Luận văn Nền kinh tế Indonesia và sự ảnh hưởng của nó đến sự thâm nhập của công ty Xuất nhập khẩu và xây dựng_ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn(IMEXTRACO )

Để tăng cường khả năng xuất khẩu gạo của các công ty trong nước, phấn đấu đến năm 2004 nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới thì trong thời gian tới nhà nước cần tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong mọi công đoạn từ chế biến đến bảo quản bằng cách đầu tư công nghệ nhằm giảm tiêu hao, giảm giá thành và tăng khả năng cạnh tranh. Đồng thời có những chính sách hỗ trợ xuất khẩu về vốn, thuế, thưởng xuất khẩu để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển chất lượng cây lúa, đáp ứng đầy đủ mục tiêu xuất khẩu.

pdf33 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2637 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nền kinh tế Indonesia và sự ảnh hưởng của nó đến sự thâm nhập của công ty Xuất nhập khẩu và xây dựng_ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn(IMEXTRACO ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ũng góp phần ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty sang thị trường Indonesia. - Tỷ lệ lạm phát Indonesia lại là một nước có tỷ lệ lạm phát khá cao và không ổn định. Theo thông báo cuả các cơ quan kinh tế Indonesia thì năm ngoỏi, tỷ lệ lạm phỏt của Indonesia là 12,55% và mục tiờu trong nǎm nay sẽ giảm xuống cũn 9%, điều này có khả năng gây ra sự rủi do cho các công ty xuất khẩu gạo vào thị trường Indonesia ( Trong đó có IMEXTRACO) - Tỷ giá của đồng ngoại tệ: Sự thay đổi của tỷ giá đồng ngoại tệ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của công ty. Điều này đòi hỏi công ty phải thường xuyên theo dõi để có biện pháp kịp thời bảo toàn vốn, vừa bảo đảm nhu cầu ngoại tệ phục vụ kinh doanh. *Trong thời gian hơn ba năm chính thức thâm nhập và hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo sang Indonesia, ngoài việc phải khắc phục những khó khăn và phát huy những thuận lợi, công ty cũng luôn phải chú trọng tới những thay đổi trong môi trường kinh tế của Indonesia đề từ đó có những sách lược đúng đắn trong các hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của mình. Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần dẫn đến những kết quả đáng khích lệ của công ty. Những thay đổi trong môi trường kinh tế ở Indonesia bao gồm: - Sự thay đổi phương thức mua bán của các bạn hàng: Trước kia, các nước nhập khẩu gạo mua gạo của Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng theo phương thức đàm phán thương mại cấp chính phủ giữa hai nước( G_to_G), sau đó phía bạn giao cho tập đoàn kinh tế hay tổ chức an ninh lương thực. Còn phía ta thì giao cho các công ty xuất khẩu lương thực. Nhưng hiện nay thì chính phủ Indonesia đơn phương thay đổi phương thức mua bán và mở cửa cho các doanh nghiệp nhỏ thực hiện giao dịch. Họ thay đổi phương thức mua bán là vì lợi ích kinh tế tập thể, lợi ích kinh tế cá nhân…Công ty IMEXTRACO đã phát hiện sự chuyển đổi phương thức mua bán của bạn nên mạnh dạn ký kết các hợp đồng nhỏ, lẻ, tăng vòng quay vốn. Với phương thức mua bán thay đổi đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhạy bén, chủ động và tích cực hơn trong việc đàm phán với bạn. Tuy nhiên việc buôn bán chuyến dù nhỏ, lẻ nhưng quay được nhanh nhiều vòng, sẵn sàng tư thế cho việc đấu thầu, bán trả chậm... tùy theo tình huống đòi hỏi. - Thuế quan và hạn ngạch Hiện tại Indonesia có rất nhiều chính sách nhằm bảo hộ nông dân, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của những công ty nước ngoài vào Indonesia, trong đó có IMEXTRACO. Các biện pháp mà Indonesia thường áp dụng gồm có thuế quan và hạn ngạch. Chương2: Phân tích tình huống. I. Sơ lược về nền kinh tế Indonesia: Indonesia là một nước ở phía nam biển Đông vùng Đông Nam Châu á, là nước sản xuất dầu lửa và là thành viên của OPEC, với diện tích khoảng 1.912.988 km2 và dân số là 224.784.210 người( năm 2001). Indonesia là một nước có nền kinh tế khá phát triển trong khu vực,và được thế giới biết đến với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Thủ đô của Indonesia là Jakata, ngoài ra Indonesia còn có một số thành phố chính khác như: Su-ra-bay-da, me-dan, Băng-dung. Cơ cấu dân tộc của Indonesia bao gồm người Gia-va là chủ yếu, chiếm 45%, người Sun-đan chiếm 14%, người Man-đu- rơ chiếm 7,5%, Ma-lai chiếm 7,5%, các dân tộc khác chiếm 26%. Về vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng trong xã hội Indonesia thì đạo hồi là đạo thịnh hành nhất, số người theo đạo hồi Sun-ni chiếm 87% tổng dân số, các giáo phái khác của thiên chúa chiếm 7%, đạo Thiên chúa giáo La Mã chiếm 3%, đạo hin-đu chiếm 2%. Vì là nước có số lượng dân số theo đạo hồi rất đông nên xã hội của Indonesia có sự ảnh hưởng khá sâu sắc và có quan hệ khá mật thiết với một số nước đạo hồi trên thế giới. Indonesia thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 10 tháng 8 năm 1964 và tham gia rất nhiều tổ chức trên thế giới như: APEC, ASEAN,AsDB, ESCAP, FAO, G- 77, IAEA, IBRD, UNESCO, UNIDO, WTO,… So sánh với các nước trong khu vực thì Indonesia là một nước có nền kinh tế khá phát triển với chỉ số GDP Là 153.255 triệu USD, GDP theo đầu người là 681,79 USD. Trong một thoả thuận với quỹ tiền tệ quốc tế IMF năm 2001, chính phủ Indonesia dưới sự lãnh đạo của tân tổng thống, bà Megawati Sukarnoputri đã cam kết: Đảm bảo nền kinh tế Indonesia phát triển ổn định với các chỉ tiêu sau: Tốc độ phát triển kinh tế 3%_3,5%. Lạm phát 9%_11%, dự trữ ngoại tệ: 28,2 tỷ USD. Chính phủ để Ngân hàng Trung ương hoạt động mạnh và độc lập, sửa đổi quy chế Ngân hàng Trung ương. Sửa đổi luật phá sản, tư nhân hoá một số công ty quốc doanh để tạo thêm tiền mặt cho ngân sách. Giữ thâm hụt cho nhà nước ở mức 3,7%… Vào thời điểm này, tổng nợ của chính phủ Indonesia là 132 tỷ USD, tương đương với GDP một năm. Trong đó 72 tỷ USD là nợ nước ngoài, 60 tỷ USD là nợ trong nước. Đây là một thành công lớn của chính phủ Indonesia bởi đổi lại cam kết đó, chính phủ Indonesia sẽ nhận được một khoản viện trợ 5 tỷ USD từ phía IMF. Với địa hình bao gồm nhiều hòn đảo nhỏ nên Indonesia có nền nông nghiệp nghèo nàn, ngoài ra với số dân khá đông, nên Indonesia thường xuyên phải nhập khẩu lương thực. Các nước xuất khẩu gạo sang Indonesia chủ yếu là Thái Lan (30%), Việt Nam(27%), ấn độ(16,5%), Myanmar(10%)… Indonesia thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày: 10/8/1964. Ngày 23- 03-1995 Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nước cộng hoà Indonesia đã tham gia ký kết hiệp định thương mại với lòng mong muốn phát triển, tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Indonesia sang Việt Nam bao gồm: Phân bón, sản phẩm từ dầu, gỗ, nguyên liệu công nghiệp dệt, máy móc và thiết bị…Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Indonesia bao gồm: Gạo, dầu thô, tiêu, rau quả… Trong nội bộ ASEAN thì Indonesia là bạn hàng lớn thứ tư của Việt Nam( sau Singapore, Malaysia và Thái Lan). II. Phân tích các lý do dẫn đến việc thâm nhập thị trường Indonesia của công ty IMEXTRACO: 1. Đây là sự phát triển tất yếu của công ty. Trước năm 2000, các hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty chủ yếu là thông qua các hợp đồng trả nợ của chính phủ, điều này dẫn tới hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty không đạt hiệu quả cao do phải trông chờ vào các hợp đồng của chính phủ Việt Nam. Bước sang năm 2000, khi mà chính phủ các nước bạn quyết định thay đổi phương thức mua bán bằng cách giao cho các doanh nghiệp trực tiếp tham gia kinh doanh nhập khẩu gạo thì việc xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng được chính phủ giao lại cho các công ty xuất khẩu lương thực. Điều này tất yếu dẫn đến việc các công ty phải tự tìm cho mình bạn hàng và duy trì sự phát triển trên các thị trường đó. Điều này đã đặt ra cho các công ty xuất khẩu gạo rất nhiều thử thách và thuận lợi, nếu công ty tìm được nguồn tiêu thụ tốt thì sẽ đạt hiệu quả kinh doanh xuất khẩu cao và ngược lại. Trước tình hình đó, công ty IMEXTRACO đã rất chú trọng tới khâu tìm đối tác bạn hàng, và do đó việc công ty thâm nhập vào thị trường Indonesia là một vấn đề tất yếu. 2. Indonesia là một nước trong cùng khu vực với Việt Nam. Điều này là một thuận lợi với công ty trong các hoạt động tìm hiểu và thâm nhập thị trường.Việt Nam và Indonesia đều là thành viên của ASIAN và giữa hai nước có mối quan hệ chặt chẽ. Do đó, trong hoạt động kinh doanh của mình với thị trường Indonesia, công ty luôn luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của chính phủ hai nước. Đây là một thuận lợi rất lớn của công ty, tận dụng được điều kiện thuận lợi này công ty có thể tăng cường khả năng cạnh tranh trước các công ty xuất khẩu gạo khác trên thế giới của Mỹ, ấn độ,…Mặc dù hiện nay, chính phủ Indonesia đã khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tham gia hoạt động kinh doanh nhập khẩu gạo nhằm đảm bảo tốt khả năng tiêu thụ gạo trong nước, tuy nhiên khối lượng gạo nhập khẩu vào Indonesia chủ yếu vẫn là các hoạt động ký kết của chính phủ Indonesia với một số nước như: Việt Nam, Thái Lan… thông qua cơ quan lương thực Bulog, nếu công ty nắm bắt được điều kiện này sẽ phát huy được tối đa khả năng kinh doanh xuất khẩu gạo trên thị trường Indonesia. 3. Indonesia là một thị trường tiêu thụ lớn, là một nước luôn dẫn đầu thế giới trong hoạt động nhập khẩu gạo. Do có dân số đông, địa hình phức tạp bao gồm nhiều hòn đảo nên nền nông nghiệp của Indonesia gặp rất nhiều khó khăn. Sản lượng gạo hàng năm không đủ đảm bảo mức tiêu thụ tối thiểu của người dân. Chính vì thế Indonesia thường xuyên phải nhập khẩu gạo. Khối lượng gạo mà Indonesia nhập hàng năm lên tới trên 2 triệu tấn, đây là một hứa hẹn lớn đối với các công ty xuất khẩu gạo. Năm 2001 Indonesia đã nhập khoảng 1,5 triệu tấn gạo, năm 2002 con số này lên tới hơn 2 triệu tấn và tính đến tháng 10 năm 2003 Indonesia đã nhập 2,5 triệu tấn. Hàng năm, Indonesia sản xuất khoảng 50 triệu tấn lúa, trong khi đó sức tiêu thụ trong nước rơi và khoảng 52 triệu. Hoạt động nhập khẩu gạo của Indonesia là một hoạt động thường xuyên và không thể thiếu được bởi vì gạo là lương thực chủ yếu của trên 200 triệu người dân Indonesia. Sau khi nhận rõ được tiềm năng to lớn của thị trường Indonesia , công ty IMEXTRACO đã quyết định kinh doanh trên thị trường này. Đây là một đảm bảo rất lớn đối với công ty về đầu ra, và đảm bảo sự tồn tại của công ty trong thị trường gạo Indonesia. Khi thâm nhập vào thị trường Indonesia công ty dễ có cơ hội phát triển do sức tiêu thụ của thị trường lớn, thông qua đó công ty thu được một nguồn lợi nhuận cao, đẩy mạnh sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. 4. Indonesia là một nước có nền kinh tế khá phát triển. So sánh với các nước trong khu vực thì Indonesia là một nước có chỉ số GDP khá cao là 153.255 triệu USD, GDP theo đầu người là 681,79 USD. Đây là một thuận lợi với công ty, bởi vì khi tham gia hoạt động kinh doanh trong một môi trường có nền kinh tế phát triển công ty dễ có khă năng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các công ty của nước bạn có nguồn tài chính lớn, do đó ít có trường hợp công ty bị chiếm dụng vốn. Đây là một điều rất quan trọng đối với công ty khi mà bước đầu tham gia hoạt động kinh doanh trên thương trường quốc tế. III. Các thay đổi diễn ra trong môi trường kinh tế của Indonesia và ảnh hưởng của nó tới việc xuất khẩu gạo của công ty IMEXTRACO. 1. Sự thay đổi phương thức mua bán : Sự thay đổi phương thức mua bán của các bạn hàng: Trước kia, các nước nhập khẩu gạo mua gạo của Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng theo phương thức đàm phán thương mại cấp chính phủ giữa hai nước( G_to_G), sau đó phía bạn giao cho tập đoàn kinh tế hay tổ chức an ninh lương thực. Còn phía ta thì giao cho các công ty xuất khẩu lương thực. Nhưng hiện nay thì chính phủ Indonesia đơn phương thay đổi phương thức mua bán và mở cửa cho các doanh nghiệp nhỏ thực hiện giao dịch. Họ thay đổi phương thức mua bán là vì lợi ích kinh tế tập thể, lợi ích kinh tế cá nhân…Việc mua bán cấp chính phủ giúp công ty có thể ký những hợp đồng với số lượng lớn, giá tốt. Do biết trước "đầu ra" nên dễ tính toán "đầu vào" ít gặp rủi ro nếu hợp đồng thực hiện nghiêm túc. Nhưng hạn chế là các đơn vị thành viên luôn trông chờ vào chỉ tiêu phân chia của tổng công ty để tham gia xuất ủy thác. Do độc quyền nên có điều kiện phát sinh các hiện tượng tiêu cực, tệ cửa quyền như lo lót, xin cho, ưu ái riêng... Từ đó dẫn đến hạn chế cơ bản là tính năng động trong kinh doanh của các doanh nghiệp đầu mối do sự ỷ lại Với phương thức mua bán thay đổi đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhạy bén, chủ động và tích cực hơn trong việc đàm phán với bạn. Hơn nữa, việc buôn bán chuyến dù nhỏ, lẻ nhưng quay được nhanh nhiều vòng, sẵn sàng tư thế cho việc đấu thầu, bán trả chậm... tùy theo tình huống đòi hỏi. Tuy vậy, vai trò của các bộ ngành, địa phương trong việc hướng dẫn, điều hành các doanh nghiệp xuất khẩu có trật tự trong tình hình mới là điều cần thiết trong việc thích ứng với sự thay đổi phương thức mua bán trên thị trường xuất khẩu gạo khu vực Công ty IMEXTRACO đã phát hiện sự chuyển đổi phương thức mua bán của bạn nên mạnh dạn ký kết các hợp đồng nhỏ, lẻ, tăng vòng quay vốn. . Với phương thức mua bán thay đổi đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhạy bén, chủ động và tích cực hơn trong việc đàm phán với bạn. Hơn nữa, việc buôn bán chuyến dù nhỏ, lẻ nhưng quay được nhanh nhiều vòng, sẵn sàng tư thế cho việc đấu thầu, bán trả chậm... tùy theo tình huống đòi hỏi. 2. Sự thay đổi thuế quan và hạn ngạch : Sự thay đổi trong các chính sách về thuế, hạn ngạch của Indonesia .Hiện tại Indonesia có rất nhiều chính sách nhằm bảo hộ nông dân, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của những công ty nước ngoài vào Indonesia , trong đó có IMEXTRACO. Các biện pháp mà Indonesia thường áp dụng gồm có thuế quan và hạn ngạch. Bộ trưởng Nông nghiệp Bungaran Saragih cho biết, Indonesia sẽ nâng thuế nhập khẩu gạo lên gần 19% từ năm 2004 nhằm bảo vệ nông dân trong nước. Tháng 6/2003, cơ quan Hậu cần Nhà nước Indonesia (Bulog) vừa đề xuất Chính phủ nước này thiết lập hạn ngạch nhập khẩu gạo, mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của nước này, từ năm 2004 nhằm bảo hộ nông dân trong nước. Đề xuất này đưa ra hai phương án, một là hạn ngạch hạn chế thông thường, hai là hạn ngạch thuế quan liên đới. Bulog cho biết có thể phương án thứ 2 sẽ được lựa chọn để quản lý tỡnh hỡnh nhập khẩu hàng húa và giỏ cả, và sẽ cú tỏc dụng bảo vệ nụng dõn nước này tốt hơn phương án thứ nhất, thông qua biện pháp hạn ngạch thuế quan, Chính phủ có thể đánh mức thuế cao hơn đối với lượng hàng hóa nhập khẩu vượt hạn ngạch. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Indonesia Bungaran Saragih cho biết mức thuế nhập khẩu gạo có thể sẽ tǎng từ 430 rupiah/kg lên 510 rupiah/kg (0,06 UScent/lb). Một số nhà lập pháp nước này từ lâu đó đề nghị Chính phủ thực hiện các giải pháp trên để bảo hộ nông dân trong nước. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng, việc tǎng giá lúa gạo có thể khiến tỷ lệ lạm phát đó cao sẽ cũn cao hơn, bởi giá gạo có ảnh hưởng rất lớn tới chỉ số giá tiêu dùng. Trong 2 nǎm qua, Indonesia đó khụng một lần tǎng giỏ lỳa gạo. Tuy nhiờn, theo một nghị định của chính phủ dự kiến ban hành vào tháng 10 tới, Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia Bulog sẽ tǎng giá thu mua lúa từ nông dân lên 1650 rupiah (0,186 USD)/kg từ mức 1519 rupiah/kg hiện nay. Mức giá mới sẽ có hiệulực vào nǎm tới. Indonesia nằm trong số những nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới và cũng là một trong những nước có tỷ lệ lạm phát lớn nhất châu A'. Nǎm ngoái, tỷ lệ lạm phát của Indonesia là 12,55% và mục tiêu trong nǎm nay sẽ giảm xuống cũn 9%. Theo cỏc quan chức lnđônêxia, năm 2003, sản lượng thóc của nước này sẽ tăng 2,7% (1,4 triệu tấn) so với năm trước, đạt 53 triệu tấn (khoảng 33,5 triệu tấn gạo). Nguyên nhân là do diện tích trồng lúa của lnđônêxia năm 2003 dự đoán sẽ tăng 1,4% (16.000 ha) so với năm trước lên 11,8 triệu ha và năng suất lúa dự đoán sẽ tăng 1,6% (0,07 tấn/ha), đạt 4,5 tấn/ha. Nhu cầu tiêu thụ gạo của lnđônêxia năm 2003 dự đoán vẫn giữ ở mức năm trước là 36,1 triệu tấn, cao hơn sản lượng là 2,6 triệu tấn. Tuy nhiên, do tồn kho gạo thấp nên năm 2003 lnđônêxia sẽ tiếp tục nhập khẩu gạo ở mức cao của năm trước là 3 triệu tấn. Nhưng để bảo vệ người sản xuất trong nước, Bộ Nông nghiệp lnđônêxia đó đề nghị Chính phủ tăng thuế nhập khẩu gạo, bắt đầu từ 1/1/2003, thuế nhập khẩu sẽ tăng từ 430 Rupiah/kg mức hiện nay lên 510 Rupiah/kg. Đồng thời lnđônêxia cũng tăng giá thóc thu mua của nông dân từ 519 Rupiah/kg lên 725 Rupiah/kg. Mức giá mới này bao gồm cả 25 Rupiah/kg hỗ trợ chi phí vận chuyển cho nông dân để giao gạo lên cơ quan Hậu cần Quốc gia (Bulog). Năm 2003 Bulog sẽ áp dụng mức giá sàn này để mua 2,2 triệu tấn gạo của nông dân và bán lại cho các hộ gia đỡnh cú thu nhập thấp với giỏ 1.000 Rupiah/kg. Trước tình hình đó, các công ty xuất khẩu gạo sang Indonesia gặp rất nhiều khó khăn( trong đó có IMEXTRACO). điều này càng làm cho sự cạnh tranh diễn ra gay gắt. Trước mắt công ty đang đầu tư mạnh vào các khâu bảo quản, chế biến gạo và đặc biệt là khâu thu mua. Hiện tại, trong khâu thu mua công ty phải lựa chọn rất kỹ đầu vào nhằm tăng sự cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước. IV. Các thuận lợi , khó khăn và các yếu tố chi phối trong hoạt động xuất khẩu gạo sang Indonesia của công ty : 1. Thuận lợi: - Khâu thu mua nguồn hàng của công ty có rất nhiều thuận lợi do thị trường đầu vào phong phú và đa dạng, đội ngũ cán bộ nhiệt tình, năng động trong các công tác tìm nguồn hàng và tìm nguồn tiêu thụ. Điều này đảm bảo tốt cho công tác chuẩn bị nguồn hàng và luôn giao hàng đúng tiến độ, giữ uy tín của công ty với bạn hàng. Có được điều này là do xuất phát đIúm của nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế nông nghiệp, trên 70% dân số của cả nước sống bằng nghề nông, do đó về đầu vào công ty hoàn toàn yên tâm. - Công ty tận dụng được sự quan tâm, giúp đỡ của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Thương mại,… Để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, khuyến khích xuất khẩu, Chính phủ đó quyết định để các doanh nghiệp mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo hưởng lói suất vay vốn 0% trong 6 thỏng,thưởng 180 đ/USD từ xuất khẩu gạo, khoanh gión nợ cũ, tiếp tục vay mới; đàm phán với các nước bạn được nhiều hợp đồng cấp Chính phủ với số lượng lớn, giá tốt từng thời điểm. Cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu khác, việc hỗ trợ từ phía chính phủ luôn là những điều kiện đặc biệt quan trọng để công ty tăng cường khả năng kinh doanh trên thương trường quốc tế. Trong thời gian qua ngoài việc đảm bảo ổn định tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị, ổn định lạm phát, … Chính phủ cũng đã có rất nhiều biện pháp cụ thể nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói chung và IMEXTRACO nói riêng như: Tiến hành ký kết xuất khẩu gạo với nước bạn thông qua nhiều phương thức, hỗ trợ cho doanh nghiệp trong các khâu thu mua, tạo nguồn vốn… - Indonesia là một thị trường khá ổn định. Lượng gạo tiêu thụ của công ty tại thị trường này tăng đều hàng năm. Công ty luôn có mối quan hệ tốt các công ty bạn của Indonesia. ĐIều nay được thể hiện ở khối lượng gạo xuất khẩu của công ty sang Indonesia qua những năm vừa qua: Năm 2000 công ty chính thức ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo với công ty Amada công ty Green Would và một số công ty khác. Ngay trong năm đầu tiên 2000 công ty đã xuất sang thị trường Indonesia 12.000 tấn, và tăng lên 21.500 tấn vào năm 2001, 52.250 tấn năm 2002, tính đến tháng 10 năm 2003 công ty đã xuất sang thị trường Indonesia được 55.000 tấn. 2. Khó khăn: - Tại thị trường gạo thế giới nói chung và thị trường gạo Indonesia nói riêng, sản phẩm gạo xuất khẩu của công ty còn gặp nhiều khó khăn do còn kém sức cạnh tranh so với sản phẩm gạo của một số công ty xuất khẩu gạo Thái Lan. Các nước cạnh tranh chính trong thị trường gạo thế giới bao gồm Thái Lan, ấn độ, Việt Nam, Mỹ, …Hiện nay công ty đang đứng trước rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường gạo ở Indonesia, nổi bật nhất là các công ty của Thái Lan và ấn độ. Hiện tại các công ty của Thái Lan có rất nhiều ưu thế trong việc cạnh tranh mặt hàng gạo, đó là họ có được sự quan tâm rất lớn của các cấp Chính phủ, gao Thái Lan có chất lượng rất cao mà giá thành lại rẻ. Hơn nữa Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lâu đời và 23 năm liền đứng đầu thế giới, do đó họ là một nhà cung cấp uy tín và có rất nhiều kinh nghiệm trong xuất khẩu gạo. Chính phủ Thái Lan đó cú Chương trỡnh can thiệp giỏ gạo cựng nhiều chớnh sỏch hỗ trợ cho doanh nghiệp. Cụ thể: nước này đó hoàn thành việc đàm phán xuất sang Indonesia 500.000 tấn gạo 15% tấm giao trong năm 2002-2003 với giá 198 USD/tấn. Trong đó, có 200.000 tấn xuất theo phương thức mậu dịch đối lưu (đổi lấy toa tàu hỏa chở hàng, amoniac...) và 300.000 tấn xuất theo phương thức cấp tín dụng 2 năm. Ngoài ra, Chính phủ nước này cũn cú chương trỡnh hỗ trợ cho vụ mựa thứ hai kộo dài đến cuối thỏng 9/2002 để mua thờm 400.000 tấn thúc từ 28 tỉnh trồng lỳa. Tớnh đến thời điểm này, Thỏi Lan đó xuất khẩu được khoảng 3,3 triệu tấn gạo (giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoỏi). Theo dự kiến, nóm nay quốc gia đứng đầu về xuất khẩu gạo này sẽ xuất khoảng trờn 7 triệu tấn. Trước sự hỗ trợ của Chính phủ Thái Lan, nhiều người đang tỏ ra lo ngại có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam, nhất là ở khâu thị trường. Tuy nhiên trong năm 2003 này Thái Lan phải cạnh tranh quyết liệt hơn, do lượng dự trữ gạo dư thừa lớn ở các nước cạnh tranh chủ chốt đang kỡm hóm giỏ gạo. Thị phần gạo Thái trên nhiều thị trường ở Đông Nam á đang có nguy cơ bị thu hẹp vỡ gạo xuất khẩu giỏ rẻ hơn của Trung Quốc và ấn Độ. Ngoài ra, dự trữ gạo dư thừa lớn cũng như tiền trợ cấp cho nụng dõn cao ở Mỹ cũng sẽ cản trở giá gạo tăng lên. Sự cạnh tranh trên thị trường gạo thế giới nói chung và thị trường gạo Indonesia nói riêng đang diễn ra gay gắt, buộc công ty phải có một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình như: Nâng cao chất lượng, giảm giá thành… và dẫn tới phải đầu tư tường đối lớn tới các khâu như: bảo quản, chế biến… trong khi tình hình nguồn vốn của công ty khá hạn hẹp. Với số vốn được công ty cấp ban đầu công ty gặp rất nhiều khó khăn trong các hoạt động kinh tế khi mà các hoạt động đó đều cần tới nguồn vốn lớn. Trong khi đó, các hoat động thu mua của bạn hàng thường có xu hướng theo phương thức trả chậm. - Hoạt động xuất gạo của công ty tại thị trường Indonesia còn mang tính từng chuyến, từng đợt. Công ty chưa tổ chức được mạng lưới thông tin tốt để có thể thu thập được những thông tin chân thực, đầy đủ do đó đẫn đến việc phán đoán diễn biến của thị trường giá cả chưa chính xác, còn nhiều hạn chế. Các thông tin diễn biến của cung cầu gạo trên thị trường Indonesia chưa được công ty nắm bắt kịp thời để từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý, đạt hiệu quả cao. Điều này được thể hiện rõ trong việc đấu thầu gạo của công ty Amada tháng 10/2002, đây là thời điểm Indonesia gặp rất nhiều khó khăn về lương thực do hạn hán và Elino. Vấn đề gạo trở nên rất cấp bách đối với người dân Indonesia. Khi đó công ty Amada dưới sự quản lý của cơ quan hậu cần Indonesia ( Bulogl) đã cần nhập gấp khoảng 70.000 tấn gạo từ các công ty xuất khẩu gạo của Thái Lan, Việt Nam và ấn độ. Do không nắm được thông tin này kịp thời nên công ty IMEXTRACO không thể có hàng giao ngay cho Amada với số lượng lớn, vì thế nên hợp đồng giữa IMEXTRACO và Amada chỉ dừng lại ở con số 11.000 tấn. Đây cũng là một khó khăn lớn của công ty khi hoạt động kinh doanh trong thị trường Indonesia. - Trình độ, kinh nghiệm của cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu còn chênh lệch so với đối tác nước ngoài. Đội ngũ cán bộ Công ty IMEXTRACO mặc dù đã được đào tạo và đào tạo lại một cách cơ bản, khoa học nhưng do kinh nghiệm thực tế còn thiếu và phương tiện làm việc không đầy đủ đã cản trở họ trong việc giao dịch, kí kết hợp đồng với các đối tác Indonesia. Do công ty mới đi vào hoạt động, nên đa số các cán bộ của công ty còn trẻ, kinh nghiệm trong các hoạt động kinh doanh nhập khẩu không nhiều, ngoại trừ một số cán bộ chủ chốt. Chính điều này đôi khi làm giảm sự tín nhiệm của đối tác đối với công ty. Tuy nhiên đây cũng là một điều tất yếu mà công ty phải chấp nhận với hy vọng rằng trong tương lai, với sự phát triển không ngừng của công ty,đội ngũ cán bộ của công ty sẽ trưởng thành về mọi mặt. - Khả năng về vốn của công ty còn nhiều hạn hẹp. Đứng trước một thị trường gạo đầy tiềm năng như Indonesia, công ty hoàn toàn có thể tận dụng được những ưu thế vốn có để từng bước xâm nhập và phát triển. Tuy nhiên qua thực tế ở một số năm vừa qua cho thấy công ty chưa thể phát huy hết được tiềm năng của thị trường Indonesia. Điều này được thể hiện ở các hợp đồng của công ty với bạn hàng còn mang tính nhỏ lẻ, chưa có những hợp đồng làm ăn lớn. Phần lớn các hợp đồng của công ty còn mang tính từng chuyến, tức là khi đã ký kết với bạn hàng công ty mới tiến hành thu mua đầu vào, chứ không có các hoạt động thu mua sẵn, tích trữ nguồn hàng. Chính vì thế nên công ty gặp rất nhiều khó khăn khi đứng trước các hợp đồng yêu cầu giao hàng ngay. 3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty sang thị trường Indonesia : - Yếu tố thời tiết: Trong thời gian qua, do các nước trên thế giới chưa có những chú trọng thích đáng đến vấn đề môi trường nên thời tiết và khí hậu trên thế giới có rất nhiều chuyển biến tiêu cực. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty_ một mặt hàng có sự phụ thuộc rất lớn đến yếu tố thời tiết. Điều này thể hiện rõ ở các khu vực miền Trung, nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của các đợt hạn hán và lũ lụt và dẫn đến khâu thu mua đầu vào của công ty gặp nhiều khó khăn.Do đó công ty cần phảI nắm vững được các sự biến đổi của khí hậu và thời tiêt để có kế hoạch chuẩn bị kịp thời cho các hợp đồng với đối tác. Ngoài ra công ty cũng phải chú trọng tới yếu tố thời tiết tại các nước nhập khẩu. Khi họ phải chịu ảnh hưởng bất thường của các đợt hạn hán, lũ lụt… cũng sẽ dẫn tới sự tăng nhu cầu nhập khẩu gạo. - Vấn đề quốc tế trong các đối tác kinh doanh của công ty: Do bạn hàng của công ty là các công ty thuộc nhiều nước khác nhau trên thế giới nên viêc quan hệ làm ăn của công ty với họ gặp rất nhiều khó khăn. Tại Indonesia, đại đa số người dân theo đạo hồi, họ là những ngưòi rất sùng đạo, vì thế yêu cầu công ty phải nắm vững được tâm lý của đối tác, nếu không sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong khâu đàm phán và ký kết hợp đồng. Qua thực tế khi kinh doanh với một số công ty của Indonesia cho thấy họ là những người có tinh thần dân tộc rất cao, không chỉ trong cuộc sống hàng ngày mà ngay trong cả các công việc làm ăn. Đối với người dân Indonesia thì tinh thần dân tộc, tinh thần tôn giáo luôn được đặt lên vị trí hàng đầu. Nắm bắt được điều này, ban giám đốc công ty ngoài việc luôn khuyến khích các cán bộ của công ty tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm kinh doanh còn luôn đề cao việc tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề về tôn giáo. Đây là một điều khá quan trọng và đôi khi là điểm mạnh mà công ty có được. Trong các kỳ tham gia đấu thầu, đàm phán ký kết hợp đồng, việc am hiểu và phong tục tập quán của người dân Indonesia đã đem lại cho công ty một số hợp đồng mang tính chất quyết định. Theo nhận xét của ban lãnh đạo công ty thì vấn đề này chưa được công ty tận dụng một cách triệt để, đó là do thời gian hoạt động của công ty chưa lâu, đội ngũ cán bộ còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm và đôi khi dẫn tới tình trạng không hiểu được tâm lý đối tác. - Yếu tố cạnh tranh trong thương trường quốc tế: Hiện nay công ty đang gặp rất nhiều khó khăn trong khâu cạnh tranh, không chỉ phải cạnh tranh với các công ty trong nước mà công ty còn phải cạnh tranh với rất nhiều công ty nước ngoài trên thị trường Indonesia . Điều này bắt buộc công ty phải có những sự đầu tư thích hợp. Ngoài ra khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam còn yếu. Đặc biệt là trong sự cạnh tranh với gạo của Thái Lan. Họ có rất nhiều loại gạo có phẩm chất hơn hẳn gạo của Việt Nam mà giá thành lại rẻ hơn. Đây là một khó khăn rất lớn của công ty, bởi vì nó không nằm trong khả năng của công ty mà nó là tình hình chung của cả nước. Để giải quyết được vấn đề này không chỉ co sự nỗ lực của công ty trong các khâu chế biến, bảo quản mà còn cần tới sự giúp đỡ to lớn từ phía bà con nông dân, và sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ trong các khâu chọn giống, cải tiến công nghệ… Hiện tại không chỉ riêng công ty mà ngay cả các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đều đang gặp khó khăn do lượng gạo tồn kho của Thái Lan đang rất cao lên tới mức kỷ lục 4,08 triệu tấn. Để đẩy mạnh tiêu thụ gạo tồn kho, Chính phủ Thái Lan đó cú Chương trỡnh can thiệp giỏ gạo cựng nhiều chớnh sỏch hỗ trợ khỏc cho doanh nghiệp. Thỏi Lan đó hoàn thành việc đàm phán xuất sang Indonesia 500.000 tấn gạo 15% tấm giao trong năm 2002 và 2003 (giá 198 USD/T), trong đó có 200.000 tấn xuất theo phương thức mậu dịch đối lưu (đổi lấy toa tàu hoả chở hàng, ammonia và máy bay) và 300.000 tấn xuất theo phương thức cấp tín dụng 2 năm. Chính phủ Thái Lan đó cú chương trỡnh hỗ trợ cho khú khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam, nhất là ở khâu thị trường. Nếu có sự phối hợp đồng bộ từ phía Chính phủ đến công ty và bà con nông dân thì chắc chắn trong tương lai gần gạo của Việt Nam sẽ có đủ khả năng cạnh tranh với gạo của Thái Lan về cả chất lượng và giá cả. - Tỷ giá của đồng ngoại tệ: Sự thay đổi của tỷ giá đồng ngoại tệ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của công ty. Điều này đòi hỏi công ty phải thường xuyên theo dõi để có biện pháp kịp thời bảo toàn vốn, vừa bảo đảm nhu cầu ngoại tệ phục vụ kinh doanh. Trong hoạt động kinh doanh quốc tế thì vấn đề tỷ giá đồng ngoại tệ là vấn đế được quan tâm hàng đầu. Trong các hoạt động kinh doanh của mình với các công ty bạn của Indonesia thì đồng ngoại tệ trao đổi giữa hai bên là USD. Sự thay đổi của tỷ giá đồng USD tại Việt Nam và tại Indonesia đều có ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt đông kinh doanh của công ty. Do vậy công ty luôn cần theo dõi sát, nắm vững sự biến động của đồng ngoạI tệ để từ đó có những sách lược hợp lý trong các hoạt động kinh doanh trên thị trường Indonesia . - Tỷ lệ lạm phát Indonesia lại là một nước có tỷ lệ lạm phát khá cao và không ổn định. Theo thông báo cuả các cơ quan kinh tế Indonesia thì năm ngoỏi, tỷ lệ lạm phỏt của Indonesia là 12,55% và mục tiờu trong nǎm nay sẽ giảm xuống cũn 9%, điều này có khả năng gây ra sự rủi do cho các công ty xuất khẩu gạo vào thị trường Indonesia ( Trong đó có IMEXTRACO) Tỷ lệ lạm phát không ổn định tạo khả năng rủi do cho các công ty, điều này dẫn tới sự thận trọng trong các hợp đồng kinh tế, đôi khi đã khiến cho các công ty xuất khẩu mất đI cơ hội kinh doanh và tạo ra tâm lý bất ổn . Chương 3. bàI học kinh nghiệm Và MộT Số GIảI PHáP I. Bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói chung và đối với công ty IMEXTRACO nói riêng: 1. Đặc điểm đặc biệt của hàng hoá: Gạo là một mặt hàng được xác định là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu trọng điểm, tăng nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách, tạo điều kiện thúc đẩy CHN- HĐH đất nước và quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Đây là sản phẩm của nông nghiệp, vì thế nó có sự phụ thuộc rất lớn vào yếu tố thời tiêt. Do đó khi tham gia kinh doanh xuất khẩu loại hàng hoá này công ty cần phải nghiên cứu kỹ về tình hình thời tiết, khí hậu trong nước và các nước nhập khẩu, để từ đó có những sách lược kinh doanh một cách hợp lý. Các dợt hạn hán, lũ lụt,… có ảnh hưởng rất lớn đến lượng cung và cầu của cả thị trường trong nước lẫn thị trường nhập khẩu gạo. Điều này được thể hiện rõ trong dịp xuất hiện hiện tượng Elino ở Indonesia vào tháng 10/2002 đã gây ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng gạo của Indonesia và dẫn tới việc đột ngột tăng khối lượng nhập khẩu. Nếu doanh nghiệp dự báo được điều này và có những chuẩn bị kịp thời trong các công tác chuẩn bị sẽ đảm bảo tốt các điều kiện để tham gia ký kết hợp đồng. 2. Tác động của tỷ giá đồng ngoại tệ. Trong thực tế cho thấy, sự thay đổi của tỷ giá đồng ngoại tệ đã có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Điều này được thể hiện rõ trong 6 tháng đầu năm 2001. Vào thời điểm này thì lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 2,2 triệu tấn, tăng 0,3 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2000. Tuy nhiên xét về tổng kim ngạch xuất khẩu thì lại không bằng 6 tháng đầu năm 2000. Do vậy không chỉ có các cấp các ban ngành lãnh đạo mà ngay cả các doanh nghiệp trực tiếp tham gia hoạt động xuất khẩu gạo cũng cần phải có được một đội ngũ cán bộ co năng lự về dự báo các biến đổi của tỷ giá đồng ngoại tệ. 3. Tác động của vấn đề tôn giáo, dân tộc. Qua thực tế của công ty IMEXTRACO cho thấy, khi tham gia đàm phán ký kết hợp đồng với các đối tác của Indonesia thị họ thường ưu tiên hơn đối với những cán bộ có sự hiểu biết, có kinh nghiệm về đất nước, về con người Indonesia. Đây cũng là một vấn đề tâm lý chung của mọi quốc gia trên thế giới, nhưng đối với những nước đạo hồi như Indonesia thì nó lại càng được đề cao. Khi chúng ta tìm hiểu được về đất nước, về con người, về tôn giáo của họ chúng ta sẽ hiểu thêm về tâm lý của đối tác kinh doanh để từ đó đưa ra những kế sách kinh doanh một cách hợp lý. Và đó cũng là điều kiện để hai bên hiểu nhau và củng cố quan hệ làm ăn kinh tế tạo dựng một thị trường ổn định và vững chắc. 4. Tác động của vấn đề cạnh tranh. Hiện nay đối thủ cạnh tranh chính của công ty IMEXTRACO và của các công ty xuất khẩu gạo của Việt Nam nói chung là các công ty xuất khẩu gạo của Thái Lan. Họ có rất nhiều ưu thế trong cạnh tranh, bởi vì chất lượng gạo của Thái Lan ngon, dẻo, thơm và giá thành lai thấp. Trước mắt thị gạo của Việt Nam vẫn đứng vững trên các thị trường quốc tế, tuy nhiên nếu xét về tương lai thì đó là một điều đáng lo ngại. Để duy trì khả năng canh trạnh thì ngoài việc đề xuất Chính phủ tạo đIều kiện nhập các loại giống có phẩm chất cao, các công ty xuất khẩu cũng phải không ngừng tăng cường đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ chế biến, công nghệ bảo quản nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế và trong thị trường Indonesia . 5. Tác động của sự thay đổi các chính sách của đối tác. Hiện tại Indonesia có rất nhiều chính sách nhằm bảo hộ nông dân, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của những công ty nước ngoài vào Indonesia , trong đó có IMEXTRACO. Các biện pháp mà Indonesia thường áp dụng gồm có thuế quan và hạn ngạch. Ngoài các thay đổi về thuế quan, hạn ngạch ra thì các công ty xuất khẩu gạo cũng cần phải chú ý tới những sự thay ngay trong các đối tác làm ăn như: Sự thay đổi phương thức mua bán, phương thức thanh toán… Để đảm bảo tốt các hoạt động kinh doanh của mình đạt hiệu quả cao thì IMEXTRACO và các công ty xuất khẩu gạo của Việt Nam cần phải nắm vững sự thay đổi trong các chính sách của đối tác, và phải dự đoán được tác động của các thay đổi đó tới giá cả, tới lượng cung cằunh thế nào. Từ đó có những kế hoạch cụ thể để nâng cao hiệu quả kinh doanh. II. Một số giải pháp giải quyết những khó khăn trong xuất khẩu gạo Để khắc phục những mặt còn yếu kém của công ty và phát huy những ưu điểm, trong thời gian tới công ty cần phải có một số giải pháp cụ thể sau: 1. Tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường Indonesia. Hiện nay trên thị trường gạo ở Indonesia có rất nhiều công ty cạnh tranh nhau một cách gay gắt, do đó công ty cần phải nắm rõ những đối thủ cạnh tranh, biết được những điểm mạnh điểm yếu của họ để từ đó có những chiến lược kinh doanh hợp lý và hiệu quả. Để có được như vậy thị công ty cần phải không ngừng nâng cao đội ngũ chuyên gia kinh tế. Liên tục bám sát thị trường và phải dự báo được sự biến động của thị trường, của tỷ giá, …  Để tăng cường khả năng cạnh tranh thì công ty cần: - Có một đội ngũ cán bộ chuyên thu thập thông tin về tình hình diễn biến của thị trường đầu vào, đầu ra và của các đối thủ cạnh tranh. Muốn vậy công ty cần thu thập chính xác và cập nhật những thông tin sau: + Thị trường có triển vọng nhất đối với xuất khẩu gạo cùng với các điều kiện về số lượng, chất lượng, giá cả...(cắt bớt những thị trường kém hấp dẫn để tìm thị trường mục tiêu). + Tình hình cạnh tranh giữa các đối tác hiện tại và tương lai + Tình hình sản xuất, kinh doanh, đầu tư áp dụng công nghệ mới cũng như trình độ quản lý các phương thức, điều kiện mua bán, chiến lược kinh doanh của bạn hàng. + Biến động chính trị, kinh tế xã hội của các nước có ảnh hưởng không nhỏ tới sự vận động của thị trường (cung cầu và giá cả mà Công ty quan tâm) + Chính sách thuế, hải quan, chế độ quản lý ngoại thương của thị trường... - Đẩy mạnh chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm Gạo là một mặt hàng chịu sự ảnh hưởng của thời tiết khí hậu. Vì vậy, chế biến xuất khẩu gạo là một công đoạn rất cần thiết, nó giúp các nhà xuất khẩu tăng thêm giá trị hàng hoá, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Indonesia nói riêng. - Từng bước giảm chi phí giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh Trong nền kinh tế thị trường, tình hình cạnh tranh luôn xảy ra ở tất cả các loại hàng hóa. Người ta cạnh tranh nhau về giá cả, trình độ khoa học công nghệ... Với các loại hàng hóa có hàm lượng kỹ thuật cao thì chủ yếu cạnh tranh về trình độ tiên tiến của sản phẩm. Với các loại sản phẩm nông nghiệp trong đó có mặt hàng gạo thì cạnh tranh chủ yếu qua giá cả và chất lượng sản phẩm. Trong thời gian qua Công ty không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa, giảm giá thành gạo xuất khẩu. Để giảm giá gạo xuất khẩu mà không ảnh hưởng tới lợi nhuận của Công ty thì biện pháp chủ yếu được tiến hành là cắt giảm chi phí không cần thiết, triệt để tiết kiệm. Một số chi phí sau đây có thể cắt giảm: Chi phí thu mua. Chi phí này có thể cắt giảm bằng nhiều cách như Công ty đẩy mạnh thu mua lúa gạo trực tiếp ở các địa bàn, có kế hoạch thu mua và dự trữ... Chi phí chế biến: Công ty có thể nghiên cứu để đầu tư xây dựng một nhà máy chế biến hiện đại . Việc làm này vừa giảm được chi phí gia công ngoài chế biến, vừa tạo thêm việc làm cho cán bộ công nhân viên đồng thời đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Chi phí vận chuyển nội địa và quốc tế. 2. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường Trong hoạt động này thì mộ mặt công ty cần phải củng cố quan hệ với các bạn hàng cũ, có mối quan hệ lâu năm. Mặt khác công ty cần chú trong tới các bạn hàng mới, tạo điều kiện mở rộng thị trường. Tại Indonesia thị trường chủ yếu của công ty tập trung tại ba thành phố chính như: Jakarta, Su-ba-ray, Mê-đan. Vì vậy có thể nói là khâu khai thác thị trường của công ty còn có nhiều hạn chế. Trong tương lai công ty cần phải thúc đẩy hoạt động mở rộng thị trường nhằm phát huy hết khả năng của mình. Trong hoạt động xuất khẩu vấn đề nghiên cứu, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu. Giai đoạn hiện nay cũng như những năm tới, Công ty IMEXTRACO cần phải xây dựng cho mình một chiến lược cụ thể về nghiên cứu thị trường mục tiêu, nắm được các thông tin thiết yếu về thị trường như: xu hướng thị trường, nhu cầu và tình hình cung cấp, khả năng tiêu thụ... Các thị trường chủ yếu mà Công ty cần tập trung vào trong những năm tới: - Các thị trường quen thuộc: Jakarta, Su-ba-ray, Mê-đan. Thuận lợi của công ty khi tham gia vào các thị trường này là khả năng tiêu thụ rất lớn, mối quan hệ giữa công ty và thị trường khá chặt chẽ và ổn định. Tuy nhiên công ty lai gặp phải một số khó khăn do phải cạnh tranh với các công ty của Thái Lan. - Các thị trường khác: Bao gồm một số thị trường có nền kinh tế khá phát triển, có sức tiêu thụ lớn như: Băng-đung, Bali, Sumatra… Hiện tại công ty chưa có quan hệ làm ăn với các thị trường năy, nhưng trong tương lai cùng với sự phát triển của công ty, chắc chắn công ty sẽ mở rộng quan hệ làm ăn sang những thị trường đầy triển vọng này. 3. Tổ chức tốt mạng lưới thu mua, tạo nguồn hàng cho xuất khẩu. Trong kinh doanh xuất khẩu vấn đề thu gom, tạo nguồn hàng ổn định là hết sức quan trọng. Khác với những sản phẩm công nghiệp, đối với gạo việc sản xuất diễn ra trên diện tích rộng, mang tính chất thời vụ và với khối lượng lớn. Chính vì vậy, muốn làm tốt công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu Công ty cần phải: - Tổ chức tốt mạng lưới thu mua hàng xuất khẩu tránh tình trạng thu mua qua trung gian vừa làm tăng giá mà khó kiểm soát được chất lượng. Đồng thời dễ gây mất ổn định nguồn đầu vào của Công ty. - Các đầu mối thu mua phải được thiết lập ngay tại vùng nguyên liệu hoặc trực tiếp đặt hàng của các cơ sở chế biến xay xát gạo, đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long. Có như vậy mới giảm được giá thành thu mua, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. - Cần củng cố mối quan hệ bạn hàng sẵn có trước đây với các đại lý, cơ sở chế biến , đồng thời tăng cường mở rộng thị trường thu mua của Công ty với các vùng nguyên liệu khác (các tỉnh miền Trung) - Công ty có thể nghiên cứu phương án kết nghĩa hoặc liên doanh với các cơ sở chế biến để có một nguồn hàng ổn định. Tuy nhiên để đảm bảo cho nguồn hàng ổn định này thì Công ty phải có một đầu ra tương đối ổn định. Hai việc này cần tiến hành song song để hỗ trợ cho nhau và là điều kiện để mặt kia phát triển. Đồng thời, trong khâu thu mua Công ty cần phải thực hiện giám định chất lượng sản phẩm nghiêm túc bởi đó là yếu tố quyết định đến chất lượng gaọ xuất khẩu. 4. Đẩy mạnh chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm Gạo là một mặt hàng chịu sự ảnh hưởng của thời tiết khí hậu. Vì vậy, chế biến xuất khẩu gạo là một công đoạn rất cần thiết, nó giúp các nhà xuất khẩu tăng thêm giá trị hàng hoá, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường thế giới. Gạo xuất khẩu của Công ty IMEXTRACO từ trước đến nay đều thuê ngoài gia công chế biến. Thông qua hợp đồng kí kết với các đối tác nước ngoài, Công ty xác định được số lượng, chất lượng mà từ đó tổ chức thu gom hàng hóa và thuê gia công chế biến. Việc thuê ngoài chế biến làm nảy sinh một số vấn đề sau: - Chất lượng hàng hóa không đồng đều, không ổn định. Vấn đề rất dễ nảy sinh khi thuê nhiều đơn vị chế biến mà mỗi đơn vị lại có một công nghệ khác nhau. Đây là bất lợi rất lớn, dễ mất uy tín làm ăn của Công ty với các đối tác nước ngoài - Chi phí tăng làm cho giá thành tăng, lợi nhuận giảm. Khi thuê ngoài gia công chế biến, tất nhiên Công ty phải trả chi phí. Điều này làm tăng chi phí đầu vào và tăng giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, Công ty nên nghiên cứu, khảo sát, đầu tư để xây dựng nhà máy xay sát, đánh bóng, phân loại gạo, đóng gói sản phẩm... gần địa điểm thu mua nhằm giảm thiểu chi phí đầu vào, nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu và tạo thêm việc làm cho người lao động. Mặt khác, Công ty cần hỗ trợ nguồn vốn cũng như các biện pháp kỹ thuật cho các đơn vị thành viên hoặc đại lý thu mua trong công tác chế biến bảo quản. 5. Nâng cao hiệu quả thu thập thông tin và các nghiệp vụ xuất khẩu khác. *Thông tin có vai trò rất quan trọng trong quản lý kinh tế. Nó giúp cho các nhà quản lý có những quyết định tối ưu để điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty. Trong công tác nghiên cứu mở rộng thị trường thì thông tin có vai trò vô cùng quan trọng, khả năng thu thập và chiếm giữ thông tin tạo nên một chỗ đứng vững chắc của Công ty trên thị trường trong và ngoài nước. Đây là một thứ tài sản vô hình mà không phải bất cứ một công ty nào cũng có được. Do đó. Công ty cần phải có những thông tin chính xác về các tình hình sau: - Thị trường có triển vọng nhất đối với xuất khẩu gạo cùng với các điều kiện về số lượng, chất lượng, giá cả...(cắt bớt những thị trường kém hấp dẫn để tìm thị trường mục tiêu). Tình hình cạnh tranh giữa các đối tác hiện tại và tương lai - Tình hình sản xuất, kinh doanh, đầu tư áp dụng công nghệ mới cũng như trình độ quản lý các phương thức, điều kiện mua bán, chiến lược kinh doanh của bạn hàng. - Biến động chính trị, kinh tế xã hội của các nước có ảnh hưởng không nhỏ tới sự vận động của thị trường (cung cầu và giá cả mà Công ty quan tâm) - Chính sách thuế, hải quan, chế độ quản lý ngoại thương của thị trường... Những thông tin này giúp cho Công ty có thể xác lập được chiến lược kinh doanh, lựa chọn đối tác và thị trường thích hợp cho việc xuất khẩu gạo của mình. 6. Kiến nghị với nhà nước Để tăng cường khả năng xuất khẩu gạo của các công ty trong nước, phấn đấu đến năm 2004 nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới thì trong thời gian tới nhà nước cần tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong mọi công đoạn từ chế biến đến bảo quản bằng cách đầu tư công nghệ nhằm giảm tiêu hao, giảm giá thành và tăng khả năng cạnh tranh. Đồng thời có những chính sách hỗ trợ xuất khẩu về vốn, thuế, thưởng xuất khẩu… để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển chất lượng cây lúa, đáp ứng đầy đủ mục tiêu xuất khẩu. Kết luận Bước vào thế kỷ 21, chúng ta đã là một thành viên của ASEAN và sẽ tham gia vào các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới như APEC, WTO... Các doanh nghiệp của Việt Nam càng có nhiều việc để làm để có thể tồn tại, bởi một doanh nghiệp kém linh động sẽ bị loại khỏi thương trường, Nhà nước sẽ không thể làm được gì để có thể cứu vãn được nó. Do vậy, ngay từ bây giờ các doanh nghiệp cũng như Nhà nước cần có một chiến lược phát triển đúng đắn để chúng ta có thể tham gia vào các tổ chức kinh tế trên một cách có lợi nhất. Công ty IMEXTRACO là một doanh nghiệp kinh doanh và xuất khẩu gạo - một mặt hàng được xác định là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu trọng điểm, tăng nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách, tạo điều kiện thúc đẩy CHN- HĐH đất nước và quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Bởi vậy, với nỗ lực của toàn Công ty và sự quản lý đúng đắn của Nhà nước thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô thì Công ty sẽ phát triển hơn nữa. Qua việc nghiên cứu đề tài này, ta thấy có rất nhiều tồn tại vướng mắc xoay quanh vấn đề thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo ở các doanh nghiệp nói chung và Công ty IMEXTRACO nói riêng. Nhưng điều quan trọng chúng ta rút ra được những bài học gì để từ đó đưa ra được những biện pháp khắc phục. DANH MụC TàI LIệU THAM KHảO: 1. Báo Nông nghiệp (các số từ 203-252) 2. Tài liệu của công ty IMEXTRACO 3. Kinh tế Việt Nam và thế giới _NXB tuổi trẻ 4. Thời báo tài chính ngày 5/9/2003 5. Tạp chí Phát triển kinh tế: số 112/2001, 107/2001 6. Tạp chí kinh tế dự báo: số 9/1999, số3/1998 7. Giáo trình Kinh doanh quốc tế_ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Mục lục Lời nói đầu ................................................................................................................. 1 Chương 1: công ty IMEXTRACO thâm nhập thị trường Indonesia . .................... 3 Chương2: Phân tích tình huống. ............................................................................. 11 I. Sơ lược về nền kinh tế Indonesia: .............................................................................. 11 II. Phân tích các lý do dẫn đến việc thâm nhập thị trường Indonesia của công ty IMEXTRACO: ............................................................................................................... 12 1. Đây là sự phát triển tất yếu của công ty. ............................................................... 12 2. Indonesia lµ mét n-íc trong cïng khu vùc víi ViÖt Nam. ..................................... 13 3. Indonesia là một thị trường tiêu thụ lớn, là một nước luôn dẫn đầu thế giới trong ho¹t ®éng nhËp khÈu g¹o. .......................................................................................... 13 4. Indonesia là một nước có nền kinh tế khá phát triển. ........................................... 14 III. Các thay đổi diễn ra trong môi trường kinh tế của Indonesia và ảnh hưởng của nó tới việc xuất khẩu gạo của công ty IMEXTRACO. ....................................... 14 1. Sù thay ®æi ph-¬ng thøc mua b¸n : ....................................................................... 14 2. Sự thay đổi thuế quan và hạn ngạch : .................................................................... 15 IV. Các thuận lợi , khó khăn và các yếu tố chi phối trong hoạt động xuất khẩu gạo sang Indonesia của công ty : ........................................................................................ 17 1. ThuËn lîi: ................................................................................................................. 17 2. Khó khăn: ................................................................................................................ 18 3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty sang thị trường Indonesia : ......................................................................................... 20 Chương 3. bàI học kinh nghiệm Và MộT Số GIảI PHáP ...................................... 24 I. Bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói chung và đối với công ty IMEXTRACO nói riêng:........................................................................... 24 1. §Æc ®iÓm ®Æc biÖt cña hµng ho¸: .................................................................... 24 2. T¸c ®éng cña tû gi¸ ®ång ngo¹i tÖ. ....................................................................... 24 3. Tác động của vấn đề tôn giáo, dân tộc. ................................................................. 25 4. Tác động của vấn đề cạnh tranh. ............................................................................ 25 5. Tác động của sự thay đổi các chính sách của đối tác. .......................................... 25 II. Một số giải pháp giải quyết những khó khăn trong xuất khẩu gạo ................... 26 1. Tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường Indonesia. ........... 26 2. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường ............................................................ 27 3. Tæ chøc tèt m¹ng l-íi thu mua, t¹o nguån hµng cho xuÊt khÈu. .......................... 28 4. Đẩy mạnh chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm ............................................. 29 5. N©ng cao hiÖu qu¶ thu thËp th«ng tin vµ c c¸ nghiÖp vô xuÊt khÈu kh c¸. ............. 29 6. Kiến nghị với nhà nước .......................................................................................... 30 Kết luận .................................................................................................................... 30

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN Nền kinh tế Indonesia và sự ảnh hưởng của nó đến sự thâm nhập của công ty Xuất nhập khẩu và xây dựng_ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn(IMEXTRACO ).pdf
Luận văn liên quan