Luận văn Đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

UBND huyện Đông Triều cần đẩy nhanh tiến độ đo đạc bản đồ địa chính chính quy đối với 7 xã còn lại, đối với 14 xã, thị trấn đã đo đạc xong bản đồ địa chính chính quy cần nhanh chóng đưa bản đồ địa chính vào khai thác sử dụng cả dang bản đồ giấy và bản đồ số. Đầu tư công nghệ, cài đặt phần mềm chuyên ngành thống nhất trên toàn huyện Đông Triều. Từ đó cập nhật dữ liệu là thông tin địa chính theo một chuẩn chung; đồng thời cập nhật thường xuyên, liên tục mọi biến động về đất đai đảm bảo thông tin phải đầy đủ, chính xác. (ví dụ: xây dựng hệ thống quản lý dự liệu bằng phần mềm ViLis; ở đó cán bộ chuyên môn có thể cập nhật và xử lý thông tin địa chính liên quan). - Đối với công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Trên địa bàn huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, giẩy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đạt tỷ lệ cao. Tuy nhiên, diện tích đất còn lại cần cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, dơi vào trường hợp vướng mắc, và phải nộp tiền sử dụng đất nhiều, do vậy UBND huyện cần tăng cường công tác tuyên truyền tới mọi người dân để họ hiểu tầm quan trọng của việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong công tác quản lý và sử dụng đất đai. UBND huyện Đông Triều cần tập trung chỉ đạo sát sao, có kế hoạch cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng, thường xuyên đôn đ ốc các ban ngành liên quan và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành. Các xã, thị trấn phải đơn giản hoá thủ tục hành chính nhưng phải đúng theo quy định của Luật đất đai, tăng cường sự chỉ đạo của cấp Uỷ đối với bộ phận chuyên môn.

pdf97 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 3383 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.918 7.078,58 - - 2 Đất lâm nghiệp 2.519 2.703,46 11 12.578,76 2.311 2.386,65 192 299,84 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 1.530 621 11 90,42 1.055 442 1 27 II Đất phi nông nghiệp 42.088 1.224 241 2.480,80 40.226 1.172 184 572 1 Đất ở 42.088 1.224 - - 40.226 1.172 - - 1.1 Đất ở nông thôn 31.401 945 - - 30.140 906 - - 1.2 Đất ở đô thị 10.687 278 - - 10.086 266 - - 2 Đất chuyên dùng - - 202 2.344,74 - - 174 567 3 Đất tôn giáo. - - 18 13,90 - - 6 3 4 Đất nghĩa trang. - - 21 122,16 - - - - 5 Đất phi nông nghiệp khác - - - - - - 4 1 Nguồn: Phòng tài nguyên và Môi trường huyện Đông Triều - Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được huyện quan tâm và giao cho Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện thực hiện, trực tiến là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện triển khai. Tổng diện tích đất ở trên địa bàn huyện Đông Triều cần cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 1.223,77 ha, với 42.088 hộ gia đình, cá nhân cần cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tính đến ngày 31/12/2010 trên địa bàn huyện đã cấp được 40.226 giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đạt 95,58% số giấy cần cấp; diện tích đất đã cấp chứng nhận quyền sử dụng đất là 1.172,45 ha, đạt 95,81%. Từ năm 2002 đến nay, UBND huyện đã chỉ đạo, đôn đốc Phòng Địa chính nay là phòng Tài nguyên và Môi trường cùng với UBND các xã, thị trấn tập trung, tăng cường công tác cấp GCNQSD đất; UBND huyện đã kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực hiện cấp GCNQSD đất cho các hộ dân. Đến nay công tác cấp GCNQSDĐ đã đạt được kết quả cao, như cấp GCN đất ở đạt 95,58%. Thông qua việc tăng cường công tác chỉ đạo cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng các loại đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện, đã tạo điều kiện cho các hộ dân thực hiện tốt các quyền lợi và trách nhiệm của công dân theo pháp luật đất đai hiện hành, đồng thời phát huy hiệu quả trong công tác quản lý, sử dụng đất thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên đến nay toàn huyện vẫn còn một số lượng lớn hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất chưa được cấp GCNQSD đất . Trên địa bàn huyện chưa có bản đồ địa chính chính quy tỷ lệ 1/500 đối với đất đô thị và tỷ lệ 1/1.000 đối với đất nông thôn, do vậy trong quá trình triển khai cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình, cá nhân gặp nhiều khó khăn. Đánh giá chung: Công tác cấp GCN quyền sử dụng đất nông nghiệp đã được tiến hành một cách đồng bộ, đảm bảo quyền lợi cho người nông dân, đã cấp GCN 9.906,7 ha đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân đạt tỷ lệ 83,71% diện tích đất nông nghiệp cần cấp GCN, với 28.284 GCN đã cấp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp cần cấp GCN đạt tỷ lệ 85,03% số hộ gia đình, cá nhân cần cấp GCN. Tính đến ngày 31/12/2010 trên địa bàn huyện đã cấp được 40.226 giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đạt 95,58% số giấy cần cấp; diện tích đất đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 1.172,45 ha, đạt 95,81%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 Tuy nhiên, trong quá trình triển khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở cũng gặp không ít khó khăn. Đó là, trên địa bàn huyện không có bản đồ địa chính chính quy, do vậy, cán bộ địa chính đo thửa đất cho hộ gia đình, cá nhân bằng thủ công, nên tiến độ cấp giấy chậm, độ chính xác không cao. Nhưng với sự quyết tậm của cả hệ thống chính trị từ huyên đến cơ sở, nên kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyền Đông Triều đạt kết quả cao, đến nay cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dung đất cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất. 3.2.7. Thống kê, kiểm kê đất đai Thực hiện Chỉ thị số 618/CT-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010; Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ban hành kèm theo Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. UBND huyện Đông Triều giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đông Triều là cơ quan chuyên môn trực tiếp thực hiện kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng năm 2010 trên địa bàn huyện. Kết quả kiểm kê đất đai bao gồm: - Báo cáo thuyết minh số liệu kiểm kê đất năm 2010 huyện Đông Triều. - Hệ thống biểu tổng hợp tình hình sử dụng đất đai - Hệ thống bản đồ hiện trạng 21 xã, thị trấn của huyện Đông Triều. - Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Đông Triều. Số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 huyện Đông Triều thể hiện chi tiết diện tích đất tự nhiên, hiện trạng từng loại hình sử dụng đất theo đơn vị hành chính 21 xã, thị trấn, đồng thời thể hiện cơ cấu diện tích đất đai theo từng nhóm đất chính và theo đối tượng quản lý, sử dụng. Diện tích loại đất theo địa giới hành chính thể hiện tại bảng 3.11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 Bảng 3.11: Tổng hợp diện tích các loại đất theo địa giới hành chính STT Đơn vị hành chính Diện tích tự nhiên (ha) Diện tích đất Nông nghiệp (ha) Diện tích đất Phi nông nghiệp (ha) Diện tích đất chưa sử dụng (ha) Toàn huyện 39.721,55 27.877,42 8.973,01 2.871,12 1 Thị trấn Đông Triều 76,51 16,59 59,64 0,28 2 Thị trấn Mạo Khê 1.906,46 801,44 781,44 323,58 3 Xã Nguyễn Huệ 1.080,85 799,37 238,62 42,86 4 Xã Hồng Phong 731,86 423,22 308,64 - 5 Xã Tràng An 955,26 458,91 496,35 - 6 Xã Việt Dân 723,94 471,42 250,37 2,15 7 Xã Tân Việt 534,34 337,78 193,57 2,99 8 Xã Bình Dương 1.017,47 606,59 410,88 - 9 Xã Yên Thọ 1.013,91 536,92 313,07 163,92 10 Xã Yên Đức 935,86 465,91 360,56 109,39 11 Xã Hoàng Quế 1.493,74 1.015,96 410,10 67,68 12 Xã Tràng Lương 7.263,23 6.005,13 459,70 798,40 13 Xã Xuân Sơn 659,76 333,11 326,65 - 14 Xã Bình Khê 5.785,81 4.596,85 1.158,64 30,32 15 Xã Hồng TháiĐông 2.017,98 1.600,20 400,67 17,11 16 Xã Hồng Thái Tây 1.929,49 1.230,35 673,57 25,57 17 Xã An Sinh 8.324,25 6.137,98 918,12 1.268,15 18 Xã Hưng Đạo 810,01 502,39 291,18 16,44 19 Xã Kim Sơn 1.045,01 559,96 485,05 - 20 Xã Đức Chính 627,81 352,16 275,65 - 21 Xã Thuỷ An 788,00 625,18 160,54 2,28 Nguồn: Báo cáo thuyết minh Kiểm kê đất đai huyện Đông Triều năm 2010 Kiểm kê đất đai năm 2010 còn thể hiện số liệu diện tích các loại đất theo đối tượng sử dụng và quản lý. Theo đó đối tượng là hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng 12.290,90 ha đất nông nghiệp và 1.224,96 ha đất phi nông nghiệp là đối tượng chiếm tỷ lệ lớn nhất với 34,03% trên tổng diện tích đất tự nhiên. Đồng thời kiểm kê đất đai 2010 còn phân tích cụ thể biến động đất đai giai đoạn 2005-2010; nguyên nhân tăng giảm diện tích qua các năm. Ngoài ra còn thể hiện các số liệu thống kê về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; phân tích tình hình sử dụng đất của các tổ chức, cơ quan trên địa bàn huyện Đông Triều. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66 Bảng 3.12: Tổng hợp diện tích và cơ cấu đất đai theo đối tượng sử dụng STT Đối tượng sử dụng đất Tổng diện tích các loại đất trong địa giới hành chính Cơ cấu diện tích loại đất so với tổng diện tích tự nhiên (%) Diện tích đất Nông nghiệp (ha) Cơ cấu theo DTTN (%) Diện tích đất Phi nông nghiệp (ha) Cơ cấu theo DTTN (%) Diện tích đất chưa sử dụng (ha) Cơ cấu theo DTTN (%) NNP PNN CSD Tổng DTTN 39.721,55 100 27.877,42 70,18 8.973,01 22,590 2.871,12 7,228 1 Hộ gia đình, cá nhân 13.515,86 34,027 12.290,90 30,94 1.224,96 3,084 - - 2 UBND phường sử dụng 1.199,34 3,019 919,75 2,32 279,31 0,703 0,28 0,001 3 UBND phường quản lý 7.369,01 18,552 473,95 1,19 4.024,62 10,132 2.870,44 7,226 4 Tổ chức kinh tế sử dụng 15.844,32 39,888 13.994,67 35,23 1.849,65 4,657 - - 5 Cơ quan, đơn vị của nhà nước 613,90 1,546 198,15 0,50 415,75 1,047 - - 6 Liên doanh - - - - - - - - 7 Doanh nghiệp 100 vốn NN 1,72 0,004 - - 1,72 0,004 - - 8 Cộng đồng dân cư 6,32 0,016 -- - 5,92 0,015 0,40 0,001 9 Tổ chức phát triển quỹ đất - - - - - - - - 10 Tổ chức khác sử dụng 33,42 0,084 - - 33,42 0,084 - - 11 Tổ chức khác quản lý 1.137,66 2,864 - - 1.137,66 2,864 - - Nguồn: Báo cáo thuyết minh Kiểm kê đất đai huyện Đông Triều năm 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67 Các chỉ tiêu, số liệu này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phân tích, đánh giá tình hình sử dụng, quản lý đất đai đặc biệt là để định hướng sử dụng các loại đất cụ thể trên địa bàn huyện Đông Triều, đồng thời phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015. Đánh giá chung: - Hệ thống Hồ sơ địa chính được chính quyền các cấp từ huyện đến các xã, thị trấn quản lý chặt chẽ và đầy đủ. Tuy nhiên do biến động đất đai trên địa bàn huyện trong mấy năm gần đây diễn ra mạnh, việc cập nhật thông tin không được thường xuyên, liên tục nên việc chỉnh lý biến động đất đai ở cơ sở còn chưa được kịp thời, chi tiết. Mặt khác, trên địa bàn huyện Đông Triều mới có 14/21 xã, thị trấn đã đo đạc xong bản đồ địa chính chính quy, riêng thị trấn Đông Triều đo đạc xong bản đồ địa chính chính quy từ tháng 6/2010, còn 7 xã chưa đo đạc xong bản đồ địa chính chính quy tỷ lệ 1/1.000 đối với đất ở nông thôn và đất nông nghiệp. - Công tác thống kê, kiểm kê đất đai cũng được UBND huyện Đông Triều quan tâm, các xã, thị trấn thực hiện một cách nghiêm túc, phản ánh đầy đủ tình hình quản lý, sử dụng đất đai, đảm bảo chất lượng hồ sơ và tiến độ thực hiện. Đồng thời là cơ sở để huyện Đông Triều sử dụng đất một cách hợp lý. 3.2.8. Công tác quản lý tài chính về đất đai Quản lý tài chính về đất đai: UBND huyện đã chỉ đạo Chi cục thuế, Kho bạc Nhà nước huyện Đông Triều là những cơ quan trực tiếp thực hiện việc quản lý tài chính về đất đai. Ngoài ra phòng Tài chính - Kế hoạch huyện và bộ phận kế toán của phòng ban liên quan cũng thực hiện hoạt động quản lý tài chính về đất đai đảm bảo chính xác, hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí. Bảng 3.13: Kết quả thực hiện công tác quản lý tài chính về đất đai Đơn vị: Triệu đồng STT Nội dung Tổng số Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 3.725 1.350 1.270 1.105 2 Thuế nhà đất 18.684 4.016 6.548 8.120 3 Lệ phí trước bạ 22.426 5.012 8.158 9.256 4 Thuế chuyển quyền sử dụng đất 48.261 11.286 15.325 21.650 5 Tiền sử dụng đất 6.035 1.156 2.019 2.860 6 Tiền thuê đất 94.211 21.019 35.088 38.104 7 Lệ phí địa chính 5.183 981 1.642 2.560 8 Đấu giá quyền sử dụng đất 39.263 2.579 16.502 20.182 Tổng cộng 237.620 47.311 86.472 103.837 Nguồn: Phòng Tài chính - kế hoạch huyện Đông Triều Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 68 Biểu đồ 3.2: Kết quả thực hiện công tác quản lý tài chính về đất đai Công tác quản lý tài chính về đất đai đã được UBND huyện Đông Triều tổ chức quản lý và thực hiện theo đúng quy định. 3.2.9. Công tác quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản + Việc công bố giá đất hàng năm đều được tỉnh Quảng Ninh ban hành đơn giá các loại đất trên địa bàn tỉnh để làm cơ sơ áp tính thuế nhà đất, cũng như thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất. Quyết định số 399/2005/QĐ-UB ngày 26-1-2005 về việc quy định giá đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2005; Quyết định số 1057/2005/QĐ-UBND ngày 30/12/2005 về việc quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2006; Quyết định số 2041/QĐ-UBND ngày 18/7/2006 về việc điều chỉnh giá đất ở tại một số khu vực thuộc thị xã Cẩm Phả bàn hành tại Quyết định số 4915/2005/QĐ-UBND ngày 30/12/2005 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh; Quyết định số 4228/2006/QĐ-UBND ngày 28/12/2006 về việc quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2007; Quyết định số 460/2008/QĐ-UBND, ngày 15/02/2008 về việc quy định về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2008; Quyết định số 1919/2008/QĐ-UBND ngày 17/6/2008 về việc sử đổi, bổng sung Quyết định số 460/2008/QĐ-UBND ngày 15/02/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2008; Quyết định số 4158/QĐ-UBND, ngày 31/12/2008 về việc quy định về giá các loại đất trên địa bàn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 69 tỉnh Quảng Ninh năm 2009; Quyết định số 4368/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 về quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2010. + Công khai quy hoạch sử dụng đất: Từ năm 2005, ngay sau khi UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt phương án quy hoạch sử dụng đất 2001 - 2010 trên địa bàn huyện Đông Triều, UBND huyện Đông Triều đã thực hiện công khai nội dung quy hoạch tới toàn thể nhân dân. Đây là chủ trương đúng đắn nhằm lành mạnh thị trường bất động sản, tránh sự đầu cơ, thao túng thị trường của các đơn vị, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt, huyện Đông Triều đã tạo điều kiện thu hút 83 dự án đầu tư với tổng diện tích 379,5 ha. Huyện Đông Triều là đơn vị đầu tiên trong toàn tỉnh hoàn thành việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến tất cả 21 xã, thị trấn. + Tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất là một biện pháp hữu hiệu nhằm quản lý chặt chẽ quỹ đất đai, đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương. Đấu giá quyền sử dụng đất tạo ra quỹ đất ở phục vụ cho nhu cầu của nhân dân. Công tác tổ chức được thực hiện công khai, minh bạch, theo đúng trình tự quy định. Đây là một kênh cung cấp quỹ nhà ở và đất ở trong thị trường bất động sản. 3.2.10. Công tác quản lý, giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất: Việc sử dụng đất phải được thực hiện trên nguyên tắc đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân, đồng thời xử lý triệt để các sai phạm trong việc sử dụng đất. Các quyền của người sử dụng đất như được cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp luôn được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Mọi nghĩa vụ của người sử dụng đất đều được chính quyền giám sát và quản lý tốt như nghĩa vụ nộp thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, lệ phí địa chính. 3.2.11. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện là cơ quan trực tiếp thực hiện việc cung cấp các dịch vụ công về đất đai, Hiện nay Văn phòng với 8 chuyên viên đang thực hiện tốt vai trò cung cấp các dịch vụ công tới người tham gia các giao dịch về đất đai. Nội dung hoạt động dịch vụ công Văn phòng tiếp nhận: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 70 + Hồ sơ chuyển dịch đất đai + Hồ sơ xác minh nguồn gốc đất phục vụ cấp quyền sử dụng đất. + Hồ sơ đăng ký giao dịch đảm bảo thế chấp Quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà + Hồ sơ luân chuyển thực hiện nghĩa vụ tài chính UBND xã, thị trấn cung cấp các dịch vụ liên quan như: chứng thực, công chứng các văn bản về chuyển nhượng, cho tặng, cho thuê nhà đất, khai nhận tài sản là đất đai Ngoài ra các hoạt động như tư vấn về các nội dung về thông tin đất đai, xây dựng phương án sử dụng đất, dịch vụ đo đạc, thành lập bản đồ được các công ty tư nhân thực hiện góp phần giảm gánh nặng cho các cơ quan Nhà nước đồng thời cung cấp dịch vụ tốt hơn đối với người dân. Đánh giá chung: Các hoạt động hành chính công của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và UBND các xã, thị trấn đã cung cấp các dịch vụ công cho người dân, không còn hiện tượng người dân phải “chạy” nhiều cửa khi thực hiện thủ tục hành chính của mình. 3.2.12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai: Đây là công tác đặc biệt quan trọng được Huyện uỷ, UBND huyện coi là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của huyện. Từ năm 2005 đến năm 2011, UBND huyện đã phối hợp với Thanh tra Tỉnh, Thanh tra sở Tài nguyên và Môi trường; chỉ đạo cơ quan thuộc huyện thực hiện công tác Thanh tra tình hình chấp hành chính sách pháp luật về quy hoạch, kế hoạch, quản lý sử dụng đất, cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện. Công tác quản lý quy hoạch và quản lý sử dụng đất trên địa bàn, nhìn chung sau khi phê duyệt đã được các cấp, các ngành của huyện triển khai kịp thời; về cơ bản đã chấp hành đúng quy định về việc thực hiện quy hoạch trong quản lý giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt Công tác quản lý quy hoạch, Thanh tra tỉnh kiểm tra 16 đơn vị sử dụng đất đã phát hiện nhiều sai phạm trong sử dụng đất của các tổ chức như: sử dụng đất không đúng mục đích, sử dụng kém hiệu quả, lấn chiếm, sử dụng diện tích ngoài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 71 ranh giới được giao, chưa được cấp có thẩm quyền cho phép. UBND huyện cũng đã chủ động chỉ đạo Phòng chuyên môn kiểm tra về tình hình sử dụng đất trên địa bàn; đã kiểm tra xử lý trên 100 trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích, nhiều trường hợp sử dụng để khai thác tài nguyên trái phép. Phát hiện ngăn chặn nhiều trường hợp hộ dân xây nhà ở trên đất trồng cây ăn quả, đất nuôi trồng thuỷ sản Kết quả kiểm tra cho thấy một số hội đồng đăng ký đất đai cấp xã còn thiếu trách nhiệm, chưa áp dụng các văn bản quy định về chế độ chính sách, pháp luật về đất đai một cách chính xác, chưa cập nhập kịp thời các quy định dẫn đến việc tham mưu đề xuất với UBND huyện cấp GCNQSD đất cho các hộ gia đình cá nhân còn nhiều trường hợp không đúng về: hạn mức đất ở, trình tự thực hiện cấp GCN, nguồn gốc đất, chủ sử dụng đất. Trên cơ sở Kết luận của Thanh tra tỉnh Quảng Ninh số 07/KL-TTr ngày 30/6/2010 "về việc cấp GCNQSD đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn huyện Đông Triều từ năm 2004 đến năm 2007" UBND huyện đã có báo cáo UBND tỉnh, các ngành chức năng của Tỉnh về kết quả thực hiện 8 nội dung sau kết luận thanh tra; riêng nội dung 1791 hộ tại thị trấn Mạo Khê cấp GCNQSD đất ở vượt hạn mức; UBND huyện Đông Triều đã báo cáo và được UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường chấp thuận. Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản xin ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét công nhận QSD đất cho các hộ trên cơ sở diện tích đất đã được cấp GCNQSD đất. 3.2.13. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai Là biện pháp nhằm điều chỉnh các quan hệ đất đai theo đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ sử dụng đất đem lại sự công bằng xã hội, góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết trong nhân dân, nâng cao lòng tin của nhân dân đối với các cấp chính quyền và giữ vững được an ninh chính trị trong xã hội. Huyện Đông Triều rất quan tâm tới công tác giải quyết tranh chấp đất đai và các đơn thư khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện phối hợp với các cơ quan, đoàn thể ở các xã, thị trấn để giải thích, tuyên truyền pháp luật cho người dân, nâng cao ý thực pháp luật đối với người sử dụng đất. Nhiều vụ tranh chấp đất đai phức tạp đã được giải quyết hợp lý, hợp tình, đúng theo trình tự pháp luật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 72 Từ năm 2009 đến năm 2010, UBND huyện đã tiếp nhận 56 đơn thư kiếu nại, tố cáo, giải quyết tranh cấp các nội dung liên quan đến đất đai của các tổ chức, đơn vị, cá nhân trên địa bàn, cụ thể: Năm 2009, tổng số đã tiếp nhận và xử lý 21 đơn thư các loại, trong đó có: 7 trường hợp khiếu nại; 14 trường hợp là đơn đề nghị về tranh chấp đất đai. Tổng số vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền 7 vụ (Số vụ đã ban hành quyết định giải quyết 7 vụ; số vụ đã chấm dứt 6 vụ; số vụ đang được thụ lý để giải quyết 1 vụ). Việc chấp hành trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết của các cấp (Số vụ việc được tiếp nhận, xem xét giải quyết đúng quy định 7 vụ; số vụ việc tồn đọng kéo dài 2 vụ). Năm 2010, tổng số đã tiếp nhận và xử lý 35 đơn thư các loại, trong đó có: 4 trường hợp khiếu nại; 31 trường hợp là đơn đề nghị và tranh chấp đất đai. Tổng số vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền 4 vụ (Số vụ đã ban hành quyết định giải quyết 4 vụ, số vụ đã chấm dứt 2 vụ, số vụ đang được thụ lý để giải quyết 2 vụ). Việc chấp hành trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết của các cấp 6 vụ (Số vụ việc được tiếp nhận, xem xét giải quyết đúng quy định 4 vụ; số vụ việc tồn đọng kéo dài 2 vụ) Bảng 3.13: Tình hình tranh chấp đất đai ở các xã, thị trấn được điều tra Chỉ tiêu Tổng số Xuân Sơn Hồng Phong Kim Sơn T.T Mạo Khê Việt Dân Năm 2009 Năm 2010 (+- %) Năm 2009 Năm 2010 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2009 Năm 2010 Số vụ 21 35 14 2 2 1 2 2 1 3 5 2 4 Nguồn: Số liệu phỏng vấn cán bộ xã, thị trấn ở 5 xã,thị trấn được điều tra Qua điều tra cho thấy: Điều kiện kinh tế xã hội cũng có ảnh hưởng đến tình hình tranh chấp đất đai ở các vùng: vùng vị trí địa lý, kinh tế xã hội kém phát triển, không thuận lợi về giao thông (xã Hồng Phong) ít xảy ra tình trạng khiếu kiện do tranh chấp, vì đất đai ở đây có giá trị không cao và ngược lại ở các vùng kinh tế phát triển, giáp các trục giao thông chính (T.TMạo Khê) tình trạng tranh chấp xảy ra nhiều hơn. Đánh giá chung: UBND huyện Đông Triều đã thường xuyên, định kỳ thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 73 pháp luật về đất đai của các đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn. Nhất là thường xuyên bám sát cơ sở nên những sai phạm đã được khắc phục ngay từ khi mới phát sinh, không để lại hậu quả đáng tiếc, các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai đều được xử lý kịp thời, kiên quyết và đảm bảo đúng pháp luật; số vụ khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết dứt điểm, không để phát sinh vụ khiếu kiện đông người kéo dài. Nhìn chung công tác giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết các khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đã được huyện Đông Triều quan tâm thực hiện và giải quyết dứt điểm từng vụ việc. Tỷ lệ giải quyết đơn thư theo thẩm quyền đạt 90,2% đây là tỷ lệ khá cao đánh giá sự cố gắng của ngành tài nguyên môi trường huyện. Tuy nhiên một số vụ việc, phức tạp kéo dài Phòng Tài nguyên và Môi trường đã có kết quả xác minh, tham mưu đề xuất giải quyết, tuy nhiên do tính chất phức tạp của nội dung khiếu nại, đến nay vẫn chưa giải quyết được dứt điểm 3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Đông Triều 3.3.1. Quan điểm về việc quản lý đất đai 3.3.1.1. Quan điểm kết hợp giữa quyền sở hữu với quyền sử dụng và đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, quan điểm này đã được khẳng định trong các văn kiện đại hội Đảng và được ghi nhận trong hiến pháp 1992. Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quan trọng và quý giá của mỗi dân tộc. Chỉ có Nhà nước, người đại diện hợp pháp của mọi tầng lớp nhân dân mới có quyền tối cao để quản lý đất đai. Và cũng chỉ có Nhà nước mới có khả năng biến mọi đường lối chủ trương của Đảng thành kế hoạch để có thể quản lý đất đai. Nhà nước phải nắm giữ quyền thống nhất quản lý những vấn đề cơ bản trong tay mà đại diện là các cơ quan như Chính phủ, các Bộ, đồng thời Nhà nước giao quyền cho các địa phương, các ngành tức là thực hiện phân cấp quản lý, điều hành để thực hiện luật và các văn bản pháp quy của trung ương cho các cấp, các ngành. Quyền quản lý tập trung thống Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 74 nhất của Nhà nước được quy định là cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng trung ương, thực hiện chế độ một thủ trưởng ở tất cả các đơn vị, các cấp, đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa các hoạt động trong quá trình quản lý và sử dụng đất. Nhà nước phải dùng quyền lực của mình để hoàn chỉnh hệ thống pháp luật đất đai, làm cho pháp luật đất đai được thực hiện nghiêm minh. Quyền quản lý tập trung thống nhất được thực hiện ở việc Nhà nước thông qua công tác quy hoạch kế hoạch để điều chỉnh các hoạt động sử dụng đất và cũng dựa vào đó Nhà nước giao đất cho thuê đất cho các đối tượng sử dụng đất. Thông qua hệ thống văn bản pháp lý về quyền quản lý mà văn bản có tính chất pháp lý cao nhất là Luật Đất đai để thực hiện quyền thống nhất quản lý. Để đảm bảo quyền này, Nhà nước phải sử dụng các công cụ quản lý và phương pháp quản lý thích hợp. Nếu sử dụng tốt các công cụ quản lý và phương pháp quản lý theo quyền quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước sẽ được duy trì và vai trò quản lý Nhà nước về đất đai sẽ được phát huy đầy đủ. 3.3.1.2. Quan điểm kết hợp quản lý đất đai với vấn đề bảo vệ môi trường và các vấn đề xã hội Vấn đề rất lớn đặt ra trong quản lý đất đai khi đẩy mạnh công ngiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là sử dụng đất đai, các tài nguyên thiên nhiên từ đất có hiệu quả và phải bảo vệ môi trường. Đây là vấn đề thách thức đối với các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai. Mỗi hoạt động của con người đều làm biến đổi môi truờng một cách mạnh mẽ. Vấn đề ô nhiễm đất, lạm dụng các chất hoá học, xác sinh vật, động vật, các chất thải công nghiệp sẽ làm giảm năng suất chất lượng cây trồng, huỷ diệt sự sống của một số sinh vật khác và đe doạ dến sức khoẻ con người. Sự ô nhiễm không khí do sử dụng các phương tiện vận tải, của các nhà máy công nghiệp cùng quá trình đô thị hoá làm cho môi trường sinh thái bị mất cân bằng. Nguồn nước sạch đang ngày càng khan hiếm, các tài nguyên thiên nhiên cũng đang trong quá trình cạn kiệt dần. Đặc biệt là tài nguyên đất bị khai thác tuỳ tiện. Sự mất cân bằng sinh thái làm biến đổi khí hậu và làm tăng các thiên tai dồn dập gây hậu quả to lớn. Tất cả những thách thức về môi trường đó đòi hỏi chúng ta phải khai thác giữ gìn đất đai, phát huy tiềm năng của rừng, mặt khác phải chăm sóc bảo vệ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 75 rừng, bảo vệ nguồn nước, phủ xanh đất trống, đồi trọc, bảo vệ các di tích lịch sử, các công trình văn hoá Vì vậy phải có kế hoạch sử dụng đất một cách hợp lý, khoa học và trong quá trình sử dụng phải kết hợp với các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường. Đó là sự đảm bảo hạnh phúc lâu dài cho các thế hệ. Do đó phải thực hiện quan điểm này trong quá trình quản lý đất đai. 3.3.1.2. Quan điểm quản lý đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ Đất đai là tài nguyên quý giá của đất nước và vấn đề quản lý, sử dụng đất đai đã được Nhà nước ta phân cấp cụ thể cho các cơ quan quản lý từ Trung ương cho đến địa phương. Việc quản lý đất đai bao gồm 13 nội dung mà các nội dung quản lý đều có liên quan đến nhau, thực hiện quản lý theo 13 nội dung này phải đảm bảo tính hệ thống từ nội dung thứ 1 cho đến nội dung thứ 13, từ việc xác định ranh giới diện tích đất để xác định chủ sử dụng cụ thể của mảnh đất đó, đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho họ và đăng kí cập nhật biến động đất đai. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai cũng được quy định trong các văn bản nghị định, quy định, quyết định, chỉ thị, thông tư hướng dẫn của Nhà nước và các cơ quan liên quan. Để thực hiện tốt công tác quản lý đất đai, bảo vệ chế độ sở hữu đất đai thì quản lý phải được triển khai một cách đồng bộ, đảm bảo tính hệ thống trong suốt quá trình thực hiện nội dung, trong việc ra quyết định của các cơ quan quản lý cấp trên cho đến các cơ quan cấp dưới, giữa các cơ quan liên ngành với nhau. Tính đồng bộ được thể hiện ở việc ban hành các văn bản, văn bản được ban hành phải đảm bảo cho việc áp dụng dễ dàng, không chồng chéo và mâu thuẫn với nhau. Nội dung quy định về quản lý hay hướng dẫn thực hiện các quy định, quyết định do các cơ quan quản lý chuyên môn và quản lý hành chính phải nhất quán với nhau. Trong trường hợp một số các quy định do cơ quan quản lý ban hành không phù hợp với thực tế cần phải rà soát và bổ sung, sửa đổi để đảm bảo cho nội dung được ban hành không bị lạc hậu giúp cho công tác quản lý được thực hiện tốt. 3.3.2. Giải pháp 3.3.2.1. Nhóm giải pháp chung - Công tác tuyên truyền: Cần coi trọng và phổ biến cho mọi người dân nắm được Luật Đất đai, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về đất đai. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 76 Đây là một biện pháp hữu hiệu nhằm làm cho người sử dụng đất thấy được ý nghĩa của việc sử dụng đất, hiểu luật và chấp hành theo luật. - Công tác cán bộ: Cần nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý đất đai; hàng năm tổ chức các lớp tập huấn ngắn và dài hạn nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công việc cả về chuyên môn nghiệp vụ, cả về lý luận chính trị; đồng thời phải có cơ chế làm việc riêng nhằm khuyến khích động viên cán bộ quản lý đất đai yên tâm công tác nhất là đối với cán bộ quản lý đất đai tại các xã vùng sâu, vùng xa điều kiện kinh tế khó khăn, giao thông đi lại khó khăn nhưng phải quản lý diện tích đất lớn. Trên cơ sở nhiệm vụ do UBND huyện giao, phân công rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng cán bộ; kiên quyết xử lý cán bộ quản lý đất đai từ huyện đến cấp xã, thị trấn thiếu trách nhiệm trong công việc, gây nhũng nhiều, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Tăng cường số lượng cán bộ địa chính làm việc tại các xã, thị trấn, đồng thời trang bị đầy đủ thiết bị để đáp ứng yêu cầu công việc. - Công tác quản lý: Cần tăng cường các đợt thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý và sử dụng đất; đồng thời xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm trong quản lý sử dụng đất đai. - Vấn đề sử dụng đất đai: Đối với diện tích đất nông nghiệp còn lại cần có kế hoạch đầu tư, khai thác hiệu quả. Chuyển đối cơ cấu giống, mùa vụ, xác định cây trồng cho năng suất cao, ổn định, chất lượng, phù hợp với thổ nhưỡng môi trường để đưa vào sản xuất; quy hoạch các vùng sản xuất hàng hoá, chuyên canh phù hợp với tiềm năng của huyện; tuỳ theo điều kiên từng vùng, từng xã chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang đất nuôi trồng thuỷ sản, đất trồng cây lâu năm cho năng suất và giá trị kinh tế cao. Các diện tích đất phi nông nghiệp phải được kiểm tra, rà soát thường xuyên; đảm bảo tận dụng tối đa diện tích đất tránh hiện tượng để đất hoang hoá, không đưa vào sử dụng hoặc sử dụng sai muc đích. 3.3.2.2. Một số giải pháp cụ thể - Xây dựng và chuẩn hoá hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin địa chính: Để xây dựng và chuẩn hoá hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin địa chính, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77 UBND huyện Đông Triều cần đẩy nhanh tiến độ đo đạc bản đồ địa chính chính quy đối với 7 xã còn lại, đối với 14 xã, thị trấn đã đo đạc xong bản đồ địa chính chính quy cần nhanh chóng đưa bản đồ địa chính vào khai thác sử dụng cả dang bản đồ giấy và bản đồ số. Đầu tư công nghệ, cài đặt phần mềm chuyên ngành thống nhất trên toàn huyện Đông Triều. Từ đó cập nhật dữ liệu là thông tin địa chính theo một chuẩn chung; đồng thời cập nhật thường xuyên, liên tục mọi biến động về đất đai đảm bảo thông tin phải đầy đủ, chính xác. (ví dụ: xây dựng hệ thống quản lý dự liệu bằng phần mềm ViLis; ở đó cán bộ chuyên môn có thể cập nhật và xử lý thông tin địa chính liên quan). - Đối với công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Trên địa bàn huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, giẩy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đạt tỷ lệ cao. Tuy nhiên, diện tích đất còn lại cần cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, dơi vào trường hợp vướng mắc, và phải nộp tiền sử dụng đất nhiều, do vậy UBND huyện cần tăng cường công tác tuyên truyền tới mọi người dân để họ hiểu tầm quan trọng của việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong công tác quản lý và sử dụng đất đai. UBND huyện Đông Triều cần tập trung chỉ đạo sát sao, có kế hoạch cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng, thường xuyên đôn đốc các ban ngành liên quan và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành. Các xã, thị trấn phải đơn giản hoá thủ tục hành chính nhưng phải đúng theo quy định của Luật đất đai, tăng cường sự chỉ đạo của cấp Uỷ đối với bộ phận chuyên môn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Qua nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh” tôi rút ra một số kết luận về công tác quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện Đông Triều: Công tác quản lý đất đai theo 13 nội dung quy định tại điều 6, Luật Đất đai 2003 đã được UBND huyện Đông Triều tổ chức thực hiện theo đúng tinh thần nội dung quy định. Một là: Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đất đai ban hành chủ yếu là cụ thể hoá các văn bản pháp luật của Trung ương và của Tỉnh. Hai là: Ranh giới hành chính của huyện được xác định rõ ràng, mốc giới ngoài thực địa được định vị cụ thể theo đúng tiêu chuẩn. Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều có hệ thống hồ sơ địa giới hành chính. Ba là: Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều có bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất, riêng đối bản đồ địa chính chính quy chưa thực hiện đo vẽ xong đối với 7 xã còn lại, đối với 14 xã, thị trấn đã đo đạc xong bản đồ địa chính chính quy nhưng chưa đưa vào sử dụng (duy nhất có thị trấn Đông Triều đã thực hiện đo vẽ bản đồ địa chính chính quy và đưa vào sử dụng từ tháng 6/2010). Bốn là: Công tác lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Đông Triều trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nội dung phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với tình hình địa phương; mang tính thực tiễn và khả thi cao. Năm là: Công tác giao đất nông nghiệp cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất thực hiệu quả, theo đúng quy định. Sáu là: Số hộ gia đình, cá nhân được cấp GCN quyền sử dụng đất nông nghiệp đạt tỷ lệ 85,03%; Số hộ gia đình, cá nhân được cấp GCN quyền sử hữu nhà và quyền sử dụng đất ở sử dụng đất đạt tỷ lệ 95,81% (Trong đó, đất ở đô thị đạt tỷ lệ cấp GCN là 94,38%; đất ở nông thôn đạt tỷ lệ cấp giấy là 95,98%). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79 Bẩy là : Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện đầy đủ, đúng quy định của pháp luật. Tám là: Công tác quản lý tài chính về đất đai được thực hiện chặt chẽ, theo đúng nguyên tắc quản lý tài chính của Nhà nước. Chín là: Thông qua công tác đấu giá quyền sử dụng đất, thành lập các sàn giao dịch bất động sản huyện Đông Triều bước đầu hình thành và phát triển thị trường quyền sử dụng đất nói riêng và thị trường bất động sản nói chung. Các hoạt động dịch vụ công về đất đai trên địa bàn huyện đã được triển khai thực hiện, bước đầu đáp ứng nhu cầu về dịch vụ công liên quan đến đất đai của người dân. Mười là: Quyền lợi của người sử dụng đất được đảm bảo tốt. Đồng thời thông qua công tác quản lý, giám sát đó đôn đốc người dân thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Mười một là: Các hoạt động hành chính công cung cấp các dịch vụ công cho người dân, không còn hiện tượng người dân phải “chạy” nhiều cửa khi thực hiện thủ tục hành chính của mình. Mười hai là: Công tác thanh tra, kiểm tra được tổ chức thường xuyên. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời nhiều vụ việc vi phạm pháp luật đất đai; iệc thanh tra, kiểm tra để ngăn ngừa, xử lý các vụ vi phạm về đất đai của các tổ chức và các hộ gia đình, cá nhân ở một số ngành chức năng và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế. Mười ba là: Công tác tiếp công dân và giải quyết các tranh chấp và khiếu nại, tố cáo về đất đai của tổ chức, công dân đã được các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở tập trung giải quyết đúng quy định của pháp luật, đã hạn chế vụ việc khiếu kiện tập thể kéo dài. Tuy nhiên, một số vụ việc phức tạp kéo dài, đông người chưa được giải quyết triệt để, dứt điểm; thời hạn giải quyết đơn thư đôi lúc chưa đảm bảo theo quy định. Mười bốn là: Một số giải pháp nêu ra trong đề tài được dựa trên tình hình thực tiễn của địa phương, được đề xuất trên cơ sở phát huy những điểm tích cực và hạn chế những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý, sử dụng đất đai. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80 4.2. Kiến nghị Một là: Công tác đào tạo cán bộ sau khi thi tuyển cần được quan tâm hơn nữa. Những cán bộ mới được tuyển dụng cần thiết phải được đào tạo chuyên ngành về quản lý đất đai để có thể nắm bắt và làm tốt công việc; hàng năm tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ địa chính cấp xã, thị trấn nhằm đáp ứng yêu cầu trong tình mình mới. Hai là: Đầu tư cơ sở vật chất, ứng dung khoa học công nghệ nhằm chuẩn hoá hệ thống quản lý Nhà nước về đất đai từ huyện xuống cơ sở. Bộ phận giải quyết thủ tục hành chính phải là bộ phận được đầu tư chuẩn hoá đầu tiên. Cần đẩy nhanh tiến độ đo đạc bản đồ địa chính chính quy đối với 7 xã còn lại. Đối với 14 xã, thị trấn đã đo đạc xong bản đồ địa chính chính quy cần nhanh chóng đưa bản đồ địa chính vào khai thác sử dụng cả dạng bản đồ giấy và bản đồ số (duy nhất có thị trấn Đông Triều đã thực hiện đo vẽ bản đồ địa chính chính quy và đưa vào sử dụng từ tháng 6/2010). Ba là: Hạn chế việc chuyển đổi diện tích trồng lúa 2 vụ sang đất phi nông nghiệp phục vụ cho mục đích xây dựng khu tái định cư, nhằm đảm bảo ổn định diện tích đất trồng lúa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Báo cáo công tác đo đạc bản đồ địa chính trên địa bàn huyện Đông Triều năm 2012. 2. Báo cáo thuyết minh số liệu kiểm kê năm 2010 huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, (năm 2010) 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (1993), “Luật đất đai năm 1993”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2003), “Luật đất đai năm 2003”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), “Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005 của cả nước”, Hà Nội. 6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (năm 2012), “Đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước ngành Quản lý đất đai giai đoạn 2011 – 2020” , Hà Nội. 7. Chính phủ (1993), “Giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp” Nghị định 64 - CP của ngày 27 tháng 9 năm 1993, Hà Nội. 8. Chính phủ (1994), “Giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định vào mục đích sản xuất lâm nghiệp", Nghị định 02 - CP của ngày 15 tháng 1 năm 1994, Hà Nội. 9. Chính phủ (1999), "Sửa đổi, bổ sung một số điều của bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp, và bổ sung việc giao đất làm muối cho hộ gia đình và cánh ân sử dụng ổn định lâu dài” Nghị định 85/1999/NĐ - CP ngày 28 tháng 9 năm 1999, Hà Nội. 10. Chính phủ (1999), "Về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp”, Nghị định 163/1999/NĐ - CP ngày 16 tháng 11 năm 1999, Hà Nội. 11. Tôn Gia Huyên, Chu Văn Thỉnh (2000), Nghiên cứu những đặc trưng cơ bản về Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 82 lịch sử đất đai và hệ thống quản lý đất đai ở việt nam, Bộ Tài nguyên và môi trường. 12. Huyện uỷ Đông Triều, năm 2010 "Báo cáo chính trị đại hội đại biểu đảng bộ huỵện Đông Triều khoá, nhiệm kỳ 2010-2015", năm 2010. 13. Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007 "Giỏo trình quản lý Nhà nước về đất đai", Nhà xuấtbản Nông nghiệp Hà Nội, 2007 14. Nguyễn Kim Sơn (2000), “Tổng hợp về chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới”, Báo cáo khoa học chuyên đề 15. Thanh tra Chính phủ "Bỏo cáo tình hình, kết quảcông tác tiếpcông dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2008 đến năm 2011và giải pháp trong thời gian tới", Hà Nội. 16. Tổng cục địa chính (1998), Báo cáo chuyên đề về chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp khắc phục tình trạng manh mỳn trong sản xuất, Tổng cục Địa chính, Hà Nội. 17. Tổng cục địa chính (2001),giáo trình luật đất đai, Ban chương trình hợp tác Việt Nam - Thuỵ Điển, Tổng cục Địa chính, Hà Nội 18. Tổng cục địa chính (2001), Cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách và sử dụng hợp lý quỹ đất đai, Hà nội. 19. UBND huyện Đông Triều năm 2011 "Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khoá IX) về tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật đất đai thời kỳ đầy mạnh công ngiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" 20. UBND huyện Đông Triều, năm 2011 " Báo cáo về việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và Luật khiếu nại tố cáo từ 2009 - 2011" Tiếng nước ngoài 21. Peter F. Dale (1998), Land Informastion Managerment Ciarendon Press, Oxford. 22. Moniteur officiel du commerce et de l'Industrie, Năm 1945. 23.United Nations (1996), Land Administration Guidelines With Special, Reference to countries in Transition, New york and Geneva. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên PHỤ LỤC PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ GIA ĐÌNH Ngày phỏng vấn: .................................... Người phỏng vấn ........................................ Xã(Thị trấn) ..................................................Huyện Đông Triều - Tỉnh Quảng Ninh Thôn (Xã,Thị trấn): ....................................................................................................... Chủ hộ hay người được phỏng vấn ............................................................................... I. TÌNH HÌNH CHUNG 1. Ông/ bà sống ở đây từ năm nào: ............................................................................ - Hay chuyển đến từ đâu: .............................................................................................. 2. Ông/ bà thuộc dân tộc nào: .................................................................................... 3. Gia đình ông/ bà có bao nhiêu ngƣời: .......................................... (người) Nam: .............................. .(người) Nữ: ................................. (người) 3.1. Phân theo độ tuổi < 18 tuổi: ....................... (người) Từ 18 đến 55 tuổi: .......... (người) > 55 tuổi: ........................ (người) 3.2. Số lao động: ................... (người) 4. Từ trƣớc đến nay Ông/bà có làm nghề gì ngoài nghề nông không Có Không II. TÌNH HÌNH KINH TẾ CỦA GIA ĐÌNH HIỆN NAY: 1. Nguồn thu nhập chính của gia đình là gì: 1.1 Trồng trọt: 1.2. Chăn nuôi: 1.3. Sản phẩm lâm nghiệp: 1.4. Nghề phụ: 2. Những tài sản của gia đình có hiện nay: 2.1. Nhà xưởng: ......................hay nhà tranh: ............................................... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2.2. Xe máy: ................. ... (cái) 2.3. Xe đạp: .................. ... (cái) 2.4. Ti vi: ...................... ... (cái) 2.5. Thiết bị khác (ô tô...............;công nông..............; xe trâu, bò kéo..........; máy xay xát...........; máy cày..............; máy tuốt lúa...........(cái) 3. Sản lƣợng nông nghiệp hàng năm: 3.1. Lúa thu hàng năm: ............................kg 3.2. Sản lượng ..........................................kg 3.3. Sản lượng ......................................... kg 3.4. Sắn, ngô thu hàng năm: ....................kg 3.4.1. Sắn:.........................................kg 3.4.2. Ngô:........................................kg 3.5.Các cây màu khác (khoai sọ, khoai lang, dong ...) nếu có.................kg III. ĐẤT ĐAI VÀ SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP 1. Ông bà có đƣợc giao đất không: Có: Không: 2. Ông/ bà sử dụng bao nhiêu đất: .............................. (m2) 2.1.Đất NN: .........(m2); Năm được giao......có sổ đỏ chưa - Đất lúa nước:........... ............................................. (m2) - Đất trồng cây dài ngày.........................................(m2) - Đất trồng cây rau màu...........................................(m2) - Đất nương trồng sắn, ngô: .................................... (m2) - Đất nông nghiệp khác: .......................................... (m2) 2.2. Đất LN: ........(m2); Năm được giao...... có sổ đỏ chưa - Đất rừng tự nhiên: .. ............................................. (m2) - Đất rừng trồng: ...... ............................................. (m2) - Đất rừng phòng hộ: ............................................. (m2) - Đất rừng khác : ...... ............................................. (m2) * Tình trạng đất lâm nghiệp khi giao: Đất trống Đất đó có rừng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Đất khác: ........................... ............................................. ............................................. 2.3. Đất thổ cư: ............................................................ (m2) - Đất ở: ................................................................... (m2) - Đất vườn: ............... ....... ...................................... (m2) - Đất ao, hồ: ............. ............................................. (m2) * Đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa:.........;Năm ................... - Diện tích cấp: ............................................................................................................ III. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA NÔNG HỘ 1. Ông bà đầu tƣ sản xuất những cây trồng gì là chủ yếu: Lúa, ngô, chè, cam, lạc, đậu, cây ăn quả, sắn, trồng rừng, cây trồng khác:.................. 2. Mức độ đầu tƣ (vốn, phân bón) của gia đình hiện nay có tăng lên so với trƣớc đây không: Có tăng Tăng lên ít Không tăng 3. Bình quân số tiền đầu tƣ hiện nay của gia đình là nhƣ thế nào: Sản xuất nông nghệp..triệu/ha; Sản xuất lâm nghệp.triệu/ha 4. Nguồn vốn đầu tƣ của gia đình hiện nay lấy từ đâu: Tự tích luỹ Vay Nhà nước Vay tư nhân Góp vốn 5. Hƣớng ƣu tiên đầu tƣ hiện nay của gia đình là gì: Sản xuất nông lâm nghiệp Cải tạo đất Xây dựng nhà Mua sắm đồ dùng trong nhà Cho con học hành 7. Chính sách giao đất có ảnh hƣởng tới sản xuất của gia đình không: Có Vì sao Không Vì sao Ưu điểm, nhược điểm mà gia đình cảm nhận về chính sách đất đai ... 8. Việc canh tác của gia đình có thuận lợi và ổn định không: Cỳ Vì sao: . Không Vì sao: . 9. Gia đình cóthực sự làm chủ trên mảnh đất đƣợc giao không: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Có Vì sao: . Không Vì sao: . 10. Sau khi áp dụng chính sách giao đất có cònhiện tƣợng tranh chấp, sử dụng sai mục đích không: Có Nguyên nhân:............................................................... Không: Nguyên nhân:............................................................... 11. Gia đình đó chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất cho ai lần nào chƣa: Có: Mấy lần:.........Để làm gì: ... Chưa: 12. Gia đình có thuê thêm đất để sản xuất không: Có Vì sao: Không Vì sao: 12.1. Loại đất thuê.... ... .. 12.2. Gia đình có muốn nhận thêm đất không: Có Vì sao: Loại đất: Đất ruộng ; Đất rừng ; Đất nương Loại khác:........................................................................................... Không Vì sao: 13. Gia đình có muốn trả lại đất cho Nhà nƣớc không: Có Vì sao: ... Không Vì sao 14. Gia đình có dựng GCNQSDĐ để thế chấp cho việc vay vốn ngân hàng không: Có Không 14.1. Ông/ bà có dùng vốn vay trên để đầu tư phát triển sản xuất không: Có Sản xuất gì: ... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Không 14.2. Ông/ bà có dùng vốn vay để làm các việc khác không: Có Dựng vào việc gỡ: .. Không 15. Sau khi đƣợc giao đất gia đình đó cải tạo đƣợc bao nhiêu diện tích ........................... (m 2) để đƣa vào sản xuất. Đất nông nghiệp: ......................... (m2) Đất lâm nghiệp: .......................... (m2) Gia đình đã dùng tiến bộ khoa học kỹ thuật nào để bảo vệ đất: + Làm ruộng bậc thang: + Canh tác theo đường đồng mức: + Trồng cây có che phủ: + Cải tạo đất, khuyến nông, khuyến lâm: 16. Sau khi thực hiện chính sách giao đất của Nhà nƣớc, đời sống của gia đình ông/bà thay đổi nhƣ thế nào (so với các năm trƣớc): Khá hơn rất nhiều Khá hơn: Vẫn như cũ: Giảm đi: IV.Ý KIẾN CỦA GIA ĐÌNH: 1. Theo Ông/bà việc thực hiện việc giao đất cho hộ gia đình có làm cho bà con phấn khởi không: Có: Vì sao: ............................................................... Không: Vì sao: ............................................................... 2. Gia đình có tham gia ý kiến về giao đất hay không: Có Không Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3. Theo Ông/bà những khó khăn trở ngại chính của gia đình có liên quan đến việc sử dụng đất là gì: Thiếu đất canh tác Phân chia đất nông nghiệp không đồng đều Quyền sử dụng đất chưa được đảm bảo Thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm Thiếu cán bộ khuyến nông Thiếucông nghệ Thời tiết không thuận lợi Thiếu lao động Những nguyên nhân khác KIẾN NGHỊ CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI NHÀ NƢỚC...................................... .................................................................................................................................... Đông Triều, ngày ...tháng.... năm 20.. Chủ hộ (Ký và ghi rõ họ, tên) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_cong_tac_quan_ly_nha_nuoc_ve_dat_dai_tren_dia_ban_huyen_dong_trieu_tinh_quang_ninh_2877.pdf
Luận văn liên quan