđrocacbon A và O2 dư theo tỉ lệ thể tích 1 : 4 vào khí kế. Sau khi cho nổ và ngưng tự hơi nước rồi đưa về nhiệt độ ban đầu thì hỗn hợp khí Y có áp suất giảm chỉ còn một nửa so với áp suất của hỗn hợp X. CTPT của A là A. C2H4 B. C2H6 C. C2H2 D. C3H8 194. Cho hợp chất hữu cơ X (phân tử chỉ chứa C, H, O và một loại nhóm chức). Biết khi cho 5,8 g X tác dụng với dd AgNO3 dư trong NH3 tạo ra 43,2 g Ag. Mặt khác 0,1 mol X sau khi được hidro hóa hoàn toàn phản ứng vừa đủ với 4,6 g Na. CTCT của X là A. HCOOH. B. CH3CHO. C. O=CH-CH=O. D. CH2=CH-CHO 2.5. Sử dụng hệ thống bài tập bồi dƣỡng năng lực tự học phần hóa học hữu cơ 11 nâng cao Khi sử dụng HTBT, các em cần lưu ý :  Đọc kỹ phần phương pháp, nắm vững kiến thức có liên quan và phương pháp giải, hiểu rõ các bài tập mẫu và sau đó mới tiến hành giải các bài tập tương tự. Các em có thể dò đáp số để kiểm tra mình làm đúng hay sai. Dạng bài tập nào bản thân chưa vững thì dành nhiều thời gian hơn cho dạng bài tập đó.   0t,xt   0t,xt  Các bài tập được sắp xếp từ dễ đến khó. Nếu thấy câu hỏi đó tương đối dễ thì chỉ cần nhẩm nhanh và kiểm tra đáp số. Các em nên tập trung vào các bài vừa sức đối với bản thân, sau đó nâng dần. Nếu các em chưa tự giải được các bài toán khó thì đừng quá lo lắng, có thể chia nhỏ bài toán, suy nghĩ từng phần và nhớ chú ý vào các dữ kiện cốt lõi. Nếu vẫn chưa tìm ra hướng giải quyết có thể trao đổi với bạn bè, thầy cô. Sau khi làm bài tập phần tự luận, em bắt tay vào bài tập trắc nghiệm khách quan. Phần bài tập trắc nghiệm là phần giúp em một lần nữa kiểm tra kiến thức, kỹ năng giải bài tập và củng cố kiến thức đã học.  Các em hãy tự định hướng và chọn cho mình một phong cách tự học tốt nhất, phù hợp với bản thân. Các em áp dụng phương pháp tự học không chỉ cho riêng môn hóa học mà có thể thay đổi đôi chút cho phù hợp với đặc thù bộ môn và áp dụng vào tất cả môn học. CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm - Đánh giá hiệu quả của những nội dung và biện pháp đã đề xuất để hỗ trợ học sinh tự học thông qua việc sử dụng hệ thống bài tập, việc giải bài tập ở trường THPT. - Đối chiếu và so sánh kết quả của lớp thực nghiệm với kết quả của lớp đối chứng để đánh giá khả năng áp dụng những biện pháp đã đề xuất vào quá trình dạy hóa học ở trường THPT. 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm - Biên soạn tài liệu thực nghiệm theo nội dung của luận văn. Trao đổi với giáo viên để thực hiện tốt nội dung và phương pháp đã đề xuất. - Kiểm tra và đánh giá hiệu quả của các nội dung đã thực nghiệm và cách áp dụng trong dạy học hóa học ở trường THPT. - Xử lý, phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm để rút ra kết luận. 3.3. Đối tƣợng thực nghiệm Tổ chức thực nghiệm tại khối 11 của 4 trường:  Trường THPT Tân Lập – Đan Phượng – TP. Hà Nội  Trường THPT Hồng Thái – Đan Phượng – TP. Hà Nội.  Trường THPT Vạn Xuân – Hoài Đức – TP. Hà Nội.  Trường THPT Phúc Thọ – Phúc Thọ - TP. Hà Nội. 3.4. Tiến trình và nội dung thực nghiệm sƣ phạm 3.4.1. Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Tôi đã chọn các cặp lớp thực nghiệm và đối chứng tương đương nhau về các mặt : Số lượng học sinh, chất lượng học tập bộ môn,cùng một giáo viên giảng dạy. Các trường tham gia thực nghiệm đều có 1 – 2 tiết tự chọn/ tuần. 3.4.2. Trao đổi với giáo viên dạy thực nghiệm Trước khi thực nghiệm sư phạm (TNSP), tôi đã gặp GV dạy thực nghiệm để trao đổi một số vấn đề sau: - Nhận xét của GV về các lớp TN và đối chứng (ĐC) đã chọn. - Nắm tình hình học tập và khả năng tự học của các đối tượng HS trong các lớp TN. - Mức độ nắm vững kiến thức cơ bản của HS. - Tình hình học bài, chuẩn bị bài và làm bài tập của HS trước khi đến lớp. - Suy nghĩ của GV về việc dùng hệ thống BTHH để củng cố, vận dụng kiến thức đồng thời hỗ trợ HS tự học. - Những yêu cầu của tôi về việc sử dụng hệ thống BTHH để bồi dưỡng năng lực tự học cho HS thông qua việc giải bài tập trên cơ sở xây dựng tiến trình luận giải và giúp HS vượt qua chướng ngại nhận thức. 3.4.3. Tiến hành thưc̣ nghiêṃ 3.4.3.1. Chuẩn bị cho tiết lên lớp - Thống nhất nôị dung kiến thức trong mỗi bài luyêṇ tâp̣ và bài kiểm tra ở lớp th ực nghiệm và đối chứng là như nhau . - Phương pháp daỵ hoc̣ ở lớp th ực nghiệm là các phương pháp được đề xuất nhằm bồi dưỡng năng lực tự học cho HS thông qua hệ thống bài tập còn ở lớp đ ối chứng tiến hành theo phương pháp truyền thống như thuyết trình , đàm thoaị theo hướng giải thích , … - Cung cấp phiếu hoc̣ tâp̣, các bài kiểm tra,… cho giáo viên. 3.4.3.2. Tổ chức kiểm tra Chúng tôi tiến hành kiểm tra để đánh giá chất lượng , đánh giá khả năng tiếp thu , vâṇ duṇg kiến thức của học sinh các lớp thực nghiệm và đối chứng. - Có 3 bài kiểm tra 15 phút dưới hình thức trắc nghiệm , sau tiết 45 (bài 32), sau tiết 59 (bài 44) và sau tiết 76 (bài 56). - Có 2 bài kiểm tra 1 tiết dưới hình thức trắc nghiệm, sau tiết 50 (bài 37) và sau tiết 66 (bài 49). - Nôị dung chi tiết 5 bài kiểm tra được trình bày ở phụ lục 3. 3.4.3.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm Dùng hệ thống BTHH để bồi dưỡng năng lực tự học cho HS trên cơ sở giúp HS rèn luyện năng lực suy nghĩ độc lập, giúp HS tự tìm ra phương pháp giải toán cho một vài dạng bài tập cụ thể, giúp HS phát hiện và giải quyết chướng ngại nhận thức. 3.5. Phƣơng pháp xử lý kết quả thực nghiệm sƣ phạm Kết quả thực nghiệm được xử lý theo phương pháp thống kê toán học theo các bước sau: 1. Lập các bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích. 2. Vẽ đồ thị các đường lũy tích 3. Lập bảng tổng hợp phân loại kết quả học tập 4. Tính các tham số thống kê đặc trưng 3.6. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm Tác giả xin được trình bày tóm tắt kết quả của 5 bài kiểm tra Kết quả tổng hợp 5 bài kiểm tra Bảng 3.21. Tổng hợp kết quả của 5 bài kiểm tra Lớp Số HS Điểm xi Điểm TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Σ T.N 1170 0 0 0 0 46 83 118 236 268 277 142 7.71 Σ ĐC 1160 0 0 1 27 72 153 199 234 229 205 40 6.94 Bảng 3.22. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích tổng hợp 5 bài kiểm tra Điểm Xi Số HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi trở xuống T.N ĐC T.N ĐC T.N ĐC 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 1 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 2 0 1 0.00 0.09 0.00 0.09 3 0 27 0.00 2.33 0.00 2.41 4 46 72 3.93 6.21 3.93 8.62 5 83 153 7.09 13.19 11.03 21.81 6 118 199 10.09 17.16 21.11 38.97 7 236 234 20.17 20.17 41.28 59.14 8 268 229 22.91 19.74 64.19 78.88 9 277 205 23.68 17.67 87.86 96.55 10 142 40 12.14 3.45 100.00 100.00 Σ 1170 1160 100.00 100.00 Hình 3.11. Đồ thị đƣờng lũy tích 5 bài kiểm tra Bảng 3.23. Tổng hợp kết quả học tập của 5 bài kiểm tra Lớp % Yếu – Kém %Trung Bình % Khá - Giỏi T.N 3,93 17,18 78,89 ĐC 8,62 30,35 61,03 Hình 3.12. Đồ thị tổng hợp kết quả học tập của 5 bài kiểm tra Bảng 3.24. Tổng hợp các tham số đặc trƣng của 5 bài kiểm tra Lớp x m S V% T.N 7,71 ± 0,046 1,58 20,56 ĐC 6,94 ± 0,050 1,69 24,40 Từ kết quả tổng hợp của 5 bài kiểm tra, ta thấy: - Điểm bài kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng, chứng tỏ việc sử dụng hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực tự học đã góp phần nâng cao kết quả học tập. 0 20 40 60 80 100 120 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN ĐC 0 10 20 30 40 50 60 70 80 % Yếu - Kém %Trung Bình % Khá - Giỏi T.N ĐC - Học sinh ở lớp thực nghiệm do được tự học, tự nghiên cứu các bài trong chương trình hóa hữu cơ lớp 11 nâng cao nên các em học tốt hơn, dẫn đến kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Từ những kết quả thu được ở trên phần nào cũng cho thấy việc sử dụng hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực tự học cho HS đã góp vai trò quan trọng trong việc lĩnh hội kiến thức của học sinh, là công cụ tự học hiệu quả. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Sau quá trình nghiên cứu, đề tài đã hoàn thành những vấn đề sau : 1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài bao gồm : - Nghiên cứu lí luận về hoạt động tự học bao gồm : Khái niệm tự học, các hình thức của tự học, chu trình học và vai trò của tự học. - Bài tập hóa học : Khái niệm, phân loại và tác dụng của bài tập hóa học. - Hoạt động của HS trong quá trình tìm kiếm lời giải bao gồm : Các giai đoạn của quá trình giải bài tập và mối quan hệ giữa nắm vững kiến thức và giải bài tập hóa học. - Một vài nhận xét về việc sử dụng bài tập bồi dưỡng năng lực tự học hiện nay. 2. Nghiên cứu cơ sở khoa học về việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh tự học gồm : - Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập. - Quy trình xây dựng hệ thống bài tập. 3. Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh phần hóa hữu cơ 11 nâng cao trường THPT gồm các nội dung sau : - Phân dạng bài tập theo từng chương và xây dựng bài tập mẫu. - Xây dựng hệ thống bài tập gồm 200 bài bồi dưỡng năng lực tự học cho HS phần hóa học hữu cơ 11 nâng cao. - Sử dụng hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực tự học cho HS. 4. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả của đề tài. Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực tự học đã đạt được các yêu cầu đề ra. 2. Khuyến nghị Qua quá trình nghiên cứu đề tài cho phép chúng tôi xin có một số khuyến nghị sau: 1. Trong điều kiện hiện nay, cần phải đưa vào áp dụng đại trà phương pháp dạy học phân hóa bằng bài toán phân hóa, kích thích mọi đối tượng đều phải động não, nâng cao dần khả năng tư duy và hứng thú học tập. 2. Các trường THPT nên khuyến khích và tạo mọi điều kiện để GV đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt là việc khuyến khích GV tự mình xây dựng hệ thống bài tập có chất lượng tốt, ưu tiên các bài bài tập có nhiều cách giải, các bài tập có tình huống nêu vấn đề để giúp HS tự mình giải quyết chướng ngại nhận thức đế kích thích sự phát triển tư duy, kích thích niềm say mê học tập, tự nghiên cứu của HS. 3. Trong quá trình giải dạy, GV cần chú ý rèn luyện cho HS giải thật thành thạo các dạng bài tập cơ bản, ngoài ra hướng HS đến việc tự mình xây dựng tiến trình luận giải cho một số dạng bài tập cụ thể. Đồng thời luôn khuyến khích và động viên những HS có cách giải hay, suy nghĩ độc đáo và những sáng tạo dù nhỏ vì đó là những điều kiện nền tảng cho việc thông hiểu kiến thức và thúc đẩy khả năng tự học của HS. References 1. Ngô Ngọc An (2007), Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 11. Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu (2008), Tự học của sinh viên. Nhà xuất bản Giáo dục. 3. Nguyễn Cƣơng (2007), Phương pháp dạy học đại học ở trường phổ thông và đại học. Nhà xuất bản Giáo dục. 4. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng GV lớp 11 THPT môn hóa học. Nhà xuất bản Giáo dục. 5. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2011), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và GV biên soạn đề kiểm tra, xây dựng câu hỏi và bài tập. Nhà xuất bản Giáo dục. 6. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Đề thi tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ khối A, B từ năm 2003 đến 2012. 7. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT môn hóa học. Nhà xuất bản Giáo dục. 8. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng GV thực hiện chương trình thay SGK hóa học 11 môn hóa học. Nhà xuất bản Giáo dục. 9. Trịnh Văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Trường ĐHSP TP. HCM. 10. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hoá học, Trường ĐHSP TP. HCM. 11. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, ĐHSP Tp. HCM. 12. Nguyễn Cƣơng, Nguyễn Mạnh Dung (1999), Phương pháp dạy học hóa học (tập 1). Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm. 13. Nguyễn Cƣơng (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học. Nhà xuất bản Đại học Giáo Dục. 14. Lê Văn Dũng (2001), Phát triển nhận thức và tư duy cho HS thông qua bài tập hóa học, Luận án tiến sĩ, Đại học Sư Phạm Hà Nội. 15. Cao Tự Giác (2004), Bài tập lí thuyết và TN hóa học (Tập 2 - hoá học hữu cơ). Nhà xuất bản Giáo dục. 16. Cao Cự Giác (2000), Hướng dẫn giải nhanh BTHH, tập 1, 2, 3. Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội. 17. Trần Trung Ninh, Đinh Thị Nga, Đinh Thị Hồng Nhung (2008), Giải BTHH 11 (chương trình nâng cao). Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 18. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006), Phương pháp dạy học các chương mục quan trọng trong chương trình - SGK hoá học phổ thông (học phần PPDH 2), ĐHSP Hà Nội. 19. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lý luận dạy học hoá học (tập 1). Nhà xuất bản Giáo dục. 20. Cao Thị Thặng (1955), Hình thành kỹ năng giải BTHH ở trường PTCS, Luận án phó tiến sĩ khoa học sư phạm tâm lí, Viện Khoa học Giáo dục Hà Nội. 21. Phạm Trung Thanh, Nguyễn Thị Lý (2000), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học trong HS. Nhà xuất bản KHKT Hà Nội. 22. Lê Trọng Tín (2006), Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hóa học, Trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ CHí Minh. 23. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tƣờng (1998), Quá trình dạy – tự học. Nhà xuất bản Giáo dục. 24. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Nhƣ Ất, Nguyễn Tinh Dung, Vũ Ngọc Khánh, Lê Khánh Bằng, Nguyễn Chi, Đào Thái Lai, Nguyễn Trọng Thừa (2000), Biển học vô bờ. Nhà xuất bản Thanh niên. 25. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo (2004), Học và dạy cách học. Nhà xuất bản ĐHSP Hà Nội. 26. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Châu An, (2009), Tự học thế nào cho tốt. Nhà xuất bản tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh. 27. Nguyễn Xuân Trƣờng (2003), BTHH ở trường phổ thông. Nhà xuất bản Sư Phạm. 28. Nguyễn Xuân Trƣờng (2006), Phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông. Nhà xuất bản Giáo dục. 29. Nguyễn Xuân Trƣờng (2006), Sử dụng bài tập trong dạy học hoá học ở trường phổ thông. Nhà xuất bản ĐHSP. 30. Nguyễn Xuân Trƣờng, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Trần Trung Ninh (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GV THPT chu kì 2004 - 2007. Nhà xuất bản ĐHSP. 31. Nguyễn Xuân Trƣờng (2006), Trắc nghiệm và sử dụng trắc nghiệm trong dạy học hoá học ở trường phổ thông. Nhà xuất bản ĐHSP. 32. Nguyễn Xuân Trƣờng (2007), 1430 câu hỏi trắc nghiệm hóa học 11. Nhà xuất bản ĐHQG Tp.HCM. 33. Nguyễn Xuân Trƣờng (2010), Rèn kỹ năng giải BTHH THPT-Chuyên đề : Dẫn xuất hiđrocacbon. Nhà xuất bản ĐHQG Tp.HCM. 34. Lê Xuân Trọng (Tổng Chủ biên) - Nguyễn Hữu Đĩnh (Chủ biên) - Lê Chí Kiên - Lê Mậu Quyền (2007), SGK Hóa học 11 nâng cao. Nhà xuất bản Giáo dục. 35. Lê Xuân Trọng (Chủ biên) - Từ Ngọc Ánh - Phạm Văn Hoan - Cao Thị Thặng (2007), BTHH 11 nâng cao. Nhà xuất bản Giáo dục. 36. Lê Xuân Trọng (Tổng Chủ biên) – Trần Quốc Đắc – Phạm Tuấn Hùng - Đoàn Việt Nga – Lê Trọng Tín (2007), Sách GV hoá học 11 nâng cao. Nhà xuất bản Giáo dục. 37. Từ điển tiếng Việt (2001), Trung tâm từ điển Viện ngôn ngữ học. Nhà xuất bản Đà Nẵng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050001904_4304.pdf
Luận văn liên quan