Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Chi Nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Chợ Lách

PHẦN I: MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: : Như chúng ta đã biết nước ta đi lên từ nước nông nghiệp, nền kinh tế lạc hậu thua xa các nước trong khu vực. Hiện nay dù đã có nhiều chính sách đổi mới, nhưng ngành nông nghiệp vẫn chưa tiếp cận tốt với những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, một mặt là ngành nông nghiệp tập trung ở nông thôn, phương tiện vận chuyển không thuận lợi, ở vùng xa, vùng sâu chưa tiếp xúc được, một điều quan trọng nhất là thiếu vốn đầu tư vào trang thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi . Chẳng hạn như người nông dân muốn cải tạo lại mảnh vườn của mình mà không đủ vốn đầu tư, người chăn nuôi muốn phát triển thêm đàn gia cầm của mình mà không đủ vốn thì phải làm sao , còn nhiều vấn đề khác nữa. Vì thế tổ chức tín dụng là rất quan trọng trong lĩnh vực này. Đặc biệt là NHN0&PTNT, chuyên về cho vay bên lĩnh vực nông nghiệp, tài chính nhằm giúp đỡ cho các hộ sản xuất tiếp cận với phương thức sản xuất hiện đại, cải thiện cuộc sống đưa nông thôn ngày càng phát triển phồn vinh lên. Không riêng gì các Ngân Hàng khác, hoạt động chủ yếu của Ngân Hàng Nông nghiệp là cung cấp tín dụng cho người cần vốn NHNo&PTNT Chi Nhánh huyện Chợ Lách cũng không ngoại lệ. Nằm tại trung tâm thị trấn huyện Chợ Lách, NHNo&PTNT Chi Nhánh Chợ Lách đã góp phần giúp đỡ nhân dân huyện Chợ Lách có nguồn vốn cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vốn là vấn đề rất quan trọng cho một hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy nên em đã chọn đề tài cho bài luận văn tốt nghiệp của mình là: “ Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Chi Nhánh NHNN&PTNT huyện Chợ Lách”. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: - Muốn sản xuất, nâng cấp cải tạo thì cần phải có vốn để đầu tư vào lĩnh vực đã dự tính, nên mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là: + Sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh để thấy hiệu quả hoạt động của Ngân hàng + Phân tích tình hình huy động vốn để thấy được khả năng huy động vốn của Ngân hàng có hiệu quả hay không. + Phân tích cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn ngắn hạn để thấy được các mặt mạnh mặt yếu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Trên cơ sở phân tích, đề xuất những biện pháp trong huy động vốn và cho vay ngắn hạn để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng và phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại Chi Nhánh NHNo&PTNT Chợ Lách được nghiên cứu dựa trên 2 phương pháp sau: 1. Phương pháp thu thập số liệu và tìm hiểu tài liệu: - Thu thập, phân tích số liệu từ các bảng báo cáo của phòng tín dụng qua 3 năm. - Tham khảo tài liệu, sách báo, tạp chí. - Kinh nghiệm thu được do thực tiễn diễn ra trong thời gian thực tập tại NHNo&PTNT Chợ Lách. 2. Phương pháp phân tích: - Áp dụng phương pháp so sánh số tương đối, số tuyệt đối để so sánh đánh giá giữa các năm 2003-2004-2005. VI. Phạm vi nghiên cứu: - Do thời gian thực tập tại Chi Nhánh NHNo&PTNT Chợ Lách có hạn nên còn rất nhiều hoạt động của Ngân hàng em chưa hiểu rõ hết nên đề tài của em chỉ giới hạn nghiên cứu chủ yếu về sơ lược tình hình huy động vốn và tình hình cho vay ngắn hạn với số liệu qua 3 năm do phòng tín dụng cung cấp và không đi sâu vào các hoạt động khác.

doc59 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2266 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Chi Nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Chợ Lách, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiệm vụ thực hiện giao dịch và trao đổi sản phẩm ngân hàng đến tay người dân, chỉ thực hiện nghiệp vụ cầm cố tài sản và cho vay công nhân viên chức. IV. CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG: - Nhận thu tiền mặt và ngân phiếu thanh toán. - Nhận tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn của tầng lớp nhân dân trong và ngoài huyện với lãi suất hấp dẫn, làm dịch vụ cho ngân hàng phục vụ người nghèo. - Cho vay ngắn hạn, trung hạn đối với hộ sản xuất kinh doanh. - Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chuyển tiền nhanh, chuyển tiền thanh toán giữa các đơn vị trong và ngoài huyện. - Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu có mục đích. V. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHỢ LÁCH QUA 3 NĂM(2003-2005): Cùng với sự phát triển kinh tế của huyện Chợ Lách, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chợ Lách đã góp phần thúc đẩy kinh tế Chợ Lách phát triển. Ngày nay nền kinh tế Chợ Lách đã đạt được những thành tựu đáng kể, cuộc sống người dân vùng Chợ Lách Cũng được cải thiện hơn trước, đó cũng nhờ sự giúp đỡ một phần của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chợ Lách. Hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chợ Lách ngày càng đạt hiệu quả hơn, thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 1- Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm(2003-2005) Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 Số tiền (%) Số tiền (%) 1.Tổng thu 2. Tổng chi 3. Lợi nhuận trước thuế 20.206 15.120 4.906 23.612 17.358 6.254 32.750 20.266 12.484 3.406 2.238 1.348 16,86 14,80 27,40 7.138 2.908 6.230 38,70 16,75 99,60 Như chúng ta đã biết kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc vào nền kinh tế Chợ Lách. Kinh tế Chợ Lách càng phát triển thì hoạt động của ngân hàng càng hiệu quả hơn. Cụ thể, năm 2003 có mức lợi nhuận thu được là 4.906 triệu đồng, đến năm 2004 lợi nhuận thu được là 6.254 triệu đồng tăng 1.348 triệu đồng tương ứng tăng 27,40% so với năm 2003. Năm 2005 lợi nhuận đạt 12.484 triệu đồng tăng 99,6% tương ứng tăng 12.484 triệu đồng so với năm 2004, sở dĩ mức lợi nhuận năm 2005 tăng cao như vậy là do doanh thu năm 2005 đạt cao trong khi chi phí tăng không nhiều so với năm 2004. Biểu đồ 1- Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT Chợ Lách qua 3 năm(2003-2005) : Chợ Lách là huyện sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, nổi tiếng cả nước với các loại cây giống cho hiệu quả chất lượng cao, các loại hoa kiểng..., dẫn đến kinh tế Chợ Lách ngày càng phát triển, Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chợ Lách cũng góp một phần không nhỏ. Lợi nhuận của Ngân hàng biến động qua 3 năm là tương đối tăng qua các năm, trong đó năm 2005 là năm đạt mức lợi nhuận cao nhất so với các năm qua, từ đó cho thấy Ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả. Đạt được kết quả như vậy là nhờ sự nỗ lực của toàn bộ công nhân viên Ngân hàng. VI. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo&PTNT HUYỆN CHỢ LÁCH 1.Thuận lợi: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chợ lách hoạt động có hiệu quả là nhờ vào những thuận lợi sau: + Tranh thủ được sự lãnh đạo của Đảng bộ, Chính quyền địa phương, và sự hỗ trợ của các cấp ngành. Ngày càng tạo được sự uy tín, lòng tin của khách hàng. + Địa bàn huyện Chợ Lách có tiềm năng kinh tế dồi dào, đa dạng tổng hợp các ngành nghề như nông -lâm - ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch, dịch vụ... là điều kiện để Ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng và huy động vốn. + Có đội ngũ cán bộ nhiệt tình, chấp hành đúng các quy trình nghiệp vụ, thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát. + Huy động được nguồn vốn tại chỗ đảm bảo nguồn vốn để cho vay sản xuất, nên việc quản lý tài sản thế chấp của Ngân hàng cũng được dễ dàng hơn. + Trụ sở đặt tại địa điểm thuận lợi cho việc đi lại của khách hàng, nằm tại trung tâm huyện giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và một phần chi phí đi lại. 2.Khó khăn: + Khách hàng vay vốn nhiều nhưng cán bộ tín dụng thì hạn chế cho nên việc thẩm định cho vay cũng như việc kiểm tra sử dụng nguồn vốn của khách hàng không được chuẩn xác lắm. + Có nhiều tổ chức tín dụng khác ra đời làm phân tán khách hàng của Ngân hàng. + Do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, giá nông sản rẻ làm cho khách hàng vay vốn không trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. + Hoạt động tín dụng và việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng chưa nhiều . CHƯƠNG III PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN CHỢ LÁCH I. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT CHỢ LÁCH: 1.Tình hình nguồn vốn của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chợ Lách qua 3 năm (2003-2005): Để đảm bảo đủ vốn cho việc thực hiện cho vay hay kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, mấy năm gần đây Chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Chợ Lách đã không ngừng mở rộng và nâng cao các biện pháp công cụ huy động vốn trên địa bàn huyện Chợ Lách. Bảng 2- Tình hình huy động vốn nhận vốn điều hòa của Chi nhánh NHNo&PTNT Chợ Lách qua 3 năm(2003-2005): Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 Số tiền % Số tiền % I.Vốn huy động 1. TG không kỳ hạn 2.TGcó kỳ hạn dưới12 tháng 3.TG có kỳ hạn trên 12 tháng II. Vốn điều hòa Tổng nguồn vốn 57.200 32.700 7.700 16.800 107.533 164.733 83.800 52.500 11.300 20.000 104.055 187.855 109.828 64.725 12.407 32.696 106.912 216.740 26.600 19.800 3.600 3.200 -3.478 23.122 46,5 60,5 46,7 19,1 -3,2 14,04 26.028 12.225 1.107 12.692 2.857 28.885 31,1 23,2 9,78 63,4 2,7 15,4 (Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh) Biểu đồ 2:Tình hình huy động vốn, nhận vốn điều hòa qua 3 năm (2003-2005) 1.1.Vốn huy động: Năm 2003, nguồn vốn huy động chiếm 34,72% tổng nguồn vốn, năm 2004, vốn huy động chiếm 44,61% tổng nguồn vốn tăng 46,5% tương ứng tăng 26.600 triệu đồng so với năm 2003. Đến năm 2005, vốn huy động chiếm 50,67% tổng nguồn vốn tăng 31,1% tương ứng tăng 26.028 triệu đồng với 2004. Ta thấy nguồn vốn huy động tăng dần qua các năm, vốn huy động tăng lên qua các năm là do Ngân hàng đã có nhiều chính sách tăng cường hoạt động huy động vốn. Mấy năm các chương trình tiền gửi có rút thăm may mắn, chương trình 3 chữ A… Khuyến khích khách hàng gửi tiền, mỗi năm Ngân hàng điều có kế hoạch điều chỉnh khung lãi suất tiền gửi hợp lý trong công tác huy động vốn. Các chương trình huy động vốn được quảng bá rộng rãi trên các đường phố, thị trấn thu hút nhiều sự chú ý của khách hàng, thay vì khách hàng có tiền nhàn rỗi họ tham gia các hoạt trả góp, chơi hụi… mang tính rủi ro cao, họ có thể gửi tiền vào Ngân hàng vừa hạn chế rủi ro, vừa có lãi. 1.2.Vốn điều chuyển: Hầu hết các ngân hàng quốc doanh không riêng gì NHNo&PTNT Chợ Lách nếu chỉ sử dụng vốn huy động để cho vay thì sẽ không thể đáp ứng hết được nhu cầu về vốn của khách hàng. Vì vậy, ngoài nguồn vốn huy động tại chỗ thì ngân hàng còn phải phụ thuộc vào nguồn vốn điều hòa. Nguồn vốn này có lãi suất cao hơn so với lãi suất huy động vốn làm tăng chi phí hoạt động của ngân hàng, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận. Do đó các ngân hàng đều có xu hướng giảm bớt nguồn vốn này. Cụ thể năm 2003 vốn điều hòa chiếm 65,28% tổng nguồn vốn, năm 2004 chiếm 55,39% tổng nguồn vốn, giảm 3,2% tương ứng giảm 3.478 triệu đồng so với 2003, vốn điều hòa giảm làm giảm bớt một phần chi phí hoạt động của ngân hàng, nhưng đến năm 2005 vốn điều hòa tăng 2,7% tương ứng tăng 2.857 triệu đồng so với năm 2004. Tuy năm 2005 mức vốn điều hòa có tăng lên nhưng không cao lắm cũng không ảnh hưởng mấy đến chi phí, do năm 2005 mức doanh số cho vay tăng lên dẫn đến nhu cầu về vốn tăng lên, mức huy động tuy cao nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu vay nên vốn điều hòa cũng tăng lên. 2. Đánh giá tình hình huy động vốn của Chi nhánh NHNo&PTNT Chợ Lách qua 3 năm (2003-2005) Mấy năm qua hoạt động huy động vốn của Chi nhánh NHNo&PTNT Chợ Lách đã tăng dần qua các năm, trong đó: 2.1.Tiền gửi không kỳ hạn: Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi vào và có thể rút ra bất cứ lúc nào cần. Qua bảng kết quả huy động vốn ta thấy tỷ trọng của loại tiền gửi không kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn huy động tại chỗ, năm 2003 là 32.700 triệu đồng chiếm 19,85% trong 57.200 triệu đồng hay chiếm 34,72%. Năm 2004 là 52.500 triệu đồng trong 83.800 triệu đồng tăng 60,5% tương ứng tăng 19.800 triệu đồng so với năm 2003. Năm 2005 tăng 23,2% tương ứng tăng 12.225 triệu đồng so với năm 2004. Tiền gửi không kỳ hạn tăng dần qua các năm do loại tiền gởi này thuận lợi cho khách hàng gửi ở chỗ có thể rút ra bất kỳ lúc nào cần đến mà không phải thông báo trước cho ngân hàng, với tâm lý ngân hàng là nơi giữ tiền an toàn, lại có lãi, khi nào cần bao nhiêu là có thể lấy ra. 2.2.Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng: Qua bảng kết quả huy động ta thấy tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng thấp so với tổng nguồn vốn huy động tại chỗ. Cụ thể năm 2003 chiếm 7.700 triệu đồng trong 57.220 triệu đồng vốn huy động hay chiếm 4,67% trong 34,72%. Năm 2004 chiếm 11.300 triệu đồng trong 83.800 triệu đồng hay chiếm 6,01% trong 44,61% tăng lên 46,7% tương ứng tăng 3.600 triệu đồng so với năm 2003. Năm 2005, chiếm 12.407 triệu đồng trong 109.828 triệu đồng hay 5,73% trong 50,67% tăng 9,79% tương ứng tăng 1.107 triệu đồng so với năm 2004. Mặc dù, chiếm tỷ trọng ít so với tổng nguồn vốn huy động tại chỗ nhưng tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đều tăng dần qua các năm. Với mức lãi suất tương ứng với thời gian gửi tiền, nên lãi suất loại tiền gửi này không cao lắm. 2.3. Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng: Với mức lãi suất thời gian càng dài thì lãi suất càng cao, mức lãi suất được điều chỉnh thay đổi hợp lý theo các năm nên luôn thu hút khách hàng gửi loại tiền gửi này. Năm 2003 tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm 16.800 triệu đồng trong 57.200 triệu đồng, năm 2004 chiếm 20.000 triệu đồng tăng 19,04% tương ứng tăng 3.200 triệu đồng so với năm 2003. Năm 2005 tăng 63,46% tương ứng tăng 12.692 triệu đồng so với 2004. Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng là loại tiền gửi mang tính ổn định, là hình thức huy động truyền thống của ngân hàng, nhiều áp phích treo ở khắp đường phố, thị trấn để quảng bá các chương trình khuyến mãi khi gửi tiền, có mức lãi suất hấp Tóm lại, nhờ có các chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, cuộc sống của người dân vùng nông thôn được cải thiện hơn trước, người dân huyện Chợ Lách ngày càng tiếp cận các kiến thức mới, người dân ý thức được gửi tiền vào Ngân hàng nhiều hơn, một phần tạo ra thêm thu nhập cho bản thân, một phần nhờ thông qua ngân hàng, qua hoạt động tín dụng giúp những người không có vốn, họ có vốn để sản xuất góp phần cho việc phát triển kinh tế huyện nhà. Nhờ đó nguồn vốn huy động tăng lên qua các năm. II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN CHỢ LÁCH: 1.Tình hình cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chợ Lách: Hiện nay không chỉ có NHNo&PTNT Chợ Lách mà kể cả những Ngân hàng khác việc huy động vốn là một điều khó nhưng việc sử dụng vốn sao cho đạt hệu quả là điều khó hơn. Một trong những vấn đề mà cán bộ tín dụng quan tâm là làm sao sử dụng vốn đạt hiệu quả cao, hạ thấp tỷ lệ rủi ro, đó là cả một nghệ thuật trong kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng thể hiện khả năng quản lý của cán bộ tín dụng, đồng thời nó quyết định sự tồn tại phát triển hay tiêu vong của ngân hàng. Tín dụng ngắn hạn một mặt giúp cho hoạt động của ngân hàng đi lên, thu lại được nhiều lợi nhuận do vòng vay vốn tín dụng ngắn, mặt khác nếu ngân hàng không thu hồi được các khoản nợ và dẫn đến các khoản nợ này chuyển sang nợ quá hạn , nợ khó đòi thì đến một lúc nào đó ngân hàng sẽ không còn khả năng thanh toán cho người gửi tiền và cũng không thực hiện được việc cho vay nữa, lúc này ngân hàng sẽ bị phá sản. Bảng 3- Tình hình cho vay ngắn hạn qua 3 năm (2003-2005) Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 ST % ST % 1.DS cho vay 2.DS thu nợ 3.Dư nợ cuối năm 4.Dưnợ bình quân 5.Nợ quá hạn 81.890 91.067 93.895 98.484 759 113.222 110.883 96.284 95.090 744 124.072 120.771 99.585 97.935 792 31.332 19.766 2.389 -2.394 -15 38.3 21.7 2.54 -2.43 1.98 10.850 9.938 3.301 2.845 48 9.58 88.96 3.4 2.99 6.45 ( Nguồn: Phòng tín dụng) Với diện tích cả huyện là 18.288km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, số dân khoảng 130.820 người, trong đó khoảng hơn 80% sống bằng nghề nông, nên hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Chợ Lách luôn nhắm vào thành phần này để phát triển hoạt động tín dụng của mình. 1.1. Doanh số cho vay ngắn hạn: Doanh số cho vay thể hiện khả năng hoạt động của ngân hàng, ta thấy qua bảng kết quả hoạt động cho vay ngắn hạn doanh số cho vay tăng dần qua các năm. Năm 2003, doanh số cho vay ngắn hạn là 81.890 triệu đồng, năm 2004 doanh số cho vay ngắn hạn là 113.222 triệu đồng tăng 38,26% tương ứng tăng 31.332 triệu đồng so với năm 2003. Năm 2005 doanh số cho vay là 124.072 triệu đồng tăng 9,58% tương ứng tăng 10.850 triệu đồng so với năm 2004. Qua kết quả trên, cho thấy NHNo&PTNT Chợ Lách có bước chuyển biến trong việc sử dụng vốn. Ngày càng ngày người dân cần vốn để phục vụ cho việc sản xuất của mình càng nhiều, hiện Chợ Lách có 3 hợp tác xã, các vùng lúa chuyên canh…rất cần vốn để đầu tư. Tuy nhiên, mức cho vay càng cao thì rủi ro càng lớn đặt cho ngân hàng một thử thách, trình độ quản lý điều hành, trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng cần phải nâng lên. 1.2. Doanh số thu nợ ngắn hạn: Mấy năm qua công tác thu nợ của NHNo&PTNT Chợ Lách đạt nhiều kết quả cao. Cụ thể năm 2003 doanh số thu nợ ngắn hạn là 91.067 triệu đồng, năm 2004 doanh số thu nợ là 110.833 triệu đồng tăng 21,7% tương ứng tăng 19.766 triệu đồng với năm 2003. Năm 2005 doanh số thu nợ là 120.771 triệu đồng tăng 8,96% tương ứng tăng 9.938 triệu đồng so với năm 2004. Doanh số cho vay tăng qua các năm nên doanh số thu nợ cũng tăng qua các năm, ngày càng cuộc sống của người dân huyện được thoải mái hơn nên việc thanh toán nợ cho ngân hàng khi đến hạn không còn chậm trễ, một phần cũng do sự tích cực của cán bộ tín dụng, sự uy tín của khách hàng nên công tác thu nợ cũng gặp được nhiều thuận lợi. 1.3. Dư nợ ngắn hạn: Dư nợ phản ánh khả năng hoạt động của ngân hàng, năm 2003 dư nợ ngắn hạn là 93.895 triệu đồng. Năm 2004 dư nợ ngắn hạn là 96.284 triệu đồng tăng 2,54% tương ứng tăng 2.389 triệu đồng so với năm 2003. Đến năm 2005 dư nợ ngắn hạn là 99.585 triệu đồng tăng 3,4% tương tăng 3.301 triệu đốngo với năm 2004. Tỷ lệ dư nợ càng cao chứng tỏ hoạt động của ngân hàng có hiệu quả, từng bước khẳng định được mình. Đạt được kết quả như vậy là do Chi nhánh NHNo&PTNT Chợ Lách có đội ngũ cán bộ có quyết tâm rất cao tận tình và chu đáo trong công việc. Trước khi cho vay, Chi nhánh thông qua chính quyền địa phương, xã, ấp, các tổ chức giúp đỡ trong việc thẩm định, do đó hạn chế việc cho vay sai đối tượng, kiểm tra sử dụng vốn kịp thời. Trong thành công không thể không có rủi ro, dù đã cố gắngnhưng chi nhánh NHNo&PTNT chợ lách cũng không tránh khỏi rủi ro, tuy nhiên những rỉu ro đó không làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. 1.4. Nợ quá hạn ngắn hạn: Kinh doanh của ngân hàng là một trong những hoạt động kinh doanh rủi ro nhất, dù đã có nhiều biện pháp nhằm hạn chế thấp nhất mức rủi ro xảy ra, tuy vậy vẫn không thể tránh khỏi rủi ro. Cụ thể năm 2003, nợ quá hạn là 759 triệu đồng, năm 2004 là 744 triệu đồng giảm 1,98% tương ứng giảm 15 triệu đồng so với 2003. Tuy có giảm nhưng không nhiều lắm, năm 2005 nợ quá hạn là 792 triệu đồng tăng 6.45% tương ứng tăng 48 triệu đồng so với 2004. Chỉ giảm được năm 2004, nhưng đến 2005 lại tăng lên, mặc dù nợ quá hạn tăng nhưng doanh số cho vay vẫn không ảnh hưởng. Tóm lại, ba năm qua việc sử dụng vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chợ Lách ngày càng khả thi hơn . 2.Phân tích tình hình doanh số cho vay ngắn hạn tại CN NHNo&PTNT Chợ Lách: 2.1. Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành qua 3 năm(2003-2005): Mấy năm qua nền kinh tế Chợ Lách đã có nhiều chuyển biến, nhân dân huyện Chợ Lách đã thực hiện tốt các chỉ thị của Nhà nước về phát triển kinh tế nông thôn, là huyện xưa nay với truyền thống sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, bên cạnh đó, trong mấy năm gần đây thì phong trào trồng bưởi da xanh, bòn bon thái…, chăn nuôi như heo, bò, dê…, cũng đang rất phát triển, nhiều cơ sở sản xuất như các lò sấy nhãn, đóng rỗ trái cây…, lần lượt ra đời. Muốn đầu tư họ cần phải có vốn đầu tư, NHNo&PTNT Chợ Lách luôn sát cánh giúp đỡ họ có vốn đầu tư vào việc sản xuất của mình. Bảng 4- Doanh số cho vay theo ngành qua 3 năm (2003-2005) Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 Số tiền % Số tiền % 1.Trồng trọt 2.Chăn nuôi 3. SXKD khác Tổng 68.296 9.171 4.423 81.890 90.125 14.832 8.265 113.222 97.272 16.750 10.050 124.072 21829 5.661 3.842 31.332 31,96 61,70 86,70 38,30 7.147 1.918 1.785 10.850 7,90 12,90 21,50 9,58 (Nguồn: phòng tín dụng) SXKD:sản xuất kinh doanh Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó không kể món vay đó thu hồi về hay chưa. NHNo&PTNT Chợ Lách từ khi thành lập đến nay đều gắn bó với hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân huyện Chợ Lách. Trong đó, ngành trồng trọt là ngành có doanh số cho vay nhiều nhất, với dân số trên 80% sống bằng nghề nông, người dân chủ yếu vay để phát triển kinh tế vườn của mình, mua thêm con giống phát triển chăn nuôi. Biểu đồ 4- Doanh số cho vay theo ngành qua 3 năm (2003-2005) 2.1.1.Về trồng trọt: Trong cơ cấu cho vay ngắn hạn thì doanh số cho vay ngành trồng trọt luôn chiếm tỷ trọng cao nhất từ 78% trở lên. Năm 2003 ngành trồng trọt có doanh số cho vay là 68.296 triệu đồng, năm 2004 doanh số cho vay là 90.125 triệu tăng 31,96% tương ứng tăng 21.829 triệu đồng so với năm 2003. Năm 2005 doanh số cho vay là 97.272 triệu đồng tăng 7,9% tương ứng tăng 7.147 triệu so với năm 2004. 2.1.2. Về chăn nuôi: Mấy năm qua, mặc dù tỷ trọng ngành chăn nuôi tương đối thấp nhưng đều tăng qua các năm, do gần đây phong trào chăn nuôi gia súc như: bò, dê, heo, cá ., đang phát triển mạnh trong các năm qua. Người dân có thể dùng thời gian thừa để chăn nuôi, có thể tận dụng các thức ăn tự nhiên sẵn có như; cỏ…, muốn phát đàn gia súc thì cần phải có vốn, với mức lãi suất cho vay thấp không ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của người dân vay vốn. Cụ thể năm 2003 doanh số cho vay ngành chăn nuôi là 9.171 triệu đồng, năm 2004 doanh số cho vay là 14.832 triệu đồng tăng 61,7% tương ứng tăng 5.661 triệu đồng so với 2003. Năm 2005 doanh số cho vay là 16.750 triệu đồng tăng 12,9% tương ứng tăng 1.918 triệu đồng so năm 2005. 2.1.3. Về sản xuất kinh doanh khác: Các hoạt động sản xuất kinh doanh khác như lò sấy nhãn, các dịch vụ buôn bán…, ngày càng phát triển ở Chợ Lách, tuy doanh số cho vay chiếm tỷ trọng không lớn nhưng đều tăng lên qua các năm và Nhà nước cũng có các chính sách khuyến khích phát triển các hoạt động kinh doanh này. Cụ thể năm 2003 doanh số cho vay là 4.423 triệu đồng, năm 2004 năm doanh số cho vay là 8.265 triệu đồng tăng 86,7% tương ứng tăng 3.842 triệu đồng so với năm 2003. Sở dĩ doanh số cho vay tăng lên cao trong năm 2004 tăng cao so với năm 2003 là do trong năm 2004 có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh lần lượt ra đời ngày càng nhiều. Năm 2005 doanh số cho vay là 10.050 triệu đồng tăng 21,5% tương ứng tăng 1.785 triệu đồng so với năm 2004. Tóm lại, doanh số cho vay theo ngành cho chúng ta thấy ngành trồng trọt luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả các ngành, là khu vực nông thôn nên trồng trọt luôn là ngành sản xuất chính của người dân huyện Chợ Lách. 2.2.Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế: Là huyện sống chủ yếu bằng nghề nông nên cho vay hộ nông dân luôn chiếm tỷ trọng lớn so với các thành phần kinh tế khác. Bảng 5- Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế qua 3 năm(2003-2005) Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 Số tiền % Sốtiền % 1.Kinh tế cá thể 2.DN ngoài QD Tổng 81.407 483 81.890 112.249 973 113.222 123.204 868 124.072 30.842 490 31.332 37,9 101 38,3 10.955 -105 10.850 9,76 -10,8 9,58 ( Nguồn: Phòng tín dụng) DNNQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh CBCNV: Cán bộ công nhân viên 2.2.1. Đối với kinh tế cá thể: Theo lời phát biểu của Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam:” Thực tế hoạt động tín dụng trên thương trường 10 năm qua cho phép chúng ta khẳng định nông dân là khách hàng vay trả sòng phẳng, người dân không chỉ là khách hàng mà còn là người bạn đồng hành có uy tín của NHNo&PTNT Việt Nam”. Do vậy trong quá trình hoạt động của mình Ngân Hàng luôn chú trọng đến thành phần kinh tế này. Qua bảng kết quả trên cho ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn theo hộ gia đình luôn chiếm tỷ trọng cao hơn các thành phần kinh tế khác. Cụ thể năm 2003 doanh số cho vay là 81.407 triệu đồng, năm 2004 doanh số cho vay là 112.249 triệu đồng tăng 37,9% tương ứng tăng 30.084 triệu đồng so với năm 2003. Năm 2005 doanh số cho vay là 123.204 triệu đồng tăng 9,76% tương ứng tăng 10.955 triệu đồng so với năm 2004. Ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn tăng dần qua các năm, kinh tế cá thể là loại hình kinh tế phát triển từ lâu ở vùng nông thôn nhiều phong trào chăn nuôi, làm cây giống, lập các cơ sở chế biến… nên doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế này mỗi năm điều tăng lên. 2.2.2. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Hiện nay, toàn huyện Chợ Lách có khoảng trên 40 doanh nghiệp tư nhân, khoảng trên 20 cơ sở sản xuất- dịch vụ nhỏ, tuy chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu ngành, nhưng mấy năm qua thành phần kinh tế này đã đóng góp rất nhiều vào việc phát triển kinh tế huyện. Cụ thể năm 2003 doanh số cho vay là 483 triệu đồng, năm 2004 doanh số cho vay là 973 triệu đồng tăng 101% tương ứng tăng 490 triệu đồng với năm 2003 qua kết quả cho ta thấy các hoạt động của thành phần kinh tế này phát triển mạnh, họ cần nhiều vốn đầu tưnên doanh số năm 2004 tăng cao như vậy. Năm 2005 doanh số cho vay là 868 triệu đồng giảm 10,8% tương ứng giảm 105 triệu đồng so với năm 2004, năm 2005 doanh số cho vay giảm là do một số cơ sở sản nhãn đóng rổ, lò sấy nhãn hoạt động kinh doanh không đạt hiệu quả nên ngưng bớt hoạt động. Lý do thành phần kinh tế này có doanh số cho vay đạt ở mức thấp là do thành phần kinh tế này không phải là ngành hàng chiến lược trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nên Ngân hàng hạn chế cho vay đối với thành phần kinh tế này. 3.Thu nợ ngắn hạn từ qua 3 năm (2003-2005): 3.1. Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành qua 3 năm (2003-2005) Với phương châm “chất lượng, an toàn, hiệu quả, bền vững”, thời gian qua công tác thu nợ, của NHNo&PTNTChợ Lách khá tốt. Nhìn chung, vốn cho vay được thu về tăng lên rõ rệt qua 3 năm là do ngân hàng thực hiện tốt việc đôn đốc trả nợ của khách hàng, gửi giấy báo nợ kịp thời đến khách hàng khi đến hạn và tình hình thu nợ ngắn hạn được thể hiện qua bảng sau: Bảng 6: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành qua 3 năm( 2003-2005): Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 Số tiền % Số tiền % 1. Trồng trọt 2.Chăn nuôi 3.SXKD khác Tổng 75.949 10.199 4.919 91.067 88.223 14.519 8.091 110.833 94.684 16.304 9.783 120.771 12.274 4.320 3.172 19.766 16,2 42,3 64,5 21,7 6.461 1.786 1.692 9.938 7,3 12,3 20,9 8,96 ( Nguồn: Phòng tín dụng) SXKD: sản xuất kinh doanh Qua bảng số liệu ta thấy: 3.1.1. Về trồng trọt: Năm 2003 doanh số thu nợ là 75.949 triệu đồng, sang năm 2004 là 88.223 triệu đồng tăng 16,2% tương ứng tăng 12.274 triệu đồng so với năm 2003. Năm 2005 doanh số thu nợ là 94.684 triệu đồng tăng 7,3% tương ứng tăng 6.461 triệu đồng so với 2004. Sở dĩ doanh số thu nợ tăng qua các năm là do: + Mỗi năm nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nghề làm vườn của người dân ngày càng thu được lợi nhuận dẫn đến người vay trả nợ đúng hạn. +Nghề làm vườn mỗi năm đều có mùa thu hoạch đầu vụ người vay để chăm sóc đầu tư vào mảnh vườn của mình, cuối vụ thu hoạch thì trả lãi cho ngân hàng. 3.1.2.Chăn nuôi: Không khác gì so với ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi tuy chiếm tỷ trọng không lớn trong doanh số cho vay ngắn hạn nhưng doanh số thu nợ của nó vẫn tăng qua các năm, cụ thể năm 2003 doanh số thu nợ là 10.199 triệu đồng, năm 2004 doanh số thu nợ là 14.519 triệu đồng tăng 42,3% tương ứng tăng 4.320 triệu đồng. Năm 2005 doanh số thu nợ là 16.304 triệu đồng tăng 12,3% tương ứng tăng 1.785 triệu đồng so với năm 2004. 3.1.3. Sản xuất kinh doanh khác: Về sản xuất kinh doanh khác do thời gian qua khách hàng vay vốn kinh doanh dạt hiệu quả nên doanh số thu nợ cũng thu được một cách thuận lợi hơn và tăng lên đàng kể. cụ thể năm 2003 doanh số thu nợ là 4.919 triệu đồng, đến năm 2004 là 8.091 triệu đồng tăng 64,5% tương ứng tăng 3.172 triệu đồng so với năm 2003. Như vậy, trong năm 2004 nhờ nắm được các phương hướng kinh doanh thích hợp nên khách hàng trả nợ kịp thời và tăng lên so với năm 2003. Năm 2005 doanh số thu nợ là 9.783 triệu đồng tăng 20,9% tương ứng tăng 1.692 triệu đồng so với năm 2004. 3.2. Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế qua 3 năm 2003 – 2005) Doanh số thu nợ phản ánh khả năng trả nợ của khách hàng vay, sự uy tín của khách hàng đối với ngân hàng Bảng 7 – Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế từ năm 2003 – 2005. Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 Số tiền % Số tiền % 1.Kinh tế cá thể 2. DNNQD Tổng 86.969 537 91.067 109.880 953 110.833 119.926 845 120.771 19.350 416 19.766 21,8 77,4 21,7 10.046 -108 9.938 9,14 -11,3 8,96 ( Nguồn: Phòng tín dụng) DNNQD:Doanh nghiệp ngoài quốc doanh CBCNV: Cán bộ công nhân viên 3.2.1. Kinh tế cá thể: Cho vay trong thành phần này chiếm phần lớn trong tổng doanh số cho vay theo thành phần kinh tế, kinh tế cá thể chủ yếu hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi nên doanh số thu nợ tăng qua các năm. Cụ thể năm 2003 doanh số thu nợ là 90.530 triệu đồng, năm 2004 doanh số thu nợ là 109.880 triệu đồng tăng 21,8% tương ứng tăng 19.350 triệu đồng so với năm 2003. Năm 2005 doanh số thu nợ là 119.926 triệu đồng tăng 9,14% hay tăng 10.046 triệu đồng so với năm 2004. 3.2.2. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Năm 2003 doanh số thu nợ là 537 triệu đồng năm 2004 doanh số thu nợ là 963 triệu đồng tăng 77,4% tương ứng tăng 416 triệu đồng so với năm 2003, năm 2005 doanh số thu nợ là 845 triệu đồng giảm 11,3% tương ứng giảm 108 triệu đồng so với năm 2004. Sở dĩ năm 2005 doanh số thu nợ giảm là do các doanh nghiệp ngoài quốc doanh như các lò sấy chẳng hạn, do giá nông sản thấp, tiền công thợ nhiều nên nhiều lò sấy hoạt động không hiệu quả nên chậm trễ trong việc thanh toán nợ cho ngân hàng nên doanh số thu nợ giảm nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. 4. Dư nợ ngắn hạn qua 3 năm từ 2003-2005: 4.1. Dư nợ ngắn hạn theo ngành qua 3 năm (2003-2005) Một số ngân hàng muốn hoạt động tốt không chỉ nâng cao doanh số cho vay, đánh giá đúng năng lực khách hàng mà còn tránh được rủi ro đôi khi xuất hiện trong quá trình phân tích tín dụng. Dư nợ tín dụng nó càng phản ánh một cách thực tế hơn, nó cho biết tình hình cho vay và thu nợ đạt hiệu quả như thế nào đến thời điểm lập báo cáo. Để thấy rõ các thành phần làm ảnh hưởng đến dư nợ ta phân tích từng mục như sau: Bảng 8- Dư nợ ngắn hạn theo ngành Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 Số tiền % Số tiền % 1. Trồng trọt 2. Chăn nuôi 3. SXKD khác Tổng 82.909 9.577 1.409 93.895 84.811 9.890 1.583 96.284 87.399 10.336 1.850 99.585 1.902 313 174 2.389 2,3 3,3 12,3 2,54 2.588 446 267 3.301 3,05 4,5 16,9 3,43 (Nguồn: Phòng tín dụng) SXKD: sản xuất kinh doanh 4.1.1.Về trồng trọt: Qua bảng số liệu ta thấy tình hình dư nợ tăng qua các năm, chứng tỏ người dân ngày càng có nhu cầu về vốn. Năm 2003 dư nợ là 82.909 triệu đồng, năm 2004 dư nợ là 84.811 triệu đồng tăng 2,3% tương ứng tăng 1.902 triệu đồng so với năm 2003. Năm 2005 số dư nợ là 87.399 triệu đồng tăng 3,05% tương ứng tăng 2.588 triệu đồng so với 2004. Dư nợ tăng dần qua các năm thể hiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng, sự nỗ lực của cán bộ tín dụng. 4.1.2. Về chăn nuôi: Năm 2003 số dư nợ trong chăn nuôi là 9.577 triệu đồng, năm 2004 là 9.890 triệu đồng tăng 3,3 % hay tăng 313 triệu đồng so với 2003. Năm 2005 số dư nợ là 10.336 triệu đồng tăng 4,5% hay tăng 446 triệu đồng. 4.1.3. Sản xuất kinh doanh khác: Năm 2003 số dư nợ là 1.409 triệu đồng, năm 2004 là 1.583 triệu đồng tăng 12,3% tương ứng tăng 174 triệu đồng so với năm 2003. Năm 2005 dư nợ là 1.850 triệu đồng tăng 16,9% hay tăng 174 triệu đồng. Như vậy, dư nợ của ngân hàng tăng đều qua các năm, đó là do ngân hàng luôn nhắn vào lĩnh vực này, góp phần phát triển nền kinh tế huyện nhà. 4.2. Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế: Bảng 9: Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế qua 3 năm (2003-2005) Đơn vị tính :triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 Số tiền % Số tiền % 1. Kinh tế cá thể 2. DNNQD Tổng 90.233 3.662 93.895 92.602 3.682 96.284 95.880 3.705 99.585 2.369 20 2.389 3,5 0,5 2,54 3.278 68 3.301 3,54 1,8 3,43 ( Nguồn: Phòng tín dụng) Qua bảng số liệu ta thấy tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế này tăng qua các năm. 4.2.1. Kinh tế cá thể: Là huyện sống chủ yếu bằng nghề nông, đa phần người dân hoạt động trên quy mô nhỏ phù hợp với khả năng kiểm soát của mình nhờ một phần tích lũy còn đa phần là vay từ ngân hàng để phát triển sản xuất. Cụ thể năm 2003 dư nợ ngắn hạn là 90.233 triệu đồng, năm 2004 dư nợ là 92.602 triệu đồng tăng 3,5% tương ứng tăng 2.369 triệu đồng so với năm 2003. Năm 2005 dư nợ là 95.880 triệu đồng tăng 3,54% so với 2004. 4.2.2. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Tuy chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng dư nợ ngắn hạn nhưng tình hình dư nợ ngắn hạn của thành phần kinh tế này tăng lên qua các năm. Năm 2003 dư nợ ngắn hạn là 3.662 triệu đồng, năm 2004 dư nợ là 3.682 triệu đồng tăng 0,5% tương ứng tăng 20 triệu đồng so với 2003. Năm 2005 dư nợ là 3.705 triệu đồng tăng 1,8% tương ứng tăng 68 triệu đồng 5. Nợ quá hạn ngắn hạn qua 3 năm 2003-2005: 5.1.Nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành qua 3 năm 2003-2005: Khi đánh giá chất lượng tín dụng, thông thường chúng ta nhìn nhận trên góc cạnh nơi nào có nợ quá hạn thấp thì chất lượng tín dụng cao, nơi nào có nợ quá hạn cao thì chất lượng tín dụng thấp. Nhưng đây chỉ mới là hiện tượng bởi vì chất lượng tín dụng còn phải được đánh giá qua tình hình kinh tế xã hội, nó tác động đến nền kinh tế như thế nào. Ta xem xét tình hình nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành của Chi nhánh NHNo&PTNT Chợ Lách qua bảng sau: Bảng 10- Nợ quá hạn theo ngành qua 3 năm 2003-2005 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 Số tiền % Số tiền % 1. Trồng trọt 2.Chăn nuôi 3. SXKD khác Tổng 519 86 154 759 511 69 164 744 559 65 168 792 -8 -17 10 -15 -1,54 -19,7 6,5 -1.97 48 -4 4 48 9,4 -5,8 2,4 6,45 5.1.1.Trồng trọt: Năm 2003, nợ quá hạn là 519 triệu đồng, trong tổng nợ quá hạn 759 triệu đồng. Năm 2004 có tỷ trọng giảm 1.54% hay giảm 8 triệu đồng. Năm 2005 tăng 9,4% tương ứng tăng 48 triệu đồng so với 2004. 5.1.2. Chăn nuôi: Năm 2003 nợ quá hạn là 86 triệu trong 759 triệu đồng, năm 2004 là 69 triệu đồng giảm 19,7% tương ứng giảm 17 triệu đồng so với năm 2003. Năm 2005 giảm 4 triệu đồng tương ứng giảm 5,8% so với năm 2004. Nợ quá hạn giảm qua các năm, dù xảy ra dịch gia cầm gia súc nhưng không ảnh hưởng nhiều đến tình hình chăn nuôi của người dân không ảnh hưởng nhiều tình hình thu nợ. 5.1.3. SXKD khác: Năm 2003 nợ quá hạn là 154 triệu trong 759 triệu đồng, năm 2004 là 164 triệu đồng tăng 6,5% tương ứng tăng 10 triệu đồng so với năm 2003. Năm 2005 tăng 2,4% tương ứng tăng 4 triệu đồng so với năm 2004. 5.2. Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế qua 3 năm 2003-2005. Trong hoạt động cho vay, doanh số cho vay hộ gia đình luôn chiếm tỷ trọng lớn, doanh số cho vay càng lớn thì rủi ro càng cao, điều đó thể hiện qua bảng sau: Bảng 11- Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế qua 3 năm 2003-2005 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 Số tiền % Số tiền % 1. Kinh tế cá thể 2. DNNQD Tổng 606 153 759 602 142 744 588 204 792 -4 -11 -15 -0,7 -7,19 -1,97 -14 62 48 -2,3 43,7 6,45 (Nguồn: Phòng tín dụng) DNNQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh CBCNV: Cán bộ công nhân viên 5.2.1.Kinh tế cá thể: Ba năm qua, tình hình nợ quá hạn giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2004 giảm0,84% so với năm 2003.Năm 2205 giảm 3,38% so với năm 2004. 5.2.2.Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Năm 2004, nợ quá hạn giảm 7,92% tương ứng giảm 11 triệu đồng so với năm 2003. Năm 2005 lại tăng 43,7% so với năm 2004. Nhìn chung ta thấy nợ quá hạn có xu hướng biến động lên xuống không nhiều lắm, cho thấy người dân huyện Chợ Lách làm ăn có hiệu quả, cuộc sống từng bước được nâng lên, góp phần phát triển kinh tế huyện nhà. Tuy nhiên năm qua số nợ quá hạn có tăng lên chút ít, đó là do có một số hộ làm ăn không hiệu quả, một phần giá nông sản có phần giảm sút cho nên tạm thời họ không hoàn trả nợ cho Ngân hàng. III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT CHỢ LÁCH. 1. Chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn: Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thì số dư nợ chiếm tỷ trọng là bao nhiêu %. Bảng 12- Chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Dư nợ ngắn hạn(triệu đồng) 93.895 96.284 99.585 Tổng nguồn vốn(triệu đồng) 164.733 187.855 216.740 Dư nợ ngắn hạn/tổng nguồn vốn(%) 56,9 51,3 45,9 Năm 2003 số dư nợ ngắn hạn chiếm 56,9% tổng nguồn vốn. năm 2004 số dư chiếm 51,3% tổng nguồn vốn, có giảm xuống năm 2003, đến năm 2005 số dư nợ lại tiếp tục giảm chỉ còn 45,9% trong tổng nguồn vốn. nguyên nhân giảm là do ngân hàng đang có khuynh hướng cho vay các đối tượng trồng cây lâu năm: Bưởi, Măng Cụt, Sầu Riêng… các loại cây trồng này khoảng 2 năm trở lên mới có trái nên số dư nợ ngắn hạn giảm xuống. 2. Chỉ tiêu dư nợ trên tổng vốn huy động. Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động, so sánh cả năm cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động. Bảng 13-Chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn trên tổng vốn huy động Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Dư nợ ngắn hạn(triệu đồng) 93.895 96.284 99.585 Tổng vốn huy động(triệu đồng) 57.200 83.800 109.828 DDư nợ ngắn hạn/tổng vốn huy động(%) 164,2 144,9 90,6 Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn của ngân hàng. Nhìn chung qua 3 năm thì Ngân hàng sử dụng mức tối đa vốn huy động của mình, biểu hiện ở chỗ qua 3 năm chỉ tiêu này luôn đạt ở mức cao.Cụ thể: Năm 2003 dư nợ chiếm 164,2% tổng nguồn vốn vượt 64,2% tổng vốn lưu động, đến năm 2004 chiếm 144,9%, tuy có giảm so với năm 2003, nhưng vẫn ở mức cao vượt 44,9% vốn huy động, đến năm 2005 giảm mạnh số dư nợ chiếm 90,6% tổng vốn huy động nguồn vốn huy động được điều hòa qua số dư nợ trung hạn và dài hạn nên số dự nợ ngắn hạn đang theo chiều hướng giảm dần. Nói chung, qua 3 năm Ngân hàng đã dần cải thiện việc sử dụng vốn huy động của mình theo hướng tích cực hơn. 3. Hệ số thu nợ ngắn hạn: Hệ số này phản ánh với một doanh số cho vay nhất định, ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số này càng cao được đánh giá càng tốt. Bảng 14- Hệ số thu nợ ngắn hạn Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Doanh số thu nợ ngắn hạn(triệu đồng) 91.067 110.833 120.771 Doanh số cho vay ngắn hạn(triệu đồng) 81.890 113.222 124.072 DSTNNH/DSCVNH(%) 111 98 97 DSTN:doanh số thu nợ DSCV: doanh số cho vay Năm 2003 là năm đạt hiệu quả cao trong công tác thu nợ, có hệ số thu nợ là 111% năm 2004 hệ số thu nợ là 98% so với năm 2003 có giảm nhưng không ảnh hưởng nhiều đến doanh số cho vay ngắn hạn. Năm 2005 hệ số thu nợ lại giảm so với năm 2004 doanh số cho vay càng nhiều thì mang lại mức rủi ro càng cao, thật vậy mức cho vay tăng dần qua các năm cho dù cố gắng giảm rủi ro đến mức thấp nhất nhưng vẫn không tránh khỏi một số khó khăn. Tuy hệ số thu nợ qua các năm giảm nhưng nó vẫn đạt ở mức cao và điều này chứng tỏ công tác thu nợ thực hiện rất tốt. Đạt được kết quả tốt như vậy là nhờ các cán bộ tín dụng làm tốt công tác thẩm định dự án, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng, do đó mà giảm thiểu được rủi ro trong hoạt của Ngân hàng. 4. Chỉ tiêu nợ quá hạn trên dư nợ: Là chỉ số đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng, chỉ số này càng thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng này cao. Bảng 15- Chỉ tiêu nợ quá hạn trên dư nợ Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Nợ quá hạn ngắn hạn(tr. đồng) 759 744 792 Dư nợ ngắn hạn(tr. đồng) 93.895 96.284 99.585 Tỷ số(%) 0,8 0,77 0,79 Ta thấy các chỉ số điều dưới 1%, cho thấy hoạt động của ngân hàng này có chất lượng tốt. Cụ thể năm 2003 nợ quá hạn trên dư nợ chiếm 0,8%, năm 2004 giảm còn 0,77% đến năm 2005 chiếm 0,79% chỉ tiêu này thấp nhờ vào sự nỗ lực của cán bộ tín dụng và sự giúp đỡ của chính quyền địa phương giúp công tác thu nợ được thực hiện dễ dàng hơn. 5. Vòng quay vốn tín dụng: Bảng 16- Vòng quay vốn tín dụng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Doanh số thu nợ ngắn hạn(tr.đồng) 91.067 110.833 120.771 Dư nợ bình quân (tr.đồng) 98.484 95.090 97.935 Vòng quay(vòng) 0,92 1,17 1,23 Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng ngắn hạn, cho biết thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm trong một thời kỳ nhất định(thường là 1 năm). Năm 2003 số vốn cho vay phát ra quay vòng tương đối là 0,92 vòng. Năm 2004 số vòng quay này tăng lên do doanh số thu nợ được tăng lên. Năm 2005 lại tăng hơn so với năm 2004. Vốn quay vòng càng nhanh thì hiệu quả hoạt động càng cao. Chỉ tiêu này của Ngân hàng đạt được tốt nhưng không phải vì thế không chú trọng đến nó nữa mà cần có những biện pháp giúp vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn tăng nhanh hơn nữa. Chẳng hạn như trong định hướng sắp tới Ngân hàng phải chú trọng nhiều hơn nữa những món nợ đã đến hạn thu hồi, cần có những biện pháp hữu hiệu để đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn, giúp gia tăng doanh số thu nợ ngắn hạn. Từ đó mà góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. 6. Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản: Chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Bảng 17- Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Lợi nhuận ròng(tr. đồng) 4.906 6.254 12.484 Tổng tài sản(tr. đồng) 164.733 187.855 216.740 Tỷ lệ(%) 2,98 3,38 5,76 Ta thấy tỷ số này qua các năm đều tăng lên. Chỉ tiêu này ảnh hưởng bởi lợi nhuận, lợi nhuận càng cao thì tỷ lệ càng lớn và ngược lại. 7. Lợi nhuận ròng trên thu nhập: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Bảng 18- Lợi nhuận ròng trên thu nhập Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Lợi nhuận ròng(tr. đồng) 4.906 6.254 12.484 Thu nhập(tr. đồng) 20.206 23.612 32.750 Tỷ lệ(%) 24,3 26,5 38,2 Năm 2003 cứ một đồng doanh thu thì sẽ tạo ra 34,3% đồng lợi nhuận, tỷ lệ tăng dần qua các năm, mức lợi nhuận này phụ thuộc vào doanh thu cao và mức chi phí thấp. 8. Chi phí trên doanh thu. Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bảng 19- Chi phí trên doanh thu Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Tổng chi phí(tr. đồng) 15.120 17.358 20.266 Doanh thu(tr. đồng) 20.206 23.612 32.750 Tỷ lệ(%) 74,8 73,5 61,9 Kết quả cho thấy trong 100% doanh thu thì chi phí chiếm 74,8% trong năm 2003, năm 2004 giảm còn 73,05% đến năm 2005 giảm còn 61,9%. Hiện nay một trong những phương chăm hoạt động của các tổ chức kinh tế là làm sao giảm chi phí đến mức thấp nhất, tăng doanh thu. Hoạt động của ngân hàng cũng không ngoại lệ. 9. Thu nhập trên tổng tài sản. Đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng Bảng 20- Thu nhập trên tổng tài sản Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Thu nhập(tr. đồng) 20.206 23.612 32.750 Tổng tài sản(tr. đồng) 164.733 187.855 216.740 Tỷ lệ(%) 12,3 12,6 15,1 Năm 2003 cứ một đồng doanh thu thì sẽ tạo ra 12,3% đồng lợi nhuận. Tỷ lệ tăng dần qua các năm, mức lợi nhuận phụ thuộc vào doanh thu và chi phí thấp. Tóm lại, qua các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Chợ Lách cho thấy hoạt động của Ngân hàng trong mấy năm qua tương đối đạt hiệu quả. CHƯƠNG IV PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP I. PHƯƠNG HƯỚNG: - Tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng phục vụ tốt nhất nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh dịch vụ đời sống cho nhân dân. - Tăng cường công tác huy động vốn tại địa phương, tạo nguồn vốn chủ động trong hoạt động kinh doanh. - Mở rộng dư nợ theo định hướng của ngành, đáp ứng đủ nhu cầu vốn hợp lý để phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn. - Tham mưu với chính quyền địa phương và ngân hàng cấp trên xử lý thu hồi nợ tồn đọng. - Bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu định hướng, các đề án phát triển kinh tế- xã hội của huyện để lựa chọn đối tượng đầu tư đảm bảo an toàn vốn và có hiệu quả. II. GIẢI PHÁP : Để thực hiện được các định hướng đã đề ra cần thực hiện các giải pháp sau: -Tranh thủ sự lãnh chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện và ngân hàng cấp trên và sự hổ trợ của UBND xã, các ngành các đoàn thể trong các mặt hoạt động của ngân hàng. - Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn tại địa phương như huy động tiền gửi tiết kiệm hưởng lãi suất bậc thang, tiết kiệm gửi góp... khuyến khích khách hàng gởi và thanh toán qua ngân hàng. Tăng thêm nhiệm vụ huy động vốn đối với tổ tín dụng lưu động, góp phần tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận với các hoạt động của ngân hàng. - Nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng thẩm định khi cho vay, thực hiện phân tích chất lượng tín dụng, phân loại khách hàng theo định kỳ, mở rộng tín dụng phục vụ nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu đời sống, các đề án phát triển kinh tế xã hội theo các chương trình mục tiêu kinh tế của huyện. - Tăng cường kểm tra, kiểm soát các mặt hoạt động của ngân hàng nhất là lĩnh vực cho vay, huy động vốn, kế toán- ngân quỹ theo đúng chế độ của ngành và pháp luật nhà nước. - Duy trì tổ xử lý nợ tồn đọng, phối hợp với các ngành các cấp và chính quyền địa phương kên quyết xử lý thu hồi nợ tồn đọng. - Củng cố bộ máy tổ chức, tăng cường công tác đào tạo lại cán bộ, cải tiến lề lối làm việc, đổi mới phong cách giao dịch, tinh thần thái độ phục vụ khách hàng, nâng cao chất lượng nghiệp vụ, để tăng cường khả năng cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác. - Phối hợp chặt chẽ, lãnh đạo tốt giữa tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể trong đơn vị. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN : Trước tình hình kinh tế nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước và nền kinh tế thế giới gặp nhiều thách thức, khó khăn phải đương đầu nhưng đồng thời nó cũng tạo ra nhiều cơ hội mới cho hoạt động của ngân hàng. Với sự nỗ lực không ngừng, quyết tâm của toàn bộ cán bộ trong ngân hàng thì trong 3 năm qua ngân hàng cũng đã đạt được một số kết quả khả quan như nguồn vốn huy động trong dân cư càng tăng, quy mô hoạt động tín dụng từng bước được mở rộng, lợi nhuận tăng lên qua các năm. Trong các kết quả đạt được của ngân hàng thì có thể nhắc đến hoạt động tín dụng của ngân hàng mà đặc biệt là hoạt động tín dụng ngắn hạn. Hoạt động tín dụng ngắn hạn đã không ngừng phát triển, doanh số cho vay liên tục tăng, khả năng thu hồi nợ đạt kết quả tốt, dư nợ tăng trưởng theo hướng tích cực hơn, những điều đó góp phần làm cho hoạt động của ngân hàng đi đúng hướng phát triển mà ngân hàng đề ra, thực hiện đúng phương châm hoạt động của ngân hàng” Phát triển an toàn- Nhanh chóng hiệu quả- Uy tín làm đầu”. Qua những kết quả phân tích trên ta thấy hoạt động cho vay bên nông nghiệp là chủ yếu, với doanh số cho vay tăng dần qua các năm, được sự hỗ trợ vốn của Chi nhánh NHNo&PTNT Chợ Lách đã góp phần đưa nền kinh tế nông thôn chuyển dịch và phát triển nhắm giải quyết việc làm xóa đói, giảm nghèo, xây dựng cuộc sống dân cư tốt hơn. Trong quá trình huy động vốn Chi nhánh NHNo&PTNT Chợ Lách đã rất cố gắng làm cho nguồn vốn của ngân hàng quay vòng nhanh, góp phần vào việc tăng cho vay đến những khách hàng cần vốn, giúp khách hàng vay vốn có cơ hội khai thác hết tiềm năng đất đai lao động, để tạo ra cho xã hội ngày càng nhiều hàng hóa phục vụ cho cuộc sống, đưa nền kinh tế xã hội huyện Chợ Lách nói riêng và đất nước nói chung ngày càng phát triển. Tóm lại, việc phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng đã giúp cho ta hiểu rõ hơn, cụ thể hơn tình hình hoạt động cũng như kết quả đạt được của ngân hàng. Để từ đó mà ngân hàng nhận thức được những mặt mạnh, mặt yếu để có những phương hướng giải quyết kịp thời, hợp lý cho tình hình thực tế tại ngân hàng. Qua thời gian thực tập tại Chi nhánh NHNo&PTNT Chợ Lách, những buổi tiếp xúc với thực tế nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về kiến thức trong nghiệp vụ ngân hàng. Với kiến thức, kinh nghiệm về hoạt động tín dụng còn hạn chế, nên bài phân tích mang năng tính cứng nhắc và nghiêng nhiều về lý thuyết, còn nhiều sai sót, nhầm lẫn trong quá trình nghiên cứu, phân tích. Rất mong được sự góp ý của quý thầy cô và các anh chị đi trước. II. KIẾN NGHỊ : Cân đối giũa khả năng huy động vốn và sử dụng vốn, đồng thời tăng cường công tác quản lý rủi ro nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả bền vững. Xây dựng tốt công tác tiếp thị, nâng cao thương hiệu của ngân hàng, đầu tư cơ sở hạ tầng vì đây là là bộ mặt của ngân hàng nên cũng sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động của ngân hàng nói chung cũng như hoạt động tín dụng nói riêng mà trong đó có hoạt động tín dụng ngắn hạn. Nhà nước cần có chính sách giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc để tăng nguồn vốn cho ngân hàng, phục vụ thêm vốn cho hoạt động cho vay. Chú trọng đào tạo cán bộ tín dụng có trình độ nhất định trong cơ quan, phải thành thạo tin học để giảm bớt lao động chân tay trong quá trình làm việc. Thi đua khen thưởng cán bộ công nhân viên trong cơ quan gắn liền với các chỉ tiêu thi đua vào chế độ tiền lương của nhân viên. Trang bị thêm hệ thống máy vi tính để nhân viên có thời gian sử dụng máy trong công việc nhiều hơn. Ngân hàng cần đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn phục vụ sản xuất nông nghiệp, giúp đỡ người dân cải thiện kỹ thuật, hiện đại hóa trong nông nghiệp. Có các chế độ công tác phí, phương tiện đi lại công tác cho cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng phải đối xử nhã nhặn, lịch thiệp, phân tích rõ ràng các quy định cho khách hàng hiểu rõ hơn. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của nông dân là vấn đề cần được quan tâm để tránh trình trạng mất khả năng trả nợ của khách hàng, cán bộ tín dụng nên thường xuyên xuống địa bàn nông thôn nhằm theo dõi giám sát hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích hay không để tránh bớt rủi ro cho ngân hàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Th.s Bùi Văn Trịnh - Th.s Nguyễn Tấn Nhân -Th.s Nguyễn Ninh Kiều. Tiền tệ - ngân hàng. Tủ sách Đại học Cần Thơ. T.s Lê Văn Tề. Nghiệp vụ tín dụng và ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Thống Kê. TS. Trương Thị Hồng. Lý thuyết và bài tập kế toán ngân hàng. Tủ sách Đại học Cần Thơ. Th.s Trần Ái Kết. Tài liệu lý thuyết tài chính tín dụng. Tủ sách Đại học Cần Thơ. Th.s Nguyễn Thanh Nguyệt - Th.s Trần Ái Kết. Quản trị tài chính. Tủ sách Đại học Cần Thơ. Th.s Đinh Văn Trung - Th.s Thái Văn Đại. Bài Giảng nghiệp vụ ngân hàng. Tủ sách Đại học Cần Thơ. Tạp chí ngân hàng. Bảng báo cáo kết quả hoạt động và bảng thống kê hoạt động của ngân hàng NNo & PTNT Chợ Lách năm 2003, 2004, 2005. LỜI CẢM TẠ Sau thời gian rèn luyện và học tập tại trường Đại Học Cần Thơ, Em đã được quý thầy cô truyền đạt cho những kiến thức quý báo để chuẩn bị bước vào môi trường làm việc giúp ích cho xã hội. Đặc biệt là các thầy cô thuộc khoa Kinh tế -Quản trị kinh doanh đã hướng dẫn tận tình cho chúng em những kiến thức bổ ích. Và trong thời gian thực tập tại Chi nhánh NHNo&PTNT Chợ Lách, nhờ sự giúp đỡ của các cô, chú, anh chị trong Ngân hàng và sự hướng dẫn của thấy Phạm Xuân Minh đã giúp em hoàn thành bài luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn quý thấy cô đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báo trong thời gian theo học tại trường, cảm ơn các thầy cô khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh đã quan tâm giúp đỡ em trong thời gian qua. Em xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh chị trong Ngân hàng No&PTNT Chợ Lách đã tạo điều kiện cho em thực tập, nắm bắt được những điều thực tế. Sau cùng em xin kính chúc quý thầy cô Khoa Kinh tế -Quản trị kinh doanh và các cô, chú, anh chị trong NHNo&PTNT Chợ Lách được dồi dào sức khỏe và thành công trên mọi lĩnh vực. Kính lời Lê Thi Ngọc Ni Nhaän Xeùt Cuûa CÔ QUAN THÖÏC TAÄP ? Nhaän Xeùt Cuûa GIAÙO VIEÂN HÖÔÙNG DAÃN ? Nhaän Xeùt Cuûa GIAÙO VIEÂN PHAÛN BIEÄN ? MỤC LỤC Trang DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1- Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm(2003-2005) 19 Bảng 2- Tình hình huy động vốn nhận vốn điều hòa của Chi nhánh NHNo&PTNT Chợ Lách qua 3 năm(2003-2005): 22 Bảng 3- Tình hình cho vay ngắn hạn qua 3 năm (2003-2005) 26 Bảng 4- Doanh số cho vay theo ngành qua 3 năm (2003-2005) 28 Bảng 5- Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế qua 3 năm(2003-2005) 30 Bảng 6: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành qua 3 năm( 2003-2005): 32 Bảng 7 – Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế từ năm 2003 – 2005. 33 Bảng 8- Dư nợ ngắn hạn theo ngành 34 Bảng 9: Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế qua 3 năm (2003-2005) 35 Bảng 10- Nợ quá hạn theo ngành qua 3 năm 2003-2005 36 Bảng 11- Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế qua 3 năm 2003-2005 37 Bảng 12- Chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn 38 Bảng 13-Chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn trên tổng vốn huy động 38 Bảng 14- Hệ số thu nợ ngắn hạn 39 Bảng 15- Chỉ tiêu nợ quá hạn trên dư nợ 39 Bảng 16- Vòng quay vốn tín dụng 40 Bảng 17- Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản 40 Bảng 18- Lợi nhuận ròng trên thu nhập 41 Bảng 19- Chi phí trên doanh thu 41 Bảng 20- Thu nhập trên tổng tài sản 41 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 1- Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT Chợ Lách qua 3 năm(2003-2005) : 19 Biểu đồ 2:Tình hình huy động vốn, nhận vốn điều hòa qua 3 năm (2003-2005) 23 Biểu đồ 4- Doanh số cho vay theo ngành qua 3 năm (2003-2005) 29 DANH MỤC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1: Quy trình xét duyệt cho vay 5 Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức 16

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Chi Nhánh NHNN&PTNT huyện Chợ Lách.doc
Luận văn liên quan