Luận văn Phương pháp nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực hiện thạc sỹ

Phân tích xu hướng thông qua so sánh số liệu giữa các năm (số Tuyệt đối và Tương đối) => Phân tích tốc độ phát triển hàng năm và bình quân giai đoạn (giá SS). Phân tích Cơ cấu thông qua so sánh giữa các thành phần (giá HH); Phải rút ra những kết luận về xu hướng thay đổi và giải thích nguyên nhân và những nhân tố tác động; Phân tích mối quan hệ giữa các tiêu chí để chỉ ra mỗi quan hệ giữa các biến số cần nghiên cứu Sử dụng Số bảng để gọi tên Bảng; Không liệt kê mô tả số liệu

ppt171 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4253 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phương pháp nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực hiện thạc sỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
õ ràng và chi tiết để nếu ai đó lặp lại nghiên cứu này họ có thể làm đúng như bạn đã làm Mối quan hệ PPNC và kết quả nghiên cứu * Đến đây, các anh/chị đã hiểu: Luận văn thạc sĩ là gì và để làm gì Một công trình NCKH Chứng minh khả năng làm chủ kiến thức và khả năng vận dụng để giải quyết thực tiễn Giá trị của luận văn thạc sĩ = NCKH ở đâu Tính khoa học: khách quan, tin cậy, logic chặt chẽ Tính ứng dụng: giải quyết vấn đề thực tiễn Phương pháp nghiên cứu là gì và để làm gì Hệ thống PP luận, tư duy, quy trình, kỹ thuật… Đảm bảo giá trị cho kết quả nghiên cứu * Xác định vấn đề, hình thành mục tiêu nghiên cứu Tổng quan tài liệu – xây dựng cơ sở lý thuyết Thu thập thông tin/dữ liệu (sơ cấp, thứ cấp) Phân tích và khai thác thông tin/dữ liệu Trình bày kết quả/Viết báo cáo (luận văn) Phần 2: Quy trình Nghiên cứu khoa học * Xác định vấn đề, hình thành mục tiêu nghiên cứu Vấn đề quản lý thực tiễn  Vấn đề nghiên cứu  Các thông tin – tri thức cần thu thập→ mục tiêu nghiên cứu Xây dựng khung lý thuyết và kế hoach thu thập TT Cơ sở lý thuyết/mô hình nghiên cứu Các nguồn thông tin: thứ cấp, sơ cấp, lấy từ đâu, hoặc từ đối tượng nào Các phương pháp thu thập: quan sát, điều tra phỏng vấn, thực nghiệm Các công cụ: phiếu điều tra, bảng hỏi, thang đo, dụng cụ ghi chép, lưu giữ Kế hoạch chọn mẫu: tính đại diện, quy mô, phương pháp chọn Xác lập ngân sách, thời gian Thu thập thông tin Phương thức tiếp cận đối tượng: trực tiếp, qua thư, qua điện thoại, qua email... Xử lý các trở ngại: không gặp đúng đối tượng, đối tượng từ chối hợp tác, thông tin thu được bị sai lệch do đối tượng, hoặc do người đi thu thập thông tin Phân tích thông tin Xử lý dữ liệu: Mã hoá, loại bỏ các dữ liệu sai lệch, nhập dữ liệu Lựa chọn các kỹ thuật phân tích, thống kê Xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố (độc lập, phụ thuộc, ảnh hưởng...) Viết báo cáo kết quả Đưa ra các kết luận, đề xuất Trình bày kết quả Ra quyết định quản lý QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU * Vấn đề quản lý  Nghiên cứu Hãy đưa ra ví dụ về câu hỏi (vấn đề) quản lý mà anh/chị cho rằng cần có nghiên cứu để trợ giúp cho quá trình giải quyết và ra quyết định (Có thể sử dụng luôn chủ đề luận văn dự kiến của anh/chị) Cần ? Không cần ? Có thể ? không thể ? * LỰA CHỌN ĐỀ TÀI – XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÂU HỎI QUẢN LÝ Khi nào cần nghiên cứu? Có nên hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp khi có khủng hoảng kinh tế hay không? Có nên can thiệp vào việc học thêm hay không? Can thiệp bằng cách nào? Làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may? Anh A có 5 tỷ, nên đầu tư vào bất động sản, chứng khoán, đô la hay vàng? Nhãn hiệu Romano có nên đầu tư phát triển kem dưỡng da cho nam giới? Có nên tạm dừng học để lấy vợ (chồng)?  CÂU HỎI NGHIÊN CỨU * Lựa chọn vấn đề/đề tài nghiên cứu Cảm xúc: Bạn say mê quan tâm với lĩnh vực nào? lý thuyết nào? hiện tượng nào? Lý thuyết: Lý thuyết nào làm bạn có hứng? làm bạn phải suy nghĩ? không có vẻ đúng lắm? Bối cảnh: Bạn đang quan tâm tới ngành nào? sản phẩm nào? loại hình doanh nghiệp nào? vùng nào? v.v. Kinh nghiệm lựa chọn: Thấy vấn đề hay? Thấy vấn đề cần thiết? Thấy vấn đề sẵn có? Khả năng thực hiện Giá trị mang lại * Ví dụ về đề tài luận văn Có gì bất ổn ??? * Xác định vấn đề nghiên cứu: THUYẾT PHỤC Xác định có cần thiết phải nghiên cứu không Xác định mục tiêu nghiên cứu Xác định vấn đề nghiên cứu (khoanh vùng) Cần biết những gì để ra quyết định ? CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Chuyển vấn đề thành câu hỏi Câu hỏi nghiên cứu phải thể hiện thông tin và tri thức mình cần tìm trong luận văn Đó là vấn đề mà mình và mọi người chưa biết Câu hỏi nghiên cứu thiên về: Nhân tố mới Mối quan hệ mới Câu hỏi nghiên cứu phải tránh chung chung: Đọc nghiên cứu trước để biết tri thức cũ Đặt câu hỏi đúng vào chỗ chưa biết Vậy trước khi đặt câu hỏi nghiên cứu cụ thể - cần đọc tài liệu Chú ý: Các nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu hướng vào giải pháp Các nghiên cứu ở Việt Nam (đặc biệt là nghiên cứu tư vấn) chủ yếu mang tính mô tả Muốn tìm lý thuyết, mô hình, hay phương pháp luận thường phải đọc các tài liệu nước ngoài Chuyển hóa từ câu hỏi quản lý thành câu hỏi nghiên cứu (Việc chuyển hoá từ câu hỏi quản lý thành câu hỏi nghiên cứu phù hợp với dạng đề tài ứng dụng) Khi nào cần nghiên cứu để giải quyết vấn đề thực tiễn? Khi thực sự cần tới tri thức mới Kết quả nghiên cứu giúp gì cho quá trình ra quyết định? Cung cấp cơ sở thông tin và tri thức Bản thân kết quả nghiên cứu không phải là câu trả lời trực tiếp cho quyết định quản lý Ví dụ DN được hỗ trợ lãi suất, nếu so với DN khác, có: hoạt động hiệu quả hơn hay không? đầu tư nhiều hơn hay không? tạo (hoặc giữ) việc làm nhiều hơn hay không? 4) Trong số các DN nhận hỗ trợ, loại hình doanh nghiệp nào sử dụng khoản vay hỗ trợ lãi suất có hiệu quả hơn? Học thêm Học sinh học thêm có phát triển tốt hơn HS không học thêm về trí tuệ/ cảm xúc/ thể lực/ v.v. hay không? Vì sao thầy dạy thêm? Vì sao cha mẹ cho con học thêm? Năng lực cạnh tranh của ngành dệt may: Các chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh của ngành dệt may là gì? Các nhân tố ảnh hưởng tới các chỉ số đó là gì? Xác định câu hỏi nghiên cứu Hãy dành nhiều thời gian để suy nghĩ cho câu hỏi nghiên cứu của mình Hãy trao đổi với các nhà nghiên cứu chuyên sâu hoặc nhà quản lý trong lĩnh vực đó về câu hỏi nghiên cứu Có thể bắt đầu bằng câu hỏi khá rộng, sau đó cụ thể hóa: sâu hơn, sắc hơn, thú vị hơn * Xác định mục tiêu nghiên cứu từ câu hỏi nghiên cứu “Phát triển tín dụng tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam” TĐH, Luận văn thạc sĩ K.16, ĐHKTQD 2. Mục tiêu nghiên cứu: Hệ thống những vấn đề cơ bản về tín dụng, phát triển tín dụng của Ngân hàng thương mại Phân tích đánh giá thực trạng phát triển tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển tín dụng tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam trong thời gian tới. Có gì không ổn? * Vấn đề thường gặp trong xác định mục tiêu nghiên cứu Chung chung, không rõ cái đích cần đạt, thông tin cần thu được Không đúng trọng tâm, vụn vặt Đặc tính cần thiết của mục tiêu nghiên cứu là gì? * Bài tập thực hành Cải tiến dịch vụ khách hàng tại Big C để nâng cao sự hài lòng của khách hàng Một số câu hỏi nghiên cứu có thể được đặt ra??? Mục tiêu nghiên cứu??? * Câu hỏi nghiên cứu đề xuất Yếu tố dịch vụ khách hàng có liên quan như thế nào đến sự hài lòng của khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị ? Hiện nay Big C thực hiện dịch vụ khách hàng như thế nào ? (nhận thức, tổ chức, hoạt động cụ thể…) Chất lượng dịch vụ khách hàng tại Big C được đánh giá như thế nào ? (so sánh đối thủ cạnh tranh, đánh giá của khách hàng…) Những nhân tố, tác nhân nào có liên quan và ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ khách hàng tại Big C ? Cần làm gì để nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng tại Big C ? * Để trả lời các câu hỏi trên cần giải quyết những mục tiêu nghiên cứu nào? Mục tiêu 1: Mục tiêu 2: Mục tiêu 3: ... * Từ mục tiêu nghiên cứu đến định hướng thực hiện nghiên cứu Tổng quan Lý thuyết (Mô hình) Mục tiêu NC Phân tích dữ liệu thu thập được Kết luận, Giá trị đóng góp của NC Thu thập dữ liệu, bằng chứng Vấn đề/câu hỏi quản lý * Xác định vấn đề, hình thành mục tiêu nghiên cứu Vấn đề quản lý  Vấn đề nghiên cứu  Các thông tin cần thu thập = câu hỏi nghiên cứu → mục tiêu nghiên cứu Xây dựng cơ sở lý thuyết và kế hoach thu thập TT Cơ sở lý thuyết/mô hình nghiên cứu Các nguồn thông tin: thứ cấp, sơ cấp, lấy từ đâu, hoặc từ đối tượng nào Các phương pháp thu thập: quan sát, điều tra phỏng vấn, thực nghiệm Các công cụ: phiếu điều tra, bảng hỏi, thang đo, dụng cụ ghi chép, lưu giữ Kế hoạch chọn mẫu: tính đại diện, quy mô, phương pháp chọn Xác lập ngân sách, thời gian Thu thập thông tin Phương thức tiếp cận đối tượng: trực tiếp, qua thư, qua điện thoại, qua email... Xử lý các trở ngại: không gặp đúng đối tượng, đối tượng từ chối hợp tác, thông tin thu được bị sai lệch do đối tượng, hoặc do người đi thu thập thông tin Phân tích thông tin Xử lý dữ liệu: Mã hoá, loại bỏ các dữ liệu sai lệch, nhập dữ liệu Lựa chọn các kỹ thuật phân tích, thống kê Xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố (độc lập, phụ thuộc, ảnh hưởng...) Viết báo cáo kết quả Đưa ra các kết luận, đề xuất Trình bày kết quả Ra quyết định quản lý QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU * XÂY DỰNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KẾ HOẠCH THU THẬP DỮ LIỆU Xác định các loại thông tin và nguồn thông tin cần thu thập Thiết kế biểu mẫu thu thập thông tin Lập kế hoạch chọn mẫu và xác định cỡ mẫu Xác định phương pháp thu thập thông tin Xác định cơ sở (khung) lý thuyết Kế hoạch thời gian, nguồn lực, ngân sách Tổng quan lý thuyết Tổng quan lý thuyết Tổng quan lý thuyết giống xếp chữ: Xếp các chữ cái rời rạc thành từ có nghĩa Cùng bộ chữ có thể xếp thành các từ có nghĩa khác nhau Tổng quan lý thuyết khác xếp chữ: Chỉ ra chữ cái thiếu để xếp thành từ có nghĩa Vì sao không gọi là "Liệt kê các nghiên cứu trước"? Tổng quan về lý thuyết Tính toàn diện: lý thuyết kinh điển – hiện đại – và quá trình phát triển Tính phê phán: Chỉ rõ những khiếm khuyết và “khoảng trống” của các nghiên cứu trước Tính phát triển: Đưa ra những lĩnh vực cần tiếp tục nghiên cứu Tính lựa chọn: Lựa chọn hoặc phát triển mô hình nghiên cứu Phải nắm rõ các bài báo và tác giả quan trọng – KHÔNG CÓ CÁCH NÀO KHÁC LÀ ĐỌC VÀ SUY NGHĨ Nội dung của tổng quan Những hướng nghiên cứu chính về vấn đề của đề tài đã được thực hiện Những trường phái lý thuyết (cơ sở lý thuyết) đã được sử dụng để nghiên cứu vấn đề này Những phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng Những kết quả nghiên cứu chính Hạn chế của các nghiên cứu trước - những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Vai trò của tổng quan Xác định khoảng trống trong tri thức và luận giải Tổng hợp thành mô hình lý thuyết về vấn đề nghiên cứu Định hướng ứng dụng mô hình lý thuyết vào vấn đề nghiên cứu Điều kiện viết tổng quan Phải tra cứu, đọc, tổng hợp Phải đọc được những bài báo mang tính nghiên cứu (không chỉ là những bài báo dành cho người làm thực tiễn) Phải có cơ hội được trao đổi tranh luận cùng giảng viên, các nhà nghiên cứu, đồng môn về các chủ đề liên quan Phải liên tục viết tóm tắt các bài báo – tóm tắt nhiều bài báo cùng chủ đề PHẢI SUY NGHĨ, SUY NGHĨ, SUY NGHĨ... * Cơ sở lý thuyết VD: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm nước uống đóng chai của công ty cổ phần Hà Nội Câu hỏi nghiên cứu: các nhân tố nào ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh? Nguồn lực Tổ chức Quản lý Kỹ năng Câu hỏi quản lý: làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh? Năng lực cạnh tranh * VAI TRÒ CỦA CƠ SỞ LÝ THUYẾT Xác định cơ sở định hướng nghiên cứu Có một cái nhìn hệ thống, thông qua đó tìm hiểu thực trạng Xác định các nhân tố/ lĩnh vực cần thu thập thông tin Xác định nội dung nghiên cứu thông qua mối quan hệ cần phân tích/ kiểm định giữa các “biến” * Là những kiến thức nền tảng được tác giả lựa chọn và đưa vào vận dụng phù hợp với mục tiêu nghiên cứu để qua đó phân tích thực tế Vận dụng khung lý thuyết không phải là sao chép, tóm tắt lại các nội dung cơ bản trong sách, giáo trình Cơ sở lý thuyết * XÂY DỰNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT Dựa trên kiến thức về lý thuyết sẵn có Tổng hợp lý thuyết liên quan: Anh/chị phải đọc và nắm vững mảng lý thuyết liên quan Lựa chọn lý thuyết phù hợp So sánh với điều kiện thực tiễn tiến hành nghiên cứu: bổ sung/điều chỉnh * Các câu hỏi khi xây dựng cơ sở lý thuyết/mô hình nghiên cứu Q1: “Nhân tố trọng tâm cần quan tâm là gì?” Q2: “Có những nhân tố nào tác động tới sự thay đổi của nhân tố trọng tâm?” Q3: “Mối quan hệ của các nhân tố đó tới nhân tố trọng tâm là gì? (thuận hay ngược chiều, một chiều hay hai chiều, v.v.)?” Q4: “Thể hiện các nhân tố và mối quan hệ của chúng như thế nào?” * CƠ SỞ LÝ THUYẾT – MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Nhân tố mục tiêu (biến phụ thuộc) Ví dụ: Năng lực cạnh tranh Nhân tố tác động (biến độc lập) Ví dụ: Tổ chức, nguồn lực, kỹ năng, quản lý…. Mối quan hệ của các nhân tố - đặc biệt là quan hệ giữa nhân tố tác động và mục tiêu Ví dụ: Nguồn lực có quan hệ đến năng lực cạnh tranh Tùy thuộc khung lý thuyết và mục tiêu nghiên cứu để lựa chọn các biến nghiên cứu. * Hình thức thể hiện mô hình nghiên cứu 2) Mô hình hóa: Phương trình toán học Y = f(X, Z) + E X1-n Y1-m Z1-p 1) Sơ đồ hóa * Xác định các thông tin/dữ liệu cần thu thập Loại, nội dung thông tin/dữ liệu Nguồn thông tin/dữ liệu * Lập kế hoạch thu thập dữ liệu Các nguồn dữ liệu thứ cấp có đủ để trả lời các câu hỏi đặt ra cho cuộc nghiên cứu không? Nếu không, cuộc nghiên cứu cần trực tiếp phỏng vấn/điều tra đối tượng nào? Để thu được dữ liệu cần thiết về đối tượng nghiên cứu, chúng ta cần phải đặt ra câu hỏi như thế nào? Phương pháp định tính/định lượng Các biến số nghiên cứu Cách thức đo lường các biến số, bảng câu hỏi/thang đo Đối tượng cụ thể sẽ tham gia mẫu nghiên cứu là như thế nào? Quy mô mẫu Tiêu chuẩn lựa chọn mẫu Tiến độ thực hiện, các nguồn lực cần thiết cho cuộc nghiên cứu sẽ là như thế nào? * VD: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm nước uống đóng chai của công ty cổ phần Hà Nội Nguồn lực Tổ chức Quản lý Kỹ năng Năng lực cạnh tranh * Một số loại dữ liệu - nguồn và cách thu thập * Xác định vấn đề, hình thành mục tiêu nghiên cứu Vấn đề quản lý  Vấn đề nghiên cứu  Các thông tin cần thu thập = câu hỏi nghiên cứu → mục tiêu nghiên cứu Xây dựng khung lý thuyết và kế hoach thu thập dữ liệu Cơ sở lý thuyết/mô hình nghiên cứu Các nguồn thông tin: thứ cấp, sơ cấp, lấy từ đâu, hoặc từ đối tượng nào Các phương pháp thu thập: quan sát, điều tra phỏng vấn, thực nghiệm Các công cụ: phiếu điều tra, bảng hỏi, thang đo, dụng cụ ghi chép, lưu giữ Kế hoạch chọn mẫu: tính đại diện, quy mô, phương pháp chọn Xác lập ngân sách, thời gian Thu thập thông tin Phương thức tiếp cận đối tượng: trực tiếp, qua thư, qua điện thoại, qua email... Xử lý các trở ngại: không gặp đúng đối tượng, đối tượng từ chối hợp tác, thông tin thu được bị sai lệch do đối tượng, hoặc do người đi thu thập thông tin Phân tích thông tin Xử lý dữ liệu: Mã hoá, loại bỏ các dữ liệu sai lệch, nhập dữ liệu Lựa chọn các kỹ thuật phân tích, thống kê Xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố (độc lập, phụ thuộc, ảnh hưởng...) Viết báo cáo kết quả Đưa ra các kết luận, đề xuất Trình bày kết quả Ra quyết định quản lý QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU * Nguồn dữ liệu thứ cấp Các số liệu điều tra, báo cáo thống kê định kỳ; Báo cáo tổng kết của các cơ quan, ban ngành; Số liệu của các cơ quan quản lý chuyên ngành (thuế, ĐKKD, bảo hiểm…) Trang web, báo chí... Yêu cầu các đơn vị báo cáo theo số liệu sẵn có Chú ý: - Số liệu kế hoạch và thực hiện - Số liệu không thống nhất * Nguồn sơ cấp: Điều tra, thống kê Không có dữ liệu thứ cấp, hoặc dữ liệu thứ cấp không cập nhật; Những vấn đề mang tính tâm lý, xã hội: Thái độ, niềm tin; Hành vi… Thường những biến số không có giá trị liên tục, không thể thống kê; Tăng tính độc lập của kết quả nghiên cứu. * Triển khai thu thập dữ liệu sơ cấp Cách thức tiếp cận đối tượng nghiên cứu sẽ như thế nào? Nếu là định tính: phỏng vấn cá nhân hay phỏng vấn nhóm; định hướng người trả lời hay không Nếu định lượng: gửi qua thư, email hay đưa tận tay, người tham gia tự điền phiếu hay phỏng vấn viên ghi lại câu trả lời... * Triển khai thu thập dữ liệu (tiếp) Có cần cộng tác viên hỗ trợ không, phải huấn luyện, hướng dẫn họ như thế nào? Cách thức để kiểm tra sự nghiêm túc, chất lượng làm việc công tác thu thập dữ liệu? * Công cụ thu thập dữ liệu: đặt câu hỏi Xác định tất cả các câu hỏi cần hỏi đảm bảo cung cấp đủ dữ liệu cho vấn đề thu thập: Ví dụ: Sự hài lòng của người dân về Dịch vụ công chứng: Các giấy tờ thủ tục; Thời gian chờ đợi; Phí phải trả; Thái độ của nhân viên...? Các câu hỏi phải nhận được câu trả lời khách quan có thể đo lường được => không hỏi thẳng vào các vấn đề/thông tin cần thu thập: Ví dụ hỏi có yêu tổ quốc không? Có thể trả lời được và sẵn sàng trả lời: Ví dụ hỏi chi tiêu, thu nhập và tiền tích lũy. * Những dạng (hình thức) câu hỏi thường gặp Câu hỏi mở: Thu thập thêm ý kiến Ví dụ: Kể tên những khoản chi phí anh/chị phải trả Câu hỏi đóng: Khẳng định những lựa chọn trả lời Hai thái cực (ví dụ: Có, Không) Nhiều lựa chọn: Nhiều hơn hai thái cực (không biết, không trả lời) Các câu hỏi theo thang điểm: Thường sử dụng để đo lường về thái độ * Phiếu câu hỏi Lời giới thiệu Mục đích (chung chung), yêu cầu, việc bảo mật, địa chỉ liên hệ Các phần câu hỏi: Bắt đầu bằng những phần ít nhạy cảm và dễ trả lời nhất Có thể chen những câu hỏi mở ở giữa Phần thông tin về cá nhân người trả lời có thể để sau cùng Chủ đề nhạy cảm nên được lồng ghép và che lấp bằng những chủ đề bình thường Các câu hỏi nhạy cảm - nếu vẫn bắt buộc phải hỏi - cần được "hòa loãng" trong những câu hỏi khác Phiếu câu hỏi phải cho người trả lời cảm giác an toàn khi trả lời * Xác định vấn đề, hình thành mục tiêu nghiên cứu Vấn đề quản lý  Vấn đề nghiên cứu  Các thông tin cần thu thập = câu hỏi nghiên cứu → mục tiêu nghiên cứu Xây dựng khung lý thuyết và kế hoach thu thập TT Cơ sở lý thuyết/mô hình nghiên cứu Các nguồn thông tin : thứ cấp, sơ cấp, lấy từ đâu, hoặc từ đối tượng nào Các phương pháp thu thập : quan sát, điều tra phỏng vấn, thực nghiệm Các công cụ : phiếu điều tra, bảng hỏi, thang đo, dụng cụ ghi chép, lưu giữ Kế hoạch chọn mẫu : tính đại diện, quy mô, phương pháp chọn Xác lập ngân sách, thời gian Thu thập thông tin Phương thức tiếp cận đối tượng : trực tiếp, qua thư, qua điện thoại, qua email... Xử lý các trở ngại : không gặp đúng đối tượng, đối tượng từ chối hợp tác, thông tin thu được bị sai lệch do đối tượng, hoặc do người đi thu thập thông tin Phân tích thông tin Xử lý dữ liệu: Mã hoá, loại bỏ các dữ liệu sai lệch, nhập dữ liệu Lựa chọn các kỹ thuật phân tích, thống kê Xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố (độc lập, phụ thuộc, ảnh hưởng...) Viết báo cáo kết quả Đưa ra các kết luận, đề xuất Trình bày kết quả Ra quyết định quản lý QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU * Phân tích thông tin Làm sạch dữ liệu, mã hóa và nhập dữ liệu Với những câu hỏi nghiên cứu đặt ra cần lựa chọn phương pháp phân tích dữ liệu nào (thống kê mô tả, phân tích nhân quả...?) Phần mềm thống kê Phần mềm thống kê là công cụ Có nhiều phần mềm thống kê giúp cho nghiên cứu, SPSS chỉ là 1 phần mềm. Điều quan trọng là cần hiểu ý nghĩa các chỉ số và phương pháp thống kê * Đánh giá giá trị thông tin Đủ (Vừa đủ) Phù hợp/Đúng Tin cậy Khách quan ... Vấn đề phương pháp thu thập xây dựng, lựa chọn thước đo Phân tích, diễn giải dữ liệu * Xác định vấn đề, hình thành mục tiêu nghiên cứu Vấn đề quản lý  Vấn đề nghiên cứu  Các thông tin cần thu thập = câu hỏi nghiên cứu Xây dựng khung lý thuyết và kế hoach thu thập TT Cơ sở lý thuyết/Mô hình nghiên cứu Các nguồn thông tin: thứ cấp, sơ cấp, lấy từ đâu, hoặc từ đối tượng nào Các phương pháp thu thập: quan sát, điều tra phỏng vấn, thực nghiệm Các công cụ: phiếu điều tra, bảng hỏi, thang đo, dụng cụ ghi chép, lưu giữ Kế hoạch chọn mẫu: tính đại diện, quy mô, phương pháp chọn Xác lập ngân sách, thời gian Thu thập thông tin Phương thức tiếp cận đối tượng : trực tiếp, qua thư, qua điện thoại, qua email... Xử lý các trở ngại : không gặp đúng đối tượng, đối tượng từ chối hợp tác, thông tin thu được bị sai lệch do đối tượng, hoặc do người đi thu thập thông tin Phân tích thông tin Xử lý dữ liệu: Mã hoá, loại bỏ các dữ liệu sai lệch, nhập dữ liệu Lựa chọn các kỹ thuật phân tích, thống kê Xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố (độc lập, phụ thuộc, ảnh hưởng...) Viết báo cáo kết quả Đưa ra các kết luận, đề xuất Trình bày kết quả Ra quyết định quản lý QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU * Trình bày kết quả và viết báo cáo Những mục tiêu nghiên cứu đặt ra đã đạt được như thế nào? minh chứng? Với những thông tin thu được từ cuộc nghiên cứu, nhà quản lý có thể ra những quyết định gì? Những câu hỏi nào còn chưa được trả lời, cần bổ sung thêm thông tin gì? Cuộc nghiên cứu có những hạn chế ở điểm nào? Hướng nghiên cứu tiếp theo có thể là gì? Trình bày báo cáo chi tiết về cuộc nghiên cứu * Kết thúc phần này, các anh/chị Có một cái nhìn hệ thống về quy trình NCKH: 6 bước Biết cách xác định định hướng nghiên cứu PHÙ HỢP Xuất phát từ vấn đề quản lý (đã giới hạn) Mục tiêu nghiên cứu rõ ràng, trọng tâm Lựa chọn sử dụng khung lý thuyết phù hợp * Xác định vấn đề, hình thành mục tiêu nghiên cứu Vấn đề quản lý  Vấn đề nghiên cứu  Các thông tin cần thu thập = câu hỏi nghiên cứu→ mục tiêu nghiên cứu Xây dựng khung lý thuyết và kế hoach thu thập TT Cơ sở lý thuyết Các nguồn thông tin: thứ cấp, sơ cấp, lấy từ đâu, hoặc từ đối tượng nào Các phương pháp thu thập: quan sát, điều tra phỏng vấn, thực nghiệm Các công cụ: phiếu điều tra, bảng hỏi, thang đo, dụng cụ ghi chép, lưu giữ Kế hoạch chọn mẫu: tính đại diện, quy mô, phương pháp chọn Xác lập ngân sách, thời gian Thu thập thông tin Phân tích thông tin Trình bày kết quả Ra quyết định quản lý QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU HAI HƯỚNG NGHIÊN CỨU Định tính Định lượng * Phần 3: Phương pháp nghiên cứu định tính * Định tính vs. định lượng: Đặc tính vs. Số lượng Phân biệt cái gì??? Loại dữ liệu: Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập dữ liệu Công cụ thu thập Phương pháp phân tích Phương pháp trình bày * Sử dụng nghiên cứu định lượng - định tính: KHI NÀO SÂU RỘNG * Sử dụng nghiên cứu định lượng - định tính: KHI NÀO * Định tính và cảm tính Định tính: Nghiên cứu định tính dựa trên các dữ liệu là các ý kiến độc lập khách quan được thu thập và phân tích một cách có hệ thống và chặt chẽ Ý kiến cá nhân người nghiên cứu chỉ gợi mở nhưng không làm thay đổi bản chất thông tin thu thập Cảm tính: Cảm tính dựa vào tư duy và suy luận theo sự nhận biết của cá nhân để lý giải cho các hiện thực khách quan Ý kiến cá nhân định hướng, chi phối, dẫn dắt câu trả lời theo một định hướng trước  Thiếu khách quan * Ứng dụng của nghiên cứu định tính: một vài ví dụ Khám phá những vấn đề chưa nhiều người biết đến (“chẩn đoán” các hiện tượng tham nhũng, sự xuất hiện của các phong cách tiêu dùng mới…) Tìm hiểu nhận thức của cộng đồng về một vấn đề kinh tế-xã hội nào đó (sở thích của khách hàng đối với sản phẩm của Sony; hiểu biết và đồng tình với thuế thu nhập cá nhân, nhận thức về quyền của người tiêu dùng…) Thăm dò tính khả thi và sự chấp nhận của người dân đối với một chương trình nào đó (nghiên cứu tiền khả thi – nghiên cứu về dự án phát triển của Tập đoàn Sama Dubai tại tỉnh Phú Yên) Phát hiện những biện pháp can thiệp phù hợp; phát hiện những vấn đề mới phát sinh. * Các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của nghiên cứu định tính 4 thành phần: Sự tin cậy; Sự suy rộng; Sự đồng nhất; Sự khẳng định và Tính xác thực Sự tin cậy: đòi hỏi phải đúng như trong thực tế Sự suy rộng: là khả năng suy rộng kết quả nghiên cứu từ một bộ phận này sang một bộ phận khác của tổng thể nghiên cứu, hay từ địa bàn nghiên cứu này sang địa bàn nghiên cứu khác. Sự đồng nhất: kết quả tương đồng giữa các nhà nghiên cứu khác nhau khi tiến hành nghiên cứu một vấn đề tại cùng thời điểm Sự khẳng định và tính xác thực: người nghiên cứu giữ vai trò trung lập, vô tư. * Nghiên cứu định tính giải quyết các hạn chế của nghiên cứu định lượng * Các phương pháp thu thập dữ liệu định tính điển hình Phỏng vấn sâu Thảo luận nhóm Quan sát Tham dự Phân tích tình huống * Phỏng vấn sâu Tìm hiểu sự thật sâu một chủ đề cụ thể nhằm thu thập đến mức tối đa thông tin về chủ đề đang nghiên cứu từ một và nhiều cá nhân. Được sử dụng khi “ý kiến”, “đánh giá”, v.v. của những người được phỏng vấn là dữ liệu quan trọng. Sử dụng bản “Hướng dẫn phỏng vấn” đối với phỏng vấn bán cấu trúc. Không sử dụng “Hướng dẫn phỏng vấn” đối với phỏng vấn sâu không cấu trúc. * Phỏng vấn sâu không cấu trúc Phỏng vấn tự do, kiểu tâm sự không cần chuẩn bị trước công cụ. Khi phỏng vấn thứ tự chủ đề không quan trọng Nội dung phỏng vấn rất đa dạng, phụ thuộc vào “bối cảnh” của người được phỏng vấn Ưu điểm: Người trả lời phỏng vấn không ngại cung cấp thông tin Dễ khuyến khích đối tượng trả lời phỏng vấn Nhược điểm: Dễ bỏ sót vấn đề cần tìm hiểu Tổng kết, sắp xếp dữ liệu mất nhiều thời gian Khắc phục: Liệt kê các chủ đề cần tìm hiểu * Phỏng vấn sâu bán cấu trúc Phỏng vấn dựa theo danh mục các câu hỏi hoặc các chủ đề cần đề cập đã được thiết kế sẵn (công cụ nghiên cứu). Cách đặt câu hỏi không nhất thiết tuân thủ “cứng nhắc” như trong công cụ, có thể thay đổi cách hỏi và thứ tự câu hỏi phụ thuộc vào bối cảnh khi thực hiện phỏng vấn. Ưu điểm: Kiểm soát, tiết kiệm được thời gian Dễ dàng hệ thống hóa dữ liệu và phân tích các thông tin thu được Nhược điểm: Có thể làm cho người trả lời cảm thấy không thoải mái, khó hợp tác Khắc phục: Cần phỏng vấn thử để thăm dò trước chủ đề quan tâm nhằm xác định chính xác các chủ đề nghiên cứu và thiết kế câu hỏi phỏng vấn phù hợp. * Thảo luận nhóm Một nhóm bao gồm nhiều cá thể cùng cung cấp thông tin. Các cá nhân có sự “tương tác”, chia sẻ hay xác nhận thông tin với nhau. Đơn vị nghiên cứu và phân tích trong thảo luận nhóm là “nhóm” chứ không phải là cá nhân. Ưu điểm: Các nhóm phản ánh tương đối đầy đủ mọi điều kiện kinh tế - xã hội của cộng đồng mà từ đó các ý kiến được hình thành Loại bỏ được những ý kiến thái quá của cá nhân phỏng vấn sâu cá nhân Nhược điểm: Phải tập hợp được ý kiến của nhiều người nên rất khó thực hiện Phân tích kết quả khó khăn vì phải tính đến hoàn cảnh tiến hành cuộc thảo luận Số lượng vấn đề đặt ra trong một thảo luận nhóm tập trung thường ít hơn so với một phỏng vấn sâu cá nhân Việc ghi chép lại thông tin và chi tiết của cuộc thảo luận nhóm không dễ dàng. * Quan sát Cung cấp thông tin về hành vi thực tế của đối tượng được điều tra, cho phép hiểu rõ hơn hành vi được nghiên cứu. Có thể quan sát trực tiếp/gián tiếp các hành vi thực tế hoặc có thể quan sát các dấu hiệu của hành vi. Các hình thức quan sát hay được sử dụng: Quan sát tham gia hoặc không tham gia Quan sát công khai bí mật Quan sát có giải thích rõ mục tiêu của quan sát cho đối tượng bị quan sát Quan sát một lần hay quan sát lặp lại Quan sát một hành vi hay quan sát tổng thể các hành vi Quan sát thu thập dữ liệu định tính, mở, mô tả hay quan sát thu thập số liệu định lượng dựa trên danh mục các điểm cần quan sát. * Tham dự Nhà nghiên cứu trở thành khách thể nghiên cứu trong suốt thời gian nghiên cứu. Ví dụ: Nghiên cứu về tâm lý của người chơi chứng khoán, bản thân nhà nghiên cứu cũng phải chơi chứng khoán. Muốn đánh giá về chất lượng dạy và học của một khóa đào tạo, nhà nghiên cứu phải tham gia học. Phân tích tình huống (1) Nghiên cứu các tình huống điển hình để tìm quy luật mới Mẫu và dữ liệu: Nên có tiêu chí chọn tình huống (dựa theo lý thuyết) Chọn các tình huống “đặc biệt” – nằm ở các thái cực của tiêu chí Nếu là 1 tình huống – phải rất thú vị. Nếu không nên có so sánh giữa các tình huống Dữ liệu nên tổng hợp sâu cho từng tình huống (cả số liệu và nhận định định tính) Phân tích: Nên có tiêu chí chọn tình huống (dựa theo lý thuyết) Chọn các tình huống “đặc biệt” – nằm ở các thái cực của tiêu chí Nếu là 1 tình huống – phải rất thú vị. Nếu không, nên có so sánh giữa các tình huống Dựa vào dữ liệu, viết mô tả hiện tượng cho từng tình huống Sau đó so sánh giữa các tình huống – tìm nguyên nhân giống và khác nhau Phương pháp tình huống (2) * Xử lý dữ liệu định tính Gỡ băng phỏng vấn/thảo luận nhóm: Thể hiện mọi thông tin có trong băng Đọc kỹ các bản phỏng vấn ít nhất 2 lần Loại bỏ các thông tin không thật sự cần thiết cho nội dung nghiên cứu và phát hiện những thông tin còn thiếu để tiến hành thu thập bổ sung (nếu cần thiết) Thiết kế mẫu của danh mục thông tin cần thiết Sắp xếp các thông tin theo danh mục Mã hóa thông tin/dữ liệu * Phân tích dữ liệu định tính Mục tiêu thường là: Phát hiện nhân tố mới Phát hiện các mối quan hệ mới Phát hiện quy trình mới Vô cùng khó – vì dữ liệu là định tính Có yếu tố chủ quan * Một số vấn đề cần chú ý khi rút ra kết luận phân tích định tính Điểm yếu của phương pháp định tính là dựa trên một số lượng ít đơn vị tổng thể. Các kết luận không mang tính quy luật nên luôn mở ra sự tranh luận hoặc bị hoài nghi về tính chính xác của kết luận hoặc chỉ được coi là những phát hiện ban đầu. Nhà nghiên cứu cần nắm rõ nhược điểm này của phương pháp (chúng ta kết luận dựa trên phương pháp phân tích mang tính chủ quan nhưng lại rất có ý nghĩa). Phương pháp này thích hợp với nghiên cứu nhằm phát hiện thái độ, quan điểm, yêu cầu, mong đợi… * Bài tập (40% điểm) Viết bản thuyết minh đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ (dự kiến) của anh/chị Hạn nộp: 18h thứ Ba, ngày 10/9/2013 * Yêu cầu làm rõ các nội dung Tính cấp thiết của đề tài Bối cảnh chung  Vấn đề quản lý + khoảng trống  chủ để nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát  Mục tiêu nghiên cứu cụ thể Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu Đối tượng NC Phạm vi NC về mặt nội dung, không gian, thời gian, địa điểm Khung lý thuyết Phương pháp nghiên cứu Qui trình tiến hành Các dữ liệu sẽ cần thu thập Các nguồn dữ liệu Thứ cấp: …… Sơ cấp: ….. Cách thức thu thập dữ liệu sơ cấp (nếu cần) Định tính: mẫu nghiên cứu, cách thức thực hiện … Định lượng: mẫu nghiên cứu, cách thức thực hiện, … Các thức/công cụ xử lý và phân tích dữ liệu Dự kiến các đóng góp của luận văn Giá trị khoa học Giá trị ứng dụng Giới hạn của luận văn * Ví dụ xác định sai đối tượng nghiên cứu Tác giả LVT, CH 18Q, “Vận dụng marketing dịch vụ nhằm phát triển các chương trình đào tạo ngắn hạn về kế toán và quản trị kinh doanh của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên” xác định: “Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Là những học sinh, sinh viên và lực lượng lao động thuộc khu vực thành phố Hải Dương và tỉnh Hưng Yên” Tác giả NTV, CH 18I, “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung cấp thiết bị y tế xạ trị cho các bệnh viện ở Việt Nam của Công ty thiết bị y tế ung thư (MED-AID)” xác định: “Đối tượng nghiên cứu : Kết quả tiêu thụ thiết bị y tế xạ trị của công ty. Những yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trong phạm vi tại các công ty cung ứng thiết bị y tế tại việt Nam” Tác giả NCTN, CH 18Q, “Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành cà phê chế biến xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế” xác định: “Đối tượng nghiên cứu: ngành cà phê chế biến xuất khẩu của Việt Nam” * Phần 4: Phướng pháp nghiên cứu định lượng * Ứng dụng của nghiên cứu định lượng Để mô tả / khái quát hóa các sự vật, hiện tượng Để lượng hóa mối quan hệ giữa các nhân tố (các biến) thông qua việc áp dụng các công cụ phân tích thống kê Thường được áp dụng khi: Mô hình nghiên cứu đã khá rõ ràng và cụ thể Các biến nghiên cứu được đo lường rõ ràng và cụ thể Có khả năng thu thập đủ số liệu cần thiết để phân tích Các kết luận rút ra có cơ sở, căn cứ vững chắc Ví dụ 1: Nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ DNNN tới DN tư nhân Anh/chị hãy viết các giả thuyết nghiên cứu của mình dựa trên mô hình trên Mật độ của DNNN Thái độ của CQ đối với DNTN Tiếp cận với vốn Tiếp cận đất đai Tiếp cận thị trường Tiếp cận nguồn lực * Ví dụ 2: Nghiên cứu định lượng: đo lường Theo Ông/Bà những nguyên nhân nào dẫn đến nạn tham nhũng ở nước ta? Lương thấp Cơ chế “xin - cho” Giám sát kém Xử lý không nghiêm …. * Đặc điểm của nghiên cứu định lượng Tính đại diện của mẫu là hết sức quan trọng Cách lựa chọn (ngẫu nhiên, theo tỷ lệ, thuận tiện …) Quy mô mẫu Thu thập thông tin theo một thước đo định trước Các khái niệm/biến nghiên cứu phải được thao tác hóa để có thể đo lường Ví dụ: niềm tin/ niềm hy vọng/ cảm xúc… Phân tích thông tin có tính thống kê * Các bước trong thiết kế nghiên cứu định lượng Xác định mô hình nghiên cứu và mối quan hệ của các nhân tố trong đó Xác định biến số (cho các nhân tố) Xác định thước đo cho các biến số Xác định nguồn dữ liệu (nếu sơ cấp chọn mẫu) và phương pháp thu thập Xây dựng công cụ thu thập (bảng hỏi, phiếu điều tra) Xác định phương pháp phân tích thông tin (các công cụ thống kê) Xác định biến số Nhân tố và biến số có thể không trùng nhau Nhân tố thể hiện một khái niệm có tính lý thuyết và tổng quan Biến số là đại lượng có thể đo lường – biến đổi theo các quan sát, là biểu hiện đại diện của nhân tố lý thuyết Ví dụ: Nhân tố: khả năng tiếp cận nguồn lực của DNTN Biến số: Khả năng tiếp cận vốn – Khả năng tiếp cận đất đai * Xây dựng hệ thống biến số THAO TÁC HÓA KHÁI NIỆM VD: Chất lượng nguồn nhân lực của công ty XYZ Thể chất: Chiều cao, cân nặng,… Trí tuệ: Trình độ giáo dục, đào tạo CMKT Tinh thần: Kỷ luật lao động, tinh thần đoàn kết ,… * Xác định thước đo các biến số Xác định các tiêu chí đo lường: Mỗi biến có thể đo lường bằng nhiều tiêu chí. Ví dụ: Quy mô doanh nghiệp được đo bằng số lao động hoặc doanh số Thước đo biến liên tục (số lượng ngẫu nhiên) Thước đo biến rời rạc (mã hóa): Thang đo Lưu ý thước đo phải có sự phân định rõ ràng: Có –Không; Rất xinh – Xinh; Rất hiền – Hiền Rất xinh – Xinh - Không xinh, Không xấu - Xấu - Rất xấu. * Thực hành 1: Hãy xác định chỉ số và thước đo cho những biến số sau: Hiệu quả đầu tư Chất lượng đào tạo thạc sĩ Sự hài lòng về môn học Tình yêu Hạnh phúc Thực hành 2: Nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ DNNN tới DN tư nhân Anh/chị hãy xác định thước đo của các biến số trên trong ví dụ trên Mật độ của DNNN Thái độ của CQ đối với DNTN Tiếp cận với vốn Tiếp cận đất đai Tiếp cận thị trường Tiếp cận nguồn lực Nhân tố - Biến số - Thước đo Nhân tố: mang tính lý thuyết – trừu tượng Tiếp cận nguồn lực của DNTN Kết quả hoạt động của DN Biến số: Biểu hiện của nhân tố Tiếp cận đất đai - vốn Tài chính – thị trường – quy trình nội bộ - chuẩn bị cho tương lai Thước đo: Dùng để đo lường biến số Giấy chứng nhận SDĐ - % vốn vay từ NH Chỉ số tài chính – thị phần – số quy trình nội bộ - số nhân viên được đào tạo/ SP mới * Một số chú ý về đo lường biến số Thước đo phải thể hiện sát với bản chất của biến số (nhân tố) Uy tín được đo bằng vị trí quản lý??? Chất lượng nguồn nhân lực được đo bằng trình độ học vấn??? Thước đo phải có độ tin cậy cao (sai số cho phép) Kết quả hoạt động kinh doanh được đo bằng lợi nhuận 1 năm??? * Cách tìm thước đo? Khung lý thuyết và Các nghiên cứu trước Thực tiễn của đối tượng nghiên cứu: Dữ liệu sẵn có Nghiên cứu định tính trước Sự sáng tạo của nhà nghiên cứu => Bản thân việc phát triển thước đo cho một biến số mới cũng là một công trình khoa học Nguồn số liệu nghiên cứu định lượng Số liệu thứ cấp Thống kê/ Báo cáo Cơ sở dữ liệu của các đơn vị Điều tra khảo sát trước kia Số liệu sơ cấp Khảo sát Thử nghiệm Quan sát Nguồn số liệu thứ cấp Trang web của Tổng cục Thống kê Các số liệu ngành: Thống kê của Bộ Số liệu do các dự án thu thập (ví dụ: dự án Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) Số liệu doanh nghiệp: báo cáo/ thống kê của DN Điều tra khảo sát Dùng bảng hỏi để thu thập dữ liệu theo mục tiêu nghiên cứu Thường được sử dụng để thu thập dữ liệu diện rộng (mẫu lớn) Các yếu tố chính của thiết kế điều tra Mẫu khảo sát Phiếu câu hỏi Phương pháp thu thập dữ liệu Phương pháp phân tích (dự kiến trước) Khi nào dùng khảo sát Những vấn đề mang tính tâm lý, xã hội Những vấn đề có sự khác biệt giữa các thành viên trong đối tượng nghiên cứu Những vấn đề thường được nghiên cứu: Thái độ, niềm tin Hành vi * BẢNG HỎI Là công cụ thu thập dữ liệu, công cụ nghiên cứu. Không có dữ liệu thì không có dẫn chứng tốt. Không có dẫn chứng tốt thì không thể kết luận chắc chắn. Khả năng thiết kế bảng hỏi không thể học được trong sách vở. Không có gì thay thế được kinh nghiệm cá nhân * Nền móng để thiết kế bảng hỏi Mục đích nghiên cứu/câu hỏi nghiên cứu Khung/mô hình nghiên cứu (các biến cần đo lường) Những thông tin cần tìm kiếm Đối tượng khảo sát (số nhóm, đặc tính…) Phương pháp khảo sát (gửi thư, trực tiếp: tự ghi hay phỏng vấn ghi…v.v.) * Quy trình thiết kế bảng hỏi Xác định thông tin cần thu thập Xác định phương pháp thu thập Xác định nội dung từng phần - câu hỏi Xác định hình thức và ngôn từ từng câu Sắp xếp câu hỏi theo từng phần phù hợp Quyết định hình thức phiếu câu hỏi Khảo sát thử Hoàn thiện phiếu câu hỏi * Xác định nội dung từng câu hỏi Xác định tất cả các câu hỏi cần hỏi đảm bảo cung cấp đủ thông tin cho vấn đề thu thập: Ví dụ: Sự hài lòng của người dân về Dịch vụ công chứng: Các giấy tờ thủ tục; Thời gian chờ đợi; Phí phải trả; Thái độ của nhân viên; ….? Các câu hỏi phải nhận được câu trả lời khách quan có thể đo lường được => không hỏi thẳng vào các vấn đề/thông tin cần thu thập: Ví dụ hỏi có yêu tổ quốc không? Có thể trả lời được và sẵn sàng trả lời: Ví dụ hỏi chi tiêu, thu nhập và tiền tích lũy. * Một số chú ý khi đặt câu hỏi Mỗi câu hỏi chỉ hỏi một ý ->Vốn sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm không? Ngôn từ bảo dễ hiểu - ngôn từ của người trả lời -> Logistic của chương trình có tốt không? Câu hỏi mọi người đều hiểu theo một nghĩa -> Anh bị thương ở đâu? Những dạng (hình thức) câu hỏi thường gặp Câu hỏi mở Ví dụ: Kể tên những chi phí anh/chị phải trả Câu hỏi đóng: cung cấp lựa chọn trả lời Hai thái cực (ví dụ: Có, Không) Nhiều lựa chọn: Nhiều hơn hai thái cực Các câu hỏi theo thang điểm Chú ý khi thiết kế phiếu Đối với các biến dùng thước đo khách quan, câu hỏi cần rõ nghĩa Đối với các biến dùng thước đo chủ quan: Bất đắc dĩ mới tự phát triển thước đo – đi tìm thước đo đã được phát triển (tiếng Anh) Khi dịch sang tiếng Việt – cần hết sức chú ý giảm thiểu việc méo mó ngữ nghĩa * Hình thức bảng hỏi Bảng hỏi gồm 3 phần Mở đầu: Giới thiêu người/tổ chức thu thập thông tin, mục đích, kêu gọi sự hợp tác, hướng dẫn trả lời. Phần nội dung chính gồm các câu hỏi nhằm tạo nên luận cứ chứng minh hay bác bỏ giả thuyết. Phần kết luận: Câu hỏi về cá nhân đối tượng được phỏng vấn. Cảm ơn về sự hợp tác * PHẦN NỘI DUNG CHÍNH Sắp xếp câu hỏi theo từng cụm liên quan đến từng loại giả thuyết hay nội dung nghiên cứu (Ít nhất ở bản nháp) Dễ trước, khó sau Chung trước, riêng sau Đơn giản trước, phức tạp sau * CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÂU HỎI 1. Ngắn gọn Chọn cách ngắn nhất để đặt câu hỏi nhưng không làm ảnh hưởng đến nội dung câu hỏi dự tính. Không nên đặt câu hỏi mà nội dung của nó lại liên quan đến các câu hỏi khác. Ví dụ: Lãi suất mà bạn gửi tiền ở Ngân hàng NN&PTNT là bao nhiêu phần trăm? * 2. Câu hỏi có mục tiêu rõ ràng nhưng không định hướng trả lời. + Dữ liệu có được từ câu hỏi này nhằm thu được thông tin gì? để chứng minh điều gì? + Không định hướng thông qua cách đặt câu hỏi: Có nên cho kinh doanh thuốc lá không? Bạn có cho rằng phải cấm kinh doanh thuốc lá không? * 3. Các phương án trả lời của một câu hỏi nào đó phải bao quát hết được các khả năng/tình huống xảy ra nhưng các khả năng/tình huống này là phân biệt. Để các phương án trả lời của một câu hỏi nào đó “lấp kín” các khả năng/tình huống xảy ra nên thêm vào phương án trả lời “Các trường hợp khác” * THỬ BẢNG HỎI Mục đích của việc thử Bảng hỏi là: (1) Đánh giá sự phù hợp của bảng hỏi (2) Đánh giá độ dài của cuộc phỏng vấn (3) Xác định chất lượng của phỏng vấn viên CHỈNH SỬA BẢNG HỎI. * Điều tra thử và chỉnh lý bảng hỏi Điều tra thử: Kiểm tra xem người hỏi có dễ hỏi không? Người được phỏng vấn có dễ hiểu và dễ trả lời không? Nội dung thông tin có phù hợp với mục tiêu nghiên cứu không? Mẫu điều tra có phù hợp không? Điều chỉnh bảng hỏi: Dựa vào ghi nhận khi phỏng vấn thử; Dựa vào kết quả tổng hợp, xử lý thử * Chọn mẫu Các phương pháp chọn mẫu thường dùng trong khảo sát Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản Chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống Chọn mẫu theo tỷ lệ của tổng thể Chọn mẫu theo cụm/khu vực Chọn mẫu thuận tiện * Quy mô mẫu Tính đại diện của mẫu phụ thuộc vào: Cách thức chọn mẫu Quy mô mẫu Quy mô mẫu bao nhiêu là vừa? Trong thống kê mô tả, nếu hiện tượng được phân bố theo quy luật chuẩn, mẫu được lựa chọn ngẫu nhiên thì quy mô mỗi nhóm khi phân tổ tối thiểu phải từ 30 quan sát trở lên là đảm bảo độ tin cậy 95% * Xử lý dữ liệu Xử lý dữ liệu thô: Kiểm tra phiếu: Kiểm tra – Mã hóa Nhập số liệu vào máy tính => làm sạch Công cụ phân tích dữ liệu: Các chương trình xử lý số liệu Xây dựng các bảng thống kê và kiểm định: Tần suất, Bảng chéo, Trung bình.. Phân tích hồi quy, Phân tích tương quan, Nhân tố Chú ý: Thời gian số liệu thống kê;Logics số liệu * Phần 5: Ứng dụng PPNC vào thực hiện Luận văn Thạc sĩ Nguyên tắc 1: Độc giả Báo cáo phù hợp với quan tâm và trình độ của độc giả Bài báo trên các tạp chí hàn lâm nặng về ý nghĩa lý luận, phương pháp luận Bài báo cho các nhà hoạt động thực tiễn nặng về ý nghĩa thực tiễn Luận văn thường diễn giải chi tiết vì ít bị hạn chế về độ dài Nguyên tắc 2: Nội dung Thể hiện rõ kết quả nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu Câu trả lời cho các câu hỏi (kết quả) Ý nghĩa của nghiên cứu đối với thực tiễn – lý luận (kiến nghị) Mức độ chi tiết phù hợp với đối tượng đọc Bạn có thể tóm tắt toàn bộ luận văn trong 5 câu hoặc 1 trang được không? Trong 80-100 trang luận văn – hãy đọc lại: Trang câu hỏi nghiên cứu Trang tóm tắt kết quả Trang kết luận Bạn sẽ thấy mức độ ăn khớp của các phần này Nguyên tắc 3: Kết cấu đảm bảo tính logic giữa các phần/chương Phần giới thiệu: luận giải sự cần thiết và câu hỏi nghiên cứu Phần tổng quan lý thuyết: định hướng cho nghiên cứu thực nghiệm (mô hình) Phần phương pháp: mô tả thiết kế và quá trình nghiên cứu dựa vào mô hình/ khung nghiên cứu của lý thuyết Phần kết quả nghiên cứu: hướng vào việc trả lời câu hỏi theo khung/ mô hình nghiên cứu Phần kiến nghị: dựa vào kết quả nghiên cứu Nguyên tắc 4: Văn phong: Rõ ý là tiêu chuẩn số 1 Rõ ý, rõ ràng Xúc tích Tránh dùng đại từ ngôi thứ nhất và thứ hai. Tránh sử dụng các ngôn từ thuộc về văn viết, cách diễn đạt theo kiểu cảm tính. * Kết cấu luận văn thạc sĩ Phần mở đầu Phần nội dung Phần kết luận * Phần mở đầu Lý do chọn đề tài Mục tiêu nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Tên đề tài/hướng nghiên cứu phù hợp với trình độ thạc sĩ Phù hợp với chuyên ngành học viên đang học Không quá rộng (quá vĩ mô) hay quá hẹp Không mang tính mô tả, liệt kê hay báo cáo tổng kết Có khả năng thu thập thông tin (dữ liệu) để thực hiện hướng nghiên cứu. Có cơ sở lý thuyết hoặc thực nghiệm có liên quan đến hướng nghiên cứu. Phù hợp với khoảng thời gian và tài chính để hoàn thành luận văn. Lý do chọn đề tài có cơ sở và thuyết phục Nêu rõ cơ sở cho việc lựa chọn đề tài bắt nguồn từ những vấn đề đặt ra của thực tiễn (hoặc lý thuyết), những vướng mắc chưa được làm rõ, những khó khăn cần tìm giải pháp tháo gỡ. Cung cấp những dẫn chứng/số liệu về mức độ quan trọng của vấn đề và giá trị đóng góp của việc nghiên cứu giải quyết vấn đề đang đặt ra. Nếu vấn đề đặt ra không mới và đã từng được đề cập đến trong những nghiên cứu khác, cần chỉ rõ những nghiên cứu trước đây chưa phát hiện vấn đề gì khác hoặc chưa được giải đáp thỏa đáng những câu hỏi đặt ra về vấn đề này như thế nào, và nghiên cứu này sẽ góp phần khắc phục những hạn chế đó ra sao. Vấn đề, mục tiêu/câu hỏi nghiên cứu được xác định rõ ràng Gắn với mục tiêu tìm ra thông tin/tri thức mới để cung cấp cho nhà quản lý ra quyết định và giải quyết vấn đề đặt ra. Rõ ràng và chỉ ra cái đích thông tin/tri thức cần thu được sau khi nghiên cứu. Phù hợp với yêu cầu trình độ đào tạo, điều kiện thực hiện luận văn và với lĩnh vực kiến thức chuyên sâu của học viên. Không phải là nội dung nghiên cứu và không phải là mục tiêu quản lý (ra quyết định giải quyết vấn đề thực tiễn). Không liệt kê quá chi tiết, mà nên tổng hợp thành từ 3-4 ý chính, tương ứng với từng bước tìm ra cách thức giải quyết vấn đề đặt ra. Xác định đúng đối tượng và phạm vi nghiên cứu Cần chỉ rõ đối tượng nghiên cứu là yếu tố trung tâm xuyên suốt toàn bộ cuộc nghiên cứu, đồng thời trình bày khách thể là nơi hay bối cảnh ở đó đối tượng nghiên cứu có thể được quan sát. Cần nêu rõ phạm vi nghiên cứu của đề tài, có thể liên quan đến các giới hạn về không gian, thời gian, khách thể, hoặc các nội dung đề cập đến trong nghiên cứu… Khi trình bày giới hạn phạm vi nghiên cứu, cần phải lý giải tại sao không bao quát ở một phạm vi khác và với việc giới hạn như vậy khi sử dụng các kết quả cuối cùng cần phải có những thận trọng, hay cân nhắc như thế nào. Tránh nhầm lẫn giữa đối tượng nghiên cứu với khách thể hay nguồn cung cấp thông tin. * Ví dụ xác định sai Tác giả LVT, CH 18Q, “Vận dụng marketing dịch vụ nhằm phát triển các chương trình đào tạo ngắn hạn về kế toán và quản trị kinh doanh của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên” xác định: “Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Là những học sinh, sinh viên và lực lượng lao động thuộc khu vực thành phố Hải Dương và tỉnh Hưng Yên” Tác giả NTV, CH 18I, “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung cấp thiết bị y tế xạ trị cho các bệnh viện ở Việt Nam của Công ty thiết bị y tế ung thư (MED-AID)” xác định: “Đối tượng nghiên cứu : Kết quả tiêu thụ thiết bị y tế xạ trị của công ty. Những yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trong phạm vi tại các công ty cung ứng thiết bị y tế tại việt Nam” Tác giả NCTN, CH 18Q, “Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành cà phê chế biến xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế” xác định: “Đối tượng nghiên cứu: ngành cà phê chế biến xuất khẩu của Việt Nam” Phương pháp nghiên cứu rõ ràng, chặt chẽ và tin cậy Cần trình bày cụ thể cách thức, quy trình tiến hành nhằm tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi đặt ra trong mục tiêu nghiên cứu. Cần được mô tả rõ ràng và chi tiết, đồng thời gắn trực tiếp đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài, để qua đó người đọc có thể xác định được tính phù hợp và độ tin cậy của dữ liệu thu thập được, của phương pháp và kỹ thuật phân tích và của các kết quả nghiên cứu. Tránh nhầm lẫn giữa PPNC với PP luận tư duy. Chỉ rõ luận văn sử dụng cách tiếp cận khoa học nào, mô hình nào? Kiểm định những giả thiết gì? Thu thập số liệu như thế nào? Công cụ để nào để xử lý số liệu? Công cụ nào để thẩm định và đánh giá kết quả? * Ví dụ sai Với đề tài : “Phát triển bảo hiểm tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam”, tác giả NTLT, CH 18G có viết trong phần phương pháp nghiên cứu: “Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu của luận văn là: phương pháp duy vật biện chứng, các vấn đề nghiên cứu được giải quyết từ lý luận đến thực tiễn với việc kết hợp 3 quan điểm: quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử cụ thể”. * Phần nội dung Tổng quan nghiên cứu Trình bày cơ sở lý luận/lý thuyết Phân tích thực trạng Đánh giá, bàn luận kết quả thu được Tổng quan nghiên cứu tốt Tổng quan rõ các trường phái lý thuyết chính và những công trình nổi bật trong lĩnh vực nghiên cứu và cần nêu rõ sự khác biệt hoặc sự phát triển giữa các lý thuyết hoặc các công trình đó. Chỉ rõ những kết quả đạt được, những hạn chế mà những nghiên cứu trước chưa giải quyết được trên nhiều khía cạnh như: chưa phát hiện hoặc đề cập tới nhân tố (biến số) quan trọng, chưa nghiên cứu ở các bối cảnh khác biệt, hoặc chưa sử dụng phương pháp nghiên cứu đủ chặt chẽ... Lựa chọn một hoặc nhiều trong số các khoảng trống nghiên cứu vừa tầm với đề tài của mình và chỉ ra hướng nghiên cứu hoặc những câu hỏi cần tiếp tục nghiên cứu. Xác định cơ sở lý thuyết phù hợp Cơ sở lý thuyết là mảng kiến thức lý thuyết chuyên môn mà học viên sẽ vận dụng để định hướng giải quyết các vấn đề nghiên cứu. Tránh nhầm lẫn giữa đường lối, chính sách với cơ sở lý thuyết. Việc trình bày cơ sở lý thuyết không có nghĩa là chép hay tóm tắt lại những kiến thức lý thuyết quen thuộc của một (hay một vài) tác giả khác đã công bố trong các giáo trình hay sách giáo khoa thuộc chuyên ngành. Cần thể hiện khả năng tổng hợp và phê phán trong việc khai thác các lý thuyết liên quan trực tiếp đến đến việc nghiên cứu và giải quyết vấn đề đặt ra của luận văn. Các nội dung đề cập phải thực sự có ích và cần thiết cho việc phân tích, tránh sự dàn trải và thiếu tính liên hệ. Phân tích kết quả/thực trạng logic, chặt chẽ và phù hợp Các nội dung đề cập đến trong phần kết quả nghiên cứu/thực trạng cần hướng trực tiếp đến việc trả lời các câu hỏi/mục tiêu nghiên cứu đặt ra. Giới thiệu khái quát về khách thể, cung cấp những thông tin cơ sở để người đọc có thể nắm được bối cảnh chung trên đó vấn đề được xem xét nghiên cứu. Thể hiện tính khoa học trong việc bám sát khung lý thuyết đã được trình bày trong phần cơ sở lý thuyết, được minh chứng thông qua các số liệu có độ tin cậy. Lưu ý tập trung trong phạm vi nghiên cứu đã giới hạn, tránh xu hướng bị phân tán hay quá đi vào chi tiết tới những nội dung không trực tiếp góp phần giải quyết các câu hỏi đặt ra, nhằm đảm bảo tính chặt chẽ và súc tích của luận văn. Đánh giá, bàn luận những kết quả thu được và đưa ra đề xuất phù hợp Cần bám sát mục tiêu nghiên cứu hoặc các câu hỏi nghiên cứu, đồng thời chỉ rõ các kết quả đó cung cấp thông tin để trả lời những câu hỏi đặt ra ở mức độ nào. Trên cơ sở những kết luận rút ra từ nghiên cứu, đưa ra các dự báo, đề xuất, kiến nghị để hướng đến việc giải quyết các vấn đề đặt ra trong phạm vi nội dung, đối tượng nghiên cứu của đề tài. Các dự báo và đề xuất cần phải thực sự dựa trên những phát hiện của nghiên cứu thực tế của luận văn, tránh hiện tượng đưa ra hàng loạt các kiến nghị nhưng thiếu tính liên hệ với những vấn đề mà kết quả nghiên cứu thực sự tìm được. Có thể nêu ra những giá trị đóng góp về mặt thực tiễn và lý luận (nếu có), những hạn chế của nghiên cứu và khuyến cáo có thể có trong việc sử dụng kết quả nghiên cứu. * Phần kết luận Tóm tắt những kết quả nghiên cứu chính của luận văn Chỉ ra những giới hạn chưa giải quyết được Kiến nghị về hướng nghiên cứu tiếp theo * Các nội dung khác Mục lục và danh mục bảng biểu, hình vẽ Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục Lời cảm ơn * Hình thức trình bày Bố cục chặt chẽ, phân tích, lập luận rõ ràng và gắn kết Đảm bảo tính khách quan và thận trọng khi đưa ra các ý kiến, kết luận Sử dụng bảng biểu, hình vẽ Trích dẫn Sử dụng các ngôn từ thuộc về văn viết, tránh cách diễn đạt theo kiểu cảm tính * Trình bày và phân tích các bảng số liệu Trình bày: Phía trên: Bảng số; Tên bảng; ĐVT Nội dung: Chữ căn trái-giữa; Số căn phải-giữa; Dùng thống nhất ký hiệu dấu (.) và (,); Cuối bảng có Nguồn; Chú ý: Không cắt bảng sang 2 trang Không ghi DVT đi kèm theo với số liệu * Phân tích các bảng số liệu Phân tích xu hướng thông qua so sánh số liệu giữa các năm (số Tuyệt đối và Tương đối) => Phân tích tốc độ phát triển hàng năm và bình quân giai đoạn (giá SS). Phân tích Cơ cấu thông qua so sánh giữa các thành phần (giá HH); Phải rút ra những kết luận về xu hướng thay đổi và giải thích nguyên nhân và những nhân tố tác động; Phân tích mối quan hệ giữa các tiêu chí để chỉ ra mỗi quan hệ giữa các biến số cần nghiên cứu Sử dụng Số bảng để gọi tên Bảng; Không liệt kê mô tả số liệu * Trình bày Đồ thị và hình vẽ Cuối đồ thị, hình vẽ: Biểu đồ số, Hình vẽ số - Tên gọi Ghi chú các ký hiệu Nguồn Chú ý: Sử dụng màu – Format đen trắng Ký hiệu, số liệu trong đồ thị * Chúc thành công!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbai_giang_mon_phuong_phap_nghien_cuu_2013_5904.ppt
Luận văn liên quan