Luận văn Lượng giá giá trị sinh thái rừng ngập mặn tại vườn quốc gia Xuân thủy, Nam Định

Khai thác thủy sản thủ công được áp dụng chủ yếu trên các nhánh sông Vọp. Nguyên nhân cũng là do chi phí đầu tư tàu thuyền cao, ngoài ra mức nước ở đây còn phụ thuộc vào thủy triều lên, khi triều rút việc di chuyển của tàu thuyền sẽ gặp nhiều khó khăn. Tiềm năng về kinh tế biển là mục tiêu quan trọng đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế của địa phương. Các nhóm, hộ gia đình làm đầm đã đầu tư vốn cải tạo đầm thâm canh nuôi trồng thủy sản kết hợp nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, nuối trồng rau câu và các loại thủy sản phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương. Tổng diện tích nuôi trồng thủy hải sản là 985 ha, tổng sản lượng thủy hải sản ước đạt 1.952 tấn (trong đó có 986 tấn rau câu). Áp dụng phương pháp giá thị trường ước tính năm 2017 tổng giá trị thu nhập kinh tế biển đạt: 1952 x 67.800.000 = 132,3 tỷ đồng.

pdf88 trang | Chia sẻ: anhthuong12 | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lượng giá giá trị sinh thái rừng ngập mặn tại vườn quốc gia Xuân thủy, Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất ngập nước được quản lý bởi các ban ngành chức năng của tỉnh Nam Định và huyện Giao Thủy như sau: - Sở TNMT: chịu trách nhiệm về tài nguyên (chủ yếu là đất), quản lý, bảo tồn ĐDSH và MT. - Sở NNPTNT: tập trung vào các hoạt động nông nghiệp, phát triển kinh tế và sinh thái bền vững, quản lý và bảo tồn RNM. Vùng lõi của Vườn quốc gia thuộc quyền quản lý của Ban quản lý khu RAMSAR Vườn quốc gia Xuân Thủy, đây là cơ quan chịu trách nhiệm về các hoạt động phục hồi, bảo tồn, du lịch sinh thái và lâm nghiệp. Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước về RNM Nguồn: Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định 45 Hiện nay tại 2 xã Giao Thiện và Giao An, mô hình đồng quản lý rừng ngập mặn (chính quyền xã và nhân dân cùng quản lý) bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực thông qua việc giao quản lý, trông coi, bảo vệ rừng gắn với khai thác nguồn tài nguyên dưới tán rừng cho nhân dân địa phương. Riêng tại xã Giao An - địa phương làm điểm mô hình đồng quản lý rừng ngập mặn tại Giao Thủy do Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng MCD tài trợ, sau gần hai năm triển khai đã thu được kết quả bước đầu tích cực. Nếu như trước đây người dân tự do khai thác dưới tán rừng, đến nay địa phương đã giao khoán cho 21 hộ là những người dân bản địa có nhiều năm gắn bó với rừng vì mục đích mưu sinh. Cũng chính nhờ mô hình đồng quản lý nên việc đánh bắt thủy sản bằng các phương tiện hủy diệt không diễn ra. Đến nay tại xã Giao An đã lập xong bản đồ hiện trạng quản lý rừng ngập mặn, theo đó các bên có liên quan cùng trách nhiệm trong quản lý bảo vệ phát huy hiệu quả của rừng. Đây là một trong những vấn đề cốt lõi mà MCD cũng như cấp ủy chính quyền các cấp đang hướng tới vì mục tiêu chống lại biến đổi khí hậu, ngăn nước biển dâng vấn đề quan tâm toàn cầu hiện nay Mặc dù vậy, ở các xã Giao Lạc, Giao Xuân và một phần của Giao Hải, việc quản lý còn lỏng lẻo, quá trình khai thác dưới tán rừng của nhân dân còn nhiều vấn đề tồn tại thực trạng đầm nuôi trồng thủy sản, ngao, vạng “mọc” giữa rừng ngập mặn xuất hiện rải rác ở xã Giao An, Giao Thiện và phổ biến ở Giao Lạc với diện tích gần 9ha. Theo kết quả điều tra khảo sát thực tế, 90% các chủ đầm ở đây có hộ khẩu ở xã khác, các loại cây trồng rừng ngập mặn có xu hướng bị thu hẹp. Qua kết quả thống kê chưa đầy đủ hiện Giao Lạc có 349 ha, Giao Xuân có 60ha rừng ngập mặn với cây trồng chủ yếu là trang và đước. Việc trông coi bảo vệ rừng chưa được giao cụ thể cho người dân, mà chủ yếu vẫn là do Hội CTĐ xã quản lý. Chính vì vậy, nguyện vọng của các địa phương có rừng trong thời gian tới là tiếp tục tổ chức việc số hóa bản đồ giao khoán rừng cho hộ dân, hạn chế việc khai thác bừa bãi. Đặc biệt cần có sự phối kết hợp giữa VQG Xuân Thủy, Hạt Kiểm lâm, Công an các địa phương tạo hành lang pháp lý trong bảo vệ rừng ngày càng hiệu quả. 46 3.2. Phân tích các giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định Hệ sinh thái RNM tại khu vực VQG Xuân Thủy cung cấp rất nhiều loại giá trị kinh tế cho người dân và cộng đồng xã hội. Mục tiêu của nghiên cứu là nhận diện và lượng giá sự biến động của các giá trị này trong một chuỗi thời gian xác định. Thông qua phương pháp chuyên gia và nghiên cứu tư liệu thứ cấp, các nhóm giá trị kinh tế nổi bật, đặc thù và quan trọng của RNM tại khu vực nghiên cứu đã được nhận diện để lượng giá. Các chuyên gia được tham vấn bao gồm các nhà sinh thái, nghiên cứu, quản lý RNM cấp quốc gia, các nhà quản lý bảo tồn tại khu vực VQG Xuân Thủy và một số người dân có sinh kế phụ thuộc trực tiếp vào nguồn tài nguyên RNM tại địa phương. Các loại giá trị kinh tế quan trọng của RNM tại khu vực được nhận diện và phân loại trong bảng 3.1. Do điều kiện nguồn lực có hạn, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu những giá trị quan trọng cốt yếu tại khu vực nghiên cứu. Một số các loại giá trị kinh tế khác mặc dù có hiện diện tại vùng nghiên cứu sẽ được nghiên cứu sơ bộ. Bảng 3.1: Các giá trị kinh tế quan trọng của rừng ngập mặn huyện Giao Thủy Tổng giá trị kinh tế Giá trị sử dụng trực tiếp Giá trị sử dụng gián tiếp Giá trị phi sử dụng - Giá trị thủy sản + Giá trị khai thác thủy sản + Giá trị nuôi trồng thủy sản. - Giá trị lâm sản ngoài gỗ (mật ong) - Giá trị củi đốt - Giá trị làm thuốc - Giá trị bảo vệ đê biển của rừng ngập mặn - Giá trị hấp thụ CO2 của rừng ngập mặn. Giá trị bảo tồn đa dạng sinh học. Nguồn: Tác giả tổng hợp 47 3.3. Lượng giá một số giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy 3.3.1. Giá trị sử dụng 3.3.1.1. Giá trị sử dụng trực tiếp Hình 3.3: Bản đồ phân vùng sinh kế VQG Xuân Thủy Nguồn: Ban quản lý VQG Xuân Thủy Nam Định (2014) Theo hình 3.1, sinh kế tại VQG Xuân Thủy đang tập trung nuôi trồng và khai thác thủy sản. Trong đó, người dân đang bắt đầu áp dụng kỹ thuật phù hợp để nuôi tôm và ngao đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Đây nguồn lợi tự nhiên có khả năng tự tái tạo 48 cao. Nếu sử dụng hợp lý vẫn duy trì được nguồn lợi về lâu dài mà không để lãng phí tài nguyên. Hoạt động nuôi tôm quảng canh đang được người dân giữ nguyên mô hình, ít ảnh hưởng tới môi trường hoặc tạo lập mô hình ao tôm sinh thái nhằm phục hồi RNM bị chết trong các đầm tôm. Tuy nhiên các hộ nuôi tôm cũng dần di chuyển ra khỏi vùng lõi để tránh ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn cũng như môi trường sống của các loại động thực vật quý hiếm. Khai thác thủy sản thủ công được áp dụng chủ yếu trên các nhánh sông Vọp. Nguyên nhân cũng là do chi phí đầu tư tàu thuyền cao, ngoài ra mức nước ở đây còn phụ thuộc vào thủy triều lên, khi triều rút việc di chuyển của tàu thuyền sẽ gặp nhiều khó khăn. Tiềm năng về kinh tế biển là mục tiêu quan trọng đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế của địa phương. Các nhóm, hộ gia đình làm đầm đã đầu tư vốn cải tạo đầm thâm canh nuôi trồng thủy sản kết hợp nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, nuối trồng rau câu và các loại thủy sản phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương. Tổng diện tích nuôi trồng thủy hải sản là 985 ha, tổng sản lượng thủy hải sản ước đạt 1.952 tấn (trong đó có 986 tấn rau câu). Áp dụng phương pháp giá thị trường ước tính năm 2017 tổng giá trị thu nhập kinh tế biển đạt: 1952 x 67.800.000 = 132,3 tỷ đồng. 3.3.1.2. Giá trị sử dụng gián tiếp a.. Giá trị hấp thụ cacbon Đối với VQG Xuân Thủy, với tổng diện tích vườn khoảng 15.000 ha, bao gồm vùng lõi với 7.100 ha, vùng đệm khoảng 8.000 ha và còn lại là diện tích tự nhiên của 5 xã: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải. Theo Báo cáo đa dạng sinh học của VQG Xuân Thủy năm 2014, trong hai đợt điều tra vào tháng 7/2013 và tháng 12/2013, VQG Xuân Thuỷ có 92 loài thực vật, bao gồm các loài cây ngập mặn chủ yếu, các loài tham gia vào rừng ngập mặn, các loài từ nội địa di cư đến và thích nghi được với điều kiện tại Vườn quốc gia. Tại đây có 07 loài chính, trực tiếp tham gia 49 vào rừng ngập mặn đó là loài Sú - Aegiceras corniculatum (L.) Blanco, Bần chua - Sonneratia caseolaris (L.) Engl., Trang -Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong, Đước - Rhizophora stylosa Griff., hai loài Ô rô -Acanthus illcifolius L. và Acanthus ebracteatus Vahl., Dây cóc kèn - Derris trifoliata Lour. Bên cạnh đó, một số loài cây rừng ngập mặn được du nhập từ một số vùng khác nhau ở trong và ngoài nước về trồng thử nghiệm tại VQG Xuân Thủy, chúng dần thích nghi, sinh trưởng tại Vườn và Trung tâm Nghiên cứu rừng ngập mặn, đó là: cóc vàng – Lumnitzera racemosa Willd., vẹt dù - Bruguiera gymnorrhiza (L.) Lamk., vẹt tách – Bruguiera parviflora (Roxb.) Wight. & Arn. ex Griff., vẹt đen - Bruguiera sexangula (Lour.) Poir., bần không cánh (bần Mianma) - Sonneratia apetala Buch.-Ham., mắm – Avicennia marina (Forssk.) Vierh., dừa nước - Nypa fruticans Wurmb,... Tuy nhiên, những quần xã chủ yếu ở đây bao gồm 4 loại quần xã chính như sau: • Quần xã ưu thế Trang - Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong.: Kiểu quần xã này phân bố trong vùng lõi Vườn quốc gia, khu vực Cồn Lu. Trong ô tiêu chuẩn, tổng số cây Trang trưởng thành trong ô là 400, mật độ khoảng 400/400 = 1 cây/ m2. Trong ô tiêu chuẩn khác, tổng số cá thể Trang trong ô tiêu chuẩn là 1106 cây, mật độ trung bình là 1106/400 = 2,765 cây/m2. • Quần xã ưu thế Sú - Aegiceras corniculata (L.) Blanco: Kiểu quần xã này phân bố trong vùng lõi Vườn quốc gia, khu vực Cồn Lu. Trong ô tiêu chuẩn, tổng số cây Sú trưởng thành trong ô là 1116 cây, mật độ trung bình 1116/400 = 2,79 cây/ m2. • Quần xã hỗn giao: Quần xã Sú – Aegiceras corniculata, Trang – Kandelia obovata và Bần - Sonneratia caseolaris (L.) Engl.: Kiểu quần xã này phân bố trong vùng lõi Vườn quốc gia, khu vực Cồn Lu (Bồng Trắng). tổng số cá thể sú trong ô tiêu chuẩn là 2456 cây, mật độ trung bình là 2456/400 = 6,14 cây/ m2. Tổng số cá thể Trang trong ô tiêu chuẩn là 154, mật độ trung bình là 154/400 = 0,385 cây/ m2. Mật độ bần trong kiểu quần xã này là 6,675 cây/ m2. 50 • Quần xã hỗn giao: Quần xã Sú – Aegiceras corniculata, Trang – Kandelia obovata, Đước - Rhizophora stylosa Griff và Bần - Sonneratia caseolaris (L.) Engl. : Đây là kiểu quần xã rừng ngập mặn có nhiều loài cây gỗ rừng ngập mặn tham gia nhất tại VQG Xuân Thủy. Trong kiểu quần xã này, quần thể Trang chiếm ưu thế về số lượng, với tổng số cá thể trong ô tiêu chuẩn là 208, mật độ trung bình là 208/400 = 0,52 cây/ m2. Quần thể Sú trong ô tiêu chuẩn có 46 cá thể, trung bình 46/400 = 0,15 cây/ m2. Đước có sô lượng cá thể trong ô tiêu chuẩn là 20, mật độ trung bình là 20/400= 0,05 cây/ m2. Quần thể Bần trong ô tiêu chuẩn có 32 cá thể, mật độ trung bình 32/400 = 0,08 cây/ m2. Cây trang, còn gọi là vẹt đìa, vẹt khang. Chi trang (Kandelia) ở Việt Nam có 2 loài: cây Trang ở miền Bắc thuộc loài K. obovata Seue, Liu & Young và cây Trang ở miền Nam thuộc loài K. candel (L.) Druce. Đây là cây gỗ nhỏ, cao 5 – 7m, gặp ở nơi đất ngập thủy triều hằng ngày, không có rễ thở. Tại VQG Xuân Thủy, diện tích rừng này đã được trồng từ những năm 90 của thế kỉ trước. Tuy nhiên, sau đó, do hoạt động phá rừng, xây dựng đầm nuôi thủy sản, diện tích rừng trang bị phá hủy đến 90%. Đến năm 1997, với sự hỗ trợ từ Dự án phục hồi rừng ngập mặn do Hội chữ thập đỏ Đan Mạch tài trợ, người dân bắt đầu trồng lại những diện tích rừng ngập mặn này. Đây là một loài cây luôn tiên phong trong sự xuất hiện của rừng ngập mặn tại các bờ biển, cồn đất, cát và đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ, tích lũy cacbon. Hàm lượng cacbon tích lũy trong sinh khối của cây tăng theo tuổi của rừng và tỉ lệ thuận với sinh khối rừng (Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2015). Trong Dự án phục hồi rừng ngập mặn do Hội chữ thập đỏ Đan Mạch tài trợ, đến năm 2005, một số loại cây rừng ngập mặn khác đã được trồng tại VQG Xuân Thủy như cây đước, sú, bần chua,... Đây đều là những loại cây có sinh khối lớn và tích trữ cacbon trong cây cao. Với loài Trang (Kandelia obovata) là 4,91 (tấn/ha/năm), loài Sú (Aegiceas corniculatum) là 1,21 (tấn/ha/năm) (Tateda và cộng sự, 2005), Đước là 119,1 tấn/ha/năm (Nguyễn Thanh Tiến, 2010). 51 Luận văn sử dụng một số kết quả từ những nghiên cứu của tác giả đi trước nhằm xác định lượng cacbon tích trữ trong cây. Từ đó, tính lượng cacbon dioxit (CO2) trung bình mà rừng ngập mặn hấp thu trong một năm theo công thức dựa trên nghiên cứu của Guidelines và cộng sự (2006): Tổng lượng cacbon hấp thụ (tấn/ha) = Tổng cacbon tích lũy (tấn/ha) x 3,67 Với 3,67 là hằng số chuyển đổi được áp dụng cho tất cả các loại rừng. Nhận thấy rừng ngập mặn tại Hải Phòng và VQG Xuân Thủy, Nam Định có những điểm tương đồng nhau về vị trí địa lý, chế độ thủy văn, khí hậu và lịch sử hình thành vùng. Do vậy, luận văn áp dụng kết quả nghiên cứu tích lũy cacbon của rừng ngập mặn đước, trang, bần tại Hải Phòng để nghiên cứu về rừng ngập mặn Xuân Thủy. Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng kết quả của (Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2017) về tích trữ cacbon của loài Trang (K. obovata ) và Bần Chua (S. caseolaris); (Tateda, 2005) về tích trữ cacbon của loài Sú (Aegiceras corniculata (L.) Blanco). Khối lượng tích trữ cacbon trên 1 cây rừng ngập mặn được luận văn tính toán và tổng hợp trong bảng: Bảng 3.2: Tích trữ cacbon trong cây của đước, trang, bần, sú Tên cây Mật độ (cây/ha) Tích trữ cacbon trong cây (kg/cây) Đước 1650 1,63 Trang 15800 2,56 Bần 1570 134,6 Sú 27900 0,04 Nguồn: Tác giả tổng hợp 52 Từ bảng số liệu trên, tính được lượng tích trữ cacbon của 4 quần xã trong một năm. Sau đó, lượng cacbon trung bình mà rừng ngập mặn hấp thụ trong một năm theo công thức dựa trên nghiên cứu của IPCC (2006. Chúng tôi áp dụng kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2017) và Tateda (2005) đối với từng loài, quần xã với mật độ cây, tích lũy cacbon trong cây và tổng tích lũy cacbon trong quần xã để tính lượng cacbon hấp thụ được thể hiện ở bảng 3.3: Bảng 3.3: Khối lượng cacbon hấp thụ bởi rừng ngập mặn Tên cây Mật độ (cây/ha) Tích lũy cacbon trong cây (kg/cây) Tổng tích lũy cacbon trong quần xã (tấn/ha) Lượng cacbon hấp thụ (tấn/ha/năm) OT1 Trang 15.800 2,56 150,35 551,8 OT2 Sú 27.900 0,04 1,20 4,4 Sú 61.400 0,04 2,64 OT3 Trang 3.850 2,09 8,05 33.012,5 Bần 66.750 134,60 8.984,55 Sú 1.500 0,04 0,07 OT4 Trang 5.200 2,09 10,87 438,3 Đước 500 1,63 0,82 Bần 800 134,60 107,68 Bình quân 8.501,8 Nguồn: Tác giả tính toán Qua những mức thuế suất cacbon của các quốc gia (Johansson, 2000; Trần Thị Tú và Trần Hiếu Quang, 2015; Rose, 2015; UNEP, 2016; Fremstad và các cộng sự, 53 2017; Zhang và các cộng sự, 2017), nghiên cứu này lấy mức phí trung bình để cắt giảm CO2 là 26 USD/tấn. Từ đó, lượng giá giá trị CO2 trung bình mà rừng ngập mặn tại Xuân Thủy tương đương giá trị thành tiền là 217.508,2 USD/ha/năm. Tính theo tỷ giá ngang giá sức mua PPP, giá trị của CO2 theo VND là: 22.950 x 217.508,2 = 4.991.813.190 (đồng) Vậy giá trị hấp thụ cacbon của toàn bộ rừng ngập mặn là 7.491.424 triệu đồng. b. Giá trị hấp thụ đất bồi hằng năm Bên cạnh giá trị bảo vệ đường bờ biển, hấp thụ CO2, rừng ngập mặn còn làm vật cản cho trầm tích lắng đọng như giữ hoa lá, cành rụng trên mặt bùn và phân hủy tại chỗ nên bảo vệ được đất. Rễ cây ngập mặn chằng chịt, đặc biệt là những quần thể thực vật tiên phong mọc dày đặc có tác dụng làm giảm vận tốc dòng chảy tạo điều kiện cho trầm tích bồi tụ nhanh hơn ở các vùng cửa sông ven biển. Chúng vừa ngăn chặn có hiệu quả hoạt động công phá bờ biển của sóng, đồng thời là vật cản làm cho trầm tích lắng đọng (Hồ Việt Hùng, 2017). Một số loài cây tiên phong như mắm biển, mắm trắng, bần trắng sinh trưởng trên đất bồi non có khả năng giữ đất phù sa, mở rộng đất liền ra phía biển như ở các bãi bồi ở cửa sông Hồng. Một số đảo nhỏ ven bờ cũng được nâng cao nhanh nhờ thảm thực vật ngập mặn như Cồn Ngạn, Cồn Lu ở Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Biến động sinh thái đất ngập nước qua các thời kì được thể hiện rõ nét qua hình 3.1. 54 Hình 3.4:Biến động các kiểu hệ sinh thái đất ngập nước tại Vườn quốc gia Xuân Thủy theo các thời kì: năm 1986, 1995 và 2013. Nguồn: Ban quản lý VQG Xuân Thủy, Nam Định (2014) Nhìn vào biểu đồ biến động sinh thái tại VQG Xuân Thủy có thể dễ dàng nhận thấy sự gia tăng về diện tích của các vùng đất ven biển, tại các bãi cồn. Đi liền với sự phát triển, bồi tụ đất đó là sự xuất hiện của rừng ngập mặn. Những cây ngập mặn đóng góp những vai trò không nhỏ tạo nên những vùng đất mới, diện tích đất tăng do sự tích tụ phù sa của sông Hồng tại chùm rễ cây, tạo nên các bãi bồi. Sông Hồng có tổng lượng nước bình quân là 114.109 m3/năm và dòng bùn cát là 115 triệu tấn/ năm. Dòng bùn cát này góp phần bồi đắp lên châu thổ sông Hồng với tốc độ tiến ra biển bình quân 17 đến 83 m/năm. Sự thay đổi một cách nhanh chóng các yếu tố môi trường ở vùng cửa sông, ven biển do hoạt động của thủy triều và lưu lượng sông khiến cho đất bồi nhanh hoặc bị xói lở đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố của các loài lập quần và có sự thay thế loài này bằng loài khác. 55 Xét đến những biến động rừng ngập mặn ở VQG Xuân Thủy theo thời gian có thể thấy rõ quá trình bồi tụ này. Hình 3.5.Bản đồ biến động đường bờ khu vực VQG Xuân Thủy1989 -2003- 2007 Nguồn: Dự án Quản lý tổng hợp vùng bờ - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định Từ kết quả phân tích các ảnh vệ tinh của các giai đọan khác nhau, đã thấy biến động theo thời gian về diện tích cũng như phân bố không gian của rừng ngập mặn tại VQG Xuân Thủy. Những biến động về không gian phân bố, thể hiện ở việc luôn luôn có sự dịch chuyển của rừng ngập mặn dần ra sát mép bờ biển. Từ đầu năm 2011 tới nay, việc Cồn Xanh và Cồn Mờ đã hợp nhất và phát triển thành một dải bãi bồi lớn hình cánh cung dài ôm lấy vùng bên ngoài Cồn Lu càng cho thấy chiều hướng hình thành một cồn mới như Cồn Lu cách đây khoảng 10-15 năm. Trên cồn mới này, các đặc điểm thảm thực vật ngập mặn sẽ phát triển như Cồn Lu hiện nay và đó là một diến thế tự nhiên của vùng cửa sông châu thổ ven biển của đồng bằng 56 Bắc Bộ. Kết quả quan trắc tháng 6/2014 đã cho thấy quần thể cây ngập mặn còn non với chiều cao 30-40cm đã bắt đầu sinh trưởng và phát triển ở cồn Xanh. Từ năm 1960 – 1985, đây là thời kỳ quai đê lấn biển theo phương châm: “lúa lấn cói, cói lấn vẹt, vẹt lấn biển”. Giai đoạn này, đã quai đê lấn biển được khoảng 300 ha ở sát chân đê Ngự Hàn (vùng Điện Biên-Xã Giao An ), vùng bãi Bạch Long tiếp tục được mở rộng và tạo thành xã mới Bạch Long. Từ năm 1985-1995, vùng bãi bồi cồn Ngạn, cồn Lu được mở rộng với diện tích gần 10.000 ha. Vùng đất bãi bồi ngày càng được mở rộng với điều kiện môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loài hải sản, nơi sinh sống và dừng chân của nhiều loài chim di cư trú đông. Từ năm 1995- 1998: Bộ Lao động Thương binh - Xã hội tiếp tục tổ chức các cộng đồng cư dân mở rộng vùng bãi bồi huyện Giao Thủy với 3.200 ha đất bãi nằm trong đê bao đã được hình thành. Xu thế biến đổi bờ bãi gắn liền với sự thay đổi của các nhân tố tự nhiên cũng như các hoạt động của con người. Diện tích đất ở khu vực VQG Xuân Thủy ngày càng được bổi tụ thêm. Trong đó, các khu vực được bồi tụ nhiều là Cồn Xanh, và khúc cuối sông Vọp, giáp với thảm rừng ngập mặn trồng ở Bãi Trong. Như vậy, trong 38 năm từ năm 1960 đến năm 1998, diện tích đất được bồi tụ khu vực VQG Xuân Thủy là 13500 ha. Trung bình mỗi năm, diện tích đất tăng thêm này là 355,263 ha/năm. Với diện tích đất tăng thêm này, được tính vào diện tích của VQG và được cho thuê để các cá nhân, hộ kinh doanh nuôi thủy hải sản như nuôi tôm, nuôi ngao. Với diện tích được cho thuê này, người dân thu lại mỗi năm với doanh thu trung bình 160 triệu/ha/năm. Đây cũng là giá trị sử dụng gián tiếp của vùng đất được bồi thêm tại vùng ven biển thuộc Vườn quốc gia. Dưới tác dụng rễ cây của rừng ngập mặn và lượng phù sa lớn của sông Hồng, giá trị lượng đất được bồi tụ hàng năm tại cửa sông Nam Định ngày càng tăng thêm, tạo nên hiện tượng lấn biển của vùng lưu vực ven biển này. Những giá trị đất đai này 57 không phải tự nhiên có mà phải trải qua quá trình bồi tụ, lưu giữ trầm tích và phát triển qua hàng chục năm của rừng ngập mặn. Đây là những giá trị sử dụng gián tiếp của khu rừng ngập mặn tại VQG Xuân Thủy. Giá trị bồi tụ đất này có giá trị trung bình 160.000.000 (đồng/ha/năm). Vậy tổng giá trị sử dụng gián tiếp của rừng ngập mặn Xuân Thủy thông qua giá trị xây dựng đê điều, trồng cây phi lao, giá trị hấp thụ CO2 và giá trị đất được bồi đắp hằng năm là 20,146 tỷ đồng/ha/năm. Đây không phải là một con số nhỏ cho thấy giá trị kinh tế to lớn của rừng ngập mặn Xuân Thủy. Đó càng là nguyên nhân, nguồn động lực để bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn hơn nữa. c. Giá trị giải trí, du lịch Rừng ngập mặn Xuân Thủy, Nam Định có tiềm năng về phát triển du lịch sinh thái cho khách nội địa và quốc tế. Nhưng hiện nay, Xuân Thủy chưa thu hút được đông đảo khách du lịch do cơ sở hạ tầng còn kém, chưa có sự đầu tư khai thác giá trị du lịch và chưa có sự quảng bá rộng rãi tới người dân trong nước và quốc tế. Bảng 3.4: Chia vùng khoảng cách của khách du lịch tới VQG Xuân Thủy Vùng Khoảng cách Gồm các tỉnh 1 0 – 80km Nam Định, Thái Bình 2 81 – 210 km Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Ninh Bình, Hải Dương 3 211 – 500km Sơn La, Thái Nguyên, Yên Bái Nguồn: Tác giả tính toán Khoảng cách có ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu tham quan du lịch của du khách. Trước yếu tố đó, số khách tham quan du lịch của từng vùng có sự khác nhau. 58 Bảng 3.5: Số khách tham quan VQG Xuân Thủy theo từng vùng STT Vùng Tổng dân số (nghìn người) Số khách tham quan (x) Số dân/1000 1 1 3642.6 38 10.43 2 2 15707.2 58 3.69 3 3 3235.5 4 1.24 Nguồn: Tác giả tính toán Với các mức khoảng cách từ 0km – 500km của 150 khách, ta có chi phí khoảng cách là trung bình chi phí của từng khách cho 1km di chuyển. Giả sử 01 khách có thời gian làm việc là 08 giờ , mỗi giờ là 60 phút. Chi phí thời gian được xác định là mức lương trung bình theo giờ của mỗi du khách. Bảng 3.6: Chi phí trung bình khoảng cách và chi phí thời gian trung bình của du khách của 03 vùng Vùng Chi phí trung bình cho 1km di chuyển (nghìn đồng) Chi phí thời gian cho 01 ngày tham quan (nghìn đồng) 1+2+3 8117.76 550.21 Nguồn: Tác giả tính toán Đối với du khách, khoảng cách càng xa thì thời gian di chuyển tiêu hao càng lớn. Giả định rằng chi phí cho 1km là 8117.76 nghìn đồng, chi phí thời gian sử dụng để tham quan du lịch là 550.21 nghìn đồng. 59 Bảng 3.7: Tổng chi phí du khách sử dụng để tham quan VQG Xuân Thủy Vùng Khoảng cách (km) Thời gian tiêu hao Chi phí khoảng cách (nghìn đồng) Chi phí thời gian (nghìn đồng) Tổng chi phí (nghìn đồng) 1 47.84210526 1.210526316 388370.7284 319700.9684 708071.6968 2 161.2068966 1.603448276 1308638.897 423471.9724 1732110.869 3 300 1.75 2435328 462176.4 2897504.4 Nguồn: Tác giả tính toán Theo ước tính báo cáo hiện trạng VQG : Thống kê du lịch hàng năm của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ năm 2017 là 18808 lượt. Bảng 3.8: Tỷ lệ khách tham quan tính theo số dân của từng vùng Vùng Tỷ lệ tham gia (%) Số lượt khách tham quan trong năm Số lượt tham quan/1000 1 0.38 7147.04 1.962071048 2 0.58 10908.64 0.694499338 3 0.04 752.32 0.232520476 Nguồn: Tác giả tính toán Bằng phần mềm stata, ta có hàm chi phí du lịch như sau: log(x)= 1.334758 - 9.71×10−7 ×y Giả định với các mức giá vé vào cửa khác nhau để xét lượng khách tham quan VQG. Giá vé càng tăng thì lượt du khách càng giảm. 60 Bảng 3.9: Biến động giá vé và lượt khách tương ứng Giá vé Số lượt khách (x) 30 18808 80 18238.66482 100 18002.51 150 17430.83 200 16884.89 250 16084.7 Nguồn: Tác giả tính toán Xây dựng được đường cầu cho các chi phí sử dụng để đến tham quan VQG Xuân Thủy Hình 3.6: Đường cầu chi phí sử dụng đến tham quan VQG Xuân Thủy Nguồn: Tác giả tính toán 61 Từ hình 1 ta có phương trình tuyến tính về chi phí sử dụng cho chuyến đi như sau: y = 1087.358 -0.0573186x Trong đó: X là số lượt khách tham gia du lịch tại VQG trong 1 năm. Y là giá vé vào cổng VQG (nghìn đồng) Thặng dư tiêu dùng tính bằng diện tích dưới đường cầu và trên đường giá hay tính bằng giá trị tích phân của hàm số y = 1087.358 - 0.0573186x từ điểm 0 đến giao điểm của hàm số với trục hoành. Thặng dư tiêu dùng chính là giá trị du lịch của người dân và được tính bằng: 1087.358 – 0.0573186 x 18808 = 10.313.819,77 (nghìn đồng). 3.3.2. Giá trị phi sử dụng Trong số 350 phiếu điều tra, có 226 phiếu được sử dụng để tính toán WTP sau khi loại trừ “giá phản đối” (70 người không muốn trả tiền để bảo vệ rừng ngập mặn và 54 người chưa đưa ra được quyết định ngay). Trong số những người phản đối hoặc không chắc chắn chi trả, có 37,9% người dân không có tiền để tham gia; 4,8% nghĩ rằng đa dạng sinh học không có ý nghĩa gì với mình; 6,45% sợ rằng khoản tiền của họ không được sử dụng đúng mục đích; 11,29% không tin tưởng vào sự thành công của dự án; 0,8% cho rằng bảo tồn đa dạng sinh học là trách nhiệm của chính quyền; 9,68% nghĩ rằng mình không được hưởng lợi gì từ dự án này và 17,26% là các lý do khác như mọi người cùng đóng thì mới tham gia. Trong số những người được phỏng vấn, được yêu cầu nêu các lý do khi đưa ra quyết định của mình. Trong đó: 62 Hình 3.7: Biểu đồ thể hiện lý do đưa ra quyết định sẵn lòng trả Nguồn: Số liệu điều tra thực tế Các mức Bid đưa ra cho những người sẵn sàng chi trả như sau: Bảng 3.10: Các mức Bid sử dụng trong nghiên cứu (đơn vị: đồng) Lựa chọn C-17 C-18 C-19 A 100.000 200.000 50.000 B 300.000 600.000 150.000 C 500.000 1.000.000 250.000 D 1.000.000 2.000.000 500.000 Nguồn: Tác giả tính toán Với mỗi người được phỏng vấn, điều tra viên sẽ đưa ngẫu nhiên các lựa chọn A, B, C hoặc D tại cột C-17. Người được phỏng vấn chấp nhận mức giá đó thì sẽ phỏng 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Lợi ích của chính mình Lợi ích của thế hệ tiếp theo Văn hóa tín ngưỡng Vì một xã hội toàn vẹn Lý do khác 70.8 57.52 6.19 34.51 12.83 Tỷ lệ (%) 63 vấn tiếp mức giá gấp đôi tại C-18; nếu không chấp nhận sẽ chuyến đến mức giá thấp hơn một nửa tại C-19. Bảng 3.11: Tỷ lệ phần trăm câu trả lời cho các mức Bid (Đơn vị: %) Lựa chọn Số quan sát Có-Có Có-Không Không-Có Không-Không A (100.000; 200.000; 50.000) 55 47,27 29,09 9,09 14,55 B (300.000; 600.000; 150.000) 50 28,00 38,00 12,00 22,00 C (500.000; 1.000.000; 250.000) 60 16,67 33,33 18,33 31,67 D (1.000.000; 2.000.000; 500.000) 61 11,48 29,5 18,03 40,99 Nguồn: Tác giả tính toán (Có-Có nghĩa là người trả lời chấp nhận cả hai mức giá; Có-Không có nghĩa là chấp nhận giá đầu tiên nhưng từ chối giá thứ hai; Không-Có nghĩa là người trả lời từ chối giá thứ nhất nhưng chấp nhận giá thứ hai; Và Không-Không có nghĩa là người được phỏng vấn từ chối cả hai mức giá.) Khi mức giá tăng, tỷ lệ người trả lời chấp nhận cả mức giá đầu tiên và giá thứ hai giảm (47,27% xuống 11,48%), đồng thời tỷ lệ người trả lời từ chối cả hai mức giá tăng (14,55% đến 40,99%). Loại dữ liệu thu thập được sử dụng trong giới hạn đôi được chia thành các khoảng cách. Trả lời [Có-Có] tức là mức độ sẵn sàng trả lời tối đa của người trả lời nằm giữa số tiền C-18 đến vô cùng. Trả lời [Có-Không] nghĩa là mức giá sẵn lòng trả của người trả lời nằm trong khoảng từ C-17 và chưa đến C-18. [Không-Có] cho thấy mức sẵn lòng trả tối đa của người được phỏng vấn nằm trong khoảng C-17 và C-19. 64 Trả lời Không-Không cho biết mức sẵn lòng trả từ không đến mức giá trong C-19. Do đó, WTP của một người trả lời có thể nằm trong một trong các khoảng sau đây: A: (0-50.000 [Không-Không]; 50.000-100.000 [Không-Có]; 100.000-200.000 [Có-Không]; 200.000 - ∞ [Có-Có]) B: (0-150.000 [Không-Không]; 150.000-300.000 [Không-Có]; 300.000-600.000 [Có-Không]; 600.000 - ∞ [Có-Có]) C: (0-250.000 [Không-Không]; 250.000-500.000 [Không-Có]; 500.000- 1.000.000 [Có-Không]; 1.000.000 - ∞ [Có-Có] D: (0-500.000 [Không-Không]; 500.000-1.000.000 [Không-Có]; 1.000.000- 2.000.000 [Có-Không]; 2.000.000 - ∞ [Có-Có] Mô hình ước lượng phi tham số Ước lượng WTP không tham số sử dụng ước tính Turnbull để ước tính xác suất số người sẵn lòng chi trả rơi vào các khoảng được xác định bởi các mức giá khác nhau. Chúng ta có thể sử dụng sự thay đổi tỷ lệ trong mỗi khoảng giá để xác định giá trị kỳ vọng giới hạn dưới của WTP bằng cách nhân sự chênh lệch tỷ lệ phân bố giữa các khoảng với điểm kết thúc trên của mỗi khoảng. Bảng 3.12: Kết quả ước lượng Turnbull Giới hạn dưới Giới hạn trên (tj) Số người đồng ý sẵn lòng trả trên mức giới hạn trên Tỷ lệ đồng ý sẵn lòng trả trên mức giới hạn trên (%) Thay đổi mật độ (fj) Kỳ vọng của WTP (eWTP) 0 50.000 218 96,46 0,0354 0 50.000 100.000 213 94,25 0,0221 1.105 65 100.000 150.000 202 89,38 0,0487 4.870 150.000 200.000 186 82,3 0,0708 10.620 200.000 250.000 167 73,89 0,0841 16.820 250.000 300.000 161 71,24 0,0265 6.625 300.000 500.000 125 55,3 0,1594 47.820 500.000 600.000 106 46,9 0,084 42.000 600.000 1.000.000 75 33,19 0,1371 82.260 1.000.000 2.000.000 57 25,22 0,0797 79.700 2.000.000 ∞ 0 0 0,2522 504.400 Nguồn: Tác giả tính toán meanWTP = Sum (tj*fj+1) = 796.220 đồng/hộ Mô hình phi tham số ước lượng được giá trị kỳ vọng của WTP là 796.220 đồng/hộ. Tuy nhiên, phương pháp này có một hạn chế là không phân tích được ảnh hưởng của các biến độc lập trên WTP. Do đó, luận văn tiếp tục ước tính tiếp mô hình tham số để có một phân tích sâu hơn. Mô hình ước lượng có tham số Bảng 3.13: Kết quả hồi quy mô hình logistic Tên biến Hệ số (giá trị p) Constant -1,221793 (0,101) BID -0,000000895*** (0,000) GENDER 0,0298771 (0,885) 66 AGE -0,0012503 (0,864) EDU 0,1757325 (0,158) MEMBER -0,0369707 (0,605) INCOME 0,229623*** (0,010) CONCERN 0,4539426** (0,024) KNOWLEDGE 0,6457422** (0,034) LOG LIKELIHOOD -293,41843 Prob>chi2 0,0000 Ghi chú: ** p<0,05; *** p<0,01 Nguồn: Tác giả tính toán Mô hình logistic có Prob>chi2 nhỏ hơn 0,01 cho thấy mô hình phù hợp. Từ mô hình hồi quy logit ta có MeanWTP = 774.466 đồng/hộ. Trên tổng số 10.465 hộ dân ta tính được giá sẵn lòng trả của toàn vùng cũng như giá trị phi sử dụng của Vườn Quốc Gia Xuân Thủy là 8.104.786.690 đồng. Nhận xét: Mô hình logistic cho thấy hệ số của biến BID mang giá trị âm và có ý nghĩa ở mức sai số 1%, cho thấy mức BID càng cao, sự sẵn lòng chi trả của người dân càng giảm. Biến INCOME mang giá trị dương với ý nghĩa ở mức sai số 1%, cho thấy quan hệ thuận giữa thu nhập của hộ gia đình và khả năng sẵn lòng chi trả. Khi thu nhập hộ gia đình tăng thêm 1000 đồng/năm thì xác xuất chi trả một mức bid đưa ra tăng khoảng 23%. 67 Biến CONCERN có ý nghĩa ở mức sai số 5% và mang dấu dương. Chứng tỏ những người có công việc liên quan đến sinh vật và hệ sinh thái có giá sẵn lòng trả nhiều hơn và tỷ lệ sẵn sàng chi trả cao hơn 45,39% so với những người không làm các công việc liên quan đến vấn đề đó. Đồng thời, ta cũng thấy rằng, nhận thức của người dân ảnh hưởng nhiều đến quyết định của họ. Biến KNOWLEDGE mang dấu dương và có ý nghĩa ở mức sai số 5% cho thấy những người hiểu biết rõ ràng về giá trị và lợi ích của rừng ngập mặn sẽ sẵn sàng bỏ ra mức tiền cao và tỷ lệ sẵn sàng chi trả cao hơn 64,57% so với những người không biết để bảo vệ và phục hồi rừng. Biến GENDER mang dấu âm, cho thấy rằng nam giới có mức sẵn lòng chi trả cao hơn nữ giới. Biến AGE mang dấu âm, có quan hệ ngược chiều với khả năng sẵn lòng chi trả cho thấy những người trẻ sẵn sàng chi trả cao hơn. Điều này cũng có thể giải thích rằng, thế hệ trẻ được tiếp cận nhiều nguồn thông tin hơn, chất lượng giáo dục ngày nay cũng được nâng cao hơn, do vậy nhận thức tốt hơn và khả năng sẵn lòng chi trả nhiều hơn. Biến EDU mang dấu dương chứng tỏ giá sẵn lòng trả cao hơn khi người được phỏng vấn có trình độ giáo dục cao hơn. Điều này hoàn toàn phù hợp, người dân có trình độ giáo dục cao sẽ có kiến thức và hiểu biết nhiều hơn. Biến MEMBER mang dấu âm thể hiện những hộ gia đình ít thành viên sẽ sẵn lòng chi trả cao hơn. Ta có thể giải thích rằng: đối với gia đình nhiều thành viên, họ sẽ phải chi phí cho các khoản sinh hoạt và phát sinh nhiều hơn, do đó cũng khó khăn hơn khi nghĩ đến những khoản tiêu cộng đồng khác. Tuy nhiên, các biến này đều không khác 0 một cách có ý nghĩa, một phần do tính tác động không rõ rệt, một phần có thể do số mẫu chưa đủ lớn. 3.4. Tổng hợp một số giá trị kinh tế RNM tại VQG Xuân Thủy Qua việc sử dụng các phương pháp lượng giá luận văn đã ước lượng được một số giá trị kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn Xuân Thủy, Nam Định được tổng hợp lại trong bảng 3.13 68 Bảng 3.14:Lượng giá giá trị kinh tế của rừng ngập mặn trong 1 năm (đơn vị: triệu đồng) Giá trị kinh tế của rừng ngập mặn Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ (%) 1. Giá trị sử dụng 7.724.986 99,91 1.1. Giá trị sử dụng trực tiếp 132.300 1,55 1.2. Giá trị sử dụng gián tiếp 7.592.686,5 98,36 1.2.1.Giảm thiểu thiệt hại do bão gây ra và chống xâm nhập mặn 3.224 0,04 1.2.2.Hấp thụ cacbon 7.491.424 97,13 1.2.3.Bồi tụ đất 90.945,5 1,07 1.2.4.Giải trí, du lịch 10.313,8 0,12 2. Giá trị phi sử dụng 8.104,7 0,09 Tổng giá trị 7.733.091 100 Nguồn: Tác giả tổng hợp Với diện tích 1661 ha, tổng một số giá trị kinh tế của rừng ngập mặn Xuân Thủy trong một năm là 7.733.091 triệu đồng. Theo kết quả tính toán, giá trị sử dụng của rừng ngập mặn chiếm đa số lên tới 99,91%. Trong đó, giá trị hấp thụ cacbon được coi là giá trị lớn nhất chiếm 97,13% trong toàn bộ giá trị kinh tế rừng ngập mặn. Giá trị phi sử dụng còn chưa được đánh giá cao do nhận thức của người dân về đa dạng sinh học còn chưa cao. 3.5. Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn 3.5.1. Áp dụng cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường để bảo tồn rừng ngập mặn Cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường (PES) là một công cụ kinh tế được sử dụng để bảo tồn và phát triển bền vững các dịch vụ sinh thái của môi trường. Bản chất 69 của PES là tạo cơ chế khuyến khích và mang lại lợi ích cho chủ thể cung cấp dịch vụ hệ sinh thái, nhằm tạo nguồn tài chính bền vững cho công tác bảo vệ môi trường. Hiện nay, Việt Nam đã có cơ sở pháp lý để thực hiện PES là Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004) và Luật Đa dạng sinh học (2008). Ngoài ra, PES đang được triển khai thí điểm tại hai tỉnh Lâm Đồng và Sơn La theo Quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/04/2008 về “Chính sách thí điểm chi trả cho dịch vụ môi trường rừng” với các loại dịch vụ: điều tiết nguồn nước; hạn chế xói mòn, bồi lấp; và cảnh quan du lịch 3.5.1.1. Đề xuất mô hình chi trả cho dịch vụ môi trường tại Giao Thủy Kết quả nghiên cứu trong của luận văn cho thấy RNM Xuân Thủy cung cấp rất nhiều giá trị sinh thái cho người dân và cộng đồng địa phương. Các dịch vụ này bao gồm: bảo tồn đa dang sinh học, phòng tránh thiệt hại cho đê biển, hỗ trợ sinh thái hoạt động nuôi trồng thủy sản, hấp thụ cacbon. Các dịch vụ sinh thái trên cũng đã được tính toán qui đổi về giá trị tiền tệ cụ thể. Như vậy điều kiện tiền đề để áp dụng Cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường là khá rõ ràng gồm: (i) có cơ sở pháp lý để thực hiện cơ chế, (ii) các chủ thể hưởng lợi từ các dịch vụ sinh thái và các chủ thể cung cấp dịch vụ được xác định rõ ràng; (ii) các dịch vụ sinh thái được lượng hóa thành tiền dựa trên những tính toán có căn cứ khoa học và thực nghiệm. 3.5.1.2. Mục đích của mô hình chi trả cho dịch vụ môi trường tại Giao Thủy. Thực hiện chính sách Chi trả dịch vụ môi trường góp phần thay đổi cơ chế đầu tư đối với việc bảo vệ và phát triển rừng ngâp mặn tại Giao Thủy, từ chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách Nhà nước sang huy động nguồn lực của xã hội, hình thành một nguồn tài chính mới, trực tiếp từ những người được hưởng dịch vụ do rừng cung cấp đóng góp cho sự nghiệp phát triển bền vững 3.5.1.3. Đối tượng áp dụng Các tổ chức sử dụng và chi trả dịch vụ môi trường rừng dự kiến gồm: 70 - Ban quản lý các dự án Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Nam Định (hưởng lợi ích phòng hộ đê biển của RNM do tránh được các chi phí bảo dưỡng, duy tu hệ thống đê biển có RNM phòng hộ). - Tổ chức, cá nhân sản xuất và nuôi trồng thủy sản tại rừng ngập mặn huyện Giao Thủy (hưởng lợi ích từ giá trị hỗ trợ sinh thái của RNM) - Người dân tại 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thủy (hưởng lợi ích từ giá trị bảo tồn đa dạng sinh học của RNM). Chủ thể cung cấp dịch vụ môi trường là Ban quản lý VQG Xuân Thủy. 3.5.1.4. Loại dịch vụ môi trường - Dịch vụ phòng hộ đê biển của RNM - Dịch vụ hỗ trợ sinh thái cho nuôi trồng thủy sản của RNM - Dịch vụ bảo tồn đa dạng sinh học của RNM 3.5.1.5. Hình thức chi trả cho dịch vụ môi trường - Chi trả dịch vụ môi trường trực tiếp: là việc người sử dụng dịch vụ môi trường (người phải chi trả) trả tiền trực tiếp cho bên cung ứng dịch vụ môi trường (người được chi trả) - Chi trả dịch vụ môi trường gián tiếp: là việc người sử dụng dịch vụ môi trường trả tiền gián tiếp cho bên cung ứng dịch vụ môi trường thông qua một tổ chức khác. 3.5.1.6. Đề xuất mức chi trả - Ban quản lý các dự án Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Nam Định: dự kiến là 1 tỷ đồng 1 năm. Việc chi trả được tiến hành trực tiếp giữa Sở và Ban quản lý VQG Xuân Thủy. - Người dân tại huyện Giao Thủy: dựa theo kết quả WTP tính được ở trên thì mức chi trả dự kiến sẽ là 774.466/1năm. Việc chi trả tiến hành gián tiếp, trong đó các hộ gia đình sẽ nộp tiền hàng năm vào Quỹ bảo vệ và phát triển RNM. Số tiền thu về hàng năm được sử dụng cho các hoạt động trồng rừng và bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Xuân Thủy. 71 3.5.1.7. Trách nhiệm của bên chi trả và bên được chi trả dịch vụ môi trường. a). Với bên chi trả dịch vụ Phải trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường đầy đủ và đúng hạn cho Ban quản lý VQG Xuân Thủy (trong trường hợp trả trực tiếp) hoặc nộp tiền cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng (trong trường hợp trả gián tiếp). b). Với bên được chi trả dịch vụ Phải bảo đảm RNM được bảo vệ về số lượng và chất lượng, phát triển rừng theo đúng qui hoạch và kế hoạch. Phải báo cáo hàng năm về tình hình quản lý rừng cho bên chi trả trên cơ sở các đánh giá khách quan và khoa học 3.5.1.8. Trách nhiệm của các bên liên quan a). Ủy ban Nhân dân huyện Giao Thủy - Tổ chức tuyên truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa thiết thực và tầm quan trọng đối với trách nhiệm của người dân trong việc đóng góp tiền cho bảo vệ tài nguyên và môi trường của cộng đồng để thực hiện chính sách chi trả cho dịch vụ môi trường. - Xác định danh sách các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thuộc đối tượng chi trả cho dịch vụ môi trường. - Tham gia giám sát thực hiện chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường tại địa phương. b). Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc diện áp dụng chính sách chi trả cho dịch vụ môi trường có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các qui định về trách nhiệm, nghĩa vụ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường tại địa phương. 72 3.5.2. Lồng ghép thông tin về giá trị kinh tế của rừng ngập mặn trong các chương trình giáo dục truyền thông. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, một trong những cách tiếp cận được sử dụng rộng rãi nhằm quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng ngập mặn là việc tăng cường tuyên truyền, giáo dục, truyền thông để nâng cao nhận thức về rừng ngập mặn cho các nhóm đối tượng liên quan. Ở Việt Nam, Nghị định 109/2003/NĐ-CP của Chính phủ về Bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN và Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ĐNN của Bộ TNMT đều nhấn mạnh nâng cao nhận thức ĐNN là một ưu tiên hàng đầu trong chương trình hành động quản lý. Theo chúng tôi điều tra và đánh giá, người dân địa phương mặc dù đã có một số hiểu biết sơ bộ về vai trò của rừng ngập mặn tại khu vực nhưng vẫn còn rất nhiều nhiều lỗ hổng trong nhận thức về các giá trị kinh tế của rừng ngập mặn, đặc biệt là các giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị phi sử dụng. Từ kết quả nghiên cứu, luận văn đề xuất một số chương trình truyền thông giáo dục về rừng ngập mặn có lồng ghép các thông tin về giá trị kinh tế của rừng ngập mặn tại huyện Giao Thủy cho các đối tượng liên quan như sau: Hoạt động 1: Tên hoạt động Đào tạo cán bộ quản lý bảo tồn kỹ năng và qui trình thiết kế và xây dựng kế hoạch quản lý bảo tồn RNM Mục tiêu Trợ giúp kỹ năng và kiến thức xây dựng kế hoạch quản lý sử dụng bền vững RNM cho các nhà quản lý bảo tồn Đối tượng Các cán bộ quản lý tại Ban quản lý VQG Xuân Thủy Thời gian học Khoảng 1 tuần Quy mô/ nội dung - Khái niệm, đặc điểm và phân loại RNM - Các giá trị kinh tế của RNM - Lập kế hoạch quản lý RNM - Các cách tiếp cận quản lý RNM - Xây dựng mạng lưới giám sát và đánh giá các chương trình quản lý RNM - Đề xuất ý tưởng, dự án bảo tồn RNM 73 Hoạt động 2: Tên hoạt động Nâng cao nhận thức về RNM cho học sinh phổ thông tại các trường phổ thông tại huyện Giao Thủy thông qua lồng ghép giáo dục, truyền thông RNM trong các hoạt động ngoại khóa. Mục tiêu Tổ chức các hoạt động truyền thông RNM cho học sinh phổ thông nhằm nâng nhận thức và thái độ của các em về sử dụng bền vững RNM Đối tượng Học sinh phổ thông cấp I, II, III huyện Giao Thủy Thời gian học Hàng năm Lý do thực hiện Học sinh phổ thông là những người sử dụng tài nguyên và ra quyết định trong tương lai. Nâng cao nhận thức, hiểu biết về giá trị RNM cho học sinh phổ thông sẽ tạo cơ sở để các em có hành vi đúng đắn đối với tài nguyên RNM trong hiện tại và tương lai Quy mô/ nội dung - Nêu các giá trị của tài nguyên RNM thông qua các bài giảng sinh động (tranh, ảnh, câu chuyện kể) - Học theo phương pháp trải nghiệm thông qua tổ chức tham quan vùng RNM tại huyện Giao Thủy Hoạt động 3: Tên hoạt động Tổ chức 1 chiến dịch truyền thông về RNM cho người dân địa phương hàng năm về ĐNN Mục tiêu Cung cấp thông tin cập nhật về RNM cho người dân địa phương về từng chủ đề riêng biệt hàng năm Đối tượng Người dân tại 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thủy, huyện Giao Thủy Thời gian học Hàng năm Quy mô/ nội dung - Tổ chức hội thảo cho người dân địa phương - Cung cấp tài liệu, tờ rơi về giá trị kinh tế của RNM - Lồng ghép hoạt động ngoại khóa về bảo vệ RNM cho học sinh. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Hiện nay, hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy đang bị giảm sút cả về số lượng lẫn chất lượng. Diện tích rừng ngập mặn đang bị thu hẹp dẫn đến tình trạng thủy sản tự nhiên cũng giảm đi nhanh chóng. Người dân tại địa phương đang dần chuyển đổi từ rừng ngập mặn sang đầm nuôi trồng thủy sản ở vùng lõi VQG Xuân Thủy đã làm phân mảnh hệ sinh thái RNM, đồng thời giảm diện tích RNM. Mô hình đồng quản lý RNM (chính quyền và nhân dân cùng quản lý) đã mang lại hiệu quả thiết thực, không còn tình trạng sử dụng các phương tiện hủy diệt để đánh bắt thủy sản. Giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy gồm giá trị sử dụng ( giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp) và giá trị phi sử dụng. Trong luận văn, các giá trị được lượng giá là: Giá trị sử dụng trực tiếp có giá trị nuôi trồng thủy sản; Giá trị sử dụng gián tiếp có giá trị giảm thiểu thiệt hại và xâm nhập mặn do bão gây ra, giá trị bồi tụ đất, giá trị hấp thụ CO2, giá trị giải trí/ du lịch; Giá trị phi sử dụng là mức sẵn lòng chi trả của người dân vào mục đích bảo vệ RNM. Dựa vào các giá trị xác định được, áp dụng các phương pháp lượng giá thích hợp để thể hiện mức độ quan trọng của tài nguyên hệ sinh thái rừng ngập mặn bằng tiền. Luận văn đã tính toán được tổng một số giá trị kinh tế hệ sinh thái đã xác định là 7.733.091 triệu đồng/ năm. Để hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy luôn hướng tới sự phát triển bền vững, cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng kế hoạch khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên hợp lý. Bên cạnh đó, tổ chức các buổi tập huấn về kiến thức cơ bản về nuôi trồng thủy sản, nâng cao hiệu quả quản lý. cho cán bộ quản lý tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy. Ngoài ra, tổ chức về các buổi truyền thông nâng cao nhận thức, nhận ra tầm quan trọng của hệ sinh thái rừng ngập mặn đối với cuộc sống và môi trường sống của con người cho người dân tại địa phương. KIẾN NGHỊ Với thời gian có hạn nên luận văn chỉ lượng giá được một số giá trị sinh thái của RNM tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy. Trước kết quả đã tính toán được, chúng tôi xin có một số kiến nghị như sau: - Ban quản lý, cơ quan có thẩm quyền cần xây dựng kế hoạch, quy hoạch cụ thể cho các hộ dân NTTS để tránh tình trạng khai thác quá mức RNM. - Dựa vào báo cáo hàng năm để thấy sự thay đổi của các giá trị, từ đó có biện pháp quản lý phù hợp và kịp thời - Luận văn chỉ lượng giá được một số giá trị sinh thái của RNM tại VQG Xuân Thủy nên chưa có sự chính xác tuyệt đối với giá trị kinh tế tại đây. - Cần xây dựng nhiều hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của RNM. TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt 1. Vũ Mạnh Hùng, Đàm Đức Tiến, Cao Văn Lương (2015). Nghiên cứu khả năng hấp thụ cacbon của rừng ngập mặn ven biển Hải Phòng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 15, Số 4; 2015: 347-354 DOI: 10.15625/1859-3097/15/4/7379 2. Nguyễn Thế Chinh và Đinh Đức Trường (2007), Nhìn nhận kinh tế đối với môi trường và sinh thái, Tạp chí Kinh tế môi trường. 3. Trần Nghi, Mai Thanh Tân, Doãn Đình Lâm, Mai Xuân Thanh, Hoàng Văn Thức (2000). Tiến hóa trầm tích và cổ địa lý Pliocen-Đệ tứ lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam. Tạp chí Địa chất, Loạt A, Phụ trương HN: 19-29. 4. Daniel C. Donatoa, J. Boone Kaufmanb, Daniel Murdiyarsoc, Sofyan Kurniantoc, Melanie Stidhamd và Markku Kanninen (2012). Rừng ngập mặn trong những kiểu rừng giàu trữ lượng các-bon nhất ở vùng nhiệt đới. www.cifor.org 5. Lê Xuân Định, Nguyễn Mạnh Quân, Phùng Anh Tiến (2016). Xâm nhập mặn tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long: nguyên nhân, tác động và các giải pháp ứng phó. 6. Nguyễn Viết Cách (2001), Quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học ở khu bảo tồn rừng ngập mặn Xuân Thủy, Hội thảo khoa học Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên môi trường cửa sông ven biển. 7. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2015). Nghiên cứu định lượng cacbon trong rừng ngập mặn trồng hỗn giao hai loài tại khu vực xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Tạp chí sinh học 2015, 37(1): 39-45 8. Trần Như Hối (2002). Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ phục vụ xây dựng hệ thống đê biển, đê ngăn mặn của sông Nam Bộ. 9. Phan Nguyên Hồng, Nguyễn Hoàng Trí, Đỗ Văn Nhượng, Nguyễn Thế Chinh (2000), Định giá kinh tế rừng ngập mặn Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh, Dự án Hướng tới Chương trình bảo tồn và quản lý ở Việt Nam. 10. Phan Nguyên Hồng, Lê Xuân Tuấn, Phan Thị Anh Đào (2007). Đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Xuân Thủy. MERC-MCD, Hà Nội, Việt Nam, 42 trang 11. Phan Nguyên Hồng, Nguyễn Thị Kim Cúc và Vũ Thục Hiền (2008), Phục hồi rừng ngập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu hướng tới phát triển bền vững, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội. 12. Hồ Việt Hùng (2017). Vai trò của rừng ngập mặn trong việc bảo vệ đê biển và các vùng ven biển Việt Nam. 13. Phạm Văn Ngọt (2012). Vai trò của rừng ngập mặn ven biển Việt Nam. Tạp chí khoa học ĐHSP TP HCM 14. Mai Hạnh Nguyên (2015). Đánh giá tổng quá tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên đất đai và các biện pháp ứng phó. 15. Hoàng Văn Thắng và cộng sự (2006). Hệ thồng phân loại Việt Nam, cục bảo vệ môi trường chương trình bảo tồn đa dạng sinh học vùng sông Mê Kông. 16. Lê Thị Kim Thoa )2012). Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 trên cơ sở sinh khối của rừng đước đôi (Rhizophora apiculata blume) trồng tại khu vực khu bảo tồn thiên nhiên Thạnh Phú. 17. Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Hữu Thành (2011). Thực trạng sử dụng đất vùng cửa Ba Lạt huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định. 18. Nguyễn Hoàng Trí (2006), Lượng giá kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn nguyên lý và ứng dụng, Nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc dân, tr.11-34 19. 19. Đinh Đức Trường (2010) Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước áp dụng tại vùng đất ngập nước cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định. 20. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Phạm Hồng Tính (2017) Sách chuyên khảo Định lượng cacbon trong rừng ngập mặn trồng vùng ven biển miền Bắc Việt Nam. 21. Đinh Đức Trường (2012). Luận án Đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định 22. Ban quản lý Vườn Quốc Gia Xuân Thủy (2014) Báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học VQG Xuân Thủy. 23. Ban quản lý Vườn Quốc Gia Xuân Thủy (2014) Báo cáo tổng kết hoạt động Vườn Quốc gia Xuân Thủy. B. Tài liệu tiếng Anh 20. Aksornkoae, S. (1987). Traditional uses of the mangrove in Thailand. In Mangrove Ecosystems of Asia and the Pacific: Status, Exploitation and Management. Proceedings of the Research for Development Seminar, Australian Institute of Marine Science, Townsville, Australia. pp. 104–113. 21. Alongi, D.M. (2012). Carbon sequestration in mangrove forests. Carbon Management, 3(3), pp.313–322. 22. Alongi, D.M. et al. (2016). Indonesia’s blue carbon: a globally significant and vulnerable sink for seagrass and mangrove carbon. Wetlands ecology and management, 24(1), pp.3–13. 23. Alongi, D.M. (2015). The Impact of Climate Change on Mangrove Forests. , pp.30– 39. 24. Bann, C. (1998). The economic valuation of mangroves: a manual for researchers, Economy and Environment Program for Southeast Asia (EEPSEA). 25. Barbier, E.B. (2016). The protective service of mangrove ecosystems : A review of valuation methods Marine Pollution Bulletin special issue : “ Turning the tide on mangrove loss .” MPB, pp.1–6. Available at: 26. Barbier, E.B. & Lee, K.D. (2013). Economics of the Marine Seascape. , pp.35– 65. 27. Beatrice M.S. Giambastiani, Marco Antonellini, Gualbert H.P. Oude Essink, Roelof J. Stuurman (2007.) Saltwater intrusion in the unconfined coastal aquifer of Ravenna (Italy): A numerical model. 28. Bouillon, S. et al. (2008). Mangrove production and carbon sinks : A revision of global budget estimates. , 22, pp.1–12. 29. Bureau, R.C. & Agency, N. (1997). Wetlands , Biodiversity and the Ramsar Convention, 30. Ca, M., National, M. & Nhuan, M.T. (2014). Carbon storage of a tropical mangrove forest in. Catena, 121(October). Available at: 31 Gell, P.A. (2016). Understanding change in the ecological character of Ramsar wetlands : perspectives from a deeper time – synthesis. , pp.869–879.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfpham_quynh_anh_7157_2084045.pdf
Luận văn liên quan