Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong hệ thống phân phối tại thị trƣờng nội địa thời kỳ hậu WTO

Việc thực hiện các cam kết trong WTO mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam. Trƣớc hết, đó là cơ hội phát triển do áp lực cạnh tranh mạnh mẽ từ các tập đoàn phân phối nƣớc ngoài. Tuy nhiên, để biến các cơ hội đó thành hiện thực, các doanh nghiệp Việt Nam phải vƣợt qua rất nhiều thách thức cam go. Đối mặt với các tập đoàn phân phối hùng mạnh của thế giới với nhiều ƣu thế về vốn, công nghệ, danh tiếng, kinh nghiệm . các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam chƣa bao giờ đứng trƣớc nhiều nguy cơ và thách thức đến vậy. Việc phân tích các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh cho thấy năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam còn thấp so với các tập đoàn phân phối nƣớc ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam là một nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay để các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam có thể đứng vững trong cuộc cạnh tranh không cân sức sắp tới.

pdf108 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2310 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong hệ thống phân phối tại thị trƣờng nội địa thời kỳ hậu WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o kiểu "một lần dừng nhƣng mua đƣợc nhiều hàng". 3.2.3. Xu hướng thay đổi trong mô hình tổ chức kinh doanh phân phối ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt kể từ khi có sự xuất hiện của các nhà phân phối nước ngoài. Đây cũng là một trong những xu hƣớng rất đáng lƣu ý và diễn ra khá mạnh trong vài năm gần đây. Nhƣ đã trình bày ở phần trên, nếu nhƣ trƣớc năm 2000, các siêu thị, trung tâm thƣơng mại chỉ xuất hiện "lác đác" ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì đến năm 2005 ở Việt Nam đã có 265 siêu thị, phân bố trên 32/64 tỉnh, thành phố trên cả nƣớc. Còn theo đánh giá của Bộ Thƣơng mại, các kênh phân phối hiện đại (siêu thị, trung tâm thƣơng mại, cửa hàng tiện dụng...) ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng từ 18% trong năm 2004 lên 23% vào năm 2005 so với kênh phân phối truyền thống (chợ truyền thống, cửa hàng thực phẩm, ngƣời bán dạo...) giảm từ 82% xuống còn 77%. Chỉ tính riêng các siêu thị nƣớc ngoài ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hiện đã hiếm hơn 10% thị phần bán lẻ và trong vài năm tới con số này có khả năng tăng lên 40% khi Việt Nam mở cửa thị trƣờng một cách đầy đủ khi gia nhập WTO [7]. 3.3. Quan điểm, phƣơng hƣớng nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam thời gian tới. 3.3.1. Định hướng phát triển các loại hình phân phối bán lẻ Theo định hƣớng tổ chức thƣơng mại trong nƣớc giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn đến 2020, thì thƣơng mại trong nƣớc sẽ đi theo hai hƣớng cơ bản [2]: Một là, tạo ra các không gian kinh tế, các không gian giao dịch mua bán hàng hoá và trên cơ sở đó tổ chức các loại hình thƣơng mại phù hợp, gắn với các địa bàn thị trƣờng. Hai là, tạo ra các mối liên kết kinh tế và tổ chức các loại hình thƣơng mại theo các mối liên kết kinh tế giữa sản xuất - lƣu thông - tiêu dùng và giữa các khâu, các công đoạn trong quá trình lƣu thông. Từ hai định hƣớng trên, ta có thể đƣa ra định hƣớng phát triển các loại hình phân phối bán lẻ ở thị trƣờng nội địa nhƣ sau: - Phát triển nhanh hệ thống phân phối hiện đại gồm các TTTM, trung tâm mua sắm, siêu thị, các cửa hàng bán hàng tiến bộ (cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh) thuộc nhiều loại hình doanh nghiệp phân phối với quy mô tƣơng đối lớn. - Khuyến khích các doanh nghiệp phân phối phát triển hệ thống theo “chuỗi” (“chuỗi” siêu thị, “chuỗi” TTTM, “chuỗi” cửa hàng tiện lợi). Từng bƣớc liên kết, lôi kéo các cửa hàng bán lẻ độc lập, cửa hàng truyền thống, các hộ kinh doanh cá thể vào hệ thống “chuỗi” các cửa hàng tiện lợi, kết hợp hài hoà giữa các loại hình thƣơng mại truyền thống với thƣơng mại hiện đại. - Xây dựng hệ thống logistics gồm các trung tâm kho vận, kho bán buôn, các trung tâm phân phối với công nghệ và kỹ thuật hiện đại đảm nhận các khâu và các công đoạn trong quá trình đƣa hàng từ nhà cung ứng (nhà sản xuất, nhà nhập khẩu) đến nhà bán lẻ. - Cải tạo và xây dựng mới mạng lƣới chợ, sắp xếp lại các chợ dân sinh trong mối tƣơng quan với các loại hình phân phối hiện đại. Từng bƣớc chuyển hoá các chợ dân sinh nhỏ thành các siêu thị, cửa hàng tiện lợi kết hợp với việc di chuyển ra ngoại thành để hình thành các chợ đầu mối bán buôn. - Phát triển mô hình tổ chức giao dịch, mua bán qua mạng (siêu thị “ảo”, chợ “ảo”) trƣớc hết là tại các đô thị lớn trong các trung tâm thƣơng mại, trong các tổng công ty và tập đoàn phân phối lớn; tiếp cận từng bƣớc để dần hình thành một loại hình mua bán hàng hoá dựa trên cơ sở của thƣơng mại điện tử hoạt động theo mô hình nhƣ Amazon.com hay eBay.com trong tƣơng lai. - Hình thành và phát triển các nhà phân phối chuyên kinh doanh bán lẻ tổng hợp thông qua mô hình TTTM, siêu thị, chuỗi cửa hàng… (nhƣ liên hiệp Hợp tác xã Thành phố Hồ Chí Minh với hệ thống siêu thị Co.op Mart và hệ thống cửa hàng tiện lợi, công ty TNHH Thƣơng mại – dịch vụ An Phong với hệ thống siêu thị MAXIMARK, Công ty TNHH thƣơng mại dịch vụ Đông Hƣng với hệ thống siêu thị CITIMARK, chuỗi cửa hàng tiện lợi của 24-seven Việt Nam Holding…); liên kết với các đơn vị sản xuất hàng tiêu dùng, công ty kinh doanh xuất nhập khẩu (thực phẩm chế biến, hàng công nghiệp tiêu dùng), các gia trại, trang trại, các Hợp tác xã, các chợ đầu mối (hàng thực phẩm tƣơi sống, rau - củ - quả) thông qua hợp đồng mua bán và đơn đặt hàng lâu dài để tạo nguồn hàng ổn định, có khối lƣợng lớn, trung chuyển về các trung tâm phân phối, các kho hàng bán buôn của mình và từ đó, cung cấp thƣờng xuyên cho các đơn vị bán lẻ trong hệ thống. 3.3.2. Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam Trƣớc những cơ hội và thách thức trên đây, hơn bao giờ hết vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phải là quan tâm số một của Chính phủ cũng nhƣ doanh nghiệp. Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IX đã khẳng định chủ trƣơng:"chủ động hội nhập kinh tế quốc tế"; nâng cao năng lực cạnh tranh chính là một yêu cầu quan trọng để thực hiện chủ trƣơng đó. Đại hội đã chỉ rõ “Từng ngành, từng doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch, giải pháp để thực hiện các cam kết quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, mở rộng thị phần trên những thị tường truyền thống, khai thông và mở rộng thị trường mới” [14]. Nghị quyết 04 Ban chấp hành Trung ƣơng khóa VIII (tháng 12/1997) cũng đề ra những định hƣớng chung cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nƣớc ta nhƣ duy trì ổn định vĩ mô, hoàn thiện hệ thống pháp lý, chuyển dịch cơ cấu đầu tƣ, thúc đẩy phát triển thƣơng mại và thị trƣờng, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp,.. Nghị quyết 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị về Hội nhập kinh tế quốc tế đã xác định:”… các ngành, các địa phƣơng, các doanh nghiệp khẩn trƣơng sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh, bảo đảm hội nhập có hiệu quả”. Nghị quyết cũng nêu rõ nhiệm vụ: “ Đi đôi với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ, của doanh nghiệp, cần ra sức cải thiện môi trƣờng kinh doanh, khả năng cạnh tranh quốc gia thông qua việc khẩn trƣơng đổi mới và xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật phù hợp với đƣờng lối của Đảng, với thông lệ quốc tế, phát triển mạnh kết cấu hạ tầng; đẩy mạng công cuộc cải cách hành chính nhằm xây dựng bộ máy nhà nƣớc trong sạch về phẩm chất, vững mạnh về chuyên môn”. Từ quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam sẽ là: - Đặt năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong mối quan hệ với năng lực cạnh tranh quốc gia, sản phẩm và tổng thể năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và trong mối quan hệ với quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc. - Tận dụng lợi thế cạnh tranh về sản phẩm hàng hóa để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối bán lẻ. - Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối bán lẻ gắn liền với việc tận dụng lợi thế về yếu tố địa - thƣơng mại. - Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối bán lẻ gắn liền với quá trình xây dựng thƣơng hiệu doanh nghiệp và quản trị thƣơng hiệu. - Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối bán lẻ phải dựa trên cơ sở ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học, công nghệ trong tất cả các khâu của quá trình kinh doanh thƣơng mại. Từng bƣớc hiện đại hóa phƣơng thức kinh doanh phù hợp với xu thế mới của thƣơng mại thế giới. - Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối bán lẻ phải quán triệt quan điểm hiệu quả kinh tế - xã hội. 3.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam thời gian tới. 3.4.1. Các giải pháp vĩ mô 3.4.1.1. Chính sách tuyên truyền, phổ biến và giáo dục đào tạo Để tạo sự chủ động cho các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam trong việc tận dụng những cơ hội và vƣợt qua những thách thức trong tiến trình mở cửa thị trƣờng theo các cam kết trong khuôn khổ WTO, Chính phủ Việt Nam cần đóng vai trò chủ đạo và tích cực trong việc nâng cao nhận thức và hiểu biết của các doanh nghiệp. Trƣớc hết, các cơ quan hữu quan cần sử dụng đa dạng các kênh thông tin để cung cấp những thông tin cụ thể về cam kết của Việt Nam đối với lĩnh vực phân phối. Bên cạnh đó, việc phổ biến thông tin không nên chỉ dừng lại ở việc đăng tải "nguyên văn" những cam kết trong các văn kiện gia nhập của Việt Nam mà cần có sự nghiên cứu, giải thích một cách cụ thể, dễ hiểu trƣớc khi đƣa ra phổ biến rộng rãi. Đây là một trong những yếu tố hết sức quan trọng bảo đảm tính hiệu quả và thiết thực của công tác tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, Chính phủ cũng cần giao nhiệm vụ cho các cơ quan quản lý chuyên ngành nhƣ Bộ Thƣơng mại, Bộ Kế hoạch và đầu tƣ, Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp... thực hiện những nghiên cứu đánh giá tác động, những cơ hội, thách thức có thể đem lại cho các nhà phân phối trong nƣớc khi mở cửa thị trƣờng, thực thi các cam kết trong khuôn khổ WTO về lĩnh vực này để cung cấp cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nƣớc những thông tin hữu ích trong việc chủ động thích ứng với những thay đổi có thể diễn ra. Một số biện pháp cụ thể trong nhóm giải pháp này có thể xem xét, áp dụng trong thời gian tới nhƣ: Nhà nƣớc bố trí ngân sách tập trung theo chƣơng trình để nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật, đổi mới đội ngũ giáo viên và giáo trình về lĩnh vực phân phối bán lẻ cho các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề để đào tạo các cán bộ quản lý, các nhân viên có kỹ năng hiện đại cho các khâu bán hàng, thanh toán, nghiệp vụ kho hàng. Xây dựng chƣơng trình đào tạo phù hợp và theo kịp xu hƣớng phát triển của thế giới trong lĩnh vực phân phối bán lẻ. 3.4.1.2. Chính sách kinh tế - Tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong các khâu cấp đất, giải phóng mặt bằng, cấp phép xây dựng... bảo đảm nhanh chóng và thuận tiện để các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nƣớc có thể chớp thời cơ và có đủ thời gian để củng cố, phát triển hệ thống của mình trƣớc khi các nhà phân phối nƣớc ngoài tham gia vào thị trƣờng một cách rộng rãi. Đây có thể coi là một trong những biện pháp cấp bách cần thực hiện để tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp phân phối trong nƣớc trong cả thời gian trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài. - Khẩn trƣơng tiến hành rà soát để bổ sung, hoàn thiện hệ thống các qui hoạch phát triển các loại hình kết cấu hạ tầng thƣơng mại, đặc biệt là hệ thống trung tâm thƣơng mại, siêu thị... để định hƣớng cho các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nƣớc triển khai kế hoạch phát triển mạng lƣới kinh doanh một cách hiệu quả. Quy hoạch phát triển các khu trung tâm thƣơng mại, siêu thị một cách hợp lý cần đƣợc coi là một công cụ can thiệp chủ yếu của Nhà nƣớc để tạo nên sự dịch chuyển một cách hiệu quả cho thị trƣờng phân phối của Việt Nam. - Có chính sách khuyến khích để các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nƣớc đẩy nhanh quá trình liên kết, tích tụ và tập trung nguồn lực để hình thành các tập đoàn phân phối có qui mô lớn, tiềm lực mạnh, đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn phân phối nƣớc ngoài khi gia nhập vào thị trƣờng Việt Nam. Chọn một số nhà phân phối bán lẻ lớn, có tiềm năng và hỗ trợ về nhiều mặt để họ có thể trở thành những tập đoàn bán lẻ mạnh, đủ khả năng làm đối trọng với các tập đoàn bán lẻ nƣớc ngoài. Xem xét việc thành lập Quĩ phát triển kết cấu hạ tầng thƣơng mại với sự tham gia đóng góp của cả nhà nƣớc, doanh nghiệp phân phối và nhà sản xuất hàng hoá để tạo nên mối gắn kết chặt chẽ hơn trong hệ thống phân phối trong nƣớc. - Đối với thuế nhập khẩu các trang thiết bị phục vụ cho quá trình kinh doanh (thang cuốn, hệ thống lạnh, quầy, kệ trƣng bày hàng máy tính tiền, xe nâng hàng…) đƣợc miễn thuế nhƣ nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cùng lĩnh vực hoặc nhƣ các doanh nghiệp sản xuất có dự án thuộc diện khuyến khích đầu tƣ. Đối với thuế thu nhập, cần đƣợc áp dụng miễn giảm theo luật nhƣ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, các doanh nghiệp sản xuất có dự án thuộc diện khuyến khích đầu tƣ. Đối với các doanh nghiệp phát triển theo “chuỗi”, kinh doanh qua mạng, cải tiến phƣơng pháp quản trị hiện đại dựa trên ứng dụng các tiến bộ của Công nghệ thông tin… cần có thêm chính sách ƣu tiên về thuế thu nhập để hỗ trợ họ tích tụ vốn phục vụ cho quá trình phát triển (nhƣ “giãn” nộp, miễn nộp có thời hạn nếu sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tƣ phát triển hạ tầng thƣơng mại). - Cho phép doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp có phần vốn sở hữu nhà nƣớc) đƣợc điều chuyển, hoán đổi, sang nhƣợng… các cơ sở (kho tàng, cửa hàng, bến bãi…) không phù hợp với điều kiện kinh doanh mới để khai thác tối đa nguồn lực hiện có cho qua trình hiện đại hoá hạ tầng, tích tụ và tập trung vốn. - Sử dụng các nguồn vốn trong và ngoài nƣớc để hỗ trợ cho công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp. Có chƣơng trình hỗ trợ đổi mới đội ngũ giáo viên và giáo trình của một số trƣờng đại học kinh tế, trƣờng cao đẳng, dạy nghề kịp với xu hƣớng của khu vực và thế giới trong lĩnh vực phân phối để đáp ứng nhu cầu đổi mới chất lƣợng nguồn nhân lực về lâu dài. - Tổ chức hệ thống thông tin, cập nhật, phân tích và dự báo xu hƣớng phát triển của thị trƣờng, nhu cầu tiêu dùng, thói quen mua sắm, cơ cấu hệ thống phân phối… để trao đổi, tƣ vấn, cung cấp thông tin định hƣớng cho doanh nghiệp. Ngoài ra, có thể thông qua các tổ chức và cá nhân nghiên cứu, dự báo thị trƣờng để đặt hàng với nhà thƣơng mại và nhà thƣơng mại đặt hàng với nhà sản xuất. - Hoàn thiện cơ chế tổ chức, qui chế hoạt động của các hiệp hội theo nguyên tắc tự nguyện để thành lập các hiệp hội bán buôn, bán lẻ, chợ, siêu thị nhằm giúp các hội viên chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin, tìm kiếm cơ hội, tạo mối liên doanh, liên kết, hỗ trợ công tác xúc tiến thƣơng mại trong nƣớc, đẩy mạnh hoạt động xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu…; đồng thời thông qua hiệp hội để kiến nghị và tham gia vào quá trình xây dựng chính sách của các cơ quan quản lý nhà nƣớc. - Một yêu cầu khá cấp bách đang đƣợc đặt ra hiện nay là vấn đề tiêu chuẩn hóa và kiểm tra chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính phủ cần xây dựng một hệ thống quản lý chất lƣợng hàng hoá trên thị trƣờng với một chuẩn mực thống nhất trong cả nƣớc. Công tác này phải do những cơ quan chuyên trách đảm nhiệm, tránh sự chồng chéo gây khó khăn cho lƣu thông. Đồng thời, Chính phủ nên có quy định thống nhất về hệ thống mã vạch cho sản phẩm... - Chính phủ cần xây dựng hệ thống thông tin nhanh chóng và có hiệu quả cho các doanh nghiệp và các thƣơng nhân và tạo điều kiện dễ dàng để họ tiếp cận mạng Internet, các mạng Vietnet, Vitranet... - Chính phủ Việt Nam cũng cần sớm nghiên cứu để xây dựng những qui định, nguyên tắc về đánh giá nhu cầu thực tế khi xem xét các đề nghị mở từ điểm bán lẻ thứ hai trở đi của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài theo đúng các cam kết trong WTO để vừa bảo đảm sự công bằng giữa các nhà đầu tƣ tham gia thị trƣờng vừa hạn chế đƣợc áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nƣớc trên những khu vực địa lý nhất định, đồng thời bảo đảm đƣợc lợi ích chung của xã hội. - Thiết lập và củng cố hệ thống phân phối nòng cốt của doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng quan trọng hoặc đặc thù, trong đó chú trọng đến việc xây dựng các trung tâm phân phối, các kho hàng, tổ chức hệ thống phân phối trực thuộc doanh nghiệp hoặc làm đại lý cho doanh nghiệp, xử lý hài hoà lợi ích các khâu, các bộ phận tham gia trong cả chuỗi phân phối… - Chính phủ cần có chính sách ƣu đãi tín dụng và thành lập Quỹ Phát triển thị trƣờng nội địa với sự tham gia của nhiều nguồn vốn để hỗ trợ các doanh nghiệp phân phối bán lẻ. - Nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của chính phủ các nƣớc đã thành công trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nƣớc trƣớc sự cạnh tranh của các tập đoàn phân phối nƣớc ngoài nhƣ Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc và áp dụng một cách linh hoạt và phù hợp với điều kiện của Việt Nam. 3.4.2. Các giải pháp cho doanh nghiệp phân phối bán lẻ 3.4.2.1. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của doanh nghiệp Nguồn vốn hạn chế đã góp phần không nhỏ cản trở năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam. Trong điều kiện khó có thể tăng một cách nhanh chóng nguồn vốn về số lƣợng, thì vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn là con đƣờng phù hợp nhất để giải quyết nhƣng khó khăn về tài chính của doanh nghiệp thông qua một số giải pháp sau: - Xem xét lại cơ cấu và quy mô vốn trong điều kiện thị trƣờng nhất định của doanh nghiệp, lựa chọn cơ cấu vốn hợp lý, tăng nhanh vòng quay của vốn. - Lựa chọn các nguồn vốn phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp, có thể huy động thông qua đội ngũ lao động trong doanh nghiệp để tạo nguồn vốn kịp thời với phí tổn thấp cho doanh nghiệp và tăng cƣờng gắn bó quyền lợi của ngƣời lao động với doanh nghiệp. - Đối với tài sản cố định đòi hỏi không chỉ tính hao mòn hữu hình mà còn cần tính hao mòn vô hình. Tiến hành kiểm kê và đánh giá toàn bộ vốn cố định hiện có của doanh nghiệp, đối chiếu so sánh giữa số bảo toàn tại doanh nghiệp, từ đó tìm ra nguyên nhân xử lý. - Đối với vốn lƣu động cần thƣờng xuyên hạch toán đúng giá trị vật tƣ, hàng hóa theo giá cả thị trƣờng. Để làm đƣợc điều đó, doanh nghiệp cần chọn những nhà cung ứng có khả năng đáp ứng kịp thời nhu cầu về hàng hóa ngay khi cần đến. - Cần điều chỉnh tỷ trọng vốn lƣu động nằm trong quá tình kinh doanh của các khâu cho hợp lý. - Cần tạo ra quan hệ tài chính lành mạnh và tích cực giữa doanh nghiệp (ngƣời cần vay vốn) với các ngân hàng phân phối bán lẻ và các tổ chức tài chính tín dụng (ngƣời cần cho vay vốn), trong đó đặc biệt quan trọng là sự phối hợp hoạt động bằng nhiều hình thức nhằm tạo cơ hội tăng cƣờng tác dụng của hệ thống tài chính chính thức và giám sát hiệu quả sự dụng vốn doanh nghiệp. 3.4.2.2. Các biện pháp giảm chi phí kinh doanh Chi phí kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ. Nó bao gồm từ chi phí nghiên cứu thị trƣờng tạo nguồn mua hàng, dự trữ, bán hàng, quảng cáo, xúc tiến bán hàng, chi phí dịch vụ và bảo hành hàng hóa. Chi phí kinh doanh là cơ sở cho việc định giá các mặt hàng kinh doanh. Một doanh nghiệp phân phối bán lẻ muốn đề ra một mức giá có thể trang trải cho mọi phí tổn về mua hàng, phân phối bán sản phẩm… và cả một tỷ lệ lãi hợp lý cho những nỗ lực và rủi ro của mình thì phải xem xét cẩn thận các chi phí của mình. Nếu chi phí của doanh nghiệp cao hơn chi phí của những đối thủ cạnh tranh thì khi tiếp thị và bán một mặt hàng tƣơng đƣơng, doanh nghiệp sẽ phải đề ra một mức giá cao hơn của đối thủ cạnh tranh hoặc thu lãi ít hơn và phải ở vào thế bất lợi hơn trong quá trình cạnh tranh. Trong chi phí kinh doanh của doanh nghiệp phân phối bán lẻ thì chi phí lƣu thông hàng hóa là bộ phận chi phí quan trọng nhất, nó bao gồm các khoản chi để đảm bảo đƣa hàng hóa từ nơi sản xuất hoặc nơi mua đến ngƣời tiêu dùng. Đối với các doanh nghiệp phân phối bán lẻ, việc tăng cƣờng công tác tổ chức quản lý kinh doanh, tìm hiểu thị hiếu nhu cầu ngƣời tiêu dùng nhằm kinh doanh những hàng hóa thị trƣờng cần, với giá cả hợp lý nhƣng vẫn đảm bảo mức lãi hợp lý cho doanh nghiệp, cần đặt thành vấn đề trọng yếu. Tiết kiệm hợp lý chi phí lƣu thông hàng hóa là con đƣờng cơ bản để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có thể hạ thấp giá bán nhƣng vẫn đảm bảo mức lãi thỏa đáng, từ đó doanh nghiệp có khả năng đứng vững trong cạnh tranh. Do vậy, để hạ thấp chi phí lƣu thông hàng hóa nói chung doanh nghiệp cần tiến hành theo các hƣớng chủ yếu sau: Thứ nhất, chọn địa bàn kinh doanh, xây dựng hệ thống kho tàng, cửa hàng, cửa hiệu hợp lý nhằm đảm bảo chi phí vận chuyển, dự trữ và bảo quản hàng hóa thấp, đồng thời thuận tiện cho việc mua bán, đi lại của khách hàng. Rút ngắn quãng đƣờng vận tải bình quân và lựa chọn đúng phƣơng tiện vận tải hàng hóa; kết hợp chặt chẽ mua và bán, chủ động tiến hành các hoạt động dịch vụ; phân bố hợp lý mạng lƣới kinh doanh tạo cho hàng hóa có đƣờng vận chuyển hợp lý và ngắn nhất; chuẩn bị tốt chào hàng, đóng gói hàng hóa và bao bì phù hợp; tổ chức tốt công tác bốc dỡ hàng hóa ở hai đầu tuyến vận chuyển và hợp tác chặt chẽ với cơ quan vận chuyển, sử dụng phƣơng thức vận chuyển tiên tiến. Thứ hai, cần có các biện pháp giảm chi phí bảo quản, thu mua, tiêu thụ: tổ chức bộ máy kinh doanh và mạng lƣới kinh doanh có quy mô phù hợp với khối lƣợng hàng hóa luân chuyển, tăng cƣờng quản lý và sử dụng tốt tài sản dùng trong kinh doanh, thực hiện đúng kỷ luật tài chính tín dụng; áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới trong bảo quản hàng hóa, tăng cƣờng bồi dƣỡng, nâng cao trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ của những ngƣời làm công tác kho. Thứ ba, các biện pháp giảm chi phí hao hụt hàng hóa, hao hụt hàng hóa có nhiều khâu, nhiều yếu tố, đặc biệt phải quan tâm đến điều kiện kỹ thuật. Để giảm hao hụt hàng hóa có thể áp dụng các biện pháp sau: kiểm tra chặt chẽ số lƣợng, chất lƣợng hàng hóa nhập kho; có sự phân loại hàng hóa và biện pháp bảo quản thích hợp ngay từ đầu; cải tiến kỹ thuật bảo quản hàng hóa ở kho, trạm, cửa hàng; củng cố và hoàn thiện kho hàng, vật liệu che đậy, kê lót, các trang thiết bị của kho; xây dựng các định mức hao hụt và quản lý chặt chẽ các khâu, các yếu tố có liên quan đến hao hụt tự nhiên; tăng cƣờng bồi dƣỡng kỹ thuật bảo quản và tinh thần trách nhiệm của nhân viên bảo quản, bảo vệ hàng hóa. Thứ tƣ, cải tiến phƣơng thức kinh doanh phục vụ, vận dụng tốt chế độ khoán, đấu thầu vừa giải quyết thỏa đáng các mặt lợi ích giữa nhân viên và doanh nghiệp, vừa chú ý hạ thấp mức chi phí lƣu thông hàng hóa. Để tiết kiệm chi phí lƣu thông hàng hóa, doanh nghiệp cần khéo léo kết hợp giữa việc vận dụng quy luật giá trị, các đòn bảy kinh tế với việc động viên mọi ngƣời, mọi bộ phận trong doanh nghiệp tham gia vào công tác quản lý chi phí. 3.4.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Xu thế của lợi thế cạnh tranh trong tƣơng lai không còn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên, vốn – tài chính, mà bắt đầu tùy thuộc rất lớn vào hàm lƣợng tri thức chứa đựng trong giá trị sản phẩm. Các nhân tố về con ngƣời luôn đƣợc coi là lợi thế cạnh tranh không thể sao chép. Quá trình cạnh tranh và hội nhập đòi hỏi nền kinh tế nói chung, các doanh nghiệp nói riêng phải có đội ngũ các nhà kinh doanh đủ sức nắm bắt cơ hội để thực hiện và phát triển kinh doanh dài hạn. Thực tiễn nghiên cứu cho thấy, đội ngũ cán bộ và nhân viên kinh doanh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ ở nƣớc ta còn bộc lộ nhiều khiếm diện. Theo logic lập luận thì sự tụt hậu của nƣớc ta so với các nƣớc trong khu vực thể hiện trên cả hai phƣơng diện: công nghệ và trình độ quản lý, trong đó yếu tố trình độ quản lý phải đƣợc đặt lên đúng tầm của nó vì công nghệ hiện đại đôi khi làm thiệt hại lớn hơn nếu đi kèm với nó là sự quản lý tồi. Vì vậy, để có đƣợc đội ngũ cán bộ và nhân viên kinh doanh thƣơng mại đủ khả năng đáp ứng đƣợc yêu cầu kinh doanh trong môi trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trƣờng mở cửa, cần tập trung thực hiện các giải pháp sau: - Tiến hành sắp xếp bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên kinh doanh hiện có ở các doanh nghiệp phân phối bán lẻ. Cần phát hiện ngƣời có năng lực, bố trí họ vào những công việc phù hợp với ngành nghề, trình độ và năng lực sở trƣờng. - Tạo sự gắn bó về quyền lợi và trách nhiệm của ngƣời lao động với doanh nghiệp bằng các chính sách nhƣ: đầu tƣ cho đào tạo; bảo đảm công ăn việc làm ổn định cho ngƣời lao động kể cả khi có biến động; xây dựng chế độ tiền lƣơng và thƣởng theo hƣớng khuyến khích ngƣời lao động có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của doanh nghiệp. - Đa dạng hóa các kỹ năng và đảm bảo khả năng thích ứng của ngƣời lao động khi cần có sự điều chỉnh lao động trong nội bộ doanh nghiệp. Biện pháp này sẽ giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng điều chỉnh lao động khi có những biến động, giảm đƣợc chi phí do tuyển dụng hay thuyên chuyển lao động. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần có đội ngũ quản lý và marketing trình độ cao. - Tiêu chuẩn hóa cán bộ, nhân viên kinh doanh làm việc trong lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ làm căn cứ cho việc tuyển dụng, bồi dƣỡng, sử dụng và đánh giá cán bộ. - Áp dụng cơ chế bổ sung và đào thải nhân lực để duy trì đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh, nhân viên tinh thông nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của thị trƣờng. - Chú trọng công tác đào tạo đội ngũ bán hàng bởi nhân viên bán hàng là ngƣời đại diện cho doanh nghiệp để giao tiếp với khách hàng. Trình độ của đội ngũ bán hàng ảnh hƣởng trực tiếp đến thái độ mua hay không mua hàng của khách hàng. Để có các nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao, các doanh nghiệp thƣơng mại phải tiếp tục đầu tƣ cho việc đào tạo không những đáp ứng yêu cầu chung về nghiệp vụ bán hàng mà còn phải đáp ứng yêu cầu cụ thể của ngành nghề kinh doanh. Các doanh nghiệp phân phối bán lẻ có thể mời các giảng viên ở các trƣờng đại học về chuyên ngành thƣơng mại, kết hợp với các nhà quản trị bán hàng giỏi của doanh nghiệp để đào tạo nghiệp vụ cho các nhân viên bán hàng. - Phát triển các hình thức đào tạo ngắn hạn, từ xa về kinh doanh bán lẻ, quản trị doanh nghiệp bán lẻ, về marketing, tiếp thị... cho những ngƣời tham gia kinh doanh bán lẻ. - Con ngƣời là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng, nhƣng muốn phát huy đƣợc nguồn lực này cần làm tốt công tác giáo dục, đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng một cách hợp lý, khoa học. Các nhà bán lẻ vừa phải tuyển dụng, bồi dƣỡng, đầu tƣ chi phí đào tạo hoặc cử ra nƣớc ngoài đào tạo để có những cán bộ hiểu biết sâu sắc và có khả năng quản lý hoạt động phân phối bán lẻ hiện đại; vừa phải huấn luyện đội ngũ nhân viên lành nghề trong từng khâu: lƣu thông, bán hàng, chăm sóc khách hàng, giải quyết khiếu nại… 3.4.2.4. Áp dụng công nghệ mới vào quản lý phân phối, lưu chuyển hàng hoá, thanh toán… Sử dụng công nghệ mới nói chung và công nghệ thông tin nói riêng, các nhà bán lẻ có thể tổng hợp các số liệu, dữ kiện để đƣa ra những dự báo tốt hơn về thị trƣờng, kiểm soát hàng tồn kho, kiểm soát chi phí, đặt hàng tự động từ các nhà sản xuất… Do lợi ích của thƣơng mại điện tử ngày càng rõ rệt (tăng năng suất do đạt hiệu quả cao hơn trong việc quản lý mua sắm và dự trữ, do cải thiện đƣợc hệ thống kênh phân phối; tiết kiệm chi phí; giảm bớt rào cản; quảng cáo trực tuyến với khách hàng tiềm năng trên toàn thế giới...), nên các doanh nghiệp rất chú trọng triển khai áp dụng và phát triển. Để tiết kiệm thời gian, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động, các công ty trên toàn cầu đã triển khai áp dụng thƣơng mại điện tử ngày càng rộng rãi. Doanh nghiệp phân phối bán lẻ của nƣớc ta tuy quy mô còn nhỏ bé và hoạt động trên một thị trƣờng hạn chế nhƣng cũng phải chủ động áp dụng và phát triển thƣơng mại điện tử nếu không sẽ bị cô lập với thế giới bên ngoài. Việc triển khai áp dụng thƣơng mại điện tử có thể tiến hành từng bƣớc, từ thấp tới cao. Giai đoạn đầu tƣ có thể triển khai chủ yếu ở khâu xúc tiến hoạt động kinh doanh, dƣới hình thức mở trang web quảng cáo trên mạng, tìm kiếm thông tin về thị trƣờng và bán hàng trên mạng, tiến hành các giao dịch trƣớc khi ký kết hợp đồng và sử dụng cho các mục đích quản trị bên trong doanh nghiệp. Khi điều kiện cơ sở hạ tầng và cơ sở pháp lý cho phép thì có thể tiến tới ký kết hợp đồng và thực hiện thanh toán trên mạng. Để phát triển thƣơng mại điện tử, các doanh nghiệp phân phối bán lẻ cần chủ động xây dựng và triển khai áp dụng các hệ thống quản lý chất lƣợng quốc tế nhƣ ISO 9000, HACCP và ISO 14.000... vì kinh doanh trên mạng đòi hỏi rất cao về tiêu chuẩn hóa sản phẩm và chất lƣợng. Ngoài ra, các nhà bán lẻ cần phát triển hệ thống thanh toán bằng máy quét, theo dõi cửa hàng qua camera, trao đổi dữ liệu điện tử, cải thiện hệ thống xử lý hàng hoá…Việc thanh toán tiến tới hạn chế dùng tiền mặt mà dùng các phƣơng tiện thanh toán hiện đại để giảm thời gian thanh toán, quản lý tốt hơn doanh thu… 3.4.2.5. Mở rộng chủng loại hàng hoá, kiểm soát chặt chẽ chất lượng hàng hoá. Nhà bán lẻ phải cố gắng mở rộng chủng loại hàng hoá để có thể đáp ứng đƣợc mong đợi của khách hàng, bởi chủng loại hàng hoá là một trong những yếu tố then chốt trong cuộc cạnh tranh giữa các nhà bán lẻ tƣơng tự nhau. Để làm đƣợc điều này, nhà bán lẻ phải tìm đƣợc nguồn cung ứng hàng hoá đa dạng, tạo quan hệ tốt với các nhà phân phối lớn, các nhà bán buôn, tìm những mặt hàng độc đáo để thoả mãn yêu cầu của khách hàng. Mặt khác, nhà bán lẻ có thể liên kết với nhà sản xuất để tạo ra những sản phẩm theo tiêu chuẩn và mang thƣơng hiệu của nhà bán lẻ. Đây là một cách tạo nét độc đáo, cũng là một phƣơng thức để xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu của nhà bán lẻ. Bên cạnh chủng loại hàng hoá, nhà bán lẻ còn phải quan tâm đến vấn đề chất lƣợng hàng hoá, vệ sinh an toàn thực phẩm. Cần xây dựng một quy trình kiểm soát chất lƣợng chặt chẽ theo các tiêu chuẩn trong nƣớc và quốc tế trên các mặt, từ khâu mua hàng, chế biến, dự trữ, bảo quản, trƣng bày…để tạo sự tin tƣởng nơi khách hàng. Khi chọn lựa các nhà cung cấp, nhà bán lẻ cũng cần đề ra tiêu chuẩn: ƣu tiên hợp tác với các nhà cung cấp, nhà sản xuất đạt các tiêu chuẩn cao về hàng hoá, dịch vụ. 3.4.2.6. Đa dạng hóa phương thức bán hàng Ngày nay, nhƣ đã thấy các doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới không giới hạn phạm vi bán hàng trong các cửa hàng mà mở rộng ra rất nhiều hình thức khác. Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, trƣớc sự thúc ép phải tồn tại trong cuộc cạnh tranh, đã tìm đến cách bán hàng qua điện thoại song vẫn ở mức độ hạn chế. Những hình thức bán hàng hiện đại tuy chƣa thực sự phát triển ở Việt Nam song chúng là những biện pháp marketing trực tiếp rất hữu hiệu. Các doanh nghiệp có thể bán hàng qua thƣ gửi đến cho những khách hàng có nhu cầu mà doanh nghiệp biết đƣợc qua điều tra. Cũng có thể xuất bản những cuốn catalô nhỏ tập hợp một số sản phẩm chọn lọc của siêu thị vào dịp cuối năm hoặc các ngày lễ, gửi đến cho các gia đình, hoặc kèm theo các ấn phẩm báo chí. Ngoài ra, cũng cần chiếm lĩnh nhanh chóng lĩnh vực bán hàng trên mạng điện tử vì đó sẽ là phƣơng thức giao dịch cực kỳ phát triển trong tƣơng lai... 3.4.2.7. Xây dựng và phát triển theo "chuỗi" Khi mở rộng hoạt động, các nhà bán lẻ không nên đi theo hƣớng mở các siêu thị hay cửa hàng đơn lẻ. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trƣờng, để giành đƣợc niềm tin của khách hàng, đồng thời để hạn chế sự phân tán, manh mún về nguồn lực, vốn, công nghệ, cũng nhƣ khắc phục sự tự phát, thiếu thống nhất trong hoạt động kinh doanh, các siêu thị, cửa hàng bán lẻ cần đƣợc xây dựng, tổ chức và vận hành theo “chuỗi”, thành một “hệ thống”. Tức là các siêu thị, cửa hàng bán lẻ cần phải đƣợc xây dựng, tổ chức, chỉ đạo, quản lý và hoạt động thống nhất tập trung theo một phƣơng châm, một khái niệm (concept) thống nhất từ quan điểm kinh doanh, chiến lƣợc hàng hoá và giá cả, dịch vụ khách hàng, cách thức thiết kế, trang trí bên trong và bên ngoài, cách thức sắp xếp và trƣng bày hàng hoá, các hoạt động quảng cáo khuyến mãi… Các doanh nghiệp bán lẻ trong nƣớc cũng cần học tập hoặc áp dụng mô hình chung của thế giới với các điểm trọng yếu: đảm bảo tính chuyên môn hoá cho các thành viên trong chuỗi; truyền và xử lý thông tin trong chuỗi trên cơ sở hạ tầng thông tin hiện đại mà cơ bản là hệ thống xử lý thông tin POS; ứng dụng những kỹ thuật logistics hiện đại với sự hỗ trợ của hệ thống thông tin; mọi hoạt động trong chuỗi từ khai thác nguồn hàng, logistics, bán hàng cho đến các hoạt động xúc tiến phải đƣợc tiêu chuẩn hoá cao nhất. 3.4.2.8. Tạo mối liên kết với các nhà cung cấp và với các nhà bán lẻ khác - Xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài cùng có lợi với các nhà cung cấp. Nhờ vào hệ thống dữ liệu khách hàng đƣợc tổ chức và lƣu trữ đầy đủ, các nhà bán lẻ có thể tạo điều kiện và cùng chia sẻ với các nhà sản xuất các thông tin về tình hình thị trƣờng, sản phẩm, tâm lý tiêu dùng, thị hiếu và các phản ánh của khách hàng, trên cơ sở đó cùng xây dựng các chiến lƣợc hợp tác phát triển và phân phối sản phẩm. Ngoài ra, nhà bán lẻ có thể tạo điều kiện cho các nhà cung cấp triển khai giới thiệu, quảng bá, bày bán và phân phối các sản phẩm của mình tới tay ngƣời tiêu dùng trong thời gian ngắn với chi phí hợp lý, có hiệu quả. - Liên kết với các nhà kinh doanh bán lẻ khác để nâng cao năng lực cạnh tranh. Các nhà bán lẻ có thể liên kết với nhau để tận dụng đƣợc nguồn vốn, mặt bằng, tạo vị thế mạnh với nhà cung cấp, cùng tiến hành quảng bá để tiết kiệm chi phí, cùng tổ chức các chiến dịch bán lẻ lớn, các chiến dịch bán hàng giảm giá để thu hút khách hàng, đồng thời dễ dàng kiến nghị hoặc phản hồi về các chính sách, quy định, thủ tục… với cơ quan quản lý nhà nƣớc. 3.4.2.9. Đẩy mạnh hoạt động của hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam Nhƣ phân tích ở trên, điểm yếu của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam là sự liên kết lỏng lẻo. Trƣớc các đối thủ hùng mạnh và chuyên nghiệp với nhiều ƣu thế, các doanh nghiệp Việt Nam không còn con đƣờng nào khác ngoài con đƣờng liên kết để tăng cƣờng sức mạnh, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình thì mới có thể đứng vững trƣớc cuộc cạnh tranh không cân sức này. Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) đã chính thức ra mắt với gần 100 thành viên ngày 16/10/2007. Hiệp hội đã đề ra mục tiêu hoạt động đến 2010 là tập trung hỗ trợ và nâng cao năng lực cho các nhà bán lẻ Việt Nam, từng bƣớc hình thành hệ thống bán lẻ Việt Nam với quy mô lớn và tính chuyên nghiệp cao. Hiệp hội cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia xây dựng cơ chế chính sách, quy hoạch phát triển loại hình kinh tế bán lẻ. Trƣớc mắt, Hiệp hội đề xuất và soạn thảo Luật Bán lẻ trình Quốc hội phê duyệt. Trong cuộc cạnh tranh không cân sức giữa các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam với các nhà phân phối nƣớc ngoài, hơn bao giờ hết cần sự liên kết chặt chẽ để tăng cƣờng sức mạnh. Vì vậy, vai trò của Hiệp hội bán lẻ Việt Nam sẽ vô cùng quan trọng và nếu hoạt động thực sự hiệu quả sẽ đóng góp rất nhiều trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. 3.4.2.10. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam, xây dựng văn hóa doanh nghiệp là vấn đề rất đáng đƣợc quan tâm nếu doanh nghiệp thực sự muốn thành công trong nền kinh tế thị trƣờng. Trong điều kiện tính không ổn định của môi trƣờng ngày càng mạnh, mối quan hệ giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài ngày càng trở nên sâu sắc thì yêu cầu về tính năng động của doanh nghiệp ngày càng tăng. Do vậy, văn hóa của doanh nghiệp không phải là cái bất biến mà nó cần đƣợc thay đổi của bộ máy tổ chức quản lý, phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Nền văn hóa doanh nghiệp phải đƣợc sử dụng nhƣ một yếu tố nâng cao khả năng thích nghi và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Để có đƣợc một nền văn hóa doanh nghiệp phải xây dựng mối quan hệ ứng xử tốt đẹp giữa các thành viên trong cộng đồng là yếu tố nền tảng để đạt tới sự thống nhất sức mạnh trong công việc kinh doanh. Đồng thời, phải xây dựng mối giao lƣu cởi mở, rộng rãi và tin cậy với các đối tác bên ngoài doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tổ chức các kỳ tham quan, nghỉ mát, tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa thể thao...để tạo ra bầu không khí lành mạnh thoải mái sau những ngày làm việc căng thẳng. Tất cả các yếu tố đó góp phần tạo một “bầu không khí riêng”, một bản sắc tinh thần đặc trƣng riêng của từng doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác. 3.4.2.11. Xác định rõ và trung thành với khách hàng mục tiêu Lựa chọn đƣợc thị trƣờng mục tiêu và khách hàng mục tiêu cho mình, các nhà phân phối bán lẻ phải xác định thật chính xác những tính chất, đặc điểm của khách hàng mục tiêu, qua đó có thể đƣa ra những quyết định tƣơng hợp với nhau về chủng loại hàng hoá, cách trang trí cửa hàng, nội dung quảng cáo và phƣơng tiện quảng cáo, giá cả…Nhà phân phối bán lẻ phải xây dựng đƣợc cho mình một chiến lƣợc tổng thể, lâu dài cho hoạt động kinh doanh, hƣớng tới thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng mục tiêu. 3.4.2.12. Xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp Không giống nhƣ những dịch vụ hay sản phẩm khác, bản thân điểm bán lẻ chính là nơi quảng bá thƣơng hiệu bán lẻ hiệu quả nhất. Việc đầu tƣ vào một hệ thống nhận diện thƣơng hiệu bán lẻ (bao gồm logo, màu sắc, cách thức và vật liệu trang trí) là rất quan trọng, vì không chỉ đóng vai trò nhƣ quảng cáo ngoài trời mà còn gắn liền ngay với hình ảnh siêu thị/cửa hàng. Hình ảnh này cũng gắn liền với cách trƣng bày hàng hóa bên trong, vốn là những công cụ quảng bá kinh điển của siêu thị/cửa hàng bán lẻ. Thƣơng hiệu bán lẻ còn đƣợc tạo ra từ chính sách giá, chính sách sản phẩm, dịch vụ, chính sách xúc tiến, các dịch vụ, hệ thống chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp bán lẻ. Doanh nghiệp phải coi thƣơng hiệu là công cụ bảo vệ lợi ích của mình. Việc đăng ký sở hữu công nghiệp, đăng ký độc quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thƣơng hiệu là rất cần thiết. Song song với việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, doanh nghiệp nên mở rộng thị phần của mình. Để làm đƣợc điều này trƣớc tiên phải mở rộng thƣơng hiệu bằng cách sử dụng thƣơng hiệu đã thành danh ở địa điểm này để tiếp tục chiếm lĩnh địa điểm mới. Về lâu dài, các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết để quản lý các tài khoản trí tuệ của mình. Doanh nghiệp phải bố trí nhân lực có hiểu biết để phụ trách về sở hữu trí tuệ, và phải xây dựng chiến lƣợc sở hữu chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó cần đặc biệt lƣu ý đến vấn đề thông tin sở hữu trí tuệ. - Hoạt động marketing: Tìm một phong cách riêng: Mỗi doanh nghiệp phải tạo ra một phong cách riêng cho mình. Điều này càng có ý nghĩa khi bƣớc vào thời kỳ cạnh tranh gay gắt. Hầu hết các doanh nghiệp chƣa có một logo riêng trên bảng hiệu hay trên ấn phẩm quảng cáo, túi gói hàng. Phong cách riêng còn thể hiện ở cách bài trí cửa hàng, ở cách ăn mặc của đội ngũ nhân viên và những dịch vụ hấp dẫn mà mỗi siêu thị dành cho khách hàng. Về quảng cáo, các giải pháp trƣớc mắt là: tăng cƣờng các panô, băngrôn về khuyến mại hay những mặt hàng mới và về hình ảnh siêu thị ở nơi công cộng. Để sẵn một thông báo danh mục các sản phẩm mới đƣợc tập hợp, phát hành hàng tuần hoặc hàng ngày đặt trƣớc cửa ra vào siêu thị. Tăng cƣờng quảng cáo những sản phẩm mới trên sách báo tạp chí (nếu nhà sản xuất không quảng cáo). Thiết kế lại các túi đựng hàng có hình ảnh, màu sắc gây ấn tƣợng mạnh với tên siêu thị đƣợc in nổi bật. Có thể thiết kế quà tặng cho khách hàng mang biểu tƣợng của siêu thị. Việc trưng bày sắp xếp hàng hoá cần đƣợc quan tâm đặc biệt theo những nguyên tắc của trƣng bày hàng hoá trong từ các nhà kinh doanh nƣớc ngoài. KẾT LUẬN Việc thực hiện các cam kết trong WTO mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam. Trƣớc hết, đó là cơ hội phát triển do áp lực cạnh tranh mạnh mẽ từ các tập đoàn phân phối nƣớc ngoài. Tuy nhiên, để biến các cơ hội đó thành hiện thực, các doanh nghiệp Việt Nam phải vƣợt qua rất nhiều thách thức cam go. Đối mặt với các tập đoàn phân phối hùng mạnh của thế giới với nhiều ƣu thế về vốn, công nghệ, danh tiếng, kinh nghiệm ... các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam chƣa bao giờ đứng trƣớc nhiều nguy cơ và thách thức đến vậy. Việc phân tích các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh cho thấy năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam còn thấp so với các tập đoàn phân phối nƣớc ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam là một nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay để các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam có thể đứng vững trong cuộc cạnh tranh không cân sức sắp tới. Với mục tiêu đƣa ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam trên thị trƣờng nội địa thời kỳ hậu WTO, trong luận văn này, ngƣời viết tập trung vào một số nội dung cơ bản sau: Làm rõ một số vấn đề lý luận về bán lẻ và các chỉ tiêu để đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ. Tìm hiểu một số quy định về siêu thị, trung tâm thƣơng mại và một số quy định trong Luật Cạnh tranh. Trên cơ sở tham chiếu những vấn đề lý luận với thực tiễn năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam trong những năm gần đây, cùng với việc phân tích những cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp này khi Việt Nam thực hiện các cam kết của WTO, ngƣời viết đề xuất những giải pháp mang tính khả thi để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam sau khi nƣớc ta gia nhập WTO. Những việc doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam cần làm ngay để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình là: sử dụng hiệu quả nguồn vốn của doanh nghiệp; nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực; áp dụng công nghệ mới vào quản lý phân phối, lƣu chuyển hàng hóa, thanh toán; đa dạng hóa phƣơng thức bán hàng; xây dựng và phát triển theo chuỗi; tạo mối liên kết với các nhà cung cấp và các nhà bán lẻ khác; xây dựng và phát triển thƣơng hiệu. Do hạn chế về kiến thức, tài liệu, cũng nhƣ thời gian thực hiện và kinh nghiệm thực tế, khoá luận này chắc chắn không tránh khỏi có nhiều thiếu sót. Vì vậy, ngƣời viết rất mong nhận đƣợc sự quan tâm góp ý của các thày giáo, cô giáo và các bạn để khoá luận đƣợc hoàn thiện hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Viện Chiến lƣợc Phát triển – Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc (1999), Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Bộ Thƣơng mại (2001), Phương hướng phát triển ngành thương mại trong thập kỷ tới 2001 – 2010, Hà Nội. 3. Bộ Thƣơng mại (2004), Quy chế Siêu thị, trung tâm thương mại, Hà Nội. 4. Bộ Thƣơng mại (2004), Các văn bản về phát triển và quản lý chợ, Hà Nội. 5. Bộ Thƣơng mại (2005), Thực trạng tổ chức phân phối hàng hóa ở Việt Nam hiện nay, Hà Nội, tr. 62-66. 6. Bộ Thƣơng mại (2005), Môi trường pháp lý cho phát triển dịch vụ phân phối ở Việt Nam, Hà Nội, tr. 18-20. 7. Bộ Thƣơng mại (2007), Đánh giá một số tác động về kinh tế và xã hội của việc thực hiện các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ phân phối của Việt Nam trong khuôn khổ WTO, Hà Nội, tr. 11,12, 15,16. 8. Cục Xúc tiến thƣơng mại – Bộ Thƣơng mại (2003), Đề án xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia, Hà Nội. 9. Đại học Kinh tế Quốc dân (2000), Các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp trong điều kiện hội nhập, Đề tài khoa học cấp bộ. 10. Nguyễn Vĩnh Danh (2005), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội, tr. 70-74,152,168. 11. Nguyễn Bách Khoa (2004), “Phƣơng pháp luận xác định năng lực và hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp”, Tạp chí Khoa học Thương mại (4+5), tr.5. 12. Philip Kotler (2002), Marketing Essentials, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội, tr. 290, 314, 317. 13. Quốc hội (2004), Luật Cạnh tranh, tr.3-6, 12-15. 14. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 15. Website WTO - Services sectoral classification list ( ) 16. 17. 18. Tiếng Anh 19. Peters. G.H. (1995), Agricultural competitiveness: market forces and policy choice, nhà xuất bản Darmouth. PHỤ LỤC Phụ lục 1 Lao động trong các doanh nghiệp phân phối bán lẻ (2000 – 2006) Năm LĐ bình quân (Ngƣời) 2000 80.710 2001 82.401 2002 88.390 2003 91.377 2004 99.715 2005 117.485 2006 144.649 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2000-2008), Thực trạng doanh nghiệp theo kết quả điều tra, HN Phụ lục 2 Một số chỉ tiêu của doanh nghiệp phân phối bán lẻ (2000 – 2006) Năm Nguồn vốn có đến 31/12 (Tỷ đồng) TSCĐ và đầu tƣ dài hạn có đến 31/12 (Tỷ đồng) 2003 16.981 4.823 2004 22.951 6.380 2005 27.542 6.870 2006 48.353 13.410 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2000-2008), Thực trạng doanh nghiệp theo kết quả điều tra, HN Phụ lục 3 Thu nhập của lao động trong doanh nghiệp phân phối bán lẻ (2000 – 2006) Năm LĐ bình quân (Ngƣời) Tổng thu nhập của ngƣời LĐ (Tỷ đ) Thu nhập bình quân 1 ngƣời/1 tháng (1000 đ) 2000 80.710 746 771 2001 82.401 828 838 2002 88.390 1.018 959 2003 91.377 1.128 1.028 2004 99.715 1.410 1.178 2005 117.485 1.887 1.338 2006 144.649 2.709 1.561 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2000-2008), Thực trạng doanh nghiệp theo kết quả điều tra, HN Phụ lục 4 Doanh thu thuần của doanh nghiệp phân phối bán lẻ (2000 – 2006) Năm Doanh thu thuần (Tỷ đồng) Tổng số Trong đó: DT thuần SXKD 2000 57.602 57.602 2001 56.088 49.832 2002 60.114 59.811 2003 45.250 44.986 2004 57.284 56.628 2005 73.303 72.356 2006 111.491 109.364 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2000-2008), Thực trạng doanh nghiệp theo kết quả điều tra, HN Phụ lục 5 Thuế và các khoản nộp ngân sách của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ (2000 – 2006) Đơn vị: Tỷ đồng Năm Thuế và các khoản phát sinh phải nộp trong năm Thuế và các khoản đã nộp trong năm Tổng số Trong đó Thuế tiêu thụ 2000 4.053,4 951,9 1.012,3 2001 3.823,8 775,4 3.549 2002 4.000,8 727,8 3.732,9 2003 1.148,4 511,2 1.110,0 2004 1.277,6 497,3 1.241,1 2005 1.614,9 711,6 1.649,3 2006 2.094,88 19,29 2.173,1 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2000-2008), Thực trạng doanh nghiệp theo kết quả điều tra, HN Phụ lục 6 Số doanh nghiệp phân phối bán lẻ kinh doanh có lãi hoặc lỗ (2000 – 2006) Năm Doanh nghiệp có lãi Doanh nghiệp lỗ So với tổng số doanh nghiệp (%) Số DN Tổng mức lãi (Tỷ đồng) Lãi bình quân 1 DN (Tr đồng) Số DN Tổng mức lỗ (Tỷ đồng) Lỗ bình quân 1 DN (Tr đồng) Số DN lãi Số DN lỗ 2000 6.662 464 70 787 -1.595 -2.027 88,50 10,45 2001 7.346 461 63 811 -1.638 -2.020 86,53 9,55 2002 7.715 610 79 1.085 -1.665 -1.534 86,15 12,12 2003 7.345 641 87 1.630 -194 -119 78,27 17,37 2004 8.357 1.153 138 1.979 -219 -111 75,68 17,92 2005 8.473 1.366 161 3.604 -240 -66 63,23 27,16 2006 10.812 1.963 182 5.172 -569 -110 66,28 31,70 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2000-2008), Thực trạng doanh nghiệp theo kết quả điều tra, HN Phụ lục 7 Một số chỉ tiêu phản ánh quy mô và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phân phối bán lẻ (2000 – 2006) Năm Số LĐ bình quân/ 1 DN (Ngƣời) Nguồn vốn BQ 1 DN (Tỷ đ) TSCĐ và đầu tƣ dài hạn BQ 1LĐ (Tr đ) DT thuần BQ 1 lao động (Tr đ) Tỷ lệ nộp ngân sách so với DT (%) Tỷ lệ lợi nhuận (%) Trên vốn kinh doanh Trên doanh thu 2000 11 20 195 672 1,76 -0,766 -1,965 2001 10 13 188 649 6,33 -1,044 -2,098 2002 10 13 177 639 6,21 -0,916 -1,754 2003 10 1,8 49 462 2,45 2,633 0,988 2004 10 2,1 59 525 2,17 4,070 1,631 2005 10 2,1 53 568 2,25 4,089 1,536 2006 10 3 86 716 1,95 2,88 1,25 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2000-2008), Thực trạng doanh nghiệp theo kết quả điều tra, HN Phụ lục 8 Số doanh nghiệp phân phối bán lẻ phân theo quy mô lao động đến 31/12 (2000 – 2006) Năm Tổng số doanh nghiệp Dƣới 5 ngƣời Từ 5 đến 9 ngƣời Từ 10 đến 49 ngƣời Từ 50 đến 199 ngƣời Từ 200 đến 299 ngƣời Từ 300 đến 499 ngƣời Từ 500 đến 999 ngƣời Từ 1000 đến 4999 ngƣời 1=2+3+. ..+9 2 3 4 5 6 7 8 9 2000 7.528 5.104 1.354 786 216 38 12 15 3 2001 8.490 5.690 1.641 924 171 30 15 15 4 2002 8.955 5.327 2.168 1.210 188 33 14 11 4 2003 9.384 4.997 2.623 1.504 204 31 13 9 3 2004 11.042 5.437 3.353 1.991 207 28 15 9 2 2005 13.401 6.383 4.291 2.455 219 22 21 7 3 2006 16.313 5.341 8.045 2.654 219 26 14 11 3 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2000-2008), Thực trạng doanh nghiệp theo kết quả điều tra, HN Phụ lục 9 Số doanh nghiệp phân phối bán lẻ theo quy mô vốn (2000 – 2006) Năm Tổng số doanh nghiệp Chia theo quy mô nguồn vốn Dƣới 0,5 tỷ đồng Từ 0,5 đến dƣới 1 tỷ đồng Từ 1 đến dƣới 5 tỷ đồng Từ 5 đến dƣới 10 tỷ đồng Từ 10 đến dƣới 50 tỷ đồng Từ 50 đến dƣới 200 tỷ đồng Từ 200 đến dƣới 500 tỷ đồng Từ 500 tỷ trở lên 1=2+3 +...+9 2 3 4 5 6 7 8 9 2000 7.528 5.200 920 1.047 171 165 16 7 2 2001 8.490 5.506 1.358 1.297 172 124 24 7 2 2002 8.955 5.173 1.613 1.756 222 157 23 10 1 2003 9.384 4.755 1.979 2.233 227 156 23 11 - 2004 11.042 4.932 2.482 3.073 315 197 31 9 3 2005 13.401 5.384 3.196 4.085 428 255 45 6 2 2006 16.313 2.263 4.015 9.153 459 327 77 12 7 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2000-2008), Thực trạng doanh nghiệp theo kết quả điều tra, HN Phụ lục 10 Số doanh nghiệp phân phối bán lẻ đóng BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn cho ngƣời lao động (2000 – 2006) Năm Tổng số DN DN có đóng BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn So sánh (%) Số DN Tổng tiền lƣơng, các khoản có tính chất tiền lƣơng (tỷ đồng) Tổng quỹ BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn (Tỷ đồng) Số DN Tỷ lệ đóng BHXH, BHYT 1 2 3 4 5=2/1 6=4/3 2000 7.528 543 418 47 7,21 11,17 2001 8.490 486 522 52 5,72 9,99 2002 8.955 516 604 58 5,76 9,67 2003 9.384 1.135 651 64 12,10 9,76 2004 11.042 1.521 786 70 13,77 8,91 2005 13.401 2.944 1.088 89 21,97 8,15 2006 16.313 6.546 1.654 113 40,13 6,86 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2000-2008), Thực trạng doanh nghiệp theo kết quả điều tra, HN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3214_9183.pdf
Luận văn liên quan