Luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu tại Công ty VINAGIMEX

Với phạm vi nghiên cứu rộng, lại hạn chế về thời gian, trình độ lí luận và kinh nghiệm thực tiễn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Song người viết hy vọng những nghiên cứu, suy nghĩ tìm tòi của mình trong đề tài này sẽ có ý nghĩa thi ết thực trong hoạt động nhập khẩu của công ty VINAGIMEX. Cuối cùng, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Thương mại, các cô chú trong công ty đã trang bị cho em những kiến thức lí luận và thực tiễn. Đặc biệt, em xin cảm ơn thầy Nguyễn Anh Tuấn, người đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài này, các cô chú anh chị phòng xuất nhập khẩu I -Công ty VINAGIMEX đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.

pdf86 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2415 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu tại Công ty VINAGIMEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
35 110296 134677 148144,7 2. Doanhthu thuần Tr.đ 78634,2 95632 108195,3 131714 144885 3. Tổng chi phí Tr.đ 77162,2 93712 105850,6 128473,8 141321,2 4. Lợi nhuận trước thuế Tr.đ 1472 1920 2344,7 3240,2 3564 5. Tổng nộp ngân sách Tr.đ 3775 4136 4675,2 5439 5983 6. Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 932,6 1257,4 1491,8 1764,2 1958 7. Tổng vốn kinh doanh Tr.đ 18946 19750 21843 25320 27852 Vốncố định Tr.đ 3647 3812 4017 5856 6441,6 Vốnlưuđộng Tr.đ 15299 15938 17826 19464 21410,4 8.Thunhập bìnhquân(tháng) Tr.đ 0,375 0,4 0,45 1.103 1.243 9.Tổng kim ngạch XNK USD 4983000 5870000 6220000 7013267 7714594 - Tổng kim ngạch XK USD 1760000 2549000 2280000 301858 978500 - Tổng kim ngạch NK USD 3223000 3321000 3940000 6711409 6736094 Nguồn: Báo cáo hàng năm công ty VINAGIMEX 1.1. Doanh thu và chi phí. Doanh thu: Tổng doanh thu không ngừng tăng qua các năm, đây là kết quả của việc nghiên cứu nắm tình hình thị trường, mở rộng quy mô kinh doanh và đa dạng hoá sản phẩm. Mặc dù năm 1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nhưng doanh thu vẫn tăng lên là do kim ngạch nhập khẩu tăng lên mặc dù kim ngạch xuất khẩu giảm (điều này được thể hiện qua bảng 1) Nền kinh tế của Châu A đã dần được hồi phục sau cuộc khủng hoảng, chính vì vậy mà kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của công ty tăng lên đáng kể góp phần vào việc tăng doanh thu. Tổng doanh thu năm 1999 là 97.235 triệu đồng, đến năm 2000 tăng 13,43% hay tăng 13.061 triệu đồng. Đến năm 2001 tổng doanh thu tăng 22,10% hay tăng 24381 triệu đồng so với năm 2000. Bảng 2. Tình hình tăng tổng doanh thu qua các năm. (1998- 2002) Các chỉ tiêu Đ.vị 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng doanhthu Tr.đ 79867.4 97235 110296 134677 148144,7 Số tuyệt đối Tr.đ - 18367.6 13061 24381 13467.7 Sốtươngđối % - 21.75 13.43 22.10 10.0 Bảng 3. Tình hình tăng doanh thu thuần qua các năm. (1998- 2002) Các chi tiêu Đ.vị 1998 1999 2000 2001 2002 Doanh thuthuần Tr.đ 78634.2 95632 10195.3 131714 144885 Số tuyệt đối Tr.đ - 16997.8 12563.3 23518.7 13171 Sốtươngđối % - 21.62 13.14 21.17 9.88 Chi phí: Cùng với sự gia tăng của tổng doanh thu thì tổng chi phí cũng tăng lên điều này là hợp lý. Ta nhận thấy tốc độ tăng nhanh của doanh thulớn hơn tốc độ tăng của chi phí, điều này được đánh giá là tốt vì đẵ tiết kiệm được một lượng tiền đáng kể. Có được điều này là do công ty không ngừng áp dụng các biện pháp giảm chi phí như tìm kiếm nguồn hàng tận nơi, giảm chi phí môi giới…. Bảng 4. Tình hình tăng tổng chi phí qua các năm. (1998- 2002) Các chi tiêu Đ.vị 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng chi phí Tr.đ 77162.2 93172 105850.6 128473.8 141321,2 Số tuyệt đối Tr.đ - 16549.8 12138.6 22632.2 12847.4 Sốtương đối % - 21.44 12.95 21.14 11.2 1.2. Lợi nhuận. Do quản lý tốt chi phí nên lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của công ty đều tăng lên qua các năm. Điều này được đánh giá là rất tốt công ty cần phát huy trong những năm tới. Bảng 5. Tình hình tăng lợi nhuận qua các năm. (1998- 2002) Các chỉ tiêu Đ.vị 1998 1999 2000 2001 2002 LN trướcthuế Tr.đ 1472 1920 2344.7 3240.2 3564 Số tăngtuyệt đố Tr.đ - 448 424.7 895.5 323.8 Số tăngtương đối % - 30.43 22.12 38.19 12.3 Tỷ suấtLN/DT thuần % 1.87 2.02 2.17 2.46 2.4 Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 932.6 1257.4 1491.8 1764.2 1958 Số tăng tuyệt đối Tr.đ - 324.8 234.4 172.4 193.8 Số tăng tương đối % - 34.83 18.64 18.26 11.4 1.3. Nộp ngân sách nhà nước Trong quá trình hoạt động của mình đã có lúc công ty lâm vào tình trạng khó khăn vì vậy không hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Nhưng những năm gần đây tình hình kinh doanh đã tốt lên, công ty không những hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách mà các khoản nộp ngân sách còn tăng lên qua các năm. Bảng6. Tình hình nộp ngân sách qua các năm. Các chỉ tiêu Đ.vị 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng nộpngân sách Tr.đ 3775 4136 4675.2 5439 5983 Số tuyệt đối Tr.đ - 361 536.2 763.8 544 Sốtương đối % - 9.56 13.04 16.34 10.0 2. Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại Công ty. 2.1. Các mặt hàng nhập khẩu chính. Hiện nay VINAGIMEX cũng như các doanh nghiệp Nhà nước khác đều phải tự mình nghiên cứu thị trường và tìm kiếm các đối tác nước ngoài nhằm khai thác các mặt hàng mà Công ty có lợi thế. Trong hoàn cảnh hiện nay,việc tìm ra các mặt hàng mà thị trường đang có nhu cầu cao không phải là khó. Do đó, có không ít những Công ty nhập khẩu những mặt hàng như nhau cung cấp ra thị trường nên việc cạnh tranh thị trường nội địa diễn ra tương đối mạnh mẽ. Tuy nhiên với khả năng và trình độ của mình cùng với việc có những bạn hàng truyền thống nên Công ty VINAGIMEX đã và đang khai thác một số mặt hàng hết sức mạnh mẽ sau: - Xe máy (VINAGIMEX là một trong số ít các công ty được nhập khẩu linh kiện Xe máy) - Các loại gỗ để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ - Phụ tùng xe dùng cho quốc phòng - Một số loại hoá chất - Phân bón hoá học dùng cho sản xuất nông nghiệp: urê, kali, lân… Bảng 7. Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chủ lực. (2000- 2002) Mặt hàng Kim ngạch nhập khẩu (USD) 2000 2001 2002 Xe máy 1074 228 1532 459 1789 098 Gỗ nguyên liệu 6072 02 9275 23 1182 500 Phụ tùng xe dùng cho quốc phòng 3249 21 3782 47 4250 87 Một số loại hoá chất 2819 97 3050 07 3211 05 Phân bón hoá học dùng trong nông nghiệp 6029 27 3277 23 3520 87 Các mặt hàng khác 2979 92 3586 24 3781 12 Tổng kim ngạch 3189 277 3501 860 4456 989 (Nguồn: báo cáo nhập khẩu của phòng xuất nhập khẩu) Như vậy sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á, đặc biệt là sau khủng hoảng của sự kiện 11/9 với những ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của không riêng gì Công ty. Tuy nhiên, hoạt động nhập khẩu của Công ty đã khôi phục. Mặt hàng xe máy chiếm tỷ trọng khá lớn trong kim ngạch nhập khẩu của Công ty, từ gần 30% đến gần 43% trong tổng kim ngạch các mặt hàng nhập khẩu chính của Công ty, và tăng mạnh qua các năm. Đó là nhu cầu về mặt hàng này tăng mạnh đặc biệt trong vài năm trở lại đây nên Công ty đã nhanh chóng có lượng nhập khẩu lớn để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời, do nhu cầu về đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ ngày càng lớn nên kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này tăng đáng kể và chiếm tỷ trọng ngày càng cao, đặc biệt trong hai năm trở lại đây (26,5% năm 2001 và 22% trong năm 2002). Trước năm 2002 VINAGIMEX là một Công ty có được lượng quota nhập khẩu rất lớn các loại phân bón hoá học. Nhưng hiện nay Nhà nước đã cho phép tất cả các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đều được nhập khẩu phân bón. Do đó, mặt hàng phân bón hoá học không còn là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty như trước đây nữa. Đồng thời, việc tiêu thụ mặt hàng này cũng đang vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ do lượng cung ứng ra thị trường của mặt hàng này rất lớn, do nhập khẩu mở rộng và sự phát triển của doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước. 2.2. Thị trường nhập khẩu. Mặc dù phải luôn nghiên cứu thị trường và tìm kiếm đối tác mới, Công ty vẫn luôn giữ mối quan hệ mật thiết với một số bạn hàng truyền thống có tiềm lực mạnh trong việc cung ứng hàng hoá cho Công ty, đó là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc (đối với mặt hàng xe máy); Nga, Đức, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc… (đối với mặt hàng phân bón hoá học và các loại hoá chất); Lào (đối với mặt hàng gỗ nguyên liệu); ngoài ra còn nhập khẩu hạt nhựa từ Hàn Quốc, nhôm thỏi từ Nga, Nam Phi, Singapore… Bảng 8. Kim ngạch nhập khẩu của Công ty VINAGIMEX từ một số nhà cung ứng nước ngoài giai đoạn 1999-2002. Nhà cung ứng nước ngoài Kim ngạch nhập khẩu (USD) 1999 2000 2001 2002 Trung Quốc 1327 938 1422 008 15564 15 199823 4 Nhật Bản 4521 20 4987 25 49872 5 574305 Nga 3522 28 2925 04 29250 4 359064 Đức 3272 82 2893 23 28933 3 350071 Hàn Quốc 2523 17 3609 27 36092 7 502108 Nam Phi 1351 25 1421 12 14211 2 192298 Italia 2718 2 3794 3 37943 55204 Đài Loan 2992 3 3108 9 31089 51902 Singapore 1713 7 2870 2 28712 31747 Cácnhà cung ứng khác 1405 65 8594 4 85944 341516 Tổng kim 3061 3189 34918 445698 ngạch 817 277 06 9 Nguồn: Số liệu tổng hợp phòng tài chính- kế toán. Bảng 9: Thị phần nhập khẩu từ các thị trường (%) (1999- 2002) Nhà cung ứng nước ngoài Tỷ lệ % 1999 2000 2001 2002 Trung Quốc 43,37 44,58 44,57 44,83 Nhật Bản 14,76 15.64 15,31 12,88 Nga 11,50 9,17 8,80 8,07 Đức 10,69 9,07 8,93 7,85 Hàn Quốc 8,24 11,32 11,15 11,27 Nam Phi 4,41 4,46 5,12 4,31 Italia 0,88 1,19 1,55 1,24 Đài Loan 0,98 0,97 1,20 1,16 Singapore 0,56 0,90 0,85 0,71 Các nhà cung ứng khác 4,61 2,70 2,52 7,68 100 100 100 100 Nguồn: Số liệu tổng hợp phòng tài chính- kế toán. Từ đó ta nhận thấy rằng, Trung Quốc luôn là một là thị trường đầu vào quan trọng của Công ty với kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này chiếm tỷ trọng cao (xấp xỉ 45%) càng ngày càng tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối. Tiếp sau Trung Quốc là Nhật Bản, Nga, Đức, Hàn Quốc cũng đang khẳng định vị trí của mình trong khối lượng hàng xuất khẩu vào Việt Nam qua Công ty VINAGIMEX. Đó là do hoạt động kinh tế và giao lưu thương mại giữa hai nước ngày càng đẩy mạnh, nhu cầu về các mặt hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc của người dân ngày càng cao, từ những mặt hàng sinh hoạt hàng ngày như giày dép, quần áo…đến những mặt hàng phục vụ sản xuất như phân bón, hoá chất… Điều này thể hiện phần nào qua hoạt động nhập khẩu của Công ty, đó là kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc đã đạt đến con số: 502108USD vào năm 2001 so với con số: 252317USD của năm 1999 (từ 9,31% lên 11,25% so với năm 2002), tăng cả về số tuyệt đối và tương đối. Nói chung hoạt động nhập khẩu của công ty qua các con số trên là khá lạc quan. 2.3. Các phương thức nhập khẩu. Cũng như nhiều công ty xuất nhập khẩu khác, phương thức kinh doanh nhập khẩu của Công ty VINAGIMEX cũng bao gồm hai phương thức nhập khẩu đó là phương thức nhập khẩu tự doanh và phương thức nhập khẩu uỷ thác. 2.3.1. Nhập khẩu tự doanh. Đây là hình thức nhập khẩu chính trong hoạt động của Công ty hiện nay. VINAGIMEX phải tự mình tìm kiếm mặt hàng nhập khẩu để phục vụ cho hoạt động kinh doanh cua mình. Phải lựa chọn và cân nhắc xem mặt hàng nào có khả năng đem lại lợi nhuận cao, ít rủi ro. 2.3.2. Nhập khẩu uỷ thác. Hiện nay Nhà nước đã cho phép tất cả các doanh nghiệp có đăng kí kinh doanh xuất nhập khẩu đều có thể nhập khẩu trực tiếp nên hoạt động nhập khẩu uỷ thác của Công ty không còn đóng vai trò quan trọng và có kim ngạch lớn như trước đây nữa. Hơn nữa VINAGIMEX không nằm trong diện được Nhà nước đầu tư nhiều vốn ngân sách cho hoạt động kinh doanh cộng với thực tế là phí hoa hồng uỷ thác nhập khẩu hiện nay rất thấp (chỉ vào khoảng 0,3% - 0,5% giá trị hợp đồng nhập khẩu) mà trách nhiệm của người làm uỷ thác lại rất cao nên Công ty không chú trọng phát triển hình thức này. Hoạt động này chỉ còn chiếm tỷ lệ 4,5%- 6% tổng kim ngạch nhập khẩu trong giai đoạn hiện nay so với mức 20%- 30% như giai đoạn 1994 trở về trước. 3. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công ty. 3.1. Kết quả đạt được. Trong những năm qua, Công ty VINAGIMEX phải đương đầu với nhiều khó khăn thử thách. Sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường, những vấn đề phức tạp của xã hội liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ chế quản lí chưa hoàn chỉnh của Nhà nước, các tác động tiêu cực của cơ chế thị trường… Song nhờ sự đoàn kết nhất trí của tập thể cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao và năng lực kinh doanh giỏi, Công ty đã thu được những kết quả đáng khích lệ, tạo được uy tín trên thị trường trong nước cũng như trên trường quốc tế. 3.1.1. Về nhập khẩu uỷ thác. Tuy kim ngạch nhập khẩu không lớn nhưng Công ty vẫn giữ được mối quan hệ tốt với các bạn hàng truyền thống, luôn đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng trong việc nhập khẩu, hạn chế tối đa rủi ro, thiệt hại kinh tế trong quan hệ với nước ngoài, đảm bảo an toàn trong thanh toán hợp đồng, không để xảy ra mất mát, tranh chấp, khiếu nại… 3.1.2. Về nhập khẩu hàng hoá tự doanh. Công ty nắm bắt được nhu cầu của thị trường, trong một số trường hợp Công ty đã chủ động tìm kiếm nguồn hàng, sau đó gợi ý, kích thích để tạo ra nhu cầu từ phía khách hàng của mình chứ không chỉ đơn thuần căn cứ vào nhu cầu thị trường rồi mới tìm kiếm nguồn hàng nhập khẩu. Các hợp đồng luôn được Công ty hoàn thành tốt đảm bảo chất lượng, kĩ thuật và thời gian. Công ty luôn đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Bảng 10. Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động nhập khẩu giai đoạn (%) 1999- 2002 Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 Doanh thu 100 100 100 100 Doanh thu hàng nhập khẩu 63.674 66.361 69.786 74.786 Doanh thu từ các hoạt động khác 36.326 33.639 30.214 25.214 (Nguồn: Số liệu tổng hợp phòng tài chính- kế toán) Qua bảng trên ta có thể nhận thấy rằng doanh thu từ hoạt động nhập khẩu của Công ty ngày càng tăng lên cả về giá trị tuyệt đối và tương đối, đặc biệt, doanh thu từ hoạt động nhập khẩu chiếm tỷ trọng rất cao (xung quanh 80%). Một lần nữa có thể khẳng định rằng hoạt động của Công ty chủ yếu tập trung vào nhập khẩu. Hoạt động nhập khẩu là hoạt động chính của Công ty. Để làm rõ hơn nữa hiệu quả hoạt động nhập khẩu của Công ty chúng ta cùng xem xét các chỉ tiêu sau: Bảng 11. Đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty VINAGIMEX giai đoạn 1999- 2002. Chỉ tiêu Thực hiện 1999 2000 2001 2002 Doanh thu 61913 73194 93986 110792 Lợi nhuận 801 990 1231 1464.3 Tổng vốn lưuđộng 10148 11830 13583 16012 Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu 0.0129 0.0135 0.0131 0.0132 Tỷ suất lợi nhuận/Vốn lưu động 0.0798 0.0837 0.091 0.0915 Tỷsuấtdoanh thu/Vốn lưu động 6.1 6.18 6.92 6.92 Tỷsuất ngoại tệ hàng hoá nhập khẩu 18642.8 18577.7 14002.2 11379.1 Chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu: Qua bảng trên ta thấy chỉ tiêu này tăng mạnh trong giai đoạn 1999- 2000 (từ 0.0129 lên 0.0135). Tuy nhiên sang năm 2001 chỉ tiêu này có dấu hiệu giảm sút và chỉ dần phục hồi trong 6 tháng cuối năm 2002. Do vậy, công ty phải nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn nữa để làm cho tỷ suất này tăng lên. Chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận/Vốn lưu động: Chỉ tiêu này đạt mức rất cao và có nhịp độ tăng trưởng khá ổn định, tăng trưởng đều đặn từ 0.0789(1999) đến 0.0915(2002). Điều đó cho thấy khả năng kinh doanh và tương lai của công ty rất khả quan, cơ hội làm ăn của công ty rất dồi dào. Chỉ tiêu doanh thu/Vốn lưu động: Chỉ tiêu này đạt mức rất cao và tăng trưởng ổn định. Điều đó cho thấy việc sử dụng vốn lưu động trong kinh doanh của công ty ngày càng tốt hơn, đáp ứng yêu cầu hiệu quả trong kinh doanh. Chỉ tiêu Tỷ suất ngoại tệ hàng hoá nhập khẩu: Đây là chỉ tiêu rất quan trọng, nó không chỉ phản ánh hiệu quả kinh doanh của một chủ thể kinh doanh nhập khẩu mà còn ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia. Nó là tiền đề cho mợi quyết định kinh doanh nhập khẩu của công ty. chỉ tiêu này có dấu hiệu sụt giảm trong vài năm gần đây, điều đó đòi hỏi cán bộ công nhân viên công ty phải nỗ lực rất nhiều để đảm bảo hiệu quả kinh doanh lâu dài. 3.2. Những tồn tại. Cũng như bất kỳ một công ty kinh doanh xuất nhập khẩu nào, công ty đang phải hoạt động trong một môi trường phức tạp. Nền kinh tế thị trường đã đi vào một sự phát triển phồn thịnh, song chính sự phồn thịnh đó lại có thể đem lại những nguy cơ cho công ty. Về thông tin thị trường: Công ty mới bước vào kinh doanh xuất nhập khẩu độc lập được một số năm, thị trường còn rất bó hẹp, bạn hàng đơn điệu, công ty khó có thể tạo một thế đứng trên thị trường quốc tế. Công ty lại rất hạn chế trong việc tìm kiếm, tiếp nhận thông tin cập nhật về thị trường và về khách hàng nên việc ký kết hợp đồng mang lại giá trị cao là rất hiếm. Về phương thức nhập khẩu: Hình thức nhập khẩu của công ty còn rất hạn chế và đơn điệu, mới chỉ là nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác cho các công ty khác. Các phương thức MARKETING nhập khẩu chưa được khai thác. Về vốn tài chính: Công ty hình thành và hoạt động kinh doanh bởi nguồn vốn nhà nước cấp ban đầu là rất hạn chế, công ty luôn trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng. Mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng lên nhưng vốn kinh doanh chủ yếu lại là đi vay ngân hàng, tiền ứng trước của khách hàng và hàng uỷ thác. Do vậy thực tế đặt ra cho công ty là phải tạo được nguồn vốn kinh doanh ổn định, đảm bảo được các chi phí cần thiết trong quá trình hoạt động như kinh phí nghiên cứu tiếp cận thị trường, tiếp thị, quảng cáo. Về nhân sự: Kinh doanh trong cơ chế thị trường, thắng lợi trong cạnh tranh là cách duy nhất để tồn tại. Công ty còn nhiều bỡ ngỡ trong cung cách làm ăn mới, có nhiều công ty xuất nhập khẩu lợi dụng việc quản lí lỏng lẻo của các cơ quan Hải quan để trốn lậu thuế, công ty phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các công ty đó. Khi tham gia hoạt động kinh doanh trong cơ chế thi trường là một công ty nhà nước công ty chưa kịp tổ chức bộ máy cán bộ nhân viên chính thức kịp thời và không đem lại hiệu quả cao. 3.3. Những nguyên nhân của hạn chế. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế kể trên trước hết phải nói đến đó là sự thay đổi thường xuyên trong chính sách xuất nhập khẩu, xoá bỏ sự độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước trong kinh doanh ngoại thương đã khiến cho các doanh nghiệp này vốn chỉ dựa vào sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước lao đao trong quá trình thích ứng với cơ chế làm ăn mới. Hiện tại chỉ còn một số ít đơn vị uỷ thác giao cho công ty nhập khẩu vì quyền nhập khẩu được nhà nước giao cho mọi thành phần kinh tế có đủ tư cách pháp nhân và năng lực sản xuất kinh doanh. Do vậy việc tạo chân hàng là khó. Về phía nhà nước, vấn đề quản lý mức hạn ngạch đôí với các mặt hàng nhập khẩu còn nhiều bất cập, lỏng lẻo gây ra tình trạng bất ổn định giữa những đơn vị cần có hạn ngạch và đơn vị cần hạn ngạch. Vấn đề thị trường cũng đang gặp nhiều khó khăn, bạn hàng của công ty có quy mô nhỏ, phân tán nên tiêu thụ sản phẩm thiếu ổn định, không đảm bảo tính chất lâu dài. Trước những khó khăn và nguyên nhân kể trên thì đòi hỏi công ty phải có sự cố gắng để có sự phát triển, tăng kim ngạch, tăng hiệu quả nhập khẩu. Để có thể thực hiện được điều này công ty phải có được những giải pháp hữu hiệu nhất, khắc phục được những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài. Đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu là công việc hết sức cần thiết tại bất cứ doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nào. Phân tích, đánh kết quả hoạt động này qua từng thời kỳ cho phép doanh nghiệp nhận được khó khăn, thuận lợi, thành tích đạt được cũng như các mặt còn hạn chế. Qua đó Công ty dễ dàng hơn trong việc tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nhập khẩu vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và kinh doanh của mình. Chương III . Một số giải pháp Nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại công ty VINAGIMEX . I. Mục tiêu VINAGIMEX và phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới . 1. Dự báo thị trường. Do nước ta là một nước mà sản xuất nông nghiệp chiếm phần lớn trong toàn bộ nền kinh tế nên nhu cầu phân bón hoá học luôn luôn ở mức cao. nhận biết được điều này nên công ty VINAGIMEX đã VINAGIMEX và đang tập trung nhập khẩu mặt hàng này nhằm phục vụ tối đa nhu cầu trong nước .Hơn nữa từ ngày 01/01/2001 tất cả các doanh nghiệp khác đều có thể nhập khẩu phân bón hoá học chứ không chỉ riêng công ty có quota như hiện nay nên tình hình cạnh tranh trên thị trường công ty về mặt hàng này ngày càng trở lên gay gắt hơn Với những lợi thế sẵn có của mình công ty VINAGIMEX dự kiến mức sản lượng nhập khẩu trong vài năm tới vvào khoảng hơn 15.000 MT/năm (khoảng 6-7 triệu USD) thoả mãn được một phần không nhỏ trong toàn bộ thị trường công ty VINAGIMEX về phân bón hoá học. Ngoài ra do nạn chặt phá rừng bừa bãi hiện nay ở nước ta và do việc quản lý khai thác rừng lỏng lẻo không đồng bộ, đồng thời nhu cầu về các sản phẩm từ gỗ cả trong nước và quốc tế ngày càng đa dạng và không ngừng tăng lên công ty cũng đã và đang nhập khẩu rất mạnh mặt hàng gỗ nguyên liệu (chủ yếu từ Lào). Mặt hàng xe máy Trung Quốc, Đài Loan hiện nay cũng đang được công ty đẩy mạnh nhập khẩu do đây là loại hàng chất lượng cao mà giá cả lại rẻ nên được nhiều người dùng rất ưa chuộng. 2. Mục tiêu và phương hướng hoạt động trong thời gian tới. Hiện nay công ty đã thiết lập được mối quan hệ với nhiều tập đoàn đa quốc gia và xuyên quốc gia như Daewoo, Mitsubishi, Toyota…và do hoạt động nhập khẩu của công ty rất lớn cùng với việc chuyển hướng dần sang nhập khẩu với điều kiện FOB để dành quyền thuê tầu và mua bảo hiểm tiết kiệm được rất nhiều ngoại tệ. Nên công ty VINAGIMEX cũng đang hợp tác với nhiều công ty bảo hiểm hàng hoá lớn của Việt Nam như công ty Bảo Việt, công ty bảo hiểm Bưu Điện… Công ty đã đặt ra mục tiêu thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu về hàng hoá nhập khẩu thị trường nội địa, đồng thời có những mặt hàng và đối tác truyền thống của mình, công ty cũng hoạt động rất mạnh trong lĩnh vực tạm nhập tái xuất và nhập khẩu nguyên vật liệu để gia công, chế biến và xuất khẩu thành phẩm và sang các nước công nghiệp phát triển. Nhưng thị trường nước ngoài có tiềm năng mà công ty VINAGIMEX đang hướng tới các nước Đông Âu và ả Rập. Như đã trình bày ở trên, công ty việc nhập khẩu của công ty VINAGIMEX không chỉ thoả mãn nhu cầu trong nước mà thôi nên trong vài năm tới công ty có kế hoạch đẩy mạnh hơn nữa hoạt động nhập khẩu của mình, đạt mức kim ngạch khoảng 4,5-5 triệu USD/ năm . II. Một số giải pháp nhằm Nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại công ty VINAGIMEX . 1.Giải pháp hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường là hoạt động đầu tiên của quá trình kinh doanh nói chung và kinh doanh nhập khẩu nói riêng. Mục tiêu của công tác này là xác định cho được khu vực nào là khu vực thị trường có triển vọng đối với hàng hoá của công ty với khả năng là bao nhiêu, bán với phương thức nào và hàng hoá cần có những thích ứng gì trước những đòi hỏi của thị trường. Đây là quá trình thu thập thông tin , số liệu của thị trường, so sánh, phân tích các số liệu đó để rút ra kết luận. Những kết quả này là cơ sở để lãnh đạo công ty đưa ra quyết điịnh đúng để lập kế hoạch Marketing. Trong đó những năm qua, công ty đã quan tâm đến hoạt động này song việc nghiên cứu thị trường chưa được thực hiện một cách hợp lý. Với hoạt động không nhỏ, song Công ty vẫn chưa có một bộ phận chuyên trách làm công tác nghiên cứu thị trường. Hiện tại việc nghiên cứu thị trường của Công ty do các phòng nghiệp vụ thực hiện riêng lẻ. Điều này khiến cho các thông tin thu nhập được thiếu tính hệ thống và đồng bộ. Hơn nữa các phòng nghiệp vụ lại rộng, vừa phải nghiên cứu nhu cầu, vừa phải tìm đối tác cũng như nghiên cứu các hợp đồng kinh tế … do đó không đủ thời gian để tập trung vào công tác thu thập thông tin , nghiên cứu thị trường . Để hoạt động nghiên cứu thị trường trở thành có hệ thống, công ty cần thiết lập một bộ phận chuyên làm công tác nghiên cứu thị trường, tạo điều kiện để mở rộng các cơ hội kinh doanh của cty. Mô hình người viết đề xuất như sau: - Đứng đầu phòng kế hoạch –thị trường là trưởng phòng, có nhiệm vụ lãnh đạo chung và quản lý hai bộ phận chức năng. Tiếp theo là hai nhân viên giúp việc cho trưởng phòng và chịu trách nhiệm về hoạt động mình phụ trách. - Bộ phận nghiên cứu thị trường có 3-4 nhân viên thực hiện trong đó phân công thành hai khu vực, thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Do hoạt động của công ty chủ yếu là nhập khẩu nên ở khu vực thị trường nước ngoài lại chia thành thị trường đã có quan hệ và thị trường mới. Bộ phận này không chỉ tiến hành nghiên cứu, kiểm tra các thông tin thực sự về khả năng tài chính, năng lực kỹ thuật, kinh nghiệm, uy tín… của các đối tác truyền thống mà còn nghiên cứu thị trường Phòng kế hoạch- thị trường Bộ phận nghiên cứu - thị trường Bộ phận Lập kế hoạch Thị trường trong Thị trường ngoài Xử lý thông tin và tổng hợp số liệu Xây dựng kế hoạch kinh doanh tiềm năng mới. Đồng thời bộ phận này cũng phải tiến hành nghiên cứu các vấn đề kinh tế – chính trị xã hội, môi trường luật pháp của các nước xuất khẩu, xúc tiến nghiên cứu các chế độ chính sách, các phong tục tập quán có liên quan đến xuất nhập khẩu của các nước này. Trên cơ sở đó mở rộng thị trường nhập khẩu ,mở rộng mối quan hệ bạn hàng và các nhà cung cấp tiềm năng và tìm những điểm thuận lợi cho việc giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng và giải quyết các tranh chấp hợp đồng sau này. - Bộ phận lập kế hoạch có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cho toàn công ty nói chung và kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng. Để việc xây dựng kế hoạch được thuận lợi cần bố trí một nhân viên tổng hợp, xử lý các số liệu từ bộ phận nghiên cứu thị trường cũng như các bộ phận khác của công ty. - Việc nghiên cứu thị trường có thể được tiến hành theo hai phương pháp, nghiên cứu tại công ty thông qua các tài liệu hoặc nghiên cứu tại hiện trường bằng các chuyến đi thực tế. Bộ phận này sẽ tổng hợp phân tích và dự báo qua các số liệu thu thập như các tạp chí chuyên ngành, các đơn hàng…hoặc các thông tin của chi nhánh, văn phòng đại diện gửi về hay cử cán bộ ra nước ngoài khảo sát thực tế … Dù công tác tiến hành nghiên cứu thị trường có tiến hành theo phương pháp nào thì công ty cũng nên tổ chức quy trình nghiên cứu thị trường một cách hoàn thiện và đồng bộ hơn để có thể đưa ra các những kết quả chính xác trong hoạt động kinh doanh của mình. Quy trình nghiên cứu thị trường được đề xuất cụ thể như sau: -Trong việc nghiên cứu thị trường, công ty VINAGIMEX nên xác định cho mình một thị trường nhập khẩu trọng điểm, thị trường thích hợp với mục tiêu và tiềm năng của công ty. Xác định được thị trường trọng điểm sẽ tạo điều kiện thuận lợi của công ty trong việc nhập khẩu một khối lượng hàng hoá và ổn định, khả năng thanh toán thuận lợi. Bên cạnh đó, công ty có thể tranh thủ tối đa các thông tin kỹ thuật từ phía nhà cung cấp để nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ chuyên viên kỹ thuật của công ty VINAGIMEX . 2.Giải pháp đảm bảo nguồn vốn hàng và tổ chức kinh doanh . Xây dựng mục tiêu nghiên cứu Phân tích đối tượng và lựa chọn mục tiêu nghiên cứu Thu thập thông tin Xử lý thông tin Phân tích & lựa chọn Phân tích & lựa chọn thị Phân tích đối thủ cạnh Phân tích khai thác công suất thị Dự báo thị trường - Công ty cần gắn kế hoạch nhập khẩu với công tác dưh báo, kế hoạch bán hàng của từng khu vực, từng mặt hàng ,từng tháng, từng quý; theo đó bằng mọi biện pháp công ty VINAGIMEX phải đáp ứng đầy đủ cả số lượng lẫn chất lượng kịp thời nhu cầu của khách hàng nội địa. - Rà soát và bổ sung những quy định cần thiết về trách nhiệm thanh toán nội bộ, luân chuyển hàng, kịp thời bổ sung nguồn vốn nhập khẩu, các phòng nghiệp vụ của công ty phải có trách nhiệm đảm bảo đủ ngoại tệ để đảm bảo vốn vào mọi thời điểm. - Để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh trong điều kiện, bối cảnh kinh doanh có nhiều biến động phức tạp và bất lợi chính sách bán hàng phải thực sự linh hoạt, thích ứng… - Tuỳ tình hình cụ thể, phân tích và lựa chọn phương án kinh doanh nhằm phát triển thị trường hay hạn chế lỗ chính sách bán hàng . - Phát huy nội lực, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty bằng việc cắt giảm chi phí, phát huy hay khai thác các lợi thế so sánh nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và các nguồn lực khác. Giải pháp này phải được nhận thức và được tổ chức thực hiện như là các giải pháp cơ bản để phát triển bền vững. - Kiểm soát chặt chẽ lưu chuyển dòng tiền nâng cao khả năng quay vòng vốn, áp dụng các biện pháp phòng ngừa tiêu cực và rủi ro tài chính . 3.Giải pháp nâng cao chất lượng công tác tài chính kế toán. - Tiếp tục hoàn thiện các quy định về quản lý và sử dụng vốn, nhằm bảo toàn và phát triển vốn, sử dụng có hiệu quả tăng cường kiểm soát nhằm tránh mọi rủi ro, sự cố tài chính. -Thiết lập chế độ thông tin, báo cáo dòng lưu chuyển tiền, nâng cao khả năng kiểm soát tình hình tài chính, đi đôi với việc sử dụng tối ưu có thể. Kết hợp tổ chức công tác kiểm tra thực tế và nâng cao vai trò đánh giá, phát hiện của công tác kiểm toán. - Ap dụng các biện pháp “mạnh bạo” và “triệt để” nhằm đáp ứng hàng hoá, vật tư tồn kho, ứng đọng, giải quyết thanh lý tài sản hư hỏng… huy động vốn bổ sung phục vụ kinh doanh . - Nâng cao chất lượng công tác hạch toán, thống kê, phân tích hoạt động kinh tế và tài chính doanh nghiệp . 4.Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giao dịch ,đàm phán. Trong việc kinh doanh hàng hoá nhập khẩu người tham gia kinh doanh phải là người có kiến thức tổng hợp về nghiệp vụ ngoại thương, về kỹ thuật nghiệp vụ chuyên ngành và cả kiến thức xã hội. Đặc biệt trong việc giao dịch và đàm phán với đối tác nước ngoài, người kinh doanh phải có kinh nghiệm sẽ đánh giá đúng về đối tác có thể dẫn đến các quyết định sai lầm. Chính vì vậy các cán bộ kinh doanh nhập khẩu của công ty VINAGIMEX không ngừng trau dồi bản thân về nghiệp vụ, kinh nghiệm đàm phán. Người tham gia đàm phán các luật pháp quốc gia và quốc tế và phải có khả năng quyết định nhanh chóng chính xác. Giao dịch đàm phán có vai trò quan trọng trong việc ký kết hợp đồng. Song hiện nay các đối tác của công ty VINAGIMEX đều là các bạn hàng cũ, quen thuộc do đó công tác này không được công ty VINAGIMEX chú ý đến nhiều. Để hoàn thiện công tác này công ty VINAGIMEX nên có một tổ chuyên làm công tác đàm phán . Trong đó đàm phán, người đàm phán phải dấu bối cảnh của mình và tìm hiểu kỹ bối cảnh của đối tác càng nhiều càng tốt. thời gian dành cho đàm phán cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng, cần quan sát tới thái độ đối phương thăm dò điểm chết của họ để ra quyết định. Có như vậy công ty mới đạt được những mục tiêu của mình mà không bị áp đặt những điều khoản bất lơị . Mỗi công ty, mỗi cá nhân khi tiến hành đàm phán đều có những sách lược của riêng mình. Tuy vậy, công ty vẫn có thể tham khảo những sách lược sau: - Trong đàm phán phải tạo ra sự cạnh tranh, người đàm phán cần thông tin cho đối tác biết họ không phải là bạn hàng duy nhất. Công ty có thể ký kết với bất cứ đối tác nào khác nếu họ đáp ứng tốt các yêu cầu đặt ra. - Cần chia nhỏ mục tiêu của mình để từng bước tiến tới, nắm được tâm lý đối phương cho đến khi đạt được toàn bộ mục tiêu. Khi nêu yêu cầu của mình với đối tác cần thể hiện mục tiêu cao để hai bên thoả hiệp . - Không bộc lộ suy nghĩ của mình để đối phương biết, chủ động gây áp lực và tránh thoả thuận nhanh chóng. Xong cũng tuỳ cơ ứng biến làm cho đối phương nhượng bộ từng bước mà vẫn giữ thể diện cho họ . - Trong việc thoả thuận các điều khoản hợp đồng, công ty đã từng bước dành quyền thuê tàu và mua bảo hiểm. Hiện nay, hầu hết các hợp đồng đều nhập khẩu theo điều kiện CIF nên Công ty không được quyền thuê tàu và mua bảo hiểm hàng hoá. Trước mắt, đối với một số hợp đồng điều khoản này có thể không có lợi cho Công ty. Nhưng trong tương lai khi thị trường vận tải đường biển ở Việt Nam và thị trường bảo hiểm, nhất là khi luật kinh doanh bảo hiểm được ban hành, quyền thuê tàu và mua bảo hiểm sẽ giúp Công ty tiết kiệm được chi phí và hạn chế bớt được rủi ro. Hơn nữa, điều khoản này giúp cho nhân viên Công ty được trau dồi nghiệp vụ và trong một số trường hợp nó có thể gây áp lực cho đối tác nước ngoài. Dành được quyền thuê tàu và mua bảo hiểm còn góp phần tạo công ăn việc làm và tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước. 5. Biện pháp thúc đẩy công tác thực hiện hợp đồng. 5.1. Làm thủ tục hải quan. Sau khi có đầy đủ chứng từ nhận hàng và khai báo với Hải quan vào tờ khai hàng hoá nhập khẩu, hải quan sẽ tiến hành kiểm tra các giấy tờ cần thiết có liên quan để rút ngắn thời gian làm thủ tục, tránh các rắc rối có thể xảy ra, công ty nên yêu cầu đối tác cung cấp những giấy tờ cần thiết chứng nhận về tên gọi, tiêu chuẩn kĩ thuật… để công ty có thể hoàn thành tờ khai hải quan trước khi hàng về. Trong khi khai hải quan công ty phải hết sức thận trọng trong việc áp mã hàng hoá vì nếu sai sẽ bị phạt. Khi Hải quan kiểm tra hàng hoá công ty chuẩn bị đầy đủ, kịp thời các chứng từ liên quan đến hàng hoá, chuẩn bị các văn bản pháp qui (văn bản luật và văn bản dưới luật) có liên quan đến việc miễn thuế, giảm thuế hay qui định các mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hoá. Để việc kiểm tra Hải quan được nhanh chóng, công ty nên chuẩn bị sắp xếp hàng hoá có trật tự, thuận tiện cho việc kiểm tra, tránh gây khó khăn cho Hải quan trong việc kiểm tra này. Hàng hoá nhập khẩu nên được đóng kiện cẩn thận để sau khi kiểm tra xong có thể nhận hàng ngày mà không phải có một điều kiện gì của nhân viên Hải quan. Ngoài ra, công ty cần thiết lập các mối quan hệ thân thiết với các nhân viên hải quan để có thuận lợi trong công tác này. 5.2. Tổ chức tiếp nhận và vận chuyển hàng hoá. Tiếp nhận hàng hoá là một trong những khâu tương đối quan trọng của hoạt động nhập khẩu. Nếu thực hiện khâu này không tốt công ty sẽ bị lãng phí về chi phí vận chuyển, xếp dỡ, chi phí lưu kho bãi, chi phí hư hỏng hàng hoá. Để tổ chức nghiệp vụ tiếp nhận được tốt, công ty nên thực hiện theo qui trình sau: - Trước khi tàu đến, công ty sẽ nhận được giấy báo tàu đến và tới nhận lệnh giao hàng( D/O) tại đại lí tàu. Khi nhận được D/O cần mang theo : Original B/L và giấy giới thiệu của đơn vị. đại lý vận chuyển giữ lại B/L và trao D/O cho chủ hàng. - Có được D/O công ty nhanh chóng làm thủ tục nhận lô hàng. Nếu chậm trễ, công ty sẽ phải chịu phạt chi phí lưu kho bãi và chịu tổn thất về những rủi ro phát sinh. - Khi nhận được chứng từ nhận hàng, cần đối chiếu với chứng từ mua hàng, hợp đồng để kiểm tra chi tiết. Trong quá trình nhận hàng, nhân viên trực tiếp phụ trách phải theo dõi việc giao hàng, kịp thời phát hiện những sai sót để có biện pháp xử lý thích hợp. Công ty nên đề nghị cơ quan giám định hàng hoá lấy mẫu phân tích kết quả số lượng, chất lượng hàng hoá. Nếu có trường hợp hàng hoá không phù hợp với hợp đồng cần lập biên bản xác nhận có chữ ký của các bên. Khi nhận hàng xong, cần ký biên bản tổng kết giao nhận hàng hoá. Để nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hoá, công ty nên có một bộ phận hoạt động tốt để kiểm định, đánh giá lô hàng một cách chính xác và khẩn trương. Làm được điều này, khách hàng sẽ sớm nhận được hàng hoá và công ty sẽ sớm được thanh toán hợp đồng. Công ty nên tăng cường hoạt động dịch vụ vận chuyển cho khách hàng. Khi nhận hàng xong bộ phận vận chuyển của công ty đưa hàng về kho hoặc một đặc điểm chỉ định trước của khách hàng. III. một số kiến nghị nhằm tạo lập môi trường và điều kiện thực hiện các giải pháp 1. Về phía nhà nước Những nỗ lực của công ty rất cần đến sự hỗ trợ của nhà nước, bởi lẽ có rất nhiều nhân tố không thuộc phạm vi kiểm soát của công ty nhưng lại ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty. Nhận được sự hỗ trợ từ phía nhà nước đã và đang là tiền đề quan trọng để các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoạt động có hiệu quả. Chẳng hạn như hiện nay, để đảm bảo lợi ích cho người nông dân và ổn định sản xuất nông nghiệp và thị trường trong nước, giảm bớt khó khăn đối với hoạt động sản xuất khi thị trường nước ngoài có biến động, Thủ tướng chính phủ đã xem xét và quyết định đưa ra các biện pháp can thiệp có hiệu quả như giảm thuế nhập khẩu phân bón, cắt giảm phụ thu và cho phép các doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu. Sự hỗ trợ này đem lại thuận lợi không những cho nhà sản xuất mà cả các nhà nhập khẩu mặt hàng này; Công ty VINACONTROL là một trong những trường hợp đó. Đó chỉ là một ví dụ để chứng minh sự cần thiết của sự hỗ trợ về phía nhà nước, quy vậy trong chính sách quản lý, Chính phủ nên sửa đổi một số điều còn bất cập. 1.1 Thuế nhập khẩu Thuế là nguồn thu quan trọng, chủ yếu của ngân sách nhà nước. Thuế nhập khẩu vừa là nguồn thu đồng thời là một biện pháp để bảo vệ sản xuất trong nước. ở nước ta hiện nay nhà nước đánh thuế nhập khẩu theo giá CIF. Để khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh theo điều kiện FOB nhằm tiết kiệm ngoại tệ và nâng cao thu nhập cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải và bảo hiểm trong nước đồng thời đơn giản hoá việc tính thuế, nhà nước nên giảm thuế nhập khẩu cho hợp đồng nhập FOB. Xu hướng cắt giảm thuế đang được thực hiện rộng rãi trên khắp thế giới để khuyến khích việc trao đổi mua bán giữa các quốc gia. Mặt khác, đây cũng là yêu cầu bắt buộc để tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế. 1.2 Quản lý ngoại tệ. Công ty VINAGIMEX cũng như các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu khác đều phải dùng ngoại tệ để thanh toán. Trong khi đó, nhà nước quản lý ngoại tệ với công ty quá chặt chẽ nhất là trong thời kỳ khủng hoảng vừa qua; lượng ngoại tệ nhà nước cho phép doanh nghiệp dự trữ để kinh doanh là quá ít. Ngoại tệ dùng để nhập khẩu thì thiếu trong khi thị trường lưu hành qua nhiều mặc dù nhà nước đã ra quy định thanh toán trong nước không dùng ngoại tệ. Phí mua ngoại tệ cao (0,05% trị giá hợp đồng), thủ tục mua bán ngoại tệ của ngân hàng ngoại thương chưa nhanh chóng, đôi khi doanh nghiệp mua được ngoại tệ thì cơ hội kinh doanh đã qua mất rồi. Nhà nước nên cho phép các doanh nghiệp trao đổi ngoại tệ với nhau khi cần thiết và cho phép các công ty xuất nhập khẩu tăng tỷ lệ dự trữ ngoại tệ với cam kết không dùng lượng ngoại tệ để đầu cơ. 1.3 Cải cách thủ tục hành chính. Cải cách thủ tục hành chính là một khâu quan trọng để tạo môi trường kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng. Hiện nay, các thủ tục nhập khẩu còn rườm rà mặc dù đã được đổi mới. Nhà nước cần chỉ đạo các cơ quan chức năng có sự phối kết hợp chặt chẽ trong việc quản lý xuất nhập khẩu. Cụ thể Tổng cục Hải quan giám sát và kiểm tra hàng hoá nhập khẩu, thu thuế nhập khẩu (nếu có), đặc biệt ngành Hải quan cần thay đổi phương thức hoạt động của mình vì đây là ngành gây phiền hà nhất cho các doanh nghiệp. ở các cơ quan hải quan cần được tăng cường các bàn tiếp nhận tờ khai hải quan và cán bộ kiểm tra hàng hoá khi hàng nhập khẩu về nhiều. Có nhiều trường hợp như cơ quan Hải quan ở Gia Lâm chỉ có ba bàn tiếp nhận tờ khai trong khi đó lại có quá nhiều nhà nhập khẩu muốn làm thủ tục hải quan để nhận hàng dẫn tới tình trạng các đơn vị không nhận được hàng trong ngày, nếu muôn được nhận hàng nhanh chóng phải thuê cán bộ hải quan làm ngoài giờ. Công ty phải chịu chi phí này một cách vô lý. Khâu kiểm tra hàng hoá của cán bộ hải quan tương đối chậm chạp và phiền toái. Nhà nước nên thay đổi tình trạng này và tién hành đào tạo lại đội ngũ cán bộ hải quan có trình độ không theo kịp yêu cầu khách quan của hoạt động nhập khẩu. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam đang từng bước tiến tới việc xuất CIF và nhập FOB. Để đẩy nhanh quá trình này cần có sự hỗ trợ nhất định từ phía nhà nước thông qua các chính sách phát triển ngành vận tải trong nước, hoàn thiện hệ thống luật về bảo hiểm và vận chuyển hàng hoá. 2. Về phía công ty VINAGIMEX. Có thể thấy rằng kết quả và công ty đạt được đặc biệt là kết quả trong công tác nhập khẩu vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất là rất đáng kể. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng cho thấy hoạt động nhập khẩu nói riêng và kinh doanh nói chung của công ty vẫn còn mang dấu ấn của thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Một đặc điểm dễ nhận thấy đó là sự định hướng thị trường và tư duy kinh doanh của cán bộ công nhân viên công ty còn thiếu sắc sảo. Mô hình quản lý cũ vẫn còn dấu ấn trong tư duy lãnh đạo và thực hiện công việc của một doanh nghiệp làm công tác xuất nhập khẩu. Do vậy guồng máy hoạt động của công ty chưa thực sự nhịp nhàng, ăn khớp. Chính vì vậy, để các giải pháp nêu trên có tính khả thi thì cần phải thay đổi tư duy và phong cách làm việc của công ty. Công ty VINAGIMEX cần phải xác định chính xác nhiệm vụ mục tiêu của toàn bộ công ty cũng như của các bộ phận, xác định chức năng và quyền hạn sao có hiệu quả, không chồng chéo và giảm thiểu các ách tắc, phiền hà do thủ tục hành chính gây ra. 2.1 Về quản lý nhân sự. Yếu tố con người có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Vì vai trò của yếu tố này, quản lý nhân sự được xác định là một nội dung quan trọng của quản trị doanh nghiệp. Đối với khía cạnh tạo dựng hệ thống tổ chức bộ máy, con người quan trọng đến mức có thể là tiêu thức cơ bản quyết định mô hình tổ chức của công ty. Vì vậy công ty nên có sự nghiên cứu công việc, nghiên cứu nguồn nhân lực để bố trí nhân sự cho phù hợp. Bên cạnh đó công ty cần có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân viên của mình, đặc biệt là các nhân viên thực hiện nghiệp vụ, nhân viên làm công tác Marketing và nên có một nhân viên phụ trách kỹ thuật về hàng hoá nhập khẩu. Việc tạo động lực trong lao động cũng rất cần thiết và đồng thời phải có chế độ khen thưởng, đãi ngộ hợp lý. 2.2 Chiến lược kinh doanh Chiến lược kinh doanh là định hướng hoạt động có mục tiêu của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định và hệ thống các chính sách biện pháp, trình tự thực hiện mục tiêu đã đề ra. Kinh doanh theo chiến lược sẽ đảm bảo thành công trên thương trường. Vì vậy việc hoàn thiện chiến lược kinh doanh là cần thiết. Công ty cần đánh giá một cách đầy đủ thực lực của mình, phân tích các nhân tố ảnh hưởng của môi trường để điều chỉnh lại mục tiêu cho phù hợp. Song điều quan trọng hơn, công ty nên xây dựng các chính sách, biện pháp để thực hiện chất lượng kinh doanh đó. Mục tiêu chiến lược của công ty phải được triển khai thành các mục tiêu của từng bộ phận và cá nhân trong từng bộ phận đó. Mỗi nhân viên của công ty phải luôn luôn nắm được mục tiêu của công ty để cùng phối hợp thực hiện. 2.3 Về sử dụng vốn Ngoài các điều kiện trên, công ty cần thực hiện một số các biện pháp hỗ trợ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thiện hợp đồng nhập khẩu vật tư, nguyên liệu ở công ty. Công ty cần có chính sách huy động vốn và sử dụng vốn hợp lý. Những năm qua công ty đã không ngừng phát triển nguồn vốn của mình và đã phần nào đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu. Mặc dù đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhập khẩu thông qua việc chiếm dụng vốn của khách hàng và người cung cấp (nếu thanh toán chậm), song Công ty cũng nên thiết lập mối quan hệ tốt hơn nữa với khách hàng nhằm sự dụng vốn vay để chủ động hơn trong việc nhập khẩu vật tư, nguyên liệu với khối lượng lớn giá trị cao. Để huy động vốn và sự dụng vốn có hiệu quả, công tác kế toán tài chính cần phải dần được công khai. Đồng thời Công ty cần phải có kế hoạch cổ phần hoá doanh nghiệp. Kết luận Xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá hiện nay đang diễn ra rất mạnh mẽ, phân công lao động ngày càng sâu sắc, không một quốc gia nào có thể phát triển mà không hoà nhập với xu thế đó. Toàn cầu hoá làm cho các quốc gia phải không ngừng phát triển để theo kịp thời đại, phải tìm mọi cách để khẳng định vị trí và vai trò của mình trên trường quốc tế. Đại diện cho mỗi quốc gia tham gia tích cực vào nền kinh tế toàn cầu không ai khác chíng là các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh. Và như đă trình bầy ở phần đầu ở đề tài, thương mại quốc tế là tất yếu khách quan, do vậy công ty xuất nhập khẩu Tổng Hợp và Chuyển Giao Công Nghệ Việt Nam - VINAGIMEX - cũng như bất kỳ một doanh nghiệp nào đều không còn sự lựa chọn nào khác là phải luôn luôn tự hoàn thiện mình và phát triển, góp phần đưa toàn bộ nền kinh tế đất nước đi lên . Trong phạm vi đề tài này, người viết chỉ đề cập đến vấn đề nhập khẩu tại công ty VINAGIMEX, nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động nhập khẩu này tại công ty. Mới bước vào kinh doanh theo cơ chế thị trường, công ty VINAGIMEX không tránh khỏi những khó khăn, bất lợi trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng. Để vượt qua khó khăn và nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu đòi hỏi sự nỗ lực, đoàn kết cố gắng chung của cán bộ nhân viên toàn công ty. Những kết quả mà công ty đã đạt được cho phép khẳng định rằng, công ty đã có một hướng đi đúng đắn thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, đó là đầu tư vào con người và nhấn mạnh vai trò trọng yếu của hoạt động nhập khẩu. Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu chính là điều kiện để nâng cao chất lượng hoạt động của công ty. Với phạm vi nghiên cứu rộng, lại hạn chế về thời gian, trình độ lí luận và kinh nghiệm thực tiễn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Song người viết hy vọng những nghiên cứu, suy nghĩ tìm tòi của mình trong đề tài này sẽ có ý nghĩa thiết thực trong hoạt động nhập khẩu của công ty VINAGIMEX. Cuối cùng, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Thương mại, các cô chú trong công ty đã trang bị cho em những kiến thức lí luận và thực tiễn. Đặc biệt, em xin cảm ơn thầy Nguyễn Anh Tuấn, người đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài này, các cô chú anh chị phòng xuất nhập khẩu I - Công ty VINAGIMEX đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình "Thương mại quốc tế " - Giáo sư Nguyễn Duy Bột - Trường đại học kinh tế quốc dân. 2. Giáo trình "Marketing" - Phó giáo sư - Phó tiến sĩ Trần Minh Đạo - Trường đại học kinh tế quốc dân. 3. Giáo trình "Kinh tế học quốc tế" - Giáo sư- Tiến sĩ Tô Xuân Dân - nhà xuất bản giáo dục Hà Nội 1995. 4. Giáo trình "Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương" - Phó giáo sư Vũ Hữu Tửu - Trường đại học ngoại thương- Nhà xuất bản giáo dục- Hà Nội 1998. 5. David Begg- "Kinh tế học- II " Nhà xuất bản giáo dục- Trường đại học kinh tế quốc dân. 6. Các nguồn từ Phòng tổng hợp hành chính của công ty VINAGIMEX và phòng kế toán tài chính. Mục lục Lời mở đầu Chương I: Lý luận chung về hoạt động nhập khẩu ________________1 I. Bản chất kinh tế của thương mại quốc tế và vấn đề kinh tế xuất nhập khẩu __________________________________________________________1 1. Bản chất kinh tế của thương mại quốc tế _____________________1 2. Một số vấn đề kinh tế xuất nhập khẩu _______________________5 II. Nhập khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế ________________7 1. Tính tất yếu khách quan của hoạt động nhập khẩu ______________7 2. Vai trò của nhập khẩu đối với nền kinh tế _____________________8 3. Vai trò của nhập khẩu đối với doanh nghiệp __________________9 III. Nội dung hoạt động kinh doanh nhập khẩu ở doanh nghiệp _____9 1. Nghiên cứu thị trường nhập khẩu __________________________9 2. Lựa chọn đối tác _______________________________________13 3. Xây dựng phương án kinh doanh __________________________14 4. Giao dịch ____________________________________________15 5. Thực hiện hợp đồng nhập khẩu ____________________________18 IV. Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động nhập khẩu _____22 1. Quan niệm về hiệu quả hoạt động nhập khẩu _________________22 2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nhập khẩu ____________________22 V. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu ____________24 1. Chính sách luật pháp trong nước và quốc tế ___________________24 2. Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu __________________24 3. Sự biến động của thị trường trong nước và quốc tế ______________25 4. Nền sản xuất, thương mại trong nước và hệ thống tài chính ngân hàng _____________________________________________________25 5. Giao thông vận tải và thông tin liên lạc _________________26 6. Trình độ khoa học công nghệ của quốc gia ______________27 7. Trình độ nghiệp vụ và quản lý nhập khẩu của doanh nghiệp _27 Chương II: Thực trạng hoạt động nhập khẩu tại Công ty VINAGIMEX _________________________________________________________28 I. Giới thiệu chung về Công ty _________________________________28 1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty _____________________28 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty _________________________29 3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty ___________________________32 4. Đặc điểm về mặt hàng và lĩnh vực kinh doanh của Công ty _______33 5. Đặc điểm về nhân lực ____________________________________36 6. Đặc điểm về tài chính ____________________________________36 7. Đặc điểm về phương thức kinh doanh ________________________36 II. Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Công ty _________________37 1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty __________________38 2. Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại Công ty ___________________42 3. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu ____________47 Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu tại Công ty VINAGIMEX ______________________________________________52 I. Mục tiêu và phương hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới _________________________________________________________52 1. Dự báo thị trường ______________________________________52 2. Mục tiêu và phương hướng hoạt động _______________________52 II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu _53 1. Giải pháp hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường ____________53 2. Giải pháp đảm bảo nguồn vốn hàng và tổ chức kinh doanh________56 3. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác tài chính kế toán _________57 4. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao dịch đàm phán ________57 5. Giải pháp thúc đẩy công tác thực hiện hợp đồng ________________59 III. Một số kiến nghị nhằm tạo lập môi trường và điều kiện thực hiện các giải pháp _______________________________________________60 1. Về phía Nhà nước ______________________________________60 2. Về phía Công ty _______________________________________62 Kết luận Tài liệu tham khảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf100749_9963.pdf
Luận văn liên quan