Luận văn Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật dạ ngân

Mặt khác, ở tản văn, chị đã có nhiều trang viết mượt mà, đẫm chất thơ. Phải chăng, khi viết về quê hương, về những cảnh sắc quê nhà, về những sản vật bình dị của một miền quê, chính cảm xúc từ trong sâu thẳm tâm hồn đã dẫn dắt ngòi bút của Dạ Ngân trải nhẹ tênh, thênh thang trên tác phẩm? Không chỉ ở tản văn, truyện ngắn và tiểu thuyết của chị cũng đã có những trang tràn đầy thơ mộng. Với một số lượng tác phẩm không nhỏ trong suốt hai mươi lăm năm cầm bút, Dạ Ngân cũng có những thành công trên bình diện phương thức tự sự. Từ những cảnh ngộ, tình huống trong cuộc đời mà chị đã quan sát hoặc trải qua, Dạ Ngân đã khéo sáng tạo nên những tình huống trong tác phẩm của mình, và sắc sảo trong khắc hoạ nhân vật. Để một cô Tư Ràng ung dung, thư thái, quyền uy trong Miệt vườn xa lắm vẫn tiếp tục là một cô Tư Ràng quyền uy, mạnh mẽ trong Gia đình bé mọn.

pdf168 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2040 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật dạ ngân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ười thương. Và đương nhiên, những người con trai ấy đã lỡ hẹn để hoa nát dưới gót giày và xuân cũng cạn theo”[62, 185]. Ngôn ngữ văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân, ngoài tính chất tự sự, chính luận, còn có một nét đặc sắc khác, đó là tính chất trữ tình. Ở truyện ngắn Ngọn nến phập phồng, đã có đoạn tác giả viết rất dạt dào tình cảm: “ Có một ngọn nến nhỏ trước mặt tôi, ngọn nến rất trắng đang cho tôi ánh sáng phập phồng của lòng trắc ẩn. Tôi không thể rời bàn tay vun đắp ra khỏi nó được, chỉ vì nó phải cháy lên cho cuộc đời nó và cho cả phần đời của tôi nữa “ [ 56, 166 ]. Và rồi, cả trong tản văn, cũng xuất hiện những đoạn đậm tính trữ tình, như trong Cây so đũa: Bông so đũa hình lưỡi hái, hình vành trăng khuyết, nó không hương sắc nhưng đáy nhụy đầy mật, đặc biệt màu trắng của nó trông thật gợi cảm, hiền lành . Bông xuất hiện thành chùm, nội trong tuần là đời hoa kết thúc và trái hình thành, suông dài xanh rợn như những chiếc đũa giắt trong ống trời rập rờn gió bấc.” [ 57, 52]. Dạ Ngân đã tinh tế khi nhận ra rằng: Sự gợi cảm, vẻ hiền lành của bông so đũa trắng; để rồi sau đó, khi đã là trái, nó như những chiếc đũa trong ống trời. Sức tưởng tượng của nhà văn đã dệt nên những ngôn từ giàu màu sắc, thanh điệu, tràn cảm xúc. Điểm qua như thế để thấy rằng: ngôn ngữ văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân là một sự hài hoà giữa, đan xen giữa tự sự, trữ tình, chính luận. Chính sự đa dạng như thế, đã tạo nét riêng trong sáng tác của chị, thu hút bạn đọc tìm đến tác phẩm của chị. 3.2. Chất Nam Bộ đậm đặc trong lời văn nghệ thuật Dạ Ngân Nói chung, sáng tác của các nhà văn Nam Bộ đều đậm chất Nam Bộ. Trường hợp Dạ Ngân cũng thế. Là một nhà văn nữ giàu cá tính, nặng lòng với quê hương, Dạ Ngân, đã tạo nên trong văn xuôi của chị một sắc thái riêng. Đó là phong vị vùng miền trong cách gọi tên người, sự vật; trong cách khai thác vốn từ ngữ địa phương, sử dụng thành ngữ; cách diễn đạt giàu tính khẩu ngữ. 3.2.1. Cách gọi tên người, sự vật (đại từ, danh từ đậm sắc thái địa phương) theo thói quen, nghi thức lời nói của cư dân vùng quê Nam Bộ Người Nam Bộ, quen lối gọi tên kèm theo thứ đứng trước. Lời văn nghệ thuật trong các tác phẩm của Dạ Ngân, vẫn luôn có cách gọi như vậy: cô Tư Ràng, chú Tư Thọ, Hai Khâm trong tiểu thuyết Gia đình bé mọn; chị Ba Niệm, chị Tư Khanh, chị Bảy Nghĩa trong truyện vừa Miệt vườn xa lắm; Tư Tầm, Năm Gấm trong truyện ngắn Gặp ở Giáp nướcÚt Điệp, Hai Hoành trong truyện ngắn Chiếc ban công trống; Má Ba Phối, Tư Ruộng trong truyện ngắn Đường dây một người Cách gọi ấy, vừa thân mật, gần gũi với người Nam Bộ; lại không phân biệt chức vụ, sang hèn. Không chỉ có cách gọi tên người, cách gọi tên sự vật cũng mang đậm chất Nam Bộ. Đó là những thẻo bờ, bông điên điển, dừa nước, nga nghễ, tâm mức, rượng đáy, gió chướng, đặt lú, lục bình, trong tập tản văn Lục bình mải miết. Đó là lẹ chưn, đầu ngàn với hậu vườn, giang đồng, biền nhà, dớn, choại, ở tập tản văn Phố của làng. Đó là gương mặt nám đùm nám đề, mái tóc còi chỉ còn nhúm bùi nhùi sau ót, tàu dừa nước úa xàu quắt queo trước giông gió cuộc đời trong truyện ngắn Một khúc sôngĐó còn là đất doi mà con bầy, như cái nùi giẻ, cái cà ràng bằng đất nung trong truyện ngắn Muỗi mía. Có thể nói gì về cách gọi tên người, sự vật mang đậm chất Nam Bộ trong những sáng tác của Dạ Ngân? Trước hết, chị là một người con của quê hương Nam Bộ. Bát cơm chị ăn, quê nhà chị lớn, cảnh sắc chị ngắm nhìn, tâm trạng chị từng trải, tất cả, từ xứ sở quê hương. Dẫu có mười lăm năm sống cùng chồng trên đất Bắc, thì tâm hồn chị, trái tim chị vẫn là của miệt vườn. chị vẫn luôn tự hào về điều đó, và gởi gắm điều đó trong những tác phẩm của mình. 3.2.2. Việc sử dụng từ láy, thành ngữ, điệp ngữ: 3.2.2.1. Việc sử dụng từ láy: Nhà văn nữ của chúng ta đã sử dụng rất nhiều từ láy trong những sáng tác của mình, ở mọi thể loại. Ở truyện ngắn Đừng nói điều ơn nghĩa trong tập Quãng đời ấm áp, với 18 trang sách, đã có đến 208 từ láy. Các từ láy ấy lại rất khác nhau, ít có sự lặp lại, và phần lớn là những tính từ, động từ( 198 từ); chỉ có một tỉ lệ nhỏ danh từ( 10 từ ). Ở một truyện ngắn khác, Hôm ấy trời đẹp lắm, trong tập Nước nguồn xuôi mãi, với 11 trang sách, cũng đã có đến 82 từ láy, trong đó, tính từ và động từ vẫn chiếm phần lớn( 71 từ ), còn lại là danh từ ( 11 từ ). Ngay cả trong tiểu thuyết Gia đình bé mọn, mật độ từ láy xuất hiện cũng rất dày. Chương 11 là tiêu biểu. Với 16 trang sách, đã có đến 109 từ láy. Những từ láy ấy, vẫn rất khác nhau, và hầu như ít có sự lặp lại. Theo Hoàng Tuệ, Diệp Quang Ban: “ Láy của tiếng Việt phải được hiểu là “ sự hoà phối ngữ âm có tác dụng biểu trưng hoá”(Hoàng Tuệ), tức là tạo ra được một thứ ý nghĩa biểu trưng, ý nghĩa “ ấn tượng”[4, 52]. “ Láy không phải là sự lặp lại âm thanh một cách nguyên vẹn, mà là sự lặp lại âm thanh có biến đổi và có tác dụng tạo nghĩa biểu trưng. Sự biến đổi âm thanh ở hiện tượng láy là sự biến đổi đều đặn tạo thành những quy tắc hoà phối ngữ âm khá chặt chẽ”[ 4, 56]. “ Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng. Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc, thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh,”[ 67, 42]. Chương 11 của tiểu thuyết Gia đình bé mọn, chương viết về chuyến ra Hà Nội của cô nhà văn Tiệp để gặp người yêu Đính, với những cảm nhận ban đầu của một người con Miền Nam trước cảnh và người Hà Nội những năm đất nước mới vừa ra khỏi cuộc chiến tranh, những sắc thái biểu cảm rõ rệt, nhấn mạnh, đã được nhà văn sử dụng tối đa, với việc dùng những từ láy sắc thái hoá và từ láy cách điệu. Nhâng nháo, ngất ngây, ngẩn ngơ, trắc trở, khắc khổ, kham khó, buồn buồn, bải hoải, bủn rủn, vật vã, lì lợm, ngầy ngà, tình tứ, thê thảm, giả lả, ầm ĩ, nhăn nhólà những minh chứng. Sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng trong từ láy đã tạo những sự du dương, êm tai cho nhiều đoạn trong tác phẩm, trong đó có cả truyện ngắn và tản văn. Ở truyện ngắn Hôm ấy trời đẹp lắm, Dạ Ngân đã có những đoạn văn nên thơ với nhiều từ láy được sử dụng. “ Anh đứng tư lự bên hậu vườn hương hoả nhà mình, tầm mắt luôn hướng về phía đó trong nhiều ngày qua. Trìu mến với tất cả. Thật sự có ý nghĩa mấy từ nghỉ ngơi, nhau rún, cội nguồn. Anh không tìm thấy cái bờ ngàn, con kinh thủy lợi đã xẻ đôi cánh đồng của ký ức anh. Ngày xưa mùa này đồng ruộng thông thống, hậu vườn của anh nhiều dừa còn hậu vườn của người ấy nhiều tre, khoảng giữa là rơm rạ sáng rộm lên và chỉ vướng cái bờ ngàn lúp xúp cỏ ống làm ranh giới lãnh thổ của cư dân hai bên”[ 53,252]. Và “ Cái bờ kinh đã nhấn chìm cái bờ ngàn thương nhớ của anh xuống bên dưới nó. Không còn biết đâu là đâu. Bông so đũa trăng trắng đong đưa và nước đang lên óc ách mép bờ. Anh tần ngần hồi lâu, nắng sớm như có mật ong, gió chướng có mùi nước bạc nhưng cái bờ ngàn mãi mãi không còn. Anh nghe thấy tiếng trâu ăn cỏ, tiếng dế gáy, tiếng chó sủa trong ngày trai tráng hai bên giang đồng ới nhau đi dặm chuột và Chuyến bay nửa vòng trái đất, tâm trạng bập bềnh hàng tuần liền khi đã đứng ngay trên quê cha đất tổ, khi tất cả các giác quan bỗng trở nên mẫn cảm một cách lạ lùng thì anh lại thấy rõ ràng hơn nỗi niềm thường nhật của mình, cái nỗi niềm không gì diễn tả đủ bằng mấy từ ly hương, xa xứ”[61, 254]. Từ láy được nhà văn sử dụng rất dày ở truyện ngắn này, trước hết, thể hiện sự phong phú về mặt ngôn từ cuả Dạ Ngân. Với vốn từ đa dạng, chị đã dễ dàng sáng tạo nên tác phẩm của mình. Từ láy là tính từ đã giúp chị diễn tả ngày một sâu sắc hơn tâm trạng của nhân vật: tự lự, tần ngần, bập bềnh lại có những từ láy làm rõ ý nghĩa cho những danh từ trước nó, như thông thống, lúp xúp, óc ách Câu văn nhờ thế, đa dạng hơn, chuyển tải sâu sắc hơn nội dung, dễ gây xúc động trong lòng bạn đọc. Ở tản văn Bóng dừa đằng xa, nhà văn cũng đã dẫn dắt người đọc đến với những đoạn văn giàu cảm xúc “ Càng đi xa bóng dừa, chúng tôi càng cảm thấy bơ vơ, thật sự cảm giác đất khách quê người, xa lạ và bí hiểm một cách không lường được. Như một đứa trẻ xa mẹ, luôn luôn thương nhớ và bất an, cứ bồn chồn và muốn khóc. Cho đến khi quay về, lúc này Tổ quốc đang ở ngay phía trước, chao ơi, xe vừa đi qua cột mốc, dừa ở đâu ra mà bạt ngàn, thướt tha, hồn hậu, thảo thơm, cảm giác như được về lại trong bụng mẹ, diệu kỳ”[60, 6]. Cũng với từ láy, Dạ Ngân đã dẫn dắt người đọc, mang tâm trạng bất an, lo âu khi rời xa quê hương, Tổ quốc. Để rồi tâm trạng ấy đã được xoá đi, nhạt nhoà dần, khi chị được nhìn thấy bóng dừa quê hương gần gũi, thân thương, tạo sự an tâm trong dạ. Ở một tản văn khác, chúng ta lại nghe những âm điệu du dương của những câu văn với khá nhiều từ láy, tản văn Mùa phượng cháy “ Khi phượng nhú bông thì nó càng đáng nể hơn, những chùm búp xanh non hăm hở như những cô cậu học trò trong tâm trạng thư thái nhất. Rồi không ai chú ý mấy nữa vì các cô cậu ấy còn bận bịu học ôn. Rồi bỗng dưng một ngày nhiều nắng tháng Năm, phượng ta bỗng tóe bùng một màu đỏ thắm, rập rờn, náo nức. Các nam thanh nữ tú bắt đầu thấy xao xuyến một cách vô cớ mà lạ kỳ, thế là mùa thi đã đến thật rồi, cũng có nghĩa là sau những ngày này sẽ có chia tay, người đỗ đạt, kẻ rớt lại, cái chính là tuổi công dân đã thật sự bắt đầu và phía sau là một quãng học trò thần tiên không bao giờ có lại được nữa”[60, 66]. Từ láy dưới bàn tay sắp xếp của Dạ Ngân, đã phát huy rất hiệu quả tác dụng của nó. Đó là những tâm trạng hăm hở, thư thái, náo nức, xao xuyến của phượng mà cũng là của những cô cậu nam nữ học trò vào những mùa thi. Đó còn là những rung động mạnh mẽ của những giờ chia tay, khi những nam thanh nữ tú sắp để lại sau lưng quãng đời thơ mộng của thời cắp sách. Từ láy trong các sáng tác của Dạ Ngân phong phú và đa dạng, phần lớn thuộc từ láy sắc thái hoá( Là từ láy mà trong đó phần gốc còn đủ rõ nghĩa và chi phối nghĩa cơ sở của toàn bộ từ láy) , và từ láy cách điệu( Là từ láy không chứa bộ phận còn đủ rõ nghĩa từ vựng) , đã góp phần tạo nên những âm điệu du dương trong những trang viết của chị. Và cũng chính những từ ấy, khi có mặt, đã dễ dàng tạo nên chất thơ trong những sáng tác của nhà văn. 3.2.2.2. Việc sử dụng điệp ngữ: Nhiều truyện ngắn của Dạ Ngân đã hiện diện điệp từ. Truyện ngắn Một khúc sông, với điệp từ đương nhiên, được nhiều lần lặp lại. Cái sự đương nhiên ấy thuộc về Lộc, con trai của một vị chủ tịch huyện, nhưng đằng sau những từ đương nhiên ấy, là một sự ấm ức, một sự tức tối, một sự so sánh cho thân phận của những con người. “Lộc, con trai ngài chủ tịch đương kim quả là người của mọi sự đương nhiênMiếng vườn đương nhiên có hoa lợi, ngôi nhà tường to nhất xóm đương nhiên mọc lên và anh ta cũng đương nhiên thành ông chủ của Bời trong nhiều việc liên quan tới công xá”[52, 30]. Truyện ngắn Cõi nhà cũng đã xuất hiện những điệp từ. Cũng với mạch tâm trạng canh cánh lo cho con của một người phụ nữ, trước những thay đổi về tâm lý của con trai mình, chị đã viết: “Nó, đại biểu hồn nhiên và ưu tú của thế hệ cứ muốn phắt sướng, lớn lên phải phắt giàu hoặc phắt thành lãnh đạo. Giờ thì cứ phắt nổi điên!”[52, 94–95]. Người đọc cũng dễ dàng nhận thấy những điệp từ khác xuất hiện trong truyện ngắn Nàng ở đâu ra, điệp từ hạnh phúc. “ Nàng đã mơ hồ hiểu rằng hạnh phúc là phải sống cho người khác, là phải biết hy sinh cho đại gia đình mà nàng, dù bé tí cũng phải cảm thấy tự hào mà vun vénHạnh phúc, đó là lúc bà nội ngồi lùi sau mâm cơm tối bên ngọn đèn dầu vừa và trầu vừa tỉ tê bài giảng về công đức của tổ tiên và người ông quá cố đã để lại cho con cháuHạnh phúc, cái kén ấy thật kỳ diệu cho tuổi thơ nàng”[ 56, 88]. Tiểu thuyết Gia đình bé mọn cũng đã có những trang viết nhấn mạnh ý, thể hiện cảm xúc mạnh mẽ của nhân vật chính, nữ nhà văn Tiệp. Chương 2 của tác phẩm đã có điệp từ goá. Dạ Ngân đã làm người đọc khó quên cảnh goá bụa của những người phụ nữ trong gia đình mình khi chị viết: “ Vòng vây của nàng là những bà goá, cô goá, má goá, chị goá, cô em út cũng goá, bốn bức tường gương mà nếu nàng soi vào thì nàng phải lập tức quên tuổi trẻ và khát vọng của mình đi để nhớ rằng không thể so sánh nỗi bất hạnh nào với nỗi bất hạnh của những người goá bụa”[59, 22]. Một sự nhấn mạnh khác, nhấn mạnh về những khuôn phép mà cô Tư Ràng dạy cho Tiệp từ những ngày chị còn thơ ấu. Điều ấy đã ăn sâu, thật sâu vào ký ức của chị. “Từ hồi con Tám Tiệp đèo đẹt biết tự tay gài nút áo và chải đầu thì đã phải thuộc lòng những bài học về sự đàng hoàng của thủ lĩnh Tư Ràng. Con gái con lứa nhớ sáng ra việc đầu tiên là phải cầm lược chải gỡ đàng hoàng; người lớn có gọi có bảo phải dạ thưa cho đàng hoàng, khi trả lời phải đứng ngay ngắn lại nhìn thẳng vào người hỏi để nói năng cho đàng hoàngTrong giáo trình của cô Ràng và người thừa nhiệm mẫn cán Hai Hoài thì Danh dự là đàng hoàng, mà đàng hoàng là thể diện, thể diện là tốt khoe, xấu che”[59, 79–80]. Ở những trang văn khác trong Gia đình bé mọn, lại là những nỗi niềm cảm xúc của Tiệp khi hồi tưởng một quãng đời đẹp đẽ lúc ở Cứ. “ Ông( Chú Tư Thọ) là thủ trưởng trực tiếp của Tiệp, hai chú cháu có năm năm bên n hau ở Cứ, đã chia sẻ với nhau từng thước đường kênh rạch, chia nhau từng đêm trăng sao, chia nhau từng bài hát từng bài thơ trên đài qua cái radio Nhật nhỏ như quyển vở để trên sạp xuồng, chia nhau cả những lần hụt chết, như cha con, như thầy trò, như bạn bè, như mọi người tri kỷ yêu dấu nhau”[59, 112]. Người đọc cũng dễ dàng tìm thấy những điệp từ, điệp ngữ khác trong các tản văn của Dạ Ngân. Ở tản văn Một người cha thì như thế nào, Chị đã nhấn mạnh mặt này để nhằm mục đích chỉ ra sự thiếu thốn của mặt kia “Tuổi thơ tôi có tất cả, chỉ thiếu một người. Tôi có ông nội quắc thước và mẫu mựcTôi có bà nội hát bội rất hay và biết làm nhiều thứ bánh ngon. Tôi có bà má nhẫn nại bền gan mà lại có thêm người cô út trí tuệ, can cường. sáng rỡ. Tôi có chị có anh và có mảnh vườn quanh năm cây lành trái ngọt, không phải thèm khát thứ gì. Tôi chỉ khát thèm mùi mồ hôi của cha, đôi bàn tay cha, sự ân cần của cha, tất cả, những thứ mà tôi không thể tìm thấy ở ông nội hay anh trai của mình”[63, 78–79]. Ở tản văn Tuổi thơ của mỗi người, ta cũng sẽ bắt gặp những điệp ngữ nhấn mạnh những trải nghiệm của nhà văn “Thế nhưng khi ta đi nhiều, biết nhiều và suy ngẫm nhiều thì ta mới vỡ lẽ, càng rộng dài thiên lý đất trời càng trập trùng, càng tiếp xúc càng thấy con người trúc trắc, càng khám phá càng thấy thế gian thật bí ẩn” [52, 122]. Quả tình là, Dạ Ngân đã khéo sử dụng những điệp từ, điệp ngữ để nhấn mạnh những cảm xúc của mình, làm nổi bật ý mà mình muốn gởi gắm trong tác phẩm. Người đọc khó quên những bài học đầu đời mà Tiệp được dạy dỗ bởi cô Tư Ràng. Người đọc cũng không thể nào quên cảnh goá bụa của những người phụ nữ trong gia đình chị. Và còn nữa, những cảnh xếp hàng của người Hà Nội, cùng bao điều khó quên khác khi những tác phẩm của chị đến với bạn đọc, do chị đã sử dụng đúng nơi, đúng chỗ điệp ngữ, điệp từ. 3.2.2.3. Thành ngữ Nam Bộ cũng được Dạ Ngân sử dụng nhiều Hiểu một cách đơn giản nhất, thì “Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao” [67, 144]. Trong các sáng tác của mình, Dạ ngân đã sử dụng nhiều thành ngữ. Gia đình bé mọn đã xuất hiện những thành ngữ: cơm lành canh ngọt, đứng núi này trông núi nọ, trống đánh xuôi kèn thổi ngược, chạy trời không khỏi nắng, góc biển chân trời, trói gà không chặt, trốn chúa lộn chồng, quân lệnh như sơn, ngàn cân treo sợi tóc, ăn tươi nuốt sống, cơm thừa canh cặn, rổ rá cạp lại, thân cô thế cô. Đã có 14 thành ngữ được sử dụng ở đây. Trong đó, có những thành ngữ để chỉ về mối quan hệ vợ chồng (cơm lành canh ngọt, trốn chúa lộn chồng, rổ rá cạp lại), cùng những thành ngữ dạng khác. Những thành ngữ được nhà văn sử dụng, vừa hàm súc, ngắn gọn, lại rất giàu hình ảnh, mang tính biểu cảm cao. Thành ngữ được sử dụng đúng chỗ, đã phát huy hiệu quả của nó, làm bật được ý của đoạn văn, câu văn, làm tăng sức biểu cảm của tác phẩm. Ở tập Nhìn từ phía khác, nhà văn cũng đã sử dụng nhiều thành ngữ, nào là tay hòm chìa khoá, cạn tàu ráo máng, ngàn cân treo sợi tóc, lên bờ xuống ruộng, Với phép chuyển nghĩa ẩn dụ, so sánh, thành ngữ đã làm tăng tính biểu cảm của đoạn văn, những câu văn của Dạ Ngân, nhờ thế, được nhấn mạnh thêm, tăng hiệu quả tác động đến người đọc. 3.2.3. Cách diễn đạt giàu chất khẩu ngữ – văn nói mang truyền thống ngôn ngữ văn chương Nam Bộ Từ xưa, truyện thơ của các nhà thơ miền ngoài như Nguyễn Du, Phạm Thái, Nguyễn Huy Tự, thường có vẻ đẹp của truyện đọc, thơ ngâm; truyện thơ của các tác giả miền trong mà tiêu biểu là Nguyễn Đình Chiểu lại mang vẻ đẹp khác vẻ đẹp của thơ kể, văn nói. Sau này, sự khác biệt đó trong văn chương có thu hẹp đi. Song trong sáng tác văn chương của các tác giả Nam Bộ hiện đại vẫn lưu lại nhiều dấu vết thơ kể, văn nói của truyền thống quê hương. Từ góc độ ngôn từ có thể thấy trong tác phẩm của Dạ Ngân một số dấu vết của truyện kể, văn nói như thế. 3.2.3.1. Lời của những nhân vật trong tác phẩm của Dạ Ngân giàu chất khẩu ngữ Là người con của miệt vườn Nam Bộ, Dạ Ngân luôn nhớ về mảnh đất mình đã được sinh ra và lớn lên. Chị luôn tự hào mình là một cô gái miệt vườn. Trên mảnh đất ấy, bao người thân yêu quanh chị, trong mái nhà với nhiều người phụ nữ goá bụa, với xóm làng, với thân tộc, với những người cùng chung một chiến hào, và cả những con người của bên kia chiến tuyến. Tất cả những sự gặp gỡ đó, đã để lại trong chị nhiều dấu ấn, khó phai. Trong đó, có lời lẽ của mỗi người. Chị đã lặng lẽ quan sát họ, lắng nghe họ, cùng sống với họ, cùng buồn vui trăn trở bên họ. Để những nhân vật trong các tác phẩm của chị nên vóc nên hình. Và cũng thật tự nhiên, nó đậm đà lời của những con người Nam Bộ. Làm sao có thể quên lời chị Liệt dặn dò trước khi chị hướng dẫn đồng chí mình qua lộ: “ Bà con đồng chí mình nhớ cho, khi áp lộ, phải đi nhón chân trong nước, đi kiểu ba lê này nàyNói là nói vậy chứ đây là lộ liên tỉnh, lộ Bốn mới gay, ở đây tụi bảo an vừa nhát vừa làm biếng, rất ít khi đi phục nên cung đường này ít tổn thất nhất”[56, 72–73]. Ở một truyện ngắn khác, Câu chuyện nhiều năm, lại là những lời thoại đậm phong cách khẩu ngữ Nam Bộ: “ Người nhà Việt cộng hả, rõ ràng hồi nãy có người từ đây chạy xuống mí vườn!”. Bà má đứng giữa toán lính xanh môi xanh miệng nhưng cố vung tay làm già: “ Ngồi trên trực thăng cái gì cũng thành Việt cộng! Hai đứa nhỏ này, đã biểu về đồng dặm lúa rải phân tới chiều, có ở đêm được đâu mà quần quần áo áo đồ ăn thức uống lùm xùm. Vìa nhà, biết tay tao!”. “ Bà già xạo! Rõ ràng mấy thứ này để tiếp tế cho Việt cộng đây!”. “ Nếu đồ tiếp tế thì để dưới ghe chứ đem lên đồng dây chi, mấy chú!”[49, 22]. Tiểu thuyết Gia đình bé mọn cũng đã có những đoạn văn, câu văn giàu chất khẩu ngữ. “ Giọng cô Ràng gay gắt: - Kêu trời thì giải quyết được cái gì chị Ba? Em đã mời chị lên xúm vô giác đác khuyên bảo thêm cho nó mà chị đâu có chịu. Còn nói như con Hoài, Tư cũng thấy nghịch nhĩ lắm. Gì thì gì cũng phải nghĩ tới cái danh dự, thử nghĩ coi ông bây, ba bây, cô bây đây không xả thân ra thì liệu tụi bây có được n hư ngày hôm nay không?”[59, 23]. Ngôn ngữ văn chương Nam Bộ đã có những nét riêng, phản ánh những cảnh và người Nam Bộ. Ngôn ngữ trong sáng tác của Dạ Ngân cũng đã rất gần gũi với những phong tục tập quán của mảnh đất Nam Bộ, với những cách nói năng suy nghĩ của con người Miền Nam, những người luôn quanh chị, cùng sống, cùng làm lụng, cùng chịu nhiều mất mát đau thương như chị. Chính vì thế, dẫu sau này, khi đã có 15 năm sống tại Hà Nội, thì trong lời văn nghệ thuật mà chị sáng tác , vẫn mang hơi hướng của mảnh đất chị sinh ra, lớn lên, với bao buồn vui, kỷ niệm. Miệt vườn Nam Bộ máu thịt ấy, chắc chắn vẫn sẽ còn trên những trang viết của chị dài lâu. Và cũng nhờ thế, bạn đọc vẫn tìm thấy những nét riêng của Dạ Ngân ở chính những đóng góp cho đời của chị, bằng những tác phẩm văn xuôi nghệ thuật của mình. 3.2.3.2. Diễn ngôn của người kể chuyện và của cái tôi trữ tình trong sáng tác của Dạ Ngân có nét tự nhiên - Diễn ngôn của người kể chuyện trong truyện ngắn, tiểu thuyết của Dạ Ngân có vẻ tự nhiên, ít trau chuốt. Ở truyện ngắn Thi vi cuộc đời, đã có nhiều đoạn, người kể chuyện dẫn dắt mạch truyện một cách bình dị, không trau chuốt. Lời dẫn chuyện có thể là “Đám nhậu nhìn ra, cùng reo lên, ồn ào mời Tâm nhập bọn”, “Tâm ngồi sà xuống mâm nhậu, lấy đôi đũa của ai đó, gắp miếng thịt rắn bỏ vô miệng nhai ngon lành”; “ Chị sẽ đi. Người ta sinh ra cái miệng không phải chỉ để ăn, để nói mà còn để kêu, và đôi chân không chỉ để làm lụng, rong chơi, mà còn để đến những nơi cần đến!” [49, 80 – 81 – 93]. Cứ thế, lời dẫn chuyện vẫn cứ như lời nói thường ngày, những ngôn từ bình dân, giản dị. Với Dạ Ngân là thế, ít trau chuốt. Có lẽ, chị chỉ trau chuốt cho lời dẫn của mình khi thật sự cần. Lại một truyện ngắn khác, Người của mỗi người, phản ánh mặt trái của những gia đình, khi con dâu coi mẹ chồng chỉ là một thứ “đồ ăn hại”. Lời dẫn cũng thật trần trụi, giống tình huống dẫn tới một kết cuộc khó có thể khác hơn. “Con mèo bỗng thành cái bia để họ nhắm bắn nhau, hạ sát nhau và mặc cho bà mẹ can gián, trong trớn giật điên cuồng, nàng dâu giật con tam thể trong tay con gái, dụng hết công lực như vận động viên ném nó vào tường trong tiếng kêu thất thanh của đứa trẻ. Cùng tiếng tru hể hả: Chết đi, đồ ăn hại, chết bớt đi!” [51, 56]. Phải chăng, chính từ đời sống khó khăn, đã khiến con dâu có thái độ, lời lẽ bóng gió với mẹ chồng. Hay đây lại là sự đảo lộn trật tự của nền nếp gia phong, mà nhà văn muốn gióng lên hồi cảnh báo. Hài kịch cuối đời là một truyện ngắn khác của Dạ Ngân. Ở đó, diễn ngôn của người kể chuyện đã mang ít nhiều “dấm ớt”, hình ảnh của một người cán bộ nhàn rỗi, vô tích sự nhưng vẫn là người có quyền ăn nói trước mọi người dưới ngòi bút của nhà văn như dự báo một hành động không hay “Khi ấy ông ngồi vặt râu trong cuộc họp với một cơ quan hành chính đang mắc căn bệnh thời đại là đấu tranh nội bộ, mà ông phải nói lên tiếng nói phân giải cuối cùng của nhà tổ chức, bỗng nghe người rùng xuống bần thần như trúng gió và hình ảnh mà ông vụt loé lên sắt nét, nhói đau rồi biến nhanh như một tia chớp” [52, 136]. Ở Cùng trời cuối đất, Dạ Ngân đã viết: “Gã ta cũng không khéo chọn chỗ để trốn chạy lắm đây. Không khí mùa khô đất Tây Nam dễ chịu. Đã nghe thấy hơi núi giác chiều, trời sẫm đỏ thứ hoàng hôn mà gã từng viết Thật đáng mặt cái thứ hoàng hôn cuối trời của gã!” [61, 240]. Cách gọi nhân vật của mình cũng đã là một sự bỗ bã; cách nhìn về nơi đến của nhân vật, cùng với cách gọi một hành động của nhân vật đã giúp người đọc nhận ra: Lời người dẫn truyện như chẳng có một sự trau chuốt nào, nó tự nhiên vào mạch truyện. Gia đình bé mọn cũng với lối diễn ngôn của người kể chuyện mang đậm mùi vị “dấm ớt”. Ý thức luôn phán xét của một người viết văn, nhìn sự việc ở cả hai mặt của nó, đã dẫn dắt Dạ Ngân viết lên những dòng “Công việc hàng tuần của chồng nàng là chạy sang mấy cái ngành lính – lúa – lương để lấy số liệu gọi là tiến độ trong tuần, ngoài ra còn phải tập tọng viết diễn văn cho mấy ông lãnh đạo đi hỡi hỡi ở các cuộc mít tinh và tổng kết” Sự gian khổ, lận đận, sự vất vả, lo toan, sự đắng cay, đau khổ như dồn nén lại, để người dẫn truyện viết nên “Bất chấp những nguyên do nổi chìm thế nào, cuối cùng họ vẫn đến, những ông nhũng bà đằng đằng sát khí ấy vẫn đến, như cơn bão đã hình thành thì chỉ còn nước ngồi đợi xem sức gió của nó thuộc cấp mấy” [59, 190]. Nhưng dầu nhũng xúc động mãnh liệt, thì lời dẫn vẫn là những lời tự nhiên, không thấy dấu dụng công. - Cũng như thế, trong diễn ngôn của cái tôi trữ tình ở tản văn Dạ Ngân ít thấy sự làm duyên, làm đẹp lộ liễu, mà thấy nét đẹp mộc, tự nhiên, hầu như không điểm trang son phấn, nghĩ sao nói vậy. Dạ Ngân đã viết nhiều tản văn. Trong số đó, không ít tản văn mang đậm cá tính cùng những tình cảm sâu nặng của chị, về quê hương, về những cảnh sắc, về những hương vị, về những con người chị đã từng gặp, từng làm việc, từng chung một chiến hào. Hãy đọc những dòng chị viết trong Nơi tận cùng bờ cõi “Cầu Tháng Giêng Bảy Chín ban đêm trông uy nghi hơn nhiều sau giờ đóng cửa khẩu Một cây số rộng phía bờ bắc là đường biên, thật rạch ròi của ý nghĩa bờ và cõi, thả chân chầm chậm trên chiếc cầu quan trọng ngang với Kỳ Lừa chót vót ở Lạng Sơn, hẳn ai cũng sẽ thấy tâm hồn tràn ngập nỗi niềm thế sự” [55,20]. Là một người đã từng đi qua chiến tranh, hiểu những nỗi khổ của chiến tranh, chị yêu quý Tổ quốc, quý trọng từng tấc đất quê hương một cách chân tình, mộc mạc. Hãy đọc lại tản văn Tết miệt vườn của Dạ Ngân để thấy chị có cái duyên lôi cuốn người đọc đến với những trang viết của mình: “Vâng, không khí bắt đầu từ những gốc mai ấy đấy. Khoảng giữa tháng chạp là người ta dứt lá cho mai và sau đó, con người bỗng đọc thấy giữa những cành nhánh trơ trụi của nó có cái gì trọng đại sắp bắt đầu” [55, 74]. Cái duyên ấy, đến tự nhiên như mạch nghĩ suy và tấm lòng của chị đối với Tết quê nhà. Ánh đuốc tuổi thơ, một tản văn khác của chị, cũng có lối dẫn chuyện tự nhiên mà hợp lý đến vậy. Đi từ sản vật mộc mạc đến tình người, đơn sơ mà gần gũi, bình dị mà không kém nên thơ. “Xứ này là dừa nhiều lắm, nhiều vô kể. Có lẽ vậy mà người trong ấp xóm rất hay đi lại với nhau. Đi để củng cố tình giao hảo láng giềng. Đi để chia sẻ nổi niềm mà ngày thường chỉ có thể trò chuyện với cây cối hiu quạnh, đi để đánh lên trong đêm ánh đuốc lá dừa làm át đi ánh sáng của lũ đom đóm và bóng tối u hoài bên sông Cái”[57, 36]. Có khi, lại là lời gợi mở để người đọc hình dung về những sản phẩm rất lâu đời của quê hương, mang dáng dấp của văn hoá cội nguồn, nếu một lúc nào đó thiếu vắng. Đó cũng là những diễn ngôn của cái tôi trữ tình ở tản văn của Dạ Ngân, không nhiều lời, nhưng đằng sau đó, là đau đáu một nỗi niềm về chiếc nón lá bình dị của dân tộc, ở tản văn Tôi thèm nón lá “Thử hình dung, trên một thửa ruộng hay trên một dòng sông vào một ngày nào đó ta bỗng dung không nhìn thấy bóng dáng chiếc nón lá đâu nữa. Cùng với chiếc áo dài, chiếc nón lá là hiện thân của người phụ nữ Việt” [60, 26]. Ở tản văn Gánh hàng hoa, diễn ngôn của cái tôi trữ tình trong tản văn này vẫn đẹp tự nhiên như vậy. Không nhiều lời, không làm duyên làm dáng, nhưng người đọc vẫn có thể hình dung trong tâm trí mình vẻ đẹp nguyên sơ của hoa ở Tây Hồ. Vẻ tươi tắn của hoa mạn Hồ Tây được Dạ Ngân chuyển tải đến bạn đọc một cách chân chất, nhưng hết sức ấn tượng “Thích nhất vẫn là những nhánh hoa trên xe đạp của các cô hay bán dạo quanh Tây Hồ. Hoa này mới đích thị là hoa gốc, hoa din của đất làng hoa. Chúng tươi ròng ròng, tươi đến độ không chút khả nghi về phẩm hạnh tươi của chúng. Bó nào và loại nào cũng tươi tắn dâng hiến như nhau” [62, 230 – 231]. Cùng một lối viết như thế, Dạ Ngân còn có Những bông hồng cổ, Hoa xoan lớp lớp, hay gần gũi với nó, là Mùa bông tràm, Ô môi đang mùa Diễn ngôn của cái tôi trữ tình trong tản văn Dạ Ngân tiếp tục là nỗi niềm khắc khoải khi nghĩ về những kỳ nhân, những người làm nên giá trị tinh thần cho Sài Gòn, như móng của một toà nhà, ở tản văn Khoảng trống kỳ nhân viết về nhà văn Sơn Nam. Diễn ngôn ấy, nhìn ở bề sâu, nhìn ở bề xa “Móng nhà không là thứ lộ thiên Nhưng không có cái móng âm thầm ấy thì đã không có một toà nhà” [63, 39]. Có thể nói, với những sáng tác của mình, Dạ Ngân đã có lối diễn đạt giáu chất khẩu ngữ - văn nói mang truyền thống ngôn ngữ văn chương Nam Bộ. Văn chị mang hơi hướng lời nói thường ngày nhưng vẫn ẩn chứa những phát hiện những nét bản chất của mối quan hệ nhân sinh. Người đọc còn tìm đến những sáng tác của chị bởi cái duyên ngầm của những diễn ngôn của người kể chuyện trong truyện, của cái tôi trữ tình trong những tản văn chị đã mang đến cho đời. Ngẫm cho cùng, sự giản dị trong diễn đạt, dẫu trong văn chương, vẫn dễ đi vào lòng người, để văn của chị vẫn còn đọng mãi trong lòng bạn đọc. KẾT LUẬN 4.1. Những trải nghiệm của cuộc đời của một người phụ nữ đã là chất men nồng để Dạ Ngân đến với những cảm hứng trong sáng tạo nghệ thuật, để từng trang văn của chị ra đời. Những trải nghiệm ấy, phong phú, đa dạng, để những cảm hứng trong sáng tác của chị cũng nhiều vẻ như chính cuộc đời của nhà văn. Một Dạ Ngân của cái hôm qua và cái hôm nay. Một Dạ Ngân đã nhìn cuộc sống ở nhiều góc cạnh: Những nét đẹp vẫn luôn ẩn chìm và hiện hữu ở tâm hồn con người cả trong và sau chiến tranh, lẫn những mặt còn khuất tất của những con người thời hậu chiến, và cả những niềm tin của một đời sống tâm linh vẫn luôn đang hiện diện. Trên tất cả, những sáng tác của Dạ Ngân vẫn là tiếng nói của lòng nhân hậu và niềm tin. Dẫu có chua cay, dẫu có những khi oán hận; có khi là lời tự trách, nhưng ở tầng sâu của những nỗi niềm mà nhà văn gởi gắm, vẫn tràn ngập những tiếng nói trân trọng, cảm thương cho thân phận con người; những con người trong chiến tranh, bước ra từ chiến tranh và trong muôn mặt đời thường. Những tiếng nói ấy cất lên từ ký ức không dễ mờ phai của Dạ Ngân, từ biết bao thao thức nghĩ suy về những nghịch cảnh và thân phận con người của chị. Trong những phận người ấy, thân phận người phụ nữ của ngày hôm qua và cả của ngày nay, vẫn còn bao điều nhà văn luôn suy tư, trăn trở. Cảm hứng nghệ thuật của chị còn là những nỗi niềm với quê hương. Bàng bạc trong các trang viết của chị, là một tình yêu quê hương sâu nặng. Những vẻ đẹp bình dị, mộc mạc của miệt vườn của miền Tây Nam Bộ, những hương vị của những sản vật dân dã mà sao quá đỗi đậm đà của quê hương, luôn thấp thoáng trong những truyện ngắn, truyện vừa của chị ngày xưa, và trở về tràn đầy trong những tản văn của chị gần đây. Trên nền của những cảnh sắc, hương vị ấy, vẫn là con người Nam Bộ với những cá tính riêng mang đậm bản sắc văn hoá của một vùng. 4.2. Nếu những cảm hứng nghệ thuật của Dạ Ngân đa diện, đa chiều, thì về mặt thể loại và phương thức tự sự, nhà văn đã có những nét riêng và đóng góp đáng kể. Chị đã có những sáng tạo ở nhiều thể loại: Từ những truyện ngắn ban đầu, đến tiểu thuyết, truyện vừa và những tản văn về sau. Bạn đọc cả nước nhớ đến Dạ Ngân bởi nhiều truyện ngắn của chị. Sự sắc sảo của Dạ Ngân trong cách nhìn về những cảnh ngộ của cuộc đời, về cách ứng xử của con người trước những tình huống bất ngờ, đã tạo cho những trang viết của chị luôn hấp dẫn người đọc. Không chỉ ở sự từng trải, Dạ Ngân đã có những nét riêng khi thể hiện những sáng tác của mình ở những phương thức khác nhau. Sự khắc họa tâm trạng nhân vật một cách sâu sắc, ấn tượng đã để lại những tác phẩm đọng mãi trong lòng người đọc. Đọc Gia đình bé mọn, người đọc không thể nào quên những cảm giác, cảm xúc của Tiệp trong tình yêu, cũng như tâm trạng dằn vặt của một người mẹ luôn mặc cảm không sống hết mình cho con. Những cảm giác, tâm trạng ấy được Dạ Ngân thể hiện trên những trang viết của mình một cách tinh tế, sâu sắc. Dấu vết cuộc đời của tác giả cũng đã được ghi lại những nét rất rõ trong sáng tác của nhà văn. Từ Miệt vườn xa lắm đến Gia đình bé mọn là một sự tiếp nối của cuộc đời chị, cũng là cuộc đời của cô Tiệp năm nào, giờ đã lớn lên; với bao hạnh phúc, với nhiều khổ đau. Nếu ngày xưa, một cô bé Tiệp vô tư, vô lự ở mảnh vườn của gia đình; thì nay, một cô Tiệp phải gồng mình chống lại bao điều tiếng, bao sự bủa vây, từ trong gia tộc, đến cơ quan, để đến với tình yêu thực sự của mình. Những chi tiết nghệ thuật trong sáng tác của chị được chị phác họa đơn sơ nhưng với tài năng, với cách quan sát tinh tế con người và sự việc, đã giúp Dạ Ngân làm nên những trang viết gây ấn tượng với bạn đọc. Mặt khác, ở tản văn, chị đã có nhiều trang viết mượt mà, đẫm chất thơ. Phải chăng, khi viết về quê hương, về những cảnh sắc quê nhà, về những sản vật bình dị của một miền quê, chính cảm xúc từ trong sâu thẳm tâm hồn đã dẫn dắt ngòi bút của Dạ Ngân trải nhẹ tênh, thênh thang trên tác phẩm? Không chỉ ở tản văn, truyện ngắn và tiểu thuyết của chị cũng đã có những trang tràn đầy thơ mộng. Với một số lượng tác phẩm không nhỏ trong suốt hai mươi lăm năm cầm bút, Dạ Ngân cũng có những thành công trên bình diện phương thức tự sự. Từ những cảnh ngộ, tình huống trong cuộc đời mà chị đã quan sát hoặc trải qua, Dạ Ngân đã khéo sáng tạo nên những tình huống trong tác phẩm của mình, và sắc sảo trong khắc hoạ nhân vật. Để một cô Tư Ràng ung dung, thư thái, quyền uy trong Miệt vườn xa lắm vẫn tiếp tục là một cô Tư Ràng quyền uy, mạnh mẽ trong Gia đình bé mọn. Ký ức ngày xưa luôn luôn hiện về trong cuộc sống ngày nay, để tác phẩm của Dạ Ngân vẫn là một dòng chảy đan cài giữa hiện thực và hoài niệm. Và đêm đêm, bên chiếc máy đánh chữ của mình, nhà văn vẫn cứ thủ thỉ với mình, để những lời thủ thỉ ấy, ngày sang ngày, đến được với công chúng, với bạn đọc yêu mến những trang văn của chị, để rồi bạn đọc cùng nghĩ suy, cùng buồn vui với chị. 4.3. Tài năng của Dạ Ngân, của một nhà văn nữ, đã được bạn đọc khẳng định. Tài năng ấy được thể hiện rõ ở những ngôn từ nghệ thuật mà Dạ Ngân đã viết nên. Những ngôn từ nghệ thuật ấy rất phong phú, đa dạng, tinh tế, diễn tả chính xác những cảnh, những hình, những cung bậc của tình cảm. Đã có một sự hài hoà giữa chất văn xuôi và chất thơ trong lời văn nghệ thuật của Dạ Ngân. Có thể ở đây là những lời văn đầy góc cạnh, thông tục; thì ở nơi khác, lời văn lại mang âm hưởng trữ tình, bay bổng, mượt mà. Chính sự hoà hợp tự nhiên giữa chất văn xuôi và chất thơ đã tạo nên sự đa dạng thẩm mỹ trong sáng tác của nhà văn. Ở tản văn, trong truyện ngắn, cả trong tiểu thuyết, nhiều trang văn của Dạ Ngân giàu chất thơ, và đó đây, thể hiện những suy tư, triết luận Lời văn nghệ thuật của Dạ Ngân còn là sự hài hoà giữa ngôn ngữ toàn dân và phương ngữ Nam Bộ; và còn là sự hài hoà giữa tự sự, trữ tình và chính luận. Bạn đọc cả nước dễ nhận ra chất Nam Bộ đậm đặc trong lời văn nghệ thuật của Dạ Ngân. Cách gọi tên người, sự vật với những đại từ, danh từ mang đậm sắc thái địa phương; cùng những lớp từ ngữ mang trầm tích văn hoá Nam bộ; với sự vận dụng những điệp ngữ, thành ngữ trong tác phẩm của mình, cách đặt câu, trình bày, diễn đạt giàu chất khẩu ngữ mang truyền thống ngôn ngữ văn chương Nam Bộ, những trang viết đã mang dấu ấn Dạ Ngân. Đặc biệt, Dạ Ngân đã sử dụng rất nhiều từ láy trong các tác phẩm của mình. Những từ láy, vừa phong phú, đa dạng, chính xác mà hiệu quả trong sáng tạo nghệ thuật đã góp phần cùng với những yếu tố khác của lời văn nghệ thuật làm cho những lời văn nghệ thuật của Dạ Ngân có những nét rất riêng, giàu tính nhạc, không lẫn với bất cứ một nhà văn nữ nào khác. 4.4. Quá trình sáng tác của Dạ Ngân diễn ra cùng thời với quá trình đổi mới văn học theo hướng dân chủ hóa; chính những làn gió mạnh mẽ của công cuộc đổi mới của Đảng đã mở ra một khung trời rộng, đã tạo điều kiện cho những sáng tác văn học nghệ thuật mới ra đời, trong đó có những tác phẩm của Dạ Ngân với những nét đặc sắc riêng. Với những sáng tạo ấy của chị, Dạ Ngân đã lặng lẽ góp những đứa con tinh thần của mình vào nền văn học Việt Nam đương đại. Chúng ta trân trọng với những đóng góp bền bỉ của Dạ Ngân, trong suốt chặng đường một phần tư thế kỷ vừa qua. THƯ MỤC THAM KHẢO 1. Vũ Tuấn Anh (1995), Đổi mới văn học về sự phát triển, Tạp chí Văn học số 4/1995. 2. Phan Thị Vàng Anh (1995), Khi người ta trẻ, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 3. Phạm Thanh Ba (1989), Về một chặng đường văn xuôi (lược thuật hội thảo của Hội đồng văn xuôi mở rộng, Báo văn nghệ số 12, 13/1989. 4. Diệp Quang Ban (Chủ biên), Hoàng Văn Trung (2006), Ngữ pháp Tiếng Việt, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 5. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học Ngữ văn.H. 1996. 6. Nguyễn Bính (1939), Tương tư, thơ, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội (Tái bản 2009). 7. Nguyễn Minh Châu (1981), Đôi điều về truyện ngắn, Văn Nghệ Quân đội (số 8,1981). 8. Nguyễn Minh Châu (1983), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Nxb tác phẩm mới, Hà Nội. 9. Nguyễn Minh Châu (1987), Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa, Báo Văn nghệ số 49,50/1987. 10. Nguyễn Minh Châu (1989), Cỏ lau, Nxb Văn học, Hà Nội. 11. Trương Chính, Đặng Đức Siêu (1978), Sổ tay văn hoá Việt Nam, Nxb Văn hoá, Hà Nội. 12. Hoàng Thị Kim Cúc (2008), Phong cách truyện ngắn Dạ Ngân, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Vinh, Nghệ An; 13. Nguyễn Văn Dân (2006), Phương pháp luận nghiên cứu Văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội; 14. Trần Ngọc Dung (2006), Đời sống thể loại văn học sau 1975, Nghiên cứu Văn học số 2/2006. 15. Lê Tiến Dũng (2003), Giáo trình lý luận văn học, phần tác phẩm văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 16. Phan Cự Đệ (1978), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (2 tập), Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội; Tái bản lần thứ ba (2001), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 17. Phan Cự Đệ (chủ biên) (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 18. Phan Cự Đệ (chủ biên) (2007), Truyện ngắn Việt Nam – lịch sử – thi pháp – chân dung, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 19. Dương Thị Lệ Giang (2005), Những nét đặc sắc trong tản văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Luận văn thạc sĩ ngữ văn, Trường ĐHSP Huế. 20. Lê Bá Hán – Trần ĐÌnh Sử – Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2007), Từ điển Thuật ngữ Văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 21. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1995), Lý luận văn học– vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 22. Hoàng Ngọc Hiến (1991), Thi pháp của truyện, Báo Văn nghệ số 31/1991. 23. Đỗ Đức Hiểu, Nguyên Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (Chủ biên) (2004), Từ điển Văn học, Nxb Thế giới, Hà Nội. 24. Tô Hoài, Tản mạn Miệt vườn xa lắm của Dạ Ngân. 25. Phạm Hổ (2005), Chuyện hoa chuyện quả, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 26. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách Khoa Việt Nam (2005), Từ điển Bách Khoa Việt Nam, tập 4, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội. 27. Cao Thị Huệ (2006), Sáng tác của Dạ Ngân, Luận văn Thạc sĩ ngữ văn, Trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội; 28. Nguyễn Thanh Hùng (2008), Đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 29. Mai Hương (1991), Truyện ngắn của Dạ Ngân, Tạp chí Nghiên cứu Phụ nữ số 2/1991. 30. Chu Huy (1986), Quãng đời ấm áp, Báo văn nghệ số 48/1986. 31. Nguyễn Khải (1982), Gặp gỡ cuối năm, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 32. Nguyễn Khải (1985), Thời gian của người, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 33. Nguyễn Khải (2009), Tác phẩm chọn lọc, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 34. Ma Văn Kháng (1986), Mùa lá rụng trong vườn, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 35. Chu Lai (1994), Nghĩ về hơi văn một vùng sông nước, Văn nghệ Quân đội số 4/1994. 36. Lý Lan (2009), Bày tỏ tình yêu, Nxb Văn nghệ, Tp.HCM. 37. Tôn Phương Lan (1994), Chiến tranh qua những tác phẩm văn xuôi được giải, Tạp chí Văn học số 12/ 1994. 38. Tôn Phương Lan (2001), Một vài suy nghĩ về con người trong văn xuôi thời kỳ đổi mới, Tạp chí Văn học số 9/2001. 39. Phong Lê (2005), Nguời trong văn, Nxb Văn hoá Sài Gòn, Tp.HCM. 40. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam thời đại mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 41. Nguyễn Văn Long – Lã Nhâm Thìn (đồng chủ biên) (2006), Văn học Việt Nam sau 1975– Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội 42. Lê Lựu (1986), Thời xa vắng, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 43. Phương Lựu (chủ biên) (2003), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội; 44. Trần Thuỳ Mai (2001), Quỷ trong trăng, Nxb Trẻ, Tp.HCM. 45. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của Nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội (Tái bản lần thứ hai). 46. Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn tư tưởng và phong cách, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội (Tái bản). 47. Nguyễn Đăng Mạnh – Bùi Duy Tân – Nguyễn Như Ý (đồng chủ biên) (2009), Từ điển tác giả tác phẩm văn học Việt Nam dùng cho nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội; 48. Hoài Nam (2005), Bốn lời bình cho Gia đình bé mọn, Báo người đại biểu nhân dân ngày 25/7/2005. 49. Dạ Ngân (1986), Quãng đời ấm áp, Nxb Phụ Nữ, Hà Nội. 50. Dạ Ngân (1989), Ngày của một đời, Nxb Văn nghệ TP Hồ Chí Minh. 51. Dạ Ngân (1990), Con chó và vụ ly hôn, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 52. Dạ Ngân (1993), Cõi nhà, Nxb Thanh Niên, Hà Nội. 53. Dạ Ngân (1995), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Văn học, Hà Nội. 54. Dạ Ngân (1997), Truyện ngắn chọn lọc (in chung với Nguyễn Quang Thân), Nxb Phụ nữ. 55. Dạ Ngân (2000), Mùa đốt đồng, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 56. Dạ Ngân (2002), Nhìn từ phía khác, Nxb Hà Nội. 57. Dạ Ngân (2002), Lục bình mải miết, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 58. Dạ Ngân (2003), Miệt vườn xa lắm, Nxb Kim Đồng, Bản in lần thứ ba, Nxb Kim Đồng, 2006. 59. Dạ Ngân (2005), Gia đình bé mọn, Nxb Phụ nữ, Hà Nội; Nxb Thanh niên 2010 (tái bản lần 5). 60. Dạ Ngân (2006), 100 tản mạn hồn quê, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 61. Dạ Ngân (2008), Nước nguồn xuôi mãi, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 62. Dạ Ngân (2010), Phố của làng, Nxb Thanh niên, Hà Nội . 63. Dạ Ngân (2010), Gánh đàn bà, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 64. Vương Trí Nhàn (2001), Sổ tay truyện ngắn, Nxb Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh; 65. Nhiều tác giả (2010), Văn mới 5 năm 2006–2010, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 66. Bảo Ninh (2005), Thân phận của tình yêu, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 67. Nguyễn Khắc Phi (Tổng Chủ biên) (2011), Ngữ văn 7, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội (Tái bản lần thứ tám). 68. Băng Sơn (2005), Thú ăn chơi người Hà Nội, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 69. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. 70. Trần Đình Sử (chủ biên) (2004), Tự sự học – một số vấn đề lý luận và lịch sử, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 71. Quách Thanh Tạng (2011), Đặc điểm truyện của Dạ Ngân, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Cần Thơ. 72. Ngô Thảo & Lại Nguyên Ân (biên soạn) (1995), Nhà văn Việt Nam chân dung tự họa tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội; 73. Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn – Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại; Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 74. Bùi Việt Thắng (2008), Phía trước của tiểu thuyết, trích từ Tuyển tập các bài viết về Tiểu thuyết ở Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội. . 75. Nguyễn Thành Thi (2000), Phong cách Văn xuôi nghệ thuật Thạch Lam, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn. 76. Nguyễn Thành Thi (2010), Văn học – Thế giới mở, Nxb trẻ, Tp.HCM. 77. Nguyễn Huy Thiệp (2010), Giăng lưới bắt chim, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 78. Huỳnh Công Tín (2007), Từ điển từ ngữ Nam bộ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 79. Ngô Đức Thịnh (Chủ biên) (1993), Văn hoá vùng và phân vùng văn hoá ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 80. Lê Ngọc Trà (2007), Văn chương, thẩm mỹ và văn hoá, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 81. Truyện ngắn ba tác giả nữ đồng bằng sông Cửu Long (2005), Nxb Văn học. 82. Nguyễn Tuân (1988), Cảnh sắc và hương vị đất nước, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 83. Nguyễn Tuân (2009), Tác phẩm chọn lọc Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 84. Nguyễn Văn Tùng (2008), Tuyển tập các bài viết về Tiểu thuyết ở Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 85. Nguyễn Ngọc Tư (2008), Biển của mỗi người, Nxb Văn hoá Sài Gòn, Tp.HCM. 86. Hoàng Thị Văn (2001), Đặc trưng truyện ngắn Việt Nam từ 1975 đến đầu thập niên 90, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn. 87. Chế Lan Viên (2009), Những tác phẩm chọn lọc, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 88. Viện Ngôn ngữ học (2006), Từ điển từ láy Tiếng Việt, Nxb Văn hoá Sài Gòn, Tp.HCM. 89. Nguyễn Anh Vũ (2005), Đọc truyện ngắn ba tác giả nữ đồng bằng sông Cửu Long, Báo Văn nghệ số 27/2005. 90. Nguyễn Như Ý (2009), Từ điển thành ngữ học sinh, Nxb Giáo dục Việt Nam. PHỤ LỤC 1 THỐNG KÊ TỪ LÁY Truyện ngắn: Đừng nói điều ơn nghĩa (Tập “Quãng đời ấm áp” – NXB Phụ Nữ 1986) Trang (của truyện) Các từ láy Số lượng Từ láy là Danh từ Động, tính từ 1 dữ dội, ngượng nghịu, lóng ngóng, chúm chím, xẻn lẻn, lúng búng. 6 6 2 sượng sùng, xác xơ, song song, rậm rì, lau lách, lé đé, lực lưỡng, thành thạo, lụp bụp, chốc chốc, bực bội, mên mến. 12 2 10 3 tíu tít, rải rác, điêu đứng, gồng gánh, dìu dắt, ngao ngán, lặt vặt, xoay xở, đơn độc. 9 9 4 mò mẫm, vĩnh viễn, nấu nướng, nghìn nghịt, dạn dĩ, vất vả, vo ve, lóng ngóng, nhút nhát, lo lắng, hùng hục, cày cục, chu chu, đăm đăm, nhỏ nhắn. 15 15 5 sáng sủa, cao cả, sắm sửa, háo hức, nhấp nhỏm, tỉnh tảo, cẩn thận, hin hỉn, hun hút, chu chu 10 10 6 chúm chím, ngượng nghiụ, lóng ngóng, vụng về, hun hút, chu chu, cần cù, dửng dưng, nhút nhát, săm soi, lâu lắc, mênh mông, uyển chuyển, hờ hững, xinh xinh, khe khẽ, đinh ninh, rủ rỉ. 18 18 7 đùng đục, run run, rối rắm, nghiêm nghị, bối rối, bực bội, cau có, phũ phàng, luống cuống. 9 9 8 dạt dào, gấp gáp, âm thầm, tinh tế, trắng trẻo, mịn màng, tán tỉnh, vụng về, thảm thương, khinh khỉnh, đắm đuối, thẫn thờ. 12 12 9 hả hê, nhẹ nhàng, lục tục, vất vả, sàm sỡ, căng thẳng, nặng nề, liên miên, loáng thoáng, chình ình , đủng đỉnh. 11 11 10 cơ sở, lực lượng, lụm cụm, tíu tít, săm soi, bàn tán, lớn lao, nghêu ngao, khấp khởi, vời 18 2 16 vợi, thiên thanh, bồi hồi, lả lướt, xao xác, chết chóc, dữ dội, rú rít, xèn xẹt. 11 ngoan ngoãn, thác lác, lực lưỡng, sơ sài, tới tấp, ào ào, ấm áp, ngượng nghiụ(2 lần), rụt rè, cứng cỏi, lởn vởn. 12 12 12 tò mò, độc địa, mệnh lệnh, nhẹ nhàng, lấp lánh, sôi nổi, trang trọng, hồi hộp, hào hứng, thủ thuật, nghỉ ngơi, hầm hố, chống chọi, hung hăng, hộc tốc. 15 3 12 13 tất bật, đồ đạc, chồm hỗm, lồng lộn, rôm rốp, hậm hực, tè tè, lắc lư, dẹp lép, nóng nảy, căng thẳng. 11 1 10 14 lùm lùm, gay go, đớt đát, nho nhỏ, bồng bông, lé đé, hoảng hốt, căng thẳng, nồng nồng, cầu cứu, gởi gắm. 11 1 10 15 dáo dác, chống chọi, đơn độc, lụm cụm, vu vơ, vĩnh viễn, lất phất, mù mịt, mòng mọng, lát lát, sụt sùi, lều bều, ào ào, đủng đỉnh, lập cập. 15 1 14 16 nhỏ nhắn, lố nhố, sùm sụp, lảo đảo, khủng khiếp, thiêng liêng, lào xào, run run. 8 8 17 lặng lẽ, lầm lũi, xanh xao, vật vã, nghỉ ngơi, ngắn ngủi, thanh thản, đau đớn, thì thào, ân hận, phũ phàng. 11 11 18 lòng khòng, lực lưỡng, xinh xắn, vững vàng, nồng nàn. 5 5 Tổng cộng 208 10 198 PHỤ LỤC 2 THỐNG KÊ TỪ LÁY Truyện ngắn “Hôm ấy trời đẹp lắm” (12/ 2005) (Tập “Nước nguồn xuôi mãi” – NXB Phụ Nữ, 2008) Trang (của truyện) Các từ láy Số lượng Từ láy là Danh từ Động, tính từ 1 tư lự, hương hoả, nghỉ ngơi, thông thống, lúp xúp, đổ xô, rậm rạp, đất đai, hăm hở, lụi đụi. 10 2 8 2 săn sóc, dỗ dành, quày quả, ngon ngót, bần thần, cao ráo, lóp ngóp, man mát, ngồ ngộ. 9 9 3 trầm trồ, trăng trắng, đong đưa, óc ách, tần ngần, mãi mãi, trai tráng, bập bềnh, lạ lùng, rõ ràng, nỗi niềm, chần chừ. 12 2 10 4 quen quen, dễ dàng, thiếu thốn, biền biệt, bùi nhùi, chắc chắn. 6 6 5 ngơ ngẩn, lẳng lặng, ráo rảnh, rạo rực, cần cù. 5 5 6 vòng vàng, học hành, dần dừ, sứt sẹo, xót xa, thỉnh thoảng, thanh tân, thân thiết, huỷ hoại, thân thể. 10 4 6 7 ngặt nghèo, rầu rầu, mịt mù, sức sống. 4 1 3 8 lóng ngóng, hui hút, vui vẻ, dân dã. 4 4 9 êm đềm, đất đai, thờ ơ, sơ sài, đối đáp, vội vàng, rời rạc, lúng túng. 8 1 7 10 đinh ninh, thông thường, sột soạt, đàng hoàng, hôi hám, lấm láp, lính quýnh, lấm lét, bực bội, bải hoải. 10 10 11 tức tưởi, hoàng hôn, sững sờ, chập chờn. 4 1 3 Tổng cộng 82 11 71 PHỤ LỤC 3 THỐNG KÊ TỪ LÁY Tiểu thuyết “Gia đình bé mọn” (Chương 11 – gồm 16 trang) Trang (của truyện) Các từ láy Số lượng Từ láy là Danh từ Động, tính từ 127 lóng nhóng, nhâng nháo. 2 2 128 ngất ngây, mù mịt, phì phò. 3 3 129 đo đỏ, xì xào, vung vãi, nhịp nhàng, tôi tối, lung linh, triền miên. 7 7 130 ngẩn ngơ, thướt tha, nền nã, luộm thuộm, thiêng liêng, bơ vơ, trắc trở, suôn suôn, khắc khổ, hô hố, thánh thót 11 11 131 chầu chực, mảnh khảnh, vòng vòng, nền nã, tràn trề, xoay xở, kham khó, buồn buồn, vất vả. 9 9 132 chớp chớp, lục lọi, phân phối, thịt thà. 4 1 3 133 dai dẳng, bải hoải, tuổi tác, chầy chống, vẻn ven, thừa thãi, bủn rủn, hơi hướng, linh tính, nghi ngờ. 10 3 7 134 chì chiết, run rẩy, vật vã, gặp gỡ, lăm le, thánh thót, lăng xăng, lù lù. 8 8 135 lì lợm, khúc khích, phừng phừng, mảnh khảnh, tình tứ, đồ đạc, lích kích, nhộm nhoạm, chòng chành, hí hí. 10 1 9 136 ngầy ngà, tuổi tác, thơm tho, sóng sánh, hoàn toàn, khớ khớ. 6 1 5 137 chần chừ, nhủn nhẳn, lặng lẽ, đồ đạc, lèo tèo, thê thảm, thăng bằng, tha thẩn. 8 1 7 138 lẹp xẹp, lóc cóc, lặng lẽ, thủ thỉ. 4 4 139 ngập ngừng, giả lả, cẩn thận, dữ dằn, chật chội, thiếu thốn. 6 6 140 ầm ĩ, lùm đùm, bộc bạch, nghe ngóng. 4 4 141 vàng vàng, lởm khởm, hành hung, thịt thà, lưu cửu, chen chúc. 6 1 5 142 vung vãi, xương xóc, xanh xanh, bưng bê, ngắc ngứ, liều lĩnh, lấn cấn, rõ rệt, meo méo, nhăn nhó, đột ngột. 11 1 10 Tổng cộng 109 9 100 PHỤ LỤC 4 THỐNG KÊ CÁC ĐIỆP TỪ & ĐIỆP NGỮ Tiểu thuyết: Gia đình bé mọn STT Chương Trang Điệp từ, điệp ngữ đã dùng 1 6 không còn 11 sẽ 2 18 không có, đến 22 goá 23 bây 7 74 bận 79 đàng hoàng 8 99 khóc 9 112 chia nhau 10 124 những 125 muốn 13 160 có, như (đồng điệp từ) 161 yên tâm 167 mẹ 174 thành 14 184 những 15 196 từ 199 mẹ nó 16 218 chia tay 220 nhớ mãi 19 270 - 271 có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2012_08_21_1053125356_4488.pdf
Luận văn liên quan