Luận văn Phân tích khả năng sinh lợi của ngân hàng quốc tế Việt Nam chi nhánh cần thơ

MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU ---------------------------------------------------------------------1 1.1ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU------------------------------------------------------------1 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài -------------------------------------------------1 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn-------------------------------------------------------2 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU---------------------------------------------------------------2 1.2.1Mục tiêu chung------------------------------------------------------------------------2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể -----------------------------------------------------------------------2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU-----------------------------------------------------------------2 1.3.1 Không gian----------------------------------------------------------------------------2 1.3.2 Thời gian ------------------------------------------------------------------------------2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ---------------------------------------------------------------3 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO-----------------------------------------------3 CHƯƠNG 2:PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -----------------------------------------------------------------------------------------------4 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN-------------------------------------------------------------------4 2.1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại ---------------------------------------------4 2.1.2 Chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại --------------------6 2.3.1 Mô hình CAMEL --------------------------------------------------------------------8 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ------------------------------------------------------ 14 2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin ------------------------------------------------- 14 2.2.2 Phương pháp nghiên cứu---------------------------------------------------------- 14 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA VIB CHI NHÁNH CẦN THƠ 17 3.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ ---------------------------------------------------------------------------------- 17 3.1.1 Vị trí địa lí và Đặc điểm kinh tế - xã hội Thành phố Cần Thơ -------------- 17 3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển VIBBank Cần Thơ ----------------------- 18 3.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy VIBBank Cần Thơ ------------------------------------ 19 3.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NH QUA 3 NĂM ---------------------------------------------------------------------------------- 22 3.3 PHƯƠNG HƯỚNG HỌAT ĐỘNG CỦA NH TRONG NĂM 2009 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO----------------------------------------------------------------------------- 22 3.3.1 Mục tiêu hoạt động ---------------------------------------------------------------- 22 3.3.2 Định hướng hoạt động trong năm 2009 và những năm tiếp theo----------- 23 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA VIB CT ------------------- 24 4.1 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG THEO MÔ HÌNH CAMEL 25 4.1.1 Vốn (Capital) ----------------------------------------------------------------------- 25 4.1.2 Tài sản (Assets)--------------------------------------------------------------------- 33 4.1.3 Quản trị (Management) ----------------------------------------------------------- 51 4.1.4 Phân tích khả năng sinh lợi qua các chỉ tiêu tài chính (Earning)------------ 54 4.1.5 Thanh khoản (Liquidity) ---------------------------------------------------------- 59 4.2 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG THEO PHƯƠNG PHÁP THAY THẾ LIÊN HOÀN 4.2.1 Thu nhập ---------------------------------------------------------------------------- 62 4.2.2 Chi phí ------------------------------------------------------------------------------ 69 4.2.3 Lợi nhuận---------------------------------------------------------------------------- 76 CHƯƠNG 5:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 81 5.1 ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN----------------------------------------- 81 5.2 ĐỐI VÓI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ---------------------------------------------------------------------------------- 84 5.2.1. Chủ động phân tán rủi ro để ngăn ngừa rủi ro tín dụng---------------------- 84 5.2.2. Thực hiện bảo hiểm tín dụng ---------------------------------------------------- 85 5.2.3. Linh hoạt trong công tác thu nợ ------------------------------------------------- 85 5.2.4. Thay đổi cơ cấu tín dụng --------------------------------------------------------- 86 5.3 PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ VÀ CÔNG NGHỆ NH -------------- 87 5.4 VỀ CHI PHÍ-------------------------------------------------------------------------------- 87 5.5. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ QUẢN LÍ, NHÂN VIÊN NH NGÂN HÀNG 88 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ---------------------------------------------- 89 6.1 KẾT LUẬN -------------------------------------------------------------------------------- 89 6.2 KIẾN NGHỊ-------------------------------------------------------------------------------- 91 6.1.2 Đối với Hội Sở --------------------------------------------------------------------- 91 6.2.2 Đối với VIB Cần Thơ ------------------------------------------------------------- 92 6.2.3 Đối với chính quyền địa phương------------------------------------------------- 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO-------------------------------------------------------------------- 93

pdf106 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3583 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích khả năng sinh lợi của ngân hàng quốc tế Việt Nam chi nhánh cần thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tích cực duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ truyền thống, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng, tăng thêm tiện ích cho khách hàng, từng bước đổi mới trang thiết bị và công nghệ, tin học phục vụ cho chương trình hiện đại hoá. Cụ thể năm 2006, thu ngoài lãi đạt 1.513 triệu đồng và chiếm tỉ trọng 8,98% trong tổng thu nhập. Sang năm 2007, thu nhập này tăng 4.559 triệu đồng, tăng 301,32% so với năm 2006 và chiếm tỉ trọng 11,26% trong tổng thu nhập. Đến năm 2008, tăng 2.419 triệu đồng, tăng 39,84% so với năm 2007 và chiếm tỉ trọng 10,47% trong tổng thu nhập. Việc thu nhập ngoài lãi không ngừng tăng là dấu hiệu tốt và là xu hướng phát triển của các TCTD ở các nước phát triển trên thế giới. Cơ cấu các khoản thu nhập ngoài lãi: - Thu từ hoạt động dịch vụ + Thu về dịch vụ thanh toán: Năm 2007, đạt 2.570 triệu đồng, tăng 2.043 triệu đồng hay tăng 383,3% so với năm 2006 và chiếm tỉ trọng 65,5% trong tổng thu nhập từ dịch vụ. Đến năm 2008, tăng 420 triệu đồng tức tăng PT khả năng sinh lời của VIB_CT GVHD: Ths.ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: LÊ THỊ DIỄM CHI Trang 80 16,3% so với năm 2007 và chiếm tỉ trọng 70,3% trong tổng thu nhập dịch vụ. Khoản thu này chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng thu ngoài lãi của Ngân hàng. Nguyên nhân sự gia tăng này là do ngày càng nhiều các doanh nghiệp đến gửi tiền vào Ngân hàng để thực hiện các giao dịch trong và ngoài nước một cách thuận tiện, an toàn và hiệu quả nhất, giảm rủi ro khi thanh toán bằng tiền mặt. - Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh: chiếm tỉ trọng bình quân khoảng 18%. Năm 2007, đạt 711 triệu đồng, tăng 580 triệu đồng, túc tăng 442,75% so với năm 2007. Sang năm 2008, đạt 869 triệu đồng, tăng 158 triệu đồng tương ứng tăng 22,22 % so với năm 2007. Nguyên nhân khoản thu nhập này tăng mạnh vào năm 2007- 2008 là do năm 2006 NH mới đi vào hoạt động chưa tròn 1 năm, quan hệ khách hàng và các TCTD khác ít nên khoản thu này thấp. Nhưng sang năm 2007 thì NH bắt đầu thiếp lập và mở rộng nhiều mối quan hệ với khách hàng đặc biệt khách hàng là doanh nghiệp và Các TCTD trong và ngoài nước nên việc nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng tăng. - Thu từ nghiệp vụ ngân quỹ: chiếm tỉ trọng nhỏ bình quân khoảng 3,7%. - Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối: Thu phí từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng chưa phát sinh vào năm 2006, nhưng đến năm 2007 là 759 triệu đồng chiếm tỉ trọng 13,1% trong tổng thu nhập ngoài lãi. Và đến năm 2008, khoản thu này tăng lên là 2.513 triệu đồng, tăng 1.718 triệu đồng, tămg 216,1%. Trong quá trình kinh doanh ngân hàng luôn đảm bảo an toàn kinh doanh ngoại tệ, thực hiện đúng các quy định về kinh doanh ngoại tệ đảm bảo trạng thái ngoại hối cho phép của Ngân hàng, áp dụng các hình thức mua bán linh hoạt về tỉ giá, phương thức thanh toán. Thu từ hoạt động mua bán chứng khoán: năm 2007, đạt 1.344 triệu đồng, tăng 95,63% tương ứng tăng 657 triệu đồng so với năm 2006 và chiếm tỉ trọng 22,13% tổng thu nhập ngoài lãi. Sang năm 2008, tăng 27,79% tương đương với 372 triệu đồng so với năm 2007 và chiếm tỉ trọng là 20,21%. Nguyên nhân là do NH là tổ chức trung gian hoạt động dựa trên thông tin là chủ yếu. Trên TTCK ai có nhiều thông tin thì kết quả danh mục đầu tư sẽ khả quan hơn. PT khả năng sinh lời của VIB_CT GVHD: Ths.ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: LÊ THỊ DIỄM CHI Trang 81 4.2.1.2 Xác định lãi suất bình quân đầu ra Khi phân tích tình hình thu nhập của NH thì chúng ta cần phải quan tâm đến chỉ tiêu lãi suất bình quân đầu ra vì một NH hoạt động chủ yếu dựa vào hai nghiệp vụ chính đó là huy động vốn và sử dụng vốn, để có được nguồn vốn hoạt động NH cần phải bỏ ra chi phí để huy động vốn, chính vì lẻ đó NH cần phải sử dụng vốn một cách hợp lý và có hiệu quả để nâng cao chất lượng hoạt động cho NH. Bảng 25: LÃI SUẤT BÌNH QUÂN ĐẦU RA TẠI VIB CẦN THƠ QUA 3 NĂM ( 2006- 2008 ) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Thu nhập từ lãi Triệu đồng 15.340 47.838 72.644 Tổng tài sản sinh lời Triệu đồng 165.133 306.705 397.746 LS bình quân đầu ra % 9,4 16,7 18,4 ( Nguồn: Phòng tổng hợp ) Qua bảng số liệu ta thấy tình hình lãi suất bình quân đầu ra của NH qua 3 năm đều tăng. Cụ thể năm 2006 là 9,4%, đến năm 2007 tăng lên 16,7%, và năm 2008 là 18,4%. Do trong năm 2007, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và các cá nhân tăng lên do đó NH cần phải tăng cường huy động vốn và phải điều chuyển thêm vốn từ Hội sở xuống để đáp ứng kịp thời, điều này làm cho lãi suất đầu vào của NH tăng nên việc cho vay ra với lãi suất cao NH mới thu được lợi nhuận PT khả năng sinh lời của VIB_CT GVHD: Ths.ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: LÊ THỊ DIỄM CHI Trang 82 4.2.2 Chi phí 4.2.1.1 Tình hình chi phí của NH 0 100000 tri ệu đ ồn g 2006 2007 2008 Năm Chi phí chi trả lãi chi phí ngoài lãi Hình 11: BIỂU ĐỒ CƠ CẤU CHI PHÍ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2006-2008) Cùng với sự tăng trưởng của thu nhập thì các khoản chi phí cũng tăng lên đáng kể. Qua bảng số liệu 26 cho thấy tổng chi phí qua ba năm (2006 - 2008) đều tăng. Cụ thể năm 2006 tổng chi phí là 13.868 triệu đồng. Năm 2007, tổng chi phí lên đến 44.360 triệu đồng tăng 30.492 triệu đồng (hay tăng về số tương đối là 219,87%) so với năm 2006. Đến năm 2008, tổng chi phí tiếp tục tăng lên 58.521 triệu đồng, so với năm 2007 tăng 20.572 triệu đồng (hay tăng về số tương đối là 46,38%). Nguyên nhân chi phí tăng là do trong thời gian này NH trả nhiều chi phí cho việc huy động vốn và điều chuyển thêm vốn từ Hội sở để đáp ứng nhu cầu vốn cho việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình Chi phí của Ngân hàng bao gồm các khoản chi trả lãi và các khoản chi khác ngoài lãi. Để có thể hiểu được sự biến động của tổng chi ta đi vào phân tích từng khoản cấu thành chi phí PT khả năng sinh lời của VIB_CT GVHD: Ths.ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: LÊ THỊ DIỄM CHI Trang 83 Bảng 26: TÌNH HÌNH CHI PHÍ TẠI VIB CẦN THƠ QUA 3 NĂM ( 2006- 2008 ) ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Khoản mục Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) 1. Chi phí lãi 10.283 74,15 32.616 73,53 45.452 70,00 22.333 217,18 12.836 39,55 - Chi trả lãi tiền gửi 10.190 99,10 32.159 98,60 44.634 98,20 21.969 215,59 12.475 38,79 - Chi trả lãi tiền vay 72 0,70 294 0,90 500 1,10 222 308,33 206 70,07 - Chi phí hoạt động tín dụng khác 21 0,20 163 0,50 318 0,70 142 676,19 155 95,09 2. Chi phí ngoài lãi 3.585 25,85 11.744 26,47 19.480 30,0 8.159 227,59 7.736 65,9 a. Chi về hoạt động dịch vụ 176 4,91 646 5,50 1.110 5,70 470 267,05 464 71,83 - Chi về DV thanh toán 64 36,36 365 56,50 618 55,68 301 470,31 253 69,31 - Chi về DV ngân quỹ 40 22,73 91 14,09 262 23,60 51 127,50 171 187,91 - Chi về các hoạt động khác 72 40,91 190 29,41 230 20,72 118 163,89 40 21,05 PT khả năng sinh lời của VIB_CT GVHD: Ths.ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: LÊ THỊ DIỄM CHI Trang 84 Bảng 26: TÌNH HÌNH CHI PHÍ TẠI VIB CẦN THƠ QUA 3 NĂM ( 2006- 2008 ) ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: phòng tổng hợp) Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) b. Chi về HĐKD ngoại hối 46 1,28 270 2,30 468 2,40 224 486,96 198 73,33 c.Chi về hoạt động mua bán chứng khóa 54 1,51 258 2,20 234 1,20 204 377,78 -24 -9,30 d. Chi hoạt động 3.309 92,30 10.687 91,00 17.668 90,70 7.378 222,97 6.981 65,32 - Chi nộp thuế, Phí và lệ phí 146 4,41 492 4,60 795 4,50 346 236,99 303 61,59 - Chi phí nhân viên 1.518 45,88 7.035 65,84 10.336 58,50 5.517 362,44 3.301 46,92 - Chi phí quản lí và chi khác 1645 49,71 3160 29,56 6537 37,00 1.515 92,10 3.377 106,87 3. Tổng chi phí 13.868 100,00 44.360 100,00 64.932 100,00 30.492 219,87 20.572 46,38 PT khả năng sinh lời của VIB_CT GVHD: Ths.ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: LÊ THỊ DIỄM CHI Trang 85 a. Chi phí lãi Đây là khoản chi chủ yếu của Ngân hàng. Nó chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi. Năm 2006, khoản chi trả lãi chiếm 74,15% tương đương 10.283 triệu đồng, trong đó trả lãi tiền vay chiếm 0,7 % (tương ứng với 72 triệu đồng) và trả lãi tiền gửi chiếm 99,1% (tức 10.190 triệu đồng). Năm 2007, tổng chi trả lãi chiếm 73,53% tổng chi, tăng 22.333 triệu đồng hay tăng 217,18% so với năm 2006; trong đó chi trả lãi tiền vay là 0,9% (tăng 222 triệu đồng hay tăng 308,33% so với năm 2006) và chi trả lãi tiền gửi là 98,6% (tăng 21.969 triệu đồng hay tăng 215,59%). Năm 2008, tổng chi trả lãi chiếm 70% trong tổng chi, tăng 12.836 triệu đồng hay tăng 39,35% so với năm 2007, trong đó chi trả lãi tiền vay là 98,2% (tăng 206 triệu đồng hay tăng 70,07% so với năm 2007), và trả lãi tiền gửi là 1,1% (tăng 12.475 triệu đồng hay tăng 38,79% so với năm 2007). Nguyên nhân là do: trong năm 2007, nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh của người dân tăng cao, nên để đáp ứng nhu cầu này, Ngân hàng đã thực hiện nhiều biện pháp huy động vốn và tăng lãi suất, tiết kiệm dự thưởng nhằm huy động được nhiều nguồn vốn tại chỗ và sử dụng thêm vốn điều chuyển từ Hội Sở nên làm cho các khoản chi trả lãi tiền gửi vốn tăng cao. Bên cạnh đó, khoản chi khác về hoạt động tín dụng cũng tăng lên. Sang năm 2008, Chi phí lãi tăng lên nhưng tăng với tốc độ chậm hơn nhiều so với năm 2007. Vì mặt bằng lãi suất của thị trường vẫn tăng vào những tháng đầu năm 2008. Tuy nhiên, Ngân hàng đã thực hiện nhiều biện pháp huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư nên khoản này đã đáp ứng một phần nhu cầu vay vốn của năm 2008, do đó trong năm này Ngân hàng giảm mức lãi suất tiền gửi để cân bằng nguồn vốn huy động và vốn kinh doanh của mình nhằm làm giảm chi phí tín dụng trong hoạt động kinh doanh cũng như góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh của Ngân hàng. b. Chi phí ngoài lãi Năm 2006, Chi phí này là 3.585 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 25,85% trong tổng chi phí. Sang năm 2007, là 11.744 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 26,5%; tăng 8.159 triệu đồng hay tăng 227,59% so với năm 2006. Đến năm 2008, là 19.480 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 30%; tăng 7.736 triệu đồng hay tăng 65,87% so với năm 2007. Nguyên nhân của sự tăng chi phí đột biến này là do Chi nhánh mới PT khả năng sinh lời của VIB_CT GVHD: Ths.ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: LÊ THỊ DIỄM CHI Trang 86 thành lập nên tuyển dụng thêm nhiều nhân viên và chi cho quản lý công cụ dụng cụ và chi khấu hao tài sản cố định tăng cao. Nhìn chung, nguồn chi này có tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng chi nhưng nó bao gồm nhiều khoản chi khác nhau hợp thành: chi về hoạt động thanh toán; chi thuế, phí, lệ phí; chi cho nhân viên… - Chi về hoạt động dịch vụ: chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng chi ngoài lãi khoản 5,5%. Trong đó, chi cho hoạt động thanh toán và hoạt động ngân quỹ chiếm trên 70%. - Chi hoạt động: chiếm tỉ trọng cao trong tổng chi ngoài lãi, chiếm trên 90%. Năm 2006, chi hoạt động là 3.309 triệu đồng. Sang năm 2007, là 10.680 triệu đồng; tăng 7.378 triệu đồng hay tăng 222,97% so với năm 2006. Năm 2006, chi hoạt động là 3.309 triệu đồng. Đến năm 2008, là 17.668 triệu đồng; tăng 6.981 triệu đồng hay tăng 65,32% so với năm 2006. Nguyên nhân của việc tăng chi phí hoạt động vì chi phí này tăng cùng chiều với tốc độ tăng trưởng hoạt động của NH. + Chi thuế, phí, lệ phí: Chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng chi hoạt động (khoảng 4,5%) và tăng đều qua 3 năm. Tốc độ tăng trưởng của khoản thu này phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận ròng. + Chi cho nhân viên: Khoản chi này không ngừng tăng lên qua 3 năm. Năm 2007 tăng 5.517 triệu đồng hay tăng 363,4% so với năm 2006; chiếm tỉ trọng 65,83% trong chi phí hoạt động. Sang năm 2008, khoản chi này tiếp tục tăng thêm 3.301 triệu đồng (tăng 46,92%) so với năm 2007. Nguyên nhân tăng khoản chi phí này là do ảnh hưởng của việc tăng lương cơ bản của nhà nước (tăng từ 390.000 đồng lên 540.000 đồng rồi lên 650.000 đồng) - Chi quản lí và chi khác: chiếm tỉ trọng khá lớn trong chi phí hoạt động. Đây là khoản chi nhằm giúp NH hoạt động và quản lí các hoạt động của NH.năm 2007, khoản chi này tăng lên 1.515 triệu đồng hay tăng 92,1% so với năm 2006. Sang năm 2008, khoản chi này tăng thêm 3.377 triệu đồng hay tăng 106,87% so với năm 2007. PT khả năng sinh lời của VIB_CT GVHD: Ths.ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: LÊ THỊ DIỄM CHI Trang 87 4.2.1.2 Xác định lãi suất bình quân đầu vào Việc xác định chi phí đầu vào rất hữu ích cho NH để xây dựng chính sách kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy VIB Cần Thơ cần phải tính toán phân tích thường xuyên chi phí vốn đầu vào và tính trên một đồng vốn cho vay để tìm ra những nhân tố ảnh hưởng, trên cơ sở đó giảm chi phí vốn đầu vào cho NH. Bảng 27: LÃI SUẤT BÌNH QUÂN ĐẦU VÀO TẠI VIB CẦN THƠ QUA 3 NĂM ( 2006- 2008 ) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chi phí trả lãi Triệu đồng 10.283 32.616 45.452 Vốn huy động Triệu đồng 118.235 188.755 261.143 Vốn điều chuyển Triệu đồng 43.053 104.293 124.773 LS bình quân đầu vào % 6,4 11,1 11,7 (Nguồn: phòng tổng hợp) Dựa vào bảng số liệu ta thấy tình hình lãi suất bình quân đầu vào của NH biến động theo chiều hướng tăng dần. Cụ thể là 6,4% năm 2006, năm 2007 tăng lên 11,1% và đến năm 2007 là 11,7%. Tuy nhiên tình hình tăng này là khả quan bởi vì trong giai đoạn nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân ngày càng tăng, để đáp ứng kịp thời nhu cầu đó NH đã không ngừng mở rộng quy mô mạng lưới phục vụ, đưa ra nhiều sản phẩm mới đa dạng nhằm huy động tối đa nguồn vốn trong dân cư nhưng do sự cạnh trạnh khóc liệt giữa các NH trên cùng địa bàn, đồng thời tình hình kinh tế của nước ta trong thời gian này biến động không ngừng, lạm phát tăng nhanh, do đó để huy động được nguồn vốn NH bắt buộc phải tăng lãi suất huy động lên, tuy nhiên lãi suất huy động của VIB – Cần Thơ cũng còn thấp so với một số NH khác trên địa bàn và công tác huy động cũng còn hạn chế nên nguồn vốn huy động vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho khách hàng, do đó NH cần điều chuyển thêm vốn từ Hội sở xuống mà chi phi trả lãi cho nguồn vốn này cao hơn so vốn huy động. PT khả năng sinh lời của VIB_CT GVHD: Ths.ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: LÊ THỊ DIỄM CHI Trang 88 So sánh lãi suất bình quân đầu vào và lãi suất bình quân đầu ra 9.4 16.7 18.4 6.4 11.1 11.7 0 5 10 15 20 2006 2007 2008 % LS bình quân đầu ra LS bình quân đầu vào Hình 12: LSBQ đầu vào và LSBQ đầu ra của VIB – Cần Thơ qua 3 năm (2006 – 2008) Nhìn vào hình 12 ta thấy lãi suất bình quân đầu ra của NH luôn cao hơn lãi suất bình quân đầu vào, điều này nói lên được NH đã điều chỉnh và cân nhắc mức lãi suất cho phù hợp với tình hình thực tế và đảm bảo được lợi nhuận cho NH. Năm 2007, tốc độ tăng lãi suất bình quân đầu ra 67,7% trong khi tốc độ tăng lãi suất bình quân đầu vào cao hơn (73,4%). Năm 2008, tốc độ tăng lãi suất bình quân đầu ra là17,3% tốc độ tăng lãi suất bình quân đầu vào thấp hơn ( chỉ 6,3%). Nguyên nhân là do ngoài chi phí lãi đầu vào, NH còn có thêm chi phí ngoài lãi như: chi phí nghiệp vụ kinh doanh, chi phí quản lý, chi phí tiền lương và các khoản chi cho các dịch vụ khác cũng tác động đến lãi suất cho vay của NH, ta có thể thấy trong bảng chi phí của NH năm 2007 tăng mạnh nên đã ảnh hưởng đến lãi suất cho vay, làm cho nó tăng cao so với lãi suất đầu ra. Sang năm 2008, Chi phí của NH đã có phần ổn định và không tăng mạnh làm cho lãi tốc độ tăng của LSBQ đầu vào tăng chậm lại. Tuy nhiên, tình hình lãi suất đầu ra tăng sẽ ảnh hưởng không tốt đối với tình hình kinh doanh của NH vì lãi suất cho vay cao sẽ làm cho nhiều khách hàng không đến giao dịch với NH nữa mà họ sẽ đến với các NH khác trên cùng địa bàn có lãi suất cho vay thấp hơn để giao dịch. Do đó NH cần phải kiểm soát chặt chẽ các khoản chi phí để nhằm giảm tối đa các khoản chi không cần thiết. Để giúp NH có được LSBQ đầu ra hợp lí. PT khả năng sinh lời của VIB_CT GVHD: Ths.ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: LÊ THỊ DIỄM CHI Trang 89 2.985 9.55 16.203 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm Triệu đồng LN trước thuế 4.2.3 Lợi nhuận 4.2.3.1 Tình hình lợi nhuận của NH Lợi nhuận là thước đo cuối cùng trong quá trình đánh giá hoạt động của một Ngân hàng. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của NHTM. Lợi nhuận có thể hữu hình như: tiền, tài sản... và vô hình như: uy tín của Ngân hàng đối với khách hàng, hoặc phần trăm thị phần Ngân hàng chiếm được. Hình 13: LỢI NHUẬN CỦA VIB CẦN THƠ QUA 3 NĂM (2006 – 2008) Qua hình vẽ 13 ta thấy, Lợi nhuận của NH tăng trưởng không ổn định. Cụ thể, Năm 2006 lợi nhuận đạt 2.985 triệu đồng.Sang năm 2006 lợi nhuận tăng lên thành 9.550 triệu đồng tức là tăng 6.565 triệu đồng hay tăng 219% so với năm 2006. Lợi nhuận tăng là do giai đoạn này ngành NH là ngành đang phát triển nhanh và nóng. Đến năm 2008, mức lợi nhuận là 16.203 triệu đồng, tăng 6.653 triệu đồng hay tăng 69,7 %. Ở đây có sự sụt giảm tốc dộ tăng trưởng là do lạm phát trong nước cao và tình hình kinh tế thế giới khó khăn. Tuy nhiên, tốc độ tăng doanh thu 50,5% lớn hơn tốc đọ tăng chi phí 46,4% của NH góp phần làm cho lợi nhuận tăng PT khả năng sinh lời của VIB_CT GVHD: Ths.ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: LÊ THỊ DIỄM CHI Trang 90 4.2.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận theo phương pháp thay thế liên hoàn Áp dụng phương pháp chênh lệch (dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn) khi phân tích lợi nhuận ta có các công thức sau: Ln = Qn x ( Pn – Zn – Cn ) Với Ln: Lợi nhuận trước thuế (n = 06, 07, 08 tức năm 2006, 2007, 2008) Qn: Dư nợ bình quân Pn: Lãi suất cho vay bình quân (lãi suất đầu ra) Zn: Lãi suất huy động bình quân (lãi suất đầu vào) Cn: Chi phí quản lí bình quân (bằng Chi phí quản lí chia cho Dư nợ bình quân) Bảng 28: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA VIB-CẦN THƠ QUA 3 NĂM (2006-2008) Các nhân tố ảnh hưởng Năm Q (Triệu đồng) P (%) Z (%) C (%) L (Triệu đồng) 2006 149.557 9,4 6,3 1,1 2.985 2007 225.687 16,7 11,1 1,4 9.550 2008 326.828 18,4 11,7 2,0 16.203 Căn cứ nguồn thông tin thu thập tại ngân hàng, ta lần lượt phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận qua từng năm như sau: a. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2007/2006 a1. Xác định đối tượng phân tích ∆ L = L07 – L06 Khi đó lợi nhuận được xác định Ln= Qn(Pn– Zn– Cn) - Lợi nhuận thực tế năm 2007 (L07) L07 = Q07 (P07 – Z07 – C07) = 225687 (16,7 – 11,1 – 1,4) = 9.550 (triệu đồng) - Lợi nhuận năm 2006 (L06) L06 = Q06 (P06 – Z06 – C06) = 149.557 (9,4 – 6,3 – 1,1 ) PT khả năng sinh lời của VIB_CT GVHD: Ths.ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: LÊ THỊ DIỄM CHI Trang 91 = 2.985 (triệu đồng)  Đối tượng phân tích là ∆ L = L07 – L06 = 9.550 – 2.985 = 6.565 (triệu đồng) Vậy: Lợi nhuận thực tế của Ngân hàng ở năm 2007 so với năm 2006 tăng 6.565.000.000 đồng. Mức lợi nhuận tăng này là do ảnh hưởng bởi 4 nhân tố: Dư nợ bình quân, Lãi đầu ra, Lãi đầu vào, chi phí quản lí bình quân a.2. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố a.2.1 Ảnh hưởng bởi nhân tố dư nợ bình quân Áp dụng phương pháp chênh lệch giữa dư nợ bình quân 2007 và 2006 ta thấy ∆Q = (Q07 – Q06)(P06 – Z06 – C06) = (225.687 – 149.557)(9,4 – 6,3 – 1,1) = 76.130 * 2 % = 1.522,7 (triệu đồng) Vậy: Do dư nợ bình quân năm 2007 tăng so với năm 2006 là 76.130 triệu đồng làm Lợi nhuận ngân hàng tăng 1.522,7 triệu đồng. a.2.2 Ảnh hưởng bởi nhân tố Lãi đầu ra ∆P = Q06 (P07 – P06 ) = 149.557 (16,7%- 9,4%) = 149.557 x 7,3% = 12.917,7 (triệu đồng) Vậy: Do Lãi đầu ra năm 2007 tăng 7,3 % so với năm 2006 làm lợi nhuận ngân hàng tăng 12.917,7 triệu đồng. a.2.3 Ảnh hưởng bởi nhân tố lãi đầu vào ∆Z = Q06 (Z07 – Z06) = 149.557 (11,1% – 6,3%) = 149.557 x 4,8% = 7.378,7 (triệu đồng) Vậy: Do lãi đầu vào năm 2007 tăng 4,8% so với năm 2006 làm lợi nhuận NH giảm 7.378,7 triệu đồng. a. 2.4 Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí hoạt động bình quân ∆C = Q06 (C07 – C06) = 149.557 (1,4% – 1,1%) = 149.557 x 0,3% = 496,7 (triệu đồng) Vậy: Do chi phí quản lí tăng 0,3% so với năm 2006 làm Lợi nhuận ngân hàng năm 2007 giảm 496,7 triệu đồng. PT khả năng sinh lời của VIB_CT GVHD: Ths.ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: LÊ THỊ DIỄM CHI Trang 92 a.3 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng * Các nhân tố làm tăng lợi nhuận: + Dư nợ bình quân: 1.522,7 triệu đồng + Lãi đầu ra: 12.917,7 triệu đồng * Các nhân tố làm giảm lợi nhuận: + Lãi đầu vào: 7.378,7 triệu đồng + Chi phí quản lí bình quân: 496,7 triệu đồng 6.565 triệu đồng = Đối tượng phân tích b. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2008/2007 a.1. Xác định đối tượng phân tích + Lợi nhuận thực tế năm 2008 (L08) L08 = Q08 (P08 – Z08 – C08) = 326.828 (18,4% - 11,7% - 2,0%) = 326.828 x 4,7% = 15.361 (triệu đồng) + Lợi nhuận năm 2007 (L07) L07 = Q07 (P07 – Z07 – C07) = 225.687 (16,7% -11,1% - 1,4%) = 225.687 x 4,2% = 9479 (triệu đồng)  Đối tượng phân tích là ∆ L = L06 – L05 = 15.361 – 9479 = 5.882 (triệu đồng) Vậy: Lợi nhuận thực tế của Ngân hàng ở năm 2008 so với năm 2007 tăng 5.882.000.000 đồng. Mức lợi nhuận tăng này là do ảnh hưởng bởi 4 nhân tố: Dư nợ bình quân, Lãi đầu ra, Lãi đầu vào, chi phí hoạt động bình quân a.2. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố Sự tăng trưởng lợi nhuận này do ảnh hưởng bởi các nhân tố sau a.2.1 Ảnh hưởng bởi nhân tố dư nợ cho vay bình quân Áp dụng phương pháp chênh lệch giữa dư nợ bình quân 2008 và 2007 ta thấy ∆Q = (Q08 – Q07)(P07 – Z07 – C07) = (326.828 –225.687) (16,7% -11,1% - 1,4% ) PT khả năng sinh lời của VIB_CT GVHD: Ths.ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: LÊ THỊ DIỄM CHI Trang 93 = 101.141 x 4,2% = 4.253 (triệu đồng) Vậy: Do dư nợ bìng quân năm 2008 tăng 101.141 triệu đồng so với 2007 làm lợi nhuận NH tăng 4.253 triệu đồng. a.2.2 Ảnh hưởng bởi nhân tố lãi đầu ra ∆P = Q07 (P08 – P07) = 225.687 (18,4% – 16,7%) = 225.687 x 1,7% = 3.937 (triệu đồng) Vậy: Do lãi đầu ra năm 2008 tăng 1,7% so với 2007 làm lợi nhuận ngân hàng tăng 3.937 triệu đồng. a.2.3 Ảnh hưởng bởi nhân tố lãi đầu vào ∆Z = Q07 (Z08 – Z07) = 225.687 (11,7% – 11,1% ) = 225.687 * 0,6% = 1.154 (triệu đồng) Vậy: Do lãi đầu vào năm 2008 tăng 0,6% so với 2007 làm lợi nhuận NH giảm 1.154 triệu đồng. a.2.4 Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí quản lí bình quân ∆C = Q07 (C08 – C07) = 225.687 (2% - 1,4%) = 225.687 x 0,6 = 1.154 (triệu đồng) Vậy: Do chi phí quản lí năm 2008 tăng 0,6% so với 2007 làm lợi nhuận ngân hàng giảm 1.154 triệu đồng. a.3. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng * Các nhân tố làm tăng lợi nhuận: + Dư nợ bình quân: 4.253 triệu đồng + Lãi đầu ra: 3.937triệu đồng * Các nhân tố làm giảm lợi nhuận: + Lãi đầu vào: 1.154 triệu đồng + Chi phí hoạt động bình quân: 1.154 triệu đồng 5.882 triệu đồng = Đối tượng phân tích. Nhận xét: Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng 3 năm 2006, 2007, 2008 ta thấy lợi nhuận năm sau tăng hơn năm trước là do giá trị của dư nợ cho vay bình quân và lãi đầu ra tăng nhanh hơn giá trị của các khoản chi phí bỏ ra để trả cho nguồn tiền huy động và chi phí quản lí ngân hàng. PT khả năng sinh lời của VIB_CT GVHD: Ths.ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: LÊ THỊ DIỄM CHI Trang 94 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Sau khi phân tích đánh giá khả năng sinh lời của VIB chi nhánh Cần Thơ thông qua các chỉ tiêu quan trọng, thì nhìn chung ta thấy chi nhánh đã đạt được những kết quả nhất định. Song, bên cạnh đó còn tồn tại một số hạn chế làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh như: - Công tác huy động vốn của Ngân hàng mặc dù đạt được kết quả khá nhưng thực tế số vốn huy động được chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Hiện nay người dân ngày càng linh hoạt hơn trong việc đầu tư vốn của mình như tự kinh doanh, mua bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện… Sự có mặt của các công ty bảo hiểm (công ty BH Bảo Việt, công ty BH AAA, công ty BH ICE LIFE), đã làm ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động của ngân hàng. So với NH, công ty BH có ưu thế ở chổ có nhân viên đến từng nhà vận động người dân tham gia BH và thu tiền BH hàng tháng hoặc quí hoặc năm; Còn bưu điện có lợi thế hơn NH ở chỗ mạng lưới bưu điện rộng hơn, khách hàng có thể rút tiền ở bất kì bưu điện nào. Với lợi thế trên, nhiều khánh hàng đã lựa chọn dịch vụ của bưu điện hay bảo hiểm mà không lựa chọn NH. - Một số sản phẩm dịch vụ của VIB Cần Thơ còn hạn chế đặc biệt là sản phẩm thẻ tiện ích chưa cao; Số lượng máy ATM trên địa bàn Thành phố Cần Thơ rất hạn chế cụ thể là chỉ có 2 địa điểm đặt máy ATM, do đó gây khó khăn trong công tác huy động vốn và sự cạnh tranh với các ngân hàng khác trong việc phát triển dịch vụ phát hành thẻ. - Tình hình kinh doanh các sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng còn thấp chưa ngang tầm với qui mô hoạt động, chưa tương xứng với sự trang bị công nghệ hiện đại để phục vụ cho việc kinh doanh này. - Ngân hàng chưa đưa ra nhiều chính sách ưu đãi thích hợp để thu hút nhóm khách hàng mục tiêu. - Khối lượng tín dụng tăng nhưng song song đó tỉ lệ nợ xấu cũng tăng. - Nguồn vốn cho vay chỉ chưa phân tán được rủi ro; Cơ cấu tín dụng chưa hợp lí, tín dụng trung và dài hạn chiếm tỉ trọng thấp. PT khả năng sinh lời của VIB_CT GVHD: Ths.ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: LÊ THỊ DIỄM CHI Trang 95 Vậy để góp phần tăng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng em xin được đưa ra một số giải pháp như sau: 5.1 ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN – Mở dịch vụ tài khoản tiết kiệm bậc thang và gởi góp cho mục đích đầu tư, học tập, mua nhà, mua xe…thông qua tài khoan sử dụng thẻ. Vì ở Cần thơ có nhiều tiểu thương; kinh doanh cá thể. Đặc biệt, là các tiểu thương ở khu thương mại Cái khế, gần chi nhánh là nhóm khách hàng mà NH cần quan tâm. NH cần triển khai sản phẩm này đến nhóm khách hàng này là giải pháp hàng đầu giúp gia tăng vốn huy động của NH. Vì sử dụng dịch vụ này, khách hàng có thể bỏ tiền vào bao thư ghi rõ địa chỉ số tiền, số tài khoản, gửi vào máy ATM. Khách hàng có thể kiểm tra tài khoản của mình qua dịch vụ homebanking hoặc phonebanking…Giải pháp này có thể giúp khách hàng chủ động hơn về thời gian vì họ có thể gửi tiền bất cứ lúc nào rãnh rỗi; đảm bảo an toàn hơn việc giữ tiền tại nhà. – Tạo ra các sản phẩm huy động vốn có hiệu quả như phát triển dịch vụ thẻ nhằm huy động vốn thông quaụ này dịch vụ thẻ: mở ra chương trình phát hành thẻ miễn phí, giao thẻ tận nhà, ưu tiên cho học sinh, sinh viên… – Xây dựng Ngân hàng khang trang nhằm tạo ra lòng tin nơi khách hàng bằng cách đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc đi lại, gửi và rút tiền; vì đây là yếu tố đầu tiên đập vào mắt khách hàng, họ biết phần nào về ngân hàng mình: có vốn lớn, mức độ an toàn cao và yên tâm hơn khi gửi tiền vào. – Tăng cường quảng bá, tiếp thị thu hút khách hàng mới thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức đoàn thể xã hội về sản phẩm huy động vốn (Đưa ra nhiều chính sách khuyến mãi, chương trình tài trợ (học bổng cho Sinh viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn học giỏi có hoặc không có sử dụng dịch vụ VIB; thể thao; văn nghệ; các chương trình lớn và thường xuyên được tổ chức trên địa bàn),… nhằm tạo dấu ấn, niềm tin trong lòng công chúng. – Chú trọng và tăng cường công tác tiếp thị và tiếp thị gián tiếp đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ (khách hàng mục tiêu của NH): để thu hút được sự quan tâm của những doanh nghiệp này, ngoài việc tích cực quảng bá tên tuổi trên ti vi áp phích, Chi nhánh cần đến ngay địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp để PT khả năng sinh lời của VIB_CT GVHD: Ths.ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: LÊ THỊ DIỄM CHI Trang 96 giới thiệu, ngoài việc quảng cáo về VIB, về các chính sách lãi suất ưu đãi cùng với các thủ tục gọn nhẹ trong chuyển tiền (chuyển tiền thông qua uỷ nhiệm chi) để mời doanh nghiệp mở tài khoản tại chi nhánh, sau đó kêu gọi doanh nghiệp giới thiệu thương hiệu và các tiện ích kèm theo của VIB đến với khách hàng, bạn hàng, nhà cung cấp của doanh nghiệp. Với công tác này vừa có lợi cho ngân hàng vì mau chóng tiếp thị, quảng bá tên tuổi đến với nhiều doanh nghiệp, vừa có lợi cho doanh nghiệp: vì nhiều bạn hàng mối lái của doanh nghiệp mở tài khoản tại VIB thì việc chuyển tiền cùng hệ thống sẽ rất đơn giản thuận tiện cho doanh nghiệp, cũng như phí chuyển tiền hợp lí. – Ngoài việc tiếp thị đến các doanh nghiệp để huy động lượng tiền gửi bằng tiền mặt, chi nhánh cần tăng cường khâu tiếp thị đến các tiệm vàng để huy động tiền gửi bằng vàng và USD nhằm tạo thuận lợi cho chi nhánh khi triển khai công tác kinh doanh vàng và ngoại tệ trong thời gian tới và góp phần đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng để VIB cần thơ nhanh chóng trở thành ngân hàng bán lẻ - đa năng trên địa bàn. – Nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên trong giao tiếp: nhiệt tình, vui vẻ, thân thiện và có tinh thần trách nhiệm đối với khách hàng. Đáp ứng tốt hơn yêu cầu vốn của khách hàng (không hẹn khách hàng quá lâu khi không đủ vốn cho vay...). Muốn vậy, Ngân hàng phải luôn đảm bảo lượng tiền dự trữ đủ lớn, kịp thời phân phối khi cần thiết. – Chủ động đa dạng hóa các sản phẩm huy động với nhiều kỳ hạn, lãi suất phong phú, đáp ứng được thị hiếu của khách hàng; thu hút tối đa nguồn tiền nhàn rỗi như: TK tích lũy, TK gửi góp, tiết kiệm dự thưởng, có tặng phẩm, tiết kiệm ổ trứng vàng, mở ra các hình thức gửi tiền lưỡng tính như tài khoản tiền gửi một lần rút nhiều lần hay gửi nhiều lần rút một lần. Hình thức này có tính kế hoạch rất cao và phù hợp với tiền gửi cho việc quản lí tài chính cho khách … với nhiều mức lãi suất hợp lý, mang tính cạnh tranh. – Đối với nguồn vốn xin điều chuyển – đáp ứng kịp thời sự thiếu hụt vốn trong thời điểm nhất định – NH cần tính toán một cách hợp lý về kế hoạch sử dụng nguồn vốn này để đảm bảo thời gian thu hồi vốn, mức lợi thu được có đủ bù đắp cho chi phí để sử dụng vốn không (với lãi suất khá cao). PT khả năng sinh lời của VIB_CT GVHD: Ths.ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: LÊ THỊ DIỄM CHI Trang 97 – Bên cạnh đó, Ngân hàng phải giữ mối quan hệ thân thiết với khách hàng truyền thống. Hàng năm tổ chức hội nghị khách hàng để củng cố quan hệ khách hàng nhằm nắm bắt nguyện vọng, tâm tư, và tìm hiểu nhu cầu đòi hỏi của khách hàng từ đó đưa ra các chính sách khách hàng thích hợp. Cán bộ NH cần có sự tìm hiểu, nghiên cứu để phát hiện ra những khách hàng tiềm năng và đưa ra chính sách thu hút vốn tốt nhất như vận động, khuyến khích người dân gửi NH từ tiền nhàn rỗi này để sinh lời. 5.2 ĐỐI VÓI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 5.2.1. Chủ động phân tán rủi ro để ngăn ngừa rủi ro tín dụng Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, rủi ro trong hoạt động tín dụng là tất yếu. Rủi ro trong hoạt động tín dụng thường bắt nguồn từ rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của người vay vốn, mà trong thương trường thì rủi ro đối với hoạt động kinh tế là thông thường xảy ra. Ngoài những nguyên nhân chủ quan tạo nên rủi ro, còn những nguyên nhân khách quan gây ra, thậm chí để lại hậu quả hết sức nặng nề. Do vậy, hoạt động tín dụng cũng phải luôn xác định và chấp nhận những rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, mức độ rủi ro làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng như thế nào lại phụ thuộc vào chính khả năng ngăn ngừa và biện pháp khắc phục của Ngân hàng. Trong đó, phân tán rủi ro là một giải pháp có tính chủ động và ngăn ngừa tích cực những hậu quả lớn có thể xảy ra đối với hoạt động của Ngân hàng. Việc phân tán rủi ro được thực hiện qua phân tán dư nợ và cộng đồng tài trợ. Cụ thể: - Phân tán dư nợ: Thực hiện dưới các hình thức như cho nhiều khách hàng vay, cho nhiều ngành kinh tế vay, cho vay ở nhiều vùng khác nhau, giới hạn số tiền vay… Hơn nữa, Ngân hàng cũng thận trọng trước khi cho vay đối với các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực có mức độ rủi ro cao như kinh doanh bất động sản, các dịch vụ giải trí... - Về đồng tài trợ: Đối với những dự án lớn Ngân hàng cần huy động nhiều Ngân hàng khác tham gia tài trợ và cùng quản lý vốn cho vay. Khi nền kinh tế phát triển thì đòi hỏi Ngân hàng càng phải hợp tác và liên kết chặc chẽ với các Ngân hàng khác để hỗ trợ nhau và tăng cường khả năng cùng tồn tại và PT khả năng sinh lời của VIB_CT GVHD: Ths.ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: LÊ THỊ DIỄM CHI Trang 98 phát triển trong nền kinh tế. Đồng thời, sự hợp tác, liên kết này cũng chính là sự phân tán rủi ro, tránh tập trung rủi ro lớn vào Ngân hàng, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Tuy nhiên cách thức này có thể ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng và tạo điều kiện cho khách hàng tiếp xúc với ngân hàng khác, vì vậy mà ngân hàng chỉ nên thực hiện đồng tài trợ đối với các khách hàng thuộc ngành xây dựng, vay số vốn vượt mức 15% vốn tự có của ngân hàng. 5.2.2. Thực hiện bảo hiểm tín dụng - Khách hàng mục tiêu của VIB CT đang hướng tới là tài trợ xuất nhập khẩu. Hoạt động trong lĩnh vực này, NH nên yêu cầu khách hàng cần phải mua hợp đồng BH cho hàng hóa xuất khẩu, bên cạnh đó cần phải yêu cầu khách hàng mua BH hợp đồng xuất khẩu.Vì rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa và hàng hóa không đạt tiêu chuẩn chất lượng là khá cao. Ngoài ra, Rủi ro về tỷ giá là một trong những áp lực kinh doanh đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Rủi ro này có thể gây thiệt hại không nhỏ cho doanh nghiệp. Để giúp các doanh nghiệp có thể phòng ngừa rủi ro về tỷ giá, VIB Cần Thơ nên giới thiệu một số sản phẩm phái sinh rất được quan tâm như: hợp đồng mua bán kỳ hạn, hợp đồng mua quyền chọn bán, quyền chọn mua… - Trên địa bàn Thành phố Cần Thơ trong thời gian qua đã bị không ít thiệt hại do thời tiết gây ra như lốc xoáy, giông bão, hỏa hoạn… Trong thời gian tới nếu tiếp tục xảy ra các thiên tai này thì sẽ phần nào ảnh hưởng đến hoạt động của các khách hàng của ngân hàng. Do đó, việc mua bảo hiểm sẽ giúp cho các khách hàng này giảm bớt thiệt hại cho mình, chuyển rủi ro này cho công ty bảo hiểm. Vì vậy, đối với các khách hàng lớn thuộc ngành xây dựng, ngân hàng nên yêu cầu các khách hàng này mua bảo hiểm đối với các dự án trước khi cho vay. Đây được xem là một trong những biện pháp hữu hiệu để phòng chống rủi ro cho cả ngân hàng và khách hàng. 5.2.3. Linh hoạt trong công tác thu nợ Đối với khách hàng đã phát sinh nợ quá hạn tại ngân hàng, ngân hàng nên tạo cơ hội cho khách hàng khắc phục các khó khăn về tài chính, bên cạnh việc đôn đốc khách hàng thanh toán các khoản nợ cho ngân hàng thì ngân hàng cũng cần gia hạn thêm thời gian trả nợ nhằm giảm bớt số tiền phải hoàn trả theo thời gian, không nên ở mức quá lớn vì như thế càng làm cho khách hàng này PT khả năng sinh lời của VIB_CT GVHD: Ths.ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: LÊ THỊ DIỄM CHI Trang 99 càng khó khăn. Trong trường hợp này ngân hàng phải chấp nhận thu hồi vốn chậm và có thua lỗ. Thường xuyên phân tích đánh giá thực trạng dư nợ của từng khách hàng nhằm xem xét đánh giá điều kiện đảm bảo sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó phát hiện ra những món nợ có rủi ro tiềm ẩn, nhất là các khoản nợ có gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ, các khoản nợ chậm trả lãi. Đối với những khách hàng có thực hiện đảm bảo tiền vay phải phân tích biến động của tài sản làm đảm bảo nếu phát hiện trong sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp phải khó khăn, cần có biện pháp thích hợp cùng khách hàng giải quyết kịp thời nhằm đảm bảo cho việc thu hồi vốn đạt hiệu quả. Nhằm giảm nợ quá xấu của ngân hàng xuống mức thấp, giúp làm tăng uy tín của ngân hàng. 5.2.4. Thay đổi cơ cấu tín dụng Trong thời gian qua ta thấy ngân hàng phần lớn tập trung doanh số cho vay vào cho vay doanh nghiệp, tuy nhiên trong trường hợp hiện nay khi tình hình kinh tế thế giới nói chung và tình hình kinh tế nước ta đang gặp nhiều khó khăn hoạt động kinh doanh kém hiệu quả của các khách hàng là doanh nghiệp thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng. Hiện nay, ngân hàng chỉ cho vay tín chấp đối với công nhân viên vì ngân hàng có thể nắm rõ nguồn thu nhập của họ. Tuy nhiên không chỉ có công nhân viên mà các nhân viên của nhiều công ty ngoài quốc doanh cũng có thu nhập ổn định và có nhu cầu vay vốn cho mục đích tiêu dùng và tâm lý của họ thích vay tín chấp hơn là vay thế chấp. Do dó, ngoài cán bộ, công nhân viên nhà nước, ngân hàng cần mở rộng đối tượng phục vụ tín dụng tiêu dùng vì xu hướng tiêu dùng sẽ trở thành xu hướng phát triển tất yếu khi nền kinh tế càng phát triển. NH nên mở rộng hình thức dịch vụ trả lương cho nhân viên các công ty tư nhân trên dịa bàn thành phố. Thông qua đó làm cơ sở để mở rộng tín dụng tiêu dùng trong dân cư. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, các NH nước ngoài xuất hiện ỏe Việt Nam ngày càng nhiều. Do đó chi nhánh cần sớm nghiên cứu mở rộng đối tượng khách hàng cho vay tiêu dùng để tránh tình trạng khách hàng của NH chạy sang NH khác. PT khả năng sinh lời của VIB_CT GVHD: Ths.ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: LÊ THỊ DIỄM CHI Trang 100 5.3 PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ VÀ CÔNG NGHỆ NGÂN HÀNG Tuy nguồn thu chủ yếu của NH là thu từ lãi cho vay và lãi tiền gửi, nhưng gần đây nguồn thu từ DV cũng góp phần không nhỏ trong việc gia tăng lợi nhuận của NH. Vì vậy NH cần: – Gia tăng số lượng máy ATM tại các khu công nghiệp, thị trấn, khu hành chánh, đáp ứng yêu cầu phát triển. – Phát huy tốt các sản phẩm hiện có và là thế mạnh của chi nhánh, nhất là sản phẩm chuyển tiền trong nước, thanh toán. Không ngừng trau dồi nghiệp vụ thanh toán quốc tế để phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cầu thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. – Tích cực triển khai và áp dụng các sản phẩm dịch vụ mới, tiện ích, chất lượng, tính bảo mật cao. Tăng cường công tác tiếp thị, tuyên truyền, tiếp cận và chào mời khách hàng song song với việc kiểm soát chi phí. – Áp dụng mức phí linh hoạt, hợp lý và cạnh tranh. Đối với DV bảo lãnh, NH xem xét, lựa chọn bên thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng phải đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh có lợi nhuận ít nhất trong 3 năm liền… Về kinh doanh ngoại tệ, chuyển tiền, tích cực thường xuyên theo dõi diễn biến giá cả thị trường, lãi suất ... ảnh hưởng tới tỷ giá các loại ngoại tệ… đảm bảo quá trình kinh doanh được an toàn, tránh sơ suất, nhầm lẫn, thận trọng trong quá trình ghi chép, tính toán chi trả…vừa nhằm mục tiêu lợi nhuận, vừa là kênh tạo nguồn thanh khoản. – Tăng cường công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về dịch vụ cho cán bộ. Giao dịch viên phải lành nghề, am hiểu tường tận tín năng quy trình sản phẩm cũng như tư vấn tốt cho khách hàng. 5.4 VỀ CHI PHÍ Tuy do điều kiện khách quan nhưng chi nhánh cũng không được xem nhẹ vấn đề này. Khi đưa ra một SPDV mới nào thì phải tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng giữa giá trị mà nó mang lại với chi phí bỏ ra có hợp lý chưa, xem nó có mang lại lợi nhuận lâu dài cho NH không hay chỉ tức thời trong thời gian ngắn. Điều này không chỉ gây hao phí về vật lực, mà còn về nhân lực. PT khả năng sinh lời của VIB_CT GVHD: Ths.ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: LÊ THỊ DIỄM CHI Trang 101 Đối với chi phí tác nghiệp, mỗi CBNV phải nâng cao ý thức bảo quản tài sản công, tránh lãng phí. Trừ những hao phí do máy móc thiết bị cũ kỹ,… thì đề nghị NH nâng cấp thiết bị, đầu tư mới, đảm bảo hoạt động của NH được thông suốt. – Phải lập định mức chi phí, cụ thể là định mức cho các khoản cho phí theo những tiêu chuẩn gắn với từng trường hợp cụ thể trên cơ sở phân tích hoạt động của NH mình. – Thu thập thông tin về chi phí thực tế. Công việc này không chỉ là trách nhiệm của phòng kế toán, mà còn phải được sự tham gia của các phòng, ban khác để ngân hàng chủ động hơn trong việc xử lý thông tin chi phí. Các chi phí phải được phân bổ thành từng loại cụ thể. – Phân tích biến động giá cả trên thị trường theo định kỳ, dựa trên những thông tin chi phí thực tế và so sánh với định mức đã thiết lập để dễ dàng xác định sự khác biệt giữa chi phí thực tế với định mức, đồng thời khoanh vùng những nơi phát sinh chi phí biến động. Sau khi điều tra và biết được nguyên nhân biến động chi phí, sẽ xác định các chi phí và kiểm soát được của từng bộ phận nhân viên. – Các cấp lãnh đạo phòng, ban phải thường xuyên đánh giá, phân tích các báo cáo chi phí cũng như có cách ứng xử thích hợp với nhân viên trong việc kiểm soát chi phí, đưa ra các chế độ thưởng phạt hợp lý. Vì việc kiểm soát chi phí của NH không chỉ là bài toán về giải pháp tài chính, mà còn là giải pháp về cách dùng người của nhà quản trị. Đây chính là vấn đề sống còn của NH trong thời kỳ hội nhập. 5.5. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ QUẢN LÍ, NHÂN VIÊN NH NGÂN HÀNG Như chúng ta biết con người là yếu tố quan trọng quyết định mọi thành công của mọi lĩnh vực đó là một chân lý, mà ngân hàng cũng không phải là một ngoại lệ.. Vì vậy nhà quản lí cần phải được tuyển chọn, sàng lọc một cách cẩn rọng, được bố trí công việc phù hợp với khả năng và trình độ, được thường xuyên quan tâm bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ, giáo dục và rèn luyện phẩm chất đạo đức,… để phải luôn đảm bảo một số tiêu chuẩn như sau: - Phải có kiến thức, trình độ nghiệp vụ đáp ứng được nhu cầu công tác: PT khả năng sinh lời của VIB_CT GVHD: Ths.ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: LÊ THỊ DIỄM CHI Trang 102 + Cần có chính sách đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ cán bộ. Đào tạo nâng cao, đào tạo lại cán bộ theo hướng chuyên ngành nhưng việc đào tạo cán bộ phải trên cơ sở sử dụng cán bộ và thực hiện quy hoạch cán bộ, tránh đào tạo tràn lan hoặc đào tạo rồi lại không sử dụng. + Ngoài ra nên có những khoá học thuộc về các nghiệp vụ kỹ thuật có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng như: Kế toán doanh nghiệp, Pháp luật,… khuyến khích họ tiếp cận với thông tin hiện đại,… Trong quá trình làm việc, nhân viên cũng cần phải tự trao dồi học hỏi, nghiên cứu chính sách, chế độ, pháp luật, các quy định của Nhà nước hoặc các tài liệu liên quan… để bổ sung kiến thức nhằm phù hợp và đáp ứng được công việc của Ngân hàng cũng như sự phát triển của xã hội. - Phải có đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp cao: + Trong tổng lợi nhuận của Ngân hàng thì lợi nhuận từ hoạt động cho vay chiếm 70%. Điều này cho thấy hoạt động cho vay chiếm vị trí đặc biệt quan trọng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mà khả năng, kinh nghiệm và đạo đức của cán bộ tín dụng là quyết định. Vì vậy cán bộ tín dụng phải có đạo đức, không thể bị cám dỗ bởi các lợi ích vật chất, phải coi sự nghiệp danh dự bản thân và lợi ích của Ngân hàng là trên hết. Cán bộ tín dụng có nghiệp vụ giỏi, có trách nhiệm, có đạo đức trong nghề nghiệp thì rủi ro của khoản vay sẽ được hạn chế rất nhiều, chất lượng tín dụng được nâng cao. + Bên cạnh việc nâng cao chất lượng nhân viên thì Ngân hàng cũng cần phải quan tâm nhiều hơn đến lợi ích vật chất của của cán bộ tín dụng, thường xuyên quan tâm động viên, khen thưởng cho đội ngũ cán bộ giỏi để có cơ sở đề nghị xét chọn, khen thưởng hàng năm. Từ đó động viên khích lệ nhân viên NH yên tâm trong công tác. PT khả năng sinh lời của VIB_CT GVHD: Ths.ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: LÊ THỊ DIỄM CHI Trang 103 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Qua phân tích đánh giá khả năng sinh lời trong ba năm qua thông qua việc phân tích các chỉ tiêu vể tình hình nguồn vốn; tài sản; năng lực quản lí; lợi nhuận; và tình hình thanh khoản ta thấy quả kết hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh VIB Cần Thơ ngày một phát triển mạnh và đạt hiệu quả cao. Về công tác huy động vốn đạt mức tăng trưởng cao qua 3 năm cụ thể năm 2007 tăng nhiều so với năm 2006. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đủ vốn sử dụng. Vì vậy NH cần sự hỗ trợ từ Hội sở nên hoạt động NH còn phu thuộc. Nên trong thời gian tới chi nhánh cần có những chính sách thích hợp để thu hút vốn nhàn rỗi từ dân cư. Về tình hình tài sản: Tổng TSSL chiếm tỉ trọng trên 90% trong tổng tài sản. Trong đó hoạt động tín dụng là trọng yếu. Qua các năm quy mô hoạt động tín dụng của chi nhánh cũng được mở rộng, vấn đề này được thể hiện thông qua doanh số cho vay của ngân hàng tăng lên, vốn tín dụng của ngân hàng đã tạo điều kiện hoạt động sản xuất của người dân, cũng như các tổ chức kinh tế được tiến hành thuận lợi và đạt được kết quả mong muốn. Nhìn chung tình hình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh trong 3 năm là hiệu quả và có chất lượng tốt. Bên cạnh tính năng hoạt động nhạy bén trong cạnh tranh biết hướng vào hệ khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, biết cách tổ chức điều chỉnh lãi suất cho vay, vay trình cho vay một cách phù hợp, khoa học để thích ứng với môi trường kinh doanh, VIB Cần Thơ đã từng bước nâng cao sức cạnh tranh, phát huy tên tuổi thị thế của riêng mình trong hệ thống tín dụng địa phương. Về Năng lực quản lí: Công tác quản lý của các phòng ban luôn được thực hiện một cách chặt chẽ đáp ứng phù hợp với quy mô phát triển của ngân hàng. Điều này được thể hiện ở mỗi công nhân viên trong ngân hàng, nhân viên làm việc nhiệt tình, luôn tìm tòi học hỏi để nâng cao nghiệp vụ cũng như về đạo đức tác phong trong công việc. Chính điều này đa góp phần đáng kể cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên nó có nhược điểm là người giám đốc sẽ lo phần lớn tất cả các công việc, không có phòng ban chuyên môn để tham mưu cho giám đốc trong các vấn đề quản trị. Bên cạnh đó, Khi NH càng mở rộng hoạt PT khả năng sinh lời của VIB_CT GVHD: Ths.ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: LÊ THỊ DIỄM CHI Trang 104 động thì cơ cấu tổ chức hiện hành có thể là không phù hợp. Vì cần phải có sự tách bạch giữa quản trị và điều hành. Về kết quả hoạt động kinh doanh: Qua 3 năm ta thấy lợi nhuận của ngân hàng đạt được là rất khả quan. Đây là sự thể hiện quá trình nỗ lực vượt bậc trong công tác sắp xếp bộ máy, tiến hành đào tạo để nâng cao tay nghề cho hầu hết cán bộ, công nhân viên. Tuy nhiên nhìn chung thì tình hình huy động vốn của ngân hàng chưa được khả quan, trong khi tiền nhàn rỗi trong dân còn rất nhiều. Điều đó cho thấy để phục vụ đầy đủ nhu cầu vốn hiện nay ngân hàng cần đẩy mạnh công tác huy động nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế, cá nhân… để phục vụ nhu cầu vốn ngày càng tăng của khách hàng. Về tình hình thanh khoản: Việc thanh khoản của NH còn nhờ vào NH hội sở. Chưa hoàn toàn tự chủ. Qua 3 năm tình hình thanh khoản của NH đã dần dần di vào khả quan. Thể hiện qua việc tham gia của vốn điều chuyển vào nhu cầu thanh khoản càng ít. Vì vậy, NH cần điều chỉnh lại nhất là nâng cao khả năng huy động vốn nhất là loại tiền gửi có kì hạn, giúp hoạt động NH được ổn định và nâng cao khả năng thanh khoản của NH. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.1.2 Đối với Hội Sở - Cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các chi nhánh. Thường xuyên tổ chức thi đua khen thưởng hoàn thành tốt chỉ tiêu đặc biệt là trong công tác huy động vốn nếu các chi nhánh hoàn thành vượt chỉ tiêu thì sẽ khen thưởng - Hỗ trợ kinh phí, máy móc, trang thiết bị hiện đại cho ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí tu sửa công cụ dụng cụ, bảo quản… - Đưa thêm chỉ tiêu tăng số lượng đưa CB NV đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, giúp họ nhanh chóng thích nghi với môi trường, điều kiện KD trong thời đại mới, góp phần nâng số lượng CB có trình độ cao trên địa bàn. - Xem xét và cung cấp thêm máy ATM trên địa bàn, giúp người dân giao dịch thường xuyên và quen thuộc hơn với máy ATM của VIB. PT khả năng sinh lời của VIB_CT GVHD: Ths.ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: LÊ THỊ DIỄM CHI Trang 105 6.2.2 Đối với VIB Cần Thơ - Nên thành lập phòng Marketing để đi sâu nghiên cứu thị trường nâng cao khả năng cạnh tranh của NH - Tăng cường kiểm soát chi phí hoạt động, khuyến khích tiết kiệm chi phí, hạn chế tối đa các khoản chi phí bất hợp lý. - Đào tạo CBTD chuyên môn cao, có phẩm chất tốt và thẩm định dự án cho vay một cách chính xác nhằm hạn chế rủi ro tín dụng cho NH.  Phát động phong trào thi đua hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, kịp thời khen thưởng những đơn vị, cá nhân có thành tích tốt điển hình. - Cần đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, cung cấp các sản phẩm phái một mặt để làm tăng tỷ trọng nguồn thu dịch vụ trong tổng thu nhập của chi nhánh, mặt khác nhằm phân tán rủi ro vì NH quá tập trung vào hoạt động tín dụng. - Giải quyết những khoản nợ tồn đọng còn lại, ngăn chặn nợ xấu phát sinh. Luôn coi trọng công tác thẩm định kể cả khách hàng mới và khách hàng cũ. - Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về sản phẩm và dịch vụ của VIB. - Tăng cường thêm các máy rút tiền đồng thời bố trí ở những nơi thuận tiện để phục vụ khách hàng. 6.2.3 Đối với chính quyền địa phương - Cải cách công tác hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân khi họ đến làm các giấy tờ xác nhận để vay vốn của ngân hàng. - Thực hiện nghiêm túc trong việc cấp giấy phép hoạt động kinh doanh cho các hộ sản suất kinh doanh trên địa bàn. - Chính quyền địa phương có thể hỗ trợ điều kiện để cho công tác thẩm định cũng như công tác thu nợ của ngân hàng được thuận lợi hơn thông qua việc cung cấp thông tin cần thiết về khách hàng, việc tiếp cận cũng như giám sát giúp đỡ khách hàng tốt hơn.Đối với những hộ có tính trì hoãn không trả nợ mặc dù khả năng tài chính có, chính quyền thành phố cần có những biện pháp xử lý cứng rắn hơn, cần thiết áp dụng biện pháp chế tài pháp luật giúp NH thu hồi lại nợ. PT khả năng sinh lời của VIB_CT GVHD: Ths.ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: LÊ THỊ DIỄM CHI Trang 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS.TS.Lê Văn Tư (2005). Quản trị NHTM , NXB Tài chính. 2. Nguyễn Minh Kiều (2006). Nghiệp vụ ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội. 3. Nguyễn Thị Mùi (2006). Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính. 4. Nguyễn Thanh Nguyệt, Thái Văn Đại (2004). Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, Trường Đại học Cần Thơ. 5. Nguyễn Quang Thu (2005). Quản trị tài chính căn bản, NXB Thống kê. 6. Trang web của VIB Việt Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích khả năng sinh lợi của ngân hàng quốc tế việt nam chi nhánh cần thơ.pdf
Luận văn liên quan