Luận văn Công tác tổ chức đấu thầu tại Viễn Thông Lạng Sơn-Thực trạng và giải pháp

Nhà thầu đứng tên trong đơn dự thầu phải là nhà thầu đã mua HSMT trong thời hạn thông báo mời thầu. Các yêu cầu của HSMT đều được xem xét và lấp số liệu của nhà thầu đứng tên trong đơn dự thầu. Trong trường hợp Tổng công ty đứng tên trong HSDT thì phải chỉ rõ đơn vị thành viên sẽ trực tiếp thực hiện hợp đồng và khi đó năng lực kỹ thuật và kinh nghiệm của nhà thầu sẽ được xem xét đối với đơn vị thành viên đó.

pdf144 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2681 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công tác tổ chức đấu thầu tại Viễn Thông Lạng Sơn-Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỏ các gói thầu để tiến hành chỉ định thầu. 2.2.1.4. Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị hồ sơ mời thầu: Công tác chuẩn bị hồ sơ mời thầu đóng vai trò hết sức quan trọng trong quy trình đấu thầu. Muốn nhận được một HSDT tốt, đạt chất lượng cao thì HSMT cần phải được lập một cách đầy đủ, chính xác, tránh việc phải sửa đổi HSMT, gây tốn kém thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Một HSMT tốt cần phải được xây dựng theo những nội dung và hình thức đã được chuẩn hóa, cụ thể như: - Về nội dung: + Cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho nhà thầu, thông tin phải nhất quán. + Các yêu cầu để thực hiện gói thầu (bao gồm yêu cầu đối với nàh thầu và đối với sản phẩm do nhà thầu cung cấp) phải rõ ràng, cụ thể và có tính khả thi. + Phát huy tính sáng tạo của nhà thầu. - Về hình thức: + Trình bày cẩn thận, rõ ràng, văn phong trong sáng. + Các phần nội dung cần được đánh số thứ tự để thuận lợi cho việc tìm kiếm thông tin. HSMT cần được xây dựng một cách chi tiết, rõ ràng và chính xác, tránh tình trạng các yêu cầu đưa ra một cách chung chung, không chi tiết, gây khó khăn cho các nhà thầu, dẫn tới số lượng nhà thầu tham gia ít, chất lượng các HSDT thấp, ảnh hưởng tới quá trình chấm thầu và đánh giá các HSDT. Trong HSMT cần phải quy định cụ thể khi chậm tiến độ triển khai vận hành lắp ráp thì phải xác định nguyên nhân và đề ra các biện pháp giải quyết. Nếu lỗi xuất phát từ phía nhà thầu thì nhà thầu phải có biện pháp đẩy nhanh tiến độ và sẽ không được trả chi phí cho biện pháp đó. Ngược lại, nếu lỗi là do phía công ty thì chi phí này sẽ do công ty chi trả. Hai bộ phận quan trọng trong hồ sơ mời thầu là Chỉ dẫn cho các nhà thầu và Bản tiên lượng càng được soạn thảo kỹ lưỡng, đầy đủ và chính xác bao nhiêu thì thông tin cho các nhà thầu càng rõ ràng, đầy đủ bấy nhiêu. Ngoài ra, trong hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn đánh giá HSDT được coi là một phần khá quan trọng, nó chính là căn cứ, cơ sở để tổ chuyên gia đấu thầu có thể lựa chọn, đánh giá một cách công bằng, chính xác các HSDT có khả năng đáp ứng tốt nhất những yêu cầu đặt ra của gói thầu. Việc tiêu chuẩn đánh giá càng được xây dựng chi tiết và rõ ràng sẽ càng giúp cho nhà thầu có thể tự đánh giá được khả năng thực sự của HSDT của mình. Qua đó, tránh những tình trạng tiêu chí đánh giá quá chung chung, không rõ ràng, dẫn tới sự không tán thành của các nhà thầu đối với kết quả chấm thầu của tổ chuyên gia. Không những vậy, các tiêu chí được phân chia, nêu rõ tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chuyên gia tiến hành công việc chấm thầu được diên x ra một cách nhanh chóng và chính xác. Việc soạn hảo HSMT cần phải do những người có chuyên môn, kinh nghiệm, am hiểu các quy đinh luật pháp liên quan đến gói thầu và có khả năng soạn thảo hợp đồng tốt để có thể đưa ra được những thông tin chính xác, nhằm đảm bảo tính hiệu quả cho công tác đấu thầu. Với các gói thầu đòi hỏi kĩ thuật cao, cần phải phân công cho các tổ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm, am hiểu lĩnh vực của gói thầu từ đó đưa ra những tiêu chuẩn kĩ thuật cụ thể, chi tiết để định hướng cho các nhà thầu đồng thời cũng thống nhất và đem lại hiệu quả cho công tác chấm thầu. Trước khi soạn thảo HSMT cần tiến hành khảo sát, thiết kế kĩ càng tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kĩ thuật mà nhà nước quy định để tránh hiện tượng tiên lượng mời thầu không chính xác, sự phát sinh khối lượng thi công dẫn tới phải thay đổi tổng dự toán. Các tiêu chí lựa chọn nhà thầu về mặt kỹ thuật được quy định trong HSMT cần đảm bảo được tiêu chuẩn hóa. Các tiêu chí lựa chọn nhà thầu về kỹ thuật là một trong những cơ sở để đánh giá lựa chọn nhà thầu. Việc lựa chọn nhà thầu có chính xác hay không tuỳ thuộc rất nhiều vào tiêu chí này. Do vậy hệ thống các tiêu chí lựa chọn nhà thầu về kỹ thuật cần được xây dựng một cách logic hợp lý và công bằng. Khi xây dựng các tiêu chí cần dựa trên cơ sở thiết kế kỹ thuật và có sự cố vấn của những tổ chức tư vấn có kinh nghiệm. Hết sức tránh tình trạng đặt ra những tiêu chí không cần thiết, không phù hợp,hoặc chỉ có 1 nhà thầu đáp ứng được. Hệ thống tiêu chuẩn này phải luôn được sửa đổi điều chỉnh theo hướng hợp lý hơn qua mỗi gói thầu vì những gói thầu dù có tính chất kỹ thuật tương tự nhau nhưng vẫn có chỗ khác biệt, cần phải có những tiêu chuẩn đánh giá khác nhau. Các tiêu chí phải được sắp xếp khoa học, dễ hiểu để các nhà thầu làm HSDT được dễ dang hơn. Cũng nhờ đó mà việc xét thầu diễn ra được đơn giản chính xác thuận lợi. Mặt khác, việc tiêu chuẩn hoá các tiêu chí lựa chọn nhà thầu còn nâng cao tính cạnh trnah giữa các nhà thầu tham gia đấu thầu vì họ biết rõ hồ sơ dự thầu của mình được đánh giá như thế nào và có giải pháp kỹ thuật phù hợp không. Mặt khác, các cán bộ phụ trách soạn thảo HSMT cần tránh việc phụ thuộc quá nhiều vào mẫu HSMT mà Bộ Kế hoạch Đầu tư ban hành, tránh tư tưởng chỉ cần đảm bảo các nội dung trong mẫu ban hành là đảm bảo quy định của pháp luật. Những tiêu chuẩn đánh giá chung chung không loại bỏ được HSDT ngay từ những vòng đánh giá sơ bộ và đánh giá năng lực kinh nghiệm gây ra những lãng phí trong nhân lực, thời gian cho cả nhà thầu tham gia cũng như tổ chuyên gia chấm thầu và chủ đầu tư. HSMT càng được chuẩn bị kĩ lưỡng thì các công việc lựa chọn và đánh giá HSDT càng được thực hiện nhanh chóng. Tuy nhiên cũng không nên quy định quá chi tiết khiến các nhà thầu có tâm lý không muốn tham gia dự thầu vì quá nhiều điều khoản, tiêu chuẩn. 2.2.1.5. Nâng cao chất lượng công tác chấm thầu: Công tác chấm thầu cũng là một khâu quan trọng, quyết định đến việc lựa chọn nhà thầu có phù hợp hay không. Công tác này đòi hỏi thời gian xét thầu phải phù hợp, không lâu quá cũng không nhanh quá. Nếu thời gian xét thầu kéo dài thì sẽ gây ảnh hưởng đến tiến độ của dự án, đặc biệt là có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt khi thị trường có những biến động về giá cả. Nếu việc xét thầu bị hối thúc, xét thầu quá nhanh cũng làm cho kết quả xét thầu có thể không chính xác. Chính vì vậy, nhân sự trong xét thầu cũng cần phải được đảm bảo, có chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao và đặc biệt là phải có đạo đức nghề nghiệp, xét thầu một cách công bằng, minh bạch. Việc lựa chọn các thành viên trong tổ chuyên gia cần được thực hiện nghiêm túc đảm bảo các yêu cầu tối thiểu quy định về nhân sự trong đấu thầu. Đồng thời phải thường xuyên kiểm tra hoạt động của tổ chuyên gia để kịp thời phát hiện những sai sót và khắc phục. Về cá nhân mỗi chuyên gia cần phải thực hiện nghiêm túc công tác xét thầu, phải bám sát các tiêu chuẩn đánh giá HSDT đã đề ra trong HSMT, tuân thủ các quy định của pháp luật.Các cá nhân của tổ chuyên gia nên chủ động thực hiện xét thầu trong thời gian nhanh để tránh những biến động xấu như giá cả tăng vọt, điều kiện của nhà thầu, quy định của luật pháp..tuy nhiên vẫn phải đảm bảo độ chính xác cao và tính khách quan. Các chuyên gia tham gia tổ chấm thầu cần phải căn cứ vào HSMT để xem xét và đánh giá HSDT của các nhà thầu để có thể đưa ra được kết quả chính xác nhất. Việc nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ của công tác chấm thầu là một biện pháp hữu hiệu đối với công ty để nâng cao chất lượng của công tác tổ chức đấu thầu. Các cán bộ tham gia công tác chấm thầu phải tự mình nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp thu kinh nghiệm để ngày càng đáp ứng các yêu cầu của công ty trong công tác tổ chức đấu thầu. 2.2.1.6. Nâng cao chất lượng công tác lập thiết kế kĩ thuật và tổng dự toán: Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán là một nội dung quan trọng trong HSMT và là cơ sở để định giá gói thầu. Nếu công tác này làm không tốt sẽ ảnh hưởng tới dự án, cụ thể là thường xuyên phải điều chỉnh lại thiết kế kỹ thuật dẫn tới thay đổi tổng dự toán gây ảnh hưởng tới tiến độ thi công. Khi thiết kế và tổng dự toán bị thay đổi sẽ làm mất uy tín năng lực của bên mời thầu. Để có thể làm tốt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán phải nâng cao trình độ của các thành viên trong công tác lập HSMT, hoặc lựa chọn những thành viên có đầy đủ năng lực trình độ thực hiện hoặc có thể tiến hành đấu thầu tư vấn để chọn nhà thầu tư vấn tốt nhất thực hiện công tác này. 2.2.1.7. Chuẩn hóa hợp đồng: Trong mọi hoạt động kinh tế thì hợp đồng chính là bản cam kết giữa các bên tham gia, trong hợp đồng nêu ra các quyền hạn và trách nhiệm của các bên nhằm thực hiện hoạt động kinh tế có hiệu quả đem lại lợi ích cho tất cả các bên. Do vậy với riêng hoạt động đấu thầu thì hợp đồng giúp cho chủ đầu tư quản lý việc thực hiện gói thầu của nhà thầu, hợp đồng được chuẩn hóa là cơ sở giúp cho nhà thầu thực hiện nghiêm túc, không bỏ bê công việc, thực hiện gói thầu với chất lượng tiêu chuẩn, thời gian đã cam kết; nếu có vi phạm xảy ra đây là cơ sở để xử phạt cho cả hai bên. Tùy theo tính chất, yêu cầu công việc của gói thầu mà xác định hình thức hợp đồng phù hợp theo quy định để tránh việc áp dụng hợp đồng không khả thi dẫn đến phải điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện hợp đồng. Trường hợp trong một gói thầu có nhiều công việc tương ứng với nhiều hình thức hợp đồng thì hợp đồng đối với gói thầu đó có thể bao gồm nhiều hình thức hợp đồng. Trường hợp gói thầu bao gồm những phần công việc được xác định rõ về số lượng, khối lượng và khi thực hiện không có phát sinh, không có biến động về giá thì áp dụng hình thức hợp đồng trọn gói. Đối với gói thầu xây lắp xét thấy sẽ có phát sinh khối lượng trong quá trình thực hiện và thị trường biến động (giá cả nguyên, nhiên, vật liệu xây dựng biến động không lường trước được) chứa đựng nhiều rủi ro với chủ đầu tư và nhà thầu thì phải áp dụng hình thức hợp đồng theo đơn giá. 2.2.1.8. Thực hiện tốt trách nhiệm của bên mời thầu với nhà thầu: Viễn Thông Lạng Sơn cần phải đảm bảo điều hoà mối quan hệ giữa nhà thầu với địa phương, đảm bảo cho nhà thầu những điều kiện thuận lợi trong việc thi công trên địa bàn. Công ty cần lập mối quan hệ với chính quyền địa phương và cơ sở để nhà thầu có thể thực hiện gói thầu theo đúng hạn định. Thực tế cho thấy hầu hết các nhà thầu đều gặp phải rắc rối trong khâu thanh toán. Khi tham gia đấu thầu nhà thầu cố gắng xác định giá nguyên vật liệu, chi phí tư vấn, quản lý nhân công … để có giá bỏ thầu hợp lý mong được trúng thầu. Tuy nhiên khi triển khai dự án nhà thầu vẫn chưa được chủ đầu tư thanh toán kịp thời. Thực trạng này gây ra bức xúc cho các nhà thầu và làm mất uy tín của bên mời thầu, giảm năng lực hoạt động của bên mời thầu. Do vậy để hoàn thiện công tác đấu thầu Ban cần phải làm tốt trách nhiệm của bên mời thầu, tuân thủ nghiêm túc những điều khoản đã ký kết hợp đồng, thanh quyết toán gói thầu theo đúng thủ tục, theo dõi sát sao những chi phí phát sinh them để tránh tình trạng không thể quyết toán gói thầu. Một thực tế nữa là do chủ đầu tư không tiến hành giám sát thường xuyên dẫn đến nhà thầu cắt xén nguyên vật liệu đến khi chủ đàu tư kiểm tra thấy không thoả mãn yêu cầu bắt phá đi làm lại gây thiệt hại rất lớn, vừa mất tài nguyên tiền của và thời gian. Vì vậy giải pháp đặt ra ở đây là chủ đầu tư phải nâng cao trách nhiệm của mình, thường xuyên kiểm tra giám sát nhà thầu thực hiện gói thầu. 2.2.1.9. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ tham gia công tác đấu thầu: Đội ngũ cán bộ tham gia công tác đấu thầu có vai trò rất quan trọng đối với cả tiến trình đấu thầu, từ lúc lập kế hoạch đấu thầu cho đến khi vận hành dự án. Nếu họ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có ý thức tinh thần trách nhiệm thì công tác đấu thầu sẽ thành công, góp phần hoàn thiện dự án. Vì vậy, VTLS cần đề cao việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân sự tham gia công tác đấu thầu bằng các hình thức như: - Tổ chức các lớp tập huấn ngắn dài hạn để củng cố và bổ sung các kiến thức về đấu thầu cho các cán bộ đấu thầu, giải thích và làm rõ các quy định của Nhà nước liên quan tới đấu thầu, trình bày cách thức xây dựng phương pháp tổ chức đáu thầu và quản lý hoạt động này một cách khoa học. Qua đó giúp cho cán bộ đấu thầu cập nhật các quy định mới và có được phương pháp khoa học trong việc tổ chức đấu thầu. - Tuyển chọn, đào tạo thêm nhân sự mới có chuyên môn nghiệp vụ để ngày càng nâng cao hiệu quả công tác tổ chức đấu thầu. - Tăng cường phổ biến, hướng dẫn thực hiện Quy chế đấu thầu và Luật đấu thầu thông qua việc bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên cho các cán bộ thực hiện công tác đấu thầu. Ngoài ra, Viễn Thông Lạng Sơn cũng cần có biện pháp bố trí, sử dụng cán bộ một cách hợp lí. Do hiện nay đội ngũ cán bộ tham gia công tác đấu thầu của công ty còn ít nên mỗi khi có hoat động đấu thầu đều phải tập hợp cán bộ từ các phòng ban khác nhau thành một tổ đấu thầu, điều này khiến cho các cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều công việc cùng một lúc, ảnh hưởng đến chất lượng của các công việc. Chính vì vậy cần phải bố trí một cách hợp lí nhằm sử dụng được tối đa năng lực của mỗi thành viên trong tổ đấu thầu, giảm chi phí nhân công, vừa đảm bảo hiệu quả đấu thầu vừa đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty nên đưa ra một số chính sách về lương thưởng thỏa đáng để khuyến khích, động viên các cán bộ làm việc với tinh thần và ý thức trách nhiệm cao. 2.2.1.10. Tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban: Công tác tổ chức đấu thầu ở công ty không chỉ là nhiệm vụ của riêng tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu trực thuộc ban quản lý dự án mà còn là sự phối hợp của các phòng ban có liên quan. Mỗi khi có gói thầu được tổ chức, do số lượng thành viên trong tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu quá ít nên công ty thường phải điều động các cán bộ từ các phòng ban khác có liên quan. Vì vậy, giữa các phòng ban cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất, có sự chia sẻ và phân công công việc. Các phòng ban cần có trách nhiệm hoạt động theo phương châm tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ đắc lực cho nhau vì sự nghiệp phát triển chung. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban sẽ giúp giảm tối đa thời gian, nhân lực và chi phí cho mội công việc. Ví dụ như trong công tác thẩm định các văn bản pháp luật có liên quan đến tổ chức đấu thầu, các tổ chức thẩm định cần tạo điều kiện và chỉ dẫn cho các đơn vị thành viên khi các văn bản trên chưa hợp lệ để tránh hiện tượng phải điều chỉnh đi điều chỉnh lại, gây lãng phí thời gian và nhân lực. Mặt khác lãnh đạo Công ty nên thường xuyên theo dõi hoạt động của các đơn vị, đưa đoàn các bộ đi thực tế để xem xét những vướng mắc ở mỗi phòng ban, đơn vị từ đó kịp thời đưa ra các giải pháp để cải thiện tình hình, tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban. Đồng thời tích cực khuyến khích tính tự chủ của các cá nhân trong việc thông báo về những vướng mắc, đề xuất những giải pháp hoàn thiện bộ máy tổ chức của Công ty, hoàn thiện cơ chế làm việc nhằm giảm tối đa sự lãng phí về thời gian. Công ty nên phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng phòng ban để các phòng ban hiểu được vai trò của mình. Từ đó có trách nhiệm với công việc và có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, giúp cho việc tổ chức đấu thầu được thực hiện nhanh hơn và đảm bảo chất lượng. . 2.2.2. Về phía Nhà nước và các cơ quan liên quan: 2.2.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu: Luật đấu thầu chính là một công cụ hữu hiệu trong việc quản lý các nhà thầu và các cuộc đấu thầu. Luật đấu thầu sẽ hướng dẫn các nhà thầu cũng như bên mời thầu tiến hành đấu thầu theo trình tự cụ thể, nhất quán, đưa ra những mẫu hồ sơ chuẩn về đấu thầu để nhìn vào đó các nhà thầu và bên mời thầu sẽ nhanh chóng hoàn thiện công việc. Một hành lang pháp lý đầy đủ và chặt chẽ sẽ giúp cho các Nhà thầu ý thức được quyền hạn và trách nhiệm của mình, đảm bảo sự công khai, minh bạch, công bằng và cạnh tranh trong đấu thầu. Vì vậy Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu và ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết về Luật đấu thầu, xem xét, sửa đổi và hoàn thiện các mẫu hồ sơ chuẩn chung, xử phạt một cách nghiêm khắc đối với hiện tượng móc ngoặc, thỏa thuận ngầm giữa các bên tham gia đấu thầu. Có như vậy mới có thể tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, để hoạt động đấu thầu diễn ra minh bạch, công bằng, từ đó hoạt động đầu tư được đảm bảo và mang lại hiệu quả lớn trong việc xây dựng và phát triển đất nước. 2.2.2.2. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lí các hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu: Đây là công tác có vai trò hết sức quan trọng. Hiện nay, Luật đấu thầu của Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc áp dụng cho các hoạt động đấu thầu sử dụng nguồn vốn Nhà nước. Tuy nhiên, từ khi Luật đấu thầu được đi vào thực thi thì vẫn còn không ít những sai phạm, gây ra lãng phí cho nguồn ngân sách nhà nước. Vì vậy, Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền cần phải thường xuyên tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử phạt nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu. Có như vậy mới đảm bảo được nguyên tắc công bằng, minh bạch, công khai và cạnh tranh, giúp quản lý tốt các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước cũng như của nhân dân. Các cơ quan nhà nước, các bộ ngành có liên quan cần tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch; tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất về quá trình thực hiện đấu thầu tại các cơ quan đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng vốn nhà nước hoặc những dự án trọng điểm; các cơ quan, đơn vị theo chức năng nhiệm vụ phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của đơn vị mình, sớm phát hiện những sai sót để kịp thời chấn chỉnh và xử lý các trường hợp vi phạm. Đồng thời cần xây dựng thể chế và nghiên cứu khoa học; xây dựng lực lượng; đổi mới phương pháp chỉ đạo điều hành; tránh hiện tượng chồng chéo trong thanh kiểm tra… Tuy nhiên phải quán triệt thanh tra là để ngăn ngừa, ngăn chặn vi phạm, thúc đẩy quá trình giải ngân, tiến độ dự án và đảm bảo an toàn trong thi công chứ không phải thanh tra làm phiền hà, nhũng nhiễu, cản trở quá trình thi công của các đơn vị. Tăng cường công tác quản lý đấu thầu, kịp thời kiểm điểm, xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật. Đặc biệt có biện pháp xử lý mạnh, không cho tham dự gói thầu khác đối với các nhà thầu bị phát hiện thông đồng trong đầu thầu hoặc chuyển nhượng cho nhà thầu khác thực hiện hợp đồng sau khi trúng thầu. Trong trường hợp này chủ đầu tư kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền có biện pháp xử lý hành vi vi phạm. Trong thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện cơ cấu, tổ chức, kiện toàn bộ máy từ Thanh tra Bộ đến Thanh tra các Cục để ổn định mô hình và hoạt động hiệu quả hơn. Đồng thời với đó, lực lượng thanh tra phải nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh tra các cấp. Để công tác thanh tra, kiểm tra có hiệu quả thì trước hết cần phải hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về đấu thầu, để Luật đấu thầu thực sự trở thành căn cứ pháp lý vững chắc nhất trong công tác quản lý đấu thầu của Nhà nước. Ngoài ra cũng cần phải giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà, tăng cường sự tự chủ, sáng tạo của các đơn vị. Nhà nước cần xóa bỏ những thủ tục không cần thiết, chính những sự quan thiệp quá sâu đó là tác động tiêu cực dẫn tới việc tham ô, hối lộ. Nhà nước và các cơ quan chức trách cần thành lập các tổ thanh tra, có phân cấp rõ ràng, tránh đùn đẩy trách nhiệm để kịp thời ngăn chặn những sai phạm và xử lý thích đáng. Bộ máy quản lý Nhà nước về đấu thầu cần xử lý tốt các đơn thư, tố cáo đối với hoạt động đấu thầu để tạo uy tín cho người thực hiện, giúp họ thực sự yên tâm là có một bộ máy quản lý tốt. Bên cạnh đó, cần phải quan tâm tới các cán bộ tham gia giám sát, chú ý tới việc nâng cao trình độ cho các tổ chức tư vấn giám sát. 2.2.2.3. Hoạt động đấu thầu cần tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc công bằng, cạnh tranh, minh bạch và công khai: Thực tế cho thấy trong thời gian qua hoạt động đấu thầu xảy ra nhiều sai sót, gây thất thoát, lãng phí nguồn Ngân sách của Nhà nước. Vì vậy, Nhà nước và các cơ quan tổ chức tiến hành công khai, minh bạch hơn nữa hoạt động đấu thầu để tất cả cùng theo dõi, giám sát. Hiện nay tờ thông tin về đấu thầu và trang Web đấu thầu, hệ thống dữ liệu điện tử là công cụ hữu hiệu trong việc đảm bảo kịp thời các thông tin liên quan đến đấu thầu. Tuy nhiên các thông tin cần đăng tải theo một quy tắc thích hợp, đầy đủ, và phù hợp hơn để có thể dễ dàng tìm hiểu các thông tin liên quan đến đấu thầu. Khi các thông tin được công khai, minh bạch sẽ buộc những người tham gia phải tuân thủ theo các quy định, góp phần đưa hoạt động đấu thầu đi vào nề nếp đảm bảo sự công bằng cho các nhà thầu, tính cạnh tranh giữa các nhà thầu được nâng cao, đảm bảo hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn. 2.2.2.4. Củng cố và tăng cường hệ thống thông tin liên quan đến đấu thầu: Để tạo điều kiện tốt cho công tác đấu thầu, Bộ kế hoạch và đầu tư cần củng cố hơn nữa các hệ thống thông tin liên quan đến đấu thầu. Hiện nay, báo đấu thầu và trang web về đấu thầu là hai công cụ hữu hiệu trong việc đảm bảo tính kịp thời, đầy đủ giúp cho quá trình đấu thầu được thông suốt và đảm bảo tính công khai, minh bạch. Tuy nhiên, trên thực tế thì nội dung và phạm vi của báo đấu thầu và trang web về đấu thầu còn hạn hẹp, nhiều thông tin của một số gói thầu còn chưa đăng tải kịp thời và đầy đủ gây khó khăn cho các nhà thầu trong việc tìm kiếm thông tin liên quan đến gói thầu để chuẩn bị HSDT. Đồng thời, cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu cũng không được cập nhật thông tin đầy đủ, chính xác về các gói thầu nên việc quản lý, giám sát đạt hiệu quả chưa cao. Do đó, cần phải bắt buộc đăng thông báo mời thầu, danh sách các nhà thầu tham gia và đăng tải kết quả lựa chọn nhà thầu. Việc thông tin được đăng tải kịp thời, đầy đủ và chính xác, rõ rang sẽ đảm bảo được tính công khai, minh bạch, buộc các nhà thầu tham gia phải tuân thủ theo các quy định, tránh những hiện tượng tiêu cực trong đấu thầu. 2.2.2.5. Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý đấu thầu của nhà nước: Cán bộ quản lý Nhà nước về đấu thầu không chỉ có nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra quá trình thực hiện đấu thầu mà còn có trách nhiệm đề xuất các giải pháp về quy định, chính sách với Nhà nước để môi trường pháp luật đấu thầu thêm thông thoáng, phát huy hiệu quả của hoạt động mang tính chuyên nghiệp này. Để chất lượng công tác đấu thầu được nâng cao thì việc đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu rất cần thiết. Tuy nhiên với giải pháp “Tích cực thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm” trong đấu thầu đã nêu trên, một thực tế đặt ra là nếu cán bộ thanh tra không có nhận thức đúng đắn, kinh nghiệm, trình độ đồng thời không có đạo đức nghề nghiệp sẽ lại là trở ngại lớn, “nhũng nhiễu” gây cản trở hoạt động đấu thầu. Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ nhà nước về đấu thầu trong một số dự án ở nhiều nơi còn chưa đáp ứng yêu cầu. Ngoài ra, ở các dự án nhỏ, ban quản lý dự án làm việc kiêm nhiệm, nên không có cán bộ chuyên môn cần thiết, khó hoàn thành nhiệm vụ được giao. Giải pháp đặt ra ở đây là Nhà nước trước hết cần lựa chọn những cán bộ có năng lực, có kĩ năng quản lý, có kiến thức bài bản về lĩnh vực mình quản lý, để tham gia vào bộ máy quản lý Nhà nước nói chung và quản lý Nhà nước về Đấu thầu nói riêng. Định kỳ phải có lớp, khóa học nhằm bồi dưỡng nghiệp vụ cũng như tư cách để không ngừng nâng cao chất lượng. Đồng thời phải không ngừng thanh lọc, kiểm tra và loại bỏ những cán bộ có sự suy giảm về năng lực, kiến thức và đạo đức. Mặt khác nên tranh thủ sự giúp đỡ, tài trợ của các tổ chức quốc tế và trong nước để xây dựng các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp ngành và chọn cử cán bộ, nhân viên, học sinh đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài để học tập nâng cao kĩ năng cũng như tiếp thu kinh nghiêm quản lý. Đặc biệt cần tuyên dương, khen thưởng các cán bộ có thành tích phát hiện các sai phạm trong tổ chức đấu thầu cũng như trong và sau quá trình thực hiện gói thầu từ đó khuyến khích các cá nhân tự kiểm tra công tác quản lý của ngay chính trong nội bộ cơ quan mình. KẾT LUẬN Qua thời gian thực tập tại Viễn Thông Lạng Sơn, từ những kiến thức đã được học trên nhà trường và những kiến thức thực tế mà em tìm hiểu được, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Công tác tổ chức đấu thầu tại Viễn Thông Lạng Sơn. Thực trạng và giải pháp”. Em nhận thấy công tác tổ chức đấu thầu có ý nghĩa rất quan trọng đối với công ty và đây cũng chính là một hoạt động thường xuyên của công ty. Nhờ hoạt động này, công ty đã tiết kiệm được một nguồn vốn lớn, nâng cao cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật cho công ty, góp phần làm tăng hiệu quả tài chính cho công ty. Đề tài này được viết trên cơ sở tổng hợp những kiến thức đã được học trên nhà trường kết hợp với những tìm hiểu trong thực tế. Tuy đề tài không hoàn toàn mới nhưng nó luôn là vấn đề cấp thiết và quan tâm hàng đầu trong quá trình kinh doanh của Viễn Thông Lạng Sơn nói riêng và của toàn nền kinh tế nói chung. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Đấu thầu và văn bản hướng dẫn thực hiện – NXB Lao động – Xã hội. 2. Hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện - NXB Chính trị Quốc gia. 3. Website: 4. Bài giảng Đấu Thầu – TS. Đinh Đào Ánh Thủy. 5. Báo cáo sơ kết các năm 2006,2007,2008,2009 của Viễn thông Lạng Sơn. 6. Báo cáo tình hình thực hiện công tác đầu tư – XDCB của Viễn thông Lạng Sơn 9 tháng đầu năm 2009. 7. Các hồ sơ, tài liệu về các gói thầu do Tổ đấu thầu - Ban Triển Khai Dự Án cung cấp. 8. Blog Khoa Đầu Tư - Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Thư yêu cầu trong Hồ sơ yêu cầu cho gói thầu “Mua dây súp loại (2x0,5)Cu/(7x0,35)St” theo hình thức chào hàng cạnh tranh trong nước cho dự án: “Mua dây súp loại (2x0,5)Cu/(7x0,35)St phục vụ sản xuất kinh doanh Viễn thông Lạng Sơn năm 2008”: TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM VIỄN THÔNG LẠNG SƠN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---o0o--- Số: 1028/VTLS – CGGVĐT Lạng Sơn, ngày 25 tháng 08 năm 2008 Thư yêu cầu Kính gửi …………………………………………………………............................ Viễn thông Lạng Sơn có kế hoạch đấu thầu theo Luật đấu thầu gói: “Mua dây súp loại (2x0,5)Cu/(7x0,35)St” theo hình thức chào hàng cạnh tranh trong nước cho dự án: Mua dây súp loại (2x0,5)Cu/(7x0,35)St phục vụ sản xuất kinh doanh Viễn thông Lạng Sơn năm 2008. Viễn thông Lạng Sơn kính mời tất cả các nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm tới tham gia gói thầu nêu trên. Nhà thầu có thể tìm hiểu thêm thông tin và nộp Hồ sơ đề xuất theo địa chỉ: Tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu (Ban triển khai dự án)- Viễn thông Lạng Sơn P.301, Số 12, đường Hùng Vương, phường Chi Lăng, TP Lạng Sơn - tỉnh Lạng Sơn. ĐT: 0253.601.602 Fax: 0253.600.601 Hồ sơ đề xuất gồm: (01 bản gốc, 02 bản chụp) 1. Đơn đề xuất hợp lệ. 2. Hiệu lực của hồ sơ đề xuất. 3. Bản sao giấy đăng ký kinh doanh. 4. Giá đề xuất kèm thuyết minh và biểu giá chi tiết. 5. Đặc tính kỹ thuật thiết bị. 6. Tài liệu chứng minh xuất xứ, tính phù hợp của hàng hoá, CQ,CO (nếu là hàng nhập khẩu). 7. Tiến độ thực hiện hợp đồng. 8. Tài liệu giới thiệu năng lực kinh nghiệm của nhà thầu. 9. Các đề xuất về tài chính, thương mại (bảo hành, bảo trì, thanh toán..). - Thời gian phát hành hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh (trong giờ hành chính): từ ngày 01/09/2008 đến trước 09h00 ngày 05/09/2008. - Hồ sơ đề xuất phải được gửi đến trước 9h00 ngày 05/09/2008. - Thời gian đóng thầu vào hồi 09h00 ngày 05/09/2008. - Thời gian mở thầu vào hồi 9h10 ngày 05/09/2008. Hồ sơ đề xuất được gửi trực tiếp hoặc qua đường Bưu điện (có đóng dấu niêm phong của nhà thầu), nếu có gì chưa rõ xin liên hệ theo địa chỉ nêu trên. Rất mong nhận được hồ sơ đề xuất của Quý nhà thầu. GIÁM ĐỐC Phụ lục 2: Bảng dữ liệu đấu thầu trong Hồ sơ mời thầu gói thầu “Mua sắm cột Anten H= 42m và phụ kiện” thuộc dự án “Mua sắm cột Anten dây co các loại và phụ kiện, hệ thống tổ đất cho các trạm BTS đợt 2 - Viễn Thông Lạng Sơn năm 2009”. Mục Khoản Nội dung 1 1 - Tên gói thầu: Mua sắm cột Anten H = 42m và phụ kiện. - Tên dự án: Mua sắm cột Anten dây co các loại và phụ kiện, hệ thống tổ đất cho các trạm BTS đợt 2 - Viễn Thông Lạng Sơn năm 2009. - Nội dung cung cấp chủ yếu: 36 cột Anten dây co H = 42m và phụ kiện, 4 cột Anten dây co H = 18m và phụ kiện 2 Thời gian thực hiện hợp đồng: giao toàn bộ khối lượng hàng hóa của gói thầu trong vòng 45 ngày kể từ khi ký hợp đồng. 2 Nguồn vốn để thực hiện gói thầu: Tái đầu tư của Tập đoàn phân cấp cho Viễn Thông Lạng Sơn. 3 1 Tư cách hợp lệ của nhà thầu: Nhà thầu là tổ chức cá nhân trong nước có năng lực Pháp luật dân sự, đối với cá nhân còn phải có năng lực hành vi dân sự để ký kết và thực hiện hợp đồng. Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của nhà thầu được xét theo pháp luật Việt Nam. Nhà thầu phải là doanh nghiệp có đủ tư cách pháp nhân, có đăng ký kinh doanh mua bán vật tư, hàng hóa phù hợp với nội dung gói thầu, hạch toán độc lập. Trường hợp là đại lý hoặc tổng đại lý phân phối thì phải có xác nhận của nhà sản xuất cho sản phẩm dự thầu. Nếu nhà thầu là liên danh của hai hay nhiều nhà thầu thì chỉ nộp một đơn dự thầu chung do một đơn vị được ủy quyền ký tên, đóng dấu và phải có văn bản thỏa thuận hợp tác liên danh có kèm theo chứng chỉ hành nghề và bản khai năng lực của từng thành viên. Nhà thầu đứng tên trong đơn dự thầu phải là nhà thầu đã mua HSMT trong thời hạn thông báo mời thầu. Các yêu cầu của HSMT đều được xem xét và lấp số liệu của nhà thầu đứng tên trong đơn dự thầu. Trong trường hợp Tổng công ty đứng tên trong HSDT thì phải chỉ rõ đơn vị thành viên sẽ trực tiếp thực hiện hợp đồng và khi đó năng lực kỹ thuật và kinh nghiệm của nhà thầu sẽ được xem xét đối với đơn vị thành viên đó. 4 1 Yêu cầu khác về tính hợp lệ của hàng hóa: Nhà thầu phải ghi rõ nơi sản xuất (xuất xứ) hàng hóa, tên hãng sản xuất hàng hóa, năm sản xuất hàng hóa. Đối với các hàng hóa và phụ kiện nhập khẩu, Nhà thầu phải ghi rõ xuất xứ và cam kết sẽ xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ (CO); giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất (CQ), hóa đơn vận chuyển quốc tế, tờ khai hàng hóa nhập khẩu có xác nhaanjc ủa Hải Quan Việt Nam, danh mục đóng gói hàng hóa (Packing list do nhà sản xuất ban hành)… trước chủ đầu tư cùng với hàng hóa. Phải nêu rõ những chi tiết, bộ phận được sản xuất, gia công trong nước. Bên mời thầu có quyền khước từ tất cả hàng hóa do nhà thầu cung cấp nếu không có nguồn gốc rõ ràng, không đảm bảo chất lượng, không có hợp chuẩn, hay giấy tờ chứng nhận chất lượng của hàng hóa chào thầu hoặc vi phạm các quy định về hải quan, thuế, môi trường và các chính sách liên quan do Nhà nước ban hành. Yêu cầu hàng hóa phải mới 100%. 6 2 - Địa chỉ bên mời thầu: Tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu - Viễn Thông Lạng Sơn. Số 12, Đ. Hùng Vương, P. Chi Lăng, TP. Lạng Sơn, Tỉnh Lạng Sơn. ĐT: 0253.601.602 Fax: 0253.600.s601 - Thời gian nhận dược văn bản yêu cầu giải thích làm rõ HSMT không muộn hơn 07 ngày trước thời điểm đóng thầu. 7 Tài liệu sửa đổi HSMT (nếu có) sẽ được bên mời thầu gửi đến tất cả các nhà thầu nhận HSMT trước thời điểm đóng thầu tối thiểu 10 ngày. 8 HSDT do nhà thầu chuẩn bị và mọi thư từ giao dịch, tài liệu liên quan giữa nhà thầu và bên mời thầu được viết bằng Tiếng Việt. Các tài liệu sử dụng ngôn ngữ khác đều phải có bản dịch ra Tiếng Việt và bản dịch này là cơ sở pháp lý trong HSDT (có kèm bản gốc). 10 Thay đổi tư cách tham gia dự thầu: Việc thay đổi tư cách (tên) tham gia đấu thầu so với khi phê duyệt danh sách nhà thầu mời tham gia đấu thầu hoặc khi mua HSMT trên cơ sở quy định sau : Nhà thầu chỉ cần gửi văn bản thông báo về việc thay đổi tư cách tham gia đấu thầu đến bên mời thầu với điều kiện bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu. 11 Tài liệu, giấy tờ để chứng minh tư cách hợp lệ của người được ủy quyền: - Nếu là Tổng công ty ủy quyền cho Giám đốc Chi nhánh của mình thì phải có bản sao quyết định thành lập chi nhánh, quyết định bổ nhiệm người đại diện của chi nhánh, giấy phép hoạt động của chi nhánh. - Nếu là Giám đốc ủy quyền cho phó Giám đốc thì phải có văn bản ủy quyền cho phó Giám đốc. 12 3 Nhà thầu phải chào giá cho toàn bộ gói thầu 12 4 Trong biểu giá, phải bao gồm các nội dung cấu thành của giá chào theo các yêu cầu sau: - Giá vật tư chưa bao gồm thuế, phí và các loại chi phí khác. - Các loại thuế và phí theo quy định của pháp luật. - Các chi phí cho vận chuyển, bảo hiểm và chi phí khác có liên quan đến vận chuyển. - Các chi phí cho dịch vụ kỹ thuật kèm theo để thực hiện gói thầu. 13 Đồng tiền dự thầu: Đồng Việt Nam. 14 1 a, Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu: - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư được cấp theo quy định của pháp luật hoặc có quyết định thành lập đối với các tổ chức không có đăng ký kinh doanh; 2 b, Các tài liêu khác chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu: - Tài liệu giới thiệu năng lực kinh nghiệm của nhà thầu, kể cả nhà thầu phụ (nếu có). - Doanh thu các năm gần đây liên tục đạt kế hoạch. - Lợi nhận sau thuế theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong các năm gần đây có mức tăng trưởng hoặc duy trì được mức tương đối ổn định. (Có Báo cáo tài chính kèm theo) 15 2 Tài liệu chứng minh sự đáp ứng của hàng hóa: a, Bảng liệt kê chi tiết danh mục hàng hóa phù hợp với yêu cầu về phạm vi cung cấp nêu tại Chương V. b, Biểu tiến độ cung cấp phù hợp với yêu cầu của hồ sơ mời thầu. c, Tài liệu về mặt kỹ thuật như tiêu chuẩn hàng hóa, tính năng, thông số kỹ thuật, thông số bảo hành của từng loại hàng hóa (kèm theo bản vẽ để mô tả nếu cần). 16 1 Nội dung yêu cầu về bảo đảm dự thầu: - Hình thức bảo đảm dự thầu: Bằng tiền mặt hoặc thư bảo lãnh của Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng có uy tín tại Việt Nam. - Giá trị và đồng tiền bảo đảm dự thầu: Bảo đảm dự thầu có giá trị: 27.000.000 VNĐ (Bằng chữ: hai mươi bảy triệu Việt Nam đồng) - Thời hạn hiệu lực của bảo đảm dự thầu: Tối thiểu là 120 ngày tính từ thời điểm đóng thầu. 3 Thời gian hoàn trả bảo đảm dự thầu cho nhà thầu không trúng thầu: trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông báo kết quả đấu thầu. 17 1 Thời gian có hiệu lực của HSDT: tối thiểu là 90 ngày kể từ thời điểm đóng thầu. 18 1 Số lượng HSDT phải nộp: - 01 bản gốc. - 02 bản chụp. 19 1 Cách trình bày các thông tin trên túi đựng HSDT: Tên nhà thầu……………………………………………………… Địa chỉ……………………………………………………………. Điện thoại……………………… Fax:………………………… Hồ sơ dự thầu Gói thầu: ……………(Tên quy định trong HSMT) Nơi nhận: tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu - Viễn Thông Lạng Sơn Địa chỉ: 12, Hùng vương, Phường Chi Lăng, TP.Lạng Sơn Không được mở trước ngày: (Ngày giở mở thầu quy định trong HSMT) Trường hợp sửa đổi HSDT, ngoài các nội dung trên còn phải ghi thêm dòng chữ “Hồ sơ dự thầu sửa đổi” 20 1 Thời điểm đóng thầu: 09h30 phút ngày 08 tháng 05 năm 2009 23 1 Việc mở thầu sẽ được tiến hành công khai vào lúc 09h40, ngày 08 tháng 05 năm 2009, tại Viễn Thông Lạng Sơn. 25 2 HSDT của nhà thầu sẽ bị loại bỏ nếu không đáp ứng được một trong các điều kiện tiên quyết sau: a, Nhà thầu không có tên trong danh sách mua HSMT, trừ trường hợp thay đổi tư cách tham dự thầu quy định tại Mục 10 chương I; b, Nhà thầu không bảo đảm tư cách hợp lệ theo yêu cầu nêu tại Mục 3 và khoản 1 Mục 14 chương I, như không có bản chụp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không hạch toán kinh tế độc lập; c, Không có bảo đảm dự thầu hoặc có bảo đảm dự thầu nhưng không hợp lệ theo quy định tai khoản 2 Mục 16 chương I; d, Không có bản gốc HSDT; đ, Đơn dự thầu không hợp lệ theo quy định tại Mục 11 chương I; e, Hiệu lực của HSDT không bảo đảm yêu cầu theo quy định trong HSMT; g, HSDT có tổng giá dự thầu không cố định, chào thầu theo nhiều mức giá hoặc giá có kèm điều kiện gât bất lợi cho chủ đầu tư; h, Nhà thầu có tên trong hai hoặc nhiều HSDT với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh); i, Nhà thầu vi phạm một trong các hành vi bị cấm trong đấu thầu theo quy định tại Điều 12 của Luật Đấu thầu; 36 2 Nhà thầu phải gửi văn bản chấp thuận vào thương thảo, hoàn thiện hợp đồng trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu. 38 2 Địa chỉ nhận đơn kiến nghị: - Thời gian nhận kiến nghị của nhà thầu đối với kết quả lựa chọn nhà thầu : tối 10 ngày kể từ khi có thông báo kết quả đấu thầu. - Địa chỉ tiếp nhận kiến nghị: Viễn Thông Lạng Sơn - số 12, Đ. Hùng Vương, phường Chi Lăng, TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. ĐT: 0253.601.602 Fax: 0253.600.601 39 5 Luật điều chỉnh: Luật đấu thầu và các Bộ luật khách có liên quan của Pháp luật Việt Nam. Danh Mục Từ Viết Tắt VTLS CBCNV XDCB BCVT VTĐ SXKD VT SCL SCTX HSMT HSDT HSĐX Viễn Thông Lạng Sơn Cán bộ công nhân viên Xây dựng cơ bản Bưu chính viễn thông Vô tuyến điện Sản xuất kinh doanh Viễn thông Sửa chữa lớn Sửa chữa thường xuyên Hồ sơ mời thầu Hồ sơ dự thầu Hồ sơ đề xuất DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức các phòng ban ................................................................. 4 Bảng 1. Số lượng các gói thầu mua sắm hàng hóa và gói thầu xây lắp ............ 13 Bảng 2. Một số gói thầu mua sắm hàng hóa và xây lắp: ................................... 13 Bảng 3. Các gói thầu đã hoàn thành giai đoạn 2007- 2009: .............................. 17 Sơ đồ 2. Quy trình đấu thầu thông thường mà Viễn Thông Lạng Sơn áp dụng: ................................................................................................................................. 19 Sơ đồ 3. Quy trình chỉ định thầu đối với gói thầu có giá trị trên 500 triệu đồng mà Viễn Thông Lạng Sơn sử dụng: ..................................................................... 21 Sơ đồ 4. Quy trình chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa mà ......... 22 Viễn Thông Lạng Sơn sử dụng: ........................................................................... 22 Sơ đồ 5. Quy trình của hình thức Đấu thầu rộng rãi mà Viễn Thông Lạng Sơn áp dụng: .................................................................................................................. 23 Sơ đồ 6. Quy trình lập kế hoạch đấu thầu: ......................................................... 25 Bảng 4. Kế hoạch đấu thầu dự án “Cải tạo mạng cáp đài Viễn Thông Cao Lộc- huyện Cao Lộc- Viễn Thông Lạng Sơn năm 2008” ................................... 27 Sơ đồ 7. Quy trình Đánh giá HSDT: .................................................................... 33 Bảng 5. Bảng đánh giá sơ bộ cho gói thầu "Mua dây súp loại (2x0,5)Cu/(7x0,35) St": ......................................................................................... 35 Bảng 6. Kết quả một số gói thầu sau khi đấu thầu với giá trúng thầu thấp hơn giá gói thầu đã được phê duyệt: ........................................................................... 94 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................................... 1 CHƯƠNG I - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐẤU THẦU TẠI VIỄN THÔNG LẠNG SƠN ................................................................................... 3 1.1. Khái quát chung về Viễn Thông Lạng Sơn (VTLS): ....................................... 3 1.1.1. Quá trình hình thành: ........................................................................................ 3 1.1.2. Cơ cấu tổ chức các phòng ban: ........................................................................ 4 1.1.3. Các loại hình kinh doanh- dịch vụ của Viễn Thông Lạng Sơn: ................ 6 1.1.3.1. Dịch vụ điện thoại cố định: ...................................................................................... 6 1.1.3.1.1. Dịch vụ điện thoại nội hạt: .......................................................... 6 1.1.3.1.2. Dịch vụ điện thoại nội tỉnh: ......................................................... 6 1.1.3.1.3. Dịch vụ điện thoại liên tỉnh: ........................................................ 7 1.1.3.1.4. Dịch vụ điện thoại Quốc tế .......................................................... 7 1.1.3.2. Dịch vụ điện thoại di động: ..................................................................................... 8 1.1.3.2.1. Di động trả trước: ........................................................................ 8 1.1.3.2.2. Di động trả sau: ............................................................................ 9 1.1.3.3. Dịch vụ điện thoại Gphone: .................................................................................. 10 1.1.3.4. Dịch vụ 3G:.................................................................................................................. 10 1.1.3.5. Dịch vụ truy nhập internet qua đường dây điện thoại:................................ 10 1.1.3.5.1.VNN 1260:. ................................................................................ 10 1.1.3.5.2.VNN- 1260P: .............................................................................. 11 1.1.3.5.3.VNN 1268: ................................................................................. 11 1.1.3.5.4. VNN 1269: ............................................................................... 11 1.1.3.6. Dịch vụ internet Mega VNN: ............................................................................... 11 1.1.3.7. Dịch vụ Mega Wan: ................................................................................................ 11 1.1.3.8. Dịch vụ 108:............................................................................................................... 12 1.2. Thực trạng công tác tổ chức đấu thầu tại Viễn Thông Lạng Sơn: .............. 12 1.2.1. Các loại gói thầu mà Viễn Thông Lạng Sơn đã tổ chức: .......................... 12 1.2.2. Các hình thức đấu thầu mà VTLS sử dụng: ............................................... 16 1.2.3. Phương thức đấu thầu và hợp đồng: ............................................................ 18 1.2.4. Thực trạng công tác tổ chức đấu thầu: ........................................................ 18 1.2.4.1. Quy trình tổ chức đấu thầu mà Viễn Thông Lạng Sơn sử dụng: ..... 19 1.2.4.2. Lập kế hoạch đấu thầu: ........................................................................................... 25 1.2.4.2.2. Ví dụ kế hoạch đấu thầu cho dự án “Cải tạo mạng cáp đài Viễn Thông Cao Lộc- huyện Cao Lộc- Viễn Thông Lạng Sơn năm 2008”: ...... 27 1.2.4.3. Chuẩn bị đấu thầu: ................................................................................................... 28 1.2.4.3.1. Nhân sự tổ chức đấu thầu: ......................................................... 28 1.2.4.3.2. Chuẩn bị hồ sơ mời thầu: ........................................................... 29 1.2.4.4. Tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu: ............................................................ 31 1.2.4.4.1. Thông báo mời thầu và phát hành hồ sơ mời thầu: ................... 31 1.2.4.4.2. Mở thầu: ..................................................................................... 32 1.2.4.5. Đánh giá hồ sơ dự thầu và phương pháp đánh giá: ........................................ 33 1.2.4.6. Thẩm định, phê duyệt và thông báo kết quả đấu thầu : ................................ 40 1.2.4.7. Thương thảo và kí kết hợp đồng : ........................................................................ 43 1.3. Công tác tổ chức đầu thầu gói thầuCáp quang các loại và phụ kiện:44 1.3.1. Lập kế hoạch đấu thầu : .................................................................................. 44 1.3.2. Tổng quát về gói thầu : .................................................................................... 45 1.3.3. Nhân sự tham gia tổ chức đấu thầu: ............................................................. 47 1.3.4. Hồ sơ yêu cầu: ................................................................................................... 47 1.3.5. Thông báo mời chào hàng: ............................................................................. 67 1.3.6. Mở thầu: ............................................................................................................. 68 1.3.7. Xét thầu: ............................................................................................................. 76 1.3.8. Thông báo trúng thầu, thương thảo và ký kết hợp đồng : ....................... 92 1.4. Đánh giá công tác tổ chức đấu thầu của VTLS: ............................................. 93 1.4.1. Những kết quả đạt được: ................................................................................ 93 1.4.1.2. Nâng cao chất lượng và tiến độ thực hiện dự án: ............................................. 94 1.4.1.3. Tiếp cận được với các nhà cung cấp mới, có tiềm năng: ............................... 96 1.4.1.4. Nội dung Hồ sơ mời thầu được lập theo đúng quy định và phù hợp với gói thầu: ................................................................................................................................. 96 1.4.1.5. Quy trình tổ chức đấu thầu được thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ: ........ 96 1.4.1.6. Đem lại tính minh bạch cho các dự án đầu tư: ................................................. 97 1.4.1.7. Các gói thầu tổ chức đảm bảo theo đúng pháp luật: ...................................... 97 1.4.1.8. Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện công tác đấu thầu: ................................................................................................................................. 98 1.4.2. Những mặt còn tồn tại: .................................................................................... 98 1.4.2.1. Các hình thức đấu thầu chưa phong phú: ......................................................... 98 1.4.2.2. Một số gói thầu có quy trình tổ chức đấu thầu chưa thật sự chặt chẽ: ...... 98 1.4.2.3. Tồn tại trong công tác lập kế hoạch đấu thầu:.................................................. 98 1.4.2.4. Tồn tại trong công tác chuẩn bị Hồ sơ mời thầu: ............................................. 99 1.4.2.5. Tồn tại trong công tác đánh giá Hồ sơ dự thầu: ............................................ 100 1.4.2.6. Về việc quy định tiêu chuẩn kinh nghiệm của nhà thầu: ............................ 101 1.4.2.7. Đội ngũ cán bộ tham gia đấu thầu còn ít: ........................................................ 101 1.4.2.8. Tồn tại trong ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng: ............................... 101 1.4.2.9. Năng lực các nhà thầu tham dự còn hạn chế: ............................................... 102 CHƯƠNG II - MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐẤU THẦU TẠI VIỄN THÔNG LẠNG SƠN ................................................. 103 2.1. Phương hướng nhiệm vụ 2009 - 2010 của Viễn Thông Lạng Sơn:............103 2.1.1. Phương hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doạn2009- 2010103 2.1.2. Định hướng công tác tổ chức đấu thầu: ..................................................... 104 2.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu tại Viễn Thông Lạng Sơn: ...................................................................................................................105 2.2.1. Về phía Viễn Thông Lạng Sơn: ................................................................... 105 2.2.1.1. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về đấu thầu của Nhà nước: ...... 105 2.2.1.2. Lựa chọn thêm các hình thức đấu thầu mới: ................................................. 110 2.2.1.3. Lập kế hoạch đấu thầu một cách chi tiết và hợp lí: ...................................... 113 2.2.1.4. Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị hồ sơ mời thầu: ............................ 115 2.2.1.5. Nâng cao chất lượng công tác chấm thầu: ...................................................... 117 2.2.1.6. Nâng cao chất lượng công tác lập thiết kế kĩ thuật và tổng dự toán: ...... 118 2.2.1.7. Chuẩn hóa hợp đồng: ............................................................................................ 118 2.2.1.8. Thực hiện tốt trách nhiệm của bên mời thầu với nhà thầu: ...................... 119 2.2.1.9. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ tham gia công tác đấu thầu: .......................................................................................................... 120 2.2.1.10. Tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban: ............................................ 120 2.2.2. Về phía Nhà nước và các cơ quan liên quan: ............................................ 121 2.2.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu: .................................. 121 2.2.2.2. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lí các hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu: .............................................................................................................................. 122 2.2.2.3. Hoạt động đấu thầu cần tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc công bằng, cạnh tranh, minh bạch và công khai: ........................................................................................ 123 2.2.2.4. Củng cố và tăng cường hệ thống thông tin liên quan đến đấu thầu: ....... 124 2.2.2.5. Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý đấu thầu của nhà nước: .................. 124 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 125 PHỤ LỤC ...................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftailieutonghop112430_3354.pdf
Luận văn liên quan