Luận văn Một số giải pháp khắc phục những tồn tại và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty may 3 Hải Phòng

Tăng cường áp dụng phương thức gia công "mua đứt bán đoạn" trong đó công ty sẽ mua nguyên liệu chính và sau quá trình sản xuất chế tạo bán lại thành phẩm . Với phương thức gia công này, công ty có cơ hội tăng doanh thu và lợi nhuận ở mức cao và độ rủi ro cũng cao. Để có thể áp dụng sâu rộng phương thức này đòi hỏi công ty phải có những cải tiến căn bản trong phương thức quản lý và tổ chức sản xuất. Đặc biệt cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu thị trường và xuất nhập khẩu có trình độ cao.

pdf20 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2353 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Một số giải pháp khắc phục những tồn tại và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty may 3 Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Luận văn MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY MAY3 HẢI PHÒNG 2 I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY MAY3 HẢI PHÒNG. 1. Ra đời và phát triển. Công ty May3, trụ sở số 274 đường Chợ hàng, Quận Lê Chân thành phố Hải Phòng, trực thuộc sở công nghiệp Hải Phòng. Trong chính sách mở cửa nền kinh tế và nhữnh ưu đãi hàng xuất khẩu, ngành may cả nước đã có những bước tiến đáng kể về qui mô, chất lượng sản phẩm và doanh số ngoại tệ. Hàng loạt các công ty, xí nghiệp đã đầu tư liên doanh với nước ngoài, vay vốn trong nước để hiện đại hoá thiết bị, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm may mặc trong nước và thị trường nước ngoài. Công ty May3 Hải Phòng được thành lập ngày 29 tháng 4 năm 1989 theo quyế định số 68/QĐ- TCC với tên là Xí nghiệp may3. Đến ngày 14/1/1995 đổi tên là công ty may3 theo quyết định 240/QĐ-TCC ngày 18/5/1994 của UBND thành phố Hải Phòng. Và ngày 18/12/1993 được bộ Thương mại cấp giấy phép số 2.09.1.012/GP cho quyền được kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp. Công ty chuyên sản xuất và gia công hàng may xuất khẩu và nội địa, sản phẩm chủ yếu là: +Áo JACKET +Áo Sơ mi +Áo, quần trẻ em. Tổng vốn đầu tiên khi thành lập công ty được cấp 236,076,000 VNĐ, trong đó vốn cố định 206,076,000VNĐ, vốn lưu động 30,000,000VNĐ. Từ năm 1989 công ty chính thức đi vào hoạt động với nhiệm vụ chính là sản xuất kinh doanh các sản phẩm may mặc xuất khẩu. 3 Từ năm 1989 công ty chính thức đi vào hoạt độngvới nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính là sản xuất kinh doanh các sản phẩm may mặc. Sau năm 1991 do sự khủng hoảng của hệ thống XHCN dẫn đến thị trường tiên thụ sản phẩm bị thu hẹp lại. Do sự chuyển đổi của cơ chế thị trường, công ty không còn sự bao cấp của thành phố. Trước những khó khăn như vậy đòi hỏi công ty phải năng động sáng tạo để từng bước thích ứng với cơ chếthị trường tiếp tục tồn tại và phát triển trên nguyên tắc phân phối theo lao động và thực hiện công bằng dân chủ công khai. Trải qua quá trình xây dựng phấn đấu và phát triển, công ty May3 luôn hoàn thành nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu góp phần giải quyết khó khăn cho nền kinh tế đất nước trong thời kì đổi mới. Tạo việc làm cho 600 cán bộ công nhân viên, đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh xuất khẩu tạo nguồn thu nhập ngoại tệ . Hiện nay công ty may3 đang tiến hành cổ phần hoá theo ưuyế định 1561 QĐ/UB-ĐMDN ngày 08 tháng 9 năm 1998 của UBND thành phố Hải phòng. Giá trị thực tế doanh nghịêp tại thời điểm 0 giờ ngày30 tháng9 năm 1998 là 5.491.743.606 đồng, trong đó Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp để cổ phần hoá là 2.236.300.000 đồng. Hiện nay tiến trình cổ phần hoá đang diễn ra khẩn trương và sắp hoàn tất để cho ra đời một pháp nhân mới - Công ty cổ phần may Hải Phòng. May công nghiệp là một trong những ngành nghề phù hợp với khả năng lao động , trình độ quản lý, điều kiện huy động và sử dụng vốn trong giai đoạn xây dựng và phát triển kinh tế hiện nay. Nhu cầu sử dụng hàng may mặc triên thế giới ngày càng tăng về số lượng, chất lượng đa dạng về kiểu dáng mẫu mốt, nhất là các nước phát triển hàng năm nhập 4 hàng ngàn đô là hàng dệt may. Do vậy các nước nghèo, chậm phát triển cơ hội có việc làm dưới hai hình thức: Gia công và bán sản phẩm theo đơn đặt hàng. Công ty may3 là doanh nghiệp vốn nhà nước (cũ) đã trải qua 12 năm chuyên sản xuất, gia công hàng may mặc, uy tín về chất lượng, số lượng được nhiều khách hàng trong và ngoài nước đặt hàng liên tục. Trong nhiều năm qua sản phẩm chủ yếu là: áo khoác, bộ quần áo thể thao. Từ những căn cứ trên, công ty xác định phương án sản xuất kinh doanh chủ yếu trong 3 năm tới (2001-2003) của công ty cổ phần sẽ là: 1- Sản xuất gia công, mua bán mẫu và các sản phẩm may cho xuất khẩu và nội địa. 2-Kinh doanh các mặt hàng nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị may mặc và các sản phẩm công nghiệp khác theo luật thương mại. 3- Dịch vụ xuất nhập khẩu, tư vấn kỹ thuật, may mặc, đào tạo công nhân kỹ thuật may cho mọi thành phần kinh tế có nhu cầu. Có thể đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của công ty một số năm gần đây qua kết quả sản xuất kinh doanh năm 1999 và năm 2000 như sau: (Trang sau) 5 Chỉ tiêu Đvt Thực hiện các năm 1997 1998 1999 1 Doanh thu gia công 1.000đ 5.82100 594200 5786900 2 Vốn kinh doanh - 2.009.583 2009583 2009583 3 Vốn nhà nước - 1458925 1455925 2254000 4 Lợi nhuận: - Trước thuế - Sau thuế - 168951 121316 15000000 5 Tổng số lao dộng Trong đó:-Đại học và trên đại học -Trung cấp -Công nhân kỹ thuật Người - - - 565 14 24 78 560 18 20 87 560 22 20 85 6 Nộp ngân sách 1000đ 156035 25438 7 Sản phẩm chủ yếu Trong đó: - áo khoác các loại -bộ quần áo thể thao -các sản phẩm khác 1000ch - - - 650 110 235 70 680 120 240 80 620 90 240 50 8 Máy móc thiết bị may mặc -Máy may một kim -Máy chuyên dùng các loại Chiếc - - 435 115 435 120 435 120 9 Diện tích đất -Diện tích nhà xưởng kho tàng -Diện tích nhà làm việc M2 - - 11000 3200 650 11000 3800 650 11000 3800 650 6 (Số liệu từ báo cáo thống kê kết quả sản xuất kinh doanh năm 1999) Qua một số chỉ tiêu trên cho ta thấy, mặc dù công ty được thành lập chưa lâu, trải qua những biến động về kinh tế chính trị trong nước và khu vực đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực Đông nam á và cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, công ty vẫn đứng vững và phát triển từng bước mở rộng sản xuất. Công ty tạo việc làm cho 560 cán bộ công nhân viên, nộp ngân sách bình quân 155 triệu đồng một năm. Doanh thu gia công tăng ổn định trung bình đạt 5,8 tỷ đồng/năm. Về nhà xưởng, máy móc công nghệ phục vụ sản xuất gia công: công ty đã từng bước đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi nhà xưởng khang trang hiện đại tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất. Công ty đã trang bị được giàn thiết bị máy may hiện đại bao gồm 435 máy may 1 kim, 120 máy chuyên dùng các loại Trải qua 12 năm kinh doanh sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, công ty may3 Hải Phòng đã xây dựng cho mình đội ngũ cán bộ công nhân viên vững mạnh với trình độ tay nghề cao, kinh nghiệm quản lý ngày càng được cải thiện. Hiện nay công ty có khả năng ký kết và thực hiện các hợp đồng gia công giá trị cao với những đòi hỏi kỹ thuật phức tạp 2. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty may3 Hải Phòng Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty mà công ty đã từng bước ổn định lại tổ chức bộ máy quản lý cho phù hợp với nhiệm vụ đã đề ra. Công ty đã quản lý theo chế độ thủ trưởng trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ của người lao động: Sau đây là sơ đồ bộ máy quản lý của công ty may3 Hải Phòng (trang sau). 7 SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ. dd -Phòng kế hoạch: Chỉ đạo sản xuất từ nguyên liệu đến thành phẩm, lập kế hoạch sản xuất; Tổ chức các nghiệp vụ xuất-nhập khẩu, thực hiện các hợp đồng gia công may mặc. -Phòng kỹ thuật công nghệ: :Quản lý kỹ thuật từ nguyên liệu đến thành phẩm. Nghiên cứu duy tu bảo dưỡng và phát triển công nghệ BAN GIÁM ĐỐC phòng kế hoạch XNK phòng kỹ thuật CN phòng kế toán tài chính Phòng TC tiền lương chế độ ch.sách Phòng hành chính tổng hợp Quản đốc các phân xưởng Các tổ trưởng 8 -Phòng kế toán tài chính: Tổ chức hạch toán kế toán và thống kê, quản trị mặt tài chính. -Phòng tổ chức tiền lương và chế độ chính sách: -Phòng hành chính tổng hợp: phụ trách mặt hành chính, đánh máy lưu rữ hồ sơ, tiếp khách ;Nghiên cứu tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức bộ máy, tổ chức cán bộ và lao động tiền lương. Đào tạo và bồi dưỡng CBCNV, giúp giám đốc xây dựng các nội quy quy chế, chế độ khen thưởng kỷ luật. -Quản đốc các phân xưởng trợ giúp cho công tác tổ chức sản xuất, trực tiếp điều động giám sát tại các phân xưởng. II. NỘI DUNG, QUY MÔ, HIỆU QUẢ CỦA TỪNG LĨNH VỰC KINH DOANH CỦA CÔNG TY 1. Gia công sản phẩm. Kết quả sản xuât năm 2000: -Doanh thu gia công : 5.964.000.000đ -Lợi nhuận sau thuế: 179.000.000đ -Sản phẩm: 100.000 áo khoác 160.000 bộ thể thao 70000 sản phảm khác - Thu nhập bình quân tháng/lao động: 450.000đ -Năng xuất lao động binh quân: +áo khoác: 1,5 chiếc/người/ngày + Bộ thể thao: 2,2 bộ/chiếc/ngày Theo kế hoạch của công ty năm 2001 đến năm 2003, doanh nghiệp sẽ đầu tư mua các máy móc thiết bị chuyên dùng còn thiếu gồm: 9 -01 máy khuy đầu tròn: 100.000.000đ -04 má 2 kim cơ động : 130.000.000đ - 10 bộ là treo chi tiết : 25.000.000đ -6 bàn hút ẩm : 108.000.000đ Cộng: 263.000.000đ * Xây dựng đường điện 10 KVA mới:25.000.000đ *Cải tạo nội thất nhà SXPX1-3: 210.000.000đ Tổng vốn đầu tư mở rộng 2 năm là: 823.000.000đ. Với mức đầu tư mở rộng như vậy , công ty dự tính tăng năng xuất 15% 2.kinh doanh các mặt hàng nguyên phụ liệu máy móc thiết bị may mặc. Do công ty không chuyên ngành về các mặt hàng trên nên chỉ khi có khách hàng đặt công ty mới tổ chức thực hiện. Lợi nhuận từ kinh doanh theo đơn đặt hàng của khách hàng về nguyên phụ liệu máy móc thiết bị tuy không cao nhưng mở rộng được phạm vi kinh doanh và mở rộng thị trường mua bán hàng may mặc. 3. Dịch vụ xuất nhập khẩu - tư vấn kỹ thuật và đào tạo công nhân kỹ thuật may. Công ty đã gần 10 năm làm xuất nhập khẩu trực tiếp theo đúng thủ tục và chế độ chính sách Nhà nước quy định và có uy tín với các ngành quản lý xuất nhập khẩu và Hải quan. Cán bộ nghiệp vụ thông thạo các loại hình kinh doanh hàng may mặc, nhiều đơn vị kinh tế trong ngành đã uỷ thác cho công ty thực hiện xuất nhập khẩu. Phí ủy thác khá hấp dẫn đối với mọi thành phần kinh tế có nhu cầu. 10 Lợi nhuận từ dịch vụ xuất nhập khẩu chưa cao nhưng hoạt động này đã dần nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ XNK, đồng thời mở rộng quan hệ hai chiều giữa các đơn vị uỷ thác và khách hàng nước ngoài. Đào tạo công nhân kỹ thuật may nhằm cung cấp cho các phân xưởng sản xuất của công ty nhằm ổn định nguồn cung cấp lao động kịp thời và đào tạo theo đúng các mặt hàng đang sản xuất sau khi đã được học các sản phẩm cơ bản. Trường đào tạo công ty hàng năm nhận 200 đế 300 học sinh, học phí 300.000đ/người/khoá. Tổng doanh thu từ hoạt động này cũng góp phần đáng kể tăng doanh thu chung và lợi nhuận của côngty (hàng năm thu trung bình từ 10.000.000đ đến 15.000.000đ). III. TÌNH HÌNH KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN CÁC HỢP ĐỒNG GIA CÔNG QUỐC TẾ HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY MAY3 HẢI PHÒNG 1. Hình thức gia công. Hiện nay công ty may3 Hải Phòng chủ yếu ký kết các hợp đồng gia công theo hình thức bên đặt gia công giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm và sau thời gian sản xuất, chế tạo, sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia công. Trong thời gian chế tạo quyền sở hữu về nguyên vật liệu vẫn thuộc về bên đặt gia công. Phần lớn các hợp đồng là hợp đồng khoán, trong đó người ta xác định một giá định mức cho mỗi sản phẩm, bao gồm chi phí định mức và thù lao định mức. Dù chi phí thực tế của bên nhận gia công là bao nhiêu đi nữa, hai bên sẽ thanh toán với nhau theo giá định mức đó. 2. Đối tác. 11 qua 12 năm phát triển trên thị trường may mặc xuất khẩu, công ty may3 đã tạo dựng được một đội ngũ khách hàng trong và ngoài nước có uy tín và đáng tin cậy. Công ty chủ yếu làm hàng gia công cho các hãng Hồng Kông, Đài Loan, hàn quốc và một số hãng khối EU. Sau đây là một số bạn hàng có quan hệ lâu năm của công ty: Các hãng Mặt hàng đặt gia công Hãng Peter-Tăiwan JACKET Gran-Tăiwan JACKET BAC-Hàn quốc Bộ thể thao hai lớp Linchee-tăiwan Bộ thể thao hai lớp ARSUN-tăiwan áo một lớp và hai lớp Chiayee -tăiwan Quần soóc,áo 2 lớp Công ty đang xúc tiến nghiên cứu thị trường may mặc thế giới và tìm kiếm đối tác để mở rộng sản xuất. Công ty có mối quan hệ mật thiết với tổng công ty dệt may do đó có rất nhiều thuận lợi trong việc tham khảo thông tin tư vấn về thị trường may mặc thế giới 3. hàng hoá và giá cả gia công. Về giá cá gia công các bên thường thoả thuận xác định các yếu tố tạo thành giá đó như tiền thù lao gia công, chi phí nguyên phụ liệu, chi phí mà bên nhận gia công phải ứng trước trong quá trình tiếp nhận vật liệu và quá trình sản xuất, gia công hàng hoá. Về thù lao gia công, công ty thường áp dụng các hợp đồng CMP (cutting, making, trimming) trong đó công ty nhận các công việc gồm pha cắt, chế 12 tạo và chỉnh trang sản phẩm; Hợp đồng CMP (cutting,making, packaging) trong đó công ty nhận các công việc gồm pha cắt, chế tạo và đóng gói sản phẩm. Ngoài ra trong mộy số hợp đồng có tính thêm phí hạn ngạch vào tiền thù lao đó (CMTQ, CMPQ). Phần lớn các hợp đồng gia công của công ty may3, công ty nhận trách nhiệm thu xếp hạn ngạch và nhận uỷ thác xuất khẩu vào thị trường EU. Do đó trong các hợp đồng thường có điều khoản quy định trách nhiêm thu xếp hạn ngạch của công ty may3. Để có được hạn ngạch xuất khẩu thường phải thông qua tổng công ty dệt may. Về chất lượng và quy cách hàng hoá gia công, hàng hoá phải có chất lượng và quy cách tương tự như mẫu đối đã được đóng dấu, có chữ kí của hai bên. Thường trong các hợp đồng các nhà đặt gia công yêu cầu công ty sản xuất một mẫu đối, nếu khách hàng của họ chấp thuận thì mới cho phép bắt tay vào sản suất hàng loạt. Do có một đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao và có kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất chế tạo hàng may mặc nên nhìn chung công ty không gặp khó khăn đáng kể về mặt kỹ thuật, cho đến nay chưa một mẫu nào bị trả lại. 4. Cung cấp nguyên liệu của bên đặt gia công. Trong các hợp đồng gia công quốc tế hàng may mặc của công ty may3, bên đặt gia công cung cấp cho công ty nguyên liệu (vải và phụ liệu) để gia công sản phẩm may mặc bao gồm cả một tỷ lệ phần trăm phế thải nguyên liệu cho phép. Ví dụ: -Vải: 1,5% đối với AMRETTA và MOSSO 25 đối với Microfibre và các loại khác -Các phụ liệu khác: 1,5% 13 -Khoá kéo: 1%. Thông thường việc các hãng đặt gia công giao nguyên liệu cho công ty chỉ tiến hành sau khi nhận được xác nhận bằng văn bản của công ty về việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hạn ngạch cho hợp đồng này.. để công ty có thể chuẩn bị tốt và bắt đầu sản xuất đúng hạn, công ty phải lập kế hoạch tiếp nhận nguyên phụ liệu, bảo quản và phân phối hợp lý trong quá trình sản xuất tất cả nguyên liệu Đa số trong các hợp đồng gia công của công ty may3m, nguyên phụ liệu được nhập theo giá CIF Hải Phòng.Toàn bộ trị giá nguyên phụ liệu coi như khoản ứng trước của bên đặt gia công. Một số hãng đặt gia công còn cho công ty mượn thiết bị máy móc miễn phí để sử dụng trong quá trình sản xuất chế tạo như hãng GRAN (Đài Loan). Khi đó công ty phải lập kế hoạch lắp đặt, đào tạo thợ chuyên môn để vận hành những máy móc thiết bị đó. 5. Sản xuất và giao hàng thành phẩm cho bên đặt gia công. Trước khi sản xuất, công ty yêu cầu các bên đặt gia công phải lập kế hoạch sản xuất theo quy định cụ thể những điều sau: *Số kiểu cần gia công *Số lượng chính xác đối với mỗi kiểu 14 *Ngày đến cảng (Hải Phòng) của toàn bộ vải và phụ liệuđủ cho gia công số lượng thành phẩm quy định cho mỗi kiểu. *Ngày giao hàng dự tính của toàn bộ số lượng quần áo mỗi kiểu. Dựa trên kế hoạch sản xuất công ty sẽ lập kế hoạch giao hàng dự tính. Và kế hoạch giao hàng dự tính này sẽ được gửi đến cho bên đặt gia công sau một số ngày sau khi nhận được kế hoạch sản xuất (thường từ 4 đến 7 ngày). Việc sản xuất mẫu đối do phòng Kỹ thuật CN của công ty thực hiện. Trên cơ sở mẫu gốc do bên đặt gia công cung cấp, công ty sẽ sản xuất mẫu đối cho mỗi mặt hàng. Một mẫu đối cho mỗi mặt hàng do phòng kỹ thuật của công ty làm sẽ do chuyen gia kỹ thuật của bên đặt gia công thông qua trước khi sản xuất. Tuỳ vào mức độ phức tạp và số lượng của mỗi kiểu quần áo mà các bên quy định số mẫu đối cần phải có. Thời hạn giao hàng cụ thể của phần lớn các hợp đồng của công ty được quy định sau khi ký theo thoả thuận sao cho phù hợp với tình hình thực tế của các bên. Trong vấn đề thời hạn giao hàng nhìn chung công ty chưa gặp khó khăn nào đáng kể. Các hãng đặt gia công thường uỷ thác cho công ty may3 xuất khẩu đến các khách hàng của họ theo điều kiện FOB Hải Phòng/Nội Bài Hà Nội. Từ khi được bộ Thương mại cấp giấy phép cho phép công ty được quyền xuất nhập khảu trực tiếp, công tác xuất nhập khẩu của công ty gặp nhiều thuận lợi, kinh nghiệm nghiệp vụ của các cán bộ xuất nhập khẩu ngày được cải thiện, tạo được lòng tin ở nơi khách hàng. 15 6. Vấn đề nhãn, tên nhãn hiệu và việc sử dụng nhãn hiệu thươngmại. Công ty không chịu trách nhiệm pháp lý đối với việc sử dụng tất cả các loại nhãn, tên nhãn, nhãn hiệu thương mại được đính kèm hoặc được in hay thêu trên quần áo may sẵn và các phụ liệu cũng như nguyên liệu đóng gói dưới bất cứ cách nào Các bên đặt gia công phải chịu trách nhiệm đối với khiếu nại liên quan đến quyền sử dụng nhãn hiệu, tên,nhãn hiệu thương mại của bất kỳ một bên thư ba nào. 7. Thanh toán. Trong hầu hết các hợp đồng gia công, công ty đều áp dụng phương thức thanh toán bằng T/TR. Bên đặt gia công thanh toán bằng T/TR vào tài khoản của công ty ở ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng sau khi nhận được toàn bộ chứng từ gửi hàng gốc. áp dụng phương thức thanh toán này có ưu điểm là gọn nhẹ, ít phát sinh các nghiệp vụ thanh toán phức tạp và đỡ tốn kém. Nhưng mặt khác độ rủi ro cao, nhiều khi khách hàng cố tình trì hoãn trả tiền hoặc đã nhận hàng nhưng không có khả năng thanh toán sẽ gây khó khăn cho công ty. Khắc phục tình trạng trên, hiện nay công ty bắt đầu sử dụng phương thức thanh toán chứng từ (bằng L/C). 8. Một số thành quả công ty đã đạt được - Doanh thu gia công tăng ổn định, doanh thu gia công bình quân năm từ 1996 đến nay là 5,8 tỷ đồng, nộp ngân sách 200 triệu/năm. Tỷ lệ tăng doanh thu gia công bình quân 4 năm gần đây là 3%. -Giải quyết việc làm. Hiện nay công ty tạo việc làm ổn định cho hơn 600 lao động với mức lương từ 450000đ/tháng đến 800000/tháng. 16 -Tạo dựng được một đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật vững mạnh có bản lĩnh và do đó có khả năng đáp ứng được tốt nhu cầu của thị trường hàng may mặc -Uy tín của công ty ngày càng cao cả trong nước và trên thị trường thế giới. Qua 12 năm sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu bằng thế mạnh sẵn có công ty đã tạo dựng được mối quan hệ thuận lợi với nhiều hãng có uy tín trong và ngoài nước. Sản phẩm của công ty tạo được sự tin cậy ở các bạn hàng . 9. Một số tồn tại và nguyên nhân. - sản xuất chưa ổn định, thu nhập của người lao động không cao , tỷ xuất lợi nhuận thấp. * nguyên nhân. + Nguyên nhân khách quan: Do đặc điểm của ngành nghề gia công hàng may mặc trong giai đoạn hiện nay có sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong và ngoài nước, do vậy mức thù lao gia công rất thấp và bất ổn định. + nguyên nhân chủ quan. - Hiện nay công ty chủ yếu nhận gia công theo phương thức giản đơn (nhận nguyên phụ liệu sau đó giao lại sản phẩm) với mức thù lao gia công thấp, do đó mức doanh thu gia công không cao. Uy tín và danh tiếng của công ty chưa đủ cao để có thể ký kết được những hợp đồng có giá trị cao với các hãng lớn. - Công tác điều hành sản xuất còn nhiều bất cập, chưa tiết kiệm chi phí sản xuât gia công một cách triệt để - Trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ công nhân kĩ thuật không đồng đều 17 -Máy móc thiết bị sản xuất tuy đã được trú trọng đầu tư mở rộng mua sắm nhưng hiện nay vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ. IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY MAY3 HẢI PHÒNG 1. Tăng cường quản lý, ổn định lao động giảm bớt các chi phí tạo ra không khí sản xuất mới tăng năng xuất lao động, tăng thu nhập cao cho cán bộ CNC. Nâng cao trách nhiệm quản lý các mặt của các bộ phận trên cơ sở quy chế tổ chức quản lý, chức năng quản lý của từng người. Rà soát tất cả những chi phí , hạn chế sử dụng điện ngoài giờ. Bổ xung công tác phân đoạn đèn quạt, tiến tới giao khoán một số chi phí sản xuất và phục vụ sản xuất cho một số bộ phận và phân xưởng. Nâng cao hiệu quả của công tác điều hành và tổ chức sản xuất. Gắn trách nhiệm và hoàn thành nhiệm vụ vào thu nhập của từng người theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Từ đó nâng cao năng xuất và hiệu quả sản suất, tiết kiệm chi phí. 2. Đầu tư chiều sâu mở rộng sản xuất, cải tạo nội thất nhà xưởng và hệ thống cấp điện mới. -Mua sắm thiết bị chuyên dùng thiếu hỏng. -Xây dựng và cải tạo hệ thống điện cao áp mới từ Lạch Tray về trạm biến áp của công ty, vì tuyến cũ đã xuống cấp và thường xuyên mất điện do quá nhiều phụ tải trên tuyến 18 3. Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu và tăng cường sản xuất tiêu thụ nội địa. Thâm nhạp thị trường mới: Canda, Mỹ, Trực tiếp hoặc thông qua hội chợ triển lãm quốc tế trong nước và nước ngoài hoặc kết hợp với các hãng đang đặt hàng tại công ty như: Pocelin, Grandera... Từng bước thành lập bộ phận Marketing để chuyên sâu việc tìm kiếm, mở rộng thị trường và chào bán những mẫu và sản phẩm để ổn định sản xuất và tăng doang thu từ phương thức bán sản phẩm. 4. Huy động tối đa các nguồn vốn trong nước và ngoài nước Lập các dự án vay vốn của các tổ chức và ngân hàng với lãi xuất thấp, thời gian hoàn vốn trung hạn trở nên để đầu tư cải tạo, cải tạo nhà xưởng máy móc thiết bị, mặt hàng sản xuất. Huy độngvốn nhàn rỗi trong cán bộ công nhân. 5.Tăng cường áp dụng phương thức gia công "mua đứt bán đoạn" trong đó công ty sẽ mua nguyên liệu chính và sau quá trình sản xuất chế tạo bán lại thành phẩm . Với phương thức gia công này, công ty có cơ hội tăng doanh thu và lợi nhuận ở mức cao và độ rủi ro cũng cao. Để có thể áp dụng sâu rộng phương thức này đòi hỏi công ty phải có những cải tiến căn bản trong phương thức quản lý và tổ chức sản xuất. Đặc biệt cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu thị trường và xuất nhập khẩu có trình độ cao. - Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu thị trường may mặc quốc thông qua các tổ chức thông tin đặc biệt là từ tổng công ty may mặc. áp dụng các kỹ thuật thu thập xử lý thông tin hiện đại. -Tham gia các cuộc hội chợ chuyên ngành và liên ngành cả trong và ngoài nước để giới thiệu các sản phẩm thế mạnh của mình và tìm kiếm các hợp đồng 19 ngoại với giá trị cao. Tăng cường các biện pháp tiếp thị khuếch trương hiện đại hiệu quả, kí kết các hợp đồng sản xuất gia công trực tiếp hạn chế qua trung gian. MỤC LỤC Nội dung: Trang 20 I. quá trình hình thành và phát triển của công ty may3 Hải Phòng. 1 1. Ra đời và phát triển. 2.Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty may3 Hải Phòng. II. Nội dung, quy mô, hiệu quả cuae từng lĩnh vực kinh doanh 7 Của công ty. 1. Gia công sản phẩm 7 2. kinh doanh các mặt hàng nguyên phụ liệu máy mác thiết bị may mặc. 8 3. Dịch vụ xuất nhập khẩu, tư vấn kỹ thuật 8 và đào tạo công nhân kỹ thuật may III. Tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng gia công quốc tế 9 hàng may mặc. 1. Hình thức gia công 9 2. Đối tác 9 3. Hàng hoá và giá cả gia công 10 4. Cung cấp nguyên liệu của bên đặt gia công 11 5. Sản xuất và giao hàng thành phẩm cho bên đặt gia công 12 6. Vấn đề nhãn, tên nhãn hiệu và việc sử dụng nhãn hiệu thương mại 13 7. Thanh toán 13 8. Một số kết quả đạt được 14 9. Một số tồn tại và nguyên nhân 14 IV. Một số giả pháp khắc phục những tồn tại 15 và nâng caohiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty may3 Hải Phòng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY MAY 3 HẢI PHÒNG.pdf
Luận văn liên quan