Luận văn Nghiên cứu về công bố thông tin lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu trong Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ở Việt Nam

Mức độ CBTT tổng hợp của BCTC năm có giá trị trung bình là 1,1102; trong đó mức độ CBTT bắt buộc là 75,1% và mức độ CBTT tùy ý là 35,92%. Có thể thấy mức độ CBTT tùy ý về EPS trên BCTC năm còn khá thấp. Tương tự, trên BCTC bán niên, mức độ CBTT bắt buộc là 0,73 và mức độ CBTT tùy ý là 0,3583 đã làm cho mức độ CBTT tổng hợp về EPS thấp hơn 0,0216 so với BCTC năm. Tuy nhiên kết quả kiểm định t- test lại cho thấy sự chênh lệch này không có ý nghĩa thống kê (sig = 0,235). Trong ba loại BCTC thì BCTC quý 2 có mức độ CBTT tổng hợp về EPS là thấp nhất, giá trị trung bình chỉ đạt 0,5942; thấp hơn rất nhiều so với BCTC năm và đều có ý nghĩa thống kê (t-value = 16,595; sig < 0,001)

pdf26 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 957 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu về công bố thông tin lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu trong Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ THÙY TRANG NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN LỢI NHUẬN TRÊN MỖI CỔ PHIẾU TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số: 60.34.03.01 Đà Nẵng - 2018 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. Nguyễn Hữu Cƣờng Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Công Phương Phản biện 2: TS. Trần Thị Bích La Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 18 tháng 8 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong các thông tin được công bố trên báo cáo tài chính (BCTC) thì một trong những thông tin quan trọng nhất là lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS). EPS được sử dụng để đánh giá kết quả thực hiện của một công ty trong một khoảng thời gian nhất định và để so sánh hiệu suất của công ty với các công ty khác. Ngoài ra, EPS còn được dùng để tính toán tỷ suất lợi nhuận (PE), là chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi như một tiêu chuẩn so sánh cho các quyết định đầu tư. Đa số các nghiên cứu về EPS trước đây chỉ đo lường ảnh hưởng của nhân tố EPS đến giá các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán như các nghiên cứu của Al-Qenae và cộng sự (2002), Al- Tamimi và Hussein (2007), Trương Đông Lộc (2014). Các nghiên cứu trên không đo lường mức độ CBTT về EPS. Cho đến nay, các nghiên cứu về mức độ CBTT về EPS còn rất ít, chẳng hạn như nghiên cứu của Holgate và Kirby (1994) thực hiện tại Anh và Harrison và Morton (2010) thực hiện ở Úc. Điểm chung của các nghiên cứu này là ghi nhận được mức độ CBTT về EPS trên BCTC là rất thấp. Ở nước ta, nghiên cứu của Nguyễn Hữu Cường (2015), đánh giá mức độ tuân thủ đối với yêu cầu CBTT trong BCTC giữa niên độ của các CTNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Ông đã chỉ ra được rằng CBTT về EPS còn thấp, đặc biệt là EPS pha loãng là một trong số các chỉ tiêu mà các CTNY thường ít công bố nhất hoặc công bố không đầy đủ. Thực tiễn CBTT như vậy có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau, tuy nhiên Nguyễn Hữu Cường (2015) không nghiên cứu vấn đề này và cũng chưa đi sâu khảo sát chi tiết mức độ CBTT về EPS. 2 Cho đến thời điểm hiện tại, nghiên cứu đánh giá mức độ CBTT về EPS bởi các CTNY ở Việt Nam chưa được chú trọng. Trong khi đó việc CBTT về chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng. Vì lẽ đó, tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu về CBTT về EPS trong BCTC của các CTNY ở Việt Nam” để thực hiện luận văn này với mong muốn đóng góp phần nào vào lĩnh vực nghiên cứu về CBTT trên BCTC trên cơ sở cung cấp bằng chứng định lượng về mức độ CBTT về EPS và các nhân tố ảnh hưởng. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định mức độ tuân thủ CBTT về EPS (gồm cả EPS cơ bản và EPS pha loãng) trên BCTC năm và BCTC giữa niên độ của các CTNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT về EPS trên BCTC năm và BCTC giữa niên độ. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mức độ CBTT về EPS trên BCTC năm và BCTC giữa niên độ bởi các CTNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT này. - Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn trong phạm vi là các BCTC năm 2016 và BCTC bán niên năm 2016, BCTC quý 2 năm 2016 trên Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) Hà Nội và SGDCK thành phố Hồ Chí Minh. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Xác định mức độ CBTT bắt buộc và CBTT tùy ý bằng cách vận dụng phương pháp phân tích nội dung trên cơ sở xây dựng chỉ số CBTT dựa trên các chỉ mục thông tin. Chỉ mục được thiết lập căn cứ vào những quy định về CBTT có liên quan. Luận văn đo lường mức 3 độ CBTT bắt buộc và CBTT tùy ý trên BCTC năm, BCTC bán niên và BCTC quý 2 của các CTNY được khảo sát. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT về EPS trên BCTC năm, BCTC bán niên, và BCTC quý 2 của các CTNY thông qua việc kiểm định mô hình hồi quy. Trong đó, các biến độc lập được thu thập và tính toán dựa trên BCTC của các CTNY, biến phụ thuộc là mức độ CBTT về EPS. Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về công bố thông tin lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu Chương 2: Thiết kế nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu Chương 4: Hàm ý chính sách và kết luận 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN LỢI NHUẬN TRÊN MỖI CỐ PHIẾU 1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ LỢI NHUẬN TRÊN MỖI CỔ PHIẾU 1.1.1. Khái niệm về lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phiếu phổ thông đang được lưu hành trên thị trường. Tại Việt Nam, theo VAS 30 quy định EPS có hai loại gồm: EPS cơ bản và EPS pha loãng. 4 1.1.2. Khái niệm về công bố thông tin Theo sổ tay CBTT dành cho CTNY của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (2013), CBTT được hiểu là phương thức để thực hiện quy trình minh bạch của DN nhằm bảo đảm các cổ đông và công chúng có thể tiếp cận thông tin. 1.1.3. Vai trò của công bố thông tin Việc CBTT đầy đủ và kịp thời sẽ làm gia tăng tính minh bạch và ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của các nhà đầu tư, mức độ CBTT càng tốt càng làm giảm tình trạng thông tin bất đối xứng giữa các nhà đầu tư và công ty, làm tăng giá trị và thanh khoản của cổ phiếu trên thị trường (Johansen và Plenborg, 2013). Ngược lại, việc CBTT không tốt có thể làm gia tăng chi phí vốn, dẫn đến việc phân bổ các nguồn vốn không hiệu quả (Albitar, 2015). 1.1.4. Phân loại công bố thông tin  Phân loại theo yêu cầu công bố thông tin - Thông tin bắt buộc: Thông tin phải công bố bắt buộc là các thông tin mà các văn bản pháp luật có liên quan quy định các CTNY phải công bố theo quy định. - Thông tin tự nguyện: là các thông tin mà các CTNY tự nguyện công bố để nhà đầu tư hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của công ty mà các công ty này không bắt buộc phải công bố theo quy định. - Thông tin tùy ý: CBTT tùy ý là một trường hợp đặc biệt của CBTT bắt buộc. CBTT tùy ý phát sinh khi những thông tin bắt buộc phải công bố theo quy định của pháp luật nhưng chưa được các văn bản pháp luật quy định chi tiết về chừng mực của thông tin được công bố nên DN có thể tùy ý điều chỉnh mức độ CBTT nhiều hay ít.  Phân loại thông tin theo tính chất định kỳ hoặc bất thường 5 - Thông tin định kỳ: Các thông tin công bố định kỳ thường là được công bố trên BCTC năm và BCTC giữa niên độ. - Thông tin bất thường: Bao gồm CBTT bất thường theo quy định như tài khoản của công ty tại ngân hàng bị phong tỏa hoặc được phép hoạt động trở lại bình thường sau khi bị phong tỏa và CBTT khác phải công bố theo yêu cầu cầu của các SGDCK hay các co quan quản lý.  Phân loại thông tin theo mức độ xử lý - Thông tin ban đầu: Là những BCTC do DN công bố trên thị trường. - Thông tin đã được xử lý: Là những thông tin được thống kê lại từ những thông tin ban đầu nhằm nhiều mục đích sử dụng khác nhau. 1.1.5. Quy định về công bố thông tin về lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu Hiện nay, việc CBTT về EPS trên BCTC tuân thủ theo quy định tại VAS 30 “Lãi trên cổ phiếu” và VAS 27 “Báo cáo tài chính giữa niên độ” (Bộ Tài chính, 2005). Ngoài các chuẩn mực kế toán trên, Chế độ kế toán cũng có yêu cầu về công bố EPS và hướng dẫn cách tính EPS cơ bản cũng như EPS pha loãng (Bộ Tài chính, 2014). Các CTNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam đều phải tuân thủ quy định về CBTT theo Thông tư 155/2015/TT-BTC về hướng dẫn CBTT trên thị trường chứng khoán (Bộ Tài chính, 2015). 1.1.6. Đo lƣờng mức độ công bố thông tin Đo lường bằng thang đo không trọng số: Trên cơ sở hệ thống các chỉ mục thông tin đã được xây dựng, từng mục thông tin tương ứng trong BCTC được nghiên cứu sẽ được gán giá trị bằng một (1) nếu thông tin đó được công bố, hoặc được gán giá trị bằng không (0) nếu thông tin đó không công bố. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn có 6 thể quyết định không gán giá trị cho một mục tin được đánh giá nếu chắc chắn rằng đối với BCTC được khảo sát đó thì mục tin này chắc chắn là không liên quan (not applicable). Đo lường bằng thang đo có trọng số: Khác với phương pháp đo lường không trọng số, các mục tin trong phương pháp đo lường bằng thang đo có trọng số được đánh giá có tính hữu ích khác nhau đối với người sử dụng và do vậy được gán bởi các trọng số khác nhau khi đánh giá mức độ CBTT. Chẳng hạn, nghiên cứu của (Urquiza và cộng sự, 2009) việc xác định mức độ CBTT được đánh giá theo nguyên tắc sau: mục tin công bố được gán giá trị bằng không (0) nếu không được công bố, bằng 0,5 nếu công bố là định tính hoặc bằng một (1) nếu công bố là định lượng. Tuy nhiên, phương pháp này bị đánh giá là không chính xác vì việc đánh giá tầm quan trọng của khoản mục phụ thuộc vào nhận xét chủ quan của người nghiên cứu. 1.2. CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ LỢI NHUẬN TRÊN MỖI CỔ PHIẾU 1.2.1. Lý thuyết thông tin hữu ích Lý thuyết này hình thành trên cơ sở nghiên cứu của Staubus vào năm 1960 (Staubus, 2013). Lý thuyết này nhấn mạnh nhiệm vụ cơ bản của BCTC là cung cấp thông tin hữu ích và thích hợp cho các đối tượng sử dụng trong việc ra quyết định kinh tế. Giả thuyết cho việc chấp nhận cách tiếp cận ra quyết định trên cơ sở thông tin hữu ích của kế toán là về mặt lý thuyết, các BCTC được lập để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của người dùng. Lý thuyết thông tin hữu ích cũng đề cập đến khái niệm cân bằng lợi ích – chi phí, là một khía cạnh quan trọng cần quan tâm khi thiết lập các chuẩn mực. 1.2.2. Lý thuyết tín hiệu 7 Lý thuyết tín hiệu được phát triển bởi Michael Spence năm 1973, trong bối cảnh của thị trường lao động. Ông phân tích bất đối xứng thông tin thông qua phân tích sự lựa chọn bất lợi trên thị trường lao động của các chủ DN, do người lao động có lợi thế thông tin hơn về bản thân người lao động và năng suất lao động tiềm năng (xem Nguyễn Hữu Cường, 2017). 1.2.3. Lý thuyết đại diện Lý thuyết đại diện được phát triển bởi Jensen và Meckling năm 1976 (Nguyễn Hữu Cường, 2017), lý thuyết này nghiên cứu mối quan hệ giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền. Theo lý thuyết này thì chi phí đại diện và bất đối xứng thông tin phát sinh do sự tách rời giữa quyền sở hữu (nhà đầu tư) và quyền kiểm soát (nhà quản lý). Chi phí đại diện phát sinh khi ban giám đốc thực hiện những hoạt động nhằm mục đích mang lại lợi ích riêng cho họ thay vì những hoạt động có lợi cho các cổ đông, thông qua việc điều chỉnh mức độ CBTT dẫn đến các quyết định của nhà đầu tư có thể bị ảnh hưởng. 1.2.4. Lý thuyết kinh tế thông tin Lý thuyết kinh tế thông tin đã được áp dụng từ những năm 1970 để đánh giá mức độ mà thị trường tài chính cũng như các tổ chức khác xử lý và truyền đạt thông tin. Lý thuyết này được hình thành trên cơ sở của các nghiên cứu về sự lựa chọn bất lợi trên thị trường sản phẩm do bên bán có thông tin nhiều hơn người mua, nghiên cứu về bất đối xứng thông tin thông qua phân tích sự lựa chọn bất lợi trên thị trường lao động của các chủ DN (Spence, 2002). Nghiên cứu bất đối xứng thông tin trên thị trường bảo hiểm, do người mua bảo hiểm có lợi thế thông tin hơn về những rủi ro tiềm ẩn của chính họ so với các DN bán bảo hiểm (xem Rothschild và Stiglitz, 1976). 1.2.5. Lý thuyết các bên liên quan 8 Lý thuyết các bên liên quan được hình thành trong nghiên cứu của Freeman (1984), đây là lý thuyết về quản trị tổ chức và đạo đức kinh doanh. Nó đề cập tới đạo đức và các giá trị trong quản trị tổ chức. Trong lý thuyết này, khái niệm "các bên liên quan" là bất kỳ cá nhân hay nhóm người bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi những hành động của tổ chức. Lý thuyết các bên liên quan cho rằng, ngoài các cổ đông còn có các đối tượng khác có liên quan đến quá trình hoạt động DN bao gồm cơ quan chính phủ, các nhóm chính trị, các hiệp hội thương mại, công đoàn, cộng đồng, các công ty liên quan, khách hàng tiềm năng, và công chúng. Từ quan điểm đạo đức, tổ chức có nghĩa vụ phải đối xử công bằng giữa các bên liên quan. Trong trường hợp, các bên liên quan xung đột lợi ích, DN phải có nghĩa vụ đạt được sự cân bằng tối ưu giữa chúng. Từ quan điểm quản trị, vai trò quan trọng của quản lý là để đánh giá tầm quan trọng, của việc đáp ứng nhu cầu các bên liên quan để đạt được mục tiêu chiến lược của DN. Do kỳ vọng và mối quan hệ quyền lực của các bên liên quan thì luôn thay đổi theo thời gian, nên tổ chức phải liên tục điều chỉnh các chiến lược điều hành và CBTT để đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan. Lý thuyết này được sử dụng để nghiên cứu, đánh giá nhóm nhân tố áp lực từ phía các bên liên quan ảnh hưởng tới CBTT (Hoàng Thị Bích Ngọc, 2017). 1.3. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ LỢI NHUẬN TRÊN MỖI CỔ PHIẾU 1.3.1. Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của nhân tố mức độ trì hoãn công bố báo cáo tài chính 9 1.3.2. Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của nhân tố đòn bẩy tài chính 1.3.3. Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của nhân tố khả năng sinh lời 1.3.4. Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp 1.3.5. Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của chủ thể kiểm toán 1.3.6. Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của nhân tố thời gian niêm yết của doanh nghiệp 1.3.7. Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của nhân tố quy mô doanh nghiệp KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. XÂY DỰNG CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2.1.1. Giả thuyết về mức độ trì hoãn công bố BCTC H1 - Không có mối liên hệ giữa mức độ trì hoãn công bố BCTC và mức độ CBTT về EPS trên BCTC của các DN. 2.1.2. Giả thuyết về đòn bẩy tài chính H2 - DN có đòn bẩy tài chính càng lớn thì mức độ CBTT về EPS trên BCTC càng cao 2.1.3. Giả thuyết về khả năng sinh lời H3 - DN có khả năng sinh lời càng cao thì mức độ CBTT về EPS trên BCTC càng cao 2.1.4. Giả thuyết về khả năng thanh toán nhanh H4 - DN có khả năng thanh toán nhanh càng cao thì có mức độ CBTT về EPS trên BCTC càng cao. 10 2.1.5. Giả thuyết về chủ thể kiểm toán H5 - DN có BCTC được kiểm toán (soát xét) bởi chủ thể kiểm toán nằm trong nhóm Big 4 thì sẽ có mức độ CBTT về EPS cao hơn. 2.1.6. Giả thuyết về thời gian niêm yết H6 - DN niêm yết có thời gian niêm yết càng dài thì mức độ CBTT về EPS càng cao. 2.1.7. Giả thuyết về quy mô H7 - Các DN có quy mô càng lớn thì mức độ CBTT về EPS trên BCTC càng cao. 2.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thiết lập mô hình nghiên cứu ADi = β0 + β1 THi + β2 DBTCi + β3 KNSLi + β4 TTi + β5 KTi + β6 NYi + β7 QMi + ε Mô hình này dùng để kiểm chứng sự ảnh hưởng của các nhân tố đối với mức độ CBTT về EPS và lần lượt được kiểm định đối với các biến tương ứng với BCTC năm (mô hình 1a), BCTC bán niên (mô hình 1b), và BCTC quý 2 (mô hình 1c) của các CTNY tại Việt Nam năm 2016. Trong đó: ADi : Mức độ CBTT tổng hợp trên BCTC của CTNYi, (ADi = MDi + DDi) MDi : Mức độ CBTT bắt buộc trên BCTC của CTNYi DDi : Mức độ CBTT tùy ý trên BCTC của CTNYi THi : Mức độ trì hoãn công bố BCTC của CTNYi DBTCi : Đòn bẩy tài chính của CTNYi KNSLi : Khả năng sinh lời của CTNYi (Mô hình 1) 11 TTi : Khả năng thanh toán nhanh của CTNYi KTi : Chủ thể kiểm toán thực hiện kiểm toán (soát xét) BCTC của CTNYi NYi : Thời gian niêm yết của CTNYi QMi : Quy mô của CTNYi β0; β1; β2; β3; β4; β5; β6; β7: là các hệ số hồi quy;  là sai số ngẫu nhiên Hiện tại ở Việt Nam không có quy định bắt buộc về việc soát xét các BCTC quý, nên mô hình 1c sẽ không có biến KT. 2.2.2. Đo lƣờng biến phụ thuộc Bước 1. Xây dựng hệ thống các chỉ mục để đánh giá mức độ công bố thông tin bắt buộc Hệ thống chỉ mục được sử dụng để đánh giá mức độ CBTT về EPS trong BCTC của các CTNY ở Việt Nam được tác giả thiết lập căn cứ vào những quy định bắt buộc về CBTT quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC (Bộ Tài chính, 2014) và Thông tư số 155/2015/TT-BTC (Bộ Tài chính, 2015) gồm có 19 chỉ mục. Bước 2: Tính chỉ số về mức độ tuân thủ CBTT bắt buộc (MD) Điểm số biểu thị mức độ CBTT về EPS của một BCTC (MDi) được tính bằng tổng điểm đánh giá được của tất cả các mục tin được công bố chia cho điểm tối đa của tất cả các mục tin cần phải khai báo sau khi loại trừ các mục tin không liên quan đến từng BCTC. Như vậy, chỉ số về mức độ tuân thủ CBTT về EPS trên từng BCTC được xác định theo công thức sau: ∑ Trong đó MDi là mức độ CBTT bắt buộc trên BCTC tương ứng (BCTC năm, BCTC giữa niên độ, hay BCTC quý 2), n là tổng số 12 mục nghiên cứu (19 mục tin), mNA là tổng số mục không liên quan, và mdj là điểm số tuân thủ của mục thông tin thứ j (được đánh giá bằng hoặc là bằng “0”, hoặc bằng “1”). Bước 3: Tính chỉ số công bố thông tin tùy ý (DD) Việc đo lường mức độ CBTT tùy ý (DDi) cũng được thực hiện tương tự như việc xác định mức độ CBTT bắt buộc về EPS nhưng với các điểm số tương ứng với mức độ chi tiết của thông tin được công bố. Chỉ số về mức độ CBTT tùy ý về EPS trên từng BCTC được xác định theo công thức sau: ∑ Trong đó DDi là mức độ CBTT tùy ý trên BCTC tương ứng (BCTC năm, BCTC giữa niên độ, hay BCTC quý 2), n là tổng số mục nghiên cứu, mNA là tổng số mục không liên quan, và ddj là mức độ CBTT tùy ý của mục thông tin thứ j (được đánh giá bằng một trong các giá trị “0”, “1”, “2”, hoặc “3”). Bước 4: Tính chỉ số về mức độ CBTT tổng hợp về EPS (AD) Chỉ số CBTT tổng hợp về EPS của một BCTC (ADi) là chỉ số tổng hợp (cộng đại số) của hai chỉ số CBTT bắt buộc về EPS (MDi) và CBTT tùy ý về EPS (DDi) ∑ 2.2.3. Đo lƣờng biến độc lập Các biến độc lập được đo lường như sau: Mức độ trì hoãn của BCTC (TH): Đo bằng tỷ lệ của độ trễ thực tế/độ trễ quy định. Độ trễ thực tế là số ngày từ khi kiểm toán ký báo 13 cáo kiểm toán đến ngày mà các sở giao dịch chứng khoán nhận được BCTC Đòn bẩy tài chính (DBTC): Đo bằng tỷ lệ của tổng nợ trên tổng tài sản Khả năng sinh lời (KNSL): Đo bằng tỷ lệ của tổng lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu Khả năng thanh toán nhanh (TT): Đo bằng tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn Loại chủ thể kiểm toán thực hiện soát xét BCTC (KT): Chủ thể kiểm toán BCTC có phải là một trong bốn công ty kiểm toán thuộc nhóm Big 4 hay không, nếu đúng thì KT = 1, ngược lại thì KT = 0. Thời gian niêm yết (NY): Số năm tính từ thời điểm CTNY lần đầu Quy mô của DN (QM): Đo bằng Logarith của tổng tài sản, Việc đo lường này kế thừa nghiên cứu trước như của Nguyễn Hữu Cường và Lê Thị Bảo Ngọc (2018) 2.3. MẪU NGHIÊN CỨU Trong số 718 các CTNY trên hai SGDCK Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh (tính đến thời điểm ngày 31/12/2016), có 200 CTNY được lựa chọn để đo lường mức độ CBTT về EPS và kiểm chứng ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ CBTT này. Trong đó, 100 CTNY trên SGDCK Hà Nội và 100 CTNY trên SGDCK Thành Phố Hồ Chí Minh được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 14 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ LỢI NHUẬN TRÊN MỖI CỔ PHIẾU 3.1.1. Mức độ công bố thông tin bắt buộc a) Mức độ công bố thông tin bắt buộc theo từng chỉ tiêu b) Mức độ công bố thông tin bắt buộc tổng hợp Giá trị trung bình mức độ CBTT bắt buộc trên BCTC năm là 75,1%. Điều này có nghĩa là đa số các CTNY đã công bố các thông tin bắt buộc về EPS trong BCTC năm. Ở BCTC bán niên năm 2016, giá trị trung bình của mức độ CBTT bắt buộc thấp hơn 2,1% BCTC năm 2016 với giá trị là 73%. Tuy nhiên, kết quả kiểm định t-test cho thấy sự chênh lệch này là không có ý nghĩa thống kê (t-value = 1,794; sig = 0,074). Trong 3 loại BCTC thì BCTC quý 2 có giá trị trung bình của mức độ CBTT bắt buộc thấp nhất, thấp hơn 39% so với BCTC năm, thấp hơn 36,9% so với BCTC bán niên. Mức độ CBTT bắt buộc ở quý 2 thấp hơn rất nhiều so với BCTC năm (t-value = 17,81; sig < 0,001) và BCTC bán niên (t-value = 16,811; sig < 0,001) và đều có ý nghĩa thống kê. 3.1.2. Mức độ công bố thông tin tùy ý a) Mức độ công bố thông tin tùy ý theo từng chỉ tiêu b) Mức độ công bố thông tin tùy ý tổng hợp Giá trị trung bình của mức độ CBTT tùy ý ở BCTC năm cao hơn mức độ CBTT ở BCTC bán niên (35,92% so với 35,83%), tuy nhiên kết quả kiểm định t- test lại cho thấy sự chênh lệch này không có ý nghĩa thống kê (sig = 0,921). 15 Giá trị trung bình mức độ CBTT tùy ý trên BCTC quý 2 năm 2016 là 23,33%, BCTC quý 2 có mức độ CBTT thấp hơn rất nhiều so với BCTC năm (t-value = 9,703; sig <0,01) và BCTC bán niên (t- value = 9,792; sig <0,01). Trong khi đó giá trị trung bình của mức độ CBTT tuỳ ý về EPS cơ bản trên BCTC quý 2 chỉ đạt 1,197 tương ứng với mức độ CBTT từ thấp đến trung bình. Tương tự, chỉ tiêu EPS pha loãng có mức độ CBTT tuỳ ý trung bình tại BCTC bán niên và BCTC quý 2 lần lượt là 1,618 (mức thấp); 0,768 (mức rất thấp). 3.1.3. Mức độ công bố thông tin tổng hợp Mức độ CBTT tổng hợp của BCTC năm có giá trị trung bình là 1,1102; trong đó mức độ CBTT bắt buộc là 75,1% và mức độ CBTT tùy ý là 35,92%. Có thể thấy mức độ CBTT tùy ý về EPS trên BCTC năm còn khá thấp. Tương tự, trên BCTC bán niên, mức độ CBTT bắt buộc là 0,73 và mức độ CBTT tùy ý là 0,3583 đã làm cho mức độ CBTT tổng hợp về EPS thấp hơn 0,0216 so với BCTC năm. Tuy nhiên kết quả kiểm định t- test lại cho thấy sự chênh lệch này không có ý nghĩa thống kê (sig = 0,235). Trong ba loại BCTC thì BCTC quý 2 có mức độ CBTT tổng hợp về EPS là thấp nhất, giá trị trung bình chỉ đạt 0,5942; thấp hơn rất nhiều so với BCTC năm và đều có ý nghĩa thống kê (t-value = 16,595; sig < 0,001) và BCTC bán niên (t-value = 15,890; sig< 0,001). 3.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ LỢI NHUẬN TRÊN MỖI CỔ PHIẾU 3.2.1. Đối với báo cáo tài chính năm 2016 a) Thống kê mô tả các biến độc lập 16 Bảng 3.10. Thống kê mô tả các biến độc lập trên BCTC năm 2016 Min Max Mean Std. Deviation TH 0,0000 16,6000 0,5343 2,3223 DBTC 0,0004 5,9503 0,4870 0,4657 KNSL -1,5454 3,1354 0,1129 0,3090 TT 0,0000 1.194,0000 8,9700 84,5910 KT 0,0000 1,0000 0,2300 0,4218 NY 1,0000 16,0000 6,5800 3,1660 QM 10,3100 15,0000 11,9016 0,7599 b) Kiểm định các khiếm khuyết của mô hình c) Đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ CBTT về EPS trên BCTC năm 2016 Thực hiện hồi quy mô hình 1a theo phương pháp bình phương bé nhất, cho thấy giá trị sig của mô hình là 0,008 nhỏ hơn 0,05 (α) nên mô hình tồn tại với độ tin cậy 95%. Hệ số xác định điều chỉnh (Adjusted R2) bằng 0,06, như vậy mô hình chỉ giải thích được 6% sự biến động của mức độ CBTT về EPS trên BCTC năm 2016, còn lại 94% biến động của mức độ CBTT được giải thích bởi các nhân tố khác ngoài mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ duy nhất biến quy mô (QM) ảnh hưởng đến mức độ CBTT về EPS trong BCTC năm, các biến độc lập còn lại đều không có ảnh hưởng đến mức độ CBTT về EPS trên BCTC năm 2016. 3.2.2. Đối với báo cáo tài chính bán niên năm 2016 a) Thống kê mô tả các biến độc lập 17 Bảng 3.14. Thống kê mô tả các biến độc lập trên báo cáo tài chính bán niên năm 2016 Min Max Mean Std. Deviation TH 0,0000 3,000 0,3774 0,6120 DBTC 0,0083 7,910 0,6215 0,9550 KNSL -0,8461 2,734 0,0684 0,2368 TT 0,1089 88,920 3,0621 6,9398 KT 0,0000 1,000 0,2300 0,4218 NY 1,0000 16,000 6,5800 3,1660 QM 10,3300 14,970 11,8848 0,7356 b) Kiểm định các khiếm khuyết của mô hình c) Đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ CBTT về EPS trên BCTC bán niên 2016 Thực hiện hồi quy mô hình 1b theo phương pháp bình phương bé nhất, giá trị sig của mô hình bằng 0,006 nên mô hình có nghĩa thống kê. Với hệ số xác định điều chỉnh (Adjusted R2) bằng 0,063; như vậy mô hình chỉ giải thích được 6,3% sự biến động của mức độ CBTT về EPS trên CBTC bán niên, còn lại 93,7% được giải thích bởi các biến ngoài mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ duy nhất biến chủ thể kiểm toán (KT) có ảnh hưởng đến mức độ CBTT về EPS trong BCTC bán niên, các biến độc lập còn lại đều không có ảnh hưởng đến mức độ CBTT về EPS trên BCTC bán niên năm 2016. 3.2.3. Đối với báo cáo tài chính quý 2 năm 2016 a) Thống kê mô tả các biến độc lập 18 Bảng 3.18. Thống kê mô tả các biến độc lập trên báo cáo tài chính quý 2 năm 2016 Min Max Mean Std. Deviation TH 0,0000 5,8500 1,0735 0,5154 DBTC 0,0007 7,0581 0,5075 0,5272 KNSL -0,3340 1,3241 0,0403 0,1059 TT 0,1089 70,7938 3,1485 6,1037 NY 1,0000 16,0000 6,5800 3,1660 QM 10,3300 14,9700 11,8957 0,7397 b) Kiểm định các khiếm khuyết của mô hình c) Đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ CBTT về EPS trên BCTC quý 2 năm 2016 Thực hiện hồi quy mô hình 1c theo phương pháp bình phương bé nhất, sig của mô hình bằng 0,011, nên mô hình có nghĩa thống kê. Với hệ số xác định điều chỉnh (Adjusted R2) bằng 0,053; mô hình chỉ giải thích được 5,3% sự biến động của mức độ CBTT về EPS trên CBTC quý 2, còn lại 94,7% được giải thích bởi các biến ngoài mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến mức độ trì hoãn (TH) và biến khả năng sinh lời (KNSL) có ảnh hưởng đến mức độ CBTT về EPS trong BCTC quý 2, các biến độc lập còn lại đều không có ảnh hưởng đến mức độ CBTT về EPS trên BCTC quý 2 năm 2016. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 19 CHƢƠNG 4 HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KẾT LUẬN 4.1. HÀM Ý CHÍNH SÁCH 4.1.1. Đối với đơn vị công bố thông tin Kết quả thống kê mô tả cho thấy chỉ số CBTT tổng hợp về EPS trên các loại BCTC (quý 2, bán niên, và năm) cũng như mức độ CBTT bắt buộc và tùy ý đều có sự chênh lệch khá lớn; mức độ CBTT về EPS cơ bản và EPS pha loãng cũng rất khác biệt. Để cải thiện mức độ CBTT về EPS. Thứ nhất, các DN phải trình bày rõ ràng việc lập BCTC được tuân thủ theo chuẩn mực kế toán VAS 30, VAS 27 chứ không phải tuyên bố chung chung là tuân thủ theo chế độ kế toán DN, các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản pháp lý có liên quan (Nguyễn Hữu Cường, 2015). Thứ hai, khi trình bày số liệu về EPS cơ bản hay pha loãng trên báo cáo KQHĐKD thì cũng phải trình bày rõ hơn ở phần thuyết minh BCTC, hay khi giải trình chỉ tiêu EPS trong thuyết minh BCTC thì cũng phải trình bày số liệu cụ thể của chỉ tiêu này trên báo cáo KQHĐKD. Thông qua khảo sát 200 CTNY, nghiên cứu này ghi nhận được còn khá nhiều công ty chỉ trình bày chỉ tiêu EPS trên báo cáo KQHĐKD hoặc thuyết minh BCTC mà không đồng thời trình bày trên cả hai. Thứ ba, đối với việc CBTT về EPS pha loãng, như đã phân tích ở trên, phần lớn các CTNY không CBTT về chỉ tiêu này. Cần lưu ý rằng, VAS 30 (đoạn 65) quy định DN có thể trình bày chung một số liệu trên báo cáo KQHĐKD nếu EPS cơ bản và EPS pha loãng bằng nhau. 20 Thứ tư, trong BCTC bán niên và BCTC quý, DN cần chú trọng đến việc trình bày chỉ tiêu EPS. Không phải chỉ CBTT về chỉ tiêu này trên BCTC năm, mà cần phải trình bày trên cả 3 loại BCTC (theo quy định tại đoạn 64 của VAS 30) để người sử dụng biết được tình hình biến động EPS qua từng kỳ báo cáo trong năm. Thứ năm, khi CBTT về EPS ngoài việc phải trình bày trên báo cáo KQHĐKD, DN cần nêu rõ cách thức tính tử số và mẫu số của EPS trong bản thuyết minh BCTC. Ngoài ra có thể cung cấp thêm thông tin so sánh cho người sử dụng BCTC. 4.1.2. Đối với nhà nƣớc Để góp phần nâng cao mức độ CBTT về EPS trên BCTC, Nhà nước và cơ quan quản lý nên hoàn thiện hệ thống các văn bản hướng dẫn về CBTT về EPS trên thị trường chứng khoán ngày càng rõ ràng, cụ thể và phù hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế, đặc biệt là quy định về việc trình bày EPS trong BCTC quý. Mức độ CBTT tuỳ ý về EPS còn rất thấp so với mức độ CBTT bắt buộc về EPS. Điều này có thể do bản chất của việc CBTT tuỳ ý là không có quy định chi tiết về việc công bố nên các CTNY có thể còn e ngại do không hiểu rõ hoặc không muốn công bố. Từ thực tế như vậy, các cơ quan quản lý nên thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn về chính sách mới, các quy định mới về CBTT về EPS, cũng như những lợi ích từ việc CBTT đến các CTNY để họ hiểu được những quyền lợi khi CBTT về EPS kịp thời và các bất lợi khi chỉ công bố thông tin theo kiểu hình thức, mang tính đối phó. Trong khi các quy định hiện hành yêu cầu các CTNY phải công bố cả hai loại EPS cơ bản và EPS pha loãng trên BCTC năm và BCTC bán niên, thì kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ CBTT bắt buộc về EPS còn thấp, đặc biệt là về EPS pha loãng. Điều này có thể 21 là do các chế tài xử phạt vi phạm CBTT của các CTNY vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc và đủ tính răng đe. Chính vì vậy cần phải nâng cao tính hiệu quả giám sát, xử lý các sai phạm liên quan đến việc CBTT về EPS trên thị trường chứng khoán. 4.1.3. Hàm ý từ sự ảnh hƣởng của chủ thể kiểm toán Tuy rằng, kết quả nghiên cứu cho thấy chủ thể kiểm toán chỉ ảnh hưởng đến mức độ CBTT về EPS trên BCTC bán niên, nhưng cũng thấy được rằng khi BCTC được kiểm toán bởi các đơn vị kiểm toán là những công ty lớn thì khả năng ảnh hưởng đến mức độ CBTT về EPS trên BCTC cao hơn so với các công ty được chủ thể kiểm toán nhỏ kiểm toán BCTC. Từ đó thấy được chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán cần phải được nâng cao hơn, điều này đòi hỏi các DN làm dịch vụ kiểm toán cần phải đào tạo nguồn lực tốt hơn và xây dựng các quy trình, tài liệu hướng dẫn cụ thể cho việc kiểm toán phù hợp với từng loại hình, quy mô kiểm toán. 4.1.4. Hàm ý từ sự ảnh hƣởng của mức độ trì hoãn công bố BCTC Tương tự như chủ thể kiểm toán, nhân tố mức độ trì hoãn CBTT chỉ có ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ CBTT về EPS trên BCTC quý 2. Tuy vậy, mối quan hệ của mức độ CBTT và mức độ trì hoãn lại làm ảnh hưởng đến tính kịp thời và minh bạch của thông tin được công bố. Vì thế, các cơ quan quản lý cũng nên xử lý nghiêm những trường hợp các CTNY cố tình trì hoãn việc nộp BCTC cũng như các SGDCK nhận được BCTC của CTNY nhưng để chậm trễ trong việc công bố chính thức ra thị trường. Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu thì mức độ trì hoãn CBTT không ảnh hưởng đến mức độ CBTT về EPS trên BCTC năm và BCTC bán niên, hay nói cách khác là những hạn chế về thời gian để 22 chuẩn bị hai loại BCTC này không ảnh hưởng đến mức độ thông tin được công bố nên các nhà hoạch định chính sách có thể cân nhắc rút ngắn thời gian phát hành BCTC năm và BCTC bán niên (Nguyen, 2015). 4.1.5. Hàm ý từ sự ảnh hƣởng của quy mô DN Quy mô DN được xác định là có ảnh hưởng đến mức độ CBTT về EPS trên BCTC năm. Điều này có thể được hiểu là các CTNY có quy mô lớn hơn thì sẽ có động cơ hơn đối với việc phát đi các tín hiệu tích cực đến các nhà đầu tư. Theo đó, khi DN hoạt động hiệu quả thì tổng tài sản tăng lên, làm cho mức độ CBTT về EPS trên BCTC năm sẽ được cải thiện. Nhờ đó, DN có thể nâng cao được uy tín và danh tiếng trên thị trường chứng khoán, thu hút nhiều nhà đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của DN. 4.1.6. Hàm ý từ sự ảnh hƣởng của khả năng sinh lời Khả năng sinh lời được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu theo kết quả nghiên cứu thì có ảnh hưởng tích cực đến mức độ CBTT về EPS trên BCTC quý 2. Điều này chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông và vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên, việc công bố thông tin về EPS càng rõ ràng thì cổ phiếu của DN càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn, điều này phù hợp với lý thuyết tín hiệu. 4.2. KẾT LUẬN 4.2.1. Kết quả đạt đƣợc Hiện nay tại Việt Nam có khá nhiều nghiên cứu về mức độ CBTT trên BCTC của các DN và hầu hết đều là CBTT tổng hợp nhưng lại chưa có nghiên cứu nào nói riêng về mức độ CBTT về EPS 23 trên BCTC của các CTNY; Trong khi đó, EPS là một chỉ tiêu rất có ý nghĩa đối với các bên liên quan, đặc biệt là các nhà đầu tư. Đề tài này nghiên cứu sâu hơn về mức độ CBTT và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT về EPS trên hai SGDCK lớn nhất Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ CBTT về EPS (bao gồm EPS cơ bản và EPS pha loãng) trên các loại BCTC còn thấp, cả về mức độ tuân thủ cũng như tùy ý. Mặc dù, kết quả nghiên cứu chưa tìm ra nhân tố ảnh hưởng chung đến việc CBTT về EPS cho tất cả các loại BCTC, nhưng với từng loại BCTC luận văn cũng đã tìm ra được các nhân tố ảnh hưởng đến việc CBTT. Từ đó, cung cấp cho người đọc một cái nhìn rõ ràng hơn về tình hình CBTT EPS trên từ loại BCTC hiện nay tại Việt Nam. Ngoài ra, với việc chọn mẫu nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, nghiên cứu mong rằng kết quả sẽ phản ánh chính xác tình hình thực trạng so với việc chọn mẫu theo quy mô như các nghiên cứu trước đây. 4.2.2. Hạn chế của nghiên cứu Nghiên cứu này có những hạn chế về quy mô của mẫu nghiên cứu: chỉ nghiên cứu 200 BCTC năm, 200 BCTC bán niên, 200 BCTC quý 2 năm 2016 của 200 CTNY trên hai SGDCK Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu bằng việc tăng cỡ mẫu để nghiên cứu có mức độ tin cậy hơn. Các chỉ tiêu để xác định mức độ CBTT về EPS còn hạn chế, chưa đánh giá được mức độ quan trọng theo từng mục tin mà chỉ cố gắng bao quát đầy đủ các thông tin liên quans đến việc công bố EPS. Thang đo chỉ mới dừng lại ở việc vận dụng phương pháp không có trọng số. Do đó, các nghiên cứu sau có thể khảo sát các bên có liên 24 quan để đánh giá được mức độ hữu ích của từng mục tin; trên cơ sở đó lựa chọn được các chỉ tiêu quan trọng để đưa vào hệ thống chỉ mục để đánh giá mức độ CBTT về EPS chính xác và đáng tin cậy hơn. KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflethuytrang_k32_kto_dn_tom_tat_9775_2086896.pdf