Luận văn Nghiên cứu rối loạn glucosse máu và yếu tố liên quan ở một số dân tộc tỉnh Bắc Kạn

ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hoá gây tăng đường máu mạn tính do thiếu insulin tương đối hay tuyệt đối của tuyến tuỵ. Nếu không được kiểm soát tốt, sau một thời gian tiến triển có thể gây nhiều biến chứng. Bệnh đã và đang trở thành vấn đề mang tính chất xã hội bởi sự bùng phát nhanh chóng, mức độ nguy hại đến sức khoẻ. Bệnh đái tháo đường typ 2 trong giai đoạn sớm không có triệu chứng đặc hiệu, nên thường phát hiện muộn, nhiều khi đã có biến chứng. Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường mới phát hiện lần đầu tiên rất cao (64,5%) [5]. Như vậy, còn một số lượng lớn người mắc bệnh đái tháo đường trong cộng đồng mà chưa được phát hiện và điều trị kịp thời [3]. Theo thông báo của Hiệp hội đái tháo đường quốc tế (International Diabetes Federation - IDF), năm 1994 cả thế giới có 110 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, năm 1995 có 135 triệu người mắc chiếm 4% dân số, năm 2000 có 151 triệu. Dự báo đến năm 2010 sẽ có 221 triệu. Theo Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization - WHO) năm 2025 sẽ có khoảng 300-330 triệu người mắc bệnh đái tháo đường (5,4 % dân số). Theo Hiệp hội đái tháo đường thế giới (World Diabetes Federation - WDF) sẽ có 300 - 339 triệu người mắc bệnh. Trong đó có ở các nước phát triển tăng 42%, các nước đang phát triển tăng 170% [5]. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, cũng như sự thay đổi về lối sống phần nào làm tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ngày càng gia tăng. Theo số liệu nghiên cứu tại Hà Nội (1991) tỷ lệ đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose là 2,42% [9]. Thành phố Hồ Chí Minh (1994) là 2,52% [40]. Huế (1996) là 0,96% [11]. Năm 2001 điều tra tại 4 thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ mắc là 4,0% (Trích từ [40]). Đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm vì thường được phát hiện muộn (trên 50% phát hiện được bệnh thì đã có biến chứng). Ước tính có khoảng 50% số người đái tháo đường typ 2 nhưng không phát được hiện, do vậy chi phí cho điều trị là rất lớn (khoảng 5% ngân sách quốc gia) [14]. Ngày nay bệnh đái đường không chỉ là mối quan tâm của ngành Y tế mà còn là sự chú ý quan tâm của toàn xã hội. Bắc Kạn là một tỉnh miền núi mới được tách ra từ năm 1997, với dân số hơn 30 vạn người. Sau 10 năm tái lập tỉnh, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với sự phát triển chung, kinh tế Bắc Kạn ngày càng được phát triển, cuộc sống của mọi người dân cũng dần được nâng cao, môi trường sống phần nào cũng thay đổi, nhu cầu chăm sóc sức khỏe và phát hiện sớm bệnh tật cũng tăng lên. Phát hiện sớm đái tháo đường typ 2 tại cộng đồng là nhu cầu cấp thiết của người dân và mối quan tâm chung của các cấp lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn. Xuất phát từ nhu cầu chính đáng đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu rối loạn glucosse máu và yếu tố liên quan ở một số dân tộc tỉnh Bắc Kạn" với mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ rối loạn glucose máu và kết quả phát hiện sớm bệnh đái tháo đường typ 2 tại cộng đồng bằng nghiệm pháp tăng đường máu. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến rối loạn glucose máu. MỤC LỤC Đặt vấn đề . 1 Chương 1: Tổng quan . 3 1.1. Dung nạp glucose và rối loạn dung nạp glucose . 3 1.2. Tiền đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose máu . 5 1.3. Dịch tễ học rối loạn dung nạp glucose và bệnh đái tháo đường typ 2 6 1.4. Chẩn đoán sớm, chẩn đoán sàng lọc . 9 1.5. Phân loại đái tháo đường 10 1.6. Đặc điểm lâm sàng và cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường typ 2 10 1.7. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường typ 2 13 1.8. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn glucose máu lúc đói và rối loạn dung nạp glucose máu 14 1.9. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn glucose máu ở bệnh đái tháo đường typ 2 . 15 Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu . 21 2.1. Đối tượng nghiên cứu 21 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 22 2.3. Phương pháp nghiên cứu . 22 2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu 25 2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu . 25 2.6. Vật liệu nghiên cứu . 29 2.7. Xử lý số liệu 29 2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 29 Chương 3: Kết quả nghiên cứu . 30 3.1. Một số đặc điểm chung . 30 3.2. Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose và kết quả nghiệm pháp tăng đường huyết . 32 3.3. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn glucose . 37 Chương 4: Bàn luận . 41 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu . 41 4.2. Tỷ lệ rối loạn glucose máu và kết quả phát hiện sớm bệnh đái tháo đường typ 2 . 42 4.3. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn glucose máu và đái tháo đường typ 2 . 48 Kết luận . 54 1. Tỷ lệ rối loạn glucose máu và kết quả phát hiện sớm bệnh đái tháo đường typ 2 bằng nghiệm pháp tăng đường huyết . 54 2. Một số yếu tố liên quan tới rối loạn dung nạp glucose máu . 54 Khuyến nghị . 55 Tài liệu tham khảo Phụ lục

doc74 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4219 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu rối loạn glucosse máu và yếu tố liên quan ở một số dân tộc tỉnh Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
béo kiểu nam, hay còn gọi là béo trung tâm là yếu tố liên quan. + Đo huyết áp: Các đối tượng đều được đo huyết áp bằng máy đo huyết áp đồng hồ của Nhật Bản được điều chỉnh theo quy định. Đối tượng phải được nghỉ ngơi ít nhất 5 phút trước khi đo. Đo ở tư thế nằm, đo ở cánh tay trái, không được dùng chất kích thích trước khi đo. Đo huyết áp 2 lần cách nhau 5 phút và lấy trung bình cộng. Nếu 2 số đo chênh nhau quá 5 mmHg thì phải tiến hành đo lại 1-2 lần rồi tính trung bình. Chẩn đoán và phân độ tăng huyết áp theo JNC–VI (1997) [trích từ 13]. - Chẩn đoán tăng huyết áp khi bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp đã được chẩn đoán và hiện đang dùng thuốc hạ áp hoặc bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp theo JNC-VI: Huyết áp tâm thu ≥140mmHg và /hoặc huyết áp tâm trương ≥90mmHg. - Phân độ huyết áp theo JNC–VI (1997) [trích từ 13]. Bảng 2.2. Phân độ huyết áp theo JNC – VI [trích từ 13]. Mức độ huyết áp HA tâm thu (mmHg) HA tâm trƣơng (mmHg) Bình thường Bình thường cao <130 130 - 139 <85 85 - 89 Tăng huyết áp: Giai đoạn I (nhẹ) Giai đoạn II (trung bình) Giai đoạn II (nặng) 140 - 159 160 - 179 ≥180 90 - 99 100 - 109 ≥110 + Tình trạng hoạt động thể lực Tính chất hoạt động thể của nghề nghiệp của các đối tượng được chia ra làm 2 nhóm: - Nhóm nghề nghiệp có hoạt động thể lực nặng bao gồm những đối tượng lao động nặng nhọc suốt ngày, các nghề thổ mộc, các vận động viên thể thao… - Nhóm đối tượng được coi là ít hoạt động thể là những người làm công việc hành chính, lao động trí óc, nghỉ hưu, thất nghiệp không tham gia các hoạt động thể lực thêm. Nhóm ít hoạt động thể lực được cho là nhóm có liên quan tới bệnh. + Mối liên quan tiền sử gia đình: Những đối tượng có ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột, cô, gì, chú, bác ruột được coi là những đối tượng có liên quan tới bệnh. 2.6. Vật liệu nghiên cứu - Phiếu điều tra. - Panh, bông cồn sát khuẩn. - Cân bàn có gắn thước đo chiều cao. - Huyết áp kế Nhật Bản. - Ống nghe, dụng cụ hỗ trợ khám. - Máy đo đường máu tự động One Touch Ultra của hãng Johnson & Johnson Hoa Kỳ, test, kim của Mỹ. - Đường glucose, nước đun sôi để nguội. 2.7. Xử lý số liệu Sử dụng phần mềm SPSS 13.0 trên máy vi tính. 2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu Nghiên cứu được sự đồng ý của lãnh đạo sở Y tế tỉnh Bắc Kạn, có công văn đến các đơn vị y tế trong tỉnh. Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân được giải thích rõ mục tiêu, tự nguyện tham gia và có quyền rút khỏi nghiên cứu mà không cần giải thích. Các thông tin do đối tượng nghiên cứu cung cấp được đảm bảo giữ kín bí mật. Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Một số đặc điểm chung Bảng 3.1. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo tuổi, giới, dân tộc Đặc điểm Sô lƣơng (n=811) Tỷ lệ (%) Giơi tinh: Nam 300 37,0 Nư 511 63,0 Độ tuổi: 30-39 183 22,6 40-49 311 38,3 50-59 236 29,1 60-64 81 10,0 Dân tôc: Kinh 191 23,6 Tày 532 65,6 Nùng 60 7,4 Dao 25 3,1 Khác 3 0,3 Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là người dân tộc Tày (65,6%), tỷ lệ nam giới chiếm 37,0%. Nữ chiếm 63,0% và tập trung chủ yếu ở nhóm từ 40-49 tuổi (38,3%). Nùng: 7,4%  Dao: 3,1% Khác: 0,3%  Kinh:23,6% Tày: 65,6% Biểu đồ 3.1: Phân bố đối tượng theo dân tộc Bảng 3.2. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo trình độ học vấn Trình độ học vấn Sô lƣơng (n=811) Tỷ lệ (%) Tiêu hoc 59 7,3 Trung học cơ sở 196 24,2 Trung học phổ thông 139 17,1 Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp 267 32,9 Đai hoc 131 16,2 Sau đai hoc 19 2,3 Nhận xét: Trên 1/2 số đối tượng nghiên cứu có trình độ từ cao đẳng/ trung học chuyên nghiệp trở lên. Số đối tượng có trình độ học vấn tiểu học chỉ chiếm tỷ lệ thấp 7,3%. Bảng 3.3. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo nghề nghiệp Nghề nghiệp Sô lƣơng (n = 811) Tỷ lệ (%) Công chức, viên chức 440 54,3 Công nhân 17 2,1 Nông dân 171 21,1 Kinh doanh 101 12,5 Công an, bộ đội 11 1,4 Khác 71 8,8 Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là cán bộ công chức, viên chức nhà nước (54,3%) và 21,1% làm nghề nông nghiệp, còn lại là các ngành nghề khác như công nhân, công an, bộ đội, kinh doanh. 3.2. Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose và kết quả nghiệm pháp tăng đƣờng máu Bảng 3.4. Tỷ lệ rối loạn glucose máu mao mach lúc đói Glucose máu mao mạch lúc đói Sô lƣơng (n = 811) Tỷ lệ (%) Đai thao đương (≥7,0 mmol/l) 149 18,4 Rôi loan glucose mau (6,1 - 6,9 mmol/l) 298 36,7 Bình thường (≤6,0 mmol/l) 364 44,9 Nhận xét: Xét nghiệm glucose máu mao mạch lúc đói phát hiện được tỷ lệ đái tháo đường là 18,4%, tỷ lệ rối loạn glucose máu là 36,7%. Bảng 3.5. Tỷ lệ rối loạn glucose máu sau nghiêm phap tăng đƣơng máu Nghiệm pháp tăng đƣờng máu Sô lƣơng (n = 811) Tỷ lệ (%) Đai thao đương (≥11,1 mmol/l) 82 10,1 Rôi loan dung nạp glucose (7,8 -11,0 mmol/l) 153 18,9 Rối loạn glucose máu đói (5,6 - 7,7 mmol/l) 202 24,9 Bình thường (≤5,5 mmol/l) 374 46,1 Nhận xét: Sau khi làm nghiệm pháp tăng đường máu, có 10,1% đối tượng mắc bệnh đái tháo đường, 18,9% số trường hợp trong tình trạng rối loạn dung nạp glucose và 24,9% rối loạn glucose máu đói. Bảng 3.6. Kết quả nghiêm phap tăng đƣơngmáu ở nhóm đối tƣợng có rối loạn glucose máu lúc đói - chẩn đoán sớm bệnh đái tháo đƣờng Nghiệm pháp tăng đƣờng máu Sô lƣơng (n = 298) Tỷ lệ (%) Đai thao đương (≥11,1 mmol/l) 4 1,3 Rôi loan dung nạp glucose (7,8 -11,0 mmol/l) 120 40,3 Rối loạn glucose máu đói (5,6 - 7,7 mmol/l) 174 58,4 Bình thường (≤5,5 mmol/l) 0 0 Nhận xét: Trong số 298 trường hợp có rối loạn glucose máu theo chỉ số đường máu mao mạch lúc đói, sau khi làm nghiệm pháp tăng đường máu phát hiện 4 trường hợp đái tháo đường (1,3%), còn lại 40,3% và 58,4% trong tình trạng rối loạn dung nạp glucose và rối loạn glucose máu đói tương ứng. Bảng 3.7. Kết quả nghiêm phap tăng đƣơng máu ở nhóm chẩn đoán sơ bộ đái tháo đƣờng typ 2 lúc đói - chấn đoán xác định bệnh ĐTĐ Nghiệm pháp tăng đƣờng máu Sô lƣơng (n=149) Tỷ lệ (%) Đai thao đương (≥11,1 mmol/l) 78 52,3 Rôi loan dung nạp glucose (7,8 -11,0 mmol/l) 33 22,1 Rối loạn glucose máu đói (5,6 - 7,7 mmol/l) 28 18,8 Bình thường (≤ 5,5 mmol/l) 10 6,7 Nhận xét: Sau khi làm nghiệm pháp tăng đường máu đối với 149 trường hợp đã được chẩn đoán sơ bộ là đái tháo đường theo chỉ số đường máu mao mạch lúc đói, có 52,3% số trường hợp đái tháo đường thực sự, còn lại là rối loạn dung nạp glucose (22,1%) và rối loạn glucose máu đói (18,8%). Bảng 3.8. Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose sau nghiệm pháp tăng đƣờng máu theo nhóm tuổi và giới Giới Tuổi Nam (n=300) Nữ (n=511) Tổng (n=811) p n % N % n % 30 - 39 15 22,1 18 15,7 33 18,0 >0,05 40 - 49 24 23,1 34 16,4 58 18,6 >0,05 50 - 59 22 24,2 25 17,2 47 19,9 >0,05 60 - 64 5 13,5 10 22,7 15 18,5 >0,05 Tổng số rối loạn 66 22,0 87 17,0 153 18,9 >0,05 Nhận xét: Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose không có sự khác biệt về nhóm tuổi và giới trong nhóm đối tượng nghiên cứu với p>0,05. Tỷ lệ (%) 25 20 15  22,1  15,7  23,1  16,4  24,2  17,2  15 13,5 Nam Nữ 10 5 0 30-39 40-49 50-59 60-64 Tuổi Biểu đồ 3.2:Tỷ lệ RLDNG theo tuổi và giới Bảng 3.9. Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose phân bố theo dân tộc Dân tộc Số nghiên cứu RLDNG % có rối loạn Kinh 191 49 25,7 Tày 532 94 17,7 Nùng 60 8 13,3 Dao 25 2 8,0 Khác 3 0 0 Nhận xét: Dân tộc Kinh có tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 25,7%, cao hơn so với các dân tộc thiểu số khác như Tày (17,7%), Nùng (13,3%), Dao (8,0%). Tỷ lệ (%) 30 25 20 15 10 5 0 25,7 17,7  13,3 8 0 Kinh Tày Nùng Dao Khác Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ RLDNG ở một số dân tộc  Dân tộc Bảng 3.10. Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose phân bố theo nghề nghiệp Nghề nghiệp Số khám RLDNG Tỷ lệ (%) Công chức, viên chức 440 83 18,9 Công nhân 17 2 11,8 Nông dân 171 30 17,5 Kinh doanh 101 25 24,8 Công an, bộ đội 11 1 9,1 Khác 71 12 16,9 Nhận xét: Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose cao nhất ở nhóm đối tượng làm nghề kinh doanh, buôn bán (24,8%), tiếp đến là cán bộ công chức, viên chức (18,9%) và thấp nhất ở đối tượng công an, bộ đội (9,1%). Công an, Bộ đội 9,1% Khác 16,9% Công chức 18,9% Công nhân 11,8% Kinh doanh 24,8%  Nông dân 17,5% Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ RLDNG theo nghề nghiệp 3.3. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn dung nạp glucose máu sau nghiệm pháp tăng glucose máu Bảng 3.11. Mối liên quan giữa tuổi với rối loạn dung nạp glucose sau nghiệm pháp tăng glucose máu Nhóm tuổi RLDNG (n = 153) Không RLDNG (n = 374) OR, CI95%, p Tuổi trên 50 tuổi 62 137 OR= 1,2 CI95% (0,8-1,7) p>0,05 Tuổi dưới 50 tuổi 91 237 Nhận xét: Chưa thấy có mối liên quan giữa nhóm tuổi trên 50 và dưới 50 với tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở các đối tượng nghiên cứu. Bảng 3.12. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình với rối loạn dung nạp glucose sau nghiệm pháp tăng glucose máu Tiền sử gia đình RLDNG (n = 153) Không RLDNG (n = 374) OR, CI95%, p Có người bị bệnh ĐTĐ 7 10 OR= 1,8 CI95% (0,7-4,7) p>0,05 Không có người ĐTĐ 146 364 Nhận xét: Mối liên quan giữa tiền sử gia đình và rối loạn dung nạp glucose ở các đối tượng nghiên cứu chưa rõ ràng, chưa có ý nghĩa thống kê. Bảng 3.13. Mối liên quan giữa tăng huyết áp với rối loạn dung nạp glucose sau nghiệm pháp tăng glucose máu Bệnh RLDNG (n = 153) Không RLDNG (n = 374) OR, CI95%, p Tăng huyết áp 27 52 OR= 1,3 CI95% (0,8-2,2) p>0,05 Không tăng huyết áp 126 322 Nhận xét: Không có mối liên quan giữa tăng huyết áp và rối loạn dung nạp glucose ở các đối tượng nghiên cứu. Bảng 3.14. Mối liên quan giữa BMI với rối loạn dung nạp glucose sau nghiệm pháp tăng glucose máu Chỉ số RLDNG (n = 153) Không RLDNG (n = 374) OR, CI95%, p BMI ≥ 23 109 183 OR= 2,6 CI95% (1,7-3,8) p<0,001 BMI < 23 44 191 Nhận xét: Có mối liên quan giữa chỉ số BMI với rối loạn dung nạp glucose, những trường hợp BMI trên 23,0 có nguy cơ rối loạn dung nạp glucose cao gấp 2,6 lần những trường hợp BMI dưới 23,0 với p<0,001. Bảng 3.15. Mối liên quan giữa WHR với rối loạn dung nạp glucose sau nghiệm pháp tăng glucose máu Chỉ số RLDNG (n = 153) Không RLDNG (n = 374) OR, CI95%, p WHR cao 121 242 OR= 2,1 CI95%(1,3-3,2) p<0,01 WHR bình thường 32 132 Nhận xét: Rối loạn dung nạp glucose có liên quan đến chỉ số vòng bụng/vòng mông (WHR), những trường hợp WHR trên 0,9 ở nam và trên 0,8 ở nữ có nguy cơ rối loạn dung nạp glucose cao gấp 2,1 lần những trường hợp WHR ở ngưỡng bình thường (p<0,01). Bảng 3.16. Mối liên quan giữa tính chất công việc với rối loạn dung nạp glucose sau nghiệm pháp tăng glucose máu Tính chất công việc RLDNG (n = 153) Không RLDNG (n = 374) OR, CI95%, p Lao động nhẹ/ trí óc 140 313 OR= 2,10 CI95% (1,1-3,9) p<0,05 Lao động nặng 13 61 Nhận xét: Tính chất công việc có liên quan đến tình trạng rối loạn dung nạp glucose. Nguy cơ bị rối loạn dung nạp glucose ở những người lao động nhẹ hoặc lao động trí óc cao gấp 2,1 lần những người lao động tay chân nặng nhọc (p<0,05). Bảng 3.17. Mối liên quan giữa thói quen ăn uống với rối loạn dung nạp glucose sau nghiệm pháp tăng glucose máu Thói quen ăn uống RLDNG (n = 153) Không RLDNG (n = 374) OR, CI95% p Ăn nhanh 19 29 1,7 (0,9-3,1) >0,05 Ăn nhiều thức ăn/ bữa 34 84 1,0 (0,6-1,6) >0,05 Ăn nhiều cơm/ bữa 47 84 1,5 (1,1-2,3) <0,05 Ăn nhiều vào bữa tối 2 6 0,8 (0,2-2,9) >0,05 Ăn thức ăn ưa thích 152 368 2,5 (0,3-20,8) >0,05 Nhận xét: Trong các thói quen ăn uống, chỉ có thói quen ăn nhiều cơm/ 1 bữa là có liên quan đến tình trạng rối loạn dung nạp glucose (OR = 1,5). Chưa thấy có sự kết hợp có ý nghĩa thống kê giữa rối loạn dung nạp glucose với các thói quen ăn nhanh, ăn nhiều thức ăn hoặc ăn thức ăn ưa thích. Bảng 3.18. Mối liên quan giữa sử dụng các thực phẩm giầu chất béo và đồ ngọt hàng ngày với rối loạn dung nạp glucose sau nghiệm pháp tăng glucose máu Thức ăn hàng ngày RLDNG (n = 153) Không RLDNG (n = 374) OR, CI95% p Thịt mỡ 69 139 1,4 (0,9-2,0) >0,05 Bơ, dầu, mỡ 132 310 1,3 (0,8-2,2) >0,05 Thức ăn xào rán 110 240 1,4 (0,9-2,2) >0,05 Đồ ăn ngọt 19 39 1,2 (0,7-2,1) >0,05 Nước ngọt 6 20 0,7 (0,3-1,8) >0,05 Nhận xét: Chưa thấy có sự kết hợp có ý nghĩa thống kê giữa rối loạn dung nạp glucose với việc sử dụng hàng ngày các thực phẩm giầu chất béo và đồ ngọt ở các đối tượng được nghiên cứu. Chƣơng 4: BÀN LUẬN Đái tháo đường là một phổ biến, mạn tính và tốn kém, ảnh hưởng tới hàng triệu người kể cả nam lẫn nữ, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội và mọi trình độ văn hoá khác nhau. Gánh nặng bệnh tật do đái tháo đường đang tăng lên toàn cầu, đặc biệt ở các nước đang phát triển nơi quá trình đô thị hoá làm thay đổi tập quán ăn uống, giảm hoạt động thể lực và tăng cân. Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh ngày càng gia tăng nhanh trong toàn quốc trong khi tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh không được chẩn đoán vẫn còn rất cao. Theo điều tra của Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2001 tại 4 thành phố lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng với 2.394 người trong lứa tuổi từ 30 đến 64, tỷ lệ đái tháo đường chiếm 4,0%; Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose máu là 5,1%; nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường typ 2 là 38,5%; Số bệnh nhân không được chẩn đoán chiếm tỷ lệ 44% [trích từ 15]. Theo Nguyễn Thị Lâm (Viện Dinh Dưỡng) năm 2008, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose máu là 14,3% dân số toàn quốc (13 triệu người); số mắc bệnh đái tháo đường typ 2 chiếm tỷ lệ 5% [19]. 4.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu Trong số 811 đối tượng nghiên cứu được khám phát hiện bệnh, nhiều nhất là nhóm tuổi 40 – 49 chiếm tỷ lệ 38,3%; ít nhất là nhóm tuổi từ 60-64 chiếm 10%; nữ (63%) nhiều hơn nam (37%). Có nhiều dân tộc đến khám phát hiện trong đó có dân tộc Tày chiếm đại đa số (65%), tiếp đến là dân tộc Kinh chiếm (23,6%) ngoài ra còn có các dân tộc khác như: Nùng, Dao… Theo chúng tôi, tỷ lệ này phù hợp với phân bố dân tộc tại nơi tổ chức khám. Về trình độ văn hoá thì trên 50% có trình độ từ trung học trở lên. Số có trình độ học vấn dưới bậc tiểu học chiếm tỷ lệ thấp (7,3%). Điều đó cho thấy các đối tượng tham gia đều có trình độ nhất định. Nghề nghiệp của nhóm đối tượng chủ yếu là cán bộ công chức, viên chức nhà nước (54,3%); làm ruộng chiếm (21,1%), ngoài ra là các ngành nghề khác như: công nhân, công an, bộ đội, kinh doanh, cũng phù hợp với một tỉnh có diện tích đất nông nghiệp rất ít, dân số thưa (tổng dân số chỉ có trên 30 vạn). Những đối tượng này có sự hiểu biết hơn về chăm sóc sức khoẻ và có sự thay đổi về lối sống, luyện tập thể lực. 4.2. Tỷ lệ rối loạn glucose máu và kết quả phát hiện sớm bệnh đái tháo đƣờng typ 2 Kết quả (bảng 3.4) cho thấy số đối tượng mắc có glucose máu mao mạch lúc đói ≥7mmol/l chiếm 18,4%; Ở những đối tượng này chúng tôi tiến hành cho bệnh nhân làm nghiệm pháp tăng đường máu bằng cách uống 75g đường glucosse, sau 2 giờ kiểm tra lại glucose máu mao mạch, kết quả đái tháo đường được xác định là 10,1%. Sở dĩ có sự chênh lệch về tỷ lệ này có thể là trong kháng insulin tiên phát, nếu chức năng tế bào bêta bình thường vẫn duy trì được nồng độ glucose máu tương đối bình thường. Rối loạn dung nạp glucose có thể ở bệnh nhân còn bù. Những người có rối loạn dung nạp glucose cũng có thể có tình trạng cường insulin lúc đói và sau ăn do không bù đủ đối với sự kháng insulin. Điều này có thể do mức độ sâu đậm của đề kháng insulin hoặc là giới hạn khả năng để tăng tiết insulin. Mặc dù một số trường hợp rối loạn dung nạp glucose sẽ trở về bình thường hoặc có thể chuyển sang đái tháo đường typ 2. Mặt khác gan thu nhận glucose máu ngoại biên qua đường tĩnh mạch cửa và động mạch gan cũng như phóng thích glucose từ sự tân sinh đường và thoái biến glycogen. Trạng thái sinh lý là sau nhịn ăn qua đêm khoảng 90% glucose được phóng thích từ gan vào máu. Tình trạng này bị rối loạn khi đối tượng có thói quen uống rượu nhiều vào buổi tối hôm trước hoặc là những đối tượng đã có rối loạn chức năng gan tiềm tàng trước đó cho nên một số đối tượng mặc dù lúc đầu có glucose máu mao mạch ≥7mmol/l đã được chẩn đoán là đái tháo đường, nhưng khi làm nghiệm pháp tăng đường máu thì mức glucose máu lại giảm so với lúc đầu, đối tượng này chỉ là có sự rối loạn glucose máu (glucose máu mao mạch sau nghiệm pháp tăng đường máu ≤11,0mmol/l). Để có nhận định kết quả chính xác hơn theo chúng tôi cần tiến hành nghiên cứu thêm tình trạng chức năng gan ở nhóm đối tượng nghiên cứu để sàng lọc các đối tượng chuẩn xác hơn trước khi kiểm tra đường máu lúc đói và giá trị xét nghiệm lúc đói phải được tiến hành 1-2 lần tương tự mà có kết quả như nhau thì mới có giá trị chẩn đoán chính xác. Tỷ lệ đái tháo đường trong nghiên cứu này (10,1%) so với tỷ lệ mắc chung trong cả nước (5%) [41] cao gấp 2 lần. Theo nghiên cứu của Tạ Văn Bình (2003) tại 4 tỉnh Phú Thọ, Sơn La, Thanh Hoá và Nam Định tỷ lệ này là 8,8% [2]. Tác giả Hoàng Kim Ước thấy tỷ lệ đái tháo đường là 7,8% [40]. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi có cao hơn, do mẫu nghiên cứu của chúng tôi là mẫu có chủ đích, những đối tượng này chủ yếu là công chức, nơi sinh sống và công tác gần với trung tâm huyện thị, gần trung tâm y tế, đã có một chút kiến thức về đái tháo đường, họ thực sự quan tâm đến sức khỏe và muốn được khám phát hiện sớm đái tháo đường. Trong 811 đối tượng nghiên cứu thấy tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose máu trước khi tiến hành làm nghiệm pháp tăng đường máu (6,1-6,9mmol/l) có 298 đối tượng (chiếm 36,7%). Các đối tượng này được cho làm nghiệm pháp tăng đường máu, thấy tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose máu là 18,9% và tỷ lệ rối loạn glucose máu lúc đói là 24,9%. Theo Nguyễn Chí Thành (2006-2007) khi nghiên cứu sàng lọc phát hiện sớm bệnh đái tháo đường tại Thành phố Bắc Ninh có cùng lứa tuổi, thấy tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose máu là 33,6% cao gần gấp 2 lần so với nghiên cứu của chúng tôi [33]. Theo tác giả Tạ Văn Bình nghiên cứu tại Hà nội thấy tỷ lệ là 7,4% [8] lại chỉ bằng gần một nửa. Cũng theo tác giả này nghiên cứu tại Cao Bằng năm 2004, tỷ lệ này là 30,2% [3] cao gấp 1,5 lần so với nghiên cứu của chúng tôi. Còn theo Trần Văn Nhật, Nguyễn Thị Kim Cúc nghiên cứu thực trạng đái tháo đường và một số yếu tố liên quan tại Đà Nẵng, thu được kết quả tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose máu là 14,9%, thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi và rối loạn glucose máu lúc đói là 3,67%, chỉ bằng khoảng 1/6 so với nghiên cứu này [24]. Điều này cũng rất khó có lời giải thích thỏa đáng vì thời điểm và điều kiện tiến hành, đối tượng không đồng nhất. Mặt khác, môi trường, điều kiện sinh sống không giống nhau, nhưng có điểm chung là kết quả nghiệm pháp là có giá trị chẩn đoán sớm người mắc đái tháo đường typ 2 ngay từ khi có rối loạn glucose máu và chưa có biểu hiện bệnh lý trên lâm sàng. Chúng tôi cho rằng, nếu có điều kiện nên tiến hành rộng rãi trên số lượng lớn hơn nữa sẽ là biện pháp có giá trị với người dân trong việc phát hiện sớm, phòng ngừa bệnh và biến chứng của bệnh đái tháo đường typ 2. Trong số 298 trường hợp có rối loạn glucose máu theo chỉ số glucose máu mao mạch lúc đói (6,1-6,9 mmol/l), sau khi làm nghiệm pháp tăng đường máu, phát hiện 4 trường hợp mắc mới đái tháo đường (1,3%). Có 40,3% trong tình trạng rối loạn dung nạp glucose và 58,4% rối loạn glucose máu lúc đói. Điều đó chứng tỏ một số trường hợp mặc dù glucose máu lúc đói chỉ là có rối loạn, nhưng sau khi làm nghiệm pháp tăng đường máu thì kết quả cho thấy đã mắc bệnh đái tháo đường typ 2. Theo kết quả nghiên cứu của Dương Bích thuỷ, Trương Dạ Uyên và CS nghiên cứu trên 247 trường hợp có rối loạn đường máu lúc đói sau khi tiến hành nghiệm pháp tăng đường máu thì thấy có 38,9% có rối loạn dung nạp glucose máu, 22,7% được xác định là đái tháo đường typ 2 và 38,4% dung nạp glucose bình thường [36]. Cũng theo nghiên cứu này thì kết quả của chúng tôi có so sánh với một số kết quả của các tác giả khác thì thấy có sự không giống nhau. Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose và đái tháo đƣờng typ 2 trên đối tƣợng có rối loạn glucose máu lúc đói với một số tác giả Tác giả Năm RLDNG (%) ĐTĐ typ 2(%) Nguyễn Khoa Diệu Vân (n=47) [trích từ 36] 2003 42,1 31,6 Tạ Văn Bình (n=1333) [4] 2005 13,8 10,5 Nghiên cứu IGLOO (n=1377) [trích từ 36] 2005 73,0 57,0 Dương Bích Thuỷ (n=247) [36] 2006 38,9 22,7 Lê Quang Minh (n=298) 2009 40,3 1,3 Các kết quả trên cho tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose và đái tháo đường không giống nhau, có thể do cách chọn mẫu, cỡ mẫu khác nhau và cách thức tiến hành khác nhau cho nên kết quả của chúng tôi cũng có sự khác so với các nghiên cứu trên. Nhưng theo chúng tôi thì đều có chung một kết quả là: Nghiệm pháp tăng đường máu cho phép phát hiện sớm những trường hợp mắc bệnh đái tháo đường trên những đối tượng mà có mức đường máu lúc đói chỉ là rối loạn glucose máu (6,1 – 6,9mmol/l). Nếu được tiến hành trên diện rộng quần thể dân cư sẽ không bị bỏ sót những người đã mắc bệnh đái tháo đường nhưng chưa có biểu hiện bệnh lý rõ trên lâm sàng. Nếu được phát hiện sớm sẽ giảm gánh nặng chi phí chữa bệnh cho bệnh nhân, gia đình và xã hội, giảm gánh nặng cho y tế, mang lại hiệu quả lớn về kinh tế và đặc biệt có ý nghĩa với một tỉnh miền núi còn nghèo và nhiều dân tộc sinh sống như Bắc Kạn. Cụ thể cho thấy khi tiến hành nghiên cứu, chúng tôi nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp chính quyền cả trong và ngoài ngành y tế, cũng như đông đảo người dân tự nguyện tham gia với mong muốn được chăm sóc sức khỏe, được phát hiện sớm bệnh tật. Sau khi làm nghiệm pháp tăng đường máu đối với 149 trường hợp đã được sơ bộ chẩn đoán là đái tháo đường typ 2 theo chỉ số glucose máu mao mạch lúc đói (≥7,0mmol/l), có 78 trường hợp chiếm 52,3% trong số đái tháo đường typ 2 thực sự. Số còn lại là rối loạn dung nạp glucose (22,1%) và rối loạn glucose máu đói (18,8%). Theo chúng tôi đối với những bệnh nhân khám phát hiện rối loạn glucose máu và chẩn đoán đái tháo đường typ 2 lần đầu nên tiến hành nghiệm pháp tăng đường máu để có chẩn đoán chính xác hơn và điều trị sớm sẽ có hiệu quả và phòng biến chứng tốt hơn. Mặt khác, trong số 811 người được đo glucose máu, có 447 người rối loạn glucose máu có chỉ số glucose máu lúc đói ≥6,1mmol/l (chiếm 55,1%, (trong đó 149 trường hợp glucose ≥7,0mmol/l; 298 có glucose máu trong khoảng 6,1-6,9 mmol/l). Sau khi làm nghiệm pháp tăng đường máu chỉ có 235 (chiếm 29%) đối tượng có mức glucose máu ≥7,8mmol/l, (trong đó có 82 người (10,1%) có glucose máu ≥11,1mmol/l và 153 (18,9%) có glucose máu trong khoảng 7,8-11,0mmol/l). Như vậy, theo chúng tôi nghiệm pháp tăng đường máu cho phép có sự chẩn đoán xác định chính xác hơn. Theo các tác giả Nguyễn Hải Thuỷ, Nguyễn Thọ Lịch, Thích Hải Ấn nghiên cứu tại tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy số đối tượng có glucose máu lúc đói ≥6,1mmol/l chiếm 12,8% (trong đó có 5,49% bị rối loạn glucose máu lúc đói có glucose máu ở giới hạn 6,1 - 6,9 mmol/l và 7,32% có glucose máu đói ≥7mmol/l được chẩn đoán đái tháo đường). Sau khi tiến hành nghiệm pháp tăng đường máu thấy tỷ lệ glucose máu ≥7,8mmol/l chiếm 27,44% (trong đó có 17,68% là rối loạn dung nạp glucose máu (glucose trong khoảng 7,8-11,0mmol/l); và 9,75% (glucose máu ≥11,1mmol/l) được chẩn đoán là đái tháo đường typ 2) [37]. Theo tác giả Dương Bích Thuỷ và CS nghiên cứu tại Bệnh viện Hoàn Mỹ, Thành phố Hồ Chí Minh, trên những đối tượng có glucose máu lúc đói ≥6,1- 6,9 mmol/l thấy có 42,3% số đối tượng bị rối loạn dung nạp glucose máu và 30,9% số đối tượng được chẩn đoán đái tháo đường typ 2 [36]. Tác giả Tạ Văn Bình nghiên cứu trên 1.333 trường hợp có glucose máu ≥6,1-6,9 mmol/l làm nghiệm pháp tăng đường máu thu được kết quả 13,8% có rối loạn dung nạp glucose máu và 10,5% được chẩn đoán là đái tháo đường typ 2 [4]. Theo Hoàng Kim Ước, Nguyễn Minh Hùng, Nguyễn Lê Minh nghiên cứu tại Thái Nguyên (2006), thấy tỷ lệ đái tháo đường typ 2 là 5,3% và rối loạn glucose máu lúc đói là 22,8%. Sau khi tiến hành nghiệm pháp tăng đường máu, 7,8% đái tháo đường typ 2, 16,1% rối loạn glucose máu lúc đói và 10,4% rối loạn dung nạp glucose máu [40]. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các kết quả của các nghiên cứu này. Chứng tỏ nghiệm pháp tăng đường máu là nghiệm pháp có giá trị phát hiện sớm bệnh đái tháo đường typ 2 và tiến hành thuận lợi tại cộng đồng, không cần đòi hỏi nhiều trang thiết bị và kỹ thuật. Sau khi tiến hành nghiệm pháp tăng đường máu: Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose máu theo nhóm tuổi, giới, dân tộc và nghề nghiệp ở đối tượng nghiên cứu chúng tôi thấy tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose máu chưa có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi và giới với p>0,05 (bảng 3.8). Trong tổng số các đối tượng nam và nữ tham gia nghiên cứu được chẩn đoán có rối loạn dung nạp glucose máu là (18,9%) sau khi đã tiến hành nghiệm pháp tăng đường máu, mức độ rối loạn này gặp nhiều ở lứa tuổi 40 - 49, sau đó là ở nhóm 50 - 59 tuổi. Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose máu ở nhóm dân tộc Kinh là 25,7% cao hơn so với các dân tộc thiểu số khác như Tày (17,7%), Nùng (13,3%), Dao (8,0%). Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose máu cũng xảy ra cao nhất ở nhóm đối tượng làm nghề kinh doanh, buôn bán (24,8%) và thấp nhất ở nhóm đối tượng công an và bộ đội (9,1%). Vấn đề này chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu thêm. 4.3. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn glucose máu và đái tháo đƣờng typ 2 Rối loạn dung nạp glucose máu được xem như một giai đoạn tiền đái tháo đường. Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose máu là một yếu tố dự đoán tỷ lệ đái tháo đường typ 2 trong tương lai. Nó liên quan tới một số yếu tố như: Tuổi, huyết áp, béo phì, tiền sử thai nghén, chế độ ăn uống, chế độ hoạt động thể lực… Tuổi: Theo nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Hoa thì tỷ lệ mắc bệnh cũng tăng dần theo tuổi có sự tương quan thuận, chặt chẽ giữa tỷ lệ mắc bệnh và độ tuổi với hệ số tương quan r = 0,95 [14]. Trong nghiên cứu của chúng tôi chưa thấy có mối liên quan giữa nhóm tuổi dưới 50 và nhóm tuổi trên 50 với tình trạng rối loạn dung nạp glucose máu (OR= 1,2; CI95% (0,8-1,7); p>0,05) (bảng 3.11). Chúng tôi nghĩ rằng đây là một nghiên cứu có mang tính chất cộng đồng cho nên để khẳng định chắc chắn hơn chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm ở nhiều đối tượng và nhiều địa điểm hơn nữa mới có thể đưa ra giải thích thỏa đáng. Tiền sử gia đình: Trong một số nghiên cứu của tác giả khác, nhóm có tiền sử gia đình thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với nhóm không có tiền sử gia đình. Theo thống kê thì tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm có tiền sử đái tháo đường cao gấp 3,3 lần so với nhóm không có tiền sử. Theo Tạ Văn Bình nghiên cứu tại Hà nội thấy tỷ lệ này là 11,5% [8]. Trần Hữu Dàng thì tỷ lệ này là 4,43% [11]. Theo Hoàng Kim Ước, Phan Hướng Dương, Lê Văn Xanh nghiên cứu tại Kiên Giang cho kết quả tỷ lệ nhóm có yếu tố gia đình là 10,1%, nhóm không có yếu tố gia đình chiếm tỷ lệ 10,6%, với p<0,001 [39]. Điều đó chứng tỏ yếu tố gia đình có liên quan với rối loạn dung nạp glucose máu và đái tháo đường. Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy mối liên quan giữa tiền sử gia đình với rối loạn dung nạp glucose máu chưa rõ ràng, mặc dù OR = 1,8 (bảng 3.12). Có thể số đối tượng có tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường gặp còn chưa nhiều. Nếu có điều kiện chúng tôi sẽ nghiên cứu tiếp với cỡ mẫu đủ lớn để đưa ra ý kiến nhận xét xác đáng hơn. Huyết áp: Tăng huyết áp và bệnh đái tháo đường có thể là hai bệnh độc lập, nhưng cũng có thể có mối liên quan với nhau. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hai bệnh này thường kết hợp với nhau và tỷ lệ bệnh luôn tăng theo lứa tuổi [1]. Theo Tiêu Văn Linh, Trần Thanh Bình nghiên cứu tại Vũng Tầu, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose máu ở nhóm có tăng huyết áp chiếm 10,2%, còn ở nhóm không tăng huyết áp là 2,8%. Như vậy, huyết áp là yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose máu [22]. Theo tác giả Trương Văn Sáu thì tỷ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân có đái tháo đường là 38,3% [31]. Tăng huyết áp có thể vừa là nguy cơ vừa là hậu quả của bệnh đái tháo đường. Tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường có thể là hậu quả của tổn thương thận do đái tháo đường hoặc do vữa xơ động mạch. Bệnh sinh có liên quan đến yếu tố béo phì, tăng lipid máu. Tăng huyết áp làm tăng tình trạng kháng insulin ở tổ chức tạo điều kiện phát sinh bệnh đái tháo đường. Trong nghiên cứu của chúng tôi giữa tăng huyết áp và rối loạn dung nạp glucose máu chưa thấy có mối liên quan, với OR=1,3, CI95% (0,8-2,2) và p>0,05 (bảng 3.13) có thể do số lượng đối tượng nghiên cứu còn hạn chế so với một nghiên cứu có tính chất cộng đồng, để có kết quả tương thích chúng tôi thiết nghĩ cần nghiên cứu thêm để có kết luận rõ ràng hơn. Mối liên quan giữa BMI và rối loạn dung nạp glucose máu: Béo phì là một bệnh thường gặp, nhất là ở các quốc gia đang phát triển. Thừa cân béo phì đặc biệt là béo trung tâm (béo bụng) có liên quan chặt chẽ với hiện tượng kháng insulin. Do tính kháng insulin cộng với sự giảm tiết insulin dẫn tới giảm tính thấm của màng tế bào với glucose ở các tổ chức cơ và mỡ, ức chế quá trình phosphoryl hoá và oxy hóa glucose, làm chậm quá trình chuyển carbohydrat thành mỡ, giảm tổng hợp glycogen ở gan, tăng tân tạo đường mới và xuất hiện bệnh đái tháo đường. Khi nghiên cứu mối liên quan giữa béo phì và bệnh đái tháo đường, nhiều tác giả cho rằng tỷ lệ béo phì luôn song hành với tỷ lệ bệnh đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose máu. Trong nghiên cứu của chúng tôi thì mối liên quan giữa rối loạn dung nạp glucose máu và tình trạng béo phì (BMI>23) trên những đối tượng có chỉ số BMI>23 có nguy cơ rối loạn dung nạp glucose máu cao gấp 2,6 lần so với nhóm đối tượng có chỉ số BMI23 là 10,8% và nhóm có BMI23 chiếm 15,5% và nhóm có BMI<23 chiếm tỷ lệ là 10,8%, với p<0,001 [2]. Theo Hoàng Kim Ước, Phan Hướng Dương, nhóm nghiên cứu có BMI<23 tỷ lệ rối loạn glucose máu là 7,8%, nhóm BMI từ 23-29,9 là 16,1%, nhóm có BMI>30 là13,5%. Béo phì có liên quan chặt chẽ tới rối loạn dung nạp glucose máu. Cơ thể càng béo thì nguy cơ bị rối loạn dung nạp glucose máu càng nhiều [39]. Tác giả Lê Minh Sử nghiên cứu tại Thanh Hoá cho thấy tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose máu ở nhóm có BMI<23 là 3,7%; nhóm có 23≤BMI≤25 là 7,95% và nhóm có BMI≥25 là 11,1%, với p<0,05 [32]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy phù hợp với kết quả của các nghiên cứu đã nêu trên. Mối liên quan giữa chỉ số WHR và tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose máu: Đây là chỉ số cho biết tình trạng béo phì tập trung ở trung tâm (béo bụng). Nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng béo trung tâm có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose máu cao hơn so với những người không béo bụng. Theo tác giả Lê Minh Sử nghiên cứu tại tỉnh Thanh Hoá thấy tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose máu ở nhóm (béo bụng) có chỉ số WHR: nam ≥0,95; nữ ≥0,85 là 7,72% và nhóm không béo bụng là 3,65% với p0,9 ở và nữ >0,8 có nguy cơ rối loạn dung nạp glucose máu cao gấp 2,1 lần so với những trường hợp có chỉ số WHR bình thường, với p<0,01. Kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu khác. Mối liên quan giữa tính chất công việc và rối loạn dung nạp glucose máu: Luyện tập thể lực giúp giảm cân và duy trì cân nặng lý tưởng. Nhiều kết quả của các tác giả đã công bố cho thấy luyện tập thể lực thường xuyên (30 phút/ngày) có tác dụng làm giảm nhanh nồng độ glucose máu, giảm nồng độ triglycerid ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2, đồng thời duy trì ổn định hàm lượng lipid máu, huyết áp, cải thiện tình trạng kháng insulin, có tác dụng giảm khả năng tích trữ glucose ở cơ [6]. Hoạt động thể lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong bệnh đái tháo đường. Vận động thể lực là phương thức tiêu hao năng lượng. Trong khoa học người ta đã ước tính khi vận cơ năng lượng tiêu hao là 100% thì có tới 75% năng lượng được toả ra dưới dạng nhiệt còn khoảng 25% năng lượng giúp cho sự co cơ, co cơ càng nhiều thì càng mất năng lượng nhiều. Nếu như con người giảm vận động thì cơ thể sẽ dư thừa năng lượng gây ra tình trạng thừa cân béo phì đồng thời gây nên tình trạng kháng insulin ngày càng tăng. Lối sống tĩnh tại là một trong những yếu tố quan trọng trong thừa cân béo phì. Trong nghiên cứu nhóm đối tượng ít vận động (dưới 30 phút/ngày) có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose máu cao hơn nhóm có hoạt động thể lực trên 30 phút là 2,4 lần [5]. Theo Dương Thị Bích Thuỷ, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose máu ở nhóm đối tượng vận động nhiều chiếm 24,6% còn ở nhóm ít vận động chiếm tỷ lệ với 42,6%, p<0,05 [36]. Theo Lê Minh Sử, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose máu ở nhóm hoạt động nhẹ nhàng, tĩnh tại chiếm 6,08% và ở nhóm hoạt động trung bình hoặc nặng chiếm tỷ lệ 4,38%, với p<0,05 [32]. Nghiên cứu tại Kiên Giang (2004) thấy nhóm hoạt động thể lực nhẹ, rối loạn dung nạp glucose máu 12,4%, đái tháo đường 6,4%; còn nhóm hoạt động thể lực nặng rối loạn dung nạp glucose máu là 8,5% và đái tháo đường là 2,6% [39]. Một nghiên cứu khác được tiến hành tại Tỉnh Bà Rịa Vũng Tầu (2005) thu được kết quả nhóm hoạt động thể lực nhẹ rối loạn dung nạp glucose máu là 6,1%, còn nhóm hoạt động nặng là 2,1% [22]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tính chất công việc có liên quan đến tình trạng rối loạn dung nạp glucose. Nguy cơ rối loạn dung nạp glucose ở những người lao động nhẹ hoặc lao động trí óc cao gấp 2,1 lần những người lao động tay chân, lao động nặng (p<0,05). Kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu đã công bố. Mối liên quan giữa thói quen ăn uống và rối loạn dung nạp glucose: Chế độ ăn, uống hợp lý và có lợi cho sức khoẻ là điều cần thiết đối với mọi người. Chế độ ăn với người bệnh là vấn đề quan trọng. Nhu cầu dinh dưỡng hợp lý với người đái tháo đường đã có nhiều tài liệu công bố, là sự quan tâm của không chỉ riêng người bệnh. Tiêu Văn Linh, Trần Thanh Bình khảo sát tỷ lệ đái tháo đường và yếu tố nguy cơ ở nhóm tuổi 30-64 tại Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tầu (2005) thấy những người ăn nhiều lipid thường xuyên là 6,1%, thỉnh thoảng là 5,1% và ít khi ăn lipid có tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose máu 3,5%. Những người ăn đồ ngọt thường xuyên có tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose máu là 5,0%, thỉnh thoảng là 4,3% và ít khi ăn là 4,4% [22]. Còn nghiên cứu của chúng tôi thấy trong các thói quen ăn uống, chỉ có thói quen ăn nhiều cơm trong một bữa có liên quan đến tình trạng rối loạn dung nạp glucose (OR = 1,5). Chúng tôi chưa thấy mối liên quan giữa rối loạn dung nạp glucose với thói quen ăn nhanh, hoặc ăn nhiều thức ăn. Chưa thấy mối liên quan giữa rối loạn dung nạp glucose với việc sử dụng hàng ngày các thực phẩm giầu chất béo và đồ ngọt ở các đối tượng được nghiên cứu. Theo chúng tôi thì thói quen ăn nhanh, ăn nhiều thực phẩm giầu chất béo và đồ ngọt chưa đủ mức độ quá tiêu chuẩn quy định trong khẩu phần ăn hàng ngày đối với từng đối tượng. Để có kết luận chính xác hơn về mối liên quan này thì cần tiếp tục nghiên cứu thêm chuyên sâu hơn về lĩnh vực này (đưa ra những tiêu chuẩn xác định ăn nhanh, thức ăn giầu chất béo và nhiều đồ ngọt…) KẾT LUẬN 1. Tỷ lệ rối loạn glucose máu và kết quả phát hiện sớm bệnh đái tháo đƣờng typ 2 bằng nghiệm pháp tăng đƣờng máu * Rối loạn glucose máu: - 18,9% có rối loạn dung nạp glucose máu - 24,9% rối loạn glucose máu lúc đói - 10,1% đái tháo đường typ 2 - 22% nam giới và 17,0% nữ có rối loạn dung nạp glucose máu - Có rối loạn dung nạp glucose máu ở người dân tộc Tày (17,7%); dân tộc Nùng (13,3% ); người dân tộc Dao (8%); người dân tộc Kinh (25,7%). *Kết quả phát hiện sớm đái tháo đường typ 2: - Phát hiện sớm được 4 trường hợp được chẩn đoán xác định là đái tháo đường trong số đối tượng có rối loạn glucose máu lúc đói. - Xác định được 78 trường hợp được chẩn đoán là đái tháo đường typ 2 trong số 149 đối tượng ban đầu sơ bộ được chẩn đoán là đái tháo đường typ 2 theo chỉ số glucose máu mao mạch lúc đói. 2. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn dung nạp glucose máu - Nhóm có BMI ≥23 nguy cơ rối loạn dung nạp glucose máu cao gấp 2,6 lần so với nhóm có BMI<23, với p<0,01. - Nhóm có WHR: ở nữ >0,8; ở nam >0,9 nguy cơ rối loạn dung nạp glucose máu cao gấp 2,1 lần so với nhóm WHR bình thường, với p<0,01. - Nhóm có cường độ hoạt động thể lực nhẹ nhàng hoặc lao động trí óc có nguy cơ rối loạn dung nạp glucose máu cao gấp 2,1 lần so với nhóm lao động chân tay nặng nhọc, với p<0,05. - Nhóm đối tượng ăn nhiều cơm/một bữa có liên quan chặt chẽ với rối loạn dung nạp glucose máu [OR= 1,5; CI95% (1,1-2,3)]. - Tiền sử gia đình có người bị bệnh đái tháo đường liên quan chưa chặt chẽ với rối loạn dung nạp glucose máu [OR = 1,8; CI 95% (0,7-4,7)]. KHUYẾN NGHỊ Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi rút ra một số khuyến nghị sau: 1. Nên triển khai sàng lọc glucose máu tại các cơ sở khám chữa bệnh để phát hiện sớm các rối loạn glucose máu ở cộng đồng vì kỹ thuật đơn giản và dễ sử dụng. 2. Những người đã xác định có rối loạn glucose máu nên cho làm nghiệm pháp tăng đường máu để phát hiện sớm bệnh đái tháo đưòng typ 2, đưa vào điều trị và quản lý tại bệnh viện, nhằm hạn chế biến chứng của bệnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT: 1. Nguyễn Ngọc Anh (2003), Nghiên cứu rối loạn chuyển hoá lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 điều trị tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên 2. Tạ Văn Bình, Hoàng Kim Ước và CS (2007), “Kết quả điều tra đái tháo đường và rối loạn dung nạp đường huyết ở nhóm đối tượng có nguy cơ cao tại Phú Thọ, Sơn La, Thanh Hóa và Nam Định”, Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học, Nxb Y học, Tr 738 3. Tạ Văn Bình, Hoàng Kim Ước, Nguyễn Minh Hùng (2007), “Kết quả điều tra đái tháo đường và rối loạn đường huyết ở đối tượng có nguy cơ cao tại Cao Bằng”, Báo cáo toàn văn các đề tài nghiên cứu khoa học, Nxb Y học, Tr 825 4. Tạ Văn Bình (2005), “Bệnh đái đường và rối loạn dung nạp glucose ở nhóm đối tượng có nguy cơ cao, đánh giá ban đầu về tiêu chẩn khám sàng lọc được sử dụng”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài nghiên cứu khoa học Hội nội tiết và ĐTĐ quốc gia Việt Nam lần 3, Tr 646-655 5. Tạ Văn Bình (2006), Bệnh Đái Tháo Đường – Tăng glucose máu, Nxb Y học, Hà Nội 6. Tạ Văn Bình (2006), Dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở Việt nam các phương pháp điều trị và biện pháp đề phòng, Nxb Y học, Hà Nội 7. Tạ Văn Bình và CS (2007), “ Đánh giá tỷ lệ đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ tại một quận nội thành và một huyện ngoại thành Hà Nội”, Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học, Nxb Y học, Tr 617 8. Tạ Văn Bình (2007), “Thực trạng đái tháo đường-Suy giảm dung nạp glucose, các yếu tố liên quan và tình hình quản lý bệnh ở Hà Nội”, Báo cáo toàn văn các đề tài nghiên cứu khoa học, Nxb Y học, Tr. 995 9. Nguyễn Huy Cường, Nguyễn Văn Bảy, Tạ Văn Bình (2003), “Nghiên cứu dịch tễ bệnh đái tháo đường và giảm dung nạp glucose ở khu vực Hà nội”, Hội nghị khoa học toàn quốc lần II, Nxb Y học, Tr 19-24 10. Nguyễn Huy Cường (2008), Bệnh đái tháo đường những quan điểm hiện đại, Nxb Y học, Hà Nội. 11. Trần Hữu Dàng, Lê Văn Bách và CS (2005), “Tần xuất đái tháo đường ở người lớn (≥15 tuổi) ở Thành phố Huế”, Kỷ yếu toàn văn nội tiết chuyển hóa, Nxb Y học, Tr 365. 12. Tô Văn Hải và CS (2000), “Điều tra dịch tễ học bệnh tiểu đường ở người từ 16 tuổi trở lên thuộc 3 quận huyện tại Hà Nội”, Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ II, Nxb Y học, Tr 13 13. Tô Văn Hải và CS (2006), “ Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh ĐTĐ điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Thanh nhàn”, Tạp chí Y học thực hành, số 548, tr.91-97. 14. Phạm Thị Hồng Hoa và CS (2007), “Tỷ lệ rối loạn đường huyết lúc đói và đái tháo đường typ 2 ở đối tượng có nguy cơ cao khu vực Hà Nội”, Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học, Nxb Y học, Tr 513 15. Nguyễn Kim Hưng và CS (2005), “Điều tra dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở người trưởng thành >15 tuổi ở TP HCM”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá, Nxb Y học, Tr 499. 16. Nguyễn Thị Thanh Hương, Nguyễn Khoa Diệu Vân (2006), Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội. 17. Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương (2005), Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng, Nxb Y học, Hà Nội . 18. Hà Huy Khôi (2000), Dinh dưỡng dự phòng các bệnh mạn tính, Nxb Y học, Tr. 117-178 19. Nguyễn Thị Lâm (2002), "Tình hình các bệnh mạn tính không lây có liên quan đến dinh dưỡng và các giải pháp can thiệp", Sinh hoạt khoa học đề tài KC.10.05, Tr. 12-35 20. Nguyễn thị Lâm (2002), “Dự phòng và xử trí béo phì”, Dinh dưỡng lâm sàng, Viện dinh dưỡng, Bộ Y tế, Nxb Y học, Tr 115 21. Mỹ Lan-http:/vnexpress.net/vietnam/suc khoe/2005/11 22. Tiêu Văn Linh, Trần Thanh Bình, Võ Việt Dũng (2005), “Khảo sát tỷ lệ đái tháo đường và yếu tố nguy cơ nhóm tuổi 30-64 tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tầu”, Báo cáo toàn văn các đề tài nghiên cứu khoa học, Nxb Y học 2007, Tr 722 23. Nguyễn Văn Năm (2005), "Sàng lọc bệnh ĐTĐ typ2 trong đối tượng 45-64 tuổi tại vùng đô thị tỉnh Bình Thuận", Báo cáo toàn văn các đề tài nghiên cứu khoa học, Nxb Y học 2007, Tr 845 24. Trần Văn Nhật, Nguyễn Thị Kim Cúc, Tôn Thất Thạnh (2008), “ Thực trạng đái tháo đường và một số yếu tố liên quan ở Đà Nẵng”, Tạp chí Y học thực hành số 616 + 617, Bộ Y tế xuất bản, Tr 319 25. Đỗ Trung Quân (1998), Bệnh đái đường, Nxb Y học Hà nội 26. Đỗ Trung Quân (2005), Bệnh nội tiết chuyển hoá thường gặp, Nxb Y học Hà Nội, Tr 262-277, Tr 269-282 27. Đỗ trung Quân (2006), Biến chứng bệnh đái tháo đường và điều trị, Nxb Y học, Tr 14 28. Đỗ Trung Quân (2006), Biến chứng bệnh ĐTĐ và điều trị, Nxb Y học 29. Thái Hồng Quang (2001), " Bệnh đái tháo đường", Bệnh nội tiết, Nxb Y học Hà Nội, Tr 257, 260, 267-277, 281, 287 30. Thái Hồng Quang (2006), Bệnh nội tiết Nxb Y học, Hà Nội, tr.327-329. 31. Trương Văn Sáu (2007), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân ĐTĐ typ2 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sỹ Y học, Đại học Y khoa Thái Nguyên 32. Lê Minh Sử (2007), “Thực trạng bệng đái tháo đường ở Thanh Hoá”, Báo cáo toàn văn các đề tài nghiên cứu khoa học, Nxb Y học, Tr 856 33. Nguyễn Chí Thành, Hoàng Kim Ước, Nguyễn Minh Hùng (2007), “Sàng lọc phát hiện sớm bệnh nhân đái tháo đường ở đối tượng có nguy cơ tại thành phố Bắc Ninh”, Báo cáo toàn văn các đề tài nghiên cứu khoa học, Nxb Y học, Tr 816 34. Trần Đức Thọ (1996), " Đái đường không phụ thuộc insulin và các đái đường khác, Biễn chứng của bệnh đái tháo đường", Cẩm nang điều trị nội khoa, Nxb Y học, Tr 674-683 35. Trần Đức Thọ (2004), “Bệnh đái đường”, Bệnh học nội khoa, tập I sách sau đại học, Nxb Y học, Tr 214 36. Dương Bích Thuỷ, Trương Dạ Uyên, Nguyễn Hữu Hàn Châu (2006), “Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose trên các đối tượng có rối loạn đường huyết lúc đói”, Y học thực hành, số 14 & 15-7, Bộ Y tế xuất bản, Tr 185 37. Nguyễn Hải Thuỷ, Nguyễn Thọ Lịch, Thích Hải Ấn (2006), “Khảo sát dung nạp glucose ở đối tượng ăn trường chay”, Tạp chí Y học thực hành, số 14 & 15, Bộ Y tế xuất bản, Tr 100 38. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thi Khuê (2003), Nội tiết học đại cương, Nxb Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tr 335- 408 39. Hoàng Kim Ước, Phan Hướng Dương (2004), “Điều tra dịch tễ học bệnh đái tháo đường và một số yếu tố nguy cơ ở tỉnh Kiên Giang”, Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học, Nxb Y học, Tr 694 40. Hoàng Kim Ước, Nguyễn Minh Hùng, Nguyễn Lê Minh (2006), “Thực trạng bệnh đái tháo đường và rối loạn dung nạp đường huyết ở các đối tượng có nguy cơ cao tại Thành phố Thái Nguyên”, Báo cáo toàn văn các đề tài nghiên cứu khoa học, Nxb Y học, Tr 677. 41. Theo Viet Nam Net ngày 26/6/2009. TIẾNG ANH: 42. Chobanian AV (2003), et al “The seventh report of the joint national committee on prevention, detection, evaluation, and treatment of high blood pressure. The JNC report”, JAMA 289: 2560- 2572 43. Frank B.(2001), no 11MD. Joann E. Mason et al "Diet lifestyls and the rich of typ2 diabetes mellitus in women", the New England Journal of medicine, Vol.345, p 790-797 44. Mann Jand Toeller M. (2001), Typ 2 diabetes Aetiology and Environmental Factors. The epidemiology of diabetes mellitus. International perspective. J. M. Ekoe, P.Zimmet and R. William. John Wiley & Sons, LTD 45. Saad M.F , Knowler WC, Pett. D. J. et. Al.(1998), "The natural history of impaied glucose toleral in pime Indians", The new england journal of medicine, 139, p 1500-1506 46. WHO (1999), Diabetes and Noncomunicable disease, Rick factors Survey. WHO/NCD/NCS/99.1 47. WHO (2000), Report of the expert committee on the diagnosis and Classification of Diabetes Mellitus. diabetes care, Vol 23 Suppl 1 48. WHO (1999), “Definition, Diagnosis and Classification of Diabetes Mellitus and its Complication”. Report of a WHO consultation. Part 1. Diagnosis and classification of diabetes mellitus. WHO/NCD/NCS/99.2. 49. WHO/ IASO/IOTP (2000), “ Ngưỡng BMI dùng chẩn đoán béo phì cho người Châu Á trưởng thành”, Y học Thành phố Hồ Chí Minh. Tập 9 số 3: 189-190. 50. Zimmet P. (1999), Welborn T.A., Dunstan D., M. de courten, D. Mccarty, S. Colagiury, T. Dwyer. Diabetes prevalence rates in Australia. Preliminary results of AusDiab, Personal communication 51. Harris MI (1987), Hadden W.C., Bennett P.H. Prevalence of diabetes and impaired glucose tolerance and plasma glucose level in U.S. population aged 20-74 years. Diabetes 1987; 36: 523-34 52. Hardy AE (1981), Birth insuries of the brachial plexus: incident and prognosis. J Bone Joint Sur Br 63-B: p98-101 53. Zimmet P (1997), Daniel J. MC Carti "The global Epidemiology of Non-Insulin- dependent diabetes mellitus and the Metabolic Syndrom", J Diab Comp, 11, p 60-68 54. Zimmet P.(2001), M. de Courten, A.M. Hodge, Tuomilehto J.,“ Epidemiology, evidence for prevention typ 2 diabetes. The Epidemiology of diabetes mellitus. An international perspective” .J.M. Ekoe, P. zimmet and R. Williams. John Wiley & Sons, LTD PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU ĐTĐ tại tỉnh Bắc Kạn I. Hành chính Số phiếu:............ - Họ tên: ................................................................ Dân tộc: .......................................................................... - Địa chỉ: ............................................................................................................................... ................................ II. Đo chỉ số nhân trắc V1. Cân nặng: ........................ V2. Chiều cao: .................... V3. BMI: ..................................... V3. Vòng bụng: .................... V4. Vòng mông: ................ ................................................................. III. Nội dung phỏng vấn Câu Nội dung Trả lời (khoanh tròn vào ý lựa chọn trả lời) V5 Tuổi 1. Từ 30-39 2. Từ 40-49 3. Từ 50-59 4. Từ 60-64 V6 Giới 1. Nam 2. Nữ V7 Nghề nghiệp 1.Công chức, viên chức 2. Công nhân 3. Nông dân 4. Kinh doanh (buôn bán) 5. Công an, bộ đội 6. Khác V8 Trình độ văn hoá 1. Cấp I (hết lớp 5) 2. Cấp II (hết lớp 9) 3. Cấp III (hết lớp 12) 4. Cao đẳng, THCN 5. Đại học. 6. Sau đại học V9 Tần xuất xử dụng thực phẩm trong tháng (thông tin khẩu phần ăn) Tên thực phẩm Tần xuất xử dụng thực phẩm trong tháng Hàng ngày Hàng tuần Thỉnh thoảng Không bao giờ 1. Thịt lạc 2. Thịt mỡ 3. Bơ, dầu, mỡ 4. Tôm cua cá 5. Thức ăn sào dán 6. Trứng 7. Đồ ăn ngọt 8. Hoa quả 9. Rau xanh 10. Nước ngọt 11. Bia 12. Rượu 13. Sữa V10 Thói quen ăn uống 1. Ăn nhanh 2. Ăn nhiều cơm/ bữa 3. Ăn nhiều thức ăn/ bữ 4. Ăn nhiều vào bữa tối 5. Vừa ăn vừa xem vô tuyến 6. Chỉ ăn thức ăn ưa thích V11 Phương tiện đi lại Đi bộ Đi xe máy Đi xe đạp Đi ô tô V12 Có thích các hoạt động thể thao không 1. Có 2. Không V13 Thời gian dành cho các hoạt động thể thao trong ngày Hoạt động Thời gian 1. Chơi thể thao (cầu lông, bơi, thể dục, khác...) 2. Đi bộ 3. Công việc gia đình (lau dọn nhà cửa, nấu ăn.) 4. Xem ti vi, nghe nhạc, giải trí 4. Đọc sách báo 6. Ngủ V14 Tính chất công việc 1. Lao động chân tay (nhẹ) 2. Lao động chân tay (nặng) 3. Lao động trí óc 4. Nhàn hạ, không lao động V15 Kiến thức người dân 1. Hiểu biết về bệnh ĐTĐ 2. Không hiểu biết về bệnh ĐTĐ IV.Vào viện V16. Thời gian vào viện lúc.......giờ............ngày...............tháng............năm 200 V17. Lý do vào viện......................................................................................................... V18 Huyết áp.........................mmHg 1. Có tăng huyết áp 2. Không tăng huyết áp V19 Tiền sử gia đình 1. Có bố, mẹ, anh, chị, em ruột mắc ĐT 2. Không ai mắc ĐTĐ V20 Tiền sử ĐTĐ thai nghén 1. Có ĐTĐ thai nghén 2. Không ĐTĐ thai nghén V21 Số lần đẻ 1. Đẻ 1 lần 3. Đẻ 2 lần 2. Đẻ 3 lần 4. Đẻ trên 4 lần V22 Thông tin thai sản 1. Đẻ thường 3. Mổ đẻ 5. Đẻ thiếu tháng 2. Đẻ khó 4. Đẻ đủ tháng V23 Cân nặng thai lúc đẻ 1. Cân nặng <2500 2. Cân nặng ≥ 2500 g 3. Cân nặng từ 3000- <400 4. Cân nặng > 4000g V. Lâm sàng V24 Triệu chứng lâm sàng 1. Ăn nhiều 2. Uống nhiều 3. Đái nhiều 4. Gầy nhiều 5. Đau ngực 6. Nhìn mờ 7. Da khô 8. Da có mụn, nhọt V25 Biến chứng mắt 1. Tăng nhãn áp 2. Đục thuỷ tinh thể 3. Viêm màng bồ đào 4. Xuất huyết võng mạ V26 Biến chứng răng 1. Viêm lợi 2. Viêm quanh răng 3. Rụng răng VI. Cận lâm sàng V19. Glucose máu mao mạch ………………lần 1 …….. ……. ..lần 2 ……… V20. Glucose huyết thanh: …………….. …lần 1 …………….. lần 2 ………. V21. Lipid toàn phần: ……………………. lần 1 ……………….lần 2 ……… V22. Cholesterol toàn phần: ……………… Lần 1 …………… ..lần 2 ……… V23. Triglycerid: ……………………….. ..lần 1 ……………… lần 2 ……… V24. HDL-C: …………………… …….....lần 1 ………………..lần 2 ……… V25. LDL-C: ……………………………. Lần 1 ………………Lần 2 …….. V26. Glucose niệu ………………………. lần 1 ………………..lần 2 …......... V27. Chất bất thường trong nước tiểu 1. Ceton niệu 2. Creatinin Ngày tháng năm 200 NGƢỜI ĐIỀU TRA PHỤ LỤC 2 ĐỊA ĐIỂM ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU ĐTĐ tại tỉnh Bắc Kạn STT Địa điểm điều tra Số lƣợng đối tƣợng điều tra 1 Thị xã Bắc Kạn 96 đối tượng 2 Trung tâm Y tế huyện Na Rì 98 đối tượng 3 Trung tâm Y tế huyện Chợ Đồn 114 đối tượng 4 Trung tâm Y tế huyện Bạch Thông 96 đối tượng 5 Trung tâm Y tế huyện Ngân Sơn 102 đối tượng 6 Trung tâm Y tế huyện Chợ Mới 100 đối tượng 7 Trung tâm Y tế huyện Pắc Nặm 90 đối tượng 8 Trung tâm Y tế huyện Ba Bể 115 đối tượng Tổng 811 đối tượng Ngày tháng năm 200 NGƢỜI ĐIỀU TRA

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu rối loạn glucosse máu và yếu tố liên quan ở một số dân tộc tỉnh Bắc Kạn.doc
Luận văn liên quan