Luận văn Phân tích cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai

Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp trong ngành dệt may phải nhập nguyên liệu ở nước ngoài với giá cao. Ngành nguyên vật liệu cho ngành dệt may mới chỉ đáp ứng một phần nhỏ về số lượng và nhiều khi chất lượng không đảm bảo. Việc các doanh nghiệp trong ngành dệt may hiện nay của Việt Nam thường phảI nhập khẩu một lượng khá lớn nguyên vật liệu từ nước ngoàI là một thiệt thòi rất lớn khi tham gia cạnh tranh trên thị trường do giá thành của ta thường cao nên rất khó cạnh tranh. Vì vậy Nhà nước nên có chính sách phát triển các ngành trồng bông và các ngành chế biến sợi, ngành hóa chất phục vụ cho ngành dệt may.

pdf84 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2969 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t may nói chung đang phảI đối mặt với những vấn đề chính sau: 1. Làm sao để có sự chuẩn bị kĩ lưỡng từ chiến lược cho đến kế hoạch cụ thể. 2. Đáp ứng được nhu cầu nguyên phụ liệu một cách thông suốt và chủ động hơn. Điều này đòi hỏi phảI có sự kết nối chặt chẽ ngành dệt và ngành may trong nước với các cơ sở cung cấp nguyên vật liệu trong nước. 3. Có sự chủ động đến với khách hàng và có phong cách làm ăn năng động hơn, như việc liên kết hàng dọc hoặc hàng ngang và có người giao dịch ở gần khách hàng. Tự thân mỗi doanh nghiệp phải tìm cách tranh thủ và giữ chân khách hàng. 4. Tìm và kết nối với bạn hàng tiêu thụ trực tiếp, hiện nay khoảng 80% phần gia công của Việt Nam đang phải thông qua nước thứ ba. 5. Làm sao cung cấp hàng nhanh với chi phí thấp, đúng hẹn, đạt chất lượng và chuyên nghiệp hoá. Tay nghề và chất lượng hàng hoá Việt Nam cao hơn Trung Quốc. Vì vậy, việc cạnh tranh ở dòng sản phẩm chất lượng cao, với kỹ thuật phức tạp hơn, mẫu mã đa dạng độc đáo cần được coi trọng hơn 6. Khai thác lợi thế ổn định chính trị tại Việt Nam so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia để thu hút đầu tư nước ngoài. 7. Vai trò của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) càng trở nên quan trọng nhất là trong việc khai thác, củng cố và phát triển các mạng thị trường, kết nối và xây dung các chuỗi liên kết doanh nghiệp, tạo kỹ năng tổ chức tiếp thị quốc tế, cách bán hàng, phương thức thanh toán, hỗ trợ tài chính, tín dụng xuất khẩu. Từ tháng 5-2004 VITAS có đại diện lên lạc tại Châu Âu là một khở điểm tốt với dệt may Việt Nam. Những khó khăn mà toàn ngành dệt may đang phải đối mặt được liệt kê trên một số mặt lớn sau: - Thiếu vốn đầu tư. Các doanh nghiệp hiện nay trong ngành dẹt may Việt Nam hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với số vốn khiêm tốn hơn nữa khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp chưa cao. Việc thiếu vốn luôn là một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm sút khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam. Thiếu vốn chúng ta không thể có tiền đầu tư máy móc thiết, xây dựng nhà xưởng, tìm hiểu nghiên cứu thị trường,… Vốn và lao động là hai yếu tố quan trọng nhất đối với quá trình sản xuất của mỗi doanh nghiệp. - Quản lý trong các doanh nghiệp còn kém. Đội ngũ quản lý chưa có trình độ và chuyên môn. Các cán bộ chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực mình quản lý. - Việc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, đặc biệt cạnh tranh về giá cả với hàng Trung Quốc. - Sự thiếu đồng bộ trong các chính sách và quyết định của Nhà nước, điề này ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển ổn định của mỗi doanh nghiệp. Chỉ khi có một khung pháp lý hòn chỉnh các doanh nghiệp mới yên tâm sản xuất, điều này đòi hỏi các cơ quan nhà nước cần xây dựng mọt hệ thống văn bản hoàn chỉnh khuyến khích các doanh nghiệp phát triển. - … Ngành Dệt - May Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức trên con đường hội nhập và phát triển. Từng doanh nghiệp phải đối mặt và cạnh tranh gay gắt. Không chỉ với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong nước mà còn với cả các doanh nghiệp nước ngoài để tăng thị phần. Bản thân ngành Dệt - May Việt Nam cũng tự nhận thấy năng lực còn quá nhỏ so với tiềm năng và so với ngành dệt may của một số nước trong khu vực Việt Nam có dân số hơn 80 triệu người với 47% dân số đang ở độ tuổi lao động và là nguồn cung ứng lao động nhân lực trẻ và dồi dào cho ngành Dệt - May. Lao động Việt Nam thông minh cần cù chịu khó, rất phù hợp với ngành đệt - May. Lao động Việt Nam có giá nhân công vào loại rẻ nhất thế giới. Ví dụ: so sánh con số giá công lao động Việt nam với các nước Asean và các nước trên thế giới. Giá công lao động Việt Nam là 0.24 USD/giờ so với 1.18USD /giờ của Thái Lan, 0.32USD/ giờ của Indo, 1.13USD /giờ của Xingapo và 0.34USD /giờ của Trung Quốc, 0.39 USD/ giờ của Hồng Kông, 12.63USD /giờ của Pháp và với 16.37 USD/giờ của Nhật Bản... Nước ta nằm trong khu vực Châu á Thái Bình Dương, hiện nay làm khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất thế giới, trung bình đạt từ 8-10%/năm. Cũng như các nước khác trong khu vực, Việt Nam rất năng động trong việc phát triển kinh tế. Đặc biệt hơn cả là Việt Nam có cảng biển lớn, dài, dọc theo đất nước rất thuận lợi chi việc xuất nhập khẩu. Trở lại vấn đề này, trong chiến lược phát triển chung của toàn ngành đã được Chính phủ phê duyệt đến năm 2010, ngành Dệt - May Việt Nam đã đạt mục tiêu, đạt kim ngạch xuất khẩu 7 tỷ USD , thu hút 4 triệu lao động vào làm việc. Để đạt mục tiêu này, ngành Dệt - May Việt Nam đang thiết kế một chương trình ”tăng tốc” khá hoàn chỉnh với ba vấn đề cấp thiết phải tập trung giải quyết gồm: “Đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng thị trường tiêu thị sản phẩm và vốn đầu tư cho phát triển”. Trong đó đầu tư là một trong những giải pháp quan trọng nhất, bởi đây cũng là một biện pháp để huy động mọi nguồn nhân lực của các thành phần kinh tế. Nhà nước với chủ trương khuyến khích xuất khẩu, hiệp định thương mại Việt - Mỹ đã được ký kết tháng 7 năm 2000 và tiếp tục được Thượng viện Mỹ thông qua với 88/12 phiếu ngày 03/10/2001 là một cơ hội lớn cho ngành Dệt - May nước ta, vì đây là một thị trường khổng lồ dễ tính. Trong khi chờ đợi hiệp định được phê chuẩn để “tăng tốc”. Khi điều kiện cho phép đặc biệt cần thiết trong giai đoạn chưa áp dụng chế độ hạn ngạch. Với xu thế tự do hoá thương mại đối với ngành Dệt - May đang được thực hiện từng bước theo lịch trình của Hiệp định ATC (Agreement on Textile and Clothing), theo hiệp định này đến năm 2005 sẽ xoá bỏ toàn bộ hàng rào hạn ngạch đối với các nước thành viên thuộc tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đây cũng là một cơ hội nhưng đồng thời cũng là một thử thách lớn đối với ngành Dệt - May nước ta, kể cả khi ta đã là thành viên của tổ chức này trước năm 2005. Trong hoàn cảnh mới, ngành dệt may Việt Nam đang có nhiều cơ hội, song cũng đứng trước những thách thức lớn. Phân tích SWOT ngành dệt may Việt Nam có thể nêu ra những nét chủ yếu về năng lực của ngành trong những năm tới Bảng 3.1 :Phân tích SWOT ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới Thế mạnh - Có nguồn nhân công dồi dào và có trình độ - Lương giờ bình quân thấp - Chi phí sản xuất/1 phút thấp hơn nhiều nước trong khu vực - Yêu cầu đàu tư tối thiểu đối với chủ doanh nghiệp - Phương tiện gửi hàng và vận chuyển quốc tế thuận lợi và có chi phí thấp - Miễn thuế nhập khẩu đối với vật tư dùng cho SX hàng xuất khẩu - đội ngũ quản lý có kỹ năng kinh doanh và đang chuyển sang hình thức tiếp cận trực tiếp với khách hàng Điểm yếu - Giá trị gia tăng trong nước thấp do duy trì quá lâu hình thức gia công - Chưa chủ động tạo được nguồn nguyên liệu trong nước phù hợp yêu cầu sản xuất hàng xuất khẩu - Sự liên kết với khách hàng kém phát triển: quá phụ thuộc vào đối tác nước ngoại, ít mối liên hệ với khách hàng cuối cùng - Hầu như chưa có thương hiệu riêng và chủng loại sản phẩm còn hạn chế - Việc đào tạo còn hạn chế, đặc biệt đối với các nhà quản lý chuyên ngành - Thu nhập của phía Việt Nam chủ yếu dựa trên chi phí gia công, vì thế hạn chế lợi nhuận và khả năng tăng vốn Cơ hội - Có cơ hội nâng cao hiệu quả và kỹ năng tiếp thị trong gia công để chuyển sang xuất FOB - Độ co dãn về thu nhập lớn cho they nhu cầu thuận lợi đối với xuất khẩu - Tỷ giá hối đoáI thực tế của VNĐ trên một số thi trường đang yếu đI lam tăng khả năng xuất khẩu hàng vào thị trường đó - Một số công ty đã thành công trong phát triển các sản phẩm đặc biệt tại thị trường ngách - Các số liệu xuất khẩu quá khứ cho they các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là EU, Nhật Bản - Thị trường Mỹ đang có nhu cầu lớn về hàng dệt may Việt Nam - Cần phảI nắm bắt lấy cơ hội tại cá thị trường mới, trong đó các Nga và Các nước SNG Thách thức - Tính khốc liệt trong cạnh tranh ở tất cả các thị trường đang tăng - AFTA sẽ giảm các hàng rào thương mại ở Châu á và khuyến khích cạnh tranh khu vực - Chi phí cho các dịch vụ thuộc kết cấu hạ tầng cao: chi phí điện thoại, dịch vụ viễn thông, giá điện, nước,… - Cạnh tranh khốc liệt từ phía Trung Quốc do ở đó công nghiệp dệt và phụ liệu đã phát triển, và có nguồn nhân công rẻ hơn, năng suất lao động cao hơn - Hiệp định dệt may Việt Nam- Mỹ quy định việc khống chế hạn ngạch hàng dệt may từ Việt Nam vào thị trường Mỹ - Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tê WTO 3.1.2. Với công ty dệt Minh Khai : Là một doanh nghiệp trực thuộc sở Công nghiệp Hà Nội, công ty dệt Minh Khai trong những năm qua luôn là doanh nghiệp đI đầu. Để có được kết quả trên là sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên toàn xí nghiệp. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay dệt Minh Khai không đứng ngoàI những ảnh hưởng đó. Công ty dệt Minh Khai vùa phảI chịu những ảnh hưởng chung đối với toàn ngành dệt may Việt Nam tuy nhiên với những đặc điểm riêng của mình công ty phảI chịu những cơ hội và thách thức hoàn toàn khác. Sau đây là bảng phân tích SWOT với riêng công ty dệt Minh Khai Bảng 3.2: Phân tích SWOT đối với công ty dệt Minh Khai SWOT Cơ hội *Thị trường xuất khẩu rộng lớn.doanh nghiệp co nhiều tiềm năng xuất khẩu *Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu Thách thức *Cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc và của các doanh nghiệp tư nhân trong nước *Đòi hỏi khắt khe từ phía khách hàng Điểm mạnh *Chất lượng sản phẩm của công ty luôn được đánh giá cao *Uy tín của công ty *Quan hệ tốt với khách hàng *Đội ngũ lao động có tay nghề S/O - Sản phẩm công ty có khả năng xuất khẩu ra thị trường thế giới - Chất lượng sản phẩm tốt S/T - Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn - Cạnh tranh về giá, chất lượng, dịch vụ,… Điểm yếu *Quảng bá kém *Cơ cấu sản phẩm chưa hiệu quả do chưa tận dụng hết năng lực sản xuất W/O - Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu chưa đạt hiệu quả tối ưu - Thương hiệu sản phẩm kém W/T - Cạnh tranh gay gắt, khó khăn - Yêu cầu về sản phẩm ngày càng cao Mục tiêu phát triển của dệt Minh Khai trong thời gian tới là: Cùng với xu hướng phát triển chung của toàn ngành dệt và trên cơ sở nhiệm vụ được giao, công ty dệt Minh Khai đã dựa vào nội lực và ngoại lực để đề ra hướng đi cho mình trong tương lai : Mở rộng qui mô sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu, khai thác thị trường trong nước, nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và xuất khẩu, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu của công ty sang nhiều thị trường các nước trên thế giới. Trên cơ sở hướng phát triển chung đó,công ty đã xây dung phướng hướng phát triển sản xuất kinh doanh trong những năm tới cụ thể như sau: - Đạt mức tăng trưởng bình quân 13% năm 2005 và 14% năm 2010, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động với thu nhập bình quân 100 USD/người/tháng - Mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường khác như EU, Châu á, Mỹ ... bên cạnh đó tiếp tục củng cố và mở rộng xuất khẩu sang thị trường truyền thống Nhật. - Xúc tiến quảng cáo, bán hàng rộng rãi, tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước để giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm các bạn hàng. - Xây dựng một hệ thống kênh phân phối hoàn chỉnh bao gồm các cửa hàng và đại lý ở trong nước và ngoài nước. - Đầu tư chiều sâu cho máy móc thiết bị, nhập các dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, bổ xung cho các thiết bị cũ, đáp ứng các yêu cầu sản xuất mới. - Từng bước chuyển sang dùng nguyên vật liệu trong nước hoàn toàn thay cho việc phải nhập khẩu nguyên liệu sản xuất như hiện nay để giảm chi phí sản xuất cho công ty. - Mở rộng áp dụng thêm bộ tiêu chuẩn ISO 9002 để có thể đáp ứng được yêu cầu của các khách hàng khó tính nước ngoài. Bảng 3.3.Kế hoạch năm 2005 của công ty dệt Minh Khai (triệu đồng) Chỉ tiêu Kế hoạch 2005 Tăng so với 2004 (%) 1. Giá trị sản xuất công nghiệp 82.000 105 2. Tổng doanh thu 97.000 106 - Doanh thu sản xuất công nghiệp 96.000 106 - Doanh thu thương mại 950 - Doanh thu khác 50 3. Kim ngạch xuất nhập khẩu (USD) 5.300 4. Lợi nhuận 560 100 5. Tổng nộp ngân sách 53 203 3.2. Một số đề xuất về việc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai: 3.2.1.Phân tích khả năng của công ty dệt Minh Khai đối với việc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu: Để lựa chọn một cơ cấu sản phẩm xuất khẩu hợp lý không chỉ dựa vào những yếu tố bên ngoàI doanh nghiệp (yếu tố thị trường, giá cả nguyên vật liệu, đối thủ cạnh tranh, ….)mà quan trọng nhất phảI dựa vào những yếu tố bên trong doanh nghiệp. Thấy và đánh giá được tình trạng hiện tại của toàn bộ các yếu tố bên trong doanh nghiệp ta mới có thể đưa ra những kế hoạch về điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu Bảng 3.5: Phân tích khả năng của công ty dệt Minh Khai với việc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu Yếu tố Đánh giá Vốn - Vốn chủ sở hữu thấp - Tổng vốn còn thấp - Có khả năng vay từ bên ngoài Máy móc, thiết bị - Tương đối hiện đại, song chưa đồng bộ giữa các khâu - Ngày càng được nâng cấp, đầu tư mới - Nhà máy thường xuyên tiến hành bảo trì bảo dưỡng máy móc, thiết bị hiện có - Cho phép sử dụng tối đa công suất - So với nhiều doanh nghiệp khác, với các nước trong khu vực công nghệ còn chưa sánh kịp Nguồn nhân lực - Đội ngũ lao động có tay nghề - Khả năng quản lý còn hạn chế - Chưa thu hút được lao động giỏi, có tay nghề cao - Vấn đề an toàn và vệ sinh lao động - Có thể sử dụng tối đa hết công suất lao động - Quản lý lao động còn gặp nhiều khó khăn Qua những phân tích trên, ta có thể thấy hiện tại công ty không phảI không bộc lộ những điểm yếu nên khó có thể đI đầu xâm nhập vào những thị trường hoàn toàn mới, sản xuất những sản phẩm hiện chưa có trên thị trường. Với khả năng nguồn lực hiện tại công ty có thể phát triển những sản phẩm hiện có của mình, duy trì những thị trường truyền thống, khai thác những thị trường tiềm năng. 3.2.2. Khả năng xuất khẩu sản phẩm của công ty dệt Minh Khai Ngày nay nhu cầu sinh hoạt của con người ngày càng tăng, người tiêu dùng ngày càng sử dụng nhiều những sản phẩm cao cấp. NgoàI ra khi sử dụng các sản phẩm này họ thường quan tâm nhiều tới chất lượng sản phẩm, kiểu dáng, mẫu mã của sản phẩm tiếp đó mới là quan tâm tới giá cả của sản phẩm. Đối với mỗi loại sản phẩm của công ty dệt Minh Khai đều có những điểm mạnh và những điểm hạn chế khác nhau. Nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng trong thời gian tới công ty hướng tới sẽ đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có chất lượng tốt, kiểu dáng đẹp và đây chính là những sản phẩm mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp, đó chính là sản phẩm áo choàng tắm và khăn Jacquard. Với thị trường xuất khẩu truyền thống Nhật Bản, trong thời gian tới công ty vẫn tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này. Các sản phẩm của dệt Minh Khai trên thị trường Nhật Bản đều được đánh giá cao và có thể tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường vốn khó tính này. Nhật Bản ngày nay là một thị trường mở với quy mô khoảng 13 triệu người, có mức sống cao (GDP năm 2002 của Nhật Bản là 32.585 USD/người). Nhật Bản được coi là mộ trong những thị trường có đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm. Thị hiếu người tiêu dùng Nhật xuất phát từ điều kiện văn hóa, kinh tế; nhìn chung người Nhật có óc them mỹ kinh tế đặc biệt đối với những sản phẩm hàng hoá cao cấp như sản phẩm khăn Jacquard, áo choàng tắm của công ty dệt Minh Khai. Xu hướng tiêu dùng hàng nhập khẩu của người Nhật ngày càng tăng và sức tiêu thụ của thị trường này là rất lớn (khoảng 3.000 tỷ Yên, trong đó hàng nhập khẩu chiếm tới 50%). Để duy trì và mở rang thị trường Nhật Bản công ty phảI lưu ý tới những điểm sau trong yêu cầu về sản phẩm: chất lượng sản phẩm cao, nhạy cảm về giá, người tiêu dùng Nhật ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm, đảm bảo thời gian giao hàng. Việc EU xoá bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam từ 1/1/2005 có thể là một tín hiệu tốt đối với công ty. Thoả thuận trên có thể giúp các nhà xuất khẩu Việt Nam cạnh tranh với Trung Quốc. Từ việc phân tích những thông tin về thị trường EU công ty xác định thị trường xuất khẩu trong tương lai của doanh nghiệp sẽ mở rộng thị trường EU. Thị trường EU – noi đồng Euro tăng giá sẽ thúc đẩy nhập khẩu hàng dệt may trong thời gian tới. Điều quan trọng là Bruxel đã tăng một cách đáng kể lượng quota đối với hàng đẹt may nhập khẩu từ Việt Nam. Thị trường EU hướng hẹn là một thị trường đầy tiềm năng đối với công ty dệt Minh Khai 3.2.3. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xuất khẩu Các sản phẩm xuất khẩu của công ty đều được sản xuất trên cùng một dây chuyền công nghệ nhưng có sự phân định ở các khâu rõ ràng đối với từng loại sản phẩm. Với cùng một công nghệ sản xuất nhưng mối sản phẩm lại có những yêu cầu riêng, đặc biệt với những sản phẩm xuất khẩu đòi hỏi cao về chất lượng. Tại phân xưởng dệt thoi sợi mộc được đưa vào để đánh thành sợi ngang và sợi dọc, tạo thành nguyên liệu đầu vào cho quá trình dệt. Nguyên liệu đưa vào với những sản phẩm cao cấp như khăn Jacquard, áo choàng tắm phảI được kiểm tra kỹ trước khi đưa vào đánh sợi. Với từng loại sản phẩm nguyên liệu sợi đầu vào phảI được phân loại rã ràng. Khăn mộc sau khi được nấu sẽ tiếp tục được đưa sang bộ phận tẩy. Sản phẩm của quá trình này là khăn trắng. Tiếp đó khăn lại được đưa vào nhuộm thành khăn màu. Trong quá trình đặt hàng khách hàng yêu cầu màu của sản phẩm trên cơ sở đó phân xưởng tẩy nhuộm thực hiện theo kế hoạch. áo choàng tắm, sợi bông sau khi đã được dệt và nhuộm sẽ được đưa vào xưởng hoàn thành để thực hiện công đoạn cắt may tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh. Quy trình công nghẹ của công ty đối với các loại sản phẩm xuất khẩu là tương đối đồng đều. Khi điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu chúng ta cần phảI chú ý tới quá trình công nghệ để có sự phân công lao động và kế hoạch về nguyên vật liệu một cách khoa học và hiệu quả nhất. Bảng 3.6. : Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xuất khẩu 3.2.4.: Đề xuất phương án điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai Sợi mộc quả Sợi dọc Mắc Hồ Sợi ngang Đánh suốt Dệt Nấu Tẩy Nhuộm Cắt dọc may dọc Cắt ngang may ngang Kiểm tra thành Đóng gói, đóng kiện Nhập kho Khăn mộc Khăn Jacquard cần thiết phảI tuyển chọn công nhân có tay nghề và ý thức Khăn trắng Khăn màu áo choàng tắm yêu cầu công nhân cắt may phảI có ý thức và tay nghề cao May màn tuyn thành sản phẩm Ph ân x ưở ng d ệt th oi Ph ân x ưở ng tẩ y nh uộ m Ph ân x ưở ng ho àn th àn h Với với mỗiphương án của công ty được đưa ra đều phảI dựa theo một quy trình nhất định như sau: Bảng 3.7: Quy trình đề xuất một phương án Cơ sở đưa ra phương án - Phân tích khả năng xuất khẩu từng sản phẩm của công ty dệt Minh Khai - Điểm mạnh, yếu cũng như cơ hội và thách thức đối với công ty - Khả năng hiện tại của công ty đặc biệt tình trạng máy móc thiết bị, nguôn vốn và lao động - Phương hướng phát tiển của công ty trong tương lai - Khả năng mở rộng thị trường sang EU và du trì, củng cố thị trường Nhật Bản - Tỷ lệ Lợi nhuận/Chi phí đối với từng mặt hàng xuất khẩu Phương án Dựa vào việc phân tích các điều kiện hiện tại của công ty, đặc biệt khả năng xuất khẩu của các sản phẩm. Theo quan điểm chủ quan của mình em xin được đưa ra ba phương án sau  Phương án 1: Tăng tỷ lệ khăn Jacquard xuất khẩu thêm 20% đồng thời giảm tỷ lệ khăn ăn xuất khẩu 10% Điều kiện thực hiện phương án: Mua thêm một bộ máy mới (máy dệt VAMATEX xuất xứ Italia, đàu máy Jacquard điện tử Staubli xuất xứ Pháp). Nguyên giá 1.500.000 Phân tích môI trường Cơ hội rủi ro Phân tích nội bộ Điểm mạnh điểm yếu Sự hoà hợp Mong muốn của công ty Xác định phương án Đánh giá và lựa chọn phương án USD khoảng 24.000.000.000VNĐ, sử dụng trong vòng 10 năm, khấu hao hàng năm là 2.4 00.000.000VNĐ (khấu hao đều) Ưu điểm của phương án: Doanh thu của doanh nghiệp tăng vì khăn Jacquard có tỷ lệ Lợi nhuận/Chi phí cao. Có khả năng tiêu thụ trên thị trường Nhật Bản, EU,.. vì khăn Jacquard của công ty được các nước đánh giá rất cao về chất lượng, khối lượng đơn đặt hàng cho sản phẩm thường nhiều nhưng máy móc không cho phép nên nhiều đơn hàng đã không thực hiện được. Nhược điểm của phương án: Chi phí đầu tư cho máy móc mới từ nước ngoàI cao (2.4 tỷ đồng/năm), chi phí tăng, giá thành sản phẩm tăng và lợi nhuận thu về không cao.  Phương án 2: Tăng tỷ lệ áo choàng tắm xuất khẩu thêm 20% đồng thời giảm tỷ lệ khăn ăn xuất khẩu 10% Điều kiện thực hiện: khi thực hiện phương án này công ty không cần mua thêm máy móc mới chỉ cần sử dụng hết công suất máy móc, thiết bị hiện có tại nhà máy. Đồng thời tăng cường giám sát ngày, ca làm việc của người lao động để không lãng phí thời gian lao động. Cần những công nhân có tay nghề cao phục vụ việc may sợi bông thành thành phẩm áo choàng tắm Ưu điểm: Sản phẩm áo choàng tắm là sản phẩm đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp do tỷ lệ Lợi nhuận/Chi phí của sản phẩm gần 40%. Tăng tỷ lệ xuất khẩu áo choàng tắm sẽ giúp tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng lợi nhuận cho công ty. Nhược điểm: Đây vẫn còn là sản phẩm mới của công ty nên chưa khẳng định được chất lượng trong lòng khách hàng. Sản phẩm sản xuất nhưng có nguy cơ không xuất khẩu được. Bên cạnh đó, là một sản phẩm còn khá mới mẻ để có thể xâm nhập vào thị trường thế giới công ty cần phảI tiến hành quảng cáo, khuyếch trương, xúc tiến thương mại, chi phí cho hoạt động này thường lớn nhất là với sản phẩm mới, khoảng 2% tổng doanh thu.  Phương án 3: Tăng tỷ lệ xuất khẩu áo choàng tắm 10% và khăn Jacquard 10% đồng thời giảm tỷ lệ khăn ăn xuất khẩu 10% Điều kiện thực hiện: giống như phương án 2 ở phương án này công ty không cần đầu tư thêm máy móc, thiết bị. Công ty có thể thực hiện bằng cách tăng số ca làm việc từ 3 ca/ngày lên thành 4 ca/ngày, đồng thời giảm thời gian trống giữa các ca làm việc. Thực hiện các chính sách ưu đãI về lương thưởng cho công nhân, chính sách đĩa ngộ thoả đáng tạo động lực cho người lao động tích cực tham gia sản xuất. Thường xuyên tiến hành hoạt động bảo trì,bảo dưỡng máy móc hiện có để không xảy ra hiện tượng máy không có máy cho công nhân làm việc Ưu điểm: Không tốn kém chi phí như 2 phương án trên. Sản phẩm sản xuất ra có khả năng xuất khẩu. Chia sẻ bớt rủi ro. Doanh thu của công ty tăng, kim ngạch và tổng lợi nhuận tăng. Nhược điểm: Công ty cần phảI đào tạo thêm nâng cao tay nghề công nhân. Chi phí gián lao động tăng. Công tác quản lý cần thực hiện sát sao hơn Bảng 3.8. Hiệu quả sơ bộ của các phương án Chỉ tiêu 2004 Phơng án điều chỉnh1 Phơng án điều chỉnh 2 Phơng án điều chỉnh 3 Tổng doanh thu 89,360.00 93,550.60 89,797.86 91,674.23 Doanh thu XK 73,540.00 76,996.38 73,907.70 75,452.04 Doanh thu thuần 87,950.00 92,053.79 88,361.09 90,207.44 Giá vốn hàng bán 78,900.00 81,604.71 78,449.01 80,025.98 Tăng thêm 2,400.00 1,795.96 870.88 Lợi nhuận gộp 9,050.00 8,049.08 8,116.12 9,310.59 Chi phí bán hàng 3,870.00 3,870.00 3,870.00 3,870.00 Chi phí quản lý 2,910.00 2,910.00 2,910.00 2,924.55 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 2,270.00 1,269.08 1,336.12 2,516.04 Lợi nhuậ trớc thuế 2,900.00 Lợi nhuận sau thuế 2,180.00 Như vầy, có thể thấy phương án 3 là phương án có hiệu quả nhất sẽ đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp 3.3.Một số kiến nghị nhằm điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai Trên cơ sở phân tích thực trạng cơ cấu sản phẩm xuất khẩu ở công ty dệt Minh Khai cũng như đánh giá những thuận lợi khó khăn còn tồn tại của công ty hiện nay, em xin đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty trong thời gian tới. 3.3.1.Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm thu thập thông tin tạo cơ sở cho việc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sao cho phù hợp Cơ sở đưa ra giảI pháp : Nghiên cứu thị trường là một việc làm hết sức cần thiết đối với bất kỳ một công ty kinh doanh nào đặc biệt là công ty kinh doanh xuất khẩu. Nghiên cứu thị trường đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty trên thị trường nhất là thị trường quốc tế. Công tác nghiên cứu thị trường được thực hiện tốt và có hiệu quả sẽ tạo tiền đề, cơ sở cho quá trình tiếp cận thị trường cũng như quá trình chiếm lĩnh và củng cố thị trường cho công ty xuất khẩu. Lựa chọn cơ cấu sản phẩm xuất khẩu là quá trình biến đổi cơ cấu sản phẩm từ trạng tháI này sang trạng tháI khác sao cho phù hợp với môI trường kinh doanh và khai thác tối đa nguồn lực của doanh nghiệp, đem lại cho doanh nghiệp lợi nhuận cao. Chỉ khi nắm bắt được thông tin thị trường tốt, có được những thông tin thị trường chính xác công ty mới có cơ sở để đưa ra những kế hoạch, những chiến lược phù hợp. Thực trạng công tác nghiên cứu thị trường ở công ty Hiện nay công tác nghiên cứu thị trường của công ty dệt Minh Khai vẫn còn khá yếu kém . Là một công ty sản xuất với mục tiêu chính để xuất khẩu , hoạt động nghiên cứu thị trường đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Vậy mà cho tới nay hoạt động này vẫn bị bỏ ngỏ. Công ty chưa thực sự có sự quan tâm đầu tư đúng đắn cho các hoạt động của công tác nghiên cứu thị trường. Hoạt động nghiên cứu của công ty hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu tại bàn qua các nguồn thông tin trên báo, tạp chí, mạng Internet và các khách hàng quen thuộc. Việc tổ chức nhân sự cho công tác này bị coi nhẹ. Hoạt động nghiên cứu thị trường chỉ là một hoạt động nhỏ trong các hoạt động khác nằm ở phòng kế hoạch thị trường của công ty. Hiện tại phòng phải đảm nhiệm rất nhiều công việc từ việc xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ, điều độ sản xuất đến các việc tổ chức tìm kiếm, lo nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, nghiên cứu thị trường, ký kết các hợp đồng xuất khẩu, lo tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm. Phương thức tiến hành - Thành lập riêng một phòng ban chuyên nghiên cứu thị trường (phòng Marketing). Các nhân viên cán bộ trong phòng này phải là những người có năng lực, thông thạo nghiệp vụ, có kinh nghiệm hiểu biết về thị trường trong nước và quốc tế. - Công tác nghiên cứu thị trường cần có sự đầu tư thoả đáng . Hàng năm công ty trích một phần lợi nhuận để đầu tư cho hoạt động này, trang bị các phương tiện công cụ nghiên cứu hiện đại phục vụ cho nghiên cứu đặc biệt là đôí vơí việc thu thập thông tin càng cần có sự đầu tư bổ sung các phương tiện hiện đại đảm bảo cho việc thu thập thông tin nhanh nhất, chính xác nhất. Đồng thời tổ chức tạo điều kiện cho các nhân viên thị trường có điều kiện đi khảo sát thị trường nước ngoài; tích cực tham gia các hội chợ triển lãm, đặc biệt là các hội chợ triển lãm tổ quốc tế tổ chức tại nước ngoài để giới thiệu sản phẩm của công ty đến người tiêu dùng, đồng thời đó cũng là dịp để công ty có thể trực tiếp tiếp xúc với khách hàngvà người tiêu dùng, bám sát nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. - Tăng cường hoạt động thu thập thông tin. Mục tiêu của hoạt động này phảI thu thập được những thông tin sau: + Thông tin về khu vựa thị trường - Tăng cường hoạt động thu thập thông tin. Mục tiêu của hoạt động này phảI thu thập được những thông tin sau: + Thông tin về khu vực thị trường: quy mô thị trường, phong tục tập quán trên thị trường đó,… +Thông tin về đối thủ cạnh tranh: cả những đối thủ cạnh tranh hiện tại và những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. PhảI xác định được đâu là đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp mình. Thu nhập những thông tin về giá cả, sản phẩm, khả năng phát triển, các chính sách khác của đối thủ cạnh tranh. + Thông tin về khách hàng: tâm lý, thị hiếu tiêu ding của khách hàng,.. + Thông tin trong ngành lĩnh vựac kinh doanh của doanh nghiệp, phảI nắm bắt được những xu thế phát triển của ngành trong tương lai. 3.3.2.Mở rộng thị trường xuất khẩu Cơ sở giảI pháp: Điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo phương án đề xuất sẽ chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và EU. Để phương án đưa ra có hiệu quả việc tìm hiểu, thâm nhập và mở rộng các thị trường xuất khẩu là một điều doanh nghiệp cần thực hiện. Thị trường xuất khẩu hiện nay của công ty hiện nay chủ yếu là thị trường Nhật Bản, EU, Châu á. Để thúc đẩy việc đưa những sản phẩm xuất khẩu có giá trị ra thị trường xuất khẩu đòi hỏi công ty phảI có những biện pháp quảng bá sản phẩm của công ty trên các thị trường theo phương án. Thị trường Nhật Bản và EU hiện đang bị đe doạ rất hiều từ các đối thủ cạnh tranh Mục tiêu - Duy trì thị trường truyền thống của công ty đặc biệt củng cố, duy trì và mở rộng thị trường Nhật Bản - Mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường mới như EU, Mỹ. Phương thức tiến hành - Đầu tư chiều sâu cho công tác nghiên cứu thị trường . - Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. - Xúc tiến quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, đài, báo, tạp chí, các băng rôn khẩu hiệu, áp phích, quảng cáo trên mạng Internet. -Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm hàng tiêu dùng trên các thị trường Mỹ và EU nhằm giới thiệu sản phẩm của công ty tới người tiêu dùng. - Tìm hiểu thị trường thông qua các đại diện thương mại của Việt Nam tại các nước. 3.3.3. Phấn đấu hạ giá thành sản phẩm Cơ sở của giải pháp Đối với mọi doanh nghiệp kinh doanh nói chung và kinh doanh xuất khẩu nói riêng thì biện pháp hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao lợi nhuận là một công việc tất yếu mà bất kỳ nhà quản trị nào cũng phải nghĩ đến. Công ty dệt Minh Khai hiện nay đang phải cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước và quốc tế. Các sản phẩm mà theo phương án điều chỉnh đưa ra là những phương san có giá thành cao nên khó có thể ạnh tranh với các sản phẩm khác Vì vậy công ty phải có hướng phấn đấu hạ giá thành sản phẩm, mà muốn hạ giá bán sản phẩm thì cách tốt nhất là hạ giá thành sản phẩm sản xuất. Các biện pháp hạ giá thành sản phẩm có thể được thực hiện như sau: Phương thức thực hiện - Giảm chi phí nguyênvật liệu. Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu sẽ làm cho chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm giảm nhiều vì trong kết cấu giá thành sản phẩm của công ty tỉ trọng nguyên vật liệu chiếm 60-70%. Hiện tại công ty đang chủ yếu sản xuất bằng nguyên liệu ngoại nhập (chiếm khoảng 80% số nguyên vật liệu đầu vào của công ty). Giá mua nguyên vật liệu của nước ngoài bao giờ cũng đắt hơn trong nước vì khi nhập nguyên vật liệu công ty phải chịu thêm thuế nhập khẩu, phí vận chuyển và phí bảo hiểm. Mặt khác hiện nay ở nước ta có một số doanh nghiệp có thể sản xuất sợi bông và sợi polieste có chất lượng khá cao, hầu như không thua kém nước ngoài và các loại hóa chất, thuốc nhuộm như: NAOH, H2O2(50%), HCl, axit axêtíc (1%) chất lượng tốt. Bảng 3.4. Giá cả nguyên vật liệu chính Khoản mục Nhập khẩu Trong nước Giá mua một kg sợi 24.2 22.3 Chi phí vận chuyển 0.2 0.03 Chi phí nhập khẩu 0.1 0 Chi phí khác 0.05 0.02 Tổng giá mua 1kg sợi 24.55 22.35 Vì vậy trong thời gian tới để giảm giá thành sản phẩm công ty có thể sử dụng tăng số lượng nguyên liệu nội địa lên. Hiện tại tỉ trọng nguyên liệu chính (sợi bông,sợi Polieste) chiếm khoảng 35% trong tỉ trọng giá thành sản phẩm( công ty sử dụng khoảng 1.338.400 kg nguyên liệu này mỗi năm, trong đó nhập khẩu 80% còn 20% là từ trong nước. Trong nước công ty sử dụng nguyên vật liệu chính của 4 công ty Miền Bắc: dệt 8- 3, dệt 19-5, công ty dệt may Hà Nội và sợi Hà Nội. Hiện nay một số công ty miền Nam có thể đảm bảo ch công ty 30% nguyên vật liệu chính và chất lượng vẫn đảm bảo tốt, tổng giá mua là 22.700 đồng/ kg. Một nguyên nhân nữa làm cho chi phí nguyên vật liệu cao là nhân viên mua nguyên vật liệu chưa có ý thức trách nhiệm trong việc mua nguyên vật liệu. Việc nhập nguyên liệu phải vận chuyển trên đường xa nhưng họ bảo quản không tốt làm cho một số lượng lớn nguyên vật liệu bị hỏng và doanh nghiệp phải bỏ đi số nguyên vật liệu đó. Ước tính số nguyên liệu chính công ty phải bỏ đi chiếm khoảng 0,5% số nguyên vật liệu chính mua về. Vì vậy, doanh nghiệp cần giáo dục và áp dụng các biện pháp hưởng phạt vật chất đối với những người đi nhập liệu làm hỏng nhiều. - Giảm chi phí tiền lương và tiền công trong giá thành sản phẩm. Công ty muốn tăng năng suất lao động cần phải tăng cường đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công nhân. Nhìn chung đội ngũ cán bộ công nhân của công ty thường có tay nghề chưa cao, chưa có kinh nghiệm, chưa có tác phong công nghiệp, do đó ảnh hưởng đến năng xuất lao động. Vì vậy, công ty cần thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn của người lao động để họ có thể thích ứng với công nghệ mới. Công ty đang có kế hoạch mở các cơ sở sản xuất ở ngoại thành Hà Nội nhằm tận dụng giá nhân công rẻ và gần nguyên vật liệu. 3.3.4.Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu Cơ sở của phương án Cùng với vốn lao động là yếu tố quyết định của hoạt độn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lao dộng là yếu tố cơ bản và cách mạng nhất trong các yếu tố cấu thành đầu vào của quá trình sản xuất. Vấn đề cơ bản trong việc sử dụng nguồn nhân lực là phảI biết đầu tư vàkhai thác một cách có hiệu quả yếu tố này. Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay của công ty dệt Minh Khai là công nhân quen với lối làm việc cũ nên mặt yếu của họ là tác phong công nghệ chưa có hoặc chưa rõ nét, trình độ tay nghề và tính kỷ luật chưa cao chưa có niềm say mê với công việc mình đảm nhận. Với việc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo phương san đã đưa ra công ty không cần đầu tư thêm máy móc thiết bị nhưng phảI tận dụng hết công suất của máy móc hiện có, và điều quan trọng hơn công ty phảI sử dụng lao động một cách hiệu quả. Phương thức tiến hành - Giảm thời gian trống giữa các ca làm việc, thay vì làm việc 3 ca/ngày bằng cách tăng lên thành 4 ca/ngày - Thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động. - Xây dựng tác phong công nghiệp trong công việc, xây dựng ý thức trách nhiệm cho người lao động - Có chế độ thưởng phạt nghiêm minh. Việc tuyển dụng đào tạo công nhân cần phải có định hướng chiến lược lâu dài có thể cho công nhân đi học ở các trường đào tạo công nhân kỹ thuật, đào tạo hợp đồng đối với công nhân đứng máy với thời gian ngắn nhất là 6 tháng, còn đối với công nhân bảo toàn, bảo dưỡng thì ít nhất là hai năm. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu về chất lượng tay nghề của thợ. Song song với việc dạy nghề phải giáo dục lớp thợ mới nhận thức được vai trò, vị trí của người công nhân trong nền kinh tế có cồng nghiệp phát triển, sự cần thiết phải có tác phong công nghiệp tầm quan trọng hay giá trị của sản phẩm do công ty hoặc ngành sản xuất ra trong đời sống xã hội. Làm cho người công nhân biết được chất lượng sản phẩm rất cần thiết đối với hoạt động xuất khẩu, với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đối với lớp công nhân cũ cũng phải tiến hành hoạch định kế hoạch đào tạo huấn luyện một cách liên tục, có hệ thống để cho họ nắm bắt kịp thời những thay đổi về công nghệ, thiết bị. Song song với việc đào tạo đội ngũ công nhân tay nghề cao công ty còn phải bồi dưỡng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý bằng cách: - Công ty cử cán bộ đi học nhằm nâng cao trình độ quản lý, đáp ứng nhu cầu của công ty cũng như của thị trường . - Công ty nên tuyển mới một số cán bộ kinh tế nhằm cân bằng với tầm quan trọng của công ty. - Trong thời gian tới công ty nên đào tạo các cán bộ có thể kiêm nhiệm hoặc bổ sung thêm để công ty có thể tiến xa hơn. Để hoạt động xuất khẩu ngày càng được đẩy mạnh công ty cần đào tạo và tuyển chọn một đội ngũ chuyên việc Marketing có năng lực, đầu tư tài chính cho đội ngũ đó để đi khảo sát trên thị trường EU, Nhật Bản, Hàn Quốc...để tìm hiểu thị hiếu, thói quen các yêu cầu quy định về sản phẩm... trên các thị trường. Cần quan tâm hơn nữa đến việc huấn luyện chuyên môn đào tạo nhân lực bằng cách cử đi du học ở các nước có ngành công nghệ dệt phát triển để từ đó công ty có điều kiện học hỏi kinh nghiệm nghiên cứu lâu hơn về văn hóa, truyền thống dân tộc, thị hiếu tập quán cách tiêu dùng.. Vì vậy công ty có thể nắm bắt được sở thích tâm lý của khách hàng, dự đoán chính xác xu hướng tiêu dùng của thị trường để có phương án xâm nhập hiệu quả. Cũng bằng cách đó công ty nên đào tạo đội ngũ chuyên gia thiết kế những mẫu mã, nghiên cứu sáng tác các mẫu thêu phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của các vùng thị trường khác nhau về kiểu dáng, mầu sắc, kết cấu chất liệu hoa văn trang trí... của người tiêu dùng. Đồng thời công ty nên tạo dựng và duy trì nét đặc thù của sản phẩm dệt nhằm tạo ra nhãn hiệu riêng và củng cố uy tín của các sản phẩm của công ty. Để tiến hành đào tạo bồi dưỡng công nhân, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý có hiệu quả thì công ty phải dành một khoản vốn đầu tư cho giáo dục bồi dưỡng con người, tổ chức kiểm tra rà soát đội ngũ lao động để biết thực lực tay nghề và triển vọng phát triển của từng cá nhân để có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp, quan hệ chặt chẽ với các trường đào tạo nghề cũng như các trường đào tạo quản lý. 3.4. Một số kiến nghị đối với nhà nước và với công ty dệt Minh Khai 3.4.1. Kiến nghị với nhà nước Ngành dệt may là ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta, chuyên sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, ngành có thể mang lại nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên công ty dệt Minh Khai nói riêng và ngành dệt may nói chung đang gặp rất nhiều khó khăn trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đặc biệt là từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, phải đương đầu với nhiều thách thức mới là hàng Trung Quốc đã rẻ nay lại được giảm thuế nhiều hơn nên giá xuất khẩu lại càng rẻ. Bản thân mỗi doanh nghiệp xuất khẩu dệt may sẽ rất khó vượt qua những khó khăn này. Vì vậy Nhà nước cần phải có nhiều biện pháp đồng bộ hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy ngành dệt may phát triển trong đó tập trung vào các biện pháp sau: - Có chính sách đầu tư thỏa đáng đối với ngành dệt may và chính sách ưu tiên cho ngành dệt may. Hiện nay ngành dệt may gặp rất nhiều khó khăn nhưng nguyên nhân chủ yếu là số máy móc thiết bị đã quá cũ và lạc hậu, không đủ vốn để đầu tư cho máy móc thiết bị, công nghệ mới. Vì vậy sản phẩm sản xuất theo công nghệ cũ tất nhiên sẽ rất khó khăn trong cạnh tranh. Vậy kiến nghị với Nhà nước tăng vốn đầu tư cho ngành dệt may, có các chính sách ưu đãi đối với ngành: cho vay với lãi xuất ưu đãi hơn và ngân hàng nên nới lỏng điều kiện cho vay, cho các doanh nghiệp trong ngành vay vốn trung và dài hạn nhiều hơn với lãi xuất thấp hơn; cho phép các doanh nghiệp Nhà nước trong ngành giữ lại nhiều lợi nhuận hơn để đầu tư phát triển. Mặt khác hiện nay các thủ tục hải quan kiểm tra xuất nhập khẩu còn rất rườm rà, gây chậm trễ việc giao hàng của các doanh nghiệp. Vì vậy Nhà nước cần cải tiến thủ tục hành chính trong việc quản lý xuất nhập khẩu, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu được dễ dàng. Ngoài ra, Nhà nước nên phối hợp với các tổ chức Việt Nam ở nước ngoài môi giới khách hàng và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp trong ngành dệt may; cung cấp những thông tin về thị trường xuất khẩu ; tổ chức các khóa đào tạo miễn phí nâng cao trình độ cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp. - Chính sách phát triển các ngành phụ trợ cho ngành dệt may Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp trong ngành dệt may phải nhập nguyên liệu ở nước ngoài với giá cao. Ngành nguyên vật liệu cho ngành dệt may mới chỉ đáp ứng một phần nhỏ về số lượng và nhiều khi chất lượng không đảm bảo. Việc các doanh nghiệp trong ngành dệt may hiện nay của Việt Nam thường phảI nhập khẩu một lượng khá lớn nguyên vật liệu từ nước ngoàI là một thiệt thòi rất lớn khi tham gia cạnh tranh trên thị trường do giá thành của ta thường cao nên rất khó cạnh tranh. Vì vậy Nhà nước nên có chính sách phát triển các ngành trồng bông và các ngành chế biến sợi, ngành hóa chất phục vụ cho ngành dệt may. - Có chính sách khuyến khích xuất khẩu: tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu như dệt Minh Khai an tâm khi tham gia cạnh tranh trên thị trường. 3.4.2. Kiến nghị với công ty Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, công ty dệt Minh Khai muốn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nói chung và điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sao cho có hiệu quả nhất thì sự quan tâm giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi của nhà nước là hết sức cần thiết, song quan trọng hơn cả là công ty phải dựa vào nội lực của chính mình. Với những khó khăn còn tồn tại hiện nay của công ty thì việc áp dụng các giải pháp nhằn giải quyết các khó khăncần phải được xem xét và triển khai thực hiện ngay. Cụ thể ở đây công ty dệt Minh Khai cần phải -Nhanh chóng thành lập phòng marketing, tăng cường đầu tư cho các hoạt động điều tra nghiên cứu thị trường. Tìm hiể các thông tin thị trường về những thị truyên thống cũng như những thị trường doanh nghiệp đang hướng tới. - Điều chỉnh lại chính sách giá mà hiện tại công ty đang áp dụng. Vì chính sách giá này làm cho giá cả sản phẩm của công ty trở nên cứng nhắc, không phân biệt giữa giá bán buôn và bán lẻ; đồng thời hạ giá thành sản phẩm xuất khẩu. Việc điều chỉnh giá cả là một công việc hết sức quan trọng, nó liên quan trực tiếp tới khả năng xuất khẩu cũng như kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty. - Quan tâm hơn nữa tới môi trường làm việc và đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty, có các chính sách khuyến khích đãi ngộ hợp lý cũng như các chế độ thưởng phạt nghiêm minh nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động đối với công việc. Kết luận Như vậy, điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sẽ là một việc công ty dệt Minh Khai nên hàng nhằm giúp doanh nghiệp phát triển lâu dài. Với việc xác định một cơ cấu sản phẩm xuất khẩu linh hoạt, phù hợp với nhu cầu thị hiêu của người tiêu dùng, với khả năng xâm nhập thị trường sẽ góp phần làm cho doanh nghiệp thoản mãn tối đa nhu cầu thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Với những kiến thức được trang bị trong quá trình học tập tại trường cùng với quá trình thực tập tại công ty đẹt Minh Khai, trong chuyên đề của mình em đã tập trung đI sâu vào phân tích cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, và trên cơ sở đó đề ra những phương án điều chỉnh sao cho phù hợp và có hiệu quả nhất. TàI liệu tham khảo 1. Giáo trình Kinh tế và quản lý công nghiệp – Trường Đại học KTQD 2. Lựa chọn phương án sản xuất tối ưu của doanh nghiệp công nghiệp – Nxb Chính trị quốc gia 1995 3. Hoàn thiện môI trường kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng - Nxb Chính trị quốc gia 2002 4. Tạp chí thời trang dệt may Việt Nam 5. Tạp chí Kinh tế và phát triển 6. Tạp chí Ngoại thương 7. Các tàI liệu của công ty dệt Minh Khai Phụ lục Hiệu quả các phương án điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu Sản phẩm Doanh thu Chi phí Lợi nhuận Tỷ lệ LN/CP 1. áo choàng tắm 8,824.80 6,493.20 2,331.60 35.91% 2. Khăn Jacquard 24,268.20 19,479.60 4,788.60 19.73% 3.Khăn dobby 13,604.90 12,686.40 918.50 7.24% 4.Màn tuyn 12,869.50 12,337.10 532.40 4.32% 5.Khăn ăn 13,972.60 13,635.72 336.88 2.50% Tổng 73,540.00 64,932.00 Phơng án 1. Sản phẩm Doanh thu Chi phí Lợi nhuận Tỷ lệ LN/CP 1. áo choàng tắm 8,824.80 6,493.20 2,331.60 35.91% 2. Khăn Jacquard 29,121.84 23,375.52 5,746.32 19.73% 3.Khăn dobby 13,604.90 12,686.40 918.50 7.24% 4.Màn tuyn 12,869.50 12,337.10 532.40 4.32% 5.Khăn ăn 12,575.34 12,272.15 303.19 2.50% Tổng 76,996.38 67,164.37 Phương án 2 Sản phẩm Doanh thu Chi phí Lợi nhuận Tỷ lệ LN/CP 1. áo choàng tắm 10,589.76 7,791.84 2,331.60 35.91% 2. Khăn Jacquard 24,268.20 19,479.60 4,788.60 19.73% 3.Khăn dobby 13,604.90 12,686.40 918.50 7.24% 4.Màn tuyn 12,869.50 12,337.10 532.40 4.32% 5.Khăn ăn 12,575.34 12,272.15 303.19 2.50% Tổng 73,907.70 64,567.09 Phơng án 3 Sản phẩm Doanh thu Chi phí Lợi nhuận Tỷ lệ LN/CP 1. áo choàng tắm 9,707.28 7,142.52 2,331.60 35.91% 2. Khăn Jacquard 26,695.02 21,427.56 4,788.60 19.73% 3.Khăn dobby 13,604.90 12,686.40 918.50 7.24% 4.Màn tuyn 12,869.50 12,337.10 532.40 4.32% 5.Khăn ăn 12,575.34 12,272.15 303.19 2.50% Tổng 75,452.04 65,865.73 Mục lục Lời nói đầu ---------------------------------------------------------------------------------- 1 Nội dung ------------------------------------------------------------------------------------- 3 Phần I: Giới thiệu chung về công ty dệt minh khai --------------------------------- 3 1.1. Giới thiệu khái quát vè công ty Dệt Minh Khai ---------------------------------- 3 1.1.1. Thông tin chung về công ty -------------------------------------------------------- 3 1.1.2. Lịch sử hình thành của công ty --------------------------------------------------- 3 1.1.3. Quá trình phát triển ------------------------------------------------------------------ 4 1.2. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai -------------------------------------- 7 1.2.1. Tính chất và nhiệm vụ sản xuất ---------------------------------------------------- 7 1.2.2. Đặc điểm về sản phẩm và cơ cấu sản phẩm của công ty ----------------------- 8 1.2.3. Đặc điểm thị trường xuất khẩu của công ty ------------------------------------ 10 1.2.4. Đặc điểm máy móc thiết bị ------------------------------------------------------- 13 1.2.5. Đặc điểm về nguyên vật liệu sản xuất ------------------------------------------- 16 1.2.6. Đặc điểm lao đọng ------------------------------------------------------------------ 17 1.2.7. Đặc điểm cơ cấu sản xuất và bộ máy quản lý của công ty -------------------- 20 1.2.8. Đặc điểm về hệ thống quản lý chất lượng --------------------------------------- 23 1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ----------------------------- 24 1.3.1. Kết quả kinh doanh ----------------------------------------------------------------- 24 1.3.2. Tình hình xuất khẩu ---------------------------------------------------------------- 27 Phần 2: Thực trạng cơ cấu sản phẩm xuất khẩu công ty dệt Minh Khai ---------------------------------------------------------------------------------- 29 2.1. Tình hình xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai ------------------------------- 29 2.1.1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu -------------------------------------------------- 29 2.1.2. Theo thị trường xuất khẩu --------------------------------------------------------- 30 2.1.3. Theo mặt hàng xuất khẩu ---------------------------------------------------------- 36 2.2. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu -------------------------------------------------------- 37 2.2.1. Các mặt hàng xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu theo mặt hàng ------------- 38 2.2.2. Phân tích cơ cấu sản phẩm xuất khẩu -------------------------------------------- 39 2.2.2.1. Theo kim ngạch xuất khẩu ------------------------------------------------------ 39 2.2.2.2. Theo tốc độ tăng trưởng --------------------------------------------------------- 44 2.2.2.3. Theo hiệu quả xuất khẩu -------------------------------------------------------- 45 2.2.3. Yừu tố tác đọng đến cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai ---------- 46 2.3. Đánh giá chung về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai ---------------------------------------------------------------------------------- 54 2.3.1. Kết quả đạt được -------------------------------------------------------------------- 54 2.3.2. Những khó khăn tồn tại ------------------------------------------------------------ 56 Phần 3: Điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai ---------------------------------------------------------------------------------- 58 3.1. Môi trường kinh doanh trong điều kiện mới ------------------------------------ 58 3.1.1. Đối với ngành dệt may Việt Nam ------------------------------------------------ 58 3.1.2. Với công ty dệt Minh Khai ------------------------------------------------------- 62 3.2. Một số đề xuất về việc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai --------------------------------------------------------------- 65 3.2.1. Phân tích khả năng của công ty dệt Minh Khai đối với việc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu -------------------------------------------------- 65 3.2.2. Khả năng xuất khẩu sản phẩm của công ty dệt Minh Khai ------------------ 67 3.2.3. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xuất khẩu ---------------------------- 68 3.3. Một số kiến nghị nhằm điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai --------------------------------------------------------------- 73 3.3.1. Tăng ường hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm thu thập thông tin tạo cơ sở cho việc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sao cho phù hợp ---------------------------------------------------------------------------- 73 3.3.2. Mở rộng thị trường xuất khẩu ----------------------------------------------------- 75 3.3.3. Phấn đấu hạ giá thành sản phẩm -------------------------------------------------- 76 3.3.4. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu --------------------------------------------------------------- 78 3.4. Một số kiến nghị đối với nhà nước và với công ty dệt Minh Khai ----------- 80 Kết luận ------------------------------------------------------------------------------------- 83 Tài liệu tham khảo ------------------------------------------------------------------------ 84 Phụ lục -------------------------------------------------------------------------------------- 85

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN-Phân tích cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai.pdf
Luận văn liên quan