Luận văn Các quy định về nhập khẩu của nhật bản và khả năng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này

Ngành dệt may: hình thành chợ nguyên phụ liệu cho ngành dệt may để phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất của ngành này. Xem xét việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư, xây dựng và kinh doanh chợ nguyên phụ liệu cho ngành dệt may trong nước. Hiện nay, một đề án thành lập trung tâm nguyên phụ liệu cho ngành dệt may đang được Hiệp hội dệt may Việt Nam xúc tiến thực hiện. Trung tâm nguyên phụ liệu này sẽ là bàn đạp thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp nói chung và dệt may nói riêng trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt thời kỳ hội nhập. Ngành công nghiệp gỗ: Khẩn trương rà soát, hoàn chỉnh và quy hoạch trồng rừng nguyên liệu, trong đó đảm bảo cung cấp ổn định cho nhu cầu của công nghiệp chế biến, sản xuất sản phẩm gỗ, quy hoạch diện tích thích hợp để trồng loại rừng cây gỗ lớn, các loại cây bản địa quý hiếm, tạo nguồn gỗ ổn định để duy trì và phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Lựa chọn cơ cấu cây rừng phù hợp và có hiệu quả kinh tế. Làm tốt công tác khuyến lâm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về sản xuất cây giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng. Trên cơ sở quy hoạch trồng rừng nguyên liệu rà soát, bổ sung những chính sách để khuyến khích hơn nữa các thành phần kinh tế đầu tư trồng.

pdf123 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2577 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các quy định về nhập khẩu của nhật bản và khả năng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hức xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam thu thập và 88 tìm kiếm các thông tin cần thiết về thị trường Nhật Bản, các nhà nhập khẩu Nhật, xu hướng nhập khẩu của Nhật và giới thiệu về các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam. - Triển khai và duy trì việc giới thiệu thông tin và cơ hội kinh doanh trên các báo, tạp chí, bản tin của Bộ Thương mại, của các ngành và các địa phương trong cả nước. Hỗ trợ trong việc xúc tiến thương mại: Nhà nước nghiên cứu và triển khai xây dựng một số Trung tâm thương mại Việt Nam tại Nhật Bản như một nơi trưng bày, giới thiệu và bán hàng của Việt Nam . Tiền thuê mặt bằng sẽ do Nhà nước huy động và tài trợ một phần. Các trung tâm sẽ chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của thương vụ Việt Nam tại Nhật. Nhà nước hỗ trợ thực hiện các chương trình xúc tiến thiết kế mẫu mã sản phẩm cho xuất khẩu sang Nhật Bản. Ví dụ như Chương trình kiểm tra thiết kế nhằm hạn chế nạn ăn cắp thiết kế, vi phạm bản quyền; Chương trình triển lãm thiết kế hàng xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản; Chương trình xúc tiến xuất khẩu hàng hóa kiểu dáng đẹp của Việt Nam, hỗ trợ tổ chức các cuộc thi chọn sản phẩm độc đáo cho xuất khẩu. Nhà nước hỗ trợ việc tổ chức các đoàn tham quan, khảo sát thị trường Nhật Bản. Cục xúc tiến thương mại là đơn vị đầu mối, phối hợp với các tổ chức hỗ trợ thương mại khác và các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch và dự trù mức kinh phí hỗ trợ cho các đoàn khảo sát sang thị trường Nhật Bản và đón tiếp đoàn Nhật Bản tại Việt Nam trong khuôn khổ kinh phí của Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia phát triển xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. 3.3.2.2. Các giải pháp của ngành hàng a. Quy hoạch ngành Phát triển nguồn nguyên liệu Ngành thủy sản: Tăng cường đánh bắt xa bờ và phát triển các vùng nuôi trồng thuỷ sản bền vững nhằm tạo nguồn nguyên liệu sạch bệnh chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường Nhật Bản. Chú trọng việc tổ chức lại sản xuất, nhất là tổ chức lại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung theo hướng liên kết sản xuất với các nhà khoa học, nhà quản lý, 89 tạo ra sản lượng hàng hoá lớn và kiểm soát được chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh. Trong khai thác thủy sản, tổ chức lại sản xuất trên biển theo tổ đội, hợp tác, gắn với sử dụng tàu hậu cần dịch vụ, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm, tăng tỷ trọng sản phẩm khai thác đưa vào chế biến xuất khẩu. Ngành dệt may: hình thành chợ nguyên phụ liệu cho ngành dệt may để phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất của ngành này. Xem xét việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư, xây dựng và kinh doanh chợ nguyên phụ liệu cho ngành dệt may trong nước. Hiện nay, một đề án thành lập trung tâm nguyên phụ liệu cho ngành dệt may đang được Hiệp hội dệt may Việt Nam xúc tiến thực hiện. Trung tâm nguyên phụ liệu này sẽ là bàn đạp thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp nói chung và dệt may nói riêng trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt thời kỳ hội nhập. Ngành công nghiệp gỗ: Khẩn trương rà soát, hoàn chỉnh và quy hoạch trồng rừng nguyên liệu, trong đó đảm bảo cung cấp ổn định cho nhu cầu của công nghiệp chế biến, sản xuất sản phẩm gỗ, quy hoạch diện tích thích hợp để trồng loại rừng cây gỗ lớn, các loại cây bản địa quý hiếm, tạo nguồn gỗ ổn định để duy trì và phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Lựa chọn cơ cấu cây rừng phù hợp và có hiệu quả kinh tế. Làm tốt công tác khuyến lâm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về sản xuất cây giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng. Trên cơ sở quy hoạch trồng rừng nguyên liệu rà soát, bổ sung những chính sách để khuyến khích hơn nữa các thành phần kinh tế đầu tư trồng. Ngành rau quả: Quy hoạch các vùng chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hoá, áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong thu hoạch xử lý, bảo quản, chế biến theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo ra vùng nguyên liệu gắn với công nghệ sau thu hoạch, gắn với hệ thống tiêu thụ. Quy hoạch các vùng quả tập trung, cung cấp các loại hoa quả phục vụ xuất khẩu quả tươi hoặc làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ không mở rộng diện tích, chủ yếu tập trung 90 thâm canh và cải tạo vườn theo hướng trồng cây ăn quả có lợi thế và nhu cầu trên thị trường Nhật Bản như: chôm chôm, măng cụt, sầu riêng, xoài, dứa... Tăng cường công tác chế biến, đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu Ngành thủy sản: Nâng cao chất lượng sản phẩm, trước mắt tập trung vào xử lý vấn đề đồng đều về chất lượng của sản phẩm xuất khẩu và đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn vệ sinh và các qui định về an toàn hải sản.Từng bước đa dạng hoá danh mục các sản phẩm qua chế biến gắn liền với công tác quảng bá thương hiệu và xâm nhập thị trường Nhật Bản một cách trực tiếp Tập trung đầu tư hiện đại hoá công nghệ sau đánh bắt để bảo quản nguyên liệu từ đánh bắt tự do cũng như từ nuôi trồng, nhằm giảm thiểu lượng nguyên liệu không đủ chất lượng phục vụ chế biến hàng xuất khẩu (theo ước tính hiện nay khoảng 1/3 lượng nguyên liệu không đủ tiêu chuẩn để đưa vào chế biến hàng xuất khẩu do không được bảo quản hợp lý). Tăng cường quản lý việc sử dụng thuốc trong nuôi trồng, chế biến, nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của thủy sản xuất khẩu. Xây dựng Quỹ Phòng chống dịch bệnh thuỷ sản, tránh rủi ro cho người nuôi trồng, tạo sự an toàn, ổn định cho nguồn nguyên liệu. Ngành dệt may: Đẩy mạnh khai thác những thị trường ngách, thị trường nhỏ nhưng chấp nhận mức giá cao và ưa thích các sản phẩm đặc thù (ví dụ như các sản phẩm làm bằng tay) trên thị trường Nhật Bản...Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp Nhật Bản để thiết lập quan hệ đối tác theo hướng chuyên môn hoá để tăng kim ngạch xuất khẩu cho sản phẩm dệt may của Việt Nam vào thị trường này. Tăng cường tìm kiếm bạn hàng và ký kết hợp đồng xuất khẩu trực tiếp trên cơ sở tăng cường năng lực thiết kế mẫu mã sản phẩm và gia tăng tỷ lệ nguyên phụ liệu trong nước tự đáp ứng được. Ngành công nghiệp gỗ: Đổi mới cơ cấu sản phẩm xuất khẩu từ các sản phẩm thô sang các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng, giá trị tạo mới cao hơn, tập trung vào 4 nhóm chủ yếu gồm: đồ gỗ ngoài trời, đồ gỗ nội thất, đồ gỗ mỹ nghệ, gỗ nhân tạo. 91 Ngành rau quả: Đầu tư cho công tác nghiên cứu, lai tạo các giống mới. Đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào ngành giống, đầu tư nâng cấp trang thiết bị cho các cơ sở sản chế, nâng cao năng lực chế biến các sản phẩm rau quả, tiến tới xuất khẩu những sản phẩm có hàm lượng chế biến cao sang thị trường Nhật Bản. Chú trọng việc ứng dụng công nghệ sinh học và tăng cường đầu tư cho các viện, trung tâm nghiên cứu rau quả. Đồng thời nâng cấp, phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng cho tiêu thụ rau quả như kho hàng, bến bãi, phương tiện vận tải ...để bảo quản tốt các loại rau quả nhập khẩu và giảm thời gian lưu kho hàng hóa. b. Phát triển nguồn nhân lực Để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng tốt nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, ngoài việc trang bị máy móc kỹ thuật hiện đại thì các ngành hàng đều phải có những nhà lãnh đạo tài năng, cán bộ kỹ thuật và công nhân có tay nghề cao. Vấn đề về nâng cao trình độ và tay nghề của nguồn nhân lực đang được đặt lên hàng đầu. Đề nhanh chóng nâng cao chất lượng của nguồn lao động, đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài, các ngành hàng cần chú trọng tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu về thương mại và quản lý cho các cán bộ lãnh đạo ngành hàng và các chuyên viên của các doanh nghiệp trong ngành. Cần có chính sách và chế độ bồi dưỡng đào tạo và tuyển chọn cán bộ một cách chặt chẽ để tuyển được những nhân viên có phẩm chất đạo đức, có năng lực chuyên môn và trình độ ngoại ngữ. Ngoài ra, các ngành hàng cần phải tăng cường hỗ trợ các chương trình đào tạo chuyên sâu cho các doanh nghiệp trong ngành. Ngành thủy sản: Bộ Thủy sản phối hợp với Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản in ấn tài liệu, tổ chức các lớp tập huấn giới thiệu về hệ thống tiêu chuẩn và quy trình giám định chất lượng và vệ sinh an toàn đối với thủy sản nhập khẩu cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu Việt Nam. Ngành dệt may: Phối hợp với trường đại học Mỹ thuật Công nghệ, các trung tâm dạy nghề trong việc đào tạo nhân lực cho ngành may. Hỗ trợ kinh phí đào tạo 92 đội ngũ thiết kế, thành lập trung tâm thiết kế và kinh doanh mẫu thời trang công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Ngành công nghiệp gỗ: Cần hỗ trợ kinh phí đào tạo thợ cả cho doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ. Ngoài ra, ngành hàng này cần có hình thức đào tạo chuyên sâu về đồ gỗ, thiết kế đồ gỗ trong chương trình giảng dạy của trường đại học Mỹ thuật công nghiệp. Có hình thức thích hợp để kết hợp giữa đội ngũ nghệ nhân và các họa sỹ được đào tạo trong trường mỹ thuật công nghiệp để hình thành đội ngũ thiết kế sản phẩm, phát triển mẫu mã sản phẩm gỗ xuất khẩu. Có chế độ hỗ trợ các nghệ nhân trong việc vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa đổi mới cách tân phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng hiện đại trong các mẫu mã sản phẩm. Ngành rau quả: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với các bộ ngành liên quan đứng ra tổ chức (và hỗ trợ một phần kinh phí) các lớp đào tạo ngắn hạn hay dài hạn, tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học về xuất khẩu rau quả cho doanh nghiệp, mời các chuyên gia của Việt Nam, chuyên gia Nhật giảng dạy về nghiệp vụ xuất khẩu và các quy định về nhập khẩu rau quả trên thị trường Nhật Bản. Áp dụng các biện pháp khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động đào tạo nghề, đào tạo công nhân kỹ thuật cho các doanh nghiệp sản xuất rau quả xuất khẩu, khuyến khích các hình thức hợp tác đào tạo giữa các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề của cả khu vực Nhà nước và tư nhân, cả trong nước và quốc tế. c. Tăng cƣờng công tác xúc tiến thƣơng mại Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản tăng dần qua các năm, tuy nhiên thị phần hàng Việt Nam còn khá khiêm tốn. Điều đó chứng tỏ hàng Việt Nam còn chưa thâm nhập trực tiếp vào Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tiếp cận được với các đối tác nhập khẩu trực tiếp của Nhật. Ngoài nguyên nhân là khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam còn chưa cao, còn có nguyên nhân quan trọng nữa là công tác xúc tiến thương mại còn yếu, các ngành hàng chưa hỗ trợ nhiều cho các doanh nghiệp trong công tác xúc tiến thương mại để đạt được hiệu quả cao nhất. 93 Để hỗ trợ cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập và tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường Nhật Bản, các ngành hàng nên có một số biện pháp sau: Nhanh chóng tiến tới thành lập một thể chế xúc tiến thương mại chuyên tư vấn hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu (thủy sản, dệt may, đồ gỗ, rau quả) về công tác thị trường, cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, cập nhật và có hệ thống về nhu cầu tiêu dùng và những thay đổi về chính sách pháp luật của thị trường Nhật Bản Xây dựng các website thủy sản, dệt may, đồ gỗ, rau quả Việt Nam bằng tiếng Nhật. Nội dung của trang web chẳng những sẽ quảng bá về tiềm năng sản xuất của các ngành, giới thiệu về văn hóa ẩm thực, làng nghề ở Việt Nam, giới thiệu về sản phẩm có thế mạnh ở Việt Nam, mà còn giới thiệu về những tiềm năng cơ hội đầu tư vào Việt Nam. Các bộ ngành liên quan cần phối hợp thống nhất để trở thành đầu mối liên kết các doanh nghiệp trong nước, giới thiệu khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thâm nhập sâu vào thị trường và bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp Việt Nam. Ví dụ như các hoạt động: tổ chức các hội nghị chuyên đề về thị trường, tổ chức hội chợ xuất khẩu sản phẩm trong nước, tham gia triển lãm ở Nhật, hỗ trợ các doanh nghiệp thành lập các văn phòng đại diện tại thị trường nước ngoài một cách thiết thực và có hiệu quả. Gắn kết việc xây dựng và phát triển thương hiệu đồ gỗ, rau quả với chương trình về thương hiệu quốc gia. Các bộ ngành cần có sự cải cách và thay đổi về thủ tục hành chính trong việc xét duyệt và công nhận mẫu mã sản phẩm và tên tuổi thương hiệu sản phẩm của các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong công tác đăng ký mã sản phẩm và tên tuổi thương hiệu sản phẩm của các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong công tác đăng ký và công nhận mẫu mã sản phẩm. Tổ chức bộ máy hoàn thiện, đảm bảo có đội ngũ nhân viên am hiểu pháp luật quốc tế để có thể bảo vệ quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ kiện về ăn cắp mẫu mã, thương hiệu trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt. 94 3.3.2.3. Các giải pháp của Hiệp hội Hiệp hội ngành nghề là một kênh hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin về thị trường, giá cả, tình hình tài chính... trong và ngoài nước, cũng như công tác tư vấn để doanh nghiệp có thể hoạt động được một cách tốt nhất. Hiệp hội không những là đại diện cho doanh nghiệp để làm việc với các tổ chức trong và ngoài nước để nói tiếng nói chung cho lợi ích cộng đồng doanh nghiệp mà còn hỗ trợ kinh phí trong việc xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp khuyếch trương thương hiệu của mình ra thị trường thế giới…Hiệp hội cũng chính là tổ chức đại diện hợp pháp về mặt quyền lợi, giúp doanh nghiệp giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà chuyên môn, thì chỉ một số hiệp hội lớn là hoạt động có hiệu quả, còn phần đông các hiệp hội vẫn hoạt động mang tính hình thức, chưa có tính chủ động trong công việc, chưa thực sự giúp được doanh nghiệp trong việc xúc tiến thương mại, đặc biệt là các thị trường nước ngoài. Để tăng cường hoạt động của hiệp hội, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, các hiệp hội cần có các giải pháp sau. a. Đẩy mạnh quan hệ với Chính phủ và các cơ quan Nhà nƣớc Thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các cơ quan hữu quan của Chính phủ trong khuôn khổ thông tin và hợp tác vì lợi ích của ngành như tư vấn cho Chính phủ trong việc hình thành các chính sách có ảnh hưởng tới ngành, cập nhật các quan điểm của ngành cho các cơ quan Nhà nước và thông tin kịp thời cho hội viên về những chính sách của Chính phủ. Tham gia và trợ giúp Chính phủ trong việc tiêu chuẩn hoá các sản phẩm sản xuất trong nước theo các tiêu chuẩn quốc tế. Đề xuất với Nhà nước xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách đối với các hiệp hội ngành hàng nhằm đảm bảo các chính sách pháp luật ban hành sát đúng với thực tiễn và có tính khả thi. Các hiệp hội cần chủ động mời các cơ quan lãnh đạo tham dự các cuộc họp của hiệp hội để cùng góp ý kiến xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, để các 95 cán bộ lãnh đạo thấy được thực trạng phát triển của các hiệp hội mà có những chính sách thích hợp, tăng cường sự hiểu biết giữa chính quyền và doanh nghiệp, tạo lập sự đồng thuận vì mục tiêu phát triển kinh tế Việt Nam. Làm cầu nối giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước, phản ảnh những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp về cơ chế chính sách, về thuế, thương hiệu, nhãn mác, bao bì... lên các cơ quan quản lý nhà nước và lại truyền đạt lại những thông tin từ các cơ quan này đến doanh nghiệp. b. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thƣơng mại và thu thập thông tin Hiện nay công tác xúc tiến thương mại tuy có nhiều hiệp hội tiến hành nhưng chất lượng chưa cao, thiếu hiểu biết về thị trường, thiếu kỹ năng lập và tổ chức kế hoạch, thiếu nguồn tài chính cần thiết. Do đó cần đẩy mạnh hoạt động của các cán bộ chuyên trách tại văn phòng hiệp hội. Hiệp hội cần chủ động phối hợp với Bộ Thương mại và các bộ, ngành quản lý chuyên ngành trong việc triển khai xúc tiến xuất khẩu. Hiệp hội cũng nên xem xét các khả năng để sớm mở văn phòng đại diện tại thị trường Nhật để chủ động khảo sát, nắm bắt tình hình thị trường, để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng có ưu thế của Việt Nam trên thị trường Nhật. Hiệp hội cần đẩy mạnh quan hệ với các hiệp hội nước ngoài thông qua việc tổ chức và tham gia các hội nghị quốc tế và những sự kiện có liên quan. Phối hợp với các tổ chức nước ngoài trong các hoạt động trao đổi thông tin, cung cấp trợ giúp kỹ thuật và trao đổi các đoàn tham quan học hỏi về kỹ thuật và thương mại. Mặt khác, hiệp hội cũng là đầu mối xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin về khoa học công nghệ, thị trường, giúp doanh nghiệp tiếp cận với thị trường thế giới. Các doanh nghiệp trong nước thông qua hiệp hội để có thông tin và khả năng tiếp cận với thị trường nước ngoài, còn các doanh nghiệp nước ngoài thông qua hiệp hội để đến với các doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra, công tác thu thập, đánh giá và phân tích thông tin về ngành hàng cũng cần phải được đẩy mạnh. Hiệp hội cần tổ chức và chủ trì các cuộc hội thảo, 96 triển lãm và cung cấp dịch vụ đào tạo nâng cao trình độ nghề nghiệp. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có nguồn tin chính xác, tin cậy để có thể đưa ra kế hoạch sản xuất và xuất khẩu một cách có lợi nhất. c. Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp Việt Nam trong tranh chấp thƣơng mại quốc tế Hiện nay, trong thương mại quốc tế, các nước đang phát triển nhờ có một số lợi thế so sánh nên một số sản phẩm có tính cạnh tranh cao so với sản phẩm của những nước phát triển. Vì vậy để tự vệ trước những bất lợi, các nước phát triển đưa ra những biện pháp bảo hộ các ngành sản xuất trong nước dưới danh nghĩa “biện pháp đảm bảo công bằng trong thương mại” như thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng tự vệ.... Từ năm 1994 đến 2004 đã có 18 vụ nước ngoài kiện Việt Nam về chống bán phá giá và có bốn vụ tự vệ liên quan đến một số sản phẩm như: giày dép, hàng nông sản, thủy sản, một số sản phẩm cơ khí... Trước tình hình đó, bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam trong tranh chấp thương mại quốc tế trở thành một nhiệm vụ quan trọng của hiệp hội. Các hiệp hội cần nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp về các vụ kiện nhằm trang bị cho doanh nghiệp những kiến thức để chủ động có các chiến lược đối phó với các vụ kiện. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) là một trong các hiệp hội thực hiện khá tốt việc hỗ trợ các doanh nghiệp hội viên tham gia giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, điển hình là vụ kiện chống bán phá giá tôm Việt Nam của Liên minh tôm miền Nam Hoa Kỳ. Ngày 31/12/2003, Liên minh tôm miền Nam Hoa Kỳ (SSA) nộp đơn kiện 6 quốc gia xuất khẩu tôm lớn nhất vào thị trường Hoa Kỳ trong đó có Việt đã bán phá giá gây thiệt hại cho ngành tôm của Mỹ. Ngày 17/2/2004 Uỷ ban Thương mại Quốc tế (ITC) ra quyết định sơ bộ xác định tôm nhập khẩu đe dọa gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ. Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) chọn 4 công ty của Việt Nam là Minh Phú, Kim Anh, Camimex và Sea Minh Phú để điều tra. Ngày 2/7/2004, DOC tuyên bố quyết định sơ bộ về “mức biên phá giá đối với tôm nhập khẩu” từ Việt 97 Nam và Trung Quốc, buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu mức thuế từ 12,11% đến 93,13%. Khi nghe tin sắp có vụ kiện xảy ra, ngày 25/9/2003, VASEP đã thành lập Uỷ ban tôm để đứng ra chuẩn bị đối phó với vụ kiện. Uỷ ban đã triệu tập các doanh nghiệp thuộc diện điều tra để tập huấn về việc chuẩn bị hồ sơ, sổ sách kế toán, kiểm toán để đảm bảo chính xác, giúp doanh nghiệp tự bảo vệ mình, cùng các doanh nghiệp lựa chọn các công ty tư vấn là các công ty luật của Hoa Kỳ. Hiệp hội cũng kêu gọi tinh thần đoàn kết của toàn bộ các doanh nghiệp hội viên nhằm ủng hộ về mặt tài chính cho vụ kiện và liên tục tổ chức các buổi hội thảo nhằm thông báo tình hình vụ kiện và giúp đỡ hội viên có những chiến lược đúng đắn nhằm đối phó với vụ kiện. VASEP cũng không ngừng đưa ra các thông cáo báo chí kiên quyết phản đối các cáo buộc của Mỹ và khẳng định để có mức giá đó là do Việt Nam có những lợi thế do giá nhân công rẻ và do lợi thế về mặt tự nhiên chứ không có bất kỳ sự hỗ trợ nào từ phía chính phủ Việt Nam nhằm tranh thủ kêu gọi sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trong và ngoài nước, nhờ đó đã nhận được sự ủng hộ của Hiệp hội phân phối thủy sản Hoa Kỳ. Với nỗ lực rất lớn của Uỷ ban tôm và Bộ Thủy sản cùng sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ thế giới, ngày 26/1/2005 DOC ra thông báo sửa đổi và thừa nhận có sai sót trong quá trình tính biên độ phá giá và giảm thuế xuống còn 4,13% đến 25,76%. Như vậy sau vụ kiện, mức thuế chống phá giá bình quân của con tôm Việt Nam trên thị trường Mỹ là 4,57%, trong khi Thái Lan phải chịu cao hơn 1,5%, Ấn Độ cao hơn gần 5%, Trung Quốc cao hơn gần 50%. Tuy chưa đạt được thành công mỹ mãn nhưng vụ kiện này đã khẳng định vai trò quan trọng của các Hiệp hội trong việc bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam trong tranh chấp thương mại quốc tế. d. Kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo của hiệp hội Các hiệp hội cần kiện toàn bộ máy tổ chức, mô hình hoạt động nhanh chóng chuyển từ hoạt động hành chính sang cung cấp các dịch vụ chuyên ngành như xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường... 98 Hiện nay các lãnh đạo của các hiệp hội thường là những người kiêm nhiệm, họ vừa làm công tác lãnh đạo ở một cơ quan Nhà nước, vừa lãnh đạo hiệp hội nên chưa chú tâm nhiều đến các hoạt động nâng cao vai trò của hiệp hội. Hơn nữa, các hiệp hội đang thiếu nhiều cán bộ có năng lực, cán bộ chuyên trách, đại đa số cán bộ nhân viên hiệp hội không được trang bị chuyên môn để tổ chức, quản lý hiệp hội và cung cấp dịch vụ cho hội viên. Vì vậy hiệp hội cần phải tuyển thêm người tài vào vị trí lãnh đạo, một hiệp hội có những lãnh đạo mạnh, hoạt động tốt mới thu hút được nhiều hội viên tham gia, và như thế khoản thu từ hội phí sẽ có thể đảm bảo được nguồn kinh phí hoạt động của các hiệp hội. Các hiệp hội cũng cần có một cơ cấu tổ chức thích hợp hơn với ban lãnh đạo gọn nhẹ nhưng hoạt động có hiệu quả. Chủ tịch hiệp hội phải là người trưởng thành từ đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh trong ngành hàng, được tập thể tín nhiệm bầu ra chứ không phải là quan chức kiêm nhiệm hay được Nhà nước hoặc bộ chủ quản chỉ định. Các thành viên hiệp hội cần đề cử vào bộ phận văn phòng hiệp hội những cán bộ có trình độ chuyên môn cao, ngoại ngữ tốt, năng động để hoàn thành nhiệm vụ của hiệp hội. 3.3.2.4. Các giải pháp của doanh nghiệp a. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu các quy định nhập khẩu hàng hoá của Nhật Bản Khi quyết định vấn đề xuất khẩu sang Nhật Bản, vấn đề đầu tiên là phải nghiên cứu tình hình luật pháp. Liên quan đến luật pháp, doanh nghiệp phải tìm hiểu xem hàng hoá của mình có được phép xuất khẩu vào thị trường Nhật không? Khi xuất khẩu vào thị trường Nhật thì phải tiến hành những thủ tục gì, do cơ quan nào quản lý? Có được hưởng ưu đãi về thuế quan không? Ngoài việc đóng thuế nhập khẩu ra còn có phải thực hiện những nghĩa vụ hải quan nào khác? Doanh nghiệp có thể tìm hiểu vấn đề này từ các cơ quan nhà nước và các tổ chức xúc tiến thương mại, ngoài ra doanh nghiệp còn có thể khai thác từ chính đối tác nhập khẩu hàng hoá của mình. 99 b. Đẩy mạnh công tác tìm kiếm đối tác nhập khẩu Nhật Bản Một vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là làm thế nào có thể tiếp cận với các nhà nhập khẩu Nhật Bản. Các doanh nghiệp có thể liên hệ với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) hoặc Bộ Thương mại để nhờ những cơ quan này giúp đỡ tìm kiếm bạn hàng. Các doanh nghiệp cũng cần liên hệ với Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) để nhờ giúp đỡ. Sự hỗ trợ đáng kể nhất của JETRO đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam là việc cung cấp các thông tin về khách hàng và giới thiệu sản phẩm của Việt Nam đến khách hàng Nhật Bản thông qua "Hỏi đáp thương mại Nhật Bản". Ngoài ra, để tìm kiếm thông tin về bạn hàng, các doanh nghiệp cần tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế, đặc biệt là các hội chợ triển lãm được tổ chức tại Nhật. Khi tham gia vào hội chợ triển lãm ở Nhật Bản, các doanh nghiệp có những cái lợi sau: Thứ nhất: các doanh nghiệp có dịp tiếp xúc trực tiếp với bạn hàng, với những khách hàng tiềm năng. Cũng thông qua hội chợ nhiều hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết, nhiều đối kinh doanh, bạn hàng nước ngoài đã được xác định. Thứ hai: các doanh nghiệp có thể học hỏi, thu thập các thông tin về sản phẩm cũng như các biện pháp Marketing của những doanh nghiệp đang chiếm lĩnh hàng đầu trên thị trường Nhật Bản. Thứ ba: những cuộc hội thảo, toạ đàm tổ chức trong khuôn khổ các hội chợ, triển lãm đã giúp các doanh nghiệp nắm bắt được thị hiếu, yêu cầu của người tiêu dùng, những công nghệ, kỹ thuật mới cần đưa vào sản xuất để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh. Việc tham gia hội chợ thương mại tại Nhật Bản không chỉ giúp tìm kiếm khách hàng mới mà còn khẳng định tính thường xuyên, ổn định trong kinh doanh với khách hàng cũ. Tuy nhiên, khi tham gia hội chợ triển lãm ở Nhật doanh nghiệp cần chú ý là hội chợ triển lãm ở Nhật có nhiều, đa ngành có, chuyên ngành có nhưng việc tham gia thường rất tốn kém. Trong điều kiện các doanh nghiệp của Việt Nam đang có rất nhiều khó khăn về mặt tài chính, tham gia hội chợ, triển lãm nào cần có sự lựa chọn, tính toán hiệu quả, kỹ lưỡng. Vì vậy trước khi tham gia hội chợ triển lãm ở Nhật Bản, doanh nghiệp nên tham khảo ý kiến của các tổ chức xúc tiến như Phòng 100 thương mại và công nghiệp Việt Nam hay JETRO và các hiệp hội ngành hàng. Để việc tham gia hội chợ đạt kết quả tốt thì các đơn vị doanh nghiệp cần chủ động tham gia và chuẩn bị chu đáo về mẫu hàng, cách bày hàng, catalogue và tờ rơi giới thiệu sản phẩm, công ty. Trình bày gian hàng đẹp sẽ gây được ấn tượng tốt cho khách hàng và thu hút khách hàng đến tìm hiểu về sản phẩm của doanh nghiệp, qua đó có thể tìm hiểu thêm về nhu cầu của khách hàng. c. Hoàn thiện và ngày càng nâng cao chất lƣợng sản phẩm để có thể đáp ứng đƣợc các đòi hỏi khắt khe của thị trƣờng Nhật Bản Thị trường Nhật Bản là một thị trường phát triển, yếu tố chất lượng sản phẩm là yếu tố được quan tâm trước tiên, do vậy để đáp ứng thị trường này, các doanh nghiệp phải đặt vấn đề nâng cao chất lượng lên hàng đầu. Trước hết là việc đổi mới thiết bị công nghệ. Công nghệ sản xuất lạc hậu là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng chất lượng sản phẩm của ta không đáp ứng được yêu cầu chất lượng của khách hàng Nhật. Các doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh công tác đầu tư để nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa. Khi đầu tư, các doanh nghiệp cần chú ý ưu tiên cho những khâu, những máy móc ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, mạnh dạn đầu tư cho những máy móc thiết bị chuyên dùng để tạo ra những sản phẩm cao cấp. Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu trong lĩnh vực dệt may, đồ gỗ nội thất cần phải có các giải pháp xây dựng và củng cố nguồn nguyên liệu. Các doanh nghiệp cần lựa chọn nguồn hàng tương đối ổn định về số lượng, giá cả, chất lượng. Khi mua nguyên vật liệu cũng phải quy định rõ các chỉ tiêu để tránh tranh chấp sau này. Các doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp cung cấp trong nước, giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu nước ngoài. Đối với sản phẩm may mặc, sản phẩm nội thất, mẫu mã cũng là vấn đề quan trọng. Có thể nói sản phẩm may mặc là sản phẩm có vòng đời ngắn, xu hướng tiêu dùng thường xuyên thay đổi. Mà kiểu dáng và sự đổi mới về mặt hàng lại là hai điểm yếu làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên 101 thị trường Nhật Bản. Doanh nghiệp cần có biện pháp đào tạo và phát triển đội ngũ thiết kế, đầu tư thích đáng vào khâu thiết kế kiểu dáng, thường xuyên theo dõi xu hướng tiêu dùng của thị trường để đưa ra được nhiều sản phẩm mới phù hợp. Đối với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản, rau quả, để có thể vượt qua hàng rào chất lượng, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu nên tập trung vào các giải pháp sau đây để nâng cao chất lượng sản phẩm. Một là: giải pháp về nguồn nguyên liệu. Các doanh nghiệp phải tạo được mối quan hệ lâu dài và bền vững với ngư dân, các hộ nuôi trồng thủy sản và nông dân để tạo nguồn nguyên liệu ổn định. Các doanh nghiệp chế biến rau quả kết hợp với các viện nghiên cứu đầu tư tập trung cho sản xuất ra các cây giống, sạch bệnh, thích nghi cao với môi trường, hướng dẫn người nông dân chăm sóc rau quả vào bao tiêu sản phẩm làm ra, để tạo ra những vùng nguyên liệu ổn định cho các nhà máy chế biến hoạt động. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản cần hướng dẫn đào tạo ngư dân để nâng cao hiệu quả nuôi trồng, đánh bắt, khai thác, bảo quản thủy sản. Chú trọng kiểm tra ngay từ khâu cung cấp giống nuôi trồng cho đến việc thu mua nguyên liệu cho chế biến thủy sản để đảm bảo nguồn nguyên liệu không có dịch bệnh cũng như không được bảo quản bằng các chất có hại. Hai là: nâng cấp và cải tạo các nhà máy chế biến thủy sản và rau quả xuất khẩu, đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Chú ý áp dụng các phương thức quản lý chất lượng theo hệ thống như quy phạm sản xuất, quy phạm vệ sinh, phân tích mối nguy hiểm và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) để đảm bảo loại trừ hoặc giảm thiểu các mối nguy cho người tiêu dùng. Việc áp dụng quản lý chất lượng theo hệ thống sẽ góp phần tạo nên uy tín của thủy sản và rau quả Việt Nam với người tiêu dùng Nhật Bản. Ba là: đầu tư thêm các công nghệ chế biến để có thể tăng hàm lượng chế biến sâu các sản phẩm thủy sản và rau quả. Việc tăng các loại sản phẩm chế biến sẽ góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, mặt khác có thể thoả mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng. 102 d. Lựa chọn đƣợc các tiêu trí phù hợp để phân đoạn thị trƣờng cho sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp. Xây dựng các chiến lƣợc cụ thể và chi tiết để xâm nhập vào thị trƣờng Nhật Bản Các doanh nghiệp Việt Nam thường lựa chọn thu nhập làm tiêu trí phân đoạn để lựa chọn thị trường mục tiêu, điều này cũng phù hợp với đặc điểm của hàng hoá Việt Nam, bởi vì hàng Việt Nam không phải thuộc vào hàng cao cấp nên không thể cạnh tranh được ở đoạn thị trường mà người tiêu dùng có thu nhập cao và đòi hỏi những nhãn hiệu nổi tiếng và cao cấp. Hàng Việt Nam cạnh tranh chủ yếu nhờ yếu tố giá nhân công rẻ, và thường có mặt trên thị trường những sản phẩm thông thường hoặc có chất lượng vừa phải. Tuy nhiên mỗi doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm sản phẩm của mình để lựa chọn ra tiêu thức phân đoạn phù hợp. Tiếp đó, doanh nghiệp cần vạch ra được một chiến lược xâm nhập thị trường Nhật Bản phù hợp với khả năng của doanh nghiệp Về giá cả: do đoạn thị trường mục tiêu của các doanh nghiệp Việt Nam là những người tiêu dùng có mức thu nhập trung bình, vì vậy việc nỗ lực nhằm giảm giá thành là cần thiết. Để giảm giá thành sản xuất thì doanh nghiệp Việt Nam cần làm một số việc sau. Thứ nhất: đầu tư công nghệ mới, tổ chức các khoá đào tạo tay nghề thêm cho công nhân, thay đổi cung cách quản lý để nâng cao hơn nữa năng suất lao động. Thứ hai là lựa chọn kênh phân phối để đưa hàng Việt Nam tới tay người tiêu dùng nhanh hơn. Thứ ba là lựa chọn công ty chuyên chở, chuẩn bị cẩn thận các giấy tờ liên quan đến hàng hoá để việc gửi hàng được thuận tiện, không gặp ách tắc ở cảng đến, giảm bớt chi phí lưu kho, lưu bãi. Về kênh phân phối: Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nên lựa chọn kênh phân phối ngắn, tìm cách xuất khẩu trực tiếp cho các siêu thị hoặc các nhà bán lẻ bởi đó là con đường mà hàng hoá đến tay người tiêu dùng nhanh nhất và giảm bớt chi phí qua các khâu trung gian trong quá trình phân phối, do vậy giá thành không bị đội lên. Các doanh nghiệp thuỷ sản và rau quả Việt Nam để tăng khả năng cạnh tranh về giá thì cần phải tìm hiểu và xuất khẩu trực tiếp cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm tại Nhật hoặc liên hệ bán hàng trực tiếp cho các hệ thống bán lẻ, cố gắng bỏ qua chợ bán buôn để giảm bớt chi phí và thời gian lưu thông. 103 Các yếu tố khác: Về bao gói, các thông tin in trên bao gói cần đầy đủ và in bằng tiếng Nhật để thuận tiện cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn hàng hoá và sử dụng sản phẩm. Trong việc chào hàng, mọi thứ phải thật cụ thể, nêu rõ tên sản phẩm, chất liệu, chủng loại, kích cỡ, giá cả, càng cụ thể thì càng tốt. Nội dung các catalogue giới thiệu sản phẩm phải được dịch ra tiếng Nhật. Mặt khác các gia đình chủ yếu là gia đình hạt nhân, vì vậy việc đóng gói các sản phẩm phải làm sao cho phù hợp với quy mô gia đình Nhật Bản. e. Phát triển nguồn nhân lực Phát triển nguồn nhân lực được xem là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và lâu dài của doanh nghiệp. Yếu tố con người quyết định tất cả, vì vậy đầu tư cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực và sử dụng lao động chính là đảm bảo cho phát triển bền vững cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp sau đây để phát triển nguồn nhân lực: Mỗi doanh nghiệp cần thành lập hoặc củng cố bộ phận tổ chức nhân sự đủ mạnh, nghĩa là lựa chọn người đủ đức, tài và ưu tiên đãi ngộ cao. Công tác tuyển chọn, đề bạt, đánh giá cán bộ phải được làm công khai, dân chủ, thường xuyên trên cơ sở xây dựng các tiêu chuẩn cán bộ Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải gắn chặt với mục tiêu chiến lược kinh doanh – cạnh tranh của doanh nghiệp theo các nội dung chủ yếu sau: Xác định nhu cầu đào tạo: Căn cứ vào tầm quan trọng và vị trí mỗi công việc, nhu cầu hiện tại và trong tương lai của từng loại hình nghiệp vụ hoặc kỹ thuật nghề nghiệp. Để đảm bảo nghiên cứu tốt các quy định của thị trường Nhật và nhu cầu của thị trường đòi hỏi có đội ngũ cán bộ giỏi về ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Nhật. Các doanh nghiệp xuất khẩu sang Nhật nên tuyển dụng lao động giỏi tiếng Nhật để có thể nghiên cứu tốt hơn nhu cầu cũng như các quy định nhập khẩu của thị trường Nhật Bản. Lựa chọn nhân sự để có kế hoạch đào tạo: chọn đối tượng để đào tạo nâng cao trình độ quản trị để trở thành nhà lãnh đạo cao cấp của doanh nghiệp. Chọn đối tượng cho đào tạo bồi dưỡng trở thành chuyên gia ở từng lĩnh vực hoặc bổ 104 sung kiến thức, tay nghề chung. Để đảm bảo tốt việc này, doanh nghiệp phải công khai các tiêu chuẩn tuyển chọn. Phương pháp và hình thức đào tạo: Cần có sự kết hợp đa dạng các hình thức đào tạo (đào tạo tại chỗ, đào tạo dài hạn, đào tạo ngắn hạn theo hình thức chính quy tại chức, tập trung, không tập trung, đào tạo lại…). Ngoài ra, cần chủ động hợp tác với các trường đại học, các cơ sở đào tạo, cơ sở dạy nghề, các viện nghiên cứu để mở rộng các khoá đào tạo thích hợp. Doanh nghiệp cũng phải đặt ra những yêu cầu nhất định sau mỗi khoá học, chẳng hạn như trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ phải thành thạo, đặc biệt chú trọng đến tiếng Anh và tiếng Nhật.Việc sử dụng thành thạo các ngoại ngữ này không những giúp cho doanh nghiệp tránh khỏi những sai lầm đáng tiếc trong khi đàm phán, ký kết hợp dồng mà còn là một điều kiện thuận lợi để tìm hiểu về các quy định của Nhật Bản cũng như nhu cầu, thị hiếu của người dân trên thị trường này, giúp cho việc tiếp cận thị trường được dễ dàng hơn. Thành lập quỹ đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực bằng cách trích từ phúc lợi doanh nghiệp hoặc từ nguồn vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp. Phối hợp với các hiệp hội ngành nghề tạo quỹ chung cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực, sử dụng lao động dưới sự bảo trợ của Nhà nước. Sử dụng lao động đúng vị trí, đúng chuyên môn nghề nghiệp và có chế độ đãi ngộ thoả đáng cho người có đóng góp xây dựng doanh nghiệp, người có năng suất và hiệu quả lao động cao trên cơ sở xây dựng các chỉ tiêu khoán đến từng người lao động. Bên cạnh đó, có chính sách minh bạch giải quyết lao động dư thừa Tóm lại, việc nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ là một yêu cầu hết sức cần thiết vì con người luôn là yếu tố quyết định trong mọi hoàn cảnh. f. Xây dựng thƣơng hiệu cho sản phẩm xuất khẩu Mỗi doanh nghiệp phải xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm của mình. Xây dựng được thương hiệu góp phần tạo dựng uy tín doanh nghiệp, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của hàng hoá và doanh nghiệp Việt Nam. Đối với việc xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp Việt nam trên thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp Việt Nam cần 105 - Đăng ký hoàn tất thủ tục về sở hữu công nghiệp và bản quyền nhãn mác hàng hoá tại cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam (Cục sở hữu công nghiệp – Bộ Khoa học và Công nghệ). - Yêu cầu Cục sở hữu công nghiệp Việt Nam hướng dẫn, giúp đỡ và hỗ trợ để đăng ký bảo hộ thương hiệu doanh nghiệp tại thị trường Nhật Bản. - Nghiên cứu luật về quảng bá sản phẩm của Nhật Bản và áp dụng các hình thức quảng bá, xúc tiến thương hiệu theo đúng quy định của luật pháp nước này. - Tìm kiếm sự hỗ trợ và giúp đỡ của đại sứ, thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, các tổ chức quốc tế để thu xếp ổn thoả các tranh chấp về thương hiệu trên thị trường Nhật… g. Đẩy mạnh thƣơng mại điện tử Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO, các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận với thị trường thế giới cũng như chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh trong nước. Do vậy, ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhận thấy, thương mại điện tử là một phương thức giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tiết kiệm thời gian, tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh. Thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay mới ở mức sơ khai, chủ yếu các doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ mới bước đầu giới thiệu công ty, giới thiệu sản phẩm lên mạng dưới hình thức một website giới thiệu công ty. Hơn nữa phần lớn doanh nghiệp có website mới chỉ xem website là kênh tiếp thị bổ sung để quảng bá hình ảnh công ty và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ. Doanh nghiệp chưa đầu tư khai thác hết những lợi ích thương mại điện tử có thể mang lại cho doanh nghiệp. Để hoạt động thương mại điện tử thực sự có hiệu quả trong điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu vốn và kinh nghiệm hoạt động, cần phải tiến hành các bước sau: 106 Doanh nghiệp phải xây dựng được một website tốt, cung cấp chức năng thông tin, tiện ích đầy đủ với người xem để quảng bá hình ảnh công ty. Sau khi có website rồi, doanh nghiệp cần chú trọng marketing cho website của mình. Ngoài ra doanh nghiệp cần chú trọng chăm sóc nội dung website, đổi mới nội dung, tăng cường chức năng của website, để tránh tình trạng nhiều người truy cập nhưng chỉ vào một lần xem rồi thôi. Tăng cường chất lượng dịch vụ hỗ trợ khách hàng. Việc hỗ trợ khách hàng qua mạng một cách chuyên nghiệp góp phần rất lớn vào sự thành công của doanh nghiệp trong thương mại điện tử. Doanh nghiệp cần có ít nhất một nhân viên phụ trách việc giải đáp thắc mắc của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Việc trả lời thư điện tử một cách đáng tin cậy rất quan trọng, trong đó cần chú ý yếu tố thời gian, chú ý trả lời ngay trong vòng 1 ngày kể từ khi nhận được thắc mắc. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần cải thiện việc lưu giữ hồ sơ, chứng từ, thực hiện công khai minh bạch khi trả lời thắc mắc của khách hàng với các thông tin, chứng từ về chất lượng hàng hóa, thông tin về kiểm dịch... Ngoài ra, muốn vận dụng thương mại điện tử, doanh nghiệp không chỉ đổi mới tư duy mà còn phải thay đổi cách quản lý theo hướng hiện đại. Nếu luồng thông tin trong doanh nghiệp phụ thuộc vào quá nhiều đầu mối, chủ doanh nghiệp khó lòng đưa ra quyết sách nhanh chóng. Thêm vào đó, việc đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng được những yêu cầu của thương mại điện tử phải được tiến hành nhanh chóng, việc đầu tư cho công nghệ thông tin cũng phải được dành nhiều ngân sách và có một tỷ lệ đầu tư hợp lý. Tóm lại, để có thể đứng vững trên thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp của Việt nam cần phải tạo được một hình ảnh đáng tin cậy cho các sản phẩm xuất khẩu, thể hiện được thiện chí muốn quan hệ hợp tác làm ăn lâu dài, thể hiện với các đối tác Nhật rằng những sản phẩm mà công ty sản xuất, kinh doanh rất có tiềm năng vì đã có sự nghiên cứu kỹ về thị trường, thị hiếu tiêu dùng, có khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn một cách hoàn hảo và nhanh chóng cũng như thoả mãn được các đòi hỏi khác về sản phẩm và nhu cầu thực tế của thị trường Nhật Bản. 107 KET LUẬN Qua nghiên cứu các quy định nhập khẩu của thị trường Nhật Bản, luận văn đã rút ra một số vấn đề sau: Nhật Bản là một thị trường lớn và truyền thống trong các thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Trong tương lai đây vẫn là thị trường trọng điểm trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên Nhật Bản là một thị trường khó tính với hệ thống pháp luật cũng như các quy định liên quan đến nhập khẩu rất phức tạp. Vì vậy để tăng cường xuất khẩu sang thị trường này đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ quy định nhập khẩu và các yếu tố khác liên quan tới nhu cầu thị trường Nhật Bản. Việc nghiên cứu quy định nhập khẩu của thị trường Nhật Bản càng ngày càng trở nên quan trọng, vì hiện nay hàng hoá Việt Nam trên thị trường này chịu sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều nước trong khu vực cũng có mặt hàng xuất khẩu chủ lực giống như Việt Nam. Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu sang Nhật Bản ở các ngành thủy sản, dệt may và đồ gỗ nội thất. Rau quả cũng là một ngành xuất khẩu đầy tiềm năng trong tương lai nhưng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật còn ít bởi chưa vượt qua được tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Luận văn đã giới thiệu một số thông tin về thị trường đồng thời giới thiệu những quy định của Nhật Bản đối với những nhóm ngành trên, để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham khảo để hiểu thêm được về thị trường khó tính này. Bên cạnh đó luận văn còn đề cập đến những dự báo của Bộ Thương mại về nhu cầu nhập khẩu của Nhật Bản, và những định hướng của chính phủ liên quan đến xuất khẩu sang Nhật Bản. Ngoài ra, để tăng cường xuất khẩu sang Nhật Bản đòi hỏi sự quan tâm của chính phủ và sự hợp tác của các bộ ngành, hiệp hội và của các doanh nghiệp. Luận văn đã nêu ra một số giải pháp gợi ý đối với chính phủ, các ngành hàng, các hiệp hội và doanh nghiệp để có thể thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Hy vọng với những nghiên cứu của mình, luận văn có thể giúp ích cho các doanh nghiệp phần nào khi tìm hiểu các quy định nhập khẩu của thị 108 trường Nhật Bản, và đưa những giải pháp phù hợp nhất để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Ngoại giao (2006), “Thông tin cơ bản về Nhật Bản và quan hệ với Việt Nam”, www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/ca_tbd/nr040818111106/. 2. Bộ Thương mại (2006), Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-2010, Hà Nội. 3. Bộ Thương mại, Thống kê xuất nhập khẩu, www1.mot.gov.vn/tktm/Default.aspx?itemid=3. 4. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Quyết định số 56/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 về việc phê duyệt đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-2010, Hà Nội. 5. Cục xúc tiến thương mại (2004), Quy định nhập khẩu hàng tiêu dùng vào Nhật Bản, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 6. Vũ Văn Hà (2000), Quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản trong những năm 1990 và triển vọng, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 7. Dương Phú Hiệp, Vũ Văn Hà (2004), Quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh quốc tế mới, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 8. Hiệp hội quốc tế về thông tin và giáo dục Nhật Bản (1993), Nhật Bản ngày nay, Singapore. 9. Kiều Hưng (2005), “Đồ gỗ “chiếm chỗ” thị trường Nhật Bản”, Thời báo kinh tế Việt Nam, (9), tr.12. 10. JETRO (1998), Nhật Bản tăng cường hiểu biết và hợp tác, United Publishers Inc., Nhật Bản. 11. Nguyễn Hữu Khải (2005), Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội. 12. Bùi Xuân Lưu (2001), Chính sách ngoại thương của Nhật Bản thời kỳ tăng trưởng cao và toàn cầu hóa kinh tế, NXB Giáo dục, Hà Nội. 13. Bùi Thị Kim Nhung (2001), Kinh doanh với thị trường Nhật Bản, NXB Lao động, Hà Nội. 14. Trần Anh Phương (2003), “Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản”, Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, (6), tr. 58-63. 15. Phương Thanh (2004), “Chính sách nhập khẩu rau quả của Nhật Bản”, Thương mại, (29), tr.10. 16. Phạm Quang Thao (1997), Thị trường Nhật Bản, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 17. Trung tâm tin học - Bộ Thủy sản (2007), “Nhật Bản kiểm tra dư lượng AOZ đối với tôm Việt Nam”, www.fistenet.gov.vn/details.asp?Object=1292058&news_ID=19348134. 18. Trung tâm xúc tiến thương mại (2006), “Thị trường đồ gỗ Nhật Bản”, www.vietrade.gov.vn/old/forum_detail.asp?farticle=159&lang=vn. Tiếng Anh 19. Central Intelligence Agency, The world factbook, www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/ja.html. 20. JETRO (2003), Trade and Labelling. 21. JETRO (2004), Specifications and Standards for Foods, Food Additives, etc Under The Food Sanitation Law. 22. JETRO (2005), Handbook for Agricultural and Fishery Products Import Regulations. 23. United Nation (2006), Generalized Systerm of Preferences - Handbook on the scheme of Japan. Tiếng Nhật 24. Jetro, 輸入に関する基本的な制度, www.jetro.go.jp/jpn/regulations/import_10/. 25. Japan Customs, 財務省貿易統計, 26. Japan Customs, 財務省貿易統計, PHỤ LỤC 1 Danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ và vùng lãnh thổ được hưởng ưu đãi thuế (GSP) của Nhật Bản kể từ ngày 1/4/2006 STT Quốc gia và vùng lãnh thổ STT Quốc gia và vùng lãnh thổ 1 Afghanistan* 79 Libya 2 Albania 80 Macedonia (former Yugoslavia) 3 Algeria 81 Madagascar* 4 American & Samoa 82 Malawi* 5 Angola* 83 Malaysia 6 Antigua & Barbuda 84 Maldives* 7 Argentina 85 Mali* 8 Armenia 86 Marshall Islands 9 Azerbaijan 87 Mauritania* 10 Bangladesh* 88 Mauritius 11 Barbados 89 Mexico 12 Belarus 90 Micronesia 13 Belize 91 Moldova 14 Benin* 92 Mongolia 15 Bhutan* 93 Montserrat 16 Bolivia 94 Morocco 17 Bosnia and Herzegovina 95 Mozambique* 18 Botswana 96 Myanmar* 19 Br. Anguilla 97 Namibia 20 Brazil 98 Nepal* 21 Bulgaria 99 Niue 22 Burkina Faso* 100 Nicaragua 23 Burundi* 101 Niger* 24 Cambodia* 102 Nigeria 25 Cameroon 103 Oman 26 Canary Islands 104 Pakistan 27 Cape Verde* 105 Palau 28 Central African Republic* 106 Panama 29 Ceuta & Melilla 107 Papua New Guinea 30 Chad* 108 Paraguay 31 Chile 109 People’s Republic of China (expect Hong Kong and Macao) 32 Comoros* 110 Peru 33 Colombia 111 Philippines 34 Commonwealth of Dominica 112 Republic of the Congo* 35 Cook Islands 113 Romania 36 Costa Rica 114 Rwanda* 37 Côte d’Ivoire 115 Samoa* 38 Croatia 116 Sao Tome & Principe* 39 Cuba 117 Saudi Arabia 40 Democratic Republic of the Congo* 118 Senegal 41 Djibouti* 119 Seychelles 42 Dominican Republic 120 Sierra Leone* 43 East timor* 121 Serbia and Montenegro 44 Ecuador 122 Solomon Islands* 45 Egypt 123 Somalia* 46 El Salvador 124 South Africa 47 Eritrea* 125 Sri Lanka 48 Ethiopia* 126 St. Christopher & Nevis 49 Equatorial Guinea* 127 St. Helena & Islands 50 Falkland Islands and Dependencies 128 St. Lucia 51 Fiji 129 St. Vincent 52 French Polynesia 130 Sudan* 53 Gabon 131 Suriname 54 Gambia* 132 Swaziland 55 Georgia 133 Syria 56 Ghana 134 Tajikistan 57 Gibralter 135 Tanzania* 58 Grenada 136 Thailand 59 Guatemala 137 Togo* 60 Guinea* 138 Tokelau Islands 61 Guinea-Bissau* 139 Tonga 62 Guyana 140 Trinidad & Tobago 63 Haiti* 141 Tunisia 64 Honduras 142 Turkey 65 India 143 Turkmenistan 66 Indonesia 144 Turks & Caicos Islands 67 Iran 145 Tuvalu* 68 Iraq 146 Uganda* 69 Jamaica 147 Ukraine 70 Jordan 148 Uruguay 71 Kazakhstan 149 Br. Virgin Islands 72 Kenya 150 Uzbekistan 73 Kiribati* 151 Vanuatu* 74 Kyrgyz 152 Venezuela 75 Laos* 153 Vietnam 76 Lebanon 154 West Bank and Gaza Strip 77 Lesotho* 155 Yemen* 78 Liberia* 156 Zambia* 157 Zimbabwe Chú ý: Các nước có đánh “*” là các nước được hưởng ưu đãi thuế dành cho các nước chậm phát triển (LDCs: Least Developed Countries): bao gồm 50 nước. Nguồn: [23] PHỤ LỤC 2 Biểu thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu chủ yếu vào Nhật Bản Mã HS Mặt hàng Mức thuế chung WTO 0306.11 0306.12 0306.13 Tôm hùm, tôm sú, tôm pandan đông lạnh 4% 1% 0306.21 0306.22 0306.23 Tôm hùm, tôm sú, tôm pandan sống/ tươi/ ướp lạnh Loại khác 4% 6% 4% 5% 0306.19 - 010 Các loài tôm khác đông lạnh 4% 2% 0306.29 - 110 Các loài tôm khác sống/ tươi/ ướp lạnh 4% 2% 0306.14 - 010 020,030,040,090 0306.24 - 110 120,130,140,190 Các loài sam, cua, ghẹ… đông lạnh/ sống/ tươi/ ướp lạnh 6% 4% 0303.44 Cá ngừ mắt to (Thunnus obesus) đông lạnh 5% 3,5% 0302.34 Cá ngừ mắt to (Thunnus obesus) tươi/ ướp lạnh 5% 3,5% 0303.46 Cá ngừ Ôxtrâylia (Thunnus maccoyii) đông lạnh 5% 3,5% 0302.36 Cá ngừ Ôxtrâylia (Thunnus maccoyii) tươi/ ướp lạnh 5% 3,5% 0303.41 Cá ngừ vây dài (Thunnus alalunga) đông lạnh 5% 3,5% 0302.31 Cá ngừ vây dài (Thunnus alalunga) 5% 3,5% tươi/ ướp lạnh 0303.42 Cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares) đông lạnh 5% 3,5% 0302.32 Cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares) tươi/ ướp lạnh 5% 3,5% 0303.45 Cá ngừ vây xanh (Thunnus thynnus) đông lạnh 5% 3,5% 0302.35 Cá ngừ vây xanh (Thunnus thynnus) tươi/ ướp lạnh 5% 3,5% 0303.49 Các loài cá ngừ khác đông lạnh 5% 3,5% 0302.39 Các loài cá ngừ khác tươi/ ướp lạnh 5% 3,5% 0304.90 - 091 0304.90 - 096 Thịt cá ngừ đông lạnh 5% 3,5% 0304.10 - 291 0304.10 - 292 Thịt cá ngừ tươi/ ướp lạnh 5% 3,5% 0304.90 - 099 Thịt các loài cá khác đông lạnh 5% 3,5% 0304.10 - 299 Thịt các loài cá khác tươi/ ướp lạnh 5% 3,5% 0304.20 - 091 0304.20 - 092 0304.20 - 094 Phi lê cá ngừ đông lạnh 5% 3,5% 0304.10 - 191 0304.10 - 192 Phi lê cá ngừ tươi/ ướp lạnh 5% 3,5% 0304.10 - 199 Phi lê các loài cá khác tươi/ ướp lạnh 5% 3,5% Nguồn: Japan Customs [26]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3147_383.pdf
Luận văn liên quan