Luận văn Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Ninh

Tài chính đối với các cơ sở giáo dục có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của hệ thống đào tạo, nghiên cứu khoa học, nó vừa là phương tiện để hệ thống đào tạo duy trì được hoạt động của mình, vừa là công cụ để Nhà nước và các cơ sở đào tạo thực hiện các chức năng theo những mục tiêu đã định. Trong các cơ sở đào tạo, nếu khả năng tự chủ tài chính càng cao thì việc nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên càng có điều kiện thực hiện tốt. Đặc biệt, việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức ở nhiều lĩnh vực, trong đó có cả lĩnh vực đào tạo, điều đó đòi hỏi chúng ta phải nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao tính cạnh tranh không chỉ trong nước mà cả các cơ sở đào tạo của nước ngoài. Tự chủ tài chính trong giáo dục là cách nhanh nhất nâng cao sự tự chịu trách nhiệm từ đó nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, trong hệ thống giáo dục thì giáo dục thường xuyên không phai

doc90 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4808 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i phí thuê phòng cho khách; chi tiền ăn hội nghị và các khoản thuê mướn khác. Công tác phí là những khoản liên quan tới việc đi lại ngoại giao của cán bộ công nhân viên trung tâm. Các khoản công tác phí như: Tiền vé máy bay, tàu xe; tiền thuê phòng ngủ; phụ cấp công tác phí; khoán công tác phí và các khoản công tác phí khác. Đơn vị chủ động xây dựng mức khoán các định mức như tiền lưu trú, tiền ngủ dựa trên định mức quy định của Nhà nước và điều kiện nơi đến công tác. Chi phí thuê mướn là những khoản chi mà đơn vị thuê ngoài làm như: Thuê phương tiện vận chuyển; thuê phương tiện các loại; thuê lao đông trong nước; thuê chuyên gia đào tạo lại cán bộ; chi phí thuê mướn khác thực hiện theo hợp đồng. Sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn là khoản chi sửa chữa các máy móc thiết bị phục vụ cho chuyên môn Qua bảng số liệu 2.4, ta thấy tỷ lệ ngân sách nhà nước cấp để chi cho nhóm hàng hoá dịch vụ còn quá thấp từ 29% đến 32%. Xu hướng chi cho quản lý ngày càng giảm. Nguồn ngân sách cấp chi cho nhóm này thấp. Chi cho hoạt động chuyên môn giảng dạy phải lấy từ nguồn thu học phí để trang trải cho hoạt động chuyên môn của đơn vị như: tiền mua thiết bị giảng dạy, và in ấn tài liệu dùng cho công tác chuyên môn... Chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định (thuộc nhóm III): Trung tâm là nơi đào tạo nhiều loại hình cho nhiều đối tượng người học khác nhau, hàng năm do nhu cầu hoạt động cùng với sự xuống cấp tất yếu của các TSCĐ dùng cho hoạt động của Trung tâm đã làm phát sinh nhu cầu kinh phí để mua sắm thêm trang thiết bị hoặc phục hồi giá trị sử dụng cho TSCĐ đã bị xuống cấp. Vì vậy, phải xác định nhu cầu kinh phí cho mua sắm tài sản, sửa chữa lớn TSCĐ hàng năm không ngừng tăng lên và NSNN cấp bổ sung nguồn kinh phí không tự chủ để đầu tư cho nâng cấp, sửa chữa nhà cửa và công trình hạ tầng phục vụ cho giảng dạy và đào tạo. Chi thường xuyên khác (thuộc nhóm IV): Nhóm chi này phản ánh số tiền chi cho các hoạt động khác của đơn vị như chi kỷ niệm những ngày lễ lớn, lập các quỹ dự phòng, phúc lợi, khen thưởng chiếm 14% đến 16%. Do nguồn ngân sách cấp còn thấp nên Trung tâm đã tiết kiệm chi ở mức cao nhất từ các nhóm I và nhóm II để chi tăng thu nhập cho người lao động. 2. Nguồn học phí Ngoài nguồn ngân sách hàng năm được cấp cho Trung tâm, Trung tâm còn được bổ sung một khoản kinh phí từ nguồn thu học phí và thu khác. Khi Nhà nước điều chỉnh các qui định về tiền lương, nâng mức lương tối thiểu hoặc thay đổi định mức, chế độ, tiêu chuẩn chi Ngân sách Nhà nước. Đơn vị cân đối 40% (Nguồn thu - Chi phí ) từ nguồn thu học phí và thu khác, để cải cách tiền lương theo qui định. Trích 40% để chi cải cách tiền lương = (Tổng nguồn thu học phí ) - (Chi phí trực tiếp cho giáo viên ) X 40%. Phần còn lại: 60% được sử dụng như sau: Chế độ chi tiền lương tăng thêm theo NĐ 43 Thủ trưởng đơn vị quyết định việc chi trả tiền lương, tiền công theo chất lượng công việc và hiệu quả thực hiện công việc trên nguyên tắc người nào, bộ phận nào có thành tích, có đóng góp làm tăng thu, tiết kiệm chi, có hiệu suất công tác cao thì được trả tiền lương, tiền công cao hơn. Trong phạm vi tổng quĩ tiền lương tăng thêm được xác định. Quĩ tiền lương tăng thêm: Đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí, phần còn lại chi quỹ tiền lương tăng thêm: Hệ số điều chỉnh tăng thêm không quá 2 lần so với quỹ tiền lương tối thiếu chung do Nhà nước qui định. Cách tính tiền lương tăng thêm : - Hệ số trách nhiệm (Ti) + Giám đốc 2,00 + Phó GĐ, Bí thư Đảng Bộ 1,80 + Trưởng phòng, Chủ tịch CĐ, Bí thư Đoàn TN 1,60 + Tổ trưởng, phó trưởng phòng, Phụ trách kế toán, Bí thư chi bộ 1,50 + Tổ phó CM, Bí thư chi đoàn GV, Trưởng ban Thanh tra ND 1,20 + CBCC, giáo viên, nhân viên 1,00 + Lao động hợp đồng cơ hữu. 0.75 Với những cán bộ kiêm chức,vận dụng ở chức vụ có hệ số cao nhất và cộng thêm 0,2 cho chức vụ kiêm nhiệm. - Hệ số năng suất(Ni) Dựa trên cơ sở năng suất lao động của từng người có trực tiếp làm việc tại cơ quan, hoặc được Thủ trưởng cơ quan cử đi công tác, được đánh giá xếp loại thi đua hàng tháng theo tiêu chuẩn thi đua của Trung tâm : Xếp loại Hệ số năng suất + Loại A1 (Xuất sắc): 1,5 + Loại A (Tốt): 1,4 + Loại B (Khá): 1,2 + Loại C (TB): 1,0 Tiền lương tăng thêm hàng tháng của từng cá nhân được tính như sau: Tiền lương tăng thêm của cá nhân i/1 tháng Tổng quỹ tiền lương tăng thêm tháng (L) = å Ti x Ni (i =1,n) x Ti x Ni Chi phụ cấp làm thêm giờ: * Thanh toán cho dạy BTTHPT, nghề PT: - Giáo viên trong biên chế, hợp đồng cơ hữu: 34.000đ/tiết - Giáo viên mời giảng: Thanh toán 35.000đ/tiết - Bồi dưỡng Giáo viên chủ nhiệm các buổi họp phụ huynh: 100.000đ/buổi - Giáo viên phụ trách lao động được tính 2tiết/buổi. *Thanh toán cho dạy nghề xã hội: Áp dụng cho CBGV đã hoàn thành đủ định mức lao động, nếu tham gia giảng dạy, quản lý, tổ chức đào tạo ngoài giờ sẽ được thanh toán: Tuỳ theo loại nghề nghiệp, hiệu quả đào tạo, vận dụng tương đương như giảng dạy BTTHPT trở lên. Nếu CBGV chưa đủ số giờ tiêu chuẩn thì thanh toán sau khi trừ đi số giờ tiêu chuẩn còn thiếu. * Thanh toán phục vụ ngoài giờ: + Mức phục vụ bình thường: 60.000đ/ngày đến 80.000 đ/ ngày. + Mức phục vụ cao, Hội nghị lớn: 100.000đ/ngày đến 120.000 đ/ ngày. + Mức tiền công làm ngoài giờ: 150.000đ/ngày. Trong trường hợp không xác định ngày công cụ thể thì thanh toán từ 20 đến 25% tổng số thu được từ các cuộc tập huấn. Các trường hợp khác do giám đốc quyết định. Quy định giờ tiêu chuẩn cho đối tượng là giáo viên kiêm nhiệm: Do Trung tâm thực hiện đồng thời ba chức năng, nhiệm vụ theo các quy chế khác nhau, nên việc thực hiện định mức lao động cho cán bộ, giáo viên trong đơn vị là rất phức tạp, không thể rạch ròi định theo từng nhiệm được. Trung tâm chủ động xây dựng định mức giờ dạy cho từng đối tượng cụ thể và phù hợp với tình hình công việc thực tế: Giáo viên chủ nhiệm: - Các lớp BTTHPT 4 tiết/tuần - Các lớp học nghề phổ thông (trong tuần thực học) 0,5 tiết/tuần/lớp Giáo viên phụ trách lớp: - Lớp liên kết ĐH, CĐ, TCCN (trong thời gian học) 2 tiết/tuần - Lớp BTTHPT tham gia học trung cấp nghề, sơ cấp nghề có từ 30 học viên trở lên (trong thời gian học). 3 tiết /tuần - Lớp BTTHPT tham gia học trung cấp nghề, sơ cấp nghề dưới 30 học viên (trong thời gian học). 2 tiết/tuần Tính giờ cho cán bộ quản lý - Phó Giám đốc Trung tâm Được tính 15tiết/tuần - Giáo viên kiêm Trưởng phòng Được tính 13tiết/tuần - Giáo viên kiêm Phó phòng Được tính 12tiết/tuần - Giáo viên kiêm nhiệm quản lý Được tính 11tiết/tuần - Bí thư Đảng bộ, Chủ tịch Công đoàn Được tính 3tiết/tuần - Tổ trưởng CM Được tính 3tiết/tuần - Tổ phó CM Được tính 1tiết/tuần - Quản lý các phòng máy vi tính Được tính 9tiết/tuần - Quản lý các phòng học nghề Được tính 12tiết/tuần - Thường trực WEBSITE của Trung tâm Được tính 7tiết/tuần - Phụ trách thiết bị dạy học Tổ tự nhiên Được tính 2tiết/tuần - Phụ trách thiết bị dạy học Tổ xã hội Được tính 1tiết/tuần Mỗi giáo viên không làm quá 2 chức vụ kiêm nhiệm và được hưởng chế độ giảm định mức tiết dạy của chức vụ có số tiết giảm cao nhất, hưởng phụ cấp chức vụ ở chức vụ cao nhất. 3. Nguồn thu khác: Theo quy định tại thông tư 130/2008/TT- BTC ngày 26/12/2008 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành nghị định 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Hiện nay Trung tâm được phép bổ sung toàn bộ kinh phí thu được từ nguồn thu khác mang tính chất hoạt động dịch vụ vào nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên sau khi đã trừ thuế thu nhập doanh nghiệp 25% nộp cho cơ quan Thuế Nhà nước. Bảng số 2.10: Bảng cân đối khoản thu chi thường xuyên từ nguồn thu sụ nghiệp giai đoạn 2008- 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng STT Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ I Tổng thu sự nghiệp 9.215 10.601 11.554 12.498 13.608 II Tổng chi 8.637 9.815 10.818 11.687 12.836 1 Nhóm 1: Chi cho con người 3.906 54% 4.613 47% 5.192 48% 5.843 50% 6.546 51% a Mục 6050- Tiền công trả cho LĐ hợp đồng thường xuyên 298 340 410 488 564 b Mục 6010 – Phụ cấp lương 1.756 1.915 2.347 2.588 2.797 c Mục 6250 – Phúc lợi tập thể 45 94 120 157 182 d Mục 6300 – Các khoản đóng góp 56 64 78 102 129 e Mục 6400-Chi thanh toán cho cá nhân (chênh lệch thực tế so với lương ngạch bậc) 1.751 2.200 2.237 2.508 2.874 2 Nhóm 2: Chi quản lý hành chính 2.159 25% 2.650 27% 2.704 25% 2.688 23% 3.080 2% a Mục 6500- Thanh toán dịch vụ công cộng 128 293 281 278 310 b Mục 6550 – Thanh toán vật tư văn phòng 207 219 242 264 298 c Mục 6600 – Thông tin, tuyên truyền, liên lạc 231 301 296 257 301 d Mục 6650- Hội nghị 103 198 143 116 262 e Mục 6750 – Chi phí thuê mướn 426 564 578 542 617 f Mục 6900- Sửa chữa tài sản và duy tu, bảo dưỡng thường xuyên 747 817 853 857 1053 g Mục 7000- Chi phí nghiệp vụ chuyên môn 317 258 311 374 239 3 Nhóm: Các khoản chi khác 2.572 30% 2.552 26% 2.922 27% 3.156 27% 3.210 26% a Mục 7750- Chi khác 592 642 715 692 780 b Mục 7850- Chi cho công tác Đảng 57 90 130 147 182 c Mục 7900: Chi lập các quỹ 893 698 1.089 1.219 1.127 d Mục 9050 – Chi đầu tư mua sắm TSĐ hữu hình. 1.030 1.122 988 1.098 1.121 III Cân đối thu chi 578 786 736 811 772 -Trích 40% số thu học phí để lại thực hiện cải cách tiền lương 578 786 736 811 772 Biểu đồ 2.5: Chi từ nguồn sự nghiệp giai đoạn 2008 - 2012 Nhìn vào bảng trên ta thấy:Quy mô chi tăng đều hàng năm, sự gia tăng quy mô chi thường xuyên từ nguồn kinh phí NSNN cấp và nguồn thu sự nghiệp là hợp lý vì chức năng nhiệm vụ của trường đều tăng qua các năm, quy mô đào tạo ngày càng mở rộng. Tác giả cũng nhận thấy một số bất hợp lý cần được xem xét khắc phục đó là khoản chi cho con người về tiền lương, tiền thưởng, còn mang tính bình quân cào bằng, việc chi trả thu nhập nói chung và thu nhập tăng thêm cho người lao động trong đơn vị không đáp ứng được nguyên tắc đặt ra khi nhà nước giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường là người lao động có trình độ cao, hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi được trả nhiều hơn. Cụ thể với tiền tăng giờ: Trung tâm phân phối tiền lương tăng thêm cho giáo viên còn mang tính bình quân mà chưa quan tâm đến trình độ giảng viên Cử nhân hay thạc sỹ. Với đơn giá tính này không khuyến khích được giáo viên học tập nâng cao trình độ. Đi sâu nghiên cứu tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tác giả nhận thấy một số bất cập, cụ thể như sau: Thứ nhất, Trung tâm thực hiện đồng thời 3 chức năng nhiệm vụ, chế độ làm việc cho giáo viên, định mức giờ giảng và quyền lợi của CBGV của từng nhiệm vụ khác nhau nên rất ảnh hưởng đến việc sắp xếp công việc cũng như thực hiện chi trả chế độ cho cán bộ, viên chức trong đơn vị. Thứ hai, do sự điều động phân công nhiệm vụ của cơ quan quản lý cấp trên, nên có một số CBGV ngạch chuyên viên, công chức đồng thời vừa công tác kiêm nhiệm tại cơ quan quản lý nhà nước, vừa làm việc và hưởng lương tại Trung tâm do vậy, đơn vị rất lúng túng trong việc thực hiện chế độ chính sách cho các đối tượng này vì khó xác định những đối tượng trên được hưởng chế độ công chức hay viên chức. Thứ ba, do đặc thù Trung tâm có đa loại hình đào tạo nên mỗi CBGV trong Trung tâm đều xác định mỗi người đều phải tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn, học thêm các ngành nghề đạo tạo mới để có thể đáp ứng được yêu cầu công viêc và đều có thể sắp xếp, bố trí đồng thời liên quan đến cả ba nhiệm vụ mà Trung tâm đang đảm nhiệm. Vì vậy, việc đảm bảo quyền lợi và chế độ cho người lao động đòi hỏi Trung tâm phải tính toán căn nhắc kỹ lưỡng sao cho phù hợp tạo sự công bằng cho người lao động, khuyến khích động viên những người lao động có khả năng làm việc tốt phát huy sức lực, trí tuệ và tinh thần trách nhiệm phục vụ nhiệm vụ được giao, góp phần vào việc tiết kiệm được kinh phí do sự bất hợp lý của việc điều tiết, giao chỉ tiêu biên chế của cấp quản lý. . 2.Thực trạng thực thi quyền tự chủ sử dụng nguồn tài chính. Trung tâm Hướng nghiệp &GDTX tỉnh Quảng Ninh được xác định là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động. Do đó, Trung tâm căn cứ vào quy định quyền tự chủ về việc sử dụng nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công theo quy định tại điều 16, mục II, chương 3 Nghị định 43/2006/Nđ- CP ngày 25/4/2006, quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính của Sở Giáo dục – đào tạo Quảng Ninh. Để thực hiện quyền tự chủ sử dụng nguồn tài chính đồng thời căn cứ vào nguồn kinh phí của đơn vị, Trung tâm xây dựng cơ chế tự chủ tài chính được thể hiện công khai trong quy chế chi tiêu nội bộ có bổ sung sửa đổi hàng năm. Quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng đảm bảo đúng chế độ, công khai, công bằng trong thực hiện chế độ thu, chi tài chính, tiết kiệm trong chi tiêu, chi có hiệu quả thiết thực đem lại lợi ích cho đơn vị, tăng thu nhập cho người lao động. Quy chế chi tiêu nội bộ trong đơn vị phải đảm bảo nguyên tắc tuân thủ mọi quy định trong luật kế toán và các quy định hiện hành của nhà nước, nhằm bảo toàn và phát triển nguồn vốn cho đơn vị. Các chế độ chi tiêu phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị của đơn vị, từ yêu cầu cụ thể của công việc nhằm khuyến khích người lao động tự giác trong lao động, lao động có năng suất, hiệu quả. Ưu tiêu đúng mức cho các hoạt động nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. 2.2.2.4. Thực trạng thực thi tự chủ về sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm Về trích lập các quỹ: Sau khi trang trải đủ cho các chi phí trên, phần chênh lệch thu - chi sẽ được trích lập các quỹ theo cơ chế: - Trích 0%-10% cho quỹ dự phòng ổn định thu nhập. - Trích 65%-75% cho quỹ khen thưởng và phúc lợi. - Trích 25% cho quỹ phát triển sự nghiệp. Sử dụng các quỹ: 1-Quỹ dự phòng ổn định thu nhập: Chỉ sử dụng trong trường hợp thực sự cần thiết, khi có khó khăn và khi có nghị quyết của tập thể quyết định. - Chi mức hỗ trợ cho các đối tượng: + Giáo viên không trực tiếp giảng dạy (do không có lớp để bố trí) hưởng mức hỗ trợ bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). + Cán bộ, viên chức khối Hành chính (diện không được hưởng phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi) hưởng mức hỗ trợ bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Đối tượng hợp đồng có tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp hưởng mức hỗ trợ bằng 15% mức lương hợp đồng. 2-Quỹ khen thưởng và phúc lợi: Mức phân bổ cụ thể vào các quỹ do Giám đốc quyết định sau khi thống nhất với Ban chấp hành Công đoàn. Quỹ khen thưởng: Dùng để thưởng cho các đơn vị, cá nhân trong và ngoài đơn vị đã có thành tích đóng góp vào hiệu quả giáo dục, đào tạo của Trung tâm. Việc khen thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích đột xuất do Giám đốc quyết định khi có đề nghị của tập thể hoăc cá nhân và thông báo kịp thời với BCH Công đoàn, với mức không quá 10% quỹ khen thưởng của đơn vị. Thưởng các danh hiệu thi đua hàng kỳ, hàng năm, sau khi có Nghị quyết của Hội đồng thi đua, Giám đốc quyết định mức thưởng cho phù hợp. Quỹ phúc lợi: Để chi cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công chức, trong đó: - Chi quà các ngày quy định trong năm: + Ngày 30/4 và 01/5; 02/9 và khai giảng năm học mới; 20/11: 500.000/1đợt (đối tượng biên chế 100%, đối tượng hợp đồng 75%). + Ngày Giỗ tổ 10/3 âm lịch, 08/3, 01/6 (biểu dương thành tích con CBCNV đạt danh hiệu học sinh giỏi các cấp), Rằm tháng bẩy, 27/7, Tết Trung thu, 20/10, 22/12, sinh nhật: không quá 300.000 đ/1 đợt/1 đối tượng. + Chi Tết Âm lịch: Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, Giám đốc Trung tâm quyết định (đối tượng biên chế 100%, đối tượng hợp đồng 75%). - Chi quà tặng Cán bộ giáo viên, nhân viên nghỉ hưu: + Giáo viên, Nhân viên: 2.000.000 đ/1 đối tượng. + Lãnh đạo các tổ, phòng chức năng: 3.000.000 đ/1 đối tượng. + Phó Giám đốc: 4.000.000 đ/1 đối tượng. + Giám đốc: 5.000.000 đ/1 đối tượng. + Các trường hợp khác do Giám đốc quyết định. - Chi thăm hỏi ốm đau, nằm viện với mức không quá 200.000đ/lần. - Chi việc hiếu người nhà cán bộ công chức 1vòng hoa + không quá 300.000đ / lần. - Chi việc hiếu người nhà cán bộ cốt cán trong ngành và các tổ chức có liên quan tuỳ điều kiện cụ thể nhưng vận dụng ở mức ngang so với CBCC của đơn vị. - Chi cho tham quan du lịch, chi cải thiện đời sống ...và các khoản chi khác do Giám đốc thống nhất với BCH Công đoàn quyết định. 3- Quỹ phát triển sự nghiệp: Trích một phần cho hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ, phần chủ yếu nhằm bổ sung cơ sở vật chất và trang bị phương tiện làm việc cho cán bộ giáo viên phục vụ dạy và học tại Trung tâm. 2.2.2.5 Thực trạng về tổ chức công tác kiểm tra giám sát thực thi cơ chế tự chủ tài chính tại trung tâm Hướng nghiệp và GDTX tỉnh Quảng Ninh 1. Công tác kiểm tra giám sát nội bộ Tại trung tâm công tác kiểm tra giám sát nội bộ được thể hiện như sau: Thứ nhất, Môi trường kiểm soát Khi thực hiện quyền tự chủ theo Nghị định 43/NĐ- CP, Ban Giám đốc Trung tâm thấy rằng đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với đơn vị, thời cơ là được toàn quyền quyết định sử dụng nguồn lực tài chính và nhân lực hiện có theo quy định của pháp luật; bên cạnh đó thách thức đặt ra cũng nhiều, đó là khi thực hiện tự chủ thì lãnh đạo Trung tâm phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi quyết định của mình trước tập thể CBVC và cơ quan quản lý nhà nước. Xuất phát từ nhận thức, quan điểm đó lãnh đạo Trung tâm luôn tạo điều kiện, môi trường tốt nhất để tổ chức, triển khai công tác kiểm tra giám sát tài chính nói riêng và toàn thể hoạt động của trường nói chung. Thứ hai, Tổ chức hệ thống kế toán – tài chính Phòng Tài chính kế toán là đơn vị quản lý tài chính, mở sổ sách theo dõi toàn bộ số thu, chi và thực hiện công khai tài chính theo thông tư số 03/2005/TT-BTC ngày 06/01/2005 của Bộ Tài chính. Ngoài ra nhà trường áp dụng thống nhất hệ thống kế toán hành chính sự nghiệp quy định tại quyết định số 19/2006/Qđ-BTC ngày 30/3/2006 của bộ trưởng bộ Tài chính. Hệ thống sổ sách kế toán thống nhất theo quy định của Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành, tổ chức hạch toán rành mạch, đầy đủ tất cả các khoản thu, chi vào hệ thống sổ sách kế toán hoạt động chung của đơn vị. Thứ ba, Các thủ tục kiểm tra giám sát Các khâu trong quy trình chi tiêu đều được quản lý chặt chẽ như: Chi tiền lương, tiền công phải có bảng chấm công và bảng thanh toán tiền lương, riêng tiền lương, tiền công do hệ số điều chỉnh tăng hơn có tính đến điểm phạt khi không hoàn thành nhiệm vụ. Các khoản chi mua ngoài phải có hóa đơn tài chính hợp pháp theo quy định hiện hành và phù hợp với giá cả thị trường tại thời điểm mua. Hoạt động kiểm soát được thực hiện thường xuyên thông qua cơ chế tự kiểm của nhân viên phòng Tài chính kế toán, Kế toán trưởng, Ban giám đốc, thanh tra nhân dân. Bên cạnh đó công tác kiểm tra giám sát hoạt động tài chính của Trung tâm còn được tiến hành định kỳ hoặc bất thường của ban thanh tra nhân dân của đơn vị. 2. Công tác kiểm tra giám sát của cơ quan cấp trên Đối với các khoản chi từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp, để thực hiện rút dự toán kinh phí được phê duyệt đơn vị chịu sự kiểm tra, giám sát nội dung chi, mức chi của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Ninh nơi đơn vị mở tài khoản tiếp nhận kinh phí nhà nước cấp. Bên cạnh đó, hàng năm Sở tài chính cử cán bộ phụ trách xuống kiểm tra, xét duyệt quyết toán của đơn vị. Ngoài ra nhà trường còn chịu sự giám sát, kiểm tra trong kế hoạch hoặc kiểm tra bất thường của các cơ quan như: Kiểm toán nhà nước, thanh tra tài chính, Thuế, sở Giáo dục –Đào tạo… 2.2.3 Đánh giá chung thực trạng thực thi cơ chế tự chủ tài chính 2.2.3.1 Những kết quả đạt được Thứ nhất, Về mặt nhận thức và quan điểm Khi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, bộ máy, nhân sự và tài chính đã tác động đến nhận thức và quan điểm của người quản lý, Ban Giám đốc đã thực sự chủ động, tự quyết, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện sắp xếp tổ chức, biên chế, thực hiện hợp đồng lao động, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu góp phần tăng thu nhập cho CBVC trong đơn vị. Thứ hai, Về nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp Trường đã chủ động tổ chức các hình thức đào tạo vừa học văn hoá kết hợp với học liên thông nghề giúp học sinh sau khi ra trường vừa có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông vừa có bằng nghề để xin việc làm; Các hình thức đào tạo các nghề ngắn hạn…Liên kết với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trong và ngoài tỉnh để thu hút người học đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ cho nhân dân địa phương, từ đó tạo điều kiện mở rộng và phát triển nguồn thu sự nghiệp. Thứ ba, Về công tác quản lý và thực thi quyền tự chủ về chi Trung tâm có nhiều biện pháp kiểm tra, giám sát quản lý nội bộ như xây dựng các tiêu chuẩn định mức, chi phí,… từ đó tiết kiệm chi phí góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục, đào tạo. Thứ tư, Thu nhập tăng thêm của người lao động Nhờ đổi mới hoạt động, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tạo ra nguồn thu nhập tăng thêm cho người lao động. So với trước khi thực hiện cơ chế tự chủ thì đời sống vật chất tinh thần của CBGV trong trung tâm đã có sự thay đổi rõ rệt, bình quân thu nhập tăng thêm của trường chi trả cho người lao động tăng lên khoảng 17% đến 20%. Thu nhập bình quân năm 2008 là 3,8 triệu đồng/CBVC/tháng, năm 2009 là 4,5 triệu đồng/CBVC/tháng tăng thêm khoảng 18.5% so với năm 2008, năm 2010 là 5,2 triệu đồng/CBVC/tháng tăng thêm 19.5% so với năm 2009, và đến năm 2012 là 5,8 triệu đồng/CBVC/tháng tăng thêm 17% so với năm 2009. Thứ năm, Về xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ Trung tâm xây dựng và công khai chế độ quản lý tài chính, chi thu nhập tăng hơn, chế độ công tác phí, điện thoại, xăng dầu, chế độ coi chấm thi, thừa giờ... góp phần tăng cường công tác quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy hoạt động tăng thu, tiết kiệm chi phí của đơn vị. 2.2.3.2 Những hạn chế, nguyên nhân: Thứ nhất, hạn chế về nhận thức, tư tưởng: CBVC trong Trung tâm chưa thực sự hiểu và có trách nhiệm cao trong công tác tìm kiếm, khai thác, bồi dưỡng nguồn thu, tiết kiệm chi. Phần lớn người lao động còn tâm lý ỷ lại trông chờ vào nguồn kinh phí NSNN cấp, trong sử dụng tài sản vẫn còn thói quen lãng phí của công, cha chung không ai khóc. Hạn chế này có nguyên nhân bắt nguồn từ công tác tuyên truyền, giáo dục của Trung tâm về nội dung nghị định số 43/2006/Nđ- CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính cho cán bộ, giáo viên và nhân viên chưa đầy đủ, thường xuyên và có hiệu quả. Thứ hai, hạn chế về khai thác nguồn thu : Khi phân tích về cơ cấu nguồn thu của trung tâm, qua phân tích tác giả nhận thấy nguồn thu từ học phí giảm rất nhiều so năm 2008-2010. Số lượng học viên giảm 43% dẫn đến nguồn thu học phí cũng giảm đi một cách đáng kể trong tổng thu. Điều đó chứng tỏ Trung tâm chưa thực sự quan tâm khai thác nguồn thu này, chưa tạo ra cơ chế thuận lợi, thông thoáng để tìm kiếm cạnh tranh với các cở sở đào tạo có cùng loại hình đào tạo trên địa bàn để thu hút người học, tận thu các nguồn tài chính. Thứ ba, hạn chế và khai thác nguồn kinh phí NSNN cấp: Khi phân tích cơ cấu thu ta nhận thấy kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho chi thường xuyên chiếm tỷ lệ rất thấp và tỷ lệ tăng hàng năm gần như không đáng kể. Hạn chế này có nguyên nhân bắt nguồn từ hai phía, phía trung tâm chưa chú trọng tìm kiếm và khai thác nguồn vốn NSNN cấp cho thực hiện các chương trình mục tiêu , thậm chí còn trông chờ vào sự cấp phát của cấp trên; về phía nhà nước cũng chưa có cơ chế linh hoạt và sự tin cậy vào các cơ sở giáo dục và đào tạo của Trung tâm để giao thực hiện nhiệm vụ như: đào tạo chương trình tin học, ngoại ngữ cho cán bộ, công chức... Thứ tư, hạn chế trong việc sử dụng nguồn tài chính: Khi nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng thực thi quyền tự chủ sử dụng các nguồn lực tài chính tác giả nhận thấy một số hạn chế cần khắc phục đó là một số khoản chi cho con người về tiền lương, tiền thưởng, tiền tăng giờ của giáo viên còn mang tính bình quân cao bằng, việc chi trả thu nhập nói chung và thu nhập tăng thêm không đáp ứng được nguyên tắc người lao động nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi được trả nhiều hơn. Bên cạnh đó, chế độ chính sách của Nhà nước còn nhiều hạn chế, chưa thực hiện đồng bộ nên việc xây dựng cơ chế tự chủ tài chính về các nội dung chi tại đơn vị còn gặp nhiều khó khăn. Nhận xét chung: Qua việc nghiên cứu và phân tích thực trạng cho những đánh giá rất khách quan về cơ chế tự chủ tài chính tại Trung tâm Hướng nghiệp và GDTX hiện nay cho thấy, cơ chế quản lý theo hướng tự chủ đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong công tác quản lý tại Trung tâm. Tuy nhiên, với những tồn tại, hạn chế như đã phân tích trong toàn bộ Chương II, để thực hiện được các mục tiêu của quá trình đổi mới, Trung tâm cần phải nỗ lực phát huy những mặt tích cực và kết quả đã đạt được, đồng thời tìm kiếm các giải pháp khắc phục những mặt hạn chế, khó khăn còn tồn tại cả cơ chế tài chính hiện nay nhằm hoàn thiện và phát huy hiệu quả của tính tự chủ trong quản lý tài chính tại đơn vị. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRUNG TÂM HƯỚNG NGHIỆP VÀ GDTX TỈNH QUẢNG NINH 3.1. Phương hướng phát triển của Trung tâm Hướng nghiệp và GDTX tỉnh Quảng Ninh 3.1.1. Quan điểm đầu tư, phát triển giáo dục đào tạo của Đảng và Nhà nước về giáo dục thường xuyên Nền kinh tế tri thức đang dần thay thế nền kinh tế công nghiệp, mở ra một hướng phát triển mới cho loài người, trong đó sự phát triển của các quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào đội ngũ nhân lực có trí tuệ cao. Trong Văn kiện Đại hội X (2006) của Đảng, quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục được khẳng định: “Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên; tạo nhiều khả năng, cơ hội khác nhau cho người học, bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục”. Xã hội học tập là một mô hình giáo dục, trong cấu trúc của nó có sự cân đối hài hòa giữa hệ giáo dục ban đầu với hệ giáo dục tiếp tục. Toàn bộ các thiết chế giáo dục của cả hai hệ đó có những mối quan hệ hỗ trợ, tiếp nối và liên thông với nhau, tạo nên một tổ chức giáo dục đáp ứng nhu cầu học tập khác nhau của mọi thời kỳ lứa tuổi, bảo đảm cho từng con người được giáo dục thường xuyên, đào tạo liên tục, học tập suốt đời. Trong xã hội học tập, khái niệm giáo dục thường xuyên nói lên một quá trình giáo dục theo sát suốt cuộc đời con người, và từ góc độ hoạch định chính sách giáo dục để đảm bảo quyền con người được học tập khi họ có nhu cầu, thì giáo dục thường xuyên được hiểu là một chính sách quốc gia. Quan điểm của Đảng trong việc ban hành chính sách quốc gia này được thể hiện ở mệnh đề: “Cùng với khoa học và công nghệ, phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Giáo dục thường xuyên có vị trí hết sức quan trọng khi đặt vấn đề xây dựng xã hội học tập. Giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX, Tổ chức UNESCO đã nêu một quan điểm đúng đắn: “Giáo dục thường xuyên phải giữ vai trò chủ đạo trong mọi chính sách giáo dục tại các nước phát triển và đang phát triển” và “Giáo dục thường xuyên qua mọi lứa tuổi, trong suốt cuộc đời, không chỉ bó hẹp trong những bức tường nhà trường. Nền giáo dục phải được cải tổ toàn diện. Giáo dục phải trở thành phong trào quần chúng thực sự”. Ở các nước phát triển, việc phổ cập giáo dục bậc trung học đã hoàn thành, giáo dục người lớn tập trung vào giáo dục sau trung học. Người lớn ở độ tuổi lao động cần được học tập tiếp tục để cập nhật tri thức mới, tiếp cận công nghệ mới, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, do đó nội dung giáo dục người lớn với đối tượng này hướng vào việc đào tạo tiếp tục, hoặc đào tạo lại nhằm nâng cao chất lượng nhân lực trên các lĩnh vực hoạt động trong nền kinh tế quốc dân Ở nước ta, vấn đề giáo dục người lớn có nhiều nội dung và hình thức hơn so với giáo dục người lớn tại các nước phát triển. Nếu như ở Anh, Pháp, Mỹ, Thụy Điển, Ý, Nhật, ..., giáo dục người lớn tập trung vào giáo dục sau trung học, thì hệ giáo dục này ở nước ta lại phải phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau như người mù chữ, người chưa được phổ cập giáo dục tiểu học, người chưa hoàn thành chương trình trung học cơ sở hay trung học phổ thông, người đã tốt nghiệp trung học phổ thông, trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp.... Vì vậy, hệ thống giáo dục không chính quy dành cho người lớn bao gồm nhiều thiết chế giáo dục khác nhau, nhiều chương trình đào tạo, huấn luyện với khá nhiều mục tiêu đào tạo... Song, chương trình giáo dục người lớn sau trung học vẫn cần được coi trọng, bởi một bộ phận người lớn đang lao động lại rất cần được đào tạo để trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao. Chỉ giao nhiệm vụ cho các trường đại học chuẩn bị lực lượng thanh niên thành nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là một thiếu sót về mặt chiến lược. Cần phải thấy rằng, đào tạo nhân lực chất lượng cao từ những lao động tại chỗ là vô cùng cần thiết. Hơn nữa, ngoài trường đại học, các trường cao đẳng nghề, các trường trung cấp, cao đẳng và các lớp đại học trong các doanh nghiệp cũng đóng vai trò không thể thiếu được trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Chúng ta đang hướng tới sự phát triển nền kinh tế tri thức, từng bước chuyển dần một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp sang kinh tế tri thức. Vấn đề đặt ra là phải sử dụng những công nghệ cao, mà việc làm chủ những công nghệ này phải cần đến những nhân tài, với tư cách là những lao động có những tri thức chuyên môn sâu và có năng lực sáng tạo trong hoạt động sản xuất. Nhân tài được hiểu là bộ phận lao động trí tuệ trong nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, quy hoạch bồi dưỡng nhân tài trở thành một mục tiêu ưu tiên trong chiến lược giáo dục. Nhân tài là yếu tố hàng đầu của năng lực cạnh tranh trên thị trường. Chất lượng đào tạo có ý nghĩa quyết định đối với chiến lược nhân tài của đất nước. Trong quá trình xây dựng xã hội học tập, phải có những thiết chế giáo dục phụ trách công việc đào tạo, bồi dưỡng những tài năng, mà trước hết, một số trường đại học phải được đầu tư tập trung để tạo ra được những tài năng thực thụ. Nhìn chung, các đề tài đều chú ý đến các thiết chế giáo dục không chính quy phục vụ việc học tập của người lớn chủ yếu như Trung tâm học tập cộng đồng, Nhà văn hóa xã, Bưu điện văn hóa xã, một số loại hình câu lạc bộ, lớp bổ túc văn hóa, thư viện xã (hoặc tủ sách của xã, thôn), lớp dạy nghề ngắn hạn...trên địa bàn quận, huyện, thị xã. 3.1.2. Phương hướng phát triển của Trung tâm Hướng nghiệp và GDTX tỉnh Quảng Ninh Trong đường lối chiến lược phát triển kinh tế xã hội do đại hội Đảng XI đề ra đã khẳng định sự cần thiết phải xây dựng hệ thống các trung tâm giáo dục thường xuyên tại các tỉnh thành để tạo cơ hội học tập cho mọi người. Trung tâm Hướng nghiệp và GDTX tỉnh Quảng Ninh cũng đã và đang được UBND tỉnh Quảng Ninh quan tâm đầu tư phát triển để đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ nhận thức cho cán bộ, công chức , viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh lân cận. Từ năm 2010, UBND tỉnh đã giao thêm chức năng nhiệm vụ và mở rộng quy mô của Trung tâm ngày càng phát triển hơn, năm 2011 trong kế hoạch phê duyệt dự án các công trình trọng điểm của Tỉnh Quảng Ninh cũng đã đưa việc đầu tư CSVC cho trung tâm: cấp đất xây mới với diện tích khoảng 10.000 m2 hơn, đầu tư cơ sở vật chất khang trang, hiện đại hơn, đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu học tập và giảng dạy. Điều này càng khẳng định vai trò và uy tín của Trung tâm cũng như việc thực hiện chủ trương đường lối phát triển hệ thống giáo dục thường xuyên của Đảng và Nhà nước là hết sức có giá trị. Cho đến nay, về cơ bản Trung tâm Hướng nghiệp và GDTX tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những mục tiêu trong giai đoạn đổi mới và phát triển của hệ thống giáo dục, Trung tâm đã xác lập được mô hình tổ chức và cơ chế quản lý, khẳng định những tiêu chí quan trọng nhất để có thể trở thành hạt nhân thúc đẩy quá trình đổi mới sự nghiệp giáo dục của tỉnh Quảng Ninh, mô hình của trung tâm đã ổn định, sự đầu tư của nhà nước sẽ ngày càng lớn hơn. Đây là một cơ hội lớn, song cũng đứng trước những khó khăn mới, thách thức mới đòi hỏi mỗi cán bộ, giáoviên, nhân viên và người lao động tại trung tâm phải nỗ lực, quyết tâm đồng sức, đồng lòng để vận hành, sử dụng đầu tư kinh phí của nhà nước có hiệu quả cao, nâng cao chất lượng đào tạo trong điều kiện các nguồn lực còn hạn hẹp. * Tầm nhìn đến năm 2020 Trung tâm Hướng nghiệp và GDTX tỉnh Quảng Ninh sẽ trở thành cơ sở giáo dục - đào tạo với việc thực hiện ghép 3 chức năng: Hướng nghiệp – Giáo dục thường xuyên - Dạy nghề, là mô hình giáo dục điển hình để các Trung tâm Giáo dục thường xuyên các tỉnh, thành phố khác đến tham quan và học tập. *Sứ mạng đến năm 2020 Trung tâm cung cấp dịch vụ giáo dục - đào tạo đa ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu người học tại địa phương, tạo cơ hội học tập thuận lợi cho mọi đối tượng đáp ứng nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh cũng như của đất nước. * Chính sách chất lượng đến năm 2020 - Xây dựng Trung tâm trở thành cơ sở đào tạo mở, hướng tới người học, đào tạo nguồn nhân lực nhiều trình độ phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. - Thường xuyên cải tiến phương pháp giảng dạy, lấy người học làm trọng tâm; triệt để áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, hướng người học tiếp cận những máy móc thiết bị hiện đại để sau khi ra trường họ có đầy đủ kiến thức lý thuyết và thực tế để làm việc. - Mở rộng liên kết đào tạo với các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các cơ sở kỹ thuật - kinh tế trong và ngoài tỉnh. - Khuyến khích học tập, sáng tạo. 3.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ trong việc huy động nguồn thu và thực hiện nhiệm vụ chi 3.2.1. Giải pháp về bộ máy tổ chức. mô hình quản lý tài chính 3.2.1.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý tài chính của mô hình Trung tâm Hướng nghiệp và GDTX tỉnh Quảng Ninh - Phòng kế hoach tài chính có chức năng giúp việc và tham mưu cho Ban giám đốc chỉ đạo trực tiếp công tác quản lý tài chính, để làm tốt công tác này cần tổ chức bộ máy của phòng gọn nhẹ, tiết kiệm và có hiệu quả. + Bố trí một cán bộ chuyên quản theo dõi từng mảng việc của từng bộ phận có liên quan: theo dõi tình hình thu nộp học phí của khối GDTX, khối đào tạo liên kết với các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong và ngoài tỉnh. + Bố trí một các bộ chuyên quản theo dõi mảng thu – chi của hoạt động dịch vụ: Các hợp đồng đào ngắn hạn: tin học, ngoại ngữ, các nghề ngắn hạn, thuê CSVC, căng tin... + Bố trí một đồng chí chuyên quản mảng kinh phí ngân sách nhà nước cấp và làm công tác tổng hợp báo cáo quyết toán. + Bố trí một đồng chí làm thủ quỹ, thủ kho. - Cần thể chế hóa các thông tư, chỉ thị, chính sách của Nhà nước về quản lý tài chính cho phù hợp với mô hình quản lý của trung tâm nhằm thực hiện một cách thống nhất, đồng bộ. - Xây dựng phần mềm kế toán thống nhất sử dụng một hình thức kế toán, giúp cho công tác kiểm tra, kiểm soát thuận lợi. 3.2.1.2. Giải pháp về các quy trình cụ thể Trên cơ sở nhận xét, đánh giá những kết quả đạt được cần phát huy, cũng như chỉ ra những mặt hạn chế và nguyên nhân của cơ chế tự chủ tài chính và thực trạng thực thu cơ chế tự chủ tài chính tại trung tâm Hướng nghiệp và GDTX tỉnh Quảng Ninh, tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính và thực thi cơ chế tự chủ tài chính tại Trường trong định hướng phát triển giai đoạn 2011- 2015 như sau: Giải pháp 1: Tăng nguồn thu Đối với nguồn thu từ hoạt động đào tạo liên kết: Tìm kiếm các cơ sở giáo dục – đào tạo có uy tín chất lượng, lựa chọn các ngành nghề mới cho phù hợp với nhu cầu người học tại địa phương,mở rộng quy mô, và địa bàn hoạt động, thu hút người học mọi lúc mọi nơi. Từ năm 2010 đến nay, Trung tâm đã đặt thêm 03 cơ sở đào tạo tại các huyện Đầm Hà, thành phố Uông bí, thành phố Hạ Long nhằm quảng bá, tuyên truyền và thu hút người học. Đối với nguồn thu từ hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ như: chế biến thực phẩm, gò hàn, sửa chữa ôtô, xe máy... trung tâm có thể liên hệ ký hợp đồng với cơ sở hoạt động trong lĩnh vực: nhà hàng, khách sạn, cơ khí, xây dựng, sửa chữa ô tô, xe máy... để giúp học viên có thể có cơ hội vừa học vừa làm thực tế, mặt khác trung tâm cũng có thêm nguồn thu mang lại từ sản phẩm thực hành của học viên. Học viên tham gia thực tập kết hợp với sản xuất các mặt hàng theo đơn hàng của các doanh nghiệp là một trong các biệp pháp tăng doanh thu hoạt động dịch vụ cho trung tâm. Đối với nguồn lực tài chính của các trường thông qua việc ngân sách nhà nước cấp cho việc thực hiện các chương trình đào tạo bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh. Do vậy, trung tâm cần phải quan tâm đến kế hoạch đào tạo cán bộ giáo viên đi học sau đại học trình độ thạc sỹ, tiến sỹ để đủ điều kiện giảng dạy đáp ứng yêu cầu đào tạo của tỉnh nhằm thu hút nguồn kinh phí từ việc thực hiện chương trình này. Mặt khác, trung tâm cũng nên tranh thủ sự quan tâm của các cấp các ngành đối với giáo dục để huy động nguồn lực chính trị từ viện trợ, tài trợ, quà biếu, quà tặng, cho theo quy định của pháp luật, khai thác nguồn thu các hình thức xã hội hoá giáo dục. Giải pháp 2: Định hướng cho học sinh học chương trình bổ túc trung học kết hợp với học nghề Với học sinh học chương trình bổ túc trung học thì việc kết hợp với việc học các nghề kỹ thuật là hết sức cần thiết và phù hợp. Bởi vì, học sinh học tại trung tâm phần lớn đều có trình độ văn hoá thấp, gia đình có nhiều hoàn cảnh khó khăn nên việc học tập để thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng là rất khó thực hiện được. Bên cạnh đó, xã hội ngày nay cũng xác định việc học không chỉ là học vấn, học hàm mà học nghề, học thợ cũng thực sự đang cần thiết. Vì vậy, trung tâm cũng cần có biện pháp tư vấn, tuyên truyền, định hướng cho học sinh hiểu và tham gia học theo hình thức này để giúp các em sau khi ra trường có thể đủ điều kiện đi tìm việc làm nuôi bản thân và cũng góp phần tăng nguồn thu cho Trung tâm. Giải pháp 3:Hoàn thiện công tác thực thi quyền tự chủ trong sử dụng nguồn tài chính và phân phối kết quả hoạt động tài chính năm Để khắc phục được hạn chế trong sử dụng nguồn tài chính và phân kết quả hoạt động tài chính năm liên quan đến chi trả tiền tăng giờ cho giáo viên và phân phối tiền lương tăng thêm lấy từ kết quả hoạt động tài chính năm, đảm bảo tiết kiệm chi, hoàn thành tốt nhiệm vụ và công bằng trong phân phối thu nhập, đòi hỏi trung tâm cần xây dựng được bộ tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, cũng như sự đóng góp của người lao động trong đơn vị. Cụ thể khi xây dựng căn cứ làm cơ sở chi trả tiền tăng giờ cho giáo viên, chi trả thu nhập tăng thêm lấy từ kết quả hoạt động tài chính năm, để đảm bảo được công bằng trong phân phối, cần đưa các tiêu chí sau vào xem xét: - Trình độ giáo viên người nào có trình độ cao hơn, thâm niên công công tác nhiều hơn, thì được hưởng đơn giá tăng giờ cao hơn, được hưởng phúc lợi nhiều hơn và ngược lại, ví dụ đơn giá tăng giờ đối với Thạc sĩ phải cao hơn Cử nhân hoặc Kỹ sư. - Tiêu chí mức độ hoàn thành và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao (sao cho người nào lao động có năng suất, chất lượng cao phải được hưởng nhiều hơn. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ phải có tiêu chí phân loại rõ ràng, minh bạch và dễ theo dõi, dễ áp dụng, hạn chế được tình trạng thông cảm, nể nang và có cơ chế giám sát, kiểm tra thích đáng) Giải pháp 4: Các biện pháp quản lý tiết kiệm chi Biện pháp quản lý chi tiêu có hiệu quả cần được quan tâm và tăng cường, cắt giảm chi thường xuyên trong quản lý hành chính, sử dụng kinh phí tiết kiệm được, tăng cường cho đầu tư phát triển, nâng cao đời sống cho người lao động. Ban giám đốc cần có sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt và có cơ chế thích hợp, cũng như những chế tài đủ mạnh để khuyến khích và gia tăng áp lực các phòng tổ chuyên môn ứng dụng công nghệ thông tin ở trình độ cao trong công tác quản lý hành chính, quản lý đào tạo, quản lý học sinh , người học, quản lý tài chính kế toán,vv. Thực hiện được điều này sẽ giúp tinh giản được bộ máy quản lý hành chính, hạ thấp được chi phí quản lý và nâng cao chất lượng hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh đó để tinh giản biên chế, tiết kiệm chi thường xuyên, công tác tuyển dụng cán bộ cần đúng người đúng việc, trả lương và phúc lợi theo đúng yêu cầu công việc và trình độ đòi hỏi đáp ứng. Cần phải có biện pháp và quan điểm nhất quán trong công tác tuyển dụng, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ, kiên quyết không bố trí, sử dụng cán bộ trái ngành, trái nghề đào tạo, trình độ không tương thích với yêu cầu công việc được giao. Dẫn đến lãng phí nguồn lực tài chính, nguồn lực con người, không phát huy được vai trò, năng lực trình độ và tâm huyết của cán bộ, gây mất công bằng trong phân phối. Giải pháp 5: Hoàn thiện công tác xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ (quy chế thực thi quyền tự chủ thực hiện nhiệm chi): Công tác xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để thực thi quyền tự chủ về sử dụng các nguồn lực tài chính (thực thi bài toán tiêu tiền) của trường cần chi tiết, đảm bảo được tính công khai; chi tiết các nguồn thu, mức thu, tổng quy mô thu; chi tiết các khoản chi, mức chi và quy mô chi; chi tiết mục tiêu và tiêu chuẩn phân phối nguồn tài chính, chi tiết các quy định và thủ tục kiểm tra giám sát… Quan trọng hơn trong quy chế chi tiêu nội bộ của trung cần quan tâm đề ra được các biện pháp quản lý tăng thu, tiết kiệm chi, và xác định trách nhiệm của các tập thể và cá nhân đối với công tác quản lý sử dụng nguồn tài chính. Chỉ khi quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng thật bài bản, khoa học và hợp lý thì Ban giám đốc mới có thể thấy được bức tranh toàn cảnh về tài chính của trường, để lập kế hoạch, ra các quyết sách thích hợp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp. Giải pháp 6: Tự chủ chỉ tiêu đào tạo, biên chế cơ hữu, mức thu học phí và nguồn nhân lực Trung tâm tự chủ được gì, khi mà từ chỉ tiêu đào tạo, cách thức tuyển sinh, biên chế đội ngũ, tiền lương, ngân sách hàng năm (quy định cả mục chi), chương trình, kế hoạch và phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị… đều do cơ quan quản lý cấp trên giao. Vì các cơ sở giáo dục chưa có quyền tự chủ thực sự, vì vậy để các cơ sở giáo dục có thể thực sự tự chủ tài chính đòi hỏi Nhà nước cần có cơ chế quản lý bằng hành lang pháp lý còn các trường có thể tự quyết định các chỉ tiêu đào tạo, số CBVC cần thiết và mức thu học phí phù hợp với yêu cầu nội tại của nhà trường và xã hội. Khi tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ, viên chức phải có đủ năng lực, trình độ chuyên môn phù hợp với nhu cầu thực tế của đơn vị , tránh tình trạng nể nang dẫn đến dư thừa lao động do không sắp xếp được công việc phù họp, gây lãng phí nguồn nhân lực cũng như nguồn kinh phí của đơn vị Thường xuyên bổ túc kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ nhằm giúp cán bộ giáo viên nắm bắt được kịp thời những chủ trương, chính sách của Nhà nước, đáp ứng nhu cầu thực tế. 3.3 Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra giám sát nội bộ khi thực thi quyền tự chủ tài chính 3.3.1 Giải pháp liên quan đến quy trình lập kế hoạch ngân sách Về việc lập dự toán chi Lập dự toán chi ở Trung tâm cần phải chi tiết hơn nữa các mục chi theo mục lục NSNN hiện hành, tránh tình trạng bỏ sót hoặc bỏ qua một số mục chi làm ảnh hưởng tới quá trình chấp hành, làm mất thời gian khi phải điều chỉnh dự toán. Dự toán phải chính xác tình hình biến động có thể xẩy ra để có thể điều chỉnh kịp thời và cần phải có cán bộ chuyên môn về việc lập dự toán, đảm bảo thời gian cho công tác lập dự toán tại Trung tâm. Tổng dự toán chi phải được bố trí một cách phù hợp và đầy đủ. Mức chi mỗi năm trước khi bước vào năm ngân sách mới phải được nghi chép trên báo cáo lệnh chuẩn chi một cách thống nhất trong cả ba hệ thống: Sở tài chính - Kho bạc Nhà nước tỉnh – Trung tâm. Chấp hành chi Thực hiện quản lý sử dụng kinh phí theo dự toán được duyệt, kiên quyết không thanh toán bổ sung ngoài dự toán trừ trường hợp theo quy định của luật NSNN. Trong quá trình sử dụng phải đảm sử dụng đúng, sử dụng đủ, thủ tục nhanh gọn nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc về tài chính. Công tác quyết toán kinh phí. Báo cáo quyết toán hàng năm của của Trung tâm luôn thực hiện đúng thời hạn quy định. 3.3.2. Giải pháp hoàn thiện Công tác kiểm tra , giám sát nội bộ Thông qua việc kiểm tra chấp hành định mức chi tiêu về giáo dục, kiểm tra tính mục đích trong việc sử dụng các khoản chi, tăng cường kiểm tra giám sát các khâu lập dự toán, khâu thực hiện và khâu quyết toán của Trung tâm. Tăng cường kiểm tra giám sát việc mua sắm các loại trang thiết bị chuyên dùng có giá trị cao để đảm bảo chất lượng và giá cả thích hợp cho các thiết bị mua sắm, tránh tình trạng mua đi bán lại máy móc thiết bị cũ, tân trang lại, chất lượng kém, đơn giá quá cao, gây lãng phí nguồn vốn , đồng thời ảnh hưởng xấu đến chất lượng đào tạo. Để đảm bảo được tính hiệu quả của việc quản lý sử dụng kinh phí, Ban thanh tra nhân dân cần tăng cường kiểm tra công tác lập, chấp hành và quyết toán ngân sách, đảm bảo thực hiện theo đúng kế hoạch, cân đối tỷ trọng của từng nhóm mục chi. Kiểm tra, thanh tra thường xuyên kết hợp với kiểm tra đột xuất để đảm bảo tình hình kiểm tra là trung thực và khách quan. Tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của Ban thanh tra nhân dân, đồng thời phải có những biện pháp xử lý thích hợp đối với trường hợp sử dụng sai kinh phí. KẾT LUẬN Tài chính đối với các cơ sở giáo dục có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của hệ thống đào tạo, nghiên cứu khoa học, nó vừa là phương tiện để hệ thống đào tạo duy trì được hoạt động của mình, vừa là công cụ để Nhà nước và các cơ sở đào tạo thực hiện các chức năng theo những mục tiêu đã định. Trong các cơ sở đào tạo, nếu khả năng tự chủ tài chính càng cao thì việc nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên càng có điều kiện thực hiện tốt. Đặc biệt, việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức ở nhiều lĩnh vực, trong đó có cả lĩnh vực đào tạo, điều đó đòi hỏi chúng ta phải nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao tính cạnh tranh không chỉ trong nước mà cả các cơ sở đào tạo của nước ngoài. Tự chủ tài chính trong giáo dục là cách nhanh nhất nâng cao sự tự chịu trách nhiệm từ đó nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, trong hệ thống giáo dục thì giáo dục thường xuyên không phai Trong quá trình phát triển đó, quản lý tài chính là một mắt xích quan trọng trong tổng thể guồng máy hoạt động của Trung tâm Hướng nghiệp và GDTX tỉnh Quảng Ninh nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước đã giao phó. Ý thức được vai trò to lớn của tự chủ tài chính, Trung tâm Hướng nghiệp và GDTX tỉnh Quảng Ninh luôn tích cực và từng bước hoàn thiện một nền tài chính tự chủ trong đào tạo tại đơn vị mình. Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài. “Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trung tâm Hướng nghiệp và GDTX tỉnh Quảng Ninh” làm luận thạc văn thạc sỹ. Do giới hạn về kiến thức và thời gian nghiên cứu nên luận văn không tránh khỏi những sai sót, hạn chế, các giải pháp đưa ra cũng mới chỉ nặng về tình huống gợi mở. Tác giả rất mong sự góp ý của các thầy, cô giáo và đồng nghiệp giúp tác giả hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ năm 2008,2009, 2010, 2011, 2012 của Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Ninh. Nguyễn Duy Lạc, Phí Thị Kim Thư, Lưu Thị Thu Hà (2004), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, tài liệu lưu hành nội bộ, Trường đại học Mỏ - địa Chất Hà Nội. Nghị định số 43/2006/Nđ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp công lập Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên. Quyết định số 13/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 14/5/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm dạy nghề. Quyết định số 44/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30/7/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp. Thông tư số 203/2008/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính ban hành chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định với các tài sản cố định sử dụng vào hoạt động dịch vụ phải trích khấu hao mòn tài sản cố định theo chế độ áp dụng cho doanh nghiệp Nhà nước. Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/Nđ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp công lập Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/09/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp công lập Website của Bộ Giáo dục và đào tạo, www.edu.net.vn Website của cải cách hành chính, www.caicachhanhchinh.gov.vn Website của Chính phủ , www.chinhphu.vn Website của Tài chính , www.mof.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_van_chu_ha_tinh_8372.doc
Luận văn liên quan