Luận văn Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ là địa phương nằm trong vùng trung du miền núi phía Bắc, cùng với Thái Nguyên và Bắc Giang mới được bổ sung vào Quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đến nay, Phú Thọ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 07 KCN với tổng diện tích 2.156ha, trong đó có ba KCN đi vào hoạt động. Các KCN góp phần hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý gọn nhẹ, linh hoạt, qua đó xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn, đặc biệt là đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động, góp phần củng cố an ninh quốc phòng. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, những năm qua hoạt động quản lý các KCN ở tỉnh Phú Thọ vẫn còn đứng trước không ít hạn chế, bất cập về chất lượng công tác quy hoạch chưa tốt, hiệu quả thu hút đầu tư còn thấp, đầu tư còn dàn trải, cơ cấu đầu tư vào KCN còn chưa hợp lý, vấn đề về đời sống của người lao động, xử lý vấn đề môi trường còn phức tạp .trong quá trình phát triển các KCN. Để các KCN tiếp tục phát huy vai trò và đóng góp quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo phát triển bền vững về mặt kinh tế, môi trường, xã hội, cần phải hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

pdf134 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KCN Phú Hà... nhằm tạo động lực thu hút các nhà đầu tư nước ngoài khác cùng vào đầu tư.Có kế hoạch thu hút vốn đầu tư của các công ty có quy mô vừa và nhỏ nhưng công nghệ hiện đại hoặc nghiên cứu chuyển giao, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Tỉnh Phú Thọ. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện chính sách ưu đãi đầu tư để thu hút các nhà đầu tư trong nước có tiềm năng khác; định hướng không cấp phép cho các dự án công nghiệp mới nằm ngoài KCN, để tránh tình trạng đầu tư phân tán, không tuân thủ quy hoạch, gây khó khăn cho việc kiểm soát môi trường và phá vỡ quy hoạch phát triển chung của tỉnh. 3.2.4 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng đảm bảo cho việc phát triển khu công nghiệp Thứ nhất, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển KCN. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật là nền tảng, là một trong những lý do quyết định tới khả năng thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh. Hệ thống giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống thoát nước, hệ thống thông tin liên lạc là các cấu phần quan trọng trong hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo sự thành công của việc hình thành, phát triển KCN cần được xây dựng hoàn chỉnh, bền vững. Hệ thống đường giao thông phải đảm bảo thông thoáng và thuận tiện cho việc vận chuyển và lưu thông hàng hóa trong và ngoài KCN và đến các cảng sông, nhà ga, cảng hàng không. 86 Ngoài việc sử dụng ngân sách tỉnh và ngân sách trung ương để hỗ trợ đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật, UBND tỉnh Phú Thọ phải tạo ra những cơ chế, chính sách thích hợp để huy động các nguồn vốn cùng tham gia xây dựng như hình thức BOT, đổi đất lấy hạ tầng như dự án bê tông hóa các kênh, mương trong nội đô tỉnh... Một điều quan trọng là Tỉnh Phú Thọ phải quyết tâm xây dựng lộ trình thực hiện, đảm bảo bố trí đủ vốn và huy động tối đa các nguồn lực để thực hiện. Thứ hai, Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng xã hội và các dịch vụ phụ trợ trong khu vực xây dựng KCN Phát triển KCN có vai trò quan trọng trong phát triển vùng, lãnh thổ và phát triển nguồn nhân lực và là hạt nhân hình thành đô thị công nghiệp. Trong quá trình phát triển, cùng với sự hoạt động tập trung của các cơ sở sản xuất công nghiệp, KCN Tỉnh Phú Thọ đã và sẽ có ảnh hưởng và tác động lớn và lâu dài đến sự hình thành và phát triển hạ tầng xã hội liền kề nói riêng và của tỉnh nói chung. Chính vì vậy, để phát triển các KCN trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ cần phải đồng bộ giữa việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật với việc xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội cùng với các dịch vụ phụ trợ, trong đó trọng tâm là khu dân cư, nhà ở công nhân, trường học, trạm y tế, các cơ sở dịch vụ công cộng... Khu nhà điều hành và các khu đa chức năng Việc quy hoạch bố trí khu nhà điều hành và khu cung cấp dịch vụ làm tăng thêm tiện ích cho KCN, giúp nhà đầu tư thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng khả năng hấp dẫn thu hút đầu tư. Nhà điều hành tại KCN là nơi đặt văn phòng công ty hạ tầng tại KCN có chức năng đảm bảo cho KCN luôn trong tình trạng hoạt động tốt, quản lý các công trình hạ tầng và cung cấp một số dịch vụ cho các doanh nghiệp. Công ty hạ tầng cần bố trí đặt một văn phòng cho đại diện Ban quản lý Các KCN cấp tỉnh, thành phố hoạt động ngay tại nhà điều hành. Xây dựng mô 87 hình tổ “một cửa” ngay tại KCN giúp các nhà đầu tư được giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính tại chỗ tạo sự hấp dẫn cho thu hút đầu tư. KCN cần bố trí khu đất để xây dựng các công trình như: Trạm công an, Chi nhánh Ngân hàng; hệ thống siêu thị; nhà ăn; bãi đỗ xe nhằm giải quyết tại chỗ các vấn đề an ninh trật tự, cung cấp dịch vụ ngân hàng ... Khu nhà ở và các dịch vụ công cộng cho công nhân Xây dựng nhà ở công nhân là chương trình có ý nghĩa kinh tế, chính trị và xã hội sâu sắc. Việc bố trí nhà ở cho công nhân KCN sẽ đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người lao động trong việc an cư, tái tạo sức lao động và tạo sự an tâm, hấp dẫn các nhà đầu tư. Khu sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao nhằm phục vụ nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của người lao động trong KCN và qua đó nguời lao động có điều kiện gần gũi với nhau hơn và gián tiếp phần giảm bớt các tệ nạn xã hội. Tại đây có thể xây dựng thư viện, các phòng đọc sách, tổ chức các chương trình văn hóa nghệ thuật, tổ chức chiếu phim, phòng tập thể thao, sân cầu lông ...giúp cho công nhân có điều kiện sinh hoạt văn hóa, thể thao lành mạnh sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi; qua đó nâng cao đời sống tinh thần, tạo nơi sinh hoạt, giao lưu kết bạn cho nguời lao động trong KCN và tăng sự hấp dẫn trong việc thu hút, tuyển dụng lao động của các nhà đầu tư. Xây dựng Trạm y tế, Phòng khám đa khoa phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người lao động trong KCN nhằm giải quyết phần nào nhu cầu khám chữa bệnh của của người lao động trong KCN và sơ cứu kịp thời các trường hợp khẩn cấp trước khi chuyển lên bệnh viện tuyến trên. Dịch vụ phụ trợ Dịch vụ giới thiệu việc làm Với tốc độ phát triển công nghiệp như hiện nay tình trạng thiếu hụt lao 88 động đang có dấu hiệu tăng lên, do vậy các nhà đầu tư rất quan tâm đặc biệt tới vấn đề tuyển dụng lao động phải đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Do vậy tại KCN, công ty hạ tầng phải đặt văn phòng Trung tâm giới thiệu việc ngay tại KCN để thực hiện nhiệm vụ cung ứng và tuyển dụng lao động nhằm cung cấp lao động cho các doanh nghiệp và tạo cơ hội chongười lao động tìm được việc làm phù hợp. Tại Trung tâm giới thiệu việc làm, người lao động sẽ được sơ tuyển và được đào tạo những kỹ năng cơ bản, tác phong công nghiệp, kiến thức pháp luật, an toàn vệ sinh lao động ... trước khi chính thức làm việc sẽ giúp các nhà đầu tư yên tâm tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Dịch vụ tư vấn pháp lý Công ty hạ tầng cần tổ chúc cung ứng các dịch vụ tư vấn hỗ trợ cho doanh nghiệp như: Tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc cấp giấy chứng nhận đầu tư, tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp sau cấp giấy chứng nhận đầu tư (như hỗ trợ dịch vụ tư vấn xây dựng và đăng ký nội quy lao động, đăng ký mã số thuế, tư vấn làm hồ sơ hải quan...). Việc làm này giúp các doanh nghiệp yên tâm với dịch vụ được cung cấp vì phần lớn là các nhà đầu tư nhất là nhà đầu tư nước ngoài rất bỡ ngỡ với các thủ tục hành chính về việc cấp giấy chứng nhận đầu tư. Trong quá trình hoạt động sau khi được cấp phép, nhà đầu tư cần nhiều đến sự trợ giúp pháp lý để hoàn thành các thủ tục hành chính, xử lý các nghiệp vụ phát sinh do vậy rất cần có một đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp đảm bảo cung cấp dịch vụ tư vấn tốt nhất, tiết kiệm chi phí và tại chỗ. Đào tạo và dạy nghề tại KCN KCN cần nghiên cứu bố trí xây dựng Trung tâm đào tạo, dạy nghề ngay tại KCN nhằm đáp ứng cho nhu cầu đào tạo lao động cho các doanh nghiệp KCN. Trung tâm có trách nhiệm phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng chương trình đào tạo theo đặc thù riêng và gắn đào tạo với việc làm. Ngoài ra 89 Trung tâm còn có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị là đào tạo, dạy nghề cho người lao động mất đất trong các dự án bồi thường, giải tỏa khi xây dựng KCN, qua đó giúp cho người dân có cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp. Sự phong phú, đa dạng về các dịch vụ phục vụ và dịch vụ phụ trợ cho KCN sẽ giúp các nhà đầu tư, người lao động trong các KCN được phục vụ các tiện ích tạichỗ, nhanh chóng, hiệu quả giúp họ tiết kiệm được thời gian và chi phí, tăng thêm khả năng thành công của KCN đồng bộ. 3.2.5 Nâng cao chất lượng phục vụ doanh nghiệp, cải cách hành chính (trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính) Nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVIII đã đưa ra nhiệm vụ, giải pháp trong đó có nhiệm vụ đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể được đưa ra trong thời gian tới nhằm nâng cao chất lượng phục vụ doanh nghiệp đó là: Thứ nhất, các quy định hồ sơ về thủ tục hành chính ở các lĩnh vực phải được mẫu hóa, số hóa, tạo điều kiện dễ dàng, thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp tiếp cận. Ngôn ngữ trong quy định, hồ sơ thủ tục hành chính phải rõ ràng, cụ thể, không đa nghĩa. Các tổ chức, cơ quan có trách nhiệm tiếp tục rà soát, sửa đổi các thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, rút gọn, rút ngắn thời gian tối đa phải xử lý; tiến tới áp dụng hệ thống một cửa điện tử trong giải quyết tất cả các thủ tục hành chính ở mức độ 3, mức độ 4. Thứ hai, thường xuyên cập nhật hệ thống hóa văn bản và các bộ thủ tục hành chính để công khai rộng rãi trên Website của Ban quản lý các KCN tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khai thác, sử dụng thông tin. 90 Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc ban hành cũng như giải quyết các thủ tục hành chính. Nghiêm khắc xử lý các cơ quan, tổ chức, công chức, viên chức có hành vi cản trở, nhũng nhiễu trong việc giải quyết các thủ tục hành chính. Thiết lập đường dây nóng để doanh nghiệp kịp thời phản ánh; lãnh đạo Ban quản lý định kỳ gặp gỡ, đối thoại, lắng nghe ý kiến đóng góp của doanh nghiệp về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. 3.2.6 Nâng cao vai trò quản lý nhà nước của Ban quản lý các khu công nghiệp Tỉnh Phú Thọ Mặc dù, ngày 07/5/2010 UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành quy chế phối hợp thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước trong các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tại Quyết định số 1229/2010/QĐ-UBND, tuy nhiên sau khi Nghị định 164/2013/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về KCN, KCX và KKT, đã có nhiều những bất cập trong vấn đề quản lý nhà nước của Ban quản lý và mối liên hệ trong công tác quản lý nhà nước với các sở, ngành có liên quan. Ngay sau khi các bộ, ngành trung ương có những hướng dẫn phân cấp, ủy quyền cụ thể trong các lĩnh vực, Ban quản lý các KCN tỉnh Phú Thọ cần dự thảo và trình UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh quy chế phối hợp hoạt động để xác định rõ địa vị pháp lý của Ban quản lý các KCN tỉnh Phú Thọ trong mối quan hệ trực tiếp với UBND tỉnh Phú Thọ; mối quan hệ ngang với các Sở, Ban, Ngành của tỉnh Phú Thọ và trong mối quan hệ với các bộ ngành Trung ương theo nguyên tắc phân cấp, ủy quyền. Các đơn vị chức năng của Ban quản lý cần ý thức được tinh thần trách nhiệm, vì sự nghiệp phát triển KCN Tỉnh Phú Thọ, vì doanh nghiệp để nâng cao vai trò của Ban quản lý các KCN và CX Tỉnh Phú Thọ đối với hoạt động của các doanh nghiệp, như: 91 Về quản lý môi trường: Hiện nay hoạt động của bộ phận này trong Ban quản lý còn chưa bao quát được hết các phát sinh tại các KCN. Trong thời gian tới Ban quản lý cần tập trung củng cố công tác quản lý môi trường tạo tiền đề cho việc phát triển KCN bền vững. Về quản lý doanh nghiệp: Kết hợp với các cơ quan có liên quan giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong thời gian tới, công tác quản lý doanh nghiệp cần sâu sát hơn với cơ sở. Có như vậy mới tham mưu đề xuất với các cơ quan chức năng nhà nước và lãnh đạo Ban quản lý các chính sách, chế độ nhằm khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất giỏi, thực hiện tốt nghĩa vụ thuế với nhà nước và kịp thời tham gia giúp đỡ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh. Về quản lý hoạt động đầu tư: Phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức thẩm định các dự án đầu tư một cách nhanh chóng, chặt chẽ, đảm bảo các quy định của nhà nước và theo định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh. Kiên quyết không cấp phép đối với những dự án không phù hợp. Về quản lý quy hoạch: Tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ kỹ thuật thi công đối với các dự án đầu tư xây dựng vào KCN. Kiên quyết không cấp phép và sử lý theo thẩm quyền đối với các trường hợp vi phạm quy hoạch; Về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu: Quản lý các hoạt động thương mại trong các KCN trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ theo uỷ quyền của Bộ Công Thương. Cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý xuất nhập khẩu đối với các doanh nghiệp KCN để hỗ trợ doanh nghiệp tăng kim ngạch xuất khẩu và kịp thời phát hiện những gian lận thương mại nhằm tạo sân chơi bình đẳng cho hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp KCN; Về công tác quản lý lao động: Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc người lao động và người sử dụng lao động thực hiện các quy định về pháp 92 luật lao động và quan hệ lao động. Công tác quản lý lao động trong thời gian tới cần tập trung kiểm tra việc người sử dụng lao động có thực hiện tốt các chính sách, chế độ lao động đối với người lao động như giao kết hợp đồng lao động, xây dựng nội quy lao động, tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, trợ cấp tai nạn lao động ... trong các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hay không? Phối hợp với tổ chức công đoàn KCN tỉnh Phú Thọ tổ chức hướng dẫn, khuyến khích các doanh nghiệp ký kết thoả ước lao động tập thể nhằm giảm thiểu các nguy cơ tranh chấp lao động tập thể dẫn đến đình công góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp KCN nói riêng và các KCN Tỉnh Phú Thọ nói chung; Tăng cường vai trò của Đại diện ban quản lý tại các KCN: Cử cán bộ trực tiếp làm việc tại các KCN trọng yếu, nâng tần suất xuống trực tiếp các KCN khác để nắm rõ tình hình sản xuất của các doanh nghiệp đảm bảo thông tin luôn cập nhật. Những vấn đề phát sinh, những thắc mắc cần giải quyết của doanh nghiệp tùy theo thẩm quyền và chuyên môn có thể giải đáp trực tiếp hoặc chuyển các phòng chức năng giải quyết. Tuy nhiên, cần nâng cao năng lực giải quyết tại chỗ các vướng mắc của doanh nghiệp như các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính, liên quan đến quy trình và nội dung hồ sơ cấp phép; các vấn đề liên quan đến tư vấn chế độ chính sách đối với người lao động, người sử dụng lao động.... 3.2.7 Nâng cao chất lượng thẩm định các dự án đầu tư vào khu công nghiệp Đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư phải được thực hiện ngay từ bước lập và thẩm định dự án. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng lập dự án (vừa và nhỏ) thường không cao, được tô vẽ bởi những con số và cách diễn giải khác nhau; đồng thời một phần bởi cơ chế "xin - cho" nên các dự án đầu tư mặc dù chất lượng kém, hiệu quả chưa được kiểm chứng vẫn được chấp thuận đầu tư. 93 Dẫn đến hệ lụy kéo dài về sau. Để nâng cao chất lượng thẩm định các dự án đầu tư, cần một số yêu cầu đối với dự án đầu tư được lập như sau: Một là, các dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của địa phương; phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh; phù hợp với định hướng về cơ cấu ngành nghề của KCN đó. Hai là, các dự án đầu tư phải được đánh giá kỹ lưỡng trong vấn đề tác động tới môi trường, hiệu quả đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội, được minh chứng bằng các số liệu cụ thể, chi tiết. Ba là, các dự án được đánh giá trên góc độ khách quan, trung thực, loại bỏ tư duy của cơ chế "xin - cho", loại bỏ tư duy thu hút đầu tư bằng mọi giá. Bốn là, các dự án quan trọng, cần được sự tham gia có ý kiến của một số cơ quan khác trong quá trình thẩm định như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh. Trong trường hợp cần thiết, tổ chức hội nghị xin ý kiến các cơ quan chuyên môn để lấy ý kiến đồng thuận trước khi chấp thuận chủ trương và cấp giấy chứng nhận đầu tư. 3.2.8Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của doanh nghiệp, cần thực hiện một số giải pháp như sau: Thứ nhất, các cơ sở đào tạo nghề cần phải chuẩn hóa và tập trung củng cố, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề. Không ngừng bổ sung và đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình đào tạo, phương pháp đào tạo để đáp ứng nhu cầu của thực tế để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, dạy nghề; Thứ hai, mời những chuyên gia trong và ngoài nước có kinh nghiệm, có trình độ, cập nhật các thông tin khoa học kỹ thuật hiện đại tham gia giảng dạy, qua đó học hỏi trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ đội ngũ 94 giáo viên cơ hữu. Có chính sách khuyến khích, thu hút và cử giáo viên đi học tập, nâng cao trình độ và phấn đấu mỗi năm số lượng giáo viên có trình độ sau đại học được tăng lên; Thứ ba, đa dạng hóa loại hình đào tạo như:Đào tạo tập trung tại các cơ sở dạy nghề; Dạy nghề tại doanh nghiệp và tai nơi làm việc; Liên kết đào tạo giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp; Dạy nghề lưu động... Thứ tư, cần khuyến khích các hình thức đào tạo, dạy nghề cho nông dân và tạo điều kiện tốt nhất để họ vào làm việc trong các KCN trên mảnh đất bị thu hồi. Thành lập các cơ sở đào tạo nghề tại nơi phát triển KCN để trực tiếp đào tạo nghề cho người lao động nông nghiệp có đất được chuyển đổi sang sản xuất công nghiệp; Thứ năm, hoàn thiện chính sách lao động, việc làm và đãi ngộ.Tỉnh Phú Thọ cần nghiên cứu, xây dựng một chương trình và kế hoạch đồng bộ mang tầm chiến lược trong việc thu hút đội ngũ cán bộ và thợ lành nghề cho Tỉnh, bao gồm cả lao động nước ngoài có trình độ cao để đảm nhận những vị trí quản lý, điều hành hay chuyên môn kỹ thuật cao. Ban hành và công bố rộng rãi những giải pháp và chính sách ưu tiên nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nhân tài trong và ngoài nước phục vụ cho sự phát triển ngành công nghiệp Tỉnh Phú Thọ và các KCN trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ. 3.2.9 Hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động của các Khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ Cần xác định thống nhất nhận thức về vai trò, nội dung của công tác kiểm tra, thanh tra; trên cơ sở đó thể chế hoá công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động của các KCN bằng quy chế kiểm tra, thanh tra. Trong việc xây dựng quy chế kiểm tra, thanh tra hoạt động của các KCN cần lưu ý tốt một số vấn đề: Một là, quy chế này cần xác định đúng yêu cầu khách quan, trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan quản lý, của các doanh nghiệp KCN trong công tác kiểm tra, thanh tra. 95 Hai là, làm rõ trách nhiệm và quyền hạn của chủ thể thanh tra. Đó là hệ thống thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành. Như vậy đối tượng thanh tra ở đây là những vụ việc có dấu hiệu sai phạm phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (và cả hoạt động của Ban quản lý các KCN). Ba là, làm rõ trách nhiệm, quyền hạn của cá nhân trực tiếp tham gia công tác thanh tra, đồng thời quy định các chế tài đối với các đối tượng vi phạm quy chế. Bốn là, chất lượng, hiệu lực và hiệu quả của toàn bộ công tác thanh tra, từ việc xây dựng quy chế, kế hoạch thanh tra và tổ chức thực hiện đều do cán bộ, công chức, viên chức đảm nhiệm công việc này quyết định. Cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm cao, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn, nắm vững pháp luật, chính sách thì mới chắc chắn đảm bảo chất lượng thanh tra. Và cũng chỉ có vậy mới xoá bỏ được những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động thanh tra, kiểm tra tại các KCN. 3.3 Kiến nghị với các cơ quan hữu quan - Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển KCNtỉnh Phú Thọ trong đó tập trung vào những nội dung chủ yếu như: cơ cấu ngành nghề, quy hoạch công trình phúc lợi xã hội (vườn hoa, công viên, trạm y tế, trường học .), định hướng thu hút đầu tư - Rà soát, sắp xếp lại cơ cấu ngành nghề của KCN Thụy Vân cho phù hợp, loại bỏ những đơn vị gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ra khỏi KCN Thụy Vân để tạo môi trường sạch cho khu dân cư xung quanh và các doanh nghiệp trong KCN như: Nhà máy sản xuất xi măng Hữu Nghị, Nhà máy sản xuất bột đá can xít . - Nghiên cứu, ban hành những cơ chế, chính sách để giải quyết nhanh, dứt điểm vấn đề bồi thường, giải phóng mặt bằng để có cam kết rõ ràng, chính xác với những dự án đầu tư quy mô, cần diện tích lớn, trong thời gian ngắn. 96 - Tiếp tục tăng cường, đổi mới công tác xúc tiến đầu tư vào tỉnh Phú Thọ; đặc biệt chú trọng thu hút đầu tư các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào KCN; duy trì, cải tạo, nâng cấp cổng giao tiếp điện tử của Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh, Ban quản lý các KCN tỉnh. - Ban hành văn bản thay thế Nghị quyết số 180/2009/NQ-HĐND ngày 24/7/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh, Quyết định số 04/2012/QĐ-UBND ngày 12/01/2012 của UBND tỉnh nhằm đưa ra cụ thể, chi tiết về các ưu đãi đầu tư đủ sức hấp dẫn, riêng có khi nhà đầu tư đến với tỉnh Phú Thọ. - Ban hành Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về KCN thay thế Quyết định số 1229/2010/QĐ-UBND ngày 07/5/2010 của UBND tỉnh Phú Thọ cho phù hợp với tình hình hiện nay. - Ban hành Luật KKT, KCN và KCX, theo đó phân cấp đầy đủ các nhiệm vụ quản lý cho Ban Quản lý các KCN của tỉnh, thay thế cho cơ chế ủy quyền như hiện nay. - Điều chỉnh, sửa đổi Luật Thanh tra theo hướng giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra cho Ban Quản lý đối với địa bàn KCN. - Hỗ trợ tỉnh Phú Thọ về nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN. Hỗ trợ tỉnh Phú Thọ kinh phí tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ quản lý KCN, KKT hàng năm theo các chuyên ngành và lĩnh vực để có sự thống nhất trên phạm vi cả nước trong việc thực hiện nhiệm vụ phân cấp, ủy quyền của Ban Quản lý các KCN, KKT. - Giới thiệu các nhà đầu tư, các tập đoàn lớn, có năng lực tài chính mạnh về đầu tư tại tỉnh Phú Thọ, đặc biệt là những nhà đầu tư và kinh doanh hạ tầng khu, cụm công nghiệp, nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh thiết bị điện, điện tử, công nghệ thông tin. 97 Kết luận chương 3 Trên cơ sở lý luận, thực tiễn và thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn tỉnh trong những năm qua, dựa theo định hướng phát triển công nghiệp gắn với quy hoạch phát triển các KCN, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được phê duyệt, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, cụ thể: - Thứ nhất, hoàn thiện quy hoạch KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - Thứ hai, hoàn thiện hệ thống chính sách thu hút đầu tư vào các KCN của tỉnh Phú Thọ - Thứ ba, đổi mới công tác xúc tiến đầu tư và thu hút đầu tư - Thứ tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng đảm bảo cho việc phát triển KCN Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực xây dưng KCN - Thứ năm, nâng cao chất lượng phục vụ doanh nghiệp, cải cách hành chính (trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính) - Thứ sáu, nâng cao vai trò quản lý nhà nước của Ban quản lý các KCNTỉnh Phú Thọ - Thứ bảy, nâng cao chất lượng thẩm định các dự án đầu tư vào KCN - Thứ tám, đổi mới chính sách đào tạo và đãi ngộ nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong KCN - Thứ chín, hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động của các KCN trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ Các giải pháp trên có vai trò, nội dung và biện pháp khác nhau nhưnng đều nhằm mục tiêu tăng cường tính hiệu quả, hiệu lực và sự phù hợp trong công tác quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn Hà Nội. 98 KẾT LUẬN Phú Thọ là địa phương nằm trong vùng trung du miền núi phía Bắc, cùng với Thái Nguyên và Bắc Giang mới được bổ sung vào Quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đến nay, Phú Thọ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 07 KCN với tổng diện tích 2.156ha, trong đó có ba KCN đi vào hoạt động. Các KCN góp phần hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý gọn nhẹ, linh hoạt, qua đó xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn, đặc biệt là đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động, góp phần củng cố an ninh quốc phòng. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, những năm qua hoạt động quản lý các KCN ở tỉnh Phú Thọ vẫn còn đứng trước không ít hạn chế, bất cập về chất lượng công tác quy hoạch chưa tốt, hiệu quả thu hút đầu tư còn thấp, đầu tư còn dàn trải, cơ cấu đầu tư vào KCN còn chưa hợp lý, vấn đề về đời sống của người lao động, xử lý vấn đề môi trường còn phức tạp.trong quá trình phát triển các KCN. Để các KCN tiếp tục phát huy vai trò và đóng góp quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo phát triển bền vững về mặt kinh tế, môi trường, xã hội, cần phải hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với các KCN, luận án đi sâu vào phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước các KCN của Phú Thọ, chỉ ra những thành quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của nó. Dựa vào những phân tích đó và căn cứ vào 99 mục tiêu, định hướng phát triển các KCN của tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, luận án đề xuất những quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các KCN của tỉnh Phú Thọ. Những giải pháp được đề xuất trong luận án tập trung vào các nội dung như: hoàn thiện quy hoạch KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; nâng cao vai trò quản lý nhà nước của BQL các KCN tỉnh Phú Thọ; đổi mới công tác vận động xúc tiến đầu tư và thu hút đầu tư; Hoàn thiện cơ sở hạ tầng đảm bảo cho việc phát triển KCN; hoàn thiện công tác thanh kiểm tra hoạt động của các KCN trên địa bàn tỉnh. Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp trên. Tuy nhiên trong mỗi giai đoạn phát triển có thể ưu tiên sắp đặt những vấn đề cần tập trung giải quyết trước, sau theo tình hình thực tế. Qua nghiên cứu dưới góc độ quản lý, tác giả mạnh dạn đề nghị tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới tập trung phát triển các KCN đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, tuân thủ nghiêm túc điều kiện, trình tự, thủ tục về quy hoạch, đảm bảo hiệu quả sử dụng đất, không thu hút đầu tư vào KCN thiếu chọn lọc, không phù hợp với định hướng, không phát triển KCN trên đất trồng lúa có năng suất ổn định, hướng tới phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng bền vững 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ (2013), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2013, phương hướng, nhiệm vụ năm 2014, Phú Thọ. 2. Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ (2014), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2014, phương hướng, nhiệm vụ năm 2015, Phú Thọ. 3. Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ (2015), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2015, phương hướng, nhiệm vụ năm 2016, Phú Thọ. 4. Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ (2016), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2016, phương hướng, nhiệm vụ năm 2017, Phú Thọ. 5. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020, Phú Thọ. 6. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, Niên giám thống kê năm 2013, 2014, 2015, Phú Thọ. 7. Chính phủ (2008), Quyđịnh về khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, Hà Nội. 8. Đan Đức Hiệp (2012), Khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội. 9. HĐND tỉnh Phú Thọ (2009), Hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Phú Thọ. 10. Đinh Văn Mậu và Phạm Hồng Thái (2005), Luật Hành chính Việt Nam, Hà Nội. 101 11. Nguyễn Thị Thuỳ Dung (2015), Quản lý nhà nước đối với các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sỹ quản lý công, Học viện hành chính quốc gia, Hà Nội. 12. Nguyễn Ngọc Dũng, Phát triển các khu công nghiệp đồng bộ trên địa bàn Hà Nội, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. 13. Sở Giao thông vận tải Phú Thọ, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2016, Phú Thọ. 14. Sở Công Thương Phú Thọ, Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017, Phú Thọ. 15. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 16. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hộitỉnh Phú Thọ đến năm 2020, Hà Nội. 17. Thủ tướng Chính phủ (2008), Điều chỉnh, bổ sung các KCN của tỉnh Phú Thọ vào Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam, Hà Nội. 18. Thủ tướng Chính phủ (2012), Chấn chỉnh công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, Hà Nội. 19. Thủ tướng Chính phủ (2014), Điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, Hà Nội. 20. Thủ tướng Chính phủ (2014), Điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, Hà Nội. 21. Thủ tướng Chính phủ (2016), Điều chỉnh quy hoạch xây dựng Vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội. 22. Phạm Kim Thư (2006), Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Mỏ - Địa Chất, Hà Nội. 102 23. UBND tỉnh Phú Thọ (2011), Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030, Phú Thọ. 24. UBND tỉnh Phú Thọ (2012), Hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Phú Thọ. 25. UBND tỉnh Phú Thọ (2013), Báo cáo Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, Phú Thọ. 26. UBND tỉnh Phú Thọ (2014), Báo cáo Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, Phú Thọ. 27. UBND tỉnh Phú Thọ (2015), Báo cáo Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, Phú Thọ. 28. UBND tỉnh Phú Thọ (2016), Báo cáo Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, Phú Thọ. 29. UBND tỉnh Phú Thọ (2015), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015; phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, Phú Thọ. 30. UBND tỉnh Phú Thọ (2015), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015; phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, Phú Thọ. 31. UBND tỉnh Phú Thọ (2015), Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban quản lý các khu công nghiệp Phú Thọ, Phú Thọ. 32. Website Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam: vcci.com.vn. 33. Website Khu công nghiệp Việt Nam: khucongnghiep.com.vn. 34. Website Bộ Kế hoạch và Đầu tư: mpi.gov.vn. DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC 1. Phụ lục 1: Quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 2. Phụ lục 2: Chi tiết thông tin về khu công nghiệp Thuỵ Vân, Bản đồ quy hoạch KCN Thuỵ Vân. 3. Phụ lục 3: Chi tiết thông tin về khu công nghiệp Trung Hà, Bản đồ quy hoạch KCN Trung Hà. 4. Phụ lục 4: Chi tiết thông tin về khu công nghiệp Phú Hà, Bản đồ quy hoạch KCN Phú Hà. 5. Phụ lục 5: Chi tiết thông tin về khu công nghiệp Cẩm Khê, Bản đồ quy hoạch KCN Cẩm Khê. 6. Phụ lục 6 : Danh mục các Quy hoạch phát triển khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ đã thông qua. 7. Phụ lục 7: Chi tiết các dự án thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 8. Phụ lục 8: Tổng hợp phân ngành dự án trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. 9. Phụ lục 9: Tổng hợp các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp. 10. Phụ lục 10: So sánh thực trạng thu hút đầu tư và định hướng thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh. Phụ lục 1: Quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Phụ lục 2 Địa chỉ Chủ đầu tư Thông tin liên hệ TEL FAX Tiếng Hàn quốc TEL Tiếng Anh TEL Tiếng Việt Mr. Đặng Hoàng Cương TEL Lĩnh vực khuyến khích đầu tư Lĩnh vực hạn chế đầu tư Khu vực lương Diện tích Tổng diện tích phát triển Diện tích cho thuê Giai đoạn I Tỷ lệ lấp đầy: 100% Giai đoạn II Tỷ lệ lấp đầy: 100% Giai đoạn III Tỷ lệ lấp đầy: 90 % Tình trạng hoạt động Thời gian cho thuê Diện tích cho thuê tối thiểu Giới hạn độ cao xây dựng Tỷ lệ xây dựng cho phép CHI TIẾT THÔNG TIN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP THUỴ VÂN - TP VIỆT TRÌ - TỈNH PHÚ THỌ 82,05ha 100% 3 tầng ( hoặc theo công nghệ sản xuất). QCXDVN 01: 2008/BXD 100% 153ha 90% đang hoạt động: 95 % lấp đầy Email từ năm: 2003 đến năm 2052 71ha Người phụ trách Xã Thuỵ Vân, Thành phố Việt trì, Phú Thọ, VN Cách cảng Hải Phòng: 180 km Email dothimy492@gmail.com MS. Hiền (+84) 915241652 (+ 84) 210 3854937 Công ty Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Phú Thọ (+84)210 3854937 209/220 ha ( 95%) hoangcuong65@@gmail.com Lương tối thiểu thuộc khu vực 2: 2.750.000.. (hoặc theo Quy định mới nhất của Chính Phủ) Vị trí Cách Hà Nội : 80km Dệt may, sản xuất bao bì, nhựa vải bạt, môi trường. Website MS. Mỹ buihien0611@gmail.com 306 ha Lĩnh vực đầu tư Cách quốc lộ 2: 0.5 km Thông tin đất đai 2,0.ha (+84)943036136 Email Thông tin cơ bản Giai đoạn thực hiện Sản xuất lắp ráp linh kiện điện tử, điện lạnh, có khí, ô tô, xe máy, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu mới, công nghệ cao, dược phẩm, các ngành công nghiệp hỗ trợ. Đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân . ( +84) 919624896 Cách sân bay Nội Bài: 50 km Page 1 Giá thuê đất Thời gian thanh toán Phí quản lý Phương thức thanh toán Có/Không Chi tiết Dịch vụ tài chính Thuế, văn phòng kho bạc nhà nước Hải quan Kho ngoại quan, ICD Logistics, Vận chuyển Bưu điện Bệnh viện, Trung tâm y tế Cảnh sát, Công an Trường đại học, Trung tâm đào tạo Giới thiệu nhân sự Ký túc xá công nhân Trường mẫu giáo, mầm non Các trường mẫu giáo, mầm non của các phường, xã xung quanh KCN, cách KCN 1-2km Vận chuyển rác thải 0.4 USD/m3 Chất đốt (gas) Trung tâm Tư vấn Đầu tư và Dịch vụ KCN, nằm tại KCN. Tuyển dụng, giới thiệu việc làm, tập huấn lao động tại KCN. Khu nhà ở công nhân: cách KCN 0.5 km, đáp ứng 2.000 chỗ ở. Dịch vụ Nhà xưởng cho thuê Không Không ADSL Internet Các loại chi phí hằng tháng/năm (cả dự án) Thông số Nhà máy GĐ 1: 5000m3/ng.đêm Thông số Công an KCN tại KCN, cách Trụ sở Công an tỉnh 6km Có 02 trường Đại học, cách KCN 3-7km. Ngoài ra có nhiều trường Cao đẳng, Trung tâm dạy nghề cách <10km Chi nhánh Ngân hàng BIDV, đặt trong KCN Đơn giá Cách Bệnh viện Đa Khoa tỉnh 6km; tại KCN có Phòng khám Đa Khoa Cục thuế tỉnh, Kho bạc nhà nước tỉnh: Tại thành phố Việt Trì, cách 8 km Chi nhánh Hải quan đặt tại KCN Cảng ICD tại KCN Tại cảng ICD trong KCN Cách Bưu điện tỉnh, Bưu điện thành phố Việt Trì: 8km 1.4 USD/kg Thông số 0.51USD/m2/năm ..USD/m3 Thông sốTheo giá thị trường Thông số Theo Hợp đồng với đơn vị riêng 0.4 USD/m3 Nước sản xuất Tiêu chuẩn Đơn giá 40 USD/ tháng Đơn giá Chi phí khác Xử lý nước thải Tiêu chuẩn Cột A, QCVN 40:2011/BTNMT Thông số 110/35KV; 22KV 0.1 USD/KWh Nước sạch Đơn giá Đơn giá 0.15/.USD/m2/năm chuyển khoản/tiền mặt Điện lực Đơn giá Thông tin đất đai Page 2 Dịch vụ một cửa Giao thông trong KCN Máy phát điện khẩn cấp Thiết bị truyền thông Thiết bị cứu hỏa Chính sách chung Chính sách đặc biệt khác Do doanh nghiệp tự trang bị Hệ thống cứu hoả chung của KCN, từng hệ thống riêng của các Nhà máy. Chính sách ưu đãi Theo quy định chung của nhà nước Không Đường trục chính: 4 làn (3m); đường nhánh 02 làn, mặt cắt ngang 7,5m Một cửa tại Ban Quản lý các KCN, tại thành phố Việt Trì, cách 8km Đầy đủ dịch vụ thông tin, truyền thông, internet ADSL, cáp quang tại KCN Dịch vụ Page 3 Phụ lục 3 Địa chỉ Chủ đầu tư Thông tin liên hệ TEL FAX Tiếng Hàn TEL Tiếng Anh TEL Tiếng Việt Mr: Đặng Hoàng Cương TEL Lĩnh vực khuyến khích đầu tư Lĩnh vực hạn chế đầu tư Khu vực lương Diện tích Tổng diện tích phát triển Diện tích cho thuê Giai đoạn I Tỷ lệ lấp đầy Giai đoạn II Tỷ lệ lấp đầy Tình trạng hoạt động Thời gian cho thuê Diện tích cho thuê tối thiểu Giới hạn độ cao xây dựng Tỷ lệ xây dựng cho phép Giá thuê đất, phí hạ tầng Thời gian thanh toán Thông tin cơ bản Huyện Tam nông, Huyện Thanh Thủy - Tỉnh Phú Thọ Vị trí Cách Hà Nội :6 0 km Cách sân bay Nội Bài: 60 km Cách cảng Hải Phòng : 190 km Cách quốc lộ 32: 0 km ( +84)210 3854937 Website Người phụ trách MS. Hiền (+ 84) 915241652 Email (+84)0210 3854937 MS. Mỹ 200 ha 48/103ha Công ty Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Phú Thọ 1,0 ha (+84)919624896 46.5% đang hoạt động/đang xây dựng cơ sở hạ tầng: 80 % lấp đầy buihien0611@gmail.com Email dothimy492@gmail.com 73,4 (+84)943036136 Email hoangcuong65@@gmail.com 126.6 Lĩnh vực đầu tư Sản xuất lắp ráp linh kiện điện tử, điện lạnh, có khí, ô tô, xe máy, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu mới, công nghệ cao, dược phẩm, đồ uống có gas, các ngành công nghiệp hỗ trợ. Đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân . Dệt may, sản xuất bao bì, nhựa vải bạt, ô nhiễm môi trường. Lương tối thiểu thuộc khu vực 3 :2.400.000 VND/ tháng (theo quy định của Chính Phủ) 3 tầng ( hoặc theo công nghệ sản xuất). QCXDVN 01: 2008/BXD Giai đoạn thực hiện từ năm : 2005 đến năm : 2055 0.36USD/m2/năm hằng năm (cả dự án) CHI TIẾT THÔNG TIN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP TRUNG HÀ - TP VIỆT TRÌ - TỈNH PHÚ THỌ Thông tin đất đai Phí quản lý Phương thức thanh toán Có/Không Chi tiết Dịch vụ tài chính Thuế, văn phòng kho bạc nhà nước Hải quan Kho ngoại quan, ICD Logistics, Vận chuyển Bưu điện Bệnh viện, Trung tâm y tế Cảnh sát, Công an Trường đại học, Trung tâm đào tạo Giới thiệu nhân sự Ký túc xá công nhân Trường mẫu giáo, mầm non Các loại chi phí Đơn giá 0.4 USD/m30.1 USD/KWh Đơn giá 0.15 USD/m2/năm chuyển khoản/tiền mặt Điện lực Thông số 110/22KV Nước sản xuất Thông số Nước sạch Thông số Theo Hợp đồng với đơn vị riêng Không Cột A, QCVN 40:2011/BTNMT Tiêu chuẩn Chất đốt (gas) Thông số Theo giá thị trường Đơn giá 1.4 USD/kg Không Đơn giá 0.4 USD/m3 Đơn giá ..USD/m3 Đơn giá 40 USD/ tháng Chi phí khác Thông số ADSL Internet Các trường mẫu giáo, mầm non của các xã xung quanh KCN, cách KCN 1-2km Ngân hàng tại thị trấn Hưng Hoá, cách 5km Cục thuế tỉnh, Kho bạc nhà nước tỉnh: Tại thành phố Việt Trì, cách 30 km Chi nhánh Hải quan đặt tại KCN Thuỵ Vân, cách 30km Cảng ICD tại KCN Thuỵ Vân, cách 30km Tại cảng ICD trong KCN, cách 30km Cách Bưu điện huyện Tam Nông: 5km Cách Bệnh viện Đa Khoa huyện: 5km; cách Bệnh viện Đa Khoa tỉnh 30km Trung tâm Tư vấn Đầu tư và Dịch vụ KCN, nằm tại KCN Thuỵ Vân. Tuyển dụng, giới thiệu việc làm, tập huấn lao động tại KCN. Khu nhà ở công nhân tại thị trấn Hưng Hoá: cách KCN 5.0 km (đang chuẩn bị đầu tư) Thông tin đất đai Dịch vụ Xử lý nước thải Thông số Nhà máy GĐ 1: 2000m3/ng.đêm Vận chuyển rác thảiTiêu chuẩn Nhà xưởng cho thuê Cách Trụ sở Công an huyện Tam Nông 5km Có 02 trường Đại học trên địa bàn tỉnh, cách KCN 30km. Ngoài ra có nhiều trường Cao đẳng, Trung tâm dạy nghề cách <10km Dịch vụ một cửa Giao thông trong KCN Máy phát điện khẩn cấp Thiết bị truyền thông Thiết bị cứu hỏa Chính sách chung Chính sách đặc biệt khác Chính sách ưu đãi Theo quy định chung của nhà nước Không Một cửa tại Ban Quản lý các KCN, tại thành phố Việt Trì, cách 30km Đầy đủ dịch vụ thông tin, truyền thông, internet ADSL, cáp quang tại KCN Hệ thống cứu hoả chung của KCN, từng hệ thống riêng của các Nhà máy. Dịch vụ Đường trục chính: 4 làn (3m); đường nhánh 02 làn, mặt cắt ngang 7,5m Do doanh nghiệp tự trang bị Phụ lục 4: Chi tiết thông tin về KCN Phú Hà – tỉnh Phú Thọ 1. Chủ sở hữu KCN : Tổng Công ty Viglacera 2. Tổng diện tích: 450ha 3. Năm cấp giấy phép đầu tư: 2014 4.Năm đi vào hoạt động: 2015 5. Mức lương tối thiểu: 2.700.000 VND 6. Địa chỉ: Xã Hà Lộc - Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ Khoảng cách (km) tới Thành Phố, Sân bay, Cảng gần nhất 3km from Ga Phú Thọ 80km from Hà Nội 60 km from Sân bay Nội Bài 190 km from Cảng Hải Phòng 7. Giá thuê đất/ nhà xưởng xây sẵn Tổng diện tích Diện tích tối thiểu Giá thuê (USD/ m2) Đất m2 m2 USD 0.80 USD/m2/năm Nhà máy m2 m2 USD USD/m2/tháng 8. Thông tin người liên lạc cho nhà Đầu tư STT Họ tên Chức vụ Điện thoại Fax Email 1 Nguyễn Đức Thiện Trưởng Ban 0915165999 utho.gov.vn/ 2 Đặng Hoàng Cương Trưởng Phòng Đầu tư 0943036136 Hoangcuong65 @gmail.com 9. Lợi ích, Tính năng, Các ngành công nghiệp trọng yếu 1. Có hệ thống giao thong thuận lợi đường bộ, thủy, đường sắt (cao tốc Nội bài – lào cai) 2. Có hệ thống cấp điện, cấp nước thuận lợi đến chân hàng dào nhà máy. 3. mức lương tối thiểu vùng 3 ( 2.700.000đồng/tháng) 4. Khuyến khích các ngành công ngệ cao, điện tử, vật liệu xây dựng cao cấp, chế biến thực phẩm, dệt may cao cấp.. Địa chỉ Chủ đầu tư Thông tin liên hệ TEL FAX Tiếng Hàn TEL Tiếng Anh TEL Tiếng Việt Mr: Đặng Hoàng Cương TEL Lĩnh vực khuyến khích đầu tư Lĩnh vực hạn chế đầu tư Khu vực lương Diện tích Tổng diện tích phát triển Diện tích cho thuê Tình trạng hoạt động Thời gian cho thuê Diện tích cho thuê tối thiểu Giới hạn độ cao xây dựng 4 tầng ( hoặc theo công nghệ sản xuất). Tỷ lệ xây dựng cho phép Giá thuê đất Thời gian thanh toán Phí quản lý Phương thức thanh toán CHI TIẾT THÔNG TIN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP CẨM KHÊ - HUYỆN CẨM KHÊ - TỈNH PHÚ THỌ Phụ lục 5 Vị trí Cách cửa khẩu Lào cai : 250km Thông số Theo Hợp đồng với đơn vị riêngThông số 5.000m3/ngày.đêm Thông số Nước sạch Đơn giá 0.1 USD/KWh Đơn giá 0.4 USD/m3 Điện lực Thông số 110/22KV Nước sản xuất QCXDVN 01: 2008/BXD 0.5 USD/m2/năm hằng tháng/năm (cả dự án) 0.15 USD/m2/năm chuyển khoản/tiền mặt 450 ha 0 Hiện nay quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 đã phê duyệt. Đã đầu tư xây dựng một số hạng mục kết cấu hạ tầng Từ năm 2016 đến 2056. 1.0 ha Lĩnh vực đầu tư Xây dựng kết cấu hạ tầng KCN.; Khu liên hợp dệt may, cơ khí, chế biến nông lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp hỗ trợ, chế biến khoáng sản và lắp ráp sản xuất lắp ráp điện tử, dược phẩm, đồ uống. Theo Quy định của Pháp luật hiện hành Lương tối thiểu thuộc khu vực IV: 2.150.000 (theo quy định của Chính Phủ) (+84)943036136 Email hoangcuong65@@gmail.com (+84)0210 3854937 Website bqlkcn.phutho.gov.vn MS. Mỹ (+84)919624896 Email dothimy492@gmail.com MS. Hiền (+ 84) 915241652 Email buihien0611@gmail.comThông tin cơ bản Xã Sai Nga, Sơn nga, Thanh nga, Xương Thịnh, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ, Việt nam Cách Hà Nội 110km Cách sân bay Nội Bài 75km Cách cảng Hải Phòng 215km Cách đường Xuyên Á 1.0km; cách quốc lộ 32C: 1 km Tổng Công ty Vigracera (+84)0210 3854937 Người phụ trách Thông tin đất đai Các loại chi phí Có/Không Chi tiết Dịch vụ tài chính Thuế, văn phòng kho bạc nhà nước Hải quan Kho ngoại quan, ICD Logistics, Vận chuyển Bưu điện Bệnh viện, Trung tâm y tế Cảnh sát, Công an Trường đại học, Trung tâm đào tạo Giới thiệu nhân sự Ký túc xá công nhân Trường mẫu giáo, mầm non Dịch vụ một cửa Giao thông trong KCN Máy phát điện khẩn cấp Thiết bị truyền thông Thiết bị cứu hỏa Chính sách chung Chính sách đặc biệt khác Chính sách ưu đãi Theo quy định chung của nhà nước Không Dịch vụ Ngân hàng tại thị trấn Cẩm Khê, cách 5km Cục thuế tỉnh, Kho bạc nhà nước tỉnh: Tại thành phố Việt Trì, cách 45 km Các trường mẫu giáo, mầm non của các xã xung quanh KCN, cách KCN 1-2km Một cửa tại Ban Quản lý các KCN, tại thành phố Việt Trì, cách 45km Đường trục chính: 4 làn (3, 75 m); đường nhánh 02 làn, mặt cắt ngang 7,5m Chi nhánh Hải quan đặt tại KCN Thuỵ Vân, cách 45km Cảng ICD tại KCN Thuỵ Vân, cách 45km Hệ thống cứu hoả chung của KCN, từng hệ thống riêng của các Nhà máy. Tại cảng ICD trong KCN, cách 45km Cách Bưu điện thị trấn Cẩm Khê: 3km Cách Bệnh viện Đa Khoa thị trấn Cẩm Khê: 3km; cách Bệnh viện Đa Khoa tỉnh 45km Cách Trụ sở Công an thị trấn Cẩm Khê 3km Trung tâm Tư vấn Đầu tư và Dịch vụ KCN, nằm tại KCN Thuỵ Vân. Tuyển dụng, giới thiệu việc làm, tập huấn lao động tại KCN. Khu nhà ở công nhân tại thị trấn Cẩm Khê: cách KCN 3.0 km (đang chuẩn bị đầu tư) Có 02 trường Đại học trên địa bàn tỉnh, cách KCN 45km. Ngoài ra có nhiều trường Cao đẳng, Trung tâm dạy nghề cách <10km Do doanh nghiệp tự trang bị Đầy đủ dịch vụ thông tin, truyền thông, internet ADSL, cáp quang tại KCN Đơn giá 40 USD/ tháng Nhà xưởng cho thuê Không Không Đơn giá ..USD/m3 Chất đốt (gas) Thông số Theo giá thị trường Chi phí khác Thông số ADSL Internet Đơn giá 1.4 USD/kg Tiêu chuẩn Cột A, QCVN 40:2011/BTNMT Tiêu chuẩnXử lý nước thải Vận chuyển rác thải Đơn giá 0.4 USD/m3Các loại chi phí Thông tin đất đai Phụ lục 6 : Danh mục các Quy hoạch phát triển khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ đã thông qua STT Số Quyết định Cơ quan ban hành Thời gian ban hành Trích yếu 1 2484/2007/QĐ- UBND UBND tỉnh Phú Thọ ngày 01/10/2007 Quy hoạch tổng thể phát triển khu, cụm CN - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 2 4124/QĐ-UBND UBND tỉnh Phú Thọ ngày 31/12/2008 Điều chỉnh Quyết định 2484/2007/QĐ-UBND 3 2193/QĐ-UBND UBND tỉnh Phú Thọ Ngày 10/9/2015 Điều chỉnh Quyết định 4124/QĐ-UBND về vị trí, quy mô, diện tích KCN Phù Ninh 4 1224/QĐ-UBND UBND tỉnh Phú Thọ Ngày 26/5/2016 Điều chỉnh Quyết định 2193/QĐ-UBND về vị trí KCN Phù Ninh 5 481-BXD/KTQH Bộ Xây dựng ngày 18/10/1997 V/v phê duyệt Quy hoạch chi tiết KCN Thụy Vân 6 1965/QĐ-UB UBND tỉnh Phú Thọ ngày 26/6/2002 về phê duyệt điều chỉnh KCN Thụy Vân giai đoạn II 7 2043/QĐ-CT UBND tỉnh Phú Thọ ngày 06/7/2004 về phê duyệt điều chỉnh KCN Thụy Vân giai đoạn III 8 1954/QĐ-BXD Bộ Xây dựng ngày 20/1/2005 V/v phê duyệt Quy hoạch chi tiết KCN Trung Hà 9 1593/QĐ-UBND UBND tỉnh Phú Thọ ngày 20/6/2012 v/v điều chỉnh quy hoạch thi tiết xây dựng KCN Trung Hà tỷ lệ 1/2.000; 10 2942/QĐ-UBND UBND tỉnh Phú Thọ ngày 08/11/2016 v/v điều chỉnh quy hoạch thi tiết xây dựng KCN Trung Hà tỷ lệ 1/2.000; 11 2419/QĐ-UBND UBND tỉnh Phú Thọ ngày 10/10/2014 v/v phê duyệt quy hoạch thi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 KCN Phú Hà giai đoạn 1 12 1163/QĐ-UBND UBND tỉnh Phú Thọ ngày 06/6/2015 phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng KCN Cẩm Khê, tỷ lệ 1/200 Phụ lục 7 Tổng số dự án Tổng số vốn đầu tư đăng ký (triệu USD) Tổng số vốn đầu tư thực hiện (triệu USD) Số dự án đang SXKD Số dự án đang XDCB Tổng số dự án Tổng số vốn đầu tư đăng ký (tỷ đồng) Tổng số vốn đầu tư thực hiện (tỷ USD) Số dự án đang SXKD Số dự án đang XDCB 1 KCN Thuỵ Vân 88 33 263.94 27 5 55 8854.23 39 13 2 KCN Trung Hà 12 1 46.55 0 1 11 1,743.54 5 6 3 KCN Phú Hà 5 4 33.94 0 4 1 1730 0 1 4 CCN Đồng Lạng 16 14 77.38 13 1 2 35 1 1 5 CCN Bạch Hạc 8 1 0.42 0 1 7 2503.83 1 4 129 53 344.43 0 40 10 76 12327.77 0 44 20Tổng SỐ LIỆU THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN STT Tên KCN FDI Trong nước Tổng số dự án Phụ lục 8 DDI FDI DDI FDI DDI FDI DDI FDI DDI FDI DDI FDI 1 CN sản xuất, lắp ráp điện tử 8 - 8 5 1 2 2 CN sản xuất cơ khí, chế tạo máy 14 14 - 7 4 3 3 CN chế biến gỗ, giấy 11 7 4 5 1 2 3 4 CN sản xuất Vật liệu xây dựng 13 13 - 11 1 1 5 CN Hoá chất,cao su, gas 11 4 7 4 7 6 CN Dệt, may, giầy da 20 4 16 3 11 1 1 2 1 1 7 CN sản xuất vải bạt, bao bì 14 2 12 1 7 1 5 8 CN chế biến khoáng sản 11 10 1 10 1 9 CN CB nông sản, t.phẩm, đồ uống 10 8 2 5 1 1 1 1 1 10 CN mới 2 2 - 1 1 11 CN hỗ trợ 1 - 1 1 12 Dịch vụ 7 6 1 4 1 1 1 13 Các ngành khác 7 6 1 4 1 1 1 TỔNG CỘNG 129 76 53 55 33 11 1 1 4 2 14 7 1 KCN Phú Hà Số dự án đầu tư TỔNG HỢP PHÂN NGÀNH DỰ ÁN TRONG CÁC KHU, CỤM CN Đồng Lạng Bạch HạcTT Ngành nghề sản xuất, kinh doanh Tổng số Trong đó KCN Thuỵ Vân KCN Trung Hà Phụ lục 9: Tổng hợp các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp STT Tên KCN Địa điểm Năm thành lập Quốc tịch chủ đầu tư Đơn vị đầu tư kết cấu hạ tầng Vốn đầu tư đăng ký (tỷ đồng) Vốn đầu tư thực hiện (tỷ đồng) 1 KCN Thụy Vân TP Việt Trì 1997 Việt Nam Công ty PTHT Khu công nghiệp 411,22 271,17 2 KCN Trung Hà Huyện: Thanh Thủy, Tam Nông 2005 Việt Nam Công ty PTHT Khu công nghiệp 226,38 67,84 3 KCN Phú Hà Thị xã Phú Thọ 2014 Việt Nam Tổng Công ty Viglacera 1.730 160 4 KCN Cẩm Khê Huyện Cẩm Khê 2015 Việt Nam Tổng Công ty Viglacera 2.200 - Phụ lục 10: So sánh thực trạng thu hút đầu tư và định hướng thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh. STT Tên KCN Định hướng thu hút đầu tư Thực trạng Ghi chú 1 Thụy Vân Công nghiệp công nghệ cao, cơ khí lắp ráp, chế biến nông lâm sản, thiết bị điện, điện tử, công nghệ thông tin, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp hỗ trợ, vật liệu XD cao cấp, dược phẩm. Thu hút Nhà máy xi măng Hữu Nghị tổng công suất 400.000 tấn/năm, nhà máy sản xuất bột can xít của Công ty CP thương mại Hữu Nghị công suất 12.000 tấn/năm Gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng chất lượng môi trường sống của công nhân, giảm mức thu hút đầu tư với dự án sạch, công nghệ cao. 2 Trung Hà KCN đa ngành, không gây ô nhiễm: công nghiệp lắp ráp cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng, dệt may và chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp Nhà máy sản xuất bia Sài Gòn - Hà Nội, Nhà máy may công nghiệp, nhà máy sản xuất và gia công nhôm. Thu hút chưa đúng với định hướng đặt ra trong quy hoạch 3 Phú Hà KCN hỗn hợp đa ngành, công nghệ cao, chủ yếu là công nghiệp điện tử, vật liệu xây dựng cao cấp, chế biến thực phẩm, đồ uống, các mặt hàng cơ khí, dược phẩm CN sản xuất vật liệu xây dựng, CN dệt may, da giầy Định hướng KCN hỗn hợp, đa ngành, chung chung, thiếu chọn lọc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_cac_khu_cong_nghiep_tren_d.pdf
Luận văn liên quan