Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức bón phân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cà phê vối trong điều kiện có che bóng và không che bóng tại DakLak

MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt v Danh mục bảng vi Danh mục hình vii 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Tính cấp thiết của đề tài 2 1.3. Mục đích của đề tài 2 1.4. Yêu cầu của đề tài 3 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3 1.6. Giới hạn đề tài 4 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 2.1. Tình hình phát triển sản xuất cà phê ở nước ta 5 2.2. Nguồn gốc và đặc tính cà phê vối (Coffea canephora) 8 2.3. Yêu cầu khí hậu của cây cà phê vối 9 2.4. Đất trồng cà phê 11 2.5. Giống cà phê vối 13 2.6. Nhu cầu dinh dưỡng của cà phê 14 2.7. Vai trò của phân bón, tưới nước và trồng cây che bóng trong thâm canh cà phê 17 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 3.1. Đối tượng điều tra, nghiên cứu 26 3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 27 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36 4.1. Điều kiện tự nhiên của vùng điều tra 36 4.1.1. Đặc điểm khí hậu thời tiết 36 4.1.2. Đất đai 36 4.1.3. Nhiệt độ không khí 41 4.1.4. Gió 42 4.1.5. Chế độ mưa 42 4.1.6. Ẩm độ không khí 43 4.1.7. Tình hình trồng cây che bóng, cây chắn gió tại địa bàn điều tra 44 4.1.8. Tình hình tưới nước cho cà phê trong mùa khô 47 4.1.9. Năng suất cà phê tại các vùng điều tra 49 4.1.10. Tình hình sử dụng phân bón tại các điểm điều tra 50 4.2. Kết quả nghiên cứu tại vườn thí nghiệm 51 4.2.1. Nhiệt độ không khí 51 4.2.2. Ẩm độ không khí tại vườn thí nghiệm 53 4.2.3. Ẩm độ đất 55 4.2.4. Lý hóa tính đất tại địa điểm nghiên cứu 58 4.2.5. Ảnh huởng của các công thức bón phân đến tốc độ tăng trưởng của số đốt trên cành trong điều kiện có che bóng và không che bóng 59 4.2.6. Tỷ lệ rụng quả 60 4.2.7. Lượng chất hữu cơ trả lại cho đất tại vườn thí nghiệm trên 2 nền có và không có che bóng 64 4.2.8. Tỷ lệ nhiễm bệnh gỉ sắt của cà phê vối trong vườn thí nghiệm 65 4.2.9. Năng suất cà phê tại vườn thí nghiệm 67 4.2.10.Hiệu quả kinh tế từ mô hình thí nghiệm với 3 công thức phân bón trên 2 nền có và không có che bóng 69 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 71 5.1. Kết luận 71 5.2. Đề nghị 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

doc101 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4842 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức bón phân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cà phê vối trong điều kiện có che bóng và không che bóng tại DakLak, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trồng cây muồng hoa vàng giữa các hàng cà phê làm cây che bóng che gió tạm thời trong mùa khô, qua mùa mưa thì rong tỉa định kỳ và vùi lấp toàn bộ lượng tàn dư này lại cho đất. Ngày nay, diện tích cà phê có trồng cây che bóng và trồng xen ở DakLak đã tăng lên đáng kể, ở huyện Krông Pach diện tích cà phê có trồng cây che bóng chiếm 18%, diện tích cà phê có trồng xen cây ăn trái để che bóng chiếm 32% và diện tích cà phê không có che bóng chiếm 50%. Hình 4.6. Tình hình trồng xen và trồng cây che bóng ở huyện Krông Pach Hình 4.7. Tình hình trồng cây che bóng và trồng xen ở TP BMT Trong khi đó ở Thành Phố Buôn Ma Thuột, diện tích cà phê có trồng cây che bóng cao hơn ở Krông Pach chiếm 27%, diện tích có trồng xen cây ăn quả chiếm 35% và vườn không trồng cây che bóng ở Thành Phố Buôn Ma Thuột có tỷ lệ thấp hơn ở Krông Pach chỉ chiếm 38%. Cây che bóng chắn gió thường dùng trong cây vườn cà phê kinh doanh là muồng đen (Cassia siamea) với mật độ trồng 9m x 12m. Với cây keo dậu, do lá nhỏ, độ cao vừa phải nên được trồng với mật độ 6m x 9m. Một số nông dân còn dùng biện pháp trồng xen cây ăn trái trong vườn cà phê thay vì phải trồng cây che bóng, vừa được thu nhập khá lớn từ trái cây vừa có tác dụng che chắn gió. Các loại cây ăn trái phổ biến dùng để trồng xen là sầu riêng và bơ, ngoài ra một số nông dân có điều kiện đầu tư còn dùng các loại cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao như cây Hông (Pawlonia) hay cây sưa (cây trắc thối) làm cây che chắn gió. Khi cà phê hết chu kỳ kinh doanh thì cũng là lúc người ta thu các sản phẩm từ những loại cây này. Kết quả điều tra cho thấy sinh khối hữu cơ từ cây che bóng và tàn dư thực vật có thể làm phân cho cà phê trên đất Bazan tại DakLak là rất lớn. Theo Lương Đức Loan và Trình Công Tư [21] bình quân hàng năm đạt hơn 25 tấn/ha, trong đó cành, lá cà phê 9,62 tấn chiếm 37,32%, cỏ trên lô 4,90 tấn chiếm 14,11%, cỏ bờ lô 2,92 tấn chiếm 11,39% và cây che bóng chắn, gió 8,20 tấn chiếm 31,98%. Khối lượng này gấp 1,5 lần so với tổng sinh khối rơm, rạ tươi của 1 ha ruộng lúa nước. Như vậy, lượng lá rụng và cành lá cây muồng đen hoặc cây keo dậu che bóng, chắn gió được rong tỉa hàng năm đạt 6-8 tấn/ha, chiếm gần 30% tổng sinh khối tàn dư hữu cơ. Hàng năm thường xuyên tạo hình cà phê (3-4 lần/năm), cắt bỏ cành, lá vô hiệu, tạo bộ tán gọn, để tập trung dinh dưỡng và ánh sáng cho cành hữu hiệu cũng thu được khối lượng hữu cơ 8-9 tấn/ha. 4.1.8. Tình hình tưới nước cho cà phê trong mùa khô Tây Nguyên nói chung và DakLak nói riêng có mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau do vậy tưới nước là biện pháp kỹ thuật bắt buộc quyết định đến sinh trưởng và cho năng suất cà phê. Tùy điều kiện thời tiết từng năm các vườn cây được tưới từ 3-5 đợt. Trong mùa khô 2006-2007 số lần tưới bình quân ở các điểm điều tra là 3,2 đợt với lượng tưới trung bình 2.837m3/ha/năm. Bảng 4.4. Tình hình tưới nước cho cà phê kinh doanh ở các điểm điều tra Điểm điều tra Lượng nước tưới (m3/ha/năm) Số đợt tưới TB/năm Khoảng biến động Trung bình Buôn Ma Thuột 2200 - 4560 3247 3,20 Krông Pach 1860 - 2880 2427 3,10 Biến động/TB 1200 - 5400 2837 3,15 4.1.8.1. Lượng nước tưới cho cà phê So với TP BMT, lượng nước tưới ở Krông Pach thấp hơn tuy nhiên lại tương đối phù hợp với nhu cầu lượng nước của cây (tương đương với công thức đề xuất tưới tiết kiệm của Viện KHKT NLN Tây Nguyên 400m3/lần/ha; 20-25 ngày/lần tưới). Còn lượng nước tưới ở TP BMT quá cao không những gây lãng phí trong đầu tư mà còn làm tăng nguy cơ thất thoát dinh dưỡng do rửa trôi theo hướng trực di hoặc chảy tràn trên mặt đất. ngoài ra việc khai thác quá mức lượng nước bề mặt và nước ngầm để tưới cho cà phê đã góp phần làm cạn kiệt nguồn tài nguyên nước dự trữ trong đất. Hình 4.8. Lượng nước tưới cho cà phê năm 2007 4.1.8.2. Nguồn nước tưới cho cà phê Qua điều tra phần lớn người trồng cà phê sử dụng nguồn nước tưới cho cà phê từ nước giếng, tỷ lệ sử dụng nước giếng ở Thành Phố Buôn Ma Thuột và Krông Pach trung bình chiếm 62,3% và diện tích còn lại sử dụng nguồn nước từ sông, suối, ao hồ. Các doanh nghiệp cà phê nhà nước có đủ điều kiện làm hồ chứa và đập thủy lợi trữ nước thì sử dụng từ nguồn nước này. Hình 4.9. Nguồn nước tưới cho cà phê ở khu vực điều tra Với tình trạng diện tích cà phê ngày càng tăng như hiện nay trong khi nguồn nước dự trữ có giới hạn thì tình trạng thiếu nước trong tương lai gần chắc chắn sẽ xảy ra. Theo Trần An Phong nguồn nước ngầm tại DakLak đang bị khai thác triệt để và lãng phí. Trung bình mỗi ngày trong mùa khô đã khai thác hơn 1,5 triệu m3 nước trong đó để phục vụ cho nhu cầu tưới cà phê trên toàn tỉnh chiếm hơn 90%. 4.1.9. Năng suất cà phê tại các vùng điều tra Năm 2006 là năm DakLak được mùa cà phê và cho năng suất rất cao nhờ thời tiết thuận lợi đồng thời có sự mạnh dạn đầu tư của nông dân khi giá cà phê tăng và ổn định trong vài năm qua. Bảng 4.5. Năng suất cà phê tại các khu vực điều tra (ĐVT: tấn/ha) Điểm điều tra 2004 2005 2006 Buôn Ma Thuột 2,32 1,69 1,84 Krông Pach 1,50 1,40 2,75 Trung bình 1,96 1,52 1,93 (Nguồn: Niên giám thống kê 2006) Bảng 4.6. Năng suất cà phê tại các vùng điều tra (ĐVT: tấn/ha) Điểm điều tra Khoảng biến động(tấn/ha) Năng suất bình quân (tấn /ha) Buôn Ma Thuột 2,4 - 4,8 3,48 ± 0,19 Krông Pach 2,8 - 5,0 3,70 ± 0,17 Qua bảng trên cho thấy năng suất cà phê tại các vùng điều tra biến động từ 2,4-5 tấn nhân/ha và không có sự khác biệt đáng kể về năng suất bình quân giữa 2 điểm điều tra. 4.1.10. Tình hình sử dụng phân bón tại các điểm điều tra Qua điều tra ở Thành Phố Buôn Ma Thuột (TP BMT) và Krông Pach, chúng tôi nhận thấy mức độ sử dụng phân chuồng ở 2 vùng là tương đương nhau, còn phân bón vô cơ ở 2 vùng rất khác biệt nhau. Tại khu vực Krông Pach, lượng phân bón được sử dụng trung bình theo tỷ lệ (N: P2O5: K2O) là 273,9: 103,1: 234,5; trong khi đó tại khu vực TP BMT lượng phân bón được sử dụng cao hơn rất nhiều và có tỷ lệ như sau 473,7: 199,2: 302,9. So sánh với tỷ lệ khuyến cáo của Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên là 300: 100: 300 thì tỷ lệ và lượng phân bón ở 2 khu vực điều tra trên chưa được hợp lý. Bảng 4.7. Lượng phân sử dụng cho cà phê tại khu vực điều tra Địa điểm Lượng phân bón (kg/ha) N P2O5 K2O P.chuồng TP BM Thuột 473,7 199,2 302,9 8.400 Krông Pach 273,9 103,1 234,5 8.530 Mặc dù cà phê khu vực TP BMT được bón với một lượng phân cao hơn khu vực Krông Pach nhưng năng suất cà phê trung bình tại khu vực TP BMT vẫn thấp hơn khu vực Krông Pach. Như vậy, để có năng suất trung bình cao hơn 3,4 tấn/ha, ngoài việc bón một lượng phân vô cơ khá lớn, năng suất cà phê còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố kỹ thuật khác như giống, kỹ thuật bón phân, tưới nước, kỹ thuật tạo hình và lượng phân hữu cơ sử dụng trong năm. 4.2. Kết quả nghiên cứu tại vườn thí nghiệm 4.2.1. Nhiệt độ không khí Tại vườn thí nghiệm, khi quan trắc bằng máy Micro Log trong ngày vào mùa khô tháng 3/2007 cho thấy nhiệt độ ở vườn cây có che bóng luôn luôn thấp hơn so với vườn cây trồng thuần, trung bình từ 1,0 đến 3,5oC. Nhiệt độ thấp nhất trong vườn ở 2 loại hình có che bóng và không có che bóng chênh lệch không đáng kể (26,0oC ở vườn có che bóng và 27,0oC ở vườn không che bóng lúc 8h). Nhiệt độ cao nhất trong ngày ở vườn có che bóng (lúc 13h) là 36oC trong khi vườn không có che bóng là 39oC, đặc biệt lúc 11h đến 12h trưa sự chênh lệch nhiệt độ giữa 2 vườn tăng lên rất nhanh và cao nhất (35oC ở vườn có che bóng và 38,5oC ở vườn không có che bóng). (Kết quả theo dõi được thể hiện qua hình 4.10) Hình 4.10. Diễn biến nhiệt độ trong ngày tại vườn thí nghiệm năm 2007 (Quan trắc vào tháng 2/2007) Điều này rất có lợi cho vườn cây trong mùa khô, ngoài việc điều hòa nhiệt độ, giảm bớt cường độ ánh sáng, cây che bóng còn giúp làm tăng độ ẩm, chống bốc thoát hơi nước, giúp cây cà phê sinh trưởng phát triển tốt trong mùa khô khốc liệt ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, trong mùa mưa cây che bóng cũng có thể gây rậm rạp, tạo độ ẩm cao, gây bất lợi cho quang hợp và đề kháng của cây cà phê, do đó đòi hỏi cây che bóng được rong tỉa để tạo độ thông thoáng tốt. Trong điều kiện cùng tưới một lượng nước 400 m3/ha, nhiệt độ không khí ở vườn có che bóng thường thấp hơn nhiệt độ ở vườn không che bóng và được thể hiện cụ thể ở các thời điểm trước và sau tưới 1 ngày và sau tưới 15 ngày. Trước tưới 1 ngày, nhiệt độ không khí trong vườn không có cây che bóng (39oC) cao hơn nhiệt độ trong vườn có che bóng (37,5oC). Sau 1 ngày tưới nhiệt độ không khí ở 2 vườn chênh lệch không nhiều: 37oC ở vườn không che bóng và 36oC ở vườn có che bóng. Nhưng sau tưới 15 ngày thì nhiệt độ không khí giữa 2 vườn chênh lệch cao hơn: 38oC ở vườn không có che bóng và 36,5oC ở vườn có che bóng.(Quan trắc bằng máy Micro Log lúc 13g ở mỗi đợt). Bảng 4.8. Ảnh hưởng của cây che bóng đến nhiệt độ và ẩm độ không khí tại vườn thí nghiệm Chỉ tiêu Nhiệt độ(oC) Ẩm độ(%) Che bóng Không bóng Che bóng Không bóng Trước tưới 1 ngày 37,5 39,0 78,0 72,0 Sau tưới 1 ngày 36,0 37,0 86,5 86,0 Sau tưới 15 ngày 36,5 38,0 80,0 73,0 Hình 4.11. Nhiệt độ không khí trong vườn thí nghiệm ở 3 công thức bón phân trước và sau tưới nước 4.2.2. Ẩm độ không khí tại vườn thí nghiệm Đối với độ ẩm không khí tại vườn thí nghiệm, vườn cây được che bóng luôn có độ ẩm cao hơn so với vườn cây trồng thuần, càng về cuối ngày độ ẩm giữa 2 vườn có chiều hướng chênh lệch nhiều hơn được thể hiện qua đường biển diễn ẩm độ giữa 2 vườn có chiều hướng xa nhau hơn. Những kết quả ghi nhận từ máy đo Micro Log cho thấy dao động về độ ẩm không khí trong ngày ở vườn không che bóng thường rất cao (72% lúc 8h và 54% lúc 14h) trong khi đó trong vườn có che bóng luôn nhỏ hơn so với vườn trồng thuần (76% lúc 9h và 57,5% lúc 13h). Ở Tây Nguyên tháng 3 và tháng 4 thường nhiệt độ ở mức cao nhất có lúc tới (39oC) và ẩm độ không khí lúc này cũng vào mức thấp nhất (54%) đồng thời trong thời gian này gió nhiều (có lúc lên đến 4,6m/s) làm cho sự thoát hơi nước ở trong cây cũng như trong đất rất mạnh, những nơi không kịp tưới nước bổ sung kịp thời cho cây tạo nên hiện tượng lá héo sinh lý, để lâu có thể teo quả và rụng lá và trái non dẫn đến mất năng suất sau này. Hình 4.12. Diễn biến ẩm độ trong ngày tại vườn thí nghiệm năm 2007 (Quan trắc vào tháng 2/2007) Quan trắc ẩm độ không khí qua các lần tưới của thí nghiệm trong điều kiện có và không có che bóng, ẩm độ không khí trên 2 vườn thí nghiệm sau 1 ngày tưới chênh lệch rất ít (86,5% ở vườn che bóng và 86% ở vườn không che bóng) so với thời điểm trước tưới 1 ngày (78% ở vườn che bóng và 72% ở vườn không che bóng) và sau tưới 15 ngày (80% ở vườn che bóng và 73% ở vườn không che bóng) thì chênh lệch rất rõ. Hình 4.13. Ẩm độ không khí trong vườn thí nghiệm ở 3 công thức bón phân trước và sau tưới nước 4.2.3. Ẩm độ đất Cùng một công thức tưới 400m3 nước/ha/lần tưới (tương đương 390 lít/cây/lần tưới), ẩm độ đất ở vườn có che bóng luôn luôn cao hơn ở vườn không che bóng và ẩm độ đất ở công thức PB1 cao hơn công thức PB2 và PB3. So sánh ẩm độ đất trên vườn thí nghiệm có và không có che bóng vào các giai đoạn trước tưới 1 ngày, ở công thức PB1 có độ ẩm trung bình thấp nhất: 29,96% ở vườn có che bóng và 29,25% ở vườn không che bóng. Công thức PB2 có độ ẩm trung bình cao nhất: 30,41% ở vườn có che bóng và 29,65% ở vườn không che bóng. Bảng 4.9. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến ẩm độ đất trong điều kiện có che bóng và không che bóng qua các đợt tưới nước Công thức Che bóng Không che bóng PB1 PB2 PB3 PB1 PB2 PB3 Trước 1ngày 29,96 30,41 30,35 29,25 29,65 29,33 Sau 1ngày 42,84 42,99 42,84 42,42 42,70 42,59 Sau 15ngày 33,02 33,33 33,2 32,35 32,77 32,57 Hình 4.14. Ẩm độ đất trước tưới 1 ngày ở 3 công thức bón phân trong điều kiện có che bóng và không che bóng. Ẩm độ đất ở vườn không che bóng luôn luôn thấp hơn ở vườn có che bóng trung bình 0,8% ở giai đoạn 1 ngày trước khi tưới. Sau khi tưới 1 ngày ẩm độ đất ở vườn có che bóng và không che bóng tương đương nhau và được thể hiện qua hình sau: Hình 4.15. Độ ẩm đất 1 ngày sau tưới ở 3 công thức bón phân trong điều kiện có che bóng và không che bóng Sau 15 ngày tưới thì ẩm độ đất ở 2 vườn có và không có che bóng chênh lệch nhau rất rõ trung bình 0,6%, ẩm độ đất ở công thức PB2 cao nhất (33,33% ở vườn che bóng và 32,77% ở vườn không che bóng). Hình 4.16. Ẩm độ đất sau tưới 15 ngày ở 3 công thức bón phân trong điều kiện có che bóng và không che bóng Từ kết quả trên, chúng tôi ghi nhận được ở công thức PB2 sử dụng 5 tấn vỏ cà phê hoai mục có tác dụng giữ ẩm tốt hơn so với 2 công thức còn lại và công thức PB1 có độ ẩm thấp nhất. Như vậy, bón một lượng lớn vỏ cà phê hoai mục ngoài việc cung cấp dinh dưỡng cho cây còn có tác dụng giữ làm tăng độ ẩm cho đất góp phần tiết kiệm trong chi phí tưới nước cho cây trồng. 4.2.4. Lý hóa tính đất tại địa điểm nghiên cứu So sánh kết quả phân tích mẫu đất tại địa điểm thí nghiệm và các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Sỹ Nghị [26], Vũ Cao Thái [33] và Nguyễn Tri Chiêm [8], [9], [37] thì lý hóa tính tại địa điểm nghiên cứu rất thích hợp cho cà phê sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên chỉ có hàm lượng lân dễ tiêu trong đất thấp mặc dù lân tổng số tương đối cao, do đó bón lân phải cân đối hợp lý nhằm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cà phê. Bảng 4.10. Lý, hóa tính đất tại địa điểm nghiên cứu trong điều kiện có che bóng và không che bóng (tầng 0-30cm) Chỉ tiêu Có che bóng Không che bóng Tháng 4 Tháng 11 Tháng 4 Tháng 11 pHKCl 4,46 4,48 4,41 4,49 C% 2,68 2,96 2,55 2.67 Nts% 0,168 0,193 0,162 0,167 P2O5% 0,21 0,24 0,18 0,20 K2O% 0,06 0,09 0,05 0,06 P2O5 dt (mg/100gam đất) 7,66 7,86 6,73 6,81 K2O dt (mg/100gam đất) 10,1 11,2 8,56 9,72 Ca2+ (meq/100gam đất) 2,80 2,98 2,78 2,80 Mg2+ (meq/100gam đất) 2,67 2,70 2,58 2,60 Cấp hạt (%) 2-0,05 mm 44,8 48,2 44,3 47,2 0,05-0,002mm 24,7 22,5 23,7 25,1 < 0,002mm 30,5 29,3 31,0 27,7 (Kết quả được phân tích tại Viện KHKT NLN Tây Nguyên) Từ bảng phân tích trên cho thấy sau khi bón phân đã góp phần cải thiện được lý hóa tính, hầu hết các chỉ tiêu dinh dưỡng trong đất ở 2 mô hình có và không có cây che bóng đều tăng tuy nhiên ở điều kiện không che bóng đạm tổng số Nts% (1,62-1,67) thấp hơn so với điều kiện có che bóng (1,68- 1,93) và kali tổng số ở điều kiện không che bóng (0,05-0,06) thấp hơn so với điều kiện có che bóng (0,06-0,09), thành phần đoàn lạp có kích thước 2mm-0,05mm ở vườn không che bóng tăng (44,3- 47,2%) cũng thấp hơn ở vườn có che bóng (44,8-48,2%). Ở vườn có che bóng, bón phân không những cung cấp dinh dưỡng cho cà phê mà bước đầu lượng tàn dư hữu cơ từ cây che bóng đã góp phần cải thiện lý, hóa tính đất làm cho độ phì đất ngày càng tăng lên và cũng là nguồn dinh dưỡng dự trữ sau này cho cây trồng. 4.2.5. Ảnh huởng của các công thức bón phân đến tốc độ tăng trưởng của số đốt trên cành trong điều kiện có che bóng và không che bóng Theo sơ đồ bố trí thí nghiệm, vườn có và không có che bóng đều có 12 ô. Trên mỗi ô chúng tôi chọn 3 cây cố định từ lúc bắt đầu thí nghiệm để theo dõi các chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng đốt và tỷ lệ rụng quả, tổng số cây để theo dõi là 72 cây, trong đó 36 cây ở mô hình có che bóng và 36 cây ở mô hình không che bóng. Trên mỗi cây chọn 4 cành ở 4 hướng có đặc điểm sinh trưởng tương đương nhau và cột dây làm dấu để theo dõi sự tăng trưởng của đốt. Bảng 4.11. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến tăng trưởng số đốt trên cành trong điều kiện có che bóng và không che bóng Công thức Che bóng Không che bóng PB1 5,3 6,7 PB2 5,0 6,3 PB3 4,9 5,9 CV% 3,4 1,9 LSD 0,05 0,29 0,20 Hình 4.17. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến tốc độ tăng số đốt Qua theo dõi 6 tháng (từ tháng 5 đến tháng 11), chúng tôi nhận thấy tốc độ tăng trưởng của số đốt trên cành ở vườn không che bóng cao hơn ở vườn có che bóng. Đặc biệt ở công thức PB1 tốc độ tăng trưởng của số đốt cao nhất trung bình 6,7; ở công thức PB2 trung bình 6,3 và ở công thức PB3 là ít nhất trung bình 5,9. Từ kết quả trên chúng tôi thấy rằng trong cùng một điều kiện chăm sóc thì cà phê ở vườn không có che bóng có tốc độ tăng trưởng đốt lớn hơn vườn có che bóng và đó cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định năng suất sau này. 4.2.6. Tỷ lệ rụng quả Một trong các yếu tố làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cà phê sau này là hiện tượng rụng quả sớm. Theo kết quả nghiên cứu về sự rụng quả và tăng trưởng quả cà phê vối của Trịnh Đức Minh - Viện Nghiên Cứu Cà phê [29], quả rụng nhiều nhất vào mùa mưa trong giai đoạn tháng 6 và tháng 7 tương ứng với thời kỳ quả tăng mạnh về thể tích và khối lượng tươi, khoang chứa hạt đã phát triển hoàn chỉnh và bước vào tích lũy để hình thành hạt trong khi đó cây vẫn tiếp tục sinh trưởng do đó nhu cầu dinh dưỡng cho cây trong giai đoạn này hết sức quan trọng và kịp thời để tránh tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng nội tại trong cây. Theo dõi tình hình rụng quả từ tháng 6 đến tháng 9, chúng tôi nhận thấy ở vườn không che bóng tỷ lệ rụng quả cao hơn ở vườn có che bóng và ở công thức PB1 có tỷ lệ rụng quả cao nhất, lượng quả rụng cao nhất vào tháng 7 chiếm 10,31% ở vườn che bóng và 11,01% ở vườn không che bóng và qua tháng 9 tỷ lệ rụng quả ở vườn che bóng là 24,67% và vườn không che bóng là 26,48%. Ở công thức PB3, lúc đầu tỷ lệ quả rụng thấp (tháng 7: 10,91%) nhưng sau đó tỷ lệ rụng quả lại tăng cao vào giai đoạn tích lũy chất khô (tháng 9: 26,25%). Bảng 4.12. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến tỷ lệ rụng quả trong điều kiện có che bóng và không che bóng tại vườn thí nghiệm Công thức Che bóng Không che bóng Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 PB1 10,31 16,27 24,67 11,01 20,99 26,48 PB2 9,79 16,05 23,33 9,93 16,78 24,86 PB3 9,87 15,62 22,95 10,91 18,20 26,25 Qua quan trắc lượng quả rụng ở 2 vườn thí nghiệm có và không có che bóng, chúng tôi thấy rằng trong điều kiện đầu tư chăm sóc như nhau ở vườn không có che bóng quả bị rụng nhiều hơn so với có che bóng. Những quả rụng trong giai đoạn này chủ yếu là những quả không được hình thành hạt và đây là giai đoạn khủng hoảng dinh dưỡng của cây. Trong giai đoạn này cây rất cần dinh dưỡng để nuôi cành, lá và đồng thời nuôi quả. Lúc này tuy quả tăng nhanh về thể tích nhưng tích lũy dinh dưỡng chưa cao vì vậy cây cần tự điều chỉnh sinh trưởng bằng cách rụng bớt quả. Ở các vườn cà phê tơ, khi quá sai quả mà lượng dinh dưỡng không được cung cấp hợp lý thì ngoài việc rụng quả cây có thể bị khô bớt cành do mang quá nhiều quả, như vậy các biện pháp kỹ thuật như tưới nước và bón phân hợp lý làm giảm tỷ lệ rụng quả là một động thái làm tăng năng suất cà phê. Bảng 4.13. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến tỷ lệ rụng quả trong điều kiện có che bóng và không che bóng Công thức Che bóng Không che bóng Lượng quả rụng (quả/4 cành/cây) Tỷ lệ quả rụng (%) Lượng quả rụng (quả/4 cành/cây) Tỷ lệ quả rụng (%) PB1 206,50 24,67 306,17 26,48 PB2 235,08 22,95 354,92 24,86 PB3 201,50 23,33 319,67 26,25 CV% 16,1 8,8 LSD 0,05 59,8 48,2 Hình 4.18. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến lượng quả rụng trong điều kiện che bóng và không che bóng Từ kết quả quan trắc về tỷ lệ rụng quả, chúng tôi thấy: Cùng một công thức phân bón, lượng quả rụng và tỷ lệ rụng quả ở vườn không che bóng luôn cao hơn ở vườn có che bóng (Công thức PB1: 206,50 quả ở vườn che bóng và 306,17 quả ở vườn không che bóng). Công thức PB2 mặc dù có lượng quả rụng cao nhất (235,08 quả ở vườn có che bóng và 354,92 quả vườn không che bóng) nhưng tỷ lệ rụng quả ở công thức phân bón này thấp nhất (22,95% ở vườn che bóng và 24,86% ở vườn không che bóng), điều này cũng một phần lý giải tại sao năng suất cà phê công thức PB2 đều cho năng suất cao ở điều kiện có và không có che bóng. Công thức PB1 có tỷ lệ rụng quả cao nhất (24,67% ở vườn che bóng và 26,48% ở vườn không che bóng). So sánh tỷ lệ rụng quả giữa các công thức bón phân trong điều kiện có che bóng chúng tôi nhận thấy không có sự sai khác giữa các công thức bón phân ở mức xác suất 95%. Nhưng ở vườn không che bóng giữa công thức PB1 và PB2 có sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 95%, còn giữa công thức PB1 với PB3 và PB2 với PB3 không có sự sai khác giữa các công thức bón phân ở mức xác suất 95%. Hình 4.19. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến tỷ lệ đậu và rụng quả trong điều kiện không che bóng Hình 4.20. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến tỷ lệ đậu và rụng quả trong điều kiện có che bóng 4.2.7. Lượng chất hữu cơ trả lại cho đất tại vườn thí nghiệm trong điều kiện có che bóng và không che bóng Tại vườn thí nghiệm, hàng năm cây che bóng được rong tỉa 2 lần, lần 1 vào tháng 6 và lần 2 vào cuối tháng 11(hoặc đầu tháng 12 tùy theo tiến độ thu hoạch trong vườn). Rong tỉa lần 1 vào tháng 6 mục đích làm thông thoáng trong vườn, tăng khả năng hấp thu ánh sáng của cà phê trong mùa mưa đồng thời vùi lại lượng tàn dư thực vật này cho đất nhằm bổ sung dinh dưỡng cho cây. Lần rong tỉa thứ 2 vào cuối tháng 11 nhằm mục đích loại bỏ những cành nhánh che bóng có khả năng ảnh hưởng đến cây cà phê do tác động của gió trong mùa khô. Các đợt rong tỉa còn có mục đích hạn chế mức độ che bóng ở phạm vi 20-30% là ngưỡng thích hợp cho cà phê vối phát triển tốt nhất. Thường rong tỉa đợt 2 sau thu hoạch và gom nhặt toàn bộ lượng cành nhánh và cành lá khô của cà phê tủ lại vào gốc nhằm hạn chế sự thoát nước trong mùa khô hạn và giữ nước được lâu hơn sau mỗi đợt tưới. Để xác định lượng tàn dư hữu cơ trả lại cho đất trong điều kiện có che bóng và không che bóng, chúng tôi tiến hành lấy mẫu 2 đợt. Đợt 1 vào tháng 6/2007 và đợt 2 vào cuối tháng 11/2007. Mẫu được lấy ở 5 điểm chéo góc, mỗi mẫu có diện tích 4x5m = 20m2 bao gồm toàn bộ 1 cây cà phê và 1 cây che bóng. Các cành nhánh được rong tỉa sao cho hợp lý về chiều cao (thường giữ ở mức cao 4-6 m đối với cây keo dậu) và mức độ che bóng còn khoảng 20-30%. Tất cả các cành nhánh rong tỉa và cành lá cà phê trong ô lấy mẫu được gom sạch và đem cân, trừ lượng cành lá cà phê chúng ta có khối lượng tàn dư che bóng ( phương pháp tính và kết quả ở phần phụ lục). Bảng 4.14. Lượng tàn dư thực vật trả lại cho đất trong điều kiện che bóng và không che bóng (Kg/ha) Chỉ tiêu Che bóng Không che bóng Hữu cơ (kg/ha) 3476,00 2497,00 N (kg/ha) 113,76 81,72 P2O5 (kg/ha) 21,72 15,60 K2O (kg/ha) 81,94 58,80 Đây là một lượng dinh dưỡng không nhỏ, nếu sử dụng hợp lý thì ngoài việc hạn chế bốc thoát nước trong mùa khô, tàn dư thực vật còn góp phần cải tạo độ phì đất. 4.2.8. Tỷ lệ nhiễm bệnh gỉ sắt của cà phê vối trong vườn thí nghiệm Ở cà phê vối, bệnh gỉ sắt (Hemileia Vastatris Bet) là một bệnh rất phổ biến và ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng cũng như năng suất cà phê. Mặc dù các giống đang trồng đã được chọn lọc từ những dòng có tính kháng bệnh gỉ sắt rất cao nhưng khi trồng ngoài thực địa thì khả năng kháng bệnh mới thể hiện rõ. Một trong các yếu tố chính tác động đến sự sinh trưởng phát triển của bệnh gỉ sắt là nhiệt độ và mưa. Thường bệnh xuất hiện trong giai đoạn mùa mưa và còn phụ thuộc vào số lá bị bệnh còn lại trên cây từ vụ trước. Bảng 4.15. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến tỷ lệ nhiệm bệnh gỉ sắt (%) Mô hình Tháng 5 Tháng 9 PB1 PB2 PB3 PB1 PB2 PB3 Che bóng 1,2 0 0 9,6 7,8 8,3 Không che bóng 2,8 0,5 0,9 14,8 10,5 12,6 Về mùa khô, tỷ lệ nhiễm bệnh gỉ sắt trên cây rất thấp biến động từ 0-2,8%, vết bệnh có màu vàng nhạt, mặt dưới lá ít có bào tử nấm nên rất khó nhận thấy. Tuy nhiên về mùa mưa tỷ lệ nhiễm bệnh gỉ sắt trong vườn tương đối cao biến động từ 7,8-14,8% nhưng không có cây nào bị nặng. Qua theo dõi, cà phê trên vườn không che bóng có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn vườn có che bóng và đặc biệt trên ở nền bón công thức PB1, tỷ lệ nhiễm bệnh lên đến 14,8%. Như vậy, trong cùng điều kiện chăm sóc, có bón phân hữu cơ và trồng cây che bóng đã hạn chế phần nào tỷ lệ nhiễm bệnh gỉ sắt của cà phê. Hình 4.21. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến tỷ lệ nhiễm bệnh gỉ sắt trong điều kiện có che bóng Hình 4.22. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến tỷ lệ nhiễm bệnh gỉ sắt trong điều kiện không che bóng 4.2.9. Năng suất cà phê tại vườn thí nghiệm 4.2.9.1. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến các yếu tố cấu thành năng suất trong điều kiện có che bóng và không che bóng Qua bảng 4.16 cho thấy tỷ lệ tươi nhân, P100 hạt và tỷ lệ hạt trên sàng 16 giữa các công thức bón phân chưa theo chiều hướng nào rõ rệt, tuy nhiên các chỉ tiêu ở các công thức bón phân trong điều kiện có che bóng có phần thấp hơn so với điều kiện không che bóng, đồng thời tỷ lệ tươi/ nhân ở điều kiện có che bóng (TB 4,4) cao hơn ở điều kiện không che bóng (TB 4,2) điều này cũng góp phần làm cho năng suất của vườn có che bóng thấp hơn năng suất vườn không che bóng. Hầu hết tỷ lệ hạt trên sàng 16 của các công thức phân bón ở các vườn có che bóng và không che bóng đều đạt rất cao >80% và ở công thức PB3 trên vườn không che bóng có tỷ lệ hạt trên sàng 16 cao nhất với 87,8% và thấp nhất ở công thức PB1 với 82,8%. Bảng 4.16. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến các yếu tố cấu thành năng suất Thí nghiệm Công thức TL tươi/nhân P100 hạt(g) Tỷ lệ hạt trên các cỡ sàng (%) >18 >16 >14 <14 Có cây PB1 4,4 19,4 48,9 34,7 14,5 1,9 che PB2 4,3 19,9 49,5 35,2 13,8 1,4 bóng PB3 4,4 19,5 50,1 33,3 14,5 2,1 TB 4,4 19,6 49,5 34,4 14,3 1,8 Không PB1 4,2 20,1 47,3 35,5 15,1 2,1 Che PB2 4,2 19,5 48,3 34,9 15,0 1,8 bóng PB3 4,3 20,4 56,6 31,2 11,0 1,3 TB 4,2 20,0 50,7 33,9 13,7 1,7 4.2.9.2. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến năng suất cà phê Trong năm 2006 bước đầu cho thấy năng suất cà phê ở vườn có che bóng cao hơn so với năng suất vườn không có cây che bóng. Giữa các công thức phân bón thì công thức PB1 cho năng suất thấp nhất, các PB2 và PB3 cho năng suất cao hơn, tuy nhiên giữa 2 công thức này ở chế độ có cây che bóng và không che bóng năng suất trái ngược nhau. Ở chế độ có cây che bóng công thức PB3 đạt năng suất cao nhất với 2,47 tấn/ha; vườn không che bóng, công thức PB2 đạt cao nhất với 2,48 tấn/ ha. Bảng 4.17. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến năng suất cà phê trong điều kiện có che bóng và không che bóng (tấn/ha) Công thức Có bóng Không bóng 2006 2007 2006 2007 PB1 2,37 2,96 2,19 4,04 PB2 2,37 2,65 2,48 3,97 PB3 2,47 2,59 2,34 3,85 TB 2,40 2,73 2,33 3,95 LSD0,05 0,48 0,34 CV% 10,2 5,0 Năng suất cà phê của năm 2006 chưa có ý nghĩa về mặt nghiên cứu vì nó phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc của năm 2005 trước đây do việc đầu tư của nông dân chưa hợp lý vì lúc này còn đang chịu hậu quả của khủng hoảng giá cả thấp trong những năm trước nên kết quả thu được chưa rõ ràng và có tính thuyết phục. Qua đợt bón phân của năm 2006 khi bắt đầu thí nghiệm thì kết quả đã được phản ánh rất rõ ở bảng năng suất 2007, năng suất cà phê ở 2 loại hình có và không có che bóng đều tăng lên rõ rệt. Ở mô hình PB1 không có che bóng năng suất trung bình đạt cao nhất 4,04 tấn/ha và ở PB2 trung bình đạt 3,97 tấn/ha, ở công thức PB3 mặc dù có tăng so với năm 2006 nhưng không cao bằng công thức PB1 và PB2. So sánh năng suất giữa các công thức bón phân giữa điều kiện có che bóng cũng như điều kiện không che bóng, chúng tôi thấy không có sự sai khác giữa các công thức bón phân ở mức xác suất 95%. 4.2.10. Hiệu quả kinh tế từ mô hình thí nghiệm với 3 công thức bón phân trong điều kiện có che bóng và không che bóng Việc thử nghiệm các công thức bón phân trên 2 nền có che bóng và không che bóng với mục đích quan trọng nhất là nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Qua 1 năm 2007 theo dõi mô hình và được thừa kế một số kết quả của năm 2006 của Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên, bước đầu chúng tôi đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế của năm 2007 như sau: Qua bảng trên thấy rằng năm 2007, thu nhập thuần từ mô hình không có cây che bóng cao hơn hẳn mô hình có che bóng. - Trong điều kiện có che bóng, công thức PB1 cho thu nhập thuần cao nhất : > 53,8 triệu đồng/ ha, thấp nhất ở công thức PB3 chỉ cho thu nhập thuần 41 triệu đồng/ha. - Trong khi đó ở các công thức không che bóng thu nhập thuần ở công thức PB1 vẫn cho cao nhất đạt 83 triệu đồng/ha, thấp nhất vẫn là ở công thức PB3 chỉ đạt 75 triệu đồng/ha. Bảng 4.18. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến thu nhập thuần Mô hình Năng suất (tấn/ha) Tổng thu (đ) Tổng chi (đ) Thu nhập thuần (đ) BCR Che bóng PB1 2,96 79.920.000 26.081.000 53.839.000 2,064 PB2 2,65 71.550.000 25.880.000 45.670.000 1,765 PB3 2,59 69.930.000 28.880.000 41.050.000 1,421 Không bóng PB1 4,04 109.080.000 26.081.000 82.999.000 3,182 PB2 3,97 107.190.000 25.880.000 81.310.000 3,152 PB3 3,85 103.950.000 28.880.000 75.070.000 2,599 (Đính kèm bảng tính chi tiết ở phần phụ lục) Ghi chú: • 1kg cà phê nhân giá 26.000đ (năm 2006), 27.000đ (năm 2007) • 1 m3 nước giá 4.000đ, tương đương 40.000đ/h (năm 2006); 5.000đ tương đương 50.000đ/h (năm 2007) • Công lao động 45.000đ (năm 2007) • Phân bón: - Urea 4.600đ/kg; Lân 1.600đ/kg; Kali 4.200đ/kg. - Nu café 0,4% 30.000đ/lít, Phân vi sinh 1.600đ/kg. - Vỏ cà phê hoai mục 400.000đ/ tấn. - So sánh giữa 2 mô hình có che bóng và không có che bóng thấy rằng thu nhập thuần của tất cả các công thức trong điều kiện có cây che bóng đều thấp hơn so với không che bóng (ở PB1, có che bóng : 53,8 triệu đồng ; không có che bóng : 83 triệu đồng và ở PB3, có che bóng : 41 triệu đồng ; không che bóng : 75 triệu đồng). 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận 1. Tại các điểm điều tra, mức độ sử dụng phân bón, tưới nước và đầu tư thâm canh không đều nhau và chưa hợp lý (thường là đầu tư rất thừa so với nhu cầu của cây ở TP BMT 473,7 N ; 199,2 P2O5) dẫn đến lãng phí trong đầu tư, hiệu quả kinh tế thấp, nguồn nước bị cạn kiệt và ô nhiễm. 2. Hầu hết các vườn cà phê đều trồng thuần, tỷ lệ vườn có trồng cây che bóng chắn gió và trồng xen rất thấp (14%) do đó thường bị tác động của gió trong mùa khô và rửa trôi trong mùa mưa nên có tác động phần nào đến tính không ổn định về năng suất cà phê từng năm. 3. Một số nơi trồng cà phê trên nền đất tương đối dốc nên không phù hợp cho đầu tư chăm sóc và áp dụng kỹ thuật (10 %), một số nơi còn có khả năng thiếu nước tưới nếu xảy ra khô hạn kéo dài sẽ làm cho năng suất cà phê không cao và không ổn định, điều này một phần lý giải tại sao diện tích cà phê ở TP BMT cao nhưng năng suất trung bình lại thấp. 4. Các công thức phân bón có tác động rất lớn đến sự tăng số đốt trên cành. Trong điều kiện có che bóng công thức PB1 có số đốt tăng trung bình 5,3 đốt/6 tháng, thấp hơn ở điều kiện không che bóng số đốt tăng trung bình 6,7đốt/6 tháng ; Công thức PB3 số đốt tăng thấp nhất ( 4,9 đốt ở điều kiện che bóng và 5,9 đốt ở điều kiện không che bóng). 5. Năng suất của các công thức bón phân ở điều kiện không che bóng cao hơn năng suất các công thức bón phântrong điều kiện có che bóng. Giữa 3 công thức bón phân thì công thức PB1 cho năng suất cao nhất tương ứng 2,96 tấn/ha ở điều kiện có che bóng và 4,04 tấn/ha ở điều kiện không che bóng. 6. Lượng tàn dư thực vật trả lại cho đất trong điều kiện có che bóng rất cao ( 15,8 tấn/ha), cây che bóng có tác động rõ rệt đến nhiệt độ, ẩm độ không khí theo chiều hướng thuận lợi cho cà phê phát triển. 7. Trong điều kiện không che bóng bước đầu cho thấy công thức phân bón PB1 ( không có phân hữu cơ) có tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh và tỷ lệ rụng quả cao hơn ở công thức PB2 và PB3. 8. Thu nhập thuần giữa các công thức bón phân trong điều kiện có che bóng chênh lệch đáng kể ( 53,8 triệu đồng/ha ở PB1 và 41 triệu đồng/ha ở PB3) trong khi đó thu nhập thuần giữa các công thức bón phân trong điều kiện không trồng cây che bóng chênh lệch có phần thấp hơn (83 triệu đồng/ha ở PB1 và 75 triệu đồng/ha ở PB3). 5.2. Đề nghị 1. Tiếp tục theo dõi thí nghiệm để có cơ sở đánh giá chính xác những thuận lợi và hạn chế của các công thức bón phân ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển, năng suất cà phê và môi trường sinh thái. Đồng thời để có thời gian xác định tính ưu việt của trồng cây che bóng khi gặp thời tiết bất thuận và đánh giá được khả năng cải tạo lý hóa tính của đất trong những năm sau. 2. Tùy điều kiện chăm sóc, có thể áp dụng công thức bón phân PB1 và PB2 vào sản xuất ở cà phê vối kinh doanh hiện nay nhưng nên chú trọng vào công thức PB2 vì có chi phí thấp do nguồn nguyên liệu vỏ cà phê sẵn có đồng thời cho hiệu quả kinh tế cao và cải thiện với môi trường tốt hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trần Thế Hoàng Anh & Trịnh Đức Minh (2000), Khảo sát sự ra hoa đậu quả của cà phê. Kết quả nghiên cứu khoa học năm 1999-2001, Viện KHKTNLN Tây Nguyên. ATC (2001), Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ. Báo cáo hội nghị khoa học kỹ thuật chuyên đề về đất các tỉnh phía Nam, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 11/1987. Lê Ngọc Báu (2001), Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật thâm canh cà phê vối đạt hiệu quả kinh tế cao tại DakLak, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội. Lê Ngọc Báu (2004), "Giải pháp phát triển cà phê bền vững cho ngành cà phê DakLak", Hội thảo về nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê. DakLak,4-5/11/2004. Bộ Nông nghiệp và PTNT, Các tiêu chuẩn về cà phê của tổ chức ISO, Việt Nam (TCVN) từ 1978 - 1993. Lê Văn Căn (1978), Giáo trình Nông hóa, nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Tri Chiêm, Trương Hồng (1987), Phân bố độ phì đất trồng cà phê nông trường 720. Nguyễn Tri Chiêm, Trương Hồng (1987), Phân bố độ phì đất trồng cà phê nông trường Dăk Uy. Nguyễn Văn Chiển (1985), Tây Nguyên, Các điều kiện tự nhiên và tài nghuyên thiên nhiên, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật. DeGeus (1983), Hướng dẫn bón phân cho cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới, tập 2, Cây công nghiệp, Người dịch Nguyễn Xuân Hiển, Nguyễn Mộng Huy, Lê Trường, Vũ Hữu yêm, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 251-300. Ngô Thị Đào (1989), Trồng trọt đại cương, Tập 1, Thổ nhưỡng Nông hóa, Nhà xuất bản giáo dục. Đất phân tập 4, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật 1978. Hội thảo phát triển thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột tháng 12/ 2005. Trương Hồng & ctv (1994), Thí nghiệm tổ hợp NPK cho cà phê vối kinh doanh trên đất basalt tại nông trường 712- DakLak, Báo cáo tổng kết 1987 - 1994. Trương Hồng (1996), "Vai trò của N, P, K đối với năng suất cà phê", Kỷ yếu kết quả nghiên cứu khoa học 1996, Viện KHKTNLN Tây Nguyên. Trương Hồng và cộng tác viên (1997), "Vai trò của N,P,K đối với năng suất cà phê", Cà phê Việt Nam, 5/1997, 18-21. Trương Hồng, Phan Quốc Sủng và ctv (1998), "Quản lý dinh dưỡng tổng hợp cho cà phê vối ở Tây Nguyên", Báo cáo tại Hội thảo Quản lý dinh dưỡng cây trồng ở Việt Nam, IAS, PPI, PPIC, NISH, Nha Trang, ngày 16,17,18/6/1998. Trương Hồng (1999), Nghiên cứu tổ hợp phân bón NPK cho cà phê vối kinh doanh trên đất nâu đỏ basalt ở DakLak và đất xám gneiss ở Kon Tum. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu khoa học của trạm nghiên cứu Tây hiếu 1960-1990, Nhà xuất bàn Nông nghiệp Hà Nội, 1990, 26-45 Kết quả nghiên cứu khoa học, Quyển 1, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, 1995. Khoa học đất 2/1992, 32-35, 45-52. Khoa học đất 3/1993, 37-39, 65-67. Khoa học đất 5/ 1995, 39-44. Phan Liêu (1994), "Trạng thái dinh dưỡng đất và xác định nhu cầu phân bón", Thông tin chuyên đề phân bón, Viện nghiên cứu lúa Đồng bằng Sông Cửu Long, 1994. Nguyễn Sỹ Nghị (1982), Cây cà phê, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Sỹ Nghị, Trần An Phong, Bùi Quang Toản, Nguyễn Võ Linh (1996), Cây cà phê Việt Nam (Kỹ thuật trồng- Dự báo đến năm 2000), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Đức Ngữ (1985), Tây Nguyên, Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Nguyễn Đức Ngữ (1985), “Khí hậu Tây Nguyên”, Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, trang 92. Đoàn Triệu Nhạn, Cây cà phê ở Phủ Quỳ, nhà xuất bản Nông nghiệp,1990 Đoàn Triệu Nhạn, Phan Quốc Sủng và Hoàng Thanh Tiệm (1995), Cây Cà Phê ở Việt Nam. Phan Quốc Sủng (1995), Kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến cà phê, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Vũ Cao Thái (1989), Phân hạng tổng quát đất có khả năng trồng cà phê thuộc Liên hiệp các xí nghiệp cà phê Việt Nam. Hoàng Thanh Tiệm (2000), Nghiên cứu nhu cầu nước, chế độ và phương pháp tưới cho cà phê vối kinh doanh ở DakLak, Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên. Trung Tâm Khuyến nông Quốc gia (2007), Các giải pháp phát triển cà phê bền vững , DakLak. Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (1993), Điều tra, đánh giá, đề xuất sử dụng tài nguyên đất để phát triển nông nghiệp, Hà Nội. Viện nghiên cứu cà phê (1993), Kỷ yếu 10 năm nghiên cứu khoa học kỹ thuật (1983-1993), 191-205, 212-235, 277-315. Viện nghiên cứu cà phê (1995), Báo cáo khoa học tại Hội nghị khoa học 1994-1995. Tiếng nước ngoài. Clifford and K. C. Willson (1987), Coffee botany, biochemictry and production of beans and beverage, reprinted,13-48, 97-157. Forestier, J. (1969), Culture du cafeier Robusta en Afrique Centrale, Institut Francais du café et cocoa, Paris. F. Gudiri, D.Moizles, F. sutu, R. valdes, H. Vents (1987), Effect of nitrogenous and phosphoric fertiliez on coffee, Asic. 12e Colloque. The Indian journal of agricultural Sciences, Vol. 64, No.12, 12/1994. B. R. V. Iyenga (1972), Mineral nutrition of Robusta coffee in Wynaad, Indian. W. Krishnamurthy Rao and P. K. Ramaiah (1985), "Some aspects of coffee research and coffee industry in Kenya", Journal Indian coffee No. 10, October. W. Krishnamurthy Rao (1985), Fertilizer management in coffee, CCRI, October, 119-131. Malavolta (1990), Mineral nutrion for coffee. Nambia,K. K. M. and Ghooh, A. B. (1994), Highlights of research of a lonhterm fertilizer experiment in Indian, LTFF, Research Bulletin No.1, Indian agricultural research institute, New Dehli. René Coste (1996), Le cafeier. I.F.C.C., Paris. R. Rivera, J.R Martin (1987), NPK fetilizer of coffee trees growing at full sunlight on a red ferrallitic soil of Cuba (Dociziemè Colloque Scientifique international sur le café, Montreut, 29 juin-3 juillet, 1987) 570-581. Tiwari, K. N, Nigam Vandana and Pathak, A. N. (1985), Studies on the potassium nutrition of different crops, Fert. Res. 8, 91-96. Trebel.M. (1996), La cafeculture Vietnamienne, CIRAD, CP, BP,5035, 34032. Montpellier Cedex 1, France. Wrigley (1986), Coffee, Longman Scientific and Technical Copubished in the US with John Wiley and sons, Inc., New York. PHỤ LỤC Phụ lục 1. Một số hình ảnh minh hoạ Hình 1: Cà phê ở vườn thí nghiệm chuẩn bị trổ hoa Hình 2 : Cà phê ở vườn thí nghiệm đang trổ hoa Hình 3 : Cà phê đậu quả ở vườn thí nghiệm Hình 4 : Cà phê chuẩn bị thu hoạch ở vườn thí nghiệm Hình 5: Cây Keo dậu vừa làm che bóng vừa làm giá thể tiêu ( Xã Eaknech, huyện Krông Pach) Hình 6 : Cây che bóng là muồng đen ( Xã Hoà Thuận, TP Buôn Ma Thuột) Hình 7: Cây Keo dậu che bóng tầng cao ở Krông Pach Hình 8: Trồng xen cây Sầu riêng che bóng ở TP BMT Hình 9: Trồng Keo dậu che bóng ở cà phê KTCB Hình 10: Cây cà phê 30 tháng, có che bóng là Keo dậu và muồng hoa vàng Hình 11 : Cột dây đếm số quả trên cành theo dõi Hình 12 : Cột dây làm dấu để quan trắc số đốt trên cành Phụ lục 2. CHI PHÍ ĐẦU TƯ CỦA CÁC CÔNG THỨC BÓN PHÂN Công thức ĐVT Số lượng Đơn giá (đồng) Đầu tư (đồng) PB1 Urea kg 696 4600 3201600 Lân kg 800 1600 1280000 Kali kg 500 4200 2100000 Vi sinh kg 0 0 0 Vỏ cà phê kg 0 0 0 Tưới nước m3 1200 4000 4800000 Chăm sóc 14699400 Tổng cộng 26081000 PB2 Urea kg 435 4600 2001000 Lân kg 533 1600 852800 Kali kg 300 4200 1260000 Vi sinh kg 4 0 0 Vỏ cà phê kg 5000 0 0 Tưới nước m3 1200 4000 4800000 Nucafe lít 4 30000 120000 Chăm sóc 16846200 Tổng cộng 25880000 PB3 Urea kg 435 4600 2001000 Lân kg 533 1600 852800 Kali kg 300 4200 1260000 Vi sinh kg 2500 0 0 Vỏ cà phê kg 0 0 Tưới nước m3 1200 4000 4800000 Nucafe lít 4 30000 120000 Chăm sóc 19846200 Tổng cộng 28880000 Lượng dinh dưỡng từ tàn dư thực vật Số ô trên vườn thí nghiệm: 5.000m2 : 20m2/ô = 250 ô. +/. Lượng tàn dư hữu cơ ở vườn che bóng được tính cụ thể như sau: Lần 1: TB 12,9 kg/ô/20m2 trong đó cành lá cà phê chiếm 7,7 kg. Lần 2: TB 18,7 kg/ô/20m2 trong đó cành lá cà phê chiếm 11,4 kg. Lượng hữu cơ qua 2 lần lấy mẫu: 31,6 kg. Tổng lượng tàn dư hữu cơ trong năm/ha: 31,6 (kg) x 250 (ô) x 2 = 15.800 kg Lượng cành lá cà phê: 19,1 x 250 x2 = 9.550 kg Lượng tàn dư từ cây che bóng: 15.800kg – 9.550kg = 6.250 kg. Theo các kết quả nghiên cứu của Trạm Nông hóa Thổ nhưỡng, cành lá keo dậu cho một lượng hữu cơ đáng kể như sau: Hữu cơ >22%; N>215; P: 0,06%; K; 0,43%. Như vậy lượng tàn dư của cây che bóng trả lại cho đất một lượng dinh dưỡng là: Hữu cơ: 15800kg x 22% = 3476 kg. N : 15800kg x 0,72% = 113,76 kg. (nguyên chất) P : 15800 kg x 0,06% = 9,48 kg. Tương đương 21,72 kg P2O5 nguyên chất (P2O5 = P x 2,291) K : 15800 kg x 0,43% = 67,94 kg. Tương đương 81,94 kg K2O nguyên chất (K2O = K x 1,205) +/. Lượng tàn dư hữu cơ ở vườn không che bóng: Lần 1: TB 8,9 kg/ô/20m2; Lần 2: TB 13,8 kg/ô/20m2. Lượng hữu cơ qua 2 lần lấy mẫu: 24,7 kg. Tổng lượng tàn dư hữu cơ trong năm/ha: 22,7 (kg) x 250 (ô) x 2 = 11.350 kg Hữu cơ: 11350kg x 22% = 2.497 kg. N : 11350kg x 0,72% = 81,72 kg. (nguyên chất) P : 11350 kg x 0,06% = 6,81 kg. Tương đương 15,60 kg P2O5 nguyên chất (P2O5 = P x 2,291) K : 6250 kg x 0,43% = 48,80 kg. Tương đương 58,80 kg K2O nguyên chất (K2O = K x 1,205) Phụ lục 3: Kết quả xử lý thống kê Xử lý thống kê BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCB FILE SD1 6/10/** 14:49 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 So dot/canh o vuon co che bong va vuon khong che bong VARIATE V003 CCB Co che bong LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 2 .361667 .180833 6.32 0.034 3 2 LAP 3 .733334E-01 .244445E-01 0.85 0.515 3 * RESIDUAL 6 .171667 .286111E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 .606667 .551515E-01 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE KCB FILE SD1 6/10/** 14:49 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 So dot/canh o vuon co che bong va vuon khong che bong VARIATE V004 KCB Khong che bong LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 2 1.05167 .525833 38.63 0.001 3 2 LAP 3 .633333E-01 .211111E-01 1.55 0.296 3 * RESIDUAL 6 .816669E-01 .136112E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 1.19667 .108788 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SD1 6/10/** 14:49 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 So dot/canh o vuon co che bong va vuon khong che bong MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS CCB KCB PB1 4 5.27500 6.65000 PB2 4 4.95000 6.27500 PB3 4 4.87500 5.92500 SE(N= 4) 0.845741E-01 0.583334E-01 5%LSD 6DF 0.292555 0.201785 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT LAP ------------------------------------------------------------------------------- LAP NOS CCB KCB 1 3 5.00000 6.16667 2 3 4.96667 6.30000 3 3 5.00000 6.36667 4 3 5.16667 6.30000 SE(N= 3) 0.976577E-01 0.673576E-01 5%LSD 6DF 0.337814 0.233001 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SD1 6/10/** 14:49 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 So dot/canh o vuon co che bong va vuon khong che bong F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |LAP | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | CCB 12 5.0333 0.23484 0.16915 3.4 0.0337 0.5148 KCB 12 6.2833 0.32983 0.11667 1.9 0.0006 0.2958 BALANCED ANOVA FOR VARIATE CB FILE NSN1 6/10/** 15:22 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Nang suat ca phe (tan nhan/ha)o vuon che bong va vuon khong che bong VARIATE V003 CB Co che bong LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LAP 3 .664250E-01 .221417E-01 0.29 0.835 3 2 CT$ 2 .325850 .162925 2.10 0.203 3 * RESIDUAL 6 .464550 .774250E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 .856825 .778932E-01 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE KCB FILE NSN1 6/10/** 15:22 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Nang suat ca phe (tan nhan/ha)o vuon che bong va vuon khong che bong VARIATE V004 KCB Khong che bong LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LAP 3 .157492 .524972E-01 1.35 0.346 3 2 CT$ 2 .733500E-01 .366750E-01 0.94 0.444 3 * RESIDUAL 6 .234183 .390306E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 .465025 .422750E-01 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NSN1 6/10/** 15:22 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Nang suat ca phe (tan nhan/ha)o vuon che bong va khong che bong MEANS FOR EFFECT LAP ------------------------------------------------------------------------------- LAP NOS CB KCB 1 3 2.83333 4.02000 2 3 2.74000 4.09000 3 3 2.73333 3.78667 4 3 2.62333 3.91333 SE(N= 3) 0.160650 0.114062 5%LSD 6DF 0.555713 0.394559 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS CB KCB PB1 4 2.96250 4.03500 PB2 4 2.65000 3.97500 PB3 4 2.58500 3.84750 SE(N= 4) 0.139127 0.987808E-01 5%LSD 6DF 0.481262 0.341698 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NSN1 6/10/** 15:22 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 Nang suat ca phe (tan nhan/ha)o vuon che bong va vuon khong che bong F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |LAP |CT$ | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | CB 12 2.7325 0.27909 0.27825 10.2 0.8348 0.2026 KCB 12 3.9525 0.20561 0.19756 5.0 0.3457 0.4436 BALANCED ANOVA FOR VARIATE CB FILE TLRQ 6/10/** 15:39 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Ty le rung qua o vuon co che bong va vuon khong che bong VARIATE V003 CB Co che bong LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LAP 3 3560.38 1186.79 0.99 0.459 3 2 CT$ 2 2626.32 1313.16 1.10 0.334 3 * RESIDUAL 6 7174.77 1195.79 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 13361.5 1214.68 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE KCB FILE TLRQ 6/10/** 15:39 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Ty le rung qua o vuon co che bong va vuon khong che bong VARIATE V004 KCB Khong che bong LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LAP 3 3956.93 1318.98 1.70 0.265 3 2 CT$ 2 886.938 443.469 0.57 0.456 3 * RESIDUAL 6 4652.62 775.436 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 9496.48 863.317 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE TLRQ 6/10/** 15:39 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Ty le rung qua o vuon co che bong va vuon khong che bong MEANS FOR EFFECT LAP ------------------------------------------------------------------------------- LAP NOS CB KCB 1 3 242.000 286.777 2 3 194.890 323.220 3 3 212.557 326.890 4 3 207.997 333.443 SE(N= 3) 19.9649 16.0773 5%LSD 6DF 69.0619 55.6139 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS CB KCB PB1 4 206.500 306.168 PB2 4 235.082 326.915 PB3 4 201.500 319.665 SE(N= 4) 17.2901 13.9233 5%LSD 6DF 59.8093 48.1630 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE TLRQ 6/10/** 15:39 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 Ty le rung qua o vuon co che bong va vuon khong che bong F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |LAP |CT$ | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | CB 12 214.36 34.852 34.580 16.1 0.4586 0.0337 KCB 12 317.58 29.382 27.847 8.8 0.2651 0.0457

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn thạc sỹ- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức bón phân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cà phê vối trong điều kiện có che bóng v.doc
Luận văn liên quan