Luận văn Giám sát giải quyết khiếu nại của đoàn đại biểu quốc hội – Từ thực tiễn đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Bình Dương

Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân được ban hành năm 2015, có hiệu lực thi hành t ngày 01 tháng 7 năm 2016 với mong muốn đây sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động giám sát của QH, của đại biểu dân cử và cơ quan dân cử, khắc phục những bất cập và thiếu sót của Luật hoạt động giám sát của QH và Luật tổ chức hoạt động của HĐND và UBND, tạo thuận lợi và nâng cao hiệu lực, hiệu quả cho hoạt động này trên thực tế. Như vậy có thể thấy hoạt động giám sát là cực kỳ quan trọng và là một trong những chức năng chủ yếu của cơ quan dân cử trong đó có Đoàn ĐBQH. Mặt khác, tăng cường và phát huy vai trò của các cơ quan giám sát trong công tác giải quyết khiếu nại là một yêu c u khách quan đang đặt ra hiện nay, phù hợp với các nguyên tắc, yêu c u của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN do dân và vì dân. Việc hoàn thiện pháp luật khiếu nại theo hướng tăng cường sự tham gia của các cơ quan giám sát trong giải quyết khiếu nại sẽ giúp bảo đảm việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại có hiệu quả, qua đó xây dựng môi trường pháp lý lành mạnh, minh bạch, góp ph n quan trọng vào việc thực hiện cải cách tư pháp trong quá trình hội nhập quốc tế của đất nước hiện nay. Trong đề tài này, tác giả đã chọn phạm vi hẹp hơn để nghiên cứu hoạt động giám sát của Đoàn ĐBQH đó là giám sát giải quyết khiếu nại, t đây chúng ta có cái nhìn rõ hơn và cụ thể hơn về giám sát giải quyết khiếu nại của Đoàn ĐBQH. Thực tiễn hoạt động cho thấy, trong nhiệm kỳ v a qua Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương đã bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cùng sự nỗ lực phấn đấu của các ĐBQH, bộ máy giúp việc cho hoạt động của Đoàn ĐBQH, sự phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức có110 liên quan trên địa bàn tỉnh bước đ u đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong hoạt động giám sát nói chung và hoạt động giám sát giải quyết khiếu nại nói riêng. Kết quả giám sát của Đoàn ĐBQH đã có tác dụng tích cực trong việc giải quyết các vấn đề bức xúc tại địa phương nhất là lĩnh vực giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, bên cạnh đó hoạt động giám sát này vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định làm cho hoạt động giám sát Đoàn ĐBQH chưa thực sự phát huy vai trò và hiệu quả ở địa phương.

pdf153 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 428 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giám sát giải quyết khiếu nại của đoàn đại biểu quốc hội – Từ thực tiễn đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n và đưa ra kiến nghị, kết luận sau giám sát. Để thực hiện được điều này, c n chú ý một số yêu c u sau: Thứ nhất, các kiến nghị, kết luận này phải thật sự và mạnh dạng chỉ ra vấn đề sai sót, bất cập c n phải khắc phục. Kiến nghị hay kết luận c n cụ thể, rõ ràng tránh kết luận theo kiểu dĩ hòa vi quí không đi thẳng vào trọng tâm vấn đề. Thứ hai, phải qui định thời gian trả lời và báo cáo quá trình giải quyết với Đoàn giám sát. Tùy theo nội dung vụ việc nếu đơn giản có thể giải quyết sớm thì qui định thời gian trả lời, giải quyết ngắn, còn nếu vụ việc phức tạp, c n thẩm tra xác minh phải mất nhiều thời gian thì có thể qui định thời gian khắc phục dài hơn, sau khi có văn bản đã giải quyết phải báo cáo quá trình giải quyết đến Đoàn ĐBQH. Thứ ba, kiến nghị, kết luận phải được giám sát, theo dõi để có thể đôn đốc, nhắc nhỡ. Điều này đòi hỏi ĐBQH, Đoàn ĐBQH phải nghiêm túc và quyết liệt trong theo dõi, đeo bám việc thực hiện kết luận sau giám sát, phải theo đuổi đến cùng vụ việc để cho thấy trách nhiệm cũng như vai trò của ĐBQH, Đoàn ĐBQH trong thực hiện giám sát tại địa phương, t đó sẽ nâng cao địa vị pháp lý của Đoàn ĐBQH đối với các cơ quan hành chính địa phương. Tuy nhiên, nếu tất cả những điều đó đã thực hiện, nhưng cơ quan chịu giám sát vẫn không thực hiện kết luận sau giám sát thì giải pháp tiếp theo cho vấn đề c n kiến nghị cơ quan cấp trên có thẩm quyền xử lý. Vì vậy c n bổ sung một số quy định nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả giám sát, bao gồm: xử lý 105 theo thẩm quyền của chủ thể giám sát gồm những biện pháp gì; quy định cụ thể thời hạn thực hiện các kết luận, kiến nghị, yêu c u giám sát; bổ sung biện pháp cụ thể xử lý cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân không giải quyết hoặc chậm giải quyết kiến nghị sau giám sát. 3.2.3.6. Ứng dụng Công nghệ thông tin vào hoạt động xử lý đơn thư khiếu nại và giám sát giải quyết khiếu nại của Đoàn đại biểu Quốc hội - Hiện nay khối lượng đơn thư khiếu nại gửi đến Đoàn ĐBQH là rất lớn nhưng công tác xử lý đơn thư khiếu nại chủ yếu được thực hiện thủ công dẫn đến việc xử lý chưa kịp thời, còn chồng chéo, việc trao đổi và tra cứu thông tin liên quan bị hạn chế. Do đó, giải pháp cho vấn đề này là c n xây dựng hệ thống ph n mềm cơ sở dữ liệu về việc tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo để góp ph n nâng cao công tác tham mưu trong lĩnh vực này. Ph n mềm ứng dụng cho hoạt động xử lý đơn thư khiếu nại phải đáp ứng các yêu c u sau: Thứ nhất, phải đảm bảo cho công tác thống kê và phân loại đơn thư: đơn thư gửi đến ĐBQH, Đoàn ĐBQH là rất lớn và đa dạng (có khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, khiếu nại đông người, vượt cấp...) vì vậy quá trình ứng dụng CNTT cho hoạt động này là phải đáp ứng cho công tác phân loại đơn để tham mưu xử lý (hướng dẫn, chuyển đơn hay đôn đốc xử lý) và thuận tiện cho việc báo cáo cơ quan cấp trên và cập nhật số liệu . Thứ hai, phần mềm ứng dụng cho hoạt động này cần đáp ứng yêu cầu về thông báo nhắc nhỡ: do đơn thư c n phải xứ lý là rất lớn và nhiều loại, do đó mà chuyên viên tham mưu cho lĩnh vực này không thể nhớ hết tất cả những văn bản mà mình đã xử lý, đặc biệt là văn bản chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Vì vậy, đơn thư, văn bản khi được chuyển đi sẽ qui định thời gian cơ 106 quan có chức năng xem xét, giải quyết và trả lời đến Đoàn ĐBQH, ph n mềm này sẽ ra thông báo nhắc nhỡ chuyên viên những đơn thư nào đã chuyển mà chưa được xem xét trả lời để Đoàn ĐBQH ra văn bản đôn đốc, nhắc nhỡ hoặc c n thiết sẽ tiến hành giám sát. Thứ ba, ứng dụng CNTT trong mẫu hóa các văn bản: đối với những đơn thư khi tham mưu đề xuất hướng xử lý là chuyển đơn, hướng dẫn, đôn đốc quá trình giải quyết c n mẫu hóa văn bản để khi lựa chọn hướng xử lý thì ph n mềm sẽ hiện thị ngay mẫu văn bản sẽ thực hiện. Điều này sẽ giúp chuyên viên đỡ mất thời gian và sai sót trong việc soạn thảo văn bản, giúp cho việc xử lý được nhanh, gọn đạt kết quả cao. - Ứng dụng CNTT trong xây dựng hệ thống website của Đoàn ĐBQH: hệ thống trang thông tin điện tử này ngoài đăng thông tin hoạt động của Đoàn ĐBQH, còn xây dựng chuyên mục xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân, chuyên mục này sẽ đăng những thông tin hoạt động xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân, hoạt động giám sát giải quyết khiếu nại để người dân có thể truy cập xem quá trình giải quyết đơn, thư kiến nghị mình, đồng thời xây dựng hộp thư điện tử để người dân có thể gửi những kiến nghị, thắc mắc đến Đoàn ĐBQH, qua đó có thể gián tiếp giám sát hoạt động của ĐBQH và Đoàn ĐBQH, t đó tăng cường trách nhiệm của đại biểu dân cử và cơ quan dân cử trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. 3.2.4. Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật Hiện nay công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo hiệu quả còn thấp, tỉ lệ khiếu nại sai còn khá nhiều, chưa có xu hướng giảm. Nhiều vụ việc đã được giải quyết, đúng chính sách, 107 pháp luật, có lý, có tình, đã kiểm tra, rà soát, trả lời, có văn bản chấm dứt thụ lý giải quyết khiếu nại, nhưng công dân vẫn tiếp tục khiếu nại kéo dài, thậm chí có những phản ứng tiêu cực, gây rối trật tự hoặc bị kẻ xấu lợi dụng lôi kéo, kích động tham gia khiếu kiện đông người. Do đó, c n nhận thức đúng t m quan trọng của công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân vì hiện nay nhận thức của một số người dân về chính sách, pháp luật về đất đai và pháp luật về khiếu nại còn hạn chế; một số trường hợp khác mặc dù hiểu rõ các quy định của pháp luật liên quan đến vụ việc đang khiếu nại, song không chấp hành quyết định mà vẫn khiếu nại kéo dài với tâm lý sẽ được xem xét giải quyết lại hoặc được hỗ trợ thêm. Do đó, tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật không chỉ thực hiện trong đội ngũ CBCC mà còn tuyên truyền, vận động, giáo dục nhân dân. Công tác tuyên truyền này đại biểu có thể thực hiện khá thuận lợi trong các buổi tiếp xúc cử tri, tiếp công dân và tổ chức hội nghị lấy ý kiến các dự thảo luật...với cách tuyên truyền này được thực hiện khá đơn giản không tốn kém, không hình thức mà thật sự g n gũi, cởi mở gắn bó với cử tri để cử tri có thể lắng nghe và chấp hành một cách nghiêm túc. TIỂU KẾT CHƢƠNG III T cơ sở lý luận, thực trạng của vấn đề để đi đến phương hướng và giải pháp là nội dung được trình bày trong chương 3. Tác giả đã đưa ra bốn phương hướng và bốn nhóm giải pháp cho hoạt động giám sát này với mong muốn khi những qui định của pháp luật không còn vấn đề phải quan tâm (đ y đủ và thuận lợi cho việc triển khai trên thực tế) thì giải pháp đưa ra sẽ hỗ trợ tích cực để hoạt động giám sát đạt kết quả cao. Không có giải pháp nào là khả thi hết cho mọi vấn 108 đề, vì vậy trong phạm vi nghiên cứu cùng thực tiễn công tác tác giả đã đề xuất những giải pháp cơ bản mang tính tương đối gắn liền với hoạt động giám sát trên lĩnh vực giải quyết khiếu nại, vì vậy tùy t ng đặc điểm cũng như hoàn cảnh của mỗi Đoàn ĐBQH mà có thể áp dụng một hoặc nhiều giải pháp phối hợp nhưng tựu chung vấn đề trung tâm của Chương 3 này vẫn là địa vị pháp lý của Đoàn ĐBQH, năng lực, trình độ và trách nhiệm của ĐBQH cùng việc hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động giám sát nói chung và giám sát giải quyết khiếu nại nói riêng sẽ là cơ sở nền tảng cho mọi hoạt động được thực thi. 109 KẾT LUẬN Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân được ban hành năm 2015, có hiệu lực thi hành t ngày 01 tháng 7 năm 2016 với mong muốn đây sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động giám sát của QH, của đại biểu dân cử và cơ quan dân cử, khắc phục những bất cập và thiếu sót của Luật hoạt động giám sát của QH và Luật tổ chức hoạt động của HĐND và UBND, tạo thuận lợi và nâng cao hiệu lực, hiệu quả cho hoạt động này trên thực tế. Như vậy có thể thấy hoạt động giám sát là cực kỳ quan trọng và là một trong những chức năng chủ yếu của cơ quan dân cử trong đó có Đoàn ĐBQH. Mặt khác, tăng cường và phát huy vai trò của các cơ quan giám sát trong công tác giải quyết khiếu nại là một yêu c u khách quan đang đặt ra hiện nay, phù hợp với các nguyên tắc, yêu c u của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN do dân và vì dân. Việc hoàn thiện pháp luật khiếu nại theo hướng tăng cường sự tham gia của các cơ quan giám sát trong giải quyết khiếu nại sẽ giúp bảo đảm việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại có hiệu quả, qua đó xây dựng môi trường pháp lý lành mạnh, minh bạch, góp ph n quan trọng vào việc thực hiện cải cách tư pháp trong quá trình hội nhập quốc tế của đất nước hiện nay. Trong đề tài này, tác giả đã chọn phạm vi hẹp hơn để nghiên cứu hoạt động giám sát của Đoàn ĐBQH đó là giám sát giải quyết khiếu nại, t đây chúng ta có cái nhìn rõ hơn và cụ thể hơn về giám sát giải quyết khiếu nại của Đoàn ĐBQH. Thực tiễn hoạt động cho thấy, trong nhiệm kỳ v a qua Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương đã bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cùng sự nỗ lực phấn đấu của các ĐBQH, bộ máy giúp việc cho hoạt động của Đoàn ĐBQH, sự phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức có 110 liên quan trên địa bàn tỉnh bước đ u đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong hoạt động giám sát nói chung và hoạt động giám sát giải quyết khiếu nại nói riêng. Kết quả giám sát của Đoàn ĐBQH đã có tác dụng tích cực trong việc giải quyết các vấn đề bức xúc tại địa phương nhất là lĩnh vực giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, bên cạnh đó hoạt động giám sát này vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định làm cho hoạt động giám sát Đoàn ĐBQH chưa thực sự phát huy vai trò và hiệu quả ở địa phương. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu về “Giám sát giải quyết khiếu nại của Đoàn Đại biểu Quốc hội – Từ thực tiễn Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dƣơng”, ngoài ph n cơ sở lý luận học viên đã ph n nào chỉ ra một số hạn chế, bất cập trong hoạt động giám sát về giải quyết khiếu nại của Đoàn ĐBQH, đồng thời, mạnh dạn đưa ra một số giải pháp, kiến nghị, đề xuất để hoạt động giám sát về lĩnh vực này thực sự có hiệu quả, t đó, củng cố niềm tin, thu hút sự quan tâm, theo dõi và tích cực tham gia của nhân dân vào hoạt động giám sát của Đoàn ĐBQH, góp ph n làm cho hoạt động giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh ngày càng có chất lượng hơn, hiệu lực và hiệu quả hơn, đồng thời đảm bảo việc thực hiện Hiến pháp, pháp luật ngày càng tốt hơn. Có thể nói rằng, đề tài liên quan đến giám sát giải quyết khiếu nại của Đoàn ĐBQH là một đề tài mới và cũng mang tính thời sự và tranh cãi hiện nay. Hiệu quả hoạt động giám sát nói chung và giám sát về giải quyết khiếu nại của Đoàn ĐBQH tại địa phương được xem là rất quan trọng và có sức ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin của người dân đối với Đảng và nhà nước. Đây là đề tài mà bản thân tác giả nhận thấy là khó trong lĩnh vực tiếp cận, tuy nhiên tác giả vẫn cố gắng cung cấp một góc nhìn và cách tư duy mới về giám sát giải quyết khiếu nại và giám sát về giải quyết khiếu nại của Đoàn ĐBQH, các yếu tố tác động đến giám sát giải 111 quyết khiếu nại của Đoàn ĐBQH cũng như đề ra những giải pháp mang tính chất tương đối, cơ bản gắn liền với thực tiễn hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh nhằm t ng bước nâng cao chất lượng hoạt động giám sát nói chung và giám sát về giải quyết khiếu nại của Đoàn ĐBQH nói riêng trong tình hình mới. Bên cạnh đó, những giải pháp mà tác giả đưa ra dựa trên thực trạng hoạt động giám sát giải quyết khiếu nại của Đoàn ĐBQH, mà thực trạng đó ngoài số liệu thu thập do cơ quan có thẩm quyền cung cấp thì các thông tin khác đều do tác giả phân tích t kết quả khảo sát và kinh nghiệm công tác của mình. Vì vậy, theo tác giả, giá trị luận văn này chỉ có ý nghĩa tham khảo và cung cấp thêm một số cách nhìn khách quan về thực trạng giám sát giải quyết khiếu nại của Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương Tuy nhiên, cũng phải khẳng định rằng thực tế cuộc sống rất sinh động, không có giải pháp nào có thể giải quyết triệt để mọi vấn đề và cũng không tránh khỏi những vấn đề mới phát sinh. Do đó, yêu c u khi áp dụng các giải pháp là phải linh động, nhạy bén để lựa chọn hình thức giám sát và giải pháp thích hợp trong t ng hoàn cảnh nhất định. Qua kết quả nghiên cứu này, tác giả rất mong nhận được sự phản hồi, đóng góp của quý th y, cô và các bạn học viên để tác giả hiểu rõ hơn bản chất của vấn đề mà mình đang quan tâm nghiên cứu./. 112 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Văn Cảm và Dương Bá Thành (2010), Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước (và cả quyền lập pháp) trong nhà nước pháp quyền: Một số vấn đề lý luận cơ bản”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (số 1). 2. Tô Văn Châu (2016), Những yếu tố tác động tới quá trình giám sát của Quốc hội đối với tổ chức bộ máy nhà nước”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, 3. Nguyễn Đăng Dung (2010), Chức năng giám sát của Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (số 22). 4. Nguyễn Chí Dũng (2009), Cơ chế pháp lý giám sát hoạt động tư pháp ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Nguyễn Sĩ Dũng (2004), Quyền giám sát của Quốc hội, nội dung và thực tiễn từ góc nhìn tham chiếu, Nxb. Tư Pháp, Hà Nội. 6. Nguyễn Sĩ Dũng (2014), Tổ chức và hoạt động của Nghị viện một số nước trên thế giới (tài liệu lưu hành nội bộ). 7. Tr n Đình Đàn (2012), Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND tỉnh đối với lĩnh vực đất đai, Đề tài cấp Bộ. 8. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương (2011), Báo cáo tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương khóa XII. 9. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương (2015), Báo cáo tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương khóa XIII. 10. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương (2016), Báo cáo kết quả hoạt động năm 2016 và phương hướng hoạt động năm 2017. 113 11. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương (2012), Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về người có công với cách mạng. 12. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương (2012), Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các QĐHC về đất đai. 13. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương (2011), Báo cáo giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về ban hành VBQPPL của HĐND, UBND 14. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương (2012), Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường 15. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương (2011), Báo cáo giám sát về kết quả thực hiện qui định của pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề 16. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương (2012), Báo cáo giám sát việc thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải. 17. Tr n Ngọc Đường (2003), Quyền giám sát tối cao và một số suy nghĩ về việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội, Kỷ yếu hội thảo về hoạt động giám sát của Quốc hội. 18. Tr n Thị Trà Giang (2013), Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (từ thực tiễn tỉnh Gia Lai), Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh 114 19. Trương Thị Hồng Hà (2010), Tăng cường hoạt động giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân với việc xây dựng mô hình Ủy ban Dân nguyện của QH hiện nay”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (số 1). 20. Phương Hà (2011), Vẫn bỏ ngỏ công tác hậu giám sát, Báo Điện tử Dân Việt. 21. Vũ Thị Mỹ Hằng (2016), Thực hiện chức năng giám sát quyền lực Nhà nước của QH Việt Nam hiện nay, luận án tiến sĩ chính trị học, Đại học quốc gia, Hà Nội. 22. Tr n Hậu (2009), Các hình thức và giải pháp thực hiện giám sát xã hội và phản biện xã hội đối với tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, đề tài nghiên cứu khoa học. 23. Nguyễn Thúy Hoa (2015), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về QH – cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân Việt Nam, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, Học viện chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Tăng cường hoạt động giám sát của QH nước ta hiện nay, Kỷ yếu khoa học đề tài cấp bộ (2000-2001). 25. Mạnh Hùng (2016), Giám sát công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo những quy định mới và vấn đề đặt ra, cổng thông tin điện tử Bộ tài chính. 26. Nguyễn Thị Thu Huyền (2006), Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND, Đề tài cấp Bộ. 27. Hồng Khánh (2009), Giám sát của Quốc hội tốn kém nhưng hiệu quả thấp, Báo Điện tử VnExpress. 115 28. Bùi Mạnh Khoa (2014), Hoạt động giám sát của ĐBQH và Đoàn ĐBQH ở Việt Nam hiện nay – quan thực tiễn tỉnh Thanh Hóa, luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, Đại học Quốc gia, Hà Nội. 29. Phạm Ngọc Kỳ (1995), Về quyền giám sát tối cao của QH, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 30. Huỳnh Thành Lập, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn để xác định địa vị pháp lý của Đoàn ĐBQH và ĐBQH chuyên trách trong giai đoạn hiện nay, Bài tham luận tại Hội thảo ngày 6-7/9/2012 do Ban Công tác đại biểu tổ chức. 31. Tr n Du Lịch (2013), Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội, tham luận hội thảo do Ban Công tác đại biểu tổ chức. 32. Nguyễn Hữu Nhơn (2013), Thẩm quyền giám sát và địa vị pháp lý của Đoàn ĐBQH trong việc thực hiện vai trò là chủ thể giám sát, Trang tin điện tử đại biểu nhân dân tình Đồng Tháp. 33. Nguyễn Hoài Nam (2011), Vị trí, vai trò và chức năng của Đoàn đại biểu Quốc hội”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (số 10). 34. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, Trung tâm T điển học, Hà Nội - Đà Nẵng, 1997. 35. Hồng Phúc, Đoàn đại biểu Quốc hội không thể là chủ thể giám sát độc lập, Trang thông tin Việt báo, tại địa chỉ 36. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Hiến pháp. 37. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2015), Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. 116 38. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2015), Luật Tiếp công dân. 39. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2011), Luật Khiếu nại. 40. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2002), Nghị quyết ban hành về qui chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội. 41. Tr n Văn Tám (2013), Nâng cao năng lực giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ở địa phương nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp huyện, Văn phòng Quốc hội, Đề tài cấp Bộ. 42. Đặng Đình Tân (2006), Nhân dân giám sát các cơ quan dân cử ở Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 43. Đinh Xuân Thảo (2012), Tiếp tục đổi mới hoạt động giám sát của QH từ thực tiễn QH khóa XII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 44. Huỳnh Văn Thới (2016), Văn hóa công vụ ở Việt Nam, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội. 45. Như Trang (2005), Giám sát mà nể nang, dĩ hòa vi quí là hại dân, Báo điện tử VnExpress. 46. Nguyễn Ngọc Thanh (2015), Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ, luận văn Thạc sĩ chuyên ngành quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh. 47. Tô Thanh Tùng (2014), Giám sát của Hội đồng nhân dân xã đối với chính quyền cấp xã (qua nghiên cứu thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh), luận văn Thạc sĩ chuyên ngành quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh. 48. T điển Anh - Việt, Nxb. Đồng Nai, 1990, tr.205. 117 49. Đào Trí Úc (2010), Xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền lực chính trị, đảm bảo dân chủ và kỷ luật trong hệ thống chính trị, đề tài nghiên cứu khoa học. 50. Đào Trí Úc, Võ Khánh Vinh (đồng chủ biên), (2003), Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. 51. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2015), Báo cáo tình hình thi hành Luật Đất đai và đề xuất nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai. 52. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương (2016), Báo cáo kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2015 và 06 tháng đầu năm 2016. 53. Ủy ban thường vụ Quốc hội (1999), Nghị Quyết số 228/1999/NQ- UBTVQH10 về việc đại biểu Quốc hội tiếp công dân, tiếp nhận, chuyển đơn, đôn đốc theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân. 54. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2015), Nghị quyết số 1097/2015/UBTVQH13 về việc thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 55. Văn phòng Quốc hội (2005), Quốc hội Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Tư pháp, Hà Nội. 56. Văn phòng Quốc hội – Viện chính sách công và Pháp luật (2015), Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở Việt Nam, vấn đề và giải pháp, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội. 118 57. Đinh Ngọc Vượng (2003), Một số ý kiến về giám sát tối cao của QH”, Hội thảo Giám sát quyền lực nhà nước ở Việt Nam”, Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội. 58. Trịnh Thị Xuyến (2006), Kiểm soát quyền lực nhà nước: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 59. Nguyễn Như Ý, Đại từ điển Tiếng việt, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1998, tr .904 1 PHỤ LỤC Phụ lục số 1: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN VỀ CÔNG TÁC XỬ LÝ ĐƠN THƢ KHIẾU NẠI VÀ GIÁM SÁT VIỆC XỬ LÝ ĐƠN THƢ KHIẾU NẠI CỦA CÔNG DÂN (Dành cho ĐBQH) Xin ông (bà) vui lòng dành ít thời gian cung cấp thông tin trong phiếu này để hỗ trợ chúng tôi nghiên cứu đề tài “Giám sát giải quyết khiếu nại của Đoàn Đại biểu Quốc hội – Từ thực tiễn Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương”. I. THÔNG TIN CÁ NHÂN NGƢỜI CHO Ý KIẾN 1. Đơn vị công tác:. ... 2. Chức vụ:. 3. Trình độ chuyên môn: (Vui lòng đánh dấu X vào ô được chọn) a) Đại học c) Cao học b) Cao đẳng d) Khác 3. Đại biểu Quốc hội khóa:. II. NỘI DUNG KHẢO SÁT 1. Ông (bà) đánh giá như thế nào công tác xử lý đơn thư khiếu nại của Đoàn ĐBQH? (Vui lòng đánh dấu X vào ô được chọn) a) Rất tốt c) Chưa tốt lắm b) Tốt d) Không tốt 2. Theo Ông (bà), khi ĐBQH nhận được đơn thư khiếu nại của công dân 2 gửi đến ĐBQH thì đại biểu chủ yếu xử lý theo hướng nào: a) Tự mình chuyển đến cơ quan chức năng xem xét giải quyết và trả lời cho công dân b) Chuyển về Văn phòng Đoàn ĐBQH để tham mưu xử lý và thông qua Đoàn ĐBQH để chuyển đơn và trả lời cho công dân c) Cả hai 3. Theo Ông (bà), ĐBQH trực tiếp xử lý đơn thư do công dân gửi đến đạt tỷ lệ bao nhiêu?(Vui lòng đánh dấu X vào ô được chọn) a) Dưới 30% c) T 50% đến 70% b) T 30% đến 50% d) T 70% đến 90% đ) Trên 90% e) Khác: 4. Ông (bà) nhận xét như thế nào về khả năng tham mưu, đề xuất của công chức trong lĩnh vực xử lý đơn thư khiếu nại? (Vui lòng đánh dấu X vào ô được chọn) a) Rất tốt c) Trung bình b) Tốt d) Không tốt 5. Ông (bà) nhận xét như thế nào về số lượng CBCC phụ trách lĩnh vực giám sát và xử lý đơn thư khiếu nại? (Vui lòng đánh dấu X vào ô được chọn) a) Dư c) Rất đủ B) V a đủ D) Thiếu 6. Ông (bà) nhận xét như thế nào về việc cơ quan có thẩm quyền phúc 3 đáp đơn thư khiếu nại do Đoàn ĐBQH chuyển đến? (Vui lòng đánh dấu X vào ô được chọn) a) Rất tốt c) Trung bình b) Tốt D) Không tốt 7. Theo ông (bà), đơn thư do Đoàn ĐBQH chuyển đến các cơ quan chức năng được trả lời chiếm tỷ lệ bao nhiêu ph n trăm? (Vui lòng đánh dấu X vào ô được chọn) a) Dưới 30% c) T 50% đến 70% b) T 30% đến 50% d) T 70% đến 90% đ) Trên 90% e) Khác: 8. Theo ông (bà), Đoàn ĐBQH có phải thực hiện việc đôn đốc các cơ quan chức năng trả lời đơn thư do mình chuyển đến hay không? a) có b) không (Nếu trả lời có xin trả lời tiếp câu 9) 9. Theo ông (bà) Đoàn ĐBQH phải đôn đốc các cơ quan chức năng trả lời 01 đơn thư đến Đoàn là bao nhiêu l n a) 1 l n c) 3 l n b) 2 l n d) đôn đốc nhưng không trả lời 4 Câu 10: Ông (bà) đánh giá như thế nào về hiệu quả hoạt động giám sát giải quyết khiếu nại của Đoàn ĐBQH hiện nay? a) Rất cao c) Chưa cao b) Cao d) Thấp Câu 11: Theo ông (bà), hoạt động giám sát giải quyết khiếu nại của Đoàn ĐBQH hiện nay có gặp phải khó khăn, trở ngại nào không? a) Rất nhiều c) Ít b) Nhiều d) Không có Câu 12: Theo ông (bà), địa vị pháp lý hiện nay của Đoàn ĐBQH có phải là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giám sát nói chung cũng như hoạt động giám sát giải quyết khiếu nại nói riêng của Đoàn tại địa phương hay không? a) Đúng b) Không đúng Câu 13: Theo ông (bà), trong thực tiễn hoạt động cũng như trong qui định của pháp luật thì Đoàn ĐBQH có được xác định là một chủ thể có quyền giám sát độc lập hay không? a) có c) ý kiến khác: b) không có Câu 14. Theo ông (bà), để nâng cao chất lượng xử lý đơn thư khiếu nại và giám sát công tác xử lý đơn thư khiếu nại của Đoàn ĐBQH thì c n những giải pháp nào sau đây: (có thể chọn nhiều phương án) 5 a) Nâng cao chất lượng đội ngũ tham mưu b) Qui định trách nhiệm, thời gian cũng như chế tài đối với các cơ quan chức năng trong việc trả lời đơn thư của công dân c) Nâng cao năng lực, trách nhiệm của ĐBQH d) Cung cấp đ y đủ thông tin cho ĐBQH đ) Ứng dụng CNTT trong công tác xử lý đơn thư khiếu nại e) Định kỳ 06 tháng yêu c u UBND tỉnh báo cáo tình hình xử lý đơn thư khiếu nại f) Khác:. Câu 15: Những vấn đề khác liên quan đến giám sát giải quyết khiếu nại của Đoàn ĐBQH. ..................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... Chân thành cảm ơn sự hợp tác của ông (bà)! HẾT 6 Phụ lục số 2: Kết quả tổng hợp điều tra lấy ý kiến ĐBQH TỔNG HỢP ĐIỀU TRA CÁC Ý KIẾN Số lượng phiếu: 09 Số phiếu thu về: 09 Số câu hỏi 15 Câu 1: Về đánh giá công tác xử lý đơn thư khiếu nại của Đoàn ĐBQH Rất tốt Tốt Chưa tốt lắm Không tốt 1 3 5/9 0 Câu 2: Cách thức xử lý đơn của ĐBQH: Tự mình chuyển đến cơ quan chức năng xem xét giải quyết và trả lời cho công dân Chuyển về Văn phòng Đoàn ĐBQH để tham mưu xử lý và thông qua Đoàn ĐBQH để chuyển đơn và trả lời cho công dân Cả hai 0 6 3 Câu 3: Đánh giá tỷ lệ % đạt được của ĐBQH trực tiếp xử lý đơn thư do công dân gửi đến Dưới 30% T 30% đến 50% T 50% đến 70% T 70% đến 90% Trên 90% Khác 7 0 2 0 0 0 Câu 4: Đánh giá khả năng tham mưu, đề xuất của công chức trong lĩnh vực xử lý đơn thư khiếu nại. 7 Rất tốt Tốt Trung bình Không tốt 0 3 6 0 Câu 5: Nhận xét về số lượng CBCC phụ trách lĩnh vực giám sát và xử lý đơn thư khiếu nại Dư Rất đủ V a Đủ Thiếu 0 0 2 7 Câu 6: Nhận xét về việc cơ quan có thẩm quyền phúc đáp đơn thư khiếu nại do Đoàn ĐBQH chuyển đến. Rất tốt Tốt Trung bình Không tốt 0 0 9 0 Câu 7: Đánh giá đơn thư do Đoàn ĐBQH chuyển đến các cơ quan chức năng được trả lời chiếm tỷ lệ. Dưới 30% T 30% đến 50% T 50% đến 70% T 70% đến 90% Trên 90% Khác 0 1 7 1 0 0 Câu 8: Đoàn ĐBQH có phải thực hiện việc đôn đốc các cơ quan chức năng trả lời đơn thư do mình chuyển đến hay không Có không 9 0 8 Câu 9: Thống kê số l n Đoàn ĐBQH đôn đốc các cơ quan chức năng trả lời 01 đơn thư 01 l n 02 l n 03 l n Đôn đốc nhưng không trả lời 7 1 1 0 Câu 10: Đánh giá về hiệu quả hoạt động giám sát giải quyết khiếu nại của Đoàn ĐBQH hiện nay? Rất cao Cao Chưa cao Thấp 0 2 7 0 Câu 11: Đánh giá về khó khăn, trở ngại trong hoạt động giám sát giải quyết khiếu nại của Đoàn ĐBQH hiện nay Rất nhiều Nhiều ít Không có 0 6 2 1 Câu 12: Đánh giá về địa vị pháp lý hiện nay của Đoàn ĐBQH có phải là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giám sát của Đoàn tại địa phương Đúng Không đúng 9 0 Câu 13: Đánh giá việc xác định Đoàn ĐBQH là một chủ thể có quyền giám sát độc lập Có Không có Ý kiến khác 9 0 0 9 Câu 14: Giải pháp để nâng cao chất lượng xử lý đơn thư khiếu nại và giám sát công tác xử lý đơn thư khiếu nại của Đoàn ĐBQH a) Nâng cao chất lượng đội ngũ tham mưu: 6 b) Qui định trách nhiệm, thời gian cũng như chế tài đối với các cơ quan chức năng trong việc trả lời đơn thư của công dân: 7 c) Nâng cao năng lực, trách nhiệm của ĐBQH: 5 d) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật: 1 đ) Ứng dụng CNTT trong công tác xử lý đơn thư khiếu nại: 3 e) Định kỳ 06 tháng yêu c u UBND tỉnh báo cáo tình hình xử lý đơn thư khiếu nại: 2 f) Khác: 0 Câu 15: Những vấn đề khác liên quan đến giám sát giải quyết khiếu nại của Đoàn ĐBQH. Nên chú ý xây dựng ĐBQH chuyên nghiệp và đội ngũ cán bộ tham mưu về chuyên môn sâu và chuyên trách. 10 Phục lục số 3: PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA Xin chào các chuyên gia, tôi là Nguyễn Thị Hoa Cúc, học viên lớp cao học HC20.N9 khoá 20, Học viện hành chính Quốc gia. Tôi đang nghiên cứu đề tài: “Giám sát giải quyết khiếu nại của Đoàn đại biểu Quốc hội – Từ thực tiễn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương”. Với mong muốn làm rõ một số nội dung trong đề tài, xin quí chuyên gia bớt chút thời gian giúp tôi trả lời một số câu hỏi dưới đây. Tôi rất biết ơn sự giúp đỡ của quý chuyên gia. Câu 1: Theo kết quả điều tra cho thấy, đa số đánh giá hiệu quả hoạt động giám sát giải quyết khiếu nại của Đoàn đại biểu Quốc hội hiện nay là không cao. Chuyên gia đánh giá như thế nào về kết quả này? Nguyên nhân của kết quả không cao này là do đâu? Câu 2: Hoạt động giám sát giải quyết khiếu nại của Đoàn đại biểu Quốc hội hiện nay được cho là có nhiều khó khăn, trở ngại. Chuyên gia đánh giá về nhận định này thế nào? Và theo chuyên gia đó là những khó khăn, trở ngại nào? Khó khăn nào là đáng quan tâm nhất? Câu 3: Theo kết quả điều tra thì nhiều nhận định cho rằng địa vị pháp lý hiện nay của Đoàn ĐBQH là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giám sát nói chung cũng như hoạt động giám sát giải quyết khiếu nại nói riêng của Đoàn tại địa phương hay không? Chuyên gia cho biết ý kiến của mình về vấn đề này. Câu 4: Hiện nay còn có nhiều ý kiến khác nhau về địa vị pháp lý của Đoàn ĐBQH, có ý kiến cho rằng Đoàn ĐBQH được xác định là một chủ thể có quyền giám sát độc lập là phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn hoạt động của Đoàn ĐBQH trong thời gian qua, ý khác thì cho rằng Đoàn 11 ĐBQH là một chủ thể được Luật Tổ chức Quốc hội xác định và thực tế các hoạt động của đoàn là hết sức c n thiết, nhưng tổ chức này có thẩm quyền giám sát hay không lại là một vấn đề c n cân nhắc kỹ. Xin chuyên gia cho biết ý kiến của mình về vấn đề này?Việc qui định Đoàn ĐBQH là một chủ thể có quyền giám sát độc lập thì liệu rằng có khả thi trên thực tế? Câu 5: Để nâng cao hiệu quả giám sát giải quyết khiếu nại của Đoàn đại biểu Quốc hội, theo chuyên gia vấn đề nào là đáng quan tâm nhất? 12 Phục lục số 4: Lƣợc ghi các ý kiến phỏng vấn 1. Lược ghi ý kiến phỏng vấn TS. Mai Hữu Tín, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần đầu tư U&I, Nguyên đại biểu quốc hội khóa XII, XIII, Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam khoá IV (nhiệm kỳ 2011-2014), ngày 5/4/2017 Theo tôi, cả chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động giám sát giải quyết khiếu nại của Đoàn ĐBQH hiện nay la không cao. Nguyên nhân chủ yếu là Đoàn ĐBQH chủ yếu làm công tác chuyển đơn. Các cơ quan chức năng khi buộc phải trả lời Đoàn ĐBQH cũng chủ yếu dựa trên thông tin và các kết luận mà họ đã có sẵn chứ không thật sự nghiên cứu lại hồ sơ để xem có cách giải quyết nào có lợi hơn cho người hay đơn vị khiếu nại. Về địa vị pháp lý hiện nay của Đoàn ĐBQH đúng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giám sát nói chung cũng như hoạt động giám sát giải quyết khiếu nại nói riêng của Đoàn tại địa phương. Đoàn ĐBQH không có kinh phí để thực hiện các hoạt động điều tra, xác định thông tin để đánh giá xem việc khiếu nại của người dân/ doanh nghiệp là hợp lý hay không. Tuy nhiên vẫn c n xác định Đoàn ĐBQH nên là chủ thể có quyền giám sát độc lập vì nó phù hợp với đặc thù của Quốc hội Việt Nam khi mà đa số các ĐBQH đều còn kiêm nhiệm. Có nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả giám sát giải quyết khiếu nại của Đoàn ĐBQH, tuy nhiên vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay là c n có chế tài các cơ quan chức năng trong việc trả lời các khiếu nại do Đoàn ĐBQH chuyển đến cũng như kinh phí để Đoàn ĐBQH thực hiện việc điều tra, nắm thông tin thêm của mình khi c n thiết nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cử tri. 2. Lược ghi ý kiến của TS Huỳnh Ngọc Đáng, TUV, Giám đốc Sở 13 VHTTDL, nguyên Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XII, XIII, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương, phỏng vấn ngày 16/04/2017 Nói về chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động giám sát giải quyết khiếu nại của Đoàn đại biểu Quốc hội hiện nay nhìn chung là chưa tốt, hình thức và chủ yếu là chuyển đơn thư cho chính quyền xử lý; chính quyền giải quyết đến đâu thì báo lại dân đến đó Còn về hoạt động giám sát giải quyết khiếu nại của Đoàn đại biểu Quốc hội hiện nay có gặp phải khó khăn, trở ngại nào không, theo tôi là có nhiều có nhiều khó khăn trở ngại, đó là: - Giới hạn của luật pháp chỉ trong phạm vi của tiếp nhận, chuyển đơn thư cho các cấp chính quyền, đôn đốc nếu chậm giải quyết, thông báo cho dân kết quả giải quyết.Chưa có những quy định cụ thể, thiết thực để xử lý tình huống nếu chính quyền chậm hoặc không giải quyết đơn thư của dân, xử lý đơn thư của dân không đúng pháp luật, xử lý đơn thư nhưng bị chi phối bởi các nhóm lợi ích, xử lý oan sai gây thiệt hại cho dân - Trình độ am hiểu pháp luật của ĐBQH hạn chế, dễ bằng lòng với kết quả xử lý đơn thư của chính quyền dù đúng hay chỉ đúng một phần, sai một phần hay sai hoàn toàn... - Một số đại biểu (kiêm nhiệm) xem đó là trách nhiệm của đại biểu chuyên trách; trong khi đó nhiều đại biểu chuyên trách không quan tâm sâu sắc đến nguyện vọng và lợi ich của người dân, luôn tìm cách tránh né va chạm với các cấp chính quyền để mình thuận tiện trong “phấn đấu”. Nhìn chung địa vị pháp lý của Đoàn ĐBQH và ĐBQH chưa thật xứng 14 đáng để có thể làm tốt việc giám sát. Vì vậy có thể nói địa vị pháp lý hiện nay của Đoàn ĐBQH đúng là có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giám sát nói chung cũng như hoạt động giám sát giải quyết khiếu nại nói riêng của Đoàn. Địa vị pháp lý của cả ĐBQH và Đoàn ĐBQH đều chỉ khiêm tốn, hình thức cho có. Về việc xác định Đoàn ĐBQH là một chủ thể có quyền giám sát độc lập theo tôi, tốt nhất là tăng cường vai trò, vị trí và điều kiện làm việc cũng như năng lực, phẩm chất của ĐBQH. QH các nước không tổ chức Đoàn ĐBQH như VN, họ tập trung nâng cao vị trí pháp lý của đại biểu, t đó tiếng nói của đại biểu có trọng lực. Ta làm ngược lại, lập đoàn đại biểu (thực chất là để quản lý đại biểu hơn là để nâng cao giám sát). Cuối cùng kết quả đều kém, hình thức cả. Đoàn ĐBQH được xem như một cơ quan của tỉnh thì có địa vị pháp lý gì khi phải đối mặt với những vấn đề cấp tỉnh có liên quan đến lợi ích chính đáng của người dân? Nói cách khác đại biểu QH c n có địa vị pháp lý độc lập hơn, sau lưng họ là các Ủy ban của QH, là QH chớ không phải là Đoàn ĐBQH. Có thế thì họ mới hăng hái và an tâm để giám sát có hiệu quả, đến nơi đến chốn. Như vậy để nâng cao hiệu quả giám sát giải quyết khiếu nại của Đoàn ĐBQH, theo tôi vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay là c n nâng cao năng lực và phẩm chất của đại biểu chuyên trách là chính. Trong khi địa vị pháp lý của Đoàn đang kém mà đại biểu chuyên trách của đoàn cũng kém thì không có gì đáng nói nữa, giám sát chỉ là hình thức mà thôi. Việc nâng cao hơn địa vị pháp lý của Đoàn ĐBQH nếu có thực hiện thì sẽ nâng cao đến mức nào? Một cơ quan nhà nước ở địa phương mà có vị trí pháp lý cao hơn chính quyền địa phương (mới có thể giám sát tốt) được sao? Điều đó là không thể và sẽ không bao giờ có vì nó không phù hợp với các nguyên lý xây 15 dựng hệ thống chính trị của chúng ta. Vì vậy hãy tập trung vào địa vị pháp lý của QH và ĐBQH. Phương hướng chung nhất và cũng đúng nhất sẽ là: Đại biểu Quốc hội chuyên nghiệp để có thể độc lập trong hoạt động thực hiện các chức năng và quyền hạn được QH và luật pháp giao phó. 3. Lược ghi ý kiến phỏng vấn Ths. Nguyễn Trường Nhật Phượng, Phó trưởng ban pháp chế HĐND tỉnh khóa VIII, IX, ngày 19/4/2017. Thực tế, hoạt động giám sát giải quyết khiếu nại của Đoàn đại biểu Quốc hội hiện nay chưa đạt hiệu quả cao, do có một số khó khăn, trở ngại. Theo tôi có thể kể đến: - Về cơ cấu: Đoàn ĐBQH gồm các đại biểu hoạt động kiêm nhiệm, chỉ có 01 đồng chí hoạt động chuyên trách là Phó Trưởng đoàn. Trong số các đại biểu của Đoàn có những đại biểu ở Trung ương nên khó tham gia các hoạt động giám sát của Đoàn, trong đó có giám sát giải quyết khiếu nại. - Về kỹ năng giám sát giải quyết khiếu nại: đây là hoạt động giám sát mang tính chất chuyên sâu và hết sức cụ thể, đòi hỏi phải có sự am hiểu nhất định về pháp luật khiếu nại và pháp luật chuyên ngành điều chỉnh đối với vụ việc. Chẳng hạn như phải hiểu biết về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, thẩm quyền giải quyết khiếu nại; nếu khiếu nại về đất đai thì phải có kiến thức về pháp luật đất đai t đó mới am hiểu để giám sát; việc giải quyết khiếu nại có đúng thẩm quyền hay không? Đúng trình tự thủ tục hay không? Có phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành hay không?... Trong khi đó, các đại biểu dân cử không phải ai cũng có kiến thức chuyên môn về vấn đề này. 16 - Về tính chất vụ việc: các vụ việc khiếu nại gửi đến yêu c u Đoàn ĐBQH giám sát thông thường là những vụ việc có tính chất rất phức tạp, nhiều vụ việc đã qua nhiều cấp, nhiều l n giải quyết, có vụ việc kéo dài trong nhiều năm do đó, việc tiếp cận, nghiên cứu để giám sát quá trình giải quyết là rất khó khăn. - Thời gian giám sát: các vụ việc khiếu nại có tính chất phức tạp, kéo dài nhiều năm nên khi tiến hành giám sát sẽ c n có nhiều thời gian để nghiên cứu, tiến hành giám sát. Trong khi đó, đa số đại biểu đều hoạt động kiêm nhiệm nên sẽ rất khó sắp xếp thời gian tham gia giám sát. - Về bộ phận tham mưu phục vụ cho việc giám sát giải quyết khiếu nại: hiện nay bộ phận tham mưu phục vụ này là Văn phòng Đoàn ĐBQH, biên chế ít, không có biên chế chuyên trách tham mưu cho công tác này (mỗi cán bộ chuyên viên văn phòng phải phụ trách nhiều công việc), do đó trình độ, năng lực chưa đảm bảo tham mưu tốt cho công tác này; đồng thời không có đủ thời gian để nghiên cứu, tham mưu đạt chất lượng theo yêu c u. *Khó khăn c n quan tâm nhiều nhất là: - Kỹ năng giám sát khiếu nai; - Bộ phận tham mưu giúp việc. Về địa vị pháp lý hiện nay của Đoàn ĐBQH đúng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giám sát của Đoàn, địa vị pháp lý chưa thực sự xứng với vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Đoàn, c n xác định Đoàn ĐBQH là một chủ thể có quyền giám sát độc lập và c n thiết phải tiến hành hoạt động giám sát, trong đó có giám sát khiếu nại. Bởi lẽ: - Về mặt pháp lý: Luật tổ chức Quốc hội , Luật Hoạt động giám sát của 17 Quốc hội và Hội đồng nhân dân đều có quy định về hoạt động giám sát của Đoàn ĐBQH. Do đó Đoàn ĐBQH tiến hành giám sát trong đó có giám sát khiếu nại là hoàn toàn phù hợp quy định của pháp luật. - Về tính chất của cơ quan dân cử: là cơ quan đại diện của nhân dân, có chức năng giám sát. Mà Đoàn ĐBQH thuộc cơ cấu của QH nên được thực hiện chức năng giám sát là đương nhiên, thậm chí cá nhân ĐBQH cũng có quyền giám sát, vậy tại sao Đoàn ĐBQH lại không thể có quyền giám sát độc lập? - Về sự c n thiết: Đoàn ĐBQH được thành lập ở t ng địa phương nên có điều kiện am hiểu, g n gũi, nắm tình hình thực tế. Để nâng cao hiệu quả giám sát giải quyết khiếu nại của Đoàn đại biểu Quốc hội, theo tôi c n quan tâm giải quyết 2 khó khăn lớn đó là: kỹ năng giám sát khiếu nại và tăng cường bộ phận tham mưu phục vụ cho công tác này. 4. Ghi chép phỏng vấn ông Lê Hữu Phước, TVTU, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, nguyên ĐBQH khóa XIII, ngày 19/4/2017 Đánh giá hiệu quả hoạt động giám sát giải quyết khiếu nại của Đoàn đại biểu Quốc hội hiện nay là không cao, điều đó là đúng, hoạt động giám sát chưa được tiến hành thường xuyên và còn hình thức, công tác xử lý đơn thư chủ yếu là chuyển đơn thư cho chính quyền xử lý; chưa được nghiên cứu và xem xét kỹ có nên tiến hành giám sát hay không Những khó khăn và trở ngại của Đoàn ĐBQH trong hoạt động giám sát: Thứ nhất, sự điều chỉnh của pháp luật về lĩnh vực này nhìn chung còn nhiều bất cập, có nhiều văn bản ban hành lâu nhưng vẫn chưa được sửa đổi, bổ sung nên chồng chéo và mâu thuẫn nhau, cùng một lĩnh vực nhưng qui định tản mạn ở nhiều 18 văn bản gây khó khăn trong công tác nghiên cứu và áp dụng, một số qui định còn thiếu tính khả thi trên thực tế, đơn cử thiếu chế tài đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân chậm trả lời đơn thư và không thực hiện nghiêm túc kiến nghị sau giám sát. Thứ hai, đại biểu chưa được cung cấp thông tin đ y đủ, chính xác và kịp thời trong thực hiện các cuộc giám sát, đặc biệt là thông tin giúp cho đại biểu nắm bắt các vụ việc cũng như thu thập chứng cứ trước khi tiến hành giám sát. Kinh phí cho thu thập thông tin như thẩm tra, xác minh chưa được qui định rõ, cơ chế phối hợp để đại biểu tự tiến hành giám sát cũng còn chung chung nên cũng gây khó khăn cho hoạt động giám sát của Đoàn ĐBQH. Thứ ba, ĐBQH đa số kiêm nhiệm nên ph n lớn giành thời gian cho công việc chuyên môn còn thời gian giành cho hoạt động liên quan đến đại biểu dân cử còn hạn chế nên ph n nào đã là trở ngại cho hoạt động nói chung và giám sát nói riêng. Thứ tư, kiến thức pháp luật về giải quyết khiếu nại và các văn bản có liên quan đến khiếu nại là rất nhiều và phức tạp đòi hỏi phải có sự am hiểu nhất định và thời gian nghiên cứu mà không phải đại biểu nào cũng có điều kiện tìm hiểu về lĩnh vực này. Địa vị pháp lý hiện nay của Đoàn ĐBQH được cho là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giám sát của Đoàn điều đó là đúng. Vì pháp lý của Đoàn ĐBQH còn chưa rõ ràng do mang tính đặc thù của Quốc hội Việt Nam (đa số đại biểu kiêm nhiệm không chuyên nghiệp như các nước trên thế giới) Đã được xác định là chủ thể có quyền giám sát độc lập trong qui định của pháp luật thì tốt nhất c n tăng cường địa vị pháp lý của Đoàn để thực hiện tốt các chức năng trong đó có chức giám sát của Đoàn tại địa phương. C n tập trung 19 nâng cao địa vị pháp lý của đại biểu, có như vậy địa vị pháp lý của Đoàn ĐBQH mới cao mới đảm đương vai trò và chức trách to lớn được pháp luật qui định Để nâng cao hiệu quả giám sát giải quyết khiếu nại của Đoàn đại biểu Quốc hội, vấn đề đáng quan tâm nhất, cốt lõi nhất vẫn là năng lực và phẩm chất của ĐBQH, ĐBQH có tâm và có t m thì Đoàn ĐBQH mới mạnh được và hoạt động giám sát mới tốt được. 5. Lược ghi ý kiến phỏng vấn TS. Nguyễn Quốc Cường, Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ, nguyên Phó ban KTNS – HĐND tỉnh khóa VIII, đại biểu HĐND khóa VIII, IX, ngày 20/4/2017 Theo tôi, chất lượng và hiệu quả hoạt động giám sát giải quyết khiếu nại của Đoàn ĐBQH là không cao, có 03 nguyên nhân chính dẫn đến kết quả nói trên, đó là: Thứ nhất, ĐBQH chưa quan tâm đ y đủ và làm hết trách nhiệm của mình, chưa toàn tâm toàn ý cho công tác đại biểu nói chung và công tác giám sát nói riêng, đây mới là vấn đề cốt lõi. Tất cả những lý do về thiếu thông tin, bất cập, hạn chế của hệ thống pháp, đại biểu kiêm nhiệm...không phải là nguyên nhân chính dẫn đến hoạt động giám sát đạt kết quả thấp mà chính t trách nhiệm của t ng đại biểu. Theo tôi, hệ thống pháp luật hiện nay qui định khá đ y đủ để ĐBQH, Đoàn ĐBQH tiến hành giám sát, t cơ chế cung cấp thông tin, cơ chế phối hợp, xử lý về trách nhiệm...đã được qui định rõ nhưng ta không làm. Nếu như đại biểu sử dụng quyền của mình và quyết tâm làm và theo đuổi đến cùng tất sẽ có giải pháp nhất định cho vấn đề, lúc đó đại biểu tạo được hiệu ứng lan toả, kêu gọi sự tham gia của các đại biểu khác và sự công tác của các chuyên gia 20 trong hoạt động giám sát của mình. Thứ hai, bộ máy tham mưu và phục vụ hiện nay là Văn phòng Đoàn ĐBQH còn thiếu và yếu chưa đáp ứng được yêu c u về tham mưu trong lĩnh vực giám sát nói chung và giám sát giải quyết khiếu nại nói riêng. Thứ ba, cơ chế giám sát đánh giá về trách nhiệm của đại biểu dân cử chưa hiệu quả. Người dân chỉ thấy được hoạt động của đại biểu trên diễn đàn Quốc hội khi thảo luận hoặc chất vấn còn lại thì h u như người dân không biết. Qui định việc đại biểu phải báo cáo trước cử tri về hoạt động của mình trong năm cũng chưa được thực hiện tốt, cử tri không thể đánh giá được chất lượng hoạt động và trách nhiệm trong lời hứa mà đại biểu hứa trước cử tri trong cuộc vận động b u cử. Vì vậy, không thể biết được đại biểu nào làm không tốt để nhiệm kỳ sau cử tri không b u nữa. Còn về địa vị pháp lý của Đoàn ĐBQH, theo tôi cũng không phải là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động giám sát của Đoàn nên việc xác định Đoàn ĐBQH là chủ thể có quyền giám sát độc lập là c n thiết và phù hợp với qui định pháp luật và điều kiện của Việt Nam. Do đó, muốn nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Đoàn chỉ c n chú trọng hai yếu tố đó là: nâng cao trách nhiệm của t ng ĐBQH, đại biểu hãy làm hết vai trò trách nhiệm của mình, sự dụng hết quyền năng mà pháp luật đã trao cho họ và một bộ máy tham mưu, giúp việc thật tốt./. 21 Phụ lục số 5: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN NGƢỜI DÂN VỀ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT ĐƠN, THƢ KHIẾU NẠI VÀ GIÁM SÁT GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI CỦA ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Xin ông (bà) vui lòng dành ít thời gian cung cấp một số thông tin trong phiếu này để hỗ trợ chúng tôi nghiên cứu đề tài “Giám sát giải quyết khiếu nại của Đoàn đại biểu Quốc hội – Từ thực tiễn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương”. I. THÔNG TIN CÁ NHÂN NGƢỜI CHO Ý KIẾN 1. Nghề nghiệp:. ..... 2. Nơi ở hiện nay: II. NỘI DUNG KHẢO SÁT 1. Ông (bà) nhận xét như thế nào về tinh th n trách nhiệm của Đại biểu Quốc hội trong công tác xử lý đơn thư khiếu nại của người dân? (Vui lòng đánh dấu X vào ô được chọn) a) Rất cao c) Trung bình b) Cao d) Thấp 2. Ông (bà) nhận xét như thế nào về năng lực của Đại biểu Quốc hội hiện nay? (Vui lòng đánh dấu X vào ô được chọn) a) Rất tốt c) Trung bình b) Tốt d) Không tốt 3. Ông (bà) nhận xét như thế nào công tác trả lời đơn thư khiếu nại của 22 Đoàn đại biểu Quốc hội đến người dân? (Vui lòng đánh dấu X vào ô được chọn) a) Rất tốt c) Trung bình b) Tốt d) Không tốt 4. Ông (bà) có t ng nộp đơn thư khiếu nại đến Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội không? (Vui lòng đánh dấu X vào ô được chọn) a) Có b) Không (nếu trả lời có xin trả lời tiếp câu 5) 5. Ông (bà) có hài lòng về việc Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội trả lời đơn thư cho mình hay không? (Vui lòng đánh dấu X vào ô được chọn) a) Có b) Không 6. Ông (bà) có biết về công tác giám sát giải quyết đơn thư khiếu nại của Đoàn đại biểu Quốc hội không? (Vui lòng đánh dấu X vào ô được chọn) a) Có (nếu trả lời có xin trả lời tiếp câu7) b) Không 7. Theo Ông (bà) nhận xét như thế nào về việc Đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện giám sát giải quyết đơn thư khiếu nại của người dân? (Vui lòng đánh dấu X vào ô được chọn) a) Rất tốt c) Bình thường b) Tốt d) Không tốt 8. Ông (bà) đánh giá như thế nào về số lượng mà Đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện giám sát giải quyết khiếu nại của người dân? (Vui lòng đánh dấu X 23 vào ô được chọn) a) Rất nhiều c) Bình thường b) Nhiều e) không biết d) ít 9. Theo Ông (bà) Đoàn đại biểu Quốc hội có nên tăng cường việc giám sát giải quyết khiếu nại của người dân hay không? (Vui lòng đánh dấu X vào ô được chọn) a) Nên b) không nên 10. Theo ông (bà), Đoàn đại biểu Quốc hội c n tăng số cuộc giám sát giải quyết khiếu nại của người dân trong một năm lên bao nhiêu thì tốt? a) T 2 cuộc trở lên c) Khác b) T 3 cuộc trở lên d) Tùy điều kiện mà thực hiện Chân thành cảm ơn sự hợp tác của ông (bà)! HẾT 24 Câu 1: Đánh giá về tinh th n trách nhiệm của Đại biểu Quốc hội trong công tác xử lý đơn thư khiếu nại của người dân Rất cao Cao Trung bình Thấp 0 111 9 2 Câu 2: Nhận xét về năng lực của Đại biểu Quốc hội hiện nay Rất tốt Tốt Trung bình Không tốt 12 109 1 0 Câu 3: Nhận xét về công tác trả lời đơn thư khiếu nại của ĐBQH, Đoàn đại biểu Quốc hội đến người dân Rất tốt Tốt Trung bình Không tốt 0 97 22 3 Câu 4: Ông (bà) có t ng nộp đơn thư khiếu nại đến Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội không Phụ lục số 6: Kết quả tổng hợp điều tra lấy ý kiến ngƣời dân về công tác xử lý đơn thƣ khiếu nại và giám sát việc giải quyết khiếu nại TỔNG HỢP ĐIỀU TRA CÁC Ý KIẾN Số lượng phiếu: 150 Số phiếu thu về: 122 Số câu hỏi 10 25 Có không 73 49 Câu 5: Đánh giá mức độ hài lòng về việc Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội trả lời đơn thư Có không 54 19 Câu 6: Biết về công tác giám sát giải quyết đơn thư khiếu nại của Đoàn đại biểu Quốc hội Có không 97 23 Câu 7: Nhận xét về việc Đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện giám sát giải quyết đơn thư khiếu nại của người dân Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt 0 86 11 0 Câu 8: Đánh giá về số lượng mà Đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện giám sát giải quyết khiếu nại của người dân Rất nhiều Nhiều Bình thường Ít Không biết 0 4 34 59 0 Câu 9: Việc Đoàn đại biểu Quốc hội có nên tăng cường việc giám sát giải quyết khiếu nại các vụ việc cụ thể của người dân 26 Nên Không nên 122 0 Câu 10: Số lượng c n tăng cuộc giám sát giải quyết khiếu nại các vụ việc cụ thể của người dân trong một năm T 2 cuộc trở lên T 3 cuộc trở lên Tùy điều kiện mà thực hiện khác 81 34 7 0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_giam_sat_giai_quyet_khieu_nai_cua_doan_dai_bieu_quo.pdf
Luận văn liên quan