Luận văn Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty Xuất Nhập khẩu tỉnh Thái Bình

Hàng may mặc đang và sẽ tiếp tục trong thời gian tới là mũi nhọn của ngành xuất nhập khẩu nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Trong điều kiện môi trường cạnh tranh quốc tế vô cùng gay gắt như hiện nay với rất nhiều những đối thủ khác hoạt động trong lĩnh vực này như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladet. thì việc tìm ra một hướng đi đúng đắn để nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như tăng giá trị gia tăng trong ngành xuất khẩu hàng may mặc để từ đó tạo dựng được vị thế vững chắc trên thương trường quốc tế là vô cùng cấp thiết. Để làm được điều đó, bên cạnh sự quản lí vĩ mô và các cơ chế chính sách hợp lý của Nhà nước thì sự hiệu quả và phát triển của mỗi công ty xuất nhập khẩu hàng may mắc trên toàn quốc chính là yếu tố quyết định kéo theo sự phát triển của cả hệ thống

pdf28 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4250 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty Xuất Nhập khẩu tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty XNK tỉnh Thái Bình Trần Quỳnh Vân –Nga 1 – KTĐN – K47 1 Luận văn Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty Xuất Nhập khẩu tỉnh Thái Bình Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty XNK tỉnh Thái Bình Trần Quỳnh Vân –Nga 1 – KTĐN – K47 2 DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ  Bảng biểu - Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty XNK tỉnh Thái Bình năm 2009,2010 và 3 tháng đầu năm 2011 - Bảng 2: Kim ngạch XNK của công ty XNK tỉnh Thái Bình năm 2009 – 2010 - Bảng 3: Cơ cấu xuất khẩu hàng may mặc theo thị trường chủ yếu năm 2009 – 2010 - Bảng 4: Tổng trị giá XK hàng may mặc năm 2009, 2010 và 5 tháng đầu năm 2011  Hình vẽ - Hình 1: Cơ cầu tổ chức công ty - Hình 2: Một số sản phẩm của công ty - Hình 3: Tỷ trọng hàng may mặc trong kim ngạch XK Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty XNK tỉnh Thái Bình Trần Quỳnh Vân –Nga 1 – KTĐN – K47 3 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa đời sống kinh tế đang trở thành một tất yếu đối với mọi quốc gia trên thế giới. Trong điều kiện tiến bộ khoa học công nghệ diễn ra liên tục và trình độ phân công lao động ngày càng sâu sắc, không thể có một nước phát triển bình thường mà không cần sự giao lưu, phân công hợp tác quốc tế. Việt Nam cũng không là một ngoại lệ, đặc biệt từ sau khi nước ta trở thành thành viên chính thức của WTO, chúng ta đã thực sự bước vào một sân chơi rộng lớn với nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Một trong những biện pháp để thúc đẩy nển kinh tế đất nước phát triển nhanh, mạnh, bền vững, tăng nhanh tốc độ hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới là việc đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. Tăng cường xuất khẩu, đặc biệt là đối với sản phẩn mà Việt Nam có lợi thế so sánh như hàng may mặc, đang trở thành vấn đề trung tâm, mang tầm chiến lược để phát triển kinh tế đất nước. Xuất phát từ thực tế trên, em đã chọn đề tài nghiên cứu của mình là “Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty Xuất Nhập khẩu tỉnh Thái Bình”. Báo cáo của em tập trung nghiên cứu các nội dung sau: Chương 1: Tổng quan về công ty Xuất Nhập khẩu tỉnh Thái Bình Chương 2: Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty Để có thể hoàn thành bản báo cáo, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo và bộ phận xuất nhập khẩu thuộc phòng Kế hoạch Nghiệp vụ - Tiếp thị của công ty. Do thời gian nghiên cứu chưa dài và trình độ của bản thân còn hạn chế, em mong nhận được sự nhận xét và giúp đỡ của cô giáo. Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty XNK tỉnh Thái Bình Trần Quỳnh Vân –Nga 1 – KTĐN – K47 4 Em xin chân thành cảm ơn cô. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TỈNH THÁI BÌNH I/Giới thiệu chung 1.Quá trình hình thành và phát triển Năm 1960, Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu, tiền thân của ngành Ngoại thương Thái Bình (nay là Công ty Xuất Nhấp khẩu tỉnh Thái Bình) được thành lập. Đây là đơn vị đầu tiên, duy nhất tổ chức thu mua và kinh doanh hàng xuất khẩu trong tỉnh trong suốt thời kì nhà nước thực hiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, đến nay trong tỉnh đã có hàng trăm doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp; song doanh nghiệp xuất khẩu ấy, nay là công ty Xuất Nhập khẩu tỉnh Thái Bình vẫn là một doanh nghiệp “đầu tàu” trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, với kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh. Với bề dày truyền thống và sự năng động sáng tạo; đội ngũ lãnh đạo cùng tập thể cán bộ công nhân viên công ty Xuất Nhập khẩu tỉnh Thái Bình đã vượt qua những khó khăn, thử thách, phát huy và khai thác tốt những tiềm năng, lợi thế của địa phương, mạnh dạn chuyển hướng sản xuất kinh doanh, tập trung đầu tư cho sản xuất tạo ra nguồn hàng xuất khẩu tại chỗ ổn định. Các sản phẩm kinh doanh và xuất khẩu chủ lực hiện nay của Công ty như: hàng may mặc, hàng nông sản thực phẩm, lương thực, thủ công mỹ nghệ… đều là những hàng hóa chủ yếu sản xuất tại địa phương. Năm 1996, kim ngạch hàng xuất khẩu sản xuất tại địa phương chỉ chiếm 6,5% tổng kim ngạch xuất khẩu; thì năm 2002 con số đó đã tăng lên trên 90%. Với nguồn vốn trên 40 tỷ đồng; 30.000 m2 nhà xưởng sản xuất và 60.000 m2 đất phục vụ sản xuất Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty XNK tỉnh Thái Bình Trần Quỳnh Vân –Nga 1 – KTĐN – K47 5 kinh doanh; công ty Xuất Nhập khẩu tỉnh Thái Bình đã vững vàng vượt qua được khó khăn để phát triển đi lên. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và lợi nhuận của Công ty năm sau cao hơn năm trước. Bình quân 5 năm (1991- 1995) kim ngạch xuất khẩu là 11.06 triệu USD, thì bình quân 5 năm (1996- 2000) kim ngạch xuất khẩu tăng lên 17,35 triệu USD. Năm 2005 tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty đạt hơn 62 triệu USD, đời sống người lao động được đảm bảo, uy tín của Công ty trên thương trường ngày càng được củng cố, quan hệ kinh doanh ngày càng mở rộng trong và ngoài nước. Song song với việc đầy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác cổ phần hóa, chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý của toàn Công ty. Theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tưởng Chính phủ tại công văn số 5250/VPCP-ĐMDN ngày 16/09/2005 của Văn phòng Chính phủ và Quyết định số 3671/QĐ- UBND ngày 01/12/2005 của UBND tỉnh Thái Bình đã có quyết định cho phép Công ty được tổ chức quản lý theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, trong đó công ty Xuất Nhập khẩu tỉnh Thái Bình – Công ty mẹ là công ty Nhà nước. Sau nhiều năm tích lũy kinh nghiệm, xây dựng và trưởng thành với hệ thống cơ sở vật tương đối hoàn chỉnh, đội ngũ cán bộ quản lý được rèn luyện qua nhiều thử thách, tay nghề công nhân ngày càng được nâng cao đã giúp cho Công ty có chỗ đứng chắc chắn trên thị trường. 2.Cơ cấu tổ chức của Công ty 2.1. Tên công ty : Công ty xuất nhập khẩu tỉnh Thái Bình 2.2.Tên giao dịch quốc tế: The union of Thaibinh import – exportcompanies 2.3. Trụ sở chính: Số 1- Hai Bà Trưng – Thành phố Thái Bình Điện thoại: (0363) 731 722 Fax: (0363) 731 312 Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty XNK tỉnh Thái Bình Trần Quỳnh Vân –Nga 1 – KTĐN – K47 6 Email: unimextb@hn.vnn.vn Website: unimextb.com 2.4. Cơ cấu tổ chức của công ty gồm: 2.4.1. Các đơn vị trực thuộc  Xí nghiệp nay XK Phú Xuân: XÍ NGHIỆP MAY XUẤT KHẨU PHÚ XUÂN PHÚ XUÂN EXPORT GARMENT FACTORY Phố Trần Thái Tông – Khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh Thành phố Thái Bình – tỉnh Thái Bình Điện thoại: (0363) 844111 Fax: (0363) 844530  Đại diện tại Hà Nội: Số 14 Lê Ngọc Hân – Quận Hai Bà Trưng – Thành phố Hà Nội Điện thoại : (043) 9784086 Fax: (043) 9784720  Đại diện tại TP Hồ Chí Minh: Số 33 Trịnh Văn Cấn – Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại: (08) 8251513 Fax: (08) 8251514  Chi nhánh công ty XNK tỉnh Thái Bình tại Hải Phòng Số 226 Lê Lai – Quận Ngô Quyền – Thành phố Hải Phòng (Khu kho Thái Bình) Điện thoại: (0313) 768646 Fax: (0313) 831857 2.4.2.Các công ty con  Công ty cổ phần may XK Việt Thái  Công ty cổ phần may Việt Hưng  Công ty cổ phần XNK hàng Thủ công mỹ nghệ  Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư Thái Bình 2.4.3.Các công ty liên kết  Công ty cổ phần may XK Việt Hồng  Công ty cổ phần lương thực Thái Bình Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty XNK tỉnh Thái Bình Trần Quỳnh Vân –Nga 1 – KTĐN – K47 7  Công ty liên doanh Bình Giang 2.5. Bộ máy quản lý của công ty: Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có một cơ cấu quản lý phù hợp với điều kiện và đặc điểm riêng của mình. Là một công ty chưa cổ phần hóa, công ty XNK tỉnh Thái Bình đã sắp xếp bộ máy sản xuất với các phòng ban và xưởng sản xuất như sau: Hình 1: Cơ cấu tổ chức công ty XNK tỉnh Thái Bình Qua sơ đồ, có thể thấy quản lí doanh nghiệp theo kiểu chức năng. Cơ cấu tổ chức này giúp các cấp quản trị điều hành công tác sự vụ, tạo điều kiện sử dụng kiến thức chuyên môn và dễ tìm các nhà quản lí. Nhiệm vụ cụ thể của các cấp, các phòng ban như sau: 1.Giám đốc: Là người đứng đầu công ty đại diện theo pháp luật, là người quản lí điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lí trong công ty, bảo vệ quyền lợi của cán bộ công nhân viên, quyết định lương thưởng và phụ trách chung về các vấn đề tài chính đối nội, đối ngoại. Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty XNK tỉnh Thái Bình Trần Quỳnh Vân –Nga 1 – KTĐN – K47 8 2.Phó giám đốc: Là người quản lí các công việc tại công ty, thay thế giám đốc điều hành mọi công việc khi giám đốc đi vắng và chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được giao. Cụ thể là những việc như: nghiên cứu và thực hiện các chủ trương và biện pháp kĩ thuật ngắn hạn, dài hạn, áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến trong thiết kế, chế tạo sản phẩm đưa công nghệ vào sản xuất, tổ chức và quản lí… 3.Phòng tổ chức hành chính: Quản lí và tổ chức điều hành công việc của phòng tổ chức hành chính để hoàn thành các nhiệm vụ của phòng tham mưu cho ban Giám đốc trong các lĩnh vực tổ chức tuyển dụng cán bộ, chế độ chính sách, tiền lương đối với người lao động... 4.Phòng kế hoạch nghiệp vụ - tiếp thị: Làm các thủ tục về xuất nhập khẩu hàng hóa, khảo sát thông tin về thị trường trong và ngoài nước, xây dựng kế hoạch tiếp thị, tiếp nhận xem xét đáp ứng các yêu cầu và giải quyết mọi khiếu nại của khách hàng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa. 5.Phòng kế toán tài vụ: Có trách nhiệm giám sát kiếm tra hoạt động tài chính, tài sản của Công ty. Đồng thời quản lý, ghi chép, theo dõi, tính toán, phản ánh kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực hiện chi trả lương cho cán bộ công nhân viên. Như vậy, có thể nói bộ máy quản lí của công ty tương đối gọn nhẹ, chi phí quản lí ổn định và chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng chi phí công ty. Đây cũng là một trong những yếu tố giúp công ty duy trì mức lợi nhuận khá cao hàng năm. Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty XNK tỉnh Thái Bình Trần Quỳnh Vân –Nga 1 – KTĐN – K47 9 II. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây 1.Ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty - Sản xuất: Hàng may mặc có công suất 5 triệu sản phẩm/ năm, hàng nông sản thực phẩm, lương thực, các loại thuốc chữa bệnh cho tằm, hàng thủ công mĩ nghệ… - Xuất khẩu: Các sản phẩm may mặc, lương thực, các loại hàng rau quả và nông sản chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ… - Đào tạo: Công nhân may công nghiệp, đào tạo nghề phục vụ xuất khẩu lao động. - Nhập khẩu: các loại máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, nguyên phụ liệu ngành may, các loại hàng hóa phục vụ đời sống nhân dân 2.Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Bảng1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty XNK tỉnh Thái Bình năm 2009, 2010 và 3 tháng đầu năm 2011 (Đơn vị VNĐ) STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 3 tháng đầu năm 2011 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 35 454 502 332 69 923 298 377 23 272 939 402 2 Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV 35 454 502 332 69 923 298 377 23 272 939 402 3 Giá vốn hàng bán 33 160 618 514 62 718 979 639 21584 626 960 4 Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 2 293 883 818 7 204 318 738 2 938 591 101 Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty XNK tỉnh Thái Bình Trần Quỳnh Vân –Nga 1 – KTĐN – K47 10 5 Doanh thu hoạt động tài chính 2 790 913 861 1 953 857 897 247 044 440 6 Chí phí tài chính 161 259 451 829 400 126 511 854 122 7 Chi phí bán hàng 845 411 365 2 734 811 807 536 048 110 8 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3 728 408 125 5 165 956 429 857 963 871 9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 349 718 738 428 008 273 29 490 779 10 Thu nhập khác 749 647 017 700 716 835 6 098 221 11 Chi phí khác 1 070 698 268 1 071 093 398 12 Lợi nhuận khác -321 051 251 -370 376 563 6 098 221 13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 28 667 487 57 631 710 35 589 000 14 Chi phí thuế TNDN hiện hành 7 166 871 14 407 927 8 897 250 15 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0 0 0 16 Lợi nhuận sau thuế TNDN 21 500 616 43 223 783 26 691 750 ( Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2009, 2010- Phòng Kế toán) Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty XNK tỉnh Thái Bình Trần Quỳnh Vân –Nga 1 – KTĐN – K47 11 Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm gần đây khá cao: Tổng doanh thu năm 2010 so với 2009 đã tăng 201% Thực tế cho thấy nền kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, đó cũng là yếu tố làm cho lĩnh vực xuất nhập khẩu của thế giới và của Việt Nam tăng lên đáng kể. Và hoạt động xuất nhập khẩu của công ty XNK tỉnh Thái Bình cũng không nằm ngoài ảnh hưởng đó. Cùng với hướng chỉ đạo đúng đắn của ban lãnh đạo công ty và sự tận tụy trong công việc của đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty, họ đã và đang không ngừng từng bước đưa công ty gặt hái được những thành công mới trong lĩnh vực xuất khẩu. Hoạt động chính đem lại lợi nhuận cho công ty là xuất khẩu hàng may mặc đã có những dấu hiệu chuyển biến tích cực, lợi nhuận mà công ty đạt được ngày càng tăng lên không ngừng, là do uy tín và chất lượng của sản phẩm và lượng nhu cầu lớn ở các thị trường lớn như Mỹ, EU – những thị trường đầy tiềm năng đối với công ty XNK tỉnh Thái Bình. Tuy nhiên, với sự biến động giá cả không ngừng, nền kinh tế thế giới vẫn chưa hoàn toàn ổn định đã làm cho giá cả các mặt hàng đồng loạt tăng cao làm chi phí sản xuất tăng gây ra nhiều khó khăn cho công ty. Bảng 2: Kim ngạch XNK của công ty XNK tỉnh Thái Bình năm 2009, 2010 (Đơn vị USD) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Tỉ lệ % ( 09 so với 10) Xuất khẩu 12,164,770.15 8,874,340.10 73,0 Nhập khẩu 7,323,627.51 5,640,091.36 77,0 Tổng KN 19,488,397.66 14,514,431.45 74,5 ( Báo cáo kim ngạch XNK 2009-2010 - Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ) Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty XNK tỉnh Thái Bình Trần Quỳnh Vân –Nga 1 – KTĐN – K47 12 Trong điều kiện đó, công ty đã nỗ lực tăng cường các hoạt động quản lí sản xuất, thay đổi mẫu mã hàng hóa, tìm hiểu thâm nhập mở rộng thị trường, cho thuê nhà xưởng... để tăng thu nhập, đảm bảo duy trì tiền lương cho sinh hoạt của công nhân, vì vậy, việc trong cả 2 năm đều kinh doanh có lãi và lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2010 tăng 201 % so với năm 2009 thực sự đã là một thành tích tốt, kết quả của những cố gắng to lớn của Ban giám đốc cũng như toàn thể CNCNVC trong công ty. Đến đầu năm 2010, mặc dù nền kinh tế thế giới và trong nước đang dần hồi phục, nhưng cũng chưa có những dấu hiệu đáng mừng trở lại, cùng với việc trong thời gian qua, công ty đã kịp thời thích ứng, mở rộng hoạt động XNK sang các thị trường khác ít bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng hơn nhằm hạn chế sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong điều kiện các thị trường lớn còn gặp khó khăn, nhờ đó, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty đã dần được nâng cao. Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty XNK tỉnh Thái Bình Trần Quỳnh Vân –Nga 1 – KTĐN – K47 13 CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY XNK TỈNH THÁI BÌNH I.Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty 1.Mặt hàng xuất khẩu Một số sản phẩm của công ty Áo khoác Áo dán Áo khoác Quần thể thao Áo gió Áo khoác Bộ quần áo thể thao Hình 2: Một số sản phẩm của công ty Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty XNK tỉnh Thái Bình Trần Quỳnh Vân –Nga 1 – KTĐN – K47 14 Sản phẩm của công ty xuất khẩu đi nhiều nước với nhiều khách hàng khác nhau nên rất đa dạng về mẫu mã và chủng loại đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng khó tình như : Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc... Áo khoác thời trang chủ yếu xuất vào thị trường Mỹ, EU, các đường dán công nghệ cao, vải tráng nhựa với kiểu dáng đẹp, chịu được ở nhiệt độ thấp, không bị thấm ướt khi trời mưa. Quần áo thể thao chủ yếu dùng trong đua xe mô tô chịu được độ mài mòn cao xuất sang các thị trường: Đức, Hà Lan, Hàn Quốc... . Đặc biệt quần áo thời trang dùng trong leo núi, trượt tuyết xuất sang thị trường Mỹ loại sản phẩm này đòi hỏi công nghệ dán cao, được may nhiều lớp bảo vệ cho người mặc không bị lạnh khi nhiệt độ xuống thấp. Ngoài ra công ty còn có các sản phẩm như: Quần áo săn bắn, quần áo trẻ em và quần sooc nam xuất sang thị trường Mỹ, Đức, Nhật Bản... Công ty chủ yếu gia công cho các hãng nổi tiếng như : GAP, NIKE, COLUMBIA... được khách hàng đánh giá cao về chất lượng sản phẩm nên công ty luôn kí được những đơn hàng với số lượng lớn. 2.Kim ngạch XK hàng may mặc trong tổng kim ngạch XK Trong tổng số các loại sản phẩm XK của công ty XNK tỉnh Thái Bình, hàng may mặc chiếm đa số (trên 90%), cả dưới hình thức XK trực tiếp hay XK ủy thác. Cụ thể tỉ trọng XK hàng may mặc so với tổng kim ngạch XK năm 2009 lên tới 99%, năm 2010 là 96% và 3 tháng đầu năm 2011 đạt 85% Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty XNK tỉnh Thái Bình Trần Quỳnh Vân –Nga 1 – KTĐN – K47 15 Hình 3: Tỉ trọng hàng may mặc trong kim ngạch XK Từ đó có thể thấy được vai trò quyết định của hoạt động XK hàng may mặc – là nguồn đem lại doanh thu lớn nhất – đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Điều này đã cụ thể hóa nguyên nhân mà doanh thu của công ty tăng nhẹ trong 2 năm 2009 và 2010, khi mà thị trường XK của cả nước nói chung đã có thay đổi theo chiều hướng tăng lên nhưng vẫn ở một mức còn hạn chế. Hoạt động XK của công ty cầm chừng tại mức duy trì thực hiện nốt những đơn đặt hàng từ trước đó, và nhận thêm một số ít các đơn hàng gia công nhỏ lẻ. Các mặt hàng may mặc XK chủ yếu bao gồm: quần, áo jacket, bộ thể thao, áo sơ mi,…, được thực hiện trên nhiều chất liệu vải đa dạng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Sau mỗi đợt xuất hàng, Công ty đều thống kê đầy đủ số lượng từng mặt hàng XK trên mỗi thị trường để từ đó nắm bắt được tốt hơn thị hiếu của khách hàng. 0.00 5,000,000.00 10,000,000.00 15,000,000.00 20,000,000.00 25,000,000.00 30,000,000.00 Hàng may mặc XK trực tiếp Mây tre, đệm cói, lá, thực phẩm Hàng may mặc XK ủy thác XK ủy thác gạo qua Vinafood 2 Tỉ trọng hàng may mặc trong kim ngạch XK Năm 2007 Năm 2008 5 tháng đâù năm 09 Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty XNK tỉnh Thái Bình Trần Quỳnh Vân –Nga 1 – KTĐN – K47 16 Không ngừng đổi mới trang thiết bị, dây chuyền công nghệ kỹ thuật, Công ty đã ngày một nâng cao chất lượng, hạ giá thành, đa dạng hóa các sản phẩm may mặc. Đặc biệt đối với mặt hàng áo sơ mi mà công ty cung cấp đã có mặt và đứng vững trên thị trường EU, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… 3.Tỷ trọng các thị trường xuất khẩu chủ yếu Thâm nhập và tìm kiếm thị trường là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Trong những năm gần đây, đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường cho hàng may mặc là một trong những yếu tố cần thiết đặt ra cho Công ty XNK tỉnh Thái Bình. Đến nay công ty đã có quan hệ buôn bán với hơn 50 nước trên thế giới, giá trị XK hàng may mặc tăng dần qua các năm. Bảng3 : Cơ cấu xuất khẩu hàng may mặc theo thị trường chủ yếu năm 2009 - 2010 (%) Nước Năm 2009 Năm 2010 Mỹ 53,2 45,4 EU 39,3 35,9 Canada 4,3 14,9 Hàn Quốc+Đài Loan+ Hong Kong 0,4 0,6 Nhật Bản 0,3 0,9 Úc+New Zealand 1,3 1,9 Khác 1,2 0,4 ( Theo Báo cáo kim ngạch XNK năm 2009 – 2010) Qua bảng số liệu trên, có thể thấy Mỹ là thị trường XK hàng may mặc lớn nhất của công ty. Từ năm 1998, quy mô XK hàng may mặc của công ty ở thị trường này đã liên tục mở rộng và tăng lên với tốc độ nhanh chóng, và trong khoảng 4 năm gần đây, Mỹ đã thay thế EU là thị trường XK chiếm tỷ Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty XNK tỉnh Thái Bình Trần Quỳnh Vân –Nga 1 – KTĐN – K47 17 trọng cao nhất. Đây là thị trường có nhu cầu tiêu thụ hàng may mặc lớn nhất thế giới, dân số đông, mức tiêu thụ gấp rưỡi EU. Từ sau khi bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ, bãi bỏ cấm vận và đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO (được hưởng GSP và MFN) thì hoạt động XK hàng may mặc của công ty trên thị trường này liên tục gặt hái được những thành tựu to lớn. Đến đầu năm 2011, nền kinh tế Mỹ đang dần được cải thiện và có dấu hiệu phát triển lạc quan hơn từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, điều này đã làm cho tỷ trọng XK hàng may mặc của công ty ở Mỹ chiếm hơn 70% kim ngạch XK. Sau Mỹ, thị trường XK hàng may mặc lớn thứ hai của công ty là EU. Đây vốn là thị trường XK hàng may mặc truyền thống của công ty XNK tỉnh Thái Bình nói riêng, của ngành dệt may Việt Nam nói chung, với hơn 500 triệu người tiêu dùng luôn đòi hỏi chất lượng cao, kiểu dáng mẫu mã phong phú đa dạng và hợp thời trang. XK hàng may mặc của Việt Nam sang EU phát triển mạnh từ sau khi Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và EU được ký kết ngày 15/12/1992 và tốc độ tăng trưởng bình quân liên tục tăng suốt thời gian đó đến nay. Những năm gần đây (2009 – 2010) hàng may mặc của công ty trên thị trường này gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với các mặt hàng của Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ… về giá cả và mẫu mã, cộng với việc EU cũng tạo thêm nhiều rào cản đối với hàng may mặc XK bằng các quy định hết sức nghiêm ngặt. Để duy trì được thị phần XK ở EU, công ty cần phải giải quyết tốt được bài toán về nâng cao chất lượng đồng thời hạ giá thành sản phầm may mặc của mình kết hợp với việc nghiên cứu tìm hiểu kỹ thị trường, có chiến lược quảng cáo bài bản, tận dụng mọi cơ hội, nhất là những dịp hội chợ triển lãm. Ở những thị trường khác, tỷ trọng XK hàng may mặc của công ty nhìn chung cũng tăng qua các năm, tuy nhiên vẫn còn nhiều biến động, chưa thực sự tạo được vị thế ổn định trên những thị trường đó. Những năm gần đây cũng đánh dấu sự mở rộng XK trên nhiều thị trường mới như Bỉ, Nauy, Chile… mặc dù tỷ trọng XK ở thị trường này vẫn chưa đóng góp đáng kể cho tổng Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty XNK tỉnh Thái Bình Trần Quỳnh Vân –Nga 1 – KTĐN – K47 18 kim ngạch XK, nhưng nó cũng đã đánh dấu sự nỗ lực thích ứng của công ty trong thời kì kinh tế thế giới vẫn chưa hoàn toàn vượt qua được cuộc suy thoái. 4.Hình thức xuất khẩu Hình thức xuất khẩu hàng may mặc chủ yếu mà công ty XNK Thái Bình thực hiện là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu ủy thác. Ở hình thức XK trực tiếp, công ty trực tiếp XK sản phẩm cho đối tác ở nước ngoài còn hình thức XK ủy thác, công ty đóng vai trò trung gian, đại diện cho nhà sản xuất, kí kết hợp đồng và làm thủ tục XK sau đó công ty sẽ được hưởng % theo lợi nhuận. Thông thường khi XK ủy thác công ty chỉ thu được 1 – 2% giá trị hợp đồng trong khi lợi nhuận tối thiểu cho 1 lần XK trực tiếp là 10% giá trị hợp đồng. Chính vì vậy, hiện nay công ty hầu hết đều thực hiện XK trực tiếp, hình thức này trung bình chiếm tới gần 90% các hợp đồng XK hàng may mặc. Bảng 4: Tổng trị giá XK hàng may mặc năm 2009, 2010 và 5 tháng đầu năm 2011 (Đơn vị: USD) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 (3 tháng đầu) Tổng trị giá XK trực tiếp 25 021 478.64 19 453 759.20 3 658 862.31 Tổng trị giá XK uỷ thác 0 1 026 759.42 1 256 970.80 Tổng kim ngạch XK 25 021 478.64 20 480 518.62 4 915 833.11 Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty XNK tỉnh Thái Bình Trần Quỳnh Vân –Nga 1 – KTĐN – K47 19 Tỉ lệ XK trực tiếp ( %) 100 95 74.5 ( Nguồn: BC nhanh năm 2009, 2010, 3 tháng đầu năm 2011- Phòng KH-NV) 5.Thanh toán hợp đồng 5.1.Đồng tiền thanh toán Đồng tiền thanh toán chủ yếu mà công ty sử dụng trong thanh toán là USD, chiếm tới 90% giá trị các hợp đồng XK, chỉ một phần nhỏ các hợp đồng XK sang Nhật Bản thì đồng tiền thanh toán là Yên (JPY), phụ thuộc vào ý muốn khách hàng. Trong tất cả các hợp đồng, tỷ giá trao đổi là tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm thanh toán. Thực tế là hiện nay, các doanh nghiệp XK Việt Nam thường xuyên gặp rủi ro trong thanh toán trong đó có rủi ro hối đoái, và chịu nhiều hậu quá khá nặng nề. Rõ ràng, trong tình hình nền kinh tế biến động và vẫn chưa ổn định như hiện nay thì việc thanh toán bằng các đồng tiền mạnh chưa hẳn là các công cụ chứng khoán phái sinh như Forward, Future, Option, Swap... đang được các ngân hàng mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp XNK. 5.2.Phương thức thanh toán Công ty sử dụng phương thức thanh toán chuyển tiền là chủ yếu, mà cụ thể là chuyển tiền bằng điện (T/T), chỉ trong một số ít hợp đồng mới dùng phương thức thanh toán bằng L/C. Theo phương thức chuyển tiền, Công ty sẽ được nhận tiền hàng sau khi đã thực hiện đầy đủ và nghĩa vụ giao hàng theo hợp đồng đã kĩ kết trước quy định thường là thông qua Ngân hàng Ngoại Thương tỉnh Thái Bình. Rõ ràng với vai trò người XK thì việc lựa chọn phương thức thanh toán chuyển tiền có nguy cơ gây ra nhiều rủi ro khi người nhập khẩu không chịu trả tiền hoặc dây Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty XNK tỉnh Thái Bình Trần Quỳnh Vân –Nga 1 – KTĐN – K47 20 dưa nợ nần trong thời gian dài gây ứ đọng vốn. Đến nay công ty vẫn chưa gặp rủi ro nào như trên bởi khách hàng giao dịch của công ty hầu hết là các khách quen thuộc lâu năm, có uy tín: tuy nhiên, để đáp ứng được nhu cầu đa dạng hóa thị trường, làm ăn với những bạn hàng mới thì Công ty cần lựa chọn những phương thức thanh toán khác hợp lí với từng trường hợp. Ví dụ với những khách hàng giao dịch lần đầu, để an toàn thì nên sử dụng hình thức thanh toán bằng L/C nhằm thu tiền đúng hạn và chủ động trong kế hoạch sản xuất. 6.Phương thức vận tải và giao nhận hàng hóa 6.1.Phương thức vận tải Do đặc tính hàng may mặc có giá trị không lớn, hàng tương đối cồng kềnh nên phương thức vận tải được sử dụng thường xuyên là bằng đường biển (cảng Cái Lân, Hải Phòng) nhằm giảm chi phí chuyên chở, phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Mỗi năm có 1 hoặc 2 hợp đồng XK bằng đường hàng không (hàng có tính chất thời vụ cao), trong trường hợp đó, hàng được vận chuyển đến sân bay Nội Bài. Hàng may mặc được bọc nilon sau đó đóng gói trong các thùng các tông hoặc thùng gỗ, Đối với những hợp đồng xuất hàng bằng đường biển, đa số là xuất theo điều kiện FOB (Incoterm 2010) nhằm tránh mọi rủi ro và trách nhiệm phát sinh khi hàng hóa chuyên chở trên biển. Do điều kiện tài chính, kinh nghiệm.... Công ty chưa thực hiện các hợp đồng theo điều kiện giao hàng CIF. 6.2.Thủ tục hải quan Để hàng hóa được thông quan, Công ty cần thu thập đầy đủ các giấy tờ thủ thục sau cho mỗi lô hàng XK: Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty XNK tỉnh Thái Bình Trần Quỳnh Vân –Nga 1 – KTĐN – K47 21  Tờ khai hải quan ( 2 bản: 1 bản lưu tại hải quan, 1 bản lưu tại doanh nghiệp)  Hợp đồng xuất khẩu hàng hóa  Invoice (2 bản gốc)  Packing list (3 bản gốc)  Vận đơn đường biển (Bill of Lading) hoặc vận đơn hàng không (Airway Bill)  Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) 6.3.Bảo hiểm Công ty hầu hết thực hiện các hợp đồng gia công xuất khẩu hoặc xuất khẩu trực tiếp theo điểu kiện FOB nên không có nghĩa vụ mua Bảo hiểm. II.Những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động XK hàng may mặc của công ty Trong suốt quá trình hoạt động, Công ty XNK tỉnh Thái Bình đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, đạt được nhiều thành tựu to lớn, và cả những hạn chế chưa thể khắc phục triệt để. Đó là: Công tác nghiên cứu thị trường của công ty phần nào còn chưa được chú trọng quan tâm. Việc nghiên cứu nhu cầu thị trường, thị hiếu về sản phẩm trên thị trường, khả năng cung cấp của các đối thủ cạnh tranh mới chỉ được tiến hành sơ sài, Công ty chưa có một chiến lược củng cố và mở rộng vị thế của mình trên thị trường quốc tế. Tổ chức bộ máy nghiên cứu còn thụ động, chưa bám sát thực tế nên không thường xuyên nắm bắt các nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm của công ty vì thế mà vẫn chưa đa dạng, phong phú, thời trang, và mới chỉ được tiêu thụ trên những thị trường truyền thống, quen thuộc. Vì vậy, việc mở rộng, tìm kiếm thị trường mới mặc dù là câu hỏi cấp thiết nhưng vẫn chưa thực sự được giải quyết hiệu quả. Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty XNK tỉnh Thái Bình Trần Quỳnh Vân –Nga 1 – KTĐN – K47 22 Trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, còn nhiều khâu, nhiều thủ tục rườm rà, gây lãng phí, làm cho hiệu quả các hoạt động kinh doanh còn hạn chế. Công tác nghiệp vụ ký kết hợp đồng còn thiếu nhiều kinh nghiệm, các nghiệp vụ theo dõi, giám sát XK chưa được hoạch định, nhiều khâu kiểm tra còn thiếu nghiêm ngặt. Các báo cáo thống kê còn chưa đầy đủ, còn nhiều hạn chế chưa được giải quyết. Hoạt động xúc tiến và khuếch trương của công ty như quảng cáo trên các phương tiện thông tin, truyển thông đại chúng còn yếu, gần như chưa được phát huy và đi vào thực hiện. Trong khi đó, trình độ công nghệ của công ty vẫn còn thấp, chủng loại sản phẩm nghèo nàn, giá thành cao hơn nhiều các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan... Dẫn đến hệ quả tất yếu là năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường còn rất thấp. Sản phẩm may mặc của công ty chủ yếu ở dạng gia công, giá trị gia tăng thấp ( 15- 20%), mà nhiểu thị trường lại ưu tiên nhập khẩu hàng may mặc theo hình thức FOB, công ty chưa quen với phương thức bán hàng FOB, CIF.... nên khả năng thâm nhập những thị trường lớn còn rất hạn chế III.Một số kiến nghị đề xuất để nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động XK hàng may mặc của công ty Qua phân tích thực trạng và những mặt hạn chế trong hoạt động XK hàng may mặc của công ty XNK tỉnh Thái Bình như trên, em xin đề xuất một số kiến nghị sau để nâng cao, đẩy mạnh hoạt động XK mặt hàng này: Mở rộng thị trường bằng cách tạo uy tín, chất lượng cho sản phẩm, quan hệ với các nhà phân phối lớn có uy tín, để từ đó tạo điều kiện cho sản phẩm tiếp cận thị trường, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài để làm cơ sở đẩy mạnh hoạt động XK hàng may mặc ra thị trường quốc tế. Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty XNK tỉnh Thái Bình Trần Quỳnh Vân –Nga 1 – KTĐN – K47 23 Đầu tư thích đáng cho hoạt động nghiên cứu thị trường, nhu cầu, thị hiếu khách hàng để tạo ra các mẫu mốt ăn khách, hợp thời trang. Đẩy mạnh hoạt động mốt, đào tạo đội ngũ tiếp thị, tăng cường quảng cáo, khuyến mại... nhằm tăng năng lực cạnh tranh của công ty so với đối thủ khác. Xây dựng chiến lược sản phẩm trên từng thị trường cụ thể để đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng. Mở rộng năng lực sản xuất, giảm chi phí bằng cách chuyển từ hình thức gia công xuất khẩu sang hình thức mua nguyên liệu, bán thành phẩm ( đòi hỏi người quản lí phải am hiểu thị trường, tránh tình trạng mua nguyên liệu lúc đắt lúc rẻ ) Đầu tư hiện đại hóa công nghệ - mẫu mã hàng may theo cả chiều sâu ( xây dựng vị thế cho một loại mặt hàng chủ chốt bằng trên những thị trường nhất định) đồng thời đầu tư mới dây chuyền kỹ thuật để theo kịp với các đối thủ cạnh tranh. Tăng vốn cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo đội ngũ công nhân. Xây dựng một quy chuẩn về quản lí chất lượng sản phẩm Chủ động hội nhập, giao lưu quốc tế để củng cố, mở rộng, tăng cường quan hệ bạn hàng, đối tác; bắt kịp với các xu hướng, trào lưu của thị trường quốc tế. Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của thông tin điện tử, là một chiếc cầu nối nhanh nhất để đưa các thông tin, sản phẩm của công ty đến với các đối tác, các khách hàng trên toàn thế giới, công ty cần phải tạo ra một website mang dấu ấn riêng, với những thiết kế bắt mắt nhằm hỗ trợ tối đa doanh nghiệp trong các hoạt động quảng bá, mà quảng cáo là một cách thức vô cùng quan trọng. Nhiều người mua vẫn có thói quen đọc các tạp chí thương mại hoặc các ấn phẩm điện tử tương tự nhằm bắt kịp các tin tức, xu hướng và sự phát triển của ngành may mặc. Một mẫu quảng cáo được thiết kế chuyên Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty XNK tỉnh Thái Bình Trần Quỳnh Vân –Nga 1 – KTĐN – K47 24 nghiệp và đặt đúng chỗ có thể tạo ra nhận thức rất tốt đối với người mua hàng và người tiêu dùng. Tham gia các hội chợ triển lãm tổ chức tại EU, đây là một trong những kênh quan trọng của một chiến dịch quảng bá xuất khẩu hàng may mặc. Tại hội chợ triển lãm, công ty có thể tìm hiểu về các xu hướng thời trang mới nhất cho mùa tới. Nơi đây thường diễn ra các buổi trình diễn thời trang và có rất nhiều khách hàng quan trọng tham gia triển lãm này. Đây là một cơ hội tốt để tiếp cận khách hàng tiềm năng cũng như tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh trên thi trường. Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty XNK tỉnh Thái Bình Trần Quỳnh Vân –Nga 1 – KTĐN – K47 25 KẾT LUẬN Hàng may mặc đang và sẽ tiếp tục trong thời gian tới là mũi nhọn của ngành xuất nhập khẩu nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Trong điều kiện môi trường cạnh tranh quốc tế vô cùng gay gắt như hiện nay với rất nhiều những đối thủ khác hoạt động trong lĩnh vực này như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladet... thì việc tìm ra một hướng đi đúng đắn để nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như tăng giá trị gia tăng trong ngành xuất khẩu hàng may mặc để từ đó tạo dựng được vị thế vững chắc trên thương trường quốc tế là vô cùng cấp thiết. Để làm được điều đó, bên cạnh sự quản lí vĩ mô và các cơ chế chính sách hợp lý của Nhà nước thì sự hiệu quả và phát triển của mỗi công ty xuất nhập khẩu hàng may mắc trên toàn quốc chính là yếu tố quyết định kéo theo sự phát triển của cả hệ thống Qua 5 tuần thực tập tại Công ty xuất nhập khẩu tỉnh Thái Bình, em đã phần nào hiểu được thực tiễn hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc của công ty từ đó nhận thức những thành tựu to lớn mà công ty đã đạt được cũng như những hạn chế vẫn còn tồn tại để đưa ra một vài góp ý kiến nghị nhằm giúp công ty khắc phục dần những hạn chế đó. Ngoài ra, trong một môi trường làm việc thực tế, em cũng đã học hỏi được một số kĩ năng trong ứng xử cũng như cách thức làm việc khoa học, hiệu quả, đồng thời trang bị thêm một cái nhìn mới về cơ hội làm việc của mình sau này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng với các anh chị trong phòng Kế hoạch Nghiệp vụ - Thị trường và các phòng ban khác đã chỉ bảo, giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại công ty và cô giáo Trần Thị Ngọc Quyên đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài báo cáo này. Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty XNK tỉnh Thái Bình Trần Quỳnh Vân –Nga 1 – KTĐN – K47 26 NHẬT KÝ KIẾN TẬP  Từ ngày 27/6 – 4/7: liên hệ tìm kiếm công ty thực tập  Ngày 5/7: Liên hệ được với công ty XNK tỉnh Thái Bình  Ngày 6/7: Đến phòng tổ chức hành chính trình giấy giới thiệu thực tập. Báo cáo ban lãnh đạo thời gian và xin được thực tập tại phòng Kế hoạch Nghiệp vụ tiếp thị.  Ngày 7/7 – 9/7: đến phòng Kế hoạch nghiệp vụ tiếp thị gặp cô Dung – Trưởng phòng - xin cung cấp các thông tin và tài liệu cơ bản về công ty XNK tỉnh Thái Bình, quyết định đề tài và soạn đề cương chi tiết.  Ngày 10/7 – chủ nhật: nghỉ 1 ngày ở nhà tham khảo số liệu công ty đã cho và trên internet  Ngày 11/7: báo cáo cô giáo về dàn bài chi tiết và xin hướng cụ thể.  Ngày 12- 13/7: đến công ty được tiếp xúc với các phòng ban nghiệp vụ để tìm hiểu cơ cấu tổ chức công ty và các giấy tờ nghiệp vụ như: tờ khai hải quan, C/O, packing list, invoice...  Ngày 14 – 20/7: học về nghiệp vụ xuất nhập khẩu như: cách làm định mức để tính ra giá thành 1 sản phẩm hoàn thiện chi phí hết bao nhiêu, lỗ lãi thế nào để từ đó thông báo với khách hàng và thỏa thuận kí kết hợp đồng, cách khai C/O, khai tờ khai hải quan điện tử... Ngoài ra, còn được học cách sử dụng máy scan, photocopy, máy in kim...  Ngày 21 - 22/7: đọc các tài liệu về một số hợp đồng xuất khẩu của công ty trong thời gian gần đây.  Ngày 23/7: đến phòng kế toán tài vụ xin số liệu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty  Ngày 25/7: đi tham quan một số xí nghiệp và tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của từng xí nghiệp  Ngày 26-28/7: viết báo cáo thu hoạch. Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty XNK tỉnh Thái Bình Trần Quỳnh Vân –Nga 1 – KTĐN – K47 27  Ngày 29/7: đến công ty xin ý kiến của phòng KHNVTT về bài viết và nhận xét sơ bộ.  Ngày 30/7: chỉnh sửa và hoàn thiện báo cáo thu hoạch  Ngày 1/8: Báo cáo kết quả thực tập với lãnh đạo công ty, các phòng ban có liên quan và xin nhận xét kết quả thực tập và đóng dấu. Kết thúc kì thực tập. Đánh giá kết quả đạt được - Biết được một cách khái quát nhất về nghiệp vụ của phòng Kế hoạch nghiệp vụ tiếp thị cũng như quy trình làm việc của phòng - Được tham gia trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp nên học được cách sắp xếp công việc, cách xử lí công việc một cách khoa học, cũng như được chia sẻ kinh nghiệm và định hướng nghề nghiệp sau này. - Học được cách sử dụng một số loại máy móc như photo, máy in kim, scan... - Học được cách ứng xử trong doanh nghiệp Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty XNK tỉnh Thái Bình Trần Quỳnh Vân –Nga 1 – KTĐN – K47 28

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfch_nh_s_a_7444.pdf
Luận văn liên quan