Luận văn Nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với chất lượng dịch vụ của khu nghỉ mát furama Đà Nẵng

Xác định giá phù hợp với cảm nhận của khách hàng về thương hiệu của khu nghỉ mát, đảm bảo tính cạnh tranh với các khu nghỉ mát, khách sạn cấp hạng tương đương - Định giá đa dạng với từng loại dịch vụ kèm theo, xem xét các chiến lược tăng giảm giá hợp lý, đa dạng các chương trình khuyến mãi mới lạ, hấp dẫn. - Khu nghỉ mát cũng nên tìm kiếm và mở rộng thêm các mối quan hệ với các nhà cung cấp thực phẩm, các nhu yếu phẩm khác lớn, có uy tín chào bán các sản phẩm cho khu nghỉ mát ở mức giá tốt nhất để khu nghỉ mát có thể tiết kiệm chi phí đầu ra, giúp cho giá thành của phòng nghỉ, đồ ăn/ thức uống và các dịch vụ giá trị gia tăng sát với giá thực tế của thị trường, tránh việc nâng giá không hợp lý ảnh hưởng đến việc lưu trú của khách du lịch

pdf25 trang | Chia sẻ: anhthuong12 | Lượt xem: 771 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với chất lượng dịch vụ của khu nghỉ mát furama Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ THU HOÀI NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ CỦA KHU NGHỈ MÁT FURAMA ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.01.02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - Năm 2015 Công trình đƣợc hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ VĂN HUY - Phản biện 1: TS. Võ Quang Trí - Phản biện 2: GS.TS. Phạm Quang Trung Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại Học Đà Nẵng vào ngày 16 tháng 08 năm 2015 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin Học liệu - Đại Học Đà Nẵng - Thư viện Trường Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển của ngành du lịch Đà Nẵng, các doanh nghiệp tham gia vào ngành kinh doanh lưu trú ngày càng tăng vì thế để có thể tồn tại và phát triển trong một môi trường đầy cạnh tranh khốc liệt này thì đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải luôn hoàn thiện và đòi hỏi với chất lượng dịch vụ ngày một tốt hơn để đáp ứng kịp các yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của khác. Nghiên cứu này thực hiện nghiên cứu tình huống tại khu nghỉ mát Furama Đà Nẵng để xác định mức độ hài lòng của khách hàng nội địa đã sử dụng dịch vụ của khu nghỉ mát. Đồng thời, thông qua phân tích mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng khách hàng từ đó có thể giúp cho nhà quản trị nhận thức rõ hơn về chất lượng dịch vụ và đưa ra những giải pháp để thỏa mãn các yêu cầu du khách khi đến tham quan và nghỉ dưỡng tại khu nghỉ mát này. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với chất lượng dịch vụ tại khu nghỉ mát. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ khu nghỉ mát Furama Đà Nẵng, từ đó đánh giá sự tác động của các yếu tố này đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa. - Đưa ra những đóng góp, hàm ý của nghiên cứu cho nhà quản lý nhằm nâng cao sự hài lòng của khách du lịch nội địa hiện tại và thu hút khách hàng mới sử dụng dịch vụ của khu nghỉ mát Furama Đà Nẵng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 2 Giới hạn nghiên cứu: cụ thể là dịch vụ được cung cấp tại khu nghỉ mát Furama Đà Nẵng Thời gian nghiên cứu của đề tài được thực hiện từ tháng 12/2014 đến tháng 7/2015. Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các khách du lịch nội địa từ 16 tuổi trở lên đang lưu trú tại khu nghỉ mát Furama Đà Nẵng tại thời gian điểm điều tra (từ 15/5/2015 đến 01/06/2015). 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 5. Bố cục của đề tài Kết cấu của luận văn được chia thành 04 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết Chương 2: Thiết kế nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu Chương 4: Kết luận 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. DỊCH VỤ 1.1.1. Khái niệm dịch vụ Dịch vụ là những hành vi, quá trình, cách thức thực hiện một công việc nào đó nhằm tạo ra giá trị sử dụng cho khách hàng làm thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Chính việc thỏa mãn nhu cầu và mong đợi đó góp phần thiết lập mối quan hệ, củng cố và mở rộng mối quan hệ giữa khách hàng và nhà cung ứng, tạo với nhà cung ứng. 1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ Đặc điểm của dịch vụ là có tính vô hình, tính không đồng nhất, tính không thể tách rời và tính không thể cất trữ (lưu kho). 1.2. CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ 1.2.1. Khái niệm chất lƣợng dịch vụ Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về chất lượng dịch vụ, nhưng nhìn chung người ta định nghĩa chất lượng dịch vụ là những gì mà khách hàng cảm nhận được. Mỗi khách hàng có nhận thức và nhu cầu cá nhân khác nhau nên cảm nhận về chất lượng dịch vụ cũng khác nhau. Chất lượng dịch vụ có một số đặc điểm đặc trưng sau: Tính vượt trội, Tính đặc trưng của sản phẩm, tính cung ứng, tính thỏa mãn nhu cầu, tính tạo ra giá trị. 1.2.2. Các khoảng cách trong chất lƣợng dịch vụ Khoảng cách 1 (GAP 1): Khoảng cách giữa kỳ vọng của khách hàng với nhận thức của nhà quản lý. Khoảng cách 2 (GAP 2): Khoảng cách giữa nhận thức của nhà quản lý và diễn giải thành các tiêu chí chất lượng dịch vụ. 4 Khoảng cách 3 (GAP 3): Khoảng cách giữa các tiêu chí chất lượng dịch vụ với việc cung cấp dịch vụ. Khoảng cách 4 (GAP 4): Khoảng cách giữa việc cung cấp dịch vụ và thông tin ra bên ngoài (đến khách hàng). Khoảng cách 5 (GAP 5): Khoảng cách giữa dịch vụ kỳ vọng (mong đợi) và dịch vụ nhận được (cảm nhận). 1.2.3. Đo lƣờng chất lƣợng dịch vụ a. Đo lường chất lượng dịch vụ Hai phương pháp tiếp cận cơ bản về chất lượng dịch vụ đã được xác định vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Phương pháp tiếp cận đầu tiên là "kỹ thuật" và sản phẩm được định hướng, trong khi phương pháp tiếp cận thứ hai là khách hàng có liên quan. Hai cách tiếp cận đã được công nhận là kết quả của các nỗ lực quản lý để xem xét khía cạnh của chất lượng khi cung cấp các dịch vụ từ hai góc độ: Một mặt, người quản lý có xu hướng tuân thủ các tiêu chuẩn, trong khi mặt khác, ông ấy muốn làm hài lòng khách hàng. Phương pháp tiếp cận đầu tiên là sản xuất được định hướng và có xu hướng nhất quán dịch vụ bằng việc cản trở hoặc giảm thiểu ảnh hưởng của nhân viên trực tiếp tham gia trong việc cung cấp một dịch vụ. Cách tiếp cận thứ hai là định hướng người tiêu dùng. Các mong đợi (kỳ vọng) là cơ sở cho sự hài lòng. Sau khi sử dụng dịch vụ, họ so sánh những kỳ vọng của họ trước đó với các trải nghiệm. Các kết quả có thể sắp xếp từ hài lòng cho đến không hài lòng. Người tiêu dùng dự đoán trước các tiêu chuẩn về dịch vụ trong những kỳ vọng của mình. Theo điều này, người tiêu dùng tạo ra chính mình, tiêu chuẩn cá nhân và các đánh giá sự hài lòng của anh ấy là kết quả về tâm trạng của anh ấy sau khi mua hàng. Dựa trên luận cứ được trình này ở trên, sự hiểu biết về chất 5 lượng dịch vụ được dựa trên các mô hình dịch vụ. Trong ý thức đó, nhà quản lý ngành dịch vụ tìm kiếm một “sự cân bằng giữa yếu tố con người và công nghệ, giữa các chi phí và lợi nhuận, sau cùng là giữa chất lượng và năng suất" (Gummesson, 1993). b. Đo lường chất lượng dịch vụ trong ngành dịch vụ lưu trú Trong số các mô hình/cấu trúc thang đo khác nhau về chất lượng dịch vụ trong các tài liệu hiện có, mô hình SERVQUAL và SERVPERF của Parasuraman, Zeithaml & Berry (1988), Cronin & Taylor (1992, 1994) và các nhà nghiên cứu khác trên thế giới đang trở nên phổ biến. 1.2.4. Mô hình nghiên cứu chất lƣợng dịch vụ *Mô hình chất lượng dịch vụ của Parasurama, Zeithaml & Berry (1998) *Mô hình chất lượng dịch vụ của Gronross, 1984 1.3. SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG 1.3.1. Khái niệm sự hài lòng của khách hàng Sự hài lòng là mức độ trạng thái cảm giác của một người bắt đầu từ việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm/dịch vụ với những mong đợi của người đó (Kotler, 2001). 1.3.2. Mối quan hệ giữa chất lƣợng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng Chất lượng dịch vụ là nhân tố tác động nhiều nhất đến sự hài lòng của khách hàng (Cronin và Taylor, 1992; Yavas et al, 1997; Ahmad và Kamal, 2002). Chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng có quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau, trong đó chất lượng dịch vụ là cái được tạo ra trước và sau đó quyết định đến sự hài lòng của khách hàng. 6 1.3.3. Mô hình nghiên cứu mối quan hệ sự hài lòng của khách hàng và chất lƣợng dịch vụ - Mô hình nghiên cứu của Kara, Lonial & cộng sự (2005) - Mô hình của Oh, 1999 CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. TỔNG QUAN VỀ KHU NGHỈ MÁT FURAMA ĐÀ NẴNG 2.1.1. Khái quát về khu nghỉ mát a. Khái niệm Khu nghỉ mát (khách sạn nghỉ dưỡng) là khách sạn được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, căn hộ, băng-ga- lâu (bungalow) ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan của khách du lịch (theo luật du lịch 2005). b. Hoạt động kinh doanh của khu nghỉ mát - Hoạt động kinh doanh dịch vụ chính: Kinh doanh dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống - Hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ sung: dịch vụ cung cấp thông tin, sinh hoạt, môi giới,.. 2.1.1. Giới thiệu về khu nghỉ mát Furama Đà Nẵng Bắt đầu hoạt động kinh doanh từ 3.1997, là một đơn vị thành viên của Sovico Holdings - một trong những tập đoàn đầu tư lớn tại Việt Nam. Sau hơn 13 năm họat động, Furama Resort Đà Nẵng thực sự trở thành biểu tượng của du lịch Việt Nam với danh hiệu Khu nghỉ mát tốt nhất Việt Nam và là một trong những khu nghỉ mát tốt nhất châu Á. Đến nay, khu du lịch năm sao này có 198 phòng nghỉ và 7 phòng căn hộ nhìn ra biển và bể bơi cùng với những khu vườn nhiệt đới. Các dịch vụ ở đây đều hoàn hảo, thuận lợi: tắm hơi, bể tắm, trung tâm thông tin, phòng họp, phòng hội thảo có sức chứa 600 người, nhà hàng có các đầu bếp giỏi người nước ngoài phục vụ các món ăn Âu Á... Furama đã đạt được nhiều danh hiệu về du lịch trên thế giới như: Khu nghỉ mát tốt nhất Châu Á năm 2000 của Epicurean, Top Ten khách sạn Châu Á năm 2001, International Award for Tourist, Hotel and Catering Industry 2000-2002 của Tây Ban Nha, Best Dream Hotel in Asia 2002 của tạp chí Esquire Hongkong, Asia's Best Resort của tạp chí Epicurean USA, Khu nghỉ mát tốt nhất 2000-2004 của Vietnam Economic Times và The Guide magazine, Member's Choice 2004 của World Hotels. 2.1.3. Tình hình kinh doanh khách nội địa tại khu nghỉ mát Furama Đà Nẵng a. Cơ cấu doanh thu của khu nghỉ mát Furama Đà Nẵng Tổng doanh thu của khu nghỉ mát tăng đều qua từng năm cho thấy hoạt động hiệu quả của khu nghỉ mát Furama Đà Nẵng. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú (tức là doanh thu buồng phòng) chiếm tỷ lệ cao nhất trong các dịch vụ vì đây là dịch vụ chính, tuy nhiên dịch vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác có tốc độ tăng trưởng nhanh thể hiện sự nổ lực đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. b. Cơ cấu khách của khu nghỉ mát Furama Đà Nẵng Qua bảng số liệu ta thấy, tổng lượt khách đến khu nghỉ mát Furama ngày càng tăng, điều này hoàn toàn hợp lý khi Đà Nẵng ngày càng trở thành điểm du lịch nổi tiếng trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, số lượt khách nội địa cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong 8 những năm gần đây (từ 39% đến 45%). 2.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 2.3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất Mô hình nghiên cứu đề xuất với 6 thành phần của thang đo chất lượng dịch vụ và 2 thang đo giá cảm nhận, sự tín nhiệm cùng tác động đến sự hài lòng của du khách với 34 biến quan sát. 2.3.2. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết H1: Cảm nhận của khách hàng về cung cách phục vụ của nhân viên để cung ứng dịch vụ cho khách hàng tốt hay xấu thì ảnh hưởng mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ đó tăng hay giảm theo; Giả thuyết H2: Cảm nhận của khách hàng về các dịch vụ của khu nghỉ mát tốt hay xấu thì mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ đó tăng hay giảm theo; C H Ấ T L Ư Ợ N G D ỊC H V Ụ C Ả M N H Ậ N Nhân viên (Employees) Các dịch vụ (Services) Yếu tố hữu hình (Physical Factors) An toàn – An ninh (Safety – Security) Vệ sinh (Hygienic) Sự hài lòng của khách hàng (Customer Satisfaction) Giá cảm nhận (Perceived Price) Sự tiện lợi (Convenience) Sự tín nhiệm (Trust) 9 Giả thuyết H3: Cảm nhận của khách hàng về yếu tố hữu hình tốt hay xấu thì mức độ hài lòng của họ đối với dịch vụ đó tăng hay giảm theo; Giả thuyết H4: Cảm nhận của khách hàng về an toàn – an ninh trong khu nghỉ mát tốt hay xấu thì mức độ hài lòng của họ đối với các dịch vụ đó tăng hay giảm theo; Giả thuyết H5: Cảm nhận của khách hàng về vệ sinh trong khu nghỉ mát tốt hay xấu thì mức độ hài lòng của họ đối với dịch vụ đó tăng hay giảm theo; Giả thuyết H6: Cảm nhận của khách hàng về sự tiện lợi của khách sạn tăng hay giảm thì mức độ hài lòng của họ đối với dịch vụ đó tăng hay giảm theo. Giả thuyết H7: Cảm nhận của khách hàng về sự phù hợp của giá cảm nhận đối với chất lượng dịch vụ, giá cảm nhận hợp lý thì mức độ hài lòng của họ đối với dịch vụ càng phù hợp. Giả thuyết H8: Khách hàng có lòng tin (tín nhiệm) về các sản phẩm dịch vụ của khu nghỉ mát cao hay thấp thì mức độ hài lòng tăng hay giảm theo. 2.4. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH 2.4.1. Phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu lần lượt với 30 người, đối tượng nghiên cứu được tác giả lựa chọn chủ quan, thuộc nhóm tuổi từ 16 tuổi trở lên, gồm cả nam lẫn nữ, là khách du lịch nội địa đang lưu trú tại khu nghỉ mát Furama Đà Nẵng và các chuyên gia, nhà quản lý trên cơ sở đó điều chỉnh lại thang đo và bảng câu hỏi cho phù hợp. 2.4.2. Xây dựng thang đo và kiểm định thang đo a. Xây dựng thang đo Có 6 thành phần của thang đo chất lượng dịch vụ và 2 thang đo 10 giá cảm nhận, sự tín nhiệm cùng tác động đến sự hài lòng của du khách với 34 biến quan sát. Trong đó thang đo nhân viên có 7 biến quan sát (E1-E7), các dịch vụ 6 biến quan sát (SE1-SE6), thang đo hữu hình có 5 biến quan sát (PF1-PF5), thang đo an toàn – an ninh có 3 biến quan sát (SS1-SS3), vệ sinh có 4 biến quan sát (HY1-HY4), sự tiện lợi có 3 biến (CO1 -CO3), giá cảm nhận có 3 biến (PR1- PR3), tín nhiệm có 3 biến (TR1-TR3). b. Kiểm định thang đo Việc kiểm tra thang đo được thực hiện qua hai giai đoạn: Giai đoạn 1: Tác giả phỏng vấn sâu các khách hàng và chuyên gia về ý nghĩa của các thang đo, biến quan sát đo lường. Kết quả như sau: Trong thang đo sơ bộ về sự tín nhiệm: khách hàng đồng ý với hai yếu tố về sự tin tưởng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ và giá hợp lý. Tuy nhiên, hầu hết khách hàng cho rằng yếu tố sự tin tưởng về thông tin được cung cấp rõ ràng chính xác không cần thiết. Do đó, tác giả đã loại bỏ biến “khách hàng tin tưởng thông tin cung cấp đúng và rõ ràng”. - Các thang đo còn lại, một số góp ý nhỏ không đáng kể trong việc điều chỉnh từ ngữ giúp người được phỏng vấn dễ hiểu hơn và tạo cảm giác không nhàm chán cho người được điều tra. Giai đoạn 2: Tiền kiểm định Sau khi phỏng vấn chuyên sâu tác giả dự thảo bảng câu hỏi và thực hiện khảo sát thử trên 50 mẫu để lần nữa kiểm tra lại thang đo. Kết quả phân tích nhân tố cho các thang đo thuộc mô hình đề xuất như sau: Hệ số KMO = 0.623>0.5 nên phân tích nhân tố có ý nghĩa. Phương sai trích 72.8% > 50%. Từ 33 biến quan sát trích được 8 11 nhân tố. Hệ số Eigenvalues = 1.078> 1 phân tích đạt yêu cầu. Biến số EM6 – Nhân viên luôn sẵn sàng phục vụ, EM7 – Nhân viên có thể giao tiếp với khách bị loại ra khỏi mô hình vì có hệ số loading nhỏ hơn 0.5. Thành phần “Nhân viên” còn lại 4 biến số: EM1 – Nhân viên thực hiện các dịch vụ nhanh chóng, chính xác; EM2 – Nhân viên giao tiếp thân thiện, lịch sự, nhã nhặn; EM3 – Nhân viên có trang phục gọn gàng, ưu nhìn; EM5 – Nhân viên hiểu các yêu cầu của khách hàng. Sau khi loại bỏ ba biến có hệ số loading <0.5 mô hình nghiên cứu vẫn có 8 nhân tố là nhân viên nhân viên, các dịch vụ, yếu tố hữu hình, an toàn – an ninh, vệ sinh, sự tiện lợi, giá cảm nhận, sự tín nhiệm với 31 biến quan sát. Thang đo sự hài lòng gồm ba biến quan sát, các thông số đều đạt mức ý nghĩa của phân tích thang đo. 2.4.3. Thang đo chính thức Thang đo chỉnh thức sau khi phỏng vấn sau và phân tích thử nghiệm trên 50 mẫu còn lại 31 biến quan sát giải thích cho 8 nhân tố của mô hình. Thang đo sự hài lòng gồm 3 biến quan sát. 2.5. NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC (ĐỊNH LƢỢNG) 2.5.1. Thiết kế bảng câu hỏi 2.5.2. Mẫu Mẫu được lựa cho phương pháp thuận tiện có đảm bảo tỉ lệ các nhân tố nhân khẩu học. Kích cỡ mẫu là 300. Nghiên cứu này được tiến hành tại khu nghỉ mát Furama - Đà Nẵng và đối tượng nghiên cứu là đối tượng nghiên cứu là tất cả khách du lịch nội địa khi đến lưu trú và sử dụng các dịch vụ của khu nghỉ mát này. 12 Các bước phân tích dữ liệu đánh giá thang đo - Phân tích nhân tố khám phá – EFA (Exploratory Factor Analysis) - Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha - Kiểm định One-way ANOVA - Phương pháp phân tích hồi quy tương quan CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU 3.1.1. Kích cỡ mẫu nghiên cứu sau khảo sát Tỉ lệ mẫu hồi đáp là 74%, số lượng mẫu hợp lệ là 289. 3.1.2. Thông tin nhân khẩu học Nhìn chung tỉ lệ các biến nhân khẩu học ở mẫu nghiên cứu xấp xỉ tổng thể khách hàng nội địa ở khu nghỉ mát Furama Đà Nẵng. Mẫu nghiên cứu này đảm bảo được tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu. 3.1.3. Mục đích chính của khách hàng khi lƣu trú tại Furama Đà Nẵng Hầu hết mục đích chỉnh của khách hàng đến Furama Đà Nẵng là đi du lịch, nghỉ mát chiếm 39.8%. Cũng có một số lượng khách hàng khá lớn đi tham dự hội nghị, hội thảo (28.4%) và đi kinh doanh/công vụ (24.2%). Chỉ có một số ít khách hàng đi thăm họ hàng, bạn bè và đi học. 3.1.4. Số lần khách hàng đến Đà Nẵng Tần suất khách hàng đến Đà Nẵng cao nhất là 2-3 lần chiếm 31.14%, tỉ lệ khách hàng đến lần đầu tiên là 30.1%. Có 38.75% khách hàng đến Đà Nẵng với tần số cao là 4-5 lần và trên 5 lần. Có 13 thể thấy hầu hết khách hàng được hỏi đến Đà Nẵng nhiều lần. Nếu khu nghỉ dưỡng làm hài lòng khách hàng thì có thể biến nhóm khách hàng này thành nhóm khách hàng trung thành với Furama Đà Nẵng. 3.2. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ THANG ĐO BẰNG PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA 3.2.1. Phân tích EFA đối với các biến số ảnh hƣởng đến sự hài lòng của khách hàng Sau khi phân tích EFA các thành phần ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng nội địa đối với chất lượng dịch của Furama Đà Nẵng kết quả như sau: - Các hệ số KMO, hệ số loading, Eigenvalues cumulative đều đảm bảo về mặt thống kê. - Biến số SE5 – Đồ ăn/thức uống đa dạng có hệ số loading nhỏ hơn 0.5 nên bị loại. Còn lại 30 biến số thuộc các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng. - Biến số EM4 – nhân viên cung cấp dịch vụ đúng như cam kết gộp vào nhân tố “Tín nhiệm”. - Thành phần “Nhân viên” còn lại 4 biến số: EM1 – Nhân viên thực hiện các dịch vụ nhanh chóng, chính xác; EM2 – Nhân viên giao tiếp thân thiện, lịch sự, nhã nhặn; EM3 – Nhân viên có trang phục gọn gàng, ưu nhìn; EM5 – Nhân viên hiểu các yêu cầu của khách hàng. - Thành phần “Các dịch vụ” còn lại 5 biến số: SE1 – Phòng nghỉ thoải mái, yên tĩnh; SE2 – Các thiết bị trong phòng hoạt động tốt; SE3 - Dịch vụ buồng phòng phục vụ tốt; SE4 – Đồ ăn, thức uống ngon, đẹp mắt; SE6 – Các dịch vụ bổ sung hấp dẫn, đa dạng. - Thành phần “Tín nhiệm” gồm ba yếu tố: EM4 – nhân viên cung cấp dịch vụ đúng như cam kết ; TR1 – Khách hàng tin tưởng 14 chất lượng phục vụ của khu nghỉ mát; TR2 – Khách hàng tin tưởng khu nghỉ mát tính giá hợp lý. => Các dữ liệu này đủ độ tin cậy và là cơ sở cho những phân tích tiếp theo. 3.2.2. Phân tích EFA đối với các biến số hài lòng của khách hàng nội địa đối với chất lƣợng dịch vụ của Furama Đà Nẵng Hệ số KMO của thành phần hài lòng =0.738>0.5 nên kết quả phân tích này có ý nghĩa. Từ 3 biến quan sát trích được 1 nhân tố duy nhất với phương sai trích 80.9%. Trị số Eigenvalue = 2.428>1. Các hệ số loading đều lớn hơn 0.5. 3.3. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO BẰNG HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA Trước khi phân tích đánh giá cộng cụ đo lường ta kiểm tra độ phân phối chuẩn của dữ liệu dựa vào hệ số Skewness; hoặc Kurtose; Như kết quả chi tiết trong phụ lục; dựa vào cả hai hệ số này cho ta thấy được bộ dữ liệu đạt phân phối chuẩn, thích hợp cho các phân tích tiếp theo sau đây. 3.3.1. Các thang đo thuộc các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng Kết quả phân tích đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha. - Các thang đo đều có hệ số Cronbach’s Alpha>0.6. - Các hệ số tương quan biến – tổng đều lớn hơn 0.3. - Không có biến nào bị loại ra khỏi mô hình. - Các thang đo đều đạt độ tin cậy cho những nghiên cứu tiếp theo. 15 3.4. MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU SAU PHÂN TÍCH EFA VÀ CRONBACH’S ALPHA Theo kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA và đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Mô hình “Sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với chất lượng của khu nghỉ mát Furama Đà Nẵng” gồm 8 nhân tố và 30 biến quan sát, ít hơn 1 biến quan sát so với mô hình lý thuyết đề xuất. Nhìn chung, mô hình nghiên cứu sau khi phân tích giống với mô hình nghiên cứu lý thuyết đề xuất. Giả thuyết nghiên cứu của mô hình cũng không thay đổi. 3.5. KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 3.5.1. Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội Mô hình hồi quy đã chuẩn hóa Sự hài lòng = 0.171*nhân viên + 0.259*các dịch vụ + 0.122*vệ sinh + 0.095*sự tiện lợi + 0.148*giá cảm nhận + 0.322*tín nhiệm Dựa vào mô hình hồi quy đã chuẩn hóa ta thấy nhân tố tín nhiệm ảnh hưởng nhiều nhất đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với khu nghỉ mát Furama Đà Nẵng với hệ số β = 0.322, ảnh hưởng lớn thứ nhì là yếu tố các dịch vụ với β = 0.279, yếu tố nhân viên (β = 0.171) và giá cảm nhận (β = 0.148) cũng có ảnh hưởng khá lớn đối với sự hài lòng của khách du lịch. Yếu tố vệ sinh và sự tiện lợi có ảnh hưởng ít hơn các nhân tố khác trong mô hình. - R 2 hiệu chỉnh = 0.877 nghĩa là 87.7% sự biến thiên của biến phụ thuộc là sự hài lòng được giải thích bởi biến thiên của 6 biến độc lập nêu trên. - Mô hình hồi quy không xảy ra hiện tượng tự tương quan hoặc đa cộng tuyến. 16 -Các hệ số hồi quy (β) của biến độc lập có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%. - Riêng hệ số hồi quy của biến x3(hữu hình), x4 (an toàn – an ninh) không đảm bảo về mặt thống kê. 3.6. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ TẠI FURAMA ĐÀ NẴNG VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA Từ kết quả phân tích hồi quy tác giả đi phân tích thống kê mô tả đối với các tiêu chí ở các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng, kết quả thực tế khi nghiên cứu các nhân tố như sau: * Thang đo nhân viên Mức đánh giá của khách hàng về nhân viên đều ở mức đồng ý và rất đồng ý (trên mức 4). Các khách hàng ở giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, chức vụ thu nhập khác nhau thì có đánh giá khác nhau. Khách hàng nữ, những người nghỉ hưu, nội trợ, quản lý cấp cao và những người có thu nhập dưới 6 triệu đánh giá chưa cao các tiêu chí thuộc thang đo này. * Thang đo các dịch vụ Tiêu chí phòng nghỉ thoải mái, yên tĩnh được đánh giá cao nhất (4.23), các tiêu chí còn lại đều có mức đánh giá dưới 4. Các đối tượng khác nhau về độ tuổi, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp, chức vụ khác nhau thì có đánh giá khác nhau. Vì vậy, cần xem xét thay đổi các dịch vụ cho phù hợp với từng đối tượng để nâng cao hơn nữa sự hài lòng của du khách nội địa. * Thang đo vệ sinh Tiêu chí môi trường khi nghỉ mát thoáng mát, sạch sẽ được đánh giá cao nhất với giá trị trung bình 4.46 (rất đồng ý). Những tiêu chí còn lại có mức đánh giá xấp xỉ 4 (mức đồng ý). Các đối tượng 17 khách du lịch khác nhau cũng có những đánh giá khác nhau về tiêu chí này. * Thang đo sự tiện lợi Thang đo tiện lợi có mức đánh giá thấp hơn các yếu tố khác, các mức đánh giá có giá trị trung bình từ 3.73 – 3.83. Các đối tượng khách du lịch khác nhau cũng có những đánh giá khác nhau về tiêu chí này. Việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng để tối ưu các tiện ích kèm theo là vô cùng cần thiết để nâng cao dự hài lòng của khách du lịch với Furama Đà Nẵng. * Thang đo giá cảm nhận Mức đánh giá thang đo giá cảm nhận xấp xỉ mức 4 là mức đồng ý. Các khách du lịch nội địa khác nhau về thu nhập, độ tuổi, nghề nghiệp,... cũng có sự đánh giá khác nhau. * Thang đo tín nhiệm Tín nhiệm là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa. Mức đánh giá các biến quan sát thuộc nhân tố này ở mức đồng ý (xấp xỉ 4). * Thang đo sự hài lòng Hầu hết các khách hàng đều chọn mức độ đồng ý đối với tiêu chí của sự hài lòng. CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN 4.1. TÓM TẮT MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH 4.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH 4.2.1. Về sự tín nhiệm Theo kết quả phân tích hồi quy, sự tín nhiệm có ảnh hưởng lớn nhất đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa. Để gia tăng sự hài 18 lòng của khách du lịch cần phải chú trọng: - Xây dựng các chương trình truyền thông giới thiệu dịch vụ đến với khách, bằng cách tài trợ cho các chương trình, lễ hội du lịch của Đà Nẵng, tham gia các hội chợ triển lãm về du lịch, - Xây dựng, phát triển uy tín thương hiệu nhằm tạo sự tin cậy cho khách hàng. Cần phải thể hiện các cam kết đúng đắn về chất lượng dịch vụ. Các dịch vụ đã quảng cáo, giới thiệu đến khách hàng phải được thực hiện đúng ngay từ đầu, tạo cảm giác tin tưởng từ khách hàng. - Xem xét thực hiện các chương trình khuyến mãi, các mức giá trọn gói hấp dẫn đặc biệt đối với đối tượng khách nội địa. Hiện tại khu nghỉ mát đã có những chương trình khuyến mãi cho khách nội địa vào mùa hè, cần xây dựng thêm nhiều chương trình hấp dẫn và vào nhiều khoảng thời gian khác nhau trong năm để thu hút thêm khách. Bên cạnh đó, khu nghỉ mát cũng có thể xác định giá theo tour du lịch, theo mùa vụ, - Quán triệt nhân viên nhiệt tình, tận tâm phục vụ khách hàng trong toàn hệ thống của khu nghỉ mát bằng cách xây dựng các phương châm phục vụ khách hàng, các khâu phục vụ phải được kiểm tra, nhắc nhở, chấn chỉnh thường xuyên. 4.2.2. Các dịch vụ - Sắp xếp, tạo không gian đẹp, hiện đại thoải mái cho các phòng nghỉ. Xây dựng chính sách bảo trì, bảo dưỡng các phòng nghỉ thường xuyên và định kỳ. - Các thiết bị trong phòng cần phải thường xuyên được kiểm tra, sửa chữa, nâng cấp thay thế để đảm bảo tiêu chuẩn khu nghỉ mát cao cấp. - Cần có những biện pháp khắc phục tiếng ồn (nếu có). 19 - Quản lý tốt dịch vụ buồng phòng: đảm bảo các nhân viên buồng phòng làm việc chuyên nghiệp, giao tiếp tốt với khách hàng. Bộ phận buồng phòng xây dựng quy trình làm phòng khách có tiêu chuẩn, thời gian rõ ràng và thường xuyên tổ chức các buổi luyện tập và kiểm tra tay nghề nhân viên vào thời gian thấp điểm để nâng cao chất lượng phục vụ phòng. - Khu nghỉ mát cần phải nghiên cứu các thực đơn Á – Âu phong phú phù hợp với tiêu chuẩn cao cấp 5 sao, nghiên cứu tìm hiểu kỹ sở thích về ẩm thực của từng vùng miền vừa ngon vừa đảm bảo sức khỏe, đồng thời có thực đơn riêng cho khách ăn kiêng nhằm phục vụ đối đa các nhu cầu của khách, vì sau chất lượng phòng nghỉ thì nhân tố đồ ăn/thức uống đối với khách du lịch khi nghỉ dưỡng tại khách sạn là rất cần thiết nhằm kéo dài sự lưu trú của khách du lịch tại khách sạn nhiều hơn. - Lựa chọn, cung cấp đa dạng các dịch vụ bổ sung khác nhau cho các đối tượng khách hàng khác nhau như khách nam, nữ, trẻ em, người già,...Các chương trình giải trí trong ngày phòng phú và hấp dẫn hơn mang lại cho khách hàng nhiều sự lựa chọn khi lưu trú tại khu nghỉ mát giúp kéo dài thời gian lưu trú của khách nội địa. 4.2.3. Nhân viên - Thực hiện tốt công tác tuyển dụng nhân viên. Khu nghỉ mát có thể liên kết với các trường cao đẳng, đại học tại địa bàn Đà Nẵng để tiếp cận được nguồn nhân lực có trình độ nghề tốt. - Quan tâm đào tạo, huấn luyện thường xuyên về mặt nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên để có thể đáp ứng yêu cầu phục vụ nhanh, gọn, chính xác mang tính chuyên nghiệp cao. Các khóa huấn luyện thường xuyên được tổ chức trực tiếp tại bộ phận do trưởng bộ phận hướng dẫn bên cạnh đó nhân viên có thể được bổ sung thêm 20 các khóa nâng cao kỹ năng do phòng nhân sự tổ chức theo nhu cầu thực tế từ các bộ phận báo về. - Xây dựng các quy tắc ứng xử, phong thái chuyên nghiệp để phục vụ khách hàng tốt hơn. Hình thành văn hóa doanh nghiệp trong việc giao tiếp giữa các nhân viên và giữa nhân viên với khách. - Trang phục của nhân viên được đánh giá cao, cần duy trì các quy định của khách sạn về trang phục, đồng phục tốt như yêu cầu nhân viên đeo đúng bảng tên - Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng, cập nhật thường xuyên các thông tin về khách hàng nhất là các khách quen của khu nghỉ mát để nhân viên có thể nắm các nhu cầu của khách tốt hơn. 4.2.4. Giá cảm nhận - Xác định giá phù hợp với cảm nhận của khách hàng về thương hiệu của khu nghỉ mát, đảm bảo tính cạnh tranh với các khu nghỉ mát, khách sạn cấp hạng tương đương - Định giá đa dạng với từng loại dịch vụ kèm theo, xem xét các chiến lược tăng giảm giá hợp lý, đa dạng các chương trình khuyến mãi mới lạ, hấp dẫn. - Khu nghỉ mát cũng nên tìm kiếm và mở rộng thêm các mối quan hệ với các nhà cung cấp thực phẩm, các nhu yếu phẩm khác lớn, có uy tín chào bán các sản phẩm cho khu nghỉ mát ở mức giá tốt nhất để khu nghỉ mát có thể tiết kiệm chi phí đầu ra, giúp cho giá thành của phòng nghỉ, đồ ăn/ thức uống và các dịch vụ giá trị gia tăng sát với giá thực tế của thị trường, tránh việc nâng giá không hợp lý ảnh hưởng đến việc lưu trú của khách du lịch. 4.2.5. Vệ sinh Về cảnh quan môi trường trong khu nghit mát cũng như các khu vực làm việc, phòng ốc, đồ ăn/thức uống tại khu nghỉ mát được 21 khách hàng đánh giá cao. Tuy nhiên không vì thế mà khách sạn lơ là công tác này. Duy trì các quy định về vệ sinh cá nhân, vệ sinh khu vực làm việc và an toàn vệ sinh thực phẩm là điều vô cùng cần thiết để tạo nên chất lượng dịch vụ tốt là khách hàng yên tâm và cảm thấy hài lòng khi lưu trú tại khách sạn. 2.4.6. Sự tiện lợi So với các yếu tố khác sự tiện lợi không được đánh giá cao, điều này có thể do cảm nhận của khách hàng về vị trí của khách sạn không thuận tiện (không gần khu trung tâm), các vị trí cung cấp dịch vụ khó tiếp cận hoặc khách không nhận được sự hướng dẫn hiệu quả từ nhân viên. Để gia tăng sự hài lòng của khách hàng về sự tiện lợi, nhà quản lý có thể chú ý: - Cung cấp thông tin nhân viên hỗ trợ, bộ phận hỗ trợ hoặc số điện thoại để liên lạc khi khách hàng cần được hỗ trợ một cách rõ ràng và đảm bảo chắc chắn khách đã biết thông tin này. - Hình thành nhiều chuyến xe buýt (shuttle bus) đưa đón khách hàng đi đến khu trung tâm và mùa cao điểm, các chuyến rải đều vào các buổi trong ngày để thuận tiện cho khách. - Khu nghỉ mát cần nghiên cứu bố trí các khu vực dịch vụ thuận tiện cho khách hàng tiếp cận. Đồng thời, các dịch vụ tiện ích cần được xây dựng phong phú để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. 4.3. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Đề tài về cơ bản đã đáp ứng các mục tiêu đề ra đó là: - Nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với chất lượng dịch vụ tại khu nghỉ mát. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ khu nghỉ mát Furama Đà Nẵng, từ đó đánh giá sự tác động của các yếu tố 22 này đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa. - Đưa ra những đóng góp, hàm ý của nghiên cứu cho nhà quản lý nhằm nâng cao sự hài lòng của khách du lịch nội địa hiện tại và thu hút khách hàng mới sử dụng dịch vụ của khu nghỉ mát Furama Đà Nẵng. Kết quả phân tích thống kê cho thấy khách hàng chưa thật sự hoàn toàn hài lòng về chất lượng dịch vụ của Furama Đà Nẵng. Một vài chỉ tiêu cũng được khách hàng đánh giá tốt, tuy nhiên để có lợi thế cạnh tranh hơn các khu nghỉ mát cùng loại ngày càng nhiều, đòi hỏi các nhà quản lý của Furama cần quan tâm cải thiện chất lượng dịch vụ để làm hài lòng khách hàng hơn nữa. Kết quả nghiên cứu của đề tài là một cơ sở cung cấp thông tin cho các quyết định của các nhà quản lý của Furama Đà Nẵng. Kết quả đánh giá thang đo và kiểm định mô hình cho thấy mô hình lý thuyết đề xuất cơ bản không thay đổi sau khi nghiên cứu thực tiễn. Tuy nhiên, thang đo lường tín nhiệm có thêm thành phần “Nhân viên cung cấp dịch vụ đúng như cam kết”, đây cũng là một đóng góp tính mới của đề tài để các nhà nghiên cứu tiếp theo xem xét. Kết quả phân tích ANOVA cho thấy các đối tượng khác nhau có thể đánh giá khác nhau đối với các yếu tố của chất lượng dịch vụ. Vì vậy, muốn phục vụ khách hàng tốt hơn cần phân đoạn và lựa chọn thị trường thật tốt để có thể hiểu rõ từng nhu cầu khách hàng. 4.4. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO Như bất kỳ một đề tài nghiên cứu nào, nghiên cứu này cũng có những hạn chế của nó và hướng nghiên cứu tiếp theo: Thứ nhất, nghiên cứu này tập trung nghiên cứu trong một phạm vi tương đối hẹp ở trong không thời và thời gian nhất định nên kết quả 23 chỉ mang tính tương đối, tính khát quát chưa cao. Kết quả có thể đúng trong giai đoạn nghiên cứu nhưng có thể không còn đúng trong khoảng thời gian dài. Để có những quyết định chính xác, thông tin cập nhập có các nghiên cứu tiếp theo. Thứ hai, nghiên cứu này chỉ đánh giá các thang đo bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, mô hình lý thuyết được kiểm định bằng phương pháp phân tích hồi qui tuyến tính bội. Để đo lường, đánh giá thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết tốt hơn cần kết hợp sử dụng nhiều phương pháp, công cụ hiện đại hơn. Thứ ba, với khoảng thời gian hạn hẹp, kinh phí thực hiện có hạn nên quá trình nghiên cứu của tác giả chưa được sâu sát, có thể còn nhiều tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng mà mô hình chưa đề cập đến. Cuối cùng, kết quả kiểm định mô hình lý thuyết vẫn có hai giả thuyết H3: Yếu tố hữu hình và H4: An toàn – An ninh chưa có ý nghĩa thống kê. Giả thuyết này đã được các công trình nghiên cứu khác công nhận là có ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với chất lượng dịch vụ lưu trú vì vậy đây cũng là một điều thú vị các nghiêm cứu tiếp theo có thể kiểm định tại thời điểm khác ở Furama Đà Nẵng hoặc ở các đơn vị, địa phương khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflethithuhoai_tt_5426_2073668.pdf