Luận văn Nghiên cứu đa dạng hệ thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên Bát xát, tỉnh Lào Cai

Nguyên nhân gián tiếp: Các nguyên nhân tác động làm suy giảm nguồn tài nguyên thực vật của Khu BTTN Bát Xát xuất phát chủ yếu từ điều kiện kinh tế xã hội của cộng đồng dân cư trong khu vực. Có thể tổng hợp thành 3 nguyên nhân gián tiếp sau đây: - Đói nghèo và sự gia tăng dân số: Theo kết quả điều tra số hộ nghèo trong 5 xã còn rất cao (1.522 hộ, chiếm 58,99% tổng số hộ); số hộ cận nghèo là 296 hộ, chiếm 11,5% tổng số hộ. Sự phân công lao động xã hội trong khu vực chưa rõ nét và hầu như chưa có kế hoạch khai thác, sử dụng hợp lý; thời gian sử dụng lao động trong nông thôn bình quân đạt 189 ngày/năm; lực lượng lao động nhàn rỗi chiếm từ 810% số lao động hiện có. Với mức thu nhập trên chỉ đảm bảo lương thực cho các hộ gia đình sinh hoạt được từ 9-10 tháng, phần thiếu hụt phần lớn phải dựa vào các nguồn thu từ chăn nuôi và thu hái lâm sản và săn bắt chim thú,. trái phép để đảm bảo đời sống cho gia đình, những hoạt động này đã và đang gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng trong khu vực. Trên địa bàn 05 xã trong vùng dự án có 44 thôn, bản và chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống còn rất khó khăn, sự gia tăng dân số tự nhiên rất khó kiểm soát. Tỷ lệ gia tăng dân số khá cao như ở Sàng Ma Sáo 2,2; Y Tý và Nậm Pung 2,1 (số liệu năm 2014)

pdf77 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 918 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đa dạng hệ thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên Bát xát, tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c định về yếu tố địa lý thực vật, 10 loài còn lại chưa thể xác định được. Các loài đã được xác định và xếp vào các yếu tố địa lý được tổng hợp lại như ở Bảng 3.13 và Hình 3.9. Có thể thấy rằng, về cấu trúc cơ bản, yếu tố nhiệt đới nói chung có tỷ lệ rất lớn. Chi tiết như sau: - Yếu tố nhiệt đới: với 88,05% (chiếm tỷ lệ cao nhất) trong đó: + Yếu tố Nhiệt đới châu Á chiếm tỷ lệ lớn nhất 64,76% + Yếu tố đặc hữu với 14,76% + Yếu tố cổ nhiệt đới với 6,55% + Yếu tố liên nhiệt đới với 1,98% - Yếu tố ôn đới với 10,71% - Yếu tố toàn cầu với 0,05% - Yếu tố cây trồng với 0,07% (chiếm tỷ lệ thấp nhất). Bảng 3.13. Các yếu tố địa lý các loài thực vật của HTV Khu BTTN Bát Xát TT Số hiệu YTĐL Các yếu tố địa lý Số loài Tỷ lệ % loài Tổng số loài Tổng tỷ lệ % loài 1 1 Yếu tố toàn thế giới 5 0,05 5 0,05 2 2 Yếu tố liên nhiệt đới 13 19 1,98 3 2.1 Yếu tố nhiệt đới Á - Úc - Mỹ 1 4 2.2 Yếu tố nhiệt đới Á - Phi - Mỹ 4 5 2.3 Yếu tố nhiệt đới Á - Mỹ 1 6 3 Yếu tố cổ nhiệt đới 11 63 6,55 7 3.1 Yếu tố nhiệt đới Á - Úc 41 8 3.2 Yếu tố nhiệt đới Á - Phi 11 9 4 Yếu tố châu Á nhiệt đới 136 14,14 623 64,76 10 4.1 Yếu tố lục địa Đông Nam Á - Ma lê zi 53 5,51 11 4.2 Lục địa Đông Nam Á 160 16,63 12 4.3 Yếu tố lục địa Đông Nam Á - Himalaya 48 4,99 13 4.4 Đông Dương - Nam Trung Quốc 201 20,89 14 4.5 Đặc hữu Đông Dương 25 2,60 15 5 Yếu tố ôn đới 5 103 10,71 16 5.1 Ôn đới châu Á - Bắc Mỹ 0 44 17 5.2 Ôn đới cổ thế giới 0 18 5.3 Ôn đới Địa Trung Hải 5 19 5.4 Đông Á 93 20 6 Đặc hữu Việt Nam 142 14,76 142 14,76 21 7 Yếu tố cây trồng 7 0,07 7 0,07 Tổng số 962 100 962 100 0 10 20 30 40 50 60 70 1 2 3 4 5 6 7 Phần trăm Ghi chú: 1. Yếu tố toàn thế giới 2. Yếu tố liên nhiệt đới 3. Yếu tố cổ thế giới 4. Yếu tố nhiệt đới châu Á 5. Yếu tố ôn đới 6. Yếu tố đặc hữu 7. Yếu tố cây trồng Hình 3.9. Biểu đồ phổ các yếu tố địa lý cơ bản của các loài trong khu HTV Khu BTTN Bát Xát Khi xét từng nhóm yếu tố tác giả nhận thấy trong phạm vi yếu tố nhiệt đới châu Á, hệ thực vật Khu BTTN Bát Xát được cấu thành bởi các yếu tố: yếu tố Đông Dương - Nam Trung Quốc (4.4) chiếm tỷ lệ 20,89% (là lớn nhất); tiếp đến là yếu tố Lục địa Đông Nam Á (4.2) chiếm tỷ lệ 16,63%; yếu tố toàn châu Á (4) chiếm tỷ lệ 14,14%; yếu tố Đông Nam Á - Ma lê zi (4.1) chiếm tỷ lệ ít hơn với 5,51%; yếu tố lục địa Đông Nam Á - Himalaya (4.3) chiếm tỷ lệ 4,99% và yếu tố đặc hữu Đông Dương (4.5) chiếm tỷ lệ 2,60%. Như vậy, qua những kết quả về sự phân bố địa lý của các chi và các loài, xét mối quan hệ giữa HTV Khu BTTN Bát Xát với một số yếu tố khác như Himalaya, Ấn Độ, Nam Trung hoa và Ma lê zi tác giả nhận thấy rằng các loài trong khu HTV Khu BTTN 45 Bát Xát có mối quan hệ chặt chẽ nhất với yếu tố với Đông Dương - Nam Trung Quốc (nhiệt đới châu Á) là 20,89%, có thể là do Khu BTTN Bát Xát nằm sát biên giới phía Bắc Việt Nam với Trung Quốc, thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, nên nhiều taxon phân bố ở đây cũng có ở Trung Quốc. Tiếp đến là với yếu tố Đông Nam Á với tỷ lệ 16,63%, yếu tố Himalaya là 4,99%; thấp nhất là yếu tố đặc hữu Đông Dương với tỷ lệ 2,60%. Tỷ lệ các yếu tố đặc hữu cho thấy tính chất quan trọng của thực vật bản địa ở HTV Khu BTTN Bát Xát. Ở đây, yếu tố đặc hữu chiếm tỷ lệ 14,76% là tỷ lệ khá lớn, với 142 loài như Bình chu nhỏ (Plagiogyria parva Copel.), Nhuỵ thập sapa (Staurogyne chapaensis Benoist), Thích sapa (Acer chapaense Gagnep.), Bùi sapa (Ilex chapaensis Merr.), Cuồng sapa (Aralia chapaense Bui),... có mặt tại Khu BTTN Bát Xát, đây thường là các loài có nhiều đặc điểm đặc biệt, sống trên các vách núi đá vôi hiểm trở và núi đất, nơi tiếp giáp với đất nước Trung Quốc, hiện đang là điểm đến nghiên cứu của các nhà khoa học. So sánh tỷ lệ các yếu tố đặc hữu của HTV Bát Xát với một số HTV khác như HTV Hoàng Liên 14,07%, HTV Cúc Phương 17,48%, HTV Hoàng Liên – Văn Bàn 19,64% thì tỷ lệ này của HTV Bát Xát tuy nhỏ hơn các HTV trên nhưng mức độ nhỏ hơn là không đáng kể. Có thể thấy, Khu BTTN Bát Xát là Khu BTTN có diện tích địa hình núi cao chiếm ưu thế, địa hình phức tạp, giáp biên giới Việt – Trung. Nơi có nhiều loài thực vật mang tính chất đặc biệt, là nguồn nghiên cứu thực vật tiềm năng trong tương lai. 3.2.6. Đa dạng về giá trị sử dụng. Trên cơ sở các số liệu thu thập được, trong số 972 loài ghi nhận, tác giả đã thống kê 551 loài cây có giá trị sử dụng, chiếm 57,28% số loài của HTV, có những loài chỉ có một giá trị sử dụng nhưng cũng có loài có nhiều giá trị sử dụng như vừa cho gỗ và vừa làm thuốc hoặc cho gỗ, cho quả ăn và làm thuốc,Vì vậy, tổng số lượt sử dụng lên tới 848 lượt. Theo thống kê, ở Khu BTTN Bát Xát số loài cây được dùng làm thuốc là 382, chiếm 39,30% tổng số loài toàn hệ. Còn các giá trị khác chiếm tỷ lệ thấp hơn như: các loài cho sản phẩm ăn được có 112 loài, chiếm tới 11,52% (bao gồm cho rau ăn, ăn quả, ăn hạt, làm gia vị, ăn củ,...). Tổng số loài nhiều hơn do 1 loài có 2 hay nhiều giá trị sử dụng); cho gỗ: 116 loài chiếm 11,93%; làm cảnh: 87 loài chiếm 8,95%; cây làm dây 46 buộc hay dùng để đan lát, cho sợi là 28 loài, chiếm 2,78%; cây cho nhựa, thuốc nhuộm, tanin có 22 loài chiếm 2,26% hay tinh dầu 26 loài chiếm 2,67%; cây cho dầu là 21 loài chiếm 2,16%,... Bên cạnh đó phải kể đến một số lượng đáng kể các cây cho các công dụng khác như làm sơn, nguyên liệu làm giấy, diêm, làm giá thể trồng phong lan, trồng mộc nhĩ, cải tạo đất, làm thuốc trừ sâu bọ,... với 58 loài chiếm 5,97% tổng số loài của toàn hệ thực vật,... Sử dụng hệ thống phân loại các nhóm cây có ích theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [2] có chỉnh sửa theo tài liệu "Tên cây rừng Việt Nam" (2000) [14]. Các loài có giá trị sử dụng được đưa vào các nhóm và thống kê thể hiện ở Bảng 3.14 và Hình 3.10. Bảng 3.14. Thống kê các giá trị sử dụng của HTV Khu BTTN Bát Xát TT Giá trị sử dụng Ký hiệu Số loài Tỷ lệ/ tổng số loài (%) 1 Nhóm cây làm thuốc Thu 382 39,30 2 Nhóm cây ăn được như cho rau ăn, ăn quả, ăn hạt, ăn củ, làm gia vị, nước uống, And 112 11,52 3 Nhóm cây cho gỗ hay sử dụng trong xây dựng Lgo 116 11,93 4 Nhóm cây làm cảnh Can 87 8,95 5 Nhóm cây cho sợi, làm dây buộc hay dùng để đan lát Soi 28 2,78 6 Nhóm cây cho nhựa, thuốc nhuộm, tanin Tan 22 2,26 8 Nhóm cây cho tinh dầu Ctd 26 2,67 7 Nhóm cây cho dầu béo Dau 21 2,16 9 Cây cho chất độc Doc 6 0,6 10 Nhóm cây có các công dụng khác như làm giấy, diêm, làm giá thể trồng lan, trồng mộc nhĩ, cải tạo đất, làm thuốc trừ sâu bọ Cdk 58 5,97 Tổng số loài có giá trị sử dụng 551 57,28 Tổng số loài của HTV 972 100 Tổng số lượt sử dụng * 848 Ghi chú: Tổng số lượt sử dụng (848) cao hơn tổng số loài có giá trị sử dụng của cả hệ thực vật (551), bởi nhiều loài có nhiều giá trị sử dụng. 47 Hình 3.10. Biểu đồ các nhóm công dụng chính của khu hệ thực vật Khu BTTN Bát Xát Qua hình 3.10, chúng ta có thể thấy mức độ đa dạng về tài nguyên của HTV nơi đây là khá cao, trong đó nhóm cây làm thuốc có số loài cao nhất với 382 loài (chiếm 39,30%), các loài này thuộc nhiều họ, chủ yếu như họ Bạc hà (Lamiaceae) 22 loài, họ Cúc (Asteraceae) 15 loài, họ Đậu (Fabaceae) 13 loài, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 12 loài, họ Cà phê (Rubiaceae) 13 loài, họ Cam (Rutaceae) 8 loài,... Một số loài làm thuốc khá nổi tiếng như: Huyết đằng (Sargentodoxa cuneata); các loài thuộc chi Ngũ vị (Schisandra spp.); Các loài thuộc chi Bình vôi (Stephania spp.), Cốt khí củ (Reynoutria japonica), Thuộc nhóm cây làm thuốc có tới 8 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam (2007). Tại Khu BTTN Bát Xát, nguồn tài nguyên cây thuốc được gìn giữ khá ổn định, một số loài hiện đang bị khai thác trái phép và thương mại ở nhiều khu bảo tồn hay VQG ở nước ta như Kê huyết đằng (Millettia dielsiana) nhưng tại Bát Xát hiện trạng nguồn gen này được bảo vệ rất tốt,... Loài Kê huyết đằng (Millettia dielsiana) mọc tự nhiên ở nhiều khu vực của khu BTTN, đây là loài cây khai thác thân để làm thuốc, có tác dụng trị bệnh thiếu máu, bế kinh, di tinh, phong thấp, dạ dày (Võ Văn Chi, 2012). Bên cạnh đó, một số loài cây có thể là thế mạnh của nguồn dược liệu cũng được tìm thấy tại khu BTTN Bát Xát như Lá khôi (Ardisia silvestris Pitard), Nhàu tán (Morinda umbellata L.), Các loài thuộc chi Bảy lá một hoa (Paris spp.), các loài Bình vôi (Stephania spp.),... Đây là nguồn cây thuốc không những cần được bảo vệ mà còn cần được nhân giống và phát triển. 48 Thuộc nhóm cây ăn được như cho rau ăn, ăn quả, ăn hạt, ăn củ, làm gia vị, nước uống, với 112 loài (chiếm 11,52% tổng số loài của toàn HTV). Thuộc nhóm này có nhiều loài có giá trị như Măng của các loài tre nứa, Khúc núi (Gnaphalium affine D. Don), Lạc tiên (Passiflora foetida L.), Rau tai voi (Pentaphragma gamopetalum Gagnep.), Dọc (Garcinia multiflora Champ. ex Benth.), một số loài Thu hải đường (Begonia spp.), Trâm (Syzygium buxifolium Hook. et Arm.), Thồm lồm (Polygonum chinensis L.), Các loài chua me đất (Oxalis spp.), nhiều loài thuộc chi Sung (Ficus spp.), nhiều lài thuộc họ Cà (Solanaceae),... Trong đó Măng của các loài tre nứa hiện bị khai thác nhiều nhất, thường là phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân, bên cạnh đó còn thương mại hóa sản phẩm của các loài này dưới nhiều hình thức như Măng khô. Ngoài ra, còn có một số loài cũng đang bị khai thác nhiều, phục vụ nhu cầu tại địa phương như một số loài Thu hải đường (Begonia spp.), nhiều loài thuộc chi Sung (Ficus spp.),... Đến nay, người dân quanh khu BTTN chỉ biết khai thác nguồn rau rừng ngoài tự nhiên về sử dụng mà chưa quan tâm nhiều đến việc gây trồng, phát triển nguồn tài nguyên này. Thuộc nhóm cây gỗ với 116 loài (chiếm 11,93% tổng số loài của toàn HTV), có một số loài thuộc danh sách các loài gỗ quý, hiếm, có giá trị cao như: Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & H. H. Thomas); Hoàng đàn giả (Dacrycarpus elatum (Roxb.) Wall.); các loài Giổi (Michelia spp.) như Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy); Vàng tâm (Manglietia fordiana (Hemsl.) Oliv.); các loài Cà ổi/Dẻ gai (Castanopsis spp.), Sồi (Lithocarpus spp.),... Các loài cho gỗ chủ yếu nằm trong các họ Dẻ (Fagaceae) có 16 loài, Long não (Lauraceae) có 14 loài, Ngọc lan (Magnoliaceae) có 8 loài, Họ Côm (Elaeocarpaceae) 5 loài, một số loài thuộc họ Xoan (Meliaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae),... Có họ với gần như 100% số loài là cây cho gỗ như họ Ngọc Lan (Magnoliaceae) với 8/9 loài cho gỗ. Đặc biệt Khu BTTN Bát Xát có diện tích rừng thuộc xã Dền Sáng và xã Y Tý có diện tích rừng tương đối lớn, thường là các loài cây gỗ có cá thể lớn (còn gọi là rừng đẹp), nhiều cá thể đường kính lên tới 1-2 m. Đây là khu vực còn là nơi thăm quan của du khách khi đến với rừng Bát Xát, bên cạnh đó cũng là nơi cần chú ý bảo vệ. Nhóm cây làm cảnh cũng chiếm tỷ lệ tương đối lớn, với 87 loài (chiếm 8,95% tổng số loài của toàn HTV). Một số loài hiện đang bị khai thác trái phép như các loài thuộc họ Lan, đặc biệt là thuộc chi Hoàng thảo (Dendrobium spp.) như Hoàng thảo 49 hoa vàng (Dendrobium chrysanthum Wallich); Thạch hộc (Dendrobium nobile Lindl.), Trà đuôi (Camellia caudata Wall.), nhiều loài được đưa từ rừng về trồng làm cảnh như: Thạch hộc (Dendrobium nobile Lindl.); Trang trắng (Ixora finlaysoniana Wall. ex G Don), Bồng bồng (Dracaena angustifolia Roxb.), nhiều loài trong chi Kiều lan (Calanthe spp.), hay trồng làm bóng mát như Phay sừng (Duabanga grandiflora), nhiều loài trong chi Sung vả (Ficus spp.),... Nhóm cây cho sợi, làm dây buộc hay dùng để đan lát với số lượng loài không nhiều, với 28 loài (chiếm 2,78% tổng số loài của toàn HTV), đáng chú ý, khu BTTN có khá nhiều loài thuộc nhóm các loài cây lấy vỏ cho sợi, đây là nguồn cho nguyên liệu đan lát, làm nghề thủ công mỹ nghệ khá tốt, đây cũng là đối tượng hiện bị khai thác trái phép ở nhiều nơi trong khu BTTN. Các nhóm còn lại như cây cho nhựa, thuốc nhuộm, tanin; cho dầu béo đều có tỷ lệ nhỏ. Đáng lưu ý một số loài cho tinh dầu trước kia còn được trồng như Trẩu nhăn (Vernicia montana Lour.). Ngoài ra còn có các loài như Màng tang (Litsea cubeba (Lour.) Pers.), các loài thuộc chi Ô đước (Lindernia spp.), Củ nâu (Dioscorea cirrhosa Lour.),... Bên cạnh đó tác giả cũng đã thống kê được 6 loài cây có chứa độc tố. Các độc tố có thể tập trung ở toàn cây hay ở lá, rễ, hạt như: Lá ngón (Gelsemium elegans (Gardn. & Champ.) Benth.) có lá, rễ và hạt rất độc; Xoan (Melia azedarach L.) có quả độc; Han có bìu (Laportea cuspidata (Wedd.) Friis) lá có lông gây ngứa,... Cây thuộc nhóm này có rất nhiều công dụng, chẳng hạn làm thuốc trị giun sán như Xoan (Melia azedarach L.), duốc cá như Chẹo ấn độ (Engelhardtia roxburghiana Lindl. ex Wall.) và nhiều cây được dùng làm thuốc trừ sâu sinh học (ưu điểm của loại thuốc trừ sâu này là không gây hại cho sức khoẻ con người và không làm ô nhiễm môi trường). So sánh một số giá trị nổi bật như làm thuốc, lấy gỗ, ăn được, làm cảnh với các HTV khác như HTV Hoàng Liên, HTV Cúc Phương, HTV Hoàng Liên – Văn Bàn, chúng tôi có kết quả ở Bảng 3.15 như sau: Bảng 3.15. So sánh tỷ lệ % về số loài các giá trị tài nguyên nổi bật của HTV Khu BTTN Bát Xát với HTV VQG. Hoàng Liên, VQG Cúc Phương, Khu BTTN Hoàng Liên – Văn Bàn Giá trị HTV Bát Xát HTV Hoàng Liên (1) HTV Cúc Phương (2) HTV Hoàng Liên – Văn Bàn (3) 50 Làm thuốc 39,30 31,29 54,63 39,20 Cho gỗ 11,93 8,22 18,02 10,70 Ăn được 11,52 9,83 16,72 8,50 Làm cảnh 8,95 6,87 9,02 6,50 Ghi chú: (1): Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự, 2008; (2): Phùng Ngọc Lan và cộng sự, 1996; (3): Đặng Quốc Vũ, 2011 Qua kết quả so sánh, tác giả thấy ưu thế nổi bật về giá trị tài nguyên của các loài thực vật nơi đây là cây được sử dụng làm thuốc, giá trị này đều chiếm tỷ lệ cao nhất trong 4 hệ thực vật. Xét về tổng thể, các nhóm giá trị sử dụng khác hầu như ở HTV Khu BTTN Bát Xát đều có giá trị tương đương với HTV Khu BTTN Hoàng Liên – Văn Bàn và có thấp hơn so với HTV Cúc Phương và cao hơn so với HTV VQG Hoàng Liên. 3.2.7. Đa dạng về nguồn gen nguy cấp, quý, hiếm Ngoài việc đánh giá tính ĐDSH chung, việc đánh giá các loài có nguy cơ bị đe dọa trong vùng nghiên cứu là hết sức quan trọng nhằm góp phần định hướng cho chính sách ưu tiên trong công tác bảo tồn. Do Khu BTTN Bát Xát có sức ép về dân số khá lớn nên những hậu quả trực tiếp và gián tiếp đến hệ thực vật do nạn phá rừng là vẫn có (phần diện tích rừng thuộc khu bảo tồn, đặc biệt thuộc xã Y Tý có khá nhiều dân cư sinh sống). Đó là nạn phá rừng, khai thác gỗ, khai thác dược liệu trái phép hoặc làm củi,... hậu quả của nó là diện tích rừng ít nhiều bị suy giảm đi kèm với các nguy cơ sinh thái. Cuối cùng làm cho số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng ngày càng tăng. Tác giả đã thống kê được ở HTV Khu BTTN Bát Xát có tất cả 42 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc diện cần phải bảo tồn theo tiêu chí đánh giá của Sách Đỏ Việt Nam (2007), Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ (2006), IUCN red list ver. 3.1. 2001 (2016) (chiếm 4,42% tổng số loài của toàn hệ). Kết quả cụ thể ở bảng sau. Bảng 3.16. Các loài nguy cấp, quý, hiếm và tình trạng bảo tồn theo các tiêu chí Mức độ đe dọa CR EN VU LR DD IA IIA Tổng Sách đỏ Việt Nam (2007) 6 11 13 30 Nghị định số 32 (2006) 0 12 12 IUCN ver. 3.1. 2001 (2018) 1 8 1 10 Tổng 6 11 14 8 1 0 12 42* Ghi chú: Tổng các loài thực vật quý hiếm nhỏ hơn tổng số loài theo các tiêu chí cộng lại do có nhiều loài thuộc ở cả 2-3 tiêu chí. SĐ, 2007: Sách đỏ Việt Nam năm 2007; 51 CR: Rất nguy cấp; EN: Nguy cấp; VU: Sẽ nguy cấp; LR: ít quan tâm; DD: thiếu dẫn liệu; IUCN: Danh lục đỏ thế giới ver. 3.1. 2001 (2018); NĐ 32: Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ năm 2006; IA: Nghiên cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại; IIA: Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. * Các loài quý hiếm theo Sách đỏ Việt Nam (2007) Theo Sách Đỏ Việt Nam (2007), có 30 loài cây ở Khu BTTN Bát Xát được đề cập tới, chiếm 3,08% tổng số loài của HTV và 6,99% số loài thực vật bậc cao có mạch thuộc SĐVN (429 loài thuộc SĐVN). Trong đó có: + 6 loài ở mức Rất nguy cấp (CR) như Re hương (Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn.); Kim ngân (Lonicera hildebrandia Coll. et Hemsl.); Thuẫn vân nam (Scutellaria yunnanensis Lévl.); Hoàng liên trung hoa (Coptis chinensis Franch.); Hoàng liên chân gà (Coptis quinquesecta W.T.Wang.); Bông lơn (Paulownia fargesii Franch.). + 11 loài ở mức Nguy cấp (EN) như Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & H. H. Thom), Thạch hộc (Dendrobium nobile Lindl.), Biến hóa núi cao (Asarum balansae Franch.), Hoàng liên gai (Berberis julianae Schneid.), Dẻ đấu đứng (Lithocarpus finetii (Hickel & A. Camus) A. Camus), Bát giác liên (Podophyllum tonkinense Gagnep.),... + 13 loài ở mức Sắp nguy cấp (VU) như Lá khôi (Ardisia silvestris Pitard), Củ gió (Tinospora sagittata (Oliv.) Gagnep.), Giổi xương (Paramichelia baillonii (Pierre) S. Y. Hu), Hồi núi đá vôi (Illicium difengpi B.N Chang), Dẻ ba vì (Lithocarpus baviensis (Drake) A. Camus), Đẳng sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook.),... Nhiều loài hiện đang đứng trước nguy cơ suy giảm, số lượng cá thể rất ít, hiếm gặp, cá thể nhỏ, chất lượng cây kém: Lá khôi chỉ còn một vài quần thể với cá thể khá ít, nhỏ tái sinh dưới tán rừng hay Đẳng sâm hiện tại khó tìm thấy tại khu BTTN Bát Xát. Nhiều loài hiện vẫn đang là đối tượng bị khai thác trái phép, vẫn còn hiện tượng người dân vào rừng khai thác trái phép như lấy Thạch hộc, nhiều loài cây gỗ quý vẫn bị khai thác trái phép như Pơ mu, Dẻ,... do vậy nên cần thiết có các biện pháp bảo vệ. * Các loài nguy cấp, quý, hiếm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP Nằm trong Danh mục của Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ năm 2006, đã xác định được 12 loài với tỷ lệ 1,23% tổng số loài của toàn HTV. 52 Mục IIA: Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại có tới 12 loài như Thạch hộc (Dendrobium nobile Lindl.), các loài Bình vôi (Stephania spp.), Các loài tế tân (Asarum spp.), Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & H. H. Thomas), Thổ hoàng liên (Thalictrum foliolosum DC.), Hoàng tinh vòng (Polygonatum kingianum Coll. et Hemsl.),... Qua quá trình điều tra đã ghi nhận loài Bình vôi chỉ còn những những cá thể có đường kính thân rất nhỏ, các loài bình vôi vẫn bắt gặp nhưng củ thường rất nhỏ. Đặc biệt không có loài nào thuộc Mục IA: Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Bên cạnh đó, các loài thuộc Danh mục của Nghị định số 32/2006/NĐ-CP như trên (12 loài trên) đồng thời cũng thuộc Danh mục được nêu tại Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. * Các loài quý hiếm theo tiêu chí của IUCN ver. 3.1. 2001 (2018). Theo Danh mục của IUCN (2018), có 10 loài, trong đó ở mức VU có 1 loài như Thông mộc (Aralia chinensis L.); và mức LR/lc có 8 loài như Chè dây (Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch.), Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) Henry & Thomas), Hoàng đàn giả (Dacrycarpus elatum (Roxb.) Wall.), Thiết sam (Tsuga dumosa (D.Don) Eichler.),... và 1 loài xếp vào mức phân hạng Thiếu dữ liệu DD là Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn.,... Chi tiết được thể hiện ở Bảng 3.17. Bảng 3.17. Thống kê các loài nguy cấp, quý, hiếm ở Khu BTTN Bát Xát TT Tên la tinh Tên Việt Nam Họ SĐ 2007 IUCN 2018 NĐ 32 Pinophyta Ngành Thông 1. Fokienia hodginsii (Dunn) Henry & Thomas Pơ mu Cupressaceae EN LR/lc IIA 2. Gnetum montanum Markgr. Dây mấu Gnetaceae LR/lc 3. Tsuga dumosa (D.Don) Eichler. Thiết sam Pinaceae LR/lc 4. Dacrycarpus elatum (Roxb.) Wall. Hoàng đàn giả Podocarpaceae LR/lc Magnoliopsida Lớp Ngọc lan 5. Cyathostemma vietnamense Ban Huyết hùng việt nam Annonaceae EN 6. Enicosanthellum petelotii (Merr.) Ban Nhọc trái khớp lá mác Annonaceae VU 7. Wrightia laevis Hook. f. Lòng mức Apocynaceae LR/lc 53 trái to 8. Aralia chinensis L. Thông mộc Araliaceae VU 9. Asarum balansae Franch. Tế hoa balansa Aristolochiaceae EN IIA 10. Asarum glabrum Merr. Hoa tiên Aristolochiaceae VU IIA 11. Achillea millefolium Dương kỳ thảo Asteraceae VU 12. Ainsliaea petelotii Merr. Ảnh lệ pê- tơ-lô Asteraceae VU 13. Berberis julianae Schneid. Hoàng liên gai Berberidaceae EN 14. Podophyllum tonkinense Gagnep. Bát giác liên Berberidaceae EN 15. Codonopsis javanica (Blume) Hook. Đẳng sâm Campanulaceae VU IIA 16. Lonicera hildebrandia Coll. et Hemsl. Kim ngân Caprifoliaceae CR 17. Lithocarpus cerebrinus Dẻ cau Dẻ cau EN 18. Lithocarpus finetii (Hickel & A. Camus) A. Camus Dẻ đấu đứng Fagaceae EN 19. Lithocarpus baviensis (Drake) A. Camus Dẻ ba vì Fagaceae VU 20. Illicium difengpi B.N Chang Hồi đá vôi Illiciaceae VU 21. Scutellaria yunnanensis Lévl. Thuẫn vân nam Lamiaceae CR 22. Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn. Re hương Lauraceae CR DD IIA 23. Paramichelia baillonii (Pierre) S. Y. Hu Giổi xương Magnoliaceae VU 24. Stephania brachyandra Diels Lõi tiền nhị xẻ Menispermaceae IIA 25. Stephania hernandiifolia (Willd.) Spreng. Lõi tiền Menispermaceae IIA 26. Stephania tetrandra S. Moore Lõi tiền bốn nhị Menispermaceae IIA 27. Tinospora sagittata (Oliv.) Gagnep. Củ gió Menispermaceae VU 28. Ardisia silvestris Pitard Lá khôi Myrsinaceae VU 29. Coptis chinensis Franch. Hoàng liên trung hoa Ranunculaceae CR 30. Coptis quinquesecta W.T.Wang. Hoàng liên chân gà Ranunculaceae CR 31. Thalictrum foliolosum DC. Thổ hoàng liên Ranunculaceae IIA 32. Paulownia fargesii Franch. Bông lơn Scrophulariacea e CR 33. Schisandra rubiflora (Franch.) Rehd. & Wils. Ngũ vị hoa đỏ Schisandraceae EN 34. Adinandra megaphylla Hu Sum lá lớn Theaceae VU 35. Valeriana hardvickii Wall. Nữ lang cẩu Valerianaceae VU 54 in Roxb. tích 36. Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch. Chè dây Vitaceae LR/lc Liliopsida Lớp Hành 37. Cyperus diffusus Vahl. Cói hoa xoè Cyperaceae LR/lc 38. Cyperus rotundus L. Củ gấu Cyperaceae LR/lc 39. Dendrobium chrysanthum Wallich Hoàng thảo hoa vàng Orchidaceae EN 40. Dendrobium nobile Lindl. Thạch hộc Orchidaceae EN IIA 41. Dendrobium wardianum R. Warner Hoàng thảo đốm tím Orchidaceae VU 42. Polygonatum kingianum Coll. et Hemsl. Hoàng tinh vòng Convallariaceae IIA 43. Lilium brownii F.E. Br. ex Mill. var. viridulum Baker Bạch huệ núi Liliaceae EN IIA Ghi chú: SĐ, 2007: Sách đỏ Việt Nam năm 2007; CR: Rất nguy cấp; EN: Nguy cấp; VU: Sẽ nguy cấp; LR: ít quan tâm; DD: thiếu dẫn liệu; IUCN: Danh lục đỏ thế giới ver. 3.1. 2001 (2018), LR/lc: ít quan tâm; NĐ 32: Nghị định số 32/2006/CP-NĐ của Chính phủ năm 2006; IIA: Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. So sánh tỷ lệ số loài cần được ưu tiên bảo vệ của Khu BTTN Bát Xát với các HTV khác đã được ghi nhận với cùng một tiêu chí như HTV Hoàng Liên – Văn Bàn cho thấy số loài nguy cấp, quý, hiếm cần ưu tiên bảo vệ ở HTV Bát Xát là 43 loài (4,42% tổng số loài), còn ở HTV Hoàng Liên – Văn Bàn có 96 loài (7,57%). 3.3. Nguyên nhân gây suy giảm và đề xuất một số giải pháp bảo tồn nguồn tài nguyên thực vật tại Khu BTTN Bát Xát, tỉnh Lào Cai. 3.3.1. Nguyên nhân gây suy giảm nguồn tài nguyên thực vật Trên cơ sở phân tích các báo cáo về công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên của Khu BTTN Bát Xát, kết hợp với phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân, chúng tôi đã xác định được những nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp làm suy giảm đa dạng nguồn tài nguyên thực vật ở Khu BTTN Bát Xát. a. Nguyên nhân trực tiếp: Các nguyên nhân trực tiếp tác động gây suy giảm nguồn tài nguyên thực vật Khu BTTN Bát Xát gồm 3 nguyên nhân trực tiếp sau đây: - Khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trái phép: Tình trạng khai thác gỗ trái phép trong vùng lõi và vùng đệm vẫn còn xảy ra tại một số tiểu khu, tài nguyên thực vật vẫn đứng trước những nguy cơ, thách thức bị xâm hại. Việc khai thác gỗ của người dân không chỉ dừng lại ở việc phục vụ nhu cầu cuộc sống của họ như làm nhà, chuồng trại, chăn nuôi, làm vật dụng, làm chất đốt,... ngoài ra, còn có những người khai thác rừng trái phép thực hiện, gỗ được vận chuyển ra khỏi 55 rừng và được mua bán đưa đến các vùng khác. Tuy việc khai thác gỗ không phải là vấn đề thường xuyên nhưng hiện nay vẫn còn xảy ra. Dù việc khai thác trái phép gỗ không lớn nhưng các vụ việc thường xuyên xảy ra trong rừng kín tự nhiên, việc chặt hạ cây sẽ phá hủy lớp cây tái sinh và làm mất đi sinh cảnh cùng môi trường sống thuận lợi cho các loài cây gỗ khác, cản trở quá trình tái sinh tự nhiên của rừng. Theo báo cáo của Khu BTTN Bát Xát thì ”Hoạt động khai thác lâm sản trái phép quy mô nhỏ vẫn thường xuyên xảy ra, bình quân giai đoạn (2009-2014) từ 5-7 vụ/năm. Khai thác lâm sản trái phép mang lại nguồn thu nhập rất cao cho người dân ở đây. Theo tính toán thì giá của 1m3 gỗ nhóm 1 bán tại rừng hiện nay tương đương khoảng 4-5 tấn thóc. Các loài cây bị khai thác nhiều nhất là Pơ mu, vì đây là loại gỗ đắt tiền, các sản phẩm khai thác trái pháp luật được bán sang Trung Quốc hoặc bán cho các thương lái, đầu nậu buôn bán gỗ, số gỗ này được chuyển xuống các thành phố lớn trong nước để chế biến thành những mặt hàng gia dụng cao cấp. Tình hình vi phạm pháp luật, nhất là hành vi khai thác các loại gỗ quý hiếm rất khó kiểm soát vì chúng thường tổ chức theo các nhóm nhỏ lẻ, hoạt động không theo quy luật, khi phát hiện lực lượng kiểm lâm tuần tra, bảo vệ rừng chúng sẵn sàng vứt bỏ, tẩu tán các phương tiện, dụng cụ để đối phó với với lực lượng BVR”. [11] Ngoài ra, việc khai thác gỗ trái phép không phải chỉ sử dụng trong xây dựng, buôn bán thương mại mà còn phục vụ nguồn củi đốt trong nhân dân. - Lấn chiếm mở rộng diện tích canh tác nương rẫy, phá rừng trồng thảo quả: Cây thảo quả là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao và đang được người dân trong vùng phát triển mạnh. Tính đến cuối năm 2014, diện tích cây Thảo quả tại các xã đã có trên 2.215 ha, và chủ yếu được trồng dưới tán rừng tự nhiên. Tuy nhiên, việc trồng Thảo quả sẽ là thách thức lớn đối với công tác bảo tồn (khi thành lập Khu BTTN Bát Xát), vì cây Thảo quả sống dưới tán rừng đòi hỏi không gian vừa che bóng vừa có ánh sáng, nên ở những nơi trồng Thảo quả rừng đã bị tỉa thưa các cây gỗ lớn và không còn cây tái sinh. Đặc biệt nghiêm trọng là đến mùa thu hoạch người dân đã chặt cây để làm củi sấy quả, bình quân cứ 1,2 m3 củi/100kg quả tươi. - Chăn, thả gia súc tự do: Hiện tại, nguồn thu nhập từ chăn nuôi của cư dân trong vùng đang chiếm khoảng 1/3 tổng thu nhập trong năm. Đây được coi là một hướng phát triển kinh tế của người dân địa phương. Tuy nhiên, người dân trong vùng còn có tập quán chăn nuôi trâu, bò thả rông kiếm ăn trong rừng. Ở góc độ bảo tồn và phát 56 triển rừng, hoạt động chăn thả này đã ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên rừng vì hiện tượng này đã gây nên sự tàn phá trên diện rộng các loài cây tái sinh, cạnh tranh nguồn thức ăn với các loài động vật hoang dã. Hình 3.11. Cây bị chặt phá để lấy gỗ tại xã Dền Sáng Hình 3.12. Khai thác chuối hạt tại xã Y Tý Hình 3.13. Cây thảo quả được người dân trồng xen kẽ dưới tán rừng tại xã Dền Sáng Hình 3.14. Cây thảo quả được người dân trồng xen kẽ dưới tán rừng tại xã Dền Sáng 57 b. Nguyên nhân gián tiếp: Các nguyên nhân tác động làm suy giảm nguồn tài nguyên thực vật của Khu BTTN Bát Xát xuất phát chủ yếu từ điều kiện kinh tế xã hội của cộng đồng dân cư trong khu vực. Có thể tổng hợp thành 3 nguyên nhân gián tiếp sau đây: - Đói nghèo và sự gia tăng dân số: Theo kết quả điều tra số hộ nghèo trong 5 xã còn rất cao (1.522 hộ, chiếm 58,99% tổng số hộ); số hộ cận nghèo là 296 hộ, chiếm 11,5% tổng số hộ. Sự phân công lao động xã hội trong khu vực chưa rõ nét và hầu như chưa có kế hoạch khai thác, sử dụng hợp lý; thời gian sử dụng lao động trong nông thôn bình quân đạt 189 ngày/năm; lực lượng lao động nhàn rỗi chiếm từ 810% số lao động hiện có. Với mức thu nhập trên chỉ đảm bảo lương thực cho các hộ gia đình sinh hoạt được từ 9-10 tháng, phần thiếu hụt phần lớn phải dựa vào các nguồn thu từ chăn nuôi và thu hái lâm sản và săn bắt chim thú,... trái phép để đảm bảo đời sống cho gia đình, những hoạt động này đã và đang gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng trong khu vực. Trên địa bàn 05 xã trong vùng dự án có 44 thôn, bản và chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống còn rất khó khăn, sự gia tăng dân số tự nhiên rất khó kiểm soát. Tỷ lệ gia tăng dân số khá cao như ở Sàng Ma Sáo 2,2; Y Tý và Nậm Pung 2,1 (số liệu năm 2014). Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng thiếu đất ở, thiếu đất canh tác, nhu cầu gỗ làm nhà, nhu cầu củi đun và các nhu cầu về sinh kế, việc làm, và là 1 trong những nguy cơ chính tác động đến tài nguyên thực vật trong khu vực. - Nhận thức của người dân và hiệu lực pháp luật và chính sách: Nhận thức của người dân về vai trò và tầm quan trọng của khu rừng đặc dụng còn hạn chế, trình độ dân trí còn thấp, một bộ phận người dân quan niệm rằng tài nguyên rừng là vô tận nên luôn luôn muốn tìm cách khai thác và khai thác một cách cạn kiệt khi có cơ hội. Hầu hết người dân khi được hỏi về các văn bản quy phạm về quản lý và bảo vệ rừng của chính quyền đều không biết đến sự tồn tại của văn bản nào (tuy nhiên, người dân ở đây vẫn có hương ước bảo vệ rừng cộng đồng). Hiệu lực thi hành pháp luật trong cộng đồng và cán bộ địa phương còn hạn chế, hành lang pháp lý chưa đủ mạnh. Các vụ vượt quá thẩm quyền chuyển cấp trên, thời gian xử lý kéo dài, nên chưa có tác dụng răn đe và giáo dục cho cộng đồng. Tất cả những nguyên nhân trên sẽ gây nguy cơ làm cho rừng, tài nguyên ĐDSH của Khu BTTN Bát Xát được thành lập trong tương lai gần bị đe dọa tác động. Vì vậy, rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến 58 địa phương trong việc nâng cao đời sống vật chất cũng như nhận thức cho người dân, tăng cường công tác phổ biến pháp luật, tăng cường biên chế và chính sách đãi ngộ xứng đáng lực lượng kiểm lâm,... và đặc biệt là phải xử lý nghiêm những vụ phá rừng nhằm hoàn thiện công tác BVR trong thời gian tới. - Thiếu diện tích đất giành cho chăn thả gia súc Qua thống kê cho thấy tại 5 xã vùng đệm Khu BTTN Bát Xát đều không có diện tích đất giành cho chăn thả. Người dân phát triển đàn gia súc phục vụ nhu cầu nông nghiệp và phát triển kinh tế là mang tính tự phát. Đây là tình hình chung của những khu BTTN. Do người dân sống gần rừng nên họ coi vấn đề thả rông trâu bò vào rừng là điều tự nhiên. BQL khu BTTN cũng chưa có phương án phối hợp với địa phương nhằm thống nhất việc kiểm soát lượng trâu bò thả rông và quy hoạch vùng chăn thả gia súc ở các xã vùng đệm. 3.3.2. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên thực vật tại khu vực nghiên cứu Như tình trạng chung với nhiều địa phương trên cả nước, khu BTTN Bát Xát có hệ sinh thái tự nhiên, tính ĐDSH cao hầu như chỉ còn gặp ở các đỉnh núi cao như đỉnh cao 2383 m ở xã Sàng Ma Sáo. Với mục đích nhằm bảo tồn hệ sinh thái vùng núi cao tự nhiên, duy trì và phát triển tính ĐDSH nói chung, bảo tồn đa dạng thực vật. Tôi xin đề xuất 4 nhóm giải pháp nhằm đạt được mục đích này như sau: a. Phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động - Giải pháp trồng và khai thác thảo quả: Từ khi Khu BTTN Bát Xát được thành lập thì diện tích thảo quả trồng dưới tán rừng tự nhiên đã được thống kê chi tiết và đưa ra biện pháp quản lý theo hướng bảo tồn và phát triển bền vững. BQL đã lập danh sách các chủ hộ có diện tích thảo quả nằm trong ranh giới và đưa vào quản lý theo hình thức chia sẻ lợi ích dưới tán rừng. Các hộ có diện tích trồng thảo quả phải tuyệt đối chấp hành phương thức trồng và khai thác theo phương án của KBT đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Giải pháp về đất nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm chi phí + Việc người dân thiếu đất sản xuất nên xâm lấn đất rừng là điều tất yếu. Do vậy, việc quy hoạch vùng đất sản xuất cho người dân là việc làm cấp thiết. + Mở các trung tâm dạy nghề cho các thanh thiếu niên, phát triển các ngành nghề truyền thống như đan lát, dệt thổ cẩm. 59 + Hỗ trợ người dân trong việc điều chỉnh cơ cấu thu nhập, hỗ trợ các biện pháp kỹ thuật giúp tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Như vậy, cuộc sống của người dân được đảm bảo sẽ giảm thiểu đáng kể những tác động vào KBT. + Xây dựng các mô hình nông lâm thủy sản kết hợp, xây dựng các làng nghề đan lát, thổ cẩm, hình thành các sản phẩm và thương hiệu sản phẩm địa phương, xúc tiến thương mãi tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định cho sản phẩm, tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân. + Nghiên cứu hệ thống cây thuốc, bảo tồn truyền thống thuốc nam dân tộc, kết hợp với cơ quan quản lý nhà nước về dược liệu, phát triển các thương hiệu thuốc gia truyền, đặc trị. Hỗ trợ kinh phí cho người dân tham gia bảo tồn tại chỗ nguồn gen quý hiếm, các loài cây lấy gỗ có giá trị, họ đơn loài, các loài cây có giá trị sử dụng b. Đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng cường công tác quản lý - Đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. - Bổ sung thêm cán bộ chuyên môn về bảo tồn, tăng cường lực lượng kiểm lâm và đầu tư trang bị kỹ thuật, công cụ hỗ trợ. Tăng cường các đợt tuần tra, truy quét, phá bỏ các loại bẫy trong KBT. Lập các chốt chặn để kiểm tra tại các điểm nóng về phá rừng. Tăng cường phải kiểm tra, quản lý chặt chẽ người và phương tiện ra vào, kịp thời phát hiện, ngăn chặn vi phạm trong lĩnh vực QLBVR, phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để chủ rừng, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ tại khu vực biên giới. - Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý và học hỏi kinh nghiệm của các VQG, KBT trong nước cũng như nước ngoài. - Thường xuyên kiểm tra theo dõi tại các cơ sở chế biến gỗ trong khu vực, xử lý nghiêm đối với những trường hợp sử dụng và tàng trữ các loại gỗ không có nguồn gốc, cương quyết đình chỉ những cơ sở không có giấy phép kinh doanh. - Lãnh đạo, nhân viên KBT cần sâu sát cơ sở, nắm rõ tâm tư nguyện vọng của người dân để có những biện pháp thực hiện hiệu quả công tác QLBVR, BTTN. - Vận động người dân thay thế dần việc sử dụng gỗ để làm nhà, chuồng trại bằng loại vật liệu khác như sử dụng xi măng, cát, sỏi, dùng các vật liệu từ nhựa tổng hợp. - Đối với các chủ rừng khi mà có tình trạng khai thác trái phép mà không phát hiện thì ngoài việc bị xử lý trách nhiệm, chủ rừng còn bị xử phạt theo quy định của 60 pháp luật. Hơn nữa, cần tăng mức hình phạt đối với các trường hợp vi phạm. Lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra việc mua bán, vận chuyển, quảng cáo, kinh doanh động vật hoang dã trên địa bàn, tổ chức ký cam kết không mua bán, kinh doanh động vật hoang dã trái phép với các nhà hàng, quán ăn, quản lý chặt chẽ các trại nuôi động vật hoang dã theo quy định. c. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng các chương trình dự án phù hợp Qua kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các loài cây ở khu vực này rất đa dạng về phổ dạng sống. Trong đó dạng sống, cây thân bụi và thân gỗ là có nhiều loài nhất. Những loài cây người dân tại khu vực sử dụng rất đa dạng nhưng chủ yếu tập trung nhiều vào các loài cây thân gỗ và cây bụi. Mặc dù số lượng của chúng tương đối nhiều và dễ được tái sinh, nhưng nếu khai thác một cách ồ ạt, số lượng lớn, không có các biện pháp khai thác và sử dụng hợp lý một cách bền vững, thì cũng rất dễ gây nên cạn kiệt nguồn tài nguyên này. Vì vậy, trong quá trình khai thác cần phải đi đôi với việc bảo tồn và phát triển chúng. - Điều tra chi tiết để xác định những khu vực có loài quý hiếm, loài có giá trị hay những họ đơn loài phân bố, xây dựng vườn thực vật thành nơi bảo tồn nghiên cứu và phát triển các loài đó. Ứng dụng chọn lọc và nhân giống cây lâm nghiệp bản địa có phẩm chất tốt và có tính chống chịu điều kiện ngoài cảnh và sâu bệnh cao. - Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật phục hồi rừng khoanh nuôi tái sinh rừng; Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản giống, giảm tỷ lệ hư hỏng và kéo dài thời gian bảo quản, phòng trừ côn trùng gây hại. - Xây dựng khóa tra thực vật và phòng tiêu bản mẫu ngay tại Khu bảo tồn để phục vụ công tác quản lý; Cần có những nghiên cứu về hệ thực vật tại Khu BTTN Bát Xát, từ đó xây dựng hệ thống đánh giá giá trị thực vật, các nhóm loài với những giá trị sử dụng khác nhau để làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển đặc biệt là đối với những loài quý hiếm, họ đơn loài, - Đối với những loài cây gỗ tạo hoàn cảnh rừng chính, đặc biệt là một số loài lấy gỗ có giá trị như, cần được ưu tiên bảo tồn và nhân giống trên diện rộng vừa để phát triển được nguồn gen loài quý hiếm, phục vụ nhu cầu lấy gỗ cũng như tạo đồ tàn che, giảm xói mòn, 61 - Áp dụng công nghệ GPS vào quản lý, dự báo, phòng chống cháy rừng và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; Tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại để áp dụng khoa học kỹ thuật mới phục vụ công tác nghiên cứu. d. Tuyên truyền giáo dục nhận thức cộng đồng về sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng - Tuyên truyền giảm thiểu về mất rừng do canh tác nương rẫy Rà soát, thu hồi diện tích rừng và đất lâm nghiệp của các tổ chức, cá nhân đang quản lý sử dụng không hiệu quả để giao cho chính quyền địa phương nhằm xây dựng biện pháp quản lý rừng có hiệu quả hơn. Lực lượng kiểm lâm KBT tăng cường kiểm tra, tham mưu cho BQL chủ động lập kế hoạch và xác định rõ thời điểm, địa điểm thường xảy ra vi phạm về phá rừng để có biện pháp xử lý kịp thời. Chính sách ưu đãi cho người dân vay vốn làm ăn, hỗ trợ cây con giống, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật. Tuyên truyền, giáo dục cho người dân về lợi ích của ĐDSH, lợi ích của rừng. - Tuyên truyền giảm thiểu về khai thác củi đốt Nghiêm cấm các hình thức phá rừng làm củi sấy thảo quả và phải tuân thủ đúng theo quy định của KBT. Tuyên truyền vận động người dân ý thức hơn trong việc sử dụng tài nguyên, hạn chế sử dụng củi đốt bằng cách thay thế nguồn nhiên liệu khác như rơm, rạ, cành lá cây khô. Hỗ trợ kinh phí cho người dân xây dựng các bể bioga, xây dựng các bếp tiết kiệm củi nhằm giảm sử dụng nguồn nguyên liệu. - Tuyên truyền giảm thiểu về chăn thả gia súc trên rừng và đất rừng Thống kê đầy đủ số hộ, số gia súc chăn thả trong KBT. Kiểm soát chặt chẽ việc người dân chăn thả gia súc trong KBT bằng các phương pháp tuyên truyền, vận động và quy hoạch khu vực chăn thả, kiểm dịch định kỳ cho đàn gia súc. - Tuyên truyền gắn rừng với đời sống tinh thần của người dân địa phương Rừng không chỉ gắn liền với đời sống vật chất mà còn gắn liền với đời sống tinh thần, tâm linh của người dân. Khằng định vai trò, vị trí của cộng đồng đồng bào dân tộc hòa mình gắn chặt với thiên nhiên. - Tuyên truyền về bảo vệ nguồn tài nguyên rừng: 62 Khu BTTN Bát Xát nằm ở các xã vùng cao của huyện Bát Xát về phía Tây Bắc tỉnh Lào Cai, có nhiều đỉnh cao trên dưới 3000m thuộc phần đầu của dãy núi Hoàng Liên Sơn là ranh giới giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Đây là khu vực được coi là nơi cư trú của nhiều loại động, thực vật hoang dã. Là khu vực đầu nguồn của các sông suối, do vậy nơi đây có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc duy trì và điều tiết nguồn nước cho hệ thống các công trình thủy điện Nậm Hô (Mường Hum), Nậm Pung, Tà Lơi 1, Tà Lơi 2 và cung cấp nước cho các công trình thủy lợi vùng hạ lưu. Khu vực này được coi là tấm lá chắn vững chắc, nhằm giảm thiểu những thảm họa của thiên tai. Do vậy, cần tuyên truyền về giá trị bảo vệ của rừng tại Khu BTTN Bát Xát, về giá trị bảo vệ hệ sinh thái cũng như tài nguyên rừng. Nhằm xây dựng môi trường sống ổn định cho khu vực Khu BTTN Bát Xát nói riêng và toàn Việt Nam nói chung. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận - Danh lục thực vật: Hệ thực vật Khu BTTN Bát Xát, tỉnh Lào Cai xác định được 972 loài, 562 chi trong 159 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch (Psilotophyta, Lycopodiophyta, Equisetophyta, Polypodiophyta, Pinophyta và Magnoliophyta). Trong đó, đã bổ sung thêm 32 loài cho Khu BTTN Bát Xát so với danh lục trước đây (năm 2016). - Đánh giá về đa dạng phân loại các taxon của hệ thực vật: + Đa dạng mức độ ngành: Trong số 972 loài đã được xác định ngành Ngọc lan chiếm ưu thế tuyệt đối với 877 loài (90,22%), tiếp đến là các ngành Dương xỉ, Thông, Thông đất và ngành Cỏ tháp bút,... + Đa dạng mức độ họ: Đa dạng nhất có 10 họ với số loài chiếm tới 32,00% tổng số loài của toàn HTV, đó là họ Lan (Orchidaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Cói (Cyperaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Bạc hà (Lamiaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Hoa hồng (Rosaceae), họ Hòa thảo (Poaceae). + Đa dạng mức độ chi: 11 chi đa dạng nhất với mỗi chi có số lượng loài từ 7 trở lên, chiếm 11,00% tổng số loài của toàn HTV như: chi Ficus (Moraceae), chi Carex (Cyperaceae), chi Lithocarpus (Fagaceae); chi Rhododendron (Ericaceae), chi Dendobium (Orchidaceae), chi Symplocos (Symplocaceae), chi Rubus (Rosaceae), chi 63 Quercus (Fagaceae), chi Ardisia (Myrsinaceae), chi Acer (Aceraceae), chi Schefflera (Araliaceae). + Các chỉ số đa dạng: chỉ số họ là 6,11; chỉ số chi là 1,72 và chỉ số chi trên chỉ số họ là 3,55. - Về dạng sống của thực vật: SB = 80,87 Ph + 2,81 Ch + 6,76 Hm + 4,99 Cr + 4,57 Th. - Về các yếu tố địa lý của thực vật: Yếu tố nhiệt đới nói chung có tỷ lệ rất lớn 88,05% tiếp đến là yếu tố yếu tố đặc hữu với 14,76%, thấp nhất trong hệ thống các yếu tố nhiệt đới là yếu tố liên nhiệt đới 1,98%; yếu tố ôn đới chiếm 10,71%, thấp nhất là hai yếu tố cây trồng 0,07% và yếu tố toàn cầu 0,05%. - Giá trị sử dụng của thực vật: Có tới 551 loài và dưới loài cây có giá trị sử dụng (chiếm 57,28% số loài của HTV), trong đó nhóm cây làm thuốc là lớn nhất là 382 loài (39,30%); sau đó là nhóm cho gỗ với 116 loài (11,93%); nhóm các loài cây ăn được với 112 loài (11,52%), các nhóm cây còn lại đều chiếm tỷ lệ thấp hơn. - Về nguồn gen nguy cấp, quý, hiếm: Có 43 loài và dưới loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm cần phải bảo tồn ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2007), Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ (2006) và Danh lục IUCN (2018), chiếm 4,32% tổng số loài và dưới loài của hệ. - Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng thực vật tại Khu BTTN Bát Xát, tỉnh Lào Cai gồm: Có 3 nguyên nhân trực tiếp là: Khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trái phép; Lấn chiếm mở rộng diện tích canh tác nương rẫy, phá rừng trồng thảo quả; Chăn, thả gia súc tự do. Có 3 nguyên nhân gián tiếp là: Đói nghèo và sự gia tăng dân số; Nhận thức của người dân và hiệu lực pháp luật và chính sách; Thiếu diện tích đất giành cho chăn thả gia súc. - Giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật tại Khu BTTN Bát Xát, tỉnh Lào Cai có 4 nhóm: Phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động; Đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng cường công tác quản lý; Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng các chương trình dự án phù hợp; Tuyên truyền giáo dục nhận thức cộng đồng về sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng. II. Kiến nghị 64 - Hiện nay, chúng tôi mới chỉ điều tra một số khu vực của Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát, do vậy để đánh giá toàn diện và có giải pháp tổng thể, cần tiếp tục điều tra mở rộng toàn khu hệ để kiểm kê và đánh giá tính đa dạng thực vật một cách hệ thống các nội dung: cấu trúc tổ thành loài, sự đa dạng quần xã thực vật trên diện rộng toàn KBT một cách tỷ mỉ hơn, từ đó có thể phát hiện thêm những thông tin về các loài thực vật cũng như về nguồn tài nguyên của KBT này. - Cần nghiên cứu xây dựng các biện pháp tổng thể để bảo tồn cả khu hệ thực vật và bảo tồn các loài thực vật quý, hiếm, nguy cấp, có nguy cơ bị tuyệt chủng tại Khu BTTN Bát Xát. 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Richard B. Primack (Võ Quý, Phạm Bình Quyền, Hoàng Văn Thắng dịch) (1999), Cơ sở sinh học bảo tồn, 365 trang, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật. 2. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, 171 trang, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội. 3. Phạm Bình Quyền và Nguyễn Nghĩa Thìn (2002). Đa dạng sinh học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Aubréville A., M. L. Tardieu - Blot, J. E. Vidal et Ph. Morat (Reds.) (1960-2001), Flore du Cambodge du Laos et du Vietnam, fasc. 1-31, Paris. France. 5. Nguyễn Nghĩa Thìn (chủ biên), Đặng Huy Huỳnh, Lê Vũ Khôi, Trương Văn Lã, Đặng Thị Đáp, Trần Minh Hợi, Nguyễn Văn Tập, Nguyễn Quốc Trị, Vũ Anh Tài, Nguyễn Thị Kim Thanh, Trương Ngọc Kiểm và Nguyễn Anh Đức (2008), Đa dạng sinh học VQG Hoàng Liên, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), Cây cỏ Việt Nam, Quyển 1-3, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 7. Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên) (2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 2, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 8. Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên) (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 3, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội (2001), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập I, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 10. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, 223 trang, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 11. Sở Nông nghiệp và PTNT Lào Cai, (2016), Dự án xác lập Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát, tỉnh Lào Cai. 12. Gary J. Martin (2002), Thực vật dân tộc học, sách hướng dẫn phương pháp. Nxb. Nông nghiệp. (Dịch và biên soạn: Trần Văn Ơn, Phan Bích Nga, Trần Công Khánh, Trần Khắc Bảo, Trần Đình Lý). 13. Wu P. & P. Raven (editor) et al., (1994-2013), Flora of China, Volume 1-25. Missouri Botanical Garden Press. USA. 14. Lecomte H. (editor) (1907-1951). Flore générale de l’ Indo-chine, Tome 1-7, Paris. France. 66 15. Nguyễn Thị Đỏ (2007), Thực vật chí Việt Nam, Tập 8 - 511 trang, Tập 11 - trang 119-232, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 16. Dương Đức Huyến (2007), Thực vật chí Việt Nam họ Lan (Orchidaceae Juss.) chi Hoàng Thảo (Dendrobium Sw.), 219 trang, Nxb. Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội. 17. Nguyễn Khắc Khôi (2002), Thực vật chí Việt Nam họ Cói (Cyperaceae Juss.), 570 trang, Nxb. Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội. 18. Trần Thị Kim Liên (2002), Thực vật chí Việt Nam họ Đơn nem (Myrsinaceae R. Br.), 224 trang, Nxb. Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội. 19. (The International Plant Names Index). 20. (The Plant List). 21. Raunkiear C. (1934), The life forms of plants and statistical plant geography. Vol. 1, pp. 104. Claredon. Oxford University Press. Oxford. 22. Jansen P. C. M., R. H. M. J. Lemmens, L. P. A. Oyen, J. S. Siemonsma, F. M. Stavast and J. L. C. H. van Valkenburg (editors), 1991. Plant Resources of South- East Asia, Basic list of species and commodity grouping. Pudoc Wageningen. Indonesia. 23. Trần Đình Lý và cộng sự (1993), 1900 loài cây có ích ở Việt Nam, Nxb. Thế giới, Hà Nội. 24. Võ Văn Chi, Trần Hợp (1999), Cây cỏ có ích ở Việt Nam, Tập I, Nxb. Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh. 25. Võ Văn Chi, Trần Hợp (2002), Cây cỏ có ích ở Việt Nam, Tập II, Nxb. Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh. 26. Lã Đình Mỡi (chủ biên) (2001), Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam, Tập I, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 27. Lã Đình Mỡi (chủ biên) (2002), Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam, Tập II, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 28. Đỗ Tất Lợi (2001), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb. Y Học, Hà Nội. 29. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc, tập 1: 1138 trang; tập 2: 1256 trang, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 30. Triệu Văn Hùng (Chủ biên) (2007), Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, Nxb. Bản đồ, Hà Nội. 67 31. Averyanov A., Phillip Cribb, Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Hiệp (2004). Lan hài Việt Nam với phần giới thiệu về hệ thực vật Việt Nam, Nxb Giao thông vận tải. 308 trang. Hà Nội. 32. Joongku Lee, Tran The Bach, Le Xuan Canh, Hyouk Joung (2011), The useful Flowering plants in Vietnam, Daejeon, Korea. 33. Joongku Lee, Tran The Bach, Sang Hong Park, Do Van Hai, Ritesh Kumar Choudhary, Bui Hong Quang, Sangho Choi, Vu Tien Chinh, Changyoung Lê, Sy Danh Thuong, Jinki Kim, Ha Minh Tam, Mijin Park, Le Xuan Canh (2012), The useful Flowering plants in Vietnam II, Daejeon, Korea. 34. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Tập 1-2. Nxb. Y học, Hà Nội. 35. Trần Đình Thắng (chủ biên), Đỗ Ngọc Đài, Phạm Quốc Long, Châu Văn Minh (2014). Tinh dầu của một số loài trong họ Na (Anonaceae Juss.) ở Việt Nam, Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. 36. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Vụ Khoa học công nghệ và Chất lượng sản phẩm (2000), Tên cây rừng Việt Nam, 460 trang, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 37. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách đỏ Việt Nam (phần II - Thực vật), Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. 38. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006), Nghị định số 32/2006/NĐ-CP. Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. 39. ND-CP-xac-dinh-loai-Danh-muc-loai-nguy-cap-quy-hiem-duoc-uu-tien-bao-ve- 213485.aspx 40. (The IUCN species survival comission, 2014. Red list of Threatened species TM. 2016.4. International Union for the Conservation of Nature and Nature Resource, Danh mục các loài có nguy cơ bị đe doạ của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyen_hung_thinh_3702_2085174.pdf
Luận văn liên quan