Luận văn Đánh giá tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Sử dụng đất đai hợp lý - hi ệu quả có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội. Đất đai l à tài nguyên thiên nhiên có hạn tuy nhiên tình hình sử dụng đất đai thành phố Hà Nội hết sức phức tạp, vì thành phố Hà Nội là thủ đô của đất nước, là trung tâm phát tri ển kinh tế - xã hội của đất nước, là nơi tập trung các cơ quan đầu não, các khu công nghiệp

pdf96 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4510 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chế xây dựng các công trình quá cao ở một số khu vực. Tăng thêm diện tích cây xanh không gian công cộng, diện tích giao thông tĩnh, tăng hệ số sử dụng đất lên 1,5 đến 2 lần, khuyến khích các cá nhân và gia đình xây dựng nhà ở trong khuôn khổ quy hoạch chi tiết đã duyệt, phố hoá các khu nhà tập thể bằng cách xây dựng nhà kiên cố trên những khoảng đất của khu tập thể ổn định, không ảnh hưởng tới các công trình công cộng. - Đối với các khu phố mới: Mở rộng ra vùng ven nội, phía hữu ngạn sông Hồng từ Từ Liêm, Thanh Trì, vùng tả ngạn sông Hồng Bắc Thăng Long- Vân Trì, Đong Anh- Cổ Loa, Gia Lâm- Sài Đồng, Yên Viên, hình thành các khu phố mới là xây dựng theo hướn xây dựng nhà trung cư cao tầng (chấm dứt làm nhà 2- 3 tầng trên trục đường lớn), các khu nhà thấp tầng nếu phải bố trí có thể lùi về phía sau theo trục xương cá. Quy hoạch chi tiết 65 và đồng bộ các khu chức năng của các khu phố mới này theo mô hình nhà ở, dịch vụ tổng hợp, có nhiều vườn hoa cây xanh tạo ra các khoảng trống cần thiết cho kết cấu của một khu đô thị mới. - Khu dân cư nông thôn: bố trí tập trung các điểm dân cư mới kết hợp với mở rộng các khu cũ, từng bươc xây dựng cải tạo để thay đổi bộ mặt của nông thôn về nhu cầu diện tích, chất lượng môi trường sống, công trình công cộng và phúc lợi xã hội. Tạo các mẫu nhà đẹp, phù hợp với điều kiện sản xuất, sinh hoạt và đời sống của nhân dân ở từng vùng. Nâng tỷ lệ nhà cao tầng để tiết kiệm diện tích, tăng cường diện tích vườn rau quả và hệ thống cây xanh trong khu dân cư. 4.Dành đủ diện tích đất cho bố trí và phát triển cơ sở hạ tầng, công trình công cộng và phúc lợi xã hội, đặc biệt là hệ thống giao thông, đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt đời sống của nhân dân. Việc đầu tư phải tiến hành đồng bộ gắn với việc mở rộng phát triển thành phố. Trong những năm gần đây, Hà Nội đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao, với những thành tựu phát triển kinh tế đáng khích lệ trong mọi mặt phát triển kinh tế xã hội. Tốc độ đô thị hoá tăng nhanh, kéo theo sự gia tăng dân số và nhu cầu của đời sống sản xuất, gây sức ép mạnh mẽ lên hệ thống kết cấu hạ tầng của thành phố, đặc biệt là giao thông, điện, nước. Giải quyết vấn đề này triệt để trong tương lai là một bài toán khó và phức tạp đòi hỏi phải có một chiến lược đúng đắn và tầm nhìn dài hạn. - Về giao thông: Là yếu tố cơ bản nhất tạo nên kết cấu hạ tầng của thành phố. Hệ thống giao thông vận tải của Hà Nội phải được phát triển đi trước một bước nhằm tạo tiền đề và cơ sở để phát triển kinh tế, nâng cao nhu cầu đời sống và bộ mặt của thành phố, làm cửa ngõ giao lưu quốc tế, khả năng về tình thế phát triển cho tương lai. Tính đi trước còn được thể hiện ở các quan điểm chính sau đây: + Trong nhận thức phải thấy được các chỉ tiêu về số lượng, chất lượng của hoạt động giao thông được xem xét như là những thông số cơ bản để đánh giá tình hình kinh tế xã hội của thành phố. + Hệ thống giao thông vận tải là đường nét và cấu trúc cơ bản để tạo nên các khung tổng thể và bình diện cho toàn thành phố. + Trình độ kỹ thuật công nghệ, năng lực tổ chức và nguyên tắc điều hành của hệ thống giao thông. 66 Trên cơ sở những nhận thức nêu trên, quan điểm phát triển và sử dụng đất giao thông trong tương lai sẽ là: + Hình thành một hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải bao gồm mạng lưới đường bộ, đường sông, đường sắt và đường hàng không, đặc biệt là hệ thống mạng lưới đường bộ. Chú ý để mở một số tuyến xe điện bánh sắt, bánh hơi. Hoàn thiện và đưa vào khai thác và sử dụng tuyến đường sắt ngoại ô, cải tạo và xây dựng tuyến đường sắt chạy nhanh qua thành phố. Hệ thống các công trình nêu trên phải được phải được ưu tiên phát triển đồng bộ với các công trình kỹ thuật hạ tầng, có khả năng liên hoàn, liên kết, hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo nên một mạng lưới giao thông vận tải thông thoáng, tiện lợi trên phạm vi toàn thành phố. + Đảm bảo đủ diện tích đất dành cho giao thông trong khu vực đô thị là 25% diện tích của đô thị, trong đó giao thông nội thị là 16%, giao thông tĩnh là 3% và giao thông đối ngoại là 3%. + Tổ chức một mạng lưới công cộng trải khắp địa bàn từ nội thành đến các điểm trọng yếu ven đô, có khả năng thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho đi lại của nhân dân. Có biện pháp tuyên truyền và quy chế cụ thể hướng dẫn tạo nên thói quen cho người dân trong việc sử dụng giao thông công cộng. Hệ thống đường sá phải tạo nên một tổng thể chung giữa các trục chính với các tuyến vành đai và với tuyến đường nhánh toả vào các khu dân cư tạo thành một sự phân bố đều khắp. + Để tiết kiệm đất, làm giảm bớt áp lực cho giao thông bè mặt, tạo điều kiện thông thoáng và an toàn cho hệ thống giao thông đường bộ của thành phố, cần nghiên cứu và từng bước triển khai xây dựng hệ thống giao thông nổi và hệ thống giao thông ngầm. Hề thống nổi được xây dựng trước mắt tại các điểm nút giao thông hay bị ùn tắc, có lưu lượng cao, liên quan đến nhiều đầu mối quan trọng. Hệ thống ngầm sẽ ưu tiên xây dựng trước các tuyến có mật độ và cường độ di chuyển lớn hiện tại và trong tương lai. - Về thuỷ lợi: Hệ thống thuỷ lợi của Hà Nội phải giải quyết được những yêu cầu và nhiệm vụ chính là cung cấp đủ nước tưới cho cây trồng, tiêu thoát nước đảm bảo an toàn đê điều vào mùa lũ. Để giải quyết được những nhiệm vụ này trong điều kiện đất đai của thành phố, quan điểm sử dụng đất đai của Hà Nội sẽ là: 67 + Gia cố hệ thống đê chính quốc gia và hành lang bảo vệ đê, củng cố hệ thống đê Tả Nhuệ trong thời gian trước mắt, lâu dài sẽ củng cố đê Tả Đáy hoặc kết hợp với hệ thống đường vành đai làm đê là phương án tốt nhất. + Nâng cao tỷ trọng đất dành cho thuỷ lợi để hoàn chỉnh cho hệ thống kênh mương, tưới tiêu, đảm bảo đủ năng lực cho sản xuất nông nghiệp và thoát nước nhanh chóng ở khu vực nội thành xa hồ, sông. Hệ thống tiêu thoát phải có quy hoạch cho thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt, tiến tới xây dựng hệ thống thoát nước kiểu kín (cống ngầm). + Tận dụng, cải tạo và bảo vệ các ao, hồ hiện có, xây dựng thêm hồ chứa nước ở các khu vực phát triển đô thị mới trong tương lai để điều tiết nước mưa, điều tiết môi trường không khí của thành phố. - Về công trình công cộng khác: dành diện tích thoả đáng để cải tạo, mở mang và xây dựng mới các công trình công cộng và phúc lợi xã hội như công viên, vườn hoa, cây xanh, quảng trường, tượng đài... để nâng cao đời sống tinh thần và sức khoẻ con người. Về thương mại- dịch vụ- du lịch: Hà Nội là Thủ đô có bề dày lịch sử, nơi giao lưu, hội tụ nhiều tinh hoa của đất nước. Hà Nội có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp như sông Hồng, hồ Tây, hồ Gươm, hồ Bảy Mẫu.... không gian rộng rãi, thoáng mát, yên tĩnh kết hợp với các lịch sử văn hoá nổi tiếng một cách hài hoà tạo cho Hà Nội một phong cách riêng, vừa cổ kính, vừa thơ mộng, hiện đại, sầm uất. Đây là thế mạnh cho việc hình thành các Trung tâm thương mại, du lịch và dịch vụ lớn của đất nước. Để khai thác lợi thế này, Hà Nội cần tập trung khai thác các vấn đề: + Tổ chức sắp xếp hoàn thiện phát triển mạng lưới thương mại dịch vụ trên toàn địa bàn một cách hợp lý, theo hướng đa dạng, nhiều tầng, nhiều hình thức, quy mô và phương thức kinh doanh, làm tốt chức năng trung tâm thương mại dịch vụ du lịch của Bắc Bộ và cả nước. + Cần có chiến lược kế hoạch phát triển một số doanh nghiệp lớn tầm cỡ quốc gia và quốc tế, đủ khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường ở trong và ngoài nước, khuyến khích và tạo điều kiện cho thương nghiệp tư nhân và mạng lưới HTX thương mại dịch vụ phát triển, nhất là khu vực ngoại thành. 68 + Đầu tư thoả đáng cho việc xây dựng và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại, xây dựng trung tâm thương mại quốc tế và các trung tâm thương mại khác trên địa bàn thành phố. Xây dựng một số siêu thị lớn, chợ Trung tâm, chợ đầu mối và kho trung chuyển, bố trí, xây dựng cơ sở thương mại dịch vụ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân cả các khu đô thị mới. + Khôi phục và duy trì, phát triển một số khu phố cổ, cũ chuyên buôn bán các mặt hàng truyền thống, phố đi bộ mua sắm và phố ẩm thực. + Phát triển du lịch dịch vụ để hội nhập vào trào lưu phát triển của khu vực, giữ vai trò là trung tâm đưa đón khách du lịch của các điểm du lịch nổi tiếng quanh Hà Nội và trong cả nước. Phát triển du lịch kéo theo điều kiện phát triển dịch vụ và thương mại trên cơ sở gắn các hoạt động du lịch với việc xây dựng mạng lưới nhà hàng, phương tiện đi lại, vui chơi giải trí, thể thao và các điều kiện về dịch vụ tài chính, Ngân hàng, thông tin quảng cáo. - Về Công nghiệp: Phát huy thế mạnh điều kiện vị trí, tiềm lực và để phát triển nhanh giữ vai trò hàng đầu ở Bắc Bộ và trong cả nước, để Công nghiệp Hà Nội phải phát triển ổn định, lâu dài, bền vững trên cơ sở bảo vệ môi trường sống của Thủ đô. Quan điểm sử dụng đất Công nghiệp sẽ là: + Tạo điều kiện bố trí đủ diện tích cần thiết và vị trí thích hợp để hình thành các khu cụm công nghiệp tập trung, các khu chế xuất, khu công nghiệp cao trên cơ sở sử dụng không gian hợp lý, tiết kiệm đất, phát triển chiều cao tăng hệ số sử dụng đất, đầu tư để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường. + Đối với các khu công nghiệp và cơ sở công nghiệp hiện có sẽ từng bước di chuyển bớt các xí nghiệp, nhà máy có các đặc điểm: đòi hỏi lực lượng lao động lớn, gây ô nhiễm và độc hại cao, gây sức ép và ảnh hưởng lớn đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật để ra khỏi khu vực nội thành. + Đối với các cơ sở công nghiệp được phép bố trí trong nội thành không mở rộng thêm diện tích và phải tuân theo nguyên tắc đối với khu công nghiệp hiện có. + Dành một quỹ đất đáng kể (khoảng vài nghìn ha) để đầu tư và thu hút liên doanh, hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài. - Về thể dục thể thao: Phân bố mạng lưới thể dục thể thao đều khắp trên địa bàn thành phố, trong đó tập trung phát triển các khu trung tâm thể dục thể thao lớn ở vùng 69 ven đô. Bố trí quy mô vừa và nhỏ, phân tán ở những nơi quỹ đất khó khăn. Mạng lưới thể dục thể thao cần gắn với hệ thống cây xanh, công viên tạo ra không gian môi trường đô thị, tận dụng các sân bãi trong các cơ quan, trường học để cải tạo, xây dựng tạo điều kiện cho các hoạt động thể dục thể thao. Phấn đấu đến năm 2020 bình quân 2.5-3m2/ người đất thể dục thể thao. - Về giáo dục đào tạo: Xây dựng nghành giáo dục đào tạo Hà Nội xứng đáng với tầm vóc của một Thủ đô văn minh, hiện đại có lịch sử truyền thống văn hóa ngàn năm văn hiến. Sắp xếp hợp lý mạng lưới các trường lớp, đầu tư để xây dựng, cải tạo nâng cấp trường cũ, xây dựng trường mới đáp ứng cho nhu cầu từng bước hiện đại hoá trường lớp tạo điều kiện tốt cho việc học tập, thực hành, thí nghiệm, luyện tập và vui chơi giải trí, nâng diện tích bình quân hiện nay là 6,5m2/ học sinh lên 10m2/ học sinh vào năm 2010 và trên 10m2/ học sinh vào năm 2020. - Về y tế: Sắp xếp và hiện đại hoá các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn Hà Nội hợp lý về địa dư và quy mô, nhằm cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh có chất lượng và thuận lợi cho nhân dân. Tạo điều kiện để ổn định để xây dựng phát triển trung tâm y tế chuyên sâu cho phía Bắc và cả nước. Trước mắt, xác định sự tồn tại và quy mô khám chữa bệnh hiện có, hợp nhất một số cơ sở nhằm sử dụng tốt cơ sở vật chất và trang thiết bị, cán bộ. Từng bước chuyển vị trí, xây mới một bệnh viện ở Từ Liêm theo các lĩnh vực chuyên khoa. 5.Sử dụng đất đai phải kết hợp với công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ các di tích, danh lam, thắng cảnh, bảo vệ diện tích rừng hiện có. Đẩy mạnh trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc nhằm tái tạo lại rừng để làm tốt chức năng phòng hộ, bảo vệ sự cân bằng sinh thái và tạo vùng phong cảnh du lịch, tăng cường diện tích cây xanh đều khắp trong phạm vi lãnh thổ thành phố. - Môi trường: là một vấn đề quốc tế bức bách trong quá trình xây dựng và phát triển các đô thị lớn nói chung và Hà Nội nói riêng trong tương lai. Việc quản lý, bảo vệ môi trường, tạo môi trường sống trong lành, tăng cường vể đẹp của thành phố, cần luôn luôn được chú trọng. Nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, khói bụi, tiếng ồn và vệ sinh thực phẩm là những vấn đề cụ thể cần có biện pháp thích hợp để xử lý. Để giải quyết những vấn đề nêu trên cần: 70 + Tăng cường kiểm soát ô nhiễm công nghiệp và đô thị. Đối với nguồn nước thải, trước hết là tích cực phòng ngừa tại đầu nguồn, sau đó là xử dụng các giải pháp xử lý chất thải cuối đường cống, cuối cùng là xử lý tập trung trong tổng thể chung của Thành phố. + Dành đất để xây dựng các bãi chôn lấp và xử lý rác thải ở các khu vực xa dân cư, nguồn nước. Tăng cường phương tiện kỹ thuật để xử lý và chế biến rác thải. Bãi rác thải nguy hại có thể phải đưa lên vùng sâu vùng xa ngoài phạm vi địa phận thành phố trên cơ sở báo cáo và xin ý kiến của Chính phủ. + Hoạch định mục tiêu, đề ra giải pháp, quy chế để hạn chế tối đa mức độ ô nhiễm môi trường các khu công nghiệp hiện có và quản lý giám sát ngay từ đầu các khu công nghiệp mới. Đối với các cơ sở công nghiệp nằm trong thành phố hạn chế mở rộng diện tích, chủ yếu là cải tạo và đổi mới thiết bị công nghệ. Những cơ sở sản xuất độc hại, gây ô nhiễm cao có thể giải thể, sát nhập hoặc di chuyển ra những vị trí thích hợp. + Giảm mật độ chôn cất ở nghĩa trang Văn Điển, xây dựng mới một số các nghĩa trang, nghĩa địa ở vị trí thích hợp............. tại nghĩa trang, nghĩa địa ở những nơi dân cư như thế. Kiên quyết di dời các nghĩa địa trong thành phố. Cấm việc mua bán đất để mai táng trong thành phố thuộc phạm vi quy định. + Tiết kiệm và bảo vệ lâu dài nguồn nước cho sản xuất và đời sống. Hạn chế khai thác nước ngầm bừa bãi. Về lâu dài phải có kế hoạch để tận dụng và thu hồi nước mưa để phục vụ cho nhu cầu của Thành phố. + Tăng cường giáo dục nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường trong nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi và quy chế cụ thể để người dân tham gia bảo vệ môi trường trong sinh hoạt, gia đình, công cộng, giao thông đi lại và sử dụng thực phẩm. - Phát triển rừng: Rừng và cây xanh có tác dụng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái, bảo vệ đất, bảo về nguồn nước. Hà Nội là đô thị lớn, đông dân, nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung nhiều khu vực công cộng lớn, do đó vấn đề phát triển rừng và diện tích cây xanh lại càng có ý nghĩa, để thực hiện mục tiêu này cần: + Bảo vệ quản lý và phát triển vốn rừng hiện có, đẩy mạnh phủ xanh đất trống đồi núi trọc nhằm tái tạo lại rừng để làm tốt chức năng phòng hộ. 71 + Tạo những vành đai, cây xanh đủ lớn để bao quanh Thành phố theo một khoảng cách nhất định và phù hợp, kết hợp các vùng cây xanh đô thị được phân bố đều khắp nơi, trên đất khu dân cư, khu vui chơi giải trí, khu công nghiệp, công viên, hồ nước, tuyến giao thông... để điều tiết môi trường, khí hậu và tăng vẻ đẹp của Thành phố. 6. Khai thác sử dụng đất kết hợp với việc coi trọng mục tiêu phòng thủ an sinh Quốc gia. Địa bàn quân khu có vị trí đặc biệt quan trọng trong nhiệm vụ xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Là thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là khu vực có tiềm năng kinh tế, tiềm lực quốc phòng, tiềm lực về người và cơ sở vật chất kỹ thuật tập trung lớn. Do đó, việc củng cố thế trận chiến tranh, nâng cao hiệu lực quốc phòng là rất quan trọng. Để thực hiện nhiệm vụ này, quá trình khai thác sử dụng đất phải coi trọng mục tiêu an ninh quốc phòng, trên cơ sở quốc phòng kết hợp với kinh tế và kinh tế kết hợp với quốc phòng. Trước hết phải bố trí những địa thế tự nhiên thuận lợi cho mục tiêu an ninh quốc phòng. Việc bố trí mạng lưới đô thị, các khu vực kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp với cơ sở hạ tầng kỹ thuật cần lưu ý để song song kết hợp với việc phòng thủ quốc gia. II. Kế hoạch sử dụng đất trong những năm tới. Đất đai Hà Nội rất có giới hạn với tổng diện tích là 9.097 ha, bị giới hạn bởi lãnh thổ hành chính và do đặc điểm cố định của đất đai. Hà Nội là trung tâm kinh tế của cả nước, nơi tập trung nhiều cơ quan đầu não quan trọng của đất nước, tập trung đông các rường đại học, cao đẳng, trung học, khu công nghiệp, các nhà máy, các xí nghiệp... thu hút nhiều lao động từ các vùng lân cận làm cho diện tích đất đai đã hẹp nay còn hẹp hơn. Vì diện tích cố định cho nên nếu tăng diện tích đất sử dụng vào mục đích này thì sẽ giảm diện tích đất sử dụng vào mục đích khác, vì vậy muốn quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả hơn khi đó các nhà lãnh đạo và quản lý đã đề ra kế hoạch sử dụng đất và trình Chính Phủ phê duyệt. Đối với các loại đất đã được thống kê và sử dụng trong các năm tới như sau: 72 1. Đất trồng cây hàng năm. a. Đất ruộng lúa, lúa màu. Năm 2000 có diện tích 32.840 ha, đến năm 2010 còn lại 21.602 ha, giảm 11.238 ha do chuyển sang đất trồng cây hàng năm khác (cây rau) 376 ha, đất trồng cây lâu năm (cây ăn quả) 1.860 ha; đất có mặt nước nươi trồng thuỷ sản 155 ha; đất xây dựng 3.841 ha; đất giao thông 2.765 ha; đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng 145 ha; đất làm nguyên vật liệ xây dựng 12 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa 69 ha; đất chuyên dùng khác 31 ha; đất ở đô thị 1.649 ha; đất ở nông thôn 328 ha;. Diện tích đất trồng lúa, lúa màu năm 2010 phân bố ở các huyện như sau: huyện Gia Lâm 3.488 ha, huyện Đông Anh 4.849 ha, huyện Từ Liêm 1.194 ha, huyện Thanh Trì 2.395 ha, huyện Sóc Sơn 9.675 ha. b. Đất trồng cây hàng năm khác. Năm 2000 có diện tích 6.226 ha, trong những năm tới sẽ giảm 2.813 ha do chuyển sang đất trồng cây lâu năm 1.697 ha; đất cỏ dùng vào chăn nuôi 217 ha; đất xây dựng 510 ha; đất giao thông 139 ha; đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng 26 ha; đất ở đô thị 172 ha; đất ở nông thôn 36 ha; đồng thời tăng thêm 376 ha lấy từ đất lúa, lúa màu (để trồng rau). Như vậy năm 2010 diện tích đất trồng cây hàng năm khác là 3.789 ha; phân bố ở các huyện: Gia Lâm 1.394 ha, Đông Anh 843ha, Sóc Sơn 666 ha, Thanh Trì 340 ha, Từ Liêm 382 ha và trong các quận nội thành là 164 ha. Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất lúa, lúa màu và dất trồng cây hàng năm khác đến năm 2010 sẽ có diện tích là 25.391 ha, thực giảm 13.675 ha. 2. Đất vườn tạp. Năm 2000 có diện tích 510 ha đến năm 2010 còn lại 10 ha, giảm 500 ha do chuyển sang đất trồng cây lâu năm (đất trồng cây ăn quả) 450 ha; đất xây dựng 20 ha; đất giao thông 5 ha; đất thuỷ lợi và mặt nươcá chuyên dùng khác 2 ha; đất chuyên dùng khác 3 ha; đất ở đô thị 19 ha; đất ở nông thôn 1 ha. Đất vườn tạp năm 2010 phân bổ ở các huyện: Gia Lâm 7 ha và huyện Từ Liêm là 3 ha. 73 3. Đất trồng cây lâu năm. Năm 2000 có diện tích 765 ha, trong những năm tới sẽ giảm 38 ha do chuyển sang đất xây dựng 33 ha; đất giao thông 5 ha, đồng thời tăng thêm 4.007 ha lấy đất lúa, lúa màu 1.860 ha; đất trồng cây hàng năm khác 1.697 ha và đất vườn tạp 450 ha. Đến năm 2010 đất trồng cây lâu năm có diện tích là 4.734 ha phân bố ở các huyện: Gia Lâm 675 ha; Đông anh 1.051 ha, Sóc Sơn 2.191 ha; Thanh Trì 300 ha; Từ Liêm 496 ha và ở các quận nội thành 21 ha. 4. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi. Năm 2000 có diện tích 101 ha, trong những năm tới giảm 5 ha do chuyển sang đất xây dựng, đồng thời tăng thêm 550 ha lấy từ đất trồng cây hàng năm khác 217 ha; đất bằng chưa sử dụng khác 3 ha. Đến năm 2010 đất cỏ dùng vào chăn nuôi có diện tích là 646 ha phân bố ở các huyện: Gia Lâm 273 ha, Đông Anh 200 ha và Sóc Sơn 173 ha. 5. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2000 có diện tích 3.170 ha, trong những năm tới giảm 783 ha do chuyển sang đất xây dựng 451 ha; đất giao thông 61 ha; đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng khác 85 ha; đất chuyên dùng khác 10 ha; đất ở đô thị 154 ha; đất ở nông thôn 22 ha; đồng thời tăng thêm 437 ha lấy từ đất lúa, đất màu 155 ha; đất có mặt nước chưa sử dụng 282 ha;. Đến năm 2010 diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 2.824 ha; phân bố ở các huyện Gia Lâm 253 ha, Đông Anh 317 ha, Sóc Sơn 412 ha, Thanh Trì 741 ha, Từ Liêm 328 ha và các quận nội thành 773 ha. Như vậy đến năm 2010 tổng diện tích đất nông nghiệp còn lại 33.605 ha, giảm 10.007 ha so với năm 2000. 6. Đất lâm nghiệp. a. Đất rừng sản xuất Năm 2000 có diện tích 1.709 ha, trong những năm tới giảm đi 13 ha do chuyển sang đất giao thông 5 ha, còn lại 1.696 ha đến năm 2010 phân bố ở huyện Gia Lâm 59 ha, Đông Anh 5 ha, Sóc Sơn 7.620 ha, Từ Liêm 16 ha và các quận huyện nội thành 3 ha. 74 b. Đất rừng phòng hộ. Năm 2000 có diện tích 2.995 ha, trong những năm tới giảm 112 ha do chuyển sang đất xây dựng 44 ha; đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng 33 ha; đất làm nguyên vật liệu xây dựng 16 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa 4 ha; đất chuyên dùng khác 15 ha; đồng thời tăng thêm 170 ha lấy từ đất đồi núi chưa sử dụng 1.668 ha; đất chưa sử dụng khác 32 ha. Đến năm 2010 diện tích đất rừng phòng hộ là 4.583 ha trong đó có huyện gia Lâm 59 ha, Sóc Sơn 4. 524 ha. c. Đất có rừng đặc dụng. Năm 2000 có 1.405 ha và được giữ nguyên đến năm 2010 ở huyện Sóc Sơn. d. Đất ươm cây giống. Hiện có 19 ha và được giữ nguyên đến năm 2010, trong đó ở huyện Từ Liêm có 16 ha, còn 3 ha nằm trong các quận nội thành. Đến năm 2010 tổng diện tích đất lâm nghiệp sẽ là 7.703 ha tăng 1.575 ha so với năm 2000. 7. Đất khu dân cư nông thôn. Diện tích đất khu dân cư nông thôn đến năm 2010 được xác định trên cơ sở hiện trạng đất khu dân cư nông thôn năm 2000, diện tích đất khu dân cư nông thôn phải được chuyển sang mục đích khác do bị đô thị hoá, do phát triển công nghiệp, giao thông... diện tích đất cần thiết để tái định cư số hộ giải toả do lấy đất phát triển công nghiệp, giao thông... tiêu chuẩn giao đất theo từng huyện khoảng chừng 140- 200 m2/ hộ. Số dân nông thôn năm 2001 toàn thành phố là 1.140.000 người, trong những năm tới có 164.580 người sẽ chuyển thành dân đô thị, còn lại 975.420 người. Số dân nông thôn năm 2010 là 1.120.900 người tăng thêm 145.480 người tương đương với 34.625 hộ, số hộ có nhu cầu đất ở mới là 27.900 hộ, số hộ bị di dời, giải toả phải tái định cư lại (không kể số hộ sẽ được bố trí trong đô thị) là 1.500 hộ. Như vậy tổng số hộ có nhu cầu đất ở mới là 29.400 hộ, trong đó huyện Sóc Sơn có 7.720 hộ, huyện Đông Anh 5.920 hộ, huyện Gia Lâm 6.540 hộ, huyện Thanh Trì 5.770 hộ và huyện Từ Liêm 3.450 hộ. 75 Theo định mức giao đất ở của huyện từ Liêm và huyện Thanh Trì là 140 m2/ hộ, của huyện Đông Anh và huyện Gia Lâm là 150 m2/hộ và của huyện Sóc Sơn là 200 m2/ hộ, đồng thời khi giao đất ở mới phải tính thêm 10% đất giao thông nội bộ. Theo đó diện tích đất khu dân cư tăng lên 470,4 ha trong đó đất ở nông thôn tăng thêm 425 ha lấy vào các loại đất lúa, lúa màu 328 ha; đất trồng cây hàng năm khác 36 ha; đất vườn tạp 1 ha; đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 8 ha; đất xây dựng 3 ha; đất làm nguyên vật liệu xây dựng 5 ha; đất bằng chưa sử dụng 9 ha; đất đồi núi chưa sử dụng 12 ha; đất chưa sử dụng khác 1 ha. Đồng thời trong những năm tới ở nông thôn giảm 1.338 ha do chuyển sang các loại đất xây dựng 96 ha; đất giao thông 115 ha; đất chuyen dùng khác 1ha; đất ở đô thị 1.126 ha. Tổng diện tích đất ở nông thôn đến năm 2010 là 7.904 ha, giảm 913 ha so với năm 2000. Tổng diện tích đất nông thôn đến năm 2010 là 13.741 ha. 8. Đất ở đô thị. Đến năm 2010 sẽ có 2.079.100 người sống trong các đô thị của thành phố Hà Nội tăng thêm 531.600 người so với năm 2001. Để đảm bảo nhu cầu ở cũng như những hoạt động kinh tế, chính trị xã hội của Thủ đô, đất đô thị của thành phố sẽ mở rộng như sau: (Xem biểu 08) 76 Biểu 08: Định hướng sử dụng đất đô thị Thành phố mở rộng đến năm 2010 Đơn vị tính: ha Khu phát triển đô thị Hiện trạng năm 2000 Sử dụng đến năm 2010 Đất đô thị Đất ở đô thị Đất đô thị Đất ở đô thị 1. Khu vực thành phố thành thị 9.684 2.813 18.903 4.911 -Khu vực 7 quận nội thành 8.430 2.442 8.430 2.485 -Khu vực mở rộng sang H.Gia Lâm 558 213 3.506 602 -Khu vực mở rộng sang H.Từ Liêm 213 049 1.726 607 -Khu vực mở rộng sang H. Thanh Trì 0 0 1.002 337 -Khu đô thị Bắc Thăng Long 0 0 2.640 406 -Khu đô thị Cổ Loa 0 0 300 100 -Khu đô thị Đông Anh 453 109 1.300 374 2. Khu đô thị Trâu Quỳ 0 0 409 98 3. Khu đô thị Văn Điển-Tứ Hiệp 009 32 230 88 4. Khu đô thị Sóc Sơn 082 27 3.264 778 Tổng số 9.856 2.872 22.807 5.875 Nguồn: Báo cáo chuyên đề “Định hướng sử dụng đất thời kỳ 2000- 2010” một số nghành lĩnh vực của thành phố Hà Nội Như vậy diện tích đất đô thị đến năm 2010 tăng thêm 12.951 ha lấy vào các loại đất lúa, lúa màu 5.789 ha; cây hàng năm khác 355 ha; vườn tạp 51 ha; cây lâu năm 37 ha; đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 619 ha; đất cỏ dùng cào chăn nuôi 5 ha; đất rừng trồng sản xuất 499 ha; đất xây dựng 1.365 ha; đất giao thông 796 ha; đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng 819 ha; đất di tích lịch sử văn hoá 53 ha; đất làm nguyên vật liệu xây dựng 26 ha; đất chuyên dùng khác 60 ha; đất ở nông thôn 1.397 77 ha; đất bằng chưa sử dụng 42 ha; đất mặt nước chưa sử dụng 79 ha; sông suối 258 ha; đất chưa sử dụng khác 19 ha. Diện tích đất đô thị năm 2000 là 2.872 ha, trong những năm tới giảm 232 ha do chuyển sang đất xây dựng khác 27 ha; đất giao thông 205 ha; đồng thời tăng thêm 3.235 ha lấy từ đất đồng lúa, lúa màu 1.649 ha; đất trồng cây hàng năm khác 172 ha; đất vườn tạp 19 ha; đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 154 ha; đất xây dựng 11 ha; đất giao thông 4 ha; đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng 73 ha; đất làm nguyên vật liệu xây dựng 7 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa 6 ha; đất ở nông thôn 1.126 ha; đất bằng chưa sử dụng 14 ha;. Đến năm 2010 diện tích đất ở đô thị sẽ là 5.875 ha. 9. Đất chuyên dùng. * Đất các công trình công nghiệp. Đến năm 2010 sẽ mở rộng diện tích khu công nghiệp: Biểu 09: Định hướng mở rộng đất khu Công nghiệp đến năm 2010 Đơn vị tính: ha STT Khu Công nghiệp Diện tích tăng thêm 1 Văn Điển- Pháp Vân 11 2 Cầu Bươu 39,6 3 Cầu Diễn- Mai D ịch 50 4 Đức Giang 42 5 Bắc Thăng Long 305 6 Chế xuất Nội Bài 330 7 Gia Lâm 447 Nguồn:Báo cáo chuyên đề “Định hướng sử dụng đất thời kỳ 2000- 2010” một số nghành lĩnh vực của thành phố Hà Nội Xây mới khu công nghiệp Nam Thăng Long với diện tích 260 ha, khu công nghiệp Đông Anh 155 ha các cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở huyện Gia Lâm 20 ha, huyện Thanh trì 20 ha, huyện Từ Liêm 25 ha, huyện Sóc Sơn 61,5 ha. Ngoài ra còn dành 27,3 ha cho các cơ sở công nghiệp khác ở 5 huyện ngoại thành. Tổng diện tích 78 đất dành cho công nghiệp đến năm 2010 là 3.686 ha, mở rộng thêm 1.793 ha so với năm 2000. * Đất các công trình kinh doanh dịch vụ thương mại. Đến năm 2010 mở rộng, xây mới các công trình sau: Bảy siêu thị với tổng diện tích 4,45 ha. Năm trung tâm thương mại với tổng diện tích 68,20 ha. Bốn cửa hàng miễn thuế với tổng diện tích 1,15 ha ở hàng cỏ quận Đống Đa. Mạng lưới xăng dầu gồm 190 điểm với tổng diện tích 17 ha. Mạng lưới giết mổ gồm 5 điểm với tổng diện tích 3,5 ha. Mạng lưới chợ gồm 23 chợ với tổng diện tích 24,60 ha. Tổng diện tích đất dành cho các công trình dịch vụ thương mại đến năm 2010 mở rộng thêm 117,9 ha. *Đất trụ sở cơ quan. Tổng diện tích đất dành cho trụ sở các cơ quan đến năm 2010 sẽ mở rộng thêm 58,82 ha. *Đất các cơ sở y tế. Tổng diện tích đất các cơ sở y tế đến năm 2010 mở rộng thêm 17,46 ha. * Đất trường học. Hệ thống trường học của thành phố Hà Nội đến năm 2010 sẽ được mở rộng, xây mới như sau. - Hệ thống trường Mầm Non gồm 318 trường với tổng diện tích mở rộng thêm là 90,21 ha, hệ trống trường tiểu học gồm 148 trường với diện tích mở rộng thêm là 105,80 ha; hệ thống trường trung học cơ sở gồm 143 trường với diện tích mở rộng thêm là 104,76 ha; hệ thống trường phổ thông trung học gồm 24 trường với diện tích mở rộng thêm là 40,82 ha. - Phân bố mở rộng thêm các trường học theo các quận, huyện: (Xem Biểu 10) 79 80 Biểu số 10: diện tích đất tăng thêm khi mở rộng một số trường học đến năm 2010 Đơn vị tính: ha TT Quận, huyện Diện tích tăng thêm (ha) Trường mầm non Trường tiểu học Trường THCS Trường PTTH Trung tâm GDTX Trung tâm dạy nghề Trường ĐH,CĐ 1 Ba Đình 0,32 2,04 1,60 2 Hoàn Kiếm 0,83 3 Đống Đa 2,09 3,70 3,28 4 Hai Bà Trưng 2,42 4,17 7,04 2,00 0,42 0,50 5 Tây Hồ 1,16 1,63 1,97 0,86 0,80 6 Thanh Xuân 0,20 1,88 0,50 0,50 1,00 7 Cầu Giấy 6,18 5,60 3,78 3,86 8 Thanh Trì 9,48 14,78 17,40 4,30 2,31 9 Đông Anh 28,17 28,90 31,10 12,11 0,90 8,32 10 Gia Lâm 10,49 11,97 3,98 5,54 3,00 11 Từ Liêm 11,53 13,34 13,37 89,00 12 Sóc Sơn 17,34 17,39 21,74 11,55 Tổng cộng 90,21 105,80 104,76 40,82 7,43 9,82 89,00 Nguồn: Báo cáo chuyên đề “Định hướng sử dụng đất thời kỳ 1997-2010” một số nghành lĩnh vực của thành phố Hà Nội 81 - Hệ thống trung tâm giáo dục thường xuyên gồm 7 trường với tổng diện tích mở rộng thêm 7,43 ha; trong đó có 1 trường ở quận Thanh Xuân, 1 trường ở Tây Hồ, 3 trường ở huyện thanh Trì, 1 trường ở huyện Đông Anh và 1 trường ở huyện Gia Lâm. - Hệ thống trung tâm dạy nghề gồm 6 trung tâm với tổng diện tích mở rộng thêm 9,82 ha trong đó có 1 trung tâm ở Tây Hồ, 2 trung tâm ở Cầu Giấy, 3 trung tâm ở huyện Đông Anh. Các trường đại học và cao đẳng sẽ tập trung ở Tây Mỗ- Đại Mỗ thuộc huyện Từ Liêm trong 1 khu vực với tổng diện tích 89 ha. Như vậy đến năm 2010 diện tích đất các trường học sẽ mở rộng thêm 444,84 ha. * Đất cho công tr ình thể dục- thể thao. Các công trình thể dục- thể thao đến năm 2010 sẽ được mở rộng, xây mới thêm ở 140 công trình với tổng diện tích mở rộng thêm là 478,59 ha Tháp truyền hình Trung ương: Được xây dựng ở Xuân La- Xuân Đỉnh huyện Từ Liêm với diện tích 0,6 ha. Trạm biến thế: Xây mới 29 trạm với tổng diện tích 5,65 ha. Mở rộng, xây mới nhà máy nước cho các khu vực đô thị với tổng diện tích tăng thêm 3,92 ha. Xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn, nhà máy chế biến phân compót với tổng diện tích 12,5 ha. Các trạm xử lý chất thải gồm 15 trạm với tổng diện tích 81,17 ha. Xây dựng 5 tượng đài với tổng diện tích chiếm đất là 2,10 ha. Xây mới 26 công viên cây xanh với tổng diện tích 1.231 ha. Các công trình đầu mối giao thôngđược mở rộng và xây mới 4 bến xe khách liên tỉnh với tổng diện tích tăng thêm 9,50 ha, 5 bến xe tải với tổng diện tích tăng thêm 20,00 ha, 47 ra- đề- pô, bến đỗ xe với tổng diện tích tăng thêm 41,13 ha, 10 cảng sông với tổng diện tích tăng thêm 54,5 ha. Mở rộng sân bay Nội Bài thêm 89 ha nữa. Tổng diện tích các công trình đầu mối giao thông đến năm 2010 mở rộng thêm 675,57 ha. Xây mới 8 trạm bơm với tổng diện tích tăng thêm là 0,33 ha. 82 Khu ngoài giao đoàn: Được xây mới ở huyện Từ Liêm với diện tích 62,8 ha trong đó đất xây dựng là 27 ha. Đất xây dựng trung tâm vùng, tiểu vùng với tổng diện tích toàn thành phố đến năm 2010 là 78,55 ha. Các công trình công cộng xây dựng mới trong khu ở của các đô thị với tổng diện tích đất xây dựng mới đến năm 2010 tăng thêm 245,09 ha. Như vậy tổng diện tích đất xây dựng đến năm 2010 sẽ tăng thêm 5.467 ha lấy vào các loại đất lúa, lúa màu 3.841 ha; đất trồng cây hàng năm khác 510 ha; đất vườn tạp 20 ha; đất trồng cây lâu năm 33 ha; đất cỏ dùng vào chăn nuôi 5 ha; đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 451 ha; đất có rừng phòng hộ 44ha; đất giao thông 9 ha; đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng 166 ha; đất an ninh quốc phòng 29 ha; đất làm nguyên vật liệu xây dựng 23 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa 20 ha; đất chuyên dùng khác 27 ha; đất ở đô thị 27 ha; đất ở nông thôn 96 ha; đất bằng chưa sử dụng 36 ha; đất đồi núi chưa sử dụng 20 ha; đất có mặt nước chưa sử dụng 32 ha; đất sông suối 71 ha; đồng thời trong những năm tới đất xây dựng giảm đi 123 ha do chuyển sang đất giao thông 108 ha; đất chuyên dùng khác 1 ha; đất ở đô thị 11 ha; đất ở nông thôn 3 ha. Tổng diện tích đất xây dựng năm 2010 là 10.902 ha. 10. Đất giao thông. a. Quốc lộ. Mở rộng quốc lộ 1A với tổng diện tích đất mở rộng thêm là 29 ha. Làm quốc lộ 2 dài tránh sân bay dài 6,3 km; rộng 12 m; diện tích 8 ha. Quốc lộ 3 với tổng diện tích lấy đất 122 ha. Làm mới quốc lộ 18 dài 13,5 km; rộng 33 m; diện tích 45 ha. Mở rộng quốc lộ 32 từ đường cao tốc Thăng Long đến Nhổn dài 5,75 km; rộng từ 14-18 m lên 58 m; diện tích 24 ha. Làm mới quốc lộ 5 đoạn từ quốc lộ 1A (phía Bắc) đến đường cao tốc Thăng Long dài 14,5 km; rộng 60 m; diện tích 87 ha. Tổng diện tích đất dành cho mở rộng, làm mới các quốc lộ là 315 ha. 83 b.Tỉnh lộ. Đến năm 2010 tổng diện tích tăng thêm do mở rộng các Tỉnh lộ là 52,35 ha. 84 c. Đường vành đai. Mở rộng các đường vành đai 1; 2; 3 với tổng diện tích tăng thêm do mở rộng, làm mới các vành đai là 417,77 ha. d. Các đường hướng tâm. Đến năm 2010, tổng diện tích tăng thêm của các đường hướng tâm là 61,29 ha. e. Đường liên quận huyện. Đến năm 2010 diện tích tăng thêm do mở rộng, làm mới đường liên quận- huyện là 146,41 ha. f. Giao thông nội bộ các quận- huyện. Ngoài các đường giao thông trên là giao thông nội bộ trong các quận, thị trấn của các huyện, giao thông liên thôn, liên xã, giao thông trong các khu ở được tổng hợp liên tiếp tới các quận huyên. Theo đó tổng diện tích tăng thêm đến năm 2010 do mở rộng, làm mới giao thông nội bộ các quận, huyện là 3.360,8 ha. g. Đường sắt. Đến năm 2010 sẽ làm mới một số đường sắt nằm trong huyện Thanh Trì dài 9,69 km; đoạn nằm trong huyện Gia Lâm dài 14,25 km; đoạn nằm trong huyện Đông Anh dài 8,25 km. Các tuyến đường sắt có chiều rộng trung bình 6 m, tổng diện tích chiếm đất là 19,31 ha. h. Các nút giao thông. Đến năm 2010 sẽ cải tạo, làm mới 33 nút giao thông với tổng diện tích tăng thêm do các nút giao thông là 112,01 ha. 85 Như vậy, tổng diện tích giao thông đến năm 2010 tăng thêm 3.484 ha lấy vào các loại đất: lúa, lúa màu 2.765 ha; cây hàng năm khác 139 ha; đất vườn tạp 5 ha; đất trồng cây lâu năm 5 ha; đất có mặt nước nôi trồng thuỷ sản 61 ha; đất có rừng sản xuất 5 ha; đất xây dựng 108 ha; đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng 20 ha; đất an ninh quốc phòng 5 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa 3 ha; đất ở đô thị 205 ha; đất ở nông thôn 115 ha; đất bằng chưa sử dụng 3 ha; đất có mặt nước chưa sử dụng 45 ha. Đồng thời trong những năm tới đất giao thông cũng giảm 14 ha do chuyển sang đất xây dựng 9 ha; đất chuyên dùng khác 1 ha; đất ở đô thị 4 ha. Tổng diện tích đất giao thông năm 2010 là 9.088 ha. 11. Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng. Đến năm 2010 thực hiện các dự án kéo dài kênh rạch, mở rộng, xây mới các kênh mương phục vụ cho tưới tiêu, thoát cấp nước ở các huyện. Tổng diện tích đất dành cho thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng tăng thêm là: huyện Sóc Sơn 138,53 ha; huyện Đông Anh 55,76 ha; huyện Gia Lâm 27,58 ha; huyện Thanh Trì 91,86 ha; huyện Từ Liêm 1 ha. Như vậy đến năm 2010 diện tích đất dành cho thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng toàn thành phố tăng thêm 315 ha lâý vào các loại đất lúa, lúa màu 145 ha; đất trồng cây hàng năm khác 26 ha; đất vườn tạp 2 ha; đất có mặt nước chưa sử dụng 23 ha; đất chưa sử dụng khác 1 ha. Đồng thời giảm đi 259 ha do chuyển sang đất xây dựng 166 ha; đất giao thông 20 ha; đất ở đô thị 73 ha. Tổng diện tích đất dành cho thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng của thành phố đến năm 2010 là 5.641 ha. 12. Đất di tích lịch sử- văn hoá. Năm 2000 có 262 ha và vẫn giữ nguyên trong những năm tới. 13. Đất an ninh quốc phòng. Năm có 2.106 ha, trong những năm tới giảm 34 ha do chuyển sang đất xây dựng 29 ha, đất giao thông 5 ha, còn lại 2.072 ha vào năm 2010. 86 14.Đất khai thác khoáng sản. Hiện có 7 ha và vẫn giữ nguyên đến năm 2010. 15. Đất làm nguyên vật liệu xây dựng. Tổng diện tích đất làm nguyên vật liệu xây dựng của thành phố tăng thêm 46 ha: lấy vào đất lúa, lúa màu 12 ha; đất trồng cây hàng năm khác 3 ha; đất có rừng phòng hộ 16 ha; đất bằng chưa sử dụng 5 ha; và đất chưa sử dụng khác 10 ha, đồng thời trong những năm tới, những nơi đã khai thác hết nguyên liệu sẽ hoàn trả cho mục đích sử dụng khác, do đó diện tích làm nguyên vật liệu xây dựng đến năm 2010 giảm 35 ha do chuyển sang đất xây dựng 23 ha; đất ở đô thị 7 ha; đất ở nông thôn 5 ha. Tổng diện tích đất làm nguyên vật liệu xây dựng đến năm 2010 là 368 ha. 16. Đất nghĩa trang, nghĩa địa. Mở rộng nghĩa trang, nghĩa địa ở 12 xã của huyện Gia Lâm với tổng diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa đến năm 2010 tăng thêm 86 ha lấy vào các loại đất: đất lúa, lúa màu 69 ha; đất trồng cây hàng năm khác 13 ha; đất có rừng trồng 4 ha; đất có rừng phòng hộ 4 ha; đồng thời trong những năm tới giảm 29 ha do chuyển sang đất xây dựng 20 ha; đất giao thông 3 ha; đất ở đô thị 6 ha. Tổng diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa năm 2010 là 809 ha. 17. Đất chuyên dùng. Mở rộng bãi chôn lấp chất thải rắn ở Nam Sơn huyện Sóc Sơn thêm 57,78 ha, xây mới bãi chôn lấp chất thải rắn ở xã Việt Hùng huyện Đông Anh với diện tích 5 ha. Tổng diện tích đất chuyên dùng khác tăng thêm 63 ha lấy vào các loại đất: đất lúa, lúa màu 31 ha; đất vườn tạp 3 ha; đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 10 ha; đất rừng phòng hộ 15 ha; đất xây dựng 1 ha; đất giao thông 1 ha; đất ở nông thôn 1 ha; đất sông suối 1 ha; đồng thời trong những năm tới đấ chuyên dùng khác sẽ giảm 27 ha do chuyển sang do chuyển sang đất xây dựng. Tổng diện tích chuyên dùng lưu chuyển hàng hoá năm 2010 là 369 ha. 87 Đất chuyên dùng của thành phố bao gồm đất xây dựng, đất giao thông, đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng, đất di tích lịch sử- văn hoá, đất an ninh quốc phòng, đất khai thác khoáng sản, đất làm nguyên vật liệu xây dựng, đất nghĩa trang nghĩa địa, đất chuyên dùng khác đến năm 2010 sẽ có tổng diện tích là 29.473 ha. 18. Đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá không có rừng cây. a. Đất chưa sử dụng. Trong những năm tới sẽ chuyển sang đất cỏ dùng vào chăn nuôi 330 ha; đất xây dựng 36 ha; đất giao thông 3 ha; đất làm nguyên vật liệu xây dựng 5 ha; đất ở đô thị 14 ha; đất ở nông thôn 9 ha; đến năm 2010 còn lại 654 ha. b. Đất có mặt nước chưa sử dụng. Trong những năm tới chuyển sang trồng rừng phòng hộ 1.668 ha; đất xây dựng 20 ha; đất ở nông thôn 12 ha; đến năm 2010 cơ bản không còn đất đồi núi chưa sử dụng. c. Đất có mặt nước chưa sử dụng. Chuyển sang đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 282 ha; đất xây dựng 32 ha; đất giao thông 45 ha; đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng 23 ha; còn lại 556 ha đến năm 2010. d. Đất sông suối. Chuyển sang đất xây dựng 71 ha, sang đất nghĩa địa 1 ha; còn lại 5.843 ha dến năm 2010. e.Núi đá không có rừng cây. Giữ nguyên đến năm 2010 bới 564 ha. 88 f. Đất chưa sử dụng khác. Giảm 47 ha do chuyển sang đất cỏ dùng vào chăn nuôi 3 ha; rừng phòng hộ 32 ha; đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng 1 ha; đất làm nguyên vật liệu 10 ha; đất ở nông thôn 1 ha; đến năm 2010 còn lại 420 ha. Đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá không có rừng cây của thành phố đến năm 2010 có tổng diện tích 7.537 ha. Như vậy dến năm 2010 diện tích cơ cấu các loại đất như sau: 89 Biểu 11: Diện tích cơ cấu các loại đất đến năm 2010 Đơn vị tính: ha Loại đất Năm 2000 Năm 2010 Diện tích Tỷ trọng (%) Diện tích Tỷ trọng (%) Tổng diện t ích tự nhiên 92.097 100,00 92.097 100,00 I. Đất nông nghiệp 43.612 47,35 33.605 36,49 Trong đó đất lúa, lúa màu 32.840 75,30 21.602 64,28 II. Đất lâm nghiệp 6.128 6,65 7.730 8,36 III. Đất chuyên dùng 20.533 12,69 13.779 32,00 IV. Đất ở 11.689 12,69 5.875 14,95 - Đất ở đô thị 2.872 24,57 - Đất ở nông thôn 8.817 75,43 V. Đất CSD và SS, núi đá không có rừng cây. 10.135 11,02 7.537 8,20 Biểu 12: Diện tích cơ cấu đất đai theo 6 loại đất (Đất nông nghiệp, lâm nghiệp, chuyên dùng, chưa sử dụng nằm ngoài khu vực dân cư): Đơn vị tính: ha Loại đất Năm 2000 Năm 2010 Diện tích Tỷ trọng (%) Diện tích Tỷ trọng (%) Tổng diện t ích tự nhiên 92.097 100,00 92.097 100,00 I. Đất nông nghiệp 40.051 43,49 30.583 33,21 Trong đó đất lúa, lúa màu 31.861 79,55 20.670 67,59 II. Đất lâm nghiệp 5.892 6,40 6.940 7,54 III. Đất khu dân cư nông thôn 15.989 17,36 13.826 15,01 Trong đó đất ở 8.817 55,14 7.904 57,17 IV. Đất ở đô thị 9.856 10,70 22.806 24,76 Trong đó đất ở 2.872 29,14 5.875 25,76 V. Đất chuyên dùng 11.535 12,52 11.868 12,89 VI. Đất CSD và SS, núi đá không có rừng cây 8.774 9,53 6.074 6,59 90 Nguồn: Báo cáo chuyên đề “Định hướng sử dụng đất thời kỳ 1997-2010” một số nghành lĩnh vực của thành phố Hà Nội III- Một số giải pháp. Trên cơ sở kết quả thực hiện Chỉ thị 15/CT-UB, phân loại vi phạm, tiến hành xử lý từng bước vững chắc, kiên quyết theo đúng pháp luật. Trước mặt Sở Địa chính Nhà Đất trình UBND Thành phố trong tháng 12/2001 quyết định thu hồi ngay 13 trường hợp vi phạm điển hình theo đề nghị của UBND các quận huyện để tổng hợp rút kinh nghiệm, triển khai thực hiện Chỉ thị 15/CT-UB trên toàn địa bàn Thành phố. Kiến trúc sư trưởng thành phố kết hợp với Sở Địa chính- Nhà Đất để có ý kiến về thoả thuận quy hoạch kiến trúc các khu đất đã thu hồi, đồng thời tập trung chỉ đạo lập dự án sử dụng đất có hiệu quả với các diện tích đất đã thu hồi công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để lựa chọn chủ đầu tư đủ năng lực thực hiện nhằm đưa đất vào sử dụng một cách có hiệu quả. Tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai ở cấp quận huyện nhằm kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và xử lý dứt điểm các vi phạm trên địa bàn. Tăng cường và thường xuyên thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện phương châm “ phòng bệnh hơn chữa bệnh” với mục tiêu quản lý chặt chẽ sử dụng để phát triển. Thường xuyên nâng cao chất lượng tập huấn cho cán bộ Điạ chính- Nhà đất các cấp, đặc biệt là cán bộ Địa chính cấp phường, xã, tuyên truyền các chính sách pháp luật về quản lý sử dụng đất đai sâu rộng từng người dân và các tổ chức sử dụng đất. Tiếp tục giải quyết dứt điểm các trường hợp có vi phạm trên địa bàn thành phố, kiên quyết thu hồi đất để giao cho các quận huyện quản lý chống lấn chiếm, lập phương án sử dụng đất có hiệu quả, đúng pháp luật. Tập trung khẩn trương hoàn chỉnh và trình UBND thành phố ban hành các chính sách quản lý và khuyến khích sử dụng đất đai có hiệu quả nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Thành phố. 91 Những chính sách và biện pháp nhằm bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp: + Ưu tiên phát triển nông nghiệp + Bảo vệ người dân có đất ổn định, lâu dài. + Khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tạo ra các sản phẩm nông nghiệp quý có giá trị cao. + Đền bù thoả đáng để đảm bảo nguời dân mất đất có thể chuyển đổi nghành nghề. Những chính sách và biện pháp nhằm tiết kiệm sử dụng đất đai + Nghiên cứu, ban hành các định mức sử dụng các loại đất. + Chính sách về tận dụng không gian trong quy hoạch xây dựng công nghiệp và đô thị + Chính sách phát triển các điểm dân cư như thế nào theo hướng đô thị hoá tại chỗ + Chính sách khuyến khích tiết kiệm diện tích đất nghĩa trang, nghĩa điạ. Chính sách và biện pháp sử dụng hợp lý các loại đất mang tính chất đặc thù. Chính sách ưu tiên giành đất cho những nhu cầu bắt buộc về an ninh quốc phòng và những chính sách khác về đất quốc phòng sử dụng vào mục đích làm kinh tế, đất ở của gia đình quân nhân. Chính sách và biện pháp về ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ và duy trì cải thiện môi trường trong việc khai thác sử dụng đất đai. + Chính sách khuyến khích áp dụng các kỹ thuật công nghệ phù hợp với phát triển đa dạng sinh học trong phát triển nông nghiệp. + Chính sách ưu tiên để đón trước các công nghệ tiên tiến hiện đại trong đầu tư xây dựng. + Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển xây dựng cơ bản vào đất đai nhất là ở khu vực nông thôn. + Chính sách đánh thuế vào những hưởng thụ do môi trường đem lại để tăng vốn tái tạo, cải thiện môi trường. 92 + Chính sách để phạt những hành vi tổn hại đến môi trường. Tập trung xây dựng hoàn chỉnh hồ sơ Địa chính quản lý sử dụng đất đai từ thành phố đến quận huyện, phường xã để làm cơ sở cho công tác quản lý chặt chẽ quỹ đất trên điạ bàn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai, nâng cao kiến thức pháp luật về đất đai cho cán bộ chính quyền cơ sở, cán bộ Địa chính - Nhà đất và nhân dân. IV. Một số kiến nghị về tình hình sử dụng đất đối với các cơ quan cấp trên. Đất đai là tài nguyên thiên nhiên có hạn nhưng vô cùng quan trọng đặc biệt đối với thành phố Hà Nội, vì vậy, để thực hiện sử dụng đất hợp lý, hiệu quả cao cần phải có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong những năm tới, cần: *Cấp giấy chứng nhận: Việc cấp giấy thiết lập hồ sơ địa chính là căn cứ quan trọng để cơ quan địa chính theo dõi chỉnh lý biến động đất đai, người sử dụng đất thực hiện các quyền thông qua cấp chính quyền. Giấy chứng nhận cũng là cơ sở pháp lý để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư, khuyến khích đầu tư trong nhân dân và thu hút đầu tư của các tổ chức kinh tế và nước ngoài. - Ngành địa chính cần có sự phối hợp chặt chẽ với UBND các cấp trên cơ sở pháp luật và các nghị định của chính phủ để thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận hoạt động có hiệu quả. - Nhanh chóng tổng kết các văn bản nghị định hướng dẫn kịp thời để giải quyết vướng mắc về chính sách đất đai, đề ra chính sách hợp lý, tạo điều kiện công tác cấp giấy chứng nhận hoạt động tích cực hơn. - Tăng cường công tác qui hoạch để làm căn cứ hoàn thiện hồ sơ địa chính thực hiện đăng ký biến động. - Đổi mới hồ sơ cấp giấy chứng nhận để đáp ứng yêu cầu của nhân dân. - Các địa phương chú trọng triển khai công tác biến động đất đai. 93 - Cơ quan nhà nước tăng cường quản lý, tạo điều kiện kinh phí từng địa phương tiến hành đo vẽ bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận. *Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và quản lý đất đai. - Thường xuyên tiến hành thanh tra kiểm tra, kiểm soát và quản lý đất đai. Trên cơ sơ đó xác định được các sử dụng đất có sử dụng đúng mục đích được giao hay không. Nếu vi phạm thì tiến hành rà soát xem nguyên nhân vi phạm và từ đó xử lý theo đúng pháp luật qui định. - Đề nghị HĐND, UBND thành phố chỉ đạo tập trung thống nhất kiên quyết thu hồi các trường hợp vi phạm theo đề nghị của các cấp dưới. - Căn cứ pháp luật và chính sách hiện hành cho phép hướng xử lý các trường hợp vi phạm như: + Đối với chủ sử dụng đất để hoang hoá hoặc chưa sử dụng gây lãng phí đất đai đề nghị UBND các quận, huyện quản lý và tổ chức lập phương án sử dụng đất có hiệu quả theo đúng qui hoạch, đúng pháp luật đồng thời công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. + Đối với chủ sử dụng đất tự chia làm nhà ở: Nếu phù hợp với quy hoạch thì cho phép xử lý các hộ gia đình hợp thức và cấp giấy chứng nhận sử dụng đất ở, các hộ gia đình có nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất theo quy định. Nếu không phù hợp với quy hoạch thì chính quyền địa phương quản lý nguyên trạng, thông báo cho tổ chức sử dụng đất vi phạm biết và thực hiện lập phương án di chuyển, báo cáo cơ quan chủ quản. + Đối với chủ sử dụng đất vi phạm vào mục đích khác(cho thuê, liên doanh, liên kết sai mục đích sử dụng...) đất không có nguồn gốc xác định. Nếu phù hợp với quy hoạch thì tiếp tục cho sử dụng còn nếu không phù hợp với quy hoạch thì lập hồ sơ thu hồi. * Xây dựng hệ thống quản lý địa chính ở địa phương một cách có khoa học, tổ chức đến cấp cơ sở. 94 Cán bộ địa chính địa phương phải được đào tạo chuyên môn. Thường xuyên tổ chức kiểm tra điều chỉnh hiện trạng sử dụng đất. KếT LUậN Sử dụng đất đai hợp lý - hiệu quả có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội. Đất đai là tài nguyên thiên nhiên có hạn tuy nhiên tình hình sử dụng đất đai thành phố Hà Nội hết sức phức tạp, vì thành phố Hà Nội là thủ đô của đất nước, là trung tâm phát triển kinh tế -xã hội của đất nước, là nơi tập trung các cơ quan đầu não, các khu công nghiệp… Do vậy việc nghiên cứu và xây dựng thành phố Hà Nội phát triển trong thời gian tới nhằm góp phần thúc đẩy CNH-HĐH và thúc đẩy sự sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả, phản ánh tình hình sử dụng đất ở Hà Nội một cách đầy đủ. Phản ánh được tầm quan trọng của thực trạng quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố chuyên đề đã thực hiện được một số ý kiến sau: Về lý luận: trình bày lý luận chung về tình hình sử dụng đất từ đó nêu khái niệm, vai trò của đất đai trong quá trình phát triển kinh tế -xã hội, nội dung, căn cứ tình hình sử dụng đất. 95 Về thực tiễn: đi sâu vào đánh giá thực trạng phát triển kinh tê - xã hội, thực trạng về quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội, phương hướng sử dụng đất đến năm 2010. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đó, ở phần 3 trình bày một số quan điểm, giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy sự sử dụng đất đai hiệu quả, hợp lý trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tài liệu tham khảo 1-Giáo trình “Quy hoạch nông thôn’ của PGS.Ts khoa học Lê Đình Thắng -Trường đại học Kinh tế Quốc dân 2-Giáo trình “Quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở ”của PGS.Ts khoa học Lê Đình Thắng -Trường đại học Kinh tế Quốc dân 3-Giáo trình “Kinh tế tài nguyên”của GS Ngô Đức Cát Trường đại học Kinh tế Quốc dân 4-Những định hướng phát triển nông nghiệp Hà Nội tới năm 2010 5-Quy hoạch phát triển Giáo dục -Đào tạo thủ đô Hà Nội đến năm 2010 6-Niên giám thống kê năm 1991-2001-cục Thống kê thành phố Hà Nội 7-Báo cáo chuyên đề “Định hướng sử dụng đất thời kỳ 2000-2010” một số nghành lĩnh vực của thành phố Hà Nội 96 8-Báo cáo tổng kết công tác địa chính thành phố Hà Nội năm1997 và phương hướng công tác năm1998-Sở Địa chính Hà Nội. 9-Tạp chí địa chính số 6/1997; 9,10,12/2001 - Tổng cục địa chính 10-Hiện trạng sử dụng đất đai thành phố Hà Nội. 11-Tình hình sử dụng và biến động đất đai thành phố Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Đánh giá tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội.pdf
Luận văn liên quan