Luận văn Hiện trạng môi trường làng nghề thêu ren An Hòa, xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam và một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Hoạt động của làng nghề đã có những tác động gây ô nhiễm môi trường cục bộ trong khu vực sản xuất của các hộ dân đặc biệt là môi trường nước. Các ao hồ trong làng đều không đủ tiêu chuẩn về nước cho sinh hoạt và nuôi trồng thuỷ sản, nước ngầm cũng đang bị ô nhiễm, một số nơi không sử dụng được do nhiễm mặn. Qua kết quả phân tích trên cho thấy nước trong các ao có hàm lượng chất hữu cơ COD cao gấp 1,34 - 1, 6 lần, BOD cao gấp 1,28 - 1, 56 lần tiêu chuẩn loại B theo QCVN 08:2008/BTNMT. Nguồn gây ô nhiễm là chất thải do hoạt động sản xuất của làng nghề thải ra là chính, cộng thêm là từ sinh hoạt và chăn nuôi của nhân dân trong làng. Sự phát triển tự phát thiếu quy hoạch bảo vệ môi trường là nguyên nhân gây nên tình trạng trên.

doc99 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3520 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hiện trạng môi trường làng nghề thêu ren An Hòa, xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam và một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vụ, được thể hiện qua bảng 4.5. BẢNG 4.5 : KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA Xà THANH HÀ QUA 3 NĂM 2006-2008 Ngành Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Giá trị (triệu đ) Cơ cấu (%) Giá trị (triệu đ) Cơ cấu (%) So với 2006 tăng (+), giảm (-) Giá trị (triệu đ) Cơ cấu (%) So với năm 2007 tăng (+), giảm (-) 1. Tổng thu nhập 78.787,38 96.884,00 + 18.096,62 103.043,83 + 6.159,83 - Công nghiệp - TTCN 36.642,38 46,51 48.823,40 50,39 + 12.181,02 53.677,93 52,09 + 4.854,53 - Thương mại - dịch vụ 16.540,00 20,99 23.453,10 24,21 + 6.913,10 27.068,40 26,27 + 3.615,30 - Nông nghiệp 25.605,00 32,50 24.607,50 25,40 -997,50 22.297,50 21,64 -2.310,00 2. Thu nhập BQ /LĐ/năm 7,73 8,53 + 0,81 8,61 + 0,07 3. Thu nhập BQ /người /năm 6,01 7,44 + 1,43 7,92 + 0,48 4. Thu nhập BQ /hộ/năm 29,61 33,84 + 4,23 33,91 + 0,07 (nguồn: phòng thống kê huyện Thanh Liêm) Qua bảng 4.5 ta thấy nghề thêu ren của xã luôn là một thế mạnh phát triển kinh tế. Năm 2008 giá trị ngành CN - TTCN của xã đạt trên 53, 67 tỷ đồng, tăng 4,85 tỞ đồng so với năm 2007. Thu nhập bình quân một lao động CN - TTCN là 8, 428 triệu động/năm. Đã giải quyết việc làm cho 6369 lao động địa phương và 3000- 4500 lao động địa phương khác. Thu nhập bình quân một hộ CN - TTCN khoảng 33, 91 triệu đồng/năm, đóng góp ngân sách Nhà nước hơn 36 triệu đồng (Báo cáo sở công nghiệp năm 2008). Ngành thương mại dịch vụ của xã trong những năm gần đây có xu hướng tăng nhanh hơn các ngành khác cả về giá trị và tỷ trọng cơ cấu kinh tế chung. Với tốc độ tăng bình quân nhiều nhất 12,5%, lao động ngành này có thu nhập bình quân cao nhất so với lao động của các ngành khác. 4.2. NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG VỀ SẢN XUẤT CỦA LÀNG NGHỀ THÊU REN AN HOÀ. 4.2.1. Lịch sử làng nghề: Nghề thêu ren truyền thống tại làng An Hoà đã có từ cách đây hơn một thế kỷ (bắt đầu từ năm 1893). Cụ Nguyễn Đình Thản phiêu bạt đến thôn Khuất Động, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây để tìm kiếm việc làm.Ở đây cụ học được nghề thêu tranh, thêu truyền thần, hoa lá, con giống. Sau đó cụ về làng trực tiếp đào tạo và dạy nghề cho một số thanh niên trong làng. Cứ như thế, cho đến nay nghề thêu trong làng đã phát triển mạnh mẽ. Đến những năm 1995 - 1998 số lao động lành nghề trong xã lên đến hơn 2.000 người. Đến nay, xã Thanh Hà đã có 2 làng được công nhận làng nghề thêu ren truyền thống là An Hoà và Hoà Ngãi, số lao động làm nghề thêu ren truyền thống trong xã đã lên đến 5.740 người, trong đó làng An Hoà đã có tới 1.500 người chiếm tỷ lệ khoảng 91% tổng số lao động trong làng. Các nghệ nhân được công nhận thuộc làng An Hoà là: cụ Nguyễn Đình Quyền (sinh năm 1919) và ông Nguyễn Tiến Lạc (sinh năm 1951). 4.2.2. Quy mô của làng nghề: 4.2.2.1. Diện tích của làng nghề thêu ren An Hoà. Thôn An Hoà có diện tích 127,28 ha, trong đó đất nông nghiệp: 85,67 ha, diện tích đất phi nông nghiệp:41,61 ha (diện tích đất ở: 15,26 ha, diện tích đất chuyên dùng: 22,54 ha ...). Cơ cấu đất của thôn An Hoà được thể hiện qua bảng 4.6: Bảng 4.6: diện tích đất theo mục đích sử dụng năm 2008 (đơn vị tính: ha) Thứ tự Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích Tổng diện tích 127,28 1 Đất nông nghiệp NNP 85,67 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 81,44 1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 4,23 2 Đất phi nông nghiệp PNN 41,61 2.1 Đất ở OTC 15,62 2.2 Đất chuyên dùng CDG 22,54 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,25 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 1,85 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 3,45 (nguồn: Thống kê năm 2008 của sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam) 4.2.2.2. Chủng loại số lượng sản phẩm của làng nghề thêu ren An Hoà. Làng nghề thêu ren An Hoà làm ra nhiều loại sản phẩm đáp ứng theo nhu cầu của thị trường, nhưng làng nghề có 3 loại sản phẩm thêu ren chủ yếu là khăn trải bàn, ga gối và túi thêu các loại. Sản lượng các sản phẩm năm 2008 đạt khoảng: Khăn trải bàn các loại: 970.000 bộ Ga gối các loại: 790.000 bộ Túi thêu các loại: 1.300.000 bộ 4.2.2.3. Số hộ và số lao động làng nghề thêu ren An Hoà. Hiện nay trong thôn có 1.654 lao động /432 hộ thì có đến 1.500 lao động tham gia vào các công đoạn của làng nghề thêu ren (chiếm 91%). Làng nghề thêu ren An Hoà không những tạo ra công ăn việc làm cho người lao động trong thôn mà còn tạo công ăn việc làm cho người lao động trong khu vực khoảng 2.000 người làm trong thời điểm nông nhàn. 4.2.2.4. Doanh thu của làng nghề: Doanh thu của làng nghề An Hoà được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.7: doanh thu từ làng nghề An Hoà qua các năm TT Loại sản phẩm Năm 2005 (Tr.đ) Năm 2006 (Tr.đ) Năm 2007 (Tr.đ) Năm 2008 (Tr.đ) 1 Khăn trải bàn các loại 5.825 5.800 6.215 7.212 2 Ga, gối các loại 4.452,6 5.585,6 5.745,8 5.850 3 Túi thêu các loại 2.974,6 2.189,9 4.589,2 5.491,5 Tổng 13.252,2 13.575,5 16.550 18.553,5 (Nguồn: phòng thống kê huyện Thanh Liêm) Năm 2006 giá trị sản xuất các mặt hành thêu ren đạt doanh thu 13, 58 tỷ đồng chiếm tỷ trọng khoảng 17,24% tổng doanh thu của xã. Năm 2007 giá trị sản xuất các mặt hành thêu ren đạt doanh thu 16, 55 tỷ đồng chiếm tỷ trọng khoảng 17,08% tổng doanh thu của xã. Năm 2008 giá trị sản xuất các mặt hành thêu ren đạt doanh thu 18, 55 tỷ đồng chiếm tỷ trọng khoảng 18% tổng doanh thu của xã. Nông nghiệp và hoạt động thương mại đóng góp khoảng hơn 1/3 tổng doanh thu của làng, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân. 4.2.3. Quy trình sản xuất: * Các công đoạn của nghề thêu ren là: Thiết kế mẫu Pha cắt vải In mẫu lên vải Gia công thêu hình May viền Hoàn tất (Giặt là) Đóng gói Chuẩn bị nguyên liệu, tạo mẫu, pha và in màu, thêu, giặt là, kiểm tra đúng gói và cuối cùng là tiêu thụ. Các công đoạn trên hiện nay đều thực hiện bằng lao động thủ công. Để tạo mẫu đảm bảo chất lượng, chỉ có một số hộ có kỹ thuật, có vốn đảm nhiệm công đoạn này và làm dịch vụ cho cả làng nghề. Khâu kiểm tra, đóng gói và tiêu thụ sản phẩm là thuộc về các doanh nghiệp (đảm nhận bao tiêu toàn bộ sản phẩm của làng nghề). * Sau khi may đường viền, hàng được chuyển sang công đoạn gia công sau (giặt là) gồm: - Nấu tẩy bằng sô đa (thời gian phụ thuộc vào loại vải để thêu ren). - Ngâm nước ô xi già công nghiệp. - Đánh ố - Giặt sạch chủ yếu bằng xà phòng - Vắt - Hồ cứng - Phơi ráo nước - Là phẳng - Gấp kỹ thuật - Đóng gói và dính nhãn mác. 4.2.4. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường làng nghề xã An Hoà. 4.2.4.1. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí: Các lò đốt hiện nay ở làng nghề là các lò nấu thủ công loại nhỏ, dung tích khoảng 150 - 500 lít và chế tạo bằng thép không gỉ. Trong quá trình sản xuất của làng nghề An Hoà có xử dụng nguồn than để tẩy chuội và sấy sản phẩm, bình quân một tháng toàn bộ làng nghề sử dụng khoảng 3.000kg than, 1.000kg củi để đốt lò. Các hệ số phát thải dùng cho than antraxit và củi được thể hiện trong bảng sau BẢNG 4.8: HỆ SỐ PHÁT THẢI KHÍ ĐỐT THAN VÀ CỦI Hệ số Đơn vị Bụi lơ lửng SO2 NOx CO VOC Than antraxit Kg/tấn nhiên liệu đốt 5A 19,5S 9,0 0,3 0,055 Củi 4,4 0,015 0,34 13,0 0,85 Ghi chú: A: độ tro của than (lấy Al = 9,4%) S: hàm lượng lưu huỳnh trong than (lấy S =0,6%) Nguồn: Asessment of sources of air, water and land pollution”, part one-Tổ chức Y tế thế giới WHO Căn cứ vào mức tiêu thụ nhiên liệu và hệ số phát thải các chất ô nhiễm trong bảng 4.8 trên, tính toán được mức độ phát thải tại bảng 4.9: BẢNG 4.9: PHÁT THẢI Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ DO HOẠT ĐỘNG ĐỐT NHIÊN LIỆU TRONG LÀNG NGHỀ (THÁNG) Danh mục Đơn vị Lượng tiêu thụ thực tế Chất ô nhiễm Tải lượng thải Than Kg 3.000 Bụi 14,10 SO2 0,35 NOx 27,00 CO 0,9 VOC 0,165 Củi 1.000 Bụi 4,400 SO2 0,015 NOx 0,34 CO 13 VOC 0,85 * Nguồn: trung tâm QT PT TN &MT (18/5/2006) Các loại khí này hầu hết chưa được xử lý, thải trực tiếp ra môi trường xung quanh gây ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động và ô nhiễm môi trường không khí khu vực. 4.2.4.2. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước: Nguồn gây ô nhiễm nước chủ yếu từ khâu tẩy, giặt nên chúng tôi chỉ đánh giá về nước thải của các cơ sở giặt là trong làng. Nước thải từ các hoạt động khác không đáng kể so với nước thải khâu giặt, tẩy nên không cần tính đến. Trong làng có khoảng 10 cơ sở giặt là, trong đó có 6 cơ sở có quy mô lớn hơn, các cơ sở còn lại có quy mô nhỏ. Lượng nước sử dụng tại các cơ sở có quy mô lớn khoảng 5 - 7 m3/ngày/cơ sở, các cơ sở nhỏ khoảng 3-5 m3/ngày/cơ sở. Vì vậy trung bình một tháng sử dụng khoảng: 1560 m3. Căn cứ vào quy trình sản xuất ta có thể tính được lượng chất gây ô nhiễm nước công đoạn gia công tẩy, giặt. Trong công đoạn này, ngoài than sử dụng để tẩy còn một số hoá chất được sử dụng như: ô xi già H2O2, sô đa Na2CO3, xà phòng và một số ít hoá chất khác như Javel, Hydrosulphite, axit sulphuric. Ngoài ra còn sử dụng tinh bột sắn để hồ cứng sản phẩm trước khi là. Với một cơ sở giặt là loại trung bình tại làng An Hoà lượng nguyên liệu sử dụng trung bình trong một tháng như sau: Ở xi già công nghiệp (H2O2) khoảng 5, 7 lít/tháng Silicat Na2SiO2 khoảng 6,1 kg/tháng Javen khoảng 7,1 kg/tháng H2SO4 khoảng 9,1 kg/tháng Na2CO3 khoảng 8,5 kg/tháng Xà phòng khoảng 30 kg /tháng Tinh bột sắn khoảng 30 - 40 kg/tháng. Các cơ sở đều không có hệ thống xử lý nước. Đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước trong làng. Trong các cơ sở thêu, nguồn phát sinh ô nhiễm là bụi khi pha vải, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng tới môi trường xung quanh không lớn. ảnh hưởng chủ yếu đến môi trường làm việc của người lao động. Các cơ sở đều không có hệ thống xử lý nước. Nước theo các ống dẫn chảy ra cống chung của làng sau đó thoát ra mương tiêu nước hoặc ao tù trong làng. Đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước trong làng. Các chất ô nhiễm chính trong nước thải của các cơ sở giặt là độ kiềm cao, hàm lượng các chất hữu cơ (do sử dụng tinh bột sắn để hồ sản phẩm), đặc biệt là nồng độ amoni rất cao do các cơ sở sử dụng nước ngầm đang bị ô nhiễm ni tơ để sản xuất. Hàm lượng COD cao hơn tiêu chuẩn loại B theo QCVN 14: 2008/BTNMT từ 1,56 - 1, 64 lần, nồng độ amoni cao gấp 1,5 – 2, 1 lần. Chảy vào mương tiêu thoát nước ngoài nước thải công nghiệp từ các cơ sở giặt là còn có nước thải sinh hoạt, chăn nuôi của các hộ dân cư trong làng. Tại mương tiêu thoát nước, nồng độ các chất dinh dưỡng cao: Amoni cao gấp gần 4 lần tiêu chuẩn thải loại B theo QCVN 14: 2008/BTNMT. Mức độ ô nhiễm chất hữu cơ là: COD cao gấp 1, 74 lần và BOD cao gấp 1, 2 lần tiêu chuẩn loại B theo tiêu chuẩn thải QCVN 14: 2008/BTNMT. Kết quả phân tích nước thải cho được thể hiện ở bảng 4.10 sau: Bảng 4.10: Kết quả phân tích nước thải làng An Hoà STT Thông số Đơn vị tính Kết quả QCVN 14: 2008/BTNMT Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 A B pH 9,15 9,09 7,55 5-9 5-9 Amoni mg/l - N 21 18,7 38,95 5 10 Nitrite mg/l - N 0,069 0,054 0,053 - - Tổng P mg/l 2,56 2,78 1,18 5 10 COD mg/l 164 156 174 50 100 BOD mg/l 60 60 90 30 50 TSS mg/l 26 39 80 50 100 H2S mg/l 0,099 0,108 0,017 1 4 Ghi chú: Mẫu 1: nước thải giặt là hộ Nguyễn Đình Trung (An Hoà, Thanh Hà) Mẫu 2: nước thải giặt là hộ bà Phạm Thị Tâm Mẫu 3: nước mương tiêu thoát nước * Nguồn: trung tâm QT PT TN &MT (18/11/2007) Nhìn vào kết quả phân tích tại bảng trên như nồng độ Amoni và BOD đều vượt so với QCVN 14: 2008/BTNMT (cột B), pH tại 2 hộ đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép. 4.3. DỰ TÍNH LƯỢNG PHÁT THẢI CHỦ YẾU CỦA LÀNG NGHỀ THÊU REN AN HÒA Hiện nay nguồn thải ra môi trường nước thải làng nghề gồm các hoạt động sản xuất làng nghề, hoạt động sinh hoạt và hoạt động sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên phát thải chính là của làng nghề thêu ren nên báo cáo chỉ đề cập đến nguồn nước thải của hoạt động sản xuất làng nghề, tại bảng 4.11. BẢNG 4.11: LƯỢNG PHÁT THẢI CỦA MỘT SỐ HỘ SẢN XUẤT STT Tên cơ sở sản xuất Loại sản phẩm Sản lượng m (tháng) Nguyên liệu sản xuất Lượng hoá chất sử dụng (kg/tháng) Lượng nước thải m3 /tháng Tổng lượng hoá chất ra môi (kg/tháng) H2O2 Silicat Na2SiO2 Javen H2SO4 Na2CO3 Silicat Na2SiO2 Javen H2O2 Silicat Na2SiO2 1 Phạm Sỹ Quảng Khăn trải bàn, khăn tay, 2344 2392 4,69 5,86 5,86 5,86 4,69 4,22 4,10 4,88 5,27 4.22 2 Lại Đăng Tùng Khăn trải bàn, ga gối, 2719 2770 5,44 6,80 8,70 8,30 5,44 4,89 4,76 7,25 7,47 4.89 3 Hoàng Đình Vinh túi thêu, khăn tay 1969 2009 3,94 4,92 6,30 5,90 3,94 3,54 3,45 5,25 5,31 3.54 4 Nguyễn Đình Yên Khăn trải bàn 2938 2997 5,88 7,34 9,40 8,90 5,88 5,29 5,14 7,83 8,01 5.29 5 Nguyễn Đình Vĩnh túi thêu, khăn tay 3219 3284 6,44 8,05 10,30 9,80 6,44 5,79 5,63 8,58 8,82 5.79 6 Nguyễn Xuân Mậu túi thêu, khăn tay 3750 3827 7,50 9,38 12,00 11,30 7,50 6,75 6,56 10,00 10,17 6.75 7 Nguyễn Thị Hựu Khăn trải bàn, khăn tay 2531 2587 5,06 6,33 8,10 7,70 5,06 4,56 4,43 6,75 6,93 4.56 8 Nguyễn Viết Dũng Khăn trải bàn, ga gối, 2625 2670 5,25 6,56 8,40 7,80 5,25 4,73 4,59 7,00 7,02 4.73 9 Nguyễn Đình Trung Khăn trải bàn, ga gối, 3313 3384 6,63 8,28 10,60 10,00 6,63 5,96 5,80 8,83 9,00 5.96 10 Phạm Thị Tâm Khăn trải bàn 3191 3259 10,21 7,98 10,32 9,50 10,21 9,19 5,58 8,60 8,55 9.19 Tổng 28599 29179 57,21 61,04 71,49 89,98 85,06 1560 54,92 50,04 74,97 76,55 (Nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường -sở TN &MT tỉnh Hà nam năm 2008) Nguồn nước phát sinh một tháng của làng nghề là 1.560 m3 /tháng, nguồn nước thải này quấn theo các chất như: lượng tinh bột còn thừa trong vải; các hoá chất tẩy trắng gồm: Silicat Na2SiO2 là 54.92 kg, Javen là 50.04kg, H2SO4 là 74.97 kg, Na2CO3 là: 76.55 kg. Nguồn nước thải này không qua xử lý mà thải thẳng ra môi trường nước ao, hồ của xã Thanh Hà làm ảnh hưởng đến xuy giảm nguồn nước mặt của xã và tác động đến các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, thiếu nước sạch, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân...,. 4.4. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ THÊU REN AN HÒA Theo kết quả đánh giá của sở khoa học công nghệ môi trường Hà Nam thì Thanh Hà là một trong những xã có mức độ ô nhiễm môi trường nặng. Để đánh giá mức độ ô nhiễm chung của toàn xã một cách khái quát nhất chúng tôi tìm hiểu vấn đề ô nhiễm ở từng thành phần: môi trường không khí, môi trường nước và môi trường đất. 4.4.1. Hiện trạng môi trường không khí 4.4.1.1. Bụi và khí độc Nhìn chung môi trường khí trong làng tương đối trong lành vì các hoạt động sản xuất thêu ren sử dụng rất ít nhiên liệu, trong công đoạn giặt là có sử dụng một ít than để nấu tẩy. Trong làng đường đã được bê tông hoá nên đã hạn chế rất nhiều lượng bụi đường. Mặt khác các phương tiện giao thông gây ô nhiễm rất ít lưu hành trên đường làng. Các kết quả đo kiểm môi trường trên các tuyến đường làng đều cho thấy chất lượng môi trường khí đạt tiêu chuẩn cho phép theo TCVN 5937 - 2005. Các loại khí độc như CO, SO2, NO2 đều không phát hiện được. Tuy nhiên tại các ao tù chứa nước thải từ các cống thoát nước sinh hoạt, nấu tẩy và chăn nuôi trong làng đổ ra còn có hiện tượng bốc mùi hôi thối do sự phân huỷ thiếu khí của các chất hữu cơ. Trong các cơ sở gia công thêu ren, nồng độ bụi cao hơn tiêu chuẩn cho phép theo TCVN 5937 - 2005 từ 1,3 - 1, 73 lần. Tuy nhiên khi Trung tâm Quan trắc phân tích TN&MT khảo sát, tại các cơ sở không làm công đoạn pha vải. Theo người sản xuất, khi pha vải lượng bụi cao hơn nhiều. Lượng bụi này ảnh hưởng chủ yếu đến người lao động vì các thợ thêu ren không có thói quen đeo khẩu trang khi làm việc. Các loại khí độc không phát sinh trong công đoạn thêu nên nồng độ khí độc là NO2, CO, H2S …, đạt tiêu chuẩn cho phép. Tại các khâu hoàn tất sản phẩm, nhìn chung chất lượng không khí đạt tiêu chuẩn cho phép theo TCVN 5937 - 2005 vì quy mô sản xuất ở đây không lớn. Trong công đoạn này sử dụng chủ yếu là nước nên bụi không phát sinh. Nồng độ các khí độc nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Chất lượng không khí được thể hiện trong bảng 4.12 sau: BẢNG 4.12: NỒNG ĐỘ BỤI VÀ KHÍ ĐỘC TẠI MỘT SỐ ĐIỂM TRONG LÀNG STT Điểm đo Kết quả (mg/m3) Bôi CO SO2 NO2 Tiếng ồn dBA Nhiệt độ (0C) §é Èm% 1 Điểm 1 0,21 KPHĐ KPHĐ KPHĐ 56,5 20,1 58 2 Điểm 2 0,23 - - - 58,1 20,2 59 3 Điểm 3 0,20 - - - 54,6 22 59 4 Điểm 4 0,22 - - - 53,4 23 58 5 Điểm 5 0,25 1,14 KPHĐ KPHĐ 65,3 25,4 77 6 Điểm 6 0,24 1,14 KPHĐ KPHĐ 64,6 26,5 79 7 Điểm 7 0,39 KPHĐ KPHĐ KPHĐ 61,5 23,1 60 8 Điểm 8 0,42 KPHĐ KPHĐ KPHĐ 62,3 23,2 61 9 Điểm 9 0,45 - - - 61,8 22,9 60 10 Điểm 10 0,52 - - - 63,5 24 61 TCVN5937- 2005 0,30 30,00 0,35 0,20 TCVN 5949 - 1998 70 Ghi chó: Điểm 1: Trước đình An Hoà Điểm 2: Cạnh chùa An Hoà Điểm 3: Đường làng Điểm 4: Đường làng Điểm 5: Hộ ô. Nguyễn Đình Trung Điểm 6: Hộ bà Phạm Thị Tâm Điểm 7: Hộ ô. Nguyễn Viết Dũng Điểm 8: Hộ ô. Phạm Sỹ Quảng Điểm 9: Hộ ô. Nguyễn Đình Yên Điểm 10: Hộ ô. Nguyễn Xuân Mậu * Nguồn: trung tâm QT PT TN &MT (18/11/2005) 4.4.1.2. Tiếng ồn: Nhìn chung tiếng ồn tại các vị trí trong làng đảm bảo tiêu chuẩn TCVN 5949 - 1998. Các hoạt động sản xuất hầu như không phát ra tiếng ồn lớn. Mặt khác mật độ xe qua lại trong làng không lớn. Kết quả đo tiếng ồn được thể hiện trong biểu 4.12 ở phần trên. 4.4.1.3. Ô nhiễm nhiệt: Tại khu vực là làm phẳng sản phẩm có hiện tượng ô nhiễm do nhiệt. Do xưởng sản xuất còn nhỏ, chế độ thông gió kém nên ở khu vực này nhiệt độ tương đối cao. Trong những ngày hè, nhiệt độ có thể lên đến 42 - 470C. Tại thời điểm khảo sát của Trung tâm Quan trắc Phân tích Tài nguyên và Môi trường, tuy nhiệt độ bên ngoài xuống đến 200C, nhưng nhiệt độ tại khu vực là sản phẩm vẫn lên đến 25 - 270C. 4.4.2. Hiện trạng môi trường nước 4.4.2.1. Nước mặt Nguồn nước mặt trong làng chủ yếu là các ao, hồ. Hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sinh hoạt của nhân dân đã ảnh hưởng nhiều đến chất lượng môi trường nước mặt tại làng An Hoà. Các ao trong làng đều là những ao tù, là nơi chứa nước thải từ hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm, sinh hoạt của nhân dân và sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Cá biệt một số ao tù còn bốc mùi hôi thối do sự phân huỷ yếm khí của các chất hữu cơ. Kết quả phân tích nước ao trong làng cho thấy đều không đạt tiêu chuẩn loại B1 theo QCVN 08:2008/BTNMT, không đủ tiêu chuẩn để cấp nước cho sinh hoạt cũng như nuôi trồng thuỷ sản. Vấn đề cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong làng gặp nhiều khó khăn do nguồn nước đang bị ô nhiễm. Kết quả phân tích cho thấy tại các ao có nhiều bèo thì nồng độ các chất dinh dưỡng giảm. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt được thể hiện ở bảng 4.13 sau: BẢNG 4.13: CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TẠI KHU VỰC THÔN AN HOÀ Đơn vị QCVN 08 -2008/BTNMT M1 M2 M3 M4 M5 B1 pH - 5,5 - 9 8,3 6,5 6,3 7,5 8,3 Ô xy hoà tan (DO) mg/l > 4 1,6 1,2 2,6 1,4 1,5 COD mg/l 30 41 48 40,2 43 45,7 BOD mg/l 15 20,6 23,4 19,2 22,3 21,4 Florua (F-) mg/l 1,5 0,02 0,5 1,02 0,03 0,97 Sắt (Fe) mg/l 1,5 2,4 4 1,4 2,1 2,6 NH+4 (tính theo N) mg/l 0,5 16,3 8 15,3 14,5 12,3 Coliform MPN/100ml 7500 5861 5433 6464 5223 5765 ( Nguồn: trung tâm QT PT TN &MT (18/11/2008) Ghi chú: M1: Cạnh đình làng Thôn An Hoà - Thanh Hà M2: ao nhà bà Hợi, An Hoà - Thanh Hà M3: ao nhà ông Phạm Văn Tạo - An Hoà - Thanh Hà M4: ao nhà ông Nguyễn Đình Trung - An Hoà - Thanh Hà M5: ao nhà ông Nguyễn Viết Dũng - An Hoà - Thanh Hà Ô nhiễm chất hữu cơ: các kết quả phân tích cho thấy nước trong ao có hàm lượng chất hữu cơ COD cao gấp 1,34 - 1, 6 lần, BOD cao gấp 1,28 - 1, 56 lần tiêu chuẩn loại B1 theo QCVN 08:2008/BTNMT. Qua khảo sát các nguồn thải vào ao hồ, chúng tôi thấy nguyên nhân chính của tình trạng trên là chất thải do hoạt động sản xuất của các hộ làm nghề, cộng thêm là chất thải từ các hoạt động sinh hoạt và chăn nuôi của nhân dân trong làng gây ra. Ô nhiễm chất dinh dưỡng: sự xuất hiện với nồng độ cao của nitơ và phốt pho làm cho nước bị phú dưỡng, các loại tảo phát triển mạnh gây nên hiện tượng nước nở hoa.Ở nhiễm các chất dinh dưỡng trong các ao hồ là do chất thải sinh hoạt, chăn nuôi. Nước mưa: Hiện nay nước mưa được ưa chuộng trong sinh hoạt hơn so với nước giếng khoan và được coi là nguồn nước sạch nhất vì hiện nay trên địa bàn chưa có nước máy để sử dụng. Nước mưa chủ yếu chỉ dùng trong nấu ăn, nước uống tuy nhiên số lượng người sử dụng nguồn nước này không nhiều. Số hộ dùng nước mưa cũng chỉ có 40% (số hộ điều tra). Nước mưa trên địa bàn được sử dụng không lớn bởi do điều kiện đất đai trật hẹp không phải hộ nào cũng có thể xây bể chứa dung tích lớn. Theo ý kiến của người dân thì chất lượng nước mưa tại địa phương đã bị ảnh hưởng do bụi từ các hoạt động sản xuất như khai thác khoáng sản, ô nhiễm bụi từ các nhà máy xi măng ..., bởi vậy nước mưa bây giờ thường có nhiều cặn đen hơn so với khoảng 10 năm trước. Các bụi khói tích tụ trên mái nhà thường cho nước những trận mưa đầu tiên có màu đen và nhiều cặn. Do đó các hộ chỉ thường sử nước mưa từ trận thứ 2 trở đi. 4.4.2.2. Nước ngầm Nguồn nước sinh hoạt chính trong làng là nước ngầm và nước mưa (trong làng chưa có nước máy). Theo phản ánh của người dân và chính quyền địa phương, nước ngầm ở tầng chứa nước pleistocen bị nhiễm mặn không thể sử dụng được, ở tầng chứa nước Holocen, một số nơi cũng bị nhiễm mặn, nước bị nhiễm bẩn do thẩm lậu nguồn nước mặt đã bị ô nhiễm trong làng. Nước ngầm ở đây có nồng độ Amoni cao hơn tiêu chuẩn nước cấp cho sinh hoạt 10, 30 lần, sau khi lọc được qua lớp cát sỏi nồng độ amoni của mẫu vẫn cao hơn tiêu chuẩn nước cấp cho sinh hoạt 5, 04 lần. Ngoài ra nước ngầm còn có dấu hiệu bị ô nhiễm kim loại nặng, có mùi tanh: hàm lượng sắt trong nước chưa lọc cao gấp gần 3 lần quy chuẩn cho phép theo QCVN 09: 2008/BTNMT. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm được thể hiện ở bảng 4.14: BẢNG 4.14: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NƯỚC NGẦM LÀNG AN HOÀ STT Thông số Đơn vị tính QCVN 09 : 2008/BTNMT Nước ngầm chưa lọc Nước ngầm đã lọc M1 M2 Trung bình M3 M4 Trung bình 1 pH 5,5 - 8,5 7,17 6,25 6,71 6,54 4,28 5,41 2 Amôni (tính theo N) mg/l 0,1 10,8 12,5 11,65 8,75 10,62 9,69 3 Nitrit (NO -2) (tính theo N) mg/l 1,0 0,21 0,15 0,18 0,11 0,05 0,08 4 Sulfat (S O42-) mg/l 400 460 430 445,00 342 238 290,00 5 Clorua (Cl -) mg/l 250 685 750 717,50 685 650 667,50 6 Sắt (Fe) mg/l 5 15,2 17,8 16,50 12,2 13,5 12,85 7 Mangan (Mn) mg/l 0,5 2,65 4,58 3,62 1,254 2,98 2,12 8 cứng (tính theo CaCO 3) mg/l 500 815 727 771 655 545 600 9 Chất rắn tổng số mg/l 1500 774 662 718,00 412 485 448,50 (Nguồn: Trung tâm QT PT TN &MT (18/11/2005) Ghi chú: - Độ sâu nước ngầm: 20 - 50m. - M1: bà Trần Thị Hợi thôn An Hoà - xã Thanh Hà - M2: ông Nguyễn Đình Trung thôn An Hoà - Thanh Hà - M3: ông Nguyễn Việt Dũng thôn An Hoà - Thanh Hà - M4: ông Nguyễn Đình Yên, An Hoà - Thanh Hà 4.4.3. Hiện trạng rác thải Rác thải đang là vấn đề lớn đối với môi trường không những ở thành thị mà còn ở cả nông thôn. Theo các tài liệu điều tra về rác thải, lượng rác thải ra môi trường tỷ lệ thuận với mức sống của người dân.Ở các nước công nghiệp phát triển, đời sống của người dân cao, lượng rác thải ra lên đến 0,7 - 0,9 kg/người /ngày. Với rác thải tại làng nghề thêu ren An Hoà, ước tính mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 400 - 500kg rác, tính trung bình mỗi người thải ra 0,2 - 0, 26 kg rác/ngày (bằng khoảng 1/2 so với lượng rác thải ra ở đô thị ở nước ta). Theo kết quả phân loại chất thải rắn của Trung tâm Quan trắc phân tích Tài nguyên và Môi trường tại làng nghề, kết quả phân loại các thành phần rác thải như sau: BẢNG 4.15: THÀNH PHẦN RÁC THẢI TẠI LÀNG AN HOÀ Thành phần rác thải Tỷ lệ % Chất hữu cơ 72,51 Cao su, nhựa 8,41 Giấy carton, giẻ vụn 8,17 Kim loại 0,78 Thuỷ tinh, gốm sứ 1,35 Gỗ, xương, vỏ ốc… 3,35 Đất, đá, vôi, vữa 5,45 (Nguồn: Trung tâm QT PT TN &MT (12/10/2007) Từ kết quả phân loại trên, lượng rác thải phát sinh là chất hữu cơ chiếm 72,51%, cao su, nhựa 8,41% vì thế nếu không có biện pháp thu gom, xử lý và tái chế tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường nước mặt, môi trường đất, môi trường không khí khu vực các làng nghề. Hiện môi trường địa phương đã có quy hoạch 360m2 đất để làm chỗ đổ rác và đầu tư 1 xe chở rác. Sau một thời gian hoạt động, công tác thu gom rác đang tạm ngừng vì không có kinh phí hoạt động cho tổ thu gom rác. Qua quan sát tôi thấy rất nhiều rác được thải xuống ao và mương tiêu thoát nước, ngay cả ao đình cũng là nơi chứa rác. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước trong làng. Trong thời gian tới khi hoạt động của tổ thu gom rác đi vào nền nếp và ý thức tự giác của nhân dân trong làng được nâng cao, số rác thải ra sẽ được vận chuyển đến bãi rác. Tuy nhiên để xây dựng một bãi rác hợp vệ sinh để tránh gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường tại nơi đổ rác thì cần sự đầu tư nhiều hơn nữa của nhân dân và chính quyền các cấp. 4.4.4. Môi trường đất Theo đánh giá của trung tâm Quan trắc Phân tích Tài nguyên và Môi trường năm 2007 thì môi trường đất của địa phương nói chung ô nhiễm nhẹ. BẢNG 4.16: PHÂN TÍCH MẪU ĐẤT TẠI KHU VỰC THÔN AN HOÀ TT Hóa chất Đơn vị M1 M2 M3 1. pHKCl - 5,2 4,05 6,2 2. Chất hữu cơ tổng số % 3 3,87 3,5 3. Nitơ tổng số (tính theo N) % 0,1 0,12 0,21 4. Photpho tổng số (tính theo P2O5) % 0,07 0,08 0,1 5. As trong đất mg/kg 4,12 3,16 5,84 (Nguồn: Trung tâm Quan trắc Phân tích Tài nguyên và Môi trường năm 2007) Như vậy vấn đề ô nhiễm môi trường của xã diễn ra chủ yếu ở môi trường nước và môi trường không khí đang có xu hướng tăng lên. Người dân nhìn nhận sự ô nhiễm môi trường chỉ bằng sự cảm nhận, bằng đánh giá trực quan của mình. Vì vậy đa số không quan tâm đến môi trường vì cảm nhận trực quan đã thành thói quen. Do người dân trên địa bàn chưa được tiếp cận với những kết quả nghiên cứu khoa học, nên sự hiểu biết về môi trường chưa thật sâu sắc. 4.5. ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA LÀNG NGHỀ ĐẾN KINH TẾ Xà HỘI, MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG Các chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất vượt quá khả năng chịu tải của môi trường làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và tác động trực tiếp tới sức khoẻ của người dân. Môi trường nước bị ô nhiễm là điều kiện lý tưởng cho các côn trùng, vi khuẩn truyền bệnh cho người và gia súc. Ngoài ra môi trường nước ô nhiễm còn tạo điều kiện phát sinh một số bệnh về đường tiêu hoá, bệnh đau mắt, bệnh phụ khoa ..., làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Ô nhiễm môi trường không khí làm cho con người dễ bị mất nước, mệt mỏi, căng thẳng thần kinh và các bệnh về hô hấp. 4.5.1. Tình hình sức khỏe cộng đồng Theo kết quả thống kê của trạm y tế xã thì tỷ lệ số lượt người đến khám mắc các loại bệnh như sau: bệnh hô hấp 60%, đau mắt 30%, ngoài da 30%, tiêu hoá 7 - 10%, bệnh đau mắt hột hầu như không còn, đau mắt thông thường thì đa số các hộ tự điều trị. Trong nhóm bệnh về hô hấp thì bệnh phế quản, viêm họng là nhiều nhất. Về mức độ mắc bệnh trong cộng đồng được thể hiện qua bảng 4.17: BẢNG 4.17: CÁC LOẠI BỆNH THƯỜNG MẮC PHẢI Bệnh % số người mắc bệnh Đau đầu 45 Hô hấp 60 Ngoài da 30 Đau mắt 30 Đau lưng 35 Tiêu hoá 10 (Nguồn: Báo cáo thống kê trạm y tế xã năm 2006) Về tình hình mắc bệnh trong cộng đồng diễn ra không giống nhau giữa các hộ và tần suất xuất hiện bệnh không giống nhau ở mỗi người nó tuỳ thuộc vào thể trạng của mỗi người. Qua bảng 4.17 ta thấy bệnh hô hấp gặp nhiều nhất trong cộng đồng, đồng thời số hộ có người mắc và tỷ lệ người mắc bệnh này cũng là cao nhất. Tiếp đến là bệnh đau đầu. Các bệnh tiêu hoá, ngoài da và đau mắt có tỷ lệ số hộ, và tỷ lệ số người mắc thấp hơn. Bệnh hô hấp có tỷ lệ người mắc nhiều nhất, và tần suất xuất hiện trên mỗi người bệnh lớn nhất. Điều này cho thấy số lần xuất hiện bệnh này ở mỗi người là ít nhất (có 60% số người bị bệnh hô hấp từ 1 - 3 lần /năm). Biểu hiện của bệnh hô hấp là các bệnh: viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn …. . Thực tế cho thấy bệnh ngoài da trên địa bàn chiếm 45% nhưng bệnh này có khả năng tái phát bệnh rất cao do điều kiện sản xuất thường phải tiếp xúc với các hoá chất tẩy, rửa. Ở các hộ có người mắc bệnh ngoài da đều nói rằng bệnh này khi đã chữa khỏi nhưng trong quá trình lao động mà không cẩn thận thì rất dễ bị lại. Đau lưng là bệnh rất phổ biến đối với lao động gia đình thêu ren, do thời gian ngồi bên khung thêu lâu và liên tục.Ở các gia đình lao động nữ thường bị nhiều hơn nam. Nguyên nhân của bệnh này là do làm việc quá sức và luôn theo một tư thế (thợ thêu ren ngồi làm việc từ 10 đến 12 tiếng). Không chỉ có mệt mỏi do đau cơ mà đau lưng mà nhiều trường hợp đã chuyển thành bệnh vôi hoá cột sống đây là bệnh rất khó chữa. Người bị bệnh này làm việc thường nhanh mỏi, hiệu quả công việc không cao. Qua nghiên cứu, ta thấy mức độ nhận thấy các loại bệnh trong cộng đồng còn rất đơn giản, chủ quan, do vậy tỷ lệ mắc bệnh cao. Đây chính là điểm cần quan tâm trong công tác y tế không chỉ ở xã Thanh Hà mà còn đối với tất cả các làng nghề trong khu vực Hà Nam. 4.5.2. Tác động tiêu cực của môi trường tới kinh tế - xã hội  Khi sản xuất của làng nghề vẫn còn ở quy mô nhỏ thì ảnh hưởng của môi trường làng nghề tới kinh tế - xã hội còn ít nhưng với xu hướng phát triển làng nghề như hiện nay thì ảnh hưởng của môi trường tới kinh tế xã hội là rất lớn. Hiện nay, song song với thu nhập của người dân trong làng nghề đang được cải thiện thì người dân đang phải gánh chịu những hậu quả của phát triển làng nghề mạnh ai đấy làm như: môi trường xung quanh ngày càng ô nhiễm, bệnh tật ngày càng nhiều kéo theo tiền chữa bệnh cũng tăng theo. Môi trường hiện nay bị ô nhiễm rất nhanh nhưng để khắc phục hậu quả thì rất tốn kém và lâu dài. Hiện nay hệ thống nước ngầm và nước mặt của làng nghề An Hoà đang bị ô nhiễm, để khắc phục lại hiện trạng ban đầu như cách đây 20 năm là gần như không thể. Vì vậy, trong tương lai khi phát triển làng nghề cần quan tâm rất nhiều đến môi trường làng nghề, như hệ thống xử lý chất thải rắn, khí thải và nước thải để hạn chế sự tác động xấu của môi trường đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế 4.5.3. Tác động đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng Sự phát triển của làng nghề bên cạnh những tác động tích cực đến kinh tế xã hội ở địa phương còn có những tác động xấu tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Nghề thêu ren ở làng An Hoà hiện nay cũng không tránh khỏi tình trạng trên, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng chưa nghiêm trọng như một số làng nghề khác như dệt nhuộm Nha Xá (Duy Tiên), Vân Tràng (Nam Trực, Nam Định) ... . Tại An Hoà, sự phát triển của nghề thêu ren đã làm thay đổi hiện trạng sử dụng đất. Nhu cầu đất cho xây dựng nhà xưởng tăng cao. Nhiều đất vườn, đất ao đã được san lấp để làm nhà, xây dựng nhà xưởng, vì vậy không gian sống của con người bị tác động mạnh. Ở nh hưởng đến môi trường: quy trình sản xuất của nghề thêu ren có 2 công đoạn: thêu ren và hoàn tất sản phẩm. Ở công đoạn thêu ảnh hưởng chủ yếu đến môi trường làm việc của người lao động. Trong các cơ sở thêu lượng bụi thường lớn hơn tiêu chuẩn môi trường từ 1,3 - 1, 73 lần (TCVN 5937 - 1995, trung bình 1h), trong khi đó người lao động lại thường không sử dụng khẩu trang khi làm việc. Tư thế làm việc không được thay đổi, luôn luôn phải tập trung cao độ vào đường chỉ mũi kim nên dễ bị mắc phải một số bệnh nghề nghiệp như viêm phế quản, viêm phổi, thoái hoá cột sống, giảm thị lực ... . Ở công đoạn hoàn tất sản phẩm, một số hoá chất đã được sử dụng để tẩy trắng sản phẩm như ôxy già, sôđa, javel, ngoài ra còn sử dụng tinh bột sắn để hồ cứng sản phẩm. Do chân, tay thường xuyên phải tiếp xúc với nước và cũng không được trang bị phòng hộ lao động nên hay bị mắc các bệnh về da như nước ăn chân, tay ... . Trong công đoạn là phẳng sản phẩm có tình trạng ô nhiễm do nhiệt, đặc biệt trong những ngày nắng nóng do xưởng sản xuất chật hẹp, không được thông gió tốt. Các cơ sở sản xuất giặt là nằm ngay trong khu dân cư, mật độ dân cư tại làng An Hoà tương đối cao, lên đến 2064 người /km2. Nước thải có lẫn hoá chất, chất hữu cơ không được xử lý trước khi chảy ra mương tiêu nước làm ô nhiễm môi trường. Cũng cần nói thêm rằng ngoài nước thải từ các cơ sở giặt là còn có chất thải sinh hoạt của nhân dân và chất thải từ hoạt động chăn nuôi trong làng. Tại làng An Hoà, cuối năm 2004 đã xảy ra dịch cúm gia cầm H5N1 ở gà làm 2 người bị chết. Chất thải không được xử lý và mật độ dân cư cao làm ô nhiễm không những nước mặt trong làng mà còn ảnh hưởng đến cả nước ngầm. Hầu hết các ao trong làng đều là những ao tù, nước bị ô nhiễm nghiêm trọng không đủ tiêu chuẩn để cấp nước phục vụ sinh hoạt của nhân dân và nuôi trồng thuỷ sản. Chất lượng nước ngầm tuy chưa có khảo sát đầy đủ của các cơ quan chức năng nhưng có thể kết luận nước ngầm cũng đang bị ô nhiễm, biểu hiện là hàm lượng amoni và các kim loại nặng như sắt, man gan đều vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Các giếng khoan ở tầng sâu theo nhân dân trong làng còn bị nhiễm mặn không thể sử dụng được. Có giếng đào cũng đã có hiện tượng bị nhiễm mặn. Do nguồn nước bị ô nhiễm, nhiều ao hồ trong làng không thể sử dụng để nuôi thả cá. Nguồn nước sạch duy nhất trong làng là nước mưa, tuy nhiên sức chứa của các bể có hạn (phần lớn là bể có dung tích <4m3) chỉ có thể cung cấp phần nào cho nhu cầu ăn uống, còn sinh hoạt chủ yếu vẫn phải sử dụng nguồn nước ngầm đang bị ô nhiễm. Biểu hiện của bệnh tật do nước bị ô nhiễm tuy chưa được thống kê, nhưng nếu không có giải pháp cung cấp nước sạch cho người dân thì đó là một nguy cơ trước mắt. 4.6. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THU NHẬP VÀ ĐỜI SỐNG CỦA LÀNG NGHỀ. Sự phát triển nghề thêu ren tại làng An Hoà nói riêng và xã Thanh Hà nói chung cùng với sự tăng trưởng của các hoạt động sản xuất nông nghiệp, thương mại dịch vụ và các nghề thủ công khác đã tạo cho xã Thanh Hà cũng như làng nghề An Hoà một bộ mặt mới. Nghề thêu ren đã thu hút tưới 91% lực lượng lao động của làng và tạo việc làm cho hàng ngàn lao động tại các địa phương khác trong những tháng nông nhàn với mức lương trung bình khoảng 650.000 đồng /người /tháng. Sản phẩm của nghề thêu ren chiếm gần 2/3 tổng doanh thu của thôn, góp phần vào nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân và ổn định trật tự xã hội ở địa phương. Các công trình công cộng phục vụ đời sống nhân dân đã được xây dựng như nhà trẻ, trạm xá, trường học được xây dựng khang trang. Tại làng An Hoà, đường làng ngõ xóm 100% được bê tông hoá, nhà mái bằng và nhà cao tầng chiếm tỷ lệ 85%, số hộ có điện thoại chiếm tỷ lệ 65%, trong làng không còn nhà tranh tre vách đất, không còn hộ đói, số hộ nghèo giảm còn 7%. Làng An Hoà đã được UBND tỉnh công nhận là làng văn hoá từ năm 1997 và liên tục giữ vững danh hiệu đó. Sự phát triển của làng nghề cũng đã mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, đó là du lịch làng nghề. Nhiều khách trong và ngoài nước đã về Thanh Hà để tham quan, chiêm ngưỡng những sản phẩm độc đáo do các nghệ nhân thêu ren làm ra và đặt hàng tại đây. Công ty Thanh Hùng ở xã Thanh Hà đã đạt giải “Quả cầu vàng” và nghệ nhân Nguyễn Thế Vũ đạt danh hiệu bàn tay vàng với sản phẩm “Tấm lụa thiên thần” tại FESTIVAL Huế năm 2004. 4.7. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP. Để làng nghề phát triển bền vững vừa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế vừa đảm bảo môi trường làng nghề xã Thanh Hà, thì vấn đề khắc phục ô nhiễm là rất cần thiết trong quá trình phát triển sản xuất. Các giải pháp khắc phục ô nhiễm có rất nhiều nhưng cần phải lựa chọn sao cho phù hợp với công nghệ sản xuất, quy mô sản xuất và điều kiện của địa phương. Tuy nhiên dù phương pháp nào đi nữa thì cũng phải đạt được mục tiêu thay đổi thành phần chất thải thành những chất ít có hại với môi trường và làm giảm số lượng chất thải vào môi trường. Với suy nghĩ trên chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp trong công tác bảo vệ môi trường làng nghề xã Thanh Hà như sau: 4.7.1. Giải pháp quản lý Nhanh trong xây dựng, ban hành và áp dụng văn bản quy phạm pháp luật về BVMT làng nghề, trong đó cần quy định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương, các hộ sản xuất. Lồng ghép BVMT làng nghề vào các quy hoạch, kế hoạch của cấp xã, cấp huyện. Có chính sách hỗ trợ tài chính đối với các bộ vệ sinh môi trường cấp thôn và trưởng thôn để động viên các cán bộ này hoạt động có hiệu quả hơn trong công tác BVMT. 4.7.2. Giải pháp quy hoạch - Quy hoạch làng nghề gắn liền sản xuất với BVMT Việc quy hoạch các cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề để di dời các cơ sở gây ô nhiễm nặng trong làng ra, đồng thời tại các khu này phải có các hệ thống xử lý nước thải, thu gom chất thải rắn ... . Có 2 loại hình quy hoạch chính là quy hoạch tập trung theo cụm công nghiệp nhỏ và quy hoạch phân tán tại chỗ: Quy hoạch tập trung theo cụm công nghiệp làng nghề cần xa khu dân cư và quy hoạch đồng bộ mặt bằng sản xuất, cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống thông tin, hệ thống thu gom và xử lý nước thải, thu gom chất thải rắn để xử lý tập trung. Quy hoạch phân tán: quy hoạch sản xuất ngay tại hộ gia đình kết hợp cải thiện điều kiện sản xuất và cải thiện vệ sinh môi trường mà không cần phải di dời, hạn chế tối đa việc cơi nới, mở rộng xưởng, xây nhà cao tầng, lưu giữ khung cảnh sản xuất, tính cổ truyền nhân văn của làng để có thể kết hợp với du lịch, loại hình này thích hợp với làng nghề cổ truyền như làng nghề thêu ren truyền thống xã Thanh Hà - huyện Thanh Liêm - tỉnh Hà Nam. Hiện nay tại làng nghề xã Thanh Hà đang được tổ chức phi Chính phủ Scode nghiên cứu chọn mô hình xử lý phân tán, tổ chức đã hỗ trợ nguồn vốn và phối hợp với các hộ gia đình xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất trước khi thải ra môi trường tiếp nhận của xã. 4.7.3. Áp dụng các công cụ quản lý BVMT làng nghề 4.7.3.1. Tăng cường hoạt động giám sát môi trường làng nghề và thực hiện kiểm soát nguồn thải - Tăng cường kiểm soát phát thải từ các nguồn thải tại làng nghề. Dựa trên định mức nước sử dụng, vật liệu cho 1 sản phẩm, để ước tính lượng ô nhiễm của một số sản phẩm, từ đó ước tính cho cả làng nghề. - Tăng cường giám sát môi trường đối với các cơ sở sản xuất phát triển mở rộng tại làng nghề, yêu cầu các cơ sở này thực hiện cam kết BVMT để đảm bảo các đầu tư này theo hướng công nghệ thân thiện với môi trường. Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định về BVMT trong cam kết BVMT của các cơ sở sản xuất trong làng nghề. - Tăng cường giám sát các cơ sở sản xuất hiện có và mới thành lập, yêu cầu các cơ sở phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung, hệ thống quản lý chất thải rắn ... . Kinh phí cho các hoạt động này có thể lấy từ ngân sách chi cho sự nghiệp môi trường của địa phương và do chủ cơ sở sản xuất đóng góp. 4.7.3..2. Triển khai áp dụng chế tài nguồn gây ô nhiễm phải trả tiền Sở TN &MT cần hướng dẫn bằng văn bản cho cấp huyện, xã lập biểu thống kê các nguồn thải và thải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải, nước thải, chất thai rắn của các cơ sở sản xuất trong làng nghề ở địa phương theo phương pháp tính trung bình lượng sản phẩm sản xuất /ngày. Từ đó tính phí BVMT cho mỗi cơ sở sản xuất. 4.7.3.3. Tăng cường áp dụng công cụ pháp luật trong BVMT làng nghề Tuyên truyền phổ biến luật BVMT, phổ biến các thể chế môi trường trong các nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng trong làng nghề để dễ dàng thi hành pháp luật. các hành vi đổ chất thải ra môi trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép, gây tác động xấu tới sức khoẻ cộng đồng và ảnh hưởng tới cây trồng vật nuôi cần xử phạt theo quy định của Nhà nước và của địa phương. 4.7.3.4. Tăng cường công cụ thông tin trong BVMT làng nghề Tăng cường thu thập thông tin, số liệu, tạo lập các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, trao đổi, chia sẻ, công bố thông tin, số liệu làng nghề. Đưa các thông tin đó vào các đề tài, dự án nghiên cứu về môi trường làng nghề. Đưa các thông tin đã có của các đề tài, dự án nghiên cứu về làng nghề lên các phương tiện truyền thông như web, đài, báo chí nhằm tránh những đầu tư trùng lặp. 4.7.4. Tăng cường nhân lực và tài chính trong BVMT làng nghề Bổ xung cơ cấu cán bộ cho các tổ chứcB, bộ phận chuyên môn có liên quan ở cấp xã và cấp thôn. Bổ xung một cán bộ chuyên trách về quản lý môi trường cấp xã và một cán bộ vệ sinh môi trường cấp thôn. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn về môi trường cho các cán bộ quản lý môi trường các cấp và các lớp tập huấn nâng cao nhận thức môi trường cho cộng đồng để có phương pháp và nội dung sát thực, phù hợp với mục tiêu tập huấn đặt ra. 4.7.5. Tăng cường, đa dạng hoá đầu tư tài chính cho BVMT làng nghề Do nguồn lực BVMT làng nghề cũng hạn chế nên cần có sự hỗ trợ ban đầu của Nhà nước để tạo sự chuyển biến về cả nhận thức và việc làm nhằm giảm tải lượng ô nhiễm của làng nghề. Trước hết cần tập trung vào: - Hỗ trợ kinh phí tạo cơ sở hạ tầng, trong đó có việc quy hoạch các khu cụm làng nghề, hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, hệ thống quản lý chất thải rắn của cụm khu làng nghề. - Xã hội hoá bảo vệ môi trường. - Hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, khuyến khích áp dụng công nghệ bảo vệ môi trường cho các mô hình trình diễn để nhân rộng mô hình. - Khuyến khích các cơ sở sản xuất xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn và quản lý môi trưòng bằng vốn vay ưu đãi. - Hỗ trợ một phần kinh phí quan trắc môi trường định kỳ hàng năm từ nguồn thu của các cơ sở sản xuất. - Xây dựng mức thuế thu nhập doanh nghiệp, mức lãi suất tín dụng ưu đãi cho các cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề có áp dụng sản xuất sạch hơn nhằm khuyến khích các doanh nghiệp như giảm thuế cho phần lợi nhuận do sản xuất sạch hơn mang lại. Nguồn đầu tư: - Từ ngân sách Nhà nước dành cho BVMT ở địa phương (1% tổng chi phí ngân sách). Xây dựng cơ chế cho phép dùng vốn sự nghiệp môi trường để hỗ trợ xử lý môi trường làng nghề theo tỷ lệ phù hợp. - Từ nguồn vốn đầu tư của chủ sản xuất. - Từ nguồn vốn ODA dành cho BVMT. - Từ quỹ BVMT Việt Nam (năm 2002 ngân sách Nhà nước cấp cho các làng nghề trong nước ban đầu 200 tỷ đồng và hàng năm bổ xung thêm 10%, đến năm 2008 là 500 tỷ đồng vốn điều lệ từ các nguồn thu nước thải, chất thải rắn ..., các nguồn tài trợ khác). (V - 12 Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008). - Từ khoản thu 50% nguồn thu phí nước thải để lại cho địa phương quản lý theo NĐ 67/2003/NĐ-CP. Cần tăng cường thu phí nước thải, thu gom vận chuyển chất thải rắn để có nguồn kinh phí cấp cho BVMT làng nghề. - Từ nguồn tài trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế cho BVMT làng nghề. 4.7.6. Cụ thể hoá các giải pháp - Nâng cao vai trò và trách nhiệm của UBND xã trong công tác bảo vệ môi trường tại địa phương. - Xây dựng hương ước làng nghề vì hương ước là công cụ quản lý môi trường hữu hiệu ở nông thôn do thích hợp với cộng đồng dân cư, về phong tục tập quán. - Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh về bảo vệ môi trường trong các làng nghề truyền thống. - Thực hiện công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp. - Thực hiện đầy đủ những biện pháp khắc phục tác động tiêu cực đến môi trường cần có kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường. Hàng năm cần bổ sung một số nguồn ngân sách cho công tác khắc phục ô nhiễm môi trường các khu vực làng nghề, giám sát theo dõi diễn biến ô nhiễm môi trường khu vực làng nghề. - Tăng cường giáo dục môi trường trong các làng nghề như giáo dục cho mọi người về ý thức bảo vệ giữ gìn môi trường chung và nhận thức được rằng môi trường làm việc và môi trường xung quanh cần được bảo vệ trước hết vì sức khỏe chính bản thân những người lao động trực tiếp sau đó đến cộng đồng dân cư. Tuyên truyền cho nhân dân ý thức bảo vệ môi trường, không xả các chất thải ra môi trường. - Hiện tại dự án Scode đã phối hợp với các hộ sản xuất làng nghề đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo nước thải ra môi trường đạt quy chuẩn cho phép theo QCVN 14: 2008/BTNMT. Về lâu dài cần có quy hoạch cụm tiểu thủ công nghiệp ở xã để di dời các cơ sở giặt là. Xây dựng hệ thống xử lý chất thải của cụm tiểu thủ công nghiệp để đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. - Khuyến khích áp dụng công nghệ mới ít chất thải, giảm thiểu mức tiêu hao nguyên nhiên liệu. Tạo điều kiện cho các chủ cơ sở sản xuất được tập huấn về công nghệ và thiết bị mới trong quy mô sản xuất vừa và nhỏ. Nâng cao hiệu suất sản xuất, giảm lượng hoá chất sử dụng, sử dụng nhiên liệu than có chứa hàm lượng lưu huỳnh thấp để giảm lượng SO2 phát sinh. PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN (1)- Hoạt động của làng nghề đã có những tác động gây ô nhiễm môi trường cục bộ trong khu vực sản xuất của các hộ dân đặc biệt là môi trường nước. Các ao hồ trong làng đều không đủ tiêu chuẩn về nước cho sinh hoạt và nuôi trồng thuỷ sản, nước ngầm cũng đang bị ô nhiễm, một số nơi không sử dụng được do nhiễm mặn. Qua kết quả phân tích trên cho thấy nước trong các ao có hàm lượng chất hữu cơ COD cao gấp 1,34 - 1, 6 lần, BOD cao gấp 1,28 - 1, 56 lần tiêu chuẩn loại B theo QCVN 08:2008/BTNMT. Nguồn gây ô nhiễm là chất thải do hoạt động sản xuất của làng nghề thải ra là chính, cộng thêm là từ sinh hoạt và chăn nuôi của nhân dân trong làng. Sự phát triển tự phát thiếu quy hoạch bảo vệ môi trường là nguyên nhân gây nên tình trạng trên. (2)- Các bệnh ốm đau trong làng nghề đang có chiều hướng tăng nhanh, các bệnh liên quan đến hô hấp, ngoài da, đau đầu ..., đang có chiều hướng tăng nhanh. Do môi trường sống đang bị ô nhiễm cả về chất lượng cũng như số lượng. (3)- Thu gom rác thải tại làng đã được triển khai, nhưng quy mô hoạt động còn hạn chế, bãi chôn lấp chất thải không đúng kỹ thuật, cũng chính là một nguồn gây ô nhiễm môi trường tại khu vực chôn lấp rác thải của xã. (4)- Công tác quản lý môi trường tại các khu vực làng nghề xã Thanh Hà nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn. Người dân tham gia sản xuất chưa có ý thức trong việc bảo vệ môi trường cho quá trình sản xuất. Kinh nghiệm về quản lý môi trường của cấp huyện, xã và một số ngành còn nhiều yếu kém, chủ quan chưa quan tâm. Chưa có nguồn kinh phí để xử lý, giải quyết ô nhiễm tại làng nghề. (5)- Công nghệ sản xuất của làng nghề xã Thanh Hà lạc hậu, thủ công. Để giảm giá thành thường nhập các nguồn nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm, những nguồn nguyên liệu này nhìn chung dễ gây ô nhiễm với môi trường. Các hoá chất: Silicat Na2SiO3, Javen, H2SO4 ..., được các hộ sản xuất sử dụng thủ công đổ thải trực tiếp ra môi trường đã làm môi trường của làng nghề bị ô nhiễm nhanh chóng và khó khắc phục. 5.2. KIẾN NGHỊ (1)- UBND tỉnh cần nhanh chóng xây dựng quy định quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh. (2)- Cần tuyên truyền giáo dục người dân trong cộng đồng tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường. Coi việc thực hiện tốt các quy định về môi trường để bảo vệ sức khoẻ cho toàn thể nhân dân và trong đó có trách nhiệm của mỗi người dân. Hướng tới xã hội hoá trong công tác bảo vệ môi trường. (3)- Cần có sự kết hợp chặt chẽ các cấp chính quyền với các đoàn thể, tổ chức xã hội để bảo vệ môi trường. Cải tiến phương pháp hoạt động để mọi người có ý thức, cùng hành động bảo vệ môi trường. Một số hình ảnh về thêu ren xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm H1: Thªu ren H2: S¶n phÈm thªu H3: Thªu ren cÇn khÐo tay vµ kiªn nhÉn H4: CÈn thËn tõng ®­êng thªu H5: Mét x­ëng thªu ren H6: C«ng ®o¹n lµ ñi s¶n phÈm H7: C«ng ®o¹n hoµn tÊt s¶n phÈm H8: Söa lçi lÇn cuèi H9: Đóng gói sản phẩm H10: Khu giặt tẩy H11: Nåi nÊu thñ c«ng H12: GiÕng « nhiÔm n­íc t¹i lµng nghÒ H13: Ao tï n­íc ®äng t¹i lµng nghÒ H14: B·i r¸c th¶i cña lµng nghÒ TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Chi cục bảo vệ môi trường (2008), “Chỉ thị động lực về môi trường làng nghề năm 2008”, sở TN &MT tỉnh Hà Nam, 2008. 2. Phòng QL CNDD và TTCN (2008), “Báo cáo thực trạng làng nghề và nghề ở tỉnh Hà Nam năm 2008”, Sở công nghiệp Hà Nam, 2008. 3. Chi cục bảo vệ môi trường (2008), “xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Nam năm 2008”, Sở TN &MT tỉnh Hà Nam, 2008. 4. Đặng Kim Chi (2002), “Làng nghề Việt Nam và môi trường”, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2002. 5. Luật bảo vệ môi trường năm 1993. 6. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVII. 7. Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hà Nam, “Báo cáo Rà soát điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Nam đến 2010”, sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hà Nam, 2005 8. Phòng ngành nghề nông thôn và tiêu thụ nông sản (2006), “Để án phát triển làng nghề tỉnh Hà Nam năm 2006 – 2010”, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam, 2006. 9. Bộ môn Kinh tế và Quản lý Môi trường (1998), “bài giảng kinh tế Môi trường”. trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội - 1998. 10. Sở Tài Nguyên và Môi trường (2009), “Thống kê đất đai tỉnh Hà Nam năm 2008”, UBND tỉnh Hà Nam năm 2009. 11. Cục Thống kê tỉnh Hà Nam (2007), “Niên giám thống kê Hà Nam năm 2006”, UBND tỉnh Hà Nam năm 2007. 12. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ năm 2008”, UBND tỉnh Hà Nam, 2008. 14. Phạm Ngọc Đăng (2006), “Tài liệu hướng dẫn phương pháp xác định các nguồn thải ô nhiễm không khí”. 15. Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008. 16. Dự án xây dựng mô hình phát triển nông thôn mới xã Thanh Hà - huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam 17. Dự án quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Hà Nam đến năm 2010 cúa sở NN &PTNN tỉnh Hà Nam. 18. Đề tài mang mã số KC.09.08: “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở làng nghề Việt Nam” của tác giả PGS -TS. Đặng Kim Chi năm 2008 19. Các tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam: * TCVN 5937-2005: chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh. * QCVN 08:2008/BTNMT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt * QCVN 09 : 2008/BTNMT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ngầm. * QCVN 14: 2008/BTNMT:- quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. II. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI: 20. Asessment of sources of air, water and land pollution, part one-Tổ chức Y tế thế giới WHO TÀI LIỆU TỪ INTERNET 21. 22. 23.Ởmod=viewcontent&id_content=979&id_item=33&id_group=5 24. 25.Ởoption=com_langnghe&view=villages&task=viewdetail&cid=124&Itemid=45 26.Ởportalid=1&tabid=359&itemid=197 27.Ởportalid=1&tabid=359&itemid=339

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochien_trang_moi_truong_lang_nghe_theu_ren_hoa_an_4565.doc
Luận văn liên quan