Luận văn Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Đông á Kon Tum

Thực hiện việc phân cấp quyền phán quyết rõ ràng; việc phân cấp quyền phán quyết tại Chi nhánh thực hiện đúng theo quy định của ngành; Công tác thu nợ và xử lý nợ đã và đang được chú trọng, đồng thời có nhiều biện pháp xử lý nợ; Mức trích quỹ dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ được trích đúng, trích đủ theo quy định. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân trong kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay HKD a. Hạn chế trong kiểm soát rủi ro tín dụng. - Mục tiêu kiểm soát RRTD trong cho vay HKD không đạt được. Hoạch định mục tiêu kiểm soát RRTD chưa sát với thực tế. - Kết quả công tác xếp hạng tín dụng nội bộ HKD chưa chuẩn xác. Công tác thẩm định tín dụng HKD trước khi cho vay thực hiện chưa tốt. - Công tác kiểm tra giám sát sau khi cho vay nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra thực hiện chưa tốt. - Việc thực hiện bảo hiểm tín dụng chưa phổ biến. Việc thực hiện xử lý TSĐB còn chậm, thời gian kéo dài.

pdf26 trang | Chia sẻ: anhthuong12 | Lượt xem: 722 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Đông á Kon Tum, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG THẢO THỊ TRƢỜNG SINH KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á KON TUM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60.34.02.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Đà Nẵng – Năm 2016 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HỒ HỮU TIẾN Phản biện 1: PGS.TS. TRẦN THỊ HÀ Phản biện 2: PGS.TS. LÊ HUY TRỌNG Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Kon Tum vào ngày 17 tháng 9 năm 2016 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhiều NHTM Việt Nam lựa chọn định hướng chiến lược bán lẻ, nên cho vay hộ kinh doanh luôn là hoạt động quan trọng. Thời gian qua, tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đông Á Kon Tum đã triển khai hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng nhưng hiệu quả của công tác này vẫn chưa được như mong đợi. Chính vì vậy, tôi chọn vấn đề “ Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á Kon Tum” là đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động KSRR tín dụng trong cho vay HKD tại Chi nhánh NHTMCP Đông Á Kon Tum trong thời gian tới. 3. Câu hỏi nghiên cứu Nội dung của KSRR tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của NHTM gồm những vấn đề gì? Thực trạng, thành công, hạn chế và nguyên nhân? Để hoàn thiện cần thực hiện những giải pháp gì? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. a. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của NHTM và thực tiễn kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á Kon Tum b. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh - một nội dung của công tác quản trị rủi ro tín dụng; Đề tài nghiên cứu thực trạng kiểm soát 2 rủi ro tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á Kon Tum từ năm 2013 đến năm 2015. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp lịch sử nhận xét và đánh giá trong bối cảnh hiện thời; Phương pháp thống kê mô tả; Phương pháp so sánh, tổng hợp, phương pháp chuyên gia; Các phương pháp khác. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Hệ thống hóa lý luận cơ bản về kiểm soát RRTD trong cho vay HKD của NHTM; Phân tích và đánh giá thực trạng kiểm soát RRTD trong cho vay hộ kinh doanh Chi nhánh Kon Tum trong ba năm 2013 – 2015. Từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay HKD của Chi nhánh này. 7. Bố cục của luận văn Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á Kon Tum Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á Kon Tum 8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HKD CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. KHÁI QUÁT VỀ CHO VAY HKD CỦA NHTM 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm hộ kinh doanh a. Khái niệm hộ kinh doanh Theo Điều 49, Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/10/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, theo đó hộ kinh doanh được định nghĩa như sau: “Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”. b. Đặc điểm hộ kinh doanh - Chủ hộ kinh doanh có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình; Sử dụng không quá 10 lao động; Không có tư cách pháp nhân, không có con dấu riêng; Chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh; Hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp nên không áp dụng các quy định của pháp luật về luật phá sản doanh nghiệp; Năng lực, trình độ, điều hành, thông tin trong hoạt động kinh doanh hạn chế: 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò cho vay hộ kinh doanh a. Khái niệm cho vay hộ kinh doanh Khái niệm cho vay:Theo khoản 16 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 của Quốc hội quy định như sau:“Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có 4 hoàn trả cả gốc và lãi” b. Đặc điểm cho vay hộ kinh doanh Quy mô của mỗi khoản vay thường nhỏ; Số lượng các món vay nhiều; Mức độ phân tán các khoản vay rất rộng; Thủ tục của khoản vay đơn giản, gọn nhẹ; Việc kiểm tra, giám sát khoản vay gặp nhiều khó khăn; Chi phí tổ chức cho vay hộ kinh doanh cao. c. Vai trò của cho vay đối với hộ kinh doanh 1.1.3. Rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh a. Khái niệm rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh Theo Khoản 1, điều 3 Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 22/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đề cập khái niệm “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”. b. Đặc điểm rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh Rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh mang tính tất yếu; Rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh thường mang tính gián tiếp; Rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh rất đa dạng, phức tạp; Rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh rất khó giám sát. c. Phân loại rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh Rủi ro giao dịch; Rủi ro danh mục (gồm có rủi ro nội tại và rủi ro tập trung) d. Hậu quả của rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh. 1.1.4. Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của NHTM a. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay HKD 5 Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh là quá trình ngân hàng tiếp cận rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh một cách khoa học, toàn diện qua việc nhận dạng, đo lường, kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng bằng nhiều công cụ, phương pháp nhằm kiểm soát tần suất và thiệt hại tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra. b. Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh: gồm các nguyên tắc như Nguyên tắc chấp nhận rủi ro, nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép, nguyên tắc phù hợp với chiến lược chung và khả năng đáp ứng của NHTM. c. Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh: Quá trình quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh bao gồm 4 nội dung: Nhận dạng, đo lường, kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng. 1.2. KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HKD CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay HKD a. Khái niệm kiểm soát rủi ro tín dụng Kiểm soát RRTD là quá trình ngân hàng vận dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược và các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh, phân tán, giảm thiểu, trung hoà, chuyển giao nhằm giới hạn khả năng xảy ra và mức độ thiệt hại tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra. b. Đặc điểm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay HKD 1.2.2. Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của NHTM Để thực hiện tốt kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh, ngân hàng cần thực hiện các nội dung cụ thể sau: Né 6 tránh rủi ro tín dụng, ngăn ngừa rủi ro tín dụng, phân tán rủi ro tín dụng, giảm thiểu rủi ro tín dụng, trung hoà rủi ro tín dụng, chuyển giao rủi ro tín dụng. 1.2.3. Các tiêu chí phản ánh kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của NHTM a. Cơ cấu dư nợ cho vay HKD theo mức độ rủi ro tín dụng b. Tỷ lệ nợ xấu cho vay HKD c. Tỷ lệ dự phòng xử lý rủi ro cụ thể trong cho vay HKD. d. Tỷ lệ nợ xóa ròng trong cho vay HKD 1.2.4. Những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của NHTM a. Nhóm nhân tố bên trong ngân hàng: Chính sách cho vay HKD đặt ra mục tiêu tăng trưởng quy mô tín dung và giới hạn mức độ RRTD mà NH có thể chấp nhận. b. Nhóm nhân tố từ bên ngoài ngân hàng: Nhân tố liên quan đến khách hàng là hộ kinh doanh, môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, thông tin KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Trong chương 1, giới thiệu một cách tổng quan những lý luận cơ bản về HKD, RRTD trong cho vay HKD đồng thời đề cập đến vấn đề kiểm soát RRTD trong cho vay HKD, các chỉ tiêu đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này của NHTM. Trên cơ sở lý thuyết đó, chương 2 sẽ đi vào phân tích và đánh giá thực trạng kiểm soát RRTD trong cho vay HKD tại Chi nhánh NHTMCP Đông Á Kon Tum, những thành công và hạn chế nhằm tìm ra các giải pháp cho vấn đề đó 7 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á KON TUM 2.1. GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á KON TUM 2.1.1. Sơ lƣợc quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh DAB Kon Tum Ngày 06 tháng 11 năm 2013 Chi nhánh DAB Kon Tum được thành lập trên cơ sở nâng cấp Phòng giao dịch (Phòng giao dịch Kon Tum được thành lập ngày 14 tháng 7 năm 2008) theo văn bản chấp thuận số 7850/NHNN-TTGSNH ngày 22/10/2013. Chi nhánh là đơn vị hạch toán phụ thuộc của DAB, có con dấu riêng được tổ chức và hoạt động theo điều lệ và quy chế tổ chức hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tên Chi nhánh : Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á Kon Tum Địa chỉ : 421 đường Trần Phú, Phường Thống nhất, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh DAB Kon Tum - Chức năng: Thực hiện các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng theo nội dung giấy phép của Ngân hàng Nhà nước và theo sự ủy quyền của Tổng giám đốc; Quản lý các hoạt động kinh doanh của Chi nhánh... - Nhiệm vụ: thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng theo phân cấp của Ban Tổng giám đốc một cách có hiệu quả. 8 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý Cơ cấu tổ chức : của Chi nhánh DAB Kon Tum được tổ chức khá gọn nhẹ theo mô hình trực tuyến gồm Ban lãnh đạo, 4 phòng nghiệp vụ, các phòng giao dịch Riêng bộ phận kiểm toán nội bộ do Hội sở chính cử đến để thực hiện các công việc như: giám sát hoạt động của Chi nhánh thông qua báo cáo và đột xuất theo yêu cầu của trưởng Ban kiểm soát nội bộ, của thanh tra NHNN địa phương. 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh a. Về huy động vốn Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của DAB Kon Tum Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014 /2013 2015/2014 Số tiền T.độ tăng giảm (%) Số tiền T.độ tăng giảm (%) I. Tổng nguồn vốn huy động 335.211 390.765 387.385 55.554 100,0 -3.380 100,0 1. Theo thành phần KT. Huy động từ tổ chức kinh tế 4.895 5.663 4.564 768 1,38 -1.099 32,51 Huy động từ dân cư 330.316 385.102 382.821 54.786 98,62 -2.281 67,49 2. Theo kỳ hạn Tiền gửi không kỳ hạn 2.137 6.009 8.145 3.872 6,97 2.136 -63,2 Tiền gửi ngắn hạn 332.962 384.609 379.424 51.647 92,97 -5.185 153,4 Tiền gửi trung dài hạn 112 147 184 35 0,06 37 -1,09 3.Cơ cấu theo loại tiền VNĐ 330.608 384.549 382.200 53.941 97,10 -2.349 69,50 Ngoại tệ 4.603 6.216 5.185 1.613 2,90 -1.031 30,50 (Nguồn: Trích từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NH năm 2013-2015) 9 Vốn huy động từ dân cư năm 2014 tăng 98,62 % so với năm 2013 (tăng 54,786 tỷ). Nhưng năm 2015 so với 2014 thì tổng vốn huy động lại giảm còn 387,385 tỷ đồng. Nhìn chung, mức tăng trưởng huy động vốn qua các năm đều biến động tăng năm 2014 và giảm dần năm 2015. Có thể thấy rằng, chính sách quảng cáo vẫn chưa được chú trọng, việc tuyên truyền, để mọi tầng lớp dân cư hiểu biết về các thông tin chưa được rộng rãi, chưa tạo được sự tin tưởng đối với khách hàng trong việc thu hút vốn. b. Về hoạt động cho vay của Chi nhánh Cho vay là một trong những loại hình dịch vụ truyền thống của NHTM, đối với các NHTM ở Việt Nam nói chung và Chi nhánh DAB Kon Tum nói riêng thì đây là nguồn thu chủ yếu. Hoạt động cho vay của Chi nhánh không tăng trưởng đều qua các năm cụ thể: Dư nợ bình quân năm 2014 so với năm 2013 tăng lên 37,232 tỷ đồng. Năm 2015 lại giảm 80,220 tỷ đồng so với năm 2014. Tỷ lệ nợ xấu bình quân có xu hướng tăng. Bảng 2.2. Tình hình cho vay của DAB Kon Tum qua 3 năm 2013-2015 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014 /2013 2015 /2014 Số tiền T.độ tăng giảm (%) Số tiền T.độ tăng giảm (%) Tổng dư nợ cho vay bình quân 185.927 223.159 142.939 37.232 20,03 -80.220 -35,95 Nợ xấu bình quân 100 19.486 19.249 19.386 19,386 -237 -1,2 Tỷ lệ nợ xấu bq (%) 0,05 8,73 13,47 8,68 4,73 (Nguồn: Trích từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng) 10 Trong năm 2014 và năm 2015 là thời điểm nền kinh tế Việt Nam bị trì trệ, hoạt động ngân hàng ảm đạm dẫn đến nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh thấp. Bên cạnh đó, việc huy động vốn gặp không ít khó khăn nên sử dụng vốn cấp trên điều về là chủ yếu c. Kết quả tài chính Theo bảng 2.3 về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2013-2015 ta thấy rõ thu nhập, chi phí và lợi nhuận trước thuế giảm dần, giảm một cách rõ rệt điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng không có hiệu quả cụ thể. Trong đó thu nhập năm 2014 giảm so với năm 2013 và năm 2015 tăng lên 14,293 tỷ đồng so với 2014. Nguyên nhân là do tín dụng tăng thấp, lãi suất vay giảm, chi phí hoạt động và dự phòng rủi ro tăng cao Bảng 2.3. Kết quả tài chính của DAB Kon Tum qua 3 năm 2013-2015 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014 /2013 2015 /2014 Số tiền T.độ tăng giảm (%) Số tiền T.độ tăng giảm (%) 1. Thu nhập 90.256 18.469 32.762 -71.787 -79,54 14.293 77,39 2. Chi phí 81.842 17.360 42.615 -64.482 -78,79 25.255 145,48 3. Lợi nhuận trước thuế 8.414 1.109 -9.853 -7.305 -86,82 -10.962 -988,46 (Nguồn:Trích từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NH) 11 2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HKD TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á KON TUM 2.2.1. Tình hình cho vay hộ kinh doanh tại Chi nhánh Với chính sách ưu đãi và thông thoáng cùng với cơ chế hoạt động kinh doanh linh hoạt, DAB Kon Tum đã và đang thu hút được lượng khách hàng giao dịch rất phong phú. Từ khi thành lập đến nay số lượng khách hàng vay vốn có xu hướng giảm dần qua các năm, đặc biệt là đối với khách hàng HKD, cụ thể như sau (bảng 2.4). Cơ cấu cho vay theo ngành nghề, theo địa bàn HKD chủ yếu là cho vay HKD sản xuất nông nghiệp, chỉ có khoảng 1/3 số HKD phi nông nghiệp. Qua 3 năm quy mô cho vay HKD giảm mạnh về số lượng KH. Dư nợ cho vay năm 2015 giảm so với năm 2014 nhưng không nhiều. Bảng 2.4. Số lượng HKD vay vốn theo ngành nghề, theo địa bàn Đơn vị tính: Hộ; % Số HKD vay vốn Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014 /2013 2015 /2014 Số hộ Tỷ trọng Số hộ Tỷ trọng Số hộ Tỷ trọng Số hộ giảm T.độ giảm Số hộ giảm T.độ giảm 1. Theo ngành nghề 1.247 100 754 100 455 100 -493 -39,5 -299 -39,6 - Số hộ kinh doanh SXNN 842 68 548 73 301 66 -294 -34,9 -247 -45,1 -Số hộ kinh doanh phi NN 405 32 206 27 154 34 -199 -49,1 -52 -25,2 2. Theo địa bàn -Tp Kon Tum 795 64 425 56 194 43 -370 -47,0 -231 -54,4 -Tại các huyện 452 36 329 44 261 57 -123 -27,2 -68 -20,7 3. Theo quy mô -Vừa và nhỏ 924 74 521 69 379 83 -403 -43,6 -142 -27,3 -Lớn 323 26 233 31 76 17 -90 -27,9 -157 -67,4 (Nguồn: Trích từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng) 12 - Về cơ cấu dư nợ (bảng 2.5): Năm 2013 và năm 2014, là năm mà lãi suất cho vay và lãi suất huy động đã giảm rất nhiều so với các năm trước, đây là một tín hiệu rất thuận lợi cho việc tăng trưởng tín dụng. Bảng 2.5. Dư nợ cho vay hộ kinh doanh của DAB Kon Tum Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014 /2013 2015 /2014 Mức tăng giảm T.độ tăng giảm (%) Mức tăng giảm T.độ tăng giảm (%) Dư nợ CV HKD 103.626 153.421 131.487 49.795 48,1 -21.934 -14,3 1. Theo ngành KT -Nông lâm nghiệp 37.129 68.427 62.345 31.298 84,3 -6.082 -8,9 -Công nghiệp – XDCB 30.627 41.504 32.079 10.877 35,5 -9.425 -22,7 -Th. mại - Dịch vụ 24.036 30.626 27.372 6.590 27,4 -3.254 -10,6 -Ngành khác 11.834 12.864 9.691 1.030 8,7 -3.173 -24,7 2. Theo thời hạn CV -Ngắn hạn 72.869 120.984 116.292 48.115 66,0 -4.692 -3,9 -Trung, dài hạn 30.757 32.437 15.195 1.680 5,5 -17.242 -53,2 3. Theo hình thức đảm bảo -Có TSĐB 95.130 151.698 130.870 56.568 59,5 -20.828 -13,7 -Không có TSĐB 8.496 1.723 617 -6.773 -79,7 -1.106 -64,2 (Nguồn:Trích từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NH) Vì vậy trong năm 2014 tổng dư nợ cho vay HKD của Chi nhánh đạt 49,795 tỷ đồng, tăng 48,1% so với năm 2013, đạt được kết quả khả quan như vậy do sự nổ lực phấn đấu của đội ngũ lãnh đạo và cán bộ nhân viên Chi nhánh. 13 2.2.2. Tình hình kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay HKD tại Chi nhánh NHTMCP Đông Á Kon Tum a. Tổ chức bộ máy quản lý kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay HKD tại Chi nhánh: Việc tổ chức quản lý kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại Chi nhánh thực hiện theo quy định của DAB. Các khoản vay vượt hạn mức đều phải trình lên Hội sở DAB để đảm bảo tính khách quan, hạn chế các rủi ro. b. Mục tiêu kiểm soát RRTD trong cho vay HKD của Chi nhánh: Chi nhánh đã căn cứ vào những điều kiện của Chi nhánh về các yếu tố như: nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, năng lực quản lý điều hành của lãnh đạo, tình hình khách hàng HKD và điều kiện cụ thể của địa phương để có cơ sở đưa ra các mục tiêu trên. c. Biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay HKD của Chi nhánh thời gian qua. 2.2.3. Kết quả KSRR tín dụng trong cho vay HKD. a. Cơ cấu dư nợ cho vay HKD theo mức độ rủi ro. Bảng 2.6. Cơ cấu nhóm nợ cho vay hộ kinh doanh của DAB Kon Tum Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Dư nợ 103.624 100,0 153.421 100,0 131.487 100,0 Nợ nhóm 1 91.403 88,21 138.568 90,32 115.523 87,86 Nợ nhóm 2 12.167 11,74 204 0,13 215 0,16 Nợ nhóm 3 0 0 14.587 0 262.1 0,20 Nợ nhóm 4 54 0,05 62 0,04 0 0,00 Nợ nhóm 5 0 0 0 0 15.487 11,78 2. Nợ xấu 54 0,05 14.649 9,55 15.749 11,98 3. Nợ từ nhóm 2 - 5 12.221 11,79 14.853 9,68 15.964 12,14 (Nguồn: Trích từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NH) 14 Qua bảng 2.6 cho ta thấy: Năm 2014 nợ xấu hộ kinh doanh tăng mạnh so với năm 2013. Nợ nhóm 3 và nhóm 4 tăng, nợ nhóm 2 giảm. Đến năm 2015, nợ xấu vẫn tiếp tục tăng. Đã không còn nợ nhóm 4 nhưng xuất hiện nợ nhóm 5. Hoạt động kiểm soát rủi ro vẫn chưa được cải thiện nhiều. Tuy nhiên so với năm 2014 thì năm 2015 cho thấy được sự nỗ lực của cả Chi nhánh khi đang dần nắm bắt và kiểm soát được nợ xấu. b.Tỷ lệ nợ xấu Bảng 2.7. Tỷ lệ nợ xấu cho vay hộ kinh doanh của DAB Kon Tum Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014 /2013 2015 /2014 Mức tăng giảm T.độ tăng giảm (%) Mức tăng giảm T.độ tăng giảm (%) Nợ xấu 54 14.649 15.749 14.595 27,03 1.100 7,51 Dư nợ cho vay 103.624 153.421 131.487 49.797 48,06 -21.934 -14.30 Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,05 9,55 11,98 9,50 2,43 (Nguồn:Trích từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng) Qua bảng 2.7, ta thấy: Trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2014 Chi nhánh đã không thể khống chế được nợ xấu làm cho nợ xấu vượt quá mức giới hạn, lên đến 9.5%. Mặc dù Chi nhánh đã cố gắng giải quyết nợ xấu nhưng đến năm 2015, nợ xấu vẫn chưa kiểm soát được; tỷ lệ nợ xấu tăng đến 11,98%. Tỷ lệ nợ xấu trong năm 2015 tương đối cao là do tình hình tài chính, kinh tế của nước ta gặp khó khăn nên các HKD không thể trả được nợ đúng hạn. Hoạt động tín dụng của ngân hàng Đông Á trong năm 2015 chịu nhiều tác động 15 bất lợi của tình hình kinh tế trong, ngoài nước và hậu quả của nó đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các HKD, khiến nhiều HKD gặp khó khăn trong thực hiện các cam kết trả nợ với ngân hàng. Sơ đồ 2.2. Tỷ lệ nợ xấu cho vay HKD của Chi nhánh DAB Kon Tum Dư nợ cho vay lớn nhất là năm 2014 là 153,421 tỷ đồng, nguyên nhân là do lạm phát cao dẫn đến sức mua thấp gây ra việc tồn kho và dẫn đến việc ứ đọng vốn. Nguyên nhân từ phía khách hàng là do dự án kinh doanh không khả thi với việc sử dụng vốn không đúng mục đích. c. Tỷ lệ dự phòng xử lý rủi ro cụ thể. Khi phân tích các món nợ xấu cho thấy việc CBTD vì áp lực cạnh tranh và tăng trưởng đã chấp nhận mạo hiểm khi bỏ qua nhiều dấu hiệu rủi ro của HKD, ngoài ra số lượng món vay nhiều trong khi số lượng CBTD ít, không đủ đáp ứng nhu cầu công việc đã dẫn đến việc lơ là trong kiểm soát rủi ro, đặc biệt trong giai đoạn sau khi giải ngân, từ đó HKD sử dụng vốn sai mục đích và không trả được dẫn đến nợ xấu phát sinh và nợ nhóm 5 bắt đầu xuất hiện trong năm 2015. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế có những diễn biến bất lợi làm cho HKD 54 103.624 0.05 14.649 153.421 9.55 15.749 131.487 11.98 0 20 40 60 80 100 120 140 160 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Nợ xấu Dư nợ cho vay Tỷ lệ nợ xấu (%) 16 gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán nợ vay ngân hàng. Qua bảng 2.8 ta thấy: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể trong cho vay HKD của Chi nhánh DAB Kon Tum năm 2013 là 0,032%, tỷ lệ này qua năm 2014 là 0,084% đến năm 2015 tỷ lệ này là 1,034%. Bảng 2.8. Tỷ lệ dự phòng xử lý rủi ro cụ thể trong cho vay hộ kinh doanh của Chi nhánh DAB Kon Tum Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 DPXLRR cụ thể CVHKD 32,7 128,4 1359,6 Tổng dư nợ cho vay HKD 103.624 153.421 131.487 Tỷ lệ DPXLRR cụ thể (%) 0,032 0,084 1,034 (Nguồn:Trích từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng) Mức trích lập dự phòng xử lý rủi ro cho vay hộ kinh doanh trong thời gian từ 2013 đến 2015 tăng mạnh. Như vậy chứng tỏ công tác kiểm soát RRTD cho vay hộ kinh doanh của Chi nhánh vẫn chưa đạt hiệu quả. Sơ đồ 2.3. Tỷ lệ trích lập DPRR% Tỷ lệ trích lập DPRR (%) 6.33 8.14 7.64 2013 2014 2015 0,084 0,032 1,034 17 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HKD TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á KON TUM 2.3.1. Những thành công đạt đƣợc Thực hiện việc phân cấp quyền phán quyết rõ ràng; việc phân cấp quyền phán quyết tại Chi nhánh thực hiện đúng theo quy định của ngành; Công tác thu nợ và xử lý nợ đã và đang được chú trọng, đồng thời có nhiều biện pháp xử lý nợ; Mức trích quỹ dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ được trích đúng, trích đủ theo quy định. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân trong kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay HKD a. Hạn chế trong kiểm soát rủi ro tín dụng. - Mục tiêu kiểm soát RRTD trong cho vay HKD không đạt được. Hoạch định mục tiêu kiểm soát RRTD chưa sát với thực tế. - Kết quả công tác xếp hạng tín dụng nội bộ HKD chưa chuẩn xác. Công tác thẩm định tín dụng HKD trước khi cho vay thực hiện chưa tốt. - Công tác kiểm tra giám sát sau khi cho vay nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra thực hiện chưa tốt. - Việc thực hiện bảo hiểm tín dụng chưa phổ biến. Việc thực hiện xử lý TSĐB còn chậm, thời gian kéo dài. b. Nguyên nhân. - Chi nhánh chưa thật sự chủ động về vấn đề kiểm soát RRTD trong cho vay HKD. - Nguồn thông tin, đặc biệt là thông tin về khách hàng HKD vay vốn vừa thiếu vừa không tin cậy. Nhân sự cho bộ phận tín dụng còn mỏng, thiếu so với yêu cầu thực tế. Do sức ép cạnh tranh gay gắt, áp lực mở rộng tín dụng, tăng thị phần đã làm cho ngân hàng nới 18 lỏng và hạ thấp tiêu chuẩn, điều kiện cấp tín dụng, do đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kiểm soát rủi ro. - Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, vì vậy cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt. Môi trường thông tin chưa minh bạch. - Môi trường pháp lý chưa thuận lợi, hệ thống các văn bản hướng dẫn công tác tín dụng còn nhiều bất cập, chồng chéo. Nhiều hộ kinh doanh trình độ quản lý và năng lực, trình độ điều hành, thông tin còn hạn chế nên khả năng nắm bắt các thông tin để phục vụ cho công việc còn hạn chế. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Chương 2 của luận văn đã chỉ khá rõ thực trang công tác kiểm soát RRTD trong cho vay hộ kinh doanh tại Chi nhánh trong những năm 2013-2015, luận văn đã đưa ra các số liệu, chỉ tiêu đánh giá về chất lượng của hoạt động này. Bên cạnh đó, luận văn cũng lý giải các nguyên nhân, đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế mà Chi nhánh còn tồn tại, từ đó làm cơ sở đề xuất những giải pháp khắc phục trong chương 3 để góp phần nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay HKD tại Chi nhánh DAB Kon Tum. 19 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á KON TUM 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 3.1.1. Dự báo nhu cầu vay của hộ kinh doanh và khả năng RRTD Bên cạnh nhu cầu rất lớn về vay vốn, khả năng xảy ra RRTD cũng sẽ tiềm ẩn. Vì vậy, đòi hỏi ngân hàng khi cho vay cần phải thực hiện nghiêm ngặt và tuân thủ đầy đủ các quy trình cho vay để hạn chế rủi ro tín dụng. 3.1.2. Định hƣớng hoàn thiện kiểm soát RRTD trong cho vay hộ kinh doanh của Chi nhánh - Tăng trưởng tín dụng phải đặt mục tiêu an toàn tín dụng là trên hết. - Hạn chế tối đa phát sinh thêm nợ xấu, khống chế tỷ lệ nợ xấu dưới mức 2,5%. - Tập trung toàn bộ nguồn lực cho việc thu hồi các khoản nợ xấu, thanh lý TSBĐ để thu hồi nợ xấu trong cho vay hộ kinh doanh. - Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát, nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh - Chuẩn hoá và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên, đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ tín dụng. - Xây dựng và thực hiện tốt chính sách khách hàng hộ kinh doanh, giữ vững khách hàng hiện có, phát triển khách hàng mới. - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao chất lượng quản lý rủi ro. 20 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH 3.2.1. Quán triệt trong toàn Chi nhánh quan điểm mở rộng quy mô tín dụng phải luôn đi đôi với kiểm soát chặt chẽ RRTD - Trong bối cảnh khó khăn chung, Ban lãnh đạo cùng với toàn thể cán bộ luôn phát huy cao tinh thần trách nhiệm cùng tháo gỡ những vướng mắc để hoạt động của Chi nhánh luôn phát triển ổn định. - Xây dựng mục tiêu tăng trưởng dư nợ và kiểm soát RRTD trong tín dụng nói chung và cho vay HKD nói riêng phải cụ thể, vừa tầm, sát với thực tế cho từng kỳ. - Định kỳ Chi nhánh nên đánh giá lại hoạt động tín dung, cho vay HKD để điều chỉnh và có những biện pháp thực hiện kịp thời. 3.2.2. Tiếp tục tập trung mọi nguồn lực để xử lý triệt để nợ có vấn đề hiện nay Việc thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn luôn luôn là một trong những công việc khó khăn nhất của công tác tín dụng. Với tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, nợ xấu đang là một vấn đề nhức nhối không chỉ trong phạm vi Chi nhánh mà còn ở phạm vi cả nước. Chính vì vậy, để có thể thu hồi được các khoản nợ này, đòi hỏi phải có sự đồng lòng, kết hợp các nguồn lực, vận dụng mọi phương cách để có thể thu hồi lại được vốn cho Chi nhánh. - Tiếp tục đánh giá lại các HKD vay vốn và từng khoản vay, tiếp tục xác định các khoản vay có dấu hiệu rủi ro, phân tích nguyên nhân, lựa chọn cách thức xử lý phù hợp. - Lập kế hoạch xử lý nợ chung và kế hoạch xử lý từng khoản nợ. - Theo dõi việc thực hiện xử lý các khoản nợ quá hạn. 21 3.2.3. Nâng cao chất lƣợng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng HKD và chất lƣợng công tác thẩm định tín dụng trƣớc khi cho vay Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng trước khi cho vay đối với HKD. 3.2.4. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng phục vụ cho vay HKD nói chung và kiểm soát RRTD cho vay HKD nói riêng - Ngoài thông tin khách hàng hộ kinh doanh cung cấp, Chi nhánh cần thêm thông tin từ các nguồn như các đối tác của hộ kinh doanh, các NHTM khác, chính quyền địa phương, từ (CIC). - Thu thập thông tin thị trường, tình hình cung cầu của sản phẩm, giá cả của sản phẩm, sự biến động của TSBĐ. - Phân tích, xử lý các thông tin thu thập được: CBTD cần phải tập trung phân tích, đánh giá xếp loại HKD dựa trên các thông tin thu thập được để làm căn cứ xem xét khi quyết định cho vay, nhằm kiểm soát rủi ro. - Định kỳ cần phân tích và đánh giá các dấu hiệu của thị trường như: Chính sách của chính phủ, của địa phương, của NHNN. Tổng hợp tình hình biến động của thị trường, các nhu cầu đối với các sản phẩm liên quan đến HKD, lường trước được những thay đổi trong tương lai. - Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành, địa phương để nắm bắt kịp thời những diễn biến có thể xảy ra đối với HKD - Xây dựng kho dữ liệu về khách hàng HKD. 3.2.5. Thực hiện chặt chẽ quy trình cho vay HKD, đặc biệt chú trọng công tác kiểm tra, giám sát và tái thẩm định sau khi cho vay - Đặc biệt chú trọng công tác kiểm tra, giám sát và tái thẩm định sau khi cho vay. - Xây dựng kế hoạch cụ thể cho vấn đề này như:Chi nhánh 22 cần thiết phải thành lập tổ định giá TSĐB riêng nhằm đảm bảo tính độc lập, khách quan. Chi nhánh cần thiết thực hiện đạo tào cán bộ bằng các khóa học do Ngân hàng tiến hành hoặc các khóa học do NHNN việc xây dựng khung bảng giá về bất động sản cần phải có sực cân nhắc điều chỉnh theo định kì hoặc cập nhật ngay khi có những thay đổi bất thường. Chi nhánh cần có các quy định mở, linh hoạt, yêu cầu cán bộ thẩm định đề xuất theo định kì hoặc đột xuất những thay đổi thực tế về khung giá bất động sản theo giá thị trường. Thường xuyên tiến hành đánh giá lại giá trị của TSĐB. 3.2.6. Các giải pháp khác a. Thiết lập mối quan hệ tốt và bền lâu đối với khách hàng HKD truyền thống b. Duy trì và tranh thủ mối quan hệ hợp tác giúp đỡ của các cơ quan chức năng. c. Xây dựng môi trường làm việc thuận lợi cho công tác tín dụng hộ kinh doanh. d. Xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp tốt. e. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển đối với cán bộ tín dụng. f. Có chính sách khen thưởng hợp lý, bố trí cán bộ phù hợp với năng lực, nhắc nhở, chấn chỉnh và xử lý kịp thời những cán bộ yếu kém. 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đông Á Việt Nam Đề nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á Việt Nam cho phép tổ chức lại bộ máy quản lý tín dụng và quản lý rủi ro; Ngân hàng cần đẩy nhanh tiến độ xử lý các khoản vay đã quá hạn bao gồm cơ cấu nợ cho một số khách hàng vay, bán nợ cho VAMC... 23 Nghiên cứu bộ chỉ tiêu xếp hạng tín dụng cụ thể, chi tiết, phù hợp với đối tượng khách hàng hộ kinh doanh; Quy định mức mua bảo hiểm đối với hộ kinh doanh, thủ tục giải quyết khi xảy ra rủi ro nhanh chóng, thuận tiện hơn cho khách hàng; Đẩy mạnh triển khai các dự án nâng cao nâng cao năng lực quản trị, tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển mới; Kiến nghị để hoàn thiện đổi mới công nghệ ở ngân hàng, thiết lập bộ máy xử lý cung cấp thông tin, trong nội bộ sử dụng chung 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc NHNN là cơ quan quản lý trực tiếp hoạt động của các NHTM, chính vì vậy một sự điều chỉnh dù lớn hay nhỏ cũng ảnh hưởng mạnh đến toàn hệ thống Ngân hàng. Trong thời gian tới, nhằm hỗ trợ hơn nữa hoạt động kiểm soát RRTD của các NHTM, NHNN cần thiết phải: Tiếp tục hoàn thiện quy chế cho vay, nâng cấp thông tin do trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) cung cấp kịp thời; Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, giám sát đối với các NHTM trên địa bàn; Kiểm soát chặt chẽ, ngăn ngừa tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh; Tăng cường hỗ trợ đối với các NHTM 3.3.3. Kiến nghị đối với Chính phủ a. Chính phủ cần hoàn thiện quy trình xử lý tài sản đảm bảo, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ để các ngân hàng nhanh chóng thu hồi nợ b. Xây dựng hệ thống thông tin quốc gia công khai c. Sự thay đổi các chính sách của Nhà nước cần được công bố rõ ràng và có thời gian cần thiết để chuyển đổi. d. Có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ ngành liên quan. 24 KẾT LUẬN Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ: - Phân tích cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của NHTM - Phân tích thực trạng kiểm RRTD trong cho vay HKD tại Chi nhánh DAB Kon Tum trong hoàn cảnh kinh tế cụ thể tại địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Qua đó, đánh giá những thành công, những mặt hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế để khắc phục, hoàn thiện. - Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đó, kết hợp với kinh nghiệm công tác, cùng với nghiên cứu và dự báo về nhu cầu vay của hộ kinh doanh tại Chi nhánh và khả năng RRTD, định hướng kiểm soát RRTD trong cho vay HKD của Chi nhánh theo định hướng và nhiệm vụ của Ngân Hàng Đông Á. - Đưa ra một số kiến nghị đối với hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á , đối với NHNN Việt Nam và các cơ quan trực thuộc Chính phủ để tạo điều kiện thực thi những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát RRTD đã đưa ra. Những kết quả nghiên cứu luận văn hy vọng sẽ góp một phần nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát RRTD trong cho vay HKD tại Chi nhánh, tạo môi trường TD an toàn và hiệu quả để Chi nhánh đạt được mục tiêu kinh doanh cao nhất, đủ sức cạnh tranh với các NHTM trong và ngoài nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthaothitruongsinh_tt_6394_2076616.pdf
Luận văn liên quan