Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với Doanh nghiệp Nhà nước tại Ngân hàng công thương chi nhánh Hai Bà Trưng

Từ trước đến nay và cả sau này nữa cho vay là hoạt động mang lai nguồn thu lớn nhất cho ngân hàng . Vì vây, nâng cao hiệu quả cho vay luôn là vấn đề thu hút được sự quan tâm của bất kỳ một ngân hàng nào. Trước sự biến động bất thường của nền kinh tế trong nước và thế giới , sự cạnh tranh quyết liệt của các ngân hàng khác trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, hoạt động cho vay của NHCT Hai Bà Trưng trong thời gian qua không được tốt đặc biệt là cho vay DNNN . Hiệu quả cho vay DNNN ngày càng giảm sút thể hiện ở doanh số và dư nợ cho vay giảm qua các năm .

pdf74 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2685 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với Doanh nghiệp Nhà nước tại Ngân hàng công thương chi nhánh Hai Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hưởng rất lớn đến lợi nhuận của Chi nhánh do vốn diều chuyển chỉ nhận được lãi cao hơn lãi huy động bình quân nhưng lại thấp hơn lãi xuất cho vay. Để nâng cao hiệu suất sử dụng trong thời gian tới Chi nhánh cần tích cực hơn nữa trong việc tìm kiếm khách hàngmới, tìm kiếm những dự án khả thi , để tận dụng hết lợi thế về vốn. 2.3. Đánh giá thực trạng hiệu qủ cho vay DNNN tai chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng Đánh giá hiệu qủ cho vay DNNN qua các chỉ tiêu đã tính toán ở trên Qua việctính toán các chỉ tiêu ta có thể tháy hiệu qủa cho vay DNNN tại Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng không cao. Cả dư nợ và doanh số cho vay trong những năm gần đây đều giảm sút. Tỷ lệ cho vay trên tổng nguồn huy động vốn còn ở mức thấp , chứng tỏ Chi nhánh chua tận dụng hết nguồn vốn của mình để cho vay thu lãi. Hàng năm Chi nhánh nộp vốn điều hoàn cho NHCTVN vói lãi suất ổn định thấp hơn lãi suất cho vay làm cho lợi nhuận đạt được giảm xuống không tương xứng với tiềm năng của Chi nhánh. 2.3.1. Những yếu tố làm tăng hiệu quả cho vay DNNN tại chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng ý thức về trách nhiệm thực hiện chính sách cho vay đối với các DNNN cuă Đảng và Nhà nước nói chung, của NHCT VN nói riêng , cũng vì sự tồn tại và phát triểm của Chi nhánh , NHCT Hai Bà Trưng thời gian qua đã nỗ lực trong việc nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNN, góp phần không nhỏ vào sư phát triển của các DNNN cũng như thúc đẩy nền kinh tế phát triển cân đối ổn đinh. _Thực hiện phương châm " phát triển –an toàn- hiệu quả " trong suốt quá trình từ khi thành lập đến nay với những đổi mới liên tục trong chất luợng quản lý và phục vụ khách hàng theo hướng văn minh hiện đại và thuận lợi . NHCT HBT đã tạo lập và duy trì tốt mối quan hệ vói nhiều DNNN và ngày càng chuyển dịch theo hướng tạp trung chủ yếu vào khách hàng sản xuất kinh doanh có hiệu qủa , có uy tín cao. Đây la yếu tố rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNN tại Chi nhánh thời gian qua cũng như thời gian sắp tới. _ Cùng với việc mở rộng hoạt động cho vay đối với DNNN, thì NHCT HBT cũng rất chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả của việc mở rộng ấy, hạn chế tối đa nợ quá hạn và đẩy mạnh việc xử lý nợ tồn đọng . Và theo sự chỉ đạo của NHCT VN để khắc phục nợ tồn đọng cũ, làm lành mạnh hoá các khoản nợ " Ban xủ lý nợ tồn đọng" đã được thành lập . Ban xư lý nợ tồn đọng đã áp dụng nhièu biện pháp để xử lý như bám sát doanh nghiệp thúc đẩy tiêu thụ hàng tồn kho, thanh toán công nợ để thu hồi vốn, thực hiện giảm nợ , giảm lãi vói các doanh nghiệp gặp khó khăn để có điều kiện trả nợ Ngân hàng. Vói các trường hợp có tài sản thế chấp , chây ỳ không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì Chi nhánh cũng có những biện pháp cứng rắn , phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để thanh lý tài sản thu hồi nợ. _ Công tác thẩm định cho vay tuy còn nhiều bất cập nhưng có nhiều tiến bộ hơn trước và ngày càng được hoàn thiện. Việc thẩm định từ sơ sài với những biện pháp đơn giản dần áp dụng nhiều phương pháp mang tính khoa học , nhìn nhạn vấn đề rộng hơn , kỹ thuật thẩm định dần được hoàn thiện . Việc kiểm tra , giám sát thực hiện vốn vay chặt chẽ hơn . Nhờ đó mà các hiện tượng lừa đảo , sư dụng vốn vay sai mục đích giảm dần qua các năm. _ Chi nhánh áp dụng phương pháp tính điểm xếp hạng DNNN, dựa trên đánh giá các chỉ số về tình hình tài chính của doanh nghiệp theo quy định. Việc nay giúp Chi nhánh đánh giá các DNNN khá hoàn diện cả về năng lưc tài chính và năng lực kinh doanh. Công tác này tiến hành định kỳ hàng năm giúp Chi nhánh rất nhiều trong việc hoạch định chiến lược chính sách cho thời gian tới . Qua đó, Ngân hàng sẽ tăng dư nợ đối với DNNN xếp hạng cao và hạn chế cho vay DNNN xếp hạng thấp. _ Chất lượng phuc vụ khách hàng ngày càng tăng, xây dưng theo phông cách văn minh kinh doanh riêng cua NHCTVN theo phương châm " Hiện đai- văn minh- hiệu quả " mang đặc trưng của thương hiẹu NHCTVN . Gây dựng đuợc thiên cảm với khách hàng. Đồng thời Ngân hàng tăng cường ứng dụng các sản phẩm công nghẹ mới đặc biệt là công nghệ thông tin vào hoạt động cho vay . Đặc biệt năm 2004 chương trình INCAS đã chính thức được triển khai thực hiện tại Chi nhánh và bước đầu thu được nhũng kết quả nhất định . Triển khai cài đặt , phân bổ thiết bị tin học , lăp đặt lại hệ thống thiêt bị mạng của Chi nhánh cho phù hợp , nối mạng internet cho các phòng ban đáp ứng nhu cầu công việc. 2.3.2. Những yếu tố làm giảm hiệu qủa cho vay DNNN tại chi nhánh NHCTHBT 2.3.2.1. Những yếu tố từ phía Ngân hàng * Thực hiện quy định mới về phân loại nợ Năm 2005 là năm đầu tiên thực hiện phan loại nợ theo QĐ234/QĐ-NHCT 37 dụa theo QĐ493/NHNN năm 2005 về phan loại nợ , trích lập dự phòng và sử dụng theo quy định gần chuẩn mực quóc tế làm minh bạch hoá các khoản nợ , khác với quy định truớc đây về phân loại nợ, quy đinh 493 quy đinh các khoản nợ quá hạn một phần thì sẽ bị chuyển toàn bộ sang nợ quá hạn, khách hàng có một khoản nợ quá hạn thì tất cả các khoản nợ khách cũng bị chuyển sang nợ quá hạn. Do đó, viẹc trích lập quỹ dưn phòng rủi ro là rất lớn nên đã ảnh hương không nhỏ đến hiệu quả cho vay. * Thực hiện không tốt việc thế chấp , cầm cố Thế chấp, cầm cố tài sản là phương thức đảm bảo khoản vay khi người vay không có khả năng thanh toán hoặc cố ý không thanh toán . Với các dặc diểm của Chi nhanh tỷ lệ cho vay DNNN chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ nên tỷ lệ cho vay không đảm bảo bằng tài sản tương đối lớn . Mặc dù Chi nhánh đã tập trung , tích cực tìm mọi biện pháp yềucầu khách hàng bổ sung hoàn thiện hồ sơ tài sản đảm bảo để giảm thấp tỷ lệ này. Tuy nhiên, cũng còn những khó khăn nhất định vì đây là các khoản nợ không có tài sản đảm bảo của các DNNN từ trước , nhiều tài sản đảm bảo chưa hoàn thiện về mặt hồ sơ pháp lý , giá trị tài sản đảm bảo thấp , nhất là các dây chuyềnmáy móc thiết bị lạc hậu , đặc chủng, nhiều đơn vị Chi nánh đã ngừng cho vaynên việc bổ sung tài sản thế chấp là rất khó. * Hoạt động Marketing chưa được chú ý Khách hàng vay vốn tại Chi nhánh phàn lớn là các DNNN, chủ yếu là đã có quan hệ lâu năm , số lượng không phai là nhiều. Công tác thu hút khách hàng mới còn rất yếu. Việc tiêps nhận khách hàng còn thụ động , Ngân hàng chưa xuất pháp từ việc nghiên cứu nhu cầu thực tế để thoản mãn khách hàng- chìa kháo để duy trì khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới , mà mới chỉ thực hiện dưới các hoạt động bề nổi như tuyên truyền , quảng cáo (tuy nhiên các hoạt động này còn hạn chế). Một quan niệm sai lầm tồn tại trong nhiều năm tai Chi nhánh là coi hoạt động Marketing là nhiệm vụ của các nhân viên giao dịch trong khi thực chất đây là nhiệm vụ của tất cả cán bộ , nhân viên trong Ngân hàng . Do đó , só lượng khách hàng đến Chi nhánh còn hạn chế . Công tác quảng bá , tiếp thị sản phẩm , dịch vụ của Ngân hàng chưa được quan tam đúngmức, nên không thu hút được nhièu khách hàng mới , khách hàng tiềm năng mà chủ yếu là duy trì quan hẹ với các khách hàng truyền thống. Điều nay ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng dư nợ và doanh số cho vay. * Năng lực cán bộ Ngân hàng còn nhiều bất cập Cán bộ tíndụng là người thực hiện tất cả các công đoạn khi thực hiện một khoả vay . Họ phảithu thập thông tin liên quan đến khách hàng vay vốn và phân tích các thông tin thu được để đanh giá tính khả thi của phương án , khả năng trảnợ cảu khách hàng năng lực kinh doanh, tinh hợp pháp của các vật đảm bảo, giá trị và khả năng xử lý tào sản đảm bảo khi cần thiết. Sau đó , đề xuất ý kiến có cho vay hay không cho cán bộ cấp trên ra quyết định. Vì vậy, năng lực cán bộ tín dụng quyết định rất lớn đến hiệu quả cho vay. ở chi nhánh năng lực , ý thức trách nhiêm của cán bộ tín dụng còn hạn chế , chưa theo sát và đánhgiá được hoạt động sản xuất kinh doanh cua doanh nghiệp nhất là DNNN dẫn tới đơn vị lỗ lớn nhưng vẫn không biết tiếttục đầu tư , thâm chí ngay từ khi thẳm định và quyết định cho vay cũng thể hiên nhiều tồn tại yếu kém. * Thiếu thông tin tín dụng Thông tin la cơ sỏ để Ngân hàng quyết định cho vay hay không cho vay . Đẻ có thong tin về khách hàng , Ngân hàng có thể tự thu thập , xử lý hoạc nhận thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng(CIC) của NHNN . Nhưng do mới được thành lập chưa lâu, phuơng pháp thu thập xửlý còn nhièu hạn chế , đồng thời do còn nhiều bất cập trong hcế độ báo cáo thông tin của nứoc ta nên thông tin từ trung tâm chưa đáp ứng được về cả số lượng và chất lượng. Phân tích đánh giá khách hàng phảI dựa trên tình hình thực tế nhưng thông tin ở đây chủ yếu dụa trên giấy tờ, sổ sách do các doanh nghiệp cung cấp thường là đã qua " chế biến" . Thêm vào đó ngân hàng chưa có bộ phận thu thập thông tin, việc này vẫn do cán bộ tín dụng đẩm nhiệm, nhưng họ lại chưa được đaò tạo qua nghiệp vụ này một cách có hệ thông để có thể thu thập thông tin đầy đủ và chính xác. Do đó , Ngânhàng không thu thập được các thông tin đáng tin cậy về tình hình tài chính, múa dộ rủi ro , năng lực quản lý vốn vay, năng lực tạo lơI nhuận cho khách hàng dẫn đến quyết dinh cho vay sai lầm. Đây là vấnđề mang tính cấp bách không chỉ của Chi nhánh mà còn của các NHTMVN. * Chất lượng thẩm định chưa cao Thẩm định cho vay la việc xác định tính khả thi của phương án vay cốn, xác định nguồn trả nợ, mục đích sử dung tiên vay, uy tín, năng lực tài chính ,năng lục kinh doanh của doanh nghiệp nên chất lượng thẩm định sẽ là yếu tố tiên quyếtđịnh hiẹu quả cho vay. Nhưng một hạn chế rất lớn ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay tai Chi nhánh là khả năng thẩm định của các cán bộ tín dụng chưa cao . Cán bộ tín dụng chưa thẩm định đầy đủ các nội dung. Nhiều dưng án có nội dung kinh tế , kĩ thuậ rất phức tạp, cán bộ chưa đủ hiểu biết chuyên mon để đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án, về các khía cạnh liên quan khác mà chủ yếu phan tích dựa trên số liệu do doanh nghiẹp cấp nên tính chính xác không cao. Chưa thục sự tìm đuợc các nguồn thông tin đáng tin cậy. Phướng pháp thẩm định còn đơn giản thiếu cơ sở khoa học, thậm chí còn giả tạo để tăng tính thuyết phục. Chuyên gia tư vấn của Ngân hàng còn ít về số lượng, lại thiếu kinh nghiệm nên khó khăn trong viẹc xử lý kịp thời cới nhưng rủi ro bất thường. Vì vậy, trong trường hợp Ngân hàng cho doanh nghiệp vay để đáo nợ mà không biết, cho vay vượt vốn tự có của doanh nghiẹp, xác định phương thức cho vay, kỳ hạn trả nợ lãI và gốc không phù hợp. Vf tất yếu các khoản vay đó không hiẹu quả gây thiệt hai lớn cho Ngân hàng. * Hình thức cho vay không phong phú Chi nhánh chưa thực hien đa dang hoá các hình thức cho vay , Ngân hàng chủ yếu cho vay theo hình thức hạn mức tín dụng, các phương thức còn lai ít được sử dung nên doanh nghiẹp khôngcó nhiều sự lựa chọn , không đáp ưng được nhu cầu cảu khách hàng. Các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng chưa phong ohú , đa dạng điềunày ảnh hường rất lớn đến việc thu hút và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng. 2.3.2.2. Những yếu toó từ phía DNNN * Cung cấp số liệu không chính xác Môt thực trang đáng lo ngai hiên nay là các DNNN để được Ngân hàng cho vayvay vốn đã không ngần ngại làm giả số liệu cungcấp các soó liệu không đúng về năng lực cũng như tình trạng thực tế của doanh nghệp mình . Số liệu doanhnghiệp đưa cho Ngân hàng la cơ sở quan trọng để cán bộ tin dụng phân tích đánh giá xem khách hàngcó đủ diều kiện vay vốn không. Tất nhiên, số liệu sai thì kết quả không thể chính xác, và quyết định đưa ra cũng không thể hợp lý. * Hạn chế về năng lực quản lý kinh doanh Để có thể tồn tại và phất triển trong môi trường kinh doanh đầy biến động phức tạp yêu cầu cán bộ quản lý doanh nghiệp phải có kiếnthức và quản trị kinh doanh tốt . Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn ở nước ta đặc biệt là các DNNN là các cán bộ lãnh đại còn rất hạn chế cả về hoc vấn , kiến thức, kinh nghiệm thực tế, khả năng điều hành và tổ chức sản xuất . Họ không đủ khả năng để xây dựng một phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, họ không có năng lực đánh giá chính xác tất cảmọi khía cạnh , không tính hết sự biến động của thị trường, Chưa chủ động trong việc sản xuất đến như tiêu thụ điều này ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn , do đó ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả cho vay đối với DNNN tại Chi nhánh. * Sử dụng vốn vay sai mục đích Nhiều doanh nghiệp có ý định lùă đảo Ngân hàngngây từ đầu, họ xây dựng phương án ảo lợi dụng sự sỏ hở của Ngân hàng để vay vốn nhưng lại sử dụng sai mục đích như đã thoả thuận với Ngân hàng . Họ có thể dùng tiền vay ngắn hạn để đầu tư tài sản cố định, xây dưng nhà xưởng mau máy móc thiết bị...Tệ hại hơn nũa là họ có thể vay vốn để đáo nợ. Những khoản này hầu như không có khả năng thu hồi. Ngân hàng khôngc hỉ gặp khó khăn trong quản lý tiền vay mà khả năng mất vốn rất lớn. 2.3.2.3. Các yếu tố khác Môi trường pháp luật còn nhiều bất cập Hệ thống pháp luật nước ta hiện nay tuy có nhiêu cải cách theo hướng thông thoáng,gọn nhẹ nhưng vẫn chưa đầy đủ để tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp. Sửa đổi , bổ xung liên tục còn có nhiều biểu hiện chủ quan duy trí, chưa thực sự quan tâm dến quy luật khách quan, quy luật thị trường và chwnr mựcquốc tế. Pờp luật về kế tóan , thông kê , kiểm toán về cầm có thế chấp ...vẫn chưa đầy đủ, kịp thời còn chồng chéo, chưa có sự thông nhất cao giữa các văn bản luật. Hệ thống pháp luật của nước ta hiệnnay theo kiểu vừa thừa lại vuă thiếu. Páp luật về cầm cố thế chấp tài sản còn nhiều bất cậpnhất là trong việc cấp giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản và quản lý quá trinh chuyển dịch sở hữu tài sản. Do đó, tài sảnđem đi thế chấp để vay vốn ngân hàngcó thể không được chấp nhận , còn nếu được chấp nhận thì khi doanh nghiệp không trả được nợ việc pháp mại tài sản gặp rất nhiều khó khăn do thiếu giấy tờ. * Sự cạnh tranh gay gắt của đối thủ Trong hơn chục năm qua, hệ thống NHTM nước ta pháp triển rát mạnh mễ . Hiện nay , ở nước ta có đủ loại hình ngân hàng NHTMNN, NHTMCP, chi nhánh NHNN ở VN, NH liên doanh...Khi nước ta ra nhập WTO và hiệu định thượng mại Việt –Mĩ có đầy đủ hiệu số lượng NHTM nước ngoài hoạt động ở nước ta sẽ tăng vọt. Các ngan hàng nước ngòi với ưu thế vượt trội về năng lực kinh doanh , năng lục công nghệ, trình độ đọi ngũ cán bộ nhân viên, uy tín trên thị trường...sẽ làm cho cạnh tranh trong hoạt động ngan hàngvốn đã quyết liệt ngày càng quyết liệt đa rạng hơn. Cạnh tranh là yếu tố không thể thiết trong nền kinh tế thị trường, là động lực thúc đẩy các Ngân hàng cải tiến, đổi mới để tự hoàn thiện mình đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, cạnh trạnh quá khốc liệt sẽ làm cho nhiều ngân hàng không đủ sức chống chọi để tồn tại. * Các công tác quản lý Nhà nước còn nhiều hạn chế _ Quản lý Nhà nước đối với các DNNN còn nhiều sơ hở. Các Bộ ban ngành còn thành lập DNNN nước một cách tràn lan, chưa thực sự xuất pháp từ nhu cầu thực tiễn , dẫn đến tình trạng ngành cần thì không có, ngành không cần thì lại có.Nhiều DNNN được giao chức năng nhiệm vụ vượt quá xa năng lực tài chính, trình đọ quản lý , trình độ chuyên môn. Và đây chính là nguyên nhân lớn dẫn đến làm ăn thua lỗ, giải thể, phá sản doanh nghiệp. Để tăng cường hiệu quả của các DNNN cần đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá và sắp xếp lai các DNNN làm ăn thua lỗ , kếm hiệu quả. Nhưng tiến trình diễn ra còn chậm, còn nhiều vướng mắc cần tháo gỡ. _ NHNN quản lý, kiểm soát hoạt động NHTM chưa được tốt, chưa chặt chẽ đầy đủ. Việc quản lý chủ yếu bằng mệnh lệnh, văn bản , vừa cứng nhắc , vừa không cụ thể, lai chậm được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. NHNN kiểm soất chưa tốt hoạt động của NHTM, nhiều ngân hàng lợi dụng điều đó để làm những việc sai trái pháp luật không chỉ ảnh hưởng đên hoạt động của bản thân ngân hàng đó mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng. Chương III : Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNN tại chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng 3.1. Mục tiêu hoạt động của chi nhánh trong thời gian tới Trong năm 2008 căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ của NHCTVN , Chi nhanh NHCT Hai Bà Trưng phấn đấu thực hiện một số chỉ tiêu sau: _ Tổng nguồn vốn huy động tăng 10% đạt 3154 tỷ đồng. _ Tổng dư nợ và đầu tư kinh doanh khắctng 38% đạt943,92 tỷ đồng vào cuối năm. _ Tỷ lệ nợ xấu dưới 0,5% tổng dư nợ. _ Nợ nhóm 2 dưới 40 tỷ đồng. _ Thu dịch vụ Ngân hàng tăng 20%. _ Trích lập quỹ sự phòng rủi ro 12 tỷ đồng. _ Lợi nhuận đã trích dự phòng rủi ro 70 tỷ đồng. Riêng với DNNN Chi nhánh chủ trương giảm tỷ lệ cho vay DNNN , tập trung nâng cao chất lượng tín dụng. Tiếp tục đẩy mạnh xử lý nợ xấu , tích tực tìm kiếm tiếp cận khách hàng có năng lực có năng lực tài chính lành mạnh, lựa chọn các dự án đầu tư , phương án kinh doanh có tính khả thi, hiệu quả cao, nguồn trả nợ chắc chắn để xem xét cho vay. Tuyệt đối không vì tăng trưởng mà hạ thấp các tiêu chuẩn tín dụng, đảm bảo tăng trưởngđI đôI vói chất lượng , an toàn, hiệu quả. Giảm thấp và tíên tới chấm dứt quan hệ tín dụngvới các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, năng lực tài chính yếu kém , sản xuất kinh doanh không hiệu quả. 3. 2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay DNNN tại chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng. 3.2.1. Nâng cao trình độ cho cán bộ Cho vay là nghiệp vụ đòi hỏi ngưòi cán bộ phải có khả năng trình độ , kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực không chỉ hiểu biét về nghiệp vụ mà còn phải có kiến thức về các lĩnh vực liên quan như tâm lý học , quản tri học , kế toán , luật học...Để cho vay có hiệu quả đòi hởi các Ngân hàng phải có đội ngữ cán bộ tins dụng tốt. Nhất là hiện nay các NHTM đã và đang tiến hành cơ cấu lại , đưa công nghẹ tin học vào tất cả các khâu , các nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh . Vì thế, đòi hỏi các Ngân hàng phải đẩy mạnh công tác đào tạo và phất triển nguồn nhân lực đảm bảo hiện đậi háo thành công .Ngân hàng là một ngành kinh tế tổng hợp , hoạt động đa năng, đò hỏi chuyên môn hoá cao, rất nhạy cảm với các biên động về kinh tế , chính trị , xã hội . Do đó , công tác đào tạo , bồi dưỡng , cập nhật kiến thức cho đội ngữ cán bộ , nhân viên của Ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng là rất quan trọng, phẩi tiến hành thường xuyên , để vừa đáp ứng các yêu cầu công việc hiện tại, vừa chuẩn bị nguồn nhân lực phát triển Ngân hàng trong tương lai. 3.2.1.1. Tổ chức thi tuyển nghiêm túc ở nước ta hiện nay tình trạng tuyển dụng theo kiểu côn ông cháu cha còn rất năng nề nhất là ở các NHTM Nhà nước làm cho vấn đề tuyển dụng vẫn luôn ở trong cái vòng luẩn quẩn . NHCT Hai Bà Trưng cũng không phải là ngoại lên. Mặc dù Ngân hàng đã tổ chức thi tuyển nhân viên nhưng chất lượng nhân viên đầu vào chưa cao. Vì vây, chất lượng cán bộ nhan viên tại chi nhánh không được tốt . Chi nhánh cần thiết phải đưa ra một chương trình tuyển dụng hợp lý , đảm bảo tuyển chon các nhân viên có trình độ kiến thức , kỹ năng và những phẩm chất phù hợp , tránh tình trạng tuyển dụng theo kiểu con ông cháu cha, bất chấp trình độ , phẩm chất. Khi tuyển dụng cần đuă ra các yêu cầu về kíên thức , kỹ năng và các phẩm chất khác cần thiết đối với một cán bộ tín dụng . Để tuyển chọn có chất lượng cần một quy trình tuyển chọn thưch hiện qua nhiều vòng . Hình thức truyền thống mà các Ngân hàng áp dụng phổ biến hiện nay là thi viết và phỏng vấn . Một yếu tố rất quan trọng tác động đến chất lượng của mỗi đợt tuyển dụng là có nhiều đối tương tiềm năng biết đến đợt thi tuyển không. Để thu hút đônng đảo người tham gia thi tuyển Ngân hàng cần tuyển dụng . Ngân hàng có thể đăng quảng cáo trên báo hoặc qua mạng . Và để tiết kiệm chi phí tuyển dụng , ngân hàng nên thiết kế một mẫu đơn xin việc có khả năng cung cấp những thông tin tối đa về ứng viên , cho phép ngân hàng đánh giá sơ bộ được ứng viên một cách tương đối chính xác về mức độ phù hợp theo yêu cầu của ngân hàng để có thể nhanh chóng sàng lọc những ứng viên không đủ yêu cầu từ ngay trong quá trình xét tuyển hồ sơ, giảm bớt chi phí tưyển dụng . 3.2.1.2. Xây dựng cơ chế đãi ngộ minh bạch Tai chi nhánh hiện nay ,mức luơng giũa nhân viên và lãnh đạo chênh lệch nhanh không đáng kể , điều này không kích thích các nhân viên khác cố gắng vươn lên. Để tạo ra động lực cho cán bộ nhân viên làm việc hăng say hơn, và để thu hút, giũ chân người tài Chi nhánh cần xây dựng một cơ chế đãi ngộ minh bạch, tạo được sự cạnh tranh giũa các nhân viên với nhau. Ngân hàng có thể xây dựng chính sách trả lương và thưởng không chỉ trên cơ sở lợi nhuận mà còn trên cơ sở những tiến bộ về mặt kiến thức , kỹ năng , khả năng ứng dụng công nghệ … của nhân viên và rèn luyện nâng cao năng lực nghề nghiệp. Bên cạnh chế độ lương, thưởng hàng năm , các chính sách đãI ngộ khác như chế độ bảo hiểm cho nhân viên ( bên cạnh bảo hiểm xã hội , các chế dộ về chăm sóc sức khoẻ…cũng là những thành phần rất quan trọng trong chính sách nhân sự của Ngân hàng góp phần động viên nhân viên , đăc biệt là toạ ra sự gắn bó lâu dài của nhân viên với Ngân hàng. 3.3.1.3. Nâng cao chất lượng đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ tín dụng Ngân hàng cần xây dựng chương trình đào tạo chính thức đối với các cán bộ tín dung . Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo . Với các cán bộ trẻ mới vào chủ yếu là đào tạo tại chỗ trên cơ sở một kèm một họ sẽ cùng làm việc với một cán bộ tín dụng có kinh nghiệm. Học vienex thu được kiến thức thông qua quan sát , tham gia ,thảo luận không chính thức sau đó họ sẽ được phép cho vay dưới sự kiểm soát của cán bộ kèm cặp, và khi đã thanh thạo họ sẽ thực hiện công việc độc lập . Ngoài việc đào tạo tại chỗ , các cán bộ tín dụng có thể được đào tạo tại các cơ sở khác và bằng nhiều hình thức khác nhau như tham gia họi thảo , hội nghị , học tập ở các trường đại học , hoặc theo các khoá đào tạo dài hạn ( học thạc sĩ , tiến sĩ ) ở trong nước hay ở nước ngoài chính sách đào tạo này một mặt giúp nâng cao năng lực của cán bộ , mặt khác còn tạo ra động lực khuyến khích và giũ chân các nhân tài cho ngân hàng. Để tạo động lực khuyến khích công tác nghiên cứu khoa học , phát tiren sản phẩm mới , các giải pháp mới , các ngân hàng có thể có những chính sách khuyến khích , động viên thông qua cơ chế thưởng cho các phát minh sảng tạo có những đóng góp cho ngân hàng . Các ngân hàng có thể tổ chức hoặc tài trợ cho những chương trình nghiên cứu , những đề tài nghiên cứu phối hợp giũa các nhân viên trong Ngân hàng và các nhà khoa học ngoài ngân hàng. 3.3.2 Nâng cao chất lượng thẩm định Thẩm định để giải quyết vấn đề cơ bản của cho vay là có nên cho vay hay không và vay như thế nào . Để trả lời và đi đến quyết định cuối cùng cần phải hoàn thiện thẩm định trên các mặt sau : _ uy tín của khách hàng phải được đề cập cụ thể hơn, nó phải có nội dung trong tờ trình của cán bộ tín dụng, với các hình thức cụ thể à : thẩm định qua hồ sơ quá khứ của khách hàng , qua phỏng vấn trực tiếp để tìm hiẻu phẩm chất của khách hàng vay trên góc độ như động cơ vay , sự liên chính , thái dộ sẵn long trả nợ , thẩm định danh tiếng hoặc tai tiếng, uy tín của khách hàng qua các luồng thông tin và sự giới thiệu của khách hàng khác và khách hàng vay vốn. _ Hoàn thiện nguồn thẩm định trả nợ của khách hàng Một trong các quy tắc cho vay của ngân hàng là khách hàng vay vốn phải trả đủ cả gốc lẫn lãi vay đúng thơì hạn theo thoả thuận của hợp đồng tín dụng. Vì vậy, thẩm định đúng nguồn trả nợ là hết sức quan trọng , giúp ngân hàng giải quyết vả ba vấn đề trong quan hệ cho vay là gía cả , rủi ro và lòng tin. Nguồn trả nợ quan trọng nhất là nguồn quyết toán của khoản vay. Đây là nguồn trả nợ từ chính hiệu quả của khoản vay , nó phụ thuộc vào khả năng tạo ra lợi nhuận của người vay mà trực tiếp là phương án vay vốn, Nguồn thứ hai là từ năng lực tài chính của khách hàng . Nguồn này sẽ được dùng để trả nợ ngân hàng khi thực hiện dự án không thành công. Tuy nhiên , nguồn này chứa đựng sự không chắc chắn vì ngân hàng có thể phải chia sẻ nguồn thu này với các chủ nợ khác. Nguồn thu cuối cùng là từ lài sản đảm bảo , khi khách hàng không có khả năng trả nợ hoặc cố tình không trả ngân hàng có thể thanh lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ . Tuy nhiên, việc này rất khó khăn phức tạp vì tài sản đảm bảo thường là máy móc chuyên dụng rất khó tìm kiếm thị trường , có bán được chưa chắc được giá . Thanh lý chậm dẫn đến tốn kém chi phí và sức lực. Do vậy ,từng nội dung sau phải đề cập khi thẩm định mà trong thực tế hiện nay được đề cập ít hoặc không được đề cập : _ Năng lực tạo lợi nhuận của khách hàng vay gồm : Năng lực quản trị gồm : kiến thức ,kinh nghiệm , tiến triển trong tương lai, lơi nhuận và sự lập lại của lơi nhuận , sự gia tăng vôn tự có . Cầc yếu tố ảnh hưởng đến lương khách hàng khó tiệu thụ như gía bán , chi phí , thị trường tiêu thụ... _Năng lực của khách hàng gồm các yếu tố phải thẩm định mang tính tuyệt đối về nguồn vốn kinh doanh ,nợ phải tra , các khoản phải thu ,tài sản lưu động ... và các quan tâm đến các chỉ tiêu tương đối như : hệ số tài trợ, khả năng thanh toán hiện thời , khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán lãi vay... _ Đảm bảo tín dụng : không nên coi tài sản đảm bảo là yếu tố quyết định cho vâyhy không đảm bảo có vị trí quan trọng , nhưng không thể kà cội nguồn ,là điểm xuất phát , là điều kiện tiên quyết khi xét duyệt cho vay . Cần hoàn thiện việc thẩm định nơi giữ tài sản , đánh gía tài sản phải đúng với giá trị thị trường , điều này khônng dễ vi vậy nên thuê các cơ quan chuyên môn đánh giá những tài sản đảm bảo lớn. _ Trong thẩm định cần đề cập đến một số nhân tố chưa được quan tâm như các chỉ số dự báo trước khi cho vay hoặc kà ngắn hạn hoặc là dài hạn ,nếu khong những khoản vay sẽ không hiệu quả . Như dự đoán giá vàng, tỷ giá , lạm phát , chu kỳ kinh tế theo các mức ở khu vực khác nhau, các biến cố có thể dự đoán về kinh tế , chính rị , xã hội. _ Xây dựng một chính tìn dụng hoàn chỉnh và họp lý . Chính sách tín dụng là một nhân tố chủ quan có ý nghĩa quyết định tận dụng sức mạnh Ngân hàng đó, cùng với sự thắng lợi của một sách lược của ngân hàng, làm chỗ dựa cho việc thẩm định món vay là điều bắt buộc phải có nếu không việc cho vay sẽ trở lên mất phương hướng, khhong tận duụng được sức mạnh của Ngân hàng. Chính sách tín dụng phải định rõ ràng trên các mặt : các loại cho vay , loại cho vay, loại khách hàng , kỳ hạn cho vay, cấc phương thức cho vay , các phương hướng giải quyết các ngoại tệ như cho vượt mức, xử lý vay kho có vấn đề , phương pháp cam kết vay... 3.2.3. Hạn chế và đẩy mạnh xử lý nợ quá hạn * Hạn chế nợ quá hạn. Một trong những thành công trong việc nâng cao hiệu quả cho vay là thực hiện các biện pháp ngăn ngừa nợ quá hạn ngay từ lúc phát sinh nghiệp vụ cho vay cho đến khi thu hết nợ gốc và lãi . Các biện phấp này được thực hiện thường xuyên liên tục , có ý thức từ người điều hành , lãnh đạo đến cán bộ công nhân trong toàn Chi nhánh , nhất là cán bộ tín dụng. Để hạn chế nợ quá hạn cần thực hiện các công việc sau : _ Thực hiện nghiêm chỉnh quy trình cho vay _ Thực hiện đầy đủ các quy trình về đảm bảo tiền vay _ Tăng cường và nâng cao chất lượng cán bộ tín dụnh _ Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra , kiểm soát _ Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng _ Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay _ áp dụng các hình thức bảo hiểm cho tài sản * Xử lý nợ quá hạn Ngân hàng cần thực hiện phân loại nợ quá hạn theo định kỳ . Việc phân loại này rất có ý nghĩa , giúp Ngân hàng nắm bắt được thực trạng nợ quá hạn chung và thực trạng từng loại cho vay ở dơn vị , ở từng nhóm khách hàng và ở từng khách hàng cụ thể , trên cơ sở đó có thể xử lý nợ một cách thích hợp và có hiệu qủa cao. Song song với việc đôn đốc thu hồi nợ , Ngân hàng cần xem xét thực hiện các biện pháp xử lý nợ thích hợp đối với từng khoản vay. Nợ quá hạn được xem như một dấu hiệu của một vấn đề rủi ro tiềm ẩn . Để xác định được bản chất cần phải tìm hiểu nguyên nhân của nợ quá hạn. Đểlàm được điều này , cán bộ tín dụng phải liên lạc với các doanh nghiệp ngay lập tức và thảo luận về nợ quá hạn này . Từ đó có biện pháp tháo gỡ. Nừu nợ quá hạn là biểu hiện của doanh nghiệp không muốn hoặc không có khả năng hoàn trả thì khoản vay đó đã có vấn đề nghiêm trọng và có khả năng bị mất vốn + Với khoản vay có tài sản đảm bảo , Ngân hàng tìm các khách hàng có khả năng về tài chinh nhận lại nợ của khách hàng gặp khó khăn để tiếp tục khai thác hiệu quả tài sản đảm bảo khả năng trả nợ .Nếu không được , Ngân hàng rà soát tài sản đảm bảo , tình trạng tài sản , hồ sơ pháp lý , phối hợp cùng với các Bộ , ban ngành cho tiến hành thanh lý , phát mại các tài sản đảm bảo cho vay theo quy định của NHNN để thu hồi nợ . Trong trường hợp tài sản phát mại không đủ thu hồi vốn thì buộc khách hàng phải trả tiếp phần còn lại thông qua việc bán tiếp tài sản , nếu không Ngân hàng có thể tuyên bố khách hàng phá sản. + Nếu nợ quá hạn có tinh chất tạm thời do việc tiêu thụ hàng hoá hoặc thu hồi các khoả phải thu chậm hơn dự định, hoặc do việc chậm chễ không lường được trước việc chuyển từ snả xuất đến thị trường thì Ngân hàng cần có các biện pháp giúp đỡ doanh nghiệp vượt qua khó khăn tạm thời. Căn cứ vào phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng , khách hàng chứng minh được khả năng hoàn trả khi đến hạn sau khi được cơ cấu lại thì Ngân hàng thực hiện cơ cấu lại việc này đòi hỏi Ngân hàng phải giám sát chặt chẽ các khoản nợ và hoạt động của khách hàng sau khi cơ cấu, hoặc cho khách hàng vay thêm. Hạn chế và xử lý nợ quá hạn là vấn đề không mới , nhưng luôn là vấn đề mang tính thời sự trong hoạt động kinh doanh NHTM . Do vậy, tìm giải pháp hạn chế nợ quá hạn luôn mang tính cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả cho vay > Tuy nhiên , để giải quyết nợ quá hạn bên cạnh sự nỗ lực của Ngân hàng cần phải có sự giúp đỡ của các ban ngành có liên quan. 3.2.4. Tăng cường chất lượng kiẻm tra , kỉêm soát cho vay Công tác kiểm tra ,kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay là công cụ vô cùng quan trọng , qua hoạt đông kiểm tra , kiểm soát Ngân hàng có thể phát hiện , ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ cho vay. Đồng thời cũng phát hiện , ngăn ngừa những rủi ro đạo đức do cán bộ tín dụng gân ra. Các biện pháp cần thực hiện để nâng cao chất lượng kiểm tra , kiểm soat cho vay : _ Tăng cường những cán bộ kiểm soát có trình độ , để kiểm soát tốt yêu cầu cán bộ kiểm soat phải có trình độ , kinh nghiệm tốtvì thế nên bổ sung cán bộ đã qua nghiệp vụ tín dụng cho phòng kiểm soát. _ Thường xuyên đào tạo , nâng cao trình độ nghiệp vụ , luật pháp cho cánbộ kiểm soát. _ Thường xuyên hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra , áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tuỳ vào từng thời điểm , từng đối tượng và mục đích kiểm tra. _ Cần phân định trách nhiệm rõ ràng đối với các cán bộ kiểm soát , có chế độ khuyến khích thưởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ kiểm soát. _ Cần thực hiện phối hợp kiểm tra giữa cán bộ trực tiếp từ bộ phân tín dụng hoặc thẩm định và quản lý tín dụng. 3.2.5. Mở rộng danh mục sản phẩm và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng * Mở rông danh mục sản phẩm Các dịch vụtài chính trong nền kinh té thị trường có sự xâm nhập và liên kết chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện để cung phát triển . Ví dụ , Ngân hàng có cho nhà đàu tư vay vốn để mua chứng khoán , mua bảo hiểm , để mở L/C thanh toán tiền hàng cho đối tác , doanh nghiệp có tài khoản gửi thanh toán ở ngân hàng có thể vừa vay theo hình thức thấu chi vừa có thể nhờ Ngân hàng quản lý ngân quỹ hộ và thực hiện trả lương qua tài khoản...vì vậy, để giữ chân và thu hút khách hàng Ngân hàng cần mở rộng sản phẩm , dịch vụ đáp ứng nhu cầu và tạo thuận lợi cho khách hàng , không những thế còn giúp Ngân hàng tăng thu nhập. Mở rộng các hình thức cho vay để đáp ứng nhu cầu khác nhau của các khách hàng khác nhau. Triển khai thực hiện một số nghiệp vụ , dich vụ mới như : dịch vụ tư vấn , dichj vụ thu hộ tiền phạt , tiền điện nứoc , điện thoại...dịch vụ kế toán , ngân quỹ , dich vụ bảo lãnh và ký gửi... Hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử , phát triển phần mềm tin học mới. Đàu tư đổi mới , hoàn thiện kỹ thuật công nghệ Ngân hàng , khai thác tối đa các cơ sở vật chất sẵn có, tiếp tục đầu tửtang thiết bị hiện đại thực hiện mục tiêu tự động hoá nghiệp vụ , dịch vụ ngân hàng. Thực hiện các biện pháp thu hút khách hàng để mở rộng và phát triển nghiêpi vụ Ngân hàng như đẩy mạnh tiếp thị , quảng cáo , triển khai ứng dụng Marketing để phát triển nghiệp vụ ngan hàng, thực hiện chính sách khách hàng hợp lý. Mở rộng sản phẩm dich vụ là một vấn đề mang tính chiến lược dài hạn vá để thực hiện mở rộng các dịch vụ thanh công Ngân hàng trong và ngoài nước triển khai, song có những nghiên cứu cụ thể về nhu cầu của khách hàng đểcó những sửa đổi , cải tiến cho phù hợp với nhu cầu thực tế . Trên cơ sở đó , xây dựng chiến lược mở rộng dịch vụ với bước đi cụ thể, có định hướng nhằm tránh đầu tư lãng phí, không hiệu quả. * Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng Cùng với sự gia tăng mức độ cánh tranh tren thị trường các dịch vụ Ngân hàng , khách hàng ngày càng có nhiều cơ hội lựa chọn các dich vụ phù hợp cho mình hơn và vì vạy mức độ trung thành của khách hàng đối với mỗi Ngân hàng cũng thay đổi theo chiều hướng giảm dần . Tác động của những yếu tố tiến bộ về công nghệ thông tin càng làm gia tăng khả năng lụă chon của khách hàng. Vi vay, vấn đề thu hút và giữ chân khách hàng cũng là yếu tố hết sức quan trọng để đảm bảo phát triển ổn định và bền vững của Ngân hàng. Bên cạnh việc nghiên cứu , cải thiện các dich vụ cung cấp về mặt kỹ thuật, Ngân hàng cần chú trong hơn đến chất lượng phục vụ khách hàng, đảm bảo các khách hàng luôn được hai lòng khi sư dụng các dịch vụ của Ngân hàng, khách hàng không chỉvì chất lượng sản phẩm mà còn vì chất lượng phục vụ. Ngân hàng nên xây dựng chuẩn mực trong giao tiếp từ cách nói năng chào hỏi , đến cách trả lời điện thoại với khách hàng và thực hiện đào tạo , tập huấn cho nhân viên , đồng thời tiến hành đánh giá địnhkỳ các chuẩn mực này để dần dần hình thành nên nét văn hoá riêng cho Ngân hàng. 3.2.6 Nâng cao năng lực công nghệ Để phátt huy tối đa hiệu quả của công nghệ hiện đại và không ngừng nâng cao năng lực công nghệ , Ngân hàng cần xây dựng được một chiến lược công nghệ dài hạn trên cơ sở chiến lược kinh doạnh. Đẩy mạnh hơn nuă việc trang bị công nghệ và nối mạng cho toàn hệ thống , nhằm tạo ra sức bật toàn diện về công nghêh , tận dụng tối đa hiệu quả công nghệ dựa trên lợi thế nhờ quy mô đồng thời cũng góp phần giảm thiểu sự lãng phí do đầu tư không đồng bộ. Đẩu tư công nghệ thông tin không chỉ đòi hỏi nguồn tài chính lớn mà còn đòi hỏi một sự đầu tư lớn về chất xám để đảm bảo các công nghệ lựa chọn và khă năng nâng cấp để thích ứng nhanh chóng với tiến cuẩ công nghệ . Điều này đòi hỏi Ngân hàng cần chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực công nghệ , đội ngũ này cần được đào tạo sao cho theo kịp với những tiến bộ công nghệ trên thế giới. Trong quá tình đầu tư trang thiết bi và lắp đặt các phần mềm cần chú trọng thực hiện các giải pháp an ninh mạng triệt để hơn để tránh vấn đề rủi ro đạo đức cả từ các cán bộ tín dụng và từ phía khách hàng. Một khía cạnh khác rất quan trọng trong nâng cao năng lực công nghệ là việc nâng cao hiệu xuất khai thác công nghệ của mỗi ngân hàng . Hiệu suất khai thác công nghệ có thể được nâng cao thông qua việc bố trí hợp lý trang thiết bị và sử dụng các phần mềm tích hợp phù hợp. Bên cạnh đó , việc nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ của các nhân viên là yếu tố chủ đạo quyết định hiệu suất khai thác công nghệ. Vì thế, song song với việc lắp đặt trang thiết bị công nghệ , Ngân hàng cần tiến hành hoạt động đào tạo kỹ năng sử dụng công nghệ cho các nhân viên và cần có hoạt động kiểm tra đánh giá hiệu quả ứng dụng công nghệ của từng bộ phận . Xây dựng những cuốn sổ tay , hướng dẫn áp dụng quy trình công nghệ cho các nhân viên. Để tăng cường hiệu qủ ấp dụng quy trình công nghệ trong công việc của các nhân viên , ngân hàng cần xây dựng chỉ tiêu ứng dụng công nghệ như là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của mỗi nhân viên khi xét tăng lương hay hiệu quả của các phòng ban khi xét duyệt thi đua, khen thưởng. 3.3. Một số kiến nghị 3.3.1. Kiến nghị với NHCT Việt Nam NHCTVN đã ra đời và phát triển được 20 năm trong quá trình đó, NHCTVN vừa lớn manh về tổ chức , vừa tăng truởng khá mạnh mẽ trong đó đã và đang thực hiện tiến trình hiện đại hoá ngân hàng, đẩy mạnh các hoạt động nghiệp vụ , đặc biệt là đã chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng , coi đó là chiến lược lâu dài để tăng trưởng và phát triển . Tuy nhiên , cũng cần phảI có một số điều chỉnh để phát huy hơn nũa tính năng động , tự chủ của các chi nhánh trong hệ thống. _ Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh , cảI tiến , nâng cấp các chương trình ứng dụng kỹ thuật và công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý và điều hành kinh doanhvề xủ lý dữ liệu , kế toán, thanh toán nôI bộ , thanh toán trong nước và quốc tế , hoàn thiện các sản phẩm hiện có , đưa ra các sản phẩm mới co năng lực cạnh tranh theo chiến lược khách hàng và triển khai cho toàn hệ thống. _ Tăng cường thu thập , xử lý thông tin liên quan đến hoạt động của ngân hàng như các thông tin về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh , những tiến bọ khoa học –công nghệ , biến động về môI trường kinh tế – chính trị …để cung cấp cho các khách hàng , và triển khai cho toàn hệ thống. _ Đẩy mạnh công tác kiểm tra , kiểm soát để phát hiện kịp thời những sai sót , vi phạm trong quá trình cho vay sopd phần hạn chế rủi ro có thể xẩy ra. _ Cần có những chỉ đạo kịp thời giúp Chi nhánh là trong sạch bảng cân đối tài sản , dứt điểm xư lý nợ quá hạn, nợ xấu. 3.3.2. Kiến nghị với DNNN vay vốn tai ngân hàng Doanh nghiệp là đối tác của ngân hàng . Giữa họ có mối quan hệ tương hỗ , qua lại rất chặt chẽ . Hiệu quả hoạt động của bên này ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của bên kia và ngược lai. Vì vậy, để nâng cao hiệu qủa cho vay của Chi nhánh với DNNN , thì ngoài sự nỗ lực của bản thân ngân hàng , những cố gắng của DNNN là rất quan trọng . Các DNNNphải thực sự coi ngân hàng là bạn hang lâu dai , bởi vì ngân hàng không những nhiều dịch vụ tiện ích khách giúp doanh nghiệp tăng vòng quay vốn , thuận lợi hơn trong hoạt động. _ DNNN cần chú trọng đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ mãnh đạo, trang bị cho họ đầy đủ các kiến thức , kĩ năng cần thiết về quản trị , điều hành. Giúp họ có khả năng xây dựng các phương án săn xuất kinh doanh khả thi , hiệu qủa đồng thời điều hành tốt hoạt động của doanh nghiệp , tăng khả năng sinh lời , khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng. _ Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt , quyết liệt nhất là trước xu thế hội nhập , toàn cầu hoá như hiện nay , các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh về giá cả , chất lượng và còn là cuộc chiến gĩưa các thương hiệu. Nhưng vấn đề xây dưng thương hiệu chưa được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đúng mức , đầu tư cho thương hiệu còn rất ít, nhiều doanh nghiệp chưa ý thức giá trị thương hiệu . Bởi vạy , để co thể đứngvững và mở rộng thị trường trong nước và quốc tế thì các doanh nghiệp cần phải quan tâm hơn nữa dến việc xây dưng thương hiệu để khuyếch trương, quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp đến khách hàng. _ Tăng cường nghiên cứu thị trường , mở rộng thị phần để tăng cường khả năng tiêu thụ để tăng lợi nhuận , đảm bảo tỷ suất lợi nhuận cao hơn lãi suất ngân hàng. _ Khi đã được ngân hàng cấp tín dụng, DNNN nên tuân thủ các nguyên tắc tín dụng dử dụng vốn vay đúng như mục đích đã cam kết với ngân hàng . Nỗ lực kết mình để đông vốn sinh lợi. 3.3.3. Kiến nghị với NHNN NHNN là ngân hàng của các ngân hàng , đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hành hoạt động hệ thống ngân hàng được thông suốt vàcó hiệu quả . Từ khi hệ thống ngân hàng nước ta được tách thành hai cấp , NHNN chỉ thực hiện chức năng quản lý , NHNN cũng đã rất lỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ . Tuy nhiên , NHNN còn rất nhiều việc phải àm để hoàn thành thiện mình , để phát huy hơn nũa hiệu quả hoạt động của mình nhằm ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động cuả NHTM. Để hoạt động ngân hàng trong những năm tới được thuận lợi hơn , tôi xin có một số kiến nghị với NHNN Việt Nam như sau: _ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN nâng cao hơn nữa chất lượng thu thập , phân tích và dự báo thông tin tín dụng để các NHTM có đủ thông tin đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng , có thêm cơ sở quyết định cho vay được an toàn , hiệu quả. _ NHNN đề xuất với Chính phủ chỉ đạo các Bộ ngành thống nhất thủ tục dăng ký giao dịch đảm bảo khi cầm cố , thế chấp , bảo lãnh bằng quyền sử dựng đất , tài sản gắn liền với đất và thủ tục giấy tờ chứng nhận sở hữu cho rõ ràng . Đồng thời NHNN cũng tham gia tích cực vào việc tìm kiếm và thực hiện các giải pháp cùng các Bộ, ngành co liên quan để làm " tan bănng" thị trường bất động sản. _ NHNN có nhưng hình thức thông báo thường xuyên về tình hình biến động kinh tế , tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM trong nước và quốc tế để các NHTM làm cơ sở tổ chức hoạt động kinh doanh và công tác nghiên cứu , phát triển của mình . Cảnh báo sớm những nguy cơ , rủi ro đối với hệ thống NHTM , có cơ chế bảo vệ các NHTM trước những tin đồn thất thiệt có khả năng gây rủi ro thanh khoản. _ Sớm ban hành Quy chế về kiểm toán nội bộ , kiểm tra , kiểm soát nội bộ của TCTD theo thông lệ quốc tế và phù hợp với luật các TCTD sửa đổi để làm căn cứ cho các NHTM cụ thể hoá phù hợp với đặc thù riêng. _ NHNN chỉ đạo NHTM báo cáo rõ những vướng mắc , tồn tai, bất cập ( nếu có) trong các văn bản pháp luật đã ban hành và những yêu cầu về nhưng vấn đề trong thực tiễn hoạt động đã phát sinh cần có văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh, để NHNN kịp thời xem xét , chỉnh sủă hoặc ban hành mới tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động ngân hàng và phù hợp với chuẩn mực quốc tế. _ Đổi mới căn bản , toàn diện hệ thống thanh tra ngân hàng để phát triển an toàn , lành mạnh của hệ thống , với các giải pháp cơ bản sau: + Hoàn thiện khuôn khổ thể chế và hạ tầng cơ sở hỗ trợ hoạt động giám sát ngân hàng. + Đổi mới cơ cấu tổ chức bộ may của thanh tra NHNN theo hướng nâng cao tính độc lập , thống nhất và hoạt động nghiệp vụ và chỉ đạo. + Hoàn thiện các quy chế an toàn và các biện pháp thận trọng trong lĩnh vực ngân hàng. Đổi mới phướng pháp giám sát an toàn hoạt động ngân hàng , trong đó chú trọng chuyển dần phương pháp thanh tra tuân thủ sang phương pháp giám sát dựa trên cơ sở rủi ro và tôn trọng các nguyên tắc , kỷ luật thị trường. + Tăng cường lãnh đạo nâng cao trình độ cán bộ và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ thanh tra ngân hàng. 3.3.4. Kiến nghị với Bộ , Ngành có liên quan Để tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của DNNN va NHTM , Nhà nước cần nỗ lực hơn nữa để hoàn thiện hệ thống pháp luật , phát huy hơn nũa vai trò hoạch định , dẫn dắt và chỉ đạo của mình , cụ thể như sau: _ Nước ta đang trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật đồng bộ và phù hợp . Việc ban hành các luật và văn bản dưới luật cần đồng bộ và kịp thời để tạo môi trường pháp lý hoàn thiện , ổn định và thông thoáng cho hoạt động kinh doanh của chủ thể trong nền kinh tế . Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện , bổ sung Luật DNNN , luật phá sản , Nghị định 178... Việc đăng ký giao dịch bảo đảm với tài sản là quyền sử dung đất và tài sản gắn liền đất chưa có cơ quan thực hiện. Đề nghị Chính phủ , các Bộ có liên quan hướng dẫn thực hiện việc dăng ký tài sản đảm bảo trên. _ Quốc hội chỉ đạo các cơ quan có liên quan phối hợp sớm ban hành luật kế toán và quy định kiểm toán hàng năm là điều kiện bắt buộc đối với các đơn vị hoạt động kinh doanh, nó là cơ sở để phản ánh thực chất hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. _ Chính phủ chỉ đạo xây dựng chiến lược kinh tế lâu dài , trong quá trình quả lý dùng các công cụ kinh tế , han chế dùng các biện pháp hành chính để tác động xấu đến nền kinh tế. Chính phủ có biện pháp xủ lý kịp thời các khoản nợ đọng cho vay theo chỉ định của Chính phủ để lành mạnh hoá tình hình tài chính của các NHTM. Cần thành lập tổ chức bảo hiểm tín dụng , nhằm phân tán rủi ro trong hoạt động tín dung ngân hàng. _ Đẩy mạnh cổ phần hoá và sắp xếp lại DNNN để lành mạnh hoá tình hình tài chính doanh nghiệp . Với các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kém hiệu quả cần có thái độ rõ ràng phá sản hay giải thể, chỉ nên giữ lại các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả để tập trung đầu tư , phát triển vào các doanh nghiệp đó , xây dưng các doanh nghiệp này thành các tập đoàn lớn manh. Lời kết Từ trước đến nay và cả sau này nữa cho vay là hoạt động mang lai nguồn thu lớn nhất cho ngân hàng . Vì vây, nâng cao hiệu quả cho vay luôn là vấn đề thu hút được sự quan tâm của bất kỳ một ngân hàng nào. Trước sự biến động bất thường của nền kinh tế trong nước và thế giới , sự cạnh tranh quyết liệt của các ngân hàng khác trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, hoạt động cho vay của NHCT Hai Bà Trưng trong thời gian qua không được tốt đặc biệt là cho vay DNNN . Hiệu quả cho vay DNNN ngày càng giảm sút thể hiện ở doanh số và dư nợ cho vay giảm qua các năm . Do đặc trưng của Ngân hàng cho vay DNNN chiếm một tỷ trong lớn nên hiệu quả cho vay DNNN thấp đã ảnh hưởng rất nhiều đến thu nhập của Chi nhánh. Do đó để tiếp tục vươn lên Chi nhánh cần thực hiện các biên pháp để nâng cao hiệu quả cho vay DNNN . Trên đây tôI đã trình bày về thực trạng cho vay DNNN tại Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng và đề xuất một số giảI pháp để nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNN . TôI hy vông có thể đóng góp một phần nhỏ bé vào sự phát triển của quý Ngân hàng. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Tạp chí ngân hàng. 2. Tạp chí thị trường Tài chính _ Tiền tệ. 3. Giáo trình Ngân hàng thương mại. 4. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại. 5.Quản trị Ngân hàng Thương mại. 6. Doanh nghiệp nhà nước trong cơ chế thị trường ở Việt Nam. 7.Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng , báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007. 8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ , trich lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dung. Quyết định số 1672/2001/NHNN-QĐ về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN về việc sửa đổi , bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết đinh 1627/2001/QĐ-NHNN. 9. Chính phủ , Nghị đinh số 178/1999/NĐ-CP về đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng. Nghị Định số 85/2002/NĐ - CP về sửa đổi, bổ sung Nghi định số 178/1999/NĐ- CP. Mục lục Lời mở đầu Chương 1 : Doanh nghiệp nhà nước và hiệu quả cho vay đối với DNNN 1.1. DNNN và vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân 1.1.1. Khái niệm , đặc điểm , phân loại DNNN 1.1.1.1. Khái niệm , đặc điểm DNNN 1.1.1.2. Phân loại DNNN 1.1.2. Vai trò của DNNN đối với nền kinh tế 1.2. Hiệu quả cho vay của NHTM đối với DNNN 1.2.1. Nghiệp vụ cho vay của NHTM đối với DNNN 1.2.1.1. Khái niêm cho vay 1.2.1.2. Vai trò của hoạt động cho vay đối với DNNN 1.2.1.3. Nguyên tắc cho vay DNNN 1.2.1.4. Các loại hinh cho vay DNNN 1.2.2. Hiệu quả cho vay của NHTM đối với DNNN 1.2.2.1. Quan niệm về hiệu quả cho vay 1.2.2.2. Vai trò của hoạt động cho vay đối với DNNN 1.2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa cho vay DNNN 1.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay đối với DNNN 1.2.3.1. Những yếu tố thuộc môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay đối với DNNN 1.2.3.2. Những yếu tố thuộc môi trường vi mô ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của Ngân hàng 1.2.4. ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNN 1.2.4.1. Đối với ngân hàng 1.2.4.2. Đối với DNNN 1.2.4.3. Đối với nền kinh tế Chương 2 : Thực trang hiệu quả cho vay DNNN tại chi nhánh NHCT HBT 2.1. Tình hình hoặt động chung của Chi nhánh trong thời gian qua 2.1.1. Về công tác huy động vốn 2.1.2. Về hoạt động tín dụng 2.1.3. Các hoạt động khác 2.2. Thực trạng hiệu quả cho vay DNNN tai Chi nhánh 2.2.1. Về doanh số cho vay và dư nợ cho vay 2.2.2. Về cơ cấu cho vay 2.2.3. Về nợ quá hạn 2.2.4. Về hiệu suất cho vay trên tổng nguồn vốn huy động 2.3. Đánh giá về thực trang hiệu quả cho vay DNNN tại Chi nhánh NHCT HBT 2.3.1. Những yếu tố làm tăng hiệu quả cho vay DNNN tại Chi nhánh NHCT HBT 2.3.2 Những yếu tố làm giảm hiệu quả cho vay DNNN tại Chi nhánh NHCT HBT 2.3.2.1. Yếu tố từ phía Ngân hàng 2.3.2.2. Yếu tố từ phía DNNN 2.3.2.3. Các yếu tố khác Chương 3 : Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay DNNN tại Chi nhánh NHCT HBT 3.1. Mục tiêu hoạt động của Chi nhánh trong thời gian tới 3.2. Các giảI pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNN tại Chi nhánh NHCT HBT 3.2.1. Nâng cao trình độ cho cán bộ 3.2.1.1. Tổ chức thi tuyển nghiêm túc 3.2.1.2. Xây dựng cơ chế đãi ngộ minh bạch 3.2.1.3. Nâng cao chất lượng đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ tín dụng 3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay 3.2.3. Hạn chế và đẩy mạnh xử lý nợ quá hạn 3.2.4. Tăng cường chất lượng kiểm tra, kiểm soát cho vay 3.2.5. Mở rông danh mục sản phẩm và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng 3.2.6. Nâng cao năng lực công nghệ 3.3. Một số kiến nghị 3.3.1. Kiến nghị với NHCT Việt Nam 3.3.2. Kiến nghị với DNNN vay vốn tai Chi nhánh 3.3.3. Kiến nghị với NHNN 3.3.4. Kiến nghị với Nhà nứơc , Bộ , ngành có liên quan Lời kết Danh mục tài liệu tham khảo Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNN tại NHCT chi nhánh Hai Bà Trưng.pdf
Luận văn liên quan