Luận văn Giải quyết khiếu nại về đất đai khi nhà nước thu hồi đất tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

Trong những năm qua, công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, công tác giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất trên địa bàn huyện Phú Quốc thật sự chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa lợi ích của xã hội với lợi ích của những người có đất bị thu hồi. Thực tế nhiều người dân sau khi được bồi thường giải tỏa hàng tỷ đồng, không bao lâu đã trở thành hộ nghèo, trở thành gánh nặng của địa phương và xã hội. Điều này xuất phát từ việc địa phương quá đặt nặng đến tính cấp thiết của các dự án, tập trung vào việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để giao đất sạch cho nhà đầu tư mà không nhấn mạnh đặc biệt vào việc xây dựng khu tái định cư, phương án chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất. Vì vậy, trong quá trình triển khai thực hiện thu hồi đất, bồi thường có nhiều trường hợp đã áp dụng sai căn cứ pháp luật, nhầm lẫn giữa địa chỉ của người sử dụng đất và địa chỉ thửa đất, không đúng diện tích, ranh giới sử dụng đất, những khiếm khuyết này đã phát sinh những vụ khiếu nại mới về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất. Để nhà đầu tư triển khai thực hiện được dự án thì địa phương phải thực hiện giải phóng mặt bằng đồng thời với việc giải quyết khiếu nại của công dân; công tác giải88 quyết khiếu nại được tiến hành khẩn trương, nhằm khôi phục quyền lợi của người bị thu hồi đất và thuận tiện trong việc bàn giao đất cho nhà đầu tư. Do đó, hoạt động giải quyết khiếu nại của các cơ quan chuyên môn không được chủ động theo kế hoạch, thậm chí thực hiện theo yêu cầu của nhà đầu tư để dự án được triển khai đúng tiến độ. Công tác giải quyết khiếu nại đã được Ban Chấp hành Đảng bộ huyện xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả hệ thống chính trị, toàn Đảng bộ phải tập trung, nổ lực thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, từng địa phương, giải quyết tốt khiếu nại của công dân góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội của địa phương. Trước ảnh hưởng to lớn của công tác giải quyết khiếu nại của công dân, nhất là giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai thì công tác giải quyết khiếu nại càng phải được quan tâm nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện các giải pháp giúp công tác giải quyết khiếu nại nói chung, giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Phú Quốc ngày càng đi vào nề nếp, hướng tới chuyên nghiệp, đúng quy định của pháp luật, tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đưa kinh tế của huyện Phú Quốc phát triển nhanh trở thành trung tâm giao thương của khu vực và thế giới./.

pdf106 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải quyết khiếu nại về đất đai khi nhà nước thu hồi đất tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi để người dân thực hiện quyền của mình, đảm bảo được các quyền và lợi ích hợp pháp được Nhà nước bảo hộ bằng pháp luật. Thực hiện Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 02 tháng 5 năm 2009 của Tỉnh ủy Kiên Giang, về việc thực hiện kết luận của Bộ Chính trị tại Thông báo số 130-TB/TW ngày 10 tháng 01 năm 2008, về công tác giải quyết khiếu nại trong thời gian tới; Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 25 tháng 6 năm 2012 của UBND tỉnh Kiên Giang, về thực hiện Chương trình hành động số 19-CTr/TU của Tỉnh ủy Kiên Giang; Quyết định số 39/2012/QĐ-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2012, về việc ban hành quy định công tác thi hành quyết định có hiệu lực pháp luật trong quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 25 tháng 71 6 năm 2012 của UBND tỉnh Kiên Giang thực hiện Đề án số 08/ĐA-UBND ngày 03 tháng 9 năm 2009 của UBND tỉnh Kiên Giang, về giải quyết các vụ khiếu nại đông người, phức tạp, kéo dài đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Chỉ thị số 35/CT-TW ngày 26 tháng 5 năm 2014 của Bộ Chính trị, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chỉ thị số 09/2014/CT-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2014 của UBND tỉnh Kiên Giang, về chấn chỉnh, tăng cường và nâng cao trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Huyện ủy Phú Quốc, UBND huyện Phú Quốc đã tập trung chỉ đạo đối với công tác giải quyết khiếu nại, xác định đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của toàn Đảng bộ phải tập trung thực hiện. Bên cạnh đó, để hạn chế phát sinh khiếu nại liên quan đến đất đai khi Nhà nước thu hồi đất, UBND huyện Phú Quốc đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2015, về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Phú Quốc, nhằm tăng cường quản lý đất rừng, quản lý đất đai theo quy hoạch; quản lý cán bộ, không để xảy ra tình trạng tiếp tay cho người dân bao chiếm, lấn chiếm đất rừng, đất Nhà nước quản lý, sử dụng đất không đúng quy hoạch, chiếm đất trong vùng triển khai thực hiện dự án, làm ảnh hưởng đến công tác thu hồi đất, giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất. Đảng bộ huyện Phú Quốc, UBND huyện Phú Quốc luôn nghiêm túc quán triệt trong toàn đảng bộ và cán bộ, công chức trong quá trình thực thi công vụ thực hiện tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xác định rõ việc của người dân cũng thuộc về trách nhiệm của Nhà nước, Nhà nước sinh ra là để phục vụ dân; cán bộ, đảng viên phải là công bộc của dân. Dân bị oan ức là do cán bộ, chính quyền làm sai. Dân chưa hiểu là do cán bộ, chính quyền chưa làm cho họ hiểu. Vì vậy, chính quyền có trách nhiệm tiếp nhận và 72 giải quyết các khiếu nại của công dân trong thời gian sớm nhất. Mặt khác, UBND huyện Phú Quốc xác định không thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại của công dân thì không thể triển khai thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Vì vậy, Huyện ủy Phú Quốc thường xuyên chỉ đạo UBND huyện Phú Quốc phải nổ lực và tập trung mọi nguồn lực để giải quyết nhanh các khiếu nại, kiến nghị của công dân, đặc biệt khiếu nại trong việc thu hồi đất, bồi thường giải tỏa. Trong thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, UBND huyện quán triệt đối với các cơ quan chuyên môn phải bảo đảm các nguyên tắc sau: - Kịp thời, khách quan, toàn diện: giải quyết khiếu nại phải kip thời, khách quan, toàn diện. Giải quyết khiếu nại là giải quyết các bất bình, bức xúc của nhân dân, phải kịp thời quan tâm đối với yêu cầu, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Việc giải quyết khiếu nại phải mang tính khách quan, toàn diện, tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội và xoa dịu kịp thời các bức xúc để không tạo thành điểm nóng. - Thận trọng, trách nhiệm, trung thực: yêu cầu đối với cán bộ công chức nói chung, cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại phải tuyệt đối trung thực và hết sức thận trọng, nhằm phản ánh đúng sự thật khách quan vụ việc, kết luận đúng bản chất vấn đề, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân theo quy định của pháp luật. Cán bộ, công chức trong thực thi công vụ phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ, tăng cường uy tín, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh về chuyên môn nghiệp vụ và đáp ứng với yêu cầu phát triển của địa phương. - Tăng cường công khai minh bạch kết hợp với vận động thuyết phục, áp dụng các cơ chế chính sách có lợi nhất cho công dân: trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước, công khai minh bạch là một trong những nguyên tắc hết sức quan trọng. Quá trình giải quyết khiếu nại càng công khai, càng minh 73 bạch, áp dụng các chính sách có lợi nhất cho công dân, tăng cường giải thích làm cho nhân dân tin tưởng vào hoạt động của các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, có một số bộ phận nhân dân không hiểu rõ chính sách, pháp luật nên phải thường xuyên tuyên truyền, vận động, thuyết phục để nhân dân hiểu rõ nội dung vụ việc của mình, thấy được cái đúng, cái sai và rút đơn khiếu nại. Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh Kiên Giang và Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Quốc, UBND huyện đã tập trung mọi nguồn lực, tăng cường quán triệt, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện Phú Quốc để đẩy nhanh tiến độ giải quyết đơn khiếu nại của công dân, giải quyết kịp thời các yêu cầu của công dân, tạo sự đồng thuận trong nhân dân để bàn giao đất cho nhà đầu tư triển khai thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển; trong đó kéo theo lợi ích kinh tế của mỗi gia đình là các tế bào của xã hội. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nƣớc thu hồi đất tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang 3.2.1. Giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật Hoàn thiện cơ chế chính sách, hoàn thiện pháp luật là một trong những nguyên tắc cơ bản đảm bảo xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và nguyên tắc pháp chế XHCN. Trong đó, hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai, khiếu nại, giải quyết khiếu nại đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, phù hợp với thực tiễn là một vấn đề hết sức cần thiết. Cụ thể, cần có cơ chế quy định bảo đảm công bằng giữa tổ chức và hộ gia đình khi bị thu hồi đất. Nghĩa là đảm bảo sự công bằng giữa những người sử dụng đất, như vậy sẽ tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Trong quá trình thực hiện việc hoàn thiện chính sách pháp luật, thực hiện theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là "phải luôn luôn sát với nguyện vọng của quần chúng nhân dân, nghe ngóng để hiểu biết nguyện vọng của quần 74 chúng nhân dân, tìm tòi phát huy sáng kiến của quần chúng nhân dân, rồi căn cứ vào đó mà chủ trương cho đúng và kịp thời sửa chữa những chủ trương sai lầm" [18, tr.65]. Việc xây dựng pháp luật cần lưu ý đến điều kiện cụ thể của từng vùng, miền, địa phương để xác định khung pháp lý cho phù hợp. Cụ thể: - Quy định tăng thêm thời gian giải quyết khiếu nại lần đầu cho những địa phương triển khai nhiều công trình, dự án mang tính cấp bách hoặc có số hộ bị ảnh hưởng lớn. Điều này sẽ giải quyết được bất cập lớn nhất hiện nay, là giải pháp tối ưu nhất để giải quyết tốt những khiếu nại về đất đai đã phát sinh, không tạo thành điểm nóng dẫn đến trở thành đoàn đông người để gây sức ép cho các cơ quan chức năng. Đồng thời, cần quy định cụ thể thời gian bàn giao mặt bằng, kể từ ngày thực hiện xong việc bồi thường để thống nhất trong việc thực hiện cưỡng chế thu hồi đất ở các địa phương. Theo quy định của UBND tỉnh Kiên Giang, trong thời hạn không quá 20 ngày, kể từ ngày được thanh toán xong tiền bồi thường, hỗ trợ thì người có đất bị thu hồi phải bàn giao đất cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng. Quy định này là quá ngắn, đối với những trường hợp người bị thu hồi đất diện tích lớn, nhiều công trình xây dựng kiên cố trên đất sẽ không đủ thời gian để di dời. - Cần xem xét, điều chỉnh phương pháp định giá đất bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, làm căn cứ cho việc xác định giá đất bồi thường cụ thể ở từng địa phương, hạn chế tình trạng xác định giá đất tùy tiện ở các địa phương, dẫn đến việc có sự chênh lệch quá lớn giá đất giữa hai tỉnh giáp ranh, làm cho người dân thấy rằng lợi ích của mình bị thiệt hại quá lớn. Theo quy định phương pháp xác định giá đất như hiện nay rất khó thực hiện, ở chỗ đối với những khu vực không có trường hợp đất bán đấu giá thì không có cơ sở xác định. Đối với những trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thông thường các bên tham gia chuyển nhượng không thể hiện giá trị chuyển 75 nhượng chính xác trong hợp đồng, vì vậy rất khó xác định. Điều chỉnh được quy định này sẽ tránh trường hợp xác định giá đất để tính tiền bồi thường không có cơ sở, theo cảm tính của các cơ quan chức năng, khi người dân khiếu nại rồi thực hiện xác định lại giá đất theo giá thị trường theo quy định, làm mất thời gian và tạo sự hoài nghi trong nhân dân về việc thực hiện chính sách của cán bộ, công chức nhà nước. - Cần quy định cưỡng chế thu hồi đối với đất có mồ mả. Pháp luật hiện nay chỉ quy định bồi thường về di chuyển mồ mả nhưng không quy định cụ thể việc cưỡng chế thu hồi đối với đất có mồ mả. Đây là vấn đề hết sức nhạy cảm, mang nặng yếu tố tâm linh. Vì vậy, khi chưa có quy định vấn đề này, trong trường hợp chủ sử dụng đất không tự nguyện di chuyển mồ mả thì rất khó cho công tác giải phóng mặt bằng. Đối với những trường hợp người dân cố tình trì hoãn việc di dời mồ mả, do chưa được quy định cụ thể nên việc thực hiện giải phóng mặt bằng mất nhiều thời gian, tốn kém kinh phí, công sức của các cơ quan chức năng ở địa phương. - Bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất đối với trường hợp diện tích đo đạc thực tế nhỏ hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì nên điều chỉnh bồi thường theo diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất. Vì giấy tờ về quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý đã được Nhà nước thừa nhận và bảo hộ cho người sử dụng đất. Do đó, nên công nhận và bồi thường theo diện tích trên giấy để người dân dễ chấp nhận. - Nên quy định bổ sung thêm bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất hoặc gây khó khăn và cản trở cho việc sử dụng đất đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình kể cả công trình không có hành lang bảo vệ. Trong thực tế, hành lang an toàn công trình không có hành lang bảo vệ của Việt Nam có rất nhiều, đặc biệt khi xây dựng các công trình này đã làm cho người sử dụng đất không thể vào được thửa đất của mình do 76 sau khi xây dựng công trình đã làm cho thửa đất của chủ sử dụng trở nên quá cao hoặc quá thấp và làm sạt lở thửa đất, đã cản trở quá trình sử dụng đất của chủ sử dụng. - Bên cạnh đó, pháp luật không nên có cơ chế mở cho các địa phương tự quy định về việc bồi thường, dễ dẫn đến chủ quan, tùy tiện, cục bộ ở các địa phương, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp và không công bằng giữa các đối tượng sử dụng đất. - Nên quy định cho phép trong trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào ngân hàng theo tài khoản mở riêng cho từng hộ như trước đây, nhằm giảm bớt thiệt hại cho người sử dụng đất. - Bổ sung quy định về bồi thường, hỗ trợ đối với những dự án "treo" đã thiệt hại rất lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sử dụng đất. Vì kể từ khi có thông báo thu hồi đất đến khi thực hiện xong việc đo đạc, kiểm đếm thì người sử dụng đất đã bị hạn chế các quyền của chủ sử dụng đất, cụ thể như: không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất, xây dựng trên đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, Từ đó, chủ sử dụng đất không chăm sóc, trồng trọt thêm trên thửa đất của mình, đặc biệt đối với đất nông nghiệp. Tuy nhiên, sau khi thực hiện xong các quy trình lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định nhưng chủ đầu tư không tổ chức triển khai thực hiện dự án, Nhà nước không tiến hành việc thu hồi đất để bồi thường, khu vực dự án trở thành dự án "treo". Lúc này tài sản trên đất đã bị thiệt hại, cây trồng bị chết, giá trị thửa đất bị giảm sút nghiêm trọng nhưng chưa có quy định bồi thường, hỗ trợ, người dân rất bức xúc khiếu nại nhưng chưa có cơ chế để giải quyết. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế hiện nay, 77 việc thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, Nhà nước Việt Nam khuyến khích các thành phần kinh tế tập trung đầu tư phát triển. Trong các hoạt động kinh tế chủ yếu đều có liên quan nhiều đến đất đai, đến các thủ tục hành chính do các cơ quan quản lý hành chính nhà nước thực hiện. Hoạt động giải quyết các thủ tục hành chính cho công dân phát sinh mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân. Trong mối quan hệ này có những việc đại diện các cơ quan nhà nước và công dân tự nguyện, tự giác thực hiện. Tuy nhiên, có những vụ việc các bên trong mối quan hệ này không tự giác thực hiện. Do đó, cần kết hợp giữa phương pháp giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế hành chính trong hoạt động giải quyết các thủ tục hành chính cần thiết. 3.2.2. Giải pháp cụ thể với huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang 3.2.2.1.Tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật Trong giai đoạn hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật được ban hành liên tục và rất nhiều để điều chỉnh các lĩnh vực phát sinh trong đời sống xã hội. Do đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giải quyết khiếu nại phải có kiến thức chuyên môn chuyên sâu như luật học, hành chính học, Trình độ, kiến thức pháp luật phải được cập nhật mới thường xuyên và nâng cao, theo xu hướng chung cần phải hướng đến kỹ năng, đồng thời có kiến thức tổng hợp, sự hiểu biết sâu, rộng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, để ứng dụng vào thực tiễn, nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại. Cán bộ, công chức am hiểu chính sách pháp luật thì khả năng tuyên truyền, chuyển tải tới mọi tầng lớp nhân dân hiệu quả hơn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân trong giai đoạn hiện nay là hết sức quan trọng và cần thiết, thông qua đó giúp cho nhân dân biết rõ về quyền và nghĩa vụ của mình; hiểu đầy đủ, toàn diện, nhận thức đúng đắn về chính sách pháp luật để chấp hành tốt chủ trương, pháp luật về đất đai, về khiếu nại nói riêng và chấp hành tốt chủ trương, chính sách 78 pháp luật nói chung. Đồng thời, tạo cho nhân dân thói quen “sống và làm việc theo pháp luật”. Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân còn có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy tính dân chủ, ý thức trách nhiệm của nhân dân, nhằm tăng cường giám sát của nhân dân, phát hiện những vi phạm của cán bộ công chức nhà nước, của cơ quan đơn vị trong việc thực thi pháp luật, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước. Lực lượng làm chính sách giải quyết khiếu nại phải bám sát thực tế, am hiểu tình hình của các vùng, miền, địa phương, có kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai, lĩnh vực khiếu nại, giải quyết khiếu nại nói chung và giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng, có chuyên môn về lĩnh vực quản lý để tạo ra các chính sách phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn và hợp lòng dân. Đảm bảo các chế độ chính sách khi ban hành không bị lạc hậu và được áp dụng lâu dài, có giá trị trong đời sống xã hội. 3.2.2.2. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương trong việc quản lý nhà nước về đất đai Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện trong việc giải quyết khiếu nại của công dân, tổ chức thực hiện các quyết định có hiệu lực pháp luật, đảm bảo khôi phục kịp thời quyền lợi của công dân, ngăn chặn nguy cơ phát sinh tái khiếu. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền đối với công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật, giải quyết khiếu nại cho công dân. Tăng cường sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc đối thoại với công dân, hòa giải ở cơ sở để cùng chính quyền giải thích, làm cho công dân hiểu rõ mối quan hệ giữa lợi ích Nhà nước - xã hội và công dân, tạo sự đồng 79 thuận cao trong nhân dân, góp phần giảm lượng đơn khiếu nại phát sinh, nhất là khiếu nại trong lĩnh vực đất đai. 3.2.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tham gia hoạt động giải quyết khiếu nại Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công chức, đặc biệt chú trọng đối với đội ngũ cán bộ, công chức là thành viên Hội đồng tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, cán bộ, công chức giải quyết khiếu nại phải có trình độ chuyên ngành luật. Đội ngũ này phải thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật các quy định mới một cách kịp thời. Đối với lực lượng này, ngoài việc hiểu các quy định pháp luật mới ban hành còn phải hiếu thấu đáo và vận dụng đúng. Cán bộ, công chức tiếp công dân phải rèn luyện kỹ năng tiếp công dân, có khả năng tổng hợp, đa lĩnh vực để ứng xử linh hoạt với mọi đối tượng và là người am hiểu về tình hình thực tế ở địa phương, là người có uy tín trong cộng đồng dân cư. Có kế hoạch giáo dục, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức vừa có tâm, tầm, tài trong thực thi công vụ. Cán bộ công chức phải có phẩm chất đạo đức tốt, chí công vô tư, không theo chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì những động cơ không trong sáng, có hại cho nhân dân. Tăng cường nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, rèn luyện kỹ năng và khả năng nhận định, nắm bắt tình hình, khả năng dự báo và có giải pháp xử lý tình huống thích ứng. Hiện nay, giá trị quyền sử dụng đất ở huyện Phú Quốc tăng rất cao, trong khi đó lương của cán bộ, công chức lại không cao so với mặt bằng giá cả ở huyện Phú Quốc. Vì vậy, khả năng cán bộ, công chức có hành vi nhũng nhiễu, nhen nhóm biểu hiện dẫn đến tiêu cực có thể xảy ra. Chính vì vậy phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục cán bộ công chức rèn luyện đạo đức công vụ, thực hiện tốt quy tắc ứng xử theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 80 26 tháng 02 năm 2007 của Bộ Nội vụ, về việc ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước, củng cố niềm tin của nhân dân đối với các cơ quan nhà nước, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Quốc. Cán bộ, công chức tăng cường học tập Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức "chống chủ nghĩa cá nhân", "chí công vô tư". Theo Bác, chủ nghĩa cá nhân đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm; trong đó có bệnh quan liêu, chủ quan, tham ô [18, tr.128]. Đối với cán bộ, công chức công tác trong các cơ quan hành chính nhà nước nếu không thường xuyên học tập, rèn luyện, không khách quan sẽ rất dễ bị cám dỗ và phát sinh tiêu cực trong thực thi công vụ, vì thế sẽ dẫn đến bệnh chủ quan, quan liêu, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. 3.2.2.4. Hoàn thiện tổ chức bộ máy tham gia giải quyết khiếu nại Cần có cơ chế đặc thù đối với huyện Phú Quốc, cụ thể: tăng cường biên chế cho huyện Phú Quốc nhiều hơn so với các huyện khác như Kiên Hải, An Minh hay thị xã Hà Tiên và thành phố Rạch Giá thuộc tỉnh Kiên Giang. Trong thời gian chờ rà soát biên chế của tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh Kiên Giang tiếp tục hỗ trợ UBND huyện Phú Quốc bằng cách tiếp tục duy trì Tổ công tác theo hướng tăng cường thêm công chức của Sở Tư pháp, Sở Xây dựng để tiếp tục giúp huyện Phú Quốc giải quyết đơn khiếu nại của công dân, nhằm hạn chế tình trạng đơn thụ lý quá hạn luật định. UBND huyện Phú Quốc khẩn trương điều chuyển biên chế từ các phòng chuyên môn trực thuộc UBND huyện Phú Quốc về Ban Tiếp công dân của huyện, đồng thời chỉ đạo xây dựng ngay Quy chế tiếp công dân, nội quy tiếp công dân; bố trí kinh phí cho Ban Tiếp công dân để thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu hiện nay. Thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức địa chính của các xã, thị trấn trong huyện và công chức phòng Tài nguyên - môi 81 trường, công chức phụ trách công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại của công dân để hạn chế việc phát sinh tiêu cực trong thực thi công vụ. Cần phải xây dựng ngay phương án điều chuyển, trưng dụng cán bộ công chức ở các cơ quan chuyên môn khác sang làm công tác giải quyết khiếu nại có thời hạn để giải quyết tình trạng số đơn đã thụ lý quá hạn luật định. Việc giải quyết khiếu nại của công dân đúng thời hạn luật định, ngoài việc khôi phục kịp thời các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, làm giảm thiểu các bức xúc của công dân, còn khắc phục được tình trạng khiếu nại vượt cấp, khiếu nại đông người, khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án. Sau khi đã được điều chuyển biên chế từ các cơ quan chuyên môn sang làm công tác giải quyết khiếu nại, cần đưa quy trình giải quyết khiếu nại của công dân vào thực hiện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện (Một cửa). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện đang thực hiện quy trình kiểm tra, đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008 và thực hiện thí điểm liên thông trong lĩnh vực đất đai đối với xã Hàm Ninh, huyện Phú Quốc. Việc đưa quy trình giải quyết khiếu nại của công dân vào thực hiện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện sẽ giúp kiểm soát được quy trình, thời gian, xác định được trách nhiệm của công chức trong thực thi công vụ, sẽ bảo đảm việc giải quyết đúng thời hạn cho công dân. Nên xem xét, tiến hành thành lập Trung tâm giám định tại huyện Phú Quốc, giúp rút ngắn thời gian giám định, tiết kiệm được kinh phí đi lại, sớm kết luận giải quyết vụ việc khiếu nại, giảm phiền hà cho công dân. 3.2.2.5. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai và quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại Việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai góp phần giảm khiếu nại khi Nhà nước thu hồi đất. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại góp phần giải quyết khiếu nại nhanh chóng, không kéo 82 dài, không tạo thành những điểm “nóng” ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Đối với tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh Kiên Giang cần tập trung chỉ đạo UBND các huyện, thị, thành phố trong tỉnh Kiên Giang tăng cường thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, thực hiện đồng bộ các giải pháp và tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 35- CT/TW ngày 26 tháng 5 năm 2014 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 39/2012/QH13 của Quốc hội về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Luật Đất đai; Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo; Luật Tiếp công dân và Nghị định hướng dẫn thi hành; Chỉ thị số 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18 tháng 5 năm 2012 về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là tập trung giải quyết những vụ việc đông người, phức tạp, tồn đọng. Cơ quan, chính quyền phải đề cao trách nhiệm trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, lắng nghe, minh bạch, công bằng, quan tâm đến lợi ích chính đáng của người dân; cả bộ máy phải xây dựng một chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động phục vụ nhân dân; sâu sát quyết liệt từ cấp cơ sở bằng tình cảm cách mạng, có lý, có tình. Xem xét sửa đổi, bổ sung quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang để có cách hiểu và áp dụng thống nhất trong toàn tỉnh như: quy định về bồi thường, hỗ trợ "nhà ở", công trình trong hành lang an toàn đường dây dẫn điện trên không; quy định bồi thường chi phí di chuyển. Như vậy, đối với những "nhà ở" nhưng cho người khác ở hoặc cho thuê để ở, nhà xưởng, văn phòng hay nhà nhưng chủ sở hữu không ở (để trống) thì chủ sở hữu không được hưởng các chế độ, chính sách như những "nhà ở" do chính chủ sở hữu sử dụng. UBND tỉnh Kiên Giang cần giao trách nhiệm cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang chủ trì, phối hợp với Sở Công thương Kiên 83 Giang tham mưu UBND tỉnh Kiên Giang có kế hoạch tư vấn, hướng dẫn người dân sử dụng số tiền bồi thường, hỗ trợ đạt hiệu quả; xây dựng phương án khôi phục lại các làng nghề truyền thống như: làng chài, làng vá lưới, làng sản xuất bánh tráng truyền thống Phú Quốc, làng sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ (sản xuất các sản phẩm từ Đồi Mồi),.. để các làng nghề truyền thống ở địa phương không bị mai một trong quá trình phát triển kinh tế ở địa phương. UBND tỉnh Kiên Giang khẩn trương rà soát ban hành Quyết định thay thế Quyết định số 03/2010/QĐ-UBND ngày 11 tháng 02 năm 2010 của UBND tỉnh Kiên Giang, về việc ban hành chính sách hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang; sửa đổi, bổ sung Quyết định số 22/2015/QĐ-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2015 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Xây dựng và cài đặt phần mềm quản lý về công tác giải quyết khiếu nại, tiếp công dân. Xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, phục vụ việc tra cứu, tìm hiểu của các cơ quan, tổ chức và công dân. Đối với UBND huyện Phú Quốc, trong thời gian tới để thực hiện công tác giải quyết khiếu nại nói chung, giải quyết khiếu nại về đất đai có hiệu quả cần tập trung thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau: - Chú trọng quan tâm đến vấn đề dư luận xã hội, nắm chắc tình hình để có giải pháp xử lý kịp thời đối với những tin đồn, dư luận sai sự thật nhằm lôi kéo, xúi giục để phá hoại quá trình thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Đồng thời giao cho Công an huyện và UBND các xã, thị trấn trong huyện tăng cường nắm tình hình dư luận xã hội, những biểu hiện, diễn biến bất thường ở địa phương để có phương hướng xử lý đối với những vụ nhen nhóm khiếu nại đông người; tuyên truyền vận động trong nhân dân nghiêm túc thực hiện các quyết định hành chính đúng pháp 84 luật; thực hiện quyền khiếu nại đúng trình tự, thủ tục, đúng quy định của pháp luật, khắc phục tình trạng khiếu kiện đông người, nhằm tránh tình trạng một số đối tượng lợi dụng việc khiếu kiện của nhân dân để kích động quần chúng tham gia biểu tình, gây rối, làm mất ổn định an ninh trật tự ở địa phương. Tiếp tục thực hiện Công văn số 54/VP-NCPC ngày 30 tháng 3 năm 2012 của Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang, về việc tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; Công văn số 462/VP-NCPC ngày 02 tháng 5 năm 2012 của UBND huyện Phú Quốc, về việc giao cho Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện, Thanh tra huyện và UBND các xã, thị trấn tăng cường phân công công chức thẩm tra xác minh, tham mưu giải quyết đơn khiếu nại của công dân, ưu tiên giải quyết đối với đơn khiếu nại ở các công trình, dự án trọng điểm; đồng thời tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành tốt các quy định của pháp luật về đất đai, về khiếu nại, về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, trong quá trình thực hiện việc khiếu nại phải bàn giao đất cho Nhà nước để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn. - Tăng cường công khai, minh bạch hơn nữa trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương như: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, lập phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư, quyết định hành chính, quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai. Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhân dân tham gia đóng góp ý kiến trong việc quản lý, sử dụng đất của địa phương, giám sát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước. - Thường xuyên uốn nắn, chấn chỉnh công tác xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Quốc. Khẩn trương hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân trong huyện theo bản đồ địa chính ở hai xã đảo thuộc huyện Phú Quốc là Hòn Thơm và Thổ Châu. Tiếp tục rà soát, xét, cấp giấy chứng 85 nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân có Quyết định xử lý sau thanh tra của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang trên địa bàn huyện Phú Quốc theo Kết luận số 11/KL-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang. - Hoàn chỉnh việc cắm mốc ranh giới đất rừng phòng hộ Phú Quốc và Vườn Quốc gia Phú Quốc để dễ dàng trong công tác quản lý đất của các chủ rừng và đất chưa sử dụng do UBND cấp xã quản lý, đồng thời có cơ sở xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật đất đai phát sinh. Bên cạnh đó, góp phần hạn chế tình trạng phát sinh khiếu nại khi Nhà nước thu hồi đất, trong đó có đất rừng; cần sớm có Kế hoạch và phương án chuyển đổi quyền sử dụng đất và di dời những hộ dân sống trong vùng lõi Vườn Quốc gia Phú Quốc và rừng phòng hộ Phú Quốc (từ trước năm 1975) ra khỏi Vườn Quốc gia Phú Quốc và rừng phòng hộ Phú Quốc. - Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai. Tích cực thực hiện tốt Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2015 của UBND huyện Phú Quốc, về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai. Trong đó, xác định trách nhiệm chính của Chủ tịch UBND các xã, thị trấn trong huyện về công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện nếu để xảy ra tình trạng bao chiếm, lấn chiếm và xây dựng trái phép trên đất Nhà nước quản lý, đất nằm trong ranh rừng trên địa bàn mà không phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời theo thẩm quyền. - Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm Thường xuyên thanh tra, kiểm tra trách nhiệm trong việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; xét duyệt, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho công dân; giải quyết khiếu nại của công dân. Từ đó, có khen thưởng 86 những cán bộ, công chức làm tốt; xử lý kỷ luật đối với những người có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực trong quá trình lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; xét duyệt, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho công dân; giải quyết khiếu nại của công dân. Bên cạnh đó, cơ quan thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng ở địa phương phải thường xuyên tự kiểm tra quá trình lập phương án bồi thường của đơn vị tư vấn, áp dụng chế tài tương ứng đối với đơn vị tư vấn trong việc lập phương án bồi thường giải tỏa để xảy ra sai sót, dẫn đến phát sinh khiếu nại của người dân. Tiểu kết chƣơng 3 Qua phân tích thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại, giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang cho thấy tình hình khiếu nại, đặc biệt là khiếu nại về đất đai, khiếu nại trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hết sức phức tạp, gây khó khăn, tạo áp lực cho các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương. Trước tình hình nghiên cứu trên, luận văn đã đưa ra được 5 nhóm giải pháp cụ thể cơ bản về hoàn thiện pháp luật; về tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật; về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; hoàn thiện tổ chức bộ máy tham gia giải quyết khiếu nại; về nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương trong việc quản lý Nhà nước về đất đai và 01 nhóm giải pháp chung để khắc phục những tồn tại hạn chế trong công tác giải quyết khiếu nại ở các địa phương nói chung và nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại của công dân trong thời gian tới ở huyện Phú Quốc, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. 87 KẾT LUẬN Luận văn "Giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang" là công trình nghiên cứu mang tính cơ bản về những vấn đề lý luận về khiếu nại, giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất. Quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định. Khiếu nại về đất đai là một trong những hiện tượng phát sinh phổ biến trong đời sống xã hội. Vì vậy, giải quyết ổn thỏa các khiếu nại về đất đai góp phần củng cố lòng tin của nhân dân vào các cơ quan nhà nước, vào sự lãnh đạo của Đảng. Từ đó, nhân dân nổ lực cùng với chính quyền thực hiện có hiệu quả các chủ trương về xây dựng và phát triển đất nước. Trong những năm qua, công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, công tác giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất trên địa bàn huyện Phú Quốc thật sự chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa lợi ích của xã hội với lợi ích của những người có đất bị thu hồi. Thực tế nhiều người dân sau khi được bồi thường giải tỏa hàng tỷ đồng, không bao lâu đã trở thành hộ nghèo, trở thành gánh nặng của địa phương và xã hội. Điều này xuất phát từ việc địa phương quá đặt nặng đến tính cấp thiết của các dự án, tập trung vào việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để giao đất sạch cho nhà đầu tư mà không nhấn mạnh đặc biệt vào việc xây dựng khu tái định cư, phương án chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất. Vì vậy, trong quá trình triển khai thực hiện thu hồi đất, bồi thường có nhiều trường hợp đã áp dụng sai căn cứ pháp luật, nhầm lẫn giữa địa chỉ của người sử dụng đất và địa chỉ thửa đất, không đúng diện tích, ranh giới sử dụng đất, những khiếm khuyết này đã phát sinh những vụ khiếu nại mới về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất. Để nhà đầu tư triển khai thực hiện được dự án thì địa phương phải thực hiện giải phóng mặt bằng đồng thời với việc giải quyết khiếu nại của công dân; công tác giải 88 quyết khiếu nại được tiến hành khẩn trương, nhằm khôi phục quyền lợi của người bị thu hồi đất và thuận tiện trong việc bàn giao đất cho nhà đầu tư. Do đó, hoạt động giải quyết khiếu nại của các cơ quan chuyên môn không được chủ động theo kế hoạch, thậm chí thực hiện theo yêu cầu của nhà đầu tư để dự án được triển khai đúng tiến độ. Công tác giải quyết khiếu nại đã được Ban Chấp hành Đảng bộ huyện xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả hệ thống chính trị, toàn Đảng bộ phải tập trung, nổ lực thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, từng địa phương, giải quyết tốt khiếu nại của công dân góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội của địa phương. Trước ảnh hưởng to lớn của công tác giải quyết khiếu nại của công dân, nhất là giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai thì công tác giải quyết khiếu nại càng phải được quan tâm nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện các giải pháp giúp công tác giải quyết khiếu nại nói chung, giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Phú Quốc ngày càng đi vào nề nếp, hướng tới chuyên nghiệp, đúng quy định của pháp luật, tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đưa kinh tế của huyện Phú Quốc phát triển nhanh trở thành trung tâm giao thương của khu vực và thế giới./. 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Thái Anh (2015), Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai qua thực tiễn tỉnh Bắc Giang - Luận văn Thạc sĩ Luật học. 2. Ban Bồi thường hỗ trợ, tái định cư huyện Phú Quốc (2016), Báo cáo số 65/BC-BBT ngày 30 tháng 12 năm 2016 tiến độ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của các dự án đến ngày 30 tháng 12 năm 2016. 3. Ban Tu thư khai trí (1979), Tự điển Việt Nam, Nxb Khai Trí, Sài Gòn. 4. Bộ Chính trị (2008), Thông báo số 130-TB/TW ngày 10 tháng 01 năm 2008 về công tác giải quyết khiếu nại trong thời gian tới. 5. Bộ Chính trị (2014), Chỉ thị số 35/CT-TW ngày 26 tháng 5 năm 2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. 6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất. 7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất, định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất. 8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất. 9. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái đinh cư khi Nhà nước thu hồi đất. 90 10. Chính phủ (2012), Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại. 11. Chính phủ (2014), Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. 12. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. 13. Chi cục Thống kê Phú Quốc (2016), tình hình kinh tế - xã hội huyện Phú Quốc năm 2016. 14. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2007), Kết luận số 11/KL- UBND ngày 23 tháng 8 năm 2007. 15. Công an huyện Phú Quốc (2016), Báo cáo số 1589/BC-CAH-QLHC ngày 15 tháng 12 năm 2016 kết quả thống kê hộ khẩu, nhân khẩu năm 2016. 16. Nguyễn Sỹ Cương (2007), Nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn giải quyết khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức hiện nay, đề tài khoa học cấp Bộ. 17. Đại học Kinh tế Quốc dân, địa chỉ https://voer.edu.vn. 18. Phạm Văn Đồng (2015), Học Chủ tịch Hồ Chí Minh chúng ta học gì, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 19. Lê Tiến Hào (2011), Khiếu nại, tố cáo hành chính - cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp, Đề tài độc lập cấp Nhà nước, Thanh tra Chính phủ. 20. Nguyễn Thị Lệ Hằng (2010), Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực quản lý đất đai của Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Khánh Hòa của - Luận văn Thạc sĩ, Học viện hành chính, Hà Nội. 91 21. Học viện Hành chính Quốc gia (2010), giáo trình Thanh tra và giải quyết khiếu nại hành chính, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 22. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2012), Đề cương bài giảng Chính trị học, Nxb. Chính trị - hành chính, Hà Nội. 23. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (2010), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 24. Bùi Thị Thúy Ngân (2011), Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác giải phóng mặt bằng ở Thành phố Hà Nội - Luận văn Thạc sĩ, Học viện hành chính, Hà Nội. 25. Trần Thị Bích Ngọc (2014), Giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính nhà nước ở huyện An Dương, thành phố Hải phòng - Luận văn Thạc sĩ quản lý công, Học viện hành chính Quốc gia. 26. Đặng Công Nhiên (2012), Khiếu nại hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam - Luận văn Thạc sĩ ngành lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật. 27. Phạm Thị Phi (2014), Hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo ở huyện Đan Phượng - Thành phố Hà Nội - Luận văn cao học chuyên ngành quản lý hành chính công, Học viện hành chính Quốc gia. 28. Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Phú Quốc (2010), Báo cáo số 74/BC-TNMT ngày 03 tháng 12 năm 2010 kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011. 29. Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Phú Quốc (2011), Báo cáo số 92/BC-TNMT ngày 01 tháng 12 năm 2011 kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012. 92 30. Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Phú Quốc (2012), Báo cáo số 174/BC-TNMT ngày 04 tháng 12 năm 2012 kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013. 31. Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Phú Quốc (2013), Báo cáo số 205/BC-TNMT ngày 13 tháng 12 năm 2013 kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014. 32. Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Phú Quốc (2014), Báo cáo số 132/BC-TNMT ngày 12 tháng 11 năm 2014 kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015. 33. Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Phú Quốc (2015), Báo cáo số 195/BC-TNMT ngày 09 tháng 11 năm 2015 kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ năm 2016. 34. Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Phú Quốc (2016), Báo cáo số 86/BC-TNMT ngày 08 tháng 11 năm 2016 tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2016. 35. Thanh tra Chính phủ (2013), Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính. 36. Thanh tra Chính phủ (2016), Thông tư số 02/2016/TT-TTCP ngày 20 tháng 10 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính. 37. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2004 phê duyệt "Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020". 93 38. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2010 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030. 39. Thủ tướng Chính phủ (2012), Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2012 về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. 40. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 1676/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2014 về việc công nhận huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang là đô thị loại II. 41. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 868/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2015 phê duyệt điều chỉnh cục bộ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030. 42. Tỉnh ủy Kiên Giang (2009), Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 02 tháng 5 năm 2009 về việc thực hiện kết luận của Bộ Chính trị tại Thông báo số 130-TB/TW ngày 10 tháng 01 năm 2008, về công tác giải quyết khiếu nại trong thời gian tới. 43. Phạm Hồng Thái (2002), Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, đề tài khoa học. 44. Phạm Hồng Thái (2005), sách tham khảo Pháp luật về khiếu nại, tố cáo, Nxb thành phố Hồ Chí Minh. 45. Châu Hoàng Thân (2014), Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư - thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang - Luận văn Thạc sĩ Luật. 46. Lê Thị Thu (2009), Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở tỉnh Hà Nam - Luận văn Thạc sĩ, Học viện hành chính, Hà Nội. 94 47. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2012), Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 25 tháng 6 năm 2012 về thực hiện Chương trình hành động số 19-CTr/TU của Tỉnh ủy Kiên Giang. 48. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2013), Quyết định số 31/2013/QĐ- UBND ngày 20 tháng 12 năm 2013 về việc ban hành Bảng quy định giá các loại đất năm 2014 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 49. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2014), Quyết định số 35/2014/QĐ- UBND ngày 22 tháng 12 năm 2014 về việc ban hành Quy định Bảng giá đất đối với các loại đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 50. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2014), Chỉ thị số 09/2014/CT-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2014 về chấn chỉnh, tăng cường và nâng cao trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 51. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2010), Quyết định số 02/2010/QĐ- UBND ngày 21 tháng 01 năm 2010 về chính sách hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. 52. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2010), Quyết định số 03/2010/QĐ- UBND ngày 11 tháng 02 năm 2010 về việc ban hành chính sách hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. 53. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2012), Quyết định số 39/2012/QĐ- UBND ngày 06 tháng 7 năm 2012 về việc ban hành quy định công tác thi hành quyết định có hiệu lực pháp luật trong quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 54. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2012), Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 25 tháng 6 năm 2012 thực hiện Đề án số 08/ĐA-UBND ngày 95 03 tháng 9 năm 2009 của UBND tỉnh Kiên Giang, về giải quyết các vụ khiếu nại đông người, phức tạp, kéo dài. 55. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2015), Quyết định số 22/2015/QĐ- UBND ngày 17 tháng 6 năm 2015 về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 56. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2016), Quyết định số 04/2016/QĐ- UBND ngày 15 tháng 01 năm 2016 về việc quy định hệ số điều chỉnh giá đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 57. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2016), Quyết định số 1873/QĐ- UBND ngày 19 tháng 8 năm 2016 về việc ban hành chính sách hỗ trợ ổn định đời sống khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với các dự án đã triển khai thời điểm Luật Đất đai 2003 còn hiệu lực trên địa bàn huyện Phú Quốc. 58. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2010), Báo cáo số 209/BC-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2010 Tình tình, kết quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2010 và nhiệm vụ, giải pháp công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2011. 59. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2011), Báo cáo số 238/BC-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2011 Tình tình, kết quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2011 và nhiệm vụ, giải pháp công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2012. 60. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2012), Báo cáo số 183/BC-UBND ngày 14 tháng 8 năm 2012 công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2012. 61. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2013), Báo cáo số 300/BC-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2013 Tình tình, kết quả công tác giải quyết 96 khiếu nại, tố cáo năm 2013 và nhiệm vụ, giải pháp công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2014. 62. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2014), Báo cáo số 268/BC-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2014 kết quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015. 63. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2015), Báo cáo số 368/BC-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2015 Tình hình, kết quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2015 và nhiệm vụ năm 2016. 64. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2016), Báo cáo số 263/BC-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2016 Tình hình, kết quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2017. 65. Ủy ban nhân dân huyện Phú Quốc (2003), Báo cáo số 04/BC-UB ngày 12 tháng 01 năm 2004 tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 2003. 66. Ủy ban nhân dân huyện Phú Quốc (2008), Báo cáo số 15/BC-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2009 tình hình thực hiện kế hoạch nhà nước năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009. 67. Ủy ban nhân dân huyện Phú Quốc (2009), Báo cáo số 240/BC-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2009 tình hình thực hiện kế hoạch nhà nước năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010. 68. Ủy ban nhân dân huyện Phú Quốc (2016), Báo cáo số 10/BC-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2016 tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và phương hướng năm 2016. 69. Ủy ban nhân dân huyện Phú Quốc (2016), Báo cáo số 390/BC-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2016 tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2017. 97 70. Ủy ban nhân dân huyện Phú Quốc (2010), Báo cáo số 132/BC-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2010 kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai năm 2010 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2011; 71. Ủy ban nhân dân huyện Phú Quốc (2011), Báo cáo số 269/BC-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2011 kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai năm 2011 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2012; 72. Ủy ban nhân dân huyện Phú Quốc (2012), Báo cáo số 334/BC-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2012 kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2013; 73. Ủy ban nhân dân huyện Phú Quốc (2013), Báo cáo số 343/BC-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2013 kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2014; 74. Ủy ban nhân dân huyện Phú Quốc (2014), Báo cáo số 358/BC-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2014 kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2015. 75. Ủy ban nhân dân huyện Phú Quốc (2015), Báo cáo số 374/BC-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2015 kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2016. 76. Ủy ban nhân dân huyện Phú Quốc (2016), Báo cáo số 366/BC-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2016 tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2017. 77. Ủy ban nhân dân huyện Phú Quốc (2016), Kế hoạch số 244/KH-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2016 phát triển kinh tế - xã hội 05 năm (giai đoạn 2016-2020) huyện Phú Quốc. 98 78. Ủy ban nhân dân huyện Phú Quốc (2016), Báo cáo số 120/BC-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2016 Kết quả thống kê đất đai năm 2015 của huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. 79. Ủy ban nhân dân huyện Phú Quốc (2016), Báo cáo số 165/BC-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2016 Tóm tắt tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảo Phú Quốc. 80. Ủy ban nhân dân huyện Phú Quốc (2015), Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2015 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Phú Quốc. 81. Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_giai_quyet_khieu_nai_ve_dat_dai_khi_nha_nuoc_thu_ho.pdf
Luận văn liên quan