Luận văn Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng

Qua phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng công thương An Giang cho thấy hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷtrọng rất cao trong hoạt động của ngân hàng. Nó đã góp phần vào việc cung cấp nguồn vốn, bổsung cũng như hỗtrợvốn cho dân cư, các đơn vịkinh tế ởcảkhu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh, đồng thời nó cũng tác động tích cực đến việc khai thác thếmạnh tiềm năng trong tỉnh, thúc đẩy khảnăng phát triển kinh tế, đưa kinh tế địa phương phát triển theo xu hướng chung của cảnước.

pdf56 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2107 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với các doanh nghiệp có quy mô lớn, các cơ sở, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Ngoài ra chi nhánh còn mở rộng đối tượng khách hàng cho vay nên số lượng khách hàng vay vốn ngày càng tăng, do vậy doanh số cho vay 3 năm qua đều tăng hàng năm. Trong thời gian qua, doanh số cho vay kể cả quốc doanh và ngoài quốc doanh đều tăng. Qua đó cho thấy chi nhánh không những đẩy mạnh cho vay đối các đơn vị kinh tế quốc doanh mà còn mở rộng tín dụng đối các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh, điều này còn được thể hiện qua tỷ trọng của doanh số cho vay đối với khu vực ngoài quốc doanh có xu hướng tăng lên. y Đối với các đơn vị kinh tế quốc doanh Các doanh nghiệp nhà nước có quan hệ tín dụng thường xuyên với NHCT_AG như Công ty điện nước An Giang, Công ty xây lắp An Giang, Công ty khai thác và chế biến đá An Giang,… đây là những đơn vị có hoạt động kinh doanh ổn định, chấp hành thể lệ tín dụng tương đối tốt, trả nợ và lãi sòng phẳng nên tạo được uy tín đối với ngân hàng. Doanh số cho vay đối với khu vực này cụ thể như sau: năm 2002 đạt 411.606 triệu đồng tăng 60.578 triệu đồng so với năm 2001, tốc độ tăng 17,26%; năm 2003 đạt 565.159 triệu đồng tăng 153.553 triệu đồng so với năm 2002, tốc độ tăng 37,3%. Trong 3 năm qua, doanh số cho vay đối với khu vực này đều tăng hàng năm. Điều này cho thấy các doanh nghiệp nhà nước này đang phát triển nên nhu cầu về vốn càng nhiều mà chỉ có ngân hàng là nơi đáp ứng nhu cầu vốn cho họ kịp thời và đúng lúc. Dựa vào đặc điểm này mà chi nhánh đã cố gắng huy động vốn từ các thành phần kinh tế cộng với nguồn vốn điều hoà từ NHCTVN nên chi nhánh cũng đã cung ứng vốn kịp thời cho các doanh nghiệp hoạt động. y Đối với các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh Tuy các đơn vị kinh tế, các cơ sở ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ, vốn tự có thấp nhưng có số lượng rất lớn. Trong thời gian qua doanh số cho vay tại chi nhánh đối với khu vực này như sau: năm 2001 đạt 230.860 triệu đồng; năm 2002 đạt 328.091 triệu đồng tăng 97.231 triệu đồng so với năm 2001, tốc độ tăng 42,12%; đến năm 2003 đạt doanh số 398.239 triệu đồng tăng 70.148 triệu đồngso với năm 2002, tốc SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu 30 GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG độ tăng 21,38%. Nhìn chung trong 2 năm qua kinh tế trong tỉnh tăng trưởng khá, sản xuất phát triển, từ đó mà nhu cầu vốn để đầu tư cho sản xuất đã tăng lên. Về phía ngân hàng do chủ động được nguồn vốn nên mạnh dạng đầu tư tín dụng đối với bộ phận tư doanh, hộ kinh doanh cá thể nên doanh số cho vay tại chi nhánh trong khu vực ngoài quốc doanh cũng tăng lên. Ngoài ra chi nhánh còn thực hiện cho vay nông dân hỗ trợ vốn để hộ nông dân sản xuất, chăn nuôi, mua sắm công cụ sản xuất, xây dựng và sửa chữa nhà ở, cải tạo vườn tạp , đã góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế nông thôn, giúp người dân có vốn an tâm sản xuất, mở rộng ngành nghề. Nhờ đó ngân hàng đã thiết lập được mối quan hệ rộng lớn trong xã hội, tạo điều kiện cho việc mở rộng tín dụng trong thời gian tới. Qua phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế, trong 3 năm qua do ưu tiên cho vay các doanh nghiệp quốc doanh nên doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp quốc doanh đều chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng doanh số cho vay. Từ đó mà thu nhập của chi nhánh từ hoạt động cấp tín dụng đối với khu vực quốc doanh cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập. Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro tín dụng, không tập trung tín dụng vào một số khách hàng do đó chi nhánh cần thực hiện điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng tăng tỷ trọng cho vay đối với khu vực ngoài quốc doanh, trong đó tăng cường cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể và hộ nông dân để phân tán rủi ro, đồng thời ngân hàng cần tăng cường cho vay cho các đơn vị xuất khẩu hoạt động có hiệu quả để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh đối ngoại của ngân hàng. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng cần phải duy trì các khách hàng truyền thống, khách hàng là các doanh nghiệp nhà nước có quan hệ tiền gửi và dư nợ lớn, an toàn để đảm bảo tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới. 2.1.2. Doanh số cho vay theo thể loại cho vay Hoạt động cấp tín dụng tại NHCT_AG đều tăng trưởng qua các năm. Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng được đầu tư hầu hết vào các thành phần kinh tế nhằm hỗ trợ vốn cho các đơn vị bổ sung vào vốn kinh doanh để phát triển sản xuất. NHCT_AG đầu tư tín dụng ngắn hạn, trung dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động và vốn cố định của các đơn vị. Trong 3 năm qua đạt được kết quả như sau: SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu 31 GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG Bảng 5: Doanh Số Cho vay Theo Thể Loại Cho Vay ĐVT: triệu đồng 2001 2002 2003 2002/2001 2003/2002 Chỉ tiêu Doanh số % Doanh số % Doanh số % Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Ngắn hạn 542.915 93,3 668.943 90,43 913.505 94,8 126.028 23,21 244.562 36,56 Trung-dài hạn 38.971 6,7 70.754 9,57 49.893 5,18 31.783 81,56 -20.861 -29,48 Tổng cộng 581.886 100 739.697 100 963.398 100 157.811 27,12 223.701 30,24 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của NHCT_AG 542.915 668.943 913.505 38.971 70.754 49.893 2001 2002 2003 Năm Triệu đồng Ngắn hạn Trung-dài hạn Đồ thị 4: Doanh số cho vay theo thể loại cho vay y Doanh số cho vay ngắn hạn Trong hoạt động cấp tín dụng thì tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn ( trên 90% ) trên tổng doanh số cho vay. Bởi vì nguồn vốn để cho vay của NHCT_AG chủ yếu từ huy động ngắn hạn, hơn nữa An Giang là tỉnh phát triển đa dạng các ngành nghề nhưng phần lớn là các ngành nghề có chu kỳ vốn ngắn nên việc cho vay của ngân hàng thường tập trung cho vay ngắn hạn. Mục đích của tín dụng ngắn hạn là bổ sung vốn lưu động cho các đơn vị vay vốn để sản xuất kinh doanh, tài trợ xuất nhập khẩu và đáp ứng tiêu dùng cá nhân. Công tác cho vay vốn lưu động tại chi nhánh NHCT_AG tập trung cho tài trợ thu mua lương thực, nông sản chế biến, vật tư nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, xây dựng,… SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu 32 GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG Trong thời gian qua việc cấp tín dụng ngắn hạn đạt được kết quả sau: năm 2002 đạt 668.943 triệu đồng tăng 126.028 triệu đồng so với năm 2001,tốc độ tăng 23,21%; năm 2003 đạt 913.505 triệu đồng tăng 244.562 triệu đồng so với năm 2002, tốc độ tăng 36,56%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong 2 năm qua sản xuất nông nghiệp gặp nhiều thuận lợi, các mặt hàng nông phẩm vừa trúng mùa, vừa trúng giá, sản lượng xuất khẩu và tiêu thụ tăng lên từ đó đã kích thích các hộ nông dân và các cơ sở chế biến nông sản đầu tư vốn phát triển sản xuất để tăng thu nhập làm tăng sức mua của xã hội và đã kích thích các thành phần kinh tế khác phát triển. y Doanh số cho vay trung-dài hạn Mục đích của tín dụng trung-dài hạn nhằm giúp đỡ khách hàng mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị sản xuất… Việc cấp tín dụng trung-dài hạn tại NHCT_AG đạt được qua các năm như sau: năm 2001 đạt 38.971 triệu đồng; năm 2002 đạt 70.754 triệu đồng tăng 31.738 triệu đồng so với năm 2001, tốc độ tăng 81,56%; nhưng đến năm 2003 đạt 49.893 triệu đồng giảm 20.861 triệu đồng hay giảm 29,48%. Các khoản cho vay trung-dài hạn có thời gian thu hồi vốn lâu lại có độ rủi ro lớn nên ngân hàng rất thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay. Tuy nhiên, sự biến động của doanh số cho vay trong năm 2002 cho thấy nhu cầu đầu tư của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong tỉnh tăng cao và các dự án / phương án có tính khả thi và có tính thuyết phục về hiệu quả kinh tế, về phía ngân hàng trong năm này đã phát hành được 12.664 triệu đồng trái phiếu tạo nguồn vốn tín dụng trung dài hạn cho chi nhánh nên chi nhánh cũng đã đẩy mạnh cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị hoạt động. Hoạt động cấp tín dụng ở hầu hết các ngân hàng thương mại nói chung và ở NHCT_AG nói riêng thì tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng doanh số cho vay, do đó thu nhập của ngân hàng chủ yếu từ cấp tín dụng ngắn hạn. Hơn nữa trong 3 năm qua doanh số cho vay trung dài hạn tại NHCT_AG cũng tương đối cao, do các khoản cho vay trung-dài hạn có đặc điểm là thu hồi vốn trong nhiều năm, do đó nếu doanh số cho vay trung-dài hạn quá cao sẽ dẫn đến dư nợ trung-dài hạn trong năm và các năm sau sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, rủi ro cao. Vì vậy trong thời gian tới, chi nhánh cần tập trung cho vay ngắn hạn và hạn chế cho vay trung-dài hạn để đảm bảo tỷ lệ dư nợ trung-dài hạn trong tổng dư nợ theo kế hoạch đã đề ra. Khi thực hiện SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu 33 GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG cho vay trung-dài hạn, phải nhận thức đầy đủ về đối tượng đầu tư, tìm hiểu và đánh giá đúng khách hàng trước khi quyết định cho vay, chỉ cho vay những dự án khả thi, có hiệu quả và có tài sản thế chấp. Tuy nhiên, không nên tuyệt đối hoá vai trò của tài sản thế chấp, bởi vì mục đích cho vay của ngân hàng là giúp khách hàng có vốn để duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh và ngân hàng có thể thu hồi nợ và lãi đúng hạn từ kết quả sử dụng vốn vay đó chứ không phải từ bán tài sản thế chấp. Hơn nữa không phải tài sản nào cũng dễ dàng bán được để ngân hàng thu hồi nợ một cách kịp thời và thực tế việc phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ là một gánh nặng đối với các ngân hàng thương mại. Do đó khi xem xét cho vay, cán bộ tín dụng cần chú ý đến tính khả thi và hiệu quả của dự án. Có thể nói trong những năm qua NHCT_AG đã nắm bắt được xu thế chung của tỉnh và đã góp phần vào sự phát triển chung đó. Vận dụng các nghiệp vụ và điều kiện cho phép, ngân hàng đã tận dụng được nguồn lực tự có và phần vốn huy động ở các tổ chức kinh tế và dân cư mà nâng cao doanh số cho vay nhằm mang lại hiệu quả cho đôi bên. Có được kết quả này là một nổ lực rất lớn của ngân hàng, tình hình hoạt động tín dụng qua 3 năm ở ngân hàng là rất khả quan thông qua việc cấp tín dụng luôn tăng trưởng. Để giữ vững được sự tăng trưởng này đòi hỏi ngân hàng cần phải hoàn thiện hơn nữa để duy trì các kết quả đã đạt được trong các năm qua đồng thời mở rộng được doanh số cho vay trong các năm tới. 2.2. Phân tích doanh số thu nợ Ngân hàng là tổ chức trung gian đi vay để cho vay. Tiền đi vay qua dân cư, qua các tổ chức tín dụng khác, qua NHNN… đều phải trả lãi. Đó là chi phí khi ngân hàng sử dụng vốn của các chủ thể trong nền kinh tế. Hoạt động của ngân hàng là đi vay để cho vay nên vốn của nó phải được bảo tồn và phát triển. Khi các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng vốn của ngân hàng thì họ phải trả lãi cho ngân hàng. Phần lãi này phải bù đắp được phần lãi mà ngân hàng đi vay, phần chi phí cho hoạt động ngân hàng và đảm bảo có lợi nhuận cho ngân hàng. hoạt động cho vay là hoạt động có nhiều rủi ro , đồng vốn mà ngân hàng cho vay có thể được thu hồi đúng hạn, trể hạn hoặc có thể không thu hồi được. Vì vậy công tác thu hồi nợ (đúng hạn và đầy đủ ) được ngân hàng đặt lên hàng đầu, bởi một ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu 34 GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG mà còn chú trọng đến công tác thu nợ làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao. Mặc dù việc thu nợ là yếu tố chưa nói lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng một cách trực tiếp nhưng nó là yếu tố chủ yếu thể hiện khả năng phân tích, đánh giá , kiểm tra khách hàng của ngân hàng là thành công hay không. Việc thu hồi một khoản nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công rất lớn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Vì đã cho vay đúng đối tượng, người sử dụng vốn vay đúng mục đích có hiệu quả và người vay đã tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng qua việc họ trả nợ và lãi đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng. 2.2.1. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế Ta có số liệu về doanh số theo thành phần kinh tế tại NHCT_AG như sau: Bảng 6: Doanh Số Thu Nợ Theo Thành Phần Kinh Tế ĐVT: triệu đồng 2001 2002 2003 2002/2001 2003/2002 Chỉ tiêu Doanh số % Doanh số % Doanh số % Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Quốc doanh 351.324 60,7 345.069 55,5 490.02058,55 -6.255 -1,78 144.951 42 Ngoài quốc doanh 227.715 39,3 276.793 44,5 346.84141,45 49.078 21,55 70.048 25,31 Tổng cộng 579.039 100 621.862 100 836.861 100 42.823 7,4 214.999 34,57 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của NHCT_AG 351.324 345.069 490.020 227.715 276.793 346.841 579.039 621.862 836.861 2001 2002 2003 Năm Triệu đồng Quốc doanh Ngoài quốc doanh Tổng cộng Đồ thị 5: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu 35 GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG Qua bảng số liệu trên ta thấy công tác thu nợ của chi nhánh qua 3 năm đạt được kết quả khả quan. Năm 2002 doanh số thu nợ đạt 621.862 triệu đồng tăng 42.824 triệu đồng so với năm 2001, tốc độ tăng 7,4%; còn năm 2003 đạt 836.861 triệu đồng tăng 214.999 triệu đồng so với năm 2002, tốc độ tăng 34,57%. y Doanh số thu nợ khu vực quốc doanh Doanh số thu nợ ở khu vực này chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ. Cụ thể như sau: - Năm 2001: thu được 351.324 triệu đồng chiếm 60,67% / tổng doanh số thu nợ. - Năm 2002: thu được 345.069 triệu đồng chiếm 55,49% / tổng doanh số thu nợ. - Năm 2003: thu được 490.020 triệu đồng chiếm 58,55% / tổng doanh số thu nợ. Về chênh lệch doanh số thu nợ giữa các năm: năm 2002 giảm 6.255 triệu đồng so với năm 2001 hay giảm 1,78%; năm 2003 tăng 144.951 triệu đồng so với năm 2002, tốc độ tăng 42%. Trong năm 2002 doanh số thu nợ có giảm nhưng không đáng kể. Nhưng đến năm 2003 doanh số thu nợ lại tăng lên đến 42% cho thấy trong năm này một số doanh nghiệp quốc doanh hoạt động kinh doanh có hiệu quả nên có khả năng trả nợ và lãi đúng hạn cho ngân hàng từ đó công tác thu nợ của chi nhánh thuận lợi hơn, doanh số thu nợ tăng lên đáng kể. y Doanh số thu nợ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh Trong thời gian qua nhờ tích cực trong công tác thu nợ nên doanh số thu nợ ở khu vực ngoài quốc doanh cũng tăng lên đáng kể. Năm 2001 doanh số thu nợ đạt 227.715 triệu đồng; năm 2002 doanh số thu nợ đạt 276.793 triệu đồng tăng 49.078 triệu đồng so với năm 2001, tốc độ tăng 21,55%; bước sang năm 2003 doanh số thu nợ đạt 346.841 triệu đồng tăng 70.048 triệu đồng so với năm 2002, tốc độ tăng 25,31%. Đây là khu vực bao gồm các đơn vị, cơ sở, hộ sản xuất kinh doanh đa dạng các ngành nghề. Thông qua sự tăng trưởng ổn định của doanh số thu nợ đối với khu vực này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu vực này đã có bước tiến triển khá, trình độ SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu 36 GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG quản lý, quy mô và công nghệ ngày được nâng cao, làm ăn có hiệu quả nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu nợ của ngân hàng. Nhìn chung tình hình thu nợ đối với các thành phần kinh tế đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, điều này cho thấy hoạt động cấp tín dụng của chi nhánh có chuyển biến theo hướng tích cực, có thể đánh giá phần nào qua công tác lựa chọn khách hàng cũng như theo dõi việc sử dụng vốn vay và động viên khách hàng để khách hàng trả nợ đúng hạn, hạn chế việc gia hạn nợ, nhờ vậy mà doanh số thu nợ qua các năm tăng lên đáng kể. Qua phân tích tình hình thu nợ của NHCT_AG, trong 3 năm qua doanh số thu nợ đối với các doanh nghiệp quốc doanh là khá tốt, các doanh nghiệp thực hiện trả nợ và lãi đúng hạn cho ngân hàng. Do đó trong công tác thu nợ chi nhánh cần tập trung vào khu vực ngoài quốc doanh đặc biệt là các hộ nông dân và hộ kinh doanh cá thể, thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, nhắc nhỡ khách hàng trả nợ và lãi đúng hạn, tích cực đôn đốc trả nợ đối những khách hàng đã gia hạn nợ, tình hình tài chính yếu kém, kinh doanh thua lỗ, có thể lựa chọn, xem xét cho vay tiếp những khách hàng có khả năng cải thiện được tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính nhưng phải kiểm soát được vốn vay và đảm bảo thu hồi dần các khoản nợ cũ. 2.2.2. Doanh số thu nợ theo thể loại cho vay Ta có bảng số liệu về tình hình thu nợ theo thể loại cho vay như sau: Bảng 7: Doanh Số Thu Nợ Theo Thể Loại Cho Vay ĐVT: triệu đồng 2001 2002 2003 2002/2001 2003/2002 Chỉ tiêu Doanh số % Doanh số % Doanh số % Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Ngắn hạn 544.635 94,06 579.483 93,19 785.971 93,92 34.848 6,4 206.488 35,63 Trung-dài hạn 34.404 5,94 42.379 6,81 50.890 6,08 7.975 23,18 8.511 20,08 Tổng cộng 579.039 100 621.862 100 836.861 100 42.823 7,4 214.999 34,57 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của NHCT_AG SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu 37 GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG 544.635 579.483 785.971 34.404 42.379 50.890 2001 2002 2003 Năm Triệu đồng Ngắn hạn Trung-dài hạn Đồ thị 6: Doanh số thu nợ theo thể loại cho vay y Doanh số thu nợ ngắn hạn Tình hình thu nợ ngắn hạn đạt kết quả đáng kể trong thời gian qua. Năm 2001 doanh số thu nợ đạt 544.635 triệu đồng; năm 2002 doanh số thu nợ đạt 579.483 triệu đồng tăng 34.848 triệu đồng so với năm 2001, tốc độ tăng 6,4%; bước sang năm 2003 doanh số thu nợ đạt 785.971 triệu đồng tăng 206.488 triệu đồng so với năm 2002, tốc độ tăng 35,63%. Có được kết quả này là do trong 2 năm qua kim ngạch xuất khẩu và sản lượng tiêu thụ các mặt hàng có thế mạnh của tỉnh như: gạo, rau quả đông lạnh, thuỷ sản đông lạnh, may mặc,… tăng lên đáng kể, vốn vay được sử dụng đúng mục đích và phát huy hiệu quả đã tạo điều kiện cho các đơn vị, các hộ sản xuất trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. y Doanh số thu nợ trung-dài hạn Doanh số thu nợ trung-dài hạn đạt tốc độ tăng trưởng ổn định qua các năm. Cụ thể: năm 2002 doanh số thu nợ đạt 42.379 triệu đồng tăng 7.975 triệu đồng so với năm 2001, tốc độ tăng 23,18%; đến năm 2003 doanh số thu nợ đạt 50.890 triệu đồng tăng 8.511 triệu đồng so với năm 2002, tốc độ tăng 20,08%. Do đặc điểm của loại cho vay này là năm nay cho vay sẽ định nhiều kỳ hạn thu dần qua nhiều năm nên khó đánh giá được tình hình thực tế trong năm. Nhưng nhìn chung, có được kết quả như vậy cho thấy ngân hàng có đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn khách hàng, trong công tác thẩm định, theo dõi quá trình sử dụng vốn và đôn đốc khách hàng trả nợ nên đã có thể thu được vốn đã phát vay. SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu 38 GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG Đối với thu nợ theo thể loại cho vay, sau khi cho vay cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, thường xuyên theo dõi sự biến động giá cả cũng như nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Qua đó, ngân hàng sẽ nắm vững về tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng mà có hướng đầu tư cũng như kế hoạch thu hồi vốn thích hợp. Đối với một số ngành sản xuất mang tính thời vụ, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải nắm được khi nào nhu cầu vốn của khách hàng tăng cao, khi nào khách hàng có vốn nhàn rỗi để định kỳ hạn trả nợ đối với cho vay vốn lưu động và trả nhiều vốn đối với cho vay vốn cố định. Tóm lại, công tác thu nợ là rất quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng, nó đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải có năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất tốt kể từ khâu phân tích thẩm định khách hàng, bởi một khoản tín dụng có độ rủi ro cao hay thấp sẽ phụ thuộc rất lớn từ khâu đầu tiên này. Đối với ngân hàng, một khoản tín dụng cấp ra phải đạt chất lượng - tức phải thu hồi được nợ, lãi đúng hạn thì đó là kết quả của sự thận trọng và thường xuyên trong phân tích, đánh giá, kiểm tra của cán bộ tín dụng từ lúc khách hàng vay vốn, sử dụng vốn đến khi trả nợ và lãi cho ngân hàng. 2.3. Phân tích tình hình dư nợ Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của một ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Mức dư nợ ngắn hạn cũng như trung dài hạn đều phụ thuộc vào mức huy động vốn của ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại. Bất cứ một ngân hàng nào cũng vậy, để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn nâng cao mức dư nợ. 2.3.1. Dư nợ theo thành phần kinh tế Chi nhánh NHCT_AG mở rộng tín dụng đến với mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, chi nhánh vẫn lấy an toàn, hiệu quả, hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng làm mục tiêu hoạt động. Chi nhánh cũng đã tập trung nguồn lực của mình để đầu tư vào công tác tín dụng, kết quả dư nợ qua 3 năm như sau: SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu 39 GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG Bảng 8: Dư Nợ Theo Thành Phần Kinh Tế ĐVT: triệu đồng 2001 2002 2003 2002/2001 2003/2002 Chỉ tiêu Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ % Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Quốc doanh 146.251 40,18 212.788 44,17 277.195 45,57 66.537 45,5 64.407 30,27 Ngoài quốc doanh 217.697 59,82 268.995 55,83 331.125 54,43 51.298 23,56 62.130 23,1 Tổng cộng 363.948 100 481.783 100 608.320 100 117.835 32,38 126.537 26,26 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của NHCT_AG 146.251 212.788 277.195 217.697 268.995 331.125363.948 481.783 608.320 2001 2002 2003 Năm Triệu đồng Quốc doanh Ngoài quốc doanh Tổng cộng Đồ thị 7: Dư nợ theo thành phần kinh tế Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ tăng lên hàng năm. Cụ thể năm 2002 dư nợ đạt 481.783 triệu đồng tăng 117.835 triệu đồng so với cùng kỳ, tốc độ tăng 32,28%; bước sang năm 2003 dư nợ đạt 608.320 triệu đồng tăng 126.537 triệu đồng so với đầu năm, tốc độ tăng 26,26%. Từ sự tăng trưởng ổn định trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng, cho thấy trong thời gian này ngân hàng luôn có lượng khách hàng thường xuyên, ổn định và đã thu hút thêm được khách hàng mới. y Dư nợ ở khu vực quốc doanh Năm 2001 dư nợ đạt 146.251 triệu đồng; năm 2002 dư nợ đạt 212.788 triệu đồng tăng 66.537 triệu đồng so với năm 2001, tốc độ tăng 45,5%; đến năm 2003 dư nợ đạt SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu 40 GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG 277.195 triệu đồng tăng 64.407 triệu đồng so với năm 2002, tốc độ tăng 30,27%. Đối với khu vực này thì lượng khách hàng tương đối ổn định, trong những năm này doanh số cho vay, doanh số thu nợ cũng như dư nợ ở khu vực này đều tăng qua từng năm cho thấy nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất và thay đổi trang thiết bị của các doanh nghiệp này ngày càng tăng, việc sử dụng vốn vay có hiệu quả đảm bảo được khả năng trả nợ và lãi cho ngân hàng nên ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay và duy trì mức dư nợ tương đối cao ở khu vực này. y Dư nợ ở khu vực ngoài quốc doanh Tình hình dư nợ ở khu vực này trong 3 năm qua như sau: năm 2001 dư nợ đạt 217.948 triệu đồng, năm 2002 dư nợ đạt 268.995 triệu đồng tăng 51.298 triệu đồng so với năm 2001, tốc độ tăng 23,56%; còn dư nợ đến cuối 2003 là 331.125 triệu đồng tăng 62.130 triệu đồng so với đầu năm, tốc độ tăng 23,1%. Trong những năm này chi nhánh thu hút một lượng lớn khách hàng mới là các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ, hộ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. Chi nhánh đã đẩy mạnh cho vay đối với những đối tượng này tạo điều kiện cho họ có vốn đầu tư sản xuất, mua sắm trang thiết bị, mở rộng quy mô ngành nghề nên dư nợ đối với khu vực này cũng có chiều hướng tăng trưởng. 2.3.2. Dư nợ theo thể loại cho vay Bảng 9: Dư Nợ Theo Thể Loại Cho Vay ĐVT: triệu đồng 2001 2002 2003 2002/2001 2003/2002 Chỉ tiêu Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ % Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Ngắn hạn 284.054 78,05 373.514 77,53 501.048 82,37 89.460 31,49 127.534 34,14 Trung-dài hạn 79.894 21,95 108.269 22,47 107.272 17,63 28.375 35,52 -997 -0,92 Tổng cộng 363.948 100 481.783 100 608.320 100 117.835 32,38 126.537 26,26 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của NHCT_AG SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu 41 GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG 284.054 373.514 501.048 79.894 108.269 107.272 2001 2002 2003 Năm Triệu đồng Ngắn hạn Trung-dài hạn Đồ thị 8: Dư nợ theo thể loại cho vay Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ hằng năm. Điều này cũng là tất yếu bởi vì doanh số cho vay ngắn hạn qua 3 năm đều chiếm tỷ trọng lớn trên tổng doanh số cho vay. y Dư nợ ngắn hạn Năm 2001 đạt mức dư nợ là 284.054 triệu đồng; năm 2002 đạt mức dư nợ là 501.048 triệu đồng tăng 89.460 triệu đồng so với năm trước, tốc độ tăng 31,49%. Bước sang năm 2003 đạt mức dư nợ 501.048 triệu đồng tăng 127.334 triệu đồng so với năm 2002, tốc độ tăng là 34,14%. Nguyên nhân là do trong 2 năm nay tình hình sản xuất kinh doanh trong tỉnh diễn ra sôi động, nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng và có đủ điều kiện để ngân hàng cho vay nên đã được ngân hàng đáp ứng. Dư nợ ngắn hạn trong 3 năm này tập trung nhiều ở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng nhà tiêu dùng và tài trợ thu mua lương thực. y Dư nợ trung-dài hạn Tình hình dư nợ trung dài hạn qua các năm như sau: năm 2001 là 79.894 đồng; năm 2002 mức dư nợ là 108.269 triệu đồng tăng 28.375 triệu đồng so với năm 2001, tốc độ tăng là 35,52%; dư nợ vào cuối năm 2003 là 107.272 triệu đồng giảm 997 triệu đồng so với đầu năm hay giảm 0,92%. Các khoản cho vay trung dài hạn có đặc điểm là không thể thu nợ hết ngay trong năm mà chỉ thu nợ một phần. Do đó trong năm 2002 dư nợ tăng cao là do doanh số cho vay tăng rất cao trong khi doanh số thu nợ ít hơn nhiều so SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu 42 GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG với doanh số cho vay, còn năm 2003 doanh số cho vay giảm nhưng doanh số thu nợ lại tăng nên dư nợ có chiều hướng giảm xuống. Dư nợ trung dài hạn tại chi nhánh trong 3 năm này chủ yếu tập trung ở ngành công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng tiêu dùng. Nhìn chung, hoạt động tín dụng của chi nhánh NHCT_AG vẫn tiếp tục phát triển khá và ngày càng phát triển với dư nợ ngày càng tăng. Để có được kết quả này thì ngoài sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Giám đốc, các trưởng phòng, phó phòng, phải kể đến sự nổ lực của cán bộ tín dụng. Đặc biệt là các cán bộ tín dụng đã làm tốt trong công tác của mình, vì thái độ phục vụ của nhân viên ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo nguồn vốn cũng như sử dụng vốn của ngân hàng. Từ đó tạo thêm uy tín cho ngân hàng đối với khách hàng. 2.4. Tình hình nợ quá hạn Đối với khoản cho vay khi đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn thì có thể chuyển sang nợ quá hạn. Nếu khách hàng vì những nguyên nhân khách quan nên không trả được nợ đúng hạn thì có thể làm đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ nếu được ngân hàng đồng ý thì được điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc được gia hạn nợ. Sau khi hết thời gian gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ mà khách hàng vẫn không trả được nợ cho ngân hàng thì nợ đó được chuyển sang nợ quá hạn. Còn nếu khách hàng không có đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ tất yếu ngân hàng cũng chuyển nợ đó sang nợ quá hạn ngay sau khi hết hạn. Nợ quá hạn, nợ khó đòi là những biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ quá hạn cũng đồng nghĩa với khoản vay của ngân hàng đã bị rủi ro. Vì vậy, ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ quá hạn, nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cũng đồng nghĩa với nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng. Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh NHCT_AG 3 năm qua như sau: SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu 43 GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG Bảng 10: Tình hình nợ quá hạn ĐVT: triệu đồng 2002/2001 2003/2001 Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Quốc doanh 0 28.785 26.443 28.785 _ -2.342 -8,14 Ngắn hạn 0 28.785 26.443 28.785 _ -2.342 -8,14 Trung-dài hạn 0 0 0 0 _ 0 _ Ngoài quốc doanh 7.371 6.337 3.293 -1.034 -14,03 -3.044 48,04 Ngắn hạn 7.035 5.298 3.019 -1.737 -24,69 -2.279 -43,02 Trung-dài hạn 336 1.039 274 703 209,23 -765 -73,63 Tổng cộng 7.371 35.122 29.736 27.751 376,49 -5.386 -15,34 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của NHCT_AG 0 28.785 26.443 7.371 6.337 3.293 .371 35.122 29.736 2001 2002 2003 Năm Triệu đồng Quốc doanh Ngoài quốc doanh Tổng cộng Đồ thị 9: Tình hình nợ quá hạn Qua bảng số liệu ta thấy trong 3 năm qua tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh NHCT_AG có biến động lớn. Cụ thể như sau: - Năm 2001 nợ quá hạn là 7.371 triệu đồng trong đó khu vực quốc doanh không phát sinh nợ quá hạn mà chỉ phát sinh ở khu vực ngoài quốc doanh mà chủ yếu là nợ quá hạn của các hộ nông dân, cá thể. - Năm 2002 nợ quá hạn là 35.122 triệu đồng tăng 27.751 triệu đồng so với năm 2001 hay tăng 376,49%, nợ quá hạn trong năm này tập trung lớn ở khu vực quốc doanh. Trong đó: à Nợ quá hạn của Công ty lương thực An Giang là 28.785 triệu đồng. Vậy nợ quá hạn trong năm này ở khu vực quốc doanh chỉ phát sinh ở đơn vị này. SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu 44 GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG à Nợ quá hạn của hộ nông dân, cá thể là 6.337 triệu đồng giảm 1.034 triệu đồng so với năm 2001 hay giảm 14,03%. - Năm 2003 nợ quá hạn là 27.751 triệu đồng giảm 5.386 triệu đồng so với năm 2002 hay giảm 15,34%. Trong đó: à Nợ quá hạn của Công ty lương thực An Giang là 26.443 triệu đồng giảm 2.342 triệu đồng so với năm 2002 hay giảm 8,14%. à Nợ quá hạn của hộ nông dân, cá thể là 3.293 triệu đồng giảm 3.044 triệu đồng so với năm 2002 hay giảm 48,04%. Nhìn chung, trong 3 năm trở lại đây thì ở khu vực quốc doanh nợ quá hạn chỉ phát sinh ở Công ty lương thực An Giang, còn khu vực ngoài quốc doanh thì chỉ phát sinh ở các hộ nông dân, cá thể. — Nguyên nhân nợ quá hạn - Đối với Công ty lương thực An Giang: do hoạt động kinh doanh thua lỗ đã ngừng hoạt động từ năm 2000, trong năm 2003 thực hiện bán tài sản và thu hồi công nợ để trả nợ vay cho ngân hàng nên nợ quá hạn đã giảm vào cuối năm 2003. - Đối với các hộ nông dân: sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, bị thiên tai lũ lụt gây ảnh hưởng đến sản xuất, gia đình nghèo nên không có khả năng trả nợ, cần phải có thời gian để phục hồi sản xuất , khôi phục khả năng tài chính để trả nợ vay cho ngân hàng. - Đối với các hộ ngư dân: các hộ này trong quá trình chăn nuôi bị dịch bệnh làm chết cá, cùng với vụ kiện bán phá giá cá tra – ba sa từ phía Mỹ đã làm giảm giá bán nên bị thua lỗ, không có khả năng trả nợ vay ngân hàng, hiện nay chi nhánh đang bám sát để đôn đốc thu hồi nợ. - Đối với các hộ kinh doanh cá thể: nguyên nhân do làm ăn thua lỗ, bị chiếm dụng vốn do mua bán chịu nên không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Nhìn chung, trong 2 năm qua chi nhánh đã tích cực trong công tác xử lý và thu nợ quá hạn, điều này được thể hiện qua nợ quá hạn của hộ nông dân, cá thể đã giảm xuống và không phát sinh thêm nợ quá hạn ở các doanh nghiệp kể cả quốc doanh và ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, đối với khoản nợ quá hạn của Công ty lương thực An Giang chi nhánh cũng đã thu được 2.342 triệu đồng trong năm 2003, số còn lại sẽ tiếp tục bán tài sản và thu hồi công nợ để thu nợ. SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu 45 GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG Trên thực tế nếu người vay không trả được nợ đúng hạn thì có thể gây ra ảnh hưởng khác nhau đối với ngân hàng, giả sử ngân hàng đang trong tình trạng thiếu vốn thì sự chậm trễ trả nợ vay sẽ gây thêm áp lực cho khả năng chi trả. Điều đó có thể dẫn đến tình trạng ngân hàng phải thực hiện một loạt các biện pháp để thu hẹp các tài sản có khác để cải thiện khả năng chi trả. Ngược lại, khi ngân hàng đang ứ đọng về vốn thì việc chậm trả nợ của khách hàng tạm thời không ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của ngân hàng, tuy nhiên đây vẫn là mối nguy hại phải xử lý ngay. Bất cứ một ngân hàng nào dù thừa vốn hay thiếu vốn khi tiến hành cấp tín dụng đều mong muốn thu được nợ, lãi đúng hạn khi đó nghiệp vụ cấp tín dụng mới được xem là hoàn tất và ngân hàng mới đạt được mục đích của mình là tạo ra được lợi nhuận từ cấp tín dụng. Để giảm bớt khả năng phát sinh nợ quá hạn thì ngoài việc ngân hàng tiến hành thẩm định đúng và đầy đủ các thủ tục trước khi cấp tín dụng còn phải kiểm soát chặt chẽ khách hàng trong quá trình sử dụng vốn, quản lý tốt công tác thu nợ. Tất cả các công việc này cần được thực hiện chặt chẽ trong suốt thời gian vay vốn của khách hàng. 3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG AN GIANG QUA 3 NĂM Đánh giá hiệu quả hoạt động là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết cho mỗi cá nhân và doanh nghiệp, ngân hàng cũng vậy, từ kết quả đánh giá đó để đề ra biện pháp khắc phục những hạn chế, nhược điểm và phương hướng hoạt động có hiệu quả hơn. Đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng, việc đánh giá hiệu quả được thực hiện thực hiện thông qua các chỉ tiêu sau đây: SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu 46 GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG Bảng 11: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 Tổng nguồn vốn Tr.đ 386.981 505.739 610.024 Vốn huy động " 175.369 223.801 265.053 Vốn HĐ có kỳ hạn " 74.032 148.770 175.377 Doanh số cho vay " 581.886 739.697 963.398 Doanh số thu nợ " 579.039 621.862 836.861 Dư nợ cuối kỳ " 363.948 481.783 608.320 Nợ quá hạn " 7.371 35.122 29.736 Vốn HĐ / Tổng nguồn vốn % 45,32 44,25 43,45 VHĐ có kỳ hạn / TNV % 42,21 66,47 66,17 Dư nợ / Tổng nguồn vốn % 94,05 95,26 99,72 Dư nợ / Vốn huy động % 207,53 215,27 229,51 Nợ quá hạn / Dư nợ % 2,03 7,29 4,89 3.1. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này cho ta biết được khả năng huy động vốn đáp ứng được bao nhiêu phần trăm cho nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Theo bảng kết quả chỉ tiêu đánh giá hoạt động của ngân hàng ta thấy tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn có xu hướng giảm nhưng không đáng kể, từ 45,32% trong năm 2001 xuống 43,45% vào năm 2003. Thông thường một ngân hàng hoạt tốt khi tỷ số này đạt mức từ 70% đến 80% trong tổng nguồn vốn sử dụng tại ngân hàng. Tuy nhiên kết quả đạt được trong 3 năm qua vẫn còn thấp do đó trong thời gian tới chi nhánh cần cố gắng hơn nữa để nâng tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. 3.2. Vốn huy động có kỳ hạn trên tổng nguồn vốn huy động Chỉ tiêu này thể hiện tính ổn định của vốn huy động tại một tổ chức tín dụng, nếu tỷ lệ này quá lớn thì nó sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng nhưng nếu tỷ lệ này quá thấp thì ngân sẽ không thể chủ động cho vay. Với loại vốn huy động có kỳ hạn thì ngân hàng có thể an tâm cho vay vốn khoảng 80% nguồn vốn này, vì thực tế ít gặp trường hợp khách hàng rút tiền trước hạn. Tại NHCT_AG chỉ tiêu này đạt được qua các năm như sau: năm 2001 chỉ tiêu này là 42,21%, năm 2002 chỉ tiêu này tăng lên 66,47%, đến năm 2003 là 66,17%. Nhìn chung vốn huy động có kỳ hạn có tăng trưởng và chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu 47 GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG nguồn vốn huy động cho nên ngân hàng có thể chủ động trong việc sử dụng vốn để thu được nhiều lợi nhuận. 3.3. Dư nợ trên tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này phản ánh chính sách tín dụng của ngân hàng, cho thấy hoạt động của ngân hàng có tập trung vào hoạt động cấp tín dụng hay không. Trong 3 năm qua, tại chi nhánh NHCT_AG chỉ tiêu này luôn đạt ở mức khá cao và có xu hướng tăng lên, năm 2001 là 94,05%, năm 2002 là 95,26%, đến năm 2003 chỉ tiêu này đạt 99,72%. Qua đó cho thấy nguồn vốn hoạt động trong năm của chi nhánh tập trung hầu hết vào lĩnh vực cấp tín dụng, lĩnh vực này đã mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng trong 3 năm trở lại đây 3.4. Dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, nếu tỷ số này lớn hơn 100% thì nguồn vốn huy động được sử dụng hết cho hoạt động cấp tín dụng, nếu nhỏ hơn 100% thì vốn huy động vẫn còn thừa. Qua bảng kết quả chỉ tiêu đánh giá hoạt động, thì 3 năm trở lại đây tình hình cho vay vốn của ngân hàng phần nào đạt hiệu quả cao hơn, chi nhánh đã sử dụng toàn bộ nguồn vốn huy động để cho vay, từ đó phát huy được hiệu quả của nguồn vốn huy động. 3.5. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ Đây là chỉ tiêu thể hiện trực tiếp công tác thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của cán bộ tín dụng. Đồng thời phản ánh khả năng thu hồi vốn của ngân hàng đối với khách hàng cũng như uy tín của khách hàng đối với ngân hàng. Hiện nay, theo mức độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước thì tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là dưới 5%, trong đó tỷ lệ nợ khó đòi trong tổng nợ quá hạn thấp thì được coi là tín dụng có chất lượng tốt. Trở lại tình hình nợ quá hạn tại NHCT_AG, năm 2001 tỷ lệ này là 2,03% hoạt động cấp tín dụng trong năm này có thể được đánh giá tốt. Nhưng qua năm 2002 tỷ lệ này lên đến 7,29%, đã vượt quá mức độ cho phép, cho thấy sự tăng trưởng tín dụng trong những năm trước đã làm cho tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao trong năm 2002. Đến năm 2003 tỷ lệ nợ quá hạn có giảm và tương đương với mức độ cho phép,cho thấy chi nhánh cũng đã tích cực trong việc xử lý nợ quá. SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu 48 GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG 4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG AN GIANG Với một số tồn tại và hạn chế từ kết quả phân tích và đánh giá ở chương 3. Do đó để tăng cường tốt hơn nữa công tác tín dụng tại Ngân hàng công thương An Giang trong thời gian tới, em xin đưa ra một số biện pháp dưới đây mong rằng những biện pháp này có thể góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh. 4.1. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn - Về lãi suất: lãi suất huy động và cho vay cần được uyển chuyển, linh hoạt, có nghĩa là tuỳ theo từng thời kỳ, thời điểm nhất định mà đưa ra lãi suất huy động và cho vay cho phù hợp. Để thu hút được lượng tiền gửi trong dân cư thì lãi suất phải đủ hấp dẫn, tuy nhiên cần chú ý không nên để tình trạng chênh lệch quá lớn với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Thường xuyên theo dõi biến động lãi suất để đề ra các mức lãi suất tiết kiệm cho phù hợpvới biến động của thị trường nhằm thu hút các tầng lớp dân cư có nguồn tiền nhàn rỗi lớn, có nguồn tiền gửi ổn định. - Thực hiện tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị dưới nhiều hình thức như quảng cáo trên truyền thanh, truyền hình, báo, áp phích về các thể thức huy động vốn tới mọi đối tượng khách hàng trong tỉnh. Phát triển mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng truyền thống, những đơn vị có lượng tiền nhàn rỗi, thanh toán lớn thông qua cải tiến và nâng cao hiệu quả công tác thanh toán hoặc có chính sách về ưu đãi phí dịch vụ, lãi suất tiền gửi, tiền vay đối với các đơn vị này, đồng thời phải mở rộng quan hệ với khách hàng mới nhằm huy động nguồn vốn từ các tổ chức này. Vì đối tượng này thường xuyên cung cấp cho ngân hàng nguồn vốn có lãi suất thấp. Ngân hàng cần quan tâm hơn đáp ứng các tiện ích của khách hàng, đặc biệt là thái độ phục vụ, thanh toán nhanh chóng. Ngoài ra yếu tố tinh thần cũng cần được thường xuyên quan tâm như động viên, thăm hỏi và chú ý đến các ngày lễ. - Quan tâm đến công tác đào tạo và nâng cao nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học để có thể tư vấn cho khách hàng và thực hiện các yêu cầu của khách hàng về các nghiệp vụ ngân hàng, tạo được uy tín cho ngân hàng. Đồng thời không ngừng cải tiến phong cách giao tiếp, phục vụ văn minh, lịch sự, tận tình và nhanh chóng tạo cho khách hàng cảm nhận được sự tự tin và cần thiết khi đến với ngân hàng. SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu 49 GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG - Cần nâng cao cơ sở vật chất cho ngân hàng: một điều kiện người gửi tiền cân nhắc để quyết định gởi tiền ở đâu cho an toàn, đó là cơ sở vật chất , phương tiện làm việc của ngân hàng vì thế ngân hàng cần tăng cường nâng cấp trang thiết bị, phương tiện làm việc tại các phòng giao dịch để tạo niềm tin cho khách hàng, tạo sự thoái mái cho khách hàng khi đến giao dịch đồng thời có đủ sức cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác. - Mở rộng mạng lưới hoạt động: ngân hàng cần khảo sát xây dựng thêm các phòng giao dịch ở các huyện, các địa bàn có tiềm lực phát triển công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, khu vực dân cư để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quan hệ giao dịch. Mở rộng mạng lưới thu và chi tiền tại nhà, công ty, xí nghiệp theo yêu cầu của khách hàng để vận động thu hút tiền gửi. 4.2. Một số biện pháp hạn chế nợ quá hạn Nợ quá hạn là một vấn đề luôn làm các nhà quản trị ngân hàng thương mại quan tâm. Bất cứ ngân hàng thương mại nào dù có quản lý tài chính chặt chẽ đến đâu thì vẫn không thể triệt tiêu hết nợ quá hạn, bởi vì nguy cơ nguy cơ rủi ro tiềm ẩn từ mọi nơi, mọi phía. Do đó quản lý hạn chế rủi ro là nhiệm vụ hàng đầu của các ngân hàng thương mại. Bởi vì bản chất và chức năng của ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu vay lại. Do đó, thực chất sở hữu những khoản vay là thuộc quyền sở hữu của những người gửi tiền vào ngân hàng. Do vậy, nếu một khoản vay nào bị thất thoát không thu hồi được thì ngân hàng sẽ phải sử dụng nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền. - Ngân hàng thường xuyên có chính sách gửi cán bộ, nhân viên đi đào tạo huấn luyện để nâng cao thêm trình độ chuyên môn cho họ. Nhằm hạn chế đến mức tối đa những sai phạm của cán bộ, nhân viên trong hoạt động của mình cũng như phân tích đánh giá sai khách hàng. Làm việc này, cán bộ nhân viên chi nhánh sẽ nâng cao được hiệu quả trong phân tích, đánh giá đúng đắn đối tượng khách hàng trước, trong và sau khi vay vốn. Từ đó hiệu quả cấp tín dụng được nâng cao, khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả nên hoàn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng và giảm được nợ quá hạn. SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu 50 GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG - Cán bộ tín dụng cần phối hợp với phòng kế toán nhiều hơn để theo dõi tình hình trả nợ và lãi của khách hàng đồng thời nắm được nợ đến hạn của khách hàng mà thông báo đôn đốc khách hàng trả nợ. - Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng từ khi vay đến khi thu được nợ, không để xảy ra tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng từ đó ngân mới nắm được những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải để biện pháp tư vấn hỗ trợ giúp khách hàng vượt qua khó khăn. Thông qua việc theo dõi quá trình sử dụng vốn của khách hàng, ngân hàng có thể nắm được tình hình tài chính của khách hàng, nếu thấy khách hàng có dấu hiệu không an toàn vốn vay như sản xuất kinh doanh không ổn định, thua lỗ, hàng hoá ứ đọng khó tiêu thụ, vay nợ ngân hàng nhiều hay vay nhiều ngân hàng thì ngân hàng cần rút từng phần hoặc toàn bộ dư nợ đối với khách hàng này. - Đi đôi với việc tăng cường doanh số cho vay là công tác thu nợ, ngân hàng muốn hoạt động có hiệu quả thì cần phải có sự nổ lực của cán bộ tín dụng trong việc phân loại khách hàng, cũng cố khách hàng truyền thống có uy tín đối với ngân hàng, tích cực thông báo đôn đốc thu nợ đến hạn và quá hạn của khách hàng. Đối với những khách hàng không thanh toán được nợ cho ngân hàng vì nguyên nhân bất khả kháng nhưng vẫn còn khả năng sản xuất hay phương án kinh doanh có hiệu quả để khắc phục thì cán bộ tín dụng nên đề nghị xem xét cho gia hạn nợ hoặc có thể cho vay vốn tiếp để tăng cường sức mạnh tài chính cho khách hàng để họ khôi phục sản xuất và ngân hàng phải giám sát chặt chẽ những khách hàng này cho đến khi thu hối được nợ. Nếu thấy không có khả năng thu hồi nợ thì sẽ tiến hành thủ tục khởi kiện để phát mãi tài sản thế chấp để thu nợ giúp ngân hàng bảo toàn nguồn vốn hoạt động. SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu 51 GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ W U X 1. KẾT LUẬN: Cùng với sự lớn mạnh của Ngân hàng công thương Việt Nam, Ngân hàng công thương An Giang cũng ngày càng phát triển và tự khẳng định mình đối với nền kinh tế địa phương. Là ngân hàng thương mại, mục đích kinh doanh không chỉ vì lợi nhuận mà Ngân hàng công thương An Giang còn chú trọng quan tâm đến mục tiêu chính sách xã hội. Thực tế vài năm qua vốn của ngân hàng đã giúp cho người dân đẩy mạnh sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó đã tạo ra sự thay đổi đáng kể bộ mặt kinh tế tỉnh nhà. Qua phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng công thương An Giang cho thấy hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong hoạt động của ngân hàng. Nó đã góp phần vào việc cung cấp nguồn vốn, bổ sung cũng như hỗ trợ vốn cho dân cư, các đơn vị kinh tế ở cả khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh, đồng thời nó cũng tác động tích cực đến việc khai thác thế mạnh tiềm năng trong tỉnh, thúc đẩy khả năng phát triển kinh tế, đưa kinh tế địa phương phát triển theo xu hướng chung của cả nước. Mặc dù tình hình kinh tế trong tỉnh ít bị biến động lớn trong những năm qua, tuy nhiên sự đồng thời xuất hiện nhiều ngân hàng thương mại và các quỹ tín dụng trên cùng địa bàn đã đặt ngân hàng vào thế phải cạnh tranh gay gắt. Bên cạnh những doanh nghiệp thành đạt vẫn còn nhiều doanh nghiệp làm ăn chưa hiệu quả điều này đã gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thẩm định phân tích cho vay cũng như mở rộng tín dụng của ngân hàng. Nhưng nhìn chung dư nợ vẫn tăng trưởng khá qua từng năm, cụ thể năm 2001 dư nợ là 363.948 triệu đồng, năm 2002 dư nợ đạt 481.783 triệu đồng và năm 2003 dư nợ đạt 608.320 triệu đồng. Có được kết quả này là nhờ sự nổ lực rất lớn của toàn thể cán bộ công nhân viên và sự lãnh đạo chặt chẽ của Ban Giám đốc ngân hàng trong quá trình thực hiện chức năng của mình. Việc thực hiện chính sách tín dụng có chọn lọc trong những năm qua nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của ngân hàng. Ngân hàng phân loại đối tượng đầu tư,có sự SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu 52 GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG sàng lọc khách hàng loại dần những khách hàng yếu kém về tài chính từ đó mà ngân hàng đã đầu tư vốn đúng đối tượng, các đơn vị vay vốn sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả nên có khả năng trả nợ và lãi kịp thời ít có nợ quá hạn. Tuy nhiên, trong năm 2002 nợ quá hạn tăng cao là do tập trung dư nợ quá lớn vào Công ty lương thực An Giang nhưng đơn vị này kinh doanh thua lỗ nên tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao trong năm này và qua năm 2003 tuy có giảm nhưng vẫn còn cao. Từ những thành quả đã đạt được làm cho lợi nhuận của ngân hàng luôn đạt ở mức cao và cũng có tăng trưởng. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động của ngân hàng mà đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng ngày càng tiến triển tốt đẹp mặc dù gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh những mặt tích cực của nghiệp vụ tín dụng mang lại, ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến công tác huy động vốn nhằm tạo nên sự cân đối giữa đầu vào và đầu ra để có thể chủ động hơn về nguồn vốn trong việc cấp tín dụng của ngân hàng, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa công tác thu nợ giảm thiểu nợ quá hạn. 2. KIẾN NGHỊ: Bên cạnh những kết quả đạt được, với vốn nhận thức còn hạn chế trong khuôn khổ một đề tài báo cáo, sau đây em xin đưa ra một vài kiến nghị góp phần vào hoạt động của chi nhánh Ngân hàng công thương An Giang. - Cần quan tâm hơn nữa yếu tố nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng. Ngân hàng công thương An Giang là tổ chức hoạt động kinh doanh tiền tệ với quy mô lớn, thực trạng trong những năm qua yếu tố này còn ở mức độ khá cao góp phần ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận. Vì thế ngân hàng cần có biện pháp cụ thể để đưa yếu tố này càng nhỏ và vào thế ổn định trong tương lai. - Bất kỳ ngành kinh doanh nào cũng đòi hỏi phải có sự thoả mãn giữa cung và cầu. Do vậy, muốn có được khách hàng, Ngân hàng công thương An Giang cần thông báo và quảng cáo để nhiều người biết dưới nhiều hình thức và bằng nhiều phương tiện khác nhau về các nghiệp vụ của ngân hàng nhằm tạo thêm uy tín cho ngân hàng. - Cần tăng tỷ trọng dư nợ cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nhằm hạn chế việc đầu tư quá lớn vào một số khách hàng để phân tán rủi ro cho ngân hàng. - Hoạt động cho vay tuy mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng nhưng đây là hoạt động có nhiều rủi ro. Do vậy, bên cạnh việc không ngừng nâng cao hiệu quả cấp SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu 53 GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG tín dụng như hiện nay, chi nhánh cần quan tâm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng dịch vụ phi tín dụng để tăng thu nhập cho ngân hàng nhưng ít rủi ro và giảm bớt sức ép lên tăng trưởng tín dụng. - Ngân hàng nên mở rộng cho vay hợp tác xã, chủ động tìm hiểu, tư vấn cho khách hàng là các hợp tác xã về những điều kiện, những qui định cần phải thực hiện để được vay vốn ngân hàng cũng như tạo sự tín nhiệm đối với ngân hàng. Một trong những yếu kém của hợp tác xã là năng lực lập dự án sản xuất kinh doanh khả thi kém nên khó vay vốn được ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần tư vấn, hướng dẫn các hợp tác xã ở khâu lập dự án, giúp họ tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của ngân hàng, tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh. SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu 54 GVHD: Nguyễn Vũ Duy Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG SVTH:Nguyễn Ngọc Bửu Châu 55

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn tốt nghiệp- Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng GVHD- Nguyễn Vũ Duy.pdf
Luận văn liên quan