Luận văn Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại tỉnh Đắk Nông

Lễ hội là một trong những hoạt động văn hóa nổi trội trong đời sống tinh thần của nhân dân. Hoạt động của lễ hội là hoạt động hướng tới cộng đồng, phục vụ cộng đồng. Hoạt động này diễn ra với những hình thức và cấp độ khác nhau, nhằm thỏa mãn và phục vụ lợi ích đa dạng trước mắt và lâu dài của các tầng lớp trong xã hội, thõa mãn những nhu cầu của cá nhân và của tập thể trong môi trường, không gian mà họ sinh sống. Các hoạt động lễ hội được tổ chức là dịp để người dân được vui chơi sau những ngày tháng lao động vất vả, là dịp để mỗi người thể hiện lòng tưởng nhớ và tôn kính đối với tổ tiên, ông bà, với các bậc tiền bối đã có công với nước. Đây cũng là dịp để người dân thể hiện tấm lòng yêu quê hương, đất nước, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, cũng như sức mạnh cộng đồng gắn kết keo sơn của dân tộc ta. Đây là những giá trị vô giá mà chúng ta, thế hệ đi sau phải cố gắng giữ gìn và vun đắp. Tuy nhiên, lễ hội cũng như bất kỳ một hiện tượng văn hóa, xã hội nào, cũng đều chịu sự tác động của bối cành kinh tế - xã hội đương thời và nó cũng phải tự thích ứng và biến đổi. Từ đó đặt ra cho công tác QLNN về hoạt động lễ hội sao cho gữ gìn và phát huy được những giá trị Chân - Thiện - Mỹ vốn có của xã hội, đồng thời loại bỏ những quan niệm, hủ tục lạc hậu, thay vào đó là tư tưởng mới, tiến bộ hơn, cao đẹp hơn nhưng vẫn giữ được cái “Hồn” cao quý mà lễ hội vốn có. Bằng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, trên cơ sở vận dụng các quan điểm của Đảng về văn hóa, thông qua phương pháp khái quát, tổng hợp, phân tích, đánh giá và đúc kết thực tiễn và dựa trên những nhận thức mới về hoạt động lễ hội, công trình nghiên cứu “Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại tỉnh Đắk Nông” đã nêu lên được những vấn đề sau: Thứ nhất, cơ sở lý luận về các hoạt động lễ hội, vai trò của lễ hội đối với đời sống tinh thần của cộng đồng và của xã hội, cũng như đã nêu lên được102 vai trò không thể thiếu của công tác QLNN về hoạt động lễ hội Thứ hai, Luận văn đã trình bày một cách khái quát nhất thực trạng công tác QLNN về hoạt động lễ hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Công tác QLNN về hoạt động lễ hội trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả khả quan nào và những tồn đọng hạn chế còn đang gặp phải ra sao, tác giả đã phân tích rõ. Thứ ba, từ đó đề xuất giải pháp và kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ VHTT&DL cũng như UBND tỉnh để sớm tạo ra được sự đổi mới, hoàn thiện và hiệu quả trong công tác QLNN về hoạt động lễ hội trên địa bàn tình trong thời gian tới.

pdf121 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại tỉnh Đắk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hính trị về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và một số vấn đề tâm linh, ngoại cảm.. Kết luận của Bộ Chính trị đã nêu lên được những kết quả tích cực mà Đảng và Nhà nước đã làm được cũng như chỉ ra được những tồn tại hạn chế còn gặp phải cũng như nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém. Trước tình hình trên, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII). Đường lối đổi mới của Đảng được hình thành, phát triển, không ngừng hoàn thiện gắn liền với quá trình lãnh đạo của Đảng. Các kỳ Đại hội Đảng, căn cứ thực tiễn và dự báo tình hình đất nước, thế giới; căn cứ kết quả thực hiện các quan điểm, chủ trương, mục tiêu đã được xác định và những kinh nghiệm thực tiễn đã được đúc kết, những nhận thức lý luận mới, Đảng bổ sung, phát triển các quan điểm, chủ trương xây dựng đất nước phù hợp với yêu cầu của giai đoạn, thời kỳ mới. Căn nhắc yêu cầu, điều kiện cụ thể của đất nước, kế thừa có chọn lọc và tiếp thu những định hướng được nêu trong Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về văn hóa. Đảng ta đã xác định đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, xây dựng 83 môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Như vậy, đường lối, chủ trương, định hướng của Đảng Cộng Sản Việt Nam đồi với sự nghiệp lãnh đạo nền văn hóa nước nhà là nhất quán, luôn quan tâm, tạo điều kiện cho sự phát triển không ngừng của nền văn hóa nói chung và hoạt động lễ hội nói riêng. Luôn chú trọng đến việc gắn kết mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ của những dân tộc khác đồng thời cũng phải biết giữ gìn những bản sắc độc đáo và riêng biệt vốn có của dân tộc mình. 3.2. Định hướng của Nhà nước và của tỉnh Đắk Nông đối với hoạt động của lễ hội 3.2.1. Định hướng của Nhà nước Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách về tự do tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc, văn hóa, xã hội đảm bảo phát huy được sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Công tác quản lý và tổ chức lễ hội luôn được coi trọng và chỉ đạo chặt chẽ đảm bảo cho người dân tham gia lễ hội thực sự văn minh, an toàn, tiết kiệm. Ban bí thư Trung ương Đảng đã ra chỉ thị số 41/CT-TW và Thủ tướng Chính phủ đã ra công điện 229/CĐ-TTg về tăng cường công tác tổ chức và quản lý lễ hội. Bộ VHTT&DL cũng có hướng dẫn các địa phương về tổ chức và quản lý lễ hội, đã đưa các hoạt động lễ hội vào nền nếp, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Thông qua lễ hội đã khơi dậy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, giáo dục được tinh thần đoàn kết, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Để tiếp tục phát huy tinh thần ấy Nhà nước đã có những định hướng mới cho công tác quản lý và tổ chức lễ hội như sau: Các cơ quan chức năng cần tăng cường hơn nữa công tác giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về những giá trị cao đẹp của 84 lễ hội cũng như nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách đại đoàn kết dân tộc, tự do tín ngưỡng về tôn giáo. Trên cơ sở đó giúp người dân nâng cao nhận thức về lễ hội xây dựng ý thức trách nhiệm khi tham gia lễ hội, chống mê tín dị đoan, đảm bảo cho hoạt động lễ hội diễn ra một cách văn minh, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, hoạt động an toàn, tiết kiệm, hiệu quả. Giảm tần suất, thời gian, quy mô, nhất là những lễ hội có quy mô lớn, hạn chế sử dụng ngân sách Nhà nước, đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa, các nguồn lực để tổ chức lễ hội , cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội phải gương mẫu chấp hành đúng các quy định về quản lý và tổ chức lễ hội, không chi ngân sách và sử dụng các phương tiện công khi tham gia lễ hội. Sớm ban hành các văn bản mới về quản lý cũng như hướng dân tổ chức lễ hội cũng như những quy định đối với người tham gia lễ hội cho phù hợp với xu thế hiện nay. Khi tổ chức lễ hội phải có kế hoạch cụ thể về nội dung, hình thức, quy mô, thời gian và được cấp có thẩm quyền cho phép. Ở các lễ hội phải có ban chỉ đạo tổ chức lễ hội, các thành viên trong ban tổ chức phải được phân công nhiệm vụ một cách rõ rang và chịu trách nhiệm trước địa phương về công việc được phân công, đồng thời phải xây dựng nội quy, quy chế lễ hội, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra xử lý nghiêm minh nhưng vi phạm trong lễ hội. Đẩy mạnh xã hội hóa lễ hội từ người dân, huy động việc đầu tư bằng nhiều nguồn trong xã hội như từ các tổ chức từ thiện, các doanh nghiệp, các cá nhân nhằm đem đến cho người dân sự hưởng thụ tốt đẹp nhất từ chính người dân. 3.2.2. Định hướng của tỉnh Đắk Nông Để thực sự đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn cách mạng mới. Đảng bộ tỉnh Đắk Nông đã xác định phương hướng, nhiệm vụ chung nhất lúc này là xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh. 85 Tạo ra sự đột phá về thể chế, đảm bảo cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có chất lượng (trong đó có đội ngũ cán bộ công chức ngành văn hóa), bộ máy tinh gọn; cụ thể hóa nghị quyết, chủ trương thực thi pháp luật một cách năng động phù hợp với tình hình của tỉnh. Theo Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông nhiệm kỳ 2015 - 2020, trong bối cảnh, tình hình chung của thế giới, khu vực và nước ta, tỉnh Đắk Nông vẫn còn là một tỉnh nghèo, mới thành lập, chưa phát triển. Tỉnh còn phải đối mặt với những khó khăn thách thức lớn. Đảng bộ xác định cần tập trung thực hiện mục tiêu tổng quát là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy dân chủ, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết; khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức; phát huy tiềm năng, lợi thế để đến năm 2020 đưa Đắk Nông thoát ra khỏi t́nh trạng của một tỉnh nghèo, chưa phát triển” [2, tr.55]. Đảng bộ cũng đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ 2015 - 2020 đối với lĩnh vực văn hóa là: “Tập trung xây dựng đời sống, lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh. Thực hiện tốt phong trào xây dựng đời sống văn hóa sâu rộng trong nhân dân; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; phát triển rộng khắp các phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng; bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc bản địa, các di tích lịch sử, văn hóa gắn với phát triển du lịch” [2, tr.67-68]. Đảng bộ tỉnh Đắk Nông cũng nhận định: “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền; nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của văn hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng con người” [2, tr.68]. Đảng bộ cùng chính quyền tỉnh Đắk Nông đã xác định đúng đắn vai trò của văn hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội. Là một tỉnh có tiềm năng và thế mạnh về du lịch, du lịch văn hóa đang là mục tiêu được Đảng bộ và chính quyền quan tâm chỉ đạo, đầu tư và tạo điều kiện phát triển. Đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đối với các hoạt 86 động lễ hội, Đảng bộ cùng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã triển khai thực hiện nội dung của Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI, XII, Kết luận của Ban chấp hành Trung ương số 51-KL/TW, Kết luận của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW, ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020. Về phía Sở VHTT&DL tỉnh đã khắc phục những khó khăn, tập trung thực hiện các nhiệm vụ được giao, trong đó có các nhiệm vụ về quản lý và tổ chức hoạt động lễ hội, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Theo đó, Sở VHTT&DL tỉnh đã tham mưu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nhiều đề án quan trọng như: Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; Đề án Bảo tồn và phát huy các loại hình văn hóa phi vật thể có nguy cơ thất truyền của các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2016 - 2020; kế hoạch về lộ trình tổ chức lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam tại tỉnh Đắk Nông ... Cũng theo đó, trong năm 2017, chính quyền tỉnh cũng quán triệt thực hiện đúng với Quy chế Hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng và Thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL của Bộ VHTT&DL, ngày 22/12/2015, Quy định về tổ chức lễ hội, đảm bảo cho công tác tổ chức và quản lý lễ hội được diễn ra với phần nghi lễ được tiến hành trang trọng, trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, loại bỏ hoặc thay thế những tập tục không còn phù hợp. Phần hội đảm bảo vui tươi lành mạnh, đa dạng về hình thức, phù hợp với quy mô tính chất, đặc điểm của lễ hội. Khuyến khích tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian truyền thống. 87 Một dẫn chứng điển hình cho sự quản lý hiệu quả đối với hoạt động lễ hội trên địa bàn tỉnh vừa qua đó là: nhân dịp xuân Đinh Dậu 2017, đồng bào người Mông tại xã Đắk D'rông (Cư Jút) xin phép chính quyền địa phương tổ chức Lễ hội trọi trâu truyền thống, được tổ chức vào mùng 3 và mùng 4 âm lịch. Lễ hội đã thu hút đông đảo người dân trên địa bàn xã, và người dân trên địa bàn khác trong tỉnh tham gia. Theo bà con nơi đây thì Lễ hội trọi trâu có từ lâu đời ở các tỉnh phía Bắc, khi mới vào đây lập nghiệp do cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn nên không có điều kiện tổ chức. Nhưng vài năm trở lại đây, đời sống của đồng bào khấm khá hơn, nên bà con trong thôn, trong xã cùng nhau đóng góp tiền của và công sức để tổ chức Lễ hội trọi trâu và đó cũng là cách bảo tồn văn hóa cổ truyền trên vùng đất mới này, đem đến niềm vui cho đồng bào xa quê. Lễ hội đã được tổ chức một cách long trọng, an toàn và hiệu quả, đúng với chủ trương và định hướng của Đảng ta đó là xây dựng và phát triển nền Văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Bên cạnh đó, chính quyền tỉnh cũng định hướng đối với hoạt động lễ hội đó là kết hợp giữa bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội với phát triển du lịch, sự kết hợp này vừa giới thiệu được những tinh hoa đặc sắc của các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, hay đồng bào dân tộc thiểu số di cư vào đây sinh sống đến với du khách trên mọi miền đất nước, nhằm quảng bá hình ảnh về một vùng đất Tây Nguyên xinh đẹp, giàu bản sắc văn hóa dân tộc vừa tạo một nguồn thu cho ngân sách địa phương, góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ưu tiên thực hiện những dự án, đề án bảo tồn và phục dựng những lễ hội truyền thống đang có nguy cơ thất truyền, ưu tiên hơn nữa trong việc đào tạo, tập huấn các cán bộ làm công tác tổ chức và quản lý lễ hội. Như vậy, tỉnh Đắk Nông đã xác định cho mình các mục tiêu về văn hóa nói chung trong đó có hoạt động lễ hội, đồng thời xây dựng các định 88 hướng chiến lược phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đó là nền tảng cơ bản cho sự phát triển văn hóa của tỉnh nhà trong tương lai gần sắp tới. 3.3. Một số giải pháp cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội tại tỉnh Đắk Nông 3.3.1. Giải pháp về xây dựng thể chế, chính sách quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội Công tác QLNN đối với các hoạt động lễ hội diễn ra trên địa bàn tỉnh đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và sự hưởng ứng đồng thuận của người dân. Trung ương và tỉnh Đắk Nông đã ban hành nhiều thể chế cũng như chính sách để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, khai thác các giá trị văn hóa đặc sắc và đồng thời sáng tạo các giá trị văn hóa mới tốt đẹp tiên tiến. Hiện nay đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật được Nhà nước ban hành liên quan đến quản lý đối với hoạt động lễ hội như: Luật Di sản văn hóa (2001) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa (2009), Quy chế tổ chức lễ hội (2001), Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa (2010), Thông tư quy định về tổ chức lễ hội (2015). Tuy nhiên, do các hoạt động lễ hội là những hoạt động mang tính đặc trưng vùng miền và luôn luôn thay đổi theo thời gian, nên công tác QLNN đối với loại hình đặc thù này không chỉ là áp dụng các quy định một cách rập khuôn, máy móc mà cần được vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo đối với từng địa phương cụ thể. Để làm được điều này tỉnh Đắk Nông cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và sâu sắc để tự hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành và thực hiện đối với công tác tổ chức và quản lý hoạt động lễ hội. Chỉ có quản lý hoạt động lễ hội từ việc hoàn thiện các thể chế, chính sách thì chúng ta mới có những chế tài phù hợp để xử lý nghiêm và triệt để các vi phạm xảy ra. Cần phải xây dựng hệ thống pháp luật, pháp lệnh, các văn bản pháp quy điều chỉnh các hoạt động 89 trên lĩnh vực văn hóa trong đó có hoạt động lễ hội. Bổ sung những luật đã ban hành cho phù hợp với tình hình phát triển của từng địa phương. Nghiên cứu bổ sung những nội dung còn thiếu của Quy chế về tổ chức lễ hội nhý: quy ðịnh về vai trò trách nhiệm của người dân khi tham gia lễ hội; quy định cụ thể về các hình thức kinh doanh dịch vụ trong lễ hội; quy định về quản lý thu chi từ các nguồn thu trong lễ hội; đồng thời cũng xây dựng được quy chế về khen thưởng, tặng thưởng cho các cá nhân, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy định về các hoạt động cúng bái, đốt vàng mã, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, gây mất trật tự... Song song với đó là việc xây dựng các chính sách đối với hoạt động lễ hội như: chính sách xã hội hóa các hoạt động lễ hội, chính sách miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp, tổ chức tư nhân hổ trợ cho các hoạt động lễ hội diễn ra; chính sách ưu đãi cho các đối tượng xã hội cần được ưu đãi khi tham gia các hoạt động lễ hội như: các cụ già, thương binh, bà mẹ Việt Nam anh hùng, người khuyết tật, người đồng bào dân tộc thiểu số.... Tỉnh cần sớm bổ sung và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn để thực hiện tốt các văn bản quy phạm pháp luật mà Nhà nước đã ban hành đối với hoạt động văn hóa nói chung và hoạt động lễ hội nói riêng. Cũng như tăng cường số lượng và chất lượng các văn bản hướng dẫn của cơ quan QLNN và bổ sung nội dung định hướng phù hợp với những vấn đề phát sinh hàng năm. Khi có vấn đề mới nảy sinh thì phải có văn bản hướng dẫn kịp thời, không để tình trạng triển khai chậm. Văn bản chỉ đạo cũng cần quan tâm đến các công việc trước, trong và sau lễ hội, định hướng và chỉ đạo Ban tổ chức lễ hội thực hiện những nhiệm vụ gì?, cách thức thế nào?, các đơn vị chức năng có liên quan có trách nhiệm ra sao?... Không ngừng nâng cao tính nâng động và sáng tạo của công tác QLNN đối với hoạt động lễ hội ở địa phương theo đúng tình hình thực tiễn, vận dụng một cách linh hoạt các biện pháp xử lý để đảm bảo 90 hoạt động lễ hội trên địa bàn tỉnh được diễn ra thành công, tốt đẹp. Bên cạnh những quy định cụ thể, nghiêm khắc trong công tác xử lý sai phạm thì các chính sách khen thưởng đối với các cá nhân cơ quan, tổ chức, đoàn thể đã thực hiện tốt công tác cũng cần được khuyến khích và quan tâm, đây là một động lực to lớn đối với các cá nhân, tập thể đã góp hết sức mình vì sự nghiệp phát triển văn hóa của địa phương. Lễ hội là một hoạt động văn hóa đặc biệt, mang tính tín ngưỡng cao, vì thế các văn bản để đảm bảo cho công tác QLNN về hoạt động này một mặt phải đảm bảo tư tưởng chỉ đạo nhất quán của Đảng, chính sách của Nhà nước, một mặt phải có tính thực thi cao, giúp cho các đơn vị QLNN về hoạt động lễ hội cấp cơ sở có đủ căn cứ pháp lý, linh hoạt trong quản lý và thi hành nhiệm vụ, giúp cho hoạt động văn hóa tỉnh nhà luôn trên đà phát triển, vừa không ngừng bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống , vừa tôn vinh được những giá trị tinh hoa của dân tộc, vừa chắt lọc được những cái hay cái đẹp, loại bỏ những thứ còn tiêu cực không phù hợp với thực tiễn và hơn hết là đem đến tinh thần hứng khởi cho cộng đồng. 3.3.2. Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội Theo quy định hiện hành, Sở VHTT&DL chịu trách nhiệm cấp phép cho các hoạt động lễ hội diễn ra, trừ các trường hợp phải được cho phép của UBND tỉnh như: lễ hội được tổ chức lần đầu; lễ hội được khôi phục lại sau nhiều năm gián đoạn; lễ hội đã được tổ chức định kỳ nhưng có sự thay đổi nội dung, thời gian, địa điểm so với truyền thống; lễ hội có nguồn gốc nước ngoài do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức Việt Nam tổ chức. Đồng thời, Sở VHTT&DL tỉnh cũng tham mưu với UBND tỉnh về việc tổ chức các lễ hội có quy mô cấp tỉnh; kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm về quy định của pháp luật; phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan như: Công an tỉnh, Chi cục 91 quản lý thị trường, Sở Tài nguyên môi trường, Sở y tế, Phòng quản lý đô thị để phối hợp quản lý cũng như xử lý các sai phạm. Phòng Nghiệp vụ quản lý văn hóa trực thuộc Sở VHTT&DL tỉnh chịu trách nhiệm QLNN đồi với các hoạt động lễ hội diễn ra trên địa bàn tỉnh. Chính quyền tỉnh cần nhanh chóng hoàn thiện cơ cấu tổ chức, xây dựng quy chế phối hợp hoạt động, hoàn thiện chức năng nhiệm vụ cho các đơn vị thực hiện nhiệm vụ QLNN về hoạt động lễ hội đó là Sở VHTT&DL, phòng Văn hóa Thông tin thị xã, phòng VHTT huyện, Ban văn hóa xã, Ban văn hóa phường. Nhằm mục đích thống nhất về nhiệm vụ, nâng cao chất lượng công tác, tránh chồng chéo trong khi thực thi công vụ. Đồng thời Sở VHTT&DL tỉnh cần nhanh chóng xây dựng Quy chế tổ chức lễ hội phù hợp với quy mô, tính chất, đặc điểm của từng huyện, xã. Cần tiến hành phân cấp quản lý đối với hoạt động lễ hội, việc phân cấp trong khi tổ chức và quản lý lễ hội được nhằm mục đích giải quyết hài hòa sự phối hợp giữa các cấp chính quyền và giữa chính quyền với người dân. Phân cấp tạo điều kiện cho chính quyền, đơn vị QLNN về lễ hội ở cấp cơ sở được chủ động, sáng tạo và phát huy được vai trò, trách nhiệm trong tổ chức và quản lý lễ hội. Tránh tư tưởng buông lỏng quản lý và tránh tình trạng can thiệp quá sâu của các cơ quan quản lý văn hóa cấp trên. 3.3.3. Giải pháp về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII), số 03-NQ/TW, ngày 16/7/1998 có đề cao vai trò của nguồn lực con người, cụ thể hơn là vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp phát triển văn hóa đó là xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. Đội ngũ trí thức ở đây là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác QLNN về 92 văn hóa. Trong đó có đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác QLNN về lễ hội. Đảng ta đã nhận định tiêu chuẩn chung mà một người cán bộ nhà nước cần có đó là: - Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. - Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ luật. Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm - Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Coi trọng cả đức và tài, mà đức là gốc. Đó là cơ sở để đánh giá một cán bộ làm công tác QLNN về văn hóa nói chung và QLNN về hoạt động lễ hội nói riêng. Vì hoạt động lễ hội là loại hình hoạt động đặc biệt của lĩnh vực văn hóa, nó vừa mang tính đặc biệt vừa mang tính đặc thù nên đội ngũ QLNN đối với hoạt động lễ hội cũng đặc biệt hơn so với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức QLNN đối với các lĩnh vực khác. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác QLNN về hoạt động lễ hội vừa phải nắm kiến thức chuyên môn, vừa phải nắm vững kiến thức, phong tục tập quán cũng như hiểu rõ về các giá trị truyền thống của các lễ hội trên địa bàn tỉnh. Do vậy mà khi tuyển dụng và bố trí cán bộ làm công tác QLNN về hoạt động lễ hội cần lưu tâm đến đặc thù này. Nên có chính sách đãi ngộ và ưu tiên đối với những người thuộc dân tộc thiểu số, những người có am hiểu tường tận về các hoạt động văn hóa dân gian trên địa bàn tỉnh. 93 Hằng năm tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng bằng các hình thức như sau: - Tập huấn, triển khai các văn bản pháp luật của Nhà nước về lễ hội. - Mời chuyên gia có kinh nghiệm trong nghiên cứu kho học, phục dựng lễ hội ở Trung ương hay ở những địa phương khác về tập huấn nghiệp vụ, tổ chức cho đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về lễ hội được thực hành và thảo luận. - Tổ chức hội thảo về quản lý và tổ chức lễ hội, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc trên địa bàn tỉnh, có sự tham gia của các chuyên gia và đội ngũ làm công tác QLNN về lễ hội tại địa phương và các địa phương khác tham gia. Cũng thông qua những hội thảo này phát hành rộng rãi tài liệu về công tác QLNN đối với hoạt động lễ hội để cho các cán bộ làm công tác văn hóa được tiếp thu những cái mới, những cái hay, những kinh nghiệm quý báu đã được đúc kết, qua đó vận dụng cho bản thân về công tác QLNN về hoạt động lễ hội tại địa phương mình. - Tổ chức các đợt đi tham quan, thực tế ở những lễ hội lớn tại các địa phương khác trên cả nước để cán bộ làm công tác QLNN về lễ hội được trực tiếp học hỏi kinh nghiệm, rút kinh nghiệm, cũng như có những ý tưởng độc đáo cho công tác tổ chức và quản lý lễ hội. - Cần đầu tư và hổ trợ kinh phí cho việc đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về lý luận cũng như thực tiễn đối với công tác QLNN về hoạt động lễ hội, song song với đó là cung cấp đầy đủ phương tiện, trang thiết bị cũng như cải thiện điều kiện và môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác này. 3.3.4. Giải pháp về kinh phí, cơ sở, vật chất của quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội Mỗi lễ hội có những nét đặc thù riêng và cách tổ chức khác nhau, 94 nhưng mục đích chung của lễ hội đều dựa trên nguyên tắc chung. Đó là lễ hội được tổ chức dựa vào nguyện vọng của nhân dân, bảo đảm nét văn hóa truyền thống của dân tộc, thông qua lễ hội giáo dục ý thức trách nhiệm của người dân đối với quê hương, với đất nước, cầu mong cho dân giàu, nước thịnh, cá nhân và gia đình an lành và no ấm. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách về tự do tín ngương, tôn giáo, dân tộc. Công tác QLNN về lễ hội luôn được coi trọng và chỉ đạo chặt chẽ. Thực hiện đúng tinh thần Chỉ thị số 41/CT-TW của Ban bí thư Trung ương đảng và Công điện số 229/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác tổ chức quản lý lễ hội, thực hành tiết kiệm trong khi tổ chức lễ hội, hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước. Thay vào đó là đẩy mạnh xã hội hóa, phát huy vai trò của nhân dân trong hoạt động lễ hội. Tỉnh Đắk Nông vốn được biết đến là tỉnh có nền văn hóa đặc sắc, đậm đà bản sắc dân tộc của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, mỗi dịp xuân về, nhân dân trong tỉnh nô nức tổ chức nhiều lễ hội như: Lễ hội xuân, lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh, lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số di cư vào đây sinh sống. Các lễ hội được tổ chức với quy mô lớn, nhỏ khác nhau. Từ lễ hội cấp xã, phường đến lễ hội cấp huyện, cấp tỉnh. Để tổ chức thành công những lễ hội này, đòi hỏi phải có một sự đầu tư lớn về kinh phí và sức lực. Lễ hội có quy mô nhỏ có thể là hàng chục triệu đồng, lễ hội lớn có khi lên đến hàng chục tỷ đồng. Trong khi điều kiện kinh tế của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, là một tỉnh mới thành lập, cơ sở vật chất còn nghèo, nguồn thu ngân sách còn hạn hẹp. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương trong tỉnh đã tìm ra được đáp án tối ưu cho bài toán “kinh phí tổ chức” nan giải này đó là “xã hội hóa kinh phí từ xã hội”. Được biết, xã hội hóa đang là một xu hướng chung của nhiều địa phương trong tỉnh. Hoạt động này vừa tiết kiệm nguồn ngân sách của địa phương, vừa khơi dậy sức mạnh đoàn kết từ 95 nhân dân, đồng thời tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thể hiện tinh thần, trách nhiệm của mình đối với công cuộc xây dựng và thúc đẩy xã hội. Muốn thực hiện tốt công cuộc xã hội hóa từ nhân dân thì trước tiên đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác QLNN về lễ hội phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền, công tác tuyên truyền đảm bảo cho mọi người, mọi nhà, mọi tổ chức trong xã hội đều hiểu đúng, hiểu rõ về sự nghiệp văn hóa của tỉnh nhà nói riêng và của cả nước nói chung. Xã hội hóa nhằm mục đích thu hút sự quan tâm, thu hút trí tuệ, sự sáng tạo, nhân lực, vật lực của toàn xã hội tạo sự thúc đẩy cho các hoạt động lễ hội phát triển, Xã hội hoá các hoạt động lễ hội là một hình thức đa dạng hóa các chủ thể tham gia tổ chức lễ hội, nhưng sự tham gia này phải đảm bảo đúng với định hướng của Đảng, đúng với quy định của pháp luật, và đúng với sự hướng dẫn, quản lý của các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, khi tiến hành xã hội hóa cần phải được sự quan tâm sát sao của cơ quan QLNN về hoạt động lễ hội, tránh tình trạng buông lỏng quản lý, khoáng công việc và nhiệm vụ cho các tổ chức hay cá nhân tham gia vào hoạt động lễ hội. Các cơ quan chức năng có liên quan cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thường xuyên đối với những cá nhân, tổ chức này, tránh tình trạng thương mại hóa lễ hội và tránh những tiêu cực xấu có thể xảy ra. Nhà nước cần có những chính sách hợp lý cho những cá nhân, tổ chức tham gia vào việc đóng góp trong công cuộc xã hội hóa. Đồng thời khi huy động các nguồn lực tài chính hay nhân lực, vật lực từ xã hội cũng cần được tiến hành thực hiện trên tinh thần tự nguyện từ cộng đồng, vì xét cho cùng các hoạt động lễ hội diễn ra nhằm phục vụ nhu cầu, nguyện vọng của người dân, công cuộc xã hội hóa là bước đệm cho người dân chủ động tinh thần tự nguyện, tinh thần trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng nơi mình sinh sống. Góp phần vào sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. 96 3.3.5. Giải pháp về công tác thanh tra, kiểm tra quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội Để công tác kiểm tra, thanh tra đạt hiệu quả thì công tác kiểm tra thanh tra phải thực sự đổi mới, đổi mới toàn diện, đổi mới về cả nội dung và hình thức. Công tác thanh tra, kiểm tra cần phải được tiến hành đồng bộ, kiểm tra toàn diện các hoạt động của lễ hội, trước, trong và sau khi lễ hội diễn ra nhằm chấn chỉnh kịp thời các sai phạm nếu có, hạn chế đến mức thấp những những tiêu cực nảy sinh. Sau khi hoạt động lễ hội kết thúc thì tổng kết, đúc, rút kinh nghiệm về công tác quản lý cũng như khắc phục những sai phạm không đáng có. Trong lễ hội, cử đội ngũ làm công tác thanh, kiểm tra theo sát tình hình diễn biến của lễ hội, giám sát cụ thể việc chấp hành các quy định về tổ chức lễ hội cũng như kinh doanh dịch vụ văn hóa. Thanh tra, kiểm tra đối với Ban tổ chức và các đơn vị tổ chức lễ hội về các hoạt động như: kế hoạch, kịch bản, triển khai tổ chức. Luôn giám sát để đảm bảo cho công tác lễ hội diễn ra đúng với tiến trình, thời gian, kế hoạch, kịch bản đã định. Nếu phát hiện có sai phạm thì xử phạt nghiêm minh, thông báo công khai về mức độ trách nhiệm của lãnh đạo và cấp dưới, đồng thời nhanh chóng đề xuất phương án xử lý trách nhiệm của người phụ trách từng nội dung công việc. Cơ quan, đơn vị thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra có thể phối hợp cùng với Ban tổ chức lễ hội xây dựng mô hình tự quản, phối hợp đảm bảo an ninh, tự quản trong công tác vệ sinh môi trường, đấu tranh chống hiện tượng mê tín, tệ nạn xã hội. Xây dựng phương án phối hợp thanh tra liên ngành để khắc phục khó khăn về số lượng và năng lực của cán bộ làm công tác Thanh tra, kiểm tra. Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ văn hóa cho cán bộ thanh tra. Tránh tình trạng lực lượng cán bộ ít, không đủ để thực hiện nhiệm vụ, không hiểu biết sâu sắc về văn hóa lễ hội thì rất khó để chỉ ra 97 những sai phạm. chú trọng bồi dưỡng đạo đức, phẩm chất của cán bộ làm công tác thanh, kiểm tra. Đồng thời vận động, tuyên truyền người dân tố giác những hành động vi phạm đạo đức nghề nghiệp của cán bộ làm công tác này, để tăng cường hiệu quả và chất lượng của công tác thanh, kiểm tra. Công tác thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Cần tăng cường nhiều hơn nữa công tác thanh, kiểm tra đột xuất đối với những hoạt động kinh doanh dịch vụ trong lễ hội tránh những tình trạng lộn xộn trong kinh doanh, vi phạm về an toàn thực phẩm, hiện tượng tự ý nâng, ép giá Công tác thanh tra, kiểm tra là một khâu quan trọng nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi lợi dụng lễ hội, những hành vi vi phạm pháp luật. Đồng thời nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong quá trình diễn ra lễ hội. Đảm bảo cho người dân được hưởng thụ những giá trị tinh thần tốt đẹp nhất, đem đến niềm vui, niềm tin của nhân dân đối với công cuộc phát triển đất nước. 3.4. Một số kiến nghị 3.4.1. Đối với Chính phủ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Chính phủ cần xây dựng và ban hành những văn bản pháp quy về văn hóa tín ngưỡng, đồng thời bổ sung những điểm còn thiếu sót đối với những văn bản là nền tảng cho công tác QLNN về hoạt động lễ hội như: Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa và có quy chế quy định riêng về việc thu chi và quản lý tài chính trong lễ hội, kể cả những lễ hội nhỏ. Song song với đó Chính phủ cần xây dựng và đưa vào thực hiện những chính sách mới liên quan đến lễ hội như: những chính sách về hổ trợ, ưu đãi đối với những cá nhân, tổ chức đóng góp cho hoạt động lễ hội được diễn ra (mục tiêu xã hội hóa lễ hội của Nhà nước), những chính sách đầu tư về phát triển du lịch 98 văn hóa, những chính sách để bảo tồn và phát huy các lễ hội truyền thống Các văn bản, chính sách sẽ tạo hành lang pháp lý cũng như tạo điều kiện và góp phần nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động lễ hội. Bên cạnh đó Chính phủ cũng cần tăng cường công tác chỉ đạo đến Bộ VHTT&DL, cũng như đến các Bộ, ngành chức năng liên quan đến công tác QLNN về hoạt động lễ hội, để công tác QLNN đối với hoạt động lễ hội được đồng bộ, thống nhất. Bộ VHTT&DL chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện đề án Quy hoạch tổng thể lễ hội giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030, đồng thời khẩn trương tham mưu với Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản chỉ đạo đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Bộ cũng cần xem xét, nghiên cứu ban hành Quy chế tổ chức lễ hội mới thay cho Quy chế tổ chức lễ hội (2001) của Bộ Văn hóa - Thông tin đã cũ có nhiều điểm bất cập và không còn phù hợp với thực tiễn. Bên cạnh đó, Bộ VHTT&DL cũng cần kiểm tra, thanh tra đột xuất đối với các lễ hội, kể cả những lễ hội có quy mô nhỏ nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hiện tượng tiêu cực, trên cơ sở đó tham mưu kịp thời cho Chính phủ để ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với tình hình thực tế. 3.4.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông UBND tỉnh, Sở VHTT&DL tỉnh cùng các ban, ngành địa phương cần tiếp tục quán triệt và tập trung chỉ đạo triển khai Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/4/2014 của Hội nghị lần thứ 9, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; chú trọng xây dựng môi trường văn hóa từ gia đình, nhà trường, xã hội thông qua các hoạt động văn hóa, lễ hội. Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW, ngày 5/02/2015 của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Công điện số 229/CĐ-TTg, ngày 12/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ 99 về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Thông tư số 15/TT- BVHTTDL, ngày 22/12/2015 của Bộ VHTT&DL quy định về tổ chức lễ hội và các văn bản chỉ đạo khác liên quan. UBND tỉnh cần chỉ đạo Sở VHTT&DL chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành có liên quan trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội, cụ thể: Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội, giảm tần suất và quy mô tổ chức lễ hội, ngày hội. Không cấp phép, tổ chức lễ hội vì mục đích thương mại, vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh. Chỉ đạo dừng tổ chức những lễ hội đã được cấp phép nhưng có nội dung phản cảm, kích động bạo lực và gây bức xúc trong dư luận. UBND tỉnh cũng cần nhanh chóng chỉ đạo Sở VHTT&DL tỉnh tăng cường phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong việc định hướng tuyên truyền về giá trị, ý nghĩa giáo dục của lễ hội, vận động và thuyết phục nhân dân thực hiện nếp sống văn minh khi tham gia lễ hội. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu về nguồn gốc lễ hội; bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh theo xu hướng lành mạnh, tiết kiệm, phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh. Việc tuyên truyền còn nhằm mục đích làm cho người dân biết quý trọng món quà tinh thần vô giá mà nhân dân ta đã gìn giữ được, phát huy tinh thần cộng đồng, góp sức vào xây dựng sự nghiệp văn hóa, thông qua đó kêu gọi, huy động một nguồn lực từ xã hội vào công cuộc bảo tồn và phát huy các lễ hội, đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân. Song song với đó UBND tỉnh chỉ đạo Sở VHTT&DL cùng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xuyên suốt trước, trong và sau khi lễ hội diễn ra, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật diễn ra trong lễ hội. 100 TIỂU KẾT CHƯƠNG III Là một hiện tượng văn hóa có sức sống trường tồn trong đời sống các dân tộc ở Tây Nguyên nói chung và trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nói riêng, lễ hội đã trở thành môi trường văn hóa quan trọng tạo nên sức mạnh của cộng đồng. Đảng và nhà nước ta đã nhận rõ vai trò và sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc ấy. Nên đã có những định hướng, chủ trương, chính sách phù hợp với thực tiễn. Thông qua chương III, tác giả đã nêu lên được quan điểm cũng như định hướng của Đảng ta đối với các hoạt động lễ hội, từ những quan điểm chỉ đạo nhất quán ấy tỉnh đã có những định hướng cụ thể gì trong công tác QLNN đối với hoạt động lễ hội trên địa bàn tỉnh. Tác giả cũng trình bày những giải pháp cơ bản đồng thời cũng đưa ra những kiến nghị cụ thể đối với Chính phủ, Bộ VHTT&DL và UBND tỉnh. Thông qua những giải pháp, kiến nghị ấy tác giả mong muốn góp một phần công sức cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy các hoạt động lễ hội trên địa bàn tỉnh hiện trong thời gian tới. 101 KẾT LUẬN Lễ hội là một trong những hoạt động văn hóa nổi trội trong đời sống tinh thần của nhân dân. Hoạt động của lễ hội là hoạt động hướng tới cộng đồng, phục vụ cộng đồng. Hoạt động này diễn ra với những hình thức và cấp độ khác nhau, nhằm thỏa mãn và phục vụ lợi ích đa dạng trước mắt và lâu dài của các tầng lớp trong xã hội, thõa mãn những nhu cầu của cá nhân và của tập thể trong môi trường, không gian mà họ sinh sống. Các hoạt động lễ hội được tổ chức là dịp để người dân được vui chơi sau những ngày tháng lao động vất vả, là dịp để mỗi người thể hiện lòng tưởng nhớ và tôn kính đối với tổ tiên, ông bà, với các bậc tiền bối đã có công với nước. Đây cũng là dịp để người dân thể hiện tấm lòng yêu quê hương, đất nước, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, cũng như sức mạnh cộng đồng gắn kết keo sơn của dân tộc ta. Đây là những giá trị vô giá mà chúng ta, thế hệ đi sau phải cố gắng giữ gìn và vun đắp. Tuy nhiên, lễ hội cũng như bất kỳ một hiện tượng văn hóa, xã hội nào, cũng đều chịu sự tác động của bối cành kinh tế - xã hội đương thời và nó cũng phải tự thích ứng và biến đổi. Từ đó đặt ra cho công tác QLNN về hoạt động lễ hội sao cho gữ gìn và phát huy được những giá trị Chân - Thiện - Mỹ vốn có của xã hội, đồng thời loại bỏ những quan niệm, hủ tục lạc hậu, thay vào đó là tư tưởng mới, tiến bộ hơn, cao đẹp hơn nhưng vẫn giữ được cái “Hồn” cao quý mà lễ hội vốn có. Bằng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, trên cơ sở vận dụng các quan điểm của Đảng về văn hóa, thông qua phương pháp khái quát, tổng hợp, phân tích, đánh giá và đúc kết thực tiễn và dựa trên những nhận thức mới về hoạt động lễ hội, công trình nghiên cứu “Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại tỉnh Đắk Nông” đã nêu lên được những vấn đề sau: Thứ nhất, cơ sở lý luận về các hoạt động lễ hội, vai trò của lễ hội đối với đời sống tinh thần của cộng đồng và của xã hội, cũng như đã nêu lên được 102 vai trò không thể thiếu của công tác QLNN về hoạt động lễ hội Thứ hai, Luận văn đã trình bày một cách khái quát nhất thực trạng công tác QLNN về hoạt động lễ hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Công tác QLNN về hoạt động lễ hội trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả khả quan nào và những tồn đọng hạn chế còn đang gặp phải ra sao, tác giả đã phân tích rõ. Thứ ba, từ đó đề xuất giải pháp và kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ VHTT&DL cũng như UBND tỉnh để sớm tạo ra được sự đổi mới, hoàn thiện và hiệu quả trong công tác QLNN về hoạt động lễ hội trên địa bàn tình trong thời gian tới. 103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chấp hành Trung ương (2015), Chỉ thị số 41-CT/TW, Chỉ thị về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội, Hà Nội. 2. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Nông (2016), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đắk Nông 3. Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch (2015), Thông tư số 15/2015/TT- BVHTTDL, Quy định về tổ chức lễ hội, Hà Nội 4. Hoàng Chí Bảo (2016), “Những nhận thức lý luận mới của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong Văn kiện Đại hội XII”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 5(102), tr.3-17. 5. Nguyễn Trần Bạt (2006), Văn hóa và con người, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội. 6. Trương Bi (2010), Nghi lễ lễ hội Êđê, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 7. Chính phủ (2008), Nghị định số 13/2008/NĐ-CP, Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội. 8. Chính phủ (2010), Nghị định số 98/2010/NĐ-CP, Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, Hà Nội. 9. Chính phủ (2013), Nghị định số 76/2013/NĐCP, Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hà Nội. 10. Cục Thống kê tỉnh Đắk Nông (2016), Niên giám thống kê 2016. 11. Cục văn hóa cơ sở (2016), Tài liệu hội nghị tổng kết công tác quản lý, tổ chức lễ hội năm 2016, Hà nội. 104 12. Trần Thị Kim Cúc (2014), Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Trương Minh Dục (2016), Quan hệ tộc người ở Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Hà Minh Đức (2014), Một nền văn hóa văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc với nhiều loại hình nghệ thuật phong phú, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. https://www.vi.wikipedia.org 29. Nguyễn Hữu Hải (2014), Quản lý học đại cương, Nxb. Chính trị quốc 105 gia - Sự thật, Hà Nội. 30. Tô Đông Hải (2009), Nghi lễ truyền thống của người BuNông (M'Nông), Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 31. Lê Như Hoa (2004), Quản lý lễ hội dân gian cổ truyền - thực trạng và giải pháp, đề tài khoa học cấp Bộ. 32. Nguyễn Ngọc Hòa (2014), Sự biến đổi những giá trị xã hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Vũ Ngọc Khánh (2007), Văn hóa lễ hội truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Nxb. Quân đội, Hà Nội. 34. Vũ Ngọc Khánh (2008), Lễ hội Việt Nam, Nxb. Thanh niên, Hà Nội. 35. Nguyễn Quang Lê (2009), Nhận diện bản sắc văn hóa qua một số lễ hội truyền thống của người Việt, đề tài khoa học cấp Bộ. 36. Lê Hồng Lý (2014), “Vai trò của Nhà nước đối với lễ hội dân gian hiện nay”, Tạp chí Văn hóa dân gian, số (6), tr. 3-7 . 37. Nhóm biên soạn TS. Lê Thị Hiền, PGS.TS Lương Hồng Quang, ThS. Phạm Bích Huyền, ThS. Nguyễn Lâm Tuấn Anh (2012), Chính sách Văn hóa, Nxb Lao động, Hà Nội. 38. Nhóm tác giả Khoa Luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2010), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb. Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 39. Nhóm tác giả Nhà xuất bản Thông Tấn (2014), Người Ê Đê ở Việt Nam, Nxb. Thông Tấn, Hà Nội. 40. Nhóm tác giả Nhà xuất bản Thông Tấn (2014), Người Mạ ở Việt Nam, Nxb. Thông Tấn, Hà Nội. 41. Trần Phong (2008), Lễ hội Tây Nguyên, Nxb. Thế giới, Hà Nội. 106 42. Văn Phong (2005), Cẩm nang du lịch Tây Nguyên, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 43. Thạch Phương, Lê Trung Vũ (2015), 60 lễ hội truyền thống Việt Nam, Nxb. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. 44. Quốc hội (2009), Luật số 32/2009/QH12, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, Hà Nội. 45. Lê Văn Quý (2016), Tìm hiểu pháp luật về bảo tồn Di sản văn hóa, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội. 46. Dương Văn Sáu (2004), Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển Du lịch. Nxb. Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội. 47. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Nông (2016), Du lịch Đắk Nông - Hoang sơ và quyến rũ - Dak Nong tourism - Wild and Fascinating. 48. Bùi Hoài Sơn (2006), “Tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống hiện nay”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số (6), tr. 86-90. 49. Bùi Hoài Sơn (2012), “Lễ hội truyền thống - thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Cộng sản, số 1(831), tr. 72-77. 50. Đỗ Khánh Tặng (2008), Một số vấn đề văn hóa dưới góc độ công tác tư tưởng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 51. Bùi Quang Thanh (2016) “Quản lý văn hóa và văn hóa quản lý đối với lễ hội cổ truyền ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Cộng Sản, số 2(880), tr. 95- 101. 52. Ngô Đức Thịnh (2007), Về tín ngưỡng lễ hội cổ truyền, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội. 53. Ngô Đức Thịnh (2014), Giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống và biến đổi, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 54. Thủ tướng chính phủ (2011), Công điện số 162/CĐ-TTg, Về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội, Hà Nội. 107 55. Trần Mạnh Thường (2012), Việt Nam Văn hóa và Du lịch, Nxb. Thông Tấn, Hà Nội. 56. Tỉnh ủy Đắk Nông (2006), Nghị quyết số 09-NQ/TU, Về phát triển du lịch Đắk Nông giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 57. Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông (2011), Địa chí Đắk Nông, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 58. Vương Tuyền (2009), Lễ hội Dân gian Việt Nam, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 59. Nguyễn Thị Tuyến (2016) “Một số vấn đề đặt ra trong quản lý lễ hội hiện nay”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 4(382), tr. 3-6, 11. 60. Văn phòng Quốc hội (2013), Văn bản số 10/VBHN–VPQH, Luật di sản văn hóa, Hà Nội. 61. Lê Trung Vũ (2010), Lễ hội Việt Nam, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội. 62. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông (2016), Báo cáo số 452/BC-UBND, Về tình hình kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng 9 tháng đầu năm 2016 và nhiệm vụ, giải pháp 3 tháng cuối năm, Hà Nội. 63. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông (2016), Quyết định số 11/2016/QĐ- UBND, Quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hà Nội. 108 PHỤ LỤC PHỤ LỤC SỐ 1 DANH MỤC CÁC NGHI LỄ - LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO M’NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG STT TÊN LỄ HỘI Nghi lễ - lễ hội vòng đời người Tên lễ hội (nghĩa tiếng Việt) Tên lễ hội tiếng M’Nông) 1 Lễ cúng khi có thai Bư brah să ta năp 2 Lễ bảo vệ thai nhi trong bụng mẹ Mprang bun 3 Lễ cúng cho sản phụ Bư brah an bu n’ơyôt ndul 4 Lễ mở mắt con Kaih măt kon 5 Lễ cắt nhau, rốn Kât sok 6 Lễ tạ ơn ông bà nuôi dạy, chăm sóc Rngaih p ova mât deh 7 Lễ đặt tên và lễ cúng hồn cho đứa trẻ mới sinh Moh săk, mpih kon yôn 8 Lễ cắt tóc – lễ xỏ tai K rah sok, chuh tôr 9 Lễ thổi tai – lễ cúng cà răng Khôm tôr, ot sôk 10 Lễ trưởng thành Bư brah văt bôk n’hao săk 11 Lễ uống rượu ăn trâu, trả nợ thần linh Bư brah tơm ghêt sa rpu 12 Lễ dạm Kep môi 13 Lễ ăn hỏi Văng ur 14 Lễ cưới Tâm nsông 15 Lễ lại mặt Njă gre 109 16 Lễ cúng vợ chồng ly hôn và lễ cúng kho vợ chồng tái hợp Rlơi ur sai, lâp ur sai 17 Lễ mừng con năm, con bảy Bư brah jan kon prăm, bư brah jan kon poh 18 Lễ mừng thọ người già Nting bunh ranh 19 Nghi lễ liên quan đến tang ma Bư brah phan Nghi lễ - lễ hội nông nghiệp 20 Lễ khẩn đất phát rẫy Pah bri muih mir 21 Lễ phát tiếp, lễ cúng cơm Ndăm bri, liau piăng 22 Lễ cúng tạ ơn, rìu rựa Ôp rawch tuih sung 23 Lễ cúng đốt rẫy Răch bra su mpuih 24 Lễ cúng cấm rẫy Pla sah ônh ver mir 25 Lễ cúng khi trỉa lúa Pot ba tuch 26 Lễ kết vòng đời lúa Chut nrak mprang ba 27 Lễ cắm nêu cúng lúa Chut njuh jâr ba 28 Lễ cúng lúa mới Sa piăng ba mhe 29 Lễ cúng bắt đầu tuốt lúa Ntơm kăch ba me 30 Lễ cúng mừng gùi lúa thứ 70 Tơih poh jât ba 31 Lễ mừng 100 gùi lúa Tơih rhiăng ba 32 Lễ mừng tuốt lúa xong và lễ nhổ rạ Nklôch ba, nsit r’he 33 Lễ cúng lúa trước khi xuất kho Ntơm sok ba tâm trôm jay 34 Lễ cúng tắm lúa To ba Nghi lễ - lễ hội cộng đồng 36 Lễ tách làng Tâm nchah bon 37 Lễ gia nhập làng mới Nglăp bon bu 110 38 Lễ kết bạn Tâm jang jiăng 39 Lễ cúng cổng bon làng Ver bri 40 Lễ cúng bờ rào bon làng Rgăp mpêr 41 Lễ cúng nguồn nước và mừng thành lập bon Tol mpông pêr ndrân đăk 42 Lễ sum họp cộng đồng Nsit rhe 43 Lễ cúng thần rừng, thần núi Wớt buôh 44 Lễ cúng bến nước Lơ jăng đăk 45 Lễ hội kết nghĩa bon làng Tach năng do 56 Lễ cúng thần song, thần suối, thần đất Lơ lei kơn ta, kơn ui prum (Nguồn: Sở VHTT&DL tỉnh Đắk Nông) 111 PHỤ LỤC SỐ 2 DANH MỤC CÁC NGHI LỄ - LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO Ê ĐÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG STT TÊN LỄ HỘI Nghi lễ - lễ hội vòng đời người Tên lễ hội (nghĩa tiếng Việt) Tên lễ hội (tiếng Ê Đê) 1 Lễ cúng cho người mẹ mang thai 2 Lễ đặt tên, lễ thổi tai Ngă yang bi anăn, bur mngăt êwa 3 Lễ trưởng thành M’bu toh kông 4 Lễ cưới Hruê bi kuôl ung mô 5 Lễ hỏi chồng Êmuh ting mô 6 Lễ thõa thuận K’năm 7 Lễ cưới Yâu ung 8 Lễ cầu an, cầu sức khỏe Băh ênang 9 Lễ cúng sức khỏe Gơng drai 10 Lễ ăn trâu bỏ mả Bơng huă kbao Nghi lễ - lễ hội nông nghiệp 12 Lễ cúng rẫy Ngă yang hma 13 Lễ cầu mưa, cầu được mùa Kăm mah, kăm buh 14 Lễ mừng trận mưa đầu mùa 15 Lễ cúng thần gió Kăm angin 16 Lễ tuốt lúa 17 Lễ rước Thần Lúa vào kho 18 Lễ ăn cơm mới Huă asei mrâo 19 Lễ ăn trâu mừng được mùa, đón 112 năm mới 21 Lễ phát tiếp, lễ cúng cơm Ndăm bri, liau piăng 22 Lễ cúng tạ ơn, rìu rựa Ôp rawch tuih sung 23 Lễ cúng đốt rẫy Răch bra su mpuih 24 Lễ cúng cấm rẫy Pla sah ônh ver mir 25 Lễ cúng khi trỉa lúa Pot ba tuch 26 Lễ kết vòng đời lúa Chut nrak mprang ba 27 Lễ cắm nêu cúng lúa Chut njuh jâr ba 28 Lễ cúng lúa mới Sa piăng ba mhe 29 Lễ cúng bắt đầu tuốt lúa Ntơm kăch ba me 30 Lễ cúng mừng gùi lúa thứ 70 Tơih poh jât ba 31 Lễ mừng 100 gùi lúa Tơih rhiăng ba 32 Lễ mừng tuốt lúa xong và lễ nhổ rạ Nklôch ba, nsit r’he 33 Lễ cúng lúa trước khi xuất kho Ntơm sok ba tâm trôm jay 34 Lễ cúng tắm lúa To ba Nghi lễ - lễ hội cộng đồng 36 Lễ cúng bến nước Ngă yang kpin êa 37 Lễ cúng vào nhà mới Di dôk sang mrâo 38 Lễ uống rượu cần mừng năm mới 39 Lễ đón khách quý Drông tuê 40 Lễ rước K’pan (ghế dài K’pan) Mđi kpan (Nguồn: Sở VHTT&DL tỉnh Đắk Nông) 113 PHỤ LỤC SỐ 3 DANH MỤC CÁC NGHI LỄ - LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO MẠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG STT TÊN LỄ HỘI Nghi lễ - lễ hội vòng đời người Tên lễ hội (nghĩa tiếng Việt) Tên lễ hội (tiếng Mạ) 1 Lễ cúng khi có thai 2 Lễ sinh con 3 Lễ đặt tên cho đứa trẻ mới sinh Nhu sơ đăn xăkon 4 Lễ trưởng thành 5 Lễ cưới 6 Lễ ma chay 7 Lễ cúng mừng sức khỏe Nghi lễ - lễ hội nông nghiệp 8 Lễ cúng thần rừng Nhu yang bri 9 Lễ cúng sau khi phát rừng Nhu duh sob 10 Lễ trước khi gieo hạt Lơ yang tuyt kot 11 Lễ cúng khi lúa cao lên 2 đến 5 tấc Nhu tam xơnơm 12 Lễ cúng lúa đã trổ bông Nhu dunh 13 Lễ tuốt lúa đem về kho Nhu tuyn kach 14 Lễ mừng gặt hái xong Nhu R’he 15 Lễ cúng hồn lúa Yang tuých koi 16 Lễ cúng Thần Lúa Yang koi 17 Lễ cúng cơm mới Lir bôông Nghi lễ - lễ hội cộng đồng 21 Lễ cúng bến nước 114 22 Lễ sum họp cộng đồng 23 Lễ kết nghĩa bon làng 24 Lễ làm nhà mới 25 Lễ kết nghĩa anh em (Nguồn: Sở VHTT&DL tỉnh Đắk Nông) 115 PHỤ LỤC SỐ 4 LỄ HỘI CỦA CÁC ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ KHÁC HIỆN ĐANG ĐỊNH CƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG STT Dân tộc Tên lễ hội Địa điểm 1 Tày Lễ hội Lồng Tồng Huyện Krông Nô 2 H’Mông Lễ cúng thần sấm sét Thị xã Gia Nghĩa 3 H’Mông Lễ hội Gàu Tào Huyện Đắk Glong 4 Dao Lễ cấp sắc Huyện Đắk Mil 5 Nùng Lễ hội Lồng Tồng Huyện Đắk Mil (Nguồn: Sở VHTT&DL tỉnh Đắk Nông)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_hoat_dong_le_hoi_tai_tinh_dak_n.pdf
Luận văn liên quan