Luận văn Làng bản của người tày ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế hiện nay, bản sắc văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam cần được bảo tồn và phát huy. Một trong những yếu tố cần được bảo tồn là văn hoá làng bản của dân tộc thiểu số vùng niền núi phía Bắc. Tại huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng, yếu tố làng bản của người Tày cũng có những nét truyền thống rất phong phú và đặc sắc. Làng bản dân tộc Tày vừa phải đổi mới, hiện đại nhưng cũng phải giữ được những bản sắc dân tộc và truyền thống tốt đẹp. Lâu nay việc tìm hiểu nghiên cứu văn hoá làng bản của các dân tộc nói chung trên phạm vi cả nước bước đầu đã đạt được những thành tựu. Tuy nhiên việc tìm hiểu làng bản của của người Tày ở Cao Bằng, tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc do nhiều nguyên nhân khách quan còn bỏ ngỏ chưa được chú ý quan tâm và việc nghiên cứu cũng chưa có hệ thống. Với những lý do trên, chúng tôi đã chọn vấn đề: “Làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng” làm đề tài nghiên cứu. Qua đề tài, tác giả mong muốn giúp cho thế hệ trẻ ở huyện gắn bó sâu sắc hơn với quê hương, để từ đó có những việc làm thiết thực góp phần xây dựng quê hương Trùng Khánh ngày càng giàu đẹp hơn. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi được thừa hưởng rất ít các kết quả nghiên cứu của những người đi trước bởi vì chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào về làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh. Tuy nhiên, ở từng lĩnh vực và khía cạnh khác nhau của các nhà nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề nói trên một cách trực tiếp hay gián tiếp. Ở vùng Tày, Nùng ở Việt Bắc cũng có những tác giả là những nho sĩ quan sát ghi chép về đất nước, núi sông và con người ở đây như: Phan Lê Phiên ( 1973-1809) viết “ Cao Bằng Lục”, Phạm An Phủ viết “Cao Bằng kí Lược”. Và cuốn sách “Cao Bằng thực lục” của tác giả Bế Hữu Cung viết năm 1810, là cuốn sách đầu tiên giới thiệu về vị trí địa lý sông núi, phong tục tập quán và thành trì Cao Bằng. Năm 1920, tác giả Bế Huỳnh cho xuất bản cuốn “Cao Bằng tạp chí nhật tập”, tác phẩm đã đề cập chi tiết đến nguồn gốc, phong tục tập quán của dân tộc Tày, Nùng ở Cao bằng. Tác phẩm “Văn hoá Tày, Nùng” của nhóm tác giả Hà Văn Thư, Lã Văn Lô, tác phẩm đã đề cập đến một cách khái quát về đặc điểm của hai dân tộc Tày, Nùng trên hai phương diện lớn của nền văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần. Gần đây công trình “Nhà sàn truyền thống của người Tày ở Đông Bắc Việt Nam” của tác giả Ma Ngọc Dung xuất bản năm 2005, tác phẩm đi sâu vào tìm hiểu đời sống vật chất của người Tày nói chung, cách chọn chọn thế đất của họ đề xây dựng nhà cửa, làng bản. Ngoài ra những báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế –xã hội tỉnh Cao Bằng, báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Trùng Khánh đến năm 2020. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào cụ thể tìm hiểu, nghiên cứu về làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng. Bởi vậy còn rất nhiều vấn đề quan trọng chưa được làm sáng tỏ như: nguồn gốc dân tộc, sinh hoạt tín ngưỡng, phong tục tập quán đã từng tồn tại hoặc còn duy trì đến ngày nay Song chúng tôi vẫn xem thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước là ý kiến gợi mở quý báu , là cơ sở để tác giả hoàn thành tốt đề tài của mình. 3. Nguồn gốc và phương pháp nghiên cứu Nguồn tư liệu Thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng một số sử sách và địa chỉ cổ như: “Lịch sử tỉnh Cao Bằng”, tác phẩm giới thiệu về đất và người Cao Bằng, quá trình hình thành phát triển trên mọi lĩnh vực (kinh tế, chính trị, xã hội) của tỉnh từ thời tiền sử đến nay. “Cao Bằng Thực Lục” (Bế Hữu Cung) tác phẩm gồm 4 phần, trong đó có phần ba: “Sơn Thuỷ Lục” chép lịch sử Cao Bằng và phần bốn: “Cương giới phong tục” chép lịch sử Cao Bằng từ đời Kinh Dương Vương đến đời Chiêu Thống và các sách tên làng bản Việt Nam đầu thế kỷ XIX còn lưu lại tại Vện Hán Nôm, Viện Sử học. Nguồn tư liệu điền dã, để thực hiện đề tài này chúng tôi sẽ tiến hành thực địa tại tất cả các xã thuộc huyện Trùng Khánh để quan sát địa hình, quang cảnh làng bản, đời sống văn hoá, xã hội của dân tộc Tày ở huyện Trùng Khánh. Từ đó giúp chúng tôi có thể tìm hiểu về làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của đề tài, tác giả đứng trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng diễn ra trong các làng bản của người Tày huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng. Phương pháp chủ yếu vận dụng trong đề tài là diễn dã lịch sử kết hợp với quan sát xã hội học nhằm làm nổi bật những đặc trưng làng bản của người Tày ở Trùng Khánh nói riêng và Cao Bằng nói chung. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logíc, phương pháp hệ thống hoá, . để nghiên cứu làng bản của người Tày ở Trùng Khánh. 4. Mục đích, đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Về mục đích nghiên cứu, đề tài nghiên cứu tìm hiểu về làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh, nhằm khắc phục bức tranh toàn cảnh về làng bản dân tộc Tày ở một huyện miền núi biên giới Cao Bằng. Qua kết quả nghiên cứu đề tài góp phần thêm cơ sở khoa học về làng bản của người Tày Cao Bằng nói chung và Trùng Khánh nói riêng mà lâu nay ít người quan tâm. Mặt khác, trong cuộc sống mới, thời đại mới, chúng ta nhất là giới trẻ ngày nay tuỳ theo hoàn cảnh và khả năng sẽ phải có mặt ở nhiều nơi công tác ở nhiều môi trường, những tình cảm quê hương, tình làng nghĩa xóm vẫn sẽ mãi mãi đậm đà. Hiểu biết về làng xã Việt Nam nói chung và làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng nói riêng chính là để giúp chúng ta nâng cao tình cảm ấy. Đối tượng nghiên cứu, đề tài đi sâu nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến tổ chức xã hội làng bản, đời sống văn hoá - xã hội làng bản của dân tộc Tày ở Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Phạm vi nghiên cứu: không gian nghiên cứu của đề tài là địa bàn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Từ những tài liệu khảo sát, điền dã tại Trùng Khánh hiện tại kết hợp với khai thác các tài liệu khác, chúng tôi tìm lọc những yếu tố cổ truyền về làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng trước cách mạng Tháng Tám và những biến đổi từ sau cách mạng Tháng Tám đến nay. Chính vì vậy mà đề tài được bố cục trình bày theo từng vấn đề cụ thể và có sử dụng tất cả các nguồn tài liệu mà chúng tôi đã thu thập được có liên quan đến nội dung đưa ra không giới hạn niên đại của tư liệu. 5. Đóng góp của đề tài Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành sự nghiệp: “Xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Trong sự nghiệp ấy di sản văn hoá của mỗi dân tộc được xem là: “Tài sản vô giá gắn kết cộng đồng dân tộc là cốt lõi của bản sắc dân tộc, là cơ sở để sáng tạo ra những giá trị mới và giao lưu văn hoá”. Làng xã, mường bản Việt Nam đã có một lịch sử lâu đời. Chính từ những làng bản đơn vị cơ sở này mà đất nước ta tồn tại và ghi được nhiều thành tựu tạo nên một nền văn hoá làng có nhiều nét riêng. Ngày nay muốn xây dựng một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc như Đảng ta luôn nhấn mạnh, thì cần phải tiếp cận với văn hoá làng. Hiện nay, dưới ảnh hưởng của sự giao lưu văn hoá và tác động cư chế thị trường, của công nghiệp hoá và hiện đại hoá, văn hoá làng bản truyền thống của người Tày đang có những biến đổi lớn. Bên cạnh những giá trị văn hoá tích cực mà ta cần bảo tồn, kế thừa, phát huy, cũng còn những yếu tố đã tỏ ra lạc hậu, không còn phù hợp với cuộc sống đương đại và xu thế phát triển chung đòi hỏi chúng ta phải cải biên, nâng cao, thậm chí phải lọc bỏ. Mặt khác chúng ta lại đang chứng kiến một thực tế là nhiều giá trị văn hoá truyền thống đích thực đang bị mai một, xuống cấp, bị pha tạp, lai căng một cách phản văn hoá không phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc. Trong thời gian qua chúng ta cũng đã đầu tư nhiều công sức, có nhiều chủ trương chính sách để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở vùng đồng bào các dân tộc như tuyên truyền, vận động đồng bào xoá bỏ những hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới, thực hiện định canh định cư Tuy nhiên kết quả thu được chưa nhiều. Một trong những nguyên nhân của tình hình trên là thiếu hiểu biết về phong tục tập quán, tâm lý, chưa thấy hết được những giá trị văn hoá tinh thần, vật chất cũng như ảnh hưởng của nó trong đời sống của đồng bào các dân tộc. Tuy có những hạn chế rõ ràng nhưng cũng phải công nhận là đã có nhiều làng rất xứng đáng với sự tôn vinh. Tìm hiểu những nét đẹp truyền thống của các làng xã để rút kinh nghiệm bồi bổ cho nhiệm vụ xây dựng làng văn hoá mới hiện nay là yêu cầu chính đáng và chắc chắn có nhiều hứa hẹn. Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống về làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng, đó là sự kế thừa những truyền thống văn hoá, tinh hoa trí tuệ của ông cha để lại để từ đó giáo dục và làm thức tỉnh lòng yêu nước, yêu quê hương làng bản của đồng bào dân tộc Tày nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Qua nghiên cứu cơ cấu tổ chức làng bản đề tài làm nổi bật được tính cấu kết cộng đồng của cư dân, sự gắn bó tương trợ giúp đỡ lẫn nhau thông qua các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với môi trường tự nhiên. Đây là một bài học kinh nghiệm quý báu mà chúng ta được tiếp thu, kế thừa và sẽ phát triển trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Qua kết quả nghiên cứu mà đề tài đạt được sẽ giúp cho bạn đọc thấy được những nét đẹp truyền thống, nét văn hoá đặc trưng trong văn hoá làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh. Đề tài: “Làng bản của người Tày ở huyện Trùng khánh tỉnh Cao Bằng” còn là một nguồn tài liệu cho sinh viên các bộ môn khoa học như: Lịch sử địa phương, văn hoá học, dân tộc học . 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, bản đồ, tranh ảnh, phụ lục, đề tài được chia làm 3 chương: Chương 1: Khái quát về huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Chương 2: Làng bản truyền thống của người Tày ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng trước cách mạng Tháng Tám (1945) Chương 3: Những biến đổi dưới xã hội mới của làng bản người Tày ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

pdf103 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5847 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Làng bản của người tày ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổi mới và những chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vùng dân tộc miền núi. Cơ cấu làng bản đã được thay thế bằng tổ chức hành chính tương đương cấp xã và huyện và thay bằng xóm. Trong khi đó bản vẫn tồn tại và thích ứng với điều kiện xây dựng nông thông mới, ngay cả trong quá trình hợp tác hoá trước đây cũng như trong chính sách khoán hộ hiện nay. Trong thời kỳ hợp tác hoá hợp tác xã bản bị hoà tan vào các đội sản xuất, người đội trưởng đồng thời làm chức năng trưởng bản, trưởng thôn - đó là một đơn vị xã hội cơ sở ở nông thông. Họ vừa đại diện cho nhân dân bản đồng thời cũng là đại diện cho chính quyền cơ sở trong việc điều hành các quan hệ xã hội, thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77 Về quy mô của làng được mở rộng, nhiều họ cùng chung sống trong 1 làng. ở đây gia đình hạt nhân trở thành loại hình gia đình phổ biến. Tỉ lệ làng đa dân tộc đã xuất hiện trong quá trình định canh, định cư. ở các làng xóm, quan hệ dòng họ vẫn tồn tại những quan hệ láng giềng được đề cao hơn quan hệ dòng họ ở một số lĩnh vực. Đặc biệt khi hệ thống chợ được mở rộng nhiều, tạo nên đầu mối giao lưu kinh tế - văn hoá. Là một huyện miền biên giới, nên sự giao lưu không chỉ dừng lại ở trong cộng đồng các dân tộc khác, ở trong nước và có mở rộng cả quan hệ với nước bạn láng giềng Trung Quốc. ở các hộ, nhất là những vùng gần biên giới đã xuất hiện nhiều hàng ngoại, chủ yếu là hàng Trung Quốc. Như vậy cùng với sự thay đổi về tổ chức xã hội thì nền kinh tế hàng hoá cũng đã dần thay thế nền kinh tế tự cấp, tự túc trước đây. 3.2. Quan hệ làng bản Trước những biến đổi của đời sống mới, trong xã hội mới ngày nay do tiếp xúc với nền kinh tế thị trường và sự phát triển của đô thị, nền văn hóa làng của đồng bào Tày huyện Trùng Khánh, đặc biệt là mối quan hệ trong làng bản đã có những biến đổi quan trọng.Đó là những biến đổi trong cách tổ chức đời sống và mối quan hệ giữa người với người trong thôn bản, trong cùng dân tộc với các dân tộc khác đã đổi mới, văn minh, tiến bộ, đoàn kết, hữu nghị cùng giúp đỡ lẫn nhau. Gia đình đã trở thành tế bào của xã hội theo quan điểm mới, quan điểm cách mạng. Việc thông hôn giữa các dân tộc trước đây rất ít nay đã dần phổ biến trong dân tộc Tày ở Trùng Khánh. Đã xuất hiện nhiều gia đình, trong đó có vợ chồng, con dâu, con rể thuộc các thành phần dân tộc khác nhau sống hòa hợp. Theo sự đồng hóa tự nhiên, con cháu của họ tiếp thu văn hóa của các dân tộc trong gia đình và văn hóa phong phú chung của Việt Nam. Từ lâu đời nhân dân dân tộc Tày đã sớm tiếp xúc với người Kinh và chịu ảnh hưởng văn hóa chung của giao lưu văn hoá, từ sau cách mạng Tháng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78 Tám đồng bào Tày đã thoát thai khỏi xã hội cũ và phấn đấu, xây dựng chế độ xã hội mới: Độc lập, tự do, hạnh phúc. Khi lớp người mới được hình thành thì cách thức tổ chức đời sống của họ dần được cải tiến theo phương hướng văn minh, khoa học. Vào nhiều thôn xóm của người Tày hoặc người Tày ở xen kẽ với các dân tộc khác (Nùng) việc đầu tiên dễ nhận thấy là đường ngõ đã phang quang hơn, nhà ở thoáng mát khang trang hơn trước. Nói chung là nhân dân ăn, ở có vệ sinh hơn. Ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào Tày đang trên con đường thu hẹp phạm vi không còn nhiều như xưa, sự phát triển của công nghệ sản xuất vật liệu, gỗ rừng mỗi ngày một khan hiếm, do vậy đồng bào chủ yếu làm nhà đất, nhà xây bằng gạch mộc, gạch nung ngày càng nhiều. Sự chuyển mình của ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào Tày sang nhà gạch, đánh dấu sự phát triển thích ứng với điều kiện xã hội. Đã xuất hiện những xóm thôn có đủ 3 công trình vệ sinh, là: giếng nước ăn, nhà vệ sinh 2 ngăn, chuồng gia súc xa nhà. Đáng chủ ý hơn cả là quan hệ giữa người với người đã có nhiều thay đổi theo quan điểm hoàn toàn mới, văn minh và tiến bộ hơn. Trước hết nói về quan hệ giữa 2 dân tộc Tày – Nùng mà ở xã hội cũ đã có những va chạm, xích mích về quyền lợi. Người Nùng vẫn mặc cảm vì bị người Tày xem thường, xem kinh. Nay nhờ được giáo dục chính sách dân tộc, bà con đã nhận rõ mâu thuẫn, xích mích dân tộc chủ yếu là do giai cấp thống trị xã hội cũ dựng lên để chia rẽ các dân tộc với mưu mô xảo quyệt của chúng là “chia để trị”. Nay theo quan điểm đoàn kết các dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng và giúp đỡ lẫn nhau, các dân tộc Tày, Nùng đã hòa hợp với nhau. Họ cùng mở rộng quan hệ đoàn kết chặt chẽ với các dân tộc khác. Cán bộ Tày, Nùng và cán bộ các dân tộc khác cùng làm việc với nhau ở Đảng bộ, Chi bộ, UBND xã,…hoặc trong BCH các đoàn thể quần chúng. Họ đối xử với nhau trước hết trên quan hệ đồng chí và ít khi nghĩ mình là dân tộc nào. Họ hết sức tránh việc thiên vị dân tộc này hay dân tộc khác, hoặc đứng về quyền lợi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79 dân tộc đông người hơn, hy sinh quyền lợi dân tộc ít người. Những ai vi phạm nguyên tắc “đoàn kết bình đẳng dân tộc và giúp đỡ lẫn nhau” đều được phê phán có tình có lý để sửa chữa. Nhiều gia đình Tày, Nùng đã kết nghĩa anh em với nhau dựa theo phong tục cũ như tục kết nghĩa giữa những người cùng tuổi, gọi là bạn đồng niên. Thanh niên Tày – Nùng đã tìm hiểu xây dựng gia đình với nhau - một việc rất ít thấy ở xã hội cũ. Tình bạn, tình yêu giữa các dân tộc đã tạo điều kiện cho thanh niên Tày – Nùng cùng tiến bộ. Quan hệ “người với người là bạn” và phương châm “mỗi người vì mọi người” đang được cán bộ và nhân dân Tày phấn đấu thực hiện. Đó là một nét rất đẹp của lối sống có văn hóa – nét rất mới trong nhân dân các dân tộc thiểu số nói chung và người Tày ở Trùng Khánh nói riêng. Trong cuộc sống mới của dân tộc Tày ngay nay cũng như các dân tộc khác đã hình thành gia đình kiểu mới, gia đình văn hóa. Quan hệ giữa người với người trong gia đình, giữa vợ chồng, cha mẹ và các con, giữa anh chị em đã có nhiều thay đổi theo quan điểm cách mạng - theo quan điểm của xã hội mới. Những quan điểm này vừa mang tính chất huyết thống, vừa mang tích chất xã hội. Vợ chồng lấy nhau không còn phải theo tục lệ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” như kiểu gia đình cũ xưa kia. Do đó, giữa vợ chồng, quyền bình đẳng nam nữ về các mặt kinh tế - chính trị, xã hội đã được thực hiện. Luật Hôn nhân & Gia đình đã ban hành đã tạo thêm điều kiện để giải phóng phụ nữ, sự nghiệp giải phóng phụ nữ có ý nghĩa rất lớn trong phong trào xây dựng những gia đình văn hóa mới. Dân tộc Tày cũng như các dân tộc đa số và thiểu số khác ở nước ta vốn có truyền thống xem trọng quan hệ giữa những người cùng gia đình, cùng dòng họ. Nhưng ở xã hội cũ, vì bị tư tưởng phong kiến, gia trưởng, trọng nam khinh nữ tri phối nên trong nhiều trường hợp quan hệ thiêng liêng đó trở thành gò bó, ràng buộc khiến con người khó được tự do xây Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80 dựng cuộc sống theo ý muốn của mình. Sự thiệt thòi hơn cả thường là dồn về phía nữ giới. Trong nền kinh tế nông nghiệp cá thể, sản xuất nhỏ họ phải lao động nặng nhọc, lo cho những người trong gia đình có cái ăn, cái mặc, nhưng quyền định đoạt về thành quả lao động chung của các thành viên trong gia đình lại thuộc về người chồng, người cha. Người vợ, người mẹ thường bị phụ thuộc vào chồng, có khi phụ thuộc vào cả những người con trai đã trưởng thành. Từ tuổi thanh niên, nữ giới đã quen với nếp sống cũ kỹ ấy, nên họ xem đó như lẽ đương nhiên. Người phụ nữ sinh ra là để làm chức năng của người vợ, người mẹ, suốt đời “thờ chồng”, nuôi con theo luân lý phong kiên. Cũng chính vì bị khổ cực như vậy nên trong xã hội mới họ thường dễ nhạy cảm tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, nhất là quan điểm giải phóng phụ nữ. Ở vùng người Tày huyện Trùng Khánh ngày nay nữ giới dân tộc Tày đã cùng nam giới tham gia công tác xã hội. Một số chị em đảm đương khá vững chắc các chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch xã, huyện…đó là những chuyện ở xã hội cũ có nằm mơ cũng không thấy. Ngày nay, việc nữ thanh niên người Tày có trình độ Đại học cũng không phải là chuyện hiếm nữa. Những người có trình độ chính trị và văn hóa như trên đang phát huy trong xã hội và trong gia đình kiểu mới. Nhưng dù ở cương vị nào, dù làm công tác gì trong xã hội, về gia đình họ vẫn làm tròn chức năng của người vợ, người mẹ. Họ đã góp phần không nhỏ giúp cho chồng con tiến bộ. Ở làng bản hoặc một gia đình người Tày là xã viên nông nghiệp, cả vợ và chồng đều tham gia lao động sản xuất, có thu nhập về kinh tế ngang nhau nên họ hoàn toàn bình đẳng. Họ tạo điều kiện cho nhau hoạt động xã hội, sinh hoạt chính trị, học tập văn hóa, khoa học kỹ thuật để vận dụng vào sản xuất, đời sống. Họ biết nuôi con khỏe, dạy con ngoan, sinh đẻ có kế hoạch. Mọi việc trong gia đình vợ chồng đều bàn bạc dân chủ để quyết định. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81 Cái mới hơn là để những gia đình gồm thành phần các dân tộc khác nhau. Dân tộc Tày đã thông hôn với các dân tộc khác. Đã có những cặp vợ chồng: Tày – Nùng; Tày – Dao; Tày – Kinh; Tày – Thái, … đây là một thực trạng ngày càng trở nên phổ biến trong khi các dân tộc xen kẽ mỗi ngày một nhiều lên ở Trung Khánh. Đồng bào miền xuôi lên phát triển kinh tế - văn hóa ở Trùng Khánh và thanh niên dân tộc Tày ở Trùng Khánh thoát ly đi địa phương đi tham gia sản xuất, chiến đấu, công tác ở vùng khác, những điều này góp thêm vào việc hình thành các gia đình có nhiều dân tộc. Đó là sự hòa hợp tự nhiên giữa các dân tộc cần được khuyến khích vì nó làm cho các dân tộc thêm đoàn kết gắn bó với nhau. Trong gia đình bố, mẹ, con, dâu, rể thuộc các thành phần dân tộc khác nhau vẫn sống vui vẻ hạnh phúc. Trong những gia đình như thế việc giao lưu văn hóa diễn ra hàng ngày. Con em họ lớn lên được thừa hưởng tinh hoa văn hóa của các dân tộc thông qua cha mẹ và những người thân trong dòng họ, tâm hồn của họ vì thế cũng trở nên phong phú về nhiều mặt. Ngày nay thanh niên thuộc các thành phần dân tộc khác nhau khi yêu nhau họ ít nghĩ đến việc khác biệt dân tộc. Họ đặt vấn đề phẩm chất, đạo đức của người mình yêu lên trên hết. Tất nhiên trong quá trình phát triển của cái mới không tránh khỏi có những trường hợp bị cái cũ cản trở, xong đó chỉ là hãn hữu và cái mới vẫn thắng. Nét mới trong việc xây dựng những gia đình hạnh phúc làm tế bào cho xã hội dưới chế độ ưu việt của chúng ta ngày nay, trong tất cả các dân tộc cũng như dân tộc Tày là mặt tốt đẹp trong nền văn hóa mới. Nhiều gia đình văn hóa mới sẽ làm cho làng bản, xã, huyện trở thành những vùng có văn hóa mới. Như vậy, sự biến đổi trong quan hệ làng bản không chỉ diễn ra trong phạm vi từng bản, từng gia đình, giữa các gia đình trong một bản là đã có mối quan hệ giao lưu giữa các bản và rộng hơn là của đồng bào Tày huyện Trùng Khánh với cư dân các dân tộc trên khắp đất nước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 82 3.3. Những thay đổi về văn hóa Nền văn hóa truyền thống đã giúp cho các dân tộc Tày ở huyện Trùng Khánh có một bản lĩnh kiên cường, đứng vững trước những biến cố của lịch sử. Trong bối cảnh tiếp xúc với nhiều luồng cư dân của mảnh đất địa đầu tổ quốc, dân tộc Tày đã tiếp thu văn hóa tiến bộ của các dân tộc khác (Hán - Việt) để giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc. Từ các dạng văn hóa truyền thống: văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, văn hóa xã hội của dân tộc Tày tiếp cận với những trình độ văn hóa cao, với nền văn minh của thời đại. Nền văn hóa của dân tộc Tày đã và đang phải trải qua những thử thách, những biến đổi lớn, vừa mang tính tích cực và cả những hạn chế, do vậy nó cần được đánh giá để có những nhận thức và chủ trương bảo tồn và phát triển giao lưu trong thời đại ngày nay. Văn hóa dân tộc Tày huyện Trùng Khánh trước Cách mạng Tháng tám vẫn còn giữ được những đặc trưng dân gian của đình làng, chùa chiền với những sinh hoạt tín ngưỡng lễ hội mang tính cổ truyền chứa cả những yếu tố mê tín, lạc hậu. Sau Cách mạng Tháng tám, Đảng đã đem lại cuộc sống tự do cho đồng bào Tày huyện Trùng Khánh, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách để đảm bảo quyền bình đẳng, quan hệ đoàn kết giúp nhau giữa các dân tộc. Chính sách dân tộc được thể hiện trong mọi lĩnh vực: kinh tế - chính trị - văn hóa,… trong đó, vấn đề văn hóa, văn nghệ các dân tộc có một vị trí rất quan trọng trong quá trình phát triển của các dân tộc. Việc xây dựng đời sống văn hóa mới, nâng cao dân trí, xóa nạn mù chữ đã đạt được những thành tựu . Bên canh đó cũng có những thành tựu rất đáng tự hào, như: xây dựng được mô hình mạng lưới các thiết chế, cơ sở vật chất văn hóa từ tỉnh đến huyện phục vụ cho đời sống tinh thần của đồng bào Tày. Nhưng chúng ta cũng mắc phải không ít những sai lầm, khiếm khuyết đưa tới xuất hiện thực trạng, xu hướng xa rời bản sắc văn hóa dân tộc. thực trạng đó về nền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 83 văn hóa vật chất. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp cứu nước, cụ thể trong chiến dịch biên giới 1950, việc thực hiện tiêu thổ kháng chiến làm vườn không nhà trống, nhiều ngôi đình làng to ở các bản đã phải tháo gỡ. Đó là do yêu cầu của cuộc kháng chiến. Sau hòa bình lập lại, trên miền Bắc những bãi sân đình đã trở thành nhà kho, các tư liệu, hiện vật của đình làng không được chú ý nên đã hư hỏng, mất mát. Hội đình cũng các nghi lễ thờ cúng, hội hát như xưa không còn và phai mờ dần trong tâm trí của người dân. Sở dĩ diễn ra tình trạng đó là do những…….đơn giản, một chiều, không phân biệt giá trị và những yếu tố tiêu cực. Những ngôi nhà sàn truyền thống giờ cũng đã ít dần và thay vào đó là những ngôi nhà gạch với mái ngói đỏ tươi, nó phản ánh một thực tế là đời sống của người dân đã được nâng cao hơn trước nhiều. Ngày nay những làng phòng thủ và những ngôi nhà kiểu pháo đài trước kia nếu còn cũng đã qua tu sửa nhiều lần thêm bớt những chi tiết theo xu hướng đơn giản gọn nhẹ đi. Có sự cải tiến trong tổ chức quy hoạch làng bản, nhà cửa để đảm bảo tính thẩm mỹ, giữ vệ sinh thích ứng với môi trường xã hội mới. Xen kẽ vào những ngôi nhà sàn, có nơi đã mọc lên những ngôi nhà xây theo kiểu mới, hoặc 2 tầng. Ở nhiều xã đã hình thành trung tâm văn hóa bao gồm những công trình công cộng, như: trạm xá, trường học và các cửa hàng, HTX mua bán. Đã có xã có những nhà truyền thống, tủ sách, phòng đọc sách, sân chơi cho các cháu thiếu nhi,… Về mặc, quần áo bằng vải nhuộm màu chàm vẫn phổ biến, nhưng bên cạnh vải nhuộm chàm, phần lớn do nữ giới Tày tự dệt, tự nhuộm, tự cắt may, người ta đã dùng những thứ vải đẹp hơn. Thanh niên Tày đã cải tiến cách mặc như thanh niên miền xuôi. Những hàng quần áo may sẵn cũng đã trở lên phổ biến ở các chợ của người Tày, có cả quần áo của người Kinh đưa lên bán và quần áo từ Trung Quốc đưa sang. Về đời sống tinh thần, mê tín dị đoan, phong tục lạc hậu, tệ nạn xấu của xã hội đã giảm bớt nhiều. Nạn nghiện hút thuốc phiện hầu như không còn, tệ cờ bạc có nơi đã bãi hẳn; cầu cúng khi ốm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 84 đau đã giảm, việc dùng thuốc chữa bệnh đã trở lên phổ biến hơn. Nghe đài, đọc báo trở thành nhu cầu của lớp trẻ và cả những người già. Về văn hóa nghệ thuật, trong phạm vi chuyên nghiệp về văn hóa của Nhà nước và văn hóa quần chúng, có nhiều sự kiện chứng minh rõ ràng người Tày rất tha thiết với truyền thống dân tộc và cũng rất ham chuộng, rất mau thích ứng với nền văn hóa mới. Tuy vậy, những nét văn hóa truyền thống vẫn được lưu giữ và bảo tồn. Tục thờ cúng tổ tiên vẫn được duy trì và đến nay nó vẫn là tín ngưỡng quan trọng nhất trong gia đình đồng bào Tày. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay những gia đình lớn (gia đình truyền thống) đã không còn phổ biến mà thay vào đó là những gia đình hạt nhân, con cái khi xây dựng gia đình sẽ tách ra ở riêng không ở chung với cha mẹ. Nhưng sang nhà mới, người con vẫn phải tiếp tục thờ cúng tổ tiên nhà mình. Họ sẽ mang bát hương mới sang lấy vài que hương ở bát hương cũ cắm sang và rước về nhà mình thờ cúng với ý nghĩa tổ tiên sẽ phù hộ cho các con cháu, ban phước lành cho họ. Người Tày chỉ chôn cất người quá cố một lần không có lệ cát mả. Ngày nay trong nghĩa trang chung của thôn, xã, nhiều gia đình người Tày cũng đã học theo người Kinh, có nghĩa là cát mả xong nhiều gia đình người Tày chọn nơi chôn cất lâu dài mồ mả trong khu đất của gia đình mình. Những ngày lễ hội truyền thống trong nông nghiệp như hội Lồng tồng, lễ hội Nàng Hai vẫn còn được duy trì, nhưng các lễ thức đã đơn giản hơn và vật phẩm cúng bái tế lễ cũng đơn giản hơn. Đời sống văn hoá từng bước được nâng cao, hoạt động văn hoá văn nghệ - TDTT có nhiều cố gắng trong khơi dậy và phục hồi nền văn hoá truyền thống mang bản sắc dân tộc; công tác truyền thanh, truyền hình đã tiếp và phát sóng đài trung ương đảm bảo thời lượng và chất lượng phục vụ nhân dân, 96% dân số của huyện Trùng Khánh đã được nghe đài phát thanh; 89,5% số dân được xem đài truyền hình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85 Về đời sống văn hoá xã hội cũng có những bước biến chuyển tích cực. Tỉ lệ giảm sinh trên địa bàn huyện là 0,35‰, về tình hình di dân tự do đã không còn xảy ra, về tạo việc làm cho người lao động còn nhiều hạn chế chủ yếu là lao động phổ thông trên địa bàn. Hệ thống trường phổ thông đã phát triển rộng khắp. Công tác giáo dục thường xuyên được quan tâm, huyện luôn giữ vững hệ thống trường lớp và sĩ số học sinh, đồng thời đẩy mạnh hoạt động chuyên môn; về phổ cập giáo dục tiểu học, xoá mù chữ được giữ vững 20/20 xã, thị trấn. Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi 13/20 xã; Phổ cập giáo dục trung học cơ sở 19/20 xã; Chất lượng giáo dục hàng năm được tăng lên. (Báo cáo hiện trạng môi trường năm 2009 của UBND huyện Trùng Khánh) Bên cạnh những chuyển biến tích cực nói trên, cũng còn nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết. Trước hết đó là đời sống vật chất của đồng bào chậm được cải thiện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 11%, năm 2009 tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên vẫn còn đạt thấp so với chỉ tiêu mà nghị quyết đại hội đề ra mỗi năm 12%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 đạt 340 USD, năm 2009 370 USD, nhưng vẫn đạt thấp với đại hội đảng bộ huyện lần thứ XVII là phấn đấu đến năm 2010 bình quân đầu người đạt 500 USD. (Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ KT -XH huyện Trùng Khánh đến tháng 12 năm 2009). Huyện vẫn còn 13 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn theo chương trình 135. Trong nhân dân trình độ văn hoá phần nhiều vẫn là cấp I, nguồn đào tạo cán bộ và trí thức người dân tộc do đó còn khó khăn. Do vậy đây là những vấn đề cấp bách cần được giải quyết. 3.4. Những giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá tích cực của làng bản trong việc xây dựng đời sống văn hoá hiện nay Tầm quan trọng của bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá tích cực của làng bản trong việc xây dựng đời sống văn hoá hiện nay. Văn hoá của mỗi dân tộc nói chung và căn hoá dân tộc Tày ở Trùng Khánh - Cao Bằng nói riêng là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 86 sản phẩm tích luỹ từ hàng ngàn thế hệ, là tài sản có giá trị vĩnh hằng của nhân loại. Vì vậy nó cần được bảo tồn và phát huy. Thuật ngữ văn hoá ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả cơ sở vật chất, tinh thần và hoạt động xã hội. Song sự phân chia chỉ mang tính chất tương đối, bởi lẽ trong vật chất đã có chứa cái tinh thần và mang trong tinh thần lại có vật chất làm nền tảng. Văn hoá là cách ứng xử hàng ngày - ứng xử xã hội: người với người, ứng xử với tự nhiên; người với môi trường sống. Xã hội vận động theo quy luật phát triển trong đó con người cũng có biến đổi không ngừng theo quy luật tự nhiên. Thiên nhiên chịu sự tác động của con người nhưng về cơ bản là thiên nhiên chi phối con người. Xã hội vận động, môi trường tự nhiên biến đổi thì văn hoá và cách ứng xử của con người cũng phải năng động cho phù hợp. Mặt khác, trong cuộc sống con người luôn luôn có nhu cầu giao tiếp và từ các cuộc giao tiếp người ta học hỏi nhau cách ứng xử tự nhiên, ứng xử xã hội. Nhưng đòi hỏi sự giao lưu ấy cũng phải có chọn lọc dựa trên quan điểm chung: xây dựng nền VHVN tiên tiến nhưng phải đậm đà bản sắc dân tộc. Giữ được bản sắc văn hoá dân tộc mình là một yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt đối với đồng bào dân tộc Tày - Trùng Khánh. Cổ truyền - văn hoá - nhân tố mới là quy luật phát triển không ngừng của văn hoá. Cổ truyền là quá khứ còn lại cho đến ngày hôm nay, văn hoá là cái hiện đại, và nhân tố mới là cái mới xuất hiện. Theo quy luật phát triển thì cái hiện tại sẽ lùi dần về quá khứ trong đó có những tinh hoa, có những cái đẹp được chắt lọc giữ gìn trở thành cái cổ truyền. Nhân tố mới cùng với thời gian phát triển thành cái hiện tại, thành văn hoá. Do công việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là việc làm hiện tại có nối tiếp với cổ truyền và hướng về tương lai, tức là phải kế thừa văn hoá cổ truyền, phát huy văn hoá cổ truyền và định hướng phát triển văn hoá cho tương lai. Văn hoá của bất kỳ dân tộc nào cũng đều phát triển trên cơ sở có sự kế thừa văn hoá cổ truyền. Văn hoá cổ truyền ở đây được hiểu là nền tảng của văn hoá hiện đại. Đó là các giá trị: truyền thống Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 87 yêu nước, thương nòi, tính cố kết cộng đồng; truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất; kế thừa những truyền thống ăn, mặc, ở mang đặc trưng riêng của dân tộc mình; thừa kế chữ viết và tiếng nói của dân tộc và phát triển nó; kế thừa vốn văn hoá, nghệ thuật dân gian; kế thừa những phong tục tập quán tốt đẹp… Hiện nay chúng ta đang chứng kiến xu hướng quốc tế hoá, sự bùng nổ thông tin, giao thoa văn hoá và hội nhập của các dân tộc vào trào lưu phát triển chung của thời đại. Đảng ta xác định chúng ta hội nhập nhưng không được đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc, đánh mất mình. Sự hội nhập này không thể là sự thống nhất, hoà tan vào cái chung một cách giản đơn mà nó phải tạo nên sự thống nhất trong tính đa dạng, phong phú bởi bản sắc văn hoá của nhiều dân tộc, cấu thành nền văn minh chung của toàn nhân loại. Tuy nhiên ở đây cần thấy được bản sắc văn hoá không phải là cái bất biến của sự phát triển và tự hoàn thiện. Trong bản sắc văn hoá dân tộc có những yếu tố, khía cạnh được coi là phù hợp, là văn hoá trong mối quan hệ này, giai đoạn lịch sử này, tộc người này, nhưng sẽ là bất cập không phù hợp, thậm chí là phi văn hoá, không đại diện cho bản sắc dân tộc nếu xét trong mối quan hệ khác, điều kiện lịch sử khác, và đối với những tộc người khác. Vì vậy khi đề cập đến bản sắc văn hoá dân tộc và xem xét các giá trị văn hoá truyền thống cần có quan điểm lịch sử cụ thể, quan điểm phát triển, tránh chung chung, siêu hình, hoặc là phủ nhận cực đoan mọi giá trị của quá khứ, coi mọi cái cổ truyền đều là lạc hậu, lỗi thời, muốn nôn nóng có ngay cái mới, đồng nhất cái mới với cái hiện, tiến bộ hoặc là không muốn tiếp thu cái mới và không muốn tiếp thu tinh hoa văn hoá của các dân tộc khác; coi mọi giá trị cổ truyền đều là giá trị không thể thay thế. Như vậy, vấn đề phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong xây dựng làng bản của người Tày phải căn cứ vào đặc điểm của vùng, của khu vực, của dân tộc, phải thấy được cả 2 mặt tích cực và hạn chế của làng bản và văn hoá làng bản của họ, trên cơ sở đó mà hình thành những giải pháp phù hợp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực lạc hậu. Kế Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88 thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong xây dựng làng bản thực chất là giải quyết mối quan hệ văn hoá và phát triển ở vùng đồng bào dân tộc và miền núi. Vì vậy nó phải được đặt trong chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và đối với vùng dân tộc miền núi nói riêng, gắn với việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Việc phát huy các giá trị của văn hoá làng bản gắn bó hữu cơ với các vấn đề. - Xác định rõ vị trí của làng bản các dân tộc trong kết cấu nhà nước và xu thế phát triển chung hiện nay. - Tạo tiền đề cơ bản để tiến tới bình đẳng dân tộc thực sự, để các dân tộc hoà nhập và ngày càng đóng góp tích cực hơn vào sự nghiệp phát triển chung của cả nước, khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu ở các vùng dân tộc và miền núi hiện nay. Từ những quan điểm chung đã trình bày ở trên cho thấy vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong xây dựng làng bản, xây dựng nông thôn mới hiện nay trong vùng đồng bào dân tộc Tày ở Trùng Khánh là hết sức cần thiết, hữu ích, song cũng thật khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có thời gian và sức mạnh tổng hợp của cả nước. Bởi vậy giải pháp phải đề cập một cách toàn diện, bao hàm cả yếu tố chủ quan và khách quan trong mối quan hệ với làng bản truyền thống của người Tày. Về mặt chủ quan cần khơi dậy được nội lực, tức là phát huy được nguồn lực vốn có của đồng bào. Về mặt khách quan cần có sự đầu tư, hỗ trợ cụ thể của nhà nước, của cộng đồng. Các giải pháp phải đảm bảo sự kế thừa, phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những mặt bất cập trong văn hoá làng bản của 2 dân tộc đặt trong xu thế đổi mới và phát triển chung của cả nước. Từ đó chúng tôi nêu lên một số giải pháp sau: - Phát huy nguồn lực sẵn có của đồng bào Tày ở huyện Trùng Khánh. Nguồn lực đó bao hàm các yếu tố sau: + Nguồn lao động trong nhân dân: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89 Hiện nay, nguồn lao động trong nhân dân vẫn còn lớn song chưa được sử dụng vào việc phát triển kinh tế - xã hội. Dự kiến dân số của miền núi Bắc Bộ năm 2010 là 11 triệu người. Từ nay đến năm 2010, miền núi Bắc bộ phải giải quyết việc làm cho  2 triệu lao động mới tăng thêm, nếu kể cả số lao động chưa có việc làm hoặc việc làm không thường xuyên, năm 1997 có tới 2, 5 triệu lao động. Sử dụng số lao động tăng thêm hàng năm một cách hợp lý tạo môi trường lao động lành mạnh để dân cư thực sự gắn bó với làng bản, phát huy được ý thức trách nhiệm một cách tự giác trong cộng đồng. Cần sử dụng một phần lao động trong đồng bào dân tộc vào việc xây dựng giao thông ở địa phương. Phát triển giao thông ở miền núi vùng đồng bào dân tộc là điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội. Cần phải xây dựng đường giao thông mới liên trung tâm xã với các thôn bản; các điểm dân cư sát biên giới cần phải có đường hành lang dọc biên giới để có thể thường xuyên kiểm tra đường biên; bảo vệ chủ quyền quốc gia. Như vậy nhu cầu sử dụng lao động vào xây dựng phát triển giao thông ở vùng đồng bào dân tộc Tày ở Đông Bắc là rất cấp thiết và rất lớn. ở miền núi không chỉ xây dựng đường mà còn phải thường xuyên tu bổ sửa chữa sau mỗi mùa mưa. Để huy động được lao động trong nhân dân, Nhà nước cần hỗ trợ một phần kinh phí, một phần do địa phương tự do cần được phân bổ theo khả năng đóng góp về lao động cho từng thôn bản. + Những yếu tố hợp lý trong văn hoá làng bản. Trong văn hoá vật chất của bản làng yếu tố nổi bật là sự hoà đồng thích nghi với thiên nhiên, môi trường. Bản của người Tày thường quần tụ mật tập, có địa giới quy định rõ rệt gồm ruộng, rừng núi, sông suối. Mỗi làng có một khu rừng cấm ở phía đầu nguồn nước. Rừng cấm cũng như nguồn nước được bảo vệ nghiêm ngặt bởi hệ thống quy ước, luật tục. Rừng - nước - làng tạo thành sự cân bằng môi trường sống của người Tày. Yếu tố này cần được kế thừa và phát triển tạo ra nhiều khu rừng cấm quanh làng. Đồng thời kế thừa việc bảo vệ nguồn nước, phát triển đường giao thông liên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90 làng và nội bộ làng nhằm góp phần phá vỡ tính khép kín của làng bản. Phát huy những yếu tố hợp lý, tích cực này của làng bản sẽ góp phần hạn chế việc phá rừng, bảo vệ tài nguyên và môi trường sống, khắc phục tình trạng vô chủ đối với ruộng, đất, rừng… Trong việc xây dựng văn hoá làng bản ở vùng người Tày cần kế thừa hoạt động văn hoá dân gian truyền thống, coi đó là nguồn sữa mẹ nuôi dưỡng đời sống văn hoá tinh thần của bản làng. Văn hoá dân gian truyền thống có những mặt tích cực và có hạn chế tiêu cực. Mặt tích cực là dòng chảy quan trọng phản ánh những giá trị nhân văn, thẩm mĩ của văn hoá của dân tộc. Tuy nhiên, văn hoá dân gian truyền thống là con đẻ của người nông dân còn có nhiều hạn chế về thế giới quan và nhân sinh quan. Những hạn chế tiêu cực này còn tồn tại dai dẳng và trong nhiều mặt, nhiều lĩnh vực như lối sống, tập quán, tín ngưỡng… Vì vậy phát huy văn hoá dân gian truyền thống cần đảm bảo nguyên tắc kế thừa, phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những yếu tố tiêu cực. + Phát huy những mặt hợp lý tích cực trong các thiết chế xã hội truyền thống và cơ chế vận hành của nó. Hiện nay trong bản làng các thiết chế xã hội truyền thống như gia đình, dòng họ, già làng, trưởng tộc, luật tục, hương ước… vẫn đang tồn tại và phát huy tác dụng như một nguồn lực sẵn có. vì vậy trong quá trình xây dựng bản làng ta cần biết kế thừa, phát huy những mặt hợp lý, tích cực đồng thời hạn chế những mặt tiêu cực, bất cập của nó. Chẳng hạn, trong thiết chế gia đình có những yếu tố cần phải loại bỏ như sự phân biệt giàu nghèo, bất bình đẳng nam nữ, mua bán trong hôn nhân, đa thê, tảo hôn, hôn lễ phức tạp… Tuy nhiên cũng phải thấy được mặt tích cực của gia đình truyền thống để phát huy. Gia đình truyền thống đã và đang thực hiện những chức năng quan trọng như tái sinh ra nòi giống; là đơn vị kinh tế, là tế bào của xã hội; là môi trường để giáo dục thế hệ trẻ; là nơi bảo tồn và phát huy văn hoá gia đình, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 dòng họ, dân tộc. Hình thái gia đình đã chuyển sang gia đình nhỏ phụ quyền phù hợp với sự năng động trong cơ chế mới. Gia đình nhỏ phù hợp với việc khôi phục các ngành nghề truyền thống, phát triển sản xuất phù hợp với chủ trương giao đất, giao rừng cho từng hộ gia đình của Nhà nước. Về vai trò của già làng, trưởng bản trong cộng đồng dân tộc thiểu số nói chung và trong dân tộc Tày nói riêng, có vị trí quan trọng trong cuộc sống đời thường của dân bản làng. Họ là người cầm cân nảy mực trong ứng xử trên cơ sở tập quán của dân tộc, của bản làng, chính vì vậy được dân làng suy tôn và có uy tín rất lớn trong bản làng. Hiện nay do sự phát triển kinh tế - xã hội vai trò của già làng, trưởng bản không được đề cao như trước đây, song nó vẫn giữ được vai trò rất quan trọng. Trên thực tế, bên cạnh tiếng nói của bộ máy hành chính nhà nước, tiếng nói của trưởng bản vẫn được dân bản lắng nghe và thực hiện một cách nghiêm túc. Do vị trí quan trọng của trưởng bản như vậy, trong sinh hoạt của bản làng chúng ta cần xây dựng quan hệ tốt với trưởng bản, làm công tác tư tưởng với trưởng bản, giảng giải cho trưởng bản (trưởng xóm) hiểu đúng chính sách của Đảng và tìm ở trưởng bản tiếng nói ủng hộ và tuyên truyền vận động đồng bào thực hiện công cuộc xây dựng bản làng. Khi tìm hiểu bản làng và văn hoá bản làng truyền thống ta thấy ý thức cộng đồng làng bản là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn giúp đồng bào vượt qua những thử thách khắc nghiệt trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên. Tuy nhiên trong điều kiện đổi mới, mở cửa, phát triển kinh tế hàng hoá thực hiện cơ chế thị trường hiện nay thì ý thức cộng đồng làng bản cũng bộc lộ những mặt hạn chế bất cập đó là tính đóng kín, biệt lập địa phương, là cộng đồng của nhóm dân cư có quan hệ chặt chẽ về mặt huyết thống và quan hệ láng giềng, chủ yếu là giữa những người đồng tộc. Trong xã hội cũ, thủ lĩnh của các dân tộc gắn bó và bảo vệ lợi ích của một bộ phận dân cư, một tộc người cụ thể. Trong xã hội của chúng ta hiện nay, việc tổ chức và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 quản lý ở các vùng dân tộc không chỉ biết có quyền lợi cục bộ của từng tộc người mà cần phải ý thức được lợi ích của cộng đồng, của quốc gia. Về cơ chế quản lý và vận hành của các thiết chế xã hội trong bản làng truyền thống như đã trình bày chủ yếu dựa trên nguyên tắc tự quản của làng (thông qua hương ước, quy ước, luật tục…). Đây là những điểm cần kế thừa và vận dụng phù hợp với điều kiện đổi mới. Tuy nhiên cũng cần khắc phục những điểm hạn chế của kiểu quản lý tự quản, thiếu tính thống nhất trong việc thực hiện pháp luật, xử lý các vụ vi phạm đều nặng về “tình”, nhẹ về “lý”. Tính cố kết trong làng bản tạo được sự gắn kết nội bộ cộng đồng nhưng mặt khác lại tạo ra khoảng cách với những người ngoài cộng đồng, khiến cho mâu thuẫn giữa các dòng họ chi phối việc thực hiện cơ chế quản lý làng. Đó là chưa kể sự lạc hậu của một số tập quán khác cần phải xoá bỏ như tập quán về tang ma, cưới xin linh đình tốn kém. Về phương diện quản lý văn hoá xã hội cần thấy rằng trong đời sống văn hoá tinh thần của làng bản, bên cạnh những mặt tích cực, tiến bộ, vốn còn có nhiều yếu tố tiêu cực lạc hậu vẫn đang tồn tại và có nguy cơ phát triển. Như nạn mê tín dị đoan, nghi lễ cúng bái chữa bệnh, làm ma tốn kém phức tạp, để người chết quá lâu trong nhà cần phải xoá bỏ. - Nhà nước đầu tư, hỗ trợ để ổn định và phát triển kinh tế – xã hội, củng cố an ninh quốc phòng. Địa bàn cư trú của người Tày – Trùng Khánh có vị trí quan trọng về nhiều mặt, cả đối nội và đối ngoại. Đồng bào các dân tộc có nhiều đóng góp trong công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm; ngày nay đang đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Người Tày cũng sinh sống ở nhiều nước trên thế giới, hiện đang là đối tượng nghiên cứu của một số tổ chức quốc tế. Bởi vậy chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước không phải chỉ vì lợi ích của các dân tộc thiểu số, mà còn vì cộng đồng, vì cả nước; không chỉ là đối nội mà còn liên quan đến cả đối ngoại; nó mang tính toàn diện, bao hàm cả ý nghĩa chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93 Mối quan hệ dân tộc với cộng đồng, giữa Nhà nước với bộ phận dân cư là quan hệ máu thịt. Mặt khác do quan hệ kinh tế – xã hội của vùng đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn nên nhà nước cần đầu tư, hỗ trợ để ổn định và phát triển kinh tế – xã hội ở vùng đồng bào dân tộc Tày ở Đông Bắc nói chung và dân tộc Tày của huyện Trùng Khánh nói riêng. Nhà nước đầu tư, hỗ trợ để phát triển kinh tế – xã hội. Ngoài nông nghiệp, công nghiệp nên chú trọng đầu tư cho thương mại và du lịch, tận dụng điều kiện thuận lợi của địa phương có thác Bản Giốc và động Ngườm Ngao, phát triển loại hình kinh tế dịch vụ cho 67% cư dân Tày trên địa bàn huyện. Hỗ trợ cho đồng bào ổn định đời sống, nhất là đầu tư xây dựng mạng lưới đường giao thông, phấn đấu đảm bảo đường giao thông thông suốt 4 mùa, phát triển mạng lưới giao thông đến từng xã, xóm, thôn bản để đảm bảo cho việc vận chuyển thực phẩm (đặc biệt là hạt dẻ) và phục vụ cho hoạt động du lịch. Việc xây dựng mạng lưới giao thông này phải gắn với quy hoạch các cụm cư dân, xây dựng các cụm xã, các cụm thôn bản. Trung tâm cụm xã là trung tâm kinh tế – chính trị – văn hoá - tạo cơ sở phát triển kinh tế tiểu vùng. Xây dựng trung tâm cụm xã nhằm hình thành những yếu tố thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế; chuẩn bị tiền đề cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tiểu vùng. Tạo điều kiện để xây dựng thị trấn ở miền núi vùng cao; sắp xếp dân cư phù hợp với quy hoạch sản xuất, đồng thời là tụ điểm văn hoá, góp phần ổn định chính trị, an ninh quốc phòng… Xây dựng trung tâm cụm xã bao gồm các công trình chủ yếu như: đường giao thông, chợ khu vực, trường dân tộc nội trú, trạm y tế, truyền thanh, nhà văn hoá, trung tâm khuyến nông, khuyến lâm… khu hành chính, khu dân cư. Nhà nước cần tiến hành định canh, định cư, ngăn chặn nạn phá rừng bừa bãi. Thực hiện giao đất giao rừng cho dân vừa giúp bà con phát triển kinh tế lại bảo vệ được nguồn đất chống xói mòn; khai hoang mở rộng diện tích trồng cây lương thực; khoanh nuôi, bảo vệ trồng rừng; giải quyết nước tưới và nước sinh hoạt; làm đường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94 nông thôn, xây dựng trường học, trạm y tế… Chú ý phát triển văn hoá, giáo dục, y tế một cách đồng bộ và có hiệu quả. Cần huy động vốn từ các nguồn như khai thác rừng, thuế qua các cửa khẩu; vốn của các thành phần kinh tế; tăng tỉ lệ các nguồn vốn đầu tư vào phát triển kinh tế - xã hội, củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ cho vùng đồng bào đặc biệt khó khăn có cơ sở tiêu thụ sản phẩm nhằm ổn định sản xuất và đời sống. Đưa tiến bộ kỹ thuật vào nhằm giải quyết vấn đề chế biến nông sản, nước sinh hoạt, điện dân dụng. Hỗ trợ người nghèo vốn để họ có thể phát triển sản xuất, và ổn định đời sống. + Nhà nước cần đầu tư để đào tạo đội ngũ cán bộ thực sự có năng lực Để xây dựng bản người Tày trên cơ sở phát huy các yếu tố truyền thống phải nâng cao hiệu lực của chính quyền địa phương, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của trưởng bản, trưởng tộc, trưởng họ. Nhũng hoạt động của chính quyền cơ sở hiện nay còn ít hiệu lực do thực trạng cán bộ xã, thôn bản, từng lớp học có chương trình, nội dung phù hợp, thiết thực với từng đối tượng. Về lâu dài cần có quy hoạch lựa chọn nguồn đào tạo cán bộ từ các trường phổ thông dân tộc nội trú, có chính sách để thu hút số con em dân tộc học xong đại học trở về công tác tại địa phương... Số không vào được đại học thì mở lớp bồi dưỡng ngắn ngày để đáp ứng các yêu cầu của địa phương. Đưa những nội dung thiết thực vào chương trình đào tạo cán bộ dân tộc như: tổ chức nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, công tác quần chúng... Thôn bản có vị trí rất quan trọng trong mọi hoạt động ở vùng miền núi dân tộc - cả về kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng, giữ gìn môi trường sinh thái... Vai trò của trưởng thông cũng gắn liền với những hoạt động. Do vậy cần có những chính sách ưu đãi và đảm bảo quyền lợi của trưởng xóm, trưởng thôn để họ tích cực và hoạt động có hiệu quả hơn trong các công việc của xóm, thôn, bản... Có thể giải quyết quyền lợi cho trưởng thôn bằng việc gắn với các chương trình, dự án được triển khai tại địa phương, với việc bảo vệ rừng đầu nguồn, giữ gìn biên giới để giải quyết thêm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95 phụ cấp cho thoả đáng. Trong cơ cấu vốn đầu tư của các chương trình, dự án cần phải có phần kinh phí để đào tạo, hướng dẫn và tập huấn cán bộ. TIểu kết: qua quá trình tìm hiểu về những biến đổi trong cơ cấu tổ chức xã hội, quan hệ làng bản, những thay đổi về văn hoá, xã hội của đồng bào dân tộc Tày huyện Trùng Khánh trong giai đoạn hiện nay. Chúng ta thấy đây là những biến đổi mang tính chất tích cực đã có sự giao lưu học hỏi rộng rãi. Nhưng bên cạnh đó những yếu tố văn hoá truyền thống cũng đang bị mờ nhạt dần. Do vậy để bảo tồn và phát triển những giá trị văn hoá tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực trong văn hoá làng bản thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chúng tôi đưa ra 2 biện pháp cụ thể đó là phát huy những nguồn lực sẵn có của đồng bào và dựa vào sự hỗ trợ đầu tư của nhà nước. Những biện pháp trên cần được tiến hành một cách đồng bộ cùng với sự quan tâm, tuyên truyền vận động và hướng dẫn của các cấp chính quyền sẽ góp phần giúp đồng bào Tày xây dựng được cho mình những làng bản văn hoá vừa truyền thống, vừa hiện đại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96 KẾT LUẬN Trùng Khánh một huyện biên giới của tỉnh Cao Bằng, đây là nơi "đất lành chim đậu" là nơi an cư lạc nghiệp của 7 dân tộc anh em: Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh... Trong quá trình phát triển huyện Trùng Khánh đã tiếp nhận nhiều đợt di dân từ phương Bắc xuống, từ miền xuôi lên trở thành nơi cộng cư của nhiều dân tộc anh em. Đến địa phương họ đã cùng cư dân bản địa xây dựng và bảo vệ bản làng, đồng thời góp thêm vốn văn hoá của mình vào nền văn hoá chung của huyện. Người Tày ở địa phương chiếm 67% dân số, nên văn hoá của người Tày có ảnh hưởng đến quá trình phát triển văn hoá của toàn huyện. Thông qua các tổ chức bảo trợ (hương ước, hữu ước) làm cho tính cố kết của cộng đồng làng bản người Tày ngày càng thêm bền chặt. Trải qua nhiều thế kỷ đấu tranh với thiên nhiên và xã hội để tồn tại và phát triển, đồng bào dân tộc Tày đã sáng tạo nên những giá trị vật chất, tinh thần và văn hoá xã hội mang bản sắc riêng tiêu biểu cho loại hình văn hoá thung lũng. Bản sắc văn hoá đó được thể hiện rõ nét trong sinh hoạt như ăn, ở, trong văn hoá dân gian, sinh hoạt tinh thần tín ngưỡng, tôn giáo (ảnh hưởng của tam giáo), phong tục, tập quán, sinh hoạt ứng xử, mối quan hệ gia đình, dòng họ... và lễ hội truyền thống: lễ hội Lồng Tồng và lễ hội Nàng Hai. Đó là niềm tự hào và cũng là đóng góp của đồng bào vào kho tàng di sản văn hoá của cả dân tộc, vào nền văn minh nông nghiệp, văn minh làng xã nói chung. Trong gia đình hiện nay chúng ta đang tiến hành quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ di sản văn hoá truyền thống, từ văn hoá làng bản. Từ đó tạo nên những biến đổi cơ bản trong làng bản về cơ cấu tổ chức, quan hệ làng bản, đời sống văn hoá - xã hội. Sự biến đổi đó chứa đựng cả những yếu tố tích cực và tiêu cực nên chúng ta cần phải đề ra những giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị tích cực của làng bản trong xây dựng đời sống văn hoá mới. Cùng với thời gian và quá trình vận động của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97 đất nước theo con đường đổi mới, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, có nhiều mặt của làng bản và văn hoá làng bản đã tỏ ra bất cập, không còn phù hợp với chính sách đương đại. Tuy nhiên nghiên cứu một cách nghiêm túc làng bản và văn hoá làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng sẽ gợi mở cho chúng ta phương thức giải quyết một loạt mối quan hệ trong quá trình xây dựng làng bản văn hoá, xây dựng nông thông mới ở vùng đồng bào dân tộc miền núi nước ta, đó là: - Quan hệ dòng họ, huyết thống với quan hệ lãnh thổ, láng giềng, hành chính. - Cơ chế tự quản của làng xã theo luật tục, tập quán pháp với việc quản lý bằng pháp luật, bằng phép nước. - Vai trò của cộng đồng, tập thể, những người có uy tín với vấn đề dân chủ hoá, quyền và lợi ích của mỗi thành viên trong cộng đồng. - Tính biệt lập, khép kín, cục bộ phù hợp với nền kinh tế tiểu nông, tự cấp tự túc và xu hướng quốc tế hoá, đổi mới, mở cửa, hoà nhập giao lưu thực hiện nền kinh tế hàng hoá với cơ chế thị trường... - Giữa truyền thống và hiện đại: kế thừa và đổi mới; bảo tồn và nâng cao... Tuy nhiên không thể tách văn hoá với phát triển cũng như không thể giải quyết những vấn đề của đồng bào Tày một cách tư thân, tách rời công cuộc đổi mới chung của cả nước. Để phát huy các yếu tố truyền thống trong xây dựng làng bản của người Tày nhằm giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc cần có một hệ thống giải pháp gắn với các vấn đề kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng; hướng vào việc khơi dậy những nguồn lực tiềm tàng trong nhân dân, đồng thời cần có sự đầu tư, hỗ trợ của nhà nước, của các cấp, các ngành thông qua những chính sách cụ thể và đặt nó trong chiến lược phát triển chung của đất nước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh (2000), Việt Nam văn hoá sử cương, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 2. Đào Duy Anh (1994), Đất nước Việt Nam qua các đời, NXB Thuận Hoá 3. PHẠM KẾ BÍNH(1990), Việt Nam phong tục, NXB Tổng hợp Đồng Tháp 4. Phan Đại Doãn (2001), Làng bản Việt Nam, một số vấn đề kinh tế - văn hoá - xã hội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5. Phan Đại Doãn (2001), Làng bản Việt Nam một số vấn đề kinh tế - văn hoá – xã hội, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 6. Bùi Xuân Đính (1985), Lệ làng phép nước, NXB Pháp lý, Hà Nội. 7. Bùi Xuân Đính (1998), Hương ước và quản lý, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 8. Hoàng Lương (2002), Lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam, NXB Văn hoá dân tộc. 9. Nguyễn Quang Ngọc (1993), Về một số làng buôn ở đồng bằng Bắc Bộ thế kỷ XVIII -XIX, Hội Sử học Việt Nam, Hà Nội. 10. Nguyễn Quang Ngọc (1998), Biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam trong lịch sử, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Viện Dân tộc học (1992), Các dân tộc Tày vùng ở Việt Nam. 12. Triều Ân (1994), Ca dao Tày Nùng, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 13. Đàm Thị Uyên (2008), Phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc Tày ở Cao Bằng, Đề tài nghiên cứu Khoa học cấp bộ mã số B 2006-TN04-06. 14. Triều Ân (1997), Lễ hội Hằng Nga, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 15. Nguyễn Hữu Cung, Cao Bằng thực lục, Bản dịch Viện sử học, Kí hiệu Cs /13 (b). 16. Địa chí tỉnh Cao Bằng (2000), NXB Chính trị quốc gia Hà Nội. 17. Hội Văn nghệ Cao Bằng (1993), Văn hoá dân gian Cao Bằng, XB 1993. 18. Bế Huỳnh, Cao Bằng tạp chí nhật tập, Tư liệu Viện dân tộc học, ký hiệu D136. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99 19. Nguyễn Đức Nhã, Sự tích tỉnh Cao Bằng, Tài liệu Viện sử học Việt Nam, kí hiệu Cs /13b. 20. Nguyễn Mạnh Cường (2008), Văn hoá tín ngưỡng của một số dân tộc trên đất nước Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Viện Văn hoá. 21. Nguyễn Trọng Chuẩn (chủ biên), Ninh Văn Độ, (2003), Văn hoá truyền thống các dân tộc Tày, Dao, Sán Dìu ở Tuyên Quang, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 22. Vũ Ngọc Khánh, (2001), Làng văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nxb Thanh niên. 23. Vũ Ngọc Khánh, (2004), Lễ hội trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin. 24. Uỷ ban nhân dân huyện Trùng Khánh (2005), Địa chí các xã huyện Trùng Khánh. 25. Lịch sử tỉnh Cao Bằng (2009), NXB Chính trị quốc gia Hà Nội. 26. Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện Trùng Khánh đến 2020. 27. Dư địa chí Cao Bằng,Nxb Chính trị Quốc gia,2000 28. Quốc sứ quán Triều Nguyễn, (1992), Đại Nam nhất thống chí, T4, Nxb Thuận Hoá. 29. Khoa Dân tộc, phân viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước ta, NXB Chính trị Quốc gia, HN 1995 30. Vũ Thị Minh Hương - Nguyễn Văn Huyên - Philippe papin, Địa danh và Tài liệu lưu trữ về làng xã Bắc Kỳ.NXB Văn hoá Thông tin, Cục lưu trữ nhà nước,1999. 31.Trần Tư (1984), Cơ cấu Tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ, NXB KHXH, Hà Nội 32. Phan Đăng Nhật, Lễ hội một nét đẹp sinh hoạt văn hoá cộng đồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................ 1 3. Nguồn gốc và phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 2 4. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài ........................................................... 3 5. Đóng góp của đề tài ...................................................................................................... 4 6. Cấu trúc của đề tài ........................................................................................................ 6 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN TRÙNG KHÁNH – TỈNH CAO BẰNG .... 8 1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên....................................................... 8 1.2. Tộc người Tày ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng ...................... 15 1.3. Sự thay đổi địa danh hành chính qua các thời kỳ lịch sử ................. 18 Chương 2: LÀNG BẢN TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI TÀY Ở HUYỆN TRÙNG KHÁNH TỈNH CAO BẰNG TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (1945) .......................................................................................... 21 2.1 Khái niệm làng và bản truyền thống .......................................................... 21 2.2 Môi trường sinh thái và nguyên tắc đặt tên của bản làng .................. 26 2.2.1 Môi trường sinh thái................................................................... 26 2.2.2 Nguyên tắc đặt tên của bản ........................................................ 29 2.3. Kết cấu cư dân ................................................................................. 48 2.4. Dòng họ ........................................................................................... 51 2.5. Luật tục của làng bản ...................................................................... 56 2.6 Tổ chức dân dã .................................................................................. 57 2.7 Một số yếu tố văn ho¸ vật chất và tinh thần tiêu biểu ....................... 58 2.7.1 Nhà sàn là loại hình nhà ở truyền thống lâu đời .......................... 58 2.7.2 Sinh hoạt tín ngưỡng dân gian .................................................... 64 2.7.3.Lễ hội truyền thống .................................................................... 69 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101 Chương 3: NHỮNG BIẾN ĐỔI DƯỚI XÃ HỘI MỚI CỦA LÀNG BẢN NGƯỜI TÀY Ở HUYỆN TRÙNG KHÁNH TỈNH CAO BẰNG ................... 76 3.1. Cơ cấu tổ chức ................................................................................. 76 3.2. Quan hệ làng bản ............................................................................. 77 3.3. Những thay đổi về văn hoá .............................................................. 82 3.4. Những giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá tích cực của làng bản trong việc xây dựng đời sống văn hoá hiện nay. ..................................... 85 KẾT LUẬN ................................................................................................ 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 98

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLàng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng.pdf
Luận văn liên quan