Luận văn Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu

Nhóm mang nghĩa đen tả thực: Gồm các TH chỉ hoạt động trong đời sống bình thường của “Anh bộ đội”: đi: 12 lần, tìm: 3 lần, về: 3 lần, cho: 2 lần, nhìn: 2 lần, đòi: 2 lần, giết: 2 lần, lên, xuống, nhìn, nằm, thở, huýt sáo, xẻ, vào, chờ.: 1 lần và các biến thể chỉ tình cảm, cảm xúc của "Anh bộ đội": nhớ: 2 lần, cười: 2 lần, yêu, sẽ quên, gian khổ: 1 lần. -Nhóm mang nghĩa bóng, nghĩa biểu trưng: Đó là các TH chỉ hoạt động của “Anh bộ đội”: người đi: 2 lần, anh đi: 1 lần, lại đi: 1 lần, chẳng dừng chân: 1 lần.Thông qua các TH này, hình tượng "Anh bộ đội" hiện lên với tư cách là một người ra đi vì lý tưởng cách mạng, những con người sẵn sàng xả thân để đưa đất nước đến bến bờ của tự do độc lập.

pdf25 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2159 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Thị Thái Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Trần Thị Thái TÓM TẮT LUẬN VĂN MỘT SỐ TÍN HIỆU THẨM MỸ TRONG THƠ TỐ HỮU CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC MÃ SỐ : 60.22.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Đức Tồn Hà Nội - 2011 Trần Thị Thái Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu 2 MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................................ 1 QUY ƯỚC VIẾT TẮT ...................................................................................................... 4 PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................. 5 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................5 2. Lịch sử vấn đề.....................................................................................................7 2.1. Tác phẩm của Tố Hữu trước năm 1945 .....................................................7 2.2.Tác phẩm của Tố Hữu từ năm 1945 đến nay .............................................7 3. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................7 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................................7 6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .......................................................8 7. Cấu trúc của luận văn .........................................................................................8 Chương 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ THUYẾT ............................................................... 9 1. 1 Khái niệm về tín hiệu thẩm mĩ .......................................................................9 1.1.1 Tín hiệu.......................................................................................................9 1.1.2 Tín hiệu ngôn ngữ ......................................................................................9 1.3.3 Tín hiệu thẩm mĩ ......................................................................................19 1.1.4 Mối quan hệ giữa Tín hiệu, Tín hiệu ngôn ngữ và Tín hiệu thẩm mỹ .10 1. 2 Những đặc tính của tín hiệu thẩm mỹ. .........................................................11 1.2.1. Đặc tính cấp độ.....................................Error! Bookmark not defined. 1.2.2 Đặc tính tác động ..................................Error! Bookmark not defined. 1.2.3 Đặc tính biểu hiện..................................Error! Bookmark not defined. 1.2.4 Đặc tính biểu cảm (bộc lộ)......................................................................28 Trần Thị Thái Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu 3 1.2.5 Tính biểu trưng ........................................................................................29 1.2.6 Tính truyền thống và cách tân ..............Error! Bookmark not defined. 1.2.7 Tính hệ thống .........................................Error! Bookmark not defined. 1.2.8 Tính đẳng cấu ........................................Error! Bookmark not defined. 1.2.9 Tính trừu tượng và tính cụ thể ..............Error! Bookmark not defined. 1. 3 Tín hiệu thẩm mỹ và ngôn ngữ văn chương ................................................38 1.3.1 Quan hệ giữa tín hiệu thẩm mỹ với ngôn ngữ văn chương ...................38 1.3.2 Tín hiệu thẩm mỹ văn chương...............Error! Bookmark not defined. 1.4 Tiểu kết .........................................................Error! Bookmark not defined. Chương 2: TÍN HIỆU THẨM MỸ BIỂU ĐẠT HÌNH TƯỢNG "BÁC HỒ" TRONG THƠ TỐ HỮU ....................................................Error! Bookmark not defined. 2.1. Kết quả thống kê về số lần xuất hiện của các THTM chỉ Bác Hồ .............12 Bảng 2.1 Kết quả thống kê về số lần xuất hiện của các THTM chỉ Bác Hồ.................. 12 2.2 Tín hiệu thẩm mỹ hằng thể “Bác” .................................................................48 2.3 Các biến thể của THHT "Bác" ......................................................................13 2.3.1 Biến thể từ vựng của THHT "Bác" .........................................................13 2.3.2. Biến thể kết hợp của các THTM chỉ Bác...............................................13 2.3.3. Biến thể quan hệ của các THTM chỉ Bác Hồ .......................................78 2.4 Tiểu kết .........................................................Error! Bookmark not defined. Chương 3: TÍN HIỆU THẨM MỸ BIỂU ĐẠT HÌNH TƯỢNG “ANH BỘ ĐỘI” TRONG THƠ TỐ HỮU ................................................................................................. 89 3.1. Kết quả thống kê về số lần xuất hiện của các THTM chỉ “Anh bộ đội” ...92 3. 2 Tín hiệu thẩm mỹ hằng thể "Anh bộ đội" ....................................................17 3. 3 Các biến thể của THHT “Anh bộ đội” .........................................................97 3.3.1 Biến thể từ vựng của THHT "Anh bộ đội" .............................................................. 17 Trần Thị Thái Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu 4 3.3.2 Biến thể kết hợp của các THTM chỉ “Anh bộ đội” ......................................17 3.3.3 Biến thể quan hệ của các THTM chỉ “Anh bộ đội” ............................................... 18 4. Tiểu kết ...............................................................Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 20 Trần Thị Thái Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu 5 QUY ƯỚC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích TH Tín hiệu THHT Tín hiệu hằng thể THTM Tín hiệu thẩm mĩ THVC Tín hiệu văn chương YNTM Ý nghĩa thẩm mĩ BT Biến thể BTTV Biến thể từ vựng BTKH Biến thể kết hợp BTQH Biến thể quan hệ Cbh Cái biểu hiện Cđbh Cái được biểu hiện Trần Thị Thái Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tín hiệu thẩm mỹ là một khái niệm có liên quan đến lý thuyết tín hiệu học nói chung, lý thuyết ngôn ngữ học nói riêng, đặc biệt là những tín hiệu thẩm mỹ có trong các tác phẩm văn chương. Một tín hiệu thẩm mỹ khi đi vào thế giới thơ ca nghệ thuật đã được chuyển hoá thành một tín hiệu nghệ thuật, tín hiệu thẩm mỹ ngôn ngữ hay còn là tín hiệu văn chương. Đứng về phương diện tác giả, tác phẩm, chúng ta đều biết Tố Hữu (1920- 2002) là một trong những nhà thơ lớn của thơ ca Việt Nam hiện đại. Các tác phẩm chính của ông là Từ ấy (1946), Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961), Ra trận (1962- 1971), Máu và hoa (1977), Một tiếng đờn (1992), Ta với ta (1999). Trong khuôn khổ một luận văn cao học, chúng tôi chỉ chọn một vấn đề trong số rất nhiều vấn đề của sự nghiệp thơ ca Tố Hữu, đó là tìm hiểu hình tượng nghệ thuật được thể hiện qua các tín hiệu thẩm mỹ "Bác Hồ" và "Anh bộ đội" trong thơ ông. Chúng tôi sẽ tìm hiểu vấn đề trên dưới bình diện ngôn ngữ học. Việc áp dụng thành tựu ngôn ngữ học nói chung, tín hiệu học nói riêng, vào đề tài này hy vọng sẽ đem lại những kết quả thú vị, góp phần làm rõ bức chân dung tinh thần của nhà thơ Tố Hữu. Đồng thời, chúng ta cũng có thêm cơ sở để khẳng định phương pháp đi đến với đặc trưng ngôn ngữ văn học là phải đi từ hệ thống các đơn vị ngôn ngữ có liên quan chặt chẽ với việc nghiên cứu nội dung tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ trong văn học...Vấn đề tín hiệu thẩm mĩ được nghiên cứu thấu đáo chắc chắn sẽ là tiền đề giúp các nhà nghiên cứu tiếp tục soi chiếu vào các hiện tượng văn học khác. Thêm nữa, Tố Hữu là một tác gia có nhiều tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông. Vì vậy đề tài luận văn có ý nghĩa thực tiễn to Trần Thị Thái Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu 7 lớn và rất hữu ích đối với việc dạy và học của giáo viên và học sinh trong nhà trường. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Tác phẩm của Tố Hữu trước năm 1945 2.2.Tác phẩm của Tố Hữu từ năm 1945 đến nay 3. Mục đích nghiên cứu Luận văn tiến hành tìm hiểu các hình tượng nghệ thuật được thể hiện qua các tín hiệu thẩm mỹ “Bác Hồ” và “Anh bộ đội ” trong thơ Tố Hữu. Nói một cách khái quát, đó là việc nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ- hệ thống với thực tiễn hành chức trong một loại hình văn học cụ thể: thơ ca. Mục đích của luận văn nhằm tìm hiểu về lý thuyết tín hiệu thẩm mỹ và cơ chế hình thành, giải mã tín hiệu thẩm mỹ gắn với cấu trúc tác phẩm, đặc trưng thể loại và phong cách tác giả. Từ đó luận văn áp dụng lý thuyết tín hiệu thẩm mỹ và một số lý thuyết liên ngành khác vào khảo sát những tín hiệu cụ thể làm đại diện nhằm rút ra những vấn đề có tính nguyên lý chung trong việc xử lý các tín hiệu thẩm mỹ trong văn học để phân tích các hình tượng văn học được chúng phản ánh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các tín hiệu thẩm mỹ "Bác Hồ" và "Anh bộ đội" trong thơ Tố Hữu. Phạm vi tư liêụ được khảo sát là toàn bộ thơ Tố Hữu. Ngoài ra chúng tôi cũng trích dẫn một số câu thơ của những nhà thơ cách mạng khác cùng thời với ông để làm cứ liệu so sánh. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa lý thuyết về tín hiệu thẩm mỹ để làm cơ sở cho việc nghiên cứu. Trần Thị Thái Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu 8 - Phân tích ý nghĩa thẩm mỹ của các THTM "Bác Hồ" và "Anh bộ đội" trong thơ Tố Hữu. 6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Việc nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và sự kết hợp các phương pháp sau: - Vận dụng những thành tựu về lý luận của ngôn ngữ học truyền thống và ngôn ngữ học hiện đại, nhất là ngữ dụng học... kết hợp với lý thuyết tín hiệu thẩm mỹ, lý luận văn học, thi pháp học nhằm tiếp cận và luận giải vấn đề được nghiên cứu. - Vận dụng các phương pháp, thủ pháp nghiên cứu ngôn ngữ học đặc thù: Thống kê, phân loại, phân tích diễn ngôn, phân tích ý nghĩa của từ trong ngữ cảnh được sử dụng theo lý thuyết ngữ dụng học. Trên cơ sở đó luận văn đã phân tích các tín hiệu thẩm mỹ "Bác Hồ" và "Anh bộ đội" trong toàn bộ các tập thơ của Tố Hữu. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành ba chương: Chương 1: Những tiền đề lý thuyết Chương 2: Tín hiệu thẩm mỹ biểu đạt hình tượng “Bác Hồ” trong thơ Tố Hữu. Chương 3: Tín hiệu thẩm mỹ biểu đạt hình tượng “Anh bộ đội” trong thơ Tố Hữu Trần Thị Thái Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu 9 Chương 1 NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ THUYẾT 1. 1 Khái niệm về tín hiệu thẩm mĩ 1.1.1 Tín hiệu - TH là một yếu tố vật chất kích thích vào giác quan con người, làm cho người ta tri giác, suy diễn và lý giải được, để thông qua đó biết về và biết tới một cái gì khác ngoài sự vật đó. - TH cần thỏa mãn các điều kiện: +TH phải có tính vật chất +TH phải mang nghĩa +TH phải được con người nhận thức trong mối quan hệ hai mặt của nó. 1.1.2 Tín hiệu ngôn ngữ THNN là 1 yếu tố vật chất kích thích vào giác quan của con người, mang bản chất xã hội. Chúng làm cho ta tri giác, suy diễn và lý giải được một nội dung tinh thần. Qua đó để biết tới một cái gì khác ngoài yếu tố vật chất là âm thanh hoặc chữ viết đó, nhằm thực hiện đa chức năng xã hội. -THNN cần thỏa mãn các điều kiện: +THNN phải đủ điều kiện của 1 TH +THNN phải mang tính nhân tạo +THNN phải có âm thanh ngôn ngữ hoặc chữ viết ngôn ngữ +THNN phải có bản chất xã hội +THNN phải có các chức năng xã hội Trần Thị Thái Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu 10 1.3.3 Tín hiệu thẩm mĩ THTM là TH thuộc hệ thống các phương tiện biểu hiện của các ngành nghệ thuật, bao gồm toàn bộ những yếu tố của hiện thực, của tâm trạng (những chi tiết, những sự vật hiện tượng, những cảm xúc thuộc đời sống hiện thực và tâm trạng), những yếu tố của chất liệu (các yếu tố của chất liệu ngôn ngữ với văn chương, các yếu tố của chất liệu màu sắc với hội họa, âm thanh và âm nhạc) được lựa chọn và sáng tác trong tác phẩm nghệ thuật vì mục đích thẩm mỹ. 1.1.4 Mối quan hệ giữa Tín hiệu, Tín hiệu ngôn ngữ và Tín hiệu thẩm mỹ Có thể nói rằng TH, THNN và THTM là ba khái niệm có mối liên hệ khăng khít với nhau, cái này là tiền đề, cơ sở cho sự xuất hiện của cái kia. Khi đi vào thế giới nghệ thuật, các TH thông thường sẽ chuyển hoá thành THTM, mang những đặc thù nghệ thuật. THNN được coi là TH nguyên cấp còn THTM là hệ thống TH thứ cấp, mà hệ thống thứ nhất sẽ được làm cái biểu đạt cho hệ thống TH thứ hai. Trong đó, THNN là chất liệu của văn học, còn THTM là phương tiện của văn học. Khái niệm THTM bản thân đã bao hàm khái niệm TH và THNN. Tuy nhiên, có sự khác biệt nhau ở chỗ nếu TH và THNN là khái niệm quan hệ thì THTM vừa là khái niệm quan hệ vừa là khái niệm tự thân bởi bản thân nó đã mang tính thẩm mỹ và khác THTM ở tính có lý do. Nếu như mối quan hệ giữa hai mặt âm – nghĩa của THNN là hoàn toàn võ đoán, mang tính quy ước thì THTM phải là những quan hệ có thể lý giải được. Trần Thị Thái Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu 11 1. 2 Những đặc tính của tín hiệu thẩm mỹ. + Đặc tính cấp độ +Đặc tính tác động + Đặc tính biểu hiện +Đặc tính biểu cảm +Đặc tính biểu trưng +Tính truyền thống và cách tân +Tính hệ thống +Tính đẳng cấu +Tính trừu tượng và cụ thể . Trần Thị Thái Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu 12 Chương 2 TÍN HIỆU THẨM MỸ BIỂU ĐẠT HÌNH TƯỢNG "BÁC HỒ" TRONG THƠ TỐ HỮU 2.1. Kết quả thống kê về số lần xuất hiện của các THTM chỉ Bác Hồ Bảng 2.1 Kết quả thống kê về số lần xuất hiện của các THTM chỉ Bác Hồ STT Tín hiệu thẩm mỹ Số lần xuất hiện (l ần) Tỉ lệ xuất hiện (%) 1 Bác 118 53,6 2 Người 46 20,9 3 Hồ Chí Minh 18 8,1 4 Bác Hồ 17 7,7 5 Cụ Hồ 9 4,0 6 Ái Quốc 2 0,9 7 Ông cụ 2 0,9 8 Cụ 1 0,4 9 Cha 2 0,9 10 Người cha 1 0,4 11 Anh 1 0,4 12 Già thu 1 0,4 13 Người thuỷ thủ 1 0,4 14 Người lính già 1 0,4 Tổng 220 100 Trần Thị Thái Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu 13 Trong số các THTM đó, chúng tôi lựa chọn TH "Bác" là THTM- HT. Bởi vì đây là THTM có tỉ lệ xuất hiện cao hơn hẳn so với các THTM khác và nó còn có khả năng hoạt động và bộc lộ nghĩa vượt trội so với các THTM còn lại. 2.2 Tín hiệu thẩm mỹ hằng thể “Bác” - Hình ảnh Bác hiện lên trong thơ Tố Hữu: + Bác là một con người giản dị và gần gũi + Bác giống như những ông tiên, ông bụt trong câu chuyện cổ tích + Bác là một nhà thơ + Bác là một vị tướng lớn 2.3 Các biến thể của THHT "Bác" 2.3.1 Biến thể từ vựng của THHT "Bác" - Biến thể là các tên riêng để gọi Bác: Người, Hồ Chí Minh, Bác Hồ, cụ Hồ, Ái Quốc, - Biến thể là các từ thân tộc dùng để xưng hô khi nói về Bác: ông Cụ, Cụ, Cha, người Cha, Anh, Già Thu, Người thủy thủ, Người lính già. -Biến thể là các THTM có ý nghĩa chỉ nguồn sáng được ví với Bác: cây hải đăng, ngọn cờ, ngọn đuốc, mặt trời, sao Hỏa, sao Kim... 2.3.2. Biến thể kết hợp của các THTM chỉ Bác 2.3.2.1. Các tín hiệu là danh từ / danh ngữ: Chúng tôi chia các loại danh từ/ danh ngữ này làm hai nhóm - Nhóm mang nghĩa đen tả thực: Nhóm này bao gồm các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người xuất hiện trong sự kết hợp với các THTM chỉ Bác Hồ: Mái tóc Bác, bàn tay Bác, má Bác, chòm râu Bác, trán Bác, bóng Bác, chân Người...Và những TH là các từ ngữ chỉ những sự vật, hiện tượng liên quan đến cuộc sống sinh hoạt và hoạt động của Người: nhà gác đơn sơ, giường mây chiếu cói, tủ Trần Thị Thái Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu 14 nhỏ, áo sờn, máy chữ, đôi dép mòn quai gót, chồng thư xem dở... cho đến vườn rau, lối sỏi quen, rèm cửa, ánh đèn, hàng rào râm bụt, hồ cá... Nhóm danh từ/ danh ngữ mang nghĩa bóng, nghĩa biểu trưng: Dựa vào tư liệu thống kê, chúng tôi thấy trong thơ Tố Hữu có xuất hiện những TH mang ý nghĩa chỉ các hiện tượng thuộc lĩnh vực tinh thần và những TH vốn có nghiã đen chỉ bộ phận thân thể nhưng đã có sự chuyển nghĩa chỉ đời sống tâm hồn con người. 2. 3.2.2 Các tín hiệu là động từ, động ngữ - Nhóm mang nghĩa đen tả thực: Gồm các TH chỉ các hoạt động trong đời sống bình thường của Bác: về: 7 lần, đi: 6 lần, nhớ, thương nhớ: 5 lần mong: 5 lần, vui: 4 lần, nhìn theo: 3 lần, nghe: 2 lần, ngồi: 2 lần, đứng: 2 lần, kêu, bắt tay, châm lửa hút, đến, , nghĩ, hỏi...và các biến thể chỉ tình cảm, cảm xúc của Bác đau: 2 lần, buồn, lo, sợ... Những tình cảm của chủ thể là nhà thơ, người dân đối với Bác: nhớ: 4 lần; yêu, kính yêu: 2 lần; khóc, biết ơn... - Nhóm mang nghĩa bóng, nghĩa biểu trưng: Khi khắc họa hình tượng Bác, các TH là động từ/ động ngữ trong thơ Tố Hữu đã thể hiện những ý nghĩa thẩm mỹ vô cùng sâu sắc. Các TH ấy vốn biểu hiện những sinh hoạt đời thường của mỗi con người, nhưng trong thơ Tố Hữu, những sinh hoạt đời thường ấy đã được nghệ thuật hóa, gắn với những hoạt động mang ý nghĩa chính trị lớn lao, trong đó Bác Hồ giữ một vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đó là các TH chỉ hoạt động: dẫn đường, vạch đường đi, vững tay lái, nuôi chí bền...Thông qua những tín hiệu này Người hiện lên với tư cách là một con Trần Thị Thái Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu 15 người tìm đường, mở lối, với một quyết tâm sắt đá đưa dân tộc ta đến con đường tươi sáng. 2.3.3. Biến thể quan hệ của các THTM chỉ Bác Hồ 2.3.3.1. TH chỉ thời gian -Thời gian cụ thể: Xuân 41, ba mươi năm, bốn mươi năm, năm mươi năm, bảy mươi chín tuổi, tuổi tám mươi. - Thời gian mang tính trừu tượng: Mùa vui, ngày vui, đời vui, ngày thống nhất, xuân đến hồi sinh... 2.3.3.2. TH chỉ không gian + Không gian quê nhà + Không gian nơi đất khách quê người + Không gian của ngày đầu kháng chiến 2.3.3.3 TH chỉ người và các tổ chức cách mạng trong và ngoài nước Đó là những BTQH chỉ trang phục và các vật dụng của Bác góp phần biểu hiện vẻ đẹp giản dị mà thanh cao của Người. Bên cạnh đó, còn có nhóm từ cảm thán biểu hiện những trạng thái cảm xúc, tâm lý của nhà thơ, của nhân dân Việt Nam đối với Bác. Trần Thị Thái Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu 16 Chương 3 TÍN HIỆU THẨM MỸ BIỂU ĐẠT HÌNH TƯỢNG "ANH BỘ ĐỘI" TRONG THƠ TỐ HỮU 3.1. Kết quả thống kê về số lần xuất hiện của các THTM chỉ “Anh bộ đội” Bảng 3. 1: Kết quả thống kê về số lần xuất hiện của các THTM chỉ “Anh bộ đội” STT Từ Số lần Xuất hiện (lần) Tỉ lệ xuất hiện (%) 1 Anh 129 86 2 Anh giải phóng quân 9 6 3 Anh bộ đội 6 4 4 Anh vệ quốc quân 4 2,6 5 Lính cụ Hồ 1 0,66 6 Người lính trường chinh 1 0,66 Tổng 150 100 Trong số các đơn vị từ vựng đó, chúng tôi lựa chọn TH Anh bộ đội là THTM- HT. Mặc dù đây là từ có tỉ lệ xuất hiện không cao nhưng nó có khả năng khái quát và khả năng hoạt động, bộc lộ nghĩa vượt trội hơn so với các từ còn lại. Trần Thị Thái Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu 17 3. 2 Tín hiệu thẩm mỹ hằng thể "Anh bộ đội" - “Anh bộ đội” hiện lên trong thơ Tố Hữu với những phẩm chất: + Quyết tâm chiến đấu giải phóng dân tộc + Tinh thần đoàn kết, gan góc, dũng cảm vượt qua mọi gian khổ hy sinh để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. + Lối sống giản dị, lạc quan, yêu đời 3. 3 Các biến thể của THHT “Anh bộ đội” 3.3.1 Biến thể từ vựng của THHT "Anh bộ đội" 3.3.1.1 Biến thể từ vựng về “Anh bộ đội” trong thơ Tố Hữu thời kỳ kháng chiến chống Pháp. 3.3.1.2 Biến thể từ vựng về "Anh bộ đội" trong thơ Tố Hữu thời kỳ chống Mỹ 3.3.1.3 Biến thể từ vựng về "Anh bộ đội" trong thơ Tố Hữu thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ 3.3.2 Biến thể kết hợp của các THTM chỉ “Anh bộ đội” 3.3.2.1 Các TH là danh từ/ danh ngữ - Nhóm mang nghĩa đen tả thực: Nhóm này bao gồm các TH là các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người xuất hiện trong sự kết hợp với các THTM chỉ "Anh bộ đội": má anh, lòng anh, chân anh, ngực anh, lưng anh, mắt anh, cánh tay anh, hai bàn tay anh, trái tim anh...Và những TH là các từ ngữ chỉ những sự vật, hiện tượng liên quan đến cuộc sống, sinh hoạt và các hoạt động của “Anh bộ đội”: đôi dép, vành mũ lá, súng trên vai, cái mũ vải mềm, mũ tai bèo, đôi dép cao su,, tiếng reo... - Nhóm mang nghĩa bóng, nghĩa biểu trưng: Dựa vào tư liệu thống kê, chúng tôi thấy trong thơ Tố Hữu có xuất hiện những TH mang ý nghĩa chỉ các hiện tượng thuộc lĩnh vực tinh thần và những TH vốn có nghĩa đen chỉ bộ phận Trần Thị Thái Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu 18 cơ thể nhưng đã có sự chuyển nghĩa chỉ đời sống tâm hồn con người. Thực chất đây là mối quan hệ giữa hằng thể và biến thể được biểu hiện ra bằng mối quan hệ giữa chỉnh thể và bộ phận. Đó cũng là kết quả của hướng chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ. 3.3.2.2 Các TH là động từ/ động ngữ - Nhóm mang nghĩa đen tả thực: Gồm các TH chỉ hoạt động trong đời sống bình thường của “Anh bộ đội”: đi: 12 lần, tìm: 3 lần, về: 3 lần, cho: 2 lần, nhìn: 2 lần, đòi: 2 lần, giết: 2 lần, lên, xuống, nhìn, nằm, thở, huýt sáo, xẻ, vào, chờ...: 1 lần và các biến thể chỉ tình cảm, cảm xúc của "Anh bộ đội": nhớ: 2 lần, cười: 2 lần, yêu, sẽ quên, gian khổ: 1 lần... -Nhóm mang nghĩa bóng, nghĩa biểu trưng: Đó là các TH chỉ hoạt động của “Anh bộ đội”: người đi: 2 lần, anh đi: 1 lần, lại đi: 1 lần, chẳng dừng chân: 1 lần...Thông qua các TH này, hình tượng "Anh bộ đội" hiện lên với tư cách là một người ra đi vì lý tưởng cách mạng, những con người sẵn sàng xả thân để đưa đất nước đến bến bờ của tự do độc lập. 3.3.3 Biến thể quan hệ của các THTM chỉ “Anh bộ đội” 3.3.3.1 TH chỉ thời gian Thời gian cụ thể: Xuân 68: 2 lần, kháng chiến 3 ngàn ngày, năm mươi sáu ngày đêm, hai mươi năm, thế kỷ 20, tròn tuổi 20, chín năm kháng chiến Có những TH thời gian chỉ một thời điểm cụ thể gắn với sinh hoạt của Người lính: đêm nay: 2 lần, trưa nay: 3 lần, đêm này, hôm nay, sáng nay, sáng xuân nay, ngày đêm chiến trường, hôm qua, đêm ngày, năm canh, biết bao đêm, một hôm nào đó, buổi đầu, nghìn năm sau, một sáng mùa thu, phút cuối cùng, mấy dặm đường. Nhưng có khi là một thời điểm vĩnh hằng như một lời khẳng định: muôn triệu, muôn vạn lần... Trần Thị Thái Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu 19 Cũng có những TH chỉ thời điểm xác thực nhưng lại mang tính chất phiếm chỉ, tượng trưng cho hiện tại và tương lai: ngày mai, lát nữa, một hôm nào đó, nghìn năm sau, năm mới... Một số TH chỉ thời gian có ý nghĩa biểu trưng lớn xuất hiện trong những ngữ cảnh thể hiện những mốc quan trọng trong cuộc kháng chiến của dân tộc: Ngày Huế đổ máu, chín năm kháng chiến, kháng chiến ba ngàn ngày, 56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt... 3.3.3.2 TH chỉ không gian Không gian tiêu biểu trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ +Không gian núi rừng Tây Bắc +Không gian miền Bắc +Không gian miền Nam 3.3.3.3 TH chỉ người 3.3.3.4 Tín hiệu chỉ trang phục và vật dụng của "anh bộ đội" Trần Thị Thái Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu 20 KẾT LUẬN Luận văn được triển khai nghiên cứu các THTM trong văn chương, tức các THVC “Bác Hồ” và “Anh bộ đội”. Đây là hai trong số những TH điển hình trong thơ Tố Hữu. THTM “Bác Hồ” luôn đặt trong mối quan hệ gắn bó với THTM “Anh bộ đội”. Bởi Bác chính là vị tổng chỉ huy tài ba của toàn dân tộc, soi đường và lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến và chiến thắng. Luận văn lấy xuất phát điểm là lý thuyết THTM, ngoài ra còn vận dụng các lý thuyết liên ngành: Ngữ nghĩa học, ngữ dụng học, văn hóa ngôn ngữ...vào thực tiễn sáng tác thơ Tố Hữu, đặc biệt tập trung vào các tập thơ Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và Hoa, Một tiếng đờn... Đồng thời, trong quá trình trình bày các biến thể, chúng tôi đã so sánh với một số các nhà thơ Việt Nam hiện đại cùng viết về “Bác Hồ” và “Anh bộ đội” như Chế Lan Viên, Lê Anh Xuân, Nguyễn Đình Thi, Quang Dũng...nhằm làm rõ nét chung và riêng làm nên phong cách thơ Tố Hữu. Đề tài “Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu” chỉ mới là một bước đi khai phá đầu tiên trong khi việc khảo sát, phát hiện, nghiên cứu các THTM, THVC là một công việc vô cùng to lớn. Hy vọng luận văn sẽ góp ích một phần nào vào việc dạy học - học văn trong nhà trường phổ thông hiện nay. Trần Thị Thái Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Thị Kim Anh (2005), Tín hiệu thẩm mỹ thuộc trường nghĩa “cây” trong thơ Việt Nam, Luận án tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội. 2.Nguyễn Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại, nhận thức và thẩm định, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 3. Nguyễn Phan Cảnh (2001), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 4. Đỗ Hữu Châu (1974), Trường từ vựng- ngữ nghĩa và việc dùng từ ngữ trong tác phẩm nghệ thuật, Tạp chí ngôn ngữ, số 3. 5. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Đỗ Hữu Châu (2005- t1) Đỗ Hữu Châu- Tuyển tập- NXBGD. 7. Đỗ Hữu Châu (2005- t2) Đỗ Hữu Châu- Tuyển tập- NXBGD 8.Đỗ Hữu Châu (1990), Những luận điểm về cách tiếp cận ngôn ngữ học các sự kiện văn học, Tạp chí ngôn ngữ, số 10. 9.Hữu Đạt (2001) Phong cách học Tiếng Việt hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 10. Phan Cự Đệ (1961), Văn học Việt Nam 1930 – 1945, tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 11. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà Nội 12. Hà Minh Đức (1979), Giới thiệu Tố Hữu - tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội. 13. Hà Minh Đức (1994), Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội 14. Hà Minh Đức (1999), Lời giới thiệu tập thơ Ta với ta, Nxb Văn học, Hà Nội. Trần Thị Thái Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu 22 15. Hà Minh Đức (1974) Thơ và mấy vấn đề thơ Việt Nam hiện đại. (NXB KHXH). 16. Hà Minh Đức (1996), Lý luận văn học, NXBGD 17. Nguyễn Thạch Giang, Lữ Huy Nguyên (1999), Từ ngữ, điển cố văn học, Nxb Văn học, Hà Nội. 18. Lê Bá Hán (1996) Tinh hoa thơ mới thẩm bình và suy ngẫm, NXB GD 19.Nguyễn Văn Hạnh (1970), Phong cách nghệ thuật của Tố Hữu, trong “Tố Hữu về tác gia và tác phẩm”, NXB Giáo dục, Hà Nội. 20. Nguyễn Văn Hạnh (1979), Suy nghĩ về văn học, Nxb Văn học, Hà Nội 23. Nguyễn Thị Hạnh, Thạch Thị Toàn, Nguyễn Anh Vũ biên soạn (2007) Tố Hữu – Thơ và đời, Nxb Văn học. 21.Bùi Công Hùng (2000), Quá trình sáng tạo thơ ca, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 22.Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa (2004), Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. 23. Tuyển tập thơ Tố Hữu (1998), NXB Văn học, Hà Nội. 24. Tố Hữu (2002) Tố Hữu - Nhớ lại một thời, NXB Văn hóa thông tin. 25. Nguyễn Thị Ngân Hoa: (2006) "Tìm hiểu những nhân tố tác động tới quá trình biến đổi ý nghĩa sống của biểu tượng trong ngôn ngữ nghệ thuật" Tạp chí ngôn ngữ , số 10, tr 35 - 44. 26. Đỗ Việt Hùng: (2006) "Sự hiện thức hóa các thành phần nghĩa của từ trong tác phẩm văn chương", Tạp chí ngôn ngữ, số 10, tr 21 - 34.. 27.Lê Đình Kỵ (1979), Thơ Tố Hữu trong “Tố Hữu về tác gia và tác phẩm”, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Trần Thị Thái Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu 23 28. Lưu Huy Khánh, Nguyễn Xuân Giao, Phạm Vinh Cư (dịch giả) (1997), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb Đà Nẵng. 29. Đinh Trọng Lạc- Nguyễn Thái Hòa (1995), Phong cách học tiếng Việt, GD, Hà Nội. 30. Đinh Trọng Lạc (1994), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 31. Nguyễn Lai (1983), Từ một luận điểm của Mác suy nghĩ về bản chất tín hiệu của ngôn ngữ, Tạp chí ngôn ngữ, số 2. 32. Nguyễn Lai (1996), Tìm hiểu sự chuyển hóa từ mã ngôn ngữ sang mã hình tượng, Tạp chí ngôn ngữ, số 3. 33. Nguyễn Lai (19960), Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 34. Phong Lan, Mai Hương (2001), Tố Hữu – về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 35.Nguyễn Văn Long (1996), Tố Hữu, thơ và cách mạng, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 36.Nguyễn Văn Long (1996), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 37. Đặng Thai Mai (1959), Lời giới thiệu tập thơ “Từ ấy”, Nxb Văn học, Hà Nội. 38. Đặng Thai Mai (1965), Trên đường học tập và nghiên cứu, Tập II, Nxb Văn học, Hà Nội. 39. Trương Thị Nhàn (1995) Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ các tín hiệu thẩm mỹ – không gian trong ca dao (luận án tiến sĩ). Trần Thị Thái Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu 24 40.Hoàng Kim Ngọc (2004), So sánh và ẩn dụ trong ca dao trữ tình của người Việt (từ góc nhìn ngôn ngữ và văn hóa học), Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, viện KHXHVN. 41.Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.. 42. Hoàng Phê (1994), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 43. Mai Thị Kiều Phượng (2008), Tín hiệu thẩm mỹ trong ngôn ngữ văn học, Nxb KHXH, Hà Nội. 44. Ngô Đức Quyền (1997), Bình giảng thơ trong chương trình phổ thông trung học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 45. Trần Đình Sử (1987), Thi pháp thơ Tố Hữu trong Tố Hữu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 46. Trần Đình Sử (1997), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 47. Bùi Minh Toán: (1989) Những mối quan hệ hệ thống của ngôn ngữ và việc phân tích ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm văn học trong giảng dạy tiếng Việt và văn học, Tạp chí ngôn ngữ, số 3. 48. Nguyễn Đức Tồn (1997) Phương pháp giải thích và tìm hiểu sự khu biệt ngữ nghĩa các từ đồng nghĩa, Tạp chí ngôn ngữ, số 2. 49. Nguyễn Đức Tồn (2008) Đặc trưng Văn hóa - Dân tộc của Ngôn ngữ và Tư duy, Nxb KHXH, Hà Nội. 50. Nguyễn Đức Tồn (2007), Từ đồng nghĩa tiếng Việt, NXB KHXH. 51. Hoàng Tuệ (1997) Tín hiệu và biểu trưng- Báo Văn nghệ ngày 12/3. 52. Hoàng Tuệ (2001) Ngôn ngữ với thơ văn- Tuyển tập ngôn ngữ học, NXB ĐHQG, HCM. Trần Thị Thái Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Tố Hữu 25 53. Hoàng Tuệ (2001) Cuộc sống ở trong từ - Tuyển tập ngôn ngữ học, NXB ĐHQG, HCM. 54. Hoài Thanh (1978), Một số ý kiến ngắn về thơ Tố Hữu, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 55. Hoài Thanh- Hoài Chân (1942) Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội. 56.Đào Thản, (1998), Từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thuật, NXB KHXH, Hà Nội. 57. Hoàng Trinh (1991) Thi pháp học và thế giới vĩ mô của văn học, Tạp chí văn học, số 5. 58. Hoàng Trinh (1992) Từ ký hiệu học đến thi pháp học, NXB KHXH, Hà Nội. 59.Chế Lan Viên (1964), Lời nói đầu tuyển thơ Tố Hữu trong Tố Hữu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 60.Nguyễn Huệ Yên (2008) Ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu, Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, Thái Nguyên. 61. Phạm Thu Yến (1999), Những thế giới nghệ thuật ca dao, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 62. Aristotle (1999), Nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn học, Hà Nội. 63. Roman Jakobson (2001) Ngôn ngữ học và thi học, Tạp chí Ngôn ngữ, số 14. 64. Sausure F.D (1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_tin_hieu_tham_my_trong_tho_to_huu_chua_lam_7864.pdf
Luận văn liên quan