Luận văn Chế tạo cơ điện Hà Nội

3.5.4. Theo dõi độ tăng nhiệt của động cơ. Khi động cơ làm việc, nhiệt độ của động cơ tăng đến một trị số nào đó rồi giữ ổn định. Nhiệt độ này phải nằm trong giới hạn cho phép, tuỳ thuộc vào vật liệu cách điện dùng trong động cơ (xem phần 2.5.1). Theo kinh nghiệm, khi sờ tay vào vỏ động cơ mà thấy quá nóng phải rút tay ra ngay thì động cơ đã có sự cố cần phải ngừng máy để kiểm tra.

doc82 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chế tạo cơ điện Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sau: 1 . Tiểu tu máy biến áp tiến hành theo các định kỳ sau: - Đối với các máy biến áp có độ ĐAT: mỗi năm một lần. - Đối với các máy biến áp chính của nhà máy điện và trạm biến áp, các máy biến áp tự dùng ít nhất một lần trong một năm. - Đối với các máy biến áp đặt ở nơi có nhiều bụi bẩn thì thuỳ theo điều kiện cụ thể mà có quy định riêng. - Đối với tất cả các máy biến áp khác ít nhất một lần trong 2 năm. Việc tiểu tu các bộ ĐAT thực hiện sau một số lần chuyển mạch theo quy trình của nhà chế tạo. Tiểu tu các hệ thống làm mát dạng QG, KD, ND phải tiến hành hàng năm. Đồng thời với tiểu tu máy biến áp phải tiến hành tiểu tu các sứ đầu vào. 2. Đại tu định kỳ máy biến áp tiến hành: Đối với tất cả các máy biến áp: Tuỳ thuộc vào kết quả thí nghiệm và tình trạng máy. 3 . Đại tu phục hồi tiến hành sau khi các máy biến áp bị sự cố cuộn dây hoặc lõi tôn hoặc khi có nhu cầu cải tạo máy biến áp. Đối với các máy biến áp lắp đặt mới được vận chuyển không dầu bảo quản bằng ni- tơ cần có biện pháp đẩy hết ni-tơ ra khỏi máy trước khi cho người chui vào. Việc đẩy ni-tơ tiến hành theo các cách sau: 1 . Bơm dầu biến áp đủ tiêu chuẩn theo phụ lục I vào máy qua van đáy cho tới khi đẩy hết nitơ ra ngoài. 2. Đối với các máy biến áp có vỏ chịu được chân không tuyệt đối thì dùng bơm chân không rút chân không trong máy đến 660mmHg rồi xả khí qua bình silicagen vào máy. Lượng silicagen trong bình không được ít hơn 5kg. 3. Thông thổi ruột máy bằng không khí khô và sạch hoặc mở các cửa người chui để thông gió tự nhiên. Trong trường hợp này cần chấp hành nghiêm chỉnh các yêu cầu về mở ruột máy để tránh nhiễm ẩm. Chỉ cho phép bắt dầu làm việc khi hàm lượng ô-xy trong máy vượt quá 18%. Các công việc dễ gây cháy như hàn hồ quang... phải tiến hành cách ruột máy ít nhất là 5m. Phải có phương án phòng chống cháy nổ tại khu vực sửa chữa. Phương án này phải phù hợp với quy trình phòng chữa cháy cho các thiết bị điện. Nếu cần phải tiến hành hàn vỏ máy biến áp thì mức dầu trong máy phải cao hơn điểm hàn ít nhất 200-250mm. Để tránh xuất hiện điện tích tĩnh điện khi bơm dầu hoặc bơm ra khỏi máy cần tiếp địa các cuộn dây và vỏ máy biến áp. Trước khi tiến hành công tác sửa chữa cần phải tiến hành công tác chuẩn bị bao gồm: 1 . Chuẩn bị mặt bằng sửa chữa đủ để bố trí các thiết bị thi công, các dung tích chứa dầu và khi cần thiết phải có mặt bằng để rút ruột hoặc rút vỏ máy. 2. Xác định khả năng và phương pháp xử lý lượng dầu cần thiết. 3. Chuẩn bị dụng cụ, đồ nghề, nguyên vật liệu, thiết bị, thiết bị công nghệ, kích kéo, cầu trục... 4. Xác định khối lượng và trình tự thực hiện các thao tác sửa chữa, thí nghiệm, hiệu chỉnh cần tiến hành. 5. Lập tiến độ cho các bước công nghệ, xác định số lượng, thành phần, tay nghề cần thiết của đội sửa chữa. 6. Chuẩn bị nguồn điện, nguồn nước thi công căn cứ vào nhu cầu của các thiết bị công nghệ và nhu cầu sấy máy biến áp. 7. Chuẩn bị các tài liệu kỹ thuật, các mẫu biên bản sửa chữa và biên bản thí nghiệm cần thiết để thực hiện công việc cũng như để bàn giao sau này. 8. Chuẩn bị phương án phòng chống cháy nổ, phổ biến phương án này và các quy trình đại tu, quy trình kỹ thuật an toàn cho toàn thể đội sửa chữa. Tuỳ thuộc kích thước vỏ và trọng lượng máy biến áp có thể được chuyên chở theo các cách sau: 1 . Được lắp đầy đủ bình dầu phụ, cánh tản nhiệt, đổ đầy dầu đến mức vận hành. Cách này chủ yếu dùng cho các máy biến áp đến 35kV, công suất dưới 10.000 kVA, làm mát bằng tuần hoàn dầu tự nhiên. 2. Tháo dời bình dầu phụ, cách làm mát, được đổ dầu đến cách mặt máy 200- 250mm. Cách chuyên chở này áp dụng cho các máy biến áp công suất từ 16.000 kVA trở lên hoặc điện áp 110 kV trở lên. 3. Chuyên chở không dầu, có thiết bị phụ nạp ni tơ trên đường. Thiết bị này bảo đảm duy trì áp lực ni-tơ 0,4 KG/cm2 trong vòng 30 ngày. Cách chuyên chở này áp dụng cho các máy có công suất lớn. Nếu thời gian chuyên chở lớn hơn 30 ngày thì phải thay thế các bình ni-tơ. Đối với các máy biến áp mới và lắp ngay sau khi máy được chuyên chở đến vị trí lắp đặt cần kiểm tra. 1 . Tình trạng chằng buộc máy trên phương tiện vận chuyển. Các vệt sơn đánh dấu trên vỏ máy và và trên sàn xe phải trùng nhau. 2. Nếu máy được chuyên chở không dầu có phụ nạp ni-tơ thì áp lực trong máy phải trong khoảng 0,4KG/cm2 . 3. Tình trạng vỏ máy, các kẹp chì niêm phong, các gioăng, các van trên máy, tất cả phải còn nguyên vẹn, trên vỏ máy và trên sàn xe không được có vết chảy dầu. 4. Tình trạng của các sứ đầu vào và các phụ kiện tháo rời khác của máy. Các chi tiết này không được có các hư hại cơ học. Khi phát hiện tình trạng bất thường cần lập biên bản với đơn vị vận chuyển máy biến áp. 5. Kiểm tra chốt định vị không suy chuyển. Việc cẩu hạ máy biến áp được thực hiện bằng cần trục có sức nặng phù hợp. Vị trí móc cáp phải đúng nơi quy định của nhà chế tạo. Tuyệt đối tránh để cáp cẩu tỳ vào sứ cách điện của máy. Đối với các máy biến áp cỡ lớn việc hạ máy từ phương tiện vận chuyển xuống được thực hiện bằng cách dùng tời hoặc xe kéo máy trượt trên các thanh ray đặt dưới đáy máy trên các lớp tà-vẹt. Các thanh ray này phải đặt cạnh sống chịu lực của đáy máy và có số lượng như sau: - Ít nhất là 2 thành với trọng lượng máy dưới 60 tấn - Ít nhất là 3 thanh với trọng lượng máy dưới 120 tấn - Ít nhất là 4 thanh với trọng lượng máy dưới 220 tấn - Ít nhất là 6 thanh với trọng lượng máy vượt quá 220 tấn. Việc nâng máy biến áp cỡ lớn được thực hiện bằng các kích thuỷ lực. Kích phải đặt đúng vị trí do nhà chế tạo quy định. Khi nâng dần đầu máy phải bảo đảm độ nghiêng của máy biến áp không quá 3%. Nếu máy đã được lắp bánh xe có thể kéo máy di chuyển bằng tời hoặc palăng. Tốc độ kéo không được quá 8m/phút trên những đoạn đường bằng phẳng có độ uốn không quá 2mm trên 1 mét chiều dài. Cho phép kéo cả hai chiều dọc và ngang đối với những máy biến áp có 4 bánh xe và cho phép kéo theo chiều ngang với những máy có trên 4 bánh xe trên những đoạn đường dốc không quá 2%. Không quá 10 ngày kể từ khi nhận được máy biến áp cần phải đánh giá sơ bộ tình trạng cách điện của máy như sau: 1 . Đối với các máy biến áp cỡ nhỏ được chuyên chở với bình dầu phụ lắp sẵn và đổ đầy dầu kiểm tra: - Mức dầu trong bình dầu phụ. - Điện áp chọc thủng của dầu. Các thông số của dầu phải phù hợp với phụ lụcI. 2. Đối với các máy biến áp được vận chuyển với bình dầu phụ tháo dời và đổ dầu cách mặt máy 200-250mm cần kiểm tra: - Xem xét bên ngoài máy. - Kiểm tra xem trong máy có áp lực dư hoặc chân không hay không bằng cách hé mở một bích trên mặt máy xem có tiếng không khí rít không. - Kiểm tra điện áp chọc thủng của dầu trong máy và trong khoang tiếp điểm dập lửa của bộ ĐAT (nếu có) đối với các máy biến áp từ 110 kV trở lên. Các thông số của dầu phải phù hợp với phụ lục I. Nếu trong máy không có áp lực dư hoặc chân không thì cần tạo áp lực dư 0,25 KG/cm2 bằng cách sau: - Hoặc nạp ni- tơ dưới dạng khí. - Hoặc dùng máy nén khí bơm qua bình silicagen. - Hoặc bơm dầu đạt tiêu chuẩn theo phụ lục I vào đáy máy. Duy trì áp lực kế trên trong 3 giờ, nếu áp lực này tụt xuống không dưới 0,23 KG/cm2 thì máy biến áp được coi là kín. Trường hợp ngược lại phải tìm cách khôi phục lại độ kín của máy. 3. Đối với các máy biến áp được vận chuyển không dầu có phụ nạp ni-tơ cần kiểm tra. - Xem xét bên ngoài máy. - Kiểm tra áp lực trong máy phải dương theo đồng hồ áp lực của máy. - Kiểm tra áp lực chọc thủng của dầu đọng tại đáy máy và trong khoang tiếp điểm dập lửa của bộ ĐAT. - Kiểm tra tang góc tổn thất điện môi và hàm lượng nước của dầu tại đáy máy và trong khoang tiếp điểm của bộ ĐAT (nếu có) đối với các máy biến áp từ 110kV trở lên. Các thông số của dầu phải đạt các tiêu chuẩn theo phụ lục I. Nếu trong máy không áp lực dương thì phải tiến hành các thao tác như điều 83 mục 2 quy định. Nếu các máy biến áp mới nhận không được đưa ngay vào lắp đặt thì không được phép bảo quản máy trong trạng thái chuyên chở quá 3 tháng kể từ ngày đến. Đối với các máy biến áp được vận chuyển không dầu, trong 10 ngày đầu tiên mỗi ngày kiểm tra áp lực ni-tơ một lần, sau đó cứ một tháng kiểm tra một lần. Khi thời gian bảo quản quá 3 tháng cần lắp bình dầu phụ và bơm dầu đạt tiêu chuẩn của phụ lục I vào đầy máy. Dầu bơm qua van đáy máy phải có nhiệt độ không sai khác quá 50 C so với nhiệt độ ruột máy và khi bơm không cần tạo chân không trong máy, bình dầu phụ của máy có bình hô hấp. Đối với các máy biến áp có bảo vệ dầu bằng ni-tơ hoặc màng chất dẻo cho phép không đưa các bảo vệ này vào làm việc mà chỉ dùng một bình hô hấp chứa trên 5kg silicagen nếu thời gian bảo quản dưới 6 tháng. Cứ 3 tháng một lần phải lấy mẫu dầu trong các máy biến áp ở trạng thái bảo quản để phân tích . Tiểu tu máy biến áp bao gồm: các hạng mục sau: 1 . Xem xét bên ngoài và sửa chữa các hư hỏng nhỏ có thể khắc phục được ngay. 2. Vệ sinh vỏ máy và các sứ dầu vào. 3. Xả cặn bẩn của bình dầu phụ, bổ sung dầu bình dầu phụ, thông rửa ống thuỷ, kiểm tra đồng hồ mức dầu. 4. Thay silicagen trong các bình xi-phông nhiệt và bình hô hấp. 5. Kiểm tra các van và các gioăng. 6. Kiểm tra và vệ sinh hệ thống làm mát, kiểm tra, thay thế, bổ sung mỡ các vòng bi động cơ của hệ thống làm mát. 7. Kiểm tra các bảo vệ và chống sét. 8. Kiểm tra màng phòng nổ của máy và của bộ ĐAT (nếu có). 9. Kiểm tra các sứ đầu vào. Đối với các sứ đầu vào có dầu kiểu hở thì thay dầu trong các vách ngăn dầu, thay silicagen bình hô hấp (nếu có). 10.Lấy mẫu dầu máy để thí nghiệm theo các mục 1 đến 6; 10 của phụ lục I. 11 .Kiểm tra các trang bị bảo vệ dầu chống l ão hoá và ô-xy hoá (màng chất dẻo...). 12.Thí nghiệm máy biến áp. 13.Đối với các máy biến áp có bộ ĐAT thì sửa chữa ngoài định kỳ bộ này theo hướng dẫn của nhà chế tạo. Đại tu định kỳ máy biến áp bao gồm các hạng mục sau: 1 . Rút vỏ máy hoặc rút ruột máy ra khỏi vỏ. 2. Kiểm tra và sửa chữa ruột máy và gông từ, kể cả các bộ điều áp không tải và có tải. 3. Sửa chữa vỏ máy, bình dầu phụ, ống phòng nổ, các dàn ống làm mát, các van, sứ đầu vào. 4. Sửa chữa các thiết bị làm mát, bình lọc xi-phông nhiệt, bình hút ẩm. 5. Vệ sinh và sơn lại vỏ máy (nếu cần). 6. Kiểm tra các đồng hồ đo lường, trang bị báo hiệu, rơ le bảo vệ các mạch nhị thứ. 7. Sửa chữa các thiết bị nối với máy biến áp như cáp điện lực, máy cắt điện, dao cách ly, máy biến dòng diện, máy biến áp đo lường, chống sét... 8. Lọc lại dầu hoặc thay dầu mới. 9. Sấy lại ruột máy (nếu cần). 1 0.Lắp lại máy biến áp. 11 . Thí nghiệm máy biến áp. Khi đưa máy vào đại tu định kỳ phải lập biên bản bàn giao giữa đơn vị sửa chữa và đơn vị quản lý vận hành. Máy biến áp được bàn giao cho bên sửa chữa với đầy đủ tài liệu kỹ thuật, lý lịch vận hành, nội dung và biên bản của các lần sửa chữa trước đây. Máy biến áp sau đại tu được bàn giao cho bên vận hành bằng biên bản bàn giao kèm theo nhật ký sưả chữa và các biên bản thử nghiệm. Trước khi đại tu máy biến áp phải tiến hành thí nghiệm toàn máy để so sánh với số liệu sau đại tu. Đại tu phục hồi máy biến áp bao gồm các hạng mục như khi đại tu định kỳ nhưng tuỳ theo tình trạng ruột máy mà tiến hành sửa chữa cục bộ, thay thế hoặc quấn lại một phần hay toàn bộ cuộn dây, phục hồi tính chất cách điện của các lá tôn, thay thế các chi tiết cách điện của ruột máy... Việc sấy máy biến áp sau đại tu phục hồi là bắt buộc bất kể số liệu thí nghiệm kiểm tra ruột máy ra sao. Các phụ lục kèm theo: 1 . Tiêu chuẩn thí nghiệm dầu cách điện dùng cho các máy biến áp. Lọc dầu biến áp. Bơm dầu biến áp vào máy không hút chân không và có hút chân không. 2. Thời hạn, khối lượng và tiêu chuẩn thí nghiệm máy biến áp. Phương pháp thử. 3. Kiểm tra và sửa chữa nhỏ ruột máy, rút ruột hoặc rút nắp chuông máy biến áp. 4. Sửa chữa phục hồi ruột máy biến áp có thay thế một phần hoặc hoàn toàn cuộn dây. 5. Sửa chữa các phụ kiện máy biến áp 6. Sấy và phụ sấy máy biến áp. 7. Lắp ráp máy biến áp mới hoặc sau đại tu đối với máy biến áp có điện áp 110kV trở lên. 8. Một số tiêu chuẩn công nghệ trong sửa chữa máy biến áp. 9. Sửa chữa và hiệu chỉnh các bộ điều chỉnh điện áp. 1. Mục 11 chỉ tiến hành đối với các máy biến áp có bảo vệ bằng màng chất dẻo hoặc ni-tơ. Trong trường hợp có các thiết bị khử khí dầu đạt tới chân không trên 759mmHg trong khoang chân không thì không cần kiểm tra hạng mục này. 2. Mục 10 chỉ kiểm tra đối với các máy biến áp có bảo vệ bằng màng chất dẻo. Đối với các máy biến áp không có bảo vệ bằng màng chất dẻo, cấp điện áp từ 100-150KV cũng nên kiểm tra hàm lượng nước. Đối với các máy loại này hàm lượng nước cho phép không quá 0,002% (20g/tấn). 3. Mục 2 chỉ bắt buộc đối với máy biến áp từ 110KV trở lên. 4. Việc kiểm tra giản đơn dầu cách điện chỉ bao gồm các mục 1,3,4,5 và 6. 5. Đối với dầu biến áp Tây Âu khi đưa vào vận hành: tgd góc tổn thất điện môi ở 900 C. - Điện á p £ 110KV: tgd £ 1,5% - Điện á p > 110 KV: tgd £ 1%. 2.2 Sửa chữa các phụ kiện máy biến áp: Song song với việc sửa chữa ruột máy cần tiến hành kiểm tra, sửa chữa các phụ kiện của máy. 1. Vỏ máy: Bắt đầu từ việc kiểm tra xác định chỗ chảy dầu trên vỏ máy, đánh giá chất lượng các đường hàn vỏ máy. Để xác định chỗ chảy dầu cần dùng xăng tẩy sạch điểm nghi ngờ, sau đó bôi phấn lên một mặt còn mặt kia bôi dầu hoả. Điểm chảy dầu khắc phục bằng cách hàn hồ quang. Đối với các máy biến áp từ 220 KV trở lên, vỏ máy có nhiều chỗ làm bằng vật liệu phi từ tính. Trường hợp này phải dùng que hàn thép không gỉ. Nếu ruột máy còn nằm trong vỏ thì phải hàn khi đãbơm dầu ngập chỗ hàn ít nhất 200-250mm để tránh hoả hoạn. Cũng có thể khắc phục vết rạn nứt trên vỏ máy bằng cách dán keo epôxi. Để tăng độ bền, giảm co ngót và giảm sự chênh lệch của hệ số gi ãn nở nhiệt, cần trộn lẫn vào epôxi bột kim loại cùng bản chất với kim loại vỏ máy. Chỗ cần gắn epôxi phải được đánh sạch, tẩy hết dầu mỡ bằng xăng hay axêtôn. Nếu trong vỏ máy có dầu thì cần tạo chân không không sâu lắm trong máy để dầu ngừng chảy. Tr ước khi gắn, điểm chảy dầu nên được đốt nóng đến 50-600 C bằng đèn sấy. Thời gian đông cứng của epôxi ước tính 24 giờ. Nắn lại các chỗ cong vênh, lồi lõm trên vỏ máy. Vệ sinh sạch sẽ bằng xăng và lau khô. Bên trong vỏ máy sơn bằng sơn men đặc biệt chịu dầu, bên ngoài sơn bằng sơn chịu tác động của khí quyển màu sáng. Ta-rô lại ren của các lỗ tren vỏ máy. Thay toàn bộ các gioăng của các mặt bích. 2. Thùng dầu phụ: Nếu thùng dầu phụ có cửa người chui vào thì mở ra để chui vào cạo gỉ hoặc dùng hàn hơi khoan một lỗ người chui trên thùng dầu phụ. Để tiện cạo gỉ và vệ sinh dùng bàn chải sắt và xăng đánh sạch bên trong. Sơn thùng dầu phụ như sơn vỏ máy. Nếu dùng dầu phụ có túi chất dẻo thì kiểm tra độ kín của túi này. Trường hợp túi bị chân kim thì đặt gioăng cao su từ hai phía rồi xỏ bulông qua bắt chặt lại. Thông rửa , vệ sinh ống thuỷ nhìn dầu hoặc kiểm tra đồng hồ mức dầu. Sau khi đã lắp ráp lại các chi tiết tiến hành thử độ kín thùng dầu phụ bằng cột dầu cao 1,5m trong vòng 20 phút. 3. Ống phòng nổ: Cần được vệ sinh , sơn lại. Thay gioăng, thay kính nếu vỡ. Gioăng phải được bôi nhựa bakêlít khi đặt vào nếu không có kính đúng tiêu chuẩn có thể thay bằng lá đồng mỏng 0,1-0,25mm, ống phòng nổ được thử độ kín bằng cách lộn ngược lại và đổ đầy dầu, để trong một giờ. 4. Van an toàn -Van cắt nhanh: Tháo ra kiểm tra, vệ sinh, lau khô, thay gioăng nếu cần. Van an toàn cần kiểm tra lại, lực tác động bằng lực kế, van cắt nhanh kiểm tra tác động theo tín hiện điện. 5. Dàn cánh làm mát kiển QG và D: Xem xét bên ngoài dàn cách, kiểm tra các mối hàn, gioăng, lớp sơn phủ, các van cách, các nút xả... Lớp chất cáu bẩn ngoài dàn cánh có thể làm sạch bằng cách cạo sạch hoặc ngâm vào dung dịch 10-15% xút nóng 60-700 C rồi rửa nước sạch. Bên trong dàn cánh rửa bằng dầu nóng 60- 700 C trong 1-1,5 giờ. Dàn cánh khi tráng rửa được treo dựng đứng, dầu tuần hoàn trong cánh bằng cách bơm qua máy lọc ép. Kiểm tra giấy lọc nếu không còn bết bẩn là đạt. Nếu cách làm mát bị chảy dầu ta có thể hàn lại bằng hàn hồ quang hoặc bằng keo epôxi như đối với vỏ máy biến áp. Cánh làm mát được thử độ kín bằng cột dầu có độ cao bằng khoảng cách từ điểm dưới cùng của dàn cánh trong trạng thái làm việc đến điểm trên cùng của bình dầu phụ cộng thêm 0,5m hoặc dùng bơm dầu tay tạo áp suất dầu tương đương trong vòng 15 phút. Sau khi thử độ kín xong cần dùng mặt bích đẩy kín cánh làm mát lại. Để chèn kín dầu ở các nút xả có thể sử dụng tết gai hoặc tết amiăng tẩm nhựa bakêlít phơi khô. Kiểm tra các van cánh thay gioăng, thay tết van. Kiểm tra các động cơ quạt gió. Kiểm tra độ cân bằng của các cánh quạt làm mát như sau: Bắt vào trục cánh quạt 1 êcu đặc biệt, ê cu này có thể giữ được một mũi kim chỉ hướng. Chỉnh định sao cho mũi kim chỉ dọc theo một trong các cánh quạt gá vào gioăng cánh một công- sơn mà ở đầu của nó có ốc điều chỉnh. Cần phải làm sao để giữ mũi kim và đầu ốc điều chỉnh có khe hở 0,1 mm. Đóng điện động cơ và kiểm tra xem mũi kim có quệt vào ống chính không. Nếu không thì chuyển sang kiểm tra cánh khác. Nếu có thì ở hướng ngược với mũi kim đổ một miếng nến sáp. Khối lượng miếng nến điều chỉnh sao cho sự va quệt phải chấm dứt. Chuyển sang kiểm tra cánh khác lần l ượt cứ như vậy cho đến hết. Tháo cánh đã được cân bằng ra và hàn một miếng kim loại có khối lượng tương đương thay cho miếng nến. Bộ làm mát kiểu KD: Mở các hộp ống ghép của dàn cánh và dùng que có quấn dây thép thông rửa các ống làm mát. Xử lý các ống bị chảy dầu. Thử áp lực các cánh làm mát bằng dầu biến áp ở 2-3kg/cm2 . Dùng máy lọc dầu tuần hoàn dẫn qua cánh để tráng rửa, khi nào dầu đạt tới độ cách điện 45KV thì có thể ngừng rửa cánh. Tuyệt đối không dùng bơm tuần hoàn của máy biến áp để tráng rửa các cánh làm mát. Bộ làm mát kiểu ND: Loại làm mát bằng nước này được sử dụng chủ yếu cho các máy biến áp lò và biến áp lực cỡ lớn đặt trong phòng kín nơi mà các phương pháp làm mát khác không thể sử dụng được. Để đủ công suất làm mát cần có 4-5 lít dầu đi qua bình mát dầu trong một phút đối với 1KW tổn thất. Nhiệt độ dầu vào và ra chênh lệch nhau cỡ 100 C. Thông thường người ta đặt vài bình mát dầu hoạt động song song để dự phòng nóng hoặc dự phòng nguội. Trước đây người ta dùng các bình mát đặt dựng đứng, ngày nay phần lớn các bình mát dầu thuộc loại nằm ngang. Loại sau này có ưu điểm hơn hẳn ở chỗ để kiểm tra, vệ sinh, sửa chữa các ống làm mát người ta không cần phải tháo các bình mát dầu hoàn toàn mà chỉ cần xả hết nước và mở nắp bình. Các bơm dầu của hộ thống ND hiện đại đều là loại bơm ly tâm kín, không phớt. Do làm việc trực tiếp trong dầu biến áp nên bơm rất nhỏ, gọn và đặc biệt là không chảy dầu. Việc sửa chữa hệ thống ND về cơ bản giống như hệ thống sửa chữa KD, nghĩa là sửa chữa, vệ sinh các ống làm mát , các ống dẫn dầu, phin lọc thay gioăng, thay silicagen trong bình hấp phụ, kiểm tra bơm, động cơ, khắc phục các chỗ rò rỉ dầu, nước... 6. Các sứ đầu vào: + Các sứ đầu vào từ 35KV trở xuống. Kiểm tra xem xứ có bị nứt không như sau: - Thả sứ vào trong dầu biến áp vài giờ. - Lau sạch sứ và rắc bột phấn lên. - Sấy sứ ở 40-500 C. - Các vết nứt hiện rõ trên lớp phấn. Nếu sứ nứt phải loại bỏ. Trường hợp sứ chỉ bị xước men và diện tích các vế xước không quá 0,05-0,075% tổng diện tích bề mặt sứ đồng thời trên một đường thẳng đứng không được có quá 2 vết nứt thì có thể khắc phục. Rửa sạch vết xước bằng axêtôn sau đó dùng chổi lông quét ít nhất 3 lớp epôxi lên, mỗi lớp đều phả sấy khô rồi mới quét lớp tiếp theo. + Các sứ đầu vào 110 KV trở lên: Đối với các sứ cách điện rắn 110 KV việc sửa chữa chỉ có thể ở mức khắc phục các vết xước như đôí với các sứ từ 35KV trở xuống hoặc sấy chuối sứ bằng bakêlít nh ư đối với các chi tiết cách điện phíp. Việc thay dầu sứ không thể thực hiện được. Các sứ có dầu kiểu hở (sử dụng trong các máy biến áp cũ) có thể tháo rời từng bộ phận để thay gioăng, sấy lõi sứ bằng giấy trong lò chân không, vệ sinh vỏ sứ... Sau khi đã lắp lại và đổ dầu cần nhớ rút chân không ở đỉnh sứ để các bọt khí ra hết, dầu ngấm hoàn toàn vào lõi giấy cách điện. Thời gian rút chân không như sau: 2 giờ đối với 110 KV; 6 giờ đối với 220 KV; 10 giờ đối với 500 KV chân không cần thiết là 750 mmHg. Các sứ có dầu kiểu kín (sứ áp lực) trong điều kiện sửa chữa tại hiện trường có thể làm các hạng mục sau: - Thay gioăng đỉnh sứ và đáy sứ. - Thay đồng hồ áp lực - Xả bớt dầu hoặc nạp bổ sung. Dầu nạp bổ sung phải đạt các tiêu chuẩn của phụ lục 1 và được hút chân không 755 mmHg trong 4 giờ đối với moõi 50 lít dầu. Khi nạp dầu bổ sung phải có các biện pháp đề phòng không khí lọt vào sứ, áp xuất trong sứ duy trì theo biểu đồ của nhà chế tạo với sai số ±10%. Trường hợp td của sứ cao thế tiến hành thay dầu sứ và tuần hoàn nóng để sấy sứ nh ưng phải tiến hành tại cơ x ưởng trong các điều kiện đặc biệt. 7. Các bình tái sinh dầu, đường ống, các van; bình hô hấp: Các bình xiphông nhiệt và bình hấp phụ được vệ sinh sạch kiểm tra độ kín ở 2kg/cm2 bằng dầu nóng 600 C rồi nạp hạt phụ mới. Đường ống được thông rửa áp lực dầu 3kg/cm2 , tuần hoàn dầu nóng 600 C trong vòng 1 giờ. Các van được vệ sinh, thay gioăng, thay tết rà lại mặt van và thử áp lực dầu 3kg/cm2 . Bình hô hấp được vệ sinh sạch, đổ silicagen mới. Vách ngăn dầu phải được đổ đầy dầu. 3: Sửa chữa động cơ: 3.1 Những qui định chung 3.1.1. Qui định về nhiệt độ Khi làm việc nhiệt độ của động cơ tăng dần rồi ổn định ở một trị số nhất định. Mỗi động cơ có một độ tăng nhiệt độ cho phép giới hạn tuỳ thuộc vào vật liệu chế tạo động cơ, độ tăng nhiệt này được ghi lại trên thẻ máy. Căn cứ vào nhiệt độ môi trường xung quanh mà qui định chế độ vận hành của động cơ : - Khi nhiệt độ môi trường xung quanh là +350C (nhiệt độ môi trường tiêu chuẩn) thì cho phép vận hành liên tục với công suất định mức. - Nếu nhiệt độ môi trường xung quanh thấp hơn tiêu chuẩn (+350C) thì cho phép tăng công suất (có thể tăng dòng điện stato theo tỉ lệ 0,5% ứng với 10C). - Nếu nhiệt độ môi trường xung quanh vượt quá +350C thì phải giảm công suất (trong phạm vi 35 ? 500C thì cứ tăng 10C phải giảm dòng điện định mức 1%). Động cơ điện khi đang vận hành, khi nhiệt độ môi trường xung quanh là định mức (+350C) thì nhiệt độ của cuộn dây, lõi thép stato và gối trục không được vượt quá trị số qui định. Cụ thể như sau : a. Cuộn dây stato, nếu cách điện cấp A, cho phép vận hành với nhiệt độ tối đa 1000C, tức độ tăng nhiệt độ cho phép là 650C. Khi cách điện của cuộn dây là cấp B thì độ tăng nhiệt độ cho phép là 850C, còn nếu cách điện là cấp E thì độ tăng nhiệt cho phép là 750C. b. Lõi sắt stato : nhiệt độ cho phép như đối với cuộn dây stato. c. Nhiệt độ tối đa của ổ đỡ trục không quá 800C đối với loại không có vòng bi, còn đối với loại có vòng bi thì không quá 95 ? 1000C. Dầu mỡ dùng cho ổ trục phải phù hợp với nhiệt độ của ổ trục khi vận hành. 3.1.2. Qui định về điện áp : Trong vận hành, cho phép động cơ làm việc lâu dài với toàn bộ công suất định mức khi điện áp đặt vào động cơ thay đổi trong phạm vi từ - 5% đến +10% điện áp định mức. Nếu điện áp thấp hơn 5% Uđm thì dòng điện stato cho phép tăng lên 5%Iđm, còn khi điện áp đặt vào động cơ cao hơn 10%Uđm thì phải giảm dòng điện stato đi 10%Iđm. Trong khi vận hành, điện áp các pha không được chênh lệch nhau quá 5%, đồng thời dòng điện pha lớn nhất không được quá dòng điện định mức. Nếu cả công suất và cường độ pha lớn nhất đều dưới định mức thì cho phép vận hành với điện thế chênh lệch giữa các pha 10%. Khi gặp trường hợp điện áp giữa các pha chênh lệch nhau thì phải kiểm tra tìm nguyên nhân và khắc phục. 3.1.3. Qui ®Þnh vÒ c¸ch ®iÖn TrÞ sè ®iÖn trë c¸ch ®iÖn cña ®éng c¬ ®iÖn ph¶i ®¶m b¶o theo tiªu chuÈn sau : a. §éng c¬ cao thÕ 6 kV, Rc® tèi thiÓu lµ 6 MΩ vµ ®o b»ng Mªg«mmet 2500 V. b. §éng c¬ h¹ thÕ 230/380 V, Rc® tèi thiÓu lµ 0,5 MΩ, ®o b»ng Mªg«mmet 500 V hay 1000 V. c. TØ sè gi÷a ®iÖn trë R60 vµ R15 ph¶i lín h¬n 1,3 (R60/R15 ≥ 1,3), Ở ®©y R60 vµ R15 lµ ®iÖn trë c¸ch ®iÖn ®äc sau 60 gi©y vµ 15 gi©y kÓ tõ lóc b¾t ®Çu quay Mªg«mmet. d. Trêng hîp c¸ch ®iÖn ®o lÇn sau so víi lÇn tríc ë cïng mét nhiÖt ®é mµ gi¶m ®i qu¸ ®ét ngét (tõ 3 ®Õn 5 lÇn) th× ph¶i b¸o ngay cho trëng ca vµ cho ph©n xëng ®iÖn ®Ó xö lÝ. 3.1.4. Qui định về độ rung và độ di trục Động cơ điện trong thời gian vận hành độ rung không cho phép quá trị số dưới đây: Tốc độ đồng bộ (vg/ph) 3000 1500 1000 750 Độ rung cho phép của gối trục (mm) 0,05 0,1 0,13 0,16 Độ di trục của động cơ không cho phép quá 2 ? 4 mm. 3.2. Khởi động và ngừng động cơ điện 3.2.1. Chuẩn bị kiểm tra trước khi khởi động a. Đối với động cơ mới đưa vào vận hành Khi có sẵn một động cơ, muốn cho động cơ đó hoạt động để tạo nguồn động lực cho một máy công tác nào đó (ví dụ : lắp đặt động cơ trong các máy tiện, máy phay, máy mài, ... ), nên thực hiện theo các bước sau : Bước 1 : Đọc thẻ máy. Ghi nhận các số liệu định mức cơ bản nhất, gồm : công suất, điện áp, dòng điện, tần số nguồn điện, tốc độ quay định mức, cách đấu dây, ... Sau khi đọc các số liệu trên thẻ máy, căn cứ vào điện áp nguồn xoay chiều 3 pha từ đó xác định là động cơ được đấu sao hay đấu tam giác. Bước 2 : Kiểm tra tổng quát động cơ. Kiểm tra dây quấn stato : - Kiểm tra thông mạch từng pha, đo điện trở một chiều của các pha, trị số điện trở của ba pha phải bằng nhau, nếu trị số điện trở các pha chênh lệch nhau nhiều thì dây quấn đã có sự cố như : cháy một pha nào đó hoặc ngắn mạch một số vòng dây. - Kiểm tra cách điện giữa các pha với nhau, cách điện giữa các pha với vỏ máy. Muốn kiểm tra điện trở cách điện chính xác phải dùng Mêgômmet, cách kiểm tra như sau : + KiÓm tra Mªg«mmet : §Ó hai que ®o hë m¹ch, quay Mªg«mmet víi tèc ®é , sau ®ã chËp hai que ®o l¹i víi¥kho¶ng 120 vg/ph, kim ph¶i vÒ vÞ trÝ nhau råi quay Mªg«mmet, kim ph¶i chØ ë vÞ trÝ 0. + §Æt que ®o ©m vµo vá ®éng c¬ (chó ý t¹o sù tiÕp xóc tèt), que cßn l¹i ®Æt vµo d©y quÊn c¸c pha, quay Mªg«mmet víi tèc ®é ®Òu kho¶ng 120 vg/ph vµ chê cho kim gi÷ ë vÞ trÝ æn ®Þnh råi míi ®äc trÞ sè ®iÖn trë c¸ch ®iÖn. §iÖn trë c¸ch ®iÖn ®èi víi c¸c ®éng c¬ . Lưu ‎ý : + C¸c ®éng c¬ ®iÖn h¹ thÕ th× chØ ®îc dïng Mªg«mmet 500V hoÆc 1000V, kh«ng ®îc dïng lo¹i 2500V v× ®iÖn ¸p cao do Mªg«mmet ph¸t ra cã thÓ lµm háng ®éng c¬. + Trong qu¸ tr×nh ®o kh«ng ®îc ch¹m vµo m¹ch ®o, nÕu ch¹m vµo sÏ bÞ ®iÖn giËt, nguy hiÓm. - Xem xÐt vá m¸y : KiÓm tra, quan s¸t xem c¸c chi tiÕt trªn ®éng c¬ cã ®îc g¾n chÆt kh«ng, nhÊt lµ phÇn c¸nh qu¹t vµ n¾p che c¸nh qu¹t ph¶i ®îc ®Þnh vÞ ch¾c ch¾n. Thö quay r«to xem r«to cã quay tù do nhÑ nhµng kh«ng. Bước 3 : Đấu dây động cơ Để thuận tiện cho việc đấu dây, các đầu dây ra của dây quấn stato được bố trí trên hộp nối (trên vỏ động cơ như hình 2-13). Sau khi xác định cách đấu dây phù hợp với điện áp nguồn, tiến hành đấu sao hay tam giác như hình 2-13b, c. Trong trường hợp các đầu dây ra của động cơ không còn kí hiệu thì phải tiến hành xác định đầu đầu, đầu cuối của các pha (còn gọi là xác định cực tính của cuộn dây), sau đó mới có thể tiến hành đấu dây. Có nhiều phương pháp xác định cực tính của cuộn dây, sau đây chỉ giới thiệu một phương pháp đơn giản, dễ thực hiện. Thứ tự tiến hành như sau : Giả sử xác định được 1, 2 cùng pha, 3, 4 cùng pha và 5, 6 cùng pha. Nối mạch như hình 2-14a. Để vonmet ở thang đo 6VAC hoặc 10VAC, đặt nguồn xoay chiều điện áp thấp (khoảng 20 ? 30%Uđm của động cơ) vào hai đầu dây 1 và 4, quan sát kim của vonmet. Nếu kim của vonmet không lên hoặc chỉ nhích ra khỏi vị trí 0 một ít thì các đầu dây 2 và 3 cùng cực tính (cùng là đầu hoặc cùng là cuối). Nếu kim của vonmet chỉ vài vôn thì 2 và 3 khác cực tính (một đầu là đầu đầu và một đầu là đầu cuối). Giả sử ở lần thử này kim của vonmet chỉ vài vôn nghĩa là 2 và 3 khác cực tính. Gọi đầu 2 là cuối, 3 là đầu thì suy ra 1 là đầu, 4 là cuối. Bây giờ nối mạch như hình 4-12b. Giả sử lần thử này kim của vonmet không lên, nghĩa là 4 và 5 cùng cực tính, trong đó 4 là cuối (đã xác định ở trên) nên 5 là cuối, còn 6 là đầu. Qua các lần thử ta xác định được: đầu đầu là 1, 3, 6, đầu cuối là 2, 4, 5. Lưu ý : Khi thử phải thao tác nhanh chóng, không nên để nguồn điện lâu trong mạch thử dễ làm giảm chất lượng dây quấn. Trong quá trình thử có thể quay rôto để kim vonmet lệch nhiều hơn, dễ đọc hơn. Bước 4 : Kiểm tra dòng điện không tải. Cho động cơ quay không tải với điện áp định mức, nếu động cơ quay nhanh, êm, không phát ra tiếng ù, ... thì dây quấn đã được đấu đúng. Dùng ampe kìm để đo dòng điện đi vào các pha của động cơ và so sánh với dòng điện định mức ghi trên nhãn máy. Tỉ số giữa dòng không tải và dòng điện định mức (I0/Iđm) tuỳ thuộc vào công suất và tốc độ quay và cả công nghệ chế tạo động cơ, thường được cho trong lí lịch máy. Nếu tỉ số I0/Iđm lớn hơn trị số cho trong lí lịch thì nguyên nhân có thể do : trở kháng của dây quấn bé do quấn thiếu vòng dây, do ma sát cơ lớn vì vòng bi hỏng hoặc khô mỡ bôi trơn, hoặc do lắp ráp các nắp máy vào thân máy không tốt, hoặc do khe hở giữa rôto và stato lớn,... cần phải xem xét lại toàn bộ động cơ, nếu không khi làm việc động cơ sẽ bị quá nhiệt. Trường hợp dòng điện đo được ở ba pha không đều thì nguyên nhân có thể do: điện áp ba pha không cân bằng, dây quấn ba pha không đối xứng (số vòng không bằng nhau, ngắn mạch một số vòng ở một pha nào đó). Bước 5 : Lắp động cơ vào máy công tác, nối mạch điện điều khiển động cơ, nối trung tính bảo vệ hoặc tiếp đất bảo vệ, cho động cơ vận hành thử, kiểm tra sự thích hợp của chiều quay động cơ. Kiểm tra dòng điện khi động cơ mang tải. b) Đối với động cơ lâu ngày chưa làm việc - Trước lúc khởi động phải kiểm tra cách điện, trị số điện trở cách điện đo được phải ghi vào sổ nhật kí vận hành. Điện trở cách điện phải đạt tiêu chuẩn qui định thì mới được phép đưa động cơ vào vận hành. - Kiểm tra toàn bộ một lần các thiết bị có liên quan đến động cơ như: dây cáp dẫn điện đến động cơ, cầu dao, cầu chì, aptômat, khởi động từ, công tắc tơ, mạch đo lường, tín hiệu, các đầu cốt đấu dây đã sẵn sàng làm việc chưa, đã hoàn chỉnh chưa ? - Kiểm tra xem động cơ đã sạch sẽ chưa, có vật gì rơi rớt gần đó hoặc rơi vào trong máy không? Đậy tấm che bảo hộ ở bộ nối trục lại, đậy các hộp bảo vệ đầu cốt của động cơ. - Kiểm tra các đầu dây tiếp địa vỏ cáp, tiếp địa vỏ máy, chúng phải chắc chắn và tốt. - Kiểm tra dầu mỡ bôi trơn gối trục, dùng tay quay thử xem động cơ quay có trơn không, rôto có chạm vào stato không. - Đối với động cơ rôto dây quấn phải kiểm tra thêm: sự tiếp xúc của biến trở khởi động, biến trở khởi động phải ở vị trí điện trở lớn nhất, tay quay khởi động để ở vị trí "khởi động", vòng chập ở các đầu dây rôto phải tách ra. Ngoài ra còn phải kiểm tra chổi than và vành trượt: chổi than không được nứt vỡ, quá ngắn, áp lực tiếp xúc phải tốt, vành trượt, chổi than và khung đỡ chổi than phải được vệ sinh sạch sẽ. - Đối với động cơ cao thế, cần phải kiểm tra thêm: Dầu máy ngắt có đầy đủ không, có bị biến màu không, sứ có bị rạn nứt không, nếu có bụi bẩn phải vệ sinh sạch sẽ. Kiểm tra máy cắt ở vị trí thí nghiệm: đóng cắt thử xem còn tốt không, kiểm tra mạch nhị thứ xem có bị đứt, lỏng hay không, kiểm tra mạch bảo vệ, nếu có thể thì làm thí nghiệm lại. Sau khi kiểm tra xong, nếu tất cả không có gì trở ngại thì đưa máy ngắt vào vị trí công tác. c) Đối với động cơ sau khi sửa chữa Động cơ điện sau khi sửa chữa, trước lúc khởi động, ngoài những nội dung kiểm tra như trên còn phải : - Khoá phiếu công tác sửa chữa động cơ đó. - Giải trừ các biện pháp an toàn (nếu trước lúc đưa ra sửa chữa có đặt). Cuối cùng, báo cho những người ở gần đó biết động cơ sắp khởi động, điều này phải đặc biệt chú ý đối với những động cơ điều khiển từ xa. 3.2.2. Khởi động động cơ Quá trình khởi động động cơ là quá trình kể từ lúc đóng điện vào động cơ đến lúc động cơ đạt được tốc độ làm việc ổn định. Dòng điện chạy vào dây quấn stato khi vừa đóng điện vào động cơ gọi là dòng điện mở máy Imm. ở điện áp định mức, phụ tải định mức, Imm có trị số rất lớn, có thể đạt 4 ? 7 lần dòng điện định mức (Imm = 4 ? 7Iđm). Với trị số lớn như vậy, nếu công suất nguồn điện nhỏ sẽ gây sụt áp trên đường dây làm cho thời gian khởi động bị kéo dài, thậm chí động cơ không khởi động được, đồng thời sự sụt áp sẽ gây ảnh hưởng đến sự làm việc của các thiết bị điện khác dùng chung mạng điện đó. Vì vậy khi khởi động cần phải tìm cách hạn chế dòng điện Imm. Chọn một phương pháp khởi động nói chung cần xét đến những yêu cầu cơ bản sau: + Mômen mở máy (Mmm) phải đủ lớn thích ứng với đặc tính cơ của tải. + Dòng điện mở máy (Imm) càng nhỏ càng tốt. + Thiết bị sử dụng đơn giản, chắc chắn, rẻ tiền. Thao tác đơn giản. + Tổn hao công suất trong quá trình mở máy càng ít càng tốt. Tuy nhiên những yêu cầu trên thường không thể thoả mãn đồng thời, vì vậy phải căn cứ vào điều kiện cụ thể mà chọn phương pháp mở máy thích hợp nhất. Sau đây chỉ nêu những qui định chung mang tính chất qui trình khi khởi động động cơ : - Khi khởi động động cơ điện, phải chú ?ý theo dõi đồng hồ ampemét, các hiện tượng cơ khí, cọ sát, nếu thấy dòng điện khởi động vọt lên cao mà thời gian dài không phục hồi hoặc thấy hiện tượng khác thường thì phải ngừng ngay để kiểm tra lại. Sau khi khởi động xong (tốc độ ổn định) dòng điện không được vượt quá trị số định mức. Nếu máy do động cơ kéo không cho phép quay ngược chiều thì phải thử chiều quay trước khi nối trục. - Đối với động cơ rôto lồng sóc : ở trạng thái lạnh, cho phép khởi động liên tiếp không quá 2 lần (mỗi lần cách nhau 3 ? 5 phút). Động cơ khởi động lần thứ 2 không được thì chỉ cho phép khởi động lần thứ 3 sau khi đã kiểm tra phát hiện và loại trừ nguyên nhân sự cố. Nếu động cơ đang ở trạng thái nóng, không cho phép khởi động quá một lần (khi nhà máy đang có sự cố thì cho phép khởi động động cơ một lần nữa sau khi khởi động lần đầu không được). Cấm liên tiếp khởi động động cơ. - Đối với động cơ rôto dây quấn : Biến trở khởi động để ở vị trí lớn nhất, đóng điện khởi động động cơ. Theo sự tăng tốc độ của động cơ mà đưa dần biến trở từ vị trí khởi động (lớn nhất) sang vị trí vận hành (nhỏ nhất) hoặc sau khi tốc độ động cơ đạt định mức thì chuyển tay gạt biến trở từ vị trí khởi động sang vị trí vận hành, chập vòng chập và nâng chổi than của rôto động cơ. 3.2.3. Ngừng động cơ điện Quá trình ngừng động cơ điện thực hiện theo các bước sau : - Giảm tải của động cơ về không, sau đó ngừng động cơ bằng khoá điều khiển (hoặc nút bấm). Nếu động cơ có ampemét, đèn tín hiệu thì kiểm tra xem ampemét đã về không chưa, đèn xanh (báo cắt) đã sáng chưa. - Nếu động cơ ngừng lâu thì phải cắt cầu dao cách li, tháo cầu chì nguồn điều khiển. - Đối với động cơ điện rôto dây quấn, phải đưa biến trở về vị trí khởi động, vòng chập rôto phải mở ra. Chu ý : Khi ngừng động cơ điện rôto dây quấn không được để hở mạch rôto trước khi cắt điện mạch stato. - Với các động cơ có thông gió làm mát từ bên ngoài, sau khi ngừng động cơ phải đóng ngay cửa gió vào để tránh hút ẩm. Đối với động cơ làm việc nơi ẩm ướt, sau khi ngừng phải tiến hành sấy cách điện. Đối với các động cơ quan trọng nếu ngừng lâu dài thì sau khi ngừng phải đo cách điện. - Nếu ngừng động cơ để đưa ra sửa chữa thì cần phải làm thêm : + Đối với động cơ cao thế : cắt máy cắt của động cơ, tháo cầu chì điều khiển, tín hiệu, kéo máy cắt ra vị trí sửa chữa, làm các biện pháp an toàn cho đội sửa chữa (tiếp địa các đầu dây vào động cơ, treo biển "sửa chữa"). + Đối với động cơ hạ thế : sau khi ấn nút điều khiển cắt thì tháo cầu chì điều khiển, tín hiệu, cắt cầu dao cách li nguồn xoay chiều, gỡ cầu chì 3 pha xoay chiều và làm các biện pháp an toàn để sửa chữa (tiếp đất các đầu dây vào động cơ, treo biển "sửa chữa"). Nếu ngừng động cơ để sửa chữa có tháo cáp khỏi hộp nối dây của động cơ thì các đầu cáp đưa đến động cơ phải chập lại với nhau và tiếp đất an toàn, cần đánh dấu thứ tự pha để đảm bảo động cơ đúng chiều quay khi đấu lại. 3.2.4 Kiểm tra động cơ trong lúc đang vận hành Để đảm bảo cho quá trình sản xuất được an toàn và liên tục, trong lúc động cơ điện đang vận hành, nhân viên trực vận hành bên máy phải thường xuyên kiểm tra. Ngoài ra, nhân viên trực bên điện cũng phải kiểm tra: trong một ca kiểm tra 2 lần đối với những động cơ có công suất bằng 50 kW trở lên, đối với những động cơ có công suất dưới 50 kW mỗi ca kiểm tra ít nhất 1 lần. Việc kiểm tra tiến hành vào lúc giao nhận ca và lúc kiểm tra giữa ca. Nội dung kiểm tra như sau : - Kiểm tra dòng điện stato bằng ampemét, không được quá trị số qui định. - Kiểm tra tiếng kêu của động cơ, động cơ không được có tiếng kêu khác thường, độ rung không được vượt quá trị số qui định. - Kiểm tra nhiệt độ của cuộn dây, lõi thép, gối trục, chúng không được quá trị số cho phép tối đa, động cơ không có mùi khét, khói hay hiện tượng phát nóng cục bộ. - Xung quanh động cơ phải sạch sẽ, khô ráo, bulông bệ máy, dây tiếp đất phải chắc chắn không bị đứt, lỏng. - Gối trục phải sạch sẽ, không rỉ dầu làm hỏng cách điện của cuộn dây. Dầu mỡ bôi trơn gối trục phải đầy đủ, sạch. Nhiệt độ gối trục không được tăng quá trị số qui định. - Kiểm tra các đầu cáp có bị chảy dầu không(nếu dùng cáp dầu), tiếp địa đầu cáp tốt không, hộp đấu dây có chắc chắn, không bị nước vào không,... - Đối với động cơ cao thế còn phải kiểm tra thêm tình trạng làm việc của máy cắt đóng điện cho động cơ. - Kiểm tra đóng chặt các tủ điều khiển của động cơ. 3.3 : Những sự cố thường gặp - biện pháp khắc phục 3.3.1 Khi đóng điện động cơ không quay, không có tiếng kêu a. Nguyên nhân - Không có nguồn vào động cơ. - Dây quấn 3 pha hở mạch. b. Biện pháp khắc phục - Dùng vonmet hoặc bóng đèn kiểm tra nguồn ở cầu dao, aptômat. - Kiểm tra cầu chì, kiểm tra cáp dẫn điện vào động cơ. - Kiểm tra đấu dây ở hộp nối (nếu mới đấu dây động cơ). 3.3.2 Đóng điện, động cơ không quay, có tiếng rú hoặc động cơ quay nhưng không đạt tốc độ định mức a. Nguyên nhân - Nguồn điện đưa vào động cơ mất một pha, một trong các pha của cuộn dây stato bị hở mạch (đứt), nổ một cầu chì, một tiếp điểm của cầu dao, aptômat hoặc khởi động từ không tiếp xúc hoặc tiếp xúc không tốt. - Động cơ bị chạm kẹt giữa phần tĩnh và phần quay hoặc những máy do động cơ kéo bị kẹt. - ổ bi bị mòn nhiều nên khi có điện rôto bị hút vào stato. - Đấu dây giữa 3 pha sai (khi sửa chữa, lắp ráp). - Mạch rôto bị đứt hoặc tiếp không tốt (động cơ rôto dây quấn). b. Biện pháp khắc phục Khi khởi động gặp hiện tượng trên phải lập tức ngừng động cơ, sau đó : - Kiểm tra nguồn, dây chảy cầu chì, đường dây tiếp điện, điện trở từng pha stato (thông mạch), các tiếp xúc của cầu dao, aptômat, khởi động từ. - Kiểm tra lại cách đấu dây, nếu cần thiết phải thử lại cực tính các pha. - Kiểm tra sự kín mạch của mạch rôto, biến trở khởi động (với rôto dây quấn). - Kiểm tra khe hở giữa rôto và stato, ổ bi, gối trục và máy do động cơ kéo. 3.3.3. Đóng điện vào động cơ, các thiết bị bảo vệ tác động ngay a. Nguyên nhân - Ngắn mạch cuộn dây stato hoặc ở cáp dẫn điện tới động cơ. - Đấu dây sai cực tính (khi sửa chữa, lắp ráp). - Đấu dây không thích hợp với điện áp nguồn (đáng lẽ đấu Y nhưng lại đấu ?). - Biến trở khởi động không để đúng ở vị trí khởi động ban đầu (với động cơ rôto dây quấn). - Chọn thiết bị bảo vệ không thích hợp hoặc chỉnh định cường độ và thời gian tác động của bảo vệ không phù hợp với cường độ và thời gian khởi động của động cơ. b. Biện pháp khắc phục Cắt điện vào động cơ, tiến hành kiểm tra : - Đo điện trở của từng pha, đo cách điện của các pha stato và của cáp để phát hiện pha bị ngắn mạch. - Kiểm tra lại cách đấu dây xem đã đúng cực tính chưa, có phù hợp với điện áp nguồn cung cấp không. - Kiểm tra và đặt lại biến trở vào vị trí khởi động ban đầu. - Kiểm tra các thiết bị điều khiển và bảo vệ xem có chọn đúng, phù hợp với động cơ không. 3.3.4. Động cơ chạy không tải được, khi mang tải động cơ không khởi động được a. Nguyên nhân - Tải quá lớn so với công suất của động cơ. - Điện áp nguồn suy giảm nhiều. - Đấu dây sai (thay vì đấu ? lại đấu Y). - Dây đai quá căng (truyền động bằng đai truyền). b. Biện pháp khắc phục - Kiểm tra điện áp nguồn, - Kiểm tra và đấu dây lại cho đúng, - Điều chỉnh lại dây đai nếu quá căng, - Thay động cơ có công suất phù hợp với tải. 3.3.5. Đóng điện, động cơ khởi động khó khăn, có tiếng rú lớn, dòng trong các pha không bằng nhau a. Nguyên nhân - Máy bị quá tải cơ khí nặng, - Điện áp đặt vào động cơ suy giảm nhiều, - Tiếp xúc không tốt trong mạch rôto, điện trở toàn mạch rôto quá lớn do chọn biến trở khởi động không đúng hoặc dây dẫn từ biến trở đến động cơ dài quá, tiết diện nhỏ quá (với động cơ rôto dây quấn). - Cuộn dây stato đáng lẽ đấu tam giác lại đấu nhầm thành hình sao, - Một pha của stato đấu ngược cực tính (nhầm lẫn giữa đầu đầu và đầu cuối). b. Biện pháp khắc phục Cắt động cơ khỏi lưới, tiến hành kiểm tra những nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng sự cố trên và xử lí. 3.3.6. Động cơ vận hành, nhiệt độ stato cao quá qui định a. Nguyên nhân - Quá tải thường xuyên, - Điện áp nguồn quá lớn hoặc quá thấp, - Ngắn mạch một số vòng dây của dây quấn stato, - Dây đai quá căng (truyền động bằng dây đai), - Khe hở giữa rôto và stato quá lớn (do chế tạo), - Có sự cọ sát giữa rôto và stato, - Thiếu sự thông gió hoặc làm mát không đủ, các đường ống thông gió bị tắc do bụi bẩn, cánh quạt làm mát trong động cơ bị hỏng hoặc lắp ngược. - Nhiệt độ môi trường quá cao. b. Biện pháp khắc phục - Kiểm tra lại dòng điện từng pha, giảm tải của động cơ cho đến khi nhiệt độ bình thường. - Kiểm tra điện áp nguồn. - Điều chỉnh lại dây đai nếu nó quá căng. - Làm mát cưỡng bức (dùng thêm quạt thổi bên ngoài). - Nếu đã giảm công suất của động cơ mà nhiệt độ vẫn tăng, hoặc giảm công suất động cơ thì không đảm bảo cho phụ tải do động cơ kéo, hoặc tăng cường làm mát cưỡng bức mà nhiệt độ vẫn cứ tăng thì phải ngừng động cơ để kiểm tra tìm nguyên nhân. 3.3.7. Khi động cơ vận hành, phía ngoài ổ bi phát nóng nhiều a. Nguyên nhân - Ma sát ở ổ bi lớn, bi bị mài mòn, vỡ quá nhiều, mỡ bôi trơn không đúng qui cách, có nhiều bụi bẩn và tạp chất khác. - ổ bi hết mỡ, gối trục hết dầu bôi trơn làm mát. - áo trong của vòng bi trượt trên cổ trục rôto hoặc áo ngoài trượt trên ổ đỡ. - Dây đai quá căng hoặc trục tổ máy bị cong vênh. b. Biện pháp khắc phục - Phải thường xuyên theo dõi nhiệt độ hoặc giảm bớt công suất của động cơ (nếu điều kiện phụ tải cho phép). Khi các biện pháp trên đã thi hành mà nhiệt độ vẫn không giảm thì phải ngừng động cơ để kiểm tra. 3.3.8. Độ rung của động cơ quá trị số qui định a. Nguyên nhân - Căn tâm giữa rôto và stato không tốt, - Căn tâm giữa động cơ và máy do động cơ kéo không tốt, - Bệ máy không phẳng, lắp ráp không chắc chắn, - ổ bi bị mòn hoặc vỡ nhiều. b. Biện pháp khắc phục - Phải thường xuyên theo dõi động cơ, đồng thời giảm bớt tải của động cơ (nếu điều kiện phụ tải cho phép). Nếu độ rung vẫn không giảm mà lại có chiều hướng tăng thì phải ngừng động cơ. Sau khi ngừng động cơ, tiến hành cân bằng lại rôto, kiểm tra lại cách lắp ráp vòng bi và các chi tiết ở ổ đỡ, kiểm tra vòng bi xem có bị mòn hoặc vỡ không, kiểm tra việc lắp ráp động cơ với bệ máy. 3.3.9. Khi động cơ làm việc vỏ động cơ bị phát nóng không đều (cục bộ), có mùi khét và khói bốc ra a. Nguyên nhân - Bị cọ sát giữa rôto và stato, - Ngắn mạch một số vòng dây ở một pha của dây quấn stato, - Ngắn mạch giữa các pha của động cơ mà bảo vệ không tác động. b. Biện pháp khắc phục Lập tức ngừng ngay động cơ để kiểm tra, xử lí. Đo điện trở của từng pha sẽ tìm được pha ngắn mạch, kiểm tra cách điện giữa các pha sẽ phát hiện chạm chập giữa các pha. 3.3.10. Động cơ đang vận hành có tiếng kêu thay đổi, kim ampemet dao động hoặc tốc độ động cơ giảm, cường độ dòng điện stato tăng hơn bình thường a. Nguyên nhân - Điện thế lưới bị dao động, phụ tải bị thay đổi, - Đứt một pha của nguồn hoặc đứt mạch stato, - Tiếp điểm của công tắc tơ, aptômat, máy ngắt có một tiếp điểm tiếp xúc không tốt. - Đứt hay tiếp xúc xấu ở mạch rôto. b. Biện pháp khắc phục Ngừng ngay động cơ để kiểm tra và khắc phục. 3.4. Những trường hợp ngừng động cơ cấp tốc Khi quản lí vận hành động cơ điện, gặp những trường hợp sau đây phải ngừng ngay động cơ : - Đóng điện động cơ không khởi động được. - Động cơ khởi động khó khăn, động cơ gầm rú, dòng điện hkởi động không trở về trị số ổn định. - Có tai nạn xảy ra ở phạm vi mạch động cơ và thiết bị do động cơ kéo. - Có tia lửa và khói bốc ra ở các bộ phận điều chỉnh, khởi động và ở trong động cơ. - Gẫy bộ truyền động cơ khí. - Có tiếng gầm rú, tốc độ động cơ giảm thấp, động cơ phát nóng quá cho phép mà nhiệt độ vẫn không ngừng tăng lên. - Động cơ rung dữ dội, có tiếng cọ sát kim loại, độ di trục lớn quá cho phép. - Nhiệt độ gối trục động cơ tăng nhanh và quá mức cho phép, bên trong gối trục có tiếng kêu. 3.5 Bảo dưỡng động cơ không đồng bộ Cũng như máy móc thiết bị khác, nếu động cơ được sử dụng và bảo quản đúng phương pháp thì thời gian sử dụng sẽ kéo dài, đảm bảo cho quá trình sản suất được liên tục. Khi sử dụng động cơ cần quan tâm bảo quản theo các mục sau : 3.5.1. Chống ẩm. Khi lắp đặt, động cơ phải được đặt nơi khô ráo, thoáng khí, hạn chế đến mức thấp nhất sự ảnh hưởng của độ ẩm môi trường tác hại đến động cơ. Nếu bắt buộc phải làm việc trong môi trường có độ ẩm cao phải chọn loại động cơ phù hợp. Khi động cơ bị ẩm, cách điện của động cơ giảm, gây nên sự cố chạm chập dây quấn. Vì vậy phải thường xuyên kiểm tra cách điện của động cơ. 3.5.2. Chống bụi bẩn. Nếu động cơ bị bụi bẩn bám vào sẽ hạn chế sự toả nhiệt ra môi trường xung quanh, điều kiện thông gió làm mát sẽ xấu đi. Dây quấn bị bụi bẩn sẽ hút ẩm, làm giảm khả năng cách điện. Bụi bẩn bám vào bên trong động cơ làm tăng ma sát cơ, làm bẩn dầu mỡ bôi trơn, ... Do đó phải thường xuyên lau chùi làm sạch bên ngoài, dùng khí nén để thổi sạch bên trong. Nếu có dầu mỡ bám vào dây quấn thì dùng vải mềm sạch để lau sạch, không được dùng xăng vì xăng sẽ làm hỏng cách điện của dây quấn. 3.5.3. Bảo quản ổ đỡ trục. Trong quá trình động cơ làm việc, phải thường xuyên kiểm tra theo dõi nhiệt độ của ổ đỡ trục, nếu thấy nhiệt độ tăng quá qui định thì phải xem xét tìm ra nguyên nhân khắc phục ngay. Với ổ đỡ trục kiểu lắc (bi trong hoặc bi đũa), cứ 6 tháng phải thay mỡ cho ổ bi một lần, khi thay mỡ phải lấy hết mỡ cũ ra, dùng xăng rửa sạch, dùng khí nén thổi khô rồi mới tra mỡ mới (đúng chủng loại). Không nên tra nhiều mỡ quá, chỉ nên tra vào khoảng 2/3 khoảng trống của bạc đạn, nếu tra nhiều, khi động cơ làm việc có thể làm mỡ bắn ra ngoài dính vào dây quấn làm hỏng cách điện. Với ổ đỡ trục kiểu trượt (có vòng dẫn dầu) thì cứ 3-4 tháng phải thay dầu một lần. Trước khi thay dầu mới phải xả hết dầu cũ qua nút xả dầu, sau đó dùng xăng sạch để rửa sạch ổ đỡ trục. Dầu mới thay phải đúng chủng loại, không được đổ đầy dầu quá, nó sẽ bắn tung toé và lọt vào cuộn dây máy điện gây phá hoại cuộn dây. Sau cùng phải kiểm tra xem nắp và nút xả dầu đã lắp kín chặt chưa. 3.5.4. Theo dõi độ tăng nhiệt của động cơ. Khi động cơ làm việc, nhiệt độ của động cơ tăng đến một trị số nào đó rồi giữ ổn định. Nhiệt độ này phải nằm trong giới hạn cho phép, tuỳ thuộc vào vật liệu cách điện dùng trong động cơ (xem phần 2.5.1). Theo kinh nghiệm, khi sờ tay vào vỏ động cơ mà thấy quá nóng phải rút tay ra ngay thì động cơ đã có sự cố cần phải ngừng máy để kiểm tra. 3.5.5. Theo rõi tiếng kêu phát ra từ động cơ. Thông thường nếu động cơ hoạt động tốt thì chạy êm, có tiếng kêu vo vo của quạt gió phát ra nhỏ, đều. Nếu tiếng kêu phát ra lớn, đều thì đó là do hư hỏng ở phần ổ bi, ổ đỡ trục. Nếu đột nhiên phát ra tiếng ù khác thường thì đó là do bị mất điện một pha hoặc hư hỏng ở dây quấn. Nói tóm lại, khi động cơ đang vận hành mà có tiếng kêu lạ thì phải ngừng máy để kiểm tra. BẢN TỰ NHẬN XÉT BẢN THÂN SAU THỰC TẬP Sau thời gian thực tập hơn 3 tháng tại công ty cổ phần chế tạo Điện cơ Hà Nội chúng em đã học được rất nhiều kiến thức thực tế. Như cách tổ chức làm việc của các phòng ban, cách làm việc và tác phong làm việc của nhân viên trong công ty, dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị… Các kiến thức được các thầy cô giảng dạy ở trường được các kỹ sư có nhiều kinh nghiệm thực tế hướng dẫn để chúng em biết cách vận dụng vào từng công việc cụ thể, từ đó chúng em hiểu sâu sắc hơn các kiến thức mà các thầy cô trên lớp đang từng ngày truyền đạt lại cho các thế hệ học sinh của trường. Bản thân chúng em sau thời gian thực tập tại công ty cũng thấy mình vững vàng hơn về kiến thức chuyên môn, tự tin trong các bài thực hành, kỹ năng làm việc tập thể và những điều đó sẽ giúp chúng em rất nhiều trong cuộc sống sau này. Một lần nữa chúng em xin gửi lời cám ơn đến các phòng ban của công ty đã tận tình hướng dẫn trong thời gian thực tập tại quý công ty. Đặc biệt là quản lý phân xưởng chế tạo động cơ, chế tạo MBA và sửa chữa máy điện đã tạo điều kiện cho để chúng em đi tham quan thực tế sản xuất của công ty. Trong thời gian thực tập tại công ty chúng em đã học được rất nhiều kiến thức thực tế. Kiến thức chúng em được học ở trường nay chúng em được đem áp dụng vào trong thực tiễn sản xuất, được các kỹ sư đầu nghành trong lĩnh vực sản xuất máy điện hướng dẫn áp dụng vào quá trình công nghệ sản xuất… Đây là những kiến thức bổ ích cho công việc trong tương lai của em. NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP. Tên đơn vị thực tập : Công ty cổ phần chế tạo §iện cơ Hà Nội Giáo viên hướng dẫn : Phạm Thị Lan Sinh viên thực tập : Phạm Thị Lâm …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Hà nội. Ngày 14 tháng07 năm 2012

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbaocaothuctap_9657.doc
Luận văn liên quan