Luận văn Phân tích chiến lược kinh doanh của bia Hà Nội HABECO

Sự dân chủ và bình đẳng không phải là việc cào bằng mà là việc ứng xử đúng chức trách và nhiệm vụ của mình, được bình đẳng tận dụng các cơ hội trong cuộc sống và trong công việc, được phát huy nguyện vọng và năng lực của mình, được đối xử và đãi ngộ đúng với đóng góp của mình tại Công ty. Tại HABECO, mỗi cá nhân có quyền và được tạo điều kiện để mọi người thể hiện chính kiến của mình với mục tiêu xây dựng và phát triển.

doc45 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 11946 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích chiến lược kinh doanh của bia Hà Nội HABECO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệu như Budweiser, Corona, Stella Artois, Beck’s và Brahma sẽ tràn ngập vào thị trường VN trong những tháng cuối năm 2013 àSố lượng gia nhập mới tăng nên cường độ cạnh tranh cao Đánh giá điểm: 7/10 Đánh giá : Cường độ cạnh tranh mạnh Giải thích : Sản xuất bia tại Việt Nam chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất trong ngành đồ uống có cồn, chiếm khoảng 89% giá trị và 97,9% về sản lượng. Là ngành sản xuất công nghiệp nhẹ, lợi nhuận cao; doanh thu 2011 đạt hơn 60.000 tỷ đồng. Việt Nam đứng đầu khu vực Đông Nam Á về mức tiêu thụ bia với gần 2,6 tỉ lít bia trong năm 2011 , vượt xa hai nước đứng ở vị trí tiếp theo là Thái Lan và Philippines. Việt Nam cũng đã lọt vào top 25 quốc gia tiêu thụ Bia mạnh nhất thế giới. Với sức tiêu thụ hàng tỷ lít, cộng với mức tăng trưởng 11-15%/năm, thị trường bia Việt Nam được dự báo còn tiềm năng tăng trưởng cao, sẽ xếp thứ ba tại châu Á về sản lượng tiêu thụ, chỉ sau Nhật và Trung Quốc. Sức tiêu thụ khổng lồ này mức độ cạnh tranh trên thị trường bia Việt Nam tăng với sự xuất hiện của hàng loạt nhãn hiệu bia mới. Chính vì vậy, từ nhiều năm nay, dù đã có nhiều thương hiệu thất bại, nhưng các hãng bia nước ngoài vẫn tiếp tục đổ bộ vào thị trường. Ngành hấp dẫn : Giải thích : Theo Báo cáo của Bộ công thương, thị trường bia Việt tăng trưởng bình quân 12%/năm trong giai đoạn 2006-2010. Bộ cũng dự báo tỷ lệ tăng trưởng sẽ là 13% trong giai đoạn 2011-2015 và 8% trong 2016-2025. Cũng theo dự báo của Bộ và cơ quan lập quy hoạch, đến năm 2015, Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ 4,2-4,4 tỷ lít bia, bình quân 45-47 lít/người/năm. Mười năm sau đó, mỗi người Việt Nam sẽ uống bình quân 60-70 lít bia/năm. Rào cản gia nhập Việt Nam với dân số hơn 80 triệu người và nhu cầu về đồ uống đa dạng cũng sẽ tạo nên sự hấp dẫn cho ngành Mô hình thiết diện cạnh tranh Gia nhập mới SP thay thế Đối thủ cạnh tranh Khách hàng Nhà cung ứng Mô hình EFAS Các nhân tố chiến lược Độ quan trọng Điểm xếp loại Tổng điểm quan trọng Ghi chú Các cơ hội -Kinh tế chính trị VN ổn định -SP cho nữ còn ít -Cơ cấu dân số trẻ -Hội nhập kinh tế -Thị trường đồ uồng giàu tiềm năng 0.05 0.1 0.1 0.1 0.15 2 3 3 2 3 0.1 0.3 0.3 0.2 0.45 -Cơ hội phát triển -Thiếu sp có độ cồn nhẹ -Nhu cầu tiêu thụ cao -Mở rộng thị trường -Phát triển sản xuất Các thách thức -Bia là đồ uống không được khuyến khích -Nguồn nguyên vật liệu phải nhập khẩu -Thuế tiêu thụ với bia -Cạnh tranh với nhiều đối thủ khác -Kinh tế suy thoái, lạm phát 0.1 0.15 0.1 0.1 0.05 2 3 2 3 2 0.2 0.45 0.2 0.3 0.1 -Chính phủ không khuyến khích đồ có cồn -Giá nhập không ổn định -Ảnh hưởng XNK -Các sản phẩm thay thế -Ảnh hưởng nhu cầu tiêu thụ, chi trả Tổng 1.0 2.6 Từ mô hình EFAS có thể thấy mức độ thích ứng với môi trường của Habeco là tương đối tốt Xác định các nhân tố thành công chủ yếu trong ngành (KFS) : 1- Khả năng tăng cường nhận thức của khách hàng với thương hiệu do người dân trong nước quen với hương vị đặc trưng của bia nội hơn với bia ngoại nhập 2- Kênh phân phối mở rộng 3- Mức giá cạnh tranh PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG : Sản phẩm chủ yếu : Sản phẩm Bia Hiện nay, HABECO tham gia vào 2 phân khúc chính là Bia tiệt trùng đóng lon/chai và Bia hơi. Phân khúc Bia tiệt trùng đóng lon/chai § Bia chai dung tích 450ml, hay còn được gọi la bia nhãn đỏ là sản phẩm chính của HABECO, được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, có công suất 30.000 chai/giờ. Bia Hà Nội có hương vị đặc trưng, được chiết vào chai thủy tinh màu nâu. được đóng két nhựa, thuận tiện khi vận chuyển xa. § Bia lon dung tích 330ml được đưa ra thị trường lần đầu tiên vào năm 1992. Đây là loại bia được nhiều người tiêu dùng ưa thích cả về chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm và tiện lợi khi sử dụng. § Bia chai Hanoi Beer Premium là sản phẩm bia chai mới. được đóng trong chai 330ml. § Bia chai Hanoi Lager được đóng trong chai 450 ml và được dán nhãn xanh thay vì nhãn đỏ nên còn được nội bộ Habeco gọi là bia nhãn xanh. Đây là sản phẩm mới được chính thức đưa ra thị trường giữa năm 2007. Phân khúc Bia hơi § Bia hơi Hà Nội có chất lượng cao, ổn định, hương vị thơm mát. giá cả phù hợp thu nhập của đa số người tiêu dùng. Hiện nay, Bia Hơi Hà Nội được chiết thùng (keg) trên dây chuyền tự động khép kín của CHLB Đức, đảm bảo vệ sinh thực phẩm đồng thời mang đến cho người uống cơ hội thưởng thức nguyên vẹn chất lượng và hương vị như chính trong hầm lạnh lên men của HABECO. § Bia tươi Hà Nội. được đóng trong thùng keg chuyên dụng. thời hạn sử dụng trong vòng 7 ngày kể từ ngày sản xuất. Sản phẩm Rượu HABECO tham gia thị trường rượu thông qua các sản phẩm được sản xuất bởi Công ty con là Công ty Cồn-Rượu Hà Nội- HALICO với sản lượng năm 2006 là 9.5 triệu lít/năm. Dự kiến sản lượng rượu các loại sẽ đạt khoảng 11 triệu lít trong năm 2007. Hiện nay HALICO đang chiểm khoảng 60% doanh thu cả nước về sản phẩm rượu mạnh có thương hiệu như Vodka Lúa mới, Vodka Nếp mới, Vodka Hà Nội. Sam panh, Vang, rượu mầu thông qua một hệ thống phân phối hết sức hiệu quả trên toàn miền Bắc. Ngoài sản xuất rượu Công ty còn sản xuất cồn tinh chế với sản lượng hơn 3 triệu lít trong năm 2006. Thị trường : - Do khác biệt về thị hiếu, công nghệ sản xuất, thu nhâp, cách thể hiện đẳng cấp người dùng bia có sự phân khúc sản phẩm và thị phần: Phân khúc bia hơi (chưa tiệt trùng) chiếm khoảng 43% khối lượng tiêu thụ và 30% giá trị tiêu thụ. Habeco là Doanh nghiệp chiếm được vị trí dẫn đầu phân khúc này tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Phân khúc bia tiệt trùng đóng lon hoặc chai chiếm vị trí số 1 trên thị trường với mức tiêu thụ 45% về khối lượng và 50% về giá trị. Dẫn đầu phân khúc là Sabeco, Habeco với dòng sản phẩm bia Sài gòn (xanh, đỏ), Bia Hà Nội và Nhà máy bia Huế với thương hiệu bia Huda. Phân khúc nhỏ nhất là bia thượng hạng chiếm 12% về khối lượng và 20% về giá trị tiêu thụ. Dẫn đầu phân khúc là các sản phẩm Tiger, Heineken được VBL phân phối, Carlbergs của Nhà máy Bia Đông Nam Á, ngoài ra còn có các thương hiệu Việt là Sài Gòn Đỏ và 333 của Sabeco. Trong đó phân khúc Trung và Cao cấp cạnh tranh khá gay gắt khi Sabeco dẫn đầu thị trường chiếm 31% thị phần với các dòng sản phẩm bia hạng trung và sản phẩm cao cấp; Bia liên doanh VBL chiếm 20% với các dòng sản phẩm bia cao cấp; tiếp theo là Bia Hà Nôi chiếm 10%. àHabeco nổi tiếng với sản phẩm bia hơi chiếm tỷ trọng cao nhất 50.92% trong tổng khối lượng sản xuất và tiêu thụ. Bia hơi của Habeco là đồ uống thông dụng đối với người dân Hà nội và Miền Bắc bởi giá thành phù hợp với người tiêu dùng và có hương vị thơm ngon độc đáo nhờ vào sử dụng nguồn nước ngầm đặc biệt. Bia hơi của Habeco đang chiếm giữ thị phần chính tại thị trường miền Bắc. Habeco cũng đưa ra sản phẩm bia cao cấp bia lon 330 và Bia Chai Hanoi premium, tuy nhiên sản phẩm này vẫn chưa được tiêu thụ mạnh à HABECO chưa chiếm lĩnh được thị trường phía Nam, từ Quảng Bình trở vào, tuy nhiên đã có hai công ty con trong khu vực này là Công ty Cổ phần Bia Hà Nội-Quảng Bình và Công ty Cổ phần Bia Hà Nội-Vũng Tàu góp phần giảm phí vận chuyển sản phẩm từ Bắc vào Nam. àCông ty xác định thị trường hiện hữu của công ty là Miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng. Hiện nay nhu cầu về bia của người dân đã tăng lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã tạo ra một cơ hội phát triển hết sức thuận lợi cho công ty. Công ty rất nỗ lực nghiên cứu phân tích thiết lập quan hệ bạn hàng với các công ty du lịch khách sạn, nhà hàng ăn uống tại Hà Nội. Công ty còn đưa ra những kế hoạch sản xuất kinh doanh và phân phối sản phẩm hợp lý, tránh tình trạng ứ đọng sản phẩm. Điều này làm sản phẩm của Công ty luôn có mặt đúng chỗ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, tạo thế và lực cho công ty. Đánh giá các nguồn lực, năng lực dựa trên chuỗi giá trị của DN : Hoạt động cơ bản - Hậu cần đầu vào : Nguyên vật liệu chính để sản xuất sản phẩm là malt, gạo, đường, hoa viên, cao hoa, hoa thơm. Trong đó, malt được nhập khẩu từ Đức, Pháp, Úc, Đan Mạch, Trung Quốc. Hoa viên, cao hoa, hoa thơm nhập khẩu từ Đan Mạch. Mỹ... Các nhà cung cấp nguyên liệu cho HABECO là những doanh nghiệp có quan hệ truyền thống, có năng lực, uy tín, hợp tác trong nhiều năm nên có thể đảm bảo nguồn nguyên vật liệu ổn định và chất lượng. Tuy nhiên, gần 60-70% nguyên liệu sản xuất bia của HABECO phải nhập khẩu. Các nguyên vật liệu khác như gạo. đường... đều có sẵn trong nước nên rất ổn định. Ngoài ra công ty còn sử dụng một số loại nguyên liệu thay thế dạng đường hoặc bán thành phẩm chế biến từ đường như mía, củ cải. - Sản xuất : Công nghệ sản xuất bia Các sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền và công nghệ của Cộng hòa Liên Bang Đức với dây chuyền đóng chai hoàn toàn tự động. Liên tục đạt các chứng chỉ như : · Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm ISO 22000: 2005 do Tổ chức Quốc tế chứng nhận chất lượng toàn diện TQCSI của Australia cấp. · Hệ thống quản lý tổng thể về Chất lượng – Môi trường – An toàn thực phẩm (bao gồm Hệ thống ISO 22000-2005. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 và Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 : 2004) Hệ thống nuôi cấy men hiện đại, hệ thống sản xuất CO2 tinh khiết, hệ thống nén khí không dầu và hệ thống vệ sinh CIP tự động, hiện đại thay thế cho cách tiệt trùng bằng nước nóng và xút cũ cũng được hoàn thành, toàn bộ quy trình sản xuất của Công ty thuộc loại lên men cổ truyền, khép kín, tự động hoá cao Bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất tại Công ty mẹ, Tổng công ty còn rất chú trọng đến công tác sản xuất bia chai Hà Nội tại các Công ty con. Tổng công ty luôn có kế hoạch chỉ đạo, giám sát chặt chẽ các công ty con trong quá trình sản xuất nhằm đảm bảo về quy trình và đạt chất lượng tốt nhất để bia trai mang nhãn hiệu Hà Nội dù sản xuất ở đâu đều đảm bảo chất lượng như sản xuất tại Công ty mẹ. Tổng công ty và các công ty con luôn phối hợp chặt chẽ, đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng chủ lực, tiếp tục phát triển và mở rộng thị trường, duy trì việc bình ổn giá, nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu đa dạng hoá mặt hàng, cải tiến mẫu mã, bao bì để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Trong sản xuất, giải pháp tiết kiệm được triển khai tập trung vào những những vấn đề chính sau: -        Tiết kiệm điện -        Tiết kiệm môi chất sử dụng: nước, khí nén, CO2, hơi bão hòa, hóa chất -        Vận hành hợp lý và hiệu quả thiết bị, tăng năng suất, giải quyết các điểm thắt nút cổ chai trong dây chuyền sản xuất. -        Tiết kiệm nguyên vật liệu, vật tư sản xuất. -        Tiết kiệm nhân lực. Đối với khâu quản lý và vận hành thiết bị, Phòng Kỹ thuật cơ điện đã lập phương án trên cơ sở phối hợp chặt chẽ cùng các Xí nghiệp chế biến, thành phẩm, động lực, cơ điện và triển khai theo chuỗi giải pháp sau: 1.      Tiết kiệm điện: sử dụng triệt để đèn tiết kiệm điện tại các vị trí chiếu sáng, tắt bớt những đèn không cần thiết; một số khâu có thể tiết giảm năng lượng điện: dùng biến tần cho động cơ máy nén lạnh của hệ thống lạnh; động cơ bơm tải lạnh, nước, glycol, ...; xây dựng phương án giảm máy chạy vào giờ cao điểm (từ 18h-22h) để giảm áp lực với hệ thống điện và giảm chi phí; xây dựng phương án dùng khí mê tan từ xử lý nước thải còn chưa được thu hồi tận dụng để sinh hơi hoặc phát điện. 2.      Nước: sử dụng vòi phun rửa tiết kiệm nước cho vệ sinh công nghiệp, nâng cao ý thức tiết kiệm nước; sử dụng hóa chất tẩy rửa (loại có thể phun phủ lên thiết bị một thời gian trước khi rửa bằng nước) để giảm nước sử dụng; nước nóng dư thừa từ quá trình nấu được tận dụng cho các nhu cầu, đưa về hệ thống xử lý nước nếu còn thừa. 3.      Hơi, nước ngưng: tận dụng nước ngưng thu hồi để giảm lượng dầu FO; xử lý những vị trí rò rỉ hoặc bảo ôn hỏng, giảm tiêu hao. 4.      Khí nén: sử dụng ở áp suất hợp lý tránh sử dùng quá cao; xử lý những điểm rò rỉ, tránh tiêu hao. 5.      Lạnh: sử dụng nước mềm cho hệ thống lạnh và thu hồi CO2 giảm đóng cặn canxi (gián tiếp làm giảm tiêu thụ điện năng); sử dụng lạnh tiết kiệm, đóng cửa hầm khi không có người ra vào, đóng cửa kho lạnh khi không nhập xuất hàng, ...; vận hành hệ thống lạnh ở nhiệt độ của chất tải lạnh hợp lý; công suất lạnh 2 còn dư thừa sẽ được đưa sang lạnh 1 thiếu; các phòng được điều hòa cần được đặt nhiệt độ hợp lý, giảm tiêu hao điện. 6.      Hóa chất: Thiết kế hệ thống thu hóa chất xút từ máy rửa nhà chai dùng cho xử lý khói thải và khu vực xử lý nước thải giảm tiêu hao hóa chất, giảm chi phí xử lý. 7.      Thu hồi các phụ phẩm trong sản xuất: Thu gom và bán men thải cho chăn nuôi, xây dựng phương án thu và xử lý triệt để nhằm giảm thiểu chi phí của hệ thống xử lý nước thải, và thu tiền từ bia thu hồi và bán bã men. Về công tác nghiên cứu khoa học, quản lý chất lượng, phát triển sản phẩm mới: Ngoài việc đầu tư cho sản xuất, HABECO cũng chú trọng đầu tư các thiết bị kiểm tra, phân tích trị giá hàng tỷ đồng, kiểm soát tốt hơn chất lượng sản phẩm ở mọi công đoạn và kiểm tra được nhiều hơn các thông số kỹ thuật như thiết bị phân tích bia tự động, thiết bị phân tích độ xốp của malt…Tất cả các dây chuyền thiết bị mới của Tổng công ty đã được tự động hóa hoàn toàn, từ khâu nhập nguyên liệu đến khâu nấu, lên men, lọc, chiết… với các phần mềm điều khiển hiện đại. Sự thay đổi về dây chuyền công nghệ đã khiến sản phẩm HABECO có nhiều cải tiến. Từ khi có dây chuyền chiết chai số 1, chai Bia Hà Nội “cổ rụt” loại 500ml đã được thay thế bằng chai mới 450ml, hình thức và chất lượng được nâng cao rõ rệt, nhãn trước, nhãn sau thể hiện rõ thông tin sản phẩm, chụp bạc cổ chai gọn gàng, giúp tiết kiệm chi phí. Tiếp đó, các dòng sản phẩm Hanoi Beer Premium, Bia Hà Nội nhãn xanh tiếp tục ra đời. - Hậu cần đầu ra : Hiện nay, HABECO đã có trên 470 đại lý phân phối trong cả nước và 12 công ty con tại các địa bàn trọng điểm phía bắc (Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nam Định, Quảng Trị) và 9 công ty liên kết, 3 chi nhánh là Phố Nối (Hưng Yên), Nghệ An, Nam Định cùng hai Công ty Thương mại là HABECO Trading và Công ty CP Bia - Rượu-NGK Hà Nội- Quảng Ninh, thị phần Habeco đã chiếm khoảng 40% từ Nghệ An trở ra và kỳ vọng sẽ tăng lên 70% trong vài năm tới. Thị trường tiêu thụ rộng mở, không chỉ ở trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga... Vì thế sản lượng bia các loại mang thương hiệu HABECO tiêu thụ đến 2007 đạt 199 triệu lít, hết năm 2008 ước đạt 245 triệu lít. Hệ thống kênh phân phối của Công ty bia Hà Nội khá phức tạp và rộng rãi, có thể đáp ứng ngay lập tức mọi yêu cầu của khách hàng. Họ có thể trực tiếp đến cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty để thưởng thức mà không cần qua tay các đại lý hay những nhà bán lẻ khác, đây là một lợi thế nhằm tăng uy tín cũng như quảng bá ngày càng rộng rãi hơn cho sản phẩm của công ty. Với một cấu trúc đầy đủ như vậy công ty có thể phủ kín thị trường và đáp ứng nhu cầu đầy đủ, nhanh chóng hơn. Mặc dù vậy công ty cần có đội ngũ quản lý thị trường có năng lực, nhiệt tinh thì mới có thể quản lý được hệ thống này vận động theo mục tiêu thống nhất. Việc tránh mở rộng quá sớm thị trường vào các tỉnh phía nam vốn chưa phải là thế manh của Habeco đã giúp cho Habeco tránh bị phân tán nguồn lực và tiết kiệm được các chi phí tiếp thị và phát triển thị trường. - Marketing : Công tác tiêu thụ được đổi mới, phát triển thị trường, vươn tới thị trường các vùng các tỉnh mà trước đây chưa có hoặc rất ít bia Hà Nội. Chính vì vậy, công tác tiêu thụ của Tổng công ty đã có bước chuyển biến rõ rệt so với những năm trước, góp phần vào việc hoàn thành tốt kế hoạch đã đề ra. Tổng công ty đã và liên tục tổ chức các chương trình khuyến mại, quảng bá rộng rãi hình ảnh sản phẩm trên các phương tiện thông tin, đưa nhân viên hỗ trợ bán hàng tại các thị trường như Thanh Hoá, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình có chính sách khuyến khích các đại lý tiêu thụ bia với sản lượng lớn… nên kết quả tiêu thụ các sản phẩm mới là rất khả quan. Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 23 – VIETNAM EXPO 2013 do Bộ Công Thương chủ trì, Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam chỉ đạo tổ chức từ ngày 10 đến 13 tháng 04 năm 2013 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC) – 148 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội. Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – NGK Hà Nội là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt nam trong lĩnh vực đồ uống đại diện cho các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực đồ uống tham gia hội chợ. Vốn tự hào là Thương hiệu Quốc gia, HABECO tham gia hội chợ chưng bày những dòng sản phẩm đã làm nên thương hiệu Bia Hà Nội như bia Trúc Bạch, bia chia Hà Nội Premium, bia lon Hà Nội, bia chai Hà Nội 450ml. Quan hơn 120 năm hình thành và phát triển, đến nay HABECO ngoài việc nắm vững thị phần trong nước, HABECO từng bước phát triển thương hiệu bằng việc xuất khẩu sang nhiều thị trường trên khắp thế giới. Năm 2013 Bia Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh chiến lược phát triển thương hiệu và khẳng định vai trò hàng đầu trong ngành bia, rượu, nước giải khát bằng việc triển khai nhiều chương trình khuyến mại, tri ân khách hàng trên cả nước. Sắp tới đây HABECO sẽ tổ chức Ngày hội bia Hà Nội tại Quảng Bình, Nghệ An, Quảng Binh, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội. Đây là những nét văn hóa đặc trưng của Bia Hà Nội đã và đang nhận được rất nhiều sự tin yêu và ủng hộ mạnh mẽ từ người tiêu dùng trên cả nước.  Các chương trình nhằm quảng bá hinh ảnh thương hiệu bia Hà Nội khác: Năm mới uống bia Vàng- Xuân sang đắc lộc lớn Vui cùng ngày hội bia Hà Nội tại Quảng Ninh 2012 Chương trình khuyến mại “ Sôi động với EURO- Trúng thưởng cùng HABECO” Gala Step Up Sum 2012 sức trẻ HABECO Tham gia chương trình: “Doanh nghiệp tin cậy vì người tiêu dùng” - Dịch vụ sau bán : Chủ yếu là hướng dẫn cách sử dụng và cách bảo quản đồ uống Tại các đại lý, nhà phân phối : - Phải cẩn thận khi xuống hàng từ các xe hàng, nhằm tránh làm hư hỏng các sản phẩm thành phẩm. - Phải loại bỏ các sản phẩm bị xì vì bất cứ lí do nào trước khi chất hàng vào kho. - Không được làm rơi hoặc quăng mạnh các két, thùng bia thành phẩm. - Không nên chất hàng ở nơi có nhiệt độ trên 35oC hoặc trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời, nơi ẩm thấp hoặc bị mưa dột - Khi phát hiện sản phẩm bị xì rỉ không phải do bị làm rơi, cấn móp, vật nhọn đâm thủng thì nên báo cho nhà sản xuất để xử lý - Tuân thủ nguyên tắc first in/ first out: hàng nhập vào trước thì xuất ra trước. Đối với quán ăn nhà hàng: - Loại bỏ ngay lập tức các két, thùng thành phẩm bị xì ướt báo với đơn vị cung cấp hàng về các thông tin bị xì, ướt. - Tránh làm rơi hoặc quăng mạnh các két, thùng lon thành phẩm. - Bảo quản sản phẩm nơi khô ráo và thông thoáng, tránh nơi ẩm thấp hoặc có nhiệt độ cao trên 35oC. - Nên bảo quản sản phẩm ở tủ làm mát từ 10 - 12oC trước khi mang phục vụ cho người tiêu dùng. - Những sản phẩm nhận trước được đem ra bán trước. Đối với người tiêu dùng - Xem xét hạn sử dụng trước khi dùng. - Uống bia đúng cách: - Nhiệt độ lý tưởng khi uống: Hoạt động bổ trợ Công nghệ + Thiết bị công nghệ phần cứng chủ yếu nhập từ các nước châu Âu và được sự giúp đỡ của các nước Tiệp Khắc(cũ), Đức... Tuy nhiên hệ thống cán bộ kỹ thuật của tổng công ty từng bước trưởng thành về số lượng và chất lượng có thể đảm nhận cũng như cải tiến một số khâu-giai đoạn trong quá trình sản xuất và chế biến. Hiện tại tổng công ty đang sở hữu một dây chuyền trang thiết bị tương đối hiện đại bao gồm : Hệ thống thiết bị nấu và nhà nấu của Đức công suất 100 triệu lít/năm. Nhà nấu có hệ thống vệ sinh CIP riêng. Hệ thống cấp nước và lọc nước hiện đại, điều khiển tự động. Hai dây chuyền  chiết chai công suất 30 nghìn chai giờ được lắp đặt (năm 2001 và 2004), thay thế cho hai dây chuyền cũ có công suất 10 nghìn và 15 nghìn chai/ giờ. Hệ thống lên men của Đức công suất 50 triệu lít/năm Hệ thống thu hồi CO2 của Đan Mạch Hệ thống chiết bia lon của Đức công suất 7500 lon/h Hệ thống chiết bia chai của Đức công suất 150000 chai/h Hệ thống làm lạnh của Nhật Hệ thống lò dầu của Đài Loan công suất 10 tấn hơi/h Hệ thống xử lý nước và chất thải của Đức : Sau khi đưa hệ thống xử lý nước thải vào hoạt động, chất lượng nước thải đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn TCVN5945-1995, loại B - nước thải công nghiệp, Tổng công ty đã thực hiện quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 được từ đầu năm 2005, góp phần làm thay đổi bộ mặt doanh nghiệp và môi trường làm việc, được tổ chức TUVNORD của CHLB Đức chứng nhận và khẳng định sự phù hợp. àHệ thống trang thiết bị có khả năng sản xuất sản phẩm có chất lượng cao tuy nhiên với công suất hiện tại chưa thể đáp ứng hết nhu cầu của thị trường, vì vậy nó có ảnh hưởng lớn tới việc tiêu thụ của công ty. Nguồn nhân lực : Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của Công ty, vì vậy Công ty luôn đặt mục tiêu xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao lên hàng đầu trong chiến lược phát triển của mình. Hiện tại, nguồn lực của HABECO bao gồm 753 người (năm 2011) trong đó 69 người đạt trình độ đại học và trên đại học chiếm 10%; 411 người đạt trình độ cao đẳng, trung cấp, kỹ thuật dạy nghề chiếm 59%; 216 người trình độ lao động phổ thông chiếm 31% và trên 50 kỹ sư giàu kinh nghiệm và đôi ngũ lãnh đạo, quản lý đã gắn bó với Habeco qua nhiều thời kỳ, nhiều thế hệ. Độ tuổi làm việc trung bình của nhân viên Habeco là 38,5 tuổi. Với đội ngũ lao động kỹ thuật như hiện nay-có tay nghề, kinh ngiệm giúp công ty sản suất ra những sản phẩm có chất lượng cao, giảm tỷ lệ phế phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, cùng với đội ngũ nhân viên kinh doanh có năng lực và trình độ giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm bia Hà Nội diễn ra tốt trên thị trường. Trong những năm gần đây thu nhập của cán bộ công nhân còn luôn được nâng cao, ổn định, đảm bảo cho đời sống của họ. Đây là tài sản lớn của Habeco. Cơ sở hạ tầng : Nhà máy Bia Hà Nội tại Vĩnh Phúc đưa vào sản xuất trong quý II năm 2009 từ đó đưa năng lực, công suất của công ty mẹ HABECO đạt 300 triệu lít/năm vào năm 2010. Đồng thời với việc đầu tư tại công ty mẹ cùng triển khai thực hiện đầu tư tại  các công ty con để từng bước tăng năng lực sản xuất cho các năm tiếp theo, ví dụ như - Bia Hà Nội- Vũng Tàu: 100 triệu lit/ năm - Bia Hưng Yên của Công ty HABECO-ID: 50 triệu lít/ năm - Bia Hà Nội- Quảng Trị: 25- 50 triệu lít/ năm - Bia HABECO- Hải Phòng: 25-50 triệu lít/ năm - Bia Hà Nội - Nghệ An: 25- 30 triệu lít/ năm - Rượu Hà Nội – Yên Phong: 20 triệu lít/ năm (của công ty cồn Rượu Hà Nội) - Cụm công nghiệp và Đô thị Hà Tây của Công ty Cổ phần Hà Nội – Hà Tây với diện tích 100 ha. Habeco còn hình thành các công ty liên kết nhằm phát triển ngành nghề phụ trợ về nguyên liệu và thương mại phục vụ cho mục tiêu tối thượng là sản phẩm bia rượu chứ không phải mặt hàng nào khác. Thu mua Phần lớn các nguyên liệu chính để sản xuất bia là hops, malt, đại mạch đều nhập khẩu từ Châu Úc, Châu Âu, Châu Mỹ, Trung Quốc nên chịu ảnh hưởng biến động giá cả đầu vào do nguồn cung phụ thuộc vào tình hình thời tiết cũng như chính sách bán hàng và thuế của các nhà cung cấp à Habeco có các chính sách với nhà cung cấp nguyên vật liệu để đảm bảo sự ổn định đầu vào trong khâu thu mua. Xác định các năng lực cạnh tranh 1- Công nghệ, trang thiết bị hiện đại cùng quy mô lớn 2- Khả năng tiết kiệm chi phí trong sản xuất 3- Marketing định vị thương hiệu và trách nhiệm xã hội cộng đồng Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp (Giải thích ngắn gọn các câu trả lời) Mạnh Giải thích : Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp mạnh so với đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Bia Hà Nội đã đi sâu vào lòng người tiêu dùng về chất lượng cũng như giá cả,chất lượng phục vụ… Habeco đề cao chữ “ tâm ”,luôn đề cao giá trị con người và sức khỏe người tiêu dùng, không áp đặt cái mình có cho thị trường. Thay vào đó, họ nghiên cứu kỹ sở thích của người tiêu dùng theo vùng miền để đưa ra sản phẩm đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng, giữ nguyên hương vị truyền thống ở khu vực phía bắc, nhưng đã có điều chỉnh khi vào đến miền Trung, rồi miền Nam. Những điều này đã tạo nên vị thế cạnh tranh của bia Hà Nội so với đối thủ cạnh tranh Mô hình IFAS Nhân tố bên trong Điểm quan trọng Điểm xếp loại Tổng điểm quan trọng Ghi chú Điểm mạnh - CN SX hiện đại, tiết kiệm - Kênh phân phối rộng -Tiềm lực tài chính mạnh -Nguồn nhân lực lành nghề -Thương hiệu lâu đời -SP có chất lượng 0.1 0.15 0.1 0.05 0.05 0.1 3 2 2 2 3 4 0.3 0.3 0.2 0.1 0.15 0.4 -Giảm chi phí, tăng chất lượng SP -Mở rộng thị trường -Mở rộng SXKD -Nhân tố quan trọng -Định vị thương hiệu -Chìa khóa cho sự thành công Điểm yếu -Sản phẩm chưa đa dạng -Marketing chưa đa dạng -SX chưa đồng nhất tại các cơ sở -Nguyên liệu nhập không đủ đáp ứng -Phân phối chủ yếu ở miền Bắc 0.1 0.1 0.05 0.15 0.05 3 3 2 3 3 0.3 0.3 0.1 0.45 0.15 -Thiếu SP cao cấp, SP cho nữ -Chủ yếu là quảng cáo -Nguồn nước SX khác nhau -Cung NVL thiếu -Chưa phát triển ở TT miền Nam Tổng 1.0 2.75 Mô hình IFAS cho thấy khả năng phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của Habeco là tốt Thiết lập mô thức TOWS (Định hướng chiến lược) : Điểm mạnh (Strengths) S1- Sản lượng sản xuất, tiêu thụ và doanh thu tăng trưởng đều và khá cao. S2- Cổ đông chiến lược có tiềm lực tài chính mạnh. S3- Sản phẩm có chất lượng tốt và giá rẻ hơn các sản phẩm cạnh tranh của ngoại S4- Hệ thống kênh phân phối rộng, đặc biệt là từ Quảng Trị trở ra. S5- Đã xuất khẩu sang nhiều nước: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga… S6- Tính thanh khoản: Dòng tiền thu được và tính thanh khoản cao của tài sản trong báo cáo của Habeco là thế mạnh mà nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bia khó có thể có được. S7- Sức mạnh thương hiệu Điểm yếu (Weaknesses) W1- Sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng, chưa có sản phẩm cao cấp W2- Hoạt động marketing chưa đa dạng, chưa chú trọng quảng bá thương hiệu. W3- Sản phẩm sản xuất tại nhiều nhà máy nên phần nào khó khăn do sử dụng nhiều nguồn nước khác nhau W4- Chưa xong quyền sử dụng đất tại khu đất 183 Hoàng Hoa Thám W5- Cổ phiếu Habeco khó mang lại lợi nhuận mong muốn trong ngắn hạn W6- Chỉ quy định giá cho các đại lý cấp I Cơ hội (Opportunities) O1- Môi trường chính trị ổn định. O2- Hội nhập kinh tế quốc tế đang và sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp liên doanh liên kết mở rộng thị phần. O3- Cơ hội nhận chuyển giao công nghệ, học hỏi kinh nghiệm quản lý của các doanh nghiệp nước ngoài. O4- Cơ cấu dân số trẻ, tốc độ tăng trưởng quy mô dân số cao, GDP bình quân đầu người tăng cao O5-Thị trường đồ uống Việt Nam còn nhiều tiềm năng. O6- Điều kiện thời tiết Việt Nam nóng ẩm mưa nhiều -S4O1O5: Chiến lược tích hợp, liên minh -S2S3S5S6S7O2: Chiến lược cường độ (phát triển thị trường) W1O3O5: Chiến lược đa dạng hóa hàng ngang W2W6O4O5: Thâm nhập thị trường Thách thức (Threats) T1- Sự cạnh tranh khốc liệt trong nội bộ Ngành. T2- Đòi hỏi của khách hàng về chất lượng, giá và dịch vụ ngày càng cao. T3- Thuế tiêu thụ đối với bia hơi tăng 10% có thể làm giảm sức cạnh tranh của Bia hơi T4- Áp lực tăng trưởng doanh thu và thị phần ngày càng cao T5- Giá nguyên vật liệu T6- Rượu bia là các mặt hàng Nhà nước không khuyến khích sử dụng. T1S2: Chiến lược khác biệt hóa S2T4: Chiến lược đa dạng hóa hàng dọc - T1T2T6W2: Chiến lược phát triển sản phẩm Mô thức QSPM Nhân tố cơ bản Phân loại Các chiến lược có thể lựa chọn CL tích hợp CL Phát triển thị trường CL đa dạng hóa hàng ngang CL phát triển sản phẩm CL thâm nhập thị trường CL đa dạng hóa hàng dọc AS TAS AS TAS AS TAS AS TAS AS TAS AS TAS Các cơ hội -Kinh tế chính trị VN ổn định -SP cho nữ còn ít -Cơ cấu dân số trẻ -Hội nhập kinh tế -Thị trường đồ uồng giàu tiềm năng Các thách thức -Bia là đồ uống không được khuyến khích -Nguồn nguyên vật liệu phải nhập khẩu -Thuế tiêu thụ với bia -Cạnh tranh với nhiều đối thủ khác -Kinh tế suy thoái, lạm phát 2 3 3 2 3 2 3 2 3 2 2 2 2 3 2 1 4 2 3 2 4 6 6 6 6 2 12 4 9 4 3 3 2 3 2 3 3 3 4 3 6 9 6 6 6 6 9 6 12 6 2 2 3 2 3 2 3 1 3 2 4 6 9 4 9 4 9 2 9 4 2 4 3 4 4 3 3 2 3 2 4 12 9 8 12 6 9 4 9 4 4 2 3 2 3 3 2 2 3 2 8 6 9 4 9 6 6 4 9 4 3 1 1 3 1 1 1 1 2 3 6 3 3 6 3 2 3 2 6 6 Điểm mạnh - CN SX hiện đại, tiết kiệm - Kênh phân phối rộng -Tiềm lực tài chính mạnh -Nguồn nhân lực lành nghề -Thương hiệu lâu đời -SP có chất lượng Điểm yếu -Ít sản phẩm cao cấp -Marketing chưa đa dạng -SX chưa đồng nhất tại các cơ sở -Nguyên liệu nhập không đủ đáp ứng -Phân phối chủ yếu ở miền Bắc 3 2 2 2 3 4 3 3 2 3 3 3 3 3 2 2 2 2 2 2 3 2 9 6 6 4 6 8 6 6 4 9 6 3 3 3 2 2 3 2 3 2 3 3 9 6 6 4 6 12 6 9 4 9 9 2 3 2 3 3 3 1 2 1 2 2 6 6 4 6 9 12 3 6 2 6 6 4 2 3 3 3 3 3 2 2 3 2 12 4 6 6 9 12 9 6 4 9 6 2 4 3 2 4 3 2 3 2 2 3 6 8 6 4 12 12 6 9 4 6 9 2 2 4 2 3 2 1 2 1 1 1 6 4 8 4 9 8 3 6 2 3 3 Tổng 129 152 126 160 147 96 CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP : Chiến lược cạnh tranh + Các chính sách triển khai (Giải thích ngắn gọn các câu trả lời) : Căn cứ vào ma trận của Micheal Potter, ta có Nguồn của lợi thế cạnh tranh Chi phí thấp Khác biệt hóa Dẫn đạo về chi phí Khác biệt hóa Tập trung dựa vào chi phí thấp Tập trung dựa vào khác biệt hóa Rộng Hẹp Phạm vi cạnh tranh àTheo đó có thể thấy Habeco có chiến lược phát triển khá đặc thù: Tập trung khác biệt hóa -Thị trường trọng điểm: Tận dụng thế manh về thương hiệu truyền thống, Habeco lựa chọn thị trường mục tiêu là các tỉnh phía bắc từ Quảng Trị trở ra để đầu tư tập trung và trọng điểm, tránh đối đầu với các thương hiệu bia khác tại các địa bàn mà đơn vị này chưa có lợi thế. + Habeco phục vụ phân khúc thị trường Miền Bắc là chủ yếu như: Hà Nội và một số tỉnh phía bắc(Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Nam Định…) với số lượng lớn trong đó riêng thị trường Hà Nội chiếm 42% sản lượng của công ty. + Sản phẩm bia của công ty chủ yếu là tiêu thụ trên đoạn thị tường bình dân bởi vì hiện nay đại đa số thu nhập của người dân Việt Nam vẫn còn thấp, họ không thể thường xuyên uống các loại bia đắt tiền mà chất lượng cũng không hơn nhiều so với bia Hà Nội. -Sản phẩm trọng điểm tạo sự khác biệt: Bia Hà Nội của Habeco thực hiện chiến lược khác biệt hóa đối với các đối thủ cạnh tranh thể hiện trong chất lượng cuẩn phẩm với những đặc trưng riêng biệt không lẫn với sản phẩm khác bằng việc thực hiện đổi mới, đầu tư công nghệ trang thiết bị hiện đại. Habeco không phát triển tràn lan nhiều sản phẩm mà chỉ tập trung vào 4 nhãn hiệu nổi tiếng: bia hơi, biachai, bia lon và bia Premium. Habeco đã thành lập viện nghiên cứu phát triển sản phẩm bia rượu của riêng mình để tạo ra giá trị sản phẩm khác biệt. Habeco phát triển mô hình công ty mẹ con nhằm tập trung năng lực sản xuất, thị trường tiêu thụ và đảm bảo sự đồng nhất về chất lượng tại tất cả các cơ sở sản xuất bia tức là quản lý sản xuất, tiêu thụ và chất lượng 1 cách tập trung. VD như bia chai 450ml, đây là sản phẩm chủ đạo của thương hiệu Bia Hà Nội với sản lượng sản xuất hàng năm chiếm 70% tổng sản lượng của Bia Hà Nội.Bia chai 450ml có độ cồn > 4,2 %, hương vị đậm đà, có màu vàng mật ong đặc trưng của bia, bọt trắng mịn. Hiện Habeco đã có trên 300 đại lý phân phối tại hầu hết các tỉnh phía Bắc và có 12 công ty con tại các địa bàn trọng điểm phía bắc (Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nam Định, Quảng Trị) và 9 công ty liên kết. Thị phần Habeco đã chiếm khoảng 40% từ Nghệ An trở ra và kỳ vọng sẽ tăng lên 70% trong vài năm tới. Việc tránh mở rộng quá sớm thị trường vào các tỉnh p hía nam vốn chưa phải là thế manh của Habeco đã giúp cho Habeco tránh bị phân tán nguồn lực và tiết kiệm được các chi phí tiếp thị và phát triển thị trường. Chiến lược tăng trưởng + Các chính sách triển khai (Giải thích ngắn gọn các câu trả lời) Căn cứ vào mô thức QSPM cho ta thấy hiện tại Habeco đang áp dúng các chiến lược cường độ với sản phẩm bia HN. Cụ thể như sau : Chiến lược cường độ Thâm nhập thị trường: Với việc xác định thị trường trọng điểm là khu vực miền Bắc từ Quảng Bình, Quảng Trị trở ra, và mục tiêu đưa Bia Hà Nội đạt thị phần trên 70% tại thị trường Bắc và Bắc Trung bộ, tăng trưởng hàng năm của công ty mẹ từ 20%-25% và đến 2010 có 23 công ty con, liên kết ở nhiều lĩnh vực, bia Hà Nội đã tận dụng thế manh về thương hiệu truyền thống, để đầu tư tập trung và trọng điểm, tránh đối đầu với các thương hiệu bia khác tại các địa bàn mà đơn vị này chưa có lợi thế. Bí quyết lựa chọn nguồn nước và bí quyết công nghệ qua nhiều thế hệ đã làm nên Habeco trong Top 100 thương hiệu mạnh. Người tiêu dùng dù khó tính đến mấy cũng phải thừa nhận bia hơi, bia chai và bia lon Hà nội có chất lượng rất “Hà Nội”. Không “ồn ào” trong tiếp thị, nhưng bia Hà Nội đã được người dân cả nước, đặc biệt các tỉnh miền Bắc, đón nhận và hiện nguồn cung sản phẩm này vẫn chưa đáp ứng đủ cầu. Phát triển thị trường: Đầu tư xây dựng nhà máy bia ở các công ty con của Habeco tại Hưng Yên, Vũng Tàu, Nghệ An, Hải Phòng, Quảng Trị, Thái Bình, các dự án khác ở Kim Bài, Phú Thọ, Nam Định… và nhất là sự kiện đưa vào vận hành Nhà máy Bia Hà Nội - Mê Linh để tăng công suất sản xuất và để phục vụ khách hàng ở các địa phương lân cận khác và tận dụng nguồn nguyên liệu ở các địa phương. Bên cạnh đó Habeco đã có hai công ty con trong khu vực miền Trung và Nam là Công ty Cổ phần Bia Hà Nội-Quảng Bình và Công ty Cổ phần Bia Hà Nội-Vũng Tàu góp phần giảm phí vận chuyển sản phẩm từ Bắc vào Nam, bước đầu tấn công thị trường miền Nam đối trọng với Sabeco-bia Sài Gòn trong đó. Không chỉ dừng chân tại thị trường trong nước, Bia Hà Nội còn mở rộng thị trường ra thế giới như xuất khẩu sang Đài Loan, Lào, Hàn Quốc, Anh, CHLB Đức, Hà Lan, Úc, Mỹ, Congo...và đã có được tập khách hàng nhất định ở các quốc gia đó. Các sản phẩm này HABECO đều đã đăng ký nhãn hiệu thương mại, bản quyền . Phát triển sản phẩm: Với mục tiêu bổ sung thêm một thành viên cao cấp trong chuỗi sản phẩm của mình, Bia Hà Nội đã chọn cách phục dựng thương hiệu truyền thống bên cạnh việc gắn cho nó hình ảnh mới, chai mới cũng với slogan hàng khủng “Trúc Bạch – Kiệt tác Bia”- Chính loại hoa bia Quý tộc này là một trong những bí quyết đem tới vị đắng ngọt êm dịu mà bất cứ người sành bia nào cũng phải tấm tắc khen từ cái nhấp môi đầu tiên và lớp bọt trắng mịn hấp dẫn vẫn còn lại ngay cả khi thực khách đã thưởng thức tới giọt bia cuối cùng. Bia Trúc Bạch của Habeco là kiệt tác được sinh ra từ sự kết hợp giữa bí quyết sản xuất bia 120 năm nay của Habeco và các nguyên liệu quý hiếm nhập khẩu trên thế giới. Những nguyên liệu thượng hạng hòa quyện với nhau một cách tinh tế dưới bàn tay của những kỹ sư công nghệ, nhờ đó Trúc Bạch có được vị ngon đặc biệt thỏa mãn mọi giác quan để người yêu bia thực sự được uống một kiệt tác.  Các nguyên liệu sản xuất chính như đại mạch, hoa bia được lựa chọn và nhập khẩu từ các vùng cung cấp nguyên liệu sản xuất bia tốt nhất thế giới. Đặc biệt, sản phẩm Bia Trúc Bạch với công nghệ cổ truyền của HABECO được nấu từ hoa bia Saaz, một trong bốn loại hoa bia quý tộc của Thế giới, chỉ có duy nhất ở thung lũng Zatec, cộng hòa Czech. Là loại hoa bia có chỉ số vị đắng tuyệt vời và lý tưởng nhất để tạo nên “đẳng cấp ngon và duy nhất” của bia. Một điểm khác biệt so với các loại bia khác là nguồn nước ngầm được sử dụng để chế biến bia Trúc Bạch là nước được khai thác tại khu vực Hoàng Hoa Thám, Hà Nội. Nguồn nước này do người Pháp tìm ra trong quá trình thăm dò tìm các nguồn nước có hàm lượng vi khoáng phù hợp nhất cho lên men bia để đặt nhà máy bia Homel từ năm 1890. Ngoài ra, bên cạnh thực hiện các chiến lược trên, Habeco cũng triển khai áp dụng thêm 1 số chiến lược khác có tác dụng đẩy mạnh sản xuất, hợp tác phát triển sản phẩm và thị phần. Cụ thể : Chiến lược đa dạng hóa - Chiến lược đa dạng hóa hàng ngang : + Habeco nổi tiếng với sản phẩm bia hơi chiếm tỷ trọng cao nhất 50.92% trong tổng khối lượng sản xuất và tiêu thụ. Bia hơi của Habeco là đồ uống thông dụng đối với người dân Hà nội và Miền Bắc bởi giá thành phù hợp với người tiêu dùng và có hương vị thơm ngon độc đáo nhờ vào sử dụng nguồn nước ngầm đặc biệt. Bia hơi của Habeco đang chiếm giữ thị phần chính tại thị trường miền Bắc. Habeco cũng đưa ra sản phẩm bia cao cấp bia lon 330 và Bia Chai Hanoi premium, tuy nhiên sản phẩm này vẫn chưa được tiêu thụ mạnh. Trong năm 2007, Habeco cũng đưa vào thị trường Bia tươi, một dòng bia đang được khách hàng ưa chuộng với sản lượng ước tính khoảng 67.000 lít năm 2007. Mặc dù sản lượng chưa cao nhưng đây mới là giai đoạn thử nghiệm và thăm dò thị trường của công ty, trong năm 2008 công ty dự kiến nâng sản lượng bia tươi lên 500.000 lít/năm + Bổ sung vào danh mụcBia Hà Nội các dòng sản phẩm ngoài Bia chai Hà Nội 450ml là sản phẩm chủ đạo chiếm 70% tổng sản lượng của Bia Hà Nội như: Hanoi Beer Premium ra đời năm 2005 hướng vào đối tượng tiêu dùng cao cấp Bia Lon Hà Nội dung tích 330ml được tung ra thị trường lần đầu tiên vào năm 1992 Lager Beer là sản phẩm mới, chính thức đưa vào thị trường năm 2007, hiện nay đã được người tiêu dùng chấp nhận, bước đầu có chỗ đứng trên thị trường. Chiến lược đa dạng hóa hàng dọc : Habeco tiến hành mở rộng kinh doanh đa ngành nghề, tham gia đầu tư văn phòng cho thuê, khách sạn nhà hàng, đầu tư tài chính, tham gia góp vốn đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết mới. Sau khi cổ phần hoá công ty có tham vọng kinh doanh đa ngành nghề, ngoài bia, rượu và nước giải khát công ty đã tăng cường tham gia đầu tư tài chính, kinh doanh văn phòng và khách sạn. Tuy nhiên, theo phân tích thì đây không phải là hướng đi đúng của công ty trong thời gian tới khi các hoạt động đầu tư tài chính không phải là lĩnh vực chuyên môn của công ty và có thể phải chịu nhiều rủi ro cao. Hơn thế nữa, thị trường cho thuê văn phòng và khách sạn Việt Nam hiện nay cung vẫn không đủ cầu nhưng theo tính toán của CBRE, năm 2010 thị trường cho thuê văn phòng và khách sạn ở Việt Nam đã bão hoà khi đó cơ hội đầu tư cho công ty mới bước vào thị trường kinh doanh khách sạn, cho thuê văn phòng như Habeco không còn nhiều Theo Bố cáo Thành lập Doanh nghiệp ngày 19/02/2008, 3 cổ đông sáng lập bao gồm Tổng Công ty Bia - Rượu nước giải khát Hà Nội (HABECO), Công ty Cổ phần Sành sứ Thủy tinh Việt Nam (VINACEGLASS) và Công ty Cổ phần LILAMA Hà Nội (LILAMA HANOI) đã góp vốn thành lập CÔNG TY CỔ PHẦN ÐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HABECO với vốn điều lệ 300 tỷ đồng. Với các ngành nghề kinh doanh chính: Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh. Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia. Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng. Gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại. Sản xuất các sản phẩm khác bằng kim loại. Sản xuất các sản phẩm điện tử dân dụng. Lắp đặt máy móc thiết bị công nghiệp, khai thác xử lý và cung cấp nước. Xây dựng nhà các loại, xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác. Phá dỡ, chuẩn bị mặt bằng. Lắp đặt hệ thống điện, lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí. Lắp đặt hệ thống xây dựng khác. Buôn bán đồ uống, buôn bán máy móc thiết bị và phụ tùng máy khác. Vận tải hàng hóa bằng đường bộ, kho bãi và lữu giữ hàng hóa. Dịch vụ lưu trú ngắn ngày. Kinh doanh nhà hàng và dịch vụ ăn uống lưu động, hoạt động trụ sở văn phòng, dịch vụ hành chính văn phòng tổng hợp và hoạt động vui chơi giải trí khác. Chiến lược tích hợp HAPRO và HABECO đã thống nhất và đi đến quyết định cùng nhau ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa hai bên. HAPRO sẽ làm đầu mối phân phối các sản phẩm của HABECO trong hệ thống chuỗi Trung tâm Thương mại, Siêu thị, Cửa hàng kinh doanh, Cửa hàng tiện ích (HAPROMART) của mình. HABECO sẽ đưa hàng hóa và tiêu thụ các sản phẩm của HAPRO trong hệ thống phân phối của HABECO Chiến lược liên minh, hợp tác, M&A,… : - Khác với Vietcombank hay Bảo Việt lựa chọn đối tác chiến lược song song với quá trình cổ phần hóa và mục tiêu thu lợi về giá bán được coi trọng, Habeco lựa chọn đối tác chiến lược từ rất sớm, trước khi cổ phần hóa. Habeco không đặt mục tiêu bán giá cao mà cần ở đối tác chiến lược những mặt Habeco còn thiếu. Carlsberg là nhà đầu tư có thể bổ sung cho Habeco những mặt mà Habeco đang rất thiếu như đào tạo nguồn nhân lực, kinh nghiệm quản lý và phát triển thị trường. Năm 2007, Habeco và Carlsberg cùng một đối tác khác lập liên doanh Bia Hà Nội - Vũng Tàu để sản xuất các nhãn hiệu của Habeco tại thị trường miền Nam. Hiện tỷ lệ nắm giữ của Carlsberg trong liên doanh này xấp xỉ 55%, Habeco là 45%. Habeco và Carlsberg đã từng ký kết hợp tác làm ăn chiến lược hồi tháng 5/2005, trong đó Carlsberg nói sẽ giúp đối tác Việt Nam về kỹ thuật và tiếp thị chiến lược khác. Carlsberg đã hỗ trợ Habeco mở rộng thị trường ở miền Trung, nhưng sự hỗ trợ này cho đến nay còn hạn chế. - Ngày 19/11/2007 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết hợp đồng EPC Dự án đầu tư giai đoạn II Nhà máy Bia Hà Nội tại Vĩnh Phúc giữa Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Hà Nội (HABECO) và đối tác là liên danh Krones - Haskoning - Lilama. Đây là dự án nâng công suất Nhà máy lên 200 triệu lít/ năm. Theo ông Volker, với dây chuyền hiện đại có khả năng sản xuất 60.000 chai bia/giờ, một dây chuyền có công suất nhanh nhất trên lãnh thổ Việt Nam - Ngày 22/2/2008. Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) thông báo vừa ký kết biên bản ghi nhớ ba bên với Diageo (một trong những tập đoàn sản xuất và kinh doanh đồ uống có cồn hàng đầu thế giới) và Công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội (Halico) về hợp tác trong thị trường đồ uống có cồn tại Việt Nam. Với sự hợp tác này. Diageo mong muốn kết hợp những khả năng và kinh nghiệm trên toàn cầu của mình cùng với năng lực và sự am hiểu sâu rộng thị trường nội địa từ Halico và Habeco. Mặt khác, với sự hợp tác của Diageo, ngành công nghiệp sản xuất rượu nội địa sẽ nâng cao thêm vị thế của mình để phát triển một cách bền vững phù hợp với chiến lược phát triển của ngành và của Chính phủ.Việc hợp tác Diageo sẽ giúp Habeco củng cố và phát triển ngành sản xuất đồ uống có cồn nhờ vào khả năng và kinh nghiệm lâu năm cũng như mạng lưới phân phối rộng ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP : Loại hình cấu trúc tổ chức (Giải thích ngắn gọn các câu trả lời) : Chức năng Bộ phận Ma trận Khác Giải thích : Mô hình tổ chức của tổng công ty là mô hình hỗn hợp, kết hợp giữa mô hình chức năng và bộ phận nhưng trong đó mô hình chức năng là chủ yếu. Tổng giám đốc là người ra quyết định sau cùng khi thông qua đại bộ phận cổ đông trong hội đồng quản trị, các Phó GĐ, các phòng ban có nhiệm vụ tư vấn giúp đỡ TGĐ trong phạm vi chức năng phòng ban mình quản lý, duy có phòng vật tư nguyên liệu và phòng thị trường là có thêm quyền ra quyết định các chi nhánh và bộ phận vật tư SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY Phong cách lãnh đạo chiến lược (Giải thích ngắn gọn các câu trả lời) : Lãnh đạo nhóm : Dung hòa giữa lành đạo nhiệm vụ và định hướng con người Giải thích: Trong nhưng năm qua Habeco đã có những bước phát triển nhanh chóng về chất lượng quy mô và vị thế. Để đạt được những thành công rực rỡ đó phải nhắc đến vai trò của những người lãnh đạo công ty Habeco. Với phong cách lãnh đạo nhóm tài tình, linh hoạt, ý chí vươn lên của tuổi trẻ những nhà lãnh đạo đã truyền được nhiệt huyết tới các nhân viên của công ty, làm cho các nhân viên nhận biết được vị thế tầm vóc và mục tiêu phát triển của Habeco, dung hoà được lợi ích của cá nhân lợi ích của doanh nghiệp làm cho các nhân viên của Habeco luôn hết mình vì công việc, luôn sáng tạo trong công việc để tương xứng với vị thế đó. Ở Habeco, HĐQT và ban Tổng giám đốc đều cùng chung một mục tiêu, cùng chung đích đến, vì vậy không có sự vênh nhau. Về phía HĐQT, luôn phải phân định rõ ràng giữa chức năng nhiệm vụ của HĐQT và ban điều hành; HĐQT định hướng sản xuất kinh doanh theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và giám sát công việc của ban Tổng giám đốc chứ không can thiệp sâu. Ông Nguyễn Tuấn Phong, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (HABECO) rất chú trọng phải làm sao để ở vị trí đứng đầu nhưng không trở nên xa cách, cần cởi mở và sẵn sàng chia sẻ để đón nhận được nhiều luồng thông tin nhất có thể. Nhưng sau bước đón nhận, cần tỉnh táo để phân tích, kiểm chứng và rồi ra quyết định cuối cùng. Bởi ông cho rằng: “Không thể bỏ qua bước nào trong đó vì mỗi quyết định của người đứng đầu có thể mang lại thành quả cho doanh nghiệp, nhưng cũng có thể làm tiêu vong cả một doanh nghiệp”. Chính sách đào tạo Công ty luôn chú trọng đến nguồn nhân lực, đặt biệt là đội ngũ cán bộ, nhân viên bán hàng và người có tay nghề chuyên môn nghiệp vụ quản lý. Các chính sách đào tạo cho người lao động được quy định rõ ràng trong thỏa ước lao động tập thể: - Người lao động có quyền được học tập nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, theo kế hoạch, quy hoạch đào tạo của công ty. Công ty có trách nhiệm hỗ trợ các nguồn lực theo quy định của nhà nước và của công ty. - Khi người sử dụng lao động cử người lao động đi đào tạo, đào tạo lại nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh, mọi chi phí đào tạo sẽ do người sử dụng lao động chịu. - Trường hợp sau khi đào tạo lại, người lao động chưa đạt yêu cầu mà do lỗi của người lao động cần phải học lại, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể chi phí học lần sau sẽ do người lao động trả toàn bộ hoặc trả một phần sau khi đã thoả thuận với người sử dụng lao động. - Người lao động có nhu cầu học tập để tự nâng cao trình độ sẽ được người sử dụng lao động xem xét tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ một phần kinh phí theo quy định trên cơ sở mục đích của khóa học phải hướng đến phục vụ cho hoạt đông kinh doanh của công ty, người lao động cam kết hoàn thành tốt công việc được giao và đạt kết quả học tập theo yêu cầu. Chính sách lương, thưởng Quỹ tiền lương kế hoạch của công ty được xây dựng từ kế hoạch kinh doanh và chỉ tiêu đơn giá tiền lương do Hội đồng quản trị, Đại hội cổ đông có thẩm quyền phê duyệt. Quỹ tiền lương thực hiện được xác định căn cứ vào kết quả kinh doanh đạt được. Tiền lương cấp bậc, chức vụ của người lao động được thực hiện theo hệ thống thang, bảng lương của Nhà nước, được ghi trong hợp đồng lao động và các phụ lục kèm theo. Ngoài ra Công ty trả lương hiệu quả (lương mềm) cho từng người lao động trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh của từng bộ phận và người lao động đóng góp vào hiệu quả chung của Công ty. Ngoài tiền lương và phụ cấp (nếu có), người lao động được thưởng trong quỹ tiền lương khi hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tiền thưởng từng người được xác định theo công việc đảm nhận và hệ số đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Ngoài ra Công ty còn thưởng cho người lao động có sáng kiến, cải tiến, hợp lý hoá trong sản xuất, công tác quản lý, chuyên môn nghiệp vụ khắc phục khó khăn trong sản xuất, tiết kiệm làm lợi cho công ty. Chính sách Bảo hiểm, phúc lợi Công ty tham gia đầy đủ chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho người lao động của Công ty. Người lao động được hưởng các chính sách phúc lợi của Công ty: tặng quà nhân dịp các ngày lễ tết, ngày sinh nhật, được thăm hỏi khi ốm đau; trợ cấp khi nghỉ ốm, thai sản hoặc gặp khó khăn… Hàng năm Công ty tổ chức tham quan nghỉ mát cho cán bộ công nhân viên. Ngoài ra Công ty tổ chức thường xuyên các hoạt động thể thao, văn hoá nghệ thuật, xây dựng văn hoá doanh nghiệp, ngày hội gia đình khuyến khích cán bộ nhân viên tham gia. Các phúc lợi công cộng của tập thể cho cán bộ công nhân viên trong Công ty sử dụng kinh phí từ nguồn quỹ phúc lợi. Chế độ làm việc Trong điều kiện lao động bình thường, thời gian làm việc của người lao động là 44 giờ/ tuần, thời gian làm việc mỗi ngày là 8 giờ; ca sáng, ca chiều có thời gian nghỉ 30 phút, ca đêm nghỉ 45 phút (kể cả ăn cơm giữa ca). Trường hợp do tính chất vận hành dây chuyền sản xuất, đang trong ca trực sẽ luân phiên nghỉ ăn giữa ca. Người sử dụng lao động và người lao động phấn đấu tăng năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh để giảm thời gian lao động xuống 40 giờ/ tuần. Một số nhận xét về văn hóa doanh nghiêp : Ở Habeco, HĐQT và ban Tổng giám đốc đều cùng chung một mục tiêu, cùng chung đích đến, vì vậy không có sự vênh nhau. Về phía HĐQT, luôn phải phân định rõ ràng giữa chức năng nhiệm vụ của HĐQT và ban điều hành; HĐQT định hướng sản xuất kinh doanh theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và giám sát công việc của ban Tổng giám đốc chứ không can thiệp sâu - Mối quan hệ dân chủ, bình đẳng, lắng nghe và thân thiện giữa lãnh đạo và đội ngũ CBCNV: Sự dân chủ và bình đẳng không phải là việc cào bằng mà là việc ứng xử đúng chức trách và nhiệm vụ của mình, được bình đẳng tận dụng các cơ hội trong cuộc sống và trong công việc, được phát huy nguyện vọng và năng lực của mình, được đối xử và đãi ngộ đúng với đóng góp của mình tại Công ty. Tại HABECO, mỗi cá nhân có quyền và được tạo điều kiện để mọi người thể hiện chính kiến của mình với mục tiêu xây dựng và phát triển. - Mối quan hệ giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp: Một tập thể tốt là một tập thể mà ở đó các cá nhân có sự hợp tác, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Sự học hỏi và phấn đấu trong mối quan hệ đồng nghiệp sẽ tạo nên một tập thể vững mạnh. Điều đó đang tồn tại ở Tại HABECO và đang ngày càng được phát huy -Mối quan hệ với sản phẩm của mình: Mỗi sản phẩm đưa ra thị trường là kết quả của quá trình tìm tòi, nghiên cứu, đánh giá khách hàng và đối thủ. Mỗi doanh nghiệp đều có sản phẩm ruột của mình. Ở Tại HABECO, Bia hơi Hà Nội chính là đứa con tinh thần của Công ty. Vì vậy, mỗi nhân viên đều phải hiểu về sản phẩm, yêu sản phẩm thì mới truyền được tình yêu và niềm tin vào sản phẩm tới khách hàng, thúc đẩy khách hàng gắn bó và thưởng thức có văn hóa. Văn hóa được duy trì bằng sự trao truyền và quảng bá. VHDN cũng không nằm ngoài quy luật đó. Habeco không thể xây dựng được VHDN nếu không có sự thấu hiểu, ý thức và tôn trọng. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục nội bộ có vai trò rất lớn trong việc xây dựng VHDN. Ở tại HABECO, công ty có tờ tin nội bộ, là diễn đàn, là tiếng nói là tâm tư nguyện vọng của nhân viên trong doanh nghiệp. Vì vậy, mỗi cá nhân đều có quyền bảy tỏ tiếng nói, tâm tư, nguyện vọng của mình một cách thẳng thắn trên tờ tin nội bộ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphieu_danh_gia_cl_1__1024.doc
Luận văn liên quan